Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 12/01/2020

Sunday, January 12, 2020 6:02:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 12/01/2020

Quân đội Hoa Kỳ dự tính mở rộng nỗ lực

bảo vệ an ninh Á Châu để chống lại Trung Cộng

Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (10 tháng 1), một viên chức Ngũ Giác Đài cho biết quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch bố trí hai lực lượng đặc nhiệm đến Thái Bình Dương nhằm tiến hành các hoạt động thông tin, điện tử, an ninh mạng và hỏa tiển chống lại Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quân đội Hoa Kỳ Ryan McCarthy cho hay các lực lượng đặc nhiệm này dự kiến sẽ được bố trí trong hai năm tới, Theo ông McCarthy, quân đội Hoa Kỳ đang khôi phục lại sự hiện diện và dàn quân ở Thái Bình Dương, vì “Trung Cộng sẽ nổi lên như mối đe dọa chiến lược của Hoa Kỳ”. Các đơn vị, được gọi là Lực lượng đặc nhiệm đa miền, sẽ giúp vô hiệu hóa một số đe dọa mà Trung Cộng và Nga đang đặt ra. Nhóm lực lượng đặc nhiệm có thể sẽ được trang bị vũ khí chính xác tầm xa, hỏa tiễn siêu thanh, hỏa tiễn tấn công chính xác, thiết bị điện tử và khả năng về không gian mạng.
Ông McCarthy không nêu rõ việc bố trí lực lượng ở địa điểm nào. Ông McCarthy cho biết việc quân đội Hoa Kỳ, với vũ khí tối tân, có mặt trong khu vực sẽ làm thay đổi cục diện và tạo ra những tình huống khó xử cho những kẻ thù tiềm tàng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/quan-doi-hoa-ky-du-tinh-mo-rong-no-luc-bao-ve-an-ninh-a-chau-de-chong-lai-trung-cong/

Mỹ chúc mừng

Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày thứ Bảy chúc mừng Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử và tán dương bà vì tìm kiếm sự ổn định với Trung Quốc “trong khi đối mặt với áp lực không ngừng nghỉ.”
Trong một phát biểu có thể chọc giận Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là lãnh thổ của mình, ông Pompeo nói rằng hệ thống dân chủ, nền kinh tế thị trường tự do và xã hội dân sự của Đài Loan, là một “mô hình cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và là một thế lực cho cái tốt trên thế giới.”
“Hoa Kỳ cảm ơn Tổng thống Thái vì sự lãnh đạo của bà trong việc phát triển mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ và tán dương cam kết của bà trong việc duy trì sự ổn định xuyên Eo biển trong khi đối mặt với áp lực không ngừng nghỉ,” ông Pompeo nói.
Dù ông Pompeo không nhắc đích danh Bắc Kinh, phát biểu của ông nói tới áp lực mà bà Thái phải đối mặt từ Trung Quốc trong suốt nhiệm kì đầu tiên.
Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống chính quyền kéo dài hàng tháng ở lãnh thổ Hong Kong do Trung Quốc cai trị chiếm vị trí trung tâm trong chiến dịch vận động tranh cử ở Đài Loan. Bà Thái mô tả Đài Loan như một ngọn hải đăng hi vọng cho những người biểu tình ở cựu thuộc địa của Anh, và kiên quyết từ chối đề nghị của Bắc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ.”
Trung Quốc thậm chí làm mất lòng nhiều người hơn trong khoảng thời gian ngay trước cuộc bầu cử bằng việc hai lần điều hàng không mẫu hạm mới nhất của họ đi ngang qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm, một hành động mà Đài Bắc lên án là nỗ lực đe dọa quân sự.
Việc bà Thái tái đắc cử diễn ra vài ngày trước khi Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ kí kết thỏa thuận giai đoạn một chấm dứt chiến tranh thương mại gây tổn hại vốn là trọng tâm chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc bởi một luật quy định Mỹ phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.
Đài Loan nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng mạnh mẽ ở Washington và chính quyền Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa và gây ảnh hưởng ở Đài Loan.
https://www.voatiengviet.com/a/my-chuc-mung-thai-anh-van-tai-dac-cu-tong-thong-dai-loan/5241714.html

Trump chúc mừng sinh nhật Kim,

Triều Tiên nói quan hệ cá nhân không đủ

Triều Tiên đã nhận được lời chúc mừng sinh nhật mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tới lãnh tụ Kim Jong Un, nhưng mối quan hệ cá nhân của họ không đủ để khiến Triều Tiên quay trở lại đàm phán, theo một tuyên bố được đăng vào ngày thứ Bảy bởi thông tấn xã nhà nước KCNA.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đang bị đình trệ sau một loạt những hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên vào năm 2018 và đầu năm 2019.
Dù cá nhân ông Kim có thể thích ông Trump, ông ấy sẽ không lãnh đạo đất nước của mình dựa trên cảm xúc cá nhân, Kim Kye Gwan, cố vấn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, nói trong tuyên bố.
“Dù Chủ tịch Kim Jong Un có những tình cảm cá nhân tốt đẹp về Tổng thống Trump, chúng mang tính ‘cá nhân’ theo đúng nghĩa của từ này,” ông nói.
“Chúng tôi đã bị Hoa Kỳ lừa dối, bị đưa vào cuộc đối thoại với nước này trong hơn một năm rưỡi, và đó là thời gian đã mất đối với chúng tôi.”
Triều Tiên sẽ không thảo luận các đề xuất như những gì ông Trump đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh cuối cùng với ông Kim Jong Un tại Hà Nội vào tháng 2 năm 2019, cố vấn Bộ Ngoại giao nói.
Triều Tiên sẽ không từ bỏ các cơ sở hạt nhân của mình để được giảm bớt phần nào chế tài, và sẽ chỉ quay lại đàm phán khi Mỹ nhượng bộ, ông nói thêm.
“Việc mở lại đối thoại giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hoa Kỳ chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện Hoa Kỳ tuyệt đối nhất trí về các vấn đề được Triều Tiên nêu ra đây, nhưng chúng ta biết rõ rằng Hoa Kỳ không sẵn lòng cũng như không thể làm như vậy,” ông nói.
Cố vấn Triều Tiên cũng cảnh báo Hàn Quốc nên tránh xa mối quan hệ giữa miền Bắc và Mỹ, nói rằng họ không nên tìm cách “đóng vai trung gian điều giải.”
Ngày thứ Sáu, một quan chức Hàn Quốc cho biết ông Trump đã yêu cầu phía Hàn Quốc chuyển lời chúc mừng sinh nhật tới Triều Tiên.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-chuc-mung-sinh-nhat-kim-trieu-tien-noi-quan-he-ca-nhan-khong-du/5241644.html

Bộ trưởng Mỹ: Người Iran đứng lên,

chính phủ đối mặt đe dọa

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 12/1 nói rằng chính quyền của ông Trump không nghĩ rằng Iran sẽ tiếp tục các cuộc tấn công quân sự để trả đũa vụ không kích triệt hạ vị tướng đầy quyền lực của Iran, theo AP.
Hãng tin Mỹ dẫn lời người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng chính phủ Iran đang phải đối mặt với mối đe dọa ngay ở trong nước sau vụ bắn hạ một máy bay dân sự của Ukraine.
“Ta có thể thấy người dân Iran đang đứng lên và khẳng định quyền của mình, khát vọng của mình về một chính phủ tốt đẹp hơn – một chế độ khác”, ông Esper nói.
Nhiều người Iran hai ngày qua đã xuống đường biểu tình sau khi quân đội nước này thừa nhận bắn hạ nhầm chiếc máy bay làm tất cả 176 người trên khoang thiệt mạng.
XEM THÊM:
Người Iran biểu tình, phản đối vụ bắn hạ nhầm máy bay Ukraine
Sáng 12/1, Tổng thống Trump đã bày tỏ hậu thuẫn với người dân Iran trên Twitter.
“Gửi lãnh đạo Iran – KHÔNG ĐƯỢC GIẾT HẠI NGƯỜI BIỂU TÌNH”, ông Trump viết.
“Hàng nghìn người đã bị các người sát hại hoặc tống giam, và thế giới đang theo dõi. Quan trọng hơn nữa, Hoa Kỳ đang theo dõi. Hãy khôi phục Internet và cho các phóng viên tự do đưa tin! Chấm dứt giết hại người dân Iran tuyệt vời!”
Theo AP, ông Esper cho rằng Iran đã hành động “đúng đắn khi thừa nhận” vụ bắn hạ máy bay Ukraine.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nói thêm rằng chính quyền Mỹ vẫn giữ đề xuất thương thảo một thỏa thuận hạt nhân mới mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-m%E1%BB%B9-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-iran-%C4%91%E1%BB%A9ng-l%C3%AAn-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-%C4%91e-d%E1%BB%8Da/5242340.html

Washington từ chối lời kêu gọi rút quân của Iraq

Tin từ BAGHDAD/WASHINGTON – Vào hôm thứ Sáu (10/1), Washington từ chối yêu cầu của Iraq về việc chuẩn bị rút quân, khi căng thẳng Hoa Kỳ – Iran gia tăng sau khi Hoa Kỳ giết tướng chỉ huy của quân đội Iran ở phi trường Baghdad. Washington cho biết họ đang xem xét thêm về việc Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng sự hiện diện ở Iraq.
Nhằm tìm cách gia tăng áp lực với đối thủ, Hoa Kỳ đồng thời áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran, đáp trả một cuộc tấn công vào quân đội Hoa Kỳ ở Iraq do Tehran phát động để trả thù cho cái chết của Tướng Qassem Soleimani. Iraq có thể gánh chịu tác động nặng nề nhất nếu nước láng giềng Iran và Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng bạo lực, và các nhà lãnh đạo của nước này đối mặt với tình thế khó khăn khi cả Washington và Tehran cũng là các đồng minh chính của chính phủ Iraq và đang tranh giành quyền ảnh hưởng ở đó. Tổng thống  Trump cho biết Iran có lẽ lên kế hoạch tấn công tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Baghdad và đang nhắm đến việc tấn công bốn tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông Soleimani bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ. Văn phòng thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi cho biết vào hôm thứ Năm (9/1), ông yêu cầu Hoa Kỳ chuẫn bị cho một cuộc rút quân trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dựa trên kết quả của một cuộc bỏ phiếu tại nghị viện Iraq hồi tuần trước.
Ông Abdul Mahdi yêu cầu ngoại trưởng Pompeo “gửi các nhân viên Mỹ đến Iraq để thành lập các kế hoạch cần thiết nhằm  thực hiện quyết định của nghị viện”, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng các lực lượng được dùng trong vụ ám sát tướng Iran đã xử dụng không phận của Iraq mà không có sự xin phép trước.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/washington-tu-choi-loi-keu-goi-rut-quan-cua-iraq/

Xe tuần tiễu trúng mìn,

hai quân nhân Mỹ thiệt mạng tại Afghanistan

KABUL, Afghanistan (NV) – Hai quân nhân Mỹ thiệt mạng và hai người khác bị thương hôm Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng, khi chiếc xe tuần tiễu của họ bị trúng mìn ở Afghanistan, theo tin từ giới chức quân đội Mỹ.
Vụ này xảy ra tại tỉnh Kandahar, nằm về phía Nam Afghanistan.
Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân đội Afghanistan nói với hãng thông tấn UPI rằng hiện chưa thể công bố danh tánh hai quân nhân tử trận vì còn chờ thông báo với gia đình.
Đây là hai tổn thất nhân mạng đầu tiên của quân đội Mỹ trên chiến trường Afghanistan trong năm 2020.
Tuy không ai lên tiếng nhận trách nhiệm về cuộc tấn công này, phía Taliban thường xuyên mở các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ cũng như của chính phủ Afghanistan, trong khi đang có đàm phán hòa bình.
Hôm 23 Tháng Mười Hai, Thượng Sĩ Michael J. Gobble, 33 tuổi, đã hy sinh do các thương tích nặng nề khi đơn vị của ông giao tranh với địch ngày hôm trước tại tỉnh Kunduz.
Phía Taliban nhận trách nhiệm về cái chết của Thượng Sĩ Goble. Phát ngôn viên Taliban, Zabihullah Mujahid, xác nhận rằng lực lượng phiến quân này tấn công đơn vị Mỹ. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/xe-tuan-tieu-trung-min-hai-quan-nhan-my-thiet-mang-tai-afghanistan/

Cáo buộc luận tội TT Trump

có thể lên tới Thượng viện vào tuần sau

Hạ viện Hoa Kỳ do Đảng Dân chủ lãnh đạo sẽ gửi các cáo buộc luận tội chính thức đối với Tổng thống Donald Trump tới Thượng viện sớm nhất là vào đầu tuần sau, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết vào ngày thứ Sáu, mở đường cho phiên xét xử được chờ đợi từ lâu.
Bà Pelosi, nghị sĩ Đảng Dân chủ hàng đầu trong Hạ viện, ba tuần qua đã lời qua tiếng lại với Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell về các quy tắc cho phiên xét xử ông Trump tại Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát.
Phe Dân chủ đòi phải bao gồm lời khai nhân chứng mới và bằng chứng về việc tổng thống Đảng Cộng hòa thúc ép Ukraine điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên hàng đầu đang tranh đề cử của Đảng Dân chủ để đương đầu với ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Ông McConnell đã gạt phăng ý tưởng đó trong tuần này, nói rằng ông đã tập hợp đủ biểu quyết của phe Cộng hòa để bắt đầu phiên xét xử mà không cần cam kết nghe thêm lời khai của nhân chứng, bao gồm cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là John Bolton.
Phe Dân chủ đang cố gắng thuyết phục một vài thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa ôn hòa cho phép nhân chứng ra khai chứng. Một thượng nghị sĩ ôn hòa, Susan Collins của bang Maine, nói với các phóng viên ở bang của bà rằng bà và “một nhóm khá nhỏ” các thượng nghị sĩ đồng đảng đang nỗ lực để bảo đảm nhân chứng có thể được gọi ra khai chứng.
Thượng viện dự kiến sẽ giải tội cho ông Trump trước khi chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2020 nóng lên, vì không có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào lên tiếng ủng hộ phế truất ông, vốn đòi hỏi một đa số hai phần ba.
Hạ viện luận tội Trump vào ngày 18 tháng 12 về tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Cuộc điều tra được khơi mào bởi một khiếu nại của người tố cáo tiêu cực về cuộc gọi điện đàm vào ngày 25 tháng 7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Ông Trump nói ông không làm gì sai trái và đã bác bỏ việc luận tội ông là một nỗ lực mang tính đảng phái nhằm lật ngược chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
https://www.voatiengviet.com/a/cao-buoc-luan-toi-tong-thong-trump-co-the-len-toi-thuong-vien-vao-tuan-sau/5241575.html

TT Trump: Sẽ chặn không cho ông Bolton

làm nhân chứng ở Thượng Viện

WASHINGTON, D.C. (NV) – Tổng Thống Donald Trump mới đây nói rằng sẽ sử dụng đặc quyền hành pháp để ngăn không cho cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton ra làm nhân chứng trong cuộc luận tội trước Thượng Viện.
Theo bản tin của hãng thông tấn UPI, Tổng Thống Donald Trump nói ông phải làm điều này để bảo vệ các thời tổng thống sau.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Fox News hôm Thứ Sáu, 10 Tháng Giêng, ông Trump nói: “Tôi nghĩ chúng ta phải làm điều đó cho ngành hành pháp.”
“Đặc biệt là trong trường hợp của một cố vấn an ninh quốc gia này. Người ta không thể đòi ông ta giải thích tất cả những gì liên quan tới an ninh quốc gia, liên hệ tới Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn… tất cả mọi thứ. Chúng ta không thể để việc đó xảy ra,” Tổng Thống Trump nói.
Hôm Thứ Hai tuần qua, ông Bolton nói sẵn sàng ra làm nhân chứng trong cuộc luận tội nếu Thượng Viện có giấy đòi.
Do từng là một cố vấn cao cấp của Tổng Thống Trump, ông Bolton biết rõ một số vấn đề trong vụ áp lực chính quyền Ukraine.
Hạ Viện Mỹ hồi tháng qua bỏ phiếu chấp thuận cáo trạng gồm hai tội danh liên quan đến việc có áp lực buộc Ukraine phải mở cuộc điều tra có tính cách chính trị nhắm vào cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, người thuộc đảng Dân Chủ và có thể là đối thủ của ông Trump trong kỳ bầu cử tới đây.
Ông John Bolton cho biết trong thời gian có tranh luận tại Hạ Viện rằng ông sẽ không ra làm nhân chứng trước Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, trừ khi ông có giấy đòi và có phán quyết của tòa là ông có quyền chống lại sự ngăn cản của Tổng Thống Donald Trump để ra trước Hạ Viện.
Hôm Thứ Hai tuần qua, ông Bolton nói rằng “Hạ Viện nay đã hoàn tất nhiệm vụ hiến định của mình và nay là bổn phận của Thượng Viện để hoàn tất công việc của mình”, do vậy ông Bolton cho hay sẵn sàng ra làm nhân chứng trước Thượng Viện nếu có giấy đòi.
Tổng Thống Trump nói với Fox News là ông muốn để cho mọi người, gồm cả quyền Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc Mick Mulvaney, Ngoại Trưởng Mike Pompeo và cựu Bộ Trưởng Năng Lượng Rick Perry ra làm nhân chứng trước Thượng Viện, nhưng nếu làm như vậy thì sẽ tạo nguy hiểm cho quyền hạn của Hành Pháp. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/tt-trump-se-chan-khong-cho-ong-bolton-lam-nhan-chung-o-thuong-vien/

Texas là tiểu bang đầu tiên từ chối nhận người tỵ nạn

theo lệnh hành pháp của Tổng thống Trump

Tin từ New York – Vào hôm thứ sáu (ngày 10 tháng 1), Thống Đốc Texas Greg Abbott của Texas đã trở thành thống đốc đầu tiên ở Hoa Kỳ từ chối nhận người tị nạn theo lệnh hành pháp đòi hỏi các địa phương có quyền lựa chọn giam gia chương trình tái định cư liên bang hay không. Quyết định này là một đòn giáng mạnh vào chương trình định cư người tỵ nạn vì Texas là nơi nhận người tị nạn lớn nhất trên toàn quốc.
Trong một lá thư gửi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Abbott cho biết Texas cùng các tổ chức phi lợi nhuận có trách nhiệm dành các nguồn lực sẵn có cho những người đang sống tại tiểu bang bao gồm người tị nạn, người di dân và người vô gia cư, vì vậy sẽ không thể nhận thêm người tỵ nạn mới chuyển đến tiểu bang theo chương trình trong năm tài chính mới.
Một viên chức Bộ Ngoại giao cho biết lệnh hành pháp được ký bởi Tổng thống Trump chỉ ảnh hưởng đến quyết định của chính phủ liên bang về việc cho phép người tị nạn định cư trong tiểu bang của họ hay không ngay sau khi những người này đến Hoa Kỳ. Lệnh không áp dụng cho người hôn phối của người tị nạn hoặc con cái chưa lập gia đình của người tỵ nạn  đang trong quá trình được chấp nhận đến Hoa Kỳ. Những người tỵ nạn được định cư ở một tiểu bang khác của Hoa Kỳ sau đó có thể dọn đến Texas, nhưng họ sẽ không có quyền truy cập vào các lợi ích tái định cư liên bang như nhà ở.
Cho đến nay, 41 thống đốc – 18 người trong số họ thuộc đảng Cộng hòa – và ít nhất bảy mươi viên chức địa phương đã đồng ý tái định cư. Trong khi đó, Florida và Georgia, những tiểu bang nhận người tị nạn lớn khác, cho đến nay vẫn chưa đưa ra lập trường của họ về lệnh hành pháp này. Khoảng 2,500 người
tị nạn đã được tái định cư đến Texas trong năm tài chính 2019, giảm 70% so với năm tài chính 2016. (BBT)
https://www.sbtn.tv/texas-la-tieu-bang-dau-tien-tu-choi-nhan-nguoi-ty-nan-theo-lenh-hanh-phap-cua-tong-thong-trump/

Cơ quan Hàng Không Liên Bang sẽ phạt Boeing

 5.4 triệu Mỹ kim vì các bộ phận máy bay 737 Max bị lỗi

Vào hôm thứ sáu (ngày 10 tháng 1), Cơ Quan Hàng không Liên bang (FAA) cho biết họ có kế hoạch phạt Boeing 5.4 triệu mỹ kim vì lắp đặt các bộ phận không đạt tiêu chuẩn trên phần cánh 178 chiếc máy bay 737 Max. Hình phạt nói trên được đưa ra sau thông báo của FAA vào tháng trước, rằng họ sẽ phạt Boeing hơn 3.9 triệu mỹ kim vì lắp đặt các bộ phận tương tự trên các phiên bản khác của dòng máy bay 737.
Theo Boeing, cho đến nay họ không nhận được báo cáo nào về việc các bộ phận nói trên gây ra vấn đề trong các chuyến bay. Công ty cho hay họ đang làm việc với các hãng hàng không để sửa chữa, và bảo đảm sẽ kiểm tra và thay thế các bộ phận cần thiết trước khi máy bay 737 Max trở lại hoạt động. Mức phạt của FAA liên quan đến các thiết bị gọi là slat được dùng để dẫn hướng chuyển động của các mặt điều khiển được đặt ở cánh trước máy bay thuộc dòng 737 trước đây và hiện tại.
Theo FAA, các slat bị lỗi được công ty Southwest United Industries cung cấp lớp mạ cadmium-titan vào giữa năm 2018.
Cũng vào hôm thứ sáu, FAA công bố kế hoạch phạt hãng hàng không Southwest Airlines 3.9 triệu mỹ kim vì đã không tính toán chính xác trọng lượng của máy bay trong hơn 21,500 chuyến bay vào năm 2018. Southwest Airlines và Boeing có 30 ngày để phản hồi về hình phạt dân sự do FAA đề nghị để thương lượng việc giảm nhẹ mức phạt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/co-quan-hang-khong-lien-bang-se-phat-boeing-5-4-trieu-my-kim-vi-cac-bo-phan-may-bay-737-max-bi-loi/

Những cơn bão lớn và lốc xoáy

gây thiệt hại từ Tennessee đến Texas

Thời tiết khắc nghiệt trên khắp miền Nam Hoa Kỳ đêm qua đã khiến ít nhất ba người thiệt mạng và buộc một xa lộ xuyên bang phải đóng cửa một phần. Đến sáng thứ bảy (ngày 11 tháng 1), hơn 250,000 người bị mất điện kể từ 8 giờ 30 sáng. Tại Louisiana, Trung úy Bill Davis nói với đài KSLA rằng hai người đã thiệt mạng trong một cơn bão gần Haughton vào tối thứ (ngày 10 tháng 1) khi ngôi nhà di động của họ bị phá hủy.
Trong khi đó tại khu vực Parish Caddo lân cận, một cụ già đã thiệt mạng khi một cây ngã đè vào nhà ông vào khoảng 01 giờ 15 thứ Bảy tại thành phố Oil, cách Shreveport khoảng 20 dặm về phía tây bắc. Xa lộ Xuyên bang I-20 đã đóng cửa ở cả hai hướng vì thiệt hại do cơn bão gần thành phố Minden thuộc Webster Parish. Ở phía tây bắc tiểu bang Louisiana, các báo cáo thiệt hại cho biết cây cối và đường dây điện bị đổ trên toàn khu vực, trong đó có một số cây ngã đè nhiều ngôi nhà, và phần mái của trường trung học Benton cũng bị hư hại. Một số tuyến đường đã bị chặn do mảnh vỡ từ các tòa nhà. Tính đến 6:30 sáng giờ địa phương, hơn 58,000 gia đình bị mất điện. Tại Texas, có đến 51,000 căn nhà và công ty phải đối mặt với tình trạng cúp điện do những cơn bão đã đánh sập nhiều cây cây và đường dây điện.
Ở Arkansas, tất cả các làn đường đi về hướng đông của Xa lộ Xuyên bang I-40 gần Quận Francis đều bị chặn khi gió mạnh lật 7 đến 10 chiếc xe trong khoảng thời gian từ 3:30 đến 4:00 sáng thứ Bảy. Cũng tại Arkansas, một cơn bão được Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia mô tả là “lớn và cực kỳ nguy hiểm” đã phá hủy ít nhất 3 căn nhà tại Quận Logan.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhung-con-bao-lon-va-loc-xoay-gay-thiet-hai-tu-tennessee-den-texas/

Các nhà lập pháp ở Virginia

cấm mang súng vào tòa nhà quốc hội tiểu bang

Tin từ Richmond, Va. – Hôm thứ Sáu (10/01/2020) các nhà lập pháp Virginia bỏ phiếu để cấm mang súng ỏ tòa nhà quốc hội tiểu bang. Các đảng viên Dân chủ chiếm đa số trong ủy ban lập pháp đặc biệt đã bỏ phiếu cấm súng tại tòa nhà quốc hội và tòa nhà văn phòng lập pháp, bất chấp sự phản đối của đảng Cộng hòa, nói rằng điều này là cần thiết để bảo vệ an toàn cho công cộng.
Chính quyền cũng bày tỏ mối lo lắng về cuộc vận động dự kiến diễn ra vào ngày 20 tháng 01 tới đây, sẽ thu hút rất đông những người ủng hộ súng và kiểm soát súng. Những người ủng hộ súng từ khắp Virginia và ngoài tiểu bang đã cùng nhau cam kết sẽ phản kháng các biện pháp kiểm soát súng. Chính sách mới sẽ yêu cầu tất cả mọi người ra vào tòa nhà quốc hội tiểu bang, ngoại trừ các nhà lập pháp, phải đi qua máy dò kim loại. Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ đã vội vã thông qua một chính sách không cần thiết và sau đó đổ thừa cho cảnh sát Quốc hội tiểu bang.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-o-virginia-cam-mang-sung-vao-toa-nha-quoc-hoi-tieu-bang/

Tesla là hãng xe hơi có giá thị trường lớn nhất xưa nay

NEW YORK CITY, New York (NV) – Hãng sản xuất xe điện Tesla vào ngày 7 Tháng Giêng, 2020 trở thành hãng xe hơi có giá trị thị trường lớn nhất từ trước đến nay vượt qua giá trị của công ty Ford Motor vào năm 1999.
Tạp chí Barron’s thuộc Dow Jones & Company (News Corp) cho biết vào ngày 7 Tháng Giêng cổ phiếu công ty Tesla tiếp tục tăng thêm $7, tức 1.5% trong lúc chỉ số S&P 500 giảm 0.3%.
Tạp chí này dẫn các số liệu có được từ Dow Jones Market Data cho hay giá trị thị trường của Tesla đạt đến con số $83 tỷ vượt qua con số $81 tỷ mà công ty Ford Motor đạt được vào năm 1999.
Giá trị thị trường của Tesla được cho là lớn hơn giá trị thị trường của General Motors vào những năm 1920. Khi đó, General Motors không chỉ là hãng xe hơi có giá trị thị trường lớn nhất mà còn là công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đây là các số liệu chưa được điều chỉnh theo mức lạm phát đồng thời chỉ số S&P 500 khi đó thấp hơn nhiều so với ngày nay.
Hiện nay, công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới là Apple, có giá trị hơn $1,000 tỷ. (C. Thành)
https://www.nguoi-viet.com/xe-hoi/xe-hoi-1001-chuyen-xe/tesla-la-hang-xe-hoi-co-gia-thi-truong-lon-nhat-xua-nay/

Chiến tranh

và vấn đề ném bom mục tiêu dân sự, văn hóa

Lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump nói sẽ sẵn sàng oanh kích 52 mục tiêu của Iran, gồm cả các địa điểm văn hóa có giá trị, gây phẫn nộ trong nhiều giới.
Không chỉ quan chức UNESCO mà lãnh đạo các nước đồng minh của Hoa Kỳ như Anh cũng lên tiếng nhắc ông Trump không được làm như vậy.
Thủ tướng Anh Boris Johnon nói việc tấn công các địa điểm văn hóa là “vi phạm công ước quốc tế”.
Iran ‘đã chuẩn bị sẵn hàng ngàn tên lửa bắn Mỹ’
Reaper MQ-9: Drone sát thủ của Mỹ
D-Day hay Stalingrad quyết định Thế Chiến 2?
Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba
Nhưng trong Thế chiến II, thủ tướng Winston Churchill đã đồng ý để Không quân Hoàng gia Anh ném bom xăng và oanh kích một số đô thị của Đức sau khi Adolf Hitler cho ném bom khu dân cư ở Anh.
Hoa Kỳ không chỉ dội bom xuống Tokyo, ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki mà còn có kế hoạch thả bom nguyên tử xuống Kyoto, cố đô nhiều di tích lịch sử của Nhật Bản.
Các vụ ném bom tàn khốc nhằm vào khu dân cư tuy thế không phải lúc nào cũng đạt kết quả ‘bẻ gẫy ý chí’ đối phương.
Điều tiếng để lại cho nhà lãnh đạo ra lệnh ném bom mục tiêu dân sự thì luôn là vấn đề tranh cãi, kể cả sau khi họ đã qua đời.
Trận không kích Blitz của phát-xít Đức tàn phá nhiều khu phố của London. Hình chụp Giáo đường Thánh Paul sau một trận bom tháng 5/1941
Đầu năm 1945, 800 phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh đã ném bom xăng và bom thường xuống Dresden, giết chết hàng vạn dân.
Nước Đức phát-xít không có bao nhiêu pháo cao xạ để chống lại không quân Đồng Minh.
Dresden bị bốc cháy “như địa ngục” với ngọn khói bay lên gần 4,5 km và quầng lửa nhìn thấy trên không cách xa 500 dặm.
Không ai băn khoăn về các đợt Anh, Mỹ ném bom phá kho chứa dầu của Đức ở Nuremberg, Bonn và Dortmund.
Nhưng việc dội bom xăng không phân biệt mục tiêu quân sự hay dân sự ở Dresden để lại điều tiếng cho các nhà lãnh đạo phe chống phát-xít, nhất là thủ tướng Winston Churchill.
Cần phải nói Adolf Hitler đã ra tay bằng bom trước, khi quân Đức dội bom xuống Warsaw, Rotterdam khi mở màn Thế chiến.
Không quân Đức còn bắn phá các thành phố của Liên Xô, Pháp và duy trì các trận oanh kích vào Anh từ 1939 đến 1943.
Chỉ đợt đánh bom Blitz (Tia chớp) nhằm vào London và đô thị Anh trong tám tháng (09/1940-05/1941) đã giết chết 43 nghìn dân.
Nhưng câu hỏi là lãnh đạo phe Đồng minh phương Tây, vốn luôn tự hào về tính ưu việt hơn của nền dân chủ so với chế độ toàn trị Nazi, có thể nào lại ứng xử “ăn miếng trả miếng” với kẻ thù?
Sử gia Richard Overy viết rằng từ 1917, khi là bộ trưởng quân khí, Churchill đã muốn dùng phi cơ ném bom để “bẻ gẫy ý chí kẻ thù”.
Sang Thế chiến II, Tư lệnh ‘Bomber Command’ của Anh, nam tước Arthur Harris, ủng hộ mạnh cho ném bom rải thảm, bom xăng vào các đô thị Đức.
Anh không tự nhiên ném bom Dresden, nằm xa ở phía Đông nước Đức.
Trước đó, để trả đũa Luftwaffe đánh bom London, Coventry, Plymouth, Southampton và Belfast, Churchill đã ra lệnh ném bom Cologne và Hamburg.
Trận oanh kích của Anh nhắm vào Cologne chỉ giết chết chưa đầy 500 người Đức.
Nhưng đợt ném bom rải thảm (carpet bombing) xuống Hamburg tháng 7/1943 đã giết chết 40 nghìn người.
Lý do là quân Anh dùng bom xăng, tạo ra biển lửa, và nhiệt độ lên tới 800 độ C.
Chừng 900 nghìn dân chạy khỏi thành phố lớn thứ ba của Đế chế Đức.
Phải đến năm 1949 người dân Dresden mới có thể xây lại Giáo đường Công giáo La Mã bị bom của quân Đồng minh tàn phá
Tuy thế, sau Hamburg, Churchill không cho ném bom các mục tiêu dân sự ở Đức nữa vì cho là đấy là sự “khủng bố người dân”.
Theo Richard Langworth trong bài một viết về Churchill và quyết định ném bom Dresen chỉ đến vào đầu năm 1945.
Ngay trước Hội nghị Yalta, Stalin gửi yêu cầu đồng minh Phương Tây ném bom thành phố này của Đức.
Tình báo Liên Xô phát hiện ra rằng Dresden không phải là khu vực quân sự nhưng là đầu mối giao thông nối Berlin với Prague, Vienna.
Hai sư đoàn quân Đức đã tập kết tại đây để chuẩn bị sang Mặt trận phía Đông chống đỡ quân Liên Xô.
Thế nhưng Winston Churchill không hề biết có yêu cầu từ Moscow vì đang trên đường tới Yalta hội đàm.
Phó thủ tướng Anh Clement Attlee nhận được yêu cầu của phía Liên Xô và chỉ đạo cho Bộ tư lệnh không quân Anh chuẩn bị nhiệm vụ.
“Khi Churchill đến Yalta ngày 4 tháng 2, ngay lập tức Stalin hỏi ông, “Sao các ngài chưa ném bom Dresden?”
Từ ngày 13/02/1945, Không quân Hoàng gia Anh bắt đầu ném bom thành phố ở miền Đông nước Đức, coi toàn bộ đô thị này là mục tiêu.
Hoa Kỳ cử thêm các phi cơ B-17 có tầm bay xa giúp Anh dội bom xuống Dresden, thiêu hủy nhiều công trình văn hóa, các khu dân cư.
Về quân sự, chỉ có 19 phi cơ Đức, 98 đầu máy xe lửa và gần 200 toa xe của Đức bị phá hủy.
Nhưng các công trình dân sự, nhà thờ, trường học thì bị đốt trụi.
Thường dân, người tỵ nạn các vùng khác của Đức chạy về, và không ít lao công Đông Âu, tù binh Đồng minh đã chết cháy tại Dresden.
Con số khiêm tốn nói 25 nghìn người thiệt mạng, còn một ước tính khác nói có tới 100 nghìn người bị giết ở Dresden.
Ngày nay, giới sử gia tin rằng dù Dresden bị tàn phá, Đức chỉ chịu thua sau khi Hitler tự sát và liên quân tiến vào Berlin.
Nhiều bom nguyên tử sẵn sàng ném xuống Nhật Bản
Ngày 6/08/1945, Hoa Kỳ ném trái bom nguyên tử đầu tiên, Enola Gay, xuống Hiroshima, giết chết tức thời 60-80 nghìn người.
Con số chết vì bỏng, bị thương, bị nhiễm phóng xạ về sau còn cao hơn.
Chờ không thấy Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, sang ngày 09/08, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ nhì xuống Nagasaki.
Nhưng nhiều người có thể còn chưa biết Nagasaki chỉ được đưa vào danh sách một loạt thành phố của Nhật Bản bị ném bom nguyên tử, thay cho cố đô Kyoto vào ngày 24/07.
Trong một bài viết trên BBC News (09/08/2015), nữ nhà báo Mariko Oi đã tìm lại tư liệu của Hoa Kỳ xác nhận rằng Không quân Mỹ đã lên lịch ném bom nguyên tử xuống nhiều thành phố Nhật Bản.
Kyoto trong hình chụp trước Thế chiến II. Cố đô của Nhật Bản có trên 2000 ngôi chùa và nhiều di tích lịch sử quan trọng, đã thoát khỏi số phận bị trúng bom nguyên tử Mỹ
Tài liệu của Target Committee đầu tiên chọn Kyoto vì “có nhiều trường đại học” và dân trí tại đó đủ cao để hiểu sự khủng khiếp của vũ khí nguyên tử, rằng đó không phải chỉ là bom bình thường.
Kyoto cũng là nơi có hàng nghìn công trình văn hóa, kiến trúc cổ đại của Nhật Bản.
Cuối cùng thì Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson đã khuyên Tổng thống Truman bỏ Kyoto khỏi danh sách mục tiêu vào tháng 6/1945.
Nhưng ngoài các thành phố kể trên, Hoa Kỳ đã sẵn sàng ném bom nguyên tử xuống Kokura, Yokohama và Niigata.
Tokyo đã bị bom trải thảm tàn phá gần hết trong tháng 3 nhưng Cung điện Hoàng gia tại đây cũng được vào danh sách ném bom.
Tuy nhiên, Mỹ lo ngại phản ứng của dân Nhật trước tin Nhật hoàng bị giết chết là “không thể lường trước được” nên bỏ Hoàng cung ra.
Các sử liệu nay nói ba lãnh đạo Đồng minh: Truman, Churchill và Stalin đồng ý ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản mà không hề đắn đo.
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản và dư luận nước này tin vào huyền thoại rằng sử gia Mỹ, Langdon Warner mới là người khuyên can lãnh đạo Mỹ không ném bom nguyên tử xuống Kyoto.
Nhưng như phóng viên người Nhật Mariko Oi của BBC News tìm hiểu, Tổng thống Harry Truman thực sự căm ghét người Nhật, và chuyện ném bom xuống đâu với ông không quá quan trọng.
Vì vụ Trân Châu Cảng, Truman từng gọi người Nhật “là thú vật” (beast) và cả dân tộc này “là một thứ chưa văn minh, tàn ác đến mức ghê sợ”.
Sau trái bom nguyên tử thứ hai ném xuống Nagasaki, ngay trong ngày, Nhật hoàng Hirohito lên đài phát thanh tuyên bố ông không có “thần tính” và Đế quốc Nhật đầu hàng Đồng minh.
Vẫn theo tìm hiểu của Mariko Oi, trái bom nguyên tử thứ ba đã được chuẩn bị để ném thẳng xuống Hoàng cung ở Tokyo ngày 19/08 năm 1945 nếu Nhật không đầu hàng.
B-52 oanh kích Hà Nội
Ngày 8/1/1973, vòng đàm phán cuối cùng mở lại ở Paris sau khi Hà Nội đồng ý nối lại hòa đàm.
Hội nghị Paris có bốn bên, Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa, tham gia.
Văn kiện cuối cùng được ký vào cuối tháng 1/1973, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam…trên lý thuyết.
Trong cuốn ‘Bombing to Win: Air Power and Coercion in War’ (1996), Robert Pape viết chiến dịch Linebacker II năm 1972 buộc Hà Nội trở lại đàm phán.
Thế nhưng các đợt ném bom miền Bắc Việt Nam của pháo đài bay B-52 đã “không tạo ra khác biệt đáng kể nào” đối với nội dung hiệp định Paris, theo ông Page.
Đầu tháng 12/1972, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger và đại diện Bắc Việt, Lê Đức Thọ, họp nhiều ở Pháp mà không đạt tiến bộ.
Ngày 13/12, ông Lê Đức Thọ quay về Hà Nội nhiều ngày để “tham vấn”.
Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Richard Nixon ra lệnh tiến hành chiến dịch Linebacker II, bắt đầu từ 18/12, ném bom trở lại miền Bắc.
Chiến dịch Linebacker I mới chỉ ngừng vào ngày 23/10, gây ra nhiều tàn phá các mục tiêu cả quân sự và dân sự.
Linebacker II kéo dài đến ngày 29/12, và theo số liệu của Geoffrey Ward, Mỹ đã đổ 36.000 tấn bom xuống Bắc VN, nhiều hơn số bom sử dụng từ 1969 đến 1971.
Nguồn của VNDCCH nói Mỹ đã dùng 663 chuyến bay B-52 và 3.920 lần máy bay chiến thuật dội bom Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc.
Cuốn Hanoi’s War của TS Nguyễn Thị Liên Hằng ở Hoa Kỳ dẫn số liệu cho biết 27 máy bay Mỹ bị bắn rơi, gồm 15 máy bay B-52 (Hà Nội tuyên bố bắn rơi 81 chiếc, gồm 34 chiếc B-52).
Con số người Việt Nam bị giết trong đợt Ném bom mùa Giáng Sinh 1972 là khoảng trên 1000, theo Rebecca Kesby trên trang BBC News.
Dù làm chết thường dân, chủ đích của Hoa Kỳ là gây sức ép ngoại giao chứ không phải là nhắm vào các khu dân cư.
Sau khi bom rơi xuống phố Khâm Thiên, Hoa Kỳ hủy các chuyến bay B-52, đổi sang phi cơ F-4, có độ chính xác hơn.
Vậy đợt ném bom Hà Nội có giúp Washington đạt mục tiêu?
Robert Pape cho rằng hai chiến dịch đánh bom Linebacker tác động đến tính toán của Hà Nội không chỉ vào năm 1972.
Một nguyên nhân khiến Hà Nội chưa “tổng tiến công” sau khi Mỹ rút năm 1973 là vì e ngại sức mạnh không quân của Mỹ.
Chỉ cho đến cuối năm 1974, sau khi TT Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, và sau trận Phước Long (12/1974) xác nhận Mỹ không tái can thiệp, Hà Nội mới tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
Ngược lại, tác giả khác, Marshall Michel thì cho rằng khi Bắc Việt cũng có lý khi nói họ đã thắng.
Đó là vì Hà Nội “nhấn mạnh rằng cuộc ném bom của Hoa Kỳ có mục tiêu buộc họ đầu hàng, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng Hòa đàm Paris cuối cùng thì đã đồng ý cho Bắc Việt để quân đội ở lại phía Nam, và vì thế họ có thể nói là chiến dịch Linebacker II đã thất bại”, theo tác giả cuốn ‘The Eleven Days of Christmas: America’s Last Vietnam Battle’.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51022534

Hàng không thế giới phản ứng

sau vụ máy bay Ukraine rơi ở Iran

Các cơ quan quản lý hàng không Mỹ và châu Âu khuyến cáo các hãng hàng không lớn của Mỹ và châu Âu tránh toàn bộ không phận Iran sau khi xảy ra vụ máy bay Ukraine rơi ở Iran.
Hôm 11/1, Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) thông báo các hãng hàng không châu Âu cần tránh toàn bộ không phận Iran “cho tới khi có thông báo tiếp theo”.
Từ thứ Ba 7/1, Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ra lệnh hạn chế các chuyến bay dân dụng của Mỹ “hoạt động trong không phận của Iraq, Iran, và trên các vùng biển ở Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman”.
Iran thừa nhận “vô tình” bắn rơi máy bay Ukraine
Vụ rơi máy bay Ukraine: Giới cầm quyền Iran đối mặt ‘khủng hoảng tín nhiệm’
Máy bay Ukraine Boeing 737 chở 176 người rơi ở Iran
Iran thừa nhận đã “vô tình” bắn rơi máy bay chở khách của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine số hiệu PS752, khiến toàn bộ 176 người trên khoang tử nạn.
Giới chức Iran, lúc đầu phủ nhận việc một trong những tên lửa của họ đã bắn vào chiếc máy bay chở khách nói trên, sau đã nhận họ làm vậy do “lỗi của con người” khi máy bay này bay đến gần một địa điểm nhạy cảm thuộc Vệ binh Cách mạng Iran.
Hành lang bay qua Trung Đông là lựa chọn tối ưu, thậm chí là bắt buộc, của rất nhiều chuyến bay từ châu Âu tới châu Á, nhất là các chuyến bay nối London, Amsterdam và Frankfurt với một số địa điểm châu Á như Bangkok và Singapore.
Với việc thay đổi này, các hãng sẽ phải đi đường vòng xa hơn, tốn thời gian và tiền bạc nhiều hơn.
Các hãng nào thay đổi đường bay?
Từ hôm thứ Tư 8/1, nhiều hãng hàng không lớn, trong đó có Vietnam Airlines, cũng đã thay đổi đường bay để tránh đi qua không phận Iraq và Iran.
Lufthansa của Đức nói sẽ tránh bay qua Iran và Iraq, nhưng sẽ mở lại các chuyến bay thẳng tới Tehran vào thứ Năm 16/1.
Hãng Emirates của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất hủy các chuyến bay giữa Dubai và Baghdad, nơi tướng Soleimani của Iran bị Mỹ giết chết.
Cathay Pacific Airways nói các chuyến bay của họ từ hơn một năm nay đã không bay qua không phận Iran và Iraq.
Hãng LOT Polish Airlines của Ba Lan bắt đầu đổi đường bay từ ngày 4/1.
“Tất cả các chuyến bay từ Ba Lan đi Delhi, Colombo và Singapore, cũng như các chuyến bay thuê do LOT vận hành tới Bangkok, TP Hồ Chí Minh, Goa, và Phuket đều sử dụng các tuyến bay khác,” hãng này thông báo.
Tuy nhiên, có một số hãng nói họ vẫn duy trì hoạt động bình thường, trong đó có hãng Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trump: Tên lửa Iran ‘không làm người Mỹ nào bị thương’
Mỹ phủ nhận việc rút quân khỏi Iraq sau lá thư ‘gửi nhầm’
Iran bác bỏ lời Canada nói tên lửa ‘bắn rơi Boeing’
Dưới đây là danh sách các hãng hàng không đổi hướng chuyến bay cho tới ngày 11/1:
Hãng KLM Air France của Pháp tạm ngưng các chuyến bay qua không phận Iraq và Iran.
Hãng Air Shuttle của Na Uy nói đang tính hướng bay khác cho các chuyến đi Dubai khởi hành từ Scandinavia vào cuối ngày thứ Tư.
Hãng hàng không Việt Nam chuyển hướng bay của các chuyến giữa Việt Nam và châu Âu để tránh bay khu vực Trung Đông.
Hãng hàng không lớn nhất Đài Loan, China Airlines, sẽ không bay qua cả Iraq lẫn Iran.
Malaysia Airlines không bay qua không phận Iraq và nói sẽ tránh cả không phận Iran.
Singapore Airlines nói các chuyến bay của hãng sẽ tránh không phận Iran và nói thêm đường bay mới sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thời gian của các chuyến bay.
Qantas Airways của Úc điều chỉnh đường bay để tránh không phận của cả hai nước, khiến hành trình từ Perth tới London tăng thêm 50 phút. Chuyến bay sẽ phải giảm bớt hành khách để dành trọng lượng cho việc tăng nhiên liệu.
Cơ quan quản lý hàng không Nga yêu cầu các hãng hàng không nước này tránh bay qua không phận Iraq, Iran, vùng Vịnh và Vịnh Oman.
Cơ quan quản lý giao thông Canada nói hãng Air Canada đang điều chỉnh đường bay của mình.
Iran bắn nhầm máy bay ‘vì hệ thống liên lạc hỏng’?
Ông Amir Ali Hajizadeh, Chỉ huy Lực lượng Không quân Vệ binh Hồi giáo Iran (IRGC), nói hôm thứ Bảy 11/1 ông ước gì mình chết cho rồi sau khi nghe tin lực lượng của ông đã bắn nhầm chuyến bay dân dụng của Ukraine, tờ Tehran Times đưa tin.
Tướng Hajizadeh nói ông chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ bắn nhầm máy bay.
Ông nói hệ thống phòng không của Iran lúc đó đang ở “mức sẵn sàng cao nhất” và được báo có thể sắp có một cuộc tấn công tên lửa.
Ông nói thêm rằng người điều hành hệ thống phòng không đã nhiều lần kêu gọi ngưng các chuyến bay trong khu vực đêm đó.
Người này nhận thấy hệ thống phòng không phát hiện cái mà hệ thống cho là một tên lửa cách đó 19km đang bay tới.
Theo quy định của quân đội, nhân viên này đã triển khai xin mệnh lệnh để xử lý với mối đe dọa đó, nhưng không liên lạc được với cấp trên vì hệ thống liên lạc hỏng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-51035590

Dân biểu Nghị viện Châu Âu

lên tiếng về vụ Đồng Tâm

Ỷ Lan
Trong giai đoạn Nghị viện Châu Âu họp bàn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) ký kết từ năm ngoái, thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng xuống dốc. Sau vụ bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng vì lên tiếng kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định cho đến khi nhân quyền được tôn trọng, hay các vụ xử các nhà hoạt động nhân quyền gần đây, mới nhất, sáng ngày 9 tháng giêng vừa qua, công an thành phố Hà nội bao vây và tấn công thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Lực lượng công an đã bắn vào dân gây thương tích một số người và giết chết ít nhất một người dân. Đây là vụ tranh giành đất giữa chính quyền và nhân dân kéo dài từ năm 2017.
Để tìm hiểu về ảnh hưởng của vụ việc ở Đồng Tâm và những vụ tương tự trong việc Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA, chúng tôi tìm gặp và phỏng vấn hai vị Dân biểu: Bà Saskia
Bricmont, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Xanh, và ông Iuliu Winkler, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Nhân dân Châu Âu. Xin mời quý thính giả theo dõi sau đây.
Ỷ Lan : Thưa Dân biểu Saskia Bricmont, tin từ Việt Nam cho biết công an thành phố Hà Nội tấn công xã Đồng Tâm sáng ngày 9 tháng giêng vừa qua, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Vào lúc Quốc hội Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn hiệp định EVFTA, qua đó, chứa đựng những điều khoản nhân quyền. Bà nghĩ sao về cuộc bạo hành này ?
Dân biểu Saskia Bricmont : Hiển nhiên đây là điều quan ngại, vì nó góp thêm vào các vụ khác mà chúng tôi được báo động thông qua các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sự kiện tranh cãi đất đai, hiển nhiên cần mở ngay cuộc điều tra – độc lập và minh bạch – trên hiện trường để xem sự thực xẩy ra như thế nào. Điều cần thiết là nhà cầm quyền cần ôn tồn đối thoại thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết trong hoàn cảnh như thế. Sự vụ này cho thấy chính sách thực hiện đang áp đặt lên đầu người dân, không thích ứng cho việc giảm thiểu căng thẳng, giữa chế độ và dân chúng.
Ỷ Lan : Nhất là sự kiện Đồng Tâm xẩy ra vào lúc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, đặc biệt quan điểm của bà rất cương quyết trong việc bảo đảm các điều khoản nhân quyền ghi trong Hiệp định. Bà có nghĩ rằng những gì xẩy ra ở Đồng Tâm sẽ tác động lên việc phê chuẩn không ?
Dân biểu Saskia Bricmont : Đối với chúng tôi ở Đảng Xanh, vụ Đồng Tâm chắc chắn là yếu tố bổ sung cho những chi đã xẩy ra gây vấn nạn cho tình trạng nhân quyền Việt Nam.
Trong hoàn cảnh như thế, đối với chúng tôi, Liên Âu không nên thắt chặt quan hệ với Việt Nam.
Để kết thúc Hiệp định EVFTA với Việt Nam, theo chúng tôi, chính quyền Việt Nam cần minh chứng ý chí cộng tác trên một loạt tham số, như tình trạng nhân quyền chẳng hạn ; bởi vì chúng tôi nhận quá nhiều những thông tin bắt bớ có tính tuỳ tiện, trái ngược với sự tự do biểu đạt và hội họp.
Ỷ Lan : Được biết Nghị viện Châu Âu vừa đề xuất Việt Nam một lộ trình (Roadmap) thực hiện các điều kiện nhân quyền trước khi Nghị viện có thể phê chuẩn Hiệp định. Xin bà cho biết Việt Nam hồi âm ra sao ?
Dân biểu Saskia Bricmont : Hồi âm của chính quyền Việt Nam mà chúng tôi nhận được chẳng thoả mãn chúng tôi tí nào.
Đối với chúng tôi, thư hồi âm của Thủ tướng Việt Nam về lộ trình Nghị viện Châu Âu đề nghị [giải quyết vấn đề nhân quyền] quá thiếu sót, vì chẳng đề cập đến viễn ảnh sửa đổi bộ Luật Hình sự, là điểm chính yếu để Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn.
Chúng tôi vừa có cuộc họp với toàn thể các nhóm chính trị trong Quốc hội Châu Âu. Phần chúng tôi, chúng tôi nhận thấy cần trì hoãn cuộc phê chuẩn hiệp ước và liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự – đặc biệt là giới Công đoàn – để cùng nhau tham cứu làm thế nào khi chúng tôi khởi động đầu tư và mậu dịch với Việt Nam, các xí nghiệp Châu Âu không đồng loã với những vi phạm nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Dân biểu Saskia Bricmont. Dân biểu Iuliu Winkler phản ứng về vụ Đồng Tâm như sau :
Dân biểu Iuliu Winkler : Đúng là chúng tôi vẫn theo dõi các diễn biến tại Việt Nam, đặc biệt vào giai đoạn sắp có cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội Châu Âu (INTA) vào ngày 21 tháng giêng này. Chúng tôi rất lo ngại trước tin tức bất hạnh này. Cùng lúc, chúng tôi có những liên hệ thể chế cấp cao với chính quyền và Quốc hội Việt Nam liên quan đến hiệp ước EVFTA và IPA. Như ta đã biết, có hai hiệp ước được ký năm ngoái, nay chờ Nghị viện Châu Âu phê chuẩn.
Việc phê chuẩn được kèm theo một số điều kiện, nên khối dân biểu chúng tôi theo dõi chặt chẽ sự cam kết của Việt Nam. Chúng tôi đã vạch ra một lộ trình với thời biểu thực hiện. Ví dụ như cam kết phê chuẩn 2 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam chưa thực hiện. Về Bộ luật Lao động, chúng tôi bằng lòng với một số sửa đổi, nhưng chúng tôi muốn thấy các sửa đổi này thực hiện như thế nào. Chúng tôi cũng quan tâm về quyền người lao động. Tại Quốc hội Châu Âu, chúng tôi muốn chứng kiến quyền người lao động được thực hiện tại Việt Nam, cũng như sự thực hiện những tôn trọng nhân quyền nói chung tại Việt Nam.
Ỷ Lan : Được biết trong thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 6 tháng giêng 2020 gửi Chủ tịch và các Dân  biểu trong Uỷ ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) có một số điều quan trọng không được đề cập hay chấp nhận. Đó là việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự, điểm chính yếu để Hiệp định được phê chuẩn, như bà Dân biểu Saskia Bricmont trả lời phỏng vấn trên đây. Bởi vì Nghị viện Châu Âu đòi hỏi pháp lý phải bảo đảm cho Công đoàn được hoạt động độc lập, nhưng Hà Nội thối
thoát chữ Công đoàn độc lập để thay bằng danh xưng « Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở » trong Bộ Luật Lao động sửa đổi. Nghị viện Châu âu cũng đòi hỏi nhằm triển khai các cam kết nhân quyền của Việt Nam ghi trong Hiệp định EVFTA, cần có sự liên hệ cộng tác giữa Nghị viện Châu Âu với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự độc lập – đặc biệt là giới Công đoàn. Nhưng ông Phúc thối thoát khi hồi âm, biến « xã hội dân sự độc lập, đặc biệt là giới Công đoàn » thành « Nhóm tư vấn trong nước ». Nhóm tư vấn này ông Phúc cho biết « Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương hoàn tất ».
Những chi độc lập và tư nhân đều bị ra rìa. Mọi sự nằm trong vòng tay kiểm soát của Đảng và Chính quyền, là nội dung thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eu-parliament-representative-talk-about-dong-tam-clash-01112020224932.html

Anh Quốc yêu cầu dẫn độ

vợ của nhà ngoại giao Hoa Kỳ sau vụ tai nạn chết người

Hoa Kỳ từ chối yêu cầu chính thức từ Anh Quốc về việc dẫn độ vợ của một nhà ngoại giao người Mỹ, người rời khỏi Anh Quốc vào năm ngoái sau một vụ tai nạn giao thông khiến một thanh niên thiệt mạng. Các công tố viên Anh Quốc đang tìm cách dẫn độ bà Anne Sacoolas trong vụ tai nạn hồi tháng 8 năm ngoái, trong đó anh Harry Dunn, 19 tuổi, thiệt mạng khi đi xe máy. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Washington sẽ không chấp nhận yêu cầu này.
Gia đình anh Dunn cho biết bà Sacoolas lái xe không đúng phần đường vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn gần căn cứ không quân ở miền trung nước Anh được quân đội Hoa Kỳ sử dụng. Bà Sacoolas, 42 tuổi, được cấp quyền miễn trừ ngoại giao và rời Anh Quốc ngay sau vụ tai nạn. Luật sư của bà tuyên bố bà sẽ không tự nguyện quay trở lại Anh để đối mặt với án tù vì “một tai nạn khủng khiếp nhưng vô ý”. Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson tuyên bố rằng Sacoolas sai khi sử dụng quyền miễn trừ ngoại giao để rời khỏi Anh Quốc và kêu gọi Tổng thống Trump xem xét lại quan điểm của Hoa Kỳ. Cha mẹ của anh Dunn từng gặp gỡ tổng thống Trump tại Tòa Bạch Ốc vào tháng Mười.
Tổng thống Donald Trump hy vọng sẽ thuyết phục được họ gặp mặt bà Sacoolas, người đang ở trong tòa nhà vào cùng thời điểm đó, nhưng họ từ chối.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/anh-quoc-yeu-cau-dan-do-vo-cua-nha-ngoai-giao-hoa-ky-sau-vu-tai-nan-chet-nguoi/

Cải cách hưu trí: Chính phủ Pháp

nhượng bộ điều khoản tuổi hưu gây tranh cãi

Trọng Thành
Hôm qua, 11/01/2020, thủ tướng Pháp gửi thông báo đến các nghiệp đoàn và giới chủ, khẳng định chính phủ ”sẵn sàng” tạm thời rút lại điều khoản tuổi về hưu ”cơ bản”, được ấn định ở mức 64 tuổi, để tạo điều kiện cho các đàm phán, nhằm thông qua luật về một hệ thống hưu bổng phổ quát.
Thủ tướng Edouard Philippe cho biết là ”để thể hiện sự tin tưởng đối với các đối tác xã hội, và không vội đưa ra đánh giá về kết quả các công việc sẽ được tiến hành liên quan đến các biện pháp cần phải thực hiện để đạt được tình trạng cân bằng về tài chính vào năm 2027”, ông sẵn sàng tạm rút khỏi dự luật biện pháp do ông đề xuất, về ”tuổi về hưu cơ bản” (64 tuổi), tức tuổi về hưu cho phép người lao động được hưởng 100% lương cơ bản, dự kiến được thực thi dần dần kể từ năm 2022, để đạt đến mức tuổi về hưu cơ bản là 64 vào năm 2027.
Cũng theo thủ tướng Philippe, chính phủ và các đối tác xã hội phải đạt được một thỏa thuận về các phương án cụ thể nhằm cân bằng tài chính đối với các quỹ hưu trí, trước cuối tháng 4/2020.
Các nghiệp đoàn ủng hộ cải cách hệ thống hưu trí hoan nghênh đề xuất nói trên của người đứng đầu chính phủ. Lãnh đạo nghiệp đoàn CFDT Laurent Berger khẳng định sẽ chuyển từ thái độ phản kháng
sang thái độ đối thoại, CFDT sẽ đàm phán với chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp cho những vấn đề còn tồn đọng trong dự án xây dựng hệ thống hưu bổng phổ quát.
Tổng thống Emmanuel Macron hoan nghênh ”một thỏa hiệp mang tính xây dựng và trách nhiệm”.
Trong lúc đó, các nghiệp đoàn chống cải cách tuyên bố tiếp tục bãi công. Liên minh các nghiệp đoàn CGT, FO, CFE-CGC, FSU, Solidaires và nhiều tổ chức của giới trẻ, kêu gọi tiếp tục phong trào cho đến khi nào chính phủ rút dự luật.
Hôm nay là ngày thứ 39 bãi công chống dự luật cải cách hưu trí tiếp diễn. Cuộc biểu tình dự kiến ngày thứ Năm 16/01 tới sẽ là một trắc nghiệm đối với phong trào, trong bối cảnh số lượng người tham gia biểu tình chống dự luật cải cách hưu trí sụt giảm mạnh. Hôm qua, 11/01, trên cả nước, tổng số người biểu tình là 149.000 (theo cảnh sát) và 500.000 (theo CGT), chỉ bằng một phần ba so với ngày Thứ Năm 09/01.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200112-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-tr%C3%AD-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-ph%C3%A1p-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BB%99-v%E1%BB%81-%C4%91i%E1%BB%81u-kho%E1%BA%A3n-tu%E1%BB%95i-v%E1%BB%81-h%C6%B0u-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i

Nội chiến Libya:

Phe thống chế Haftar chấp nhận ngừng bắn

Cuộc nội chiến tại Libya – mà cộng đồng quốc tế lo ngại sẽ biến quốc gia Bắc Phi này thành một ”Syria thứ hai” – vừa có một bước ngoặt quan trọng. Lực lượng vũ trang của thống chế Haftar thông báo ngừng bắn đúng vào 0 giờ ngày hôm nay, Chủ Nhật 12/01/2020, giờ địa phương, đúng theo lời kêu gọi của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về vấn đề này, lực lượng của thống chế Khalifa Haftar ra một thông báo ngắn, trong đó có đoạn ”đối phương sẽ bị trả đũa nặng nề nếu vi phạm thỏa thuận hưu chiến”. Đối phương tức lực lượng vũ trang của Chính phủ Đoàn kết Quốc gia (GNA), được Liên Hiệp Quốc công nhận, có trụ sở tại Tripoli.
Theo AFP, vài giờ sau thông báo của phe thống chế Haftar, chính phủ Libya hôm nay cũng thông báo chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn. Người đứng đầu chính phủ Libya, ông Fayez al-Sarraj, cũng nhấn mạnh đến ‘‘quyền tự vệ hợp pháp”, nếu bị đối phương tấn công.
Nội chiến tại Libya bùng lên dữ dội kể từ đầu năm ngoái, khi quân đội của thống chế Haftar (ở miền Đông) mở chiến dịch tiến đánh thủ đô Tripoli (miền Tây). Quân đội của tướng Haftar cũng như lực lượng vũ trang của chính quyền Tripoli, mỗi bên đều được sự hậu thuẫn của nhiều cường quốc khu vực và quốc tế. Thỏa thuận hưu chiến được Nga – quốc gia đứng sau quân đội Haftar và Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia hậu thuẫn chính quyền Tripoli – đứng ra dàn xếp.
Trong cuộc hội kiến hôm thứ Tư 08/01, tại Ankara, tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Regip Erdogan đã kêu gọi hai bên đình chiến, để đàm phán tìm giải thoát hòa bình. Thống chế Haftar thoạt tiên không chấp nhận giải pháp này.
Đại diện phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Syria hoan nghênh tuyên bố của thống chế Haftar, và kêu gọi các bên ”triệt để tôn trọng thỏa thuận hưu chiến” và ”tìm cách giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại giữa các bên Libya”.
Đầu tuần vừa qua, cộng đồng quốc tế đặc biệt lo ngại về tình hình Libya. Việc quân đội của thống chế Haftar chiếm được thành phố chiến lược Syrte, từ tay quân chính phủ Tripoli, làm gia tăng nguy cơ người dân miền Tây Libya phải di tản ồ ạt. Hồi tuần trước, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ thông báo bắt đầu đưa quân sang Libya, để hỗ trợ chính phủ Tripoli.
Libya là tâm điểm của nhiều vận động ngoại giao quốc tế tuần này. Chiều hôm qua, thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Nga có cuộc hội kiến tại Matxcơva với Libya là một trong các hồ trọng tâm. Lãnh đạo Đức hoan nghênh nỗ lực của Matxcơva và Ankara, và cam kết sẽ sớm gửi lời mời đến các bên tham gia hội nghị về Libya, tại Berlin, ”dưới sự chủ tọa của Liên Hiệp Quốc”.
Giới chức cao cấp trong chính quyền Mỹ cũng gặp tướng Haftar và bộ trưởng Nội Vụ Libya tại Roma trong tuần qua. Tối hôm qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và đồng nhiệm Nga có cuộc điện đàm, hai bên tái khẳng định cam kết ‘‘cung cấp các trợ giúp về mọi mặt, cho phép thúc đẩy” tiến trình giải quyết xung đột tại Libya một cách hòa bình.
Cho đến nay, Nga bị nghi ngờ đưa hàng trăm binh sĩ đánh thuê tham gia vào lực lượng của tướng Haftar. Matxcơva phản đối cáo buộc này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200112-n%E1%BB%99i-chi%E1%BA%BFn-libya-phe-th%E1%BB%91ng-ch%E1%BA%BF-haftar-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn

Bí ẩn người kế nhiệm tướng Iran vừa bị Mỹ ám sát

Iran thề sẽ trả đũa Mỹ sau vụ không kích khiến tướng Qassem Soleimani thiệt mạng hôm 3/1 vừa qua, và chỉ huy mới của lực lượng Quds Esmail Qaani sẽ dẫn đầu làn sóng trả đũa đó.
Quds là tổ chức vũ trang hoạt động bên ngoài lãnh thổ Iran nằm dưới sự điều hành của Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran (IRGC), được thành lập hơn 40 năm về trước sau cuộc cách mạng năm 1979, nhằm mục đích bảo vệ hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Sau vụ ám sát tướng Soleimani, cấp phó của ông, tướng Esmail Qaani đã trở thành chỉ huy mới của lực lượng tinh nhuệ Quds.
Tướng Esmail Qaani năm nay 63 tuổi, sinh ra ở thành phố Mashad nằm phía đông bắc Iran. Đây là thành phố đông dân thứ hai, đồng thời cũng là nơi hành hương rất quan trọng với người dân Iran.
Ông Qaani đã gia nhập IRGC từ năm 1980. Giống như người tiền nhiệm Soleimani, ông này từng tham gia cuộc chiến Iran-Iraq kéo dài từ năm 1980-1988 chống lại quân đội của Tổng thống Iraq lúc bấy giờ là ông Saddam Hussein. Và trong cuộc chiến đó, ông đã gặp gỡ ông Soleimani, và tình bạn giữa họ đã được ‘rèn giũa’ thông qua sự gian khổ của chiến tranh.
“Chúng tôi là những đứa con của chiến tranh. Những gì kết nối và liên quan tới chúng tôi không dựa trên địa lý hay quê hương của chúng tôi. Những ai trở thành bạn bè trong thời kỳ chiến tranh khó khăn như vậy, sẽ có quan hệ sâu sắc và bền vững hơn so với những người trở thành bạn của nhau chỉ vì là hàng xóm”, báo cáo từ Viện Nghiên cứu Washington trích lời ông Qaani.
Sau chiến tranh, ông Qaani giữ chức phó chỉ huy lực lượng bộ binh của IRGC, và được điều tới tỉnh Khorasan nằm ở biên giới Afghanistan và Turkmenistan hiện nay. Có rất ít thông tin về những hoạt động của ông trong giai đoạn này, nhưng BBC cho biết trong khi ông Soleimani tập trung vào các vấn đề ở phía tây Afghanistan, thì ông Qaani lại có trọng trách giám sát những mối quan tâm của Tehran ở phía đông. Chẳng hạn như chống lại các tổ chức buôn ma túy, hay hỗ trợ liên minh Phương Bắc Afghanistan chống lại Taliban.
Ngoài ra, ông Qaani còn được giới tình báo Mỹ nhận định có vai trò lớn hơn rất nhiều so với trọng trách trong lực lượng Quds ông được giao phó. Bởi vậy vào năm 2012, Bộ Tài chính Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama đã áp đặt lệnh trừng phạt ông Qaani do những đóng góp của ông trong các hoạt động tại nước ngoài của Quds, nhất là vai trò của ông dưới thời tướng Soleimani trong việc tăng cường ảnh hưởng của Tehran tại Trung Đông.
Japan Post nhận định rằng, với vai trò làm phó tướng của ông Soleimani trong hơn 20 năm, ông Qaani trở thành gương mặt ‘rất là quen thuộc’ với nhiều đồng minh của Iran trên thế giới, chẳng hạn như với các quốc gia Gambia, Bolivia, Venezuela và Afghanistan.
Viện Nghiên cứu Enterprise của Mỹ cho biết, dù sức thu hút của ông Qaani ít hơn so với người tiền nhiệm Soleimani, nhưng xét về “mặt kinh nghiệm trên chiến trường, các mạng lưới ông này biết trong IRGC, cũng như ông này có một mối quan hệ rất thân cận với lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Khamenei”, đã khiến ông Qaani đủ tiêu chuẩn để tiếp nối trọng trách chỉ huy lực lượng Quds từ cố tướng Soleimani.
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Washington cho rằng, lực lượng Quds sẽ tiếp tục các hoạt động hiện nay hơn là tiến hành cải tổ dưới sự lãnh đạo của ông Qaani. Nhất là với vấn đề thành viên lực lượng Quds có tỷ lệ thiệt mạng cao trong các hoạt động tại Syria, nên Tehran có thể sẽ bắt đầu triển khai lực lượng chính quy IRGC tại đó, đồng thời dần loại bỏ những rào cản giữa Quds và IRGC, nhằm dần dần đưa IRGC trở thành một lực lượng mạnh mẽ hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32548-bi-an-nguoi-ke-nhiem-tuong-iran-vua-bi-my-am-sat.html

Iran: Các cuộc biểu tình gây sức ép lên giới lãnh đạo

Sinh viên đại học Shahid Beheshti nhất định không chịu giẫm lên cờ Mỹ và cờ Israel để tỏ thái độ phản kháng với chính phủ Iran
Giới lãnh đạo Iran đang phải đối mặt với lời kêu gọi ngày một dữ dội đòi sa thải các quan chức cao cấp sau khi một máy bay dân dụng của Ukraine bị bắn rơi, khiến toàn bộ 176 người trên khoang tử nạn.
Người biểu tình tập trung ở các trường đại học tại thủ đô Tehran và các địa điểm khác trong thành phố, kêu gọi các quan chức cấp cao từ chức.
Cảnh sát bạo động đã được điều động tới Quảng trường Azadi và một số nơi khác.
Máy bay của Ukraine bị bắn trong bối cảnh căng thẳng ngày một tăng giữa Iran và Mỹ.
Quân đội nước này phải mất ba ngày để thừa nhận đã bắn nhầm.
Nhiều hãng hàng không lớn tránh bay qua Iran
Giới cầm quyền Iran đối mặt ‘khủng hoảng tín nhiệm’
Iran thừa nhận “vô tình” bắn rơi máy bay Ukraine
Những gì mới nhất
Người biểu tình tổ chức các cuộc xuống đường mới, bất chấp lực lượng cảnh sát đông đảo được điều động.
Cảnh sát bạo động, cũng như các thành viên của nhóm Vệ binh Cách mạng tinh túy trên xe máy và công an mặc thường phục được huy động.
Trong một hành động mang tính biểu tượng để phản đối truyên truyền của nhà nước, các video clip cho thấy sinh viên Iran nhất định không giẫm lên lá cờ Mỹ và cờ Israel được sơn trên sân trường Đại học Shahid Beheshti.
Trong vài clip lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình hô to các khẩu hiệu chống chính phủ, trong đó có: “Họ nói dối chúng ta rằng kẻ thù là Mỹ, kẻ thù của chúng ta ở ngay đây”.
Tin cho hay cũng có nhiều người biểu tình ở các địa điểm khác trong thành phố.
Những người quyết định tiếp tục biểu tình sẽ cảnh giác với bạo lực mà cảnh sát đã dùng để trấn áp các phong trào biểu tình trước đây, biên tập viên Sebastian Usher của BBC nói.
Nước Nga, Iran và Vầng trăng Shia
Cuộc tấn công ở Iran liệu có giúp Trump tái đắc cử?
Hôm thứ Bảy, sinh viên tập trung bên ngoài hai trường đại học. Lúc đầu họ định tập trung để tưởng nhớ các nạn nhân, nhưng đến đêm, biểu tình đầy giận dữ đã bùng phát.
Sinh viên kêu gọi những ai chịu trách nhiệm về vụ bắn nhầm máy bay, và những ai mà họ cho là đã bao che cho hành động này, phải bị truy tố.
Một số báo Iran đưa tin lễ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này với những lời lẽ như “Nỗi nhục” và “Không thể tha thứ được”.
Nhưng cũng có những ý kiến ca ngợi cái mà các báo ủng hộ chính phủ gọi là sự công nhận sai lầm “trung thực”.
Cũng có các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật để ủng hộ tướng Soleimani, và phản đối Mỹ và Anh.
Phản ứng của thế giới
Tổng thống Donald Trump hôm Chủ nhật nhắc lại lời cảnh báo rằng Iran không nên nhắm vào người biểu tình chống chính phủ. Ông nói “cả thế giới đang theo dõi. Quan trọng hơn, Hoa Kỳ đang theo dõi”.
Trong khi đó, Anh đã lên án việc Iran bắt giữ đại sứ Anh tại Tehran là sự “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói Đại sứ Rob Mccaire bị bắt giữ sau khi tham gia vào một buổi lễ tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách của Ukraine, trong đó có người Anh.
Ông Mccaire nói ông rời lễ tưởng niệm khi nó biến thành một cuộc biểu tình và không có vai trò gì trong cuộc biểu tình.
Ông Macaire thêm rằng: “Bắt giữ các chính khách là vi phạm pháp luật, ở mọi quốc gia.”
Ông Macaire bị bắt và bị giam giữ trong ba giờ khi ông dừng chân ở một hiệu cắt tóc trên đường trở về Đại sứ quán Anh.
Hôm Chủ nhật, Iran đã triệu vị đại sứ Anh đến để phản đối “cách hành xử không truyền thống của ông khi tham gia một cuộc biểu tình bất hợp pháp,” trang web Bộ Ngoại giao Iran viết.
Cũng có người biểu tình Iran đốt cờ Anh trước cửa sứ quán Anh hôm Chủ nhật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51082715

Cảnh sát Iran đàn áp

sinh viên biểu tình phản đối vụ bắn rớt phi cơ Ukraine

Sinh viên Iran biểu tình ở Tehran để phản đối vụ bắn rơi phi cơ Ukraine. (Hình: Atta Kenare/AFP/Getty Images)
TEHRAN, Iran (NV) – Cảnh sát Iran hôm Thứ Bảy, 11 Tháng Giêng, đã đàn áp giải tán một cuộc tụ tập của sinh viên ở Tehran để tưởng niệm 176 người thiệt mạng trong vụ phi cơ hàng không dân sự Ukraine bị phòng không Iran bắn hạ, theo bản tin của hãng thông tấn nội địa Fars.
Theo bản tin của hãng thông tấn AFP thì có hàng trăm sinh viên tụ tập vào tối ngày Thứ Bảy tại đại học Amir Kabir University, ở trung tâm thủ đô Tehran, để tưởng niệm những người thiệt mạng trong thảm họa hàng không này.
Cuộc tưởng niệm sau đó biến thành cuộc tuần hành đầy sự giận dữ của sinh viên.
Người biểu tình tuần này hô khẩu hiệu đả đảo “thành phần gian dối” và đòi hỏi những người có trách nhiệm trong vụ bắn hạ chiếc phi cơ Boeing 737 cũng như góp phần che giấu sự thật, phải từ chức và bị truy tố.
Chính quyền Iran vào sáng ngày Thứ Bảy nói rằng chiếc phi cơ của hãng hàng không Ukraine International Airlines vô ý bị bắn rơi do lỗi lầm của giới chức phòng không, ngay sau khi rời máy bay khỏi phi trường Tehran.
Tất cả 176 người trên phi cơ đều thiệt mạng, phần lớn là người Iran và Canada, và nhiều người trong số này là sinh viên.
Hãng thông tấn Fars, có liên hệ với thành phần bảo thủ ở Iran, nói các sinh viên hô khẩu hiệu quá khích và có tính cách đả phá chế độ.
Theo Fars thì một số sinh viên xé bích chương có hình của Qassem Soleimani, người bị quân đội Mỹ hạ sát trong cuộc tấn công bằng drone ở phi trường Baghdad.
Trong một hành động rất hiếm thấy, đài truyền hình nhà nước Iran cũng loan tin về cuộc biểu tình, nói rằng sinh viên hô các khẩu hiệu “đả phá chế độ.”
Tư lệnh không quân Vệ Binh Cách Mạn Hồi Giáo Iran, Chuẩn Tướng Amirali Hajizadeh, lên tiếng hoàn toàn nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên Chuẩn Tướng Amirali Hajizadeh nói rằng pháo đội phòng không tự ý hành động, bắn hạ chiếc Boeing 737 do tưởng rằng đây là hỏa tiễn hành trình. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/canh-sat-iran-dan-ap-sinh-vien-bieu-tinh-phan-doi-vu-ban-rot-phi-co-ukraine/

Vụ rơi máy bay ở Iran:

Giới cầm quyền đối mặt ‘khủng hoảng tín nhiệm’

Các nhà cầm quyền Iran có nguy cơ sa vào một cuộc khủng hoảng về tính chính danh khi giận dữ bùng lên sau cách nhà nước xử lý vụ tai nạn máy bay chở khách của Ukraine.
Quân đội nước này phải mất ba ngày để thừa nhận đã bắn nhầm.
Theo Reuters, khi sự giận dữ của công chúng và chỉ trích của quốc tế bùng lên, sự thừa nhận muộn màng của Vệ binh Cách mạng Iran khiến tình đoàn kết dân tộc được chứng kiến sau khi Tướng Qassem Soleimani bị Mỹ tiêu diệt bằng không kích hôm 3/1, trở nên phí hoài.
Iran thừa nhận “vô tình” bắn rơi máy bay Ukraine
Iran bác bỏ lời Canada nói tên lửa ‘bắn rơi Boeing’
Máy bay Ukraine Boeing 737 chở 176 người rơi ở Iran
Donald Trump: Iran có kế hoạch tấn công bốn sứ quán Mỹ
Những dòng người khổng lồ đã đổ xuống đường ở khắp các thành phố của Iran để khóc thương cái chết của Tướng Qassem Soleimani, hô vang “cái chết cho nước Mỹ”.
Nhưng kể từ khi chiếc máy bay chở khách của Ukraine rơi hôm thứ Tư – một sự cố mà Canada và Hoa Kỳ sớm nhận định là do một tên lửa của Iran bắn nhầm – mạng xã hội đã dậy sóng với những chỉ trích. Tất cả 176 người trên máy bay, trên đường từ Tehran đến Kiev, đã thiệt mạng.
Sự giận dữ này báo hiệu điều không hay cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Hai, khi nhà cầm quyền Iran đang tìm kiếm tỷ lệ ủng hộ cao để thể hiện tính chính danh của mình ngay cả khi kết quả bầu cử sẽ không thay đổi bất kỳ chính sách lớn nào.
Nhưng thay vào đó, họ đang nghe thấy nhiều tiếng ồn ào bất mãn, sau các cuộc biểu tình chống chính phủ vào tháng 11, trong đó hàng trăm người chết.
“Đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với chế độ. Họ phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về tuy tín. Họ không chỉ che giấu sự thật, họ còn sai lầm trong xử lý tình huống,” một cựu quan chức cấp cao nói với Reuters trong điều kiện giấu tên.
Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, các giáo sĩ người Iran đã gạt qua một bên những thách thức để nắm quyền lực. Nhưng kiểu không tin tưởng giữa những người cai trị và người dân từng nổ ra trong các cuộc biểu tình năm ngoái nay có thể đã sâu sắc hơn. Ông Daniel Byman, chuyên gia cao cấp về chính sách đối ngoại tại Hoa Kỳ, thuộc Trung tâm chính sách Trung Đông, Viện Brookings, bình luận.
‘Cái chết cho kẻ độc tài’
Các video clip trên Twitter cho thấy người biểu tình ở Tehran hôm thứ Bảy đã hô vang “cái chết cho kẻ độc tài”, ám chỉ Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. Reuters không thể xác minh độc lập đoạn phim này.
Thông Tấn Xã Iran khẳng định các cuộc biểu tình đã nổ ra.
Đội Vệ binh đã đưa ra lời xin lỗi vì đã bắn hạ máy bay của Ukraine, nói rằng các tên lửa phòng không bị phóng nhầm trong tình trạng cảnh giác cao độ. Iran đã chuẩn bị cho sự trả thù của Hoa Kỳ sau khi họ trả đũa việc giết chết Soleimani bằng cách phóng tên lửa vào các căn cứ của Iraq, nơi quân đội Hoa Kỳ đóng quân.
Một quan chức nói rằng sai lầm không nên bị biến thành vũ khí chính trị chống lại chính phủ và lực lượng Vệ binh, một lực lượng song song với quân đội chính quy, nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lãnh tụ tối cao Khamenei và là lực lượng bảo vệ hệ thống thần quyền.
“Nên tránh việc trở nên quá khắc nghiệt. Đây là một thời gian nhạy cảm và mọi người đều lo lắng. Bạn không thể bỏ qua những gì Vệ binh đã làm để bảo vệ quốc gia và đất nước này kể từ cuộc cách mạng,” một quan chức an ninh nói với Reuters.
Nhưng Lãnh tụ Tối cao Khamenei, người luôn trích dẫn số lượng người đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử là một dấu hiệu cho tính chính danh của hệ thống cai trị, giờ đây có thể thấy người Iran không muốn thể hiện sự ủng hộ của họ.
“Tại sao tôi nên bỏ phiếu cho chế độ này. Tôi không tin tưởng họ chút nào. Họ nói dối chúng tôi về vụ tai nạn máy bay. Tại sao tôi nên tin tưởng họ khi họ không tin tưởng mọi người đủ để nói sự thật?” Hesham Ghanbari, 27 tuổi, một sinh viên đại học ở Tehran, nói với Reuters.
Chính phủ đã phải vật lộn để giữ cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dưới các lệnh trừng phạt ngày càng cứng rắn của Hoa Kỳ sau khi Tehran rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018. Xuất khẩu mặt hàng mang tính sống còn là dầu mỏ đã bị cắt giảm.
Nền tảng ủng hộ
Sanam Vakil, Nghiên cứu viên cao cấp tại Chương trình Trung Đông và Bắc Phi, Chatham House cho biết, thảm kịch này sẽ không bị lãng quên và cũng không dễ khắc phục đối với người dân.
Ông Vakil nói rằng sự cố này là một lời nhắc nhở nghiêm túc về sự thiếu hụt quản trị.
Hệ thống cai trị thần quyền ở Iran đã sống sót qua những thách thức khắc nghiệt hơn trong quá khứ, bao gồm cuộc chiến kéo dài tám năm với Iraq vào những năm 1980.
Nhưng nền tảng để hỗ trợ nó, tầng lớp trung lưu nghèo, những người được hưởng lợi nhiều nhất trước đây, là một trong những người đầu tiên xuống đường vào tháng 11 để biểu tình phản đối giá giá xăng dầu tăng cao – một vấn đề đặc biệt nhạy cảm ở nơi mà nhiều người sống dựa vào nhiên liệu giá rẻ.
Đòi hỏi của người biểu tình nhanh chóng chuyển sang chính trị nhiều hơn. Họ kêu gọi nhà cầm quyền từ chức, trước khi bị chính quyền đàn áp.
Cú sốc đối với người Iran
Biết rằng quân đội Iran đã bắn hạ máy bay chở khách của Ukraine, dù vô tình hay có ý, là một cú đánh mạnh hơn vào người Iran. Nhiều hành khách trên máy bay có quốc tịch kép, bao gồm quốc tịch Iran.
Mạng xã hội tràn ngập những bình luận giận dữ từ người Iran, nhiều người phàn nàn rằng chính quyền đã dành nhiều thời gian để phủ nhận rằng họ phải chịu trách nhiệm vụ tai nạn máy bay hơn là thông cảm với các gia đình nạn nhân.
“Việc này khiến công chúng bị sốc. Một lần nữa, chế độ này lại vô tình giết chết chính người dân của mình,” ông Ray Takeyh, thành viên cao cấp về nghiên cứu Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, nói với Reuters.
Bên cạnh cuộc bỏ phiếu của quốc hội, cuộc bầu cử vào ngày 21/2 cũng sẽ chọn các thành viên của Hội đồng chuyên gia – nơi sẽ chịu trách nhiệm chọn người kế nhiệm ông Khamenei 80 tuổi.
Lãnh tụ Tối cao Iran, ông Khamenei, người không có giới hạn nhiệm kỳ, đã nắm quyền kể từ sau cái chết của người sáng lập Cộng hòa Hồi giáo, Ayatollah Ruhollah Khomeini, năm 1989.
Anh lên án Iran bắt giữ đại sứ
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã đưa ra một tuyên bố đầy giận dữ sau khi Đại sứ Anh tại Iran Rob Macaire bị bắt mà “không có căn cứ hoặc giải thích” trong một sự “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Ông Macaire đã bị bắt giữ sau khi tham gia vào một buổi lễ tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách của Ukraine.
Ông rời lễ tưởng niệm khi nó biến thành một cuộc biểu tình, sau đó ông bị bắt và bị cáo buộc giúp tổ chức biểu tình.
Ông Macaire phủ nhận việc này trong một tweet hôm Chủ Nhật. Ông nói tham gia vào buổi tưởng niệm vì có một số nạn nhân là người Anh.
Ông Macaire thêm rằng: “Bắt giữ các chính khách là vi phạm pháp luật, ở mọi quốc gia.”
Ông Macaire bị bắt và bị giam giữ trong ba giờ khi ông dừng chân ở một hiệu cắt tóc trên đường trở về Đại sứ quán Anh.
Theo Công ước Vienna, các nhà ngoại giao không thể bị giam giữ. Bộ Ngoại giao Anh đã yêu cầu Iran phải có một lời giải thích đầy đủ.
Tờ Iranian Etemad đã chia sẻ một bức ảnh của vị đại sứ trên Twitter sau khi hãng tin TASnim đưa tin về vụ bắt giữ ông.
Truyền thông Iran đưa tin ông Macaire bị cáo buộc kích động các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Iran.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51081535

Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định

tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimisu Motegi và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm 6/1 đã có cuộc gặp tại Hà Nội, trong đó hai bên cùng khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Hãng tin Kyodo của Nhật loan tin này hôm 7/1.
Cuộc gặp diễn ra vào khi Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự, lấn lướt các nước khác đòi chủ quyền ở khu vực Biển Đông.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc gặp, hai bên cũng đồng ý sẽ hợp tác thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở và tự do, hợp tác với ASEAN để thúc đẩy phát triển bền vững cho khu vực.
Ngoại trưởng Motegi nhấn mạnh Nhật Bản tiếp tục duy trì lập trường đối với Trung Quốc ở Biển Đông và được sự ủng hộ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Nhật Bản và các nước bao gồm Mỹ và Úc đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ việc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, phản đối những hành động nhằm làm thay đổi thực trạng tại vùng biển còn tranh chấp.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Các nước khác cũng đòi chủ quyền tại khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
Cũng tại cuộc gặp, hai bộ trưởng đã đồng ý hợp tác hướng tới việc đưa thêm công nhân Việt Nam vào Nhật làm việc.
Tiếp theo sau cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ngoại trưởng Nhật đã ký một thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam. Theo thỏa thuận này, phía Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam 110 triệu đô la vốn vay lãi suất thấp để giúp cải thiện cơ sở hệ thống thoát nước ở Vịnh Hạ Long của Việt Nam.
http://biendong.net/bi-n-nong/32547-ngoai-truong-nhat-ban-khang-dinh-tam-quan-trong-cua-tu-do-hang-hai-o-bien-dong.html

Công tố viên Đài Bắc truy tố 14 người

về tội buôn bán và xâm phạm tình dục

Vào hôm thứ Sáu (10 tháng 1), văn phòng công tố viên quận Đài Bắc đã truy tố một hai vợ chồng và 12 người khác về tội buôn người cho mục đích xâm phạm tình dục, sau khi gần một chục công dân Việt Nam được giải cứu khỏi đường dây mại dâm cưỡng bức ở Đài Loan.
Các công tố viên buộc tội 14 nghi can vì vi phạm Đạo luật phòng chống buôn bán người và tội phạm tình dục theo Bộ luật hình sự. Vụ án bắt đầu từ tháng 11/2019, khi chính quyền địa phương phá vỡ một đường dây mại dâm, ép buộc phụ nữ Việt Nam bán dâm ở Đài Bắc và Đào Viên, từ đó bắt giữ hơn 10 nghi can và giải cứu 11 nạn nhân. Trong quá trình điều tra, các công tố viên Đài Bắc phát hiện ra rằng đường dây được điều hành bởi một người đàn ông Đài Loan 53 tuổi tên là Chen (陳), và các thành viên trong đường dây còn có con trai và con dâu của ông ta. Nhóm này có sự tham gia của vợ ông Chen, là một phụ nữ Việt Nam có họ là Nguyễn (阮), chịu trách nhiệm dụ dỗ các cô gái đồng hương xuất phát từ các gia đình có lợi tức thấp sang Đài Loan làm nhân viên đấm bóp. Tuy nhiên, sau khi họ đến, họ bị ép làm gái mại dâm, và nhóm của ông Chen còn tịch thu passport và giữ thu nhập của họ nhằm ngăn chặn việc trốn thoát.
Các công tố viên cho biết, những cô gái này còn bị đánh và đe dọa giết nếu họ cố gắng trốn thoát. Theo văn phòng công tố viên Đài Bắc, đường dây này kiếm được 57.10 triệu Đài tệ (tương đương 1.90 triệu Mỹ Kim) trong thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 10/2019.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cong-to-vien-dai-bac-truy-to-14-nguoi-ve-toi-buon-ban-va-xam-pham-tinh-duc/

22 năm sau khi Hồng Kông được trao lại

cho chính quyền TQ

22 năm sau khi Hồng Kông được trao lại cho chính quyền Trung Quốc, năm 2019 là năm mà Cộng hòa nhân dân Trung Hoa rũ bỏ mọi sự giả vờ trong việc tôn trọng Tuyên bố chung Trung-Anh về Hồng Kông.
Vào ngày 19/12/1984, Thủ tướng Trung Quốc, ông Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher đã ký Tuyên bố chung Trung-Anh. Dưới thỏa thuận “Một quốc gia, hai chế độ”, hiệp ước bảo đảm rằng Hồng Kông sẽ đạt được sự tự trị cao trong 50 năm sau khi được bàn giao cho Trung Quốc vào năm 1997.
5 năm sau khi ký Tuyên bố chung, Triệu Tử Dương, một người ủng hộ dân chủ, đã bị tước bỏ mọi cấp bậc và vai trò của ông trong chính quyền Trung Quốc. Sự ủng hộ của ông đối với những người biểu tình dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn đã dẫn đến việc ông bị quản thúc tại gia, nơi ông ở cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 khiến 10.000 người chết ở Bắc Kinh, và việc tống giam ông Triệu cho thấy chính quyền Trung Quốc không có ý định cải tổ Trung Quốc thành một xã hội dân chủ hoặc cho phép một Hồng Kông thịnh vượng được tự do. Và đến năm 2019, thế giới mới chú ý đến Hồng Kông, sau khi hàng triệu người xuống đường biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
Dự luật dẫn độ Hồng Kông
Dự luật dẫn độ được Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đưa ra vào ngày 29/3. Dự luật này nếu được thông qua sẽ cho phép Bắc Kinh dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, nơi có hơn 99% các phiên tòa kết thúc trong các bản án. Theo tờ Breitbart, những người bị tống vào nhà tù ở Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với tra tấn, hãm hiếp, mổ cướp nội tạng và hành quyết. Dự luật được đưa ra sau khi một công dân Hồng Kông, Tong-Kai Chan, thú nhận đã sát hại bạn gái đang mang thai ở Đài Loan, trước khi trốn sang Hồng Kông.
Các nhà phê bình cho rằng dự luật dẫn độ sẽ được chính quyền Trung Quốc sử dụng để bịt miệng kẻ thù chính trị ở Hồng Kông, khiến họ bị giam cầm ở đại lục với những tội danh không đủ bằng chứng. “Những thay đổi được đề xuất trong dự luật dẫn độ sẽ khiến bất cứ ai ở Hồng Kông làm những việc liên quan đến đại lục sẽ không an toàn, kể cả các nhà hoạt động, luật sư nhân quyền, nhà báo và nhân viên xã hội”, Sophie Richardson thuộc Tổ chức quan sát nhân quyền cho biết.
Không có hiệp ước dẫn độ nào giữa Hồng Kông và Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung-Anh, vì Hồng Kông được hứa độc lập tư pháp cho đến năm 2047 theo các điều khoản của thỏa thuận “Một quốc
gia, hai chế độ”. Nếu được thông qua, dự luật sẽ chấm dứt quyền tự chủ tư pháp ở Hồng Kông, loại bỏ hệ thống pháp luật vốn dựa trên luật chung của Anh trong nhiều thập niên.
Đáp lại dự luật, hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình. Phong trào phản kháng dân chủ đã thành công trong việc buộc chính phủ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút dự luật dẫn độ vào tháng 9. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các cuộc biểu tình đã chuyển thành một phong trào rộng lớn hơn, đòi hỏi nhiều quyền dân chủ hơn dưới khẩu hiệu “Năm yêu cầu, không thiếu một”.
Sự tàn bạo của cảnh sát
Sự tàn bạo của cảnh sát trong việc chống lại người biểu tình ở Hồng Kông là một trong những nguyên nhân gia tăng và thúc đẩy phong trào biểu tình. Theo tờ Breitbart, cảnh sát sử dụng nhiều hơi cay đến nỗi gần 88% của 7,4 triệu cư dân Hồng Kông đã tiếp xúc với chất này. Cảnh sát cũng sử dụng đạn cao su và đạn thật bắn trực tiếp vào người biểu tình, một cậu bé 14 tuổi đã trúng đạn vào tháng 10. Có nhiều báo cáo về các vụ tấn công tình dục từ cảnh sát.
Một phụ nữ bị mất một mắt sau khi trúng đạn của cảnh sát nói rằng cảnh sát đang cố tình lên kế hoạch “giết người, làm bị thương và tấn công công dân của chính họ”.
“Là nạn nhân đầu tiên của sự tàn bạo của cảnh sát, tôi buộc phải lên án Lực lượng cảnh sát Hồng Kông, tôi kêu gọi họ chấm dứt mọi hành vi bạo lực đối với công dân Hồng Kông và tôn trọng trách nhiệm nghề nghiệp của họ trong việc thực thi luật pháp”, cô ấy nói.
“Họ – những người bị cảnh sát bắt – đang bị hãm hiếp hàng loạt. Khi một người bị bắt, cảnh sát sẽ thì thầm vào tai họ: ‘Sẽ thực sự thú vị nếu chúng tao quấy rối tình dục mày’. Cảnh sát thực sự đã nói điều đó với những chàng trai trẻ bị bắt. Các vị có thể tưởng tượng đó là loại cảnh sát nào không? Tôi không nói quá khi tôi nói rằng chúng đang đối xử với người Hồng Kông tồi tệ hơn bọn Đức quốc xã”, một phụ nữ Hồng Kông lớn tuổi nói với Breitbart London vào tháng 11.
Lực lượng cảnh sát Hồng Kông (HKPF), trước đây là Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông, được thành lập năm 1844 bởi chính phủ Hồng Kông thuộc Anh. Năm 1997, cảnh sát ở Hồng Kông đã gỡ bỏ các huy hiệu của Cảnh sát Hoàng gia Hồng Kông, trong đó có biểu tượng các thuyền buôn của Anh ở cảng Victoria, thay thế chúng bằng các huy hiệu mô tả đường chân trời Hồng Kông và chữ Trung Quốc. Mặc dù HKPF đã ngừng tuyển dụng các sĩ quan nước ngoài vào năm 1994, một số sĩ quan chủ chốt của Anh vẫn nằm trong nhóm cảnh sát hàng đầu, bao gồm Chánh tổng giám đốc Rupert Dover, Giám đốc cấp cao David Jordan và Tổng giám đốc Justin Shave.
Ba người này đã bị bà Helen Goodman, quan chức cao cấp phụ trách đối ngoại và các vấn đề của khối thịnh vượng chung của đảng đối lập Anh khiển trách, nói rằng chính phủ Anh nên giơ Tuyên bố Trung – Anh vào mặt họ vì vai trò của họ trong việc ra lệnh sử dụng hơi cay và đạn cao su chống lại những người biểu tình ôn hòa.
Chánh tổng giám đốc Rupert Dover đã phải đối mặt với nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, Hoàng Chi Phong trên đường phố vào tháng 7, ngay sau khi Phong ra tù vì vai trò của anh trong phong trào biểu tình ô dù năm 2014. “Hỡi Rupert Dover, ông là người Anh, và ông đang phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh!”, Phong hét lớn với Dover.
Nói chuyện với Breitbart London vào tháng 11, một cựu thành viên của cảnh sát Hồng Kông đã lên án bạo lực do các sĩ quan gây ra: “Những điều này trái với những gì tôi được đào tạo và những giá trị phương tây của tôi. Tôi sẽ không bao giờ sử dụng dùi cui hoặc hơi cay theo cách như vậy, và khi mà mọi người dễ bị tổn thương, khi họ bị bắt, chúng ta không nên tra tấn họ. Sự thoải mái và an toàn của họ mới thực sự là nhiệm vụ của chúng ta”.
Bắt cóc và tra tấn cựu nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, Simon Cheng
Vào tháng 11, Breitbart London đã báo cáo rằng một cựu nhân viên của Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, Simon Cheng, tuyên bố rằng anh ta đã bị tra tấn sau khi bị bắt cóc tại ga tàu cao tốc Tây Cửu Long ở Hồng Kông và bị đưa đến Trung Quốc đại lục.
Cheng nói rằng anh đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ vì nghi ngờ làm gián điệp cho chính phủ Anh và làm việc để thúc đẩy các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Anh nói rằng những kẻ bắt giữ anh đã hỏi anh ba câu hỏi: “Vai trò của Vương quốc Anh trong phong trào phản kháng tại Hồng Kông, vai trò của tôi trong cuộc phản kháng, và mối quan hệ của tôi với những người đại lục tham gia cuộc phản kháng”.
“Tôi bị bịt mắt và trùm đầu trong suốt quá trình tra tấn và thẩm vấn, tôi đổ mồ hôi rất nhiều, và cảm thấy kiệt sức, choáng váng và nghẹt thở”, Cheng nói về thời gian anh bị giam giữ.
Ngoại trưởng Anh, Dominic Raab sau khi xem những tiết lộ đáng sợ của Cheng về cách anh bị đối xử ở nhà tù Trung Quốc đã lên án gay gắt: “Chúng tôi phẫn nộ vì sự ngược đãi ô nhục mà ông Cheng phải
đối mặt khi bị giam giữ ở Trung Quốc đại lục… và chúng tôi yêu cầu chính quyền Trung Quốc xem xét và buộc tội những kẻ có trách nhiệm”.
Vụ bắt cóc Simon Cheng đã xác nhận điều mà nhiều nhà phê bình lo ngại sẽ xảy ra nếu dự luật dẫn độ được thông qua, chứng tỏ chính quyền Trung Quốc không sẵn sàng tôn trọng luật pháp hay Tuyên bố chung Trung-Anh.
Hồng Kông sẽ không bao giờ phải bước một mình
Trước khi bàn giao Hồng Kông, trong một bài phát biểu vào năm 1996, Thủ tướng Anh khi đó là ông John Major đã nói: “Nếu có bất kỳ đề nghị nào vi phạm Tuyên bố chung, chúng tôi sẽ có nghĩa vụ theo đuổi mọi con đường pháp lý và con đường khác mà chúng tôi có”.
“Hồng Kông sẽ không bao giờ phải bước đi một mình”, thủ tướng Major hứa.
Người sáng lập của Hong Kong Watch, Benedict Rogers, nói với Breitbart London rằng vì lịch sử của nó, Vương quốc Anh có trách nhiệm đóng vai trò hàng đầu trong cuộc chiến giành tự do ở Hồng Kông.
Ông Rogers cho rằng nếu các quốc gia có cùng chí hướng thực sự sát cánh với nhau, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu, các nền dân chủ khác… và nếu chúng ta có thể thành lập một liên minh các quốc gia có cùng chí hướng để cùng hành động, điều đó có thể tạo ra đủ áp lực cho cải cách chính trị.
“Chúng ta không thể biết, trừ khi chúng ta cố gắng. Nếu chúng ta chỉ nói suông thì Hồng Kông đã kết thúc. Chúng ta phải chiến đấu vì nó”, ông kết luận.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32541-22-nam-sau-khi-hong-kong-duoc-trao-lai-cho-chinh-quyen-tq.html

TQ “sẽ không thay đổi quan điểm” về Đài Loan

sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử

Trung Quốc sẽ không thay đổi quan điểm rằng Đài Loan là một phần của nước này, và rằng thế giới sẽ mãi mãi chỉ thừa nhận “một Trung Quốc”, Bắc Kinh cho hay hôm Chủ Nhật sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử.
Theo Reuters, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để buộc Đài Loan chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh dưới mô hình một quốc gia, hai thể chế.
Bầu cử Đài Loan: Bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống
Bầu cử Đài Loan: Bà Thái Anh Văn nhắm đến người trẻ và niềm tin vào dân chủ
Bầu cử Đài Loan: Tuần hành tranh cử của ứng viên ‘thân Cộng’
Trung Quốc nói Đài Loan là lãnh thổ của họ. Đài Loan nói họ là một quốc gia độc lập có tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Bà Thái Anh Văn đã giành được một nhiệm kỳ bốn năm nữa sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vừa qua.
Phát biểu hôm thứ Bảy sau khi giành chiến thắng, bà Thái kêu gọi nối lại đàm phán với Trung Quốc, nhưng rằng bà hi vọng Bắc Kinh hiểu Đài Loan và người dân Đài Loan sẽ không khuất phục trước sự đe dọa.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng sau kết quả bầu cử của Đài Loan, nói rằng Đài Loan là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
“Bất kể có thay đổi nào ở Đài Loan hiện nay thì có một sự thật cơ bản không thể thay đổi là chỉ có một Trung Quốc, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay trong một thông cáo.
“Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình về nguyên tắc “một Trung Quốc” và phản đối sự độc lập của Đài Loan.”
“Sự đồng thuận phổ quát của cộng đồng quốc tế gắn liền với nguyên tắc “một Trung Quốc” sẽ không thay đổi.”
“Trung Quốc hy vọng thế giới sẽ hiểu và ủng hộ người dân Trung Quốc phản đối các hoạt động ly khai và “thừa nhận sự thống nhất đất nước,” Bộ này nói thêm.
Văn phòng Các vấn đề Đài Loan tại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố riêng vào thứ Bảy, rằng họ sẽ tiếp tục thúc đẩy “một quốc gia, hai thể chế” cho Đài Loan, một mô hình mà Bắc Kinh đang áp dụng ở Hong Kong.
Nhưng bà Thái Anh Văn đã kiên quyết từ chối “một quốc gia, hai thể chế”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51081075

Báo chí Úc quan ngại Hệ thống Tín dụng Xã hội TQ

mang tính ‘độc tài toàn trị’

Báo ABC của Úc quan ngại việc Bắc Kinh đang tích lũy một lượng lớn dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp trong kế hoạch đầy tham vọng, xây dựng Hệ thống Tín dụng Xã hội quốc gia được ấn định áp dụng đầy đủ vào năm 2020.
Hệ thống điều khiển dữ liệu, vốn bị lên án rộng rãi là “Orwellian” [có nghĩa là độc tài toàn trị], và thường được so sánh với tập phim ‘Black Mirror’ [Tạm dịch: Tấm gương đen], được thiết kế để giám sát và đánh giá hành vi cá nhân và doanh nghiệp, bằng cách thưởng cho đối tượng ‘đáng tin cậy” và trừng phạt ‘những kẻ bất phục tùng’.
Tuy nhiên các nhà phân tích nói rằng năm 2020 “không phải là thời điểm” để hệ thống này được thực hiện đầy đủ ở Trung Quốc. Đúng hơn, nó chỉ là sự kết thúc giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, và Trung Quốc sẽ đưa ra một loạt chính sách mới trong năm 2020 này cho một “kế hoạch tín dụng xã hội 5 năm mới”.
Hãng tin ABC cho hay kể từ khi công bố kế hoạch chi tiết của Hệ thống Tín dụng Xã hội (Hệ thống SCS) trong năm 2014, các thành phố và tỉnh được chính quyền Trung Quốc chỉ định, đã thử nghiệm các phiên bản hệ thống của riêng họ. Hậu quả là hàng triệu cá nhân có điểm số thấp, đã bị cấm chi tiêu xa xỉ, bao gồm du lịch hàng không và lên tàu cao tốc.
Trong một trong những diễn biến mới nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất, Bắc Kinh đã công bố một hệ thống xếp hạng doanh nghiệp quốc gia tháng 9/2019, ảnh hưởng đến 33 triệu công ty Trung Quốc.
Nhưng cho đến nay vẫn chưa có hệ thống tính điểm quốc gia cho các cá nhân.
Mặc dù người dân đã biết nhiều về nội dung của hệ thống SCS sau một loạt các diễn biến mới trong năm 2019, vẫn còn chưa rõ ràng xung quanh việc hệ thống sẽ hoạt động chính xác như thế nào, điều này tạo ra những suy đoán và hiểu lầm.
Tại sao người dân Trung Quốc quan ngại về hệ thống SCS?
Theo hãng tin ABC, trước khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng là phải hiểu cách thức hệ thống SCS hoạt động như thế nào?
Công ty ‘Trivium China’, một công ty tư vấn có trụ sở tại Bắc Kinh, đã giải thích trong một báo cáo được công bố gần đây về chủ đề này, rằng hệ thống SCS được tạo thành từ 3 hợp phần liên kết với nhau, bao gồm: (i) Cơ sở dữ liệu chính, (ii) Hệ thống danh sách đen, (iii) Cơ chế trừng phạt và khen thưởng.
Cũng theo báo cáo này, chính quyền tỉnh và thành phố, các cơ quan nhà nước và Ngân hàng trung ương của Trung Quốc, đã chuyển dữ liệu của họ vào một “Cơ sở dữ liệu chính”, được gọi là Nền tảng Chia sẻ Thông tin Tín dụng Quốc gia (NCISP).
Chính quyền địa phương Trung Quốc sử dụng hệ thống tín dụng xã hội để nhắm mục tiêu các hành vi sai trái khác nhau bao gồm cả người đi bộ. (Ảnh: Thomas Peter)
Phát biểu với hãng tin ABC, bà Kendra Schaefer, người đứng đầu nghiên cứu kỹ thuật số tại công ty Trivium, cho rằng các cơ quan khác nhau đã thực hiện các cấp độ khác nhau, để kết nối các bộ dữ liệu của họ vào cơ sở dữ liệu chính.
Bà Schaefer cho biết bà dự kiến sẽ thấy một số lượng lớn hơn các cơ quan “kết nối sâu hơn” trong năm 2020. Tuy nhiên, bà không “chắc chắn, rằng tất cả các cơ quan sẽ hoàn toàn được kết nối và cung cấp dữ liệu vào cuối năm nay. Có vẻ như đó là một bước tiến lớn thực sự”.
Trong những năm gần đây, các cơ quan chính phủ cũng đã phát triển danh sách đen và danh sách đỏ (tương ứng với hành vi xấu và tốt) của riêng mình. Họ có quyền đưa các cá nhân và doanh nghiệp vào danh sách đen, thuộc thẩm quyền của mình.
Năm 2016, hàng chục cơ quan chính phủ Trung Quốc đã ký thỏa thuận, tạo ra một loạt danh sách đen quốc gia, được gọi là ‘Hệ thống Trừng phạt Chung’. Điều này có nghĩa là các cá nhân và công ty không
tuân thủ luật pháp trong một lĩnh vực nào đó, cũng phải đối mặt với các hạn chế trong các khía cạnh khác của cuộc sống hoặc hoạt động của họ.
Là một nhà nghiên cứu luật Trung Quốc tại Đại học Leiden, Hà Lan, ông Rogier Creemers đã lưu ý trong một bài báo nghiên cứu xuất bản năm ngoái, rằng nguyên tắc đằng sau các hình phạt, lại là cách “xử phạt không cân xứng”, như được tóm tắt trong một bài báo của chính phủ. Đó là: “nếu sự tín nhiệm bị phá vỡ ở một khía cạnh, thì những hạn chế sẽ được áp đặt ở mọi khía cạnh”.
Điều này có nghĩa là một người vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm sẽ không chỉ bị đưa vào danh sách đen và bị trừng phạt bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, mà các cơ quan khác cũng sẽ có hành động chống lại người đó”.
‘Bị cấm đi máy bay và giới hạn chi tiêu’ nếu nằm trong danh sách đen
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng ABC vào năm ngoái, ông Jeremy Daum, người quản lý trang web ‘China Law Translate’ [‘Dịch Luật Trung Quốc’], nói rằng danh sách đen cho những người vi phạm phán quyết của tòa án, “hầu hết thường lẫn lộn với toàn bộ hệ thống tín dụng xã hội”.
Ông Daum cho hay người dân sẽ bị đưa vào danh sách đen khi họ không thực hiện phán quyết tòa án, ví dụ như không trả số tiền [bồi thường thiệt hại] theo quyết định của tòa án.
“Nó có những hậu quả thực sự rộng lớn, bao gồm cấm lên máy bay, cấm đi trên những chuyến tàu tốt nhất, và một số điều tôi thực sự không quan tâm, như con bạn không thể đến trường tư”, ông Daum nhận định.
“Tất cả những cái này được gọi là giới hạn trần về chi tiêu hoặc tiêu thụ. Ở Trung Quốc, ý tưởng là hầu hết các quyết định này [của tòa án] sẽ bằng tiền, và bạn không được phép tiêu nhiều tiền nếu như bạn chưa trả hết số tiền phải trả theo quyết định của tòa án. Tiền của bạn phải được sử dụng để khắc phục vấn đề đó”, ông Daum giải thích.
Một đặc điểm gây tranh cãi khác của hệ thống ghi vào danh sách đen, là việc nêu tên và bêu xấu những cá nhân không đáng tin cậy.
Theo hãng tin ABC, danh sách đen có thể dễ dàng tìm kiếm trên phần công bố công khai của NCISP, được gọi là ‘Credit China’ [Tín dụng Trung Quốc]. Trang web này hiển thị tên đầy đủ của các cá nhân mất tín nhiệm, và số nhận dạng cá nhân của họ.
Bà Maya Wang, một nhà nghiên cứu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với hãng truyền hình ‘CTV News’ [Canada] năm ngoái rằng: “Ngay cả khi danh sách đen chỉ được sử dụng để thi hành lệnh của tòa án, chúng vẫn có thể được sử dụng để vi phạm các quyền con người, bởi vì các tòa án Trung Quốc thường đưa ra quyết định độc đoán”.
Ông Li Jinglin, một luật sư tại công ty luật Xin Kiều ở Bắc Kinh, đã nói với hãng ABC trước đây rằng các hệ thống tín dụng xã hội thí điểm cũng đã được sử dụng để nhắm vào những người đe dọa đến sự cai trị của Đảng Cộng sản hoặc “sự ổn định xã hội” – những người bất đồng chính kiến và khiếu nại chính quyền, cũng như gia đình của họ.
1,4 tỷ người dân Trung Quốc sẽ bị phân loại trên toàn quốc?
Theo hãng ABC, chính phủ trung ương Trung Quốc lưu giữ hồ sơ tín dụng xã hội của tất cả người dân, nhưng họ chưa xử lý số liệu đó thành điểm số quốc gia, và Bắc Kinh cũng chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào để làm điều đó.
Tuy nhiên, một số “thành phố được chỉ định” đang thí điểm các hệ thống tính điểm của riêng họ, bằng cách sử dụng số liệu từ ‘cơ sở dữ liệu tín dụng xã hội trung tâm’, nhưng thang điểm thay đổi tùy theo địa bàn. Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu cuối cùng tất cả các thành phố sẽ có một hệ thống tính điểm chung hay không?.
Trên trang web ‘China Law Translate’ của mình, ông Daum viết: “Chính quyền trung ương đã chỉ định một số khu vực làm thí điểm, khuyến khích họ đổi mới trong khuôn khổ chung, được quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia. Trong phạm vi được kiểm soát tương đối này, chính quyền địa phương có thể xác định các thực tiễn thành công hoặc các khu vực có vấn đề, có thể được nhân rộng sang các khu vực khác”.
Ví dụ như, vào tháng 7/2019, thành phố Nam Kinh, phía đông Trung Quốc, thông báo việc đi bộ băng ngang đường bất chấp luật lệ giao thông, sẽ được đưa vào hệ thống tín dụng xã hội cá nhân của người dân.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cảnh sát cho hay những người đi bộ phạm luật 5 lần trong 1 năm khi băng ngang đường, sẽ bị đưa vào nhóm cá nhân mất uy tín. Tuy nhiên, giới truyền thông cũng cho rằng “quản lý công cộng phải ưu tiên giải quyết vấn đề tận gốc, hơn là trừng phạt nghiêm khắc”.
Công ty Trivium cũng đưa ra một ví dụ khác về thành phố Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, lại áp dụng hệ thống tính điểm dựa trên dữ liệu NCISP, trong đó công bố điểm số theo thang điểm 0 – 1.000 cho công dân đăng ký trên ứng dụng (app) tín dụng xã hội. Người dân có thể tra cứu điểm số của mình và truy cập các đặc quyền trên Ứng dụng Điểm Hạ Môn Egret (App), cung cấp các khoản thưởng bao gồm miễn phí đặt cọc khi thuê xe đạp thành phố, và giảm phí đỗ xe.
Trong khi rất nhiều người và truyền thông bị ám ảnh bởi các hệ thống chấm điểm, ông Daum lại biện hộ rằng chúng phần lớn mang tính giáo dục.
Ông Daum nói trong khi Thượng Hải có một hệ thống tính điểm và người dùng có thể thấy điểm số của họ bằng cách đăng nhập vào ứng dụng ‘Honest Shanghai’ [Chân thật Thượng Hải], không nhiều người biết về nó vì nó “không có ý nghĩa” đối với họ.
Thật vậy, một số cư dân Thượng Hải được ABC phỏng vấn, nói rằng họ chưa hề nghe về ứng dụng này, mặc dù nó đã được giới thiệu vào năm 2016.
Anh Zhongping Huang, một cư dân Thượng Hải ở độ tuổi 30, nói với hãng tin ABC rằng ở Trung Quốc “không có quyền riêng tư nào cả” vì tất cả dữ liệu đều bị “nhà nước nắm giữ, và có thể được truy vấn vào bất cứ lúc nào”.
“[Ở phương Tây], mọi người rất coi trọng quyền riêng tư và nhân quyền, trong khi chúng tôi về cơ bản sống trần trụi. Là một quốc gia độc đảng, chúng tôi chỉ chú ý đến bề ngoài của các khuôn khổ phát triển, nhưng lại bỏ qua và thiếu tôn trọng đối với nhu cầu cao hơn về quyền con người và quyền riêng tư”, anh Huang nhận xét.
Hệ thống Tín dụng Xã hội mang tính ‘Độc tài toàn trị’?
Việc sử dụng thu thập và phân tích dữ liệu lớn, kết hợp với việc sử dụng công nghệ giám sát ngày càng tăng trên khắp Trung Quốc, đã làm nảy sinh những lo ngại xung quanh việc xói mòn quyền riêng tư, và vi phạm nhân quyền.
Phát biểu với hãng tin ABC, bà Delia Lin, một giảng viên cao cấp về nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Châu Á của Đại học Melbourne, tin rằng tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, là tạo ra “một xã hội hoàn toàn thông thấu”.
“[Nó được gọi là] quản trị xã hội thông thấu, điều đó có nghĩa là mọi người đều trông trần trụi; tất cả dữ liệu của bạn được hiển thị, không có sự riêng tư nào cả”, bà Delia giải thích.
Theo bà Delia, “[Chính phủ Trung Quốc] cho rằng rằng người dân và các công ty không thể tin tưởng được, [và] cách duy nhất để quản lý hành vi của họ là có sự giám sát mạnh mẽ này, và hệ thống thưởng và trừng phạt rất nghiêm ngặt để đưa họ vào ‘vị trí’, giám sát hành vi của họ và đảm bảo họ cư xử theo cách mà chính phủ muốn họ làm”.
Bà Samantha Hoffman, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói với hãng ABC rằng trong khi nhiều nơi thu thập dữ liệu cho nhiều mục đích khác nhau, sự khác biệt là ý định của ĐCSTQ.
“Tín dụng Xã hội là một phần của trạng thái giám sát có qui mô rất lớn. Việc đánh giá Tín dụng Xã hội là ‘Orwellian’ [độc tài toàn trị], tôi nghĩ là ổn, bởi vì cuối cùng nó là như vậy; Tín dụng xã hội cũng là thứ để giải quyết vấn đề, nhưng nó có nghĩa là giải quyết các vấn đề trong khuôn khổ giải pháp cuối cùng, là sự duy trì và mở rộng quyền lực của đảng”.
Một nhóm các camera giám sát được lắp trên cột, có khả năng nhận dạng khuôn mặt. (Ảnh: Dahua Technologies)
Hệ thống SCS không chỉ là một nguyên nhân gây lo ngại cho các cá nhân. Vào tháng 8/2019, Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc đã công bố một báo cáo, cảnh báo các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc, phải chuẩn bị trước việc Trung Quốc sẽ triển khai nó trong năm 2020.
Báo cáo nêu rõ hành vi của các công ty sẽ liên tục bị theo dõi, với điểm số được điều chỉnh tương ứng, và các doanh nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, như bị trừng phạt hoặc thậm chí là vào bị đưa vào danh sách đen, nếu họ không tuân thủ.
Bắc Kinh sẽ làm gì trong năm 2020?
Cho rằng ngoài một loạt các chính sách tín dụng xã hội sắp tới, bà Schaefer cũng trông đợi việc ban hành luật Hệ thống Tín dụng Xã hội.
Là người đứng đầu dự án Theo dõi Hệ thống tín dụng xã hội của công ty Trivium, bà Schaefer chia sẻ: “Cách, mà chúng tôi đã khái niệm hóa nó, trong khoảng thời gian 6 năm đầu tiên này, là nhằm thiết lập nền tảng pháp lý cho Tín dụng Xã hội; [Năm nay], việc phát hành quan trọng mà chúng tôi trông đợi, là một luật Tín dụng Xã hội cơ bản, toàn diện”.
Tuy nhiên, ông Daum lại cho rằng việc áp dụng luật Tín dụng xã hội quốc gia có thể còn mất nhiều năm nữa, vì nó vẫn đang được nghiên cứu, và một dự thảo vẫn chưa được công bố.
Nhưng ông Daum cho hay 4 chính quyền cấp tỉnh, bao gồm: Thượng Hải, Chiết Giang, Hà Bắc và Hồ Bắc, đã ban hành các quy định riêng của họ, và luật quốc gia có thể có những quy định tương tự như của Thượng Hải, bao gồm những thông tin nào có thể được thu thập; những gì được coi là hành vi không đáng tin cậy; các biện pháp trừng phạt; và những gì mọi người có thể làm để phản đối những thông tin không chính xác.
Bắc Kinh có thể chậm thi hành hệ thống SCS?
Hệ thống SCS là một công việc đầy tham vọng, đang được triển khai. Với sự rộng lớn của đất nước Trung Quốc, có nghĩa là sẽ phải mất nhiều năm, nếu không phải là hàng thập kỷ, để hệ thống tín dụng xã hội được thực hiện hoàn toàn.
“Tôi nghĩ rằng sẽ mất nhiều thời gian, bởi vì tôi nghĩ đó là thách thức ‘quan liêu’ – đó là một dân số lớn, và có được tất cả dữ liệu từ tất cả các cấp chính quyền khác nhau”, ông Daum nói với hãng ABC.
Cho rằng khác với các nước châu Âu, có dân số ít hơn, với hệ thống với dữ liệu chủ yếu tập trung và có sẵn, ông Daum nhận định, Trung Quốc phải đối mặt với một thách thức khác.
“Đó là một chính phủ lớn, và đó không phải là một chính phủ thực sự hiệu quả. Sẽ rất khó để áp dụng mọi chính sách, đặc biệt là khi các quy tắc thực hiện nó không rõ ràng, ai có thẩm quyền gì, không rõ ràng, và có được tất cả các chính quyền cấp quận và cấp tỉnh có được thông tin được được nộp kịp thời, là một thách thức thực sự”, ông Daum nhận xét.
Còn theo bà Schaefer, khả năng công nghệ hiện tại của Trung Quốc cũng được phương Tây đánh giá quá cao, do một số hồ sơ vi phạm vẫn phải nộp lên [chính quyền] một cách thủ công.
“Ở phương Tây, chúng tôi tưởng tượng người dân đi trong hệ thống tàu điện ngầm, và một camera sẽ tự động phát hiện ra rằng bạn đang vi phạm quy định và rằng nó sẽ tự động được ghi vào hồ sơ của bạn”, bà Schaefer chia sẻ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32542-bao-chi-uc-quan-ngai-he-thong-tin-dung-xa-hoi-tq-mang-tinh-doc-tai-toan-tri.html

Mất thăng bằng về giới tính,24 triệu

người Hoa Lục tìm vợ ngoại quốc chủ yếu là Việt Nam

Ở các vùng nông thôn của Trung Cộng, chính sách một con kéo dài ba thập kỷ gây ra nạn phá thai vì giới tính của thai nhi. Tuy chính sách này bị bãi bỏ vào năm 2015, nhưng theo tờ The Conversation đưa tin, hệ lụy của chính sách này là tạo ra sự thiếu hụt trầm trọng nữ giới.
Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế nhanh chóng chủ yếu diễn ra ở các đô thị khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ trẻ rời khỏi vùng nông thôn nghèo khó đến các khu vực thành thị để tìm kiếm việc làm và một cuộc sống tốt hơn. Không chỉ nam giới ở nông thôn khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời mà đàn ông ly hôn cũng phải chịu cảnh độc thân vì không có tiền chi trả cho một đám cưới khác. Tại Trung Cộng, gia đình chú rể phải có nhà riêng và có của hồi môn cho gia đình cô dâu, trung bình khoảng 20,000 Mỹ kim. Giống như phụ nữ trên toàn thế giới, phụ nữ Trung Cộng cũng có xu hướng kết hôn trễ. Kết quả là ngày càng có nhiều đàn ông Trung Cộng phải tìm vợ ngoại quốc, chủ yếu là ở Việt Nam. Số lượng các cuộc hôn nhân quốc tế ở Trung Cộng rất khó xác định vì một số cô dâu ngoại quốc được nhập lậu vào nước này, không ghi danhvới chính quyền.
Tân Hoa Xã ước tính lượng cô dâu đến từ Việt Nam chiếm cao nhất với hơn 100,000 người, và có 7,000 cô dâu đến từ Cambodia. Sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Cộng tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ quốc tế này. Hơn nữa, hai quốc gia còn có chung đường biên giới khiến cho các cặp dễ gặp gỡ và quen biết.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mat-thang-bang-ve-gioi-tinh-24-trieu-nguoi-hoa-luc-tim-vo-ngoai-quoc-chu-yeu-la-viet-nam/

Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tái đắc cử,

Bắc Kinh hậm hực

Chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm qua 11/01/2020 của bà Thái Anh Văn, nữ tổng thống mãn nhiệm luôn đương đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, là một cái tát cho Bắc Kinh. Trung Quốc công khai ủng hộ đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng, nhưng ông này chỉ được 38,6% số phiếu trong khi bà Thái bỏ xa ông với 57,1% (8,1 triệu phiếu), cao hơn năm 2016.
Trước việc người dân Đài Loan ồ ạt dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, Bắc Kinh vô cùng bối rối, và hôm nay truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức cáo buộc bà « gian lận » hay chỉ nhờ « may mắn ».
Thông tín viên Simon Leplâtre từ Thượng Hải cho biết thêm chi tiết :
Người dân Trung Quốc biết được kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan chỉ qua một câu ngắn thông báo chiến thắng của « nhà lãnh đạo » mãn nhiệm Thái Anh Văn. Dưới dòng tin ngắn ngủi này, các lời bình đã tiết lộ nhiều điều : nhiều cư dân mạng hỏi một câu đơn giản « Tại sao ? »
Câu trả lời gây bối rối cho chính quyền Bắc Kinh, thì họ không thể đọc được trên báo chí nhà nước. Vì tuy có đủ các tính cách của một Nhà nước có chủ quyền, nhưng về mặt chính thức tại Hoa lục, thì Đài Loan vẫn luôn là một tỉnh phản bội, cần phải thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.
Một ngày sau cuộc bầu cử, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho đăng một thông cáo tối giản, khẳng định dù tình hình nội bộ ở Đài Loan có như thế nào đi nữa, cũng « chỉ có một nước Trung Hoa mà thôi, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc ».
Ngoài ra, một bài bình luận được Tân Hoa Xã đăng lên sáng nay : ở Hoa lục, bà Thái Anh Văn không thể được gọi là tổng thống, mà là  lãnh đạo, hay « leader ». Bài viết cáo buộc đảng của bà đã vận dụng các chiến thuật như hăm dọa, gian lận, mua phiếu…Bài xã luận kết thúc bằng một lời cảnh cáo : Nếu nhà lãnh đạo Đài Loan cứ khăng khăng đi theo con đường độc lập, thì chỉ đẩy nhanh thêm sự chấm dứt « ảo vọng » của họ – có thể hiểu là việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200112-%C4%91%C3%A0i-loan-b%C3%A0-th%C3%A1i-anh-v%C4%83n-t%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-c%C3%A1i-t%C3%A1t-cho-b%E1%BA%AFc-kinh

Thái Lan : Hàng nghìn người

tham gia cuộc chạy đua « chống độc tài »

Anh Vũ
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình chính trị bị cấm, phong trào phản kháng chính quyền Thái Lan tìm được một phương pháp đấu tranh mới. Hôm nay, 12/01/2020, hàng nghìn người đã tham gia cuộc chạy đua « chống độc tài ». Thực chất đây là một cuộc tập hợp công khai chống chế độ của tướng Prayut Chan-O-Cha, lên nắm quyền bằng cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Hiện ông Chan-O-Cha đang lãnh đạo một chính phủ dân sự, nhưng bị dư luận đánh giá là độc tài, dựa vào sức mạnh của giới quân nhân để duy trì quyền lực.
Thông tín viên Carole Isoux tại Bangkok tường trình:
Mặt trời vẫn còn chưa lên đã có nhiều nghìn người đổ về một công viên nằm ở ngoại ô Bangkok. Họ mặc áo thun in dòng chữ « Chạy để đuổi Ông chú ». « Ông chú » là biệt danh nửa cảm tình nửa hài hước dành cho vị thủ tướng mà họ đang đòi phải từ chức. Đa số người biểu tình là sinh viên. Theo họ, thế hệ mới không còn có thể chấp nhận những sai lầm của thế hệ cha anh.
« Thủ tướng nói ông lên nắm quyền qua con đường dân chủ, nhưng hoàn toàn không phải, ông ta sử dụng sức mạnh và thủ đoạn để có lợi cho mình. Ở Thái Lan, thực tế nhân dân không có quyền gì, ông ta không đếm xỉa tới việc đó ».
Cuộc thi chạy ngắn ngủi trong ngày là cuộc biểu tình chính trị công khai lớn nhất do đảng Tương Lai Mới tổ chức từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Đảng Tương Lai Mới của giới trẻ này đang bị đe dọa giải tán bởi Tòa Bảo Hiến.
Tuy nhiên để đáp trả, hàng nghìn người ủng hộ chính phủ cũng tập hợp ở một công viên trong trung tâm thủ đô, cách đó hơn chục km. Tuổi trung bình của những người biểu tình này rõ ràng là cao hơn. Điều này cho thấy sự xung khắc thế hệ trong đất nước này.
Thái Lan từ nhiều thập kỷ qua bị chìm trong sự phân hóa xã hội sâu sắc giữa một bên là phe bảo thủ và bên kia là những người có đầu óc cải cách, nhất là về các vấn đề dính đến quân đội, tư pháp và nền quân chủ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200112-th%C3%A1i-lan-h%C3%A0ng-ngh%C3%ACn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tham-gia-cu%E1%BB%99c-ch%E1%BA%A1y-%C4%91ua-%C2%AB-ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%99c-t%C3%A0i-%C2%BB

Số người thiệt mạng

trong vụ đánh bom tự sát tại Pakistan gia tăng

Tin từ QUETTA, Pakistan – Các viên chức cho biết, số người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Quetta phía tây nam Pakistan đã tăng lên 15 người. Vụ nổ này xảy ra trong buổi cầu nguyện tối thứ Sáu (10/1), và cảnh sát cho hay có ít nhất 20 người khác bị thương. Bộ trưởng Bộ Nội vụ tỉnh Zia Langove cho hay, hai người trong số những người bị thương vừa qua đời tại bệnh viện ngay trong đêm, đồng thời cho biết thêm rằng có sáu người vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo nhà nước Hồi giáo ISIS, kẻ đánh bom tự sát thực hiện vụ tấn công nhằm vào một chủng viện Taliban Afghan. Ông Paul Jones, đại sứ Hoa Kỳ tại Pakistan, cho biết Hoa Kỳ lên án vụ tấn công khủng bố khi sự việc tàn khốc này lại xảy ra ở một nơi thờ cúng. Bên cạnh đó, ông Jones còn gửi lời chia buồn đến gia đình của những người thiệt mạng. Baluchistan là một tỉnh giàu khoáng sản và khí đốt của Pakistan, trong đó Quetta là thủ phủ của Baluchistan, và cũng là trung tâm của Hành lang kinh tế Trung Cộng-Pakistan trị giá 60 tỷ Mỹ kim, một phần của dự án Vành đai và con đường của Trung Cộng. Tuy nhiên, bạo lực ở tỉnh này làm dấy lên mối lo lắng về an ninh của các dự án. Vụ tấn công trên là vụ thứ hai tại thành phố trong tuần này, trong khi cảnh sát cho biết họ đã chặn một vụ tấn công khác bằng cách giết người tấn công tự sát ở thành phố Rawalpindi gần Islamabad, sau khi người này bắn chết hai cảnh sát.
Các viên chức địa phương sẽ không xác nhận liệu theo chính sách quốc gia thì chủng viện Dar-ul-Aloom Shariah có thuộc về Taliban Afghan hay không. Baluchistan đang phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của các nhóm ly khai và dân tộc chủ nghĩa. Không chỉ vậy, các chiến binh Hồi giáo cũng có sự hiện diện đáng kể trong khu vực này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/so-nguoi-thiet-mang-trong-vu-danh-bom-tu-sat-tai-pakistan-gia-tang/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.