Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 01/02/2020

Saturday, February 1, 2020 5:10:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 01/02/2020

Luận tội Trump: Bỏ phiếu triệu nhân chứng thất bại,

mở đường cho việc tha bổng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhiều khả năng sẽ được tha bổng trong phiên tòa luận tội ở Thượng viện sau khi các thượng nghị sĩ bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu triệu tập các nhân chứng và cung cấp tài liệu mới.
Đảng Dân chủ hy vọng, 4 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu ủng hộ cho đề nghị của họ về việc triệu tập các nhân chứng. Và điều này sẽ giúp kéo dài phiên tòa luận tội dẫu khả năng thay đổi kết quả của nó gần như rất khó.
Nhưng cuối cùng, lại chỉ có 2 trong số 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ chuyện này, cùng với các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ.
Phiên tòa luận tội hiện đang tiến tới một cuộc bỏ phiếu khác về việc nên tuyên bố tha bổng với Tổng thống Trump hay không, mà gần như chắc chắn là ông Trump sẽ giành phần thắng.
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ
Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump
Ngay từ đầu, các thành viên cấp cao của Đảng Cộng hòa đã muốn phiên tòa diễn ra nhanh chóng, với việc không triệu tập nhân chứng hoặc cung cấp các bằng chứng mới.
Quan trọng hơn, họ không muốn các thượng nghị sĩ nghe điều trần từ cựu Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton.
Tờ New York Times đưa tin cho hay, ông Bolton viết trong cuốn sách sắp xuất bản của mình rằng, tổng thống đã trực tiếp yêu cầu ông giữ lại viện trợ quân sự cho Ukraine để đổi lấy việc nước này điều tra một đối thủ chính trị của ông là ông Joe Biden, thuộc đảng Dân chủ.
Điều trần từ ông Bolton về sự liên quan của ông trong vụ Ukraine sẽ có nguy cơ làm suy yếu đáng kể những lập luận mà các luật sư của tổng thống đưa ra tại phiên tòa.
Cuộc bỏ phiếu cuối cùng về việc có tha bổng ông Trump hay không sẽ được tổ chức vào ngày 5/2 tới.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thượng viện sẽ bỏ phiếu vào ngày 5/2 tới về việc nên kết án hay tha bổng tổng thống liên quan tới hai điều khoản luận tội chống lại ông mà Hạ viện đưa ra.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer cho biết, sẽ có bốn lần bỏ phiếu vào tối thứ Sáu về những sửa đổi của đảng Dân chủ; tiếp đó là cuộc tranh luận cuối ngày thứ Hai, rồi từ thứ Hai đến thứ Tư là các bài phát biểu của các thượng nghị sĩ; cuối cùng là cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ Tư – một ngày sau khi Tổng thống Trump phát biểu.
Đa số hai phần ba, tức 67 phiếu thuận là con số cần thiết để có thể phế truất tổng thống.
Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’
Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng luận tội Trump
Liệu John Bolton có là người làm thay đổi cục diện luận tội?
Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát Thượng viện với 53 ghế so với 47 ghế của đảng Dân chủ. Không có thượng nghị sĩ nào của đảng Cộng hòa cho thấy dấu hiệu rằng, họ dự tính bỏ phiếu loại bỏ ông Trump.
Thay vào đó, sự chú ý đổ dồn vào một số thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở các bang nghiêng về phe Cộng hòa, những người đã cho biết là họ có thể sẽ bỏ phiếu tha bổng ông Trump.
Giả như có bất cứ thượng nghị sĩ nào của đảng Dân chủ bỏ phiếu tha bổng ông Trump thì đây đều sẽ là một chiến thắng mang tính biểu tượng cho tổng thống. Và ông Trump có thể sử dụng điều đó để tạo lợi thế cho mình, trong chiến dịch tranh cử vào những tháng tới.
Cuộc chiến giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa liên quan đến việc triệu tập các nhân chứng trở nên gay gắt từ một tuần trước, sau khi có các báo cáo nói rằng, ông Bolton có thể có những lời khai làm suy yếu biện hộ của các luật sư liên quan đến cáo buộc rằng, tổng thống đã yêu cầu đóng băng viện trợ cho Ukraine để gây sức ép buộc Kiev mở một cuộc điều tra nhắm vào ông Joe Biden.
Cuốn sách mà ông Bolton sắp xuất bản được cho là sẽ tiết lộ những thông tin bất lợi với Tổng thống Trump, đe dọa sẽ phá hủy các lập luận của đảng Cộng hòa rằng, không có nhân chứng nào có bằng chứng trực tiếp về sự liên quan của tổng thống.
Nhưng cơ hội mong manh của việc triệu ông Bolton ra làm chứng trước Thượng viện đã vuột khỏi tay đảng Dân chủ vào ngày 31/1, sau khi 2 trong số 4 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa mà họ hy vọng sẽ ‘xé rào’ để bỏ phiếu thuận đã phản đối việc triệu tập nhân chứng.
Thượng nghị sĩ Lamar Alexander của bang Tennessee nói trong một tuyên bố vào cuối ngày 30/1 rằng, trong khi đảng Dân chủ đã chứng minh rõ ràng hành động của tổng thống là “không phù hợp”, họ không chứng minh được các hành vi phạm tội bị cáo buộc.
“Câu hỏi còn lại không phải là liệu tổng thống đã làm điều đó hay không, mà là Thượng viện Hoa Kỳ hay người dân Mỹ nên làm gì với những gì mà ông ta đã làm”, ông nói.
“Tôi cho rằng, hiến pháp đã quy định là người dân nên đưa ra quyết định đó trong cuộc bầu cử tổng thống, sẽ bắt đầu ở Iowa vào thứ Hai.”
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski ở Alaska, thì nói trong một tuyên bố vào chiều 31/1: “Các điều khoản luận tội mà Hạ viện gửi đi rất vội vàng và thiếu sót. Tôi đã cẩn thận xem xét sự cần thiết của việc triệu tập nhân chứng và bổ sung bằng chứng, để khắc phục những thiếu sót đó, nhưng cuối cùng đã quyết định rằng, tôi sẽ bỏ phiếu chống lại việc triệu tập nhân chứng”.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Susan Collins của bang Maine và Mitt Romney của bang Utah đã quyết định bỏ phiếu ủng hộ việc triệu tập nhân chứng.
Các thượng nghị sĩ phản ứng như thế nào?
Phía Dân chủ thì cho rằng, một phiên tòa mà không có nhân chứng chỉ là một phiên tòa giả hiệu.
Ba trong số 4 thượng nghị sĩ đàng Dân chủ sẽ tham gia cuộc đua tranh cử tổng thống sắp tới đã tweet ngay sau cuộc bỏ phiếu nói trên.
Thượng nghị sĩ bang Massachusetts, Elizabeth Warren viết: “Các thượng nghị sĩ Cộng hòa vừa thất bại trước người dân Mỹ và đã phá vỡ lời thề trước Hiến pháp Hoa Kỳ”.
Thượng nghị sĩ bang Vermont, Bernie Sanders thì viết: “Tôi chưa bao giờ nghe về chuyện một phiên tòa mà lại không có nhân chứng. Đây là một ngày buồn trong lịch sử nước Mỹ.”
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, bang Minnesota, đã viết: “Không có nhân chứng, chúng ta không có một phiên tòa công bằng. Sự thật rồi sẽ được phơi bày”.
Còn Marco Rubio, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Florida, thì nói: “Chỉ vì các hành động đáp ứng các tiêu chuẩn để luận tội không có nghĩa là, phế truất tổng thống khỏi chức vụ sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho đất nước”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51337954

Thượng Viện Cộng Hòa bỏ phiếu ngăn cản triệu tập

thêm nhân chứng mới cho phiên luận tội –

cựu đại sứ Hoa Kỳ Yovanovitch

Tin Washington DC – Vào chiều thứ Sáu ngày 31 tháng 01, 2020, thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ngăn cản triệu tập thêm nhân chứng cho phiên luận tội với số phiếu 51 chống  49 phiếu thuận.  Hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Susan Collins của tiểu bang Maine, và Mick Romney đã đi ngược lại lập trường của đảng để cùng bỏ phiếu với đảng dân chủ kêu gọi thêm nhân chứng, tuy nhiên vẫn không đủ đa số.
Thượng viện Hoa Kỳ sẽ có phiên họp vào ngày thứ Hai để hai bên công tố và biện hộ đưa ra các lập luận cuối cùng, và ngày thứ Tư sẽ bỏ phiếu quyết định xem có nên miễn tội tổng thống Trump hay không.  Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lisa Murkowski vào thứ Sáu, 31 tháng 1, đã lên tiếng phản đối việc triệu tập thêm nhân chứng trong phiên xét xử luận tội Tổng Thống Trump, mở đường cho Thượng Viện miễn tội hoàn toàn cho tổng thống trong vòng vài ngày tới. Bà Murkowski của Alaska, một thượng nghị sĩ có lập trường trung dung, nói rằng dựa trên tính đảng phái của việc luận tội, ngay từ khi bắt đầu và trong suốt quá trình thực hiện, bà tin rằng việc tiếp tục luận tội sẽ không thay đổi được điều gì. Thông báo của bà Murkowski được đưa ra sau khi Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lamar Alexander của Tennessee,
cũng là một người trung dung, vào tối thứ Năm tuyên bố ông sẽ không ủng hộ việc triệu tập thêm nhân chứng cho phiên xét xử luận tội, mà theo ông là rất nông cạn, vội vàng, và hoàn toàn mang tính đảng phái.
Tin giờ chót, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine Marie Yovanovitch quyết định về hưu sau 30 năm phục vụ trong ngành ngoại giao. Bà là một trong những khuôn mặt chính trong tiến trình luận tội tổng thống Trump, và ngoại trưởng Pompeo không hề lên tiếng bảo vệ bà
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-cong-hoa-bo-phieu-ngan-can-trieu-tap-them-nhan-chung-moi-cho-phien-luan-toi-cuu-dai-su-hoa-ky-yovanovitch/

Hai người bị bắt vì xâm nhập khu Resort Mar A Lago

Tin Palm Beach, Florida – Vào sáng thứ Sáu, 31 tháng 1, một chiếc xe SUV đã chạy băng qua các trạm kiểm soát tại lối vào chính của khu resort Mar-a-Lago của Tổng Thống Donald Trump tại Florida, buộc cảnh sát phải bắn vào chiếc xe, theo Sở cảnh sát Palm Beach cho biết. Chiếc SUV tiếp tục bỏ chạy cho tới khi bị cảnh sát Florida và trực thăng cảnh sát tìm ra.
Hai nghi can liên quan đến sự việc đã bị bắt sau đó. Một người trong Mar-a-Lago nói, các nhân viên Mật Vụ đã yêu cầu các vị khách và nhân viên không nên đi ra ngoài vào lúc khoảng 12 giờ 15 phút trưa, giờ miền đông, với lý do đang có một vụ rắc rối ở bên ngoài. Theo những người trong Mar-a-Lago, những vị khách bên trong resort tỏ ra khá bình tĩnh và họ không nghe được tiếng súng ở bên ngoài. Các nhân viên Mật Vụ đã có mặt tại Mar-a-Lago từ sáng sớm thứ Sáu, do Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melania dự kiến sẽ đến đây vào buổi chiều và ở lại trong suốt cuối tuần. Câu lạc bộ những người hâm mộ Tổng Thống Trump, The Trumpettes, dự định sẽ mở một bữa tiệc tại Mar-a-Lago vào thứ Bảy.
Sau đó vào Chủ Nhật, Tổng Thống Trump sẽ đến câu lạc bộ đánh golf West Palm Beach để dự bữa tiệc Super Bowl thường niên. Đây không phải lần đầu tiên resort Mar-a-Lago gặp rắc rối. Ít nhất 3 người đã tìm cách xâm nhập Mar-a-Lago trong vòng 1 năm qua, bao gồm cả 2 phụ nữ là công dân Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hai-nguoi-bi-bat-vi-xam-nhap-khu-resort-mar-a-lago/

Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế –

hãng hàng không Delta, American, United

đình chỉ các chuyến bay đến Trung Cộng

Tin từ Thượng Hải/Bắc Kinh – Vào hôm thứ Sáu (31/1), cuộc khủng hoảng coronavirus đã leo thang nhanh chóng, vì thế chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế công cộng, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới mô tả Virus lây lan là nguy cơ gia tăng đối với các nền kinh tế toàn cầu.
Hãng máy bay Delta, American, United đình chỉ các chuyến bay đến Trung Cộng. Các công ty thương mại cho biết họ đang phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung ứng vì coronavirus ở Trung Cộng, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu. Với số người chết tăng lên 213, tất cả đều ở Trung Cộng, Hoa Kỳ khuyến cáo người Hoa Kỳ không đi du lịch đến đất nước châu Á này, nơi dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Nhật Bản khuyên công dân nên hoãn những chuyến đi không khẩn cấp tới Trung Cộng, Bộ trưởng Bộ Y tế Iran kêu gọi áp dụng lệnh cấm đối với tất cả khách du lịch từ Trung Cộng, và Anh Quốc báo cáo hai trường hợp đầu tiên nhiễm virus này. Singapore cho biết họ đang tạm dừng nhập cảnh đối với khách du lịch có lịch sử du lịch Trung Cộng gần đây và đình chỉ visa đối với người mang passport Trung Cộng. Lệnh cấm cũng sẽ được áp dụng cho những người quá cảnh ở Singapore, một trung tâm du lịch lớn.
Chính phủ Ý quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ngừng tất cả các tuyến giao thông hàng không với Trung Cộng sau khi công bố các trường hợp bệnh đầu tiên của họ là hai khách du lịch Trung Cộng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tuyen-bo-tinh-trang-khan-cap-ve-y-te-hanh-hang-khong-delta-american-united-dinh-chi-cac-chuyen-bay-den-trung-cong/

Trưởng khoa Đại học Harvard bị truy tố

vì ‘nhận hàng triệu USD’

 của Trung Quốc để đánh cắp công nghệ Mỹ

Quý Khải
Giáo sư Charles Lieber – chủ nhiệm khoa Hóa học và Hóa sinh học của Đại học Harvard – đã bị cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Trung Quốc nhưng không khai báo trung thực, theo CNN.
Chính quyền liên bang ngày 28/1 cho biết, vụ việc của GS. Charles Lieber (60 tuổi) đã cho thấy “mối đe dọa đang diễn ra” khi Trung Quốc sử dụng các chương trình “câu kéo” học giả và nhà nghiên cứu nhằm đánh cắp công nghệ và công trình nghiên cứu của Mỹ.
Giáo sư Lieber là một trong ba người bị nhà chức trách Mỹ truy tố cấp liên bang với cáo buộc nói dối khi phủ nhận sự liên quan của họ với chính phủ Trung Quốc, cơ quan công tố bang Massachussetts cho biết trong cuộc họp báo ngày 28/1.
Công tố viên Andrew Lelling cho rằng GS Lieber đã không khai báo trung thực về việc hợp tác với một số tổ chức Trung Quốc, nơi ông nhận được hàng trăm nghìn USD tiền tài trợ.
Theo hồ sơ của tòa án ở Massachusetts, nhóm nghiên cứu của giáo sư Lieber đã nhận tài trợ hơn 15 triệu USD từ Viện Y tế Quốc gia và Bộ Quốc phòng Mỹ. Cáo trạng cho biết, GS. Lieber đã nói dối về mối quan hệ của mình với Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) tại Trung Quốc và một hợp đồng mà ông đã ký theo chương trình chiêu mộ nhân tài của Trung Quốc nhằm thu hút các nhà khoa học cấp cao đến nước này.
Ông đã được trường đại học của Trung Quốc trả 50.000 USD mỗi tháng và được nhận thêm 1,5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ nano tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.
Trong buổi họp báo hôm qua, công tố viên Lelling cho rằng vụ Lieber cho thấy “mối đe dọa liên tục” từ chương trình “câu kéo” học giả và nhà nghiên cứu ở Mỹ của Trung Quốc nhằm đánh cắp công nghệ và công trình nghiên cứu.
Trưởng khoa Đại học Harvard bị truy tố vì ‘nhận hàng triệu USD’ của Trung Quốc để đánh cắp công nghệ Mỹ
Giáo sư Charles Lieber, chủ nhiệm Khoa Hóa sinh và Hóa học tại Đại học Harvard, Mỹ (ảnh: CNN).
Đại học Harvard xem các cáo buộc trên là “vô cùng nghiêm trọng”.
“Harvard đang hợp tác cùng các cơ quan liên bang, bao gồm cả Viện Y tế Quốc gia và đang tiến hành đánh giá riêng về các hành vi sai trái bị cáo buộc. Hiện GS. Lieber đã bị đình chỉ vô thời hạn”, tuyên bố của Đại học Harvard có ghi.
Phiên tòa xét xử giáo sư Lieber dự kiến diễn ra vào chiều 4/2 tại Boston, Mỹ.
Ngoài giáo sư Lieber, công tố viên Mỹ còn truy tố hai công dân Trung Quốc vì tội nói dối. Trong đó, Yanqing Ye, 29 tuổi bị cáo buộc tội gian dối visa, cung cấp lời khai không đúng sự thật, âm mưu làm đặc vụ nước ngoài không đăng ký.
Theo cáo trạng, Yanqing là một trung úy quân đội nhưng đã tự nhận là “sinh viên” trong đơn xin visa và không khai báo trung thực về vai trò của mình trong quân đội Trung Quốc khi được tuyển dụng làm nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Boston, Mỹ. Cô này bị truy tố tội truy cập trái phép trang web quân sự Mỹ và gửi tài liệu, thông tin về Trung Quốc.
Tuần trước, nhà nghiên cứu ung thư theo chương trình tài trợ của Đại học Harvard, Zaosong Zheng, 30 tuổi, cũng bị truy tố tội buôn lậu 21 lọ vật liệu sinh học từ Mỹ về Trung Quốc và nói dối nhà điều tra liên bang. Theo công tố viên Lelling, Zaosong đã giấu các lọ thuốc vào tất để đem lên máy bay.
“Đây không phải là một tai nạn hay sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó là một phần trong chiến dịch đánh cắp công nghệ Mỹ để trục lợi của Trung Quốc”, công tố viên Lelling nói.
Yanqing hiện ở Trung Quốc, trong khi Zaosong đã bị bắt giam từ ngày 30/12 và bị truy tố tháng trước.
https://www.dkn.tv/the-gioi/truong-khoa-dai-hoc-harvard-bi-truy-to-vi-nhan-hang-trieu-usd-cua-trung-quoc-de-danh-cap-cong-nghe-my.html

Mỹ đẩy Myanmar đến gần TQ?

Giới chuyên gia nhận định rằng, việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt Myanmar sẽ càng đẩy nước này vào vòng tay Trung Quốc.
Mỹ có thể gia tăng trừng phạt Myanmar
Bộ trưởng Thương mại Myanmar là ông Than Myint mới đây đã nhận định rằng, Nhiều khả năng gia tăng áp lực của phương Tây đối với Myanmar sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court – ICC) ở The Hague ra phán quyết sơ bộ về vấn đề người Rohingya.
Ông không loại trừ một kịch bản là phương Tây có thể siết chặt biện pháp trừng phạt chống Myanmar, sau phán quyết của ICC.
Tòa án yêu cầu Myanmar chấm dứt truy bức sắc dân này, cũng như ngăn chặn sự xuất hiện những vụ diệt chủng mới. Đồng thời, Tòa yêu cầu Myanmar cứ cách 6 tháng lại phải nộp  báo cáo về tất cả các biện pháp phòng ngừa, cho đến khi ra quyết định dứt khoát về vụ án.
Các phiên điều trần của tòa án sẽ tiếp nối, trong khi Myanmar công bố quyết định của Ủy ban Chính phủ rằng, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tội diệt chủng người Rohingya. Ủy ban cho rằng các binh sĩ đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân địa phương khỏi những cuộc tấn công của bọn khủng bố và đồng lõa.
Trước thềm phiên tòa, Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tổng tư lệnh tối cao Myanmar, Tướng Min Aung Hlayen và ba quan chức quân sự cấp cao khác, cáo buộc họ vi phạm quyền của người Rohingya.
Các lệnh trừng phạt cũng từng được áp đặt dưới thời chế độ quân sự Myanmar, đối với toàn bộ các tướng lĩnh và thậm chí là các thành viên gia đình họ. Tất cả các tài khoản tại ngân hàng Mỹ đều bị đóng băng, doanh nghiệp Mỹ bị cấm mọi liên hệ kinh tế với đại diện của nhóm này.
Từ năm 1988, phần lớn nền kinh tế Myanmar dưới sự kiểm soát của quân đội. Vì vậy Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh cấm kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc sở hữu quân đội.
Bây giờ không còn điều này nên các biện pháp trừng phạt nhẹ hơn, được áp đặt cho các cá nhân. Các tài khoản bị đóng băng, hạn chế visa được đưa ra.
Trong bối cảnh mới này, Bộ trưởng Thương mại Myanmar dự đoán rằng, do vấn đề nhân quyền, các nước phương Tây có thể hủy bỏ ưu tiên thương mại dành cho đất nước ông hoặc là hạn chế đầu tư.
Bộ trưởng thừa nhận rằng đây có thể là đòn đánh mạnh vào sản xuất hàng dệt may, thúc đẩy gia tăng thất nghiệp, nhưng nước này sẽ tìm thấy giải pháp. Các nước phương Tây càng áp đặt trừng phạt Myanmar, thì đất nước này càng có nhiều khả năng củng cố quan hệ với các đối tác châu Á.
Myanmar sẽ hợp tác chặt hơn với Trung Quốc?
Giới chuyên gia cho rằng, trong khi hứng chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, chuyển động của Myanmar theo hướng tăng cường liên hệ với các đối tác châu Á là điều rất tự nhiên.
Hợp tác của Myanmar với các đối tác trong khu vực ASEAN từ trước vốn đã khá mạnh. Liên hệ của Myanmar với các nước châu Á ngày càng được củng cố, do đó biện pháp trừng phạt mới của phương Tây sẽ càng thúc đẩy xu thế này, đặc biệt là nó sẽ khiến Myanmar hợp tác chặt hơn với Trung Quốc.
Chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Myanmar đã phản ánh ý định của cả hai bên theo hướng đó. Myanmar sẽ tìm kiếm những lợi ích ngoại thương, kinh tế và chính trị mới trong quan hệ với Trung Quốc, chứ không phải là theo hướng phương Tây.
Trong những ngày qua, phiên tòa ở Hague đang làm tăng áp lực quốc tế với Myanmar, nhưng ngay từ trước khi công bố phán quyết sơ bộ của tòa án, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ thêm cho Myanmar để hồi hương sắc dân Rohingya, khẳng định sứ mệnh trung gian ngày càng lớn trong việc giải quyết vấn đề này.
Trong bối cảnh bị Mỹ và các nước châu Âu chỉ trích, vị thế của Trung Quốc đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Myanmar, Bắc Kinh hứa sẽ che chắn cho Naypyidaw trước những tác động bất lợi từ trời Tây, đồng thời sẽ giúp nước này phá thế bao vây, cô lập, phát triển nền kinh tế,
Trong tương quan đó, hãng tin Mỹ Bloomberg nhắc nhở rằng, khi mối quan hệ kinh tế giữa phương Tây và Myanmar chấm dứt, Trung Quốc thay vào đó. Họ dẫn đầu trong đầu tư, hợp tác thương mại, kinh tế và quân sự, trong khi nhiều nước ASEAN cũng chiếm một vị trí thích hợp.
Các nước châu Á chiếm tám vị trí hàng đầu trong danh sách đối tác thương mại của Myanmar. Ở vị trí thứ nhất là Trung Quốc, lượng giao thương cao gấp đôi bạn hàng ở vị trí thứ hai trong danh sách là Thái Lan. Năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Bắc Kinh và Naypyidaw lên tới khoảng 11 tỷ USD.
Hơn thế nữa, tiềm năng hợp lực của Trung Quốc-Myanmar hiện nay khá cao, vượt trội rất nhiều những gì từng có trong thời gian chế độ quân sự. Do đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ không thể ảnh hưởng
đến bất cứ điều gì vào thời điểm này, Naypyidaw sẽ đủ sức vượt qua cuộc trừng phạt mới của phương Tây với sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32731-my-day-myanmar-den-gan-tq.html

Hoa Kỳ sẽ không thu hồi

hoàn toàn lực lượng khỏi Châu Phi

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (30/1), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết Hoa Kỳ sẽ không thu hồi tất cả các lực lượng của họ khỏi Châu Phi, khi ông thực hiện một cuộc đánh giá quân đội toàn cầu nhằm tái phối trí nhiều nguồn lực hơn để giải quyết các thách thức từ quân đội Trung Cộng.
Theo Reuters, ông Esper hiện đang dẫn đầu cuộc đánh giá này. Hoa Kỳ hiện có khoảng 6,000 binh sĩ ở Châu Phi và khả năng cắt giảm đánh động Pháp, nước phụ thuộc vào tình báo và hậu cần của Hoa Kỳ cho nhiệm vụ của 4,500 người của họ ở Sahel. Cái chết của 13 binh sĩ Pháp trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng trong một nhiệm vụ chiến đấu ở Mali vào tháng 11 khiến Pháp quyết tâm hơn trong việc bảo đảm được thêm nhiều sự hỗ trợ trong khu vực. Trong chuyến thăm Ngũ Giác Đài trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết bà khuyến cáo ông Esper rằng các nỗ lực chống khủng bố chung ở Tây Phi sẽ bị tổn hại do Hoa Kỳ cắt giảm hỗ trợ quân sự.
Trong một phiên điều trần quốc hội vào hôm thứ Năm (30/1), người đứng đầu Bộ Tư lệnh Châu Phi của Hoa Kỳ cho biết rằng việc thu hồi hỗ trợ từ Pháp ở Sahel sẽ đồng nghĩa với việc những nỗ lực chống lại các nhóm chiến binh sẽ “không phát triển theo hướng tốt”. Tướng Stephen Townsend cho biết ông tin rằng cuộc đánh giá được thực hiện bởi ông Esper có thể làm giảm số lượng nhiệm vụ mà các lực lượng Hoa Kỳ ở Châu Phi cần thực hiện.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-se-khong-thu-hoi-hoan-toan-luc-luong-khoi-chau-phi/

Mỹ-Ukraina :

Pompeo không đánh tan được nghi án gây áp lực

Tú Anh
Trong bối cảnh vụ xử truất phế Donald Trump đang diễn ra tại Washington, chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Mỹ tại Kiev ngày 31/01/2019 được giới quan sát đặc biệt theo dõi.
Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đều tỏ ra thận trọng trước các câu hỏi liên quan đến thông tin cốt lõi của vụ việc : Nhà Trắng, như tiết lộ của John Bolton, thúc giục Kiev đều tra về cha con cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Từ Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan tường thuật :
« Tránh đi, Không có gì để xem ». Đúng ra là Mike Pompeo và Volodymyr Zelensky không tuyên bố gì cả : đó là nội dung thông điệp mà ngoại trưởng Mỹ và tổng thống Ukraina đưa ra trong cuộc họp báo trưa thứ Sáu trong đó có phóng viên Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với Kiev và bảo đảm là khoản tiền viện trợ là khoảng một tỷ đô la trong ba năm qua. Còn về các vấn đề khác, ông hoàn toàn im lặng.
Tổng thống Volodymyr Zelensky tỏ ra khó chịu khi bị báo chí đặt câu hỏi về vụ nghi án Donald Trump gây áp lực. Hai ông cũng từ chối bình luận về khả năng quan hệ Washington và Kiev bị ảnh hưởng làm xấu đi.
Thực ra, vị thế của chính phủ Kiev rất tế nhị, nói càng ít càng tốt để hạn chế thiệt hại phụ và nhất là đừng làm Donald Trump bất bình. Do vậy, trong cuộc trao đổi căng thẳng với một phóng viên Anh, cố vấn ngoại giao của tổng thống Ukraina đã trấn an rằng Volodymyr Zelensky chưa bao giờ bị chủ nhân Nhà Trắng gây sức ép.
Đường lối và ngôn từ chính thức tại Kiev không che lấp được không khí nặng nề trong quan hệ Mỹ-Ukraina ».
Sau Kiev, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bay sang Minsk. Đây là chuyến thăm viếng đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tại Belarus, mà Hoa Kỳ gọi là « chế độ độc tài cuối cùng tại Châu Âu », kể từ 1994. Ông Mike Pompeo cam kết « quan hệ hai bên sẽ được cải thiện thật sự ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200201-my-ukraina-pompeo-khong-danh-tan-duoc-nghi-an-gay-ap-luc

Thêm sáu nước bị Mỹ ngừng cấp visa nhập cư

Minh Anh
Ngày 31/01/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump công bố văn bản mới của sắc lệnh về nhập cư, bổ sung thêm sáu nước không được Mỹ tiếp nhận người nhập cư.
Theo văn bản mới, Hoa Kỳ sẽ tạm ngưng cấp các loại thị thực để sau này có thể xin thẻ định cư đối với công dân các nước Erythrea, Kirghizstan, Miến Điện và Nigeria. Các loại thị thực du lịch, du học và thương mại không bị liên quan.
Chính phủ Mỹ cũng sẽ ngưng cấp các loại « thị thực khác » cho các công dân Sudan và Tanzania. Loại thị thực này có thể được cấp thông qua thể thức rút thăm cho các nước có tỷ lệ nhập cư thấp. Sắc lệnh của tổng thống Mỹ có hiệu lực từ ngày 21/02/2020.
Reuters nhắc lại, tổng thống Donald Trump từng ký một sắc lệnh ngày 01/01/2017 cấm công dân 7 nước đặt chân lên lãnh thổ Mỹ vì lý do an ninh, bao gồm các nước : Syria, Iran, Irak, Libya, Somalia, Sudan và Yemen. Thế nhưng, Sudan sau đó được rút ra khỏi danh sách.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200201-them-sau-nuoc-bi-my-ngung-cap-visa-nhap-cu

Lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó

lên kế hoạch gặp gỡ tổng thống trump

vào cuối chuyến công du quốc tế

Tin từ CARACAS, Venezuela – Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó kết thúc chuyến công du quốc tế bằng một cuộc vận động ở Miami vào cuối tuần Super Bowl, với nghi vấn về việc liệu nhà lãnh đạo phe đối lập có thể sắp xếp được cuộc gặp quan trọng với Tổng thống Donald Trump hay không.
Theo tin từ AP, khả năng của ông Guaidó trong việc thành công gặp mặt tổng thống Donald Trump tại một cuộc họp quan trọng mang tính biểu tượng sẽ thử thách vị thế của nhà lãnh đạo chính trị trẻ tuổi này với đồng minh quốc tế quan trọng nhất của ông. Với sự hỗ trợ suy giảm trong nước, ông Guaidó phát động năm thứ hai của chiến dịch lật đổ Tổng thống Nicolás Maduro bất thành bằng cách bất chấp lệnh cấm du lịch và rời khỏi Venezuela để vận động sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo ở Colombia, trên khắp châu Âu và Canada. Trong thời gian qua, Venezuela là ưu tiên hàng đầu ở châu Mỹ Latinh đối với chính quyền tổng thống  Trump.
Vào một năm trước đây, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên trong số gần 60 chính phủ quyết định ủng hộ ông Guaidó. Các viên chức Hoa Kỳ gọi ông Maduro là một “kẻ độc tài”, và áp dụng các lệnh trừng phạt vào công ty dầu hỏa PDVSA của nhà nước Venezuela, cùng các biện pháp tài chính khác nhằm lật đổ nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, ông Maduro vẫn đang nắm quyền kiểm soát, sau khi đánh bại một nỗ lực đảo chính.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/lanh-dao-phe-doi-lap-juan-guaido-len-ke-hoach-gap-go-tong-thong-trump-vao-cuoi-chuyen-cong-du-quoc-te/

Di dân Brazil không hiểu

vì sao họ bị Hoa Kỳ gửi đến Mexico

Tin từ CIUDAD JUAREZ, México – Bối rối, buồn bã và thất vọng, những di dân Brazil được gửi từ Hoa Kỳ đến Mexico trong tuần này tự hỏi làm thế nào họ lại đến một quốc gia khác với ngôn ngữ mà họ có thể hiểu. Vào hôm thứ Tư (29/1), Hoa Kỳ bắt đầu gửi một số di dân Brazil băng qua biên giới Mexico-Hoa Kỳ trở về lại đó để chờ phiên điều trần của họ tại tòa án Hoa Kỳ, theo một chương trình được gọi là Migrant Protection Protocols (MPP).
Đây là một trong nhiều hành động của chính quyền Tổng thống Trump nhằm làm giảm số người tầm trú tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Kể từ khi chương trình bắt đầu một năm trước, hơn 57,000 di dân không phải người Mexico được đưa trở lại Mexico. Bà Tania Costa, một di dân người Brazil, không hiểu vì sao bà bị gửi đến đây thay vì Brazil. Bà cho biết bà không hiểu tiếng Tây Ban Nha và không thể liên lạc với các viên chức Mexico. Bà tuyên bố rằng các viên chức Hoa Kỳ không giải thích việc bà sẽ được gửi đến Mexico. Theo ông Enrique Valenzuela, người đứng đầu các dịch vụ bảo vệ dân sự ở tiểu bang Chihuahua cho biết, có 10 di dân Brazil được gửi đến Mexico theo chương trình MPP vào hôm thứ Tư.
Chương trình này trước đây chỉ được giới hạn cho người nói tiếng Tây Ban Nha. Trong số đó có bà Costa và cô con gái sáu tuổi. Họ đã rời Belo Horizonte ở tiểu bang miền tây nam Minas Gerais, Brazil chỉ hơn một tuần trước.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/di-dan-brazil-khong-hieu-vi-sao-ho-bi-hoa-ky-gui-den-mexico/

LHQ cảnh báo kế hoạch hòa bình của ông Trump

 gây tổn hại cho người tị nạn Palestin

Lisa Schlein
Cơ quan của Liên hiệp quốc Trợ giúp và Làm việc cho người tị nạn Palestin (UNRWA) cảnh báo là kế hoạch hòa bình chính quyền Tổng thống Trump vừa đưa ra sẽ dẫn tới tình trạng mất ổn định và không chắc chắn cho 5,6 triệu người tị nạn Palestin mà cơ quan trợ giúp tại những lãnh thổ bị Israel chiếm đóng và vùng Trung Đông. Cơ quan kêu gọi được tài trợ 1,4 tỉ đô la trong năm 2020.
UNWRA cho biết là đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chánh tệ hại nhất trong lịch sử vào lúc nhu cầu của người tị nạn Palestin ngày càng tăng và bất ổn chính trị ngày càng lớn ở Trung Đông. Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của UNRWA, nhưng đã ngưng tài trợ cho cơ quan này vào năm 2018. Chính quyền ông Trump cắt 360 triệu đô la viện trợ, gần 1/3 ngân sách UNRWA.
Quyền Tổng Ủy viên UNRWA Christian Saunders nói cơ quan nhận được sự giúp đỡ to lớn của các nước khác trong năm 2018. Tuy nhiên giúp đỡ này phai nhạt trong năm ngoái khiến ngân sách hụt khoảng 55 triệu đô la.
Ông Saunders nói Kế hoạch Hòa bình Trung Đông mới đây của Tổng thống Donald Trump giáng một đòn khác vào nhu cầu về nhân đạo và được bảo vệ của người tị nạn Palestin. Ông nói với Đài VOA là những vụ đụng độ bùng phát tại những lãnh thổ bị chiếm đóng và chung quanh Israel sau khi kế hoạch được công bố có thể là dấu hiệu cho những điều tệ hại hơn sẽ đến.
Ông Saumders nói thêm là UNRWA đã qua những tình hình tương tự trước đây, đã có những kế hoạch chặt chẽ để giúp người Palestin trong những thời gian xáo trộn như vậy. Ông nói đề nghị của Tổng thống Trump có thể trao cho Israel một dải lãnh thổ to lớn, mà Liên hiệp quốc và Palestin xem như là một phần của quốc gia Palestin trong tương lai theo giải pháp hai-quốc gia.
Ông Saunders cho biết UNRWA chỉ có đủ tiền để trả cho các hoạt động nhân đạo cho đến tháng 4. Cơ quan kêu gọi các nhà tài trợ đáp ứng một cách rộng rãi.
Vẫn theo UNRWA, hàng triệu người tị nạn Palestin phụ thuộc vào khả năng của UNRWA cung cấp hỗ trợ sinh tồn cho họ cũng như y tế, giáo dục, huấn luyện nghề nghiệp và những dịch vụ trọng yếu khác.
https://www.voatiengviet.com/a/lhq-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-h%C3%B2a-b%C3%ACnh-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-trump-g%C3%A2y-t%E1%BB%95n-h%E1%BA%A1i-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%8B-n%E1%BA%A1n-palestin/5269066.html

Virus corona: Vì sao người hay bị lây bệnh từ động vật?

Giáo sư Tim BentonNhóm nghiên cứu về những rủi ro mới, Chatham House
Thế giới đang vật lộn với chủng virus corona mới, hiện đã lây lan từ Trung Quốc sang ít nhất 22 quốc gia khác.
Chủng virus mới này – được cho là xuất phát từ động vật hoang dã – cho thấy rõ nguy cơ mà con người đang phải đối mặt do các bệnh lây từ động vật.
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
213 người chết, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị
Đây có thể vẫn sẽ còn là một vấn đề trong tương lai, bởi biến đổi khí hậu và quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi cách thức tương tác giữa con người và động vật.
Động vật lây bệnh cho con người thế nào?
Trong 50 năm qua, một loạt các bệnh truyền nhiễm đã lây lan nhanh chóng.
Cuộc khủng hoảng HIV/AIDS những năm 1980 bắt nguồn từ loài vượn lớn, còn dịch cúm gia cầm 2004-2007 xuất phát từ chim; và heo đã gây ra đại dịch cúm heo năm 2009.
Gần đây, người ta phát hiện ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) xuất phát từ dơi, thông qua trung gian là cầy hương; nhưng dơi cũng gây cho chúng ta dịch Ebola.
Con người luôn nhiễm các loại bệnh từ động vật. Trên thực tế, hầu hết các bệnh truyền nhiễm mới đến từ động vật hoang dã.
Nhưng sự thay đổi của môi trường đang đẩy nhanh tiến trình này; trong khi nhịp sống đô thị và sự phát triển của du lịch quốc tế khiến những căn bệnh như thế này lây lan nhanh hơn một khi xuất hiện.
Bệnh từ loài này lây sang loài khác thế nào?
Hầu hết động vật đều mang trong mình một loạt các mầm bệnh – các loại vi khuẩn và virus có thể gây bệnh.
Khả năng tiến hóa của mầm bệnh phụ thuộc vào khả năng lây nhiễm sang vật chủ mới, và nhảy sang loài khác là một cách để thực hiện điều này.
Hệ thống miễn dịch của vật chủ mới sẽ cố gắng để tiêu diệt mầm bệnh, nghĩa là cả hai – vật chủ mới và mầm bệnh – bị giam trong một trò chơi tiến hóa vĩnh cửu, tức là chúng sẽ cố gắng tìm ra những cách thức mới nhằm tiêu diệt lẫn nhau.
Chẳng như, khoảng 10% số người nhiễm bệnh đã thiệt mạng trong dịch SARS năm 2003, so với chỉ dưới 0,1% do cúm thông thường.
Sự thay đổi về môi trường sống và biến đổi khí hậu đang thay đổi hay thậm chí triệt tiêu môi trường sống của các loài động vật, thay đổi cách thức động vật sinh tồn, cư trú và chuỗi thức ăn.
Ngay cách sống của con người cũng thay đổi – 55% dân số toàn cầu hiện đang sống ở các đô thị, tăng so với con số 35% của 50 năm trước.
Và những đô thị vốn ngày càng mở rộng về không gian này đang thành những ‘ngôi nhà’ mới cho động vật hoang dã – chuột, gấu trúc, sóc, cáo, chim, chó rừng, khỉ – có thể sống trong các không gian xanh đô thị như công viên và vườn, ăn những thực phẩm mà con người bỏ lại tại đó.
Thông thường, các loài động vật hoang dã dễ thích nghi với cuộc sống ở đô thị hơn so với thay đổi trong tự nhiên, bởi nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào, khiến không gian đô thị trở thành ‘nồi hầm’ cho sự tiến hóa của các mầm bệnh.
Nhóm nào có nguy cơ cao nhất?
Các bệnh mới trong vật chủ mới thường nguy hiểm hơn, đó là lý do tại sao bất kỳ bệnh tật mới nào nổi lên cũng rất đáng quan tâm.
Một số nhóm dễ bị mắc các bệnh mới này hơn so với những nhóm khác.
Cư dân nghèo ở đô thị thường phải làm các công việc như dọn dẹp và vệ sinh, điều này khiến họ dễ gặp các nguồn và người mang mầm bệnh hơn so với các nhóm khác.
Họ cũng có thể có hệ thống miễn dịch yếu hơn do dinh dưỡng kém và ít có điều kiện tiếp xúc với không khí trong lành hoặc phải làm việc trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Và nếu họ ốm, có thể họ sẽ không đủ khả năng để tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
2019-nCov: Y tế VN có sụp đổ nếu dịch virus corona lan ra?
Bệnh mới cũng dễ lây lan hơn tại các đô thị lớn, do dân số những nơi này thường đông, mọi người chen nhau trong cùng không gian nhỏ và chạm vào cùng một bề mặt.
Trong một số nền văn hóa, người ta cũng ăn thịt một số loại động vật hoang dã.
Bệnh tật thay đổi hành vi chúng ta thế nào?
Các quốc gia trên thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp để ngăn dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gẩy ra lây lan.
Lệnh cấm đi lại hiện được áp dụng tại nhiều nơi, nhưng ngay cả khi không có lệnh này, mọi người vẫn sợ ra ngoài do lo ngại sẽ tiếp xúc với các trường hợp đã nhiễm bệnh.
Việc đi lại xuyên biên giới trở nên khó khăn hơn, lao động nhập cư theo mùa không thể di chuyển, khiến chuỗi cung ứng lao đông bị gián đoạn.
Năm 2003, dịch SARS gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 40 tỷ đô la Mỹ chỉ trong có sáu tháng. Điều này một phần là do chi phí điều trị cho bệnh nhân, nhưng cũng do các hoạt động kinh tế và du lịch của con người bị gián đoạn.
Chúng ta có thể làm gì?
Các chính phủ thường có xu hướng coi mỗi căn bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện là một cuộc khủng hoảng độc lập, thay vì nhận ra chúng đều là dấu hiệu cho thấy thế giới của chúng ta đang biển đổi như thế nào.
Càng tác động để thay đổi môi trường sống, chúng ta càng có khả năng phá vỡ hệ sinh thái và tạo cơ hội cho bệnh tật mới xuất hiện.
Chỉ có khoảng 10% mầm bệnh trên thế giới đã được ghi nhận. Bởi vậy, cần đầu tư nhiều hơn để xác định những mầm bệnh còn lại và những loài động vật nào đang mang các mầm bệnh này.
Ví dụ, số chuột ở London là bao nhiêu và chúng đang mang những mầm bệnh gì?
Nhiều người dân thành phố rất thích với việc các loài động vật hoang dã có thể cùng sống trong không gian đô thị, nhưng chúng ta cũng nên nhận ra rằng, một số loài động vật có thể gây hại.
Nên điều quan trọng là phải theo dõi xem có những loài động vật nào mới đến, rồi liệu mọi người có đang giết hay ăn thịt các loài động vật hoang dã, hay mang chúng từ các khu vực lân cận ra bán ở các chợ hay không.
Cải thiện điều kiện vệ sinh, xử lý chất thải và kiểm soát dịch là những cách giúp ngăn chặn những dịch bệnh này xuất hiện và lan rộng. Nói rộng hơn, đó là thay đổi cách thức chúng ta quản lý môi trường và cách con người tương tác với môi trường.
Đại dịch là một phần tương lai của chúng ta
Thừa nhận các dịch bệnh mới đang xuất hiện và lây lan sẽ khiến chúng ta có những hành động mạnh mẽ hơn để chống lại các đại dịch mới, mà bản thân chúng cũng là một phần không thể tránh khỏi trong tương lai của chúng ta.
Một thế kỷ trước, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm khoảng nửa tỷ người và giết chết 50 dến 100 triệu người trên toàn thế giới.
Tiến bộ khoa học và việc đầu tư lớn vào hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu đồng nghĩa với việc những dịch bệnh như vậy sẽ được quản lý tốt hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu và có khả năng sẽ biến thành thảm họa. Và nếu điều gì đó tương tự như dịch cúm Tây Ban Nha lại xảy ra, nó sẽ định hình lại thế giới chúng ta.
Đến giữa thế kỷ trước, một số người ở phương Tây vẫn tuyên bố là có thể chiến thắng các bệnh truyền nhiễm.
Nhưng khi tiến trình đô thị hóa và bất bình đẳng gia tăng, rồi biến đổi khí hậu làm xáo trộn hệ sinh thái, chúng ta phải công nhận rằng, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh mới ngày càng tăng.
Về bài phân tích này
Bài phân tích này được ủy nhiệm cho BBC News bởi một một chuyên gia làm việc cho một tổ chức bên ngoài.
Giáo sư Tim Benton là giám đốc nhóm nghiên cứu về các rủi ro mới nổi tại Chatham House (Viện nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh), nơi ông đang lãnh đạo chương trình Năng lượng, Môi trường và Tài nguyên.
Chatham House tự mô tả là một viện nghiên cứu chính sách độc lập, giúp xây dựng một thế giới an toàn, thịnh vượng, công bằng hơn.
Biên tập: Eleanor Lawrie
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51321606

Virus corona đẩy tâm lý kỳ thị

người Trung Quốc và gốc Á lên cao,

Virus corona bùng phát kéo theo một làn sóng chống Trung Quốc trên toàn cầu, từ các cửa hàng treo biển từ chối khách Trung Quốc, đến các video lan truyền trên mạng chế giễu thói quen ăn động vật hoang dã của nước này…
Reuters cho hay, chính quyền và trường học ở Toronto, Canada, đã phát đi cảnh báo trước tình trạng phân biệt đối xử đối với người Canada gốc Hoa, trong khi ở châu Âu, có bằng chứng về việc cư dân Trung Quốc phải đối mặt với sự kỳ thị trên đường.
Tại Nhật Bản, hashtag #ChineseDon’tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đang lan truyền trên Twitter.
Ở Pháp, trang nhất một tờ báo địa phương chạy tiêu đề: “Báo động da vàng”.
Còn theo New York Times, một phụ nữ Việt Nam nói với tờ báo Le Monde rằng, bà bị một tài xế ô tô xúc phạm và hét lên: “Hãy giữ lấy con virus của mày, bà người Tàu bẩn thỉu!” và: “Mày không được chào đón ở Pháp”, trong khi ông ta chạy xe làm bắn nước lên người bà.
Nhật ký Vũ Hán: Sống một mình trong thành phố bị phong tỏa
Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị
VVirus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
2019-nCov: Y tế VN có sụp đổ nếu dịch virus corona lan ra?
Sun Lay Tan, 41 tuổi, làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo, cho biết một người đàn ông ngồi cạnh ông trong một chuyến tàu điện ngầm ở Paris đã đổi chỗ ngồi, sau đó lấy chiếc khăn lên che miệng.
“Điều đó thực sự gây sốc” – Tan, người sinh ra ở Pháp gốc Trung Quốc và Campuchia, nói. “Tôi thực sự thấy mình bị kỳ thị”.
“Giả định người châu Á với sự không tin tưởng về thể chế chính trị, kết hợp với sự lo lắng về sức khỏe đã khiến việc này trở nên mạnh mẽ hơn”, Charlotte Setijadi, nhà nhân học giảng dạy tại Đại học Quản lý Singapore nói với Reuters.
Chính quyền Trung Quốc cho biết, loại virus này xuất phát từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã bất hợp pháp. Và điều này làm gia tăng những lời chễ giễu về các món ẩm thực kỳ lạ và các bài thuốc y học cổ truyền Trung Quóc sử dụng động vật hoang dã.
“Hãy chấm dứt việc ăn dơi” – một người sử dụng Twitter ở Thái Lan – một trong những điểm đến hàng đầu của du khách Trung Quốc viết. “Không lấy gì làm ngạc nhiên khi người Trung Quốc mắc các bệnh tật mới” – một người dùng Twitter khác ở Thái Lan đăng tải, cùng một video clip cho thấy cảnh một người đàn ông ăn thịt sống.
Cho thấy những căng thẳng chính trị, kinh tế lớn hơn
Tại Hong Kong, Hàn Quốc và Việt Nam, các doanh nghiệp trước đó đã đăng thông báo nói rằng, họ không hoan nghênh khách hàng đến từ đại lục.
“Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ Trung Quốc trong thời gian này vì đất nước bạn đang có dịch bệnh corona đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này” – thông báo bằng tiếng Anh dán bên ngoài một khách sạn ở Đà Nẵng.
Nhà chức trách sau đó đã yêu cầu khách sạn gỡ thông báo trên, người chủ khách sạn này đã ‘phản pháo’ yêu cầu của cơ quan chức năng trong một bài đăng trên Facebook.
Thực ra, cái nhìn không tin tưởng về Trung Quốc của người Việt Nam vốn không chỉ xuất phát từ dịch bệnh này,
“Một số hiện tượng bài ngoại có thể bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng, lo lắng chính trị và kinh tế lớn hơn liên quan đến Trung Quốc, đang tương tác với nỗi sợ về việc lây nhiễm gần đây”, Kristi Govella, Phó giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Hawaii, Manoa nói với New York Times.
Khảo sát qua mạng do viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore tiến hành, công bố vào giữa tháng 1/2020 cho thấy, 86% người Việt Nam nói họ thích Mỹ hơn khi được hỏi: “Nếu ASEAN buộc phải làm đồng minh với một trong hai địch thủ chiến lược, Mỹ và Trung Quốc, bạn sẽ chọn ai?”.
Với toàn khối ASEAN, mức trung bình 54% thích Mỹ và 46% nghiêng về Trung Quốc.
Cuộc khảo sát này diễn ra trước khi virus corona bùng phát.
Từ nỗi sợ hay từ phân biệt đối xử?
New York Times viết rằng, tại một nhà hàng sushi trong khu vực từng là chợ cá Tsukiji ở Tokyo, nơi có khoảng 90% khách hàng là người Trung Quốc, Yaeko Suenaga, 70 tuổi, nói rằng bà hiểu lý do vì sao một số cửa hàng có thể không muốn tiếp khách từ Trung Quốc.
“Tôi không nghĩ điều này xuất phát từ sự phân biệt đối xử”, bà Suenaga nói, “nhưng từ nỗi sợ hãi rằng một số người đã bị nhiễm một loại virus có thể dẫn đến tử vong.”
Còn các chuyên gia y tế công cộng thì nói, họ hiểu hiện tượng trên như “một phản ứng tự nhiên để cố tránh khỏi một nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn, nhất là khi căn bệnh đó chưa có thuốc chữa trị”, Karen Eggleston, Giám đốc Chương trình chính sách y tế châu Á, tại Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein, Đại học Stanford nói, theo New York Times.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Nhưng những sự kỳ thị như vậy cũng gặp nhiều chỉ trích.
Le Courrier Picard, tờ báo khu vực ở miền bắc nước Pháp gây phẫn nộ với tiêu đề “Báo động da vàng” sau đó đã xin lỗi.
Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị. Họ tạo ra hashtag #Jenesuispasunvirus (“Tôi không phải là virus”) trên Twitter để phản đối việc bị kỳ thị, nhất là trên các phương tiện giao thông công cộng.
Tại khu mua sắm ở Tokyo, Nhật Bản,nơi thường xuyên thu hút đông khách du lịch Trung Quốc, Michiko Kubota, chủ một cửa hàng quần áo, nói rằng bà hy vọng chính phủ Nhật Bản có thể làm nhiều hơn để giúp Trung Quốc, như gửi khẩu trang và vật tư y tế khác sang Trung Quốc.
“Đôi khi, Nhật Bản và Trung Quốc có thể chỉ trích nhau, nhưng tương hỗ mới là điều tốt”, bà Kubota nói.
Ở Úc, Andy Miao, 24 tuổi, một người Úc gốc Hoa trở về Úc trong tháng này sau chuyến đi Trung Quốc, nói rằng hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng đã nhìn anh một cách quái gở nếu anh không đeo khẩu trang.
“Nó làm cho những người như tôi, những người rất, rất Úc, cảm thấy như người ngoài”, Miao nói.
Người Trung Quốc – và người châu Á nói chung – đã phải chịu những phản ứng bài ngoại tương tự trong đại dịch Sars năm 2003.
Chính phủ Trung Quốc cho biết họ quyết tâm ngăn chặn một dịch bệnh mà họ gọi là “thách thức chung với nhân loại”.
“Định kiến ​​và những ngôn từ hẹp hòi không tốt chút nào”, Bộ Ngoại giao nước này nói trong một tuyên bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51321649

Các nước lần lượt di tản công dân ra khỏi Trung Quốc

Ngày càng nhiều nước di tản hay có kế hoạch di tản các nhân viên ngoại giao và công dân của mình ra khỏi những khu vực của Trung Quốc bị lây nhiễm chủng coronavirus mới.
Sau đây là kế hoạch di tản của một số nước và cách thức quản lý nguy cơ nhiễm bệnh của những người trở về:
- Hàng trăm người Hàn Quốc trở về nhà trên một chuyến bay thuê bao từ Trung Quốc được chào đón với những khẩu hiệu chào mừng hôm 31/1 khi họ đến một trung tâm cách ly. Một ngày trước, các cư dân gần đó đã biểu tình phản đối việc này. 360 người Hàn Quốc được chở đến hai cơ sở tại thành phố Asan và Jincheon, cách thủ đô Seoul 80 km về phía nam để được cách ly.
Chiếc máy bay chở những người di tản từ Vũ Hán, trung tâm bùng phát virus tại Trung Quốc, đáp xuống Seoul trước đó.
- Ngày 31/1, một chuyến bay thuê bao thứ ba chở người Nhật từ Vũ Hán trở về, nâng số người Nhật rời Trung Quốc về nước lên đến 565 người. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói Nhật đang dàn xếp để đưa về nước tất cả công dân Nhật muốn từ Vũ Hán và những khu vực xung quanh trở về, nhưng chuyến bay thứ tư có phần chắc sẽ không được phái đi trong tuần này.
- Một chiếc máy bay chở 83 người Anh và 27 công dân Liên hiệp Châu Âu từ Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, đã đáp xuống Anh ngày 31/1. Những người Anh trở về sẽ được cách ly trong 14 ngày tại một cơ sở của Cơ quan Y tế Quốc gia ở tây bắc nước Anh.
- Kazakhstan đã yêu cầu Bắc Kinh cho phép 98 sinh viên của họ rời khỏi Vũ Hán.
- Đức sắp sửa di tản 90 công dân khỏi khu vực Vũ Hán.
- Morocco sẽ di tản 100 công dân, hầu hết là sinh viên, khỏi khu vực chung quanh Vũ Hán.
- Chính phủ Tây Ban Nha đang làm việc với Trung Quốc và Liên hiệp Châu Âu để di tản công dân nước này.
- Hoa Kỳ đã di tản 220 công dân khỏi Vũ Hán trong đó có 50 nhà ngoại giao và nhân viên khế ước.
- Canada đang tìm cách di tản 196 công dân ra khỏi khu vực Vũ Hán, các giới chức cao cấp nói. Dù chính phủ đã thuê bao một chuyến bay, nhưng chưa nói là khi nào máy bay sẽ bay về Canada hay liệu công dân trở về có bị cách ly hay không.
- Nga nói sẽ bắt đầu di tản công dân khỏi Trung Quốc qua vùng Viễn Đông vào ngày 1/2, nhà chức trách khu vực cho biết. Nga có kế hoạch di tản hơn 600 công dân Nga hiện có mặt tại tỉnh Hồ Bắc và cách ly họ trong 14 ngày, Phó Thủ tướng Tatiana Golikova thông báo.
Nga đang thảo luận với Trung Quốc về việc di tản người Nga khỏi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc.
- Hà Lan đã khuyến cáo người dân nước này chỉ du hành khi thật sự cấp thiết mà thôi và đang chuẩn bị di tản 20 công dân và gia đình của họ ra khỏi tỉnh Hồ Bắc, Bộ trưởng ngoại giao Stef Blok nói trong một bức thư gởi Quốc hội. Hà Lan đã hoàn tất các cuộc dàn xếp với các đối tác EU và nhà cầm quyền Trung Quốc.
- Australia sẽ giúp một số công dân rời khỏi Hồ Bắc và cách ly họ trên đảo Christmas. Thủ tướng Scott Morrison không cho biết trong số 600 công dân Australia có tên ở Hồ Bắc sẽ có bao nhiêu người được hỗ trợ. Ông nói thêm là Australia cũng sẽ làm việc để giúp công dân New Zealand và công dân của đảo Thái Bình Dương.
- Ngày 30/1, New Zealand cho biết sẽ thuê bao một chiếc máy bay để giúp công dân muốn rời Vũ Hán. Các nhân viên lãnh sự sẽ làm việc với các giới chức y tế để đảm bảo quản lý chặt chẽ nguy cơ virus lây lan đến New Zealand.
- Indonesia đang chuẩn bị di tản công dân khỏi Vũ Hán và sẽ cách ly những người này ít nhất 14 ngày khi họ trở về. Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi nói chính phủ đang làm việc với nhà cầm quyền Bắc Kinh về chuyện di tản. Bà cho biết có ít nhất 243 người Indonesia trong khu vực bị phong tỏa, đa số tại Vũ Hán.
- Pháp đã di tản một số công dân khỏi Vũ Hán và nói sẽ cách ly hành khách. Pháp cho biết thêm là trước tiên sẽ di tản những công dân không có triệu chứng và những người có triệu chứng sau đó, vào một ngày chưa xác định.
- Nhà chức trách Thụy Sĩ nói họ hy vọng có khoảng 10 công dân nước họ gia nhập toán di tản của Pháp.
- Thái Lan cho biết ngày 1/2 sẽ phái một chiếc máy bay đến Vũ Hán để chở công dân trở về.
- Việt Nam chưa thông báo về kế hoạch cụ thể.
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BA%A7n-l%C6%B0%E1%BB%A3t-di-t%E1%BA%A3n-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-ra-kh%E1%BB%8Fi-trung-qu%E1%BB%91c-/5269100.html

Nhiều phi công, tiếp viên hàng không yêu cầu

hoãn các chuyến bay đến Trung Cộng

do nỗi sợ về virus đang lan rộng trên toàn thế giới

Tin từ CHICAGO/PARIS – Các phi công và tiếp viên hàng không của American Airlines đang đệ đơn kiện yêu cầu dừng các chuyến bay đến Trung Cộng ngay lập tức  khi các viên chức y tế tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với coronavirus đang lan truyền nhanh chóng.
Cho đến nay, Trung Cộng báo cáo gần 10,000 trường hợp bệnh và 213 trường hợp tử vong, nhưng virus lan sang 18 quốc gia, theo suy đoán là do du khách hàng không. Hoa Kỳ khuyên công dân của họ không nên đến Trung Cộng, nâng mức khuyến cáo của họ lên ngang bằng với những khuyến cáo dành cho Iraq và Afghanistan.
Theo các nguồn tin trong cuộc, sau khi giảm thiểu các chuyến bay đến Trung Cộng trong tuần này, các hãng hàng không của Hoa Kỳ đánh giá lại các kế hoạch bay. Tòa Bạch Ốc có thể chọn cách đưa ra thêm hành động để cấm các chuyến bay đến Trung Cộng trong những ngày tới, nhưng các viên chức nhấn mạnh rằng vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra.
Hiệp hội Phi công (APA), đại diện cho các phi công của American Airlines, trích dẫn “các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng do coronavirus gây ra” trong một vụ kiện ở Texas, nơi có trụ sở của hãng máy bay này. Vào hôm thứ Tư (29/1), hãng hàng không này thông báo hủy các chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh và Thượng Hải, nhưng vẫn đang tiếp tục các chuyến bay từ Dallas. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-phi-cong-tiep-vien-hang-khong-yeu-cau-hoan-cac-chuyen-bay-den-trung-cong-do-noi-so-ve-virus-dang-lan-rong-tren-toan-the-gioi/

Airbus trả phạt 3,6 tỉ euro

vì hối lộ nhiều nước, liên quan Việt Nam

Airbus sẽ trả tiền phạt kỷ lục 3,6 tỉ euro – tương đương 3,9 tỉ USD – cho Anh, Pháp, Mỹ để dàn xếp cuộc điều tra hối lộ để thắng hợp đồng ở 20 quốc gia.
Hồ sơ của phía Mỹ có nêu tên phi vụ bán máy bay quân sự C-295 cho Việt Nam.
Những bí ẩn bên trong siêu máy bay A380
Siêu phi cơ Boeing 747 sau hơn 50 năm tung cánh
Giới chức Anh sẽ nhận được 1 tỉ euro, Pháp nhận 2,1 tỉ và Mỹ nhận 500 triệu euro.
Thỏa thuận từng được loan báo công khai đầu tuần, nhưng hôm 31/1, tòa án ba nước chính thức thông qua.
Airbus thuê mướn hơn 130.000 nhân viên ở trên thế giới, đặt trụ sở tại Toulouse, Pháp.
Năm 2016, công ty tự khai báo với giới chức về cáo buộc hối lộ, và đề nghị các thanh tra viên xem xét hồ sơ về việc Airbus sử dụng các nhà môi giới nước ngoài.
Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ nói đây là cuộc dàn xếp lớn nhất lịch sử về hối lộ ở hải ngoại.
Đây là cuộc điều tra của ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ.
Trong thỏa thuận gọi là Deferred Prosecution Agreement (DPA), Airbus sẽ không phải đối diện với truy tố hình sự, và chỉ trả tiền phạt.
Airbus sẽ tiếp tục bị giới chức theo dõi trong thời gian ba năm, và mọi vi phạm trong ba năm tới có thể dẫn tới truy tố.
Cụ thể, Airbus đạt thỏa thuận dàn xếp với các nhà điều tra Anh liên quan hối lộ tại Malaysia, Sri Lanka, Đài Loan, Indonesia và Ghana.
Các khoản hối lộ toàn cầu của Airbus diễn ra ít nhất từ 2008 và kéo dài ít nhất tới 2015.
Phán quyết thông qua thỏa thuận dàn xếp, do Tòa Cao cấp London duyệt hôm 31/1, nhận định:
“Airbus có những chính sách và thủ tục ngăn hối lộ vào thời gian liên quan. Nhưng trước tháng 9/2014, các chính sách và thủ tục này được dễ dàng bỏ qua hay vi phạm, và tồn tại một văn hóa doanh nghiệp cho phép có hối lộ của các đối tác và / hoặc nhân viên Airbus trên thế giới.”
Malaysia
Theo cáo trạng của các nhà điều tra Anh, từ 2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan thương vụ mua máy bay Airbus của công ty AirAsia và AirAsia X.
AirAsia và AirAsia X là hai hãng bay đặt trụ sở ở Malaysia.
Từ 2005 tới tháng 11/2014, hai hãng này đặt mua 406 máy bay của Airbus.
Trong số này, 180 máy bay bị cáo buộc là được mua nhờ các khoản hối lộ trị giá 50 triệu USD theo hình thức tài trợ cho một đội thể thao.
Đội thể thao này thuộc sở hữu của hai lãnh đạo trong AirAsia.
Đài Loan
Các nhà điều tra Anh cáo buộc từ tháng 7/2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan nhân viên của TransAsia Airways.
TransAsia Airways (TNA) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Đài Loan, đã ngừng hoạt động từ 2016.
Từ 2010 tới 2013, Airbus chuyển tiền, thông qua hai công ty của môi giới, cho một giám đốc của TNA.
Trong thời gian này, TNA mua 20 máy bay Airbus.
Indonesia
Các nhà điều tra Anh cáo buộc Airbus có bê bối liên quan thương vụ mua máy bay của PT Garuda Indonesia và Citilink Indonesia.
PT Garuda Indonesia (Persero) Tbk (Garuda) là hãng bay quốc gia của Indonesia.
Citilink Indonesia là công ty bay giá rẻ trực thuộc Garuda.
Theo cáo buộc, từ 2011 tới 2014, một môi giới của Airbus trả 3,3 triệu USD cho nhiều người của Garuda và Citilink.
Trung Quốc
Còn Bộ Tư pháp Mỹ mô tả hành vi của Airbus tại Trung Quốc.
Theo đó, từ 2013 tới 2015, Airbus dùng một đối tác ở Trung Quốc, trả tiền cho họ để dùng làm tiền hối lộ cho quan chức Trung Quốc.
Để che giấu, Airbus không trả trực tiếp cho đối tác này, mà trả vào tài khoản ngân hàng ở Hong Kong của một công ty khác.
Phía Mỹ cũng nói Airbus đã mời các lãnh đạo của nhiều công ty quốc doanh và hàng không quốc doanh, thỉnh thoảng có gia đình đi theo, thăm Mỹ, dự các sự kiện do Airbus trả toàn bộ chi phí. Ví dụ, lãnh đạo các công ty và hãng bay Trung Quốc đã dự một sự kiện tại Maui, Hawaii, từ 28/7 tới 2/8 năm 2013, với hoạt động như đánh golf.
Tháng 7/2014, Airbus trả 10,35 triệu euro vào tài khoản ở Hong Kong của một ‘nhà tư vấn 3′ nhưng thực chất là để chuyển cho ‘nhà tư vấn 1′. ‘Nhà tư vấn 1′ được mô tả là ‘một doanh nhân Trung Quốc mà trong quá khứ đã chứng tỏ khả năng lobby chính quyền Trung Quốc’.
Việt Nam
Tài liệu công bố chính thức của Bộ Tư pháp Mỹ cũng có phần nói về cáo buộc tại Việt Nam.
Đây là liên quan việc Airbus bán máy bay quân sự C-295 cho Ghana, Indonesia và Việt Nam.
Phần về Việt Nam không đề cập có hay không việc Airbus hối lộ quan chức Việt Nam.
Thay vào đó, cáo buộc của Mỹ là Airbus đã sử dụng môi giới để giúp xúc tiến bán máy bay quân sự C-295.
Liên quan vụ mua bán, Airbus sẽ trả “đóng góp chính trị, chi phí, hay tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) cho các bên thứ ba.
Mỹ nói rằng từ khoảng 2009 tới 2014, Airbus tìm cách bán máy bay quân sự cho Việt Nam, với kết quả là bán được ba chiếc C-295.
Hợp đồng bán ba chiếc C-295 giữa Airbus và Bộ Quốc phòng Việt Nam ký ngày 17/12/2013.
Trong đơn gửi Bộ Ngoại giao Mỹ để xin duyệt danh sách Quản lý buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR), Airbus khai rằng họ không hề trả đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng (political contributions, fees, commissions) liên quan thương vụ. Lá đơn được ký bởi một nhà quản l‎ý của phân nhánh Quốc phòng – Không gian của Airbus đặt tại Tây Ban Nha.
Nhưng các nhà điều tra Mỹ nói Airbus, hoặc người liên quan Airbus, đã hứa hẹn trả “đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) là 6.150.226 Euro.
Hồ sơ của Mỹ mô tả tiếp rằng, một Tổ chức 4 (Organization 4), là một công ty Hong Kong làm ăn ở Việt Nam. Có ba Nhà tư vấn 6, 7, 8, đều là công dân nước ngoài, là đối tác kiểm soát Tổ chức 4.
Nhà tư vấn 7 được Mỹ mô tả là có quan hệ cá nhân lâu dài với các quan chức chính phủ và lãnh đạo hàng không Việt Nam.
Tổ chức 4 bắt đầu làm việc cho Airbus từ khoảng năm 2002.
Từ tháng 10/2002 tới tháng 7/2014, Airbus có nhiều thỏa thuận với Tổ chức 4.
Ngày 20/12/2013, sau khi bán xong C-295 cho Việt Nam, Airbus có thỏa thuận sẽ trả cho Tổ chức 4 khoản phí thành công, là 6.150.226 Euro. Và rốt cuộc, theo phía Mỹ, Airbus đã thực trả ít nhất 2.935.541 Euro, theo thỏa thuận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51335491

Nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu,

bước vào một tương lai bất định

Không phô trương rầm rộ, nước Anh rời khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày thứ Sáu 31/1 sau 47 năm là thành viên của khối này, bước một bước dài vào tương lai bất định, giáng một đòn giáng lịch sử vào khối này.
Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU vào lúc 11 giờ đêm (2300GMT) tại Brussels, trụ sở của EU. Hàng ngàn người nhiệt tình ủng hộ Brexit tụ tập bên ngoài Quốc hội Anh để chào đón giây phút mong đợi kể từ cuộc bỏ phiếu tháng 6 năm 2016 với 52% phiếu thuận và 48% phiếu chống để rời khỏi khối mà Anh gia nhập vào năm 1973. Đám đông vẫy cờ reo hò khi đồng hồ Big Ben đổ 11 tiếng. Chuông của Quốc hội im lặng vì đang tu sửa.
Trong một thông điệp đọc tại số 10 phố Downing gần đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson gọi việc Anh ra đi là “một thời điểm đổi mới và thay đổi thực sự của đất nước.”
Tuy nhiên nhiều người Anh đau buồn và thương tiếc vì không còn là công dân EU nữa, và một số người đánh dấu sự mất mát này bằng việc thắp nến cầu nguyện trong nước mắt. Tại Brussels nhiều người cũng đau buồn khi cờ Anh được hạ xuống từ nhiều tòa nhà của EU.
Liệu Brexit có làm cho Anh trở thành một quốc gia tự hào, lấy lại được chủ quyền, hay sự hiện diện của quốc gia này giảm bớt trong EU và thế giới hay không, sẽ được tranh luận trong những năm tới.
Trong khi việc rời khỏi EU của Anh là một thời điểm lịch sử, nhưng việc này chỉ đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn đầu của sử thi về Brexit, Khi người Anh thức dậy vào ngày thứ Bảy 1/2 họ sẽ thấy rất ít thay đổi. Vương quốc Anh và EU có “giai đoạn chuyển tiếp” 11 tháng –theo đó Anh sẽ tiếp tục theo những qui định của khối—để đạt được thỏa thuận mới về thương mại, an ninh và một loạt các lãnh vực khác nữa.
27 thành viên còn lại của EU sẽ phải phục hồi từ một trong những bước lùi lớn nhất của 62 năm lịch sử để đối đầu với một thế giới phức tạp hơn khi một cựu thành viên của khối trở thành một đối thủ cạnh tranh bên kia Eo biển Manche.
https://www.voatiengviet.com/a/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-anh-r%E1%BB%9Di-kh%E1%BB%8Fi-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-b%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0o-m%E1%BB%99t-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%8Bnh-/5269451.html

Kiều dân Pháp hồi hương từ Vũ Hán

 ”nghỉ dưỡng” trong thời gian cách ly

Thu Hằng
Chuyến bay đầu tiên hồi hương 180 người Pháp từ Vũ Hán đã hạ cánh xuống một sân bay quân sự tại Istres vào lúc 12 giờ 30 (giờ địa phương) ngày 31/01/2020. Họ đã được đưa về khu nghỉ dưỡng Carry-le-Rouet để cách ly trong vòng 14 ngày, theo quyết định của bộ Y Tế Pháp ngày 30/01.
Khu du lịch ở Carry-le-Rouet, một trung tâm của Club Vacanciel, nằm ở xã Côte Bleue, cách thành phố Marseille (miền nam Pháp) khoảng 30 km. Theo đài phát thanh France Bleu, khu nghỉ dưỡng có 140 phòng « đủ mọi tiện nghi, có một bể bơi và một lối ra bãi biển » và nằm trong quần thể công viên rộng 3 hecta.
Ngoài ra, AFP cho biết, một nhóm nhỏ trong số kiều dân hồi hương sẽ được cách ly tại Trường Sĩ quan Cứu hỏa Quốc gia ở Aix-en-Provence.
Tỉnh trưởng vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur (PACA) cho biết trong thời gian cách ly, họ được bố trí sống « theo gia đình trong những phòng riêng biệt », được theo dõi sức khỏe và « có thể ra ngoài, trong khuôn viên của quần thể du lịch ». Ngoài ra, « họ có thể lấy những trang thiết bị y tế cần thiết để tự phòng ngừa và bảo vệ những người khác, ví dụ như khẩu trang », đồng thời phải bảo đảm đo thân nhiệt hai lần/ngày.
Trong bản tin tối 31/01 của France 2, một thông tín viên của hãng tin AFP hồi hương cho biết « bất ngờ » về tiện nghi trong khu vực. Ông cho rằng như đang đi nghỉ, chứ không phải bị cách ly.
Cuối cùng, một điểm quan trọng là những kiều dân hồi hương từ Vũ Hán phải ký vào một « bản cam kết » tôn trọng thời gian cách ly. Lực lượng hiến binh cũng được triển khai bảo vệ khu vực để bảo đảm « nội bất xuất, ngoại bất nhập ».
Tuy nhiên, một số người dân địa phương tỏ ra lo ngại nguy cơ lây nhiễm. Thậm chí nhiều người đã đến tận tòa thị chính sáng 31/01 để phản đối đón nhận kiều dân Pháp từ Vũ Hán về. Xã trưởng Jean Montagnac lấy làm tiếc là nếu được thông báo sớm hơn, ông đã có thể chuẩn bị tinh thần cho người dân địa phương.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200131-kieu-dan-phap-hoi-huong-tu-vu-han-duoc-cach-ly-trong-khu-nghi-duong

Báo Ý tiết lộ chiến thuật đàn áp tôn giáo của Bắc Kinh

Lục Du
Tờ báo Ý Bitter Winter cho hay “siết chặt quản lý trong nước và nới lỏng với nước ngoài” là chiến thuật được Bắc Kinh sử dụng để thực hiện các cuộc đàn áp tôn giáo. Theo đó, giới cầm quyền Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp hà khắc nhất để khóa chặt niềm tin và các hoạt động tín ngưỡng, nhưng khi truyền thông quốc tế lên tiếng thì nhanh chóng “xóa dấu vết” hòng trốn tránh sự lên án của công luận.
Vào ngày 26/11/2019, Bitter Winter đưa tin về việc nhà cầm quyền địa phương đã dỡ bỏ bức hình đức mẹ Maria và Chúa Jesus tại nhà thờ Công giáo ở thành phố Cát An, phía Đông Nam tỉnh Giang Tây, và thay thế vào đó bằng bức chân dung của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau khi tin tức được truyền đi rộng rãi ở nước ngoài, các quan chức chính quyền địa phương đã đến nhà thờ vào ban đêm và gỡ bỏ bức chân dung của người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng các khẩu hiệu tuyên truyền bên cạnh. Một bảng hiệu bằng gỗ ghi dòng chữ: “những người ở tuổi vị thành niên không được phép tham gia vào các hoạt động tôn giáo”, được dựng ngay ở lối vào nhà thờ này, cũng đã được dỡ bỏ.
Một quan chức địa phương xác nhận với Bitter Winter rằng họ gỡ bỏ bức chân dung Chủ tịch Tập Cận Bình và các khẩu hiệu vì vụ việc đã được truyền thông nước ngoài đưa tin, điều này làm xấu đi hình ảnh của ĐCSTQ.
Sau khi Bitter Winter thông tin về việc ngôi đền Zhongyuan Yidianhong ở thành phố Ruzhou, tỉnh Hà Nam, được dành riêng cho việc thờ cúng các lãnh đạo của ĐCSTQ, thì ngôi đền này cũng đã nhanh chóng bị phá hủy.
Một quan chức địa phương tiết lộ, cấp trên đã ra lệnh phá dỡ ngôi đền này, và các quan chức từ Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã đến giảm sát việc phá hủy.
Bitter Winter đã thu thập được một số tài liệu về các chính sách đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Trung Quốc, ban hành vào năm 2018 tại phía Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh. Tất cả các tài liệu mà tờ báo này tiếp cận được đều nhấn mạnh sự cần thiết phải “kiểm soát chặt chẽ ở trong nước và nới lỏng với nước ngoài” để xử lý một cách hợp lý và loại bỏ kịp thời các thông tin tiêu cực về ĐCSTQ, đồng thời phải “chú ý đến dư luận”.
Bitter Winter cho biết, sau rất nhiều trường hợp đàn áp tôn giáo bị truyền thông vạch trần, ĐCSTQ đã tăng cường bảo mật tài liệu của họ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, họ còn đe dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất cứ ai chia sẻ sự thật hay rò rỉ tài liệu mật về các cuộc đàn áp tôn giáo mà chính phủ thực hiện.
Tờ báo Ý cho hay, thay vì thay đổi chính sách của mình để tiến bộ hơn, ĐCSTQ lại chỉ che đậy sự thật và tiếp tục đàn áp người dân của mình. Điều này được thể hiện rõ ràng ở việc họ có những phát biểu mâu thuẫn về các “trung tâm giáo dục” ở Tân Cương.
Một quan chức ở tỉnh Sơn Đông tiết lộ với Bitter Winter rằng, vào tháng 9/2019, tất cả các đảng viên ĐCSTQ đã được lệnh học tập và nghiên cứu một số tài liệu, phát hành bởi Văn phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước, để có thêm “lý luận” biện minh cho việc chính quyền ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số theo đạo Hồi khác. Các văn bản như Sách trắng và Giáo dục nghề nghiệp ở Tân Cương, Cuộc chiến chống khủng bố, Chủ nghĩa cực đoan và bảo vệ nhân quyền ở Tân Cương, Các vấn đề lịch sử liên quan đến Tân Cương, là những tài liệu được giới cầm quyền Trung Quốc làm ra để đối phó với sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.
“Tại sao công chức ở Sơn Đông cần nghiên cứu các chính sách ở Tân Cương? Chủ yếu là để học cách thao túng dư luận ở trong nước và thống nhất câu trả lời trước các câu hỏi từ quốc tế”, vị quan chức Sơn Đông đề nghị giấu tên nói.
Sau khi bị truyền thông quốc tế phát hiện, Chính quyền Trung Quốc đã cho phá hủy ngôi đên “chuyên dùng” để thờ cúng các lãnh tụ của ĐCSTQ, chỉ để lại bức tượng Mao Trạch Đông (ảnh chụp màn hình từ Bitter Winter).
Một mục sư nhà thờ, người đã ký tuyên bố chung vào năm 2018 chống lại cuộc đàn áp Cơ đốc giáo ở Trung Quốc, nói với Bitter Winter rằng các biện pháp đàn áp tôn giáo ngày càng tàn bạo ở Trung Quốc đã vạch trần sự xấu xa của ĐCSTQ.
“Một mặt, chính quyền đang chặn internet và vô hiệu hóa nhiều dịch vụ VPN [dùng để vượt tường lửa], điều này khiến cho việc chia sẻ thông tin ra bên ngoài gặp khó khăn”, vị mục sư nói. “Mặt khác, việc mục sư Wang Yi bị kết án 9 năm tù đã gây ra lo lắng cho một số mục sư nhà thờ, những người đang e ngại rằng họ cũng sẽ bị buộc tội và trừng phạt vì liên hệ với các cơ quan truyền thông nước ngoài, với các tội danh trực chờ sẵn như âm mưu ‘lật đổ chính quyền nhà nước’, ‘ủng hộ sự xâm nhập của nước ngoài’, hoặc ‘thông đồng với các lực lượng ngoại bang’”.
Sau khi vị mục sư này ký tuyên bố chung, 17 cơ sở nhà thờ của ông đã bị đóng cửa, và một nhà thờ có quan hệ gần gũi với nhà thờ của ông cũng bị liên lụy.
“Theo như tôi biết, tất cả những người giảng đạo và mục sư ký tuyên bố chung đã trở thành mục tiêu chính của cuộc đàn áp: họ đã bị đe dọa hoặc bị triệu tập, giám sát, theo dõi, hoặc thậm chí bị bắt và giam giữ”, vị mục sư cho biết thêm. Mặc dù vậy, vị mục sư này vẫn tin rằng việc phơi bày sự thật các cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là điều cần thiết.
“Người dân nên đứng lên và lên tiếng bảo vệ quyền tự do tôn giáo của họ và không cho phép chính quyền muốn gì làm nấy. Những nhóm tôn giáo chưa bị khủng bố hà khắc không nên giữ im lặng. Họ cũng có thể bị chính quyền đàn áp và cấm đoán hoạt động hết lần này đến lần khác”, vị mục sư đề nghị. Ông nói thêm rằng phong trào dân chủ ở Hồng Kông thời gian qua là một ví dụ cho thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc cất tiếng nói bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Vị mục sư tin rằng vì người Hồng Kông không thỏa hiệp với chính quyền Trung Quốc và dám lên tiếng nên họ đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-y-tiet-lo-chien-thuat-dan-ap-ton-giao-cua-bac-kinh.html

Tấn công của Taliban tại Afghanistan tăng kỷ lục

 trong khi Mỹ tính giảm quân số

Các cuộc tấn công do phe Taliban và các lực lượng chống chính phủ Afghanistan phát động đã tăng lên mức cao kỷ lục trong 3 tháng cuối năm 2019, theo phúc trình của Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan.
Các cuộc tấn công vẫn tăng giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc việc giảm quân số của các lực lượng Mỹ phục vụ tại Afghanistan, theo CNN và WSJ.
Phúc trình của Tổng Thanh tra Đặc biệt viết:
“Các cuộc tấn công của quân Taliban vẫn tiếp tục gia tăng. Theo các dữ liệu của Sứ mạng Hỗ trợ Afghanistan của NATO, các cuộc tấn công do kẻ thù phát động trong quý Tư năm 2019 tăng lên mức cao nhất so với cùng kỳ của năm bất cứ năm nào tính từ 2010, khi các dữ liệu này bắt đầu được thu thập”.
Theo phúc trình này, trong 3 tháng cuối năm 2019 có tất cả 8.204 cuộc tấn công của phe nổi dậy, 37% trong số này được đánh giá là “thành công”, theo định nghĩa là các cuộc tấn công đã gây tử vong cho quân đội, cảnh sát Afghanistan, các lực lượng quốc tế hay gây thương vong nơi thường dân.
So với quý Tư của năm 2018, có 6.974 cuộc tấn công, trong số đó 38% được cho là “thành công.”
Bất chấp bạo động vẫn tiếp diễn, chính quyền Trump cho biết là đang cân nhắc việc giảm quân số của các lực lượng Mỹ đang chiến đấu và giúp các lực lượng Afghanistan chống khủng bố, từ 12.000 quân hiện nay xuống còn 8.600 quân, bất chấp là không đạt được thỏa thuận với quân Taliban để giảm bạo động và khởi sự đàm phán giữa phe nổi dậy và chính phủ Afghanistan được quốc tế hậu thuẫn.
https://www.voatiengviet.com/a/taliban-tang-tan-cong-o-afghanistan–my-giam-quan-so/5268973.html

Bất chấp cảnh sát trấn áp,

dân Irak lại xuống đường đòi bầu cử sớm

Thu Hằng
Ngày 31/01/2020, đúng một tuần sau các cuộc trấn áp gây thương vong của cảnh sát, người dân Irak lại xuống đường để đòi tổ trước bầu cử trước thời hạn. Tính từ khi phong trào phản đối nổ ra vào đầu tháng 10/2019, đã có hơn 600 người thiệt mạng trong các vụ xô xát với cảnh sát.
Phóng sự của thông tín viên RFI Lucile Wassermann từ Bagdad :
« Nhiều tiếng súng nổ trên không ở thủ đô của Irak khiến người biểu tình hoảng sợ. Xung quanh quảng trưởng Tahrir, trung tâm của phong trào phản kháng, các đại lộ lại mang mầu chiến trường ở Bagdad.
Từ một tuần nay, ngày nào Mohammed cũng đến đây. Anh đeo mặt nạ và cài các chai bom xăng quanh áo khoác kiểu quân sự. Anh nói : « Lực lượng an ninh bắn hơi cay và đạn chì vào chúng tôi. Họ nhắm vào mắt và tất cả các vùng nhạy cảm trên cơ thể để gây thương tích cho chúng tôi ».
Mới đây, lực lượng cảnh sát sử dụng súng bắn đạn chì để giải tán người biểu tình. Theo Ahmed, một người biểu tình khác, đó là loại súng thường được dùng để đi săn. Anh cho biết : « Ở đây, hẳn họ nghĩ rằng chúng tôi là những con vật, thế nên họ bắn chúng tôi bằng loại súng đó. Ở nơi khác, người ta đi bắn chim, ở đây họ bắn vào con người ».
Cuộc trấn áp ngày càng gia tăng kể từ tuần trước, sau khi thủ lĩnh theo hệ phái Shia có ảnh hưởng, Moqtada Sadr, rút lời ủng hộ phong trào phản kháng. Đối với rất nhiều người biểu tình, « đây là sự phản bội ». Một người trong số họ phát biểu : « Ông ấy đã kêu gọi những người ủng hộ rút khỏi quảng trường kể từ khi ông tổ chức phong trào chống Mỹ. Họ đã bán rẻ lý tưởng của chúng tôi. Thậm chí người ta đốt nhiều lều trại ở đây (quảng trường Tahrir) ».
Thế nhưng, không vì thế mà những người phản kháng chùn bước. Hiện họ yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp và đòi tổ chức bầu cử trước thời hạn sớm nhất có thể ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200201-bat-chap-canh-sat-tran-ap-dan-irak-lai-xuong-duong-doi-bau-cu-som

Kim Jong Un chia buồn với ông Tập

về bùng phát dịch virus corona ở Trung Quốc

Triệu Hằng
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi một bức thư tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chia buồn sự bùng phát dịch virus corona tại Trung Quốc, Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm thứ Bảy (1/2).
KCNA dẫn lời ông Kim “bày tỏ niềm tin rằng đảng, chính phủ và nhân dân Trung Quốc chắc chắn sẽ chiến thắng trong chiến dịch chống lại dịch bệnh” dưới sự chỉ đạo của ông Tập.
Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất mà Triều Tiên có. Nước này đã hủy hầu hết các chuyến bay đến Trung Quốc, áp dụng kiểm dịch bắt buộc đối với tất cả hành khách đến từ Trung Quốc và áp giới hạn nghiêm ngặt tại các cửa khẩu biên giới sau khi dịch bệnh bùng phát.
https://www.dkn.tv/the-gioi/kim-jong-un-chia-buon-voi-ong-tap-ve-bung-phat-dich-virus-corona-o-trung-quoc.html

Tổ chức nhân quyền chỉ trích

chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền

trong quá trình xử lý dịch bệnh Corona

Minh Luật
Hôm 31/1/2020, Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders) đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng, việc đối phó với virus Corona của chính phủ Trung Quốc đã không đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, cũng như việc thiếu minh bạch của chính phủ đã dẫn đến sự thất bại trong việc ứng phó khẩn cấp đối với sự bùng phát của dịch bệnh này.
Kiểm duyệt thông tin góp phần vào sự lây lan của bệnh dịch
Bản báo cáo cho biết, chính quyền Trung Quốc đã che đậy thông tin về sự lây lan của virus, có thể góp phần vào sự lây lan nhanh chóng của virus Corona trước khi Tập Cận Bình tuyên bố công khai về mối đe dọa của dịch bệnh vào ngày 20/1.
Chính phủ Trung Quốc đã đối phó với virus Corona bằng một chiến dịch bịt miệng những tiếng nói cảnh báo và loan tin về tình hình dịch bệnh từ tháng 12 vừa qua.
Tổ chức nhân quyền này ghi nhận 254 trường hợp cư dân mạng bị chính quyền trừng phạt vì loan tải tin tức về virus Corona. Trong khi đó các nhà báo đưa tin về dịch bệnh thì bị hạn chế, chẳng hạn như cảnh sát Vũ Hán đã tạm giam các nhà báo Hồng Kông đến từ các đài RTHK, TVB và NOW TV vào ngày 14/1 bên ngoài Bệnh viện Jinyintan và buộc họ phải xóa đoạn phim khi đưa tin về tình hình dịch bệnh tại đây.
Báo cáo này cũng nêu ra việc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm nhân viên y tế nói chuyện với các phóng viên. Một bệnh viện ở tỉnh Giang Tô đã phạt  một y tá vì đã lên tiếng về virus Corona trong một nhóm WeChat với các đồng nghiệp của cô. Bệnh viện cảnh báo các nhân viên khác không được nói chuyện với các nhà báo hoặc trên phương tiện truyền thông.
Một số người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc đã bị cảnh sát đến nhắc nhở và đe dọa xử lý hình sự nếu họ không chấm dứt chia sẻ thông tin về dịch bệnh trên các phương tiện thông tin xã hội.
“Những hạn chế hà khắc của chính phủ đối với quyền tự do thông tin đã cản trở nghiêm trọng các nỗ lực cảnh báo và cứu hộ sớm trong việc kiểm soát dịch bệnh”, bản báo cáo nhận định.
Ngăn cản di chuyển khiến người dễ bị tổn thương bị bỏ rơi
Báo cáo này cho hay, khi phong tỏa thành phố Vũ Hán, ảnh hưởng đến hàng triệu người, chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra bất kỳ một cảnh báo đầy đủ nào cho dân chúng, và chính phủ đã không cung cấp hỗ trợ đầy đủ kịp thời cho những người có nhu cầu đặc biệt, cũng như không cho phép người dân dự trữ các nhu cầu thiết yếu trong tình trạng bị phong tỏa.
Các biện pháp quyết liệt của chính quyền đã khiến những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người khuyết tật, không được hỗ trợ. Tổ chức này ghi nhận có một cậu bé 17 tuổi bị bại não đã chết vì đói và cảm lạnh do bị bỏ rơi khi những người thân chăm sóc cậu ta đều bị cách ly.
“Cho đến nay, tất cả cư dân đô thị ở các thành phố Trung Quốc đã bị nhốt dưới sự kiểm dịch trên toàn quốc với thông tin không đầy đủ. Trong khi đó chính phủ không cung cấp bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào cho công chúng về hiệu quả của các biện pháp này”, báo cáo cho biết.
Ứng phó khẩn cấp thất bại vì sự thiếu minh bạch của chính phủ
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính sự thiếu minh bạch trong hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc đã dẫn đến sự thất bại trong việc cảnh báo công chúng và phản ứng nhanh chóng trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng dịch bệnh ở mức độ lớn như vậy.
Bất chấp các cảnh báo về trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán vào ngày 8/12, xảy ra tại một Chợ hải sản ở Vũ Hán, các nhà chức trách đã không đóng cửa ngôi chợ này. Tiếp đến chính phủ còn nói với công chúng rằng “không có bằng chứng lây truyền từ người sang người” của bệnh dịch này, báo cáo cho hay.
Bên cạnh đó, việc hạ thấp số lượng các trường hợp bị nhiễm bệnh từ báo cáo của chính quyền Vũ Hán, cũng như việc thị trưởng Vũ Hán thừa nhận rằng ông chỉ có thể tiết lộ thông tin sau khi được chính quyền cấp trên cho phép, đã góp phần gây ra sự thất bại khi ứng phó khẩn cấp đối với dịch bệnh.
Ngoài ra, theo báo cáo, tổ chức này cũng nêu lên sự thất vọng đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã “không tuân thủ các hướng dẫn của riêng mình” khi ban bố tình trạng khẩn cấp một cách muộn màng vào hôm 30/1, cũng như việc Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tới Bắc Kinh mà không bày tỏ bất kỳ lo ngại nào về việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính phủ Trung Quốc trong quá trình ứng phó dịch bệnh, bao gồm các hạn chế về tự do ngôn luận, thông tin, báo chí, đàn áp các nỗ lực xã hội dân sự, và không chống lại sự phân biệt đối xử.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/int-human-right-group-criticizes-china-on-corona-crisis-01312020124710.html

TQ từ chối cho chuyên gia Mỹ tới Vũ Hán

Mỹ ba lần đề nghị Trung Quốc cho phép nhóm chuyên gia y tế tới Vũ Hán tìm hiểu về dịch viêm phổi nhưng không được chấp thuận.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hai lần đề xuất trực tiếp với Trung Quốc về việc gửi nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tới thành phố Vũ Hán để cùng nhân viên y tế Trung Quốc chiến đấu chống dịch viêm phổi do virus nCoV gây ra.
Sau hai lần đề nghị không thành công, Washington tiếp tục đưa ra đề xuất gián tiếp thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng đều không được Bắc Kinh chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết trong cuộc họp báo tại Washington hôm 28/1.
Bộ trưởng Azar nói rằng nhóm chuyên gia của CDC sẵn sàng tới Trung Quốc ngay lập tức, nhưng chưa nhận được phản hồi từ chính phủ Trung Quốc về việc thành nhóm làm việc song phương, hoặc chấp nhập yêu cầu gửi nhóm chuyên gia của chính phủ Mỹ tới Vũ Hán làm việc theo ủy quyền của WHO.
“Chúng tôi hối thúc Trung Quốc hợp tác hơn và minh bạch là bước đi quan trọng nhất để hướng tới biện pháp ứng phó hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Azar nói. Ông đề nghị Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu về các trường hợp nhiễm virus ở nước này vì giới chức y tế trên toàn thế giới cần hợp lực để cùng ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trầm trọng hơn.
Đến phiên hỏi đáp cuối cuộc họp báo, một phóng viên nói với Azar rằng WHO vừa thông báo việc Trung Quốc cho phép các chuyên gia quốc tế tới nước này hỗ trợ đối phó dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng không rõ các nhân viên y tế Mỹ có được tham gia hay không.
Khi được yêu cầu bình luận về diễn biến mới này, Azar cười và trả lời rằng ông không nhận được thông tin đó trước khi tổ chức họp báo và không biết gì về quyết định mới của phía Trung Quốc. “Nhưng nếu đúng như vậy, đó là tin tốt lành và tôi cho rằng các nhân viên CDC sẽ tham gia vào nỗ lực này”, ông nói.
Dịch viêm phổi do virus nCoV xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối tháng 12 và nhanh chóng lây ra hơn 15 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số ca mắc viêm phổi ở Trung Quốc hôm nay đã lên tới 5.974, vượt quá con số 5.327 người mắc SARS năm 2002-2003.
Giám đốc CDC Robert Redfield cho hay cơ quan này đang tìm kiếm dữ liệu về trường hợp nhiễm bệnh do tiếp xúc với người chưa xuất hiện triệu chứng bệnh để tìm hiểu cách lây lan và mức độ nguy hiểm của dịch. Mỹ đã sơ tán 110 người dân nước này khỏi Vũ Hán, trong đó có 5 ca xuất hiện triệu chứng nhiễm virus corona.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32715-tq-tu-choi-cho-chuyen-gia-my-toi-vu-han.html

“Cuộc chiến” tổng lực ở TQ chống đại dịch

Trung Quốc đang huy động “cuộc chiến” tổng lực trên toàn quốc để ngăn chặn và kiểm soát ổ dịch virus Corona mới (nCoV-2019). Các biện pháp được đánh giá là nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả, do đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ người dân.
Tính đến chiều 29-1, tại Trung Quốc đã có 132 người tử vong trong tổng số 5.974 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Corona. Số ca bệnh đã vượt qua số bệnh nhân được phát hiện trong 1 tháng khi xảy ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003. Trong khi đó, 103 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi khỏi bệnh và được các bác sĩ xác nhận an toàn.
Tâm dịch: Hối hả và thận trọng
Tại Vũ Hán, các đội cấp cứu đại diện nhân viên y tế ở tuyến đầu của cuộc chiến chống “virus lạ”, làm việc không ngừng nghỉ trong Tết để cứu mạng những bệnh nhân mới. Đơn cử, ngày mùng 2 Tết, y tá Zhang Jing và một người lái xe cấp cứu đã làm việc 12 tiếng không nghỉ từ 8h sáng. Bất cứ khi nào điện thoại gọi báo, họ nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Tờ Chinadaily mô tả, Zhang Jing có 2 chiếc điện thoại di động, hoạt động liên tục với ít nhất 300 cuộc gọi điện thoại mỗi ngày để nhận bệnh nhân. Cô hầu như không có thời gian để trả lời tin nhắn cho con gái vào đêm Giao thừa, chỉ gọi điện nói đơn giản là cô vẫn ổn và cực kỳ bận.
Cũng tại tâm dịch này, các công ty xây dựng đã huy động tất cả các công nhân còn lại trong thành phố để xây dựng 2 bệnh viện tạm thời chuyên điều trị bệnh nhân viêm phổi. Quá trình xây dựng thần tốc để có thể hoàn thành 2 “hòn đảo an toàn”, một có sức chứa từ 700 – 1.000 giường, bệnh viện còn lại công suất từ 1.300 – 1.500 giường, sự kiến sẽ được đưa vào sử dụng lần lượt vào ngày 3 và 5-2.
Ngoài 2 bệnh viện đang xây, thành phố có thể phân bổ hàng nghìn giường bệnh tại 14 bệnh viện khác. Vũ Hán chuẩn bị tới hơn 10.000 giường, đủ để điều trị cho số bệnh nhân bị nhiễm virus Corona mới, nhà chức trách Trung Quốc cho biết.
Nhiều người đã hoãn kế hoạch đi du lịch, ở nhà để chống chọi với nguy cơ lây nhiễm tăng nhanh. Cộng đồng cơ sở được huy động để theo dõi thân nhiệt mọi người cũng như số liệu dân cư. Các nền tảng trực tuyến hướng dẫn cư dân mạng đủ các “chiêu” ngăn chặn virus.
Những biện pháp chưa từng có tiền lệ
Trung Quốc đã thực hiện nhiều động thái chưa từng có tiền lệ, bao gồm kéo dài kỳ nghỉ Tết, các trường học đại học hoãn học kỳ mùa xuân cho đến áp dụng hạn chế giao thông. Trong khi đó, Vũ Hán, thành phố miền Trung với 11 triệu dân và tâm của ổ dịch, thậm chí đã đình chỉ tất cả các phương tiện giao thông công cộng, “cấm cửa” mọi người sang các địa phương khác cũng như ra nước ngoài.
Tất cả những quyết định này được đưa ra nhanh chóng, một số gần như chỉ sau một đêm và có hiệu lực ngay sau thông báo. Một số biện pháp gây bất tiện cho cuộc sống của người dân, nhưng chính quyền có lý do, bởi để ngăn chặn dịch bệnh cần sự đồng thuận quốc gia và phải vượt qua mọi khó khăn trước mắt.
Trung Quốc có nhiều lợi thế trong đại dịch hiện nay – khả năng huy động lớn, công nghệ cao hơn và cơ chế phản ứng được cải thiện. Nhưng quan trọng nhất, sức mạnh và sự tự tin đến từ thực tiễn của nguyên tắc bảo vệ lợi ích của người dân là ưu tiên cao nhất.
Khi sự an toàn của 1,4 tỷ dân được đặt lên hàng đầu, người ta lại thấy một tinh thần đồng thuận cao. Cho đến nay, 4.130 nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc thuộc chuyên ngành Tây y và Đông y đã đến tỉnh Hồ Bắc để hỗ trợ công tác y tế địa phương. Dự kiến, 6.000 nhân viên y tế sẽ có mặt ở Hồ Bắc trong đợt dịch này. Các thiết bị y tế dân sự và quân sự đã được gửi đến các khu vực có dịch bệnh. Và dù đang trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà máy chạy đua với thời gian để sản xuất mặt nạ và quần áo bảo hộ.
Chưa hết, Chính phủ Trung Quốc xác định chống dịch cần dựa vào người dân nên minh bạch và tôn trọng quyền được biết sự thật của họ. Sự hoang mang, hoảng loạn có thể nguy hiểm hơn sự lây lan của chính bệnh dịch. Vì thế, việc công bố kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến dịch bệnh là một phương pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh báo rằng bất cứ ai coi trọng lợi ích của mình hơn lợi ích của người dân đều là chống lại nhà nước và nhân dân. Thực tế, một quan chức y tế tại tỉnh Hồ Nam đã bị điều tra vì không báo cáo kịp thời các thông tin liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Hay như Công ty dược phẩm Jimin Kangtai của Bắc Kinh bị phạt 3 triệu nhân dân tệ (430.000 USD) do bán mặt hàng khẩu trang cao gấp 6 lần giá thông thường.
Dự báo dịch sẽ chậm lại trong khoảng 7-10 ngày tới
Trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã ngày 28-1, ông Zhong Nanshan, chuyên gia về hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc dự đoán, sự bùng phát virus có thể rút trong khoảng 7 đến 10 ngày tới. Dữ liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho thấy tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày đã chậm lại nhờ các nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn lây lan bệnh dịch sâu rộng của Chính phủ.
“Thời gian cách ly từ 10 ngày đến 2 tuần là rất hiệu quả, vì vậy sẽ không có đợt dịch quy mô lớn khi mọi người trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết”, ông Zhong Nanshan nói. Chuyên gia này cũng dự đoán, dịch SARS (cùng họ virus Corona bùng phát tại Vũ Hán hiện nay) cách đây 17 năm kéo dài khoảng 5-6 tháng, nhưng đợt dịch này có thể rút ngắn hơn vì việc phát hiện sớm rút ngắn hơn, các biện pháp điều trị, cách ly cũng triệt để hơn.
Ông Zhong Nanshan là người đứng đầu một nhóm chuyên gia được Chính phủ thành lập để kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm phổi do virus Corona mới. Ông nổi tiếng với thành tựu trong “cuộc chiến” chống đại dịch SARS năm 2003. “Hiện giờ các nhà khoa học đang đẩy nhanh nghiên cứu để phát triển các kháng thể trung hòa chống lại virus, nhưng cần có thời gian. Để có vaccine mới, có thể cần 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn”, chuyên gia Zhong lưu ý.
Theo SCMP, Giáo sư Yuen Kwok-yung của trường Đại học Hồng Kông ngày 29-1 tuyên bố nhóm nghiên cứu của ông đã phát triển vaccine phân lập được virus mới từ trường hợp lây nhiễm đầu tiên ở đặc khu này, tuy nhiên cần có thời gian để thử nghiệm. Trong khi đó, các nhà khoa học ở Trung Quốc đại lục và Mỹ cũng đang chạy đua để sản xuất ra loại vaccine phòng ngừa virus Corona gây chết người và trở thành mối đe dọa toàn cầu này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32714-cuoc-chien-tong-luc-o-tq-chong-dai-dich.html

Quan hệ Trung – Nga: Đồng minh tạm thời

Quan hệ Trung – Nga đã trải qua những thời kỳ nóng lạnh khác nhau. Trong chiến tranh Thế giới Thứ hai, Nga (lúc đó là Liên Xô) đã từng giúp Trung Quốc bằng việc đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật, giúp Trung Quốc lấy lại được vùng đất rộng lớn bị Nhật chiếm đóng.
Khi cách mạng Trung Quốc thành công, chính Nga là nước giúp Trung Quốc nhiệt tình trên tinh thần Quốc tế Vô sản xây dựng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Những nhà máy cơ khí, đặc biệt là nhà máy chế tạo ô tô, máy kéo, máy bay đầu tiên của Trung Quốc đều do Nga giúp. Có thể nói nền công nghiệp của Trung Quốc sau này có điều kiện phát triển cũng khởi đầu từ các nhà máy nêu trên. Nga còn là trung tâm đào tạo các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực kể cả vũ trụ, hạt nhân cho các nước Xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc. Chính vì thế mà các loại vũ khí của Trung Quốc từ xe tăng, xe vận tải, máy bay hiện nay vẫn là mẫu mã mô phỏng gần giống của Nga. Trung Quốc có vũ khí hạt nhân và tên lửa cùng tàu vũ trụ cũng chính nhờ từ công nghệ và khoa học (con người) từ Nga.
Nhưng có một điều đặc biệt là: Trung Quốc dù là Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo vẫn nối tiếp truyền thống của các triều đại phong kiến trước kia là luôn tìm cách gây hấn xâm lấn đất đai của các nước láng giềng. Trung Quốc gây hấn nhằm chiếm đất của Ấn Độ, Myanmar và các nước thuộc Liên
Xô cũ ở biên giới phía bắc. Trung Quốc từng đưa quân đánh sâu vào vùng đất thuộc Nga tới vài chục kilomet. Nga đã đáp trả mãnh liệt. Rồi từ đó biên giới Nga – Trung chưa bao giờ thật sự yên lành.
Khi còn hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc luôn tìm cách lôi kéo các nước thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, ủng hộ Trung Quốc. Lợi dụng Liên Xô có biến trong thời kỳ “xét lại”, Trung Quốc xuất bản nhiều sách, tài liệu bôi xấu Liên Xô và muốn các nước tôn Trung Quốc làm nước đứng đầu phe Xã hội Chủ nghĩa.
Liên Xô trước đây và nước Nga sau này đều nhận ra bản chất “bất hảo” của giới lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch Đông trước đây đến Tập Cận Bình ngày nay. Nhưng khi nước Nga bị Mỹ và châu Âu cô lập, đường dẫn khí đốt sang các nước phía Tây bị Ukraine gây khó khăn thì Nga buộc phải thân thiện với Trung Quốc. Trung Quốc cũng bị Mỹ chỉ trích gây khó nên đã quay lại thân thiện với Nga, mua khí đốt, dầu mỏ của Nga vừa có giá rẻ, vận chuyển gần lại tạo được sự thân thiện với Nga để chống Mỹ. Dù đã sản xuất được nhiều loại vũ khí, nhưng những loại vũ khí tiên tiến như tên lửa, tàu ngầm vẫn phải mua của Nga.
Mấy năm gần đây khi quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng thì Trung Quốc càng tìm cách lôi kéo tạo liên minh với Nga. Nhưng Nga dù tỏ ra thân thiện vì lợi ích của mình cũng chưa bao giờ thực sự coi Trung Quốc là đồng minh tin cậy. Người Trung Quốc đã tràn vào vùng viễn Đông của Nga để khai thác rừng, mỏ và trồng trọt. Gần đây nhiều người Nga đã cảnh báo thảm hoạ từ Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc sản xuất vũ khí tương tự của Nga.
Sang Thập kỷ thứ ba của Thế kỷ XXI, nhiều người dự đoán quan hệ Trung – Nga có vẻ sẽ thân thiện hơn. Nhưng sẽ không bao giờ đạt đến là đồng minh tin cậy.
http://biendong.net/dam-luan/32718-quan-he-trung-nga-dong-minh-tam-thoi.html

Bộ mặt thật của TQ trong quan hệ Quốc tế

Mấy năm gần đây Thế giới có nhiều nơi bất ổn như khu vực Trung Đông, nhiều quốc gia còn nghèo khó. Các nước phát triển như Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Nhật, Anh, Úc đều chung tay giải quyết các bất ổn nêu trên. Mỹ, Nga và nhiều nước cũng kiên quyết tấn công nhà nước IS, hỗ trợ các nước bị thiên tai, chống đói nghèo.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế thứ hai Thế giới, nhiều năm qua đầu tư hiện đại hoá quân đội nhưng những gì Trung Quốc làm cho Thế giới lại khác với tất cả các nước khác.
Về kinh tế, thay vì viện trợ hoặc đầu tư giúp các nước thoát nghèo, giúp dân khỏi đói, Trung Quốc lại tìm cách cho vay để đầu tư vào các công trình có lợi cho Trung Quốc. Bằng cách này nhiều nước châu Phi đã rơi vào bẫy nợ. Các công trình đội vốn, dang dở. Để trả nợ cho Trung Quốc các nước buộc phải cho họ khai thác tài nguyên, sử dụng cảng biển, nhập hàng hoá của Trung Quốc. Sau nhiều năm một số nước mới nhận ra và từ chối kiểu đầu tư bẫy nợ của Trung Quốc.
Về quân sự, ở những vùng xảy ra xung đội hoặc khủng bố, Trung Quốc đứng ngoài, mặc kệ Mỹ, Nga… đổ người đổ của dẹp loạn cứu người vô tội. Đây cũng là cách mà Mao Trạch Đông đã làm trước đây là “toạ sơn quan hổ đấu”, cứ để cho các nước chiến đấu, hao người tốn của còn Trung Quốc sẽ nhân cơ hội đó mà làm giàu.
Thậm chí Trung Quốc còn tìm cách xúi giục, cản trở những nước muốn quan hệ hoà bình. Điển hình là việc Trung Quốc tìm cách để Mỹ và Triều Tiên không ký được thoả thuận bình thường hoá quan hệ.
Tệ hại hơn, Trung Quốc đầu tư vào quân sự để tìm cách đe nẹt, chiếm đoạt, chiếm biển của các nước láng giềng. Trung Quốc gây sự với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, gây sự với Ấn Độ, Myanmar ở biên giới trên bộ. Đặc biệt là sự trơ tráo bằng việc tuyên bố chủ quyền 80% diện tích Biển ĐÔng, ngang nhiên chiếm và bồi đắp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ quân sự, cản trở con đường hàng hải Quốc tế. Ngăn trở cư dân các nước Indonesia, Philippines đánh các trên chính vùng đặc quyền kinh tế của họ. Chính Trung Quốc là nước gây ra sự bất ổn khu vực Biển Đông.
Năm 2019 là năm các nước trên Thế giới đã nhận ra bộ mặt thật của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự và tìm cách lánh xa hoặc lên án thói côn đồ của Trung Quốc. Hy vọng năm 2020 các nước sẽ đoàn kết để chống lại bá quyền Trung Quốc.
http://biendong.net/dam-luan/32716-bo-mat-that-cua-tq-trong-quan-he-quoc-te.html

Trung Quốc đề nghị

châu Âu cho mua sắm khẩn cấp vật tư y tế

Triệu Hằng
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) tạo điều kiện cho Trung Quốc mua sắm khẩn cấp vật tư y tế từ các nước thành viên, chính phủ Trung Quốc nói hôm thứ Bảy (1/2), trong bối cảnh dịch virus corona bùng phát.
Số người chết vì dịch virus corona ở Trung Quốc đã tăng lên 259 người, cơ quan y tế nước này nói hôm 1/2, khi Hoa Kỳ công bố những biện pháp thắt chặt biên giới đối với những người nước ngoài đã ở Trung Quốc, theo Straits times.
Cùng ngày, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ miễn thuế đối với hàng nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến việc khống chế dịch virus corona bùng phát. Các vật tư được sử dụng trực tiếp để kiểm soát dịch bệnh sẽ được miễn thuế nhập khẩu từ ngày 1/1 đến 31/3.
CNBC trích thông tin từ Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ hủy bỏ thuế quan đối với một số vật liệu phòng chống virus nhập khẩu từ Mỹ. Trung Quốc sẽ đình chỉ các khoản thuế đáp trả đối với các sản phẩm từ Hoa Kỳ có thể được sử dụng để chống lại sự bùng phát dịch virus corona tại Trung Quốc.
Ngoài ra, để ổn định nguồn cung thịt trong nước trong bối cảnh dịch virus corona bùng phát, cũng trong hôm thứ Bảy Bộ Thương mại Trung Quốc đã đề nghị mở rộng nhập khẩu thịt.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-de-nghi-chau-au-cho-mua-sam-khan-cap-vat-tu-y-te.html

Người Trung Quốc như ‘ở trong tù’

khi không nhiễm virus corona mà vẫn bị cách ly

Băng Thanh
AP ngày 31/1 đăng câu chuyện về anh Meron Mei, sinh viên năm thứ hai Đại học Vũ Hán, có triệu chứng ho và đã trở về quê. Anh cho rằng mình đã bị cảnh sát theo dõi và tước đi các quyền công dân cơ bản, dù kết quả xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus corona.
Meron Mei đã đến bệnh viện kiểm tra. Các bác sĩ sau đó xác định rằng anh bị cảm lạnh thông thường, không phải bị nhiễm virus corona mới. Nhưng một tuần sau, năm cảnh sát xuất hiện tại nhà của Mei ở quận Tập Thủy, cách Vũ Hán hai giờ lái xe.
Hiện tại, Mei thấy mình bị giám sát liên tục bởi cảnh sát mặc thường phục. Một cảnh báo màu đỏ được dán trên cửa nhà anh: “Không tiếp cận – bệnh nhân nghi ngờ bị viêm phổi”.
Mei cho biết, bác sĩ mặc áo choàng, đeo kính bảo hộ và mặt nạ, kiểm tra nhiệt độ của anh ba lần một ngày, các quan chức chính phủ gọi điện liên tục cho anh để hỏi về tình trạng của anh, mặc dù các xét nghiệm cho thấy anh không bị nhiễm virus corona mới.
Điện thoại của Mei liên tục bị giám sát; máy ảnh của điện thoại đã bị vô hiệu hóa và hình ảnh trong điện thoại cũng bị xóa.
“Tôi đang ở trong tù”, Mei nói. “Tôi rất tức giận. Tôi cảm thấy kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần”.
Mei tiết lộ các vấn đề của mình với hãng AP, thông qua các tin nhắn bằng tiếng Anh để ngăn các cảnh sát đọc được. Hiện hãng tin AP chưa thể xác minh sự việc của Mei.
Tờ AP bình luận, chính quyền Trung Quốc hiện đang thiết lập biện pháp phòng chống dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử nhân loại, khi đặt hơn 50 triệu người trong khu vực dưới phạm vi phong tỏa kiểm dịch. Những người gần đây đã đến Vũ Hán, cũng bị theo dõi và bị cách ly tại nhà của họ hay trong các cơ sở kiểm dịch tạm thời.
Một danh sách được gửi từ một cư dân Thượng Hải đến AP đã liệt kê 174 người tại quận Phổ Đà của Thượng Hải, với số điện thoại, số chứng minh thư, địa chỉ, ngày sinh và nghề nghiệp.
“Mọi người ở quận Phổ Đà vui lòng chú ý, những ai được liệt kê ở đây đều đã đến Vũ Hán, dù họ chưa được đưa tới bệnh viện. Vì vậy, họ bị cách ly tại nhà! Mọi người không nên đi ra ngoài trong bất kì hoàn cảnh nào!”, một người chia sẻ danh sách cảnh báo.
Theo AP, trong thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống kiểm soát xã hội nghiêm ngặt, họ gọi đó là “bảo trì sự ổn định”, theo dõi 1,4 tỷ công dân của mình thông qua các camera quét khuôn mặt, hộ khẩu, dò la tin tức qua hàng xóm hoặc là từ các cán bộ địa phương. Việc giám sát như vậy thường không làm phiền người dân Trung Quốc, trừ những người bất đồng chính kiến. Nhưng trong
thời kỳ dịch bệnh nghiêm trọng như hiện nay, các hệ thống kiểm soát này đang chuyển sang hoạt động mạnh trên toàn quốc.
Trong một cuộc họp bất thường vào ngày 25/1, Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã ra lệnh cho các quan chức thực hiện “công tác phòng chống và kiểm soát” phải đặc biệt nhấn mạnh vào “giám sát, sàng lọc và cảnh báo”. Kể từ đó, hàng triệu quan chức và cảnh sát địa phương đã được huy động để làm nhiệm vụ.
“Chúng ta phải quản lý hiệu quả người từ Vũ Hán theo nguyên tắc ‘theo dõi, ghi tên, quản lý cộng đồng, kiểm tra tại nhà, di dời, điều trị bất thường’”, Li Bin, phó giám đốc của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 26/1.
Na, một phụ nữ làm việc trong ngành giáo dục ở Vũ Hán cho biết cô đã trở về quê nhà ở khu vực Nội Mông Trung Quốc trong gần hai tuần, và bạn bè cùng người thân đã chuyển cho cô một bảng tính có ghi tên, số chứng minh thư, địa chỉ và nghề nghiệp của cô. Cô nói rằng, lúc đầu, cô cảm thấy sốc, nhưng sau đó thì trở nên tức giận.
“Bảng tính liệt kê nhóm người trong toàn thành phố đã trở về từ Vũ Hán”, Na cho biết.
“Tôi đã rất giận”, Na nói. “Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của tôi”.
Không như Mei, quê hương của Na cách Vũ Hán hơn 1.000 km, và cô không bị giam trong nhà. Nhưng Na cho biết cô đã nhận được cuộc gọi từ cảnh sát, các quan chức địa phương và một trung tâm phòng chống dịch bệnh mới thành lập.
Vì các cơ quan chính phủ thường không chia sẻ hoặc phối hợp thu thập dữ liệu, nhiều người gọi cho Na đã hỏi những câu hỏi tương tự. Na kể rằng, vào ngày đầu tiên, cô nhận được một tá cuộc gọi, có thể nhiều hơn, hỏi một loạt các câu hỏi: Bạn ở đâu?, Khi nào bạn về nhà?, Bạn đã tiếp xúc với ai?
“Nó rất khó chịu”, cô nói.
Một người tên là Nick (không phải tên thật), cho biết ông chỉ đơn thuần lái xe qua Vũ Hán nhưng sau đó đã thấy tên mình trong danh sách.
Theo AP, mọi người được yêu cầu báo cáo bất cứ ai mà họ nghi ngờ đã đến Vũ Hán bằng cách gọi vào đường dây nóng. Một người phụ nữ trả lời đường dây nóng ở Baoshu, một ngôi làng thuộc tỉnh Phúc Kiến, xác nhận rằng họ sẽ trao 1.200 nhân dân tệ (173 USD) tiền thưởng cho việc báo cáo.
Andy (không phải tên thật), một nhân viên IT ở Vũ Hán, đã đi tham quan ở Bắc Kinh cùng vợ và hai con thì nghe tin chính quyền phong tỏa Vũ Hán. Gia đình anh sau đó đến thành phố Nam Kinh, nhưng khách sạn đã từ chối cho gia đình anh thuê phòng khi nhìn thấy từ Vũ Hán trên chứng minh thư.
Cuối cùng, Andy đã thuê được phòng tại khách sạn 5 sao Shangri-La và dự định ở đó cho đến khi an toàn để trở về nhà.
Nhưng vào ngày 27/1, tiếp tân gọi nói với anh rằng, cảnh sát yêu cầu không cho gia đình anh thuê phòng nữa, vì những người đến từ Vũ Hán được lệnh cách ly tại một nhà trọ trong 14 ngày.
Khi thấy phòng của họ tại nơi cách ly, Andy hốt hoảng vì nó trông thật tệ. Anh thường nhét khăn ướt vào bên dưới cửa, để ngăn không khí có khả năng chứa virus vào phòng, nhưng hành động này là vô ích vì cửa sẽ được mở khi ăn.
Anh thường thức đến 2 giờ sáng, lo lắng cho hai đứa con nhỏ của mình. “Tôi hiểu rằng ở một đất nước lớn như vậy, các vị không muốn dịch bệnh này lan rộng hơn nữa. Nhưng điều tôi không thể chấp nhận được là, các con tôi thì sao? Ai sẽ đảm bảo an toàn cho chúng tôi?”, Andy nói với AP.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-trung-quoc-dang-o-trong-tu-khi-khong-nhiem-virus-corona-ma-van-bi-cach-ly.html

Tử vong vì virus Corona tăng,

Trung Quốc bị cách ly nhiều hơn

Số tử vong vì dịch virus Corona ở Trung Quốc đã tăng thêm 46 ca, nâng số tổng cộng lên 259 người — cơ quan y tế của nước này cho biết hôm thứ Bảy 1/2.
Hoa Kỳ và nhiều nước khác loan báo các biện pháp giới hạn mới ở cửa khẩu đối với người nhập cảnh đến từ Trung Quốc.
Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của dịch bệnh, đang bị cách ly để phòng dịch, với đường sá bị phong tỏa và giao thông công cộng ngừng hoạt động. Còn tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc, chính quyền đã hạn chế các hoạt động kinh doanh và du lịch.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết có thêm 2.102 ca nhiễm mới được xác nhận tại nước này hôm thứ Sáu 31/1, nâng tổng số ca nhiễm ghi nhận được lên 11.791 ca. Cùng với khỏng hai mươi nước khác trên khắp thế giới đã báo cáo tổng cộng khoảng 137 ca lây nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp của dịch bệnh mà cả thế giới quan tâm ứng phó, nhưng nói rằng các hạn chế thương mại và du lịch toàn cầu là không cần thiết.
Tuy nhiên Singapore và Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 31/1 đã loan báo các biện pháp hạn chế người nước ngoài gần đây đã ở Trung Quốc vào lãnh thổ của họ.
Ở Úc, Thủ tướng Scott Morrison nói nước ông sẽ từ chối cho người nước ngoài đến từ Trung Quốc đại lục nhập cảnh bắt đầu từ thứ Bảy 1/2.
Hai hãng hàng không Qantas Airways Ltd và Air New Zealand cho biết lệnh cấm du lịch buộc họ phải tạm dừng các chuyến bay thẳng đến Trung Quốc từ ngày 9 tháng Hai.
Ba hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ hôm 31/1 cho biết họ sẽ hủy các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.
Cục Hàng không Việt Nam hủy toàn bộ phép bay đã cấp và tạm dừng cấp phép các chuyến bay mới cho các hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc từ ngày 1/2. Theo đó, các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc dừng khai thác từ 13 giờ (giờ Việt Nam) ngày 1-2 cho đến khi có thông báo mới.
Nhiều nước thuê bao máy bay để hồi hương công dân của họ. Hơn 300 người Hàn Quốc đã về nhà vào thứ Bảy. Indonesia cho biết khoảng 250 công dân của họ đang được sơ tán khỏi Hồ Bắc.
Anh cho biết đã rút một số nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán ra khỏi Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/tu-vong-vi-virus-corona-tang-tq-bi-cach-ly/5269633.html

Virus corona : Số người chết tiếp tục tăng,

bí thư thành ủy Vũ Hán nhận trách nhiệm

Minh Anh
Chính quyền Trung Quốc ngày 01/02/2020 loan báo, trong vòng 24 giờ, có thêm 46 người chết vì chứng viêm phổi cấp tính do virus corona mới gây ra, nâng tổng số nạn nhân lên thành 259 người.
Hầu hết các ca tử vong đều được phát hiện ở tỉnh Hồ Bắc, ổ dịch virus corona mới. Thông cáo của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc còn nêu rõ tổng số người bị lây nhiễm tính đến ngày 31/01 là 11.791 ca trên cả nước, tăng thêm 2.102 ca nhiễm so với hôm trước.
Bị nhiều người dân chỉ trích là đã che giấu thông tin về dịch virus corona, ông Mã Quốc Cường (Ma Guoqiang), bí thư thành ủy thành phố Vũ Hán thừa nhận trách nhiệm là đã ra lệnh hạn chế di chuyển quá chậm trễ. Ông nói : « Tôi cảm thấy có tội và tôi rất ân hận ».
Tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch bệnh tại Trung Quốc, hiện vẫn bị cách ly. Mọi con đường đi vào thành phố đều bị ngăn chặn. Các phương tiện giao thông công cộng đều ngưng hoạt động nhằm tránh cho dịch bệnh lây lan.
Thị trường dầu lửa căng thẳng
Dịch viêm phổi cấp virus corona đã có những tác động đối với nền kinh tế thế giới. Giá cả trên thị trường dầu lửa tụt giảm thê thảm trong những ngày gần đây. Chỉ số hai loại dầu được niêm yết trên sàn chứng khoán là WTI tại New York và Brent ở Luân Đôn lần lượt giảm 16% và 12%. Giới quan sát lo ngại thị trường dầu khí có nguy cơ trở lại những tháng căng thẳng tồi tệ nhất như đã từng trải qua hồi tháng 5/2019 ở New York và tháng 11/2018 ở Luân Đôn.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200201-virus-corona-so-nguoi-chet-tiep-tuc-tang-bi-thu-vu-han-nhan-trach-nhiem

Siêu vi viêm phổi :

Thế giới bế quan tỏa cảng đối với người Trung Quốc

Tú Anh
Thứ Bảy 01/02/2020, khủng hoảng virus corona làm Trung Quốc ngày càng bị cô lập. Từ châu Á, châu Âu đến Úc, Mỹ, hàng loạt quốc gia từ chối mọi hành khách đến từ Hoa lục trong bối cảnh số người bị lây nhiễm lên đến gần 12.000, thêm 2.100 ca mới so với báo cáo ngày hôm trước.
Cho đến hiện nay, dường như chỉ có châu Phi và Nam Mỹ chưa bị dịch viêm phổi Trung Quốc lan đến, trong khi trên thế giới đã có khoảng 20 nước và vùng lãnh thổ đã bị lây nhiễm. Tại Hoa lục, số nạn nhân cũng tăng từng ngày. Tất cả mọi tỉnh thành đều bị lây nhiễm.
Trong bối cảnh này, bộ Ngoại Giao Mỹ cũng kêu gọi dân chúng tránh sang Trung Quốc hoặc hồi hương về Mỹ trong giai đoạn có dịch này.
Biện phát mới là kể từ tối Chủ Nhật 02/02, Washington cấm triệt những người không phải là công dân Mỹ, đã ở Trung Quốc 14 ngày qua, nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Còn nếu là công dân Mỹ, hành khách sẽ bị cách ly 14 ngày để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
Úc, cũng như Singapore và Mông Cổ tại châu Á, và Ý ở châu Âu cũng ban hành biện pháp tương tự đối với hành khách không phải là công dân bản địa.
Việt Nam, một nước láng giềng của Trung Quốc, thông báo ngưng cấp visa cho người Trung Quốc và những những người nước ngoài lưu trú tại Hoa lục trong hai tuần cuối cùng. Tin từ Việt Nam cho biết sáu trường hợp lây nhiễm. Từ chiều 01/02, các hãng hàng không Việt Nam ngưng các chuyến bay sang Trung Quốc. Riêng ở Sài Gòn, có bốn người mới bị cách ly để theo dõi, tất cả đều từ Vũ Hán trở về, trong đó có ba người Pháp (Tuổi Trẻ).
Trước tình trạng bế quan tỏa cảng của các nước trên đây, đặc biệt là của châu Á và Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc khuyến cáo tránh « hành động hoảng hốt vô ích và các biện pháp quá đáng ».
Đại sứ Trung Quốc bên cạnh phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Geneve cho là « Tổ Chức Y Tế Thế Giới tin tưởng vào khả năng chống dịch của Trung Quốc ». Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Oánh chỉ trích « các lời nói và hành động của một số quan chức Mỹ là không có cơ sở và không đúng với thực tế ».
Bác sĩ nước ngoài tin vào khả năng của các bệnh viện địa phương Trung Quốc
Trả lời RFI, từ Vũ Hán, bác sĩ Philippe Klein cho biết ông tin tưởng vào khả năng của các bệnh viện địa phương :
« Đến hôm nay (31/01), tình hình được cải thiện nhiều lắm. Với 30 bệnh viện lớn, mỗi bệnh viện có 1.000 giường, cộng với hai bệnh viện dã chiến, Vũ Hán có đủ khả năng để chăm sóc cho tất cả những người bị nhiễm siêu vi viêm phổi nghiêm trọng.
Người ta đã tính đến giải pháp cho nhập viện cả những trường hợp triệu chứng nhẹ mới xuất hiện. Bởi vì những người này, đang bị cách ly ở nhà, nhiều khi không tôn trọng các nguyên tắc phòng ngừa lây lan cho người khác. Phải nói là nhu cầu sử dụng dụng cụ xét nghiệm rất lớn vì còn phải kiểm chứng thường xuyên để coi những người đã bệnh có khỏi hẳn chưa. Do mỗi bệnh viện tại Vũ Hán có một bệnh viện « đỡ đầu » ở một tỉnh khác cho nên không thiếu hụt dụng cụ.
Trái lại, Vũ Hán thiếu thốn dụng cụ bảo hộ cho nhân viên y tế, bác sĩ , y tá… Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách tái trang bị để không bị thiếu hụt lâu dài. Tôi nghĩ là trong nay mai, các trang thiết bị bảo hộ (áo choàng, quần, giày, găng, kính) sẽ về đầy đủ ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200201-sieu-vi-viem-phoi-the-gioi-be-quan-toa-cang-doi-voi-nguoi-trung-quoc

Ấn Độ hoãn treo cổ các bị cáo

trong vụ cưỡng hiếp trên xe bus

Tin New Delhi, Ấn Độ – Vụ treo cổ 4 người đàn ông, là thủ phạm của vụ cưỡng hiếp trên xe bus ở New Delhi vào năm 2012, vốn dự kiến diễn ra vào ngày  thứ Bảy, đã bị tòa án Ấn Độ ra lệnh tạm hoãn vào thứ Sáu, 31 tháng 1. Vụ tấn công tàn bạo nhắm vào cô Jyoti Singh vào năm 2012 đã gây ra nhiều cuộc biểu tình lớn, và thu hút sự chú ý của dư luận thế giới đối với tình trạng bạo lực tình dục tại Ấn Độ.
Vào đêm xảy ra vụ tấn công, cô Singh, 23 tuổi, đã cùng bạn trai đón xe bus về nhà sau buổi đi xem phim, nhưng bước lên nhầm chiếc xe bus của nhóm hung thủ. Các bị cáo đã đánh bất tỉnh người bạn trai, cưỡng hiếp cô Singh, rồi tra tấn cô bằng thanh sắt. Nạn nhân chết vào 13 ngày sau đó tại một bệnh viện ở Singapore. Sự việc đã khiến Ấn Độ phải sửa luật để tăng thêm hình phạt cho tội phạm cưỡng hiếp. Bốn hung thủ đã bị kết tội vào năm 2013, và lẽ ra sẽ bị treo cổ cùng lúc vào 6 giờ sáng thứ Bảy, giờ địa phương, trong vụ hành quyết đầu tiên tại Ấn Độ tính từ năm 2015. Một hung thủ thứ 5, kẻ cầm đầu nhóm cưỡng hiếp, đã chết trong tù và được cho là tự sát. Một thủ phạm 17 tuổi khác chỉ bị giam giữ
3 năm do còn trong tuổi vị thành niên. Vụ hành quyết bị hoãn do một số các bị cáo vẫn còn được quyền xin kháng án, bao gồm cả quyền xin tổng thống ân xá.
Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực kháng án được cho là sẽ thất bại, do việc hành quyết nhận được sự ủng hộ rất cao từ dư luận Ấn Độ và các đảng phái chính trị. Mẹ của nạn nhân, bà Asha Devi, vào thứ Sáu nói rằng việc hoãn hành quyết khiến bà rất thất vọng, nhưng bà sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi công lý cho con gái bà.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/an-do-hoan-treo-co-cac-bi-cao-trong-vu-cuong-hiep-tren-xe-bus/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.