Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 26/03/2020

Thursday, March 26, 2020 7:47:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 26/03/2020

Dự luật kích thích kinh tế

2 nghìn tỷ đô được chuyển sang Hạ viện

Sau khi được phê chuẩn tại Thượng viện Mỹ, dự luật kích thích kinh tế trị giá hai nghìn tỷ USD đã được chuyển sang Hạ viện, nơi mà giới lãnh đạo Dân Chủ hy vọng dự luật sẽ được thông qua vào ngày thứ Sáu 27/3, theo Reuters.
Chiều tối thứ Tư, Thượng viện Mỹ do Đảng Cộng Hòa nắm đa số đã thông qua dự luật ‘khủng’ chưa hề có tiền lệ, với đa số 96 phiếu thuận, 0 phiếu chống, mở đường cho biện pháp kích thích tài chánh lớn nhất từng được Quốc hội Mỹ thông qua sau các cuộc thương thuyết gay go, làm tăng triển vọng dự luật cũng sẽ được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Dân Chủ chiếm đa số.
Cuộc biểu quyết nhất trí, một động thái hiếm có trên chính trường Washington bấy lâu vẫn bị chia rẽ sâu xa giữa hai đảng phái, càng nêu bật thái độ nghiêm túc của các vị đại diện dân cử Mỹ trước trận đại dịch toàn cầu giữa lúc Covid-19 đang lây lan sang nhiều người Mỹ và tác động tới hệ thống chăm sóc y tế trong nước.
Thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Thượng viện, TNS Chuck Schumer, nói:
“Trước một cuộc khủng hoảng ở quy mô này, thì lĩnh vực tư nhân không thể giải quyết được”. Ông nói chính phủ là lực duy nhất đủ mạnh để có thể “bịt lại vết thương rỉ máu và khởi sự quá trình hồi phục”, điều mà những cá nhân dù can trường tới đâu cũng không kham nổi.
Kế hoạch kích thích kinh tế có mục đích bơm tiền mặt vào đất nước trong nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động tàn khốc đối với nền kinh tế giữa lúc dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, cướp đi mạng sống của hơn 1000 người, và làm lây nhiễm ít nhất 60.000 người tại Hoa Kỳ.
Dự luật này là dự luật thứ 3, sau khi hai dự luật khác được liên tiếp thông qua trong tháng này. Số tiền liên quan gần bằng phân nửa tổng cộng 4,7 nghìn tỉ mà chính phủ Mỹ chi ra hàng năm.
TT Trump đã cam kết sẽ lập tức ký thành luật, một khi dự luật này được Hạ viện thông qua. Trên Twitter, ông bày tỏ vui mừng về kết quả cuộc biểu quyết nhất trí tại Thượng viện tối hôm thứ Tư.
Theo Reuters kế hoạch này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có ngân khoản cho vay lên tới 500 tỷ đôla để giúp các ngành công nghiệp bị tác động mạnh cũng như khoản tiền hỗ trợ lên tới 3 nghìn đôla cho hàng triệu gia đình Mỹ.
Theo các số liệu của Đại học Johns Hopkins, thì tính tới ngày 25/3 số các ca tử vong do COVID-19 gây ra tại Hoa Kỳ đã lên tới 1.031 người, số ca nhiễm virus tăng lên tới 68.572 người, khiến Hoa Kỳ xếp hạng 3 trong số các quốc gia có số người nhiễm cao nhất thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
https://www.voatiengviet.com/a/du-luat-kich-thich-kinh-te-hai-nghin-ty-do-duoc-chuyen-sang-ha-vien/5346362.html

Gói cứu trợ kỷ lục 2.200 tỉ đô la

không giúp Mỹ tránh được suy thoái?

Thượng viện Mỹ hôm 25/3 thông qua gói cứu trợ trị giá 2,2 nghìn tỉ đô la dành cho nền kinh tế, lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Hạ viện dự kiến sẽ sớm thông qua và Tổng thống Trump nóng lòng đợi ký để chuẩn y gói này.
Số tiền hơn 2 nghìn tỉ đô la này lớn hơn một nửa tổng tiền thuế – 3,5 nghìn tỉ đô la – mà chính phủ liên bang Mỹ dự kiến thu được trong năm 2020.
Tin tốt lành là phần lớn số tiền trong gói này sẽ dành cho những người lao động bị mất việc, các chủ doanh nghiệp nhỏ, các bệnh viện, chính quyền các bang và chính quyền các địa phương.
Nhưng tin xấu là gói này sẽ không đủ để ngăn chặn suy thoái, theo ông James McCann, nhà kinh tế học toàn cầu kỳ cựu tại hãng đầu tư Aberdeen Standard Investments.
Trong khuôn khổ gói cứu trợ sắp có hiệu lực, mỗi người Mỹ trung lưu và thu nhập thấp sẽ được nhận séc 1.200 đô la, người có con nhỏ sẽ được nhận thêm 500 đô la cho mỗi con.
Về phần các doanh nghiệp nhỏ, họ sẽ được tiếp cận với 367 tỉ đô la, thông qua nộp hồ sơ xin tài trợ khẩn cấp 10.000 đô la, và được vay hàng triệu đô la.
Ngoài ra, gói còn có tiền để trợ giúp người thất nghiệp. Chỉ có khoảng 1/4 số tiền trong gói cứu trợ, tương đương 500 tỉ đô la, được dành cho các công ty lớn, bao gồm tiền cấp cho Boeing và các hãng hàng không.
Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, nói cần có gói cứu trợ này, không chỉ để củng cố nền kinh tế và ổn định thị trường tài chính lúc này, mà còn để tạo bàn đạp cho sự phục hồi kinh tế trong thời gian còn lại của năm nay.
Hai vấn đề cần giải quyết
Các nhà kinh tế nói hiện cần phải giải quyết hai vấn đề: xử lý cuộc khủng hoảng y tế do Covid-19 gây ra, và chuyển tiền đến người dân kịp thời.
Đối với vấn đề thứ nhất, gói cứu trợ cung cấp 100 tỉ đô la cho các bệnh viện và hệ thống chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, gói cũng bao gồm khoản tiền 50 tỉ đô la để chi cho trang thiết bị bảo hộ dành cho nhân viên y tế, đồ xét nghiệm, huấn luyện, xây dựng các khu chữa trị mới, và tài trợ nghiên cứu về Covid-19.
Về vấn đề thứ hai, bà Constance Hunter, kinh tế gia trưởng tại hãng KPMG chuyên về tư vấn-tài chính-thuế, dự báo rằng sẽ mất ít nhất 6 đến 10 tuần để chính phủ Mỹ giải ngân được một lượng tiền đáng kể từ gói cứu trợ.
Khoảng thời gian như vậy là khá dài đối với những người mất việc và các chủ doanh nghiệp nhỏ không có sẵn tiền trong tay. Vì vậy, họ sẽ khó phục hồi nhanh chóng.
“Không có nút bấm kỳ diệu để tái khởi động nền kinh tế”, bà Hunter nói. “Trước khi tiền đến tay mọi người, sẽ có nhiều thiệt hại không mong muốn đối với nền kinh tế. Điều đó làm cho việc tái khởi động trở nên khó khăn”, bà nói thêm.
Ông James Bullard, một kinh tế gia có tiếng và hiện đứng đầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, đưa ra dự báo lạnh người rằng 46 triệu người Mỹ sẽ thất nghiệp, tương đương 30% lực lượng lao động, và sản lượng kinh tế sẽ giảm 50%, mức chưa từng có.
Dừng nền kinh tế để cứu nhân mạng
Nhưng giới nghiên cứu cho rằng suy thoái kinh tế lại là điều cần thiết để chống dịch Covid-19. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (CEPR) có trụ sở ở London ước tính rằng việc Mỹ lựa chọn biện pháp dừng phần lớn các hoạt động kinh tế có thể cứu được hàng trăm ngàn mạng sống.
“Có một mục tiêu, thực sự là chúng ta muốn có suy thoái vì chúng ta muốn mọi người dừng những việc họ thường làm. Chúng ta cần chấp nhận là kinh tế sẽ sụt giảm mạnh, chúng ta cần chấp nhận là điều đó sắp xảy ra. Đó là điều chúng ta cần vì chúng ta muốn có sự giãn cách xã hội để giảm thiệt hại nhân mạng”, ông Julian Jessop, nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện Các Vấn đề Kinh tế ở London, nói.
Ông Jessop lưu ý rằng không nên xem khoản tiền 2,2 nghìn tỉ đô la là gói kích thích kinh tế: “Đây là việc đưa kinh tế vào ngủ đông để khi các biện pháp y tế kết thúc, các hoạt động kinh tế có thể quay trở lại bình thường. Đây là việc bảo đảm là các doanh nghiệp và công ăn việc làm vẫn tiếp tục tồn tại, không phải là kích thích kinh tế, mà là giữ gìn các bộ phận chính trong cơ thể”.
Điều kể trên cũng đã được Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (đảng Cộng hòa), tuyên bố hôm 25/3: “Đây thậm chí chẳng phải là gói kích thích, nó là gói cứu trợ khẩn cấp”.
Dưới con mắt các nhà kinh tế, gói này bù đắp phần nào cho những mất mát, thiết hại về việc làm và tiền lương có thể lên đến 2,5 nghìn tỉ đô la trong những tuần tới, và đó còn là một kịch bản tốt. Tình hình sẽ tệ hơn nếu đại dịch kéo dài sang mùa hè.
Mặc dù vậy, ở thời điểm này, ông Bullard, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis, tỏ ra lạc quan rằng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2020. Ông đưa so sánh với hình ảnh một chiếc xe hơi đang phóng hơn 100 kilomet/h trên đường cao tốc chuyển sang đi như rùa bò khi gặp công trường. Ông hy vọng chiếc xe sẽ tăng tốc nhanh chóng trở lại sau khi qua khỏi công trường.
Nhưng theo ông, vẫn chưa đủ khi quốc hội thông qua một biện pháp và Ngân hàng Dự trữ Liên bang đặt ra một chương trình, mà điều quan trọng là thực thi các chương trình đó trên thực tế.
Không hề có cuốn sách giáo khao nào dạy cách xử lý cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đã có bước đi đầu tiên về cứu trợ, nhưng nhiều nhà kinh tế tiên liệu rằng còn cần nhiều hơn thế. Và điều duy nhất có thể thực sự làm xoay chuyển tình hình là phải chấm dứt được đại dịch Covid-19.
(Washington Post, Newsweek, USA Today)
https://www.voatiengviet.com/a/goi-cuu-tro-2200-ti-do-la-khong-giup-my-tranh-duoc-suy-thoai/5346338.html

Covid-19 :

Mỹ có số ca nhiễm bệnh nhiều thứ ba thế giới

Trọng Thành
Số người chết vì Covid-19 tăng vọt tại Hoa Kỳ, tăng lên thành 1.031 tính đến ngày 25/03/2020. Theo số liệu chính thức, Mỹ trở thành quốc gia có nhiều người nhiễm Covid-19 thứ ba thế giới, sau Ý và Trung Quốc.
Theo Đại học Johns Hopkins, toàn quốc có tổng cộng 68.572 người nhiễm virus. Tuy nhiên, theo một ước tính khác của Quốc Hội Mỹ cách đây ít ngày, được AFP dẫn lại, số người nhiễm trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều: 70-150 triệu người bị nhiễm trên tổng số 327 triệu dân.
Riêng ở bang New York, tâm dịch tại Mỹ, theo thống đốc bang, trong một tuyên bố hôm qua, 25/03, dường như dịch bệnh đang có phần chững lại nhờ chính sách phong toả và giãn cách các tiếp xúc trong xã hội. Gần 20 triệu người tại New York ở nhà kể từ tối Chủ Nhật 21/03. Tuy nhiên, bang New York đang chờ đợi tình huống tồi tệ nhất : đỉnh dịch sẽ đến trong khoảng 14 đến 21 ngày nữa.
Theo lãnh đạo bang, New York cần đến 30 000 máy trợ thở, vào thời cao điểm nhất. Với 4 000 máy do chính quyền liên bang gửi đến, New York hiện tại mới chỉ có tổng cộng 14 000 máy. Thống đốc bang kêu gọi toàn bang tổ chức huy động tối đa máy trợ thở để giúp New York trước tiên. Sau khi cơn nguy cấp qua đi, số lượng máy trợ thở sẽ được phân phối lại cho những nơi có nhu cầu.
Thượng Viện Mỹ thông qua kế hoạch trợ giúp 2 000 tỉ đô la
Trong đêm hôm qua, rạng sáng nay, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bật đèn xanh cho kế hoạch khẩn cấp, với hơn 2 000 tỉ đô la, để giúp nền kinh tế Mỹ đang điêu đứng vì Covid-19. Khoản trợ giúp khổng lồ này trước hết được dành cho các bệnh viện, địa phương, nhưng cũng để cứu nguy các doanh nghiệp nhỏ và những người làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn nhất.
Thông tín viên Eric de Salve tường trình từ Los Angeles :
‘’Khoản tiền này là nhằm bù lấp cho sự vắng mặt gần như hoàn toàn của bảo hiểm xã hội tại Mỹ. Số tiền sẽ được trực tiếp tái phân phối cho các gia đình dễ tổn thương nhất trong đại dịch. Trong vòng từ hai đến bốn tuần lễ, mỗi công dân Mỹ có thu nhập hàng năm dưới 75 000 đô la (tương đương 70 000 euro) sẽ nhận được một ngân phiếu đặc biệt trị giá 1 200 đô la, cùng với số tiền bổ sung là 500 đô la cho mỗi trẻ nhỏ sống cùng. 
Trong số các biện pháp khẩn cấp khác, bảo hiểm thất nghiệp – vốn rất thấp tại Mỹ – sẽ được kéo dài và được mở rộng cho cả những người làm công ăn lương trong các ngành nghề tự do. Kế hoạch chấn hưng mang tên ‘’Stimulus Bill’’ cũng sẽ dành nhiều khoản tín dụng của Nhà nước để cấp cho các doanh nghiệp nhỏ đang trong tình trạng nguy cấp. Chỉ trong một tuần, đã có hàng triệu người Mỹ bị thất nghiệp kỹ thuật hoặc bị sa thải, do quyết định phong toả. 
Kế hoạch trợ giúp khổng lồ này đã được tuyệt đại đa số các thượng nghị sĩ tán đồng. Một số thượng nghị sĩ vắng mặt do bị cách ly phòng dịch. Kế hoạch nói trên đã được thảo luận căng thẳng trong 5 ngày. Cho đến phút cuối, một số thượng nghị sĩ phe Cộng Hoà đã ngăn chặn dự luật nói trên, khi cho rằng các trợ giúp này là quá hào phóng.  
Ngược lại, về phía Dân Chủ, nhiều người cho rằng kế hoạch này là không đủ. Đối với thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cần phải rót thêm mỗi tháng 1 200 đô la cho mỗi công nhân. Về phần ông Andrew Cuomo, thống đốc bang New York – một tâm dịch Covid-19 với hơn 30 000 ca nhiễm và cũng là tiểu bang được nhận 3,8 tỉ đô la – thì số tiền này chỉ là ‘’một giọt nước’’. Lãnh đạo Hạ Viện Mỹ, thuộc phe Dân Chủ, cũng báo trước là sau kế hoạch trợ giúp tài chính trên, sẽ còn chương trình khác. Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ phải thông qua kế hoạch, vừa được Thượng Viện bật đèn xanh, vào ngày mai, thứ Sáu 27/03.’’
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200326-covid-19-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-b%E1%BB%87nh-nhi%E1%BB%81u-th%E1%BB%A9-ba-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Ai sẽ nhận được

chi phiếu hỗ trợ từ dự luật kích thích kinh tế

Trong khi quốc hội thúc đẩy thông qua dự luật kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ Mỹ Kim, một số người Mỹ có thể mong đợi các tấm chi phiếu từ chính phủ để giúp họ đối phó với sự tàn phá kinh tế xuất phát từ cuộc khủng hoảng coronavirus.  Các chi phiếu hỗ trợ dự kiến là $1,200 Mỹ Kim cho cá nhân, hoặc $2,400 Mỹ Kim cho những cặp vợ chồng khai thuế thu nhập chung. Nó cũng bao gồm $500 mỗi đứa con. Nhưng quý vị phải đáp ứng một số điều kiện để nhận được tiền, dựa trên thu nhập đã điều chỉnh (adjusted gross income)  trong tờ khai thuế mới nhất của quý vị .
Nếu quý vị kiếm được hơn $75,000 Mỹ Kim với tư cách cá nhân, $112,500 Mỹ Kim với tư cách là chủ gia đình (head of household)  hoặc $150,000 Mỹ Kim nếu quý vị kết hôn và khai thuế chung với người hôn phối, số tiền của những chi phiếu đó sẽ bắt đầu giảm. Số tiền sẽ được giảm 5 Mỹ Kim cho mỗi 100 Mỹ Kim vượt qua các ngưỡng đó. Nếu quý vị có thu nhập $99,000 Mỹ Kim với tư cách cá nhân, $146,500 Mỹ Kim cho chủ  gia đình có một con và $198,000 Mỹ Kim cho cặp khai thuế chung không có con, thì quý vị sẽ không nhận được tiền. Tuy nhiên, quý vị vẫn đủ điều kiện để nhận chi phiếu nếu quý vị không có thu nhập hoặc nếu quý vị chỉ dựa vào các chương trình phúc lợi của  chính phủ như tiền  SSI, hoặc Social Security. Quý vị  phải có số An sinh Xã hội hợp lệ để nhận được tiền.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ai-se-nhan-duoc-chi-phieu-ho-tro-tu-du-luat-kich-thich-kinh-te/

Virus Vũ Hán bùng phát,

quân đội Mỹ quyết định đóng băng hoạt động

Lục Du
Vào thứ Tư (25/3), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Mark T. Esper, đã ký lệnh cho đóng băng hoạt động của các đơn vị quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới trong 60 ngày. Quyết định này đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán hiện đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người trên thế giới.
Theo mệnh lệnh này, các quân nhân đóng quân ở nước ngoài giữ nguyên vị trí, và các hoạt động triển khai quân tạm dừng trong vòng 60 ngày. Mệnh lệnh cũng đóng băng hoạt động di chuyển quân đã được lên kế hoạch từ trước của các đơn vị quân đội tại Mỹ.
Mệnh lệnh của người đứng đầu Lầu Năm Góc áp dụng cho cả nhân viên dân sự và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng như người nhà của họ.
Quân đội Hoa Kỳ đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của COVID-19 kể từ khi virus Vũ Hán bắt đầu lây lan và định hình một dịch bệnh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hôm thứ Ba (24/3), Hải quân Hoa Kỳ thông báo rằng 3 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán. Những quân nhân này đã được đưa đi khỏi tàu để điều trị bệnh, nhằm tránh lây lan loại virus chết người cho khoảng 5000 quân nhân khác trên tàu.
Theo cập nhật của Worldometers, tính tới 7h45 phút (giờ Việt Nam), ngày 26/3, Hoa Kỳ ghi nhận 68.203 bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán, tăng 13.347 so với 24 giờ trước, trong đó có 1.027 người tử vong, tăng 247 người so với thống kê trước đó 1 ngày.
Theo The Diplomat
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-bung-phat-quan-doi-my-quyet-dinh-dong-bang-hoat-dong.html

Mỹ: Tâm dịch New York có phần giảm,

New Orleans tăng

New York, nơi có nhiều ca nhiễm và tử vong vì virus corona nhất nước Mỹ, đang có vài chỉ dấu cho thấy mức độ lây lan đang chậm lại, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết, trong lúc cuộc khủng hoảng y tế đang tệ đi tại New Orleans và những nơi khác vì COVID-19.
Thống đốc Cuomo cho hay tỷ lệ nhập viện tại New York những ngày gần đây giảm nhưng vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Thống đốc New York cho biết trong tiểu bang của ông có 30.800 người xét nghiệm dương tính với virus corona và thành phố New York chiếm hơn 17.800 trường hợp.
Toà Bạch Ốc khuyến cáo những ai vừa ghé tới New York hay vừa rời khỏi New York nên tự cách ly trong 14 ngày.
Trên toàn nước Mỹ hiện có 60 ngàn người được chẩn đoán COVID-19, ít nhất 812 người chết vì virus này.
Ngoài những điểm nóng như New York, California và bang Washington, Louisiana cùng những nơi khác đang đối mặt với những thách thức với hệ thống chăm sóc y tế trước tình hình lây lan của COVID-19.
Các tiểu bang ra lệnh cho cư dân ở trong nhà làm tác động đến phân nửa dân số Mỹ, khoảng 330 triệu người.
New Orleans đang trên đà trở thành tâm dịch kế tiếp tại Mỹ.
Tình hình đang tệ đi ở New Orleans làm vỡ hy vọng rằng những nơi có dân số thưa thớt và khí hậu ấm hơn sẽ tránh được tình cảnh tệ hại nhất của đại dịch.
Giới hữu trách khuyến cáo các bệnh viện ở thành phố Mississippi River có thể tới mức bị sụp đổ trước ngày 4/4 vì virus corona.
New Orleans là thành phố lớn nhất ở Louisiana, bang có số người nhiễm virus corona cao hàng thứ ba ở Mỹ tính trên đầu người, sau hai tâm dịch lớn là New York và Washington.
Số ca nhiễm ở New Orleans tăng 30% trong vòng 24 giờ đồng hồ, tính tới giữa trưa ngày 25/3.
Louisiana tới nay đã có 65 người chết và gần1.800 người nhiễm virus corona.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-t%C3%A2m-d%E1%BB%8Bch-new-york-c%C3%B3-ph%E1%BA%A7n-gi%E1%BA%A3m-new-orleans-t%C4%83ng/5345537.html

Ngoại trưởng Pompeo: G7 nhất trí Trung Quốc

đang gây nhiễu loạn thông tin về virus Vũ Hán

Hải Lam
Ông Mike Pompeo cho biết, các ngoại trưởng trong nhóm G7 hôm 25/3 đã đồng ý với ông rằng, Trung Quốc đang thúc đẩy chiến dịch nhiễu loạn thông tin về virus Vũ Hán.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đã họp trực tuyến vào hôm 25/3 vì ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán.
“Tất cả các quốc gia tham gia cuộc họp sáng nay đều nhận thức sâu sắc về chiến dịch nhiễu loạn thông tin mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thúc đẩy nhằm làm chệch hướng những gì đã thực sự diễn ra”, ông Pompeo nói với các phóng viên sau cuộc hội đàm.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ phát biểu thêm rằng, Trung Quốc “đã và đang tiếp tục” thúc đẩy một chiến dịch trên phương tiện truyền thông xã hội, trong đó có các thuyết âm mưu rằng Hoa Kỳ là nước đứng sau virus Vũ Hán. Tuy nhiên, trên thực tế, dịch bệnh khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào cuối năm ngoái.
Ông Pompeo lặp lại cáo buộc trước đó rằng Trung Quốc đã trì hoãn việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh. Ông nói thêm: “Mỹ muốn hợp tác với mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, để nhiều người có thể được sống và khỏe mạnh, và sau đó là khôi phục nền kinh tế đã bị virus Vũ Hán tàn phá”.
Ngoại trưởng Mỹ bình luận, Trung Quốc đang cố gắng tỏ ra là “người hùng” trong giai đoạn khủng hoảng sau khi xuất khẩu một số lượng nhỏ sản phẩm sang các nước trên thế giới. Gần đây, Bắc Kinh cung cấp khẩu trang và các vật tư y tế khác để hỗ trợ một số quốc gia đối phó với dịch bệnh.
Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-pompeo-g7-nhat-tri-trung-quoc-gay-nhieu-loan-thong-tin-ve-virus-vu-han.html

Lãnh đạo G20 họp thượng đỉnh về Covid-19

Mai Vân
Một cuộc họp thượng đỉnh qua video, do quốc vương Ả Rập Xê Út, chủ tịch luân phiên của G20, chủ trì, được tổ chức vào hôm nay 26/03/2020, với sự tham gia của tổng thống Mỹ và Nga. Quốc vương Ả Rập Xê Út viết trên Twitter là thượng đỉnh nhằm tìm phương án chung đối phó với dịch Covid-19.
Thông tín viên RFI tại Vùng Vịnh, Nicolas Keraudren, cho biết thêm chi tiết :
Sau lời kêu gọi của quốc vương Ả Rập Xê Út Salmane vào tuần qua, cuộc họp bất thường của nhóm G20 qua video diễn ra vào 12 giờ trưa hôm nay, giờ quốc tế. Tổng thống Nga đã xác nhận sẽ tham gia. Những nước bị dịch Covid-19 hoành hành như Tây Ban Nha cũng có dại diện tham dự, cùng với nhiều tổ chức quốc tế, trước tiên là Tổ Chức Y Tế Thế Giới. 
Mục tiêu cuộc họp là tăng cường hợp tác của thế giới đối phó với đại dịch. Ryad, chủ tịch luân phiên của G20, hôm thứ Hai vừa qua đã tổ chức họp qua video giữa các bộ trưởng Tài Chính của khối.  
Trong các quốc gia vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út là ổ dịch lây lan chính. Đã có khoảng 900 ca dương tính với virus corona được phát hiện tại đây, và vương quốc này đã thông báo 2 ca tử vong.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200326-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-g20-h%E1%BB%8Dp-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-v%E1%BB%81-covid-19

Sai lầm chết người

khi tưởng uống nước chống được virus corona

Zaria GorvettBBC Future
Ban đầu, đã có những gợi ý kỳ quặc rằng căn bệnh này có thể chữa được bằng cocaine.
Sau khi những ý kiến sai lệch lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, chính phủ Pháp đã phải nhanh chóng ra thông cáo khẳng định rằng rõ ràng điều này là không đúng.
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà
Sau đó lại có ý kiến cho rằng tránh ăn kem có thể có tác dụng, và buộc Unicef phải ra thông cáo rằng thông tin trên không đúng sự thật.
Cuối cùng là một thông tin cực kỳ nguy hiểm và sai lầm xuất hiện, cho rằng người ta có thể tránh được căn bệnh này bằng cách uống chất tẩy.
Mặc dù đại dịch coronavirus chỉ vừa mới xuất hiện vài tháng trước nhưng nó đã làm nảy sinh vô cùng nhiều truyền thuyết trên mạng và tin đồn thất thiệt về cách diệt trừ căn bệnh.
Có một ý kiến cho rằng uống nước có thể giúp tránh lây truyền bệnh. Còn sau đây là lý do giải thích vì sao điều này cực kỳ không đúng sự thật.
Những nội dung ban đầu được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội viết rằng chúng ta nên đảm bảo miệng và cổ họng luôn được giữ ẩm tốt, và uống nước mỗi 15 phút một lần.
Lý lẽ của việc làm này là nó có thể giúp gột rửa virus xuống thực quản, vì vậy virus có thể bị tiêu diệt bởi axit trong dạ dày ta.
“Cách này đơn giản quá mức, đơn giản là tôi không thể nào tin nổi,” Kalpana Sabapathy, nhà nghiên cứu dịch tễ học tại Trường Vệ sinh và Bệnh Nhiệt Đới London cho biết.
Sabapathy giải thích rằng nhiễm trùng thường xảy ra sau khi ta đã phơi nhiễm với hàng ngàn hoặc hàng triệu hạt virus, vì vậy quét sạch vài hạt xuống thực quản không có nhiều hiệu quả gì cho lắm.
“Một lỗ hổng của ý kiến này là liệu bạn có đủ khả năng rửa sạch chúng trôi xuống bao tử hay không,” bà chia sẻ. “Tới lúc đó thì có lẽ bạn đã có chúng trong lỗ mũi rồi, chẳng hạn thế, thì cách làm này hết sức ngu ngốc,” bà giải thích.
Và chính tại đây xuất hiện thêm một trong những lỗ hổng chính của ý tưởng trên.
Ngay cả khi virus vẫn chưa tìm được đường đến với các tế bào trong hệ hô hấp của bạn, thì nó vẫn có cách lọt vào cơ thể theo cách khác. Trong lúc một số người có thể nhiễm bệnh vì họ chạm vào miệng bằng ngón tay đã bị nhiễm khuẩn, thì virus cũng có thể lọt vào cơ thể khi ta chạm vào mũi hay mắt.
Dù tình trạng này có xảy ra, người ta vẫn không cho rằng đây là con đường chính lan truyền bệnh. Thay vào đó, rủi ro cơ bản là khi ta hít vào những giọt siêu nhỏ có chứa hàng ngàn các hạt virus sau khi một người ho hoặc hắt xì – dù rằng chúng mới bắn ra hay đã lơ lửng trong không khí vài giờ sau đó.
Và còn một lý do khác nữa khiến chiêu uống nước không có tác dụng.
Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0′ là ai?
Covid-19: Vì sao người dân đổ xô đi mua hàng?
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Bạn có thể nghĩ rằng một khi hạt Covid-19 đã tìm được đường xuống bao tử bạn, nó sẽ chết ngay lập tức.
Rốt cuộc thì axit trong dạ dày có độ pH từ một đến ba, nó có độ mạnh ngang cỡ axit trong pin, nghĩa là có khả năng làm tan chảy thép. Vài năm trước, các nhà khoa học đã phát minh ra một cách dùng axit dạ dày làm nguồn năng lượng.
Nhưng virus có thể còn mạnh hơn thế.
Sau khi dịch Mers lan tràn ở Ả Rập Saudi vào năm 2012, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nguồn bệnh – là một loại virus corona bà con với Covid-19 – “có sức kháng cự khá tốt” đối với dịch lỏng axit khá nhẹ mà bạn có thể thấy bên trong dạ dày người vừa ăn xong.
Họ tìm thấy các dấu hiệu cho thấy virus có khả năng chiếm lấy phần ruột của bệnh nhân, và có thể dễ dàng chiếm hữu các tế bào trong ruột. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng căn bệnh có thể lây nhiễm theo cách này.
Hiện nay người ta vẫn chưa rõ liệu điều này có xảy ra với Covid-19 hay không.
Một số bệnh nhân cho biết họ có những triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy, và giờ đây các chuyên gia từ Trung Quốc cảnh báo rằng có dấu hiệu cho thấy căn bệnh có thể lây truyền qua đường tiêu hóa.
Theo một báo cáo, hơn 50% người bị nhiễm Covid-19 có virus trong phân, nơi nó vẫn tiếp tục lưu trú thời gian dài sau khi bị quét sạch khỏi phổi.
Có lẽ thuyết phục nhất là cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu xem liệu uống nước có tránh được lây nhiễm Covid-19 hay không, vì vậy kỹ thuật này không dựa trên khoa học hay thông tin được chứng minh nào cả – mà chỉ là giả thiết mơ hồ.
Trong thực tế, nghiên cứu gần với thuyết này nhất có từ 15 năm trước.
Nghiên cứu đó tìm hiểu xem liệu việc súc miệng bằng nước có thể giúp tránh nhiễm khuẩn hô hấp hay không, vì cách này khá phổ biến tại Nhật Bản.
Họ nhận thấy rằng, trong vòng 60 ngày, người tham gia nghiên cứu súc miệng bằng nước ba ngày một lần quả thực ít có các triệu chứng về hô hấp hơn so với những người súc miệng với dung dịch sát khuẩn hay so với những người không súc miệng.
Tuy nhiên, phát hiện này không hẳn có thể ứng dụng với Covid-19, và thật nguy hiểm nếu ta mặc định cho rằng chúng có tác dụng.
Đầu tiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên, hầu hết là liên quan đến khu vực xoang mũi, cổ họng và đường thở, trong khi Covid-19 có thể gây nhiễm khuẩn khu vực đường hô hấp bên dưới, xâm nhập vào khu vực ngực và phổi.
Thứ hai, rất đáng lưu ý rằng đây chỉ là một nghiên cứu khá nhỏ, và người tham gia được yêu cầu tự đánh giá và báo cáo dấu hiệu của họ (thay vì được kiểm tra khách quan), và người tham gia biết họ nằm trong nhóm nào.
Nghiên cứu kiểu này thường được cho là kém tin cậy hơn tiêu chuẩn vàng – là thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược.
Sabapathy cho rằng, tuy việc khuyên bảo mọi người giữ cho miệng luôn ẩm và uống nước 15 phút một lần nghe có vẻ vô hại, nhưng ta cần phải nhanh chóng giải mã ngay lời khuyên sai lệch này.
Nguy hiểm nằm ở chỗ ảo tưởng an toàn lầm lạc mà lời khuyên gây ra. “Những người nghĩ rằng cứ làm theo vậy thì họ sẽ ổn,” bà cho biết. “Nó làm chệch hướng những thông điệp quan trọng hơn nhiều.”
Rất nhiều bằng chứng cho thấy cách tiếp cận tốt nhất vẫn là tránh có tiếp xúc xã giao không cần thiết và luôn rửa tay. Vì vậy lời khuyên của bà là bỏ bình nước xuống và cầm xà bông lên.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52035333

Người nổi tiếng, chính trị gia trên thế giới

nhiễm virus Vũ Hán

Thiện Lan
Sau 3 tháng khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, virus corona giờ đây đã lây nhiễm cho hàng trăm ngàn người trên thế giới, trong đó có nhiều chính trị gia và người nổi tiếng.
Vào hôm 25/3, văn phòng Thái tử Charles của Vương quốc Anh cho biết, người thừa kế ngai vàng nước Anh có kết quả dương tính với virus Vũ Hán và có “các triệu chứng nhẹ nhưng sức khỏe vẫn tốt”.
Diễn viên hài Nhật Bản Ken Shimura cũng dương tính với virus Vũ Hán và nhập viện vào ngày 20/3 sau khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Shimura được mệnh danh là “Vua hài kịch” của Nhật Bản.
Tom Hanks là ngôi sao Hollywood đầu tiên được xác nhận bị nhiễm virus. Hanks và vợ là Rita Wilson cho biết vào ngày 11/3, họ đã cho kết quả dương tính với virus trong quá trình tiền sản xuất một bộ phim về Elvis. Cặp vợ chồng đã xuất viện từ một bệnh viện của Úc vào ngày 16/3 và viết trên Twitter vào ngày 22/3 rằng giờ họ đã cảm thấy tốt hơn.
Tuần này, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg nói trên mạng xã hội rằng cô tin mình đã hồi phục sau các triệu chứng nhẹ của nhiễm virus sau chuyến đi đến các nước châu Âu và cô đã tự cách ly tại nhà, theo AP.
Một số cầu thủ và nhân viên Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA), giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp nhà nghề Bắc Mỹ đã có kết quả dương tính với virus, bao gồm Kevin Durant, Marcus Smart và Rudy Gobert, buộc giải đấu bóng rổ mùa giải 2019-2020 phải tạm dừng “cho đến khi có thông báo mới”.
Vào ngày 12/3, văn phòng Thủ tướng Canada cho biết, phu nhân, bà Sophie Grégoire Trudeau được xác nhận bị nhiễm virus và cho biết thêm Thủ tướng có sức khỏe tốt và ông sẽ tự cách ly trong 14 ngày.
Iran trở thành quốc gia có số lượng nhà lãnh đạo về chính trị và tôn giáo nhiễm virus Vũ Hán nhiều nhất thế giới. Gần đây, Phó Tổng thống Iran, Eshaq Jahangiri, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống virus Vũ Hán của Iran đã trở thành quan chức cao cấp thứ 7 nhiễm virus corona. Trước đó, vào ngày 2/3, Mohammad Mirmohammadi, 71 tuổi, cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran đã chết vì viêm phổi Vũ Hán.
Theo Taiwan News
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-noi-tieng-chinh-tri-gia-tren-the-gioi-nhiem-virus-vu-han.html

Giành được chức Tổng giám đốc WHO,

ông Tedros đã ‘trả ơn’ Bắc Kinh như thế nào?

Lục Du
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã giành được chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 5/2017 nhờ sự tiếp sức đắc lực của Trung Quốc. Vì thế, để trả ơn, ông Tedros đang giúp Trung Quốc trốn tránh trách nhiệm trước sự bùng phát của đại dịch viêm phổi Vũ Hán trên thế giới.
Bất chấp các bằng chứng chống lại, Bắc Kinh đang tạo ra các đợt sóng truyền thông sai lệch mô tả bản thân họ như nạn nhân của virus Vũ Hán do nước ngoài gây ra, trong khi tự ca ngợi rằng đã có công chặn đứng đại dịch COVID-19, và thế giới đang nợ họ một lời xin lỗi. Và WHO lại đang giúp đỡ để chính quyền Trung Quốc thực hiện những điều này.
Ông Tedros đã biểu dương Trung Quốc vì “minh bạch” thông tin trong đại dịch và coi nước này như mô hình kiểu mẫu về cách phản ứng với dịch bệnh, mặc dù các bằng chứng từ thực tế cho thấy Bắc Kinh đã thực hiện nhiều biện pháp che dấu mức độ nghiêm trọng của viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc.
The Sunday Times cho hay, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách bịt miệng những nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của virus Vũ Hán vào tháng 12/2019, sau đó gây sức ép buộc các bác sĩ ở một bệnh viện thuộc thành phố Vũ Hán phải im lặng sau khi một người trong đó đưa lên mạng những cảnh báo đầu tiên về một loại virus mới giống với virus tạo ra dịch SARS gần 20 năm trước. Ngoài ra, một doanh nhân kinh doanh bất động sản chỉ trích cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán của chính quyền Trung Quốc cũng đã bị mất tích.
Theo bản tin hôm 22/3 của New York Times, mặc dù biết về sự tồn tại của nCoV nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn để cho khoảng 7 triệu người ở thành phố Vũ Hán, tâm dịch COVID-19, với nhiều người trong đó rất có thể đã nhiễm bệnh, đi tới các nơi khác trong cả nước và trên thế giới.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “nếu chính quyền Trung Quốc can thiệp sớm hơn một tuần, hai tuần hoặc ba tuần thì tỷ lệ lây nhiễm virus Vũ Hán có thể giảm lần lượt là 66%, 86% và 95%”.
WHO đã lặp lại những đánh giá sai lầm của chính quyền Trung Quốc về khả năng lây nhiễm từ người sang người của virus Vũ Hán trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Tổ chức này hôm 14/1 đưa thông tin rằng “Các nghiên cứu ban đầu của các nhà chức trách Trung Quốc không cho thấy bằng chứng nCoV tìm thấy ở Vũ Hán có thể lây từ người sang người”.
Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày, Mỹ đã xuất hiện bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên và người này vừa trở về từ Vũ Hán, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Mặc dù vậy ông Tedros vẫn ca ngợi Trung Quốc như một mô hình tiêu chuẩn về chống dịch để các nước khác phải noi theo. “Trung Quốc đã thực sự thiết lập được một tiêu chuẩn mới về phản ứng với dịch bệnh”, ông Tedros nói hôm 30/1 ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh.
“Rõ ràng, Tedros đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc và sau cuộc gặp với Tập vào tháng Một, [ông ta] đã giúp Trung Quốc che đậy mức độ nghiêm trọng, tốc độ lây lan và phạm vi của dịch COVID-19”, Giáo sư San Thay Henry của Đại học Texas-San Antonio và ông Lianchao Han Phó chủ tịch của tổ chức Sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Quốc viết trong một bài báo xuất bản ngày 17/3 trên The Hill.
Cặp đôi này đã kêu gọi ông Tedros từ chức vì “Ngay từ đầu, Tedros đã bảo vệ Bắc Kinh bất chấp lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc sai lầm trong cách xử lý dịch bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Khi số ca mắc bệnh và số người chết tăng vọt, WHO vẫn chờ đợi nhiều tháng mới tuyên bố COVID-19 là một đại dịch, cho dù nó đã đạt các tiêu chí này từ lâu, thể hiện qua khả năng lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và phạm vi phát tán trên toàn thế giới”.
WHO hiện đang khen ngợi Trung Quốc vì số ca nhiễm mới và chết vì virus Vũ Hán giảm trong các báo cáo gần đây của Bắc Kinh. Mặc dù vậy, một bác sĩ ở Vũ Hán nói với hãng tin Nhật Bản Kyodo News rằng, số liệu mà chính quyền Trung Quốc báo cáo không thể tin được, số liệu thống kê của họ đã bị làm sai lệch để phục vụ tuyên truyền.
Tedros đã “thân” Trung Quốc ngay từ khi ông còn làm Bộ trưởng Y tế của Ethiopia, và Bắc Kinh đã ủng hộ ông Tedros ngồi vào vị trí tổng giám đốc WHO, nhiều hãng truyền thông quốc tế cho biết thông tin này vào thời điểm sau khi ông Tedros giành được vị trí lãnh đạo cao nhất của WHO hồi tháng 5/2017.
Chỉ vài tháng sau khi ngồi ở vị trí cao nhất của WHO, ông Tedros đã mời cựu Thủ tướng Zimbabwe, Robert Mugabe, một người vi phạm nhân quyền khét tiếng khi còn tại vị, làm đại sứ thiện chí của WHO và chỉ chấp nhận từ bỏ ý định này khi gặp phải sự phản đối gay gắt từ cộng đồng quốc tế.
Trong một bài viết trên tờ Sunday Times vào tháng 10/2017, nữ nhà báo Rebecca Myers đánh giá rằng, việc ông Tedros mời ông Mugabe làm đại sứ thiện chí của WHO là để trả món nợ chính trị cho Trung Quốc vì ông Mugabe là một người bạn “vong niên” của Bắc Kinh.
“Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã vận động hành lang mạnh mẽ cho đại diện của Ethiopia bằng các khoản tài chính và viện trợ mờ ám nhằm kiếm phiếu cho ông Tedros từ các nước đang phát triển”, bà Rebecca cho biết thêm.
Chuyên gia Frida Ghitis của Washington Post cũng có đánh giá tương tự vào thời điểm đó. “Trung Quốc vận động hành lang một cách không mệt mỏi để giúp Tedros đánh bại ứng cử viên David Nabarro của Vương quốc Anh cho vị trí người đứng đầu WHO. Chiến thắng của Tedros, cũng là một chiến thắng của Bắc Kinh, giúp người lãnh đạo Tập Cận Bình của họ hiện thực hóa mục tiêu gây ảnh hưởng với thế giới này”.
Phản hồi bài viết này trên Twitter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa của bang Missouri, Josh Hawley, cho rằng: “WHO đã đứng cùng phía với Đảng Cộng sản Trung Quốc để chống lại thế giới trong đại dịch này”.
Trong khi bảo vệ Trung Quốc, ông Tedros không ngần ngại chỉ trích cách phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán của Mỹ và nhiều nước khác, ông Michael Collins, một chuyên gia về châu Á, lưu ý trong một bài viết trên blog vào ngày 27/2.
Vào ngày 3/2, ông Tedros đã khiển trách Hoa Kỳ và các quốc gia khác về quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc mặc dù dịch COVID-19 đang bùng phát ở quốc gia Đông Á.
“Không có lý do cho các biện pháp can thiệp không cần thiết vào du lịch và thương mại quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các quyết định dựa trên bằng chứng và sự nhất quán”, ông Tedros nói.
Một ngày sau khi Tổng thống Trump gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, WHO lại ngầm khiển trách Tổng thống Mỹ. “Xin lưu ý rằng: virus không có quốc tịch”, WHO viết trên Twitter vào ngày 17/3. Tweet này của WHO đã được hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, nhanh chóng cho lan truyền.
Theo Daily Caller
Lục Du dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/gianh-duoc-chuc-tong-giam-doc-who-ong-tedros-da-tra-on-bac-kinh-nhu-the-nao.html

Gần 21.200 người trên thế giới tử vong

vì virus Vũ Hán

Hải Lam
Theo cập nhật của worldometer lúc 6h27 ngày 26/3 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 198 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 468.011 ca nhiễm, trong đó 21.180 người đã tử vong.
Số ca nhiễm và tử vong tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh.
Ý hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ 2 trên thế giới, với 74.386 ca nhiễm (tăng 5.210) và 7.503 ca tử vong (tăng 683). Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh là Lombardy, phía Bắc nước Ý, với hơn 4.474 ca tử vong trong số khoảng 32.346 người nhiễm virus.
Reuters đưa tin, ông Angelo Borrelli, người đứng đầu Cơ quan Phòng vệ Dân sự Ý, đã không có mặt tại buổi họp báo như thường lệ vì ông bị sốt vào hôm 25/3 và đã được xét nghiệm nCov.
Với 656 ca tử vong mới được ghi nhận, số người chết ở Tây Ban Nha đã vượt Trung Quốc. Số người nhiễm bệnh và tử vong tại nước này lần lượt là 49.515 (tăng 7.457) và 3.647. Tây Ban Nha tiếp tục là ổ dịch lớn thứ 2 châu Âu và thứ 4 thế giới. Thành phố Madrid là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở nước này.
Theo tuyên bố hôm ngày 25/3 của chính phủ Tây Ban Nha, Phó Thủ tướng Carmen Calvo, 63 tuổi, xét nghiệm lần hai hôm 24/3 cho thấy bà đã dương tính với nCoV. Bà nhập viện hôm 22/3 và đang trong tình trạng ổn định.
Đức hiện ghi nhận 37.323 ca nhiễm (tăng 4.332) và 206 ca tử vong (tăng 47). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 0,55% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã xét nghiệm nCov lần 2 và vẫn cho kết quả âm tính. Bà sẽ làm thêm xét nghiệm vào tuần tới.
Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, lần lượt là 25.233 (tăng 2.929) và 1.331 (tăng 231).
Ổ dịch lớn thứ 5 ở khu vực châu Âu là Thụy Sĩ, với 10.897 ca nhiễm (tăng 1.082) và 153 ca tử vong (tăng 31). Reuter cho hay, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bắt đầu rót tiền vào nền kinh tế từ hôm 26/3 để giảm thiểu tác động do dịch bệnh gây ra.
Anh ghi nhận thêm 1.452 ca nhiễm và 43 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 9.529 và 465. Reuters đưa tin, Thái tử  Charles, 71 tuổi, người thừa kế ngai vàng nước Anh, đã xét nghiệm dương tính với virus corona.
AFP cho biết, trước tình hình dịch bệnh, sân bay Thành phố London dừng tất cả chuyến bay từ 25/3 đến hết tháng 4.
Mỹ có thêm 10.796 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm virus trên cả nước là 65.652. Với 151 ca tử vong mới được xác nhận, tổng số người chêt vì dịch bệnh tại nước này hiện là 931. Mỹ hiện ổ dịch lớn thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý.
Iran báo cáo 2.206 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 27.017. Nước này ghi nhận thêm 143 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết lên 2.077. Iran tiếp tục là vùng dịch lớn nhất khu vực Trung Đông.
Trung Quốc và Hàn Quốc chưa công bố số liệu trong ngày hôm qua.
Tại Đông Nam Á, Vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 1.769 ca nhiễm (tăng 172) và 20 ca tử vong (tăng 4).
Thái Lan hiện có 934 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 4 người đã tử vong. Tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực và kéo dài đến ngày 30/4. Theo đó, chỉ công dân Thái Lan, nhà ngoại giao cùng gia đình và người nước ngoài có giấy phép lao động hoặc tài liệu chính thức khác cho phép họ làm việc tại Thái Lan được phép nhập cảnh.
Indonesia là nước báo cáo số ca tử vong cao nhất khu vực với 58 người chết trong tổng số 790 người nhiễm. Theo Reuters, hệ thống y tế Indonesia nguy cơ sụp đổ khi các ca nhiễm tăng vọt.
Philippines ghi nhận 636 ca nhiễm và 38 ca tử vong, Singapore ghi nhận 631 ca nhiễm và 2 ca tử vong.
Việt Nam ghi nhận thêm 7 ca nhiễm virus Vũ Hán mới vào sáng 26/3, nâng tổng số ca bệnh lên 148, nhưng worldometer chưa cập nhật số liệu mới này. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo người dân không ra đường.
https://www.dkn.tv/the-gioi/gan-21-200-nguoi-tren-the-gioi-tu-vong-vi-virus-vu-han.html

Khủng hoảng Covid-19 :

Kinh tế thế giới sẽ hoang tàn đổ nát ?

Thanh Phương
Dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, thậm chí còn nặng nề hơn cả thời kỳ Đại khủng hoảng (từ cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940). Cú sốc sẽ mạnh như thế nào là tùy thuộc vào phương thuốc của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước và các định chế tài chính quốc tế.
Ngay trước cuộc họp khẩn cấp của nhóm G20 hôm qua 25/03, các kinh tế gia của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo là những nền kinh tế của nhóm này sẽ bị một cú sốc chưa từng có trong nửa đầu năm 2020 và có mức tăng trưởng âm trong năm 2020, trước khi phục hồi vào năm 2021.
Cụ thể, theo Moody’s, trong năm 2020, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các quốc gia nhóm G20 sẽ sụt giảm 0,5%, GDP của Hoa Kỳ sẽ giảm 2%, GDP của khu vực đồng euro giảm 2,2%. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ đạt 3,3%, mức rất thấp đối với quốc gia này.
Riêng về kinh tế Hoa Kỳ, ngân hàng Goldman Sachs thậm chí dự báo GDP của nước này sẽ sụt giảm đến 3,8%. Còn ngân hàng Deutsche Bank không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái trầm trọng nhất, ít ra là kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Tại châu Âu, bộ trưởng Kinh Tế Đức dự báo kinh tế nước này sẽ bị suy thoái đến 5% trong năm 2020.
Tổng thư ký của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) Angel Gurria thì bi quan hơn nhiều, dự báo kinh tế thế giới sẽ bị suy thoái trong nhiều năm.
Theo nhận định của hãng tin AFP, khủng hoảng virus corona sẽ nặng nề hơn khủng hoảng 2008, vì lần này, không chỉ có hệ thống tài chính, mà toàn bộ nền kinh tế thực (real economy) cũng bị ảnh hưởng sâu rộng, bởi vì hàng trăm triệu người phải nghỉ làm, tự cách ly trong nhà để ngừa lây nhiễm, khiến nền sản xuất sụp đổ, và mức cầu cũng sụt giảm theo.
Những lĩnh vực bị nặng nhất là giao thông, du lịch, phân phối hàng hóa. Chỉ có ngành công nghiệp liên quan đến thiết bị và sản phẩm y tế, kinh doanh thực phẩm và thương mại trực tuyến là được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19.
Một hậu quả khác của dịch virus corona là thất nghiệp sẽ tăng cao, nhất là tại châu Âu. Đây là nơi có luật bảo vệ người lao động rất chặt chẽ, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng vọt lên 12%, từ đây đến cuối tháng 6, xóa sạch những thành quả mà các nước châu Âu đã đạt được trong 7 năm qua. Còn tại Hoa Kỳ, nơi mà ngay cả những người làm việc với hợp đồng dài hạn vẫn có thể bị sa thải, các kinh tế gia dự báo là số người thất nghiệp sẽ tăng với mức độ « chóng mặt ».
Để đối phó với tác động kinh tế của dịch Covid-19, nhiều nước đã đề ra các kế hoạch huy động cả trăm, cả ngàn tỷ đôla, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Thượng Viện hôm qua vừa nhất trí thông qua một kế hoạch « lịch sử » 2.000 tỷ đôla để hỗ trợ nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đức là một quốc gia đã thắt lưng buộc bụng suốt nhiều năm qua để kềm chế thâm thủng ngân sách, nhưng các dân biểu Quốc Hội nước này hôm qua đã không ngần ngại thông qua một kế hoạch cũng « lịch sử » không kém, sử dụng gần 1.100 tỷ euro để bảo vệ nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Những nước lắm tiền nhiều của thậm chí còn trợ cấp tiền cho người dân để kích thích tiêu thụ, gọi là tiền « thả dù » hay là tiền « trực thăng » (helicopter money), như ở Mỹ, mỗi gia đình hai con sẽ nhận được ngân phiếu 3.000 đôla. Hồng Kông cũng làm tương tự, phát hơn 1000 đôla cho mỗi cư dân ở đặc khu hành chính. Hiện giờ các nước châu Âu chưa làm như thế, nhưng một số kinh tế gia đã đề nghị Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu tặng cho mỗi công dân của Liên Hiệp Châu Âu 1.000 euro để mua sắm.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200326-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-covid-19-kinh-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-s%E1%BA%BD-hoang-t%C3%A0n-%C4%91%E1%BB%95-n%C3%A1t

Virus corona : Một ngày sau khủng hoảng

Tú Anh
Đại dịch siêu vi Corona từ Vũ Hán lây lan đang phân chia lại thế cờ quốc tế. Trung Quốc thủ trước một số quân bài. Nhưng sau cuộc khủng hoảng này, thế cuộc sẽ xoay vần : không loại trừ khả năng nước Mỹ
có một vị tổng thống mới vào mùa thu năm nay. Châu Âu phải nắm lá bài Joe Biden. Để làm gì ? Hai bờ Đại Tây Dương cần nhau để khi đại họa chấm dứt, cùng bảo vệ các nền dân chủ Tây phương.
Sau đây là tóm lược bài phân tích “Một ngày sau đó” của Bernard Guetta, chuyên gia địa chính trị, nhà báo, nghị viên châu Âu, thuộc đảng Cộng Hoà Tiến Bước, từng đoạt giải thưởng Albert-Londres 1981. Bài viết đăng trên báo Libération ngày 24/03/2020.
Trong mọi cuộc khủng hoảng, chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến tương lai. Nói dễ làm khó, bởi vì làm sao có thể tính chuyện hậu khủng hoảng khi mà thảm nạn chỉ mới ở bước đầu. Hoa Kỳ, châu Âu, châu Phi và các nước đang có chiến tranh đều chỉ mới ở màn khởi đầu với « giặc siêu vi ». Thế nhưng, cuộc khủng hoảng nào rồi cũng phải chấm dứt. Tiếp theo là phần tái thiết.
Tái thiết như thế nào ? New Deal hay ích kỷ ?
Với nhận định như trên, Bernard Guetta đặt vấn đề : Tái thiết như thế nào? Chúng ta có kinh nghiệm  khủng hoảng tài chính 1929 để suy ngẫm. Khủng hoảng 1929 tuy không do siêu vi gây ra nhưng sự kiện chỉ trong vòng vài ngày lây lan sang Tây phương. Covid-19 cũng làm cả thế giới tài chính đảo điên. Tất cả các nước đều phải xét lại cách tiếp cận đối phó.
Năm 1930, có hai xu hướng tái thiết đối đầu nhau. Một bên là chính sách kinh tế mới New Deal của tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và bên kia là chủ nghĩa Quốc xã của Hitler. Chuyện của ngày hôm qua là như thế. Còn chuyện ngày mai, hay đúng hơn là trong vòng năm sáu tháng nữa thì sao ?
Tác giả dự báo sẽ có hai xu hướng chính trị. Một bên mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thậm chí độc tài, tìm kiếm theo mô hình Ấn Độ, Trung Quốc, Nga hay Hungary. Còn bên kia là những nền dân chủ tự do theo nghĩa đa đảng, tự do ứng cử, bầu cử, công nhận ý dân và bên cạnh đó còn có những sức mạnh đối trọng với chính quyền như báo chí tự do, tư pháp độc lập, tự do phân tích và phát huy chính kiến.
Sức hấp dẫn của bàn tay thép và chủ nghĩa dân tộc cực đoan
Trung Quốc của Tập Cận Bình nắm nhiều lá chủ bài. Khi dịch virus corona làm doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động chậm lại, khiến dầu hoả rớt giá và khi xí nghiệp Mỹ và châu Âu bị tê liệt, lúc đó các nước mới thấy bị lệ thuộc vào linh kiện và nhân công Trung Quốc.
Hai bờ Đại Tây Dương đều đồng loạt phát hiện thế giới từ nay phụ thuộc vào thuốc men và dụng cụ y khoa, chẳng hạn như khẩu trang do Trung Quốc gia công. Khi xuất khẩu hàng tỷ khẩu trang qua châu Âu, nơi đang chống dịch corona nhưng lâm cảnh khan hiếm khẩu trang trầm trọng, Trung Quốc tự khoác áo “cứu nhân độ thế” đối với Tây phương, và sau này Bắc Kinh cũng sẽ làm tương tự đối với châu Phi.
Và cũng vì dám sử dụng biện pháp cách ly, phong toả để chặn dịch để giờ đây nhiều nước bắt chước theo, Tập Cận Bình hiện nay không những có thể làm công luận quên đi tội che giấu thông tin, đàn áp bịt miệng những y bác sĩ báo động dẫn đến hậu quả là cả thế giới bị lây bệnh, mà còn cho rằng chế độ độc tài chống khủng hoảng hiệu nghiệm hơn là chế độ dân chủ.
Trong cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc và một phần châu Á đã chiếm lấy vai trò trung tâm thế giới của Hoa Kỳ từ thời thế chiến chống phe trục. Tuy Trung Quốc không phải là phát-xít nhưng vào thời điểm này, cũng như phát-xít ngày hôm qua, chế độ Trung Quốc đã trở thành một giải pháp đối thủ nhằm thay thế các nền dân chủ Tây phương.
Lỗi tại ai ?
Một phần là do tổng thống Mỹ hiện nay không phải là Franklin Roosevelt. Chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của Donald Trump không phải là New Deal hào hiệp. Đó cũng là lỗi của các nền dân chủ châu Âu do đã trễ nải trong việc khẳng định vai trò đại cường chính trị và cũng do chính các nền dân chủ tự do đã không làm tròn nhiệm vụ thu hẹp bất bình đẳng xã hội.
Theo tác giả, tuy ai cũng biết an sinh xã hội tại Mỹ tốt hơn ở Nga và Trung Quốc, nhưng trong lúc thời thế đảo điên, sức hấp dẫn của bàn tay thép cao đến mức tạo điều kiện cho chế độ độc tài ghi bàn thắng.
Cơ may : Lá chủ bài Joe Biden
Điều trấn an được phe dân chủ là thực tế đã nhiều lần chứng minh những người ôn hoà, có ý thức, cuối cùng sẽ thắng những chính trị gia cực hữu thế hệ mới ở châu Âu cũng như ở châu Mỹ. Trước mối hiểm nguy, lý trí sẽ vùng dậy. Vấn đề là chuyện gì sẽ xảy ra nếu thế giới rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kinh tế và bạo loạn xã hội rồi cần bầu không khí ổn định tức khắc để tái thiết ?
Trong cuộc thi đua này, các nền dân chủ khó thắng được độc tài nhưng họ có một lá chủ bài : Joe Biden. Tuy khả năng hạ Donald Trump chưa đủ nhưng xác suất Biden thua cuộc ngày càng ít dần. Cựu phó tổng thống thời Barack Obama thật ra không phải là biểu tượng của thời hiện đại, cũng không huy động được đông đảo người trẻ tuổi như Bernie Sanders, nhưng nhà chính trị của đảng Dân Chủ Mỹ rất được giới công nhân lao động cũng như người Mỹ da đen bình dân ủng hộ. Joe Biden được nhiều ưu điểm là chủ trương hợp tác và phối hợp hoạt động quốc tế, liên kết với đồng minh Liên Hiệp Châu Âu, bảo vệ công lý và bình đẳng xã hội.
Trong bối cảnh từ nay đến tháng 11 kinh tế khủng hoảng ngày thêm trầm trọng, Joe Biden có thể là nhân vật của thời thế, của chính sách kinh tế mới New Deal hào hiệp, không bỏ quên một ai. Chính sách đó đoạn tuyệt với đường lối cực tự do, mạnh được yếu thua, của Ronald Reagan và Margaret Thatcher từ thập niên 1980.
Châu Âu phải cùng Joe Biden lập một mặt trận chung chống nguy cơ độc tài.
Dân là nền tảng, đoàn kết hai bờ Đại Tây Dương là lá chắn. Trong mặt trận này, những nhà dân chủ Tây Âu phải chủ động và không để mất một giây, phối hợp với ban tham mưu của Joe Biden, vì thời gian không còn nhiều, xây dựng một liên minh xoay quanh hai trục. Thứ nhất là công bằng thuế vụ và bình đẳng xã hội. Thứ hai là tái định nghĩa nhiệm vụ của Liên minh NATO với hai khối bình đẳng: Mỹ và châu Âu. Washington phải yểm trợ sao cho châu Âu xây dựng được uy thế chính trị truớc khi lao vào cuộc chiến sắp tới với các xu hướng độc tài.
Một số ý kiến trình bày trong “Một ngày sau khủng hoảng” của Bernard Guetta đang được giới lãnh đạo châu Âu như Pháp, Đức, Ý và cả Anh Quốc thực hiện. Tổng thống Pháp trong những ngày qua nói gì ? Công nhận sự hy sinh, mục tiêu tranh đấu của giới y tế, chính phủ sẽ đầu tư ồ ạt vào y tế cộng đồng, nhìn nhận đúng giá trị công lao của nhân viên, từ bác sĩ cho đến người khiêng băng ca, tài xế xe cứu thương.
Uỷ Ban Châu Âu cũng vừa biểu quyết chấp thuận đề nghị của Paris, Roma và nhiều thành viên yêu cầu hủy bỏ trói buộc về ngân sách để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và công nhân lao động nhằm vượt qua khủng hoảng, mục tiêu đi tới vẫn là phục vụ con người, tất cả mọi người.
Tuy nhiên, có một khả năng mà tác giả không dự kiến trong bài phân tích. Nếu Donald Trump tái đắc cử vào mùa thu năm nay thì mọi chuyện sẽ ra sao ?
http://www.rfi.fr/vi/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p/20200326-virus-corona-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y-sau-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng

Khủng hoảng Covid-19 :

Liên Âu tìm cách phối hợp nỗ lực về tài chính

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19 khiến châu Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Một nguyên nhân căn bản đã được chỉ ra : khối 27 nước đã không đoàn kết chuẩn bị để có một phản ứng chung. Hôm nay 26/03/2020, lãnh đạo khối 27 nước họp bàn tìm một cơ chế phối hợp về tài chính nhằm đối phó hiệu quả hơn với khủng hoảng.
Sau quyết định lập kho dự trữ chiến lược về trang bị y tế và giải ngân khẩn cấp hàng trăm tỉ euro được đưa ra trong những ngày qua, nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp qua cầu truyền hình vào hôm nay 26/03/2020. Đây là hội nghị đầu tiên của lãnh đạo Liên Âu để bàn về nỗ lực tài chính chung, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 có nguy cơ đe doạ sự tồn vong của khối, cựu thủ tướng Ý Enrico Letta, chủ tịch Viện Jacques Delors chuyên về các vấn đề châu Âu (trụ sở tại Paris), cảnh báo là cuộc khủng hoảng virus corona ‘‘có thể là cuộc khủng hoảng cuối cùng’’ của Liên Hiệp Châu Âu, với tư cách là một khối. Việc các quốc gia lâm nạn, như Ý hay Tây Ban Nha, nơi dịch bệnh vượt tầm kiểm soát, nhận được ít sự hỗ trợ từ các thành viên khác cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Hai giải pháp chính được tập trung chú ý và đưa ra thảo luận. Thứ nhất là phát hành trái phiếu của khu vực đồng euro ‘’coronabond’’. Thứ hai là dùng Quỹ Khẩn Cấp của Eurozone (MES) để cấp tín dụng cho các nước đang đối phó với khủng hoảng, với mức tối đa không quá 2% GDP của thành viên đi vay.
Giải pháp thứ hai dường như có nhiều khả năng nhận được đồng thuận hơn, còn giải pháp thứ nhất được 9 trong số 17 quốc gia khu vực đồng euro ủng hộ, trong đó có Pháp và Ý, nhưng bị nhiều nước, đặc biệt là Đức phản đối, do lo ngại cơ chế này có thể bị nhiều quốc gia Nam Âu lợi dụng.
Về các thảo luận liên quan đến giải pháp trái phiếu coronabond, thông tín viên Pacal Thibaut từ Berlin cho biết cụ thể :
“Đây là một cuộc tranh luận không đi đến đâu cả. Trong một cuộc phỏng vấn, bộ trưởng Kinh Tế Đức Peter Altmaier đã tóm lược một cách khá rõ ràng suy nghĩ của ông theo đó đề xuất về khoản tín dụng châu Âu mang tên ”coronabond” sẽ không mang lại hiệu quả. Trong cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro trước đây, Berlin đã bác bỏ việc gộp nợ giữa các quốc gia thành viên, do lo ngại phải đứng ra trả nợ thay cho các nước thiếu nghiêm túc về quản lý. Thái độ bác bỏ các kiểu nợ như vậy đặc biệt mạnh mẽ trong giới bảo thủ Đức. Trước hội nghị hôm thứ Ba vừa qua giữa các bộ trưởng Tài Chính châu Âu, giới kinh tế trong Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), được các kinh tế gia bảo thủ ủng hộ, đã khẳng định lập trường triệt để chống lại một phương tiện như vậy. Đây là cách để phe bảo thủ nhắc nhở bộ trưởng Tài Chính Đức, thuộc đảng Xã Hội Dân Chủ, ông Olaf Scholz, là không bao giờ cuộc cải cách này nhận được sự ủng hộ của các đồng minh phe bảo thủ trong liên minh cầm quyền tại Đức. Ngược lại, chính phủ Đức sẵn sàng đồng ý với việc sử dụng Quỹ bình ổn của khu vực đồng euro hiện nay để hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn. Hiện tại Quỹ có 400 tỉ euro”. 
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200326-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-covid-19-li%C3%AAn-%C3%A2u-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-ph%E1%BB%91i-h%E1%BB%A3p-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-v%E1%BB%81-t%C3%A0i-ch%C3%ADnh

Virus corona: Cô gái ở Anh 21 tuổi,

không có vấn đề sức khỏe, qua đời

Một cô gái trẻ, mới 21 tuổi, không có tiền sử bệnh nền, vừa tử vong sau khi nhiễm Covid-19, gia đình cô cho hay.
Chloe Middleton, từ High Wycombe, Buckinghamshire, Anh quốc, qua đời tuần trước.
Virus corona: ‘Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà’
Virus corona: ‘VN chưa nên cho điều trị tại nhà lúc này, nhưng cần tính đến’
Nữ họa sĩ người Ý: ‘Tôi hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng’
Singapore: người từ hải ngoại về nhận ‘lời lẽ cay nghiệt’
Trong một bài đăng trên Facebook, dì Emily Mistry của cô cho biết Middleton “qua đời do Covid-19″ và kêu gọi những người khác “làm bổn phận của mình” để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh.
Theo số liệu của chính phủ Anh, hầu hết các bệnh nhân chết vì virus corona đều có vấn đề sức khỏe tế từ trước.
Đã có lo ngại rằng những người trẻ tuổi đang phớt lờ những cảnh báo về sự lây lan của dịch bệnh. Họ tin rằng nó chỉ nguy hiểm cho người già.
Nhưng trong một loạt các bài đăng trên Facebook, gia đình Middleton kêu gọi công chúng chú ý đến lời khuyên an toàn và xem virus này là vấn đề nghiêm trọng.
‘Tan vỡ’
Mẹ cô gái, Diane Middleton, viết: “Xin hãy nghĩ lại.”
“Tôi nói điều này từ kinh nghiệm cá nhân, virus này đã cướp đi mạng sống của cô con gái 21 tuổi của tôi.”
Bà Mistry nói thêm: “Con gái 21 tuổi xinh đẹp, tốt bụng của tôi đã qua đời do Covid-19.”
“Cô bé không hề có bệnh nào khác.”
Bà cho biết gia đình đã “vô cùng tan vỡ”.
“Thực tế của loại virus này chỉ mới được biết đến”, bà nói thêm. “Xin vui lòng, xin vui lòng tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ.”
“Hãy thực hiện bổn phận của mình. Bảo vệ chính mình và bảo vệ người khác. Virus không lây lan, mọi người đang lây lan virus.”
Amy Louise, em gái của bà Middleton, nói thêm rằng “đã đến lúc mọi người thực hiện việc này một cách nghiêm túc, trước khi có quá nhiều người có cái kết bi thảm như vậy”.
Một nam thanh niên 18 tuổi đang được điều trị một số “vấn đề sức khỏe nghiêm trọng” đã chết trong bệnh viện vào cuối tuần qua sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Virus này nguy hiểm chết người thế nào?
Người già và người ốm yếu có khả năng cao sẽ tử vong nếu nhiễm Covid-19.
Nhưng ngay cả trong số những người lớn tuổi, “đại đa số sẽ mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình”, theo cố vấn y tế trưởng của Vương quốc Anh, Giáo sư Chris Whitty.
Ông cũng chỉ ra rằng một số người trẻ tuổi nhiễm bệnh đã phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, và do đó không nên coi đó là một “nhiễm trùng thông thường”.
Ước tính hiện tại của Imperial College London cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn gần 10 lần so với trung bình đối với những người trên 80 tuổi và thấp hơn nhiều đối với những người dưới 40 tuổi.
Bên cạnh tuổi tác, những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim hoặc hô hấp cũng được coi là nhóm có nguy cơ cao hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52045136

Anh Quốc sẽ sử dụng 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể

 sau khi nhiễm Covid-19

Cách làm của Anh Quốc hiện là vẫn xét nghiệm tìm virus nhưng sẽ chuyển sang loại test kháng thể để biết ai đã nhiễm virus, đã khỏi và nay miễn nhiễm.
Mục tiêu, như Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói, là để “nhanh chóng ̣đưa người đã hết bệnh trở lại làm việc bình thường”.
Ông Hancock nêu ví dụ của nghị sĩ, thứ trưởng Y tế, bà Nadine Dorries, đã khỏi sau khi bị dính virus corona, và đã trở lại làm việc hôm 23/03.
Bao giờ đem ra áp dụng?
Trang SkyNews hôm 25/03 cho hay trên 3 triệu bộ xét nghiệm kháng thể (antibodies test) trong những người “đã mắc virus” sẽ được tung ra ở Anh trong vài ngày tới.
Giáo sư Sharon Peacok, giám đốc National Infection Service ở Anh nói “vài triệu bộ xét nghiệm đã được đặt hàng”.
Các tiệm dược phẩm như Boots, và trang bán lẻ Amazon sẽ cung cấp loại test này trên toàn nước Anh, và cách thử “đơn giản như que thử thai”, bà Peacock cho biết.
Theo trang Independent, xét nghiệm này chỉ cần 15 phút là làm xong và ai cũng có thể tự làm tại nhà.
Thế nhưng ban đầu xét nghiệm này sẽ được ưu tiên cho y bác sĩ, nhân viên ngành y tế, rồi mới đến các nhóm nghề nghiệp thiết yếu khác và công chúng.
Xét nghiệm sẽ tìm xem trong máu của bạn có kháng thể IGM, loại xuất hiện ở thời kỳ mới nhiễm bệnh, và IGG vốn có số lượng tăng lên khi cơ thể người phản ứng trước virus corona.
Test này không cho biết người ta hiện có bị mắc virus corona hay không mà chỉ cho viết người thử “có phải đã từng mắc virus Covid-19″.
Thế như, quan chức y tế hàng đầu của xứ Anh (England) nói các bộ test chưa thể áp dụng ngay tuần sau.
Ông Chris Whitty trả lời họp báo qua mạng cùng thủ tướng Boris Johnson chiều 25/03 xác nhận quan điểm của Anh Quốc là “việc xét nghiệm virus tìm người dương tính chỉ có ý nghĩa lớn giai đoạn đầu, khi Anh cần ngăn chặn nguồn dịch xâm nhập”.
Nay, ông nói cách làm đó “ngày càng không còn là đề nghị có lý”.
Việc chuyển sang test diện rộng loại tìm kháng thể tuy vậy, cần làm cẩn thận và chưa thể đem ra thực hành ngay.
Ông Whitty nói “xét nghiệm mà sai thì sẽ tạo tình huống người ta tưởng đã khỏi bệnh nhưng không phải”.
Các nước Anh, Đức chấp nhận sự thật là một số đông dân chúng đã mắc virus corona và tìm cách hạn chế lây lan.
Mục đích là để hệ thống y tế không bị quá tải nhằm tập trung nguồn lực điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thuộc nhóm rủi ro cao.
Thế nhưng các nước này không tổ chức cưỡng bức cách ly như ở Việt Nam mà chỉ yêu cầu người dân cách ly tại nhà, không đến bệnh viện nếu không có triệu chứng nặng.
Chết ngày càng trẻ?
Trong mấy ngày qua, Anh cũng nghi nhận các ca tử vong trẻ hơn nhiều so với độ tuổi rủi ro.
Phó Đại sứ Steven Dick, 37 tuổi, qua đời ở Hungary hôm thứ Ba sau khi có xét nghiệm virus corona dương tính.
Đại sứ Iain Lindsay chia sẻ lời ca ngợi ông Dick, người “tạo ấn tượng tuyệt vời” ngay từ khi sang Hungary bắt đầu nhiệm kỳ tháng 10/2019, “và nói thạo tiếng Hung”.
Cho ̣đến 24/03, Hungary có 226 ca Covid-19 và 10 trường hợp tử vong.
Còn số tử vong ở Anh tính đến 19:00 tối thứ Tư là 440 nhưng có tin một cô gái 21 tuổi không có bệnh nền, đã chết vì virus corona.
Chloe Middleton ở High Wycombe, Buckinghamshire chết hôm 21/03 theo tin từ gia đình.Virus corona: Cô gái ở Anh 21 tuổi, không có vấn đề sức khỏe, qua đời
Mẹ cô lên mạng Facebook chia buồn và cảnh báo những người trẻ khác “về thực tế là virus corona đang giết người, cả thanh niên, không nên coi nhẹ nó”.
Một phụ nữ 36 tuổi ở London, Kayla William, cũng tử vong vì Covid-19.
Cùng thời gian, chừng 403 nghìn người ở Anh đã đăng ký làm việc thiện nguyện chống dịch virus corona sau khi chính phủ ra lời kêu gọi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52046197

Covid-19 : Tổng thống Pháp

phát động chiến dịch quân sự chống dịch

Thanh Hà
Dịch bệnh tại Pháp tăng nhanh, thêm 3.000 ca nhiễm mới và hơn 230 người tử vong trong ngày 25/03/2020. Sau vùng Grand Est ở miền đông bắc, đến lượt các bệnh viện vùng Paris và phụ cận bị quá tải. Tổng thống Emmanuel Macron huy động quân đội trong khuôn khổ chiến dịch mang tên “Résilience” hỗ trợ dân chúng kiên cường đối chọi với virus corona.
Đến thăm bệnh viện dã chiến tại thành phố Mulhouse, vùng Grand Est vào chiều qua, tổng thống Macorn thông báo huy động quân đội bảo vệ thường dân trước dịch Covid-19.
Với chiến dịch “Résilience – Kiên cường kháng cự”, quân đội trợ giúp chính phủ, các cơ quan nhà nước, hỗ trợ thường dân chống Covid-19 trên lãnh thổ Pháp và ở các vùng hải ngoại. Dịch viêm phổi cấp tính chủng mới đã làm hơn 1.300 người thiệt mạng tại Pháp và tính tới hôm qua, trên toàn quốc, hơn 25.000 người bị nhiễm, gần 3.000 trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.
Quân đội sẽ đóng vai trò hỗ trợ cả về “y tế”, “hậu cần” và công tác bảo đảm an ninh tại những điểm bị xem là ”nhậy cảm”.
Trước khi chiến dịch “Résilience” được khởi động, quân đội đã được huy động để dựng bệnh viện dã chiến tại Mulhouse. Cũng với sự yểm trợ của quân đội, chính phủ đã điều tàu trực thăng Tonnerre đến cảng Ajaccio cuối tuần qua đưa hơn một chục bệnh nhân từ đảo Corse về thành phố Marseille để điều trị. Chính phủ cũng điều hai tàu trực thăng khác là Mistral và Dixmude đến các lãnh thổ hải ngoại trong vùng Ấn Độ Dương. Tương tự như tàu Tonnerre, hai chiếc Mistral và Dixmude của Hải Quân Pháp cũng được trang bị nhiều phòng điều trị và phẫu thuật.
Một nhiệm vụ khác mà quân đội có thể phát huy vai trò đắc lực là bảo đảm khâu vận chuyển khẩu trang đến các vùng, miền trên toàn quốc. Trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các địa điểm nhậy cảm, danh sách các nơi này bao gồm các nhà máy điện lực, các cơ sở thuộc diện “sống còn” đối với an ninh quốc gia.
Sau cùng, cũng nhờ phối hợp với quân đội, lần đầu tiên Pháp dùng tàu cao tốc TGV với nhiều trang thiết bị y tế và khoảng 50 nhân viên đưa khoảng 20 bệnh nhân nhiễm virus corona trong vùng Grand Est đến các tỉnh khác, nơi bệnh viện còn chưa bị quá tải. Lần đầu tiên tại Pháp và ở toàn châu Âu, tàu cao tốc được dùng trong công tác cứu hộ y tế. Tàu gồm 5 toa, mỗi toa chở 4 bệnh nhân nằm trên các giường bệnh dã chiến, với bình oxy …
Tàu đỗ ở sân ga thành phố Strasbourg vào sáng hôm nay và sau khi tiếp nhận đầy đủ bệnh nhân nhiễm virus, tàu đưa họ đến bệnh viện tại các thành phố như Anger, Le Mans, Nantes và La Roche sur Yon.
Pháp : Một kế hoạch đầu tư lớn cho bệnh viện
Dịch Covid-19 buộc chính phủ Pháp đẩy mạnh đầu tư cho ngành y tế. Cũng trong chuyến viếng thăm bệnh viện dã chiến tại Mulhouse hôm 25/03/2020, tổng thống Macron thông báo một kế hoạch đầu tư quy mô cho các bệnh viện Pháp.
Vào lúc những “chiến sĩ áo trắng” phải bước lên tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô hình là siêu vi corona chủng mới, tổng thống Macron đã không kiệm lời cảm ơn tất cả nhân viên y tế, những người đã tận tụy vì bệnh nhân trong cuộc chiến lần này.
Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh sẽ hỗ trợ tất cả những người này về mặt tài chính, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tổng thống Macron cam kết, sau đại dịch, chính phủ sẽ có một kế hoạch đầu tư lâu dài,
chỉnh đốn lại hệ thống bệnh viện và y tế của nước Pháp. Ông xem đó là “một nghĩa vụ” quốc gia đối với toàn dân, đối với tất cả những người đang xả thân chống dịch.
Người già, “mồi ngon” của virus corona 
Giới chuyên gia báo động về số người cao niên thiệt mạng vì virus corona tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Trên toàn quốc, tính tới chiều hôm qua, đã có 1.331 người tử vong vì dịch Covid-19, nhưng sở y tế Pháp không đưa vào danh sách những trường hợp bệnh nhân chết tại nhà hay số ca tử vong tại các viện dưỡng lão, vốn liên tục tăng mạnh trong những ngày qua.
Trong cuộc họp báo thường nhật hôm 25/03/2020, tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, Jérôme Salomon, nhìn nhận không biết virus corona đã len lỏi vào các viện dưỡng lão tới mức độ nào. Tạm thời, một trung tâm sóc người cao niên tại thị trấn Cornimont miền đông bắc nước Pháp thông báo 16 ca tử vong vì Covid-19 và 40 ca khác đang được theo dõi.
Một viện dưỡng lão tại Paris đưa ra con số “khoảng một chục người” thiệt mạng, 80 người đã bị nhiễm. Tại vùng Bourgogne-Franche Comté, gần biên giới Thụy Sĩ, 80 trong số 400 viện dưỡng láo đều thông báo có ca nhiễm corona. Từ ít nhất hai tuần qua, các viện dưỡng lão cấm mọi cuộc thăm viếng thân nhân do sợ người từ bên ngoài lây nhiễm cho người cao tuổi, sức đề kháng kém.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200326-covid-19-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-ph%C3%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch

Virus corona : Thủ tướng Pháp ban bố

25 sắc lệnh đối phó với khủng hoảng dịch bệnh

Thanh Hà
Lần đầu tiên trong lịch sử nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp, chính phủ ban hành 25 sắc lệnh trong một ngày. Hôm qua 25/03/2020, sau cuộc họp nội các, trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp về y tế, thủ tướng Edouard Philippe thông qua 25 sắc lệnh chống dịch Covid-19.
Các sắc lệnh này có hiệu lực ngay lập tức và nhắm vào ba mục tiêu : hỗ trợ các doanh nghiệp, bảo đảm hoạt động trong đời sống xã hội và kinh tế của Pháp, và vế thứ ba liên quan đến hoạt động tư pháp.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp, chính phủ thông báo thành lập quỹ liên đới 1 tỷ euro. Một phần tư khoản tiền này do chính quyền các vùng đài thọ. Quỹ liên đới chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ ngay từ đầu tháng 4/2020. Ngoài ra, chính phủ quy định, trong thời gian tình trạng khẩn cấp hiện hành, nếu các công ty không có phương tiện thanh toán chi phí điện, nước … các nhà cung cấp không được quyền siết nợ hay hủy hợp đồng, cắt điện nước …
Liên quan đến luật lao động, chính phủ cho phép giới chủ điều đình trực tiếp nhân viên về thời gian làm việc hay thay đổi thời gian nghỉ phép thường niên … Chính phủ cũng có những biện pháp đặc biệt giúp đỡ người thất nghiệp … 5 trong số 25 sắc lệnh vừa được ban hành nhằm hỗ trợ các bệnh viện và cơ quan y tế về tài chính, tạo điều kiện để nhân viên y tế phục vụ cộng đồng trong thời gian có dịch.
Sau cùng, trong bối cảnh hiện tại, thủ tướng Pháp đặc biệt tìm cách giảm bớt áp lực đối với hệ thống tư pháp, cho phép những tù nhân sắp mãn án được hưởng quy chế quản thúc tại gia. Tuy nhiên, tội phạm khủng bố và bạo hành gia đình không được hưởng quy chế khoan hồng nói trên.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200326-virus-corona-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-ban-b%E1%BB%91-25-s%E1%BA%AFc-l%E1%BB%87nh-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh

‘‘Festival Sofa’’ gây quỹ giúp đỡ giới y tế Pháp

Tuấn Thảo
Dịch virus corona đã làm đảo lộn toàn bộ các sự kiện văn hóa trong ba tháng đầu năm. Các viện bảo tàng phải đóng cửa trong khi các liên hoan ca nhạc có uy tín đều bị hủy bỏ. Về điểm này, chi nhánh Pháp của hãng đĩa Warner đã tung ra chương trình ‘‘Festival Sofa’’ phát trên mạng các buổi biểu diễn ca nhạc cho tất cả những ai phải ở nhà trong thời gian phong tỏa.
Chương trình liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ bắt đầu kể từ hôm nay và sẽ diễn ra theo dự kiến trong 4 ngày (26/03 và 27/03 và sau đó là vào ngày 02/04 và 03/04). Khán thính giả không cần phải mua vé để xem các buổi biểu diễn, nhưng mỗi hộ gia đình được đề nghị đóng góp 30€. Số tiền thu được dùng để trợ giúp giới nhân viên y tế đang ở tuyến đầu trong nỗ lực chống dịch virus corona. Gia đình nào có nhiều phương tiện tài chính dĩ nhiên có thể đóng góp nhiều hơn.
Theo công ty Warner Music France, liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ hy vọng quy tụ hàng ngàn khán thính giả, có thể ngồi trên ghế sofa trong phòng khách để xem chương trình biểu diễn ca nhạc. Toàn bộ số tiền quyên góp từ liên hoan này sẽ được dùng để tài trợ các bệnh viện công cộng ở Pháp gọi tắt là AP-HP (Assistance Publique – Hôpitaux de France). Trước mắt, liên hoan ‘‘Festival Sofa’’ đã tập hợp được khoảng 30 nghệ sĩ Pháp tham gia biểu diễn trong những ngày đầu.
Chương trình âm nhạc khá đa dạng về mặt thể loại : nhạc pop thì có Alain Souchon, Chistophe Maé, Lea Paci hay Barbara Carlotti, nhạc rap thì có Alliel, Kpoint, Andriamad, nhạc điện tử có các tay hòa âm Alvan, Boris Way hay là Stone Van Brooken, nhạc cổ điển có nghệ sĩ vĩ cầm Renaud Capuçon và hai chị em Camille & Julie Bertholet, từng đoạt giải nhất cuộc thi tài năng truyền hình Prodiges đài France 2. Trong trường hợp lệnh phong tỏa phải kéo dài, hãng đĩa Warner cho biết sẽ tiếp tục mời thêm nhiều nghệ sĩ khác tham gia vào chương trình của liên hoan.
Đây có lẽ là một điều tương đối dễ thực hiện, do hầu hết các nghệ sĩ đều có hợp đồng biểu diễn trong năm, trong khi các liên hoan ca nhạc đều đã bị dời lại hay bị hủy vì dịch Covid-19, điển hình là liên hoan ca nhạc Mùa Xuân thành phố Bourges (Printemps de Bourges) ở Pháp, liên hoan nhạc rock nổi tiếng Glastonbury ở Vương quốc Anh. Trước khi có ‘‘Festival Sofa’’, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Neil Young hay Chris Martin, ca sĩ chính của nhóm nhạc rock Coldplay, đã đề nghị tổ chức các buổi biểu diễn phát trực tiếp trên mạng xã hội. Cũng như diva nhạc pop Madonna, nhạc sĩ Neil Young đang trên đường lưu diễn tại Pháp đành phải hũy bỏ những đêm biểu diễn cuối cùng, nên ông đề nghị trình diễn cho những người hâm mộ không có cơ hội xem ông diễn trên sân khấu.
Tương tự, ban nhạc Tryo từng biểu diễn tại Paris nhân dịp  kỷ niệm 25 năm ngày ban nhạc được thành lập, rốt cuộc đã hát trên sân khấu trong một nhà hát hoàn toàn thiếu vắng các khán giả do có lệnh phong tỏa. Buổi trình diễn đã được rút ngắn lại từ 2 giờ chỉ còn 40 phút và đã được phát trực tuyến để cảm ơn giới hâm mộ trung thành trong nhiều thập niên qua.
Tại Anh, Mỹ, Ý hay Pháp, giới nghệ sĩ đã phản ứng khá nhanh chóng trong việc bày tỏ tình đoàn kết đối với các bệnh nhân cũng như đối với tất cả các nhân viên ngành y tế trên tuyến đầu chống dịch virus corona. Nam danh ca Bono, ca sĩ chính của ban nhạc rock U2 đã sáng tác nhạc phẩm « Let your love be known » để bày tỏ sự ủng hộ của nhóm này với nước Ý. Ca sĩ nhạc rap Soprano ở Pháp ghi âm lại video cho bài hát của anh : « À nos héros du quotidien » để nhắc nhở mọi người những anh hùng thực thụ trong cuộc sống thường nhật chính là giới bác sĩ, y tá, nhân viên cấp cứu hay lính cứu hỏa.
Nam ca sĩ Calogero về phần mình đã sáng tác và ghi âm một ca khúc mới mang tựa đề « On fait comme si » để tặng cho giới nhân viên ngành y tế công cộng. Các fan hâm mộ có thể tải miễn phí bài hát này, còn các đài phát thanh truyền hình khi sử dụng bài hát sẽ trả tiền tác quyền, và phần quyên góp ấy được trao tặng cho các hội y khoa.
Châu Âu hiện là tâm dịch Covid-19. Tình hình dịch bệnh ở Pháp cũng nghiêm trọng không kém gì các nước láng giềng Ý hay Tây Ban Nha, đủ để cho một trong những nghệ sĩ hàng đầu của Pháp là Jean-Jacques Goldman phải lên tiếng. Tuy hầu như năm nào, anh cũng được bình chọn là nghệ sĩ được dân Pháp yêu mến nhất, nhưng Jean-Jacques Goldman đã giải nghệ từ nhiều năm qua và ít khi nào anh còn xuất hiện trước công chúng hay trả lời phỏng vấn báo chí.
Một cách bất ngờ, Jean-Jacques Goldman đã phá vỡ sự im lặng của mình, anh đã ghi âm và thu hình một đoạn phim video trên mạng xã hội. Trong đó anh đã viết lại toàn bộ  lời ca khúc « Il changeait la vie » thành nhạc phẩm «Ils sauvent des vies» để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với đạo quân áo trắng, bất kể mọi hiểm nguy, hy sinh cuộc sống gia đình, làm việc tận tụy để cứu sống bao sinh mạng con người …
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200326-festival-sofa-g%C3%A2y-qu%E1%BB%B9-gi%C3%BAp-%C4%91%E1%BB%A1-gi%E1%BB%9Bi-y-t%E1%BA%BF-ph%C3%A1p

Chloroquine để trị Covid-19 :

GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ?

Thụy My
Giáo sư Didier Raoult, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Marseille, người vừa từ chối dự những cuộc họp  hội đồng khoa học của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã gợi lên nhiều hy vọng đồng thời với những chỉ trích, với phương pháp xét nghiệm hàng loạt và dùng thuốc trị sốt rét chloroquine để chữa trị cho những bệnh nhân vị nhiễm virus corona.
Mỗi ngày từ 7 giờ sáng, hàng dài người kiên nhẫn đợi trước IHU (bệnh viện & đại học) Méditerranée Infection ở Marseille chuyên về bệnh nhiễm, để được ê-kíp của giáo sư Didier Raoult xét nghiệm virus corona chủng mới. Đa số mang khẩu trang, mới vào giữa buổi sáng  AFP đã đếm được khoảng 300 người.
Xét nghiệm hàng loạt « phù hợp với lời thề Hippocrate »
Bất chấp quan điểm của chính phủ Pháp là chỉ xét nghiệm cho nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương, từ nhiều tuần qua, giáo sư Raoult, giám đốc IHU Méditerranée Infection khẳng định cần phải xét nghiệm đại trà mới có thể ngăn được con virus đến từ Vũ Hán, và cách ly những người dưong tính. Chủ nhật 22/02/2020, ông lại lên tiếng cùng với năm giáo sư và bác sĩ khác trong một thông cáo : « Phù hợp với lời thề Hippocrate đã tuyên thệ, chúng tôi quyết định cho xét nghiệm virus Covid-19 cho tất cả những bệnh nhân nào bị sốt đến khám ».
Giáo sư cũng chủ trương dùng một loại thuốc trị sốt rét là chloroquine để chữa cho các bệnh nhân bị dương tính với virus corona, trong khi khả năng này vẫn đang được nghiên cứu. Các bác sĩ cùng ký tên loan báo tất cả các bệnh nhân bị Covid-19, « trong đó có một số lớn tuy ít có triệu chứng nhưng phổi đã bị tổn thương », sẽ được trị bằng hỗn hợp hydroxychloroquine (một chất dẫn xuất của chloroquine) và azithromycine. Trong trường hợp viêm phổi nặng, sẽ dùng thêm một thứ thuốc kháng sinh phổ biến.
Tin tức về việc được xét nghiệm với thủ tục dễ dàng tại đây, nhanh chóng loan đi trên mạng xã hội. Libération cho biết một nhóm Facebook vừa được lập hôm thứ Bảy 21/2 mang tên « Didier Raoult vs Coronavirus » đã có trên 70.000 thành viên gia nhập. Có những ứng cử viên địa phương ở Marseilles bị dương tính với virus corona, đứng đầu là Martine Vassal (đảng LR), không ngớt lời ca ngợi người đã cứu mình. Một kiến nghị trên trang Change.org chỉ trong vài tiếng đồng hồ đã đã thu hút đến 200.000 chữ ký, đòi hỏi áp dụng ngay phương pháp của giáo sư Raoult.
Tia hy vọng từ chloroquine
Giáo sư chủ yếu dựa vào kết quả sau khi đã áp dụng cho 24 bệnh nhân, ba phần tư trong số này đã lành bệnh sau sáu ngày. Tuy vậy nhiều người trong ngành y đã phản đối, nhắc nhở rằng vẫn chưa có thí nghiệm lâm sàng, nên hãy còn quá sớm để mừng chiến thắng. Nhưng hy vọng đã lóe lên, nhiều chính khách yêu cầu chính quyền lưu ý đến phương pháp này.
Theo Le Figaro, thị trưởng Nice bị dương tính với virus corona, ông Christian Estrosi cũng muốn được chữa bằng chloroquine. Sáu ngày sau, ông lên đài truyền hình BFMTV cho biết cảm thấy đã khỏe và nhấn mạnh : « Khi chiến tranh đã được tuyên bố, như lời tổng thống, chúng ta không có thì giờ thí nghiệm trên chuột trong vòng sáu tháng. Từ lúc có một giải pháp đã được dùng thử trên một số bệnh nhân và cho ra kết quả bước đầu, tôi không hiểu tại sao nước Pháp lại bỏ qua ».
Bruno Retailleau, chủ tịch nhóm LR (Những Người Cộng Hòa) ở Thượng Viện cũng đề nghị chính phủ đừng chần chờ. Chloroquine có lợi thế là rẻ tiền, trong lúc số lượng người chết vì virus Vũ Hán hàng ngày đang tăng lên.
Rốt cuộc đến tối thứ Hai, bộ trưởng y tế Olivier Véran loan báo các bác sĩ có thể dùng chloroquine nếu muốn. Tuy vậy ủy ban tư vấn sức khỏe cộng đồng cũng khuyến cáo không nên sử dụng, trừ phi đang ở tình trạng trầm trọng. Cuộc tranh cãi về dùng thuốc sốt rét để chữa bệnh Covid-19 chỉ mới bắt đầu.
Giáo sư Didier Raoult là ai ?
Didier Raoult sinh tại Sénégal năm 1952, gia đình ông về Marseille định cư năm ông 9 tuổi. Mẹ là y tá, cha là bác sĩ quân y, ông học y khoa theo lệnh của cha. Luôn làm việc cật lực, ông đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp, tất cả đều do nỗ lực bản thân.
Ông là người của thời cuộc. Nhân vật gây tranh cãi này được nhắc đến ở khắp nơi, trên trang nhất và nhiều trang trong của các tờ báo lớn, các chương trình truyền hình, trên các mạng xã hội, trong các gia đình và cả tại Nhà Trắng ở tận nước Mỹ.
Vị bác sĩ 68 tuổi thổi một làn gió hy vọng vào xã hội Pháp đang bàng hoàng với những bản tổng kết tang tóc vào cuối ngày. Trước những tuyên bố trái ngược nhau của giới chính trị và y tế, nay nhiều người muốn tin vào ông giáo sư có mái tóc dài, áo sơ mi sặc sỡ phía trong chiếc áo blouse trắng – một nhân vật rất « Gô-loa ».
Hai loại vi khuẩn được đặt theo tên Raoult
Bề ngoài có vẻ lập dị, nhưng giáo sư Didier Raoult là một tên tuổi lớn trên thế giới về bệnh truyền nhiễm. Ông được tặng giải thưởng lớn của INSERM (Viện sức khỏe và nghiên cứu y khoa quốc gia) năm 2010 vì sự nghiệp của mình. Trong đó có phát hiện về Mimivirus (virus bắt chước) năm 1992, virus Spoutnik năm 2008, mở ra một lãnh vực cho đến lúc đó chưa có ai nghiên cứu. Có hai loại vi khuẩn mang tên ông : họ vi khuẩn đường ruột Raoultella và Rickettsia Raoultii (truyền nhiễm qua loài ve, gây sốt cao). Ông và ê-kíp của mình còn có những nghiên cứu về bệnh dịch hạch thời Trung Cổ, hay khủng bố sinh học v.v…
Không ít người trong ngành y không ưa giáo sư Raoult vì những tuyên bố thẳng thừng, nhiều khi khiêu khích của ông. Chẳng hạn ông khẳng định « Tôi không phải là người ngoài, tôi đang đi trước » (trên báo La Provence). Ông khuyên những người chỉ trích về độc tính của chloroquine « hãy đọc lại sách giáo khoa cho sinh viên y khoa năm thứ nhất » (Les Echos), nói rằng « chẳng quan tâm » đến việc thử nghiệm lâm sàng (Le Parisien).
Trong giới nghiên cứu vốn đề cao tính khiêm tốn, và nhất là ngành y luôn chủ trương thận trọng, thái độ này gây bực bội. Renaud Muselier, chủ tịch vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, một người bạn của giáo sư Raoult bênh vực : « Với tư cách nhà khoa học, ông ấy tự do. Ông không quan tâm đến những bình luận mà cần kết quả ».
« Tôi không đơn độc ! »
Sự tự do không theo khuôn khổ nào của Didier Raoult khiến ông bị chỉ trích. Nhà sinh học Nicolas Chevassus-au-Louis trong cuốn sách « Malscience » tố ông lập « kỷ lục thế giới » với 12.252 bài báo từ 1996 đến 2011, và 800 bài sau đó, tức trung bình 6 bài viết một tháng, và đặt câu hỏi liệu giáo sư Raoult có thực sự tích cực tham gia những công trình mà ông là đồng tác giả. Giáo sư Didier Raoult cũng nổi tiếng là không tuân lệnh ai kể cả thượng cấp. Ông công khai chống lại Yves Lévy, viện trưởng INSERM từ 2014 đến 2018 và là chồng của Agnès Buzyn (bộ trưởng y tế, vừa từ chức để ứng cử đô trưởng Paris).
Bác sĩ Arnold Munnich, một người bạn thời trẻ của Didier Raoult và cũng từng đoạt giải thưởng lớn của INSERM cho rằng nên bỏ qua một bên những gì thuộc về phong cách, để nhận ra giá trị khoa học và đánh giá một bác sĩ tài năng, « đam mê nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo ».
Do các nhà báo bị chôn chân tại Paris vì lệnh phong tỏa, các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện qua Skype. Trả lời Le Figaro, giáo sư Didier Raoult từ Marseille lý giải : « Khi có được một thứ thuốc không gây hại và bắt đầu cho kết quả trị liệu, thì cần phải kê toa cho bệnh nhân. Nếu sau đó khám phá được thuốc nào tốt hơn thì chúng ta sẽ đổi. Tất cả đều là thực dụng ». Còn với Libération, ông khẳng định : « Tôi không đơn độc. Khi người ta cô độc, đó là do bị điên, hay là đã đạt đến một trình độ siêu việt mà nhân loại không thể hiểu được. Tôi không mong điều đó xảy đến với tôi ! ».
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200326-chloroquine-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BB%8B-covid-19-gs-raoult-thi%C3%AAn-t%C3%A0i-hay-ti%C3%AAn-tri-gi%E1%BA%A3

Nữ họa sĩ người Ý:

‘Tôi hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng’

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Là tác giả bức vẽ tấm bản đồ nước Ý với hai y tá người Ý và Trung Quốc, Aurora Cantone bị đe doạ và quấy rối vì một số người Việt Nam lầm tưởng cô là chủ nhân bức vẽ có “đường lưỡi bò”.
Bị đe doạ và thóa mạ
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 20/3, nữ hoạ sĩ 18 tuổi Aurora Cantone chia sẻ:
“Tôi nhận được những tin nhắn tấn công vào sáng 17/3. Tôi thức dậy và Facebook tôi ngập tràn những tin nhắn tuyên truyền mang tính chất chính trị của người Việt Nam. Một số mang lời lẽ rất xúc phạm, sỉ nhục và phỉ báng. Một số người bảo tôi đừng bao giờ vẽ nữa. Điều đó thực sự khiến tôi tổn thương vô cùng vì không hiểu sao người Việt Nam lại giận dữ với tôi đến vậy”.
Cụ thể trên Facebook, tài khoản chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý hôm 16/3 đăng bài viết:
“Các bạn có lẽ quên, nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi. Giờ là lúc chúng tôi giúp đỡ các bạn. Xin cảm ơn hai nghệ sĩ tuyệt vời Aurora Cantone và Quân Chính Bình. Cố lên Italy”.
Trung Quốc đã “mượn” bức vẽ của Aurora Cantone để tạo ra bức vẽ đáp lễ thứ hai với bản đồ Trung Quốc với “đường lưỡi bò”. Bởi hai bức vẽ này giống nhau, nhiều người Việt Nam đã dựa vào hình ảnh trên tìm ra Facebook và Instagram của Ảurora quấy rối, chỉ trích và lăng mạ cô.
“Trong ba ngày liền, tôi không thể ngủ được và đầu đau dữ dội. Tôi rơi vào hoảng loạn. Tôi rất đau buồn khi mọi người chỉ nhìn vào bức vẽ khác, vốn không phải là bức vẽ chính xác. Tôi không biết là may mắn hay bất hạnh, vì tôi là người rất nhạy cảm. Từ ngữ luôn có trọng lượng đối với tôi, ngay cả khi tôi không biết đến họ”.
“Đồng thời, tôi sợ cho gia đình tôi sẽ bị tấn công. Bố tôi rời khỏi nhà mỗi ngày để đi mua thức ăn, chỉ có mình tôi và mẹ tôi ở nhà”, cô tâm sự với BBC News Tiếng Việt.
Aurora Cantone cho biết thêm, khi bắt đầu hiểu nguồn cơn giận dữ của người Việt Nam, cô đã đăng bài viết trên các kênh xã hội của mình bao gồm Facebook và Instagram để giải thích về mọi chuyện. “Tôi giải thích rằng bức vẽ đại diện Trung Quốc có đường lưỡi bò không phải do tôi vẽ. Sau đó, có nhiều người Việt Nam, thậm chí cả người Trung Quốc đã xin lỗi tôi”, nữ hoạ sĩ người Ý nói.
‘Tôi buồn khi bức vẽ gây tranh cãi chính trị’
Trên trang cá nhân của mình, Aurora Cantone phản bác:
“Vui lòng dừng lại, bức vẽ đó được thực hiện bởi họa sĩ người Trung Quốc mà tôi không hề biết anh ta là ai. Anh ta đã lấy bức vẽ của tôi và chỉnh sửa lại thành ảnh đại diện cho Trung Quốc trong khi tôi không hề biết”.
“Tôi không hề làm việc này dựa theo yêu cầu, điều duy nhất tôi thực hiện là vẽ ra hình ảnh đại diện cho 2 vị bác sĩ đến từ Trung Quốc và Ý. Bạn có thể thấy rõ, tôi đã để lại chữ ký của mình trong bức ảnh bản đồ Ý, còn ngược lại thì không…”.
Cô khẳng định với BBC News Tiếng Việt:
“Điều làm tôi buồn là một bức vẽ, ban đầu có nghĩa là một dấu hiệu của lòng biết ơn, đã gây ra rất nhiều vấn đề và tranh cãi chính trị. Tôi biết đến bức vẽ phiên bản Trung Quốc này hai hoặc ba ngày sau khi tôi đăng bức vẽ của mình. Ban đầu tôi không hiểu ý nghĩa của hình ảnh, tôi nghĩ là người muốn sao chép bản vẽ của tôi và nó làm tôi khó chịu”.
“Sau đó, rất nhiều người giải thích cho tôi rằng hình ảnh là một lời đáp trả cho bức vẽ của tôi để nhớ về sự kiện năm 2008, khi đội y tế Ý đã đến giải cứu Trung Quốc. Nói tóm lại, đó là một minh chứng nữa cho mối liên kết giữa Ý và Trung Quốc, và nó làm tôi vui”, Aurora bộc bạch.
‘Biết thêm về tranh chấp giữa VN và TQ’
Sau khi bị tấn công các kênh trên mạng xã hội, nữ hoạ sĩ 18 tuổi người Ý bắt đầu tìm hiểu về vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. “Tôi đã tìm hiểu vấn đề, cộng với nhiều người giải thích cho tôi. Tôi đã học được rất nhiều điều từ sự việc này, tôi cũng đã học về mối quan hệ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều mà tôi hoàn toàn không biết gì trước đây”, cô nói.
“Chúng là vấn đề chính trị điều đó không liên quan đến tôi và tôi không muốn tham gia, đặc biệt là trong một thời điểm nhạy cảm như vậy. Khi tất cả chúng ta nên “gần gũi” với nhau hơn, ngay cả khi chúng ta không thể về mặt vật lý vì dịch bệnh”, Aurora tâm sự với BBC News Tiếng Việt.
Chia sẻ về quan điểm nghệ thuật và chính trị liên kết như thế nào với nhau, nữ hoạ sĩ người Ý bày tỏ:
“Tôi nghĩ đơn giản, suy nghĩ của một cô gái 18 tuổi: nếu bạn muốn làm nghệ thuật, bạn làm nghệ thuật. Nếu bạn muốn làm chính trị, hãy làm chính trị. Nhưng nếu bạn muốn làm nghệ thuật để làm chính trị, bạn sẽ thấy mình là tâm điểm của một cơn lốc với quyền lực to lớn với cả tiêu cực lẫn tích cực”.
“Tôi thấy mình bị rơi vào tình huống chính trị một cách bất ngờ. Và điều tồi tệ là tôi không có ý định gì về chính trị. Bức vẽ chỉ mong muốn cảm ơn tất cả các bác sĩ ở đất nước tôi, và tất cả những người Trung Quốc đã đến giúp đỡ chúng tôi. Tôi đã sợ hãi vô cùng khi bị cuốn vào nó”.
“Cá nhân tôi, nghệ thuật châm biếm không phải là điều tôi sẽ hướng đến trong cuộc sống của tôi. Tôi thích manga, anime, cosplay, truyện tranh và minh họa. Tôi muốn lấp đầy cuộc sống của mình và mọi ngườic bằng màu sắc, nhờ vào những bức vẽ của tôi”, Aurora trải lòng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52014953

Covid-19: Số ca tử vong ở Tây Ban Nha

đã vượt qua Trung Quốc

Mai Vân
Theo số liệu thông báo hôm nay 26/03/2020, Tây Ban Nha đã ghi nhận thêm 655 ca tử vong trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đưa tổng số người thiệt mạng lên thành 4.089 người, cao hơn cả Trung Quốc (3.281). Tổng số người bị nhiễm từ hôm qua đến hôm nay cũng tăng từ 47.610 lên thành 56.188. Tình hình đó đã buộc chính quyền siết chặt thêm các biện pháp phong tỏa.
Trong đêm hôm qua rạng sáng hôm nay 26/03, chính quyền Madrid đã kéo dài thêm thời gian phong tỏa, đóng cửa trường học, nhà hàng và phần lớn cửa hàng cho đến ngày 14/04. Tây Ban Nha cũng quyết định mua đến 432 triệu đô la thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, máy trợ hô hấp từ Trung Quốc.
Số tử vong vì Covid-19 tại Tây Ban Nha tăng vọt, nhưng vẫn đứng sau Ý. Tính đến hết ngày hôm qua, Ý đã bị thêm 683 người thiệt mạng trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đưa tổng số lên thành 7.503 ca tử vong, trong khi số người bị lây nhiễm mới tại đây là hơn 3.490 ca.
Thị trưởng Vertova, miền bắc nước Ý, cho là tình hình còn “tệ hại hơn cả một cuộc chiến tranh”, Covid-19 đã khiến số người thiệt mạng tại thành phố này cao hơn cả thời Thế Chiến Thứ 2.
Đức chuẩn bị kế hoạch kinh tế 1.100 tỷ euro
Tại Đức, theo thống kê của viện Robert-Koch vào hôm nay, đã có hơn 36.000 ca nhiễm được ghi nhận và gần 200 người chết. Như vậy, trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Đức đã có thêm gần 5000 ca nhiễm, số ca tử vong tăng thêm 1/3.
Trước tình hình Covid-19 lây lan nhanh, Hạ Viện Đức vào hôm qua đã thông qua một kế hoạch cứu vãn kinh tế lớn chưa từng thấy, gần 1.100 tỷ euro, sau nhiều năm chủ trương ngân sách nghiêm ngặt.
Kế hoạch này tính ra là gần bằng 1/3 tài sản mà Đức làm ra trong một năm và chưa từng thấy từ Thế Chiến Thứ 2. Theo lời của bộ trưởng Tài Chính Olaf Scholz, kế hoạch sẽ được Thượng Viện chính thức thông qua vào ngày mai 27/03, chủ yếu hỗ trợ cho các xí nghiệp.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200326-covid-19-s%C3%B4%CC%81-ca-t%C6%B0%CC%89-vong-%C6%A1%CC%89-t%C3%A2y-ban-nha-%C4%91a%CC%83-v%C6%B0%C6%A1%CC%A3t-qua-trung-qu%C3%B4%CC%81c

80% bộ xét nghiệm nhanh virus

Trung Quốc ‘tặng’ Séc cho kết quả sai

Triệu Hằng
80% bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán Trung Quốc “tặng” Cộng hòa Séc đã bị lỗi, buộc nhân viên y tế phải quay lại các xét nghiệm theo lối truyền thống là trong phòng thí nghiệm, trang iROZHLAS hôm thứ Hai (23/3) cho biết.
Vào ngày 18/3, như trường hợp của nhiều hoạt động “từ thiện” gần đây, các cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc đã sử dụng các động từ như là “cung cấp” và “chuyển giao” để tạo ấn tượng rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ hay còn gọi là CCP) đã tặng 150.000 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus Vũ Hán đến Cộng hòa Séc.
Trên thực tế, Bộ Y tế của quốc gia Trung Âu đã trả khoảng 14 triệu crowns (khoảng 546.000 USD) cho 100.000 bộ xét nghiệm, trong khi Bộ Nội vụ nước này chi trả cho 50.000 bộ còn lại, tờ Taiwan News dẫn báo cáo của Expats.cz.
Theo iROZHLAS, các nhân viên y tế địa phương đã phát hiện rằng có tới 80% các bộ dụng cụ của Trung Quốc cho kết quả sai.
Trong một cuộc họp nhân viên tại vùng Moravian-Silesian do chuyên gia vệ sinh (hygienist) Pavla Svrcinova tổ chức, tỷ lệ lỗi của các bộ dụng cụ thử nghiệm được phát hiện là 80%, khiến giới chức cho rằng chúng chỉ được sử dụng cho những cá nhân đã gần kết thúc kiểm dịch và trước đây chưa từng có kết quả dương tính.
Theo Svrcinova, vùng Moravian-Silesian sẽ tiếp tục thử nghiệm theo cách thông thường là trong phòng thí nghiệm. Hiện tại, chỉ 900 xét nghiệm như vậy có thể được thực hiện mỗi ngày.
“Chúng tôi đã kiểm tra chúng tại Bệnh viện Đại học Ostrava, nhưng không may là tỷ lệ lỗi khá cao. Vì vậy chúng tôi đang đợi kết quả xét nghiệm đầy đủ trên toàn quốc, và chúng tôi đang xem xét chỉ sử dụng chúng cho những người sắp hết thời hạn cách ly và chưa bao giờ có kết quả xét nghiệm dương tính”, bà Svrcinova nói.
Bà nói thêm rằng các xét nghiệm cho cả kết quả dương tính và âm tính sai.
Giáo sư Andrej Kozlowski thuộc Đại học Warsaw là một trong những người đầu tiên chia sẻ tin tức này bằng tiếng Anh trên phương tiện truyền thông xã hội khi ông đăng trên Twitter thông tin này vào hôm thứ Ba (24/3).
Theo Taiwan News và iROZHLAS
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/80-bo-xet-nghiem-nhanh-virus-vu-han-trung-quoc-tang-cong-hoa-sec-cho-ket-qua-sai.html

Virus corona : Dịch lan nhanh,

tổng thống Nga kêu gọi người dân ở trong nhà

Mai Vân
Tại Nga, virus corona đang tăng tốc độ lây lan. Theo số liệu chính thức công bố vào hôm qua, 25/03/2020, nước này đã có tổng cộng 658 ca nhiễm, tăng hơn 160 ca trong vòng một ngày.
Dù số liệu này còn thấp hơn rất nhiều so với tình hình tại Tây Âu, nhưng chính quyền đã nhanh chóng phản ứng. Trong bài phát biểu trên truyền hình, tổng thống Putin đã yêu cầu người Nga ở yên trong nhà, nhưng không ban hành các biện pháp phong tỏa.
Tuy nhiên, ông quyết định tuần tới đây là tuần nghỉ không làm việc, chỉ có bệnh viện, nhà thuốc, ngân hàng, cơ quan hành chính, cửa hàng thực phẩm và các phương tiện chuyên chở là vẫn tiếp tục hoạt động. Cuộc trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến pháp dự kiến vào ngày 22/04 cũng được dời vô hạn định.
Tổng thống Nga đồng thời loan báo một số biện pháp hỗ trợ dân chúng và các doanh nghiệp trên mặt tài chính (trợ cấp xã hội, thất nghiêp, tạm hoãn thuế…).
Thông tín viên RFI tại Nga, Etienne Bouche, nêu một số phản ứng sau phát biểu của ông Putin :
Về virus corona, Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo cuối cùng phát biểu trước quốc dân. Trang mạng Republic đã nhấn mạnh về điểm này, và cho rằng phát biểu đó sẽ khiến dân chúng thấy rõ tầm mức nghiêm trọng của tình hình. Nhà chính trị học hàng đầu tại Nga Ekaterina Schulmann rất hoan nghênh việc không phủ nhận tính chất nghiêm trọng của tình hình. Bà còn cho là việc dời ngày bỏ phiếu về cải tổ Hiến Pháp là một chọn lựa tất nhiên. 
Trước mắt, chính quyền Nga không áp đặt lệnh phong tỏa. Đối với nhật báo Moskovski Komsomolets, cách tiếp cận của ông Putin giống với cách của thủ tướng Anh Boris Johnson trước khi bị buộc phải theo cách làm của châu Âu. Tờ báo nhận xét: Thay vì lao vào phạt những người dắt chó đi xa hơn một chút, thì đã có những biện pháp kinh tế cụ thể trên quy mô lớn. 
Một hôm trước ngày ông Putin phát biểu, thị trưởng Matxcơva, Sergueï Sobianine, đã tỏ ý quan ngại về đà lây lan của virus, nhất là ở các vùng còn lại của đất nước. Sau phát biểu của tổng thống Nga, một công đoàn y sĩ đã lên tiếng báo động, đánh giá rằng trừ thủ đô, nước Nga hoàn toàn chưa sẵn sàng để đối phó với làn sóng bệnh nhân.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200326-virus-corona-d%E1%BB%8Bch-lan-nhanh-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ngak%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-d%C3%A2n-%E1%BB%9F-trong-nh%C3%A0

Cách chống corona của Hàn Quốc có tác dụng,

thế giới có thể làm theo?

William Gallo
Sáng ngày 19/3 điện thoại của tôi nhận được tin nhắn từ hệ thống báo động khẩn cấp của Seoul, như hàng trăm lần trước đây trong thời gian virus corona bùng phát.
Một người trong khu vực hàng xóm ở Seoul của tôi—một người đàn ông Ba Lan 39 tuổi-xét nghiệm dương tính với virus. Bấm vào đường dẫn của một trang mạng chính phủ cho thấy chi tiết kinh ngạc về họat động của ông này trong hai ngày qua.
Sau khi đến phi trường Incheon ở Seoul vào khoảng 9 giờ sáng, ông này đi xe điện cao tốc đến trạm xe điện địa phương nơi tôi ở. Mang khẩu trang, ông đi mua sắm tại một tiệm tạp hóa E-Mart gần đó. Rồi ông trở về nhà, trước khi đi ăn tối tại một nhà hàng Ý 5 giờ sau đó tại khu Itaewon ở Seoul, nơi người nước ngoài thường lui tới. Tin nhắn nói thêm ông vẫn mang khẩu trang nhưng khi ăn thì bỏ ra.
Ngày kế tiếp, ông này đến tầng trệt ngân hàng địa phương, ăn hoành thánh tại một nhà hàng ở cuối phố, và thăm một khách sạn dành cho động vật gần đó, và cuối cùng thì nằm bệnh viện địa phương, nơi ông trở thành một trong khoảng 9.000 người tại Hàn Quốc dương tính với virus corona.
Hiện nay, những tin nhắn như vậy là chuyện thông thường tại Hàn Quốc, vào lúc những tiếng chuông báo điềm xấu như vậy thường được nghe tại trạm xe buýt, và những cơ sở cộng đồng khác. Có ngày tôi nhận được hơn một chục báo động về lây nhiễm tại khu vực của tôi. Khi tôi đến nơi khác tại Seoul, điện thoại của tôi rung động với những tin mới về những ca tại những nơi này.
Để soạn thảo những tin này, Hàn Quốc trông cậy không những vào các cuộc phỏng vấn cá nhân, nhưng cũng tiếp cận ngay tức thì với số lượng lớn những thông tin cá nhân—như tài khoản ngân hàng, dữ liệu GPS điện thoại, và những đoạn video theo dõi—không chỉ đối với những bệnh nhân virus corona được xác nhận nhưng cũng đối với những ca nghi ngờ nữa.
Việc tiếp cận này có thể thực hiện được vì các nhà lập pháp Hàn Quốc nới lỏng luật riêng tư sau vụ bùng phát bệnh MERS năm 2015, với 39 người chết tại nước này. Hiện nay, trong thời gian dịch bệnh nguy hiểm, nhà cầm quyền không cần lệnh tòa án để tiếp cận với dữ liệu riêng tư như vậy.
Kế hoạch thành công
Kết quả là Hàn Quốc có thể xác định được vị trí của virus corona, điều tra đường đi của lây nhiễm, nhanh chóng cách ly những người liên hệ, và cảnh báo cho công chúng những nơi nguy hiểm cần tránh.
Kết quả đáng ngạc nhiên: Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ tử vong vì virus corona thấp nhất thế giới: tính đến ngày 23/2 chỉ có 111 người chết trong số 8.961 ca lây nhiễm.
Tỉ lệ lây nhiễm mới cũng sụt giảm. Sau khi đạt đến đỉnh điểm hàng ngày là 909 ca mới vào ngày 29/2, Hàn Quốc chỉ có 64 ca ngày 23/3.
Cách thức của Hàn Quốc được ca ngợi rộng rãi như là một mẫu mực toàn cầu về việc làm thế nào chế ngự được virus corona mà không phải bắt buộc hạn chế đi lại hay đóng cửa tràn lan các cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên có những quan ngại về hậu quả lâu dài của việc nới lỏng luật về quyền riêng tư để đối phó với dịch bệnh bùng phát.
Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Tổ chức Giám sát Nhân quyền, nói với tôi là tồ chức của ông “quan ngại sâu sắc” là các chính phủ sẽ lợi dụng cơ hội virus corona để củng cố việc theo dõi bằng điện tử.
“Một khi chúng ta cho phép họ thường xuyên sử dụng và từ bỏ khía cạnh thiết yếu này của quyền riêng tư của chúng ta, thì sẽ rất khó trở lại như cũ khi mối đe dọa virus corona qua đi” ông Roth nói.
Tổ chức cũng thúc đẩy các nước “tránh các hạn chế sâu rộng và toàn diện về tự do đi lại và tự do cá nhân” và áp đặt những hạn chế bắt buộc “chỉ khi nào có đảm bảo khoa học và cần thiết.”
Đánh đổi, chịu không?
Nếu Hàn Quốc đề nghị giảm bớt tạm thời quyền riêng tư để đổi lấy sự bảo vệ chống lại căn bệnh lây nhiễm cao, thì đây là việc trao đổi mà nhiều người Hàn Quốc dường như hài lòng.
Giữa cơn khủng hoảng virus corona, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được tín nhiệm cao nhất trong nhiều tháng qua.
Bà Ki Moran, người đứng đầu ủy ban đáp ứng khẩn cấp của Hiệp hội Hàn Quốc về Y khoa Phòng ngừa, nói cuộc khủng hoảng bệnh MERS chứng tỏ việc tối cần để tìm “những phần chưa thấy được” trong cuộc điều tra dịch tễ học. Nới lỏng luật về quyền riêng tư của Hàn Quốc là con đường đúng đắn để làm, bà nói.
“Đó là lý do chính tại sao những cuộc điều tra dịch tễ học lại có thể có quá nhiều chi tiết như vậy,” bà Ki nói.
Ở một số phương diện nào đó, chính phủ Hàn Quốc đựợc sự giúp đỡ nhiều hơn nữa bởi các định chế còn lại của thời chuyên chế trong quá khứ, ông Lee Sang-sin, một người chú trọng đến khoa học chính trị và ý kiến của công chúng tại Viện Thống nhất Quốc gia Triều Tiên nói.
Một trong số định chế còn lại này là hệ thống ghi danh quốc gia của Hàn Quốc, ông nói. Theo hệ thống này, các công ty điện thoại phải yêu cầu tất cả khách hàng cung cấp tên thật và số thẻ căn cước. Điều này giúp cho nhà chức trách dễ dàng trong việc truy tìm những ai bị nghi ngờ nhiễm virus corona.
“Nếu được dùng bởi những chính phủ dân chủ có khả năng và trách nhiệm, những dạng thức này có thể cực kỳ ích lợi và hữu hiệu. Tuy nhiên việc này cũng có nghĩa là rất dễ để chúng ta trở lại chế độ chuyên chế,” ông nói.
Có thể không thành kiểu mẫu
Có những lý do khác có thể khó khăn cho nhiều nước thi đua với cách đối phó virus corona của Hàn Quốc.
Chỉ với 51 triệu dân, Hàn Quốc là một nước tương đối nhỏ. Và hơn một nửa dân số sống tại khu vực Seoul, làm cho việc điều phối chính sách dễ dàng hơn.
Có lẽ yếu tố lớn nhất là mọi người tại Hàn Quốc—ngay cả những người nước ngoài trong đó có tôi—là một phần của hệ thống bảo hiểm y tế hữu hiệu và mọi người có thể chi trả được.
Theo một hệ thống duy nhất, Hàn Quốc đã giảm được những sự chậm trễ trong việc nới rộng xét nghiệm virus corona, trong đó có khoảng 50 trung tâm xét nghiệm dành cho người lái xe chạy ngang, đã được toàn thế giới ca ngợi về sự sáng tạo và an toàn.
Trở lại bình thường?
Vào lúc con số lây nhiễm mới virus corona sụt giảm, đời sống tại Seoul trên một số phương diện nào đó đã bắt đầu trở lại bình thường—hay ít nhất cũng được điều chỉnh lại.
Trường học còn đóng cửa, hầu hết các sự kiện tụ tập còn bị hủy bỏ và nhiều người tiếp tục làm việc tại nhà. Tuy nhiên cuối tuần qua với thời tiết ấm nhất trong năm cho tới nay, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân và gia đình đã đi dạo chơi tại các công viên dọc theo sông Han, dù rằng hầu hết đều tôn trọng khuyến cáo của chính phủ là cách nhau hai mét.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-corona-c%E1%BB%A7a-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-t%C3%A1c-d%E1%BB%A5ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0m-theo-/5345569.html

6 người Việt bị tình nghi nhiễm coronavirus

trốn khỏi trung tâm kiểm dịch ở Đài Bắc

Sau khi nhận được tin mật báo, các viên chức thuộc Cơ quan Bảo vệ Bờ biển Đài Loan (CGA) tại Quận Lienchiang đã bắt giữ 31 người Việt Nam định nhập lậu vào Đài Loan trên một tàu đánh cá của nước này ở vùng biển ngoài khơi Pingtung. Sau khi thẩm vấn, 31 người nói trên đã được gửi đến hai cơ sở kiểm dịch do chính phủ chỉ định ở Đài Trung như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, vào thứ ba (ngày 24 tháng 3), 6 người trong số 31 người nói trên đã trốn thoát bằng cách phá hủy các thanh cửa sổ kim loại của trung tâm kiểm dịch. CGA cho biết không ai trong số những người Việt Nam bị bắt có triệu chứng của bệnh COVID-19, và kêu gọi người dân  gọi đến đường dây nóng 118 hoặc 110 nếu họ thấy những ai có hành động đáng ngờ. Sáu người Việt Nam trốn thoát là một phần của một nhóm đến Đài Loan để làm việc từ năm 2008 đến năm 2016 nhưng bỏ trốn khỏi nơi làm việc của họ. Họ đã bị trục xuất về Việt Nam từ năm 2013 đến 2019 nhưng sau đó đã cố gắng trở lại. Ngoài 31 người Việt Nam, các cảnh sát thuộc CGA còn bắt giữ 2 nghi can người Đài Loan được cho là có liên quan đến một đường dây buôn lậu người.
BTT
https://www.sbtn.tv/6-nguoi-viet-bi-tinh-nghi-nhiem-coronavirus-tron-khoi-trung-tam-kiem-dich-o-dai-bac/

Người đàn ông Đài Loan nhiễm virus Vũ Hán

 sau chuyến đi đến Nam Cực

Triệu Hằng
Một người đàn ông Đài Loan đã nhiễm virus corona Vũ Hán, gần đây đã du lịch Nam Cực, lục địa cuối cùng được cho là đã thoát khỏi đại dịch.
Người này trong số 17 trường hợp nhiễm mới COVID-19, là ca nhiễm thứ 237, Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Trung ương Đài Loan (CECC) công bố hôm thứ Năm (26/3).
Trong một cuộc họp báo vào chiều thứ Năm, người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan và Trưởng trung tâm CECC Chen Shih-chung, đã thông báo rằng trong số 17 trường hợp nêu trên, trừ hai người, còn lại là các ca nhiễm “nhập khẩu”.
Người này 50 tuổi, đã có một hành trình chóng mặt từ ngày 19/2 đến 19/3, tới các nơi gồm Nam Cực, Chile, Argentina, Mỹ, Qatar và một chuyến bay quá cảnh Bangkok, Thái Lan, trước khi có các triệu chứng vào ngày 23/3 và xét nghiệm dương tính vào ngày 25/3.
Ông này thông tin mục đích đi lại của mình là du lịch và được cách ly y tế tại nhà kể từ khi về Đài Loan vào ngày 19/3. Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, ông phàn nàn mình đau cơ và đau đầu. Chưa rõ cụ thể ngày ông tới Nam Cực.
Theo Taiwan News
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-dan-ong-dai-loan-nhiem-virus-vu-han-sau-chuyen-di-den-nam-cuc.html

Không lực TQ

đầu tư mạnh cho lực lượng tiêm kích tối tân

Động thái này sẽ giúp không quân tiến hành các cuộc tuần tra và sẵn sàng tác chiến gần Đài Loan, biển Hoa Đông và các khu vực lân cận, theo các nhà quan sát.
Các máy bay quân sự của Trung Quốc sẽ được sơn bằng các lớp phủ áp dụng công nghệ Low Observable (khó phát hiện hiện và lần theo) cùng các dấu hiệu chuẩn hóa theo hướng dẫn mới, động thái mà nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ hỗ trợ các hoạt động của quân đội gần Đài Loan, vùng biển Hoa Đông và khu vực lực cận.
Chuẩn hóa lực lượng tác chiến
Các hướng dẫn mới yêu cầu ghi các dấu hiệu như quốc kỳ và phù hiệu lực lượng – điều dần dần được chuẩn hóa trên cả máy bay chiến đấu đang hoạt động và trong tương lai, tờ báo chính thức của Quân đội Trung Quốc PLA Daily cho biết hồi đầu tháng này.
Động thái này diễn ra hai năm sau khi hải quân Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm máy bay chiến đấu tấn công J-16 của họ, sử dụng lớp phủ hạn chế tầm nhìn màu xám đen thay vì màu xanh xám và thay thế phù hiệu lực lượng của họ bằng một thiết kế mới, theo tạp chí quân sự Ordnance Industry Science Technology.
Một số chiếc máy bay chiến đấu tác chiến trên tàu sân bay, như dòng J-15, cũng đã được trang bị lớp phủ và dấu hiệu mới, theo trang web chính thức của Quân đội Trung Quốc.
PLA Daily cho biết động thái này nhằm mang lại lợi thế tác chiến cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vì chúng sẽ ít bị phát hiện bởi cả mắt thường và radar quân sự. Tờ báo cũng cho biết các hướng dẫn mới sẽ dần được thực hiện trong năm nay.
Nhà quan sát quân sự tại Macau, Antony Wong Dong, cho biết động thái này sẽ giúp không quân cải thiện hoạt động tuần tra và khả năng sẵn sàng chiến đấu khi họ thực hiện nhiều cuộc tập trận gần eo biển Đài Loan và ở vùng Biển Đông và Hoa Đông.
Không quân và hải quân Trung Quốc đã triển khai các máy bay chiến đấu bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, máy bay ném bom chiến lược H-6K và máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 hiện đại tới thực hiện các cuộc tập trận gần đảo Đài Loan từ năm 2018, khi Bắc Kinh gia tăng sức ép đối với vùng lãnh thổ họ coi là thuộc về Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, trong các bức ảnh tập trận không có chiếc máy bay nào có lớp phủ hạn chế tầm nhìn hoặc dấu hiệu chuẩn hóa, như được sử dụng trên các tiêm kích J-16 và J-15 của lực lượng hải quân.
Tăng cường sức mạnh hoạt động tại khu vực
Máy bay được sử dụng của Không quân PLA có lớp phủ và dấu hiệu khác nhau vì chúng vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp, theo ông Wong Dong. Trong khi đó, đảo Đài Loan đã học hỏi từ các nước phương Tây như Hoa Kỳ để chuẩn hóa các lớp phủ, nhãn hiệu và thiết kế cho khí tài của họ [từ những năm 1990].
Bắc Kinh khẳng định rằng Đài Loan, tách khỏi lục địa năm 1949, vẫn là một phần của Trung Quốc và cuối cùng sẽ được đưa quay lại đại lục bằng vũ lực nếu cần thiết.
PLA cũng thường xuyên cử máy bay theo dõi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông – nơi có tranh chấp chủ quyền.
Một nguồn tin quân sự ở Bắc Kinh thông tin rằng, động thái Mỹ đưa hàng trăm máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thế hệ mới tới Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã thúc đẩy PLA nâng cấp lớp phủ trên máy bay của họ, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP.)
Những lớp phủ này là một lĩnh vực kỹ thuật cao và Trung Quốc phân bổ một lượng lớn tài nguyên vào các hoạt động nghiên cứu về nội dung này mỗi năm, nguồn thạo tin này cho hay, yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề. “Lớp phủ được sử dụng trên máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, J-20, cao cấp hơn so với những chiếc F-22 của Lockheed Martin, nhưng nó chưa lên tới cấp độ của tiêm kích F-35″.
Chuyên gia quân sự từ Hồng Kông Song Zhongping thì cho biết máy bay quân sự từng có cờ quốc gia màu đỏ sáng và phù hiệu lực lượng khiến chúng dễ bị phát hiện hơn trên các hệ thống radar, hoặc thậm chí bằng mắt thường.
“Màu đỏ mà họ sử dụng rất nổi bật, nhưng nó không phù hợp với yêu cầu hạn chế quan sát đối với tất cả các máy bay chiến đấu”, theo ông Song, một nhà bình luận quân sự cho đài truyền hình Phượng Hoàng.
“Tất cả các máy bay chiến đấu phải có khả năng tàng hình và tránh được phát hiện cũng như lần theo, và lớp phủ và các dấu hiệu trên thân máy bay cũng là một phần trong cách chúng có thể làm điều này và đáp ứng các yêu cầu trong chiến đấu”, chuyên gia này cho biết thêm.
http://biendong.net/bien-dong/33740-khong-luc-tq-dau-tu-manh-cho-luc-luong-tiem-kich-toi-tan.html

Các viện nghiên cứu biển đảo của TQ

 lấy đâu ra kinh phí để hoạt động

Nhằm tìm cách “biện minh” cho yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông, Chính quyền Trung Quốc đã hậu thuẫn và đầu tư nguồn kinh phí khổng lồ cho các viện nghiên cứu trong nước hoạt động.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có rất nhiều Quỹ hỗ trợ cung cấp nguồn tài chính cho các dự án nghiên cứu luật quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông, trong đó nổi lên là 03 Quỹ sau: Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia (NSSFC), Quỹ Hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Quỹ Hỗ trợ của Bộ Tư pháp. Trong đó, Quỹ NSSFC thường đưa ra các thông báo thường niên và một danh sách gợi ý các chủ đề nghiên cứu về các đề xuất nghiên cứu có thể được tài trợ.
Thông qua việc sử dụng một cách chiến lược nguồn kinh phí, cũng như các biện pháp khác, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách tăng cường nghiên cứu về các lĩnh vực luật quốc tế và các vấn đề có liên quan trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Những nguồn động lực này không chỉ ảnh hưởng tới các học giả đã được nhận tài trợ, mà còn cả những học giả đang hình thành đề cương nghiên cứu với mong muốn được nhận tài trợ, được thăng quan tiến chức hoặc mong muốn đạt được những chứng nhận thành công về mặt học thuật. Ở nhiều trường luật, việc được cấp NSSFC hoặc các nguồn tài trợ nghiên cứu chính phủ khác là một điều kiện tiên quyết để đăng ký làm giáo sư và là một yếu tố quan trọng để đạt được những giải thưởng nhất định, ví dụ như giải thưởng trong “Kế hoạch Hỗ trợ các tài năng xuất chúng trong Thế kỷ mới” của Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Theo thống kê không đầy đủ, danh sách các chủ đề nghiên cứu được các quỹ trên tài trợ cho thấy, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các học giả luật quốc tế tập trung nghiên cứu vào các lĩnh vực nhất định liên quan tới lợi ích quốc gia, bao gồm chủ yếu là luật kinh tế quốc tế và luật biển quốc tế. Và trong phạm vi các chủ đề này, chính phủ Trung Quốc thường khuyến khích các học giả phát triển cách tiếp cận theo chủ nghĩa dân tộc trong các nghiên cứu của mình. Chính phủ Trung Quốc cũng thường định hướng cho giới chuyên gia các khía cạnh của luật biển, hướng vào chủ nghĩa dân tộc nhằm đảm bảo “lợi ích” của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Danh sách các chủ đề được khuyến nghị bao gồm: “Các nghiên cứu về việc bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông thuộc phạm vi quyền tài phán của Trung Quốc” và các đề xuất nghiên cứu được tài trợ bao gồm: “Nghiên cứu pháp lý về việc bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông và Cơ chế hợp tác giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan” và “Nghiên cứu về chiến lược pháp lý bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa dưới những hoàn cảnh mới”, “Luật Biển Đông và quan hệ quốc tế”; “Tài nguyên môi trường Biển Đông”; “Hợp tác an ninh và tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông”; “Luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông”, “Con đường tơ lụa trên Biển” thế kỷ 21… Các chủ đề nghiên cứu được khuyến nghị đôi lúc chỉ mang
tính ngắn hạn bởi vì những chủ đề này có mục đích hướng vào các nhu cầu cấp bách của Trung Quốc hơn là đặt ra các kế hoạch cho các vấn đề tiềm tàng trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu của các Quỹ trên được Chính quyền Trung Quốc sử dụng để hoạch định các chính sách liên quan. Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Thông tin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trung Quốc Wang Xiaohui, cho biết các kết quả từ việc nghiên cứu này có thể được sử dụng hữu hiệu trong quá trình đưa ra các quyết định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, giới chuyên gia và truyền thông Trung Quốc cho rằng Chính phủ “hậu thuẫn” thành lập, cung cấp tài chính cho các trung tâm nghiên cứu về Biển Đông và cấp kinh phí nghiên cứu về luật quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông là nhằm “tăng cường trao đổi học thuật và thể chế đồng thời đẩy mạnh việc duy trì hòa bình và ổn định chung trên biển giữa các nước trong khu vực”. Trong khi đó, Giám đốc NISCSS Ngô Sỹ Tồn khẳng định các Trung tâm trên sẽ là nền tảng cho các thảo luận liên quan đến Biển Đông, là một mô hình hợp tác nghiên cứu hàng hải giữa các nước trong khu vực. Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, giới chuyên gia, học giả quốc tế nhận định, việc Trung Quốc thành lập các Quỹ hỗ trợ tài chính để nghiên cứu về luật biển là động thái tiếp theo nằm trong chuỗi chiến lược củng cố yêu sách “chủ quyền” của Bắc Kinh ở Biển Đông, từng bước phản bác lại lập luận cũng như chứng cứ pháp lý của các nước khác liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Nhìn chung, việc Trung Quốc tăng cường quy mô, nguồn kinh phí cho các Quỹ hỗ trợ kinh phí nghiên cứu về luật biển là để tạo điều kiện thúc đẩy giới chuyên gia tích cực nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, từng bước củng cố “yêu sách chủ quyền” của Trung Quốc đối với khu vực.
http://biendong.net/bien-dong/33743-cac-vien-nghien-cuu-bien-dao-cua-tq-lay-dau-ra-kinh-phi-de-hoat-dong.html

Bắc Kinh đang thúc đẩy “Mô hình TQ”

thông qua Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI)

Ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng và chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều sự chú ý đối với khả năng quản lý kinh tế của nước này, trong đó Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI), dự án kinh tế và chính sách đối ngoại đặc trưng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình là ví dụ điển hình nhất.
Ngoài việc tìm kiếm lợi ích kinh tế, Bắc Kinh coi dự án này là phương tiện để sửa đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu sao cho phù hợp hơn với lợi ích của mình. Sáu năm sau khi BRI được thực hiện, các nước trên thế giới có phản ứng lẫn lộn. Nhiều nước chào đón sáng kiến này là do các cam kết tài chính tương đối lớn của Trung Quốc, tuy vậy có một số nước ngày càng lo ngại về tính minh bạch, tính bền vững của các khoản nợ và tác động của các dự án thuộc BRI đối với môi trường, cũng như những tác động chiến lược của nó đối với lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh của họ. Đáng chú ý, trong năm 2018, các nhà lãnh đạo ở Malaysia, Maldives và Pakistan đã lên cầm quyền bằng cách lợi dụng sự lo ngại của công chúng về các dự án đầu tư do Trung Quốc tài trợ, và kể từ khi nhậm chức đã đình chỉ hoặc hủy bỏ một số dự án nổi bật thuộc BRI. Tuy nhiên, những thất bại này đã không khiến sáng kiến BRI bị phủ nhận hoàn toàn. Trong nhiều trường hợp, các nước chủ nhà đang trên đà tiếp tục thực hiện các dự án đã bị đình chỉ hoặc thậm chí bị hủy bỏ sau khi đàm phán lại các thỏa thuận với Bắc Kinh.
Mỹ, EU, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự quan ngại về BRI. Trong đó, Ấn Độ chủ yếu phản đối BRI xoay quanh Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan chạy qua khu vực tranh chấp Kashmir. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải được tổ chức vào tháng 6/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết Ấn Độ chỉ ủng hộ các dự án kết nối vốn dựa trên sự “tôn trọng chủ quyền, sự toàn vẹn khu vực, quản lý tốt, minh bạch và đáng tin cậy”. Tháng 4/2018, một tờ báo kinh tế của Đức có tên Handelsblatt đã đưa tin rằng 27/28 đại sứ EU tại Bắc Kinh đã ký một báo cáo nội bộ của EU tuyên bố BRI “đi ngược lại chương trình nghị sự của EU về tự do hóa thương mại và thúc đẩy cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho công ty Trung Quốc được trợ cấp”.
Đã xuất hiện một phản ứng chính sách trên khắp EU: tháng 9/2018, EU đã công bố một chiến lược mới nhằm cải thiện các liên kết giao thông, năng lượng và kỹ thuật số giữa châu Âu và châu Á. Trong khi chiến lược của EU tìm cách phân biệt cách tiếp cận của mình với BRI thông qua việc đặt trọng tâm vào tính bền vững và tôn trọng hệ thống quốc tế dựa trên các quy tắc, nó cũng duy trì sự can dự với Trung
Quốc bằng cách nêu bật sự phối hợp có thể có giữa BRI và các dự án kết nối châu Âu, phản ánh các mức độ ủng hộ khác nhau của các nước châu Âu dành cho BRI
Những quan ngại về sự can dự kinh tế quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc vượt ra ngoài khuôn khổ BRI. Chiến lược kết nối của EU xuất hiện ngay sau một nỗ lực riêng biệt nhằm thúc đẩy việc thông qua một khuôn khổ sàng lọc đầu tư nước ngoài của EU nhằm phản ứng trước những quan ngại xung quanh đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược của châu Âu. Tháng 3/2019, Ủy ban châu Âu đã công bố một văn bản quan trọng về quan hệ EU-Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh kinh tế trong việc theo đuổi vị trí đứng đầu về công nghệ, và “một đối thủ mang tính hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế”. Văn kiện này kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu tìm kiếm “mối quan hệ kinh tế cân bằng và có qua có lại hơn” với Trung Quốc bằng cách có lập trường cứng rắn hơn trong các lĩnh vực thương mại song phương then chốt đồng thời lưu ý đến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Một lĩnh vực đang ngày càng gây quan ngại là khả năng các dự án BRI khiến các nước tham gia phải gánh chịu các khoản nợ không bền vững. Nhiều nước nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cũng nhận được tài trợ ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế của Ngân hàng thế giới (IDA) và một số nước đã nhận được khoản giảm nợ thông qua IMF và Sáng kiến quốc gia nghèo mắc nợ cao của Ngân hàng thế giới và các chương trình Sáng kiến giảm nợ đa phương có liên quan. Tại thời điểm đàm phán về việc giảm nợ, các giám đốc điều hành của IDA quan ngại về nguy cơ “ngồi không hưởng lợi”, được định nghĩa là các tình huống trong đó các khoản giảm nợ hoặc trợ cấp của IDA có khả năng trợ cấp chéo cho những bên cho vay mà cung cấp các khoản vay không ưu đãi cho các nước nhận”, đặc biệt là ở “các nước nhận tài trợ giàu tài nguyên có thể dựa vào các khoản vay không ưu đãi được thế chấp bằng các khoản thu xuất khẩu trong tương lai”. Việc Trung Quốc thiếu minh bạch trong việc cho vay của họ làm gia tăng các mối quan ngại về việc Trung Quốc không chỉ ngồi không hưởng lợi trên các nỗ lực giảm nợ quốc tế trước đây mà còn có khả năng làm tăng nguy cơ các nước có thu nhập thấp lâm vào tình thế khó khăn về nợ, thỏa hiệp về tác động và đóng góp của các khoản cho vay ưu đãi của IDA để đạt được các mục tiêu giảm nghèo và tăng trưởng ở các nước nghèo nhất.
Để đối phó với việc đẩy lùi BRI, Bắc Kinh đã suy nghĩ lại về cách lựa chọn, thực hiện và trình bày các dự án BRI trước cử tọa ở nước ngoài. Kinh tế giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ và dự trữ ngoại hối suy giảm trong những năm gần đây đang kìm hãm khả năng của Trung Quốc trong việc tài trợ cho BRI. Bắc Kinh nhận thấy họ không đủ khả năng để tiếp tục tạo ra các khoản đầu tư không khả thi về mặt tài chính và gây ra những tổn hại về uy tín. Do đó, theo tin tức truyền thông vào tháng 6/2018, Bắc Kinh đã bắt đầu đánh giá liên ngành về số lượng và điều khoản của các thỏa thuận thuộc BRI.
Tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai, con đường” lần thứ hai vào tháng 4/2019, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tìm cách xây dựng lại hình ảnh toàn cầu mờ nhạt của BRI sau các vụ bê bối nổi bật bằng cách hứa hẹn về “các dự án mở, xanh và sạch”. Những phát ngôn chính thức tại diễn đàn đã lặp lại giọng điệu và sự phô trương của diễn đàn đầu tiên vào năm 2017, nhưng đã điều chỉnh thông điệp và nội dung để giải quyết các mối quan ngại quốc tế. Diễn đàn thứ hai đã công bố nhiều sáng kiến nhằm cải thiện tính bền vững về môi trường của các dự án thuộc BRI, gồm có chương trình đào tạo cán bộ môi trường ở các nước tham gia BRI, thiết lập khuôn khổ đánh giá bền vững nợ và các hội thảo về chống tham nhũng và liêm chính trong kinh doanh. Các cơ quan Trung Quốc cũng đã ký một số thỏa thuận song phương nhằm cải thiện tính minh bạch như hợp tác về kiểm toán giữa Bộ Tài chính Trung Quốc và các cơ quan quản lý tại Malaysia và Nhật Bản.
Tại diễn đàn BRI lần thứ hai, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương đã tìm cách giải quyết những lo ngại về rủi ro tài chính của các khoản cho vay trong BRI, nói rằng Trung Quốc cần “đánh giá một cách khách quan vấn đề nợ của các nước đang phát triển, và xem xét khả năng trả toàn bộ nợ của một nước”. Trong năm 2018, Bắc Kinh đã hỗ trợ giảm nợ cho một số nước tham gia BRI, bao gồm các khoản xóa nợ, hoãn nợ và tái cấp vốn. Giám đốc Sáng kiến nghiên cứu Trung Quốc-châu Phi Deborah Brautigam thuộc Đại học Johns Hopkins lưu ý rằng Trung Quốc chỉ xóa nợ “đối với các khoản cho vay không lãi suất của Chính phủ Trung Quốc đáo hạn vào cuối năm”, trong đó có “một phần khá khiêm tốn những khoản tài trợ của Trung Quốc ở châu Phi”. Tháng 1/2019, Trung Quốc đã đồng ý hoãn khoản nợ không lãi suất trị giá 78,4 triệu USD của Cameroon. Tháng 4/2019, Chính phủ Ethiopia tuyên bố Trung Quốc hủy các khoản cho vay không lãi suất vốn đã tới hạn vào cuối năm 2018, mà không nêu cụ thể số tiền; Trung Quốc đã đồng ý hủy các khoản vay đó vào năm 2018 để gia hạn thời gian trả nợ cho các khoản vay của Ethiopia trong một dự án đường sắt lớn.
Trong nỗ lực chống tham nhũng đối với các dự án thuộc BRI, vào tháng 7/2019, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã công bố kế hoạch đưa các sĩ quan của mình đến các nước có các dự án lớn thuộc BRI để theo dõi hoạt động của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài. Hành động này diễn ra sau khi xuất hiện những thông báo của Cơ quan quản lý tài sản sở hữu nhà nước vào tháng 7/2018 và tháng 6/2019 yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước tăng cường giám sát các đơn vị và nhân viên ở nước ngoài. Vẫn còn phải xem liệu việc các quan chức Trung Quốc lại đặt trọng tâm vào tính minh bạch, tính bền vững của nợ và tính bền vững về môi trường có dẫn đến một sự điều chỉnh tiến trình đáng kể hay không. Tuy nhiên, xét tới những lợi ích chiến lược của mình trong BRI, Bắc Kinh dường như không thể tiến xa hơn các điều chỉnh chiến thuật đối với sáng kiến này.
Ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, Trung Quốc tìm cách tận dụng ảnh hưởng kinh tế trong các lĩnh vực thương mại, tiền tệ và thanh toán để thách thức tính ưu thế của các hệ thống tài chính mà Mỹ chi phối. Trong lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh đã tìm cách định hình các quy tắc thương mại đa phương, nhưng việc các nước khác tham gia các diễn đàn đa phương đã làm giảm khả năng của Trung Quốc tạo ra các ưu đãi thương mại. Trong phiên điều trần trước ủy ban, Giám đốc Sáng kiến chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Brookings Rush Doshi đã mô tả cách Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) minh họa cho “cả tham vọng xây dựng trật tự Trung Quốc lẫn sự kháng cự của châu Á, cũng như cách chương trình nghị sự của Trung Quốc có thể bị ngừng lại khi nó được đa phương hóa”. Tham vọng lãnh đạo RCEP của Trung Quốc đã gặp phải những trở ngại từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Chẳng hạn, Ấn Độ đã miễn cưỡng cấp cho Trung Quốc các điều khoản nhập khẩu giống như các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, vì lo ngại hàng hóa Trung Quốc ồ ạt chảy vào làm gia tăng thâm hụt thương mại đáng kể với Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD đồng thời tăng cường ảnh hưởng kinh tế của mình, nhưng những nỗ lực này cho đến nay đã có những kết quả hạn chế bởi Bắc Kinh không sẵn sàng tự do hóa tài khoản vốn của nước này. Theo Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), mặc dù đã trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới vào năm 2016, nhưng việc đồng nhân dân tệ được sử dụng ở phạm vi quốc tế vẫn còn hạn chế; tính đến tháng 4/2019, đồng nhân dân tệ chiếm chưa đến 2% trong tất cả các khoản thanh toán toàn cầu. Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập lớn hơn cấp khu vực vào năm 2017, 40% thanh toán giữa Trung Quốc và các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ, tăng từ chỉ 7% trong năm 2012.
Trung Quốc đã tìm cách tăng cường quốc tế hóa đồng nhân dân tệ thông qua BRI, các cuộc hoán đổi tiền tệ song phương, những thỏa thuận với các ngân hàng trung ương nước ngoài và sử dụng Hong Kong làm trung tâm trao đổi đồng nhân dân tệ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tạo ra một hệ thống thay thế SWIFT, năm 2015 Bắc Kinh đã ra mắt Hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới (CIPS), hệ thống nhắn tin và thanh toán liên ngân hàng của riêng mình. Trong khi các giao dịch CIPS đang gia tăng nhanh chóng (tăng 80% so với năm 2017 lên 3.770 tỷ USD trong năm 2018), nhưng nó không thể cạnh tranh được với SWIFT, hàng ngày vốn xử lý các giao dịch trị giá 5.000-6.000 tỷ USD. Tuy nhiên, tiến sĩ Doshi đánh giá CIPS “không chỉ bảo vệ Trung Quốc khỏi sức ép về tài chính mà còn tăng quyền tự chủ, giúp nước này kiểm soát tất cả các thông tin truyền qua mạng lưới của mình, sức mạnh để giúp các nước khác né tránh các biện pháp trừng phạt và khả năng một ngày nào đó sẽ cắt đứt khỏi hệ thống sử dụng đồng nhân dân tệ”. CIPS đã hấp dẫn các ngân hàng ở các nước bị Mỹ trừng phạt, chẳng hạn như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
http://biendong.net/bien-dong/33745-bac-kinh-dang-thuc-day-mo-hinh-tq-thong-qua-sang-kien-vanh-dai-con-duong-bri.html

Bị cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích thậm tệ,

TQ liệu có rút khỏi UNCLOS 1982

Kể từ khi Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đến việc Bắc Kinh liên tục tiến hành các hoạt động quân sự hóa trên các thực thể chiếm đóng trái phép đã bị cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích mạnh mẽ vì vi phạm Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Vấn đề đặt ra hiện nay là liệu Trung Quốc có cảm thấy xấu hổ và rút khỏi UNCLOS 1982 để tránh bị chỉ trích, lên án hay không.
UNCLOS là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994 và cho đến tháng 10 năm 2014, có 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Trung Quốc hiện là một trong số 167 nước thành viên tham gia UNCLOS. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhận được các công cụ phê chuẩn và gia nhập và Liên Hiệp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của các quốc gia là thành viên của Công ước thì Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này. Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Ủy ban Cá voi Quốc tế và Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước.
Trung Quốc bị chỉ trích
Mặc dù đã phê chuẩn UNCLOS từ năm 1996, song Trung Quốc đã có những hành động vi phạm và không thực hiện các quy định của UNCLOS. Những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông bị các học giả quốc tế lên án mạnh mẽ. Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự – Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng những hành động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế có chủ đích. Trung Quốc không hề có căn cứ luật pháp cho hành động của họ. Nói cách khác, Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố chủ quyền một cách vô cớ đối với các đảo và vùng nước trên Biển Đông, phớt lờ các phán quyết của tòa án quốc tế UNCLOS 1982. Theo Giáo sư Carl Thayer, các hành động của Trung Quốc trong các năm qua cho thấy Bắc Kinh có hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là nhằm thiết lập bá quyền thông qua phát triển các nguồn lực trên biển (bao gồm dầu mỏ và khí đốt) tại vùng biển trong khu vực “đường 9 đoạn”. Vì thế, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động khai thác dầu của các quốc gia ven biển và tạo sức ép buộc các nước này phải tham gia các dự án khai thác chung với Trung Quốc. Mục tiêu thứ hai của quốc gia này là loại bỏ sự tham gia của các cường quốc bên ngoài trong việc phát triển nguồn lực biển tại Biển Đông. Điều này được thể hiện rõ khi Trung Quốc đề nghị hợp tác kinh tế biển cần được tiến hành với Trung Quốc và quốc gia ven biển mà “không được tiến hành thông qua hợp tác với các công ty thuộc các quốc gia bên ngoài khu vực”.
Trong khi đó, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình dương tại tập đoàn tư vấn Albright Stonebridge, ông Anthony Nelson, cho rằng việc Trung Quốc khảo sát địa chất ở khu vực Biển Đông mà nước này không có chủ quyền đã vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982; nhấn mạnh đây rõ ràng là một sự vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển và phán quyết của Tòa án thường trực quốc tế năm 2016 liên quan tới vụ kiện của Philippine. Trung Quốc đã vi phạm cả hai văn bản này nhằm tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên trong khu vực cũng như tìm cách ngăn cản các nước khác được sử dụng các nguồn tài nguyên này. Cùng quan điểm trên, Stein Tonnesson, Giáo sư nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hòa bình Oslo, Nauy cho biết, theo luật biển, Trung Quốc không có quyền được khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác. Trung Quốc đang tìm cách thực hiện “đường Lưỡi Bò” nhằm phục vụ phát triển bất chấp luật pháp quốc tế. Lần này Trung Quốc không khoan dầu mà tiến hành khảo sát diện rộng ở Biển Đông. Trung Quốc cũng đồng thời ngăn cản các nước khác tiến hành khảo sát trong khu vực thềm lục địa của các nước này.
Giận quá mất không?
Trong quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế thì việc tham gia ký kết các công ước quốc tế là tự nguyện và chấm dứt hay rút khỏi UNCLOS cũng thuộc về quyền của Trung Quốc. Về mặt pháp luật mà nói thì không ai có thể ràng buộc, áp đặt không cho Trung Quốc rút khỏi UNCLOS. Tuy nhiên trong quan hệ quốc tế thì hiệu lực của luật pháp quốc tế nó thể hiện sự lợi ích của các quốc gia đan xen và phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực. Không những vậy, Điều 317 cho phép các quốc gia từ bỏ UNCLOS bằng cách thông báo bằng văn bản gửi cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Nhưng để từ bỏ một Điều ước mất 9 năm để đàm phán, có 320 điều khoản và chín phụ lục bao trùm nhiều vấn đề rộng lớn, với 167 quốc gia thành viên và được coi là “bản hiến pháp” của đại dương không thể là một quyết định sáng suốt cho Trung Quốc, vì:
Đầu tiên, từ bỏ UNCLOS sẽ không giúp Trung Quốc thoát khỏi nghĩa vụ tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài. Điều 317 của UNCLOS quy định rõ ràng rằng việc từ bỏ không ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ hay các địa vị pháp lý của quốc gia này bắt nguồn từ việc áp dụng Công ước, trước khi Công ước không còn hiệu lực đối với quốc gia đó.
Thứ hai, từ bỏ UNCLOS không hoàn toàn bảo vệ Trung Quốc chống lại các vụ kiện tương tự trong tương lai có thể được đưa ra bởi Việt Nam, Indonesia hoặc Malaysia ở Biển Đông hay Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, theo như lập luận của Talmon. Theo Điều 317, việc từ bỏ UNCLOS chỉ có hiệu lực một năm sau khi có thông báo bằng văn bản. Trong khoảng thời gian một năm này sẽ không có gì ngăn chặn các nước này đưa ra các vụ kiện chống lại Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc đã tham gia rất sâu vào hệ thống UNCLOS. Một minh chứng là Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào chế độ đáy biển sâu được thiết lập dựa trên Phần XI của UNCLOS, trong đó cho phép các quốc gia thăm dò và khai thác tài nguyên dưới đáy biển sâu ở những khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia. Trên thực tế, Trung Quốc là nhà đầu tư tiên phong trong thăm dò đáy biển sâu, đã tích cực tham gia vào việc thăm dò đáy biển sâu từ những năm 1970. Bên cạnh đó, sự tham gia của Trung Quốc vào chế độ đáy biển sâu được thúc đẩy không chỉ bởi khả năng thu lời từ khai thác khoáng sản mà còn bởi các lý do chiến lược, bao gồm việc đảm bảo một nguồn cung lâu dài cho nguồn kim loại quý hiếm để thay thế cho nguồn khoáng chất trên mặt đất và việc nâng cao năng lực khoa học và công nghệ biển của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc từ bỏ UNCLOS, nước này sẽ phải từ bỏ việc thăm dò hiện tại của mình và làm lãng phí thời gian, nguồn lực và chi phí đáng kể. Cách duy nhất mà Trung Quốc có thể hưởng lợi từ chế độ đáy biển sâu khi không phải là một bên tham gia chế độ này là đầu tư chung với nhà thầu khác và nhận tài trợ từ một quốc gia khác, nhưng đây là một quá trình rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và không được đảm bảo.
Trung Quốc cũng đã tận dụng các quyền lợi của mình được quy định trong Điều 76 Phần VI của UNCLOS để yêu sách thềm lục địa vượt quá 200 hải lý nhằm khai thác các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt ở đó. Điều 76 cho phép các quốc gia có thềm lục địa đáp ứng được các tiêu chí khoa học nhất định (liên quan đến địa chất và địa mạo của đáy biển) đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) các thông tin để chứng minh phần thềm lục địa mở rộng theo như đề xuất của mình. CLCS có quyền đưa ra các khuyến nghị cuối cùng và ràng buộc về việc thiết lập giới hạn ngoài của thềm lục địa. Ngày 14/12/2012, sau khi sử dụng nguồn lực đáng kể để thu thập dữ liệu trên đáy biển trong khoảng thời gian mười năm, Trung Quốc đã đệ trình lên CLCS ranh giới ngoài của thềm lục địa ở Biển Hoa Đông. Đệ trình của Trung Quốc chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và không ngạc nhiên khi nó gây ra sự phản đối từ Nhật Bản.
Trung Quốc từ bỏ UNCLOS có thể làm tổn hại yêu sách thềm lục địa mở rộng của mình mặc dù CLCS chưa xem xét đệ trình của Trung Quốc. Sự thật là Trung Quốc vẫn có quyền hưởng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo luật tập quán quốc tế. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là liệu những tiêu chí khoa học sử dụng để thiết lập ranh giới ngoài theo quy định của Điều 76 UNCLOS có đạt tới điều kiện của luật tập quán quốc tế hay không. Hơn nữa, lợi ích chính của việc đệ trình lên CLCS là làm tăng tính hợp pháp của yêu sách thềm lục địa mở rộng của một quốc gia so với quốc gia khác và mang lại sự chắc chắn cần thiết trước khi khai thác dầu khí. Trong phán quyết năm 2012 của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) về vụ việc giữa Bangladesh và Myanmar, việc cả hai bên đệ trình lên CLCS để chứng minh yêu sách thềm lục địa mở rộng có tầm quan trọng to lớn mặc dù CLCS vẫn chưa đưa ra khuyến nghị cuối cùng. Tương tự như vậy, trong phán quyết năm 2012 của ICJ về vụ việc giữa Nicaragua và Columbia, việc Nicaragua không đệ trình lên CLCS khiến ICJ không coi trọng yêu sách thềm lục địa mở rộng của Nicaragua. Nếu Trung Quốc từ bỏ UNCLOS, yêu sách thềm lục địa mở rộng của nước này sẽ phải chịu những thay đổi bất thường và sự bất ổn của luật tập quán quốc tế, điều này có thể ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc so với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Thứ tư, việc Trung Quốc từ bỏ UNCLOS sẽ làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh trong cam kết của Trung Quốc về “sự trỗi dậy hòa bình” với tư cách là một siêu cường toàn cầu. UNCLOS thiết lập nền một số kỳ vọng cơ bản về cách hành xử của các quốc gia trên các đại dương và từ đó cung cấp một ngôn ngữ chung thông qua đó các bên yêu sách, ngay cả Trung Quốc, truyền đạt các quan điểm và yêu sách của mình. Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang hàng ngày thì việc Trung Quốc từ bỏ UNCLOS có thể làm suy giảm lòng tin của các quốc gia trong khu vực. Điều này do đó sẽ làm hỏng mọi nỗ lực của Trung Quốc trong việc theo đuổi lựa chọn theo mong muốn của mình, đó là tìm ra một giải pháp trên cơ sở thương lượng cho tranh chấp Biển Đông.
Phương án Trung Quốc không tuân thủ phán quyết cuối cùng của Toà Trọng tài chắc chắn sẽ gây tổn hại đến vị thế của Trung Quốc với tư cách là một thành viên tuân thủ pháp luật của cộng đồng quốc tế. Nếu thêm vào đó mà từ bỏ một chế độ pháp lý lâu dài và được chấp nhận rộng rãi như UNCLOS có thể sẽ gây ra những hệ quả sâu rộng, đi ngược lại lợi ích quốc gia lâu dài của Trung Quốc. Việc Mỹ không phê chuẩn UNCLOS còn được dung thứ bởi vì Mỹ luôn tuân thủ theo cơ chế UNCLOS. Tuy nhiên, việc
Trung Quốc từ bỏ UNCLOS sau khi tòa án kết luận hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với UNCLOS sẽ không được chấp nhận theo cách tương tự. Có rất nhiều hướng hành động mà Trung Quốc có thể thực hiện sau khi phán quyết của Toà Trọng tài được công bố. Tuy nhiên, từ bỏ UNCLOS không nên là một trong số đó.
Nhìn chung, Công ước được thông qua là một thành công lớn của thế giới, đồng thời đây cũng là chuẩn mực về Luật Biển áp dụng cho sân chơi chung toàn cầu. Do đó, tuân thủ Công ước Luật Biển năm 1982 là phải thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định trong Công ước này. Bất cứ hành động đơn phương nào vi phạm vào Công ước Luật Biển 1982 cũng khiến tình hình thêm phức tạp, đồng thời quốc gia nào không tôn trọng quy định về quyền và nghĩa vụ ghi trong Công ước cũng có nghĩa là tự tách mình ra khỏi sân chơi chung của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, vấn đề tại Biển Đông hiện nay không còn là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà nó đã trở thành vấn đề của cả khu vực, thậm chí có ảnh hưởng đến toàn thế giới bởi luật pháp quốc tế đang bị vi phạm. Các quốc gia, các tổ chức chính trị xã hội trên thế giới cần tỏ rõ lập trường phản đối trước hành động thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc, lên tiếng yêu cầu Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định được nêu rõ trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
http://biendong.net/bien-dong/33746-bi-cong-dong-quoc-te-len-an-chi-trich-tham-te-tq-lieu-co-rut-khoi-unclos-1982.html

Trung Quốc đang ‘viết lại lịch sử’ về virus Vũ Hán?

Tuệ Minh
Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới khiến cho chính phủ các nước rơi vào tình trạng hỗn loạn, thì Bắc Kinh đang tìm cách “vẽ ra” những phần thưởng.
Một bài xã luận mang hàm ý khoe khoang viết trên tờ China Daily của chính quyền Trung Quốc vào ngày 20/2 nhằm ám chỉ virus đã được Trung Quốc kiểm soát: “Nếu không phải vì những lợi thế thể chế độc đáo của Trung Quốc, thế giới có thể đang chiến đấu với một đại dịch tàn khốc”. Tuy nhiên, lời khoe khoang này được cho là lố bịch khi số người nhiễm virus Vũ Hán bên ngoài Trung Quốc đang tăng lên và Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch bệnh lần này là một đại dịch toàn cầu.
Khi cuộc khủng hoảng về viêm phổi Vũ Hán có vẻ như đã chuyển từ Trung Quốc sang toàn cầu, Bắc Kinh bắt đầu chuyển đổi phong cách, từ việc ban đầu là che đậy và kiểm duyệt thông tin thì giờ đây đã chuyển thành một cuộc tấn công tuyên truyền toàn diện.
Bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc được biết đến là có khả năng viết lại lịch sử trong nước thông qua kiểm duyệt và đàn áp, và gần đây đã cho thấy việc viết lại lịch sử này đang được nhân rộng ở nước ngoài, khi Bắc Kinh tuyên truyền rằng virus thực tế có thể không phải bắt nguồn từ Trung Quốc và Trung Quốc sẽ giúp đỡ những chính phủ “thất bại” trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
Cụ thể, sự nổi lên của thuyết âm mưu về việc COVID-19 không xuất hiện từ Vũ Hán đã được khuếch đại từ dòng tweet của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 12/3: “Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán”. Hoặc nếu như gõ cụm từ “chủng mới của virus corona” vào công cụ tìm kiếm lớn nhất ở Trung Quốc, Baidu, đề xuất đầu tiên sẽ là “được thực hiện bởi người Mỹ?”.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gửi các đội ngũ y tế đến Iran và Ý và đang lên kế hoạch đến Tây Ban Nha. Tổng thống Serbia cũng kêu gọi sự giúp đỡ từ “bạn và anh trai” Tập Cận Bình và hiện đang nhận được các cuộc họp ngắn từ Trung Quốc về cách xử lý dịch bệnh.
Trong đại dịch này, Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện họ là một cường “quốc nhân từ và có trách nhiệm”. Điều này phù hợp với tham vọng của nhà cầm quyền Trung Quốc khi họ muốn chứng minh rằng, hệ thống chính trị của Trung Quốc hiệu quả hơn so với phương Tây.
Phải chăng, chính quyền Trung Quốc đang ‘viết lại’ lịch sử để họ không phải chịu trách nhiệm về những trường hợp tử vong, về đại dịch toàn cầu và suy thoái kinh tế trên thế giới.
Theo Nikkei Asian Review
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dang-viet-lai-lich-su-ve-virus-vu-han.html

TQ tố Mỹ ‘chơi trò nguy hiểm’

khi điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan

Trung Quốc hôm 26/3 cáo buộc Hoa Kỳ là “chơi trò nguy hiểm” với chính sách hậu thuẫn Đài Loan, sau khi một tàu chiến Mỹ đi ngang qua eo biển Đài Loan, một địa điểm ‘nhạy cảm’ sau khi căng thẳng quân sự tăng cao giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc tức giận vì cho rằng chính quyền của TT Trump đã có những bước để tăng cường sự hỗ trợ cho Đài Loan, như bán thêm vũ khí, tiến hành các cuộc tuần tra gần Đài Loan, và hồi tháng trước đón tiếp Phó Tổng thống đắc cử Đài Loan, ông William Lai tới thăm Washington trong khi TQ coi Đài Loan là thuộc lãnh thổ TQ.
Phát ngôn viên của Hạm đội Thài Bình Dương (Hạm đội 7) của Hoa Kỳ, Anthony Junco, xác nhận rằng chiếc USS McCampbell, một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường, đã đi ngang qua eo biển Đài Loan hôm 25/3 trong một hoạt động mà ông mô tả là ‘thường lệ, phù hợp với luật pháp quốc tế’.
Ông Junco nói việc tàu McCampbell đi ngang qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ông tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục điều tàu đi ngang qua, máy bay bay qua khu không phận bên trên tuyến đường thủy này, và tái khẳng định Hải quân Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.
Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận tàu chiến Mỹ đã đi ngang qua eo biển Đài Loan và trực chỉ hướng Bắc, với sự giám sát của các lực lượng vũ trang Đài Loan trong một ‘sứ mạng thường lệ’, Đài Loan nói thêm rằng không có lý do để báo động.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường (Ren Guoqiang) tố cáo các ‘hành động tiêu cực’ của Mỹ để hậu thuẫn Đài Loan, kể cả các cuộc hành trình bằng đường thủy và đường không ngang qua Eo biển Đài Loan.
Reuters dẫn lời ông Nhậm nói rằng các hành động của Mỹ là ‘cực kỳ nguy hiểm’.
“Các động thái của Mỹ can thiệp nghiêm trọng vào nội tình Trung Quốc, phương hại nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và đầu độc các mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ,”
Trong những tuần gần đây, không quân Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần Đài Loan, khiến đảo quốc này phải tức tốc điếu máy bay chiến đấu lên chặn và cảnh báo phi công Trung Quốc phảia rời khỏi khu vực.
Đài Loan nói các cuộc tập trận của TQ có tính cách khiêu khích, và kêu gọi Trung Quốc hãy tập trung chống dịch Covid-19 thay vì đe dọa đảo Đài Loan.
TT Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm một căn cứ quân sự hôm 24/3 và cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc giữa dịch Covid-19.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-to-my-choi-tro-nguy-hiem-khi-dieu-tau-chien-qua-eo-bien-dai-loan/5346559.html

Singapore: người từ hải ngoại về nhận ‘lời lẽ cay nghiệt’

Michael NguyễnGửi cho BBC từ Singapore
Hóa ra cái thái độ khinh khi, ghét bỏ đồng bào sinh sống, làm việc ở nước ngoài về Tổ quốc trong thời điểm khó khăn, không hẳn là do sợ nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm, cũng không hẳn là do khác biệt về ý thức hệ, về chính trị, tôn giáo (cộng sản đối với tư bản, bảo thủ đối với công đảng, người lương đối với người giáo), hay do tâm lý “ghen ghét” với những người được cho là có nhiều lựa chọn trong cuộc sống hơn bản thân mình.
Có thể nó xuất phát từ một tập hợp dân cư lỏng lẻo, chia rẽ vì sự bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội, vì nền tảng đạo đức đi xuống mà không được củng cố, vì mất lòng tin đối với cách điều hành xã hội.
Covid-19: Nga phải hoãn trưng cầu dân ý về hiến pháp
Cách ly ở TP HCM: “Chúng tôi mới là người cần được cảm thông”
Những tập hợp dân cư đó thiếu một liên kết cộng đồng chặt chẽ (mặc dù họ có thể cùng một dân tộc) để có thể hòa nhập, hòa hợp với bất cứ đồng bào nào của họ dù ở đâu như người Do Thái hay các nước Scandinavian.
Chúng tôi đọc về những bài viết của người Việt trong nước thóa mạ một vài trường hợp người Việt ở nước ngoài về nước trong đợt dịch bệnh Covid-19, rồi nhân đó “dạy dỗ” cách cư xử cho những người Việt khác đang trên đường hoặc có ý định về lại chính ngôi nhà của họ ở Việt Nam.
Ngạc nhiên thay, những bài viết này được chia sẻ, được tán thưởng khá nhiều bởi những người có học, hay đã từng được ra nước ngoài, chính họ cũng từng ở vai người “được dạy dỗ”.
Một quốc gia kinh tế phát triển như Singapore cũng không phải là ngoại lệ.
Trong 3.4 triệu công dân Singapore thì có đến 220 ngàn người sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài, chiếm gần 8% dân số. Hơn 70% số ca nhiễm Covid-19 của Singapore mấy ngày gần đây, là các công dân Singapore về nước.
Đảo quốc này đã đóng cửa đối với tất cả người nước ngoài, chỉ cho phép công dân và thường trú nhân quay về nhà. Nhà ở đây có nghĩa là sau hoàn thành việc khám và cách ly tại một khách sạn đủ 14 ngày. Chi phí do chính phủ đài thọ.
Virus corona: Đi đâu và làm gì giữa thời loạn lạc?
Covid-19: Thái tử Charles của Anh Quốc nhiễm virus
Việc cách ly ngay lập tức từ sân bay, giống như Việt Nam áp dụng từ đầu tháng Hai, làm nguy cơ lây nhiễm của họ cho cộng đồng dân cư gần như không có. Chính phủ Singapore đủ tiềm lực tài chính để đài thọ cho các chi phí khám, cách ly, điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Họ vừa chi hơn 4 tỷ đô la Singapore từ dự trữ quốc gia cho việc chống dịch và chưa kêu gọi nhân dân đóng góp chia sẻ, chưa cần huy động tới túi tiền của dân, chưa cần tăng các loại phí, thuế để bù đắp chi tiêu chính phủ.
Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’
Thế nhưng đọc qua phần “comments” – ý kiến độc giả, của trang báo Straits Times của Singapore, thấy không ít những lời lẽ cay nghiệt dành cho người Singapore ở hải ngoại về nước.
“Hãy mang họ về hải ngoại đi, họ yêu hải ngoại mà, đừng có về mà lây bệnh” hay “hãy gửi hóa đơn chữa bệnh của họ cho Mỹ và UK, họ đóng thuế bên đó mà”.
Con virus quả là đáng sợ, nó lột trần bản chất của khá nhiều người tưởng rằng lâu nay vẫn tốt đẹp.
Những đợt dịch bệnh có thể được một số chính quyền sử dụng để khơi dậy lòng yêu nước và có thể là củng cố uy tín lãnh đạo nếu được khống chế thành công, tuy nhiên nó cũng có thể chia rẽ xã hội, sự đoàn kết cộng đồng.
Dịch bệnh cũng phơi bày điểm yếu của những xã hội có vẻ hiện đại bề ngoài nhưng đạo đức xã hội còn phải cải thiện nhiều.
Những đất nước mà sự giàu có thịnh vượng đạt được rất nhanh do tập trung phát triển kinh tế mà xem nhẹ, hoặc đầu tư không tương xứng việc xây dựng nền tảng văn hóa, các giá trị nhân bản, và liên kết (bonding) giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội.
*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây bút tự do và doanh nhân sống ở Singapore nhiều năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52042418

Virus corona: Dân nghèo lo chết đói,

Ấn Độ cứu trợ khẩn cấp 22 tỷ đô la

Ấn Độ công bố gói cứu trợ 22 tỷ đô la Mỹ cho người nghèo ở nước này, nhằm giúp chống chọi tác động kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
“Chúng tôi không muốn bất kỳ ai bị đói, và chúng tôi không muốn bất kỳ ai rơi vào tình trạng không một đồng trong tay,” Bộ trưởng Tài chính Nirmala Shitharaman nói.
Virus corona: Hà Nội, TPHCM sẽ đóng cửa ‘dịch vụ không cần thiết’
Thái Lan trong ngày đầu của tình trạng khẩn cấp tòan quốc
Virus corona: Anh Quốc cứu trợ doanh nghiệp và người lao động ra sao?
Gói cứu trợ, gồm thực phẩm miễn phí, tiền mặt, việc vận chuyển đi lại, được dành cho “những người cần trợ giúp ngay lập tức,” bà nói.
Bà cũng nói các nhân viên y tế sẽ được bảo hiểm y tế đến 66.500 đô la.
Các phóng viên chỉ ra rằng khoản tiền trên chỉ chiếm 1% GDP của Ấn Độ – tương phản với Mỹ và Singapore, là các nước đang chi khoảng 10% GDP cho các gói cứu trợ tương tự.
Tuy nhiên, đây có thể mới chỉ là giai đoạn một, và các gói tương tự dự kiến sẽ được công bố sau, các nước này nói thêm.
Nền kinh tế Ấn Độ đã rơi vào tình trạng trì trệ nghiêm trọng trước khi nước này ban bố lệnh phong toả, đóng cửa công sở, nhà máy, gây ảnh hưởng tới hàng triệu nhân công phải dựa vào tiền công nhật mỗi ngày.
Số lượng nhân công này tạo chiếm mảng lớn trong lực lượng lao động trên toàn quốc. Việc đóng cửa và yêu cầu duy trì khoảng cách xã hội khiến nhiều người trong số họ không có các phương tiện khả thi để kiếm tiền, và nhiều người lo sợ rằng họ sẽ chết đói.
1,3 tỷ dân của nước này được yêu cầu ở trong nhà sau khi lệnh phong toả được ban bố vào tối thứ Ba.
Công nhân nhập cư, người không có việc làm đã phải đi bộ về nhà, nhiều người đi hàng trăm cây số, bởi không có phương tiện giao thông nào được hoạt động.
Những người nghèo và người vô gia cư vội vã làm các lều tạm tồi tàn để nương náu. Cảnh sát đang phải dùng vũ lực để đóng cửa đường biên giữa các bang và duy trì đường phố không bóng người.
Lệnh cấm nghiêm ngặt nhằm chặn việc lây lan virus corona rộng rãi trong cộng đồng sẽ khiến nước này tổn thất nặng về kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế là Ấn Độ không có lựa chọn nào khác, phóng viên BBC Soutik Biswas nói, bởi nước này không thể xử lý được một khi dịch bệnh lan tràn.
Thế nhưng thảng hoặc vẫn có những người đứng túm tụm nơi góc phố.
Ramesh Kumar, sống ở Quận Banda, bang Uttar Pradesh, nói ông biết rằng “sẽ không có ai thuê tôi làm việc, nhưng tôi vẫn thử xem có cơ hội gì không”.
“Tôi kiếm được 600 rupee (8 đô la Mỹ) một ngày, và tôi phải nuôi năm người trong gia đình. Chúng tôi sẽ hết thức ăn trong vài ngày tới. Tôi biết về mối nguy hiểm virus corona, nhưng tôi không thể đứng nhìn các con tôi bị đói,” ông nói.
Hàng triệu người khác cũng trong tình thế tương tự.
Lệnh cấm ra ngoài đồng nghĩa với việc họ sẽ không có thu nhập trong ba tuần. Nhiều người sẽ cạn kiệt lương thực, thực phẩm trong mấy ngày tới.
Mức tăng trưởng đã sụt giảm 4,7% hồi tháng trước, là mức chậm nhất trong nhiều năm, do việc sụt giảm của ngành sản xuất làm ảnh hưởng chung tới sức khoẻ của nền kinh tế nói chung.
Barclays nói việc đóng cửa toàn bộ làm Ấn Độ mất khoảng 120 tỷ đô la, chiếm 4% GDP cả nước.
Bà Sitharaman, cũng là người đứng đầu lực lượng đối phó tình hình kinh tế do thủ tướng công bố thành lập, nói rằng các nhân công làm việc trong chương trình cam kết đảm bảo việc làm sẽ được tăng lương, còn những người nhận trợ cấp theo chương trình phúc lợi xã hội cũng sẽ được nhận các khoản phúc lợi, như bình gas miễn phí.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52049754

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.