Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

KHI CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM TRỞ NÊN HÈN NHÁT ÍCH KỶ VÀ MÊ MUỘI

Saturday, February 1, 2020 6:14:00 PM // ,

01/02/2020

Cách đây 9 năm. sau cuộc biểu tình ngày 24-7-2011, phóng viên của các đài phát thanh và các trang mạng nước ngoài cũng đã phỏng vấn về chuyện vì sao ở Hà Nội thì mọi người rầm rộ xuống đường trong khi thành phố Sàigòn thì lại im lìm, bất động.
Nguyên nhân, theo bài báo thì, vì:
“Sự thiếu vắng những gương mặt cột trụ lớn như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Viện… đã khiến cho những thanh niên kiên trì xuống đường vào những chủ nhật sau đó không khỏi cảm thấy bơ vơ, nhất là khi so sánh với Hà Nội có hẳn một danh sách các trí thức tên tuổi liên tục lên tiếng kêu gọi và cùng xuống đường với người dân thủ đô. Cũng tin báo chí cho biết: "Nhà cầm quyền đàn áp biểu tình ở Sàigòn mạnh hơn vì lo sợ những diễn tiến phức tạp ngoài tầm kiểm soát có thể xảy ra trong các cuộc biểu tình.”
Nhiều người biểu tình thừa nhận: “Cái đó cũng có thể, tại vì Sàigòn đúng là phức tạp hơn. Nếu tình hình không siết chặt thì dễ dẫn đến nhiều vấn đề vì lịch sử cũng đã như vậy rồi.”
Trong khi đó thì, chính một người trong những người được gọi là “những gương mặt cột trụ lớn” đã xuất hiện trong cuộc biểu tình tại Sàigòn lần thứ nhất là ông người Pháp André Manras có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, người viết bài hãnh diện khoe là đã cùng các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm… “chống Mỹ cứu nước” lại viết về “nguyên nhân sự vắng mặt của… những gương mặt cột trụ” này như sau:
“…Đừng mong rằng tôi sẽ làm giống như một số người bạn của tôi, cựu tù nhân chính trị của chế độ Sàigòn. Nhân danh một quá khứ quang vinh, họ im lặng cam chịu chấp nhận những khốn khổ thê thảm hiện tại. Họ sợ phải lên tiếng cùng với thế hệ thanh niên của họ đang xuống đường. Họ bám víu vào hình ảnh đầy hào quang của họ trong quá khứ và nhắm mắt trước những hình ảnh hiện tại vì sợ bị chóng mặt hay buồn nôn. Tôi rất mến những người bạn này, nhưng cũng rất thương cho họ. Chắc họ khổ tâm lắm! Khổ tâm hơn tôi nhiều. Chắc họ cũng cảm thấy rất rõ những hy sinh ngày trước của mình bị phản bội, được tán tụng mỗi ngày chỉ để bị chà đạp thô bạo hơn! Tôi đơn giản hy vọng rằng những hành xử man rợ và phản quốc, mà những hình ảnh cuộc biểu tình ngày 17-7 tại Hà Nội đã cho tôi thấy sẽ đánh thức dậy lòng can đảm của tuổi hai mươi của họ - và làm cho họ khoẻ mạnh hơn. Tuổi trẻ hôm nay cần đến một hình ảnh sống động và đàng hoàng của họ!”.
*
“Có điều gì lớn hơn sự sợ hãi khiến cho giới tinh hoa của dân tộc chưa bước xuống đường phố nhiều hơn để cất tiếng thét hòa với dòng người biểu tình đòi hỏi công bằng cho Tổ Quốc?”
Không biết câu trả lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi với phóng viên Mạc Lâm đã có thể giải đáp phần nào câu hỏi trên đối với “giới sĩ phu Bắc Hà” ?
Theo tôi, trích đoạn trong bài viết của ông Hồ Cương Quyết tức André Mandras về “những gương mặt cột trụ lớn” như những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi… những kẻ đã lợi dụng tự do, dân chủ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa để xách động biểu tình “chống Mỹ cứu nước” đã quá đủ để trả lời “vì sao thành phố Sàigòn của miền Nam anh dũng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước” nay lại im lìm như một thây ma trong thời kỳ chống Trung Cộng chiếm đất, lấn biển!
Để rõ hơn, xin mời nghe thêm “ông trí thức” Tiêu Dao Bảo Cự (TDBC), một ông trí thức miền Nam “đã từng góp công chống Mỹ cứu nước” nói về chuyện “Từ kiến nghị, tuyên cáo đến biểu tình và vai trò của trí thức Việt Nam” như sau:
“Từ chỗ là người trong guồng máy, trong chế độ, một số trí thức, văn nghệ sĩ đã chuyển sang vị trí đối lập, đối kháng với những người cầm quyền. Trí thức, văn nghệ sĩ, đặc biệt những người có uy tín với công chúng, chỉ là một số ít, dĩ nhiên thuộc loại “trói gà không chặt” nhưng sức mạnh của họ chính là ý nghĩa của biểu tượng và nguồn cảm hứng. Sự có mặt của họ trên đường phố, bàn viết, sáng tác của họ lưu truyền trên các mạng chắc chắn sẽ khơi động sự thức tỉnh cho rất nhiều người, nhất là lớp trẻ có học. Trí thức, văn nghệ sĩ (không phải là nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp) không thể trực tiếp lãnh đạo biểu tình thành công nhưng có thể góp phần thức tỉnh và thôi thúc hàng ngàn, hàng vạn các bạn trẻ xuống đường”.
Tội nghiệp! Ngày xưa, khi sống ở miền Nam, ông TDBC và những-người-cùng-đi-một-đường với ông không cần phải viện dẫn khuôn vàng thước ngọc nào của các ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu để làm khiên, làm mộc khi viết bài phê bình chính phủ.
Nay, sau 36 năm sống ở nước Việt Nam xã nghĩa, ông trí thức này lôi những câu nói từ thời kháng chiến chống Pháp của “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của ông ta” (mà ai cũng biết chính ông HCM và chủ nghĩa cộng sản là căn nguyên bao nhiêu đau thương, tang tóc cho đất nước VN trong 66 năm qua) ra để che chắn cho bài viết như sau:
“Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhận chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
*
Ai cũng biết đây là việc làm “ruồi bu” của anh “trí thức nửa mùa” TDBC khi dùng “lá bùa HCM” để làm “bảo kê” cho mình!
Đây cũng chính là bằng chứng HÈN NHÁT VÀ SỢ HÃI mà đa số những người được gọi là trí thức VN mắc phải. Ngay cả người phải nói là rất can đảm là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ!
Ông ta đã can đảm trong những việc làm và can đảm ngay trong 2 phiên tòa xét xử của cái gọi là Toà án xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà ông ta là bị cáo. Ai đời bị cáo mà lại khuyến cáo Viện kiểm sát: “Nói to và dõng dạc lên nào!” khi người đại diện cái Viện này ấp a, ấp úng lí nhí kết tội ông ta.
Thế nhưng, ông ta vẫn phải che chắn cho mình cái gọi là “Tinh thần Chủ tịch HCM sống mãi trong sự nghiệp của những người đấu tranh cho tự do, dân chủ ở VN”.
Tiếc thay, khi được “xuất khẩu” sang Mỹ, CHHV đã hiện nguyên hình là “tay sai dự phòng” của HK khi nhận lãnh tiền của NED, một cơ quan trá hình của CIA.
Xin mời nghe một văn nghệ sĩ miền Nam là hoạ sĩ Bách Việt thố lộ sự sợ hãi của mình như sau:
Bởi vì từ ngày xưa đến giờ, từ cái ngày nào tôi cũng không rõ lắm, những người dân VN mình mang một nỗi sợ, một nỗi sợ Công An (CA). Sợ lắm ! Sợ không biết như thế nào nữa, ngày xưa người ta hù dọa mấy đứa con nít, ví dụ khi nó khóc, nó cười hay nó quậy phá gì đó là hù dọa nó bằng cách có ông kẹ ổng bắt, nhưng hôm nay người ta chỉ cần nói có Công An bắt là nó sẽ nín.
Đó là hình ảnh ông CA là ông kẹ, nên cái nỗi sợ của mỗi người khi bước ra ngoài là cái tiếng nói của mình là dường như không thể, không thể!
Nên lần đầu tiên cho tôi cái cảm giác là tôi có thể bước ra ngoài đường và thể hiện cái tinh thần của bản thân, la lên được tiếng nói của bản thân tôi, cái sự tự do mà tôi thấy, và lúc đó tôi thấy hạnh phúc thật sự tôi đã lật đổ được sự lo sợ.
Và tôi nghĩ rằng nếu tất cả mọi người còn mang cái nỗi lo sợ đó thì coi như là im lặng và sự mất mát về một tâm địa lớn thì chuyện đó sẽ xảy ra. Quan trọng là mình phải không còn sợ sệt gì vế cái chuyện CA nữa, bởi vì CA họ cũng chỉ là con người VN, mà họ làm việc cho chính quyền VN, vậy tại sao phải sợ họ khi mình thể hiện lòng yêu nước của mình”.
(Trích “Hà Nội biểu tình, Sàigòn im tiếng”, Mai Khôi, Thông tín viên RFA)
*
Như nhiều người biết từ thập niên 50, hai trí thức hàng đầu là luật sư Nguyễn Mạnh Tường và triết gia Trần Đức Thảo đã về nước tham gia kháng chiến chống Pháp.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã bị “đì” sống trong cảnh nghèo khổ cho đến chết vì đã đọc bài “Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo”.
Triết gia Trần Đức Thảo cũng cùng chung số phận như luật sư Nguyễn Mạnh Tường vì dính líu đến vụ Nhân văn Giai phẩm, phải mất cả vợ và đã phải sống một cuộc đời nghèo khổ cho đến chết.
Và những nhà văn, nhà thơ dính líu trong vụ Nhân văn - Giai phẩm số phận ra sao và họ đã công khai thú nhận là họ đã “sợ” ra sao, xin không nhắc ra đây.
“Tôi không hề tham gia Mặt Trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm người trí thức. Mà người trí thức muốn độc lập thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía nhân dân chứ không đứng về phía chính quyền”.
Đây là lời tuyên bố của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, tác giả quyển “Kẻ bị khai trừ” (Un excommunié).
Có bao nhiêu trí thức trong nước đứng về phía nhân dân? Và có điều gì lớn hơn sự sợ hãi khiến cho giới tinh hoa của dân tộc chưa bước xuống đường phố nhiều hơn, để cất tiếng thét hòa với dòng người biểu tình đòi hỏi công bằng cho Tổ Quốc khi đất nước đang có nguy cơ bị xâm chiếm bởi Trung Cộng?
*
Không phải chỉ có giới tinh hoa của dân tộc là những người mà người ta thường gọi là sĩ phu, trí thức sợ hãi, mà ngay cả gần 90 triệu nhân dân VN cũng sợ hãi nếu không muốn nói là hèn nhát và mê muội!
Bao nhiêu người dám phát biểu như họa sĩ Bách Việt đã phát biểu?
Nhưng vì sao mà dân tộc VN hèn nhát và sợ hãi như ngày nay?
Đó chính là cái “chính sách công an trị” để thực hiện cái mà ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN gọi là “bạo lực chuyên chính”.Đảng CSVN đã cướp chính quyền từ họng súng. Và quyền lực sinh ra từ họng súng!
Thời nào cũng vậy, chữ CÔNG AN CỦA CHẾ ĐỘ HỒ CHÍ MINH luôn luôn gợi lên hình ảnh bạo ngược, chà đạp nhân phẩm con người; trong khi tuyên truyền thì lúc nào cũng đẹp đẽ: bởi dân, do dân, vì dân v.v…
Chuyện thằng Trung Tướng CA Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA Hà Nội họp báo biện bạch về chuyện thằng Đại úy CA Phạm Hải Minh đạp vào mặt thằng đảng viên biểu tình yêu nước Nguyễn Chí Đức là bằng chứng mới nhất cho thấy HÌNH ẢNH BẠO NGƯỢC, CHÀ ĐẠP CON NGƯỜI KHIẾN MỌI NGƯỜI PHẢI SỢ HÃI, HÈN NHÁT của chế độ CÔNG AN TRỊ của đảng CSVN!
*
Ai đó đã vô cùng chí lý khi đưa ra nhận xét: “Tội ác lớn nhất của một triều đại không hẳn là đốt sách, giết người hay làm cho đất nước trở nên nghèo đói, mà là làm cho cả một dân tộc trở nên hèn nhát, ích kỷ và mê muội”.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
---------

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.