Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 07/02/2020

Saturday, February 8, 2020 5:30:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 07/02/2020
Tin trong nước

Phó giám đốc Sở Nội vụ Phú Yên

 bị khởi tố trong vụ để lộ đề thi công chức

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã quyết định khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Nội vụ Phú Yên do liên quan vụ lộ đề thi công chức của tỉnh này.
Ông Trần Trọng Hiền, Phó giám đốc công an tỉnh Phú Yên cho báo giới trong nước biết thông tin trên vào ngày 7/2.
Theo tờ Pháp Luật, ông Dũng bị khởi tố về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Trong cùng ngày, ông Bùi Văn Nam, Phó phòng tổ chức công chức viên chức thuộc Sở Nội vụ Phú Yên; ông Nguyễn Minh Phát, chi cục phó Chi cục Chăn nuôi thú y thuộc Sở NN&PTNT Phú Yên cũng bị khởi tố về cùng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Công An đã bắt tạm giam ông Bùi Văn Nam, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Phạm Văn Dũng và Nguyễn Minh Phát.
Theo Công an Phú Yên, ông Phạm Văn Dũng với vai trò là phó chủ tịch Hội đồng Thi tuyển công chức tỉnh Phú Yên năm 2017-2018, trưởng ban ra đề thi, đã có hành vi cố ý làm lộ đề thi và bị khép tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.
Liên quan đến vụ việc trên, Công an đã khởi tố vụ án và trong tháng 8/2019 đã bắt tạm giam bà Vũ Thị Thái Hòa, chuyên viên phòng tổ chức công chức viên chức tỉnh. Đến tháng 11/2019, Công an tiếp tục khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức công chức viên chức Sở Nội vụ và ông Trần Văn Nhiên, Phó phòng.
Được biết, trong kỳ thi tuyển công chức tỉnh Phú Yên năm 2017-2018 tổ chức vào tháng 11/2018 để tuyển chọn 180 công chức vào 24 nhóm ngành thuộc các cơ quan của Phú Yên. Nhưng sau đó, do kỳ thi bị tố cáo sai phạm để lộ đề nên đề tháng 6/2019, tỉnh Phú Yên mới có quyết định phê duyệt kết quả kỳ thi. Ngày 13/6/2019 Sở Nội vụ Phú Yên thông báo chỉ có 141 thí sinh trúng tuyển trong tổng số 879 thí sinh dự thi.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/deputy-director-of-home-affairs-dept-phu-yen-prosecuted-02072020073336.html

Thất bại trong việc truy bắt,

Bộ công an CSVN kêu gọi Tuấn “khỉ” ra đầu thú

Tin từ Sài Gòn: Bộ công an cộng sản Việt Nam đã kêu gọi Lê Quốc Tuấn, thượng uý công an bị nghi ngờ giết chết 6 người vào ngày 29/1, ra đầu thú sau khi thất bại trong việc truy tìm nghi phạm giết nhiều người cho dù đã sử dụng hàng trăm cảnh sát và binh sĩ quân đội tìm kiếm trong nhiều ngày.
Trong buổi họp báo đầu tháng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thứ trưởng công an Lương Tam Quang thông báo về lời kêu gọi này. Ông tướng này cũng cho biết bộ công an đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm bắt giữ viên sỹ quan trại giam này.
Như tin đã đưa, vào chiều 29/1, Lê Quốc Tuấn (biệt danh Tuấn khỉ) cùng với em họ là Lê Quốc Minh đi xe máy đến sới bạc ở huyện Củ Chi để chơi tài xỉu. Sau khi thua bạc, Tuấn bỏ đi rồi quay lại với khẩu AK và nổ súng giết chết 5 người. Trên đường bỏ chạy, Tuấn tiếp tục dùng súng khống chế, cướp xe máy của một người dân. Ngoài ra, cảnh sát nghi ngờ nghi phạm này nổ súng sát hại một người khác để cướp xe máy.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng 500 cảnh sát, trong đó có hàng trăm cảnh sát cơ động để truy tìm trong nhiều ngày. Cho dù được sự hỗ trợ của quân đội, công an vẫn không phát hiện nơi ẩn nấp của Tuấn, và đã bị buộc phải thu quân.  Vụ thất bại này nói lên năng lực thực sự của lực lượng “thanh kiếm” của đảng cộng sản cầm quyền.
Đầu tháng này, bộ công an điều động khoảng 3,000 cảnh sát tấn công vào xã Đồng Tâm, giết chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi và là một đảng viên cộng sản với 58 năm tuổi đảng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/that-bai-trong-viec-truy-bat-bo-cong-an-csvn-keu-goi-tuan-khi-ra-dau-thu/

Nghiệp vụ công an Việt Nam

qua vụ Đồng Tâm và Tuấn ‘khỉ’!

Diễm Thi, RFA
Phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc hội Việt Nam Khóa XIII, đại biểu Nguyễn Đình Quyền từng phát biểu với truyền thông trong nước hồi tháng 11 năm 2013 rằng ‘cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh’.
Thực tế trong nhiều năm qua cũng cho thấy bất cứ tiếng nói đối lập, nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ – nhân quyền nào cũng đều nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của an ninh, công an.
Tuy nhiên có hai vụ gần đây là vụ đánh úp vào Đồng Tâm hôm ngày 9 tháng 1 và vụ truy bắt ông Lê Quốc Tuấn, tức Tuấn ‘khỉ’ khiến nhiều người đặt câu hỏi về nghiệp vụ của công an Việt Nam.
Chiều 29 tháng 1 năm 2020, ông Lê Quốc Tuấn, một công an, đã mang súng AK giết chết 4 người tại sòng bạc ở huyện Củ Chi sau khi tham gia đá gà, đánh bạc từ sáng đến trưa, thua bạc và cự cãi với một số người.
Từ sáng đến trưa 30 tháng 1, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đã được Bộ Công an cử đến hiện trường để chỉ đạo khoảng 500 Cảnh sát cơ động, hình sự vũ trang vây bắt kẻ giết người. Các tuyến đường liên quan đều có rất đông cảnh sát ôm súng, phong tỏa nhiều lớp.
Đến nay đã hơn một tuần nhưng kẻ thủ ác vẫn bặt vô âm tín. Công an huyện Củ Chi xác nhận với RFA vào chiều tối 6 tháng 2:
“Vẫn chưa tìm được. Chưa bắt được chị ạ!”
Anh Vĩnh, một người dân Củ Chi cho rằng công an phong tỏa, rà soát nhiều tuyến đường ở đây nhưng vẫn không ‘thấy tăm hơi’ ông Tuấn ở đâu trong khi dân vừa hiếu kỳ vừa lo sợ cho tính mạng của mình khi biết hung thủ có súng. Anh nhận định:
“Huy động lực lượng 500 người bao vây một khu vực không rộng lớn nhưng không bắt được. Cái đó một phần do năng lực yếu kém của lực lượng công an, một phần họ sợ trách nhiệm. Có lẽ họ muốn kéo dài thời gian cho đối tượng mệt mỏi ra đầu thú. Như vậy là an toàn nhất.”
RFA liên lạc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh để hỏi thêm thông tin cũng như cảm nhận của họ khi người dân đánh giá nghiệp vụ của ngành công an nói chung thì nhận được câu trả lời:
“Cái này tôi không có ý kiến. Ngoài thẩm quyền của tôi nên tôi không trả lời được. Chị muốn gì chị lên trực tiếp phòng hình sự hỏi.”
Hai mươi ngày trước đó, rạng sáng ngày 9 tháng 1, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm và giết chết ông Lê Đình Kình, bắt đi gần 30 người dân.
Hai sự việc trên khiến người dân đặt câu hỏi về nghiệp vụ của lực lượng vũ trang Việt Nam khi huy động hàng ngàn người để giết chết một cụ già 84 tuổi đời, gần 60 tuổi đảng ngay tại nhà vào lúc tối trời; trong khi đó hàng trăm cảnh sát cơ động dưới sự chỉ đạo của cả tướng công an chỉ để truy bắt một đối tượng suốt cả tuần lễ mà vẫn chưa đạt kết quả gì.
Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Hội nhận định:
“Công an Việt Nam từ trước đến vẫn được mệnh danh là giỏi nhất thế giới, nhưng qua hai vụ việc thì chứng tỏ điều ngược lại. 500 công an không bắt được một đối tượng; 3000 công an giết được một cụ già. Đó là một điều nghịch lý. Nó chứng tỏ trình độ của công an ngày nay không được như mong muốn. Cũng có thể do đối tượng quá giỏi vượt được vòng vây truy nã và vây bắt trong khi công an thì quá kém”.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ phân tích thêm về hai vụ việc có lực lượng công an, cảnh sát tham gia đông đảo với trang bị tận răng:
“Việc sử dụng đến 3000 cảnh sát trang bị tận răng tấn công thôn Hoành là để dập tắt sự phản kháng của người dân chống lại việc chính quyền lấy đất trái pháp luật, cụ thể họ đã giết cụ Lê Đình Kình và bắt những người trong “nhóm Đồng Thuận”. Còn vụ huy động 500 cảnh sát cơ động cũng vũ trang đến tận răng truy bắt một tên tội phạm đang trong ngành công an, thì về mặt nghiệp vụ là quá kém.
Họ đã rầm rộ đem một lực lượng 3000 người đến tấn công làng Đồng Tâm và giết một cụ già nên bây giờ phải dùng 500 cảnh sát cơ động với một Thứ trưởng công an chỉ huy để bắt một tên công an giết người, phải chăng Bộ công an muốn cho người dân thấy sự cân bằng giữa hai sự việc kiểu như ‘đánh bùn sang ao’?”
Hồi giữa tháng 12 năm 2019, TP.HCM tổ chức một buổi diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của nhiều cơ quan như Công an TPHCM, Bộ tư lệnh TPHCM, UBND TPHCM, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất… nhằm đánh giá khả năng thực binh, ứng phó của các đơn vị khi có các sự cố xảy ra như: các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, gây rối trật tự hoặc nhóm khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp để tấn công trụ sở, cơ quan nhà nước, bắt giữ cán bộ, hoặc dùng chất nổ đe dọa khủng bố cơ quan nhà nước.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 5 tháng 2, liên quan đến vụ xả súng ở sới bạc Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM, Trung tướng Lương Tam Quang bác bỏ thông tin “công an đã huy động lực lượng lớn” để vây bắt Tuấn ‘khỉ’ trong khi tờ Bảo vệ Pháp luật, một cơ quan của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa thông tin ‘500 Cảnh sát đang vây bắt nghi phạm bắn chết 4 người ở Củ Chi’ hôm 30 tháng 1.
Báo trong nước dẫn lời ông Lương Tam Quang rằng: “Tôi không rõ thông tin về việc “huy động lực lượng lớn” xuất phát từ đâu. Về vụ việc có nguyên nhân do mâu thuẫn đánh bạc, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Lê Quốc Tuấn và Phạm Thanh Tâm. Hiện Tâm đã đầu thú”.
Trong vụ tấn công vào Đồng Tâm hôm 9 tháng 1, có một sĩ quan cao cấp và hai sĩ quan cảnh sát cơ động bị thiệt mạng. Bộ Công an nêu ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 3 người này không thống nhất. Tuy nhiên ngay sau đó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và bộ trưởng công an vinh danh, tưởng thưởng cho họ. Nhiều ý kiến thắc mắc liệu chiến công mà họ thực hiện được có phải là do bắn chết người dân hay không?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/paradox-of-vietnam-police-capability-dt-02062020135039.html

31 học viên trốn trại cai nghiện ma túy ở Tiền Giang

Lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang đang truy bắt 31 học viên bỏ trốn khỏi trại cai nghiện ma túy ở Tiền Giang vào hôm 6/2/2020.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 7/2, dẫn nguồn từ cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang thông báo có 31 học viên ở Khu B trong Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang, vào trưa ngày 6/2 đã xô ngã nhân viên chuyển cơm và trực cổng để bỏ trốn. Cho đến ngày 7/2 vẫn chưa có ai trong số người này được đưa trở lại trại cai nghiện.
31 người bỏ trốn được xác định có 26 người ngụ tại Tiền Giang. 5 học viên còn lại ngụ ở Long An, Cần Thơ và Cà Mau.
Hiện Công an tỉnh Tiền Giang đang chốt chặng các ngã đường để truy bắt số 31 học viên bỏ trốn này.
Hồi hạ tuần tháng 11 năm 2019, tại Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang cũng xảy ra tình trạng học viên bỏ trốn lên đến 119 người và 73 học viên bỏ trốn đã được lực lượng chức năng đưa trở lại trong cùng ngày.
Trong năm 2018, hơn 200 học viên ở Trung tâm Cai nghiện Ma túy tỉnh Tiền Giang cũng đã bỏ trốn. Tất cả số học viên này sau đó bị bắt lại vô trường cho hay họ bỏ trốn là do bị cưỡng bức lao động, bị đánh đập.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/31-addicts-escaped-the-rehab-in-tieng-giang-on-february-6-02072020070013.html

Đồng Tâm: Sứ quán Hoa Kỳ tại VN

tiếp xúc với nhà hoạt động

Các viên chức thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm 6/2 đã tiếp xúc với nhà hoạt động xã hội Trịnh Bá Phương, liên quan sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01, theo lời kể của ông.
Cuộc tiếp xúc diễn ra trong vòng hai giờ đồng hồ ở một địa điểm đối diện tòa Đại sứ ở Hà Nội và hai bên đã trao đổi về cuộc bố ráp, tập kích Đồng Tâm cách đây gần một tháng, làm bốn người thiệt mạng, như công bố của chính quyền, trong đó có ông Lê Đình Kình, 84 tuổi và ba sỹ quan cảnh sát.
Phúc đáp email của BBC News Tiếng Việt yêu cầu xác nhận tin trên và trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc gặp gỡ, Bà Rachel Chen, phát ngôn viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, sáng 7/2 cho biết là sẽ chóng có hồi đáp.
Trước đó, nhà hoạt động trong phong trào ‘dân oan và khiếu kiện đất đai’ Trịnh Bá Phương nói với BBC News Tiếng Việt, từ Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội hôm 6/2:
“Ngày hôm qua, hôm 05/02/2020, phía Đại sứ quán Mỹ đã liên hệ với tôi và họ mời tôi đến gặp để trao đổi về sự việc xảy ra tại Đồng Tâm,”
Đồng Tâm: Chúng tôi đến thăm và nghe nhìn thấy gì?
Vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành
Trang chuyên đề của BBC về vụ tập kích, bố ráp Đồng Tâm
“Trong buổi làm việc hôm nay (06/02), tiếp tôi có ba viên chức lãnh sự thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ, có một bà đại diện là bà Trưởng phòng Chính trị của Lãnh sự quán Mỹ.”
“Chúng tôi trao đổi trong vòng khoảng hai giờ đồng hồ và trao đổi về tất cả các vụ việc từ hôm 09/01 đã diễn ra ở tại Đồng Tâm, trong đó có nêu lên một số vấn đề trao đổi, đó là về việc lực lượng cảnh sát đàn áp đã giết cụ Kình và bắt đi nhiều người dân, trong đó thống kê là 27 người dân ở Đồng Tâm đã bị bắt.”
‘Rất quan tâm Đồng Tâm’
Nhà hoạt động xã hội dân sự này cho biết các nhà ngoại giao Mỹ ở Tòa Đại sứ tại Việt Nam tỏ ra quan tâm tới tình hình vụ việc ở Đồng Tâm:
“Phía Đại sứ quán Mỹ cũng rất quan tâm đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại, cho biết rằng những người dân ở Đồng Tâm đang phải chịu những áp lực “đàn áp” rất khốc liệt, ngoài sự việc diển ra hôm 09/01 thì còn bị triệu tập thường xuyên, bị đe dọa.”
“Và tình hình của 27 người bị bắt hiện nay cũng đang rất lo lắng, bởi vì phía Công an không đưa ra bất cứ một thông tin nào về nơi giam giữ, hay quyết định đưa cho gia đình. Thế nên, các gia đình rất là lo lắng.”
“Phía Lãnh sứ quán Mỹ tìm hiểu về các việc, nguyên nhân cái chết của ba vị công an kia, thì trong buổi làm việc ngày hôm nay, tôi cũng trao đổi hết mọi khía cạnh liên quan đến vụ việc đó…”
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho biết đã trao cho đại diện Đại sứ quán Mỹ một văn kiện là ‘Thư kêu cứu’ của bà Dư Thị Thành, vợ của ông Lê Đình Kình:
Kết thúc buổi làm việc, họ cho tôi biết rằng phía Đại sứ quán Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các đề xuấtNhà hoạt động Trịnh Bá Phương
“Trong ngày hôm qua, tôi cũng đã kịp thông báo đến gia đình cụ Dư Thị Thành, thì cụ Dư Thị Thành đã viết một lá thư kêu cứu gồm 4 trang đơn, trong thư có nêu lên 9 điểm mà cụ đã tận mắt chứng kiến, viết ra trong thư kêu cứu đó và đề nghị phía Đại sứ quán Mỹ quan tâm đến vụ việc, cũng như là thực thi đạo luật nhân quyền Magnitsky ở tại (vụ) Đồng Tâm.”
Khi được hỏi phía các nhà ngoại giao từ Đại sứ quán Mỹ có trao đổi hoặc “hứa hẹn” gì hay không, ông Trịnh Bá Phương đáp:
“Kết thúc buổi làm việc, họ cho tôi biết rằng phía Đại sứ quán Mỹ sẽ nghiên cứu kỹ tất cả các đề xuất mà gia đình cũng như cá nhân tôi đề xuất, họ nói rằng là chưa thể hứa được chắc, nhưng mà họ sẽ nghiên cứu rất kỹ về đề xuất này.
“Và tôi cũng có nói về việc… ‘đe dọa’ bắt tôi, thì họ cũng nói rằng họ cũng chưa hứa được rằng họ có thể đưa được tôi ngay, nhưng họ sẽ làm tất cả để đảm bảo rằng cá nhân tôi sẽ được đối xử công bằng.”
Mục đích chính của cuộc gặp gỡ là gì?
Khi được hỏi vì sao Tòa Đại sứ Mỹ lại muốn tiếp xúc, gặp gỡ ông, nhà hoạt động xã hội Trịnh Bá Phương nói:
Vợ ông Lê Đình Kình và lời chứng về vụ tập kích Đồng Tâm 09/01/2020
An ninh công an VN: “Thanh bảo kiếm liệu có bị mẻ cùn”?
Việt Nam: ‘Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách’
Đồng Tâm: ‘Chính quyền sai về phương pháp dẫn đến án mạng’
Mục đích của họ là muốn tìm hiểu sự thực ở Đồng Tâm, cũng như là để bổ sung vào hồ sơ nhân quyền, cũng như là để có tiếng nói để làm sao hạn chế được những vi phạm nhân quyền ở Việt NamNhà hoạt động Trịnh Bá Phương
”Ít ngày trước Tết họ đã liên lạc với tôi hai lần, nhưng đến hôm nay thì tôi cũng có một chút bất ngờ khi họ chủ động liên hệ và đề nghị gặp tôi, tại phía đối diện trụ sở Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội.”
“Về mục tiêu, họ nói rằng mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ là quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, trong tất cả mọi chính sách như là giao thương kinh tế thương mại, rồi các thỏa thuận, hiệp định với Việt Nam, thì mục tiêu quan trọng nhất của phía Hoa Kỳ, kể cả ông Đại sứ mới nhậm chức ở Việt Nam, trong năm 5 mục tiêu, thì có một mục tiêu cao nhất – đó là dân chủ và nhân quyền ở tại Việt Nam.”
“Thế nên, buổi làm việc ngày hôm nay, mục đích của họ là muốn tìm hiểu sự thực ở Đồng Tâm, cũng như là để bổ sung vào hồ sơ nhân quyền, cũng như là để có tiếng nói để làm sao hạn chế được những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.”
“Cũng như là để đưa những hành vi ‘sai trái’ này có thể là trong đối thoại nhân quyền giữa Việt – Mỹ.”
Nhà văn lão thành lên tiếng
Trong một động thái riêng rẽ, hôm 05/2, trên một số tạp chí, hay báo mạng độc lập với chính quyền và nhà nước, đã xuất hiện thông điệp của một nhà văn lão thành nổi tiếng ở Việt Nam.
Thông điệp có tựa “Tôi Tố Cáo” của nhà văn Nguyên Ngọc, cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Đảng viên (đã tự từ bỏ ĐCS), về vụ việc Đồng Tâm, đề ngày 04/02 từ Hội An, tỉnh Quang Nam, có đoạn:
Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?
Đồng Tâm: Vì sao chúng tôi gửi thư cho ‘Tam trụ’ Việt Nam?
VN: “Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác”
“Một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng đã diễn ra tại nhà Cụ Lê Đình Kình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giữa thủ đô Hà Nội của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
“Nạn nhân là đại lão gia Lê Đình Kình, công thần của Tổ quốc Viêt Nam, đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam xử tử hình với hình thức tàn bạo nhất, không theo bất cứ quy định và trình tự pháp luật nào hết. Cho đến hôm nay, mồng 4/2/2020, nghĩa là gần một tháng sau sự vụ, chưa hay không hề thấy mảy may động thái của toàn bộ hệ thống tư pháp của cái đất nước được coi là có pháp chế này khởi tố một vụ án giết chết công dân Lê Đình Kình.”
Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâuNhà văn Nguyên Ngọc
“Tôi nghiêm khắc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án lớn giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng.”
“Những kẻ chủ trương, những kẻ lên kế hoạch, những kẻ tổ chức lực lượng và ra lệnh thực hiện dù ở cấp nào, những tên sát nhân, tên hay những tên đao phủ đã trực tiếp ra tay phải đền tội ác trước vành móng ngựa.”
“Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới.”
“Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu,” nhà văn Nguyên Ngọc viết.”
Về phần mình, chính quyền Việt Nam, trong đó có Bộ Công an, hiện vẫn giữ quan điểm cho rằng vụ tập kích, bố ráp vào xã Đồng Tâm hôm 09/01 là hành động cần thiết của chính quyền đối phó với một nhóm ‘đối tượng quá khích’, có hành vi ‘chống đối chính quyền, chống đối đường lối, chủ trương của nhà nước’, có các hành động ‘bạo lực’ hay ‘kích động bạo lực’, ‘chống đối người thi hành công vụ’.
Một số thông báo, tuyên bố của chính quyền và Bộ Công an công bố trên báo chí, truyền thông chính thống của nhà nước cho rằng các đối tượng, đặc biệt là nhóm ‘Đồng Thuận’ đứng đầu bởi ông Lê Đình Kình, đã ‘nhận tiền’ và ‘chịu sự chỉ đạo’ của một số tổ chức, cá nhân ‘phản động’ hay ‘khủng bố’ họat động ở hải ngoại.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51405667

Vụ Đồng Tâm bị tố cáo là “tội ác”

“Tôi tố cáo”
Một bài viết của Nhà văn Nguyên Ngọc, với nhan đề “Tôi tố cáo”, được tác giả phổ biến vào ngày 4/2 đã lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua với sự chú ý đặc biệt trong dư luận.
Trong nội dung bài viết “Tôi tố cáo”, Nhà văn Nguyên Ngọc mô tả lại vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1 rằng “gần 3000 quân thuộc lực lượng vũ trang chính quy của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại và các khí tài công nghệ tác chiến tiên tiến đã được huy động bất ngờ tấn công vào thôn Hoành” và Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định vụ việc này là một vụ “giết người đi đôi với cướp của” qua hành động lực lượng vũ trang khống chế làng Đồng Tâm; bắt bớ, đánh đập người dân Đồng Tâm; tập trung đột kích vào nhà cụ Lê Đình Kình, “dùng vũ khí phá cửa nhà Cụ Kình, phun hơi cay, xông thẳng vào giường Cụ Kình, đánh đập tra tấn Cụ máu me lênh láng khắp phòng, chĩa thẳng súng bắn đúng vào tim Cụ, vào đầu Cụ, bắn nát chân Cụ” và “còn bắn nát một tủ sắt, cướp mang đi một tủ gỗ trong đó Cụ Kình vẫn cất giữ chu đáo tất cả giấy tờ bản đồ chính thức về Đồng Tâm và riêng Đồng Sênh”.
Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ tấn công quy mô và giết người kinh hoàng ở thôn Hoành mà nạn nhân là cụ Lê Đình Kình “đã bị các lực lượng vũ trang của chính quyền Việt Nam xử tử hình với hình thức tàn bạo nhất, không theo bất cứ quy định và trình tự pháp luật nào hết”, qua các tuyên bố công khai của Bộ Công an cho thấy đã không có bất cứ một văn bản mệnh lệnh có tính pháp lệnh của bất kỳ cơ quan pháp luật nào.
Trong cùng ngày 4/2, Nhà báo Lê Phú Khải đăng tải trên trang Facebook cá nhân bài viết có tựa đề “Đồng Tâm. Đất và Máu”. Trong bài viết vừa nêu, Nhà báo Lê Phú Khải nhắc lại một vụ án liên quan đến đất và máu đã làm rung chuyển dư luận Việt Nam và Pháp hồi đầu thế kỷ 20, đó là vụ án xảy ra ở đồng Nọc Nạn. Người nông dân Biện Toại trong vụ án này được tòa án dưới thời Thực dân Pháp cai trị tuyên trắng án vì đã chống lại bọn cường hào và lực lượng Phú Lang Sa cầm quyền để bảo vệ đất khẩn hoang của gia đình.
Nhà báo Lê Phú Khải viết gần một thế kỷ sau “Đất và máu Đồng Tâm sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử thế kỷ 21 và mãi mãi, dù chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam có còn hay mất, thì vết nhơ này vẫn còn mãi với những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm này”. Nhà báo Lê Phú Khải đã khẳng định trong bài viết của ông rằng “Vụ Đồng Tâm, nhà nước độc đảng, độc tài đã hành xử vô luân, vô pháp ở thời đại 4.0 thông tin nối mạng toàn cầu!”
Vào tối ngày 6/2, nhà văn Nguyên Bình lên tiếng rằng bà có cùng quan điểm tố cáo Chính quyền Việt Nam trong vụ Đồng Tâm với Nhà văn Nguyên Ngọc và Nhà báo Lê Phú Khải. Nhà văn Nguyên Bình nói với RFA:
Đây là hành động chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đã tan vỡ về mặt tinh thần. Chứ còn ngay cả một chính quyền đạo tặc tới đâu chăng nữa, khi mà quyết định giết một người thì cũng phải có một pháp luật tối thiểu, có một xử án tối thiểu nào đó dù là vu cáo đi nữa. Còn đằng này không. Không xử án cũng không vu cáo. Chỉ có xông vào giết người và cướp của. Hành động này là thuần túy đạo tặc. Tôi nghĩ rằng không thể so sánh với bất cứ hành động của một chính quyền nào. Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ này đã không hành động như một chính quyền, mà hành động như một đảng cướp
-Ông Nguyễn Gia Kiểng

“Về vụ Đồng Tâm thực ra tôi cũng đã theo dõi từ đầu, mấy năm nay chứ không phải bây giờ. Tôi thấy rõ ràng là những tư liệu hay các vấn đề gì liên quan thì đúng y như cụ Kình đã nói mà cụ Kình đã nói rất nhiều lần và lần nào cũng nói đúng như thế. Tôi đã tận mắt nhìn thấy bản đồ treo ở nhà cụ Kình rồi. Chỗ cánh đồng Sênh là chắc chắn không phải thuộc đất quốc phòng như nhà cầm quyền nói.
Bây giờ tôi đang thắc mắc là không hiểu tại sao có một động cơ gì sâu xa mà họ làm đến mức độ như thế? Và tôi thấy việc đánh úp dân Đồng Tâm là quá dã man và quá vi phạm đủ mọi thứ luật pháp mà chính luật pháp do Nhà nước Việt Nam này đề ra, nhưng họ đã không làm. Tôi cho là từ ông to nhất gồm ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Tô Lâm thì đều sai trái hết, chẳng có gì là đúng cả.”
Từ Paris, Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, thuộc Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, theo dõi sát sao vụ việc Đồng Tâm và ông nêu lên quan điểm cá nhân về cách hành xử của Chính quyền Việt Nam trong vụ việc này:
“Đây là hành động chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đã tan vỡ về mặt tinh thần. Chứ còn ngay cả một chính quyền đạo tặc tới đâu chăng nữa, khi mà quyết định giết một người thì cũng phải có một pháp luật tối thiểu, có một xử án tối thiểu nào đó dù là vu cáo đi nữa. Còn đằng này không. Không xử án cũng không vu cáo. Chỉ có xông vào giết người và cướp của. Hành động này là thuần túy đạo tặc. Tôi nghĩ rằng không thể so sánh với bất cứ hành động của một chính quyền nào. Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ này đã không hành động như một chính quyền, mà hành động như một đảng cướp.”
Là một nhà quan sát tình hình Việt Nam, ông Nguyễn Gia Kiểng nhấn mạnh:
“Những vụ đàn áp dân oan trước đây cũng có những cảnh giết người. Tôi đã từng coi một video, trong đó người ta dùng xe ủi đất để giết một người đàn bà nên vụ Đồng Tâm chỉ là thêm một trong những tội ác của chế độ Cộng sản trong chính sách cướp đất của dân thôi.”
Tuyên bố lên án “tội ác” ở Đồng Tâm
Đài RFA ghi nhận một Tuyên bố “Lên án Tội ác diễn ra ở Đồng Tâm rạng sáng 8.1.2020” được công bố từ Việt Nam vào ngày 6/2. Trong tuyên bố này nêu rõ vụ việc ở Đồng Tâm là “là một tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại kỉ cương luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người mà thế kỷ 21 đã đạt được”.
Bản tuyên bố kêu gọi sự tham gia ký tên của các cá nhân và tổ chức với “đòi hỏi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án giết người, hành hung và bắt người, chiếm đoạt tài sản lớn của dân” và phải trừng trị nghiêm khắc trước pháp luật “những ai chủ mưu, tổ chức, chỉ huy chiến dịch lớn phi pháp từ đêm 8/1/20 đánh vào dân lương thiện Đồng Tâm”.
Trong các bài viết của mình, Nhà văn Nguyên Ngọc và Nhà báo Lê Phú Khải cũng đòi hỏi Chính quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng.
Nhà báo Lê Phú Khải vào tối 6/2 nói với RFA:
“Vụ Đồng Tâm như thế tức là phi nhân, phi pháp, ai cũng thấy rồi. Thế bây giờ nhà nước còn một con đường để gỡ lại là những người dân ở Đồng Tâm đã bị bắt thì phải đem xử cho tử tế, đúng pháp luật giống như trong bài tôi viết ‘Đồng Tâm: Đất và Máu’, cứ xử như cách đây 100 năm mà Thực dân Pháp đã xử vụ đồng Nọc Nạn. Được như vậy thì quá quý rồi! Thực dân Pháp cai trị mình 100 năm mà còn có luật pháp. Bây giờ mình không có luật pháp thì còn ra cái gì nữa? Một nhà nước mà phi nhân, phi pháp như thế thì nó không thể tồn tại được.”
Ông Nguyễn Gia Kiểng đánh giá vụ việc Đồng Tâm là “đánh dấu một cột mốc trên chặng đường đào thải của Đảng Cộng sản Việt Nam” và ông đồng tình sự lên án đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, ông không cho rằng Chính quyền Việt Nam sẽ khởi tố vụ án giết hại cụ Lê Đình Kình:
Vụ Đồng Tâm như thế tức là phi nhân, phi pháp, ai cũng thấy rồi. Thế bây giờ nhà nước còn một con đường để gỡ lại là những người dân ở Đồng Tâm đã bị bắt thì phải đem xử cho tử tế, đúng pháp luật giống như trong bài tôi viết ‘Đồng Tâm: Đất và Máu’, cứ xử như cách đây 100 năm mà Thực dân Pháp đã xử vụ đồng Nọc Nạn. Được như vậy thì quá quý rồi! Thực dân Pháp cai trị mình 100 năm mà còn có luật pháp. Bây giờ mình không có luật pháp thì còn ra cái gì nữa? Một nhà nước mà phi nhân, phi pháp như thế thì nó không thể tồn tại được
-Nhà báo Lê Phú Khải
“Chuyện đã quá hiển nhiên rồi cho nên không còn cái gì để bàn cãi nữa. Trong tương lai tôi không nghĩ Đảng Cộng sản sẽ có mở một cuộc điều tra dù là hình thức về vụ giết người này. Có thể là họ tiếp tục chính sách trơ lì bằng cách là đem những người ở Đồng Tâm ra tòa xét xử về tội ‘chống nhà nước’. Nhưng mà có một điều là họ không xét xử hành động đạo tặc và hành động giết người, bởi vì tôi nghĩ chính họ phạm cái tội này. Có lẽ trong cấp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, cũng có những người tiếc rằng mọi sự đã xảy ra như thế nhưng dầu sao chăng nữa thì họ cũng không đủ can đảm để xin lỗi và nhận lỗi đâu. Trái lại, họ sẽ đem con cháu ông Kình ra xét xử và họ cũng sẽ ngượng mà không xét xử quá nặng thôi.”
Một số nhân sĩ trí thức Việt Nam vào ngày 31/1 đã soạn thảo và công bố một bức thư gửi đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres để kêu gọi sự can thiệp trong vụ Đồng Tâm với một cuộc điều tra độc lập.
Nhà văn Nguyên Bình, một người ký tên trong Tuyên bố “Lên án Tội ác diễn ra ở Đồng Tâm rạng sáng 8.1.2020” xác quyết với RFA:
“Nếu mà không có sự vào cuộc của một tòa án hay một điều tra độc lập của quốc tế thì không thể nào làm rõ được vụ này.”
Còn nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài viết “Tôi tố cáo” đã kết rằng “Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới. Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vcp-and-state-accused-immoral-illegal-acts-in-the-dong-tam-attack-02062020142046.html

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải

 bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ theo quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 7 tháng 2 cho biết ông Hoàng Trung Hải bị chuyển đi làm phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII. Đây là tiểu ban do đích thân ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.
Bản thân ông Hoàng Trung Hải vừa qua đã bị Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Công ty Gang Thép Thái Nguyên (gọi tắt là dự án TISCO 2). Ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, trong thời gian giữ cương bị ủy viên Ban Cán sự đảng, phó thủ tướng chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi có một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2.
Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị thủ tướng chính phủ xử lý về kinh tế với số tiền sai phạm lên đến hằng ngàn tỷ đồng tại dự án này.
Vào tháng tư năm ngoái,Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ tại Dự án TISCO 2.
Ông Hoàng Trung Hải, sinh năm 1959, quê Thái Bình, từng đảm nhận chức vụ phó thủ tướng chính phủ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Ông được điều về làm bí thư Hà Nội vào tháng 2 năm 2016.
Ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính Trị, nay thôi tham gia Ban Cán sự đảng chính phủ để tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ và giữ chức bí thư thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê Nghệ An, từng kinh qua các chức vụ Tổng Kiểm Toán Nhà Nước, Bộ trưởng Tài Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hai-hue-re-02072020075034.html

Virus Corona Vũ Hán

Hơn 40 tỉnh, thành phố

cho học sinh nghỉ thêm vì dịch coronavirus

Đến chiều 7 tháng 2 đã có 41 tỉnh, thành phố trên cả nước Việt Nam quyết định tiếp tục cho học sinh nghỉ thêm một tuần để phòng chống dịch do virus corona gây ra, trong đó có hai thành phố lớn là TP.HCM và Đà Nẵng.
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT được truyền thông trong nước loan tải, chiều 6 tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV, Bộ GD-ĐT đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa, trong đó có thể xem xét nghỉ toàn diện hoặc nghỉ học cục bộ, bảo đảm mục tiêu cao nhất là vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng.
Đối với khối giáo dục đại học, nhiều trường cũng tiếp tục gia hạn cho sinh viên nghỉ thêm một tuần nữa.
Theo thông báo của Bộ Y tế, một bệnh nhân tiếp theo ở Vĩnh Phúc đã có kết quả dương tính với nCoV. Người này là một trong 8 công nhân trở về từ Vũ Hán trên cùng chuyến bay, trong đó có 5 trường hợp dương tính nCoV.
Do đó, Việt Nam hiện ghi nhận 13 ca nhiễm nCoV trong đó 3 người đã khỏi bệnh.
Trong ngày 6 tháng 2, Bộ Y tế cho biết đã có thêm hai trường hợp dương tính với nCoV tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có một học sinh. Học sinh này đã được cơ quan y tế cách ly, điều trị tại bệnh viện. Như vậy riêng tỉnh Vĩnh Phúc đã có 8 trường hợp nhiễm bệnh tính đến lúc này.
Trước tình hình này, ngày 7 tháng 2, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chính thức cho biết, học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT và khối giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 10 đến 15 tháng 2 và sẽ sắp xếp học bù vào thời gian thích hợp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/over-40-provinces-n-cities-extends-leave-time-for-students-due-to-coronavirus-outbreak-02072020073906.html

Truy tìm 67 hành khách đi qua

vùng dịch Trung Quốc nhập cảnh Tân Sơn Nhất

Minh Quân
67 hành khách trên chuyến bay của Hãng Asiana Airlines, từ Hàn Quốc nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 5/2 đang được nhà chức trách ráo riết tìm, vì đã quá cảnh ở Trung Quốc trước khi vào Việt Nam.
Chia sẻ với báo VnExpress vào sáng 7/2, bà Võ Thị Ngọc Thúy – Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, những hành khách trên chuyến bay của hãng Asiana Airlines từng lưu trú hoặc quá cảnh Trung Quốc, bay từ Hàn Quốc về Tân Sơn Nhất. Họ phải được kiểm tra, cách ly vì từng đi qua địa phương có dịch nCoV.
Sở Du lịch đang phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72, Công an TP.HCM) lấy thông tin, lộ trình của những người này, sau đó đối chiếu với danh sách các cơ sở lưu trú gửi cập nhật 10h sáng hàng ngày, để tìm ra khách sạn, nhà nghỉ họ đang lưu trú.
“Chúng tôi không chắc cả 67 người nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất đều ở khách sạn. Khách từ Trung Quốc đến vì nhiều mục đích, có khi là để làm ăn, nên họ ở các chung cư, căn hộ, nhà người thân, hoặc chỉ đáp máy bay đến thành phố rồi đi tỉnh khác”, bà Thúy nói.
Liên quan đến vấn đề trên, theo thông tin trên báo Dân trí, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề nghị UBND TP.HCM rà soát tất cả người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Trung Quốc trên chuyến bay nói trên để thực hiện các biện pháp cách ly trong vòng 14 ngày.
Các đơn vị công an, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch… thực hiện cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú đối với các hành khách này dưới sự giám sát chặt chẽ; nhất quyết không để các trường hợp này ra khỏi nhà hoặc cơ sở lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh.
Lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần, đối với những người sống trong gia đình, làm việc trong các cơ sở lưu trú có người bị cách ly, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cách ly và những người khác.
Trước đó, như Báo Giao thông đã thông tin, thực hiện quy định phòng chống dịch viêm phổi do nCoV, tính đến ngày 5/2, công an cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã từ chối nhập cảnh vào Việt Nam với 286 hành khách, do những người này đã từng lưu trú, quá cảnh tại Trung Quốc.
Đây là số hành khách đi trên 16 chuyến bay khác nhau. Trong số này, nhiều nhất là 218 hành khách trên một máy bay của hãng Cathay Pacific từ Hongkong đến TP.HCM, 43 người từ Malaysia, 10 người từ Thái Lan, 4 người từ Singapore… Phần lớn hành khách này do các hãng hàng không nước ngoài chuyên chở.
Sau khi từ chối nhập cảnh, lực lượng chức năng sân bay đã kiểm tra thân nhiệt toàn bộ hành khách trên và hạn chế khách di chuyển sang các khu vực khác. Đến cuối ngày, các hãng hàng không đã đưa khách quay về điểm xuất phát.
https://www.dkn.tv/thoi-su/truy-tim-67-hanh-khach-di-qua-vung-dich-trung-quoc-nhap-canh-tan-son-nhat.html

Hải Phòng cách ly hơn 300 lao động Trung Quốc

Hiểu Minh
Hải Phòng cách ly 14 ngày đối với hơn 300 công nhân Trung Quốc từ vùng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán về.
Sáng 7/2, Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo báo cáo của các địa phương có 25.000 lao động Trung Quốc về nước trong dịp Tết, trong đó khoảng 8.000 người đã quay trở lại Việt Nam trong thời gian khác nhau.
Báo Lao động ghi nhận, từ sáng 7/2, TP. Hải Phòng đã đón 311 người có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nCoV trên địa bàn thực hiện biện pháp cách ly, tại Khu cách ly y tế tập trung Cơ sở 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (huyện An Dương). Đây là những trường hợp đi về từ vùng có dịch bệnh nCoV nhập cảnh vào Việt Nam, tại địa bàn TP. Hải Phòng từ ngày 2/2.
Trước đó, như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, ngày 6/2, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh corona TP. Hải Phòng, đã phê duyệt danh sách 311 người bị áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly y tế. Đây chủ yếu là công nhân Trung Quốc làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Trong thời gian cách ly y tế, các cá nhân được hưởng chế độ ăn, mặc, ở và không được tiếp xúc trực tiếp với người thân hoặc ra khỏi khu vực cách ly, trừ các trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
https://www.dkn.tv/thoi-su/hai-phong-cach-ly-hon-300-lao-dong-trung-quoc.html

TP.HCM buộc hơn 300 nghìn người

phải đeo khẩu trang hàng ngày

Vũ Giang
Tại TP.HCM, có 5 nhóm thuộc diện bắt buộc phải đeo khẩu trang là cán bộ các sở ngành; tiểu thương, nhân viên trung tâm thương mại, khách sạn… với tổng cộng 322.100 người.
Theo Sở Công thương TP.HCM, đây là những người hoạt động trong ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với người dân, khách hàng, nên phải nghiêm túc phòng tránh lây lan nCoV.
Cụ thể, nhóm được ưu tiên nhất là cán bộ, công chức, nhất là những người làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; nhóm 2 là tiểu thương, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; nhóm 3 là nhân viên làm việc ở cơ sở lưu trú và khách sạn trên địa bàn; nhóm 4 là nhân viên làm việc ở bến xe, cảng hàng không, đường thủy, taxi, xe buýt; và nhóm 5 là nhân viên các bếp ăn tập thể.
Theo VnExpress, 5 nhóm này bao gồm 18.000 cán bộ, công chức các sở, ngành, UBND phường, xã; hơn 194.000 tiểu thương, nhân viên lao động làm việc tại trung tâm thương mại, cửa hàng; 73.000 lao động trong các khách sạn, cơ sở lưu trú; hơn 9.000 nhân viên ngành vận tải hành khách và hơn 27.000 người làm việc tại các bếp ăn tập thể.
Khẩu trang cần thiết cho 5 nhóm người này là hơn 966.000 chiếc mỗi ngày (mỗi người 3 cái). Trong khi đó, số lượng khẩu trang sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn là hơn 1,6 triệu chiếc mỗi ngày – chỉ còn gần 689.000 chiếc dành cho người dân.
Sở Công thương cũng đề nghị Sở Y tế thông tin đến các đối tượng ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày cần nắm thông tin và giảm nhu cầu sử dụng. Trước khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất, Bộ này đã chỉ đạo hệ thống tham tán thương mại tại các nước như Ấn Độ, Malaysia… có nguồn nguyên liệu là vải không dệt để kết nối nhập khẩu
https://www.dkn.tv/thoi-su/tp-hcm-buoc-hon-300-nghin-nguoi-phai-deo-khau-trang-hang-ngay.html

Du lịch Việt Nam thiệt hại hơn 7 tỷ đô la vì virus corona

Du lịch Việt Nam đối mặt với thiệt hại lên tới 7,7 tỷ đô la Mỹ vì dịch bệnh do virus corona phát xuất từ Trung Quốc gây nên.
Reuters trích thông tin vừa nói từ truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 7/2.
Cụ thể, ngành du lịch ước tính số du khách từ Trung Quốc sẽ giảm hơn hai triệu lượt người do virus corona, điều này có thể dẫn đến doanh thu du lịch bị mất từ 1,8 – 2 tỷ đô la Mỹ.
Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái, là nguồn khách du lịch nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, chiếm một phần ba trong số 18 triệu du khách năm 2019, theo số liệu chính thức từ cơ quan chức năng.
Việt Nam cho biết cũng sẽ ngừng cấp thị thực cho du khách nước ngoài đã đến Trung Quốc trong hai tuần qua.
Chính phủ Việt Nam hôm thứ Tư 5/2 cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong quý đầu tiên của năm nay có thể sẽ chậm hơn so với mục tiêu 6,8%.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-faces-loss-up-to-us-77-b-in-tourism-due-to-cn-s-coronavirus-02072020083230.html

Các tổ chức từ thiện, trường học và du lịch tại Việt Nam

 đang bị ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus

Trước bối cảnh dịch coronavirus bùng phát trên thế giới, tại Việt Nam, hiện đã có 10 ca nhiễm bệnh theo thông tin của nhà cầm quyền cộng sản. Bệnh dịch này làm gián đoạn nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Trung bình trong 1 tuần, tổ chức Blue Dragon Children’s Foundation tại Hà Nội có thể giải cứu từ 2 đến 5 người Việt khỏi nạn buôn người taị Trung Cộng.
Hiện tại, mặc dù tổ chức này vẫn có thể thực hiện được các công việc điều tra căn bản và cũng đang nhận được nhiều lời kêu gọi giúp đỡ hơn, nhưng họ không thể đi sang biên giới để giải cứu các nạn nhân. Việc các hãng hàng không hủy bỏ các chuyến bay đến Trung Cộng cũng có tác động đến ngành giáo dục Việt Nam. Thời điểm này là khoảng thời gian khá bận rộn cho ngành tuyển dụng sinh viên quốc tế. Thông thường, các viên chức tuyển sinh từ các trường trên khắp thế giới sẽ đến thăm châu Á
để gặp gỡ các sinh viên, nhưng một số các chuyến bay quá cảnh ngang Trung Cộng đã bị hủy.   Fourdozen là một công ty tiếp thị kỹ thuật số có trụ sở tại Hà Nội, chuyên  tổ chức các hội chợ, tham viếng trường học đã hủy bỏ những hội chợ hàng năm này vì vì lệnh cấm được áp dụng cho việc đi đến và đi từ Trung Cộng. Theo The South China Morning Post đưa tin, Bà Diệp Nguyễn điều hành Nomad Home Saigon, một dịch vụ khách sạn có trụ sở tại Saigon tập trung vào cho thuê bất động sản ngắn hạn.
Du lịch tại Saigon hiện đang vào mùa ít khách, với việc kinh doanh thường bắt đầu vào tháng Tư, nhưng bà Diệp Nguyễn đã nhận được  tới 50% các khế ước đặt phòng của bà bị hủy bỏ. Bà Diệp cho biết khách của bà chỉ có 10% là người Trung Cộng,  phần còn lại đa số là khách từ Đài Loan và Hồng Kông. Sự gần gũi giữa cộng sản Việt Nam và Trung Cộng cũng khiến những khách du lịch tiềm năng lo ngại khi nghĩ đến việc du lịch Việt Nam.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-to-chuc-tu-thien-truong-hoc-va-du-lich-tai-viet-nam-dang-bi-anh-huong-boi-dich-coronavirus/

Chính quyền tiếp tục xử phạt nhiều người

vì đưa thông tin về virus Corona

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa hôm 7/2 ra thông tin đã xử lý 21 người và xử phạt tổng cộng 105 triệu đồng vì đã đăng tải thông tin bị cho là không đúng sự thật về dịch virus Corona trên mạng xã hội.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày theo đó 21 người bị xử phạt ở Thanh Hóa đều ở độ tuổi thanh niên, người nhỏ nhất sinh năm 2006. Mức xử phạt cao nhất là 12,5 triệu đồng cho Hà Thị Việt Trinh (sinh năm 1995), Lê Thùy Trang (sinh năm 1992), Nguyễn Thị Hồng (sinh năm 1998)…
Ngoài ra, toàn bộ nhóm thanh niên bị yêu cầu phải bóc gỡ những bài viết được xác định ‘không đúng sự thật’ đã đăng trên mạng xã hội.
Cũng vào hôm 7/2, Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM cũng đã có buổi làm việc với diễn viên Ngô Thanh Vân liên quan việc cô này đã đưa thông tin sai sự thật về dịch Corona tại Việt Nam lên mạng xã hội.
Trước đó hôm 31/1, Ngô Thanh Vân đã post trên trang người hâm mộ rằng “nghe bạn nói … vẫn có những chuyến bay từ Vũ Hán đáp vào Việt Nam”. Nữ diễn viên đòi phải chặn những chuyến bay này để bảo vệ “người dân và con em chúng ta”.
Tại buổi làm việc với chính quyền, Ngô Thanh Vân giải thích do nóng vôi nên đã đăng tin khi chưa được kiểm chứng. Đại diện Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM nói diễn viên họ Ngô sẽ bị phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng và sở đang cân nhắc mức phạt cụ thể.
Người đại diện Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM nói chính quyền cũng đã có buổi làm việc tương tự với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vào hôm 6/2.
Một nghệ sĩ khác bị nói cũng đã đưa tin sai sự thật về dịch Corona và sẽ bị triệu tập tiếp theo vào hôm 10/2 là diễn viên Cát Phượng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-authorities-fine-many-people-who-post-information-about-the-corona-virus-02072020070358.html

210 Facebooker bị công an đe doạ,

xem xét hình sự vì đưa tin về Coronavirus

Tin Vietnam.- Báo Dân trí loan tin, tại cuộc họp báo Chính phủ Cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 2 năm 2020, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng bộ Công an cho biết, công an đã triệu tập hơn 170 người để làm việc, và đang xem xét giải quyết hình sự của 41 người.
Tất cả những người này đều có cùng hành vi là loan tin về bệnh dịch coronavirus trên facebook cá nhân. Liên quan đến sự việc này, trên trang facebook cá nhân của bác sĩ Tuấn Nguyễn, làm việc tại bệnh
viện C Đà Nẵng, ông cho biết, cá nhân ông đã bị công an gửi giấy mời làm việc. Nguyên nhân là ông liên tục đưa thông tin cảnh báo cho người dân về dịch bệnh coronavirus. Nhận được giấy mời, ông Tuấn hồi đáp trên trang cá nhân rằng ông vẫn đang làm việc chữa bệnh nhân, và không có gì phải làm việc với công an. Cách dập dịch này của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam được dư luận cho rằng giống hệt cách làm của nhà cầm quyền Trung Cộng. Khi lúc dịch khởi phát, nhà cầm quyền Trung Cộng thay vì minh bạch thông tin, khoanh vùng dịch để tránh lây lan thì họ lại đi bưng bít thông tin, cho công an vào cuộc đe doạ người dân, và các bác sĩ loan tin cảnh báo về bệnh dịch.
Hậu quả là đến nay các lò hoả thiêu ở Vũ Hán dù làm việc hết công suất nhưng cũng không thể thiêu kịp hết xác người chết vì bệnh. Không chỉ nhiều người dân Trung Cộng bị nhiễm virus mà hàng chục người dân các quốc gia khác trên thế giới cũng bị ảnh hưởng, trong đó tại Việt Nam cũng đã có hàng trăm người dân phải nhập viện, cách ly.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/210-facebooker-bi-cong-an-de-doa-xem-xet-hinh-su-vi-dua-tin-ve-coronavirus/

Bộ đội cộng sản kêu thiếu khẩu trang, nhà cầm quyền

xuất cảng sang Trung Cộng gần 4 triệu cái

Tin Vietnam.- Truyền thông nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 2 năm 2020 loan tin, trong khi người dân giành nhau mua từng chiếc khẩu trang với giá cao gấp nhiều lần, còn bộ đội biên phòng Cộng sản cũng kêu than thiếu 13,000 chiếc khẩu trang thì nhà cầm quyền tuyên bố đã xuất cảng sang Trung Cộng 3,970,000 chiếc khẩu trang.
Ngày 4 tháng 2, đại tá Phan Đình Hoài, Trưởng phòng Quân y Bộ đội Biên phòng Cộng sản Việt Nam cho biết,  đơn vị này đã yêu cầu nhà cầm quyền cung cấp 20,000 khẩu trang nhưng mới chỉ nhận được 7,000 chiếc. Số lượng này chỉ đủ dùng trong 3 ngày, và gây khó khăn trong công việc phòng chống dịch coronavirus.
Theo ông Hoài, Việt Nam có quân số biên phòng phải trực khoảng 1,000 lính. Một ngày mỗi người dùng 2 chiếc khẩu trang, nên việc nhà cầm quyền cấp cho họ 1 cách nhỏ giọt như vậy cũng chỉ như “muối bỏ biển”.
Thê thảm hơn Bộ đội biên phòng Cộng sản, những ngày qua nhiều người dân Việt Nam phải đi “lùng” khắp các tiệm thuốc tây để tranh nhau mua khẩu trang với giá đắt gấp nhiều lần nhưng nhiều người phải ra về tay trắng vì không mua được.
Rơi vào tình trạng trên, nhiều người chưa kịp hiểu nguyên nhân của việc khan hiếm hàng thì cơ quan Hải quan tỉnh Lạng Sơn ra tuyên bố, từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2, các đơn vị hải quan cửa qua đã làm thủ tục hải quan cho 3,970,000 chiếc khẩu trang y tế của Việt Nam xuất sang Trung Cộng. Như vậy, nguyên nhân của việc người dân Việt Nam, và Bộ đội Biên phòng bị thiếu khẩu trang y tế là do nhà cầm quyền đã thu gom, tích trữ để cho dân Trung Cộng sử dụng nhằm làm vừa lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-doi-cong-san-keu-thieu-khau-trang-nha-cam-quyen-xuat-cang-sang-trung-cong-gan-4-trieu-cai/

Cục Cảnh sát Giao thông yêu cầu dừng sử dụng phễu thổi

khi kiểm tra nồng độ cồn để phòng dịch virus corona

Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) thuộc Bộ Công an vừa có công điện chỉ đạo các tổ tuần tra kiểm soát giao thông không sử dụng phễu thổi để đo định tính nồng độ cồn trong lúc dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV) đang lây lan.
Báo trong nước loan tin ngày 7/2, cho biết thêm từ nay trở đi, mỗi ống thổi đo nồng độ cồn chỉ sử dụng một lần, sau đó thu gom và xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Trước đây, khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn, các tài xế sẽ cùng thổi vào một phễu của đầu máy đo nồng độ cồn ở một khoảng cách nhất định, không cần phải ngậm vào phễu. Tuy nhiên, nếu máy đo báo có cồn, tài xế mới phải ngậm ống thổi một lần để xác định người vi phạm ở mức bao nhiêu.
Với công điện vừa được ban hành, từ bây giờ, CSGT sẽ chỉ dùng ống thổi để tài xế ngậm một lần và ống này phải được tiệt trùng trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, cảnh sát khi làm nhiệm vụ phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.
Cục CSGT cho biết việc thay đổi này không ảnh hưởng đến việc đo nồng độ cồn vào thời điểm hiện tại. Đồng thời cũng khẳng định việc kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và cả những người thi hành nhiệm vụ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/traffic-police-department-asked-to-stop-using-blowing-funnel-coronavirus-02072020070645.html

Đại án, Đại lễ và Đại dịch

Ba Đê
Cái gì là mẫu số chung từ “tam Đại”? Câu trả lời là phản ứng tiêu cực của người dân. Từ oán thán, mất lòng tin đến phẫn nộ, thậm chí căm ghét chế độ, một bộ phận dân chúng đã thông qua nhiều hình thức để bày tỏ thái độ bất mãn đối với các chủ trương phản tiến bộ, phi dân chủ và đầy dối trá của chính quyền. Không ai khác, ĐCSVN chính là tác giả, kiêm luôn cả đạo diễn (tồi), đồng thời thủ một số vai chính trong các đại bi kịch nói trên.
Thảm sát Đồng Tâm, ĐCSVN 90 tuổi và nCov Vũ Hán có lẽ là ba đề tài choán hầu hết các trang mạng đủ các loại lề: trái, phải và giữa. Chưa bao giờ xã hội Việt Nam bị phân mảnh văng ra tứ phía, từ các bình luận vô văn hoá của những dư luận viên do ĐCS (chăn) nuôi đến các tút trên FB của các nhân sỹ trí thức lớn từ các nhóm xã hội dân sự.
Thảm sát Đồng Tâm:
Ca dao mới từ Hà Nội những ngày sau Tết: “Mới hay thảm án Đồng Tâm/ Lòng dân oán Cộng càng đâm nặng nề/ Cả khi đại dịch cận kề/ Vẫn nhiều người Việt hướng về Đồng Tâm. Những ngày “Mừng Đảng, Mừng Xuân”/ Đất trời vẫn cứ âm thầm xót thương/ Mưa đá, giá lạnh phố phường/ Mùa Xuân chẳng biết còn nương chốn nào!”
Chuyện người Việt vẫn hướng về Đông Tâm trước và sau năm mới thể hiện qua các nhóm xã hội dân sự. Phần lớn đều là các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành – nhưng cũng có nhiều cụ từ các ban đảng, ví dụ như một Phó ban Tổ chức trung ương chẳng hạn – đã nhất loạt không sắm đào quất trong dịp Tết Canh Tý. Không ai bảo ai nhưng các cụ đều thừa nhận, tự nghĩ ra hình thức như thế nhằm để tang cụ Lê Đình Kình – một huyện uỷ viên, đảng viên 58 tuổi đảng – vừa bị các lực lượng vũ trang “anh hùng” hạ sát rạng sáng 9/1.
Trong một diễn biến riêng rẽ, hôm 2/2, đã xuất hiện trên Internet và một số trang mạng độc lập, bức thư ngỏ liên quan đến vụ đại án nói trên gửi lên Tổng Thư ký Liên hiệp quốc. Bức thư đề ngày 31/1 của nhóm nhân sỹ, trí thức từ Sài Gòn, gồm các ông Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu và Tương Lai, trong đó có đoạn: “Trước sự kiện gây chấn động của quyết sách điên rồ do một thế lực cầm quyền ở Việt Nam gây nên cuộc thảm sát trời không dung đất không tha ấy…”.
“Mong Ngài TTK có tiếng nói kịp thời để ngăn chặn giải pháp tàn bạo của một nhà nước vừa được đảm nhận vai trò Uỷ viên không thường trực của HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. Chúng tôi đề nghị Ngài cử ngay một phái đoàn điều tra của LHQ đến Việt Nam càng sớm càng tốt để tìm hiểu cụ thể, nhằm đưa ra nhận định khách quan và trung thực về sự kiện đẫm máu mà chúng tôi vừa tố cáo…”
Trước đó hôm 21/1, Tiến sỹ Nguyễn Quang A và một nhóm công dân đã chuyển “Đơn tố giác tội phạm” gây chết người ở Đồng Tâm trực tiếp đến Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội và qua đường bưu điện tới cơ quan điều tra của Công anh Thành phố. Sau chuyến thăm viếng Đồng Tâm hôm 1/2, ông Quang A cho biết thêm: “Tùy theo trả lời của họ hay không trả lời của họ, thì chúng tôi sẽ có những bước tiếp theo!”
Còn đây là tuyên bố đanh thép của Nhà Văn Nguyên Ngọc ngày 4/2: “Tôi nghiêm khắc đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức ra lệnh khởi tố vụ án lớn giết cụ Lê Đình Kình một cách minh bạch, công khai, công bằng. Những kẻ chủ trương, những kẻ lên kế hoạch, những kẻ tổ chức lực lượng và ra lệnh thực hiện dù ở cấp nào, những tên sát nhân, hay những tên đao phủ đã trực tiếp ra tay phải đền tội ác trước vành móng ngựa. Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới…”
Các tổ chức dân sự hiện đã có trong tay danh sách đầy đủ của khoảng 30 người bị các lực lượng công an bắt cóc trong cái đêm bố ráp kinh hoàng ở thôn Hoành rạng sáng 9/1. Công an cũng đã thông báo, một trong số này đã chết và xác vẫn “gửi” trong Nhà Lạnh. Giữa thanh thiên bạch nhật liệu số còn lại có bị thủ tiêu dần hay không thì chưa ai rõ, nhưng chính quyền đang thực sự bế tắc trong việc khởi tố những người nông dân này, vì thực sự họ chẳng “giết người” như tố cáo ban đầu của chính quyền.
ĐCSVN chín mươi tuổi:
Lại phải nhờ đến thể thơ ngẫu hứng tại các quán bia hơi bình dân Hà Nội những ngày này để hiểu một bộ phận không nhỏ người dân thủ đô nghĩ gì về ĐCSVN “quang vinh”: “Nhiều khi sợ bị lãng quên/ Nên cứ phải hét như điên như khùng/ Nhưng chẳng ai chịu hét cùng/ Nên càng lạc lõng khùng khùng điên điên”. Chỉ ngay buổi chiều ngày 3/2, khổ thơ này đã xuất hiện một cách không thể nhanh hơn và kịp thời hơn để phản ứng lại cái đít-cua sáo mòn, phi khoa học và phản tiến bộ do Tổng chủ Nguyễn Phú Trọng vừa đọc trong buổi sáng tại đại lễ.
Cũng trong ngày 3/2, báo chí “lề phải” được lệnh tường thuật và ca ngợi buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập ĐCSVN. Tuy nhiên, diễn văn của Nguyễn Phú Trọng cho thấy, chưa rõ vì lý do tuổi tác hay do lú bẩm sinh, Tổng chủ bắt đầu lẩm cẩm về chữ nghĩa. “Đảng ta có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn chặn được” là một tựa được giật trên tờ Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, sau đó tít đã được ‘thay’ bằng một cái tựa ‘trung tính’ hơn: “Không thế lực nào cản được Đảng dẫn dắt dân tộc đi lên”.
Tâm trạng thiếu tự tin của báo chí thể hiện cả trên tờ VnExpress. Tít ban đầu là “Tổng bí thư: ‘Chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam đủ uy tính lãnh đạo đất nước’”. Sau đó chắc thấy quá lố, tựa đề lại được đổi thành: “Tổng bí thư: ‘Đảng Cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh lãnh đạo đất nước’”. Giáo sư Trần Ngọc Vương từ ĐHQG Hà Nội đã không ngần ngại công khai trên FB của mình: “Phi lý đến quái gở, ngạo ngược và vô luân, đến đứa trẻ mới tập nói cũng không ngây ngô đến thế!” Dòng tút này được hưởng ứng của nhiều sinh viên và bạn hữu bằng hàng loạt các like và comment.
Tuy không phải là “bò đỏ” nhưng dịp này, Tiến sĩ Nhị Lê, tức Phạm Đình Bảng, cựu Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cũng có một bài viết gây bão trên mạng. Bài đăng trên báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tựa đề: “Đảng tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”.Nhiều người đọc cái tựa nhưng không hiểu ý tác giả muốn nói gì. Nhà văn Nguyễn Quang Lập ngạc nhiên: “Cái tựa không phải của Quang Lùn (Trùm dư luận viên trên mạng xã hội), mà là của PGS-TS Nhị Lê… Nhị Lê ơi hỡi Nhị Lê/ Mời ngài lên núi chăn dê cho lành!” Không rõ tờ Đầu tư đã cho gỡ bài ấy xuống chưa. Bởi vì “yêu đảng” như thế thì bằng mười hại đảng!
TS. Nguyễn Ngọc Chu phẫn nộ: “Sao lại hàm hồ thế này? Đảng làm sao lại trở thành dân tộc? Hay ông Nhị Lê bắt tất cả mọi người Việt Nam đều phải trở thành đảng viên? Hay là ông muốn đuổi 90 triệu người Việt Nam không là đảng viên phải đi nước khác sinh sống?” Thật là một bài viết ngang tầm “nâng bi”, sáo rỗng với nhiều từ vô nghĩa, đầy rẫy lỗi ngữ pháp.
Nhà văn quân đội có tên tuổi Phạn Đình Trọng trong một khảo luận có tính hệ thống đã tổng kết 5 tội lớn của ĐCSVN trong 90 năm qua. Đặc biệt, nhà văn nhấn mạnh, từ thảm họa Xô việt Nghệ Tĩnh (1930) đến thảm họa Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội (2020), suốt 90 năm cai trị bằng bạo lực, chia rẽ, hận thù, chưa khi nào đảng búa liềm ngừng kích động người Việt giết người Việt.
Giương ngọn cờ giải phóng dân tộc lừa dối để tập hợp người dân. Dùng sức mạnh nhân dân giành quyền thống trị. Nắm được quyền thống trị xã hội, “đảng búa liềm” hiện rõ chân tướng là một vương triều phong kiến. Vua phong kiến chỉ truyền ngôi cho con cháu trong dòng dõi nhà vua. Đảng búa liềm chỉ chuyển giao quyền lực cướp được của dân cho người trong đảng để đảng đời đời kiếp kiếp nắm quyền cai trị.
Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán
Dù “miệng thế gian như làn sóng bể” (Puskin), chúng ta vẫn phải quay về “minh triết bảo thân”, để chiêm nghiệm châm ngôn mới của dân gian: “Thời buổi này, cô đơn, cô hồn không đáng sợ bằng Corona/ Khẩu súng, khẩu nghiệp vẫn chưa quan trọng so với Khẩu trang/ Vũ phu, vũ nữ cũng chẳng thể nguy hiểm như Vũ Hán”.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có con số thật sự đáng tin cậy đã có bao nhiêu người nhiễm bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam? Theo thông tin của Channel News Asia, cho đến sáng ngày 7/2/2020 con số thống kê chính thức về lượng người nhiễm nCoV trên toàn cầu lên tới 31.161. Số người tử vong do virus này gây ra là 637.
Trong tình hình như vậy, Việt Nam mới chỉ chính thức xác nhận có 12 trường hợp nhiễm nCoV. Nhiều người tin rằng đây chỉ là con số lẻ. Mặc dù hầu hết các báo “lề đảng” cố gắng trấn an dư luận, nhưng vẫn có báo nhận ra nguy cơ của bệnh dịch này và lưu ý một con số đáng sợ khác. VnExpress có bài: 236 ca nghi nhiễm nCoV ở Việt Nam. Tính đến sáng 3/2/2020, “trong số 236 trường hợp nghi ngờ lây nhiễm, có 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng.
Trước đó, hôm 2/2, Hà Nội lên phương án triển khai khu cách ly, xây bệnh viện dã chiến. Mặc dù cố gắng phấn đấu không có trường hợp nào mắc bệnh do nCoV, nhưng Thị trưởng Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát, chi viện cho ngành y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
Thông tin trên khiến nhiều người lo ngại, vì nếu thực sự hiện chỉ có 12 ca nhiễm virus Corona, thì tại sao lại thiếu máu điều trị và phải xây bệnh viện dã chiến? Đó là dạng bệnh viện được xây tạm thời trong trường hợp đột nhiên có một lượng lớn người mắc bệnh, tương tự như hai bệnh viện dã chiến mà Trung Quốc xây ở Vũ Hán là Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn, với sức chứa 1000 và 1600 giường.
Chắc chắn những người trong cuộc nhận ra tin tức bị ém nhẹm về nCoV ở Việt Nam không còn giữ được lâu, nên các báo “lề đảng” mới bắt đầu “nhá hàng”. Điều chính quyền cần làm ngay là công khai cả số liệu thật về lượng người nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Nếu muốn phòng dịch đúng cách, cần trung thực với dân để họ biết nguy cơ, che giấu và bưng bít thông tin sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn.
Trong lúc số người nhiễm nCoV ở Trung Quốc tăng lên hàng ngày, lãnh đạo CSVN vẫn dứt khoát không chịu đóng cửa biên giới. VietNamNet đưa tin: 500 người Trung Quốc chờ nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị. Trong khi cả thế giới sợ hãi, tìm mọi cách để ngăn ổ dịch nCoV ở Trung Quốc phát tán, thì Việt Nam vẫn chưa được phép quay lưng với “bạn vàng”, vẫn phải chấp nhận cho người Trung Quốc qua biên giới. Trong tình hình dịch bệnh như thế mà lãnh đạo Việt Nam vẫn sợ Trung Quốc hơn sợ đại dịch!
Mồng 3/2 là ngày kỷ niệm CSVN 90 tuổi, ngày mà đảng hy vọng sẽ diễn ra trong không khí trang trọng, thì hóa ra lại thành ngày đầy bi quan. Từ Nam ra Bắc, người Việt tranh nhau thu mua khẩu trang, thay vì nghĩ đến lịch sử thành lập đảng. Ngay cả các đảng viên lão thành và cựu đảng viên CSVN cũng đang chất vấn đảng của họ về sự chần chừ, không dứt khoát trong vấn đề biên giới với Trung Quốc và đối phó với đại dịch nCoV.
Kết luận:
Cài gì nổi cộm lên qua “tam Đại”? Câu trả lời là lòng dân. Từ oán thán, mất lòng tin đến phẫn nộ, thậm chí căm ghét chế độ, một bộ phận dân chúng thông qua nhiều hình thức đã bày tỏ thái độ bất mãn đối với các chủ trương phản tiến bộ, phi dân chủ và đầy dối trá của chính quyền. Không ai khác, ĐCSVN chính là tác giả, kiêm luôn cả đạo diễn (tồi) , đồng thời thủ một số vai chính trong các đại bi kịch nói trên.
Bước vào Canh Tý, dân Việt đi từ cú sốc này đến cú sốc khác về đảng cộng sản cầm quyền. Đầu tiên là đảng “ác với dân” qua đại án Đồng Tâm. Cú sốc thứ hai là đảng “lú trước thời cuộc” khi Nguyễn Phú Trọng vẫn mạnh mẽ cao giọng lên án Hoa Kỳ trong cuộc huynh đệ tương tàn cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng lại lờ tịt cuộc chiến tranh khốc liệt do Tàu cộng gây ra mới ba mươi năm (?) Và cú sốc thứ ba là đảng “hèn với giặc” khi ngày 30/1/2020, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố: Việt Nam chỉ có thể đóng cửa biên giới ngăn dịch nCoV Vũ Hán khi được Trung Quốc đồng ý./.
https://www.luatkhoa.org/tag/dong-tam/
https://boxitvn.blogspot.com/2020/02/90-nam-dang-bua-liem.html
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/hoi-dap-day-du-ve-dich-virus-corona-2019/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/crime-anniversary-and-epidemic-02062020131811.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.