Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 03/03/2020

Tuesday, March 3, 2020 4:02:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 03/03/2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt

thăm Đà Nẵng: Tín hiệu gì cho VN và TQ?

Ý kiến rằng hàng không mẫu hạm Mỹ thăm VN vào 5/3 cho thấy Mỹ xác quyết sự hiện diện trên Biển Đông, bất chấp động thái mới của Philppines, đồng thời đề cao vai trò của Việt Nam.
Chuyến thăm thứ hai của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam diễn ra ngay sau khi Tổng thống Philippines cho hay đã chính thức thông báo với Mỹ về khả năng chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA), được ký từ năm 1988.
Quyết định này của Philippines làm dấy lên lo ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á về sự thiếu vắng hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt.
Trong tình huống này, chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam đang gửi đi những thông điệp gì?
Đề cao vai trò của Việt Nam
Trả lời BBC qua email ngày 3/3, Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho hay:
“Washington sẽ đàm phán riêng với Philippines để ngăn chặn việc chấm dứt VFA. Thỏa thuận này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc triển khai tạm thời các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến lớn khác thường xuyên đến Philippines.”
“Nhiều khả năng Việt Nam chấp thuận chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ trước khi có động thái nói trên của Philippines. Nhưng nếu quan hệ với Philippines xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, thì
điều này sẽ nâng cao tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ tiếp cận các cảng tại Việt Nam một cách thường xuyên nhằm củng cố sự hiện diện của họ trên Biển Đông.”
“Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho phép tàu nước ngoài cập cảng mỗi năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để bảo đảm mục tiêu này.” Giáo sư Carl Thayer nhận định.
“Thật không may, việc Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ dự kiến diễn ra giữa tháng Ba đã bị hoãn. Như vậy là mất đi cơ hội để Tổng thống Donald Trump nêu ra vấn đề này một cách riêng tư với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người dự kiến sẽ tham dự cuộc họp này.”
“Các tài liệu về chính sách của Hoa Kỳ cũng xác định Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và sự hiện diện của nó ở Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh.”
Nhắc lại chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson năm 2018, ông Carl Thayer cho rằng chuyến thăm thứ hai này của USS Theodore Roosevelt diễn ra sau cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính đã “nhấn mạnh một tuyên bố quan trọng trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 rằng Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng phù hợp và cần thiết với các quốc gia khác”.
Tín hiệu tới Trung Quốc
Cũng theo Giáo sư Carl Thayer, trong hàng loạt tài liệu chính sách chiến lược, Hoa Kỳ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính. Năm 2019, Hoa Kỳ gay gắt hơn, cáo buộc Trung Quốc bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông.
Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cho thấy Hoa Kỳ đang thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, bao gồm: hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ, hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom, và tự do hoạt động hàng hải, vẫn theo GS Carl Thayer.
“Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ có chính sách lâu dài là tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên và liên tục ở Biển Đông. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một ví dụ rằng chính sách này đang được thực hiện.”
“Hoa Kỳ đang chứng minh rằng họ sẽ bay và đưa tàu tới khu vực Biển Đông nơi luật pháp quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc nhằm tìm cách đẩy các quốc gia nước ngoài ra khỏi vùng biển nằm trong đường yêu sách đường chín đoạn do họ tự vạch ra,” GS Carl Thayer phân tích.
Kế hoạch của USS Theodore Roosevelt tại Việt Nam
“Hướng dẫn báo chí do Bộ Ngoại giao Việt Nam ban hành vào cuối tháng Hai cho thấy Việt Nam muốn chuyến thăm sắp tới giữ ở mức ít chú ý.” Giáo sư Carl Thayer cho BBC hay.
Ông đơn cử việc hướng dẫn báo chí gửi đến các phóng viên tại Việt Nam chỉ đề cập đến chuyến thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ chứ không nói là tàu sân bay.”
Hướng dẫn này cũng viết rằng các phóng viên ”được mời đến nghe các tuyên bố ngắn và đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo nhanh” vào ngày 5/3, và “Thông tin về chuyến thăm này không được công bố cho đến khi có thông báo mới.”
Theo trang Kienthuc.vn, USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ cùng đội hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và năm khu trục hạm đang thực hiện hành trình vượt Thái Bình Dương, sẽ cập cảng Đà Nẵng từ 5-9/3/2020.
Trong chuyến thăm lần này, ngoài biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có liên đội máy bay số 11 của Không quân Hải quân Mỹ.
Đội tàu hộ tống trong biên đội của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bao gồm một tuần dương hạm lớp Ticonderoga – lớp tuần dương hạm duy nhất Mỹ đang sử dụng.
Trang này, trong bài viết hôm 3/3 cho hay thêm rằng: “Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đang làm việc với Bộ ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm, quyết định cuối cùng nằm ở chúng ta và vẫn chưa được đưa ra chính thức.”
Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một tuần dương mẫu hạm thuộc Hải quân Hoa Kỳ tới Đà Năng, Việt Nam.
Năm 2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975.

Bộ Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển:

Công cụ thiết thực giảm va chạm trên Biển Đông

Trong những năm gần đây, cùng với diễn biến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng khiến nguy cơ va chạm trên biển giữa tàu chiến, tàu chấp pháp và tàu dân dụng các nước ngày càng gia tăng. Điều đó cho thấy các nước cần tuân thủ các quy định về tránh va chạm trên biển nhằm giảm thiểu thiệt hại, tránh gây xung đột vũ trang.
Colreg 72 ra đời là do sự tăng nhanh về số lượng và chất lượng của đội tàu biển, sự hoàn thiện không ngừng của các phương pháp và thiết bị hàng hải với mong muốn đưa ra một bộ quy tắc hiện đại và có hiệu quả hơn, còn do có quá nhiều vụ đâm va xảy ra. Colreg 72 gồm 5 phần, 38 điều. Trong đó có nguyên tắc “Cảnh giới” trong điều 5 và Hành động tránh va chạm trong điều 8.
Cảnh giới có nghĩa là mọi tàu thuyền phải thường xuyên duy trì công tác cảnh giới bằng mắt nhìn và tai nghe một cách thích đáng, đồng thời phải sử dụng tất cả các thiết bị sẵn có phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại để đánh giá đầy đủ tình huống và nguy cơ đâm va. Từ trạng thái tầm nhìn, điều kiện thời tiết, sự lại gần các nguy hiểm hàng hải, sự cần thiết phải sử dụng radar, tình trạng kỹ thuật của radar và các thiết bị hàng hải khác nên lúc nào cũng phải tiến hành cảnh giới. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, cảnh giới phải cho phép phát hiện ra bất cứ sự thay đổi nào của hoàn cảnh hiện tại để đảm bảo kịp thời đưa ra những hành động cần thiết cho việc phòng ngừa va chạm giữa các tàu. Trong điều kiện tầm nhìn xa bình thường, việc cảnh giới bằng mắt nhìn hay thị giác cần phải được thực hiện từ vị trí thuận lợi nhất để đảm bảo phạm vi quan sát trên toàn bộ bốn phía chân trời. Cảnh giới trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế có những nét đặc biệt riêng của nó. Ví dụ như trên tàu cần phải cử người ra cảnh giới ở phía trước và thường là ở trước mũi tàu. Ngoài việc quan sát bằng mắt ra, cần phải cảnh giới bằng tai nghe và bằng radar. Trong điều kiện tầm nhìn xa kém, cảnh giới bằng radar cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và sử dụng thang tầm nhìn thích hợp nhất phù hợp với các điều kiện và tình huống hàng hải, nhất là trong điều kiện ban đêm, ở gần bờ hay những khu vực có mật độ tàu đông đúc. Radar cũng có thế được dùng để cảnh giới cả trong điều kiện tầm nhìn xa tốt.
Để đảm bảo tàu hành trình an toàn thì trong điều 8 Colreg 72 là Điều động tránh va chạm để giúp cho các tàu thuyền giảm thiểu được phần nào nguy cơ tai nạn xảy ra. Sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn tiềm ẩn những hiểm nguy bất cứ lúc nào hay bất cứ khi nào điều này gây thiệt hại lớn về người và tài sản, đồng thời cũng gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với bà con ngư dân khi hoạt động đánh bắt hải sản trên biển. Bất cứ một điều động nào để tránh va nếu hoàn cảnh cho phép thì phải được tiến hành một cách dứt khoát, kịp thời và phù hợp với kinh nghiệm của người đi biển lành nghề. Những hành động này phải được thực hiện tính toán đến hoàn cảnh cụ thế của tàu đang lại gần. Mọi thay đổi về hướng đi hay tốc độ hoặc cả hai cùng một lúc để tránh va, phải thay đổi đủ lớn để tàu thuyền khác có thế nhận biết dễ dàng bằng mắt thường hay bằng radar; phải tránh thay đổi hướng đi hay tốc độ hoặc cả hai cùng một lúc một cách lắt nhắc từng tý một. Theo kinh nghiệm đi biển lành nghề, đối với những trường hợp
tránh nhau có sử dụng radar thì người ta đề nghị là sẽ đưa ra hành động tránh nhau ngay sau khi xác định là có nguy cơ va chạm, không để mất thời gian và không để rơi vào tình huống lại gần nhau quá mức để bảo đảm cho sự phối hợp hành động của tàu đang tới gần. Cũng cần nhấn mạnh hành động dứt khoát của tàu phải nhường đường trong tình huống cắt hướng nhau. Khi tránh nhau trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế thì phải đổi hướng lớn hơn nữa và do đó cần phải điều động sao cho chúng được nhìn thấy một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng radar từ tàu khác và để làm vô hiệu việc điều động bất lợi của tàu khác trong điều kiện cần thiết.
Nếu có vùng nước đủ rộng, thì chỉ cần thay đổi hướng đi đơn thuần đã có thế coi là hành động có hiệu quả nhất để tránh rơi vào tình trạng quá gần tàu thuyền kia với điều kiện là việc điều động đó phải tiến hành kịp thời, có hiệu quả và không dẫn tới một tình huống quá gần khác.. Điều này đặc biệt liên quan đến hành động tránh nhau trong điều kiện có sử dụng radar khi tầm nhìn xa kém. Hành động tránh va với tàu thuyền khác là hành động dẫn đến việc tàu thuyền đi qua nhau ở khoảng cách an toàn. Hiệu quả của hành động tránh va phải được kiểm tra thận trọng cho đến khi tàu thuyền kia đã hoàn toàn đi qua và ở xa tàu thuyền mình. Trong điều kiện tầm nhìn xa kém, khi tránh nhau dựa trên những thông tin của radar thì hành động đưa ra phải sớm hơn trong điều kiện tầm nhìn xa bình thường. Hành động tránh va với tàu thuyền khác là hành động dẫn đến việc tàu thuyền đi qua nhau ở khoảng cách an toàn. Hiệu quả của hành động tránh va phải được kiểm tra thận trọng cho đến khi tàu thuyền kia đã hoàn toàn đi qua và
ở xa tàu thuyền mình. Nếu cần thiết để tránh va hay để có thêm thời gian nhận định hết các tình huống, tàu thuyền phải giảm bớt tốc độ hay phải phá trớn tới bằng cách ngừng máy hoặc cho máy chạy lùi. Tàu thuyền không được cản trở sự đi qua hoặc đi qua an toàn của tàu thuyền khác, không được miễn giảm trách nhiệm nếu tiếp cận một tàu thuyền khác đến mức dẫn đến nguy cơ đâm va.
Bên cạnh Colreg 72, trong hệ thống các quy định về tránh đâm va trên biển còn có Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Nó là một thỏa thuận không ràng buộc, khởi đầu từ Bộ quy tắc cho các va chạm không báo trước trên biển, được trình bày lần đầu tiên tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) vào năm 1998 và sau đó được các Tư lệnh Hải quân tại hội nghị ký kết. Tuy nhiên, hiện nay CUES chỉ áp dụng cho lực lượng hải quân, nhưng có nhiều lời kêu gọi mở rộng nó với lực lượng bảo vệ bờ biển.
Tuy nhiên, tình hình căng thẳng trên Biển Đông, cũng như khả năng đâm va giữa tàu các nước chủ yếu là do hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển. Kể từ khi sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động phi pháp trên thực địa nhằm khẳng định “chủ quyền” đối với vùng biển này. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường xuyên tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong khu vực Biển Đông. Những cuộc tập trận này không chỉ vi phạm chủ quyền của các nước ven biển mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa hoạt động tự do hàng hải trong khu vực. Không những vậy, Trung Quốc còn đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, nhất là tại những vùng biển tồn tại tranh chấp chủ quyền với các nước ven biển; tìm cách khai thác các nguồn năng lượng mới trên biển như băng cháy; đưa ra các chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, đồng thời chỉ huy lực lượng chấp pháp tăng cường tuần tra, bắt giữ (phi pháp) ngư dân các nước. Ngoài ra, Trung Quốc tiến hành cải tổ các lực lượng vũ trang và chấp pháp trên biển, đưa Quân ủy trung ương Trung Quốc (CMC) thay Cục Hải dương quốc gia chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, biến lực lượng này thành đơn vị chủ chốt thực thi các nhiệm vụ phi pháp ở Biển Đông. Việc điều chỉnh trên được Bắc Kinh tuyên truyền rằng ngoài việc thực thi chức năng, nhiệm vụ trước đây như “duy trì, chấp hành pháp luật trên biển, bao gồm triệt phá hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật trên biển, duy trì trị an và bảo vệ an ninh trên biển, bảo vệ sử dụng khai thác tài nguyên biển và môi trường sinh thái biển, quản lý nghề đánh bắt thủy sản, chống buôn lậu trên biển và hiệp đồng chỉ đạo công tác chấp pháp trên biển của các địa phương”, việc tái cơ cấu cũng sẽ “cho phép CCG tham gia nhiều hơn vào các cuộc diễn tập quân sự, hoạt động huấn luyện thường nhật với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và CCG cũng sẽ hợp tác hiệu quả hơn với lực lượng hải quân trong các trường hợp khẩn cấp, thậm chí là chiến tranh”… khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Từ chủ trương, chính sách trên của Trung Quốc cũng đã tạo “điều kiện” và “hành lang pháp lý” để tàu chiến, tàu chấp pháp, tàu cá dân binh của nước này tiến hành các hoạt động đâm va trên biển, nhằm thực hiện cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” ở Biển Đông.

Báo cáo của Đại học James Cook:

Thiệt hại môi trường sinh thái san hô ở Biển Đông

do các hoạt động cải tạo, xây dựng và khai thác của TQ

Theo báo cáo mới nhất của Đại học James Cook về thực trạng môi trường sinh thái của Biển Đông công bố trên trang “Tin thức Khoa học hàng ngày” hôm 27/2 cho thấy mức độ hủy hoại nghiêm trọng của hệ sinh thái san hô tại vùng biển này mà nguyên nhân chính là do các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và khai thác thủy sản tận diệt của Trung Quốc.
Nghiên cứu mới của Đại học James Cook tại Australia cho thấy thiệt hại môi trường vô hình đang được diễn ra đối với các rạn san hô ở Biển Đông, khi Trung Quốc đang đòi kiểm soát các tuyến đường biển tranh chấp với các nước. Giáo sư Eric Wolanski và Tiến sĩ Severine Chokroun từ Đại học James Cook là những nhà hải dương học vật lý, nghiên cứu sự phân bố, lưu thông và tính chất vật lý của nước biển. Trong một bài báo khoa học mới, họ cho rằng quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố yêu sách chủ quyền thậm chí tình trạng suy giảm môi trường sinh thái san hô còn nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây.
Trường Sa là nơi TQ quân sự hóa mạnh nhất và đánh bắt quá mức
Theo đánh giá của Giáo sư Wolanski, “Trường Sa là nơi Trung Quốc quân sự hóa mạnh nhất và đánh bắt quá mức. Các rạn san hô và đảo đã bị phá hủy để xây dựng các tiền đồn quân sự cho các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh”. Ông cho rằng dư luận đều đã biết rằng việc nạo vét để xây dựng các hòn đảo mới đã hủy hoại môi trường nghiêm trọng. Thông thường có 100-150 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở mọi rạn san hô mà Trung Quốc kiểm soát, so với từ 0,1 đến 0,5 thuyền đánh cá trên mỗi rạn san hô trong bãi “Great Barrier Reef” ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Đông Bắc Australia.
Giáo sư Wolanski cho biết: “Chúng tôi đã xem xét dòng chảy của cá và ấu trùng san hô từ các rạn san hô bị hư hỏng sản xuất, hoặc được sử dụng để sản xuất, ấu trùng và các rạn san hô đã tiếp nhận chúng và hiện đang bị tước đoạt chúng”. Các nhà khoa học đã xác định dòng chảy xung quanh các đảo bằng cách sử dụng dữ liệu vệ tinh và sau đó mô hình hóa sự di chuyển của ấu trùng từ và đến mọi rạn san hô trong quần đảo Trường Sa.
TQ đã ngăn cản, không cho các nhà khoa học tiếp cận vào các rạn san hô mà họ chiếm giữ
“Các rạn san hô xuống cấp hoặc bị giết bởi việc xây dựng đảo và đánh bắt quá mức, khiến tình trạng suy giảm cá và ấu trùng san hô cho những khu vực hạ lưu. Có các cấp độ khác nhau, nhưng trong trường hợp cực đoan nhất như đảo Namyit, đã không còn ấu trùng cá và san hô mới nào vượt qua do tất cả các nguồn ấu trùng của nó bị phá hủy”, theo báo cáo của Giáo sư Wolanski. Ông nói rằng Trung Quốc không cung cấp cho các nhà khoa học quyền truy cập vào các rạn san hô mà họ chiếm giữ, họ cũng không cung cấp dữ liệu về tình trạng của quần thể san hô và cá tại các rạn san hô này. Nhưng bây giờ có vẻ như hệ sinh thái của toàn bộ quần đảo Trường Sa có nguy cơ sụp đổ hoặc suy thoái nghiêm trọng. “Chúng tôi đã xác định danh sách các rạn san hô ưu tiên cho các biện pháp bảo tồn quan trọng ở quần đảo Trường Sa. Chúng tôi nhận thấy những khó khăn chính trị, nhưng chúng tôi đã xác định được vấn đề và chúng tôi có giải pháp dựa trên ví dụ về sự hợp tác đang phát triển giữa Philippines và Việt Nam quản lý một số rạn san hô trong quần đảo.
Những đánh giá của các chuyên gia tại Đại học James Cook trùng khớp với những đánh giá trước đây của các nhà khoa học
Nhà hải dương học Paul Berkman, cựu Giám đốc chương trình địa chính trị Đại dương Bắc cực tại Viện Nghiên cứu địa cực Scott cho rằng các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng hủy hoại và làm suy thoái các rạn san sô, làm suy giảm lượng cá vốn là nguồn lương thực nuôi sống một lượng lớn dân số các quốc gia có tranh chấp trong khu vực. Giáo sư McManus khuyến cáo rằng: “Các khu vực rạn san hô còn sót lại sẽ bị hủy hoại nếu như cát và bùn từ các đảo nhân tạo rò rỉ ra và bao phủ lên chúng, san hô sẽ bị hủy hoại giống như những gì đang xảy ra xung quanh những chiếc tàu nạo vét của Trung Quốc. Phải mất cả nghìn năm để hình thành được một mét đất cát, phù sa quanh các rạn san hô, tuy nhiên việc tôn tạo đã làm vĩnh viễn mất đi điều này”.
Theo báo cáo Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ – Trung, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đặc biệt đáng quan ngại do quy mô và tốc độ của nó, do tính đa dạng sinh học trong vùng và do tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với môi trường sinh thái tại khu vực. Chỉ tính riêng giai
đoạn 2013-2015, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 3.000 mẫu Anh (hơn 12 km2) đất đai trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã đắp đất cát lên khoảng 13 km2 diện tích các bãi đá, phá hủy các rạn san hô bên dưới.
Học giả James Borton, Giảng viên Viện Walker, Đại học South Carilina, cho rằng các tác động môi trường từ các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc vẫn không ngừng diễn ra tại Biển Đông. Ông cảnh báo, nếu các hoạt động này không được chấm dứt, toàn bộ hệ sinh thái Biển Đông sẽ đứng trước nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn. Giáo sư sinh thái và sinh học biển của trường đại học Miami John McManus cũng chứng minh rằng việc Trung Quốc dùng tàu thuyền khai thác trai, nạo vét cảng, bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, đánh bắt cá tận diệt đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và các nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông. Nguồn thủy sản cũng đang bị đe dọa bởi các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Chương trình môi trường Liên hợp quốc ước tính Biển Đông là vựa thủy sản lớn thứ 10 trên thế giới.
Mặc dù Trung Quốc cho rằng hoạt động tôn tạo của họ tại Biển Đông không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái biển nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Các công trình xây dựng của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo được hình thành từ việc nạo vét và bồi đắp tại các rạn san hô với quy mô lớn. Việc làm này đã tàn phá nhiều rạn san hô và làm suy giảm hệ sinh thái và các loài sinh vật biển. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng thừa nhận rằng có khoảng 80% số rạn san hô đang bị suy giảm. Các nhà nghiên cứu cho rằng các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc đang làm cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản của Việt Nam và Philippines, hoạt động này cũng trực tiếp vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc cũng đã triển khai một lượng lớn các tàu đánh cá tới quần đảo Trường Sa với số lượng hàng trăm nghìn chiếc, bao gồm cả tàu chế biến có công suất lên tới 3.000 tấn.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.