Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 16/12/2019

Monday, December 16, 2019 3:26:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 16/12/2019

Hoa Kỳ ‘trục xuất’ quan chức Trung Quốc

Chính phủ Mỹ đã bí mật trục xuất hai quan chức của đại sứ quán Trung Quốc, sau khi họ lái xe vào một căn cứ quân sự, Reuters đưa tin, dẫn nguồn từ New York Times.
Tờ báo của Mỹ hôm 15/12 đưa tin rằng một trong hai quan chức Trung Quốc bị nghi là nhân viên tình báo hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao.
New York Times đưa tin rằng quan chức Trung Quốc đã vi phạm an ninh tại một căn cứ ở Virginia hồi mùa thu, và chỉ dừng xe sau khi các xe chữa cháy được sử dụng để chặn đường họ.
Theo Reuters, phát ngôn viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Mỹ không hồi đáp ngay trước yêu cầu bình luận.
XEM THÊM:
Ngoại trưởng TQ: “Mỹ là nước gây rối trên thế giới”
Dù chưa có lý do chính xác về việc quan chức Trung Quốc lái xe vào căn cứ ở Norfolk, Virginia, các quan chức Mỹ tin rằng họ làm vậy để thử nghiệm tình hình an ninh tại căn cứ, theo New York Times.
Khi ngừng lái, tin cho hay, quan chức Trung Quốc nói với các bảo vệ của căn cứ rằng họ bị lạc.
Vài tuần sau đó, hôm 16/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra các luật lệ mới đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc, theo đó yêu cầu họ phải thông báo cho Bộ này trước khi họ có bất kỳ cuộc gặp nào với các quan chức địa phương, tiểu bang cũng như với các viện nghiên cứu và giáo dục.
Theo Reuters, Mỹ trong những năm qua đã tăng cường nỗ lực ngăn chặn trước các quan ngại về việc do thám của Trung Quốc ở Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-k%E1%BB%B3-tr%E1%BB%A5c-xu%E1%BA%A5t-quan-ch%E1%BB%A9c-trung-qu%E1%BB%91c/5206759.html

Thỏa thuận Mỹ – Trung hạn chế,

nhưng là thứ Tổng thống Trump cần lúc này

Sau nhiều vòng đàm phán, chính quyền Trump không thể đạt được cam kết đáng kể từ Trung Quốc mà chỉ nhận được bản thỏa không đủ bù đắp tổn thất.
Thỏa thuận thương mại hạn chế mà chính quyền Trump và Bắc Kinh công bố hôm 13/12 có nghĩa là người Mỹ sẽ tránh tăng thuế nghỉ lễ đối với đồ chơi, quần áo và điện thoại thông minh nhập khẩu. Nông dân Mỹ có thể bán thêm đậu nành và thịt lợn cho Trung Quốc. Và các công ty Mỹ sẽ đối mặt ít áp lực hơn khi giao bí mật thương mại cho Bắc Kinh.
Nhưng những gì chính quyền thu được từ thứ được gọi là thỏa thuận Giai đoạn 1 mà Tổng thống Donald Trump ăn mừng không đáp ứng được những yêu cầu mà ông đưa ra khi phát động cuộc chiến thương mại chống lại Bắc Kinh 17 tháng trước. Các vòng đàm phán tiếp theo là cần thiết để đạt được một thỏa thuận đáng kể hơn.
Dù vậy, thỏa thuận sơ bộ hôm 13/12 đã giải quyết được ít nhất một cuộc xung đột khiến các nhà đầu tư lao đao và làm chậm tăng trưởng kinh tế trước khi bước vào năm bầu cử, khi ông Trump tái tranh cử với lời hứa về sự thịnh vượng của nước Mỹ.
Thỏa thuận hỗn hợp
Theo thỏa thuận, chính quyền Trump đã bỏ kế hoạch áp thuế mới đối với 160 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/12, loại thuế có thể sẽ dẫn đến giá cao hơn đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng. Chính quyền cũng đồng ý giảm thuế nhập khẩu hiện tại đối với khoảng 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 15% xuống còn 7,5%.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với các phóng viên rằng đổi lại, Trung Quốc đã đồng ý mua 40 tỷ USD/năm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong hai năm, mặc dù xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc chưa bao giờ đạt 26 tỷ USD/năm. Ngoài ra, Bắc Kinh cam kết chấm dứt gây áp lực để các công ty phải bàn giao công nghệ của họ như điều kiện để tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Ông Lighthizer cho biết Trung Quốc cũng đồng ý dỡ bỏ một số rào cản thị trường đối với các sản phẩm như thịt bò, thịt gia cầm, hải sản, thức ăn cho vật nuôi và thức ăn chăn nuôi.
Tổng cộng, Mỹ dự kiến tăng 200 tỷ USD xuất khẩu trong hai năm nhờ thỏa thuận này.
“Chúng tôi kỳ vọng thâm hụt thương mại giảm xuống”, ông Lightizer nói và cho biết thêm rằng thỏa thuận có thể sẽ được ký vào tuần đầu tiên vào tháng 1 và có hiệu lực sau 30 ngày.
Tuy nhiên, chính quyền không công bố bản thảo chi tiết của thỏa thuận. Trong quá khứ, hai bên từng rất gần đạt được thỏa thuận để rồi đàm phán lại sụp đổ.
Đồng thời, thỏa thuận Giai đoạn 1 để lại một số vấn đề lớn chưa được giải quyết, đáng chú ý là các khiếu nại về việc Bắc Kinh trợ cấp không công bằng cho các công ty của mình để mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nhiều nhà phân tích thương mại cho rằng thỏa thuận chỉ đạt được mỗi thứ một ít. “Thỏa thuận này còn một chặng đường dài để đảo ngược vòng xoáy đi xuống trong quan hệ thương mại song phương và tăng sự chắc chắn cho các doanh nghiệp Mỹ”, Wendy Cutler, cựu đàm phán thương mại Mỹ, hiện là phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cho biết.
“Chỉ bằng những nhượng bộ hạn chế, Trung Quốc đã có thể bảo tồn hệ thống kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương của mình và tiếp tục các chính sách phân biệt đối xử gây bất lợi cho các đối tác thương mại và nền kinh tế toàn cầu”, Scott Kennedy, chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét gay gắt hơn.
“Ông Trump có thể đảo ngược tiến trình và gia hạn thuế quan. Nhưng Bắc Kinh đã tự mua cho mình quãng nghỉ khỏi sự bấp bênh hàng ngày trong ít nhất vài tháng và có lẽ trong phần còn lại của nhiệm kỳ hiện tại của ông Trump”, ông nói với AP.
Không đủ bù đắp tổn hại
Ông Trump lần đầu tiên tuyên bố thỏa thuận Giai đoạn 1 trở lại vào ngày 11/10 nhưng các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục trong hai tháng nữa. Tổng thống, người đã công bố thỏa thuận mới nhất qua Twitter, nói rằng công việc cho thỏa thuận Giai đoạn 2 tiếp theo sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Thông báo của ông được đưa ra vài phút sau khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện phê chuẩn cáo buộc luận tội lạm quyền và cản trở quốc hội đối với ông. Nhà Trắng cho biết tổng thống sẽ “không bao giờ ngừng làm việc và tiếp tục đạt được các thỏa thuận thành công có lợi cho đất nước”.
Tại Bắc Kinh, các quan chức cho biết nếu chính quyền Trump giảm thuế, Trung Quốc sẽ giảm hình phạt thương mại đối với hàng hóa Mỹ và hủy kế hoạch thuế quan mới vào ngày 15/12.
Theo AP, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tranh chấp về các ngành công nghiệp của tương lai và cách Trung Quốc kinh doanh – sự pha trộn của chủ nghĩa tư bản và kiểm soát nhà nước.
Chính quyền cáo buộc Trung Quốc gian lận trong nỗ lực phát triển các công nghệ tiên tiến như xe không người lái và trí tuệ nhân tạo. Họ cho rằng Trung Quốc đánh cắp công nghệ, buộc các công ty nước ngoài phải trao các bí mật thương mại, trợ cấp không công bằng cho các công ty của chính họ và dựng lên những rào cản quan liêu cho các đối thủ nước ngoài.
Bắc Kinh bác bỏ các cáo buộc và cho rằng Washington chỉ đang cố gắng đàn áp một đối thủ đang lên trong thương mại quốc tế.
Kể từ tháng 7/2018, chính quyền Trump đã áp dụng một loạt biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, đôi khi thay đổi hoặc trì hoãn tăng thuế theo kế hoạch.
Thông báo hôm 13/12 có nghĩa là Mỹ vẫn sẽ tiếp tục áp thuế nhập khẩu 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và sẽ giảm một nửa mức thuế đối với 112 tỷ USD hàng hóa khác xuống còn 7,5%. Họ sẽ bỏ kế hoạch nhắm tới thêm 160 tỷ USD hàng hóa, ngừng mở rộng mức thuế đối với tất cả mọi thứ
mà Trung Quốc bán cho Mỹ và thuế đánh vào các mặt hàng tiêu dùng như đồ chơi và điện thoại thông minh.
Bắc Kinh trả đũa bằng cách đánh thuế lên 120 tỷ USD hàng xuất khẩu của Mỹ, bao gồm đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác rất quan trọng đối với nhiều người ủng hộ ông Trump ở nông thôn Mỹ.
Rob Atkinson, Chủ tịch Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, cho biết, thỏa thuận này thể hiện sự tiến bộ nhưng nói rằng “Mỹ vẫn phải giải quyết toàn diện các hoạt động của chủ nghĩa trọng thương mới tràn lan của Trung Quốc”.
Mary Lovely, nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết thỏa thuận hôm 13/12 có thể không mang lại đủ lợi ích cho Mỹ để bù đắp tổn hại của cuộc chiến thương mại cho đến nay.
Nông dân Mỹ bị mất hàng tỷ USD thu nhập, các công ty đã trả hàng tỷ USD thuế quan và trong nhiều trường hợp đã thay đổi chuỗi cung ứng của họ còn người tiêu dùng phải chịu giá cả tăng.
Ông Lighthizer cho biết thỏa thuận Giai đoạn 1 đã giải quyết một trong những quan tâm chính của Mỹ: đảm bảo rằng một thỏa thuận có thể được thực thi. Chính quyền Trump và các nhà phê bình khác nói rằng Trung Quốc có truyền thống vi phạm các lời hứa của họ.
Thỏa thuận hôm 13/12 thiết lập quy trình giải quyết tranh chấp, trong đó nếu một khiếu nại không được giải quyết, bên bất mãn có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả thuế quan.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32132-thoa-thuan-my-trung-han-che-nhung-la-thu-tong-thong-trump-can-luc-nay.html

Mỹ-Trung hài lòng về kết quả khiêm tốn

của thỏa thuận thương mại sơ bộ

Thanh Hà
Cả Trung Quốc lần Hoa Kỳ thở phào nhẹ nhõm với thỏa thuận mậu dịch song phương sơ bộ đôi bên vừa đạt được hôm 13/12/2019. Nhưng còn quá nhiều chi tiết quan trọng trong văn bản này vẫn được Bắc Kinh và Washington giấu kín.
Kinh nghiệm cho thấy các bên vẫn có thể đổi ý vào giờ chót, cho tới khi nào văn bản chính thức được nguyên thủ hai nước đặt bút phê chuẩn. Xung đột thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp diễn. Những gì Mỹ và Trung Quốc đạt được đều quá ít ỏi trong cuộc đọ sức lần này.
Washington vẫn chưa đạt được hai mục tiêu chính đề ra ban đầu là đòi Bắc Kinh ngừng trợ giá cho các doanh nghiệp, ngưng đánh cắp các công nghệ của các công ty Mỹ. Washington vẫn giữ nguyên các biện pháp áp thuế đánh vào hàng của Trung Quốc đã ban hành.
Dù vậy, nhờ thỏa thuận về nguyên tắc này, Trung Quốc tạm né được một đợt trừng phạt mới của Mỹ. Các đợt áp thuế liên tiếp của Hoa Kỳ khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi trong bốn tháng liên tiếp, đặc biệt là hàng bán sang thị trường Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, Washington ồn ào thông báo đạt được thỏa thuận trong “Giai đoạn 1” với Trung Quốc về thương mại. Trưởng đoàn đàm phán Mỹ, Steven Mnuchin, đánh giá đây là một thỏa thuận mang tính “lịch sử“. Trong hai năm sắp tới, Trung Quốc sẽ mua vào 40 rồi 50 tỷ đô la nông phẩm của Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump xem đấy là một khối lượng “cực lớn”. Điều quan trọng hơn nữa đối với Nhà Trắng là Bắc Kinh sẽ nhập khẩu thêm 200 tỷ đô la sản phẩm và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm sắp tới, nhằm thu hẹp thâm hụt mậu dịch của Hoa Kỳ với đối tác thương mại châu Á này.
Ở hậu trường, mỗi bên đều “ngậm bồ hòn làm ngọt“. Trái với điều Bắc Kinh mong đợi, Mỹ vẫn duy trì mức thuế nhập khẩu 25 % đánh vào 250 tỷ đô la hàng của Trung Quốc, từ máy móc công nghiệp cho đến linh kiện điện tử. Hoa Kỳ tuyên bố thẳng chính sách thuế quan là một công cụ để đàm phán với Trung Quốc trong “Giai Đoạn 2“. Điều đó cũng có nghĩa là Washington sẽ quan sát đối phương và sẵn sàng sử dụng lại lá bài áp thuế trong trường hợp cần thiết, như ghi nhận của chuyên gia Larry Ong, cơ quan tư vấn Sinolnsider
Trong khi Nhà Trắng trình bày việc Trung Quốc cam kết mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ và giảm thâm hụt mậu dịch với Mỹ như một thắng lợi quan trọng trước một đối thủ đáng gờm, thì các chuyên gia đều lưu ý rằng chỉ riêng về điểm này, Trung Quốc đồng ý mua thêm thực phẩm của Mỹ nhằm giảm bớt áp lực về nhu cầu tiêu thụ nội địa, đồng thời hứa hẹn chi thêm vào chục tỷ để làm quà cho cử tri của ông Trump và qua đó đạt được những mục tiêu quan trọng hơn. Nhưng ngoài ra, Bắc Kinh không nhượng
bộ gì nhiều, đặc biệt là trên hai đòi hỏi chính của Washington, liên quan đến chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nhà nước và trên vế bảo vệ sở hữu trí tuệ, hay về vấn đề chuyển giao công nghệ.
Điểm thứ hai là, tương tự như hồi tháng 10 vừa qua hay trước đó nữa vào mùa xuân năm nay, Washington và Bắc Kinh ít nhất đã 2 lần tưởng chừng đạt được thỏa thuận để tạm thời ngưng chiến, nhưng rồi Nhà Trắng đã dừng lại tất cả vào giờ chót. Không có gì bảo đảm là lần này, thỏa thuận sơ bộ hôm 13/12/2019 không bị chết yểu. Đặc biệt là trong bối cảnh đang có quá nhiều căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, từ vấn đề Hồng Kông đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay gần đây nhất là tiết lộ Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Trung Quốc vì tình nghi “gián điệp“.
Sau cùng, yếu tố chính trị có thể lại càng khiến thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung trong “Giai đoạn 1” thêm mong manh. Với những thành quả ít ỏi giành được, không chắc ở Bắc Kinh ông Tập Cận Bình đủ sức bịt miêng các tiếng nói chống đối ngay trong hàng ngũ nội bộ đảng.
Ở Hoa Kỳ, bài toán cũng không đơn giản. Theo chuyên gia Jean-François Boittin thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế Thông Tin Quốc Tế CEPII của Pháp, các biện pháp áp thuế lên hàng của Trung Quốc đè nặng lên túi tiền của các tập đoàn Mỹ và bước kế tiếp sẽ là lên các hộ gia đình Mỹ. Không chắc công luận Mỹ tiếp tục ủng hộ tổng thống Trump trong một cuộc chiến dài hơi và cũng không chắc Nhà Trắng dùng màn “ảo thuật” này để che mắt công luận từ nay cho tới bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2020.
Tuy nhiên, trong một năm qua, cuộc đọ sức giữa chính quyền Trump với Bắc Kinh khiến tinh thần bài Trung Quốc của công luận Mỹ gia tăng. Theo thăm dò gần đây nhất của viện Pew Research, tỉ lệ người Mỹ có “phản cảm” với Trung Quốc đang từ 47 % năm 2018 tăng lên thành 60 % trong năm nay.
Cả Bắc Kinh lẫn Washington đều biết rằng từ nay cho đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2020, chính quyền Trump sẽ càng gia tăng sức ép với Trung Quốc. Do vậy, thỏa thuận sơ bộ mới đạt được vào cuối tuần trước, dù chưa được lãnh đạo hai nước ký kết tạm thời, cho phép các bên dễ thở hơn một chút và lấy sức trường kỳ chiến đấu.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191216-b%E1%BA%AFc-kinh-v%C3%A0-washington-c%C3%B9ng-h%C3%A0i-l%C3%B2ng-v%E1%BB%81-k%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-khi%C3%AAm-t%E1%BB%91n-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-s%C6%A1-b%E1%BB%99-th%C6%B0%C6%A1

Ai chịu thiệt thòi hơn trong thương chiến Mỹ – Trung?

Ngày 15-8, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã thông qua kết luận về việc Mỹ áp thuế đối với một số mặt hàng của Trung Quốc, bật đèn xanh cho Trung Quốc tìm kiếm các biện pháp đòi bồi thường.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng gia tăng với việc hai bên liên tiếp đáp trả nhau bằng các biện pháp thuế quan. Nhưng không dừng lại ở đó, đã có những chỉ dấu về việc hai bên sử dụng cả các biện pháp phi thuế quan, thậm chí cả những công cụ đa phương mà việc kiện ra WTO là một ví dụ…
Trung Quốc: nhiều lựa chọn, lắm rủi ro
Ngay từ khi nổ ra cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã tìm kiếm các biện pháp tương xứng để đáp trả. Nhưng các lựa chọn có thể có đều khó tránh những tổn thất nhất định.
Trung Quốc có thể sử dụng công cụ tiền tệ, hạ thấp tỉ giá nhân dân tệ như vừa qua nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi vì có thể kích hoạt việc dòng vốn chảy ra ngoài Trung Quốc như đã từng diễn ra.
Trung Quốc cũng có thể bán tháo hơn 1.200 tỉ USD trái phiếu Mỹ đang nắm giữ. Thứ “vũ khí hạt nhân” này dù có thể tác động mạnh đến kinh tế và đồng USD nhưng đồng thời cũng có phản ứng ngược không kém với Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có thể đơn phương đáp trả bằng các biện pháp tẩy chay hàng hóa như đã áp dụng đối với các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng với Mỹ không đơn giản như vậy vì rất nhiều sản phẩm của các công ty đa quốc gia của Mỹ như Apple, General Motors… đều được sản xuất tại Trung Quốc, sử dụng nhiều lao động Trung Quốc.
Và một biện pháp nữa là kiện lên WTO như đã làm. Nhưng để được vạ có khi má đã sưng. Tiến trình giải quyết qua WTO mất rất nhiều thời gian (vụ tranh chấp Airbus – Boeing giữa Mỹ và EU phải mất hơn 10 năm WTO mới ra phán quyết cuối cùng).
Thậm chí Mỹ cũng có thể phản đòn kiện ngược lại Trung Quốc như đã làm hồi tháng 7 vừa qua đối với hàng nhôm sắt của Trung Quốc.
Mỹ: “vũ khí” nhiều nhưng không dễ dùng
Về phía Mỹ, cho đến nay Tổng thống Trump chủ yếu mới chỉ sử dụng công cụ thương mại do Mỹ có lợi thế cửa trên. Nếu chiến tranh thương mại leo thang, Mỹ còn nhiều vũ khí khác dù không dễ sử dụng.
Lựa chọn đầu tiên và ưa thích của Tổng thống Trump vẫn là thuế với việc áp thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc, như từ 10% lên 25% đối với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc. Tuy nhiên mức độ gia tăng thuế cũng có giới hạn vì nó sẽ gây phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Trump phải hoãn việc áp thuế dự định từ đầu tháng 9 đến cuối năm nay.
Công cụ thứ hai mà Mỹ đã bắt đầu triển khai là việc gắn Trung Quốc mác “thao túng tiền tệ”. Theo đó, các công ty Mỹ có thể đề nghị áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhất định với yêu cầu cần được bảo vệ. Nhưng với việc đã áp thuế đối với hàng Trung Quốc hiện nay, việc gắn mác “thao túng tiền tệ” này có tác dụng biểu tượng hơn là thực chất.
Một thứ vũ khí nữa mà Tổng thống Trump nhiều lần muốn sử dụng là giảm lãi suất và giảm giá đồng USD để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ. Ông Trump đã nhiều lần kêu gọi và gây sức ép đối với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) làm điều này với lý do hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ nhưng cho đến nay FED vẫn rất do dự trong việc thực hiện đề nghị này.
Ngoài ra, nếu chiến tranh thương mại leo thang, Mỹ còn có thể mở rộng sang việc cấm cửa đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ hoặc hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao như từng làm với Huawei. Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác sẽ là bước leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại này.
Mỹ chống chịu tốt hơn
Với đà gia tăng của các biện pháp trả đũa, câu hỏi đặt ra là ai sẽ có thể chống chọi tốt hơn?
Trung Quốc có lợi thế là một nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ, chính phủ can thiệp nhiều vào nền kinh tế cũng như kiểm soát được chính trị.
Do đó chính phủ có thể dễ dàng can thiệp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với các lĩnh vực kinh tế nhất định cũng như kiểm soát được các thông tin tiêu cực về cuộc chiến thương mại.
Nhưng những tổn thất và thiệt hại đối với đà phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng đến ổn định chính trị. Và nếu chiến tranh thương mại mở rộng sang những lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ… sẽ còn ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc sang một nền kinh tế hiện đại như mục tiêu đặt ra.
Về phía Mỹ, với quy mô lớn gấp rưỡi kinh tế Trung Quốc (20.000 tỉ USD so với 13.000 tỉ USD) và không bị phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế, do đó có khả năng chống chịu và thích ứng tốt hơn.
Hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ lớn hơn nhiều so với hàng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, bất kỳ biện pháp đối đẳng nào của Trung Quốc đều có tác động nhỏ hơn đối với Mỹ.
Nhưng là một nền kinh tế linh hoạt, vận hành dựa trên chuỗi sản xuất và giá trị toàn cầu, một cuộc chiến kéo dài với Trung Quốc sẽ làm gãy đổ hoạt động của các công ty đa quốc gia của Mỹ dựa nhiều vào các hoạt động sản xuất cũng như thị trường Trung Quốc (ví dụ như Apple có các cơ sở sản xuất lớn nhất tại Trung Quốc và Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của Apple sau Mỹ).
Nhìn chung mỗi bên đều có những vũ khí khác có thể sử dụng trong cuộc chiến thương mại này, nhưng quan trọng hơn là sử dụng các vũ khí này như thế nào mà không để bị đứt tay.
Bắc Kinh chịu thiệt nếu đấu thuế quan
Đáp trả bằng thuế quan là lựa chọn đầu tiên và hợp lý nhất trong bất cứ cuộc chiến thương mại nào. Nhưng trong mối tương quan với Mỹ với việc Trung Quốc xuất khẩu tới 557,9 tỉ USD hàng hóa vào Mỹ trong khi Mỹ chỉ xuất khẩu 179,3 tỉ USD sang Trung Quốc, thiệt hại với Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32128-ai-chiu-thiet-thoi-hon-trong-thuong-chien-my-trung.html

Thương chiến Mỹ – Trung:

Ngừng leo thang nhưng chưa đột phá

Các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính xách tay, đồ chơi và quần áo Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Mỹ thoát đợt áp thuế này.
Sau khi Mỹ – Trung tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ ngày 14-12, theo giờ Việt Nam, thông báo sẽ “đình chỉ vô thời hạn” đợt áp 15% thuế quan bổ sung lên 160 tỉ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc vào ngày 15-12.
Cam kết giai đoạn 1 có gì?
Trước đó, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã tuyên bố giảm một nửa mức thuế quan được đưa ra vào ngày 1-9 đối với 120 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, tức còn 7,5%. Tuy nhiên, mức thuế 25% áp lên 250 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Quốc vẫn sẽ được Nhà Trắng giữ nguyên để làm đòn bẩy trên bàn đàm phán.
Trong cuộc họp báo ngày 13-12, các quan chức Bắc Kinh thông báo sẽ hủy bỏ các loại thuế quan trả đũa Mỹ dự tính có hiệu lực cùng ngày, trong đó bao gồm mức thuế quan 25% đánh lên xe hơi do Mỹ sản xuất.
Theo Reuters, phía Mỹ nhấn mạnh việc Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ lên ít nhất 200 tỉ USD trong vòng 2 năm. Washington cũng kỳ vọng mức nhập khẩu này sẽ tiếp tục tăng sau đó. Những mặt hàng có mặt trong cam kết của Bắc Kinh, bao gồm hàng sản xuất, nông sản, năng lượng và dịch vụ, được cho là sẽ thu hẹp mức thâm hụt thương mại 419 tỉ USD của Mỹ đối với Trung Quốc hiện nay.
Ngoài ra, Bắc Kinh cam kết rút lại các rào cản phi thuế quan đối với sản phẩm gia cầm, hải sản và thức ăn chăn nuôi, cũng như phê duyệt các sản phẩm công nghệ sinh học của Mỹ.
Bên cạnh các cam kết cụ thể trong vấn đề thuế quan và thâm hụt thương mại, Trung Quốc cũng hứa hẹn thực hiện thay đổi một số về trọng tâm phía Mỹ đưa ra như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tránh thao túng tiền tệ, mở cửa thị trường tài chính và đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp nước ngoài. Nếu những cam kết này không được thực hiện, cả hai nước sẽ cùng đối thoại từ cấp thấp lên cao và sẽ có biện pháp chế tài khi cần thiết.
Đặt lại luật chơi?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung được Washington khơi lên nhằm thay đổi các tập quán thương mại của Bắc Kinh, đòi lại sự công bằng cho doanh nghiệp của Mỹ. Tuy nhiên, toàn thế giới cũng phải trả giá cho tham vọng này.
Các nghiên cứu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức khác cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác đã chững lại vì tác động từ thương chiến.
Dù vẫn cần thông qua các thủ tục tiếp theo để tiến đến ký kết chính thức, thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đại diện cho 21 tháng dài của các loạt thuế quan trả đũa qua lại, đảo ngược những nỗ lực tự do hóa thương mại toàn cầu trong 70 năm qua. Các chuỗi sản xuất bị gián đoạn vì doanh nghiệp tìm cách chuyển khỏi Trung Quốc hòng tránh thuế quan của Mỹ, theo Washington Post.
Những công ty không nhanh chân bị kẹt lại với mức áp thuế bổ sung kéo dài đến gần 1 năm tài chính. Hơn 28 tỉ USD tiền thuế của Mỹ đã phải chi cho gói cứu trợ nông dân thua lỗ. Để đối phó với việc thương chiến làm ảnh hưởng đến sự tự tin của doanh nghiệp và giới đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ buộc phải thay đổi chính sách, bắt đầu giảm lãi suất.
Người nộp thuế trong khi đó phải chi hơn 28 tỉ USD – gấp đôi chi phí của gói cứu trợ ngành công nghiệp ôtô năm 2009 – để bù đắp cho nông dân bị mất doanh thu.
“Nếu nó đúng như tôi nghĩ, nó thậm chí gần như không đáng. Nếu bạn gạt nó qua một bên thì nó cũng sẽ trở nên vô hình” – ông Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận định.
Washington Post nhận định thỏa thuận trên đã đặt lại “luật chơi” cho dòng thương mại 700 tỉ USD xuyên Thái Bình Dương. Một số chuyên gia cho rằng đây là thành tựu đầu tiên trong chiến dịch “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump nhằm điều chỉnh cách Trung Quốc làm ăn với Mỹ.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer ngày 13-12 cũng tuyên bố đây chỉ mới là thành công đầu tiên của một chiến dịch dài hơi nhằm thay đổi quan hệ thương mại “bất công” giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chờ tin tốt tuần mới
Theo CNBC, một số chuyên gia cho rằng thỏa thuận được công bố ngày 13-12 chính là điều mà thị trường đang chờ đợi. Ông Art Hogan – trưởng chiến lược gia mảng thị trường của Hãng National Securities – cho rằng thị trường sẽ chứng kiến những hệ quả tích cực của thông tin này vào ngày 16-12, tức thứ hai đầu tuần sau.
“Tôi nghĩ chúng ta sẽ tỉnh dậy vào sáng thứ hai và chứng kiến nhiều thứ tồi tệ đáng lẽ xảy ra vào tuần mới đã không ập đến… Thị trường thường dễ biến động về giá. Nhưng đây là tin tốt. Chúng ta đã ngăn thương chiến Mỹ – Trung leo thang” – ông Hogan nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32125-thuong-chien-my-trung-ngung-leo-thang-nhung-chua-dot-pha.html

Đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun giục

Bắc Hàn đáp lời kêu gọi đàm phán

Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Bắc Hàn Stephen Biegun hôm thứ Hai 16/12 thúc giục Bình Nhưỡng đáp lại lời đề nghị đàm phán, nói rằng Washington sẵn sàng thảo luận về “tất cả các vấn đề được quan tâm”, theo The Straits Times.
Bắc Hàn khẳng định rằng Washington đã đưa ra những nhượng bộ mới vào cuối năm 2019, trong khi quá trình đàm phán phần lớn là bế tắc kể từ khi hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội vào tháng Hai bị thất bại.
Bắc Triều Tiên xúc tiến cuộc ‘thử nghiệm rất quan trọng’
Tên lửa của Bắc Hàn và quyết định ‘quà Giáng sinh’ của Kim Jong-un
Mỹ phủ nhận đàm phán hạt nhân với Bắc Hàn thất bại
Trước khi gặp Trump, ông Tập thăm Kim Jong-un
Đặc phái viên Biegun, phát biểu tại một cuộc họp báo chung ở Seoul với người đồng cấp Nam Hàn Lee Do-hoon, nói rằng Hoa Kỳ không có một “thời hạn” tuy nhiên muốn mở lại các cuộc đàm phán.
“Đã đến lúc chúng ta làm việc của mình. Hãy hoàn tất cuộc đàm phán này. Chúng tôi đang chờ ở đây và bạn biết làm thế nào để liên lạc với chúng tôi”, ông Biegun nói.
Căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây khi Bình Nhưỡng có một loạt các cuộc thử nghiệm vũ khí, làm dấy lên lo ngại hai nước có thể quay lại tình trạng đối đầu đã có trước những nỗ lực giải quyết khác biệt bằng phương pháp ngoại giao năm ngoái.
Bình Nhưỡng cũng đưa ra một loạt các tuyên bố ngày càng nghiêm trọng trong những tuần gần đây.
“Thật đáng tiếc là giọng điệu của những tuyên bố này đối với Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và đồng minh của chúng tôi ở châu Âu nghe rất thù địch và tiêu cực và không cần thiết,” ông Biegun nói.
Ông Biegun nói thêm rằng Hoa Kỳ “nhận thức rõ về tiềm năng mạnh mẽ để tiến hành một cuộc khiêu khích lớn Bắc Hàn trong những ngày tới”.
“Nói một cách khái quát, hành động như vậy sẽ không có ích nhất trong việc đạt được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên”, ông Biegun nói thêm.
Trước đó Bắc Hàn đã thực hiện một “thử nghiệm rất quan trọng” tại một địa điểm phóng vệ tinh.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết kết quả sẽ được sử dụng để nâng cấp vị thế chiến lược của đất nước, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Cuôc thử nghiệm xảy ra sau khi Bình Nhưỡng có vẻ khép các cánh cửa đàm phán tiếp theo với Mỹ.
Cuôc thử nghiệm xảy ra sau khi Bình Nhưỡng có vẻ khép các cánh cửa đàm phán tiếp theo với Mỹ.
“Chúng tôi không cần phải có các cuộc đàm phán kéo dài với Mỹ bây giờ và phi hạt nhân hóa đã ra khỏi bàn đàm phán”, đặc phái viên của Bắc Hàn tại Liên Hiêp Quốc, Kim Song, cho biết trong một tuyên bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50805082

Hạt nhân Bắc Triều Tiên :

Đặc sứ Mỹ bác bỏ “tối hậu thư” của Bình Nhưỡng

Thanh Hà
Trong ngày thứ nhì chuyến công tác tại Hàn Quốc, hôm 16/12/2019 đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên, Stephen Biegun, kêu gọi Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán và bác bỏ “tối hậu thư” mà Bình Nhưỡng đã đặt ra với Hoa Kỳ. Chính quyền Kim Jong Un đòi từ nay đến cuối năm Washington phải có nhân nhượng về đàm phán hạt nhân.
Phát biểu với báo chí sáng nay, đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên cho rằng tối hậu thư của Bình Nhưỡng mang tính “thù nghịch” và “không đúng chỗ“. Tuy nhiên, Washington vẫn để ngỏ khả năng đối thoại. Ông Stephen Biegun đến Hàn Quốc trong ba ngày, kể từ hôm 15/12/2019, vào lúc Bình Nhưỡng lại thông báo thử nghiệm tên lửa và đe dọa tiếp tục có những hành động khiêu khích.
Thông tín viên đài RFI Frédéric Ojardias từ Seoul phân tích :
“Đã đến lúc chúng ta phải bắt tay vào việc. Các vị biết làm thế nào để liên lạc với chúng tôi”. Đặc sứ Mỹ Stephen Biegun tuyên bố như trên khi ông vừa đặt chân đến Seoul. Đây là m ột lời mời hướng tới
Bình Nhưỡng. Dường như đặc sứ Mỹ và đoàn đàm phán Bắc Triều Tiên không dự trù bất kỳ một cuộc họp nào tại biên giới liên Triều.
Ông Biegun đến Seoul đúng vào lúc Bắc Triều Tiên thông báo vừa tiến hành thêm một vụ thử tên lửa hôm thứ Sáu 13/12/2019. Đây là vụ thử thứ nhì trong vòng 6 ngày. Có nhiều khả năng Bình Nhưỡng vừa cho thử nghiệm động cơ tên lửa trên mặt đất. Chế độ Bắc Triều Tiên chứng minh sẵn sàng khởi động lại chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Ban Chấp hành Trung Ương đảng cầm quyền chuẩn bị họp để thông qua việc tái áp dụng đường lối cứng rắn này. Mọi hy vọng đạt được thỏa hiệp với Mỹ từ nay đến cuối năm rất mong manh. 
Bắc Triều Tiên đòi Hoa Kỳ nhượng bộ và đòi cộng đồng quốc tế giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt để đền đáp việc Bình Nhưỡng đã ngưng thử nghiệm hạt nhân và bắn tên lửa tầm xa trong vòng hai năm qua. Thế nhưng, Washington cương quyết chỉ xóa bỏ cấm vận nếu chính quyền Kim Jong Un đưa ra những cam kết chắc chắn và đáng tin cậy. Về phía Mỹ, Stephen Biegun một lần nữa nhắc lại là Washington không đặt ra kỳ hạn. Giới phân tích dự báo Bắc Triều Tiên sẽ còn tiếp tục khiêu khích.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191216-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-t%E1%BB%91i-h%E1%BA%ADu-th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp tục lên án TQ

 phá hoại chủ quyền lãnh thổ các nước và coi

Bắc Kinh là mối quan tâm hàng đầu về quân sự

Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại diễn ra ở New York hôm 13/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper một lần nữa chỉ trích Trung Quốc đang phá hoại chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng và coi Bắc Kinh là mối quan tâm hàng đầu về quân sự sau Nga. Đây là tuyên bố mạnh mẽ mới nhất của Lầu năm góc đối với các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ và Nga đang nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng vũ trang, mở rộng năng lực trong lĩnh vực vũ trụ và không gian mạng nhờ sức mạnh quân sự ngày càng tăng. Trong đó, Bắc Kinh không chỉ vi phạm lãnh thổ của quốc gia nhỏ hơn mà còn đang cố phá hoại luật pháp, quy tắc quốc tế nhằm mang lại lợi ích cho họ. “Ngày nay, luật pháp quốc tế mà Mỹ và các đồng minh nỗ lực thiết lập đang bị thử thách. Quan tâm hàng đầu của Bộ Quốc phòng hiện nay là Trung Quốc, tiếp đó là Nga”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phát biểu.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2017 công bố kế hoạch đầy tham vọng cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), yêu cầu PLA đến năm 2035 phải hoàn tất hiện đại hóa và trở thành quân đội hàng đầu thế giới vào năm 2050. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền phi pháp với hơn 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng, và xây đảo nhân tạo, cải tạo đất, đưa thiết bị quân sự tới đây. “Những nỗ lực trơ tráo của Trung Quốc để ép buộc các nước nhỏ hơn và khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp đã đe dọa chủ quyền các nước láng giềng, phá hoại sự ổn định của thị trường khu vực và làm tăng nguy cơ nghèo đói”, Esper nói, thêm rằng hành vi của Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với tầm nhìn của Mỹ về việc tôn trọng và cung cấp cơ hội cho tất cả quốc gia lớn nhỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định Washington sẽ kiềm chế Bắc Kinh, đảm bảo các quy tắc và trật tự quốc tế hiện có bằng cách tăng cường hơn nữa quan hệ với các đồng minh truyền thống.
Cũng trong ngày 13/12, Tự lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ John Aquilino cũng cho rằng những hành động của Trung Quốc trong khu vực nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông nhằm dọa dẫm các quốc gia trong khu vực. Phát biểu với giới phóng viên ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), Đô đốc Aquilino cảnh báo ngoài việc triển khai tên lửa diệt hạm và phòng không cùng thiết bị gây nhiễu radar, Trung Quốc đã cho máy bay ném bom hạ cánh xuống đường băng trên đảo nhân đạo phi pháp, theo AP. Ông Aquilino không nói rõ thời gian. Năm 2018, Bắc Kinh đã âm thầm điều tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đối không đến các đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi, theo tờ The Philippine
Star. Đây là 3 trong số 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper và Tự lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ John Aquilino được đưa ra cùng ngày Mỹ và Trung Quốc xác nhận đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một cho chiến tranh thương mại đã kéo dài 17 tháng. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Trung Quốc chấp thuận nhiều thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn nông phẩm, năng lượng, sản xuất cùng nhiều thứ khác từ Mỹ, trong khi Washington đồng ý mức thuế 25% được giữ nguyên, mức 15% trước đó giảm xuống một nửa và không áp mức thuế dự kiến bắt đầu vào ngày 15/12. Quan chức Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến bộ lớn trong đàm phán và thống nhất về văn bản thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm lúa mì và ngô của Mỹ song chưa công bố chi tiết số lượng.
http://biendong.net/bien-dong/32148-bo-truong-quoc-phong-my-tiep-tuc-len-an-tq-pha-hoai-chu-quyen-lanh-tho-cac-nuoc-va-coi-bac-kinh-la-moi-quan-tam-hang-dau-ve-quan-su.html

Cứ mỗi 4 ngày,

Mỹ lại tập trận ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Viện nghiên cứu của Trung Quốc công bố khảo sát cho thấy Mỹ đã tổ chức ít nhất 85 cuộc tập trận chung tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong năm nay. Tức trung bình hơn 4 ngày là có cuộc tập trận.
Theo báo South China Morning Post ngày 15-12, Sáng kiến Tình hình chiến lược biển Hoa Nam (tức Biển Đông), một viện nghiên cứu chính sách (think-tank) của Trung Quốc, cho rằng các hoạt động trên của Mỹ là nhằm chống lại sự nổi dậy của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông.
Dù các cuộc tập trận chung từ tháng 1 đến tháng 11-2019 có quy mô khác nhau, viện nghiên cứu của Trung Quốc nhận định mục đích chung của chúng là nhằm gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại khu vực, cũng như nâng cao năng lực quốc phòng cho đồng minh của Washington.
“Thông qua các cuộc tập trận này, Mỹ đang tăng cường khả năng phối hợp cùng các quốc gia khác, tạo ra sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc trong sức mạnh hàng hải”, báo cáo viết.
Ngoài ra, viện nghiên cứu của Trung Quốc dự đoán Mỹ sẽ tổ chức nhiều cuộc tập trận hơn nữa để giải quyết các mối đe dọa an ninh do Washington nhận diện.
Theo viện trên, Philippines, Thái Lan và Singapore lần lượt tham gia vào 16, 9 và 6 cuộc tập trận chung với Mỹ, trong đó bao gồm cả các cuộc song phương và đa quốc gia. Dù cả Bangkok và Singapore đều không có tranh chấp cùng Bắc Kinh trên Biển Đông, hợp tác quân sự của những chính phủ này với Washington vẫn ngày càng gắn bó.
Bên cạnh đó, báo cáo mới cũng cho biết Mỹ đã mời cả những đồng minh khác như Nhật, Ấn Độ và Úc cùng tham gia tập trận tại Biển Đông. “Sự tham gia của những đồng minh này sẽ giúp quân đội Mỹ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn”, báo cáo viết.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Biển Đông.
Hôm 13-12, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc John Aquilino nhấn mạnh việc hợp tác giữa Mỹ và các nước “có chung chí hướng” sẽ giúp duy trì an ninh ở châu Á khi đối mặt với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
http://biendong.net/bi-n-nong/32129-cu-moi-4-ngay-my-lai-tap-tran-o-an-do-duong-thai-binh-duong.html

Luận tội Trump: Tổng thống là

‘mối nguy rõ ràng và hiện hữu cho nền dân chủ’

Các giới chức Đảng Dân chủ hàng đầu đang kêu gọi phía đảng Cộng hòa vượt qua lằn ranh của đảng phái để sát cánh cùng họ trong việc luận tội nhà lãnh đạo của chính Đảng Cộng hoà, TT Donald Trump.
Adam Schiff và Jerry Nadler, hai nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đang thúc đẩy luận tội ông Trump, kêu gọi vài ngày trước khi tiến hành phiên bỏ phiếu luận tội đầu tiên tại Hạ viện.
Ông Trump gây ra “mối nguy rõ ràng và hiện hữu” cho nền dân chủ, ông Schiff nói.
Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện nhưng gần như chắc chắn sẽ thua trong Thượng viện, vốn nằm trong tay đảng Cộng hòa.
Bầu cử Anh có làm thức tỉnh phe Dân chủ của Mỹ?
Trump được mời tới phiên luận tội
Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp – báo cáo của Hạ viện
Cho đến thời điểm hiện tại đảng Dân chủ có hơn đảng Cộng hoà 36 ghế ở Hạ viện nhưng một trong những thành viên của họ, Dân biểu Jeff Van Drew, đã phản đối luận tội và dự kiến ​​sẽ sớm chuyển đảng.
Ông Van Drew đã gặp Tổng thống Trump vào thứ Sáu và đã được tổng thống khen ngợi vì lập trường của ông.
Cuộc điều tra luận tội đang diễn ra tại Hạ viện xoay quanh cáo buộc cho rằng ông Trump đã nhờ đến nước ngoài để hỗ trợ chính trị, bằng cách buộc Ukraine phải mở một cuộc điều tra tham nhũng đối với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.
Ông cũng bị buộc tội cản trở Quốc hội bằng cách không hợp tác với cuộc điều tra của Hạ viện.
Ông Trump phủ nhận mọi hành vi sai trái. Ông đã gọi cuộc điều tra Hạ viện là “cuộc săn lùng phù thủy” và dự đoán nó thậm chí sẽ có lợi cho ông trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Lời kêu gọi của Đảng Dân chủ
Ông Schiff, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cho biết hành vi sai trái của ông Trump đã không dừng lại vì ông vẫn đang thúc giục Ukraine và Trung Quốc điều tra ông Biden và con trai ông Hunter.
Luật sư cá nhân của ông Trump, Rudy Giuliani, vẫn đang tới Ukraine để tiến hành một cuộc điều tra “giả mạo”, ông Schiff nói.
Hạ Viện ra báo cáo dựng nền tảng cho việc luận tội Trump
Hạ viện Mỹ công bố hai điều khoản luận tội Trump
Ủy ban Tư pháp Hạ viện thông qua điều khoản luận tội Trump
“Đó là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu cho nền dân chủ của chúng ta và không phải là thứ mà chúng ta có thể từ bỏ chỉ vì Đảng Cộng hòa tại Hạ viện từ chối thực hiện nghĩa vụ của họ,” ông Schiff nói với chương trình This Week của kênh ABC.
“Tôi không nghĩ bất kỳ ai trong chúng ta nghi ngờ rằng nếu như Barack Obama có những hành động như vậy … thì mọi thành viên của Cộng hòa sẽ bỏ phiếu để luận tội ông ta,” ông nói.
“Tôi tin chắc… nếu đó là Barack Obama, tôi cũng sẽ bỏ phiếu để luận tội ông ta.”
Ông Nadler, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, thì nói với ABC rằng “một mối đe dọa liên tục đối với sự liêm chính” của các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.
“Đây không phải là chuyện xảy một lần,” ông nói. “Luận tội không phải là một hình phạt cho hành vi trong quá khứ. Tổng thống này đã âm mưu – tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử năm 2016. Ông ta đang công khai tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử năm 2020.”
Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Con đường hướng tới luận tội tổng thống tại Hạ viện đạt đỉnh cao trong thời kỳ Tổng thống Richard Nixon vào 1974. Các phiên điều trần đã được tiến hành, các bài phát biểu được tuyên bố và các điều khoản luận tội cũng được Ủy ban Tư pháp phê duyệt.
Tất cả những gì đứng giữa Trump và một phiên tòa luận tội tại Thượng viện là hai lá phiếu nữa của Hạ viện – một phiếu cho một điều khoản luận tội.
Nixon, tất nhiên, đã được việc bị luận tội và bị xét xử ở Thượng viện bằng cách từ chức. Lần này, tổng thống Trump và những người ủng hộ ông có vẻ sẵn sàng cho một cuộc chiến dài.
Cuộc đấu sắp tới tại Hạ viện đã được xác định rõ là một vấn đề đảng phái – và gần như mọi thứ ngày nay cũng vậy.
Đảng Cộng hòa, hàng ngũ của họ đã bị suy yếu do thất bại bầu cử giữa kỳ, nhưng sẽ vẫn đoàn kết. Trong khi một số đảng Dân chủ có thể dao động, nhưng điều đó sẽ không đủ để ngăn chặn một điều dường như không thể tránh khỏi.
Đảng Dân chủ sẽ đóng khung đây là một bước buồn, nhưng cần thiết, để kiềm chế một tổng thống bất hảo. Ông Trump sẽ đề nghị đây là nỗ lực mới nhất của các thế lực có khuynh hướng giữ nguyên trạng nhằm ngăn chặn nền tảng dân túy của ông.
Khi lịch bắt đầu chuyển qua năm 2020 và cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11, ngày khi các cử tri Mỹ có thể trực tiếp đưa ra phán quyết của mình – về tổng thống Trump và đảng Dân chủ đã tìm cách chấm dứt sự cai trị của ông.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Dự kiến, hai điều khoản luận tội sẽ được đưa ra để bỏ phiếu tại Hạ viện vào tuần này và sẽ được thông qua bởi tỷ lệ đa số Dân chủ trong Hạ viện.
Thượng viện dự kiến ​​sẽ tổ chức một phiên tòa vào tháng tới về các cáo buộc. Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện đòi hỏi 2/3 đa số phải kết tội tổng thống – và, đảng Cộng hòa được cho lá sẽ sẽ gây ảnh hưởng và ông Trump dự kiến ​​sẽ được tha bổng.
Đảng Cộng hòa cũng có vẻ ủng hộ một cuộc bỏ phiếu nhanh chóng, hạn chế sự phô trương chính trị.
Ông Trump nói rằng ông muốn thấy các nhân chứng khác cũng phải ra điều trần như Joe Biden và con trai ông.
Luận tội và phế truất Tổng thống Trump: Dễ hay khó?
Hôm thứ Năm, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell nói với Fox News rằng ông Trump sẽ không bị các nhà lập pháp Thượng viện phế truất.
Ông nói thêm rằng các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ làm việc rất chặt chẽ với các luật sư của Nhà Trắng để vạch ra một chiến lược pháp lý.
“Mọi thứ tôi làm trong thời gian này, tôi đều phối hợp với cố vấn của Nhà Trắng”, ông nói. “Sẽ không có sự khác biệt giữa quan điểm của Tổng thống và quan điểm của chúng tôi về cách xử lý việc này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50805442

Dân biểu dân chủ New Jersey công khai phản đối

luận tội tổng thống Trump dự định đổi đảng

Một tân dân biểu thuộc đảng Dân chủ, người đã phản đối mạnh mẽ việc Hạ viện luận tội tổng thống Trump, dự định chuyển sang đảng Cộng hòa và ông đã nói với đồng nghiệp về dự định này. Dân biểu Jeff Van Drew tại tiểu bang New Jersey đang xem xét chuyển sang đảng đối lập.
CNN cho biết một cuộc thăm dò nội bộ cho thấy ông đang mất đi sự ủng hộ của đảng Dân chủ trong quận. Việc chuyển sang đảng đối lập sẽ giúp ông Van Drew tránh được những sức ép từ chính đảng Dân chủ đối với vị trí hiện tại của ông. Một nguồn tin từ đảng Cộng hòa xác nhận với CNN rằng, ông Van Drew sẽ đổi đảng, ông ấy đã nói với nhân viên của ông và gặp gỡ tổng thống Trump. Chưa rõ thời điểm ông sẽ đưa ra thông báo nhưng dự kiến có thể trong tuần này. Mọi người vẫn đang bàn tán liệu ông sẽ đổi đảng trước khi cuộc bỏ phiếu luận tội ở Hạ viện diễn ra, hay là Tòa Bạch Ốc muốn ông bỏ phiếu phản đối luận tội với tư cách là một đảng viên Dân chủ. Đảng Dân chủ New Jersey và các đảng viên Dân chủ khác ở Quốc hội đang kêu gọi ông Van Drew ở lại đảng. Ông Van Drew là một trong số 2 đảng viên Dân chủ bỏ phiếu phản đối điều tra luận tội hồi tháng 10/2019, và hồi đầu tháng ông cho biết vẫn sẽ bỏ phiếu phản đối toàn bộ các mục luận tội ở Hạ viện.
Mặc dù hành động mang tính ủng hộ tượng trưng cho tổng thống Trump, điều đó vẫn không thay đổi được kết quả của cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, khiến tổng thống Trump trở thành tổng thống thứ ba lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/dan-bieu-dan-chu-new-jersey-cong-khai-phan-doi-luan-toi-tong-thong-trump-du-dinh-doi-dang/

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

mở tài khoản Twitter cá nhân

Tin từ Washington, DC – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo, hay còn được gọi là Mike Pompeo, vừa mở một tài khoản Twitter cá nhân vào thứ Bảy (14 tháng 12), trong bối cảnh có tin đồn rằng ông sẽ
tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ ở tiểu bang Kansas trong năm 2020. Tài khoản có tên @mikepompeo đã đăng hai tweet và thu hút hơn 2,800 người theo dõi vào cuối ngày thứ bảy.
Tiểu sử Twitter của ông Pompeo cho thấy ông tạo tài khoản Twitter vào tháng 8 năm nay, nhưng đến hôm thứ Bảy tuần này ông mới đăng những tin nhắn đầu tiên với nội dung liên quan đến trận đấu bóng bầu dục giữa Bộ Binh và Hải quân. Theo tin từ Bloomberg, Ông Pompeo, người sắp sửa bước sang tuổi 56, gần đây luôn né tránh các câu hỏi về việc ông sẽ tranh cử vào vị trí bị bỏ trống bởi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Pat Roberts vào năm 2020. Ông có những hành động như một ứng cử viên thật sự, như là ông đã thực hiện ít nhất bốn chuyến đi chính thức tới tới tiểu bang Kansas trong năm nay. Tờ báo Wichita Eagle đưa tin Vào cuối tháng 10 vừa qua, ông còn đi thăm một nhà sản xuất máy bay ở Wichita cùng với cố vấn Tòa Bạch Ốc Ivanka Trump, và gặp gỡ các sinh viên của trường Đại học Wichita State. Vào tháng 11 năm nay, Tổng thống Trump cho biết ông Pompeo là một trong những phụ tá thân cận nhất của tổng thống trong chính quyền, và bày tỏ niềm tin rằng ông Pompeo sẽ chiến thắng.
Ngoài ra, tổng thống Trump còn dự đoán trên Fox News rằng nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ này sẽ tham gia cuộc tranh cử, nếu có bất kỳ nguy cơ nào về việc đảng Cộng hòa có thể mất ghế tại Thượng viện vào năm 2020. Vào tháng Bảy vừa rồi, Lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell cũng bày tỏ mong muốn rằng ông Pompeo sẽ tham gia tranh cử.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-hoa-ky-mike-pompeo-mo-tai-khoan-twitter-ca-nhan/

McDonald’s sa thải chủ hai nhà hàng tại Úc

vì video phân biệt chủng tộc

McDonald’s đã sa thải một chủ nhà hàng nhận quyền thương hiệu tại Úc sau một video cho thấy, ông này quát tháo hàng xóm và hỏi liệu người này có phải là thổ dân thực sự hay không.
Đoạn video gây phản ứng mạnh nói trên được quay bởi chính người hàng xóm – nghệ sĩ thổ dân Robby Wirramanda – tại nhà của ông, sau đó đã được chia sẻ rộng rãi qua mạng.
Video cũng cho thấy cảnh một người phụ nữ, được gọi là “Karen,” đang cố kéo lá cờ thổ dân xuống.
Cặp đôi xuất hiện trong video nói trên chưa có phản hồi công khai nào với những phản ứng gay gắt trên mạng.
McDonald’s xác định người đàn ông này – Robert Vigors – là một trong những người nhận nhượng quyền của họ,. Ông ta hiện quản lý hai nhà hàng ở thị trấn Mildura và Irymple, tiểu bang Victoria.
Bạn có đang vô tình phân biệt giới tính?
Trump bảo các nữ dân biểu da màu: Hãy rời khỏi Mỹ
Sinh viên TQ đầu độc bạn Mỹ cùng phòng
Ba Lan: Người VN gặp phải nạn kỳ thị chủng tộc
Chuỗi thức ăn nhanh cho biết, họ đã ‘tiếp quản’ hoạt động của hai nhà hàng trên và nói rằng những bình luận của ông Vigors là “không thể chấp nhận được” – tương tự như những gì cộng đồng phản ứng trên mạng.
“Robert Vigors đã rời khỏi hệ thống và hiện không còn liên quan gì nữa”, McDonald’s tuyên bố.
Trong video có gì?
Đoạn phim không cho thấy nguyên nhân nhưng ghi lại một cuộc đấu khẩu căng thẳng bên ngoài ngôi nhà của ông Wirramanda.
“Ông có bao nhiêu phần trăm là thổ dân?” – Vigors nói. “Ông chẳng có phần trăm nào là thổ dân cả. Ông tự nhận là thổ dân? Ông làm tôi thấy nực cười.”
Đáp lại, ông Wirramanda hỏi: “Vậy thế nào là thổ dân thực sự?”
Người phụ nữ, dường như ở cùng phe với Vigors, được nhìn thấy đang cố kéo một lá cờ thổ dân treo trước căn nhà xuống.
Ông Wirramanda trả lời bằng cách nói với bà ta “Karen, nó quá chắc đối với bà.” và nói rằng bà này phân biệt chủng tộc.
Cụm từ #TooStrongForYouKaren đã xuất hiện nhiều trên Twitter vào Chủ nhật sau khi video thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Tờ Daily Mail Australia loan tin rằng, Karen đã nói với họ rằng, bà đã nhận được nhiều lời đe dọa sát hại và bà không cảm thấy an toàn để bình luận gì thêm.
Ông Wirramanda nói với đài ABC rằng, gia đình ông đã đăng tải đoạn video để nâng cao nhận thức về phân biệt chủng tộc tại Úc.
Dân biểu khu vực bầu cử Mildura, Ali Cupper, đã tweet rằng, vụ việc khiến bà thấy “lo lắng trước việc tình trạng này có thể lan rộng đến như thế nào”.
“Đây không phải là một người vô danh tiểu tốt gào lên lá cờ thổ dân, mà đó là hai người thuộc hàng doanh nhân giàu có và có học,” bà nói,
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50804933

Một cảnh sát Hoa Kỳ bị bắn tử vong

trong lúc ngồi trong xe

Tin từ Arkansas.– Các nhà chức trách vừa công bố video từ camera giám sát ghi lại cảnh tượng một cảnh sát bị bắn chết một cách tàn bạo ngay bên ngoài trạm cảnh sát ở tiểu bang Arkansas. Hôm thứ Sáu (13/12), Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Washington miễn cưỡng công bố những phát hiện ban đầu từ nhân viên giám định y tế của tiểu bang. Đồng thời chia sẻ một loạt các video xoay quanh cái chết của cảnh sát  Fayetteville Stephen Carr hồi đầu tháng này.
Theo bài đăng trên Facebook của văn phòng cảnh sát trưởng, họ rất do dự khi công bố những video về vụ án do tính chất nghiêm trọng của tội ác này, nhưng họ muốn mọi người biết được chính xác những gì đã diễn với cảnh sát Carr. Cảnh sát cũng nhấn mạnh trước khi chia sẻ bất cứ thông tin nào họ phải thông qua gia đình nạn nhân. Hôm ngày 7/12, dữ liệu từ video cho thấy khi viên cảnh sát Carr đang ngồi bên trong một chiếc xe tuần tra ở bãi đậu xe phía sau của sở cảnh sát thì có một người đàn ông đằng sau tiến về phía anh và nổ súng nhiều phát súng. Cảnh sát cho biết, viên cảnh sát Carr bị bắn 10 phát vào đầu và tử vong tại hiện trường. Khi nghe thấy tiếng súng, các cảnh sát khác từ bên trong sở cảnh sát lập tức tấn công và truy đuổi kẻ nổ súng. Theo ABC News đưa tin, tên sát nhân được chính quyền xác định là  Landon T. Phillips. Cảnh sát cho hay, vào lúc đó, nghi can Phillips đã bắn trả các sĩ quan trước khi ông ta bị bắn chết.
Cảnh sát cũng cho biết nghi can Phillips mang theo hộp đạn đầy với 50 viên và một hộp đạn khác còn lại 32 viên. Theo một tuyên bố trên trang Facebook, văn phòng cảnh sát này cho biết, cuộc điều tra cho thấy các tài khoản truyền thông xã hội của kẻ tấn công đều liên quan đến các nhóm hoạt động chống lại luật pháp.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-canh-sat-hoa-ky-bi-ban-tu-vong-trong-luc-ngoi-trong-xe/

NATO nhận ra Trung Quốc đã thay Nga

trở thành thách thức lớn nhất

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập năm 1949 nhằm chống lại mối đe dọa của Liên Xô. Nhiều thập kỷ sau khi Liên Xô không còn nữa, một mối đe dọa lớn khác đã phát sinh – Trung Quốc. Tại một hội nghị thượng đỉnh gần đây, NATO đã lần đầu tiên trong lịch sử thừa nhận rằng sự trỗi dậy Trung Quốc sẽ đi kèm với hàng loạt thách thức mới, theo Vision Times, ngày 14/12.
 Nhận ra thách thức Trung Quốc
“Tất nhiên giờ đây chúng tôi đã nhận ra rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc có liên quan an ninh tới tất cả các đồng minh… Trung Quốc có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới. Gần đây, họ đã trưng bày rất nhiều vũ khí hiện đại mới, bao gồm cả tên lửa tầm xa có thể tiếp cận toàn bộ lãnh thổ Châu Âu và Hoa Kỳ,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong một tuyên bố. Tại cuộc họp, các quốc gia thành viên đã vạch ra một kế hoạch hành động để đối phó với quốc gia châu Á này.
Stoltenberg chỉ ra rằng Trung Quốc không chỉ đạt được tiến bộ công nghệ nhanh chóng, mà còn mở rộng đầu tư vào châu Âu, châu Phi và Bắc Cực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng NATO không tìm cách tạo ra một đối thủ mới khi nhận ra thách thức từ Trung Quốc mà chỉ nhằm mục đích tìm hiểu kỹ lưỡng Trung Quốc và các động cơ của họ để có hành động phù hợp. Các quốc gia thành viên cũng đã cam kết
bảo vệ các hệ thống truyền thông của họ, bao gồm cả mạng 5G sắp tới. Nhiều người tin rằng đây là một tham chiếu gián tiếp phòng ngừa sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc như Huawei ở châu Âu.
Cam kết của các quốc gia thành viên NATO để bảo vệ hệ thống truyền thông của họ được cho là tham chiếu gián tiếp phòng ngừa sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc như Huawei ở châu Âu (ảnh chụp màn hình / YouTube).
Công nhận sức mạnh Trung Quốc là thừa nhận phương Tây đã thiển cận như thế nào đối với quốc gia châu Á này. Họ đã hy vọng rằng những lý tưởng dân chủ cuối cùng sẽ thổi bay chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa ở đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chứng tỏ là một thực tế khác. Chế độ chuyên chế này đã kết hợp kiểm soát chính trị với công nghệ để tạo ra một hệ thống giám sát hiệu quả cao chưa từng có trên thế giới.
Và khi nó phát triển mạnh hơn, sự kiểm soát của nhà nước càng tăng cường. “Trung Quốc đã rất thông minh trong việc ngấm ngầm xây dựng sức mạnh … Nhiều lãnh đạo tiền nhiệm toàn trị của nó cần thể chế này. Và nó có thể sẽ tiếp tục. Nó có thể trỗi dậy hơn nữa cho đến khi thể chế này không còn cần nữa,” một nhà tài chính từ Luân Đôn nói với CNBC.
 Các vấn đề chính trị
NATO hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề then chốt, trong đó đứng đầu là sự rạn nứt gắn kết chính trị. Trung Quốc đang đầu tư và kết đồng minh ở Đông và Trung Âu nhằm gián tiếp kiểm soát các vấn đề khu vực. Các quốc gia như Hy Lạp đã xoay ra ủng hộ các quan điểm của Trung Quốc trong một số dịp tại các cuộc họp EU. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của NATO, vì rõ ràng tổ chức này không thể để các thành viên của mình chia rẽ về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực.
Thêm vào đó, NATO cần phải cẩn trọng về cách nó xử lý các vấn đề của một quốc gia thành viên EU với Trung Quốc. “Phần nào trong đó là thách thức của NATO và phần nào trong đó cần giải quyết trong khuôn khổ EU? Khi bạn đang nghĩ về những thứ như cơ sở hạ tầng, nó liên quan đến những khoản đầu khổng lồ, kiểm soát xuất khẩu, sàng lọc đầu tư, rất nhiều trong số đó thuộc phạm vi xử lý của EU hoặc ở cấp quốc gia thành viên,” ông Andrea Andrea Kendall-Taylor, giám đốc Trung tâm bảo mật xuyên Đại Tây của New American Security, trả lời Business Insider.
Thêm vào đó, NATO cần phải cẩn trọng về cách nó xử lý các vấn đề của một quốc gia thành viên EU với Trung Quốc để khỏi mang tiếng là quá hoang tưởng và kiểm soát (ảnh chụp màn hình / YouTube).
Các quốc gia thành viên cũng chia rẽ về tính hiệu quả của NATO. Tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng NATO có nguy cơ “chết não”, và cáo buộc Hoa Kỳ thờ ơ với liên minh. Tổng thống Trump trước đây nói liên minh NATO đã lỗi thời. Các nhà lãnh đạo EU khác đã khiển trách Macron vì tuyên bố của ông.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32134-nato-nhan-ra-trung-quoc-da-thay-nga-tro-thanh-thach-thuc-lon-nhat.html

QH Anh bỏ phiếu Brexit trước Giáng Sinh

để rời EU 31/01/2020

Thủ tướng Boris Johnson chào đón các tân nghị sĩ Bảo thủ và lên lịch để Hạ viện bắt đầu thủ tục bỏ phiếu Brexit ngày 20/12.
Cam kết khi ra tranh cử của ông Johnson và đảng Bảo thủ Anh là bỏ phiếu trước lễ Giáng Sinh cuối tháng 12 năm 2019.
Mục tiêu của họ là “chính thức đưa Anh ra khỏi Liên hiệp châu Âu” ngày 31/01/2020.
Sáng 16/12, ông Johnson chào đón 109 người lần đầu tiên trúng cử vào Quốc hội Anh từ danh sách của đảng Bảo thủ.
Cùng với những người tái đắc cử, con số các nghị sĩ Hạ viện của đảng Bảo thủ nay là 365, có thừa đa số phiếu (80) để thông qua các luật mà ông Johnson đề xuất.
Đảng Lao động Anh bị thua đậm và hai nhân vật cao nhất của đảng này, ông Jeremy Corbyn và ông John McDonnell (từng theo quan điểm Marxist) đều nói sẽ từ chức.
Bầu cử Anh có làm thức tỉnh phe Dân chủ của Mỹ?
Đồng bảng Anh lên giá và cơ hội cho Brexit ‘có trật tự’
Thủ tướng Anh làm gì trong ngày đầu?
Ngày 17/12, các nghị sĩ Hạ viện Anh sẽ làm lễ tuyên thệ và nhậm chức.
Vào thứ Năm, 19/12, Nữ hoàng Elizabeth II sẽ chính thức khai mạc nhiệm kỳ mới của Quốc hội Anh.
Chi tiêu công và thông qua luật Brexit
Diễn văn của Nữ hoàng do chính phủ Johnson soạn, sẽ đề cập đến cam kết của đảng Bảo thủ muốn đảm bảo ngân khoản cho y tế công.
Các báo Anh cho hay đây là con số 34 tỷ bảng, sẽ được ghi vào luật, dành cho Hệ thống Y tế Quốc gia (NHS) trong vào mấy năm tới.
Chính phủ Johnson cũng muốn tăng đầu tư công vào các vùng phía Bắc xứ Anh để cân bằng lại chênh lệnh vùng miền.
Từ nhiều năm qua, thu nhập và việc làm ở vùng London và Đông Nam nước Anh luôn trội hơn các vùng phía Bắc.
Nếu Brexit được thông qua, Anh sẽ rời khỏi bộ máy EU cuối 1/2020 nhưng còn phải đàm phán với EU để định hình quan hệ tương lai.
Tuy thế, việc đàm phán với EU ra sao về các thỏa thuận tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào ban lãnh đạo mới của EU, cũng vừa lên nắm quyền.
Do tân chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen (người Đức) lãnh đạo, và có nhiệm kỳ 5 năm, cơ chế EU cần Anh trả lời về cơ bản với các vấn đề quan hệ tương lai trước tháng 6/2020.
Sau đó, nếu đạt được đồng thuận, quốc hội các nước thành viên EU còn phải thông qua hiệp ước về thỏa thuận với Anh, điều một số nhà quan sát nói, sẽ khó hoàn tất trước ngày cuối cùng của năm 2020.
Thời gian từ 31/01 đến 31/12/2020 được quy định là thời kỳ chuyển tiếp, và mọi quan hệ hai bên không thay đổi.
Nhưng thủ tướng Johnson đã nói dù đạt thỏa thuận chung cuộc hay không, Anh sẽ ra khỏi EU toàn bộ vào hạn cuối năm 2020.
Đảng Bảo thủ đã thắng lớn nhờ quyết định dám giải tán Quốc hội nhiệm kỳ trước của ông Johnson để bầu cử sớm.
Được biết ngay trong tuần này, ông Johnson sẽ cải tổ nội các, sa thải một số bộ trưởng, và bổ nhiệm một số mới.
Hiện các báo Anh đăng tin chưa kiểm chứng nói ông Johnson muốn đánh giá lại chi tiêu của Bộ Quốc phòng, sáp nhập Bộ Ngoại giao và Bộ Phát triển Quốc tế, lập ra một bộ mới chuyên về biên giới và di trú, tách khỏi Bộ Nội vụ.
Trong ngày thứ Hai, đồng bảng Anh tiếp tục giữ giá sau khi lên cuối tuần qua nhờ tin đảng Bảo thủ thắng cử.
Công ty kinh doanh bất động sản Rightmove cũng đưa ra dự báo giá nhà tại Anh trong năm 2020 sẽ tăng trung bình 2%, dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50812406

”Tuần quyết định” cải tổ hưu trí ở Pháp:

Chính phủ, công đoàn không ai nhượng bộ ai

Trọng Thành
Phong trào bãi công chống dự án cải cách hưu trí của chính phủ, hôm nay 16/12/2019, bước sang ngày thứ 12. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ và các nghiệp đoàn sẽ thay đổi lập trường. Viễn cảnh giao thông tê liệt vào dịp nghỉ lễ cuối năm nay ngày càng trở nên nhãn tiền.
Sáng hôm nay vào giờ đi làm, tại các xa lộ của vùng thủ đô Paris, hơn 620 cây số đường bị tắc, do ngành vận tải công cộng bãi công. Cơ quan phụ trách giao thông Ile-de-France ghi nhận tình trạng này vào lúc 8 giờ 45 phút sáng. Mức độ tắc đường vào giờ cao điểm này thông thường chỉ từ 200 đến 350 km. Mức tắc đường kỉ lục là 739 cây số, vào ngày 06/02/2018 do tuyết rơi.
Tại Paris, ngoại trừ hai tuyến tự động hóa hoàn toàn, tám trên tổng số 14 tuyến xe điện ngầm vẫn hoàn toàn bị đóng cửa. Sáu tuyến còn lại gần như không hoạt động. Xe buýt chỉ bảo đảm 40% số chuyến. Tổng Công Ty Đường Sắt Pháp (SNCF) báo trước với hành khách ngày mai giao thông đi lại sẽ còn khó khăn hơn hôm nay, do cuộc tổng bãi công theo lời kêu gọi của các nghiệp đoàn.
Theo AFP, ngày mai, thứ Ba 17/12, được coi là một ngày căng thẳng cao điểm. Toàn bộ các nghiệp đoàn, kể cả các nghiệp đoàn vốn được coi là có xu hướng ủng hộ cải cách (như CFDT, CFTC, Unsa…), kêu gọi bãi công, biểu tình.
Cùng với giới lái tàu, giáo viên, viên chức, giới luật sư, thẩm phán, y tế cũng được kêu gọi tham gia vào các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp.
Khả năng tìm được lối thoát càng trở nên khó khăn hơn khi người phụ trách hồ sơ cải cách của chính phủ, ông Jean-Paul Delevoye, bị dư luận chỉ trích mạnh vì đã không trung thực trong việc khai báo nhiều hoạt động được nhận thù lao, trong thời gian trước khi đảm nhiệm chức vụ. Đương sự đã thừa nhận không khai báo với Cơ quan phụ trách minh bạch trong lĩnh vực công (HATVP), về 10 hoạt động như vậy. Hôm nay, tổng thống Macron đã chấp nhận đơn từ chức của Delevoye.
Một thăm dò khác của Viện Ifop cho báo Le Figaro, được công bố hôm qua, cho biết đa số dân Pháp tiếp tục ủng hộ phong trào bãi công chống cải cách hưu trí, nhưng 55% không chấp nhận bãi công tiếp tục vào dịp lễ cuối năm. Trong trường hợp bãi công tiếp diễn trong những tuần tới, 46% cho là do lỗi chính phủ, 35% khẳng định phần sai thuộc về các nghiệp đoàn.
Căng thẳng xã hội tăng cao, nhưng uy tín của tổng thống Pháp Emmanuel Macron không sụt giảm. Theo một thăm dò dư luận của Elab, công bố hôm nay, uy tín tổng thống Macron tăng 2 điểm (với 30% người ủng hộ).
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191216-tu%E1%BA%A7n-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-h%C6%B0u-tr%C3%AD-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-c%C3%B4ng-%C4%91o%C3%A0n-kh%C3%B4ng-ai-nh%C6%B0%E1%BB%A3ng-b%E1%BB%99-ai

Vụ kiện lịch sử khi những con heo ở Đức

ra tòa kiện về việc bị hoạn lợn

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật yêu cầu tòa án hàng đầu của Đức cấm hành vi hoạn lợn mà không gây mê, với bầy heo con được đứng tên là nguyên đơn. Theo tờ Tin Hoa Nam Buổi Sáng, việc hoạn lợn tàn ác ngày càng gây tranh cãi ở châu Âu và đã bị cấm ở Thụy Điển, Na Uy và Thụy Sĩ.
Nông dân cho rằng việc thiến heo con vài ngày sau khi sinh là cần thiết để thịt không mang mùi hôi sau khi heo qua tuổi dậy thì. Quốc hội Đức thông qua lệnh cấm hoạn lợn mà không tiêm thuốc giảm đau vào năm 2013, nhưng chính phủ cũng cho nông dân một giai đoạn chuyển tiếp 5 năm để giúp họ thích nghi với sự thay đổi, nhưng sau đó mốc thời gian này tiếp tục kéo dài đến năm 2021. Phẫn nộ trước sự chậm trễ này, nhóm chiến dịch của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật PETA đệ đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp Đức vào tháng 11 thay mặt cho những chú heo con. PETA lập luận rằng theo luật pháp Đức, động vật không thể bị tổn hại nếu không có lời giải thích hợp lý. Mấu chốt của vụ kiện là lập luận cho rằng ở Đức, mọi cá thể đều có thể nộp đơn khiếu nại nếu họ tin rằng các quyền cơ bản của họ bị vi phạm, cho dù cá thể nộp đơn thậm chí là một con heo.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/vu-kien-lich-su-khi-nhung-con-heo-o-duc-ra-toa-kien-ve-viec-bi-hoan-lon/

TT Nga Putin có thể thăm Việt Nam vào năm 2020

Hôm 16/12, Tổng Lãnh sự Nga tại Tp. Hồ Chí Minh cho biết Tổng thống Vladimir Putin có thể thăm Việt Nam trong năm 2020, đồng thời cam kết Moscow sẽ mở rộng hoạt động khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam bất chấp căng thẳng trên Biển Đông.
Báo Thanh Niên trích lời Tổng Lãnh sự Nga tại Tp. Hồ Chí Minh Aleksei Popov phát biểu tại một cuộc họp báo cho biết: “chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin đang được đưa vào chương trình nghị sự của Nga trong năm sau (2020).” Tuy nhiên, hiện ông chưa có thông tin cụ thể về việc này.
Tổng Lãnh sự Popov nói: “Một điều chắc chắn, việc phát triển mối quan hệ với các nước thành viên ASEAN là một trong những nhiệm vụ chính trị đối ngoại chủ yếu của Nga ở châu Á.”
Ông Popov cho biết vì những mục tiêu trên, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, “Nga sẽ tin tưởng vào sự giúp đỡ của Việt Nam trong việc phát triển các quan hệ với những thành viên khác trong khối.”
“Đồng thời, chính quyền Moscow xem việc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là ưu tiên của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương,” báo Thanh Niên trích lời ông Popov cho biết thêm.
Vào 9/2018, trong chuyến thăm chính thức đến Nga, Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã mời Tổng thống Putin thăm Việt Nam trong năm 2019 và tổng thống Nga đã nhận lời. Tuy nhiên, không rõ vì sao nhà lãnh Nga chưa thể thăm Việt Nam trong năm 2019.
Trên cương vị Tổng thống Nga, ông Putin đã có 4 lần sang thăm Việt Nam trong các nhiệm kỳ của mình, lần gần nhất là vào ngày 10/11/2017, khi ông đến Đà Nẵng để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 cùng các hoạt động khác trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Tuy nhiên, đây không phải là một chuyến thăm chính thức của ông đến Việt Nam.
Cũng hôm 16/12, ông Popov cho biết: “Nga cam kết mở rộng hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam bất chấp căng thẳng trên Biển Đông,” theo Tuoi Tre Online.
“Việc mở rộng hoạt động là bằng chứng rằng chúng tôi sẽ không rút khỏi khu vực trong thời gian căng thẳng,” ông cho biết.
Tổng lãnh sự Popov khẳng định việc hợp tác song phương khai thác dầu và khí đốt trong thời gian qua giữa Nga và Việt Nam vẫn là “lĩnh vực then chốt, không thay đổi.” Ông dẫn chứng là sản lượng khai thác tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào tuần trước, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội đàm với Phó thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Kozak tại Moscow, trao đổi các cam kết về thương mại và khai thác dầu khí.
Ông Huệ khẳng định Chính phủ Việt Nam coi trọng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng, là các trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga. Trong khi đó Phó thủ tướng Nga Dmitry Kozak khẳng định Chính phủ Nga luôn ủng hộ các doanh nghiệp của Nga tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực dầu khí và năng lượng.
TTXVN cho biết: “Hai bên nhất trí thúc đẩy tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nâng cao hiệu quả các dự án đang triển khai tại Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quy mô các dự án trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí, đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các Liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro; ủng hộ sự hiện diện lâu dài của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam.”
https://www.voatiengviet.com/a/tt-nga-putin-co-the-tham-vietnam-vao-nam-2020/5207631.html

Liban : Biểu tình chống cảnh sát bùng phát

thành bạo lực

Trọng Thành
Tại quốc gia Trung Cận Đông Liban, biểu tình phản kháng chống giới chính trị kéo dài từ hai tháng nay. Những người phản kháng lên án giới cầm quyền tham nhũng, bất tài. Thủ tướng Saad Hariri buộc phải từ chức cuối tháng 10/ 2019. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, đàm phán giữa các đảng phái để lập chính phủ không đạt kết quả.
Bạo lực bùng phát tại trung tâm thủ đô Beyrouth, đêm Chủ Nhật 15/12/2019 qua thứ Hai 16/12. Thông tín viên Paul Khalifeh tường trình từ Beyrouth :
”Không khí yên tĩnh dần dần trở lại vào lúc bình minh hé rạng, hôm nay 16/12, tại trung tâm thủ đô Liban. Tất cả bắt đầu khi những người biểu tình ném pháo, gạch đá và chai nước vào cảnh sát, đang ngăn chặn một ngả đường tiến đến Quốc Hội. Chỉ trong khoảng một vài phút, trung tâm thành phố Beyrouth, bao phủ dưới làn khói dầy đặc của hơi cay, đã biến thành một bãi chiến trường.
Cảnh sát chống bạo động sử dụng vòi phun nước để giải tán những người biểu tình, đập phá mặt tiền các cửa hiệu, nhổ cây cối, và phá hủy các trạm bán vé đậu xe.
Người dân Liban trực tiếp chứng kiến những cảnh tượng bạo lực chưa từng có, qua các kênh truyền hình. Sau một vài giờ cố gắng, cuối cùng cảnh sát cũng đã đẩy được những người phản kháng ra xa tòa nhà Nghị Viện. Tuy nhiên, tình hình lại suýt nữa trở nên tồi tệ hơn, khi nhiều cư dân của các khu phố láng giềng, được coi là các căn cứ địa của tổ chức Hezbollah và phong trào Amal theo hệ phái Shia, bắt đầu tập hợp để chống lại những người biểu tình, bị họ cho là đã xúc phạm các thủ lĩnh của mình.
Trước tình hình nghiêm trọng này, quân đội Liban đã phải điều nhiều lực lượng tăng viện hùng hậu đến. Các đơn vị quân đội đã đẩy lùi và tách được những người biểu tình hai bên, trước khi phong tỏa toàn bộ khu vực trung tâm Beyrouth”.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191216-liban-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%C3%B9ng-ph%C3%A1t-th%C3%A0nh-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-bu%E1%BB%99c-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A3i-can-thi%E1%BB%87p

Triều Tiên tuyên bố

phát triển vũ khí chế áp ‘hiểm họa hạt nhân Mỹ’

Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên nói những thử nghiệm tại Sohae giúp chế tạo vũ khí chiến lược đối phó mối đe dọa hạt nhân của Mỹ.
“Dữ liệu, công nghệ và kinh nghiệm vô giá thu được từ những thử nghiệm khoa học quốc phòng gần đây sẽ được Triều Tiên áp dụng để phát triển vũ khí chiến lược có thể kiềm chế, áp đảo hiểm họa hạt nhân của Mỹ”, tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Pak Jong-chon hôm nay cho biết, đề cập tới hai thử nghiệm tại bãi phóng Sohae trong một tuần qua.
Tướng Pak khẳng định Bình Nhưỡng sẵn sàng đáp trả mọi hành động khiêu khích chính trị và quân sự từ những lực lượng đối địch, đồng thời “làm quen với phương án đối thoại và đối đầu cùng lúc”. Ông cũng cảnh báo Mỹ và các đồng minh không nên gây hấn để duy trì yên bình vào cuối năm nay.
“Hòa bình thực sự và tương lai của chúng tôi chỉ được bảo đảm khi có sự cân bằng sức mạnh. Quân đội hoàn toàn sẵn sàng thực thi mọi mệnh lệnh từ lãnh đạo tối cao”, tướng Pak nói thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Triều Tiên thông báo vừa thực hiện thêm một thử nghiệm quan trọng tại bãi phóng Sohae vào đêm qua. “Kết quả của hoạt động này sẽ tăng cường năng lực răn đe hạt nhân quốc gia”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn thông cáo của Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên.
Hai đợt thử nghiệm liên tiếp trong một tuần khiến nhiều chuyên gia nhận định Bình Nhưỡng đang hoàn thiện thiết kế động cơ mới nhằm chế tạo mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có độ tin cậy cao. Đây có thể là tín hiệu cảnh báo Washington rằng Bình Nhưỡng có thể phóng tên lửa tầm xa nếu Mỹ không đáp ứng những yêu cầu của Triều Tiên trước hạn chót cuối năm nay.
Tiến trình thảo luận phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều vẫn bị đình trệ kể từ sau cuộc đàm phán cấp làm việc ở Stockholm, Thụy Điển, hồi tháng 10 do bất đồng về lợi ích Mỹ trao cho Triều Tiên lẫn quy mô phi hạt nhân hóa. Triều Tiên thử nhiều vũ khí trong thời gian gần đây và nhiều lần chỉ trích Trump, làm dấy lên lo ngại hai bên có thể quay trở lại thời kỳ căng thẳng trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore hồi tháng 6/2018.
http://biendong.net/bi-n-nong/32123-trieu-tien-tuyen-bo-phat-trien-vu-khi-che-ap-hiem-hoa-hat-nhan-my.html

Triều Tiên có thể phóng tên lửa xuyên lục địa

trong Giáng sinh

Triều Tiên có khả năng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào dịp Giáng sinh để phô diễn sức mạnh và cảnh báo Mỹ, theo giới chuyên gia.
“Rất có khả năng Triều Tiên sẽ phóng vũ khí trong đêm Giáng sinh. Họ sẽ gọi nó là hệ thống pháo phản lực (rocket) thay vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Các thử nghiệm ở bãi phóng Sohae dường như để chuẩn bị cho hoạt động này”, nhà nghiên cứu Ahn Chan-il tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc hôm nay nhận xét.
Triều Tiên thông báo vừa thực hiện thêm một thử nghiệm quan trọng tại bãi phóng Sohae vào đêm qua. “Kết quả của hoạt động này sẽ tăng cường năng lực răn đe hạt nhân quốc gia”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn thông cáo của Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên.
Hai đợt thử nghiệm liên tiếp trong một tuần khiến nhiều chuyên gia nhận định Bình Nhưỡng đang hoàn thiện công nghệ nhằm chế tạo mẫu ICBM có độ tin cậy cao.
“ICBM là vũ khí chiến lược để Triều Tiên tự bảo vệ trước các đối thủ như Mỹ. Họ có thể sắp ra tối hậu thư yêu cầu Washington trở lại bàn đàm phán với những điều kiện mới hoặc Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển hạt nhân”, Koh Yu-hwan, giáo sư tại đại học Dongguk của Hàn Quốc, cảnh báo.
Sohae là nơi phát triển tên lửa đẩy mang vệ tinh và động cơ cho ICBM. Bình Nhưỡng từng thử thành công động cơ với sức đẩy lớn tại đây hồi tháng 3/2017, trước khi chúng được sử dụng trên tên lửa Hwasong-14 và Hwasong-15, giúp Triều Tiên sở hữu khả năng tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
Giới phân tích cho rằng nước này đang thử nghiệm động cơ mới cho ICBM, đánh giá đó là tín hiệu cảnh báo Washington rằng nước này có thể phóng tên lửa tầm xa nếu Mỹ không đáp ứng những yêu cầu của Triều Tiên trước hạn chót vào cuối năm nay.
“Nó nhằm cảnh báo Mỹ rằng Triều Tiên vẫn có khả năng theo đuổi chương trình vũ khí tầm xa. Chúng ta có thể thấy cơ sở Sohae đang phục vụ mục đích quân sự khi Học viện Khoa học Quốc phòng đăng thông cáo về các vụ thử, thay vì Cơ quan Hàng không Vũ trụ Triều Tiên”, Ankit Panda, chuyên gia thuộc Hiệp hội Nhà khoa học Mỹ, nhận xét.
Tiến trình thảo luận phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều vẫn bị đình trệ kể từ sau cuộc đàm phán cấp làm việc ở Stockholm, Thụy Điển, hồi tháng 10 do bất đồng về lợi ích Mỹ trao cho Triều Tiên lẫn quy mô phi hạt nhân hóa. Triều Tiên thử nhiều vũ khí trong thời gian gần đây và nhiều lần chỉ trích Trump, làm dấy lên lo ngại hai bên có thể quay trở lại thời kỳ căng thẳng trước Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore hồi tháng 6/2018.
http://biendong.net/bi-n-nong/32124-trieu-tien-co-the-phong-ten-lua-xuyen-luc-dia-trong-giang-sinh.html

Trung Quốc ‘mời Mesut Ozil thăm Tân Cương’

Trung Quốc nói cầu thủ Mesut Ozil của Arsenal đã “bị tin giả lừa gạt” nên mới chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề người Hồi giáo Uighur.
TQ bỏ phát trực tiếp trận Arsenal-Man City
Trung Quốc: Người Uighurs ‘được tự do’ sau khi ‘tốt nghiệp’
Ozil, theo Hồi giáo, đã gọi người Uighur là “các chiến binh chống lại đàn áp” khi viết trên mạng xã hội.
Anh phê phán Trung Quốc và cả sự im lặng của người Hồi giáo.
Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, ngày 16/12, nói tiền vệ người Đức, 31 tuổi, đã bị “ảnh hưởng vì các bình luận sai”.
Ông Cảnh Sảng nói Trung Quốc mời Ozil đến thăm khu tự trị Tân Cương.
Các nhóm nhân quyền cáo buộc rằng một triệu người, chủ yếu là người Hồi giáo Uighur, đã bị giam giữ tại các trại tù mà không qua xử án.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói rằng có những người được giáo dục tại “các trung tâm tự nguyện” để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Sau khi Ozil đăng bình luận, đài nhà nước Trung Quốc CCTV đã bỏ trận Arsenal gặp Manchester City trong giải Premier League ra khỏi lịch chiếu.
Trang hâm mộ Ozil trên Baidu đã bị chủ trang xóa và nói “vì lợi ích quốc gia, thú vui cá nhân của tôi có gì quan trọng”.
Tài khoản của chính Ozil ở Weibo vẫn giữ nguyên, mặc dù đã không cập nhật từ ngày 11/12.
Người phát ngôn Cảnh Sảng nói: “Có vẻ anh ta đã bị tin giả lừa gạt.”
“Nếu Ozil có cơ hội, chúng tôi sẵn sàng để anh ta đến Tân Cương mà xem.”
Áp lực ngày càng gia tăng lên Bắc Kinh trong những tháng gần đây.
Hàng loạt báo cáo truyền thông quan trọng dựa trên các thông tin rò rỉ cho New York Times và Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) cho thấy những gì đang xảy ra tại các trung tâm này, nơi được tin là đang giam giữ hơn một triệu người, chủ yếu là người Hồi giáo Uighur và các dân tộc thiểu số khác.
Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật để phản đối cái gọi là “giam giữ tùy tiện, tra tấn và quấy rối” người Uighur, và kêu gọi “trừng phạt có mục tiêu” các thành viên của chính phủ Trung Quốc – và đã đề xuất người đầu tiên bị trừng phạt là Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương, ông Chen Quanguo.
Dự luật này vẫn cần được Thượng viện và Tổng thống Donald Trump thông qua.
Điều gì đang diễn ra ở Tân Cương?
Các báo cáo về các trại tập trung đang được mở rộng bắt đầu xuất hiện năm 2018, khi một ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được cho hay rằng có những cáo buộc đáng tin về việc Trung Quốc đã “biến vùng tự trị Tân Cương thành một nơi giống một trại giam giữ khổng lồ”.
Các nhóm nhân quyền cũng cho hay đã có nhiều bằng chứng về các giám sát cưỡng bức đối với người dân sống trong vùng.
Giới chức Trung Quốc nói rằng “các trung tâm đào tạo nghề” này được sử dụng để chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan bạo lực.
Tuy nhiên các chứng cứ chỉ ra rằng nhiều người bị giam giữ chỉ đơn giản do họ thể hiện đức tin của mình, bằng cách cầu nguyện hoặc che mạng, hoặc có các mối quan hệ với những người ở nước ngoài, như ở Thổ Nhĩ Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-50812388

Viện Khổng Tử TQ và những nguy cơ tiềm tàng

về hoạt động gián điệp đối với các nước trên thế giới

Hàng loạt những vụ việc liên quan các nước buộc phải đóng cửa hoặc ngừng hoạt động hợp tác, cảnh báo công dân đối với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc đã cho thấy, những cáo buộc cho rằng các viện này là cánh tay nối dài của các cơ quan đặc biệt Trung Quốc là hoàn toàn chính xác. Mới đây nhất, Bỉ đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử tại trường Vrije Universiteit Brussel (VUB), một trong những đại học hàng đầu tại Bỉ do những nghi ngại về hoạt động gián điệp.
Báo chí Bỉ cho biết sau khi cơ quan an ninh nước này phát hiện một cựu lãnh đạo viện là đầu mối tuyển mộ gián điệp cho tình báo Trung Quốc, trường Vrije Universiteit Brussel (VUB) đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử tại đây. Lãnh đạoVrije Universiteit Brussel (VUB) xác nhận không tiếp tục ký hợp đồng với Viện Khổng Tử khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 6/2020. Mặc dù không đề cập đến nguyên nhân trực tiếp, song vào tháng 10 vừa qua, cơ quan an ninh của Bỉ đã phát hiện ông Tống Tử Ninh, từng là Viện trưởng Viện Khổng Tử ở VUB, đã làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc, với nhiệm vụ cụ thể là tuyển gián điệp. Báo De Morgen đưa tin VUB đã phớt lờ cảnh báo của cơ quan an ninh nước này khi được cung cấp thông tin về hoạt động “đáng ngờ” của Viện Khổng Tử. Tống Tử Ninh sau đó đã bị 26 quốc gia thuộc khối Schengen Châu Âu cấm nhập cảnh trong vòng 8 năm. Tân Vũ Ninh là giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, vào năm 2016 ông đảm nhiệm chức hiệu trưởng Học viện Khổng Tử VUB. De Morgen nói rằng, 10 năm trước, Tống Tân Ninh qua lại với giới học thuật của hai nước Trung Quốc và Châu Âu với mật độ khá dày đặc. Một số giáo sư Bỉ có mối quan hệ thân thiết với ông, đồng thời cũng làm việc tại tổ chức nghiên cứu của Trung Âu. Tống Tân Ninh cũng thừa nhận ông có mối quan hệ mật thiết với Cảnh Huệ Xương, cựu bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Viện Khổng Tử, trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, đã được thiết lập tại hơn 480 cơ sở giáo dục trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong thập niên vừa qua, các chính phủ phương Tây tỏ ra quan ngại về các hoạt động của những viện này. Lưu Mân (Doris Liu), đạo diễn bộ phim tài liệu “Giả danh Khổng Tử”, khiến thế giới bên ngoài lần đầu tiên biết được có nhân viên Trung Quốc của học viện Khổng Tử vì trực tiếp tham gia “hoạt động gián điệp” nên bị từ chối nhập cảnh. Đây có thể nói là một tín hiệu quan trọng. Lưu Mân cho biết, nếu không phải bộ phận tình báo đã nắm vững những bằng chứng nhất định. Hơn nữa những chứng cớ này xác thực là nhắm tới việc vị giáo sư này làm việc cho chính phủ Bắc Kinh, nếu không chúng tôi không thể tin rằng các ban ngành chính phủ các quốc gia thuộc khối Schengen của châu Âu sẽ từ chối cấp visa cho học giả Trung Quốc đã hoạt động hơn 10 năm tại châu Âu. Điều này chắc chắn là xuất phát từ sự phòng vệ an toàn, hợp lý, cần thiết và tất yếu.
Vào năm 2014, cựu quan chức tình báo của Canada đã tiết lộ, cơ quan tình báo của nước này đang điều tra vụ việc nhân viên Trung Quốc trong Viện Khổng Tử dò hỏi các văn kiện mật, tài khoản và hòm thư chính phủ. Cục trưởng Cục điều tra Liên bang Mỹ năm ngoái cũng từng nói, họ vẫn luôn cẩn thận quan sát Viện Khổng Tử. Năm nay cơ quan tình báo của Úc đã đưa ra cảnh báo với giới học thuật, rằng Học viện Khổng Tử có thể liên quan tới hoạt động gián điệp quy mô lớn. Kỳ thực, Học viện Khổng Tử có liên kết với văn phòng tổ chức lãnh đạo quảng bá Tiếng Hán quốc gia. Tôn Xuân Lan, Chủ tịch ban điều hành tổng bộ của Viện Khổng Tử, cũng chính là Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc đương nhiệm. Lưu Mân chỉ ra rằng, trong mắt tổ chức tình báo phương Tây, Mặt trận thống nhất trung ương Trung Quốc chính là Ban tình báo của Trung Quốc. Hơn nữa Trưởng Ban Mặt trận thống nhất Trung ương cũng trực tiếp kiêm nhiệm chức chủ tịch Ban điều hành Học viện Khổng Tử, điều này
bản thân nó đã có vấn đề rất lớn, đồng thời cũng chứng tỏ rằng Học viện Khổng Tử đã được Bắc Kinh thiết lập như một bộ máy với cái mác văn hóa. Dưới cái mác này, học viện có một sứ mệnh rất lớn, chính là phục vụ cho Mặt trận Thống nhất. Mặt trận Thống Nhất tiến hành kết giao và chiêu mộ với những giới nhân sỹ bên ngoài được chính phủ Bắc Kinh nhận định rằng hữu dụng, ngoài người Trung Quốc ra, cũng bao gồm cả người nước ngoài.
Bắc Kinh tuyên bố rằng hiện nay đã có 158 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, tổng cộng đã thành lập 535 “Học viện Khổng Tử” và 1.134 “Lớp học Khổng Tử” được vận hành trong các trường trung học và tiểu học. Quan chức Trung Quốc sẽ cung cấp tài chính cho Viện Khổng Tử, là những giáo sư đã được thẩm tra chính trị và bồi dưỡng nghiêm khắc, đồng thời cũng nghiêm ngặt thẩm tra sách giáo khoa tiếng Trung. Gần đây, đã có nhiều tổ chức học thuật Âu Mỹ cảnh cáo rằng, những trường học có Viện Khổng Tử, đã phổ biến xuất hiện tình hình thẩm tra học thuật, nhằm trốn tránh những ngôn hành mạo phạm tới Trung Quốc. Về điều này, Mỹ và nhiều quốc gia đã có biện pháp phòng ngừa tương ứng nhằm ứng phó với chiêu trò tự do học thuật của Học viện Khổng Tử đang đe dọa đến an ninh quốc gia. Trong “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng” Mỹ quy định, trường học nào có Viện Khổng Tử, sẽ không được phép xin trợ cấp kinh phí giáo dục tiếng Trung của Bộ quốc phòng nước này. Tính đến hết tháng 10 năm nay, Mỹ đã đóng cửa hơn 20 Viện Khổng Tử, hơn nữa tỉnh Braunschweig và tiểu bang New South Wales, Canada, cũng tuyên bố sẽ đóng cửa nhiều “Học viện Khổng Tử” và “Lớp học Khổng Tử”. Australia trong tháng 11 vừa qua cũng đã cảnh báo các trường đại học và người dân không quan hệ hoặc thận trọng đối với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/32146-vien-khong-tu-tq-va-nhung-nguy-co-tiem-tang-ve-hoat-dong-gian-diep-doi-voi-cac-nuoc-tren-the-gioi.html

TQ hoãn tăng thuế hàng hoá Mỹ

Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết thuế bổ sung với một số hàng hoá Mỹ dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/12 đã được hoãn.
Các mặt hàng Mỹ tránh được mức tăng thuế từ 5-10% của Trung Quốc bao gồm ngô, lúa mì, phụ tùng ôtô và các loại xe cộ. Tuy nhiên, những mức thuế mà Bắc Kinh đã áp đặt lên hàng hóa Mỹ trước đó sẽ giữ nguyên, thông báo hôm nay của Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết.
“Trung Quốc hy vọng hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm giải quyết một cách đúng đắn những mối quan ngại cốt lõi của đôi bên, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ – Trung”, thông báo có đoạn.
Động thái này diễn ra sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một hôm 13/12. Theo đó, lệnh áp thuế của Mỹ với 160 tỷ USD hàng Trung Quốc dự kiến có hiệu lực vào ngày 15/12 được hoãn lại. Mức thuế 25% của Mỹ với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc vẫn giữ nguyên, trong khi mức 15% với 120 tỷ USD hàng hóa giảm xuống 7,5%.
Đổi lại, Trung Quốc cam kết tăng nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong hai năm tới. “Họ đồng ý với nhiều thay đổi về cấu trúc và mua số lượng lớn nông sản cùng nhiều thứ khác. Đây là một thỏa thuận tuyệt vời cho hai bên”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua cũng hoan nghênh thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất một số điều khoản từ hồi tháng 10, đánh giá đây là “tin tốt cho tất cả các bên”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Washington và Bắc Kinh vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32133-tq-hoan-tang-thue-hang-hoa-my.html

Bắc Kinh phản đối Mỹ

về việc trục xuất 2 nhà ngoại giao TQ

Bắc Kinh đã trao công hàm chính thức phản đối Hoa Kỳ về việc trục xuất hai nhà ngoại giao của họ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ Hai 16/12.
Reuters trích nguồn tin từ báo New York Times hôm qua tường thuật rằng chính phủ Mỹ đã âm thầm trục xuất hai giới chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đây trong năm sau khi hai người này lái xe vào một căn cứ quân sự Mỹ.
Một trong hai viên chức được tin là nhân viên tình báo Trung Quốc hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao.
Bản tin của Times nói hai viên chức ngoại giao trong cuộc đã vi phạm an ninh tại một căn cứ quân sự ở bang Virginia vào mùa thu vừa rồi, và họ chỉ dừng lại sau khi nhiều xe chữa lửa được điều động tới chặn đường.
Ông Cảnh Sảng nói: “Những lời tố cáo của Mỹ chống lại nhân viên ngoại giao của chúng tôi hoàn toàn bất chấp thực tế.”
Ông Cảnh Sảng phản đối hành động của Mỹ, viện công ước quốc tế quy định các quyền lợi của các nhà ngoại giao:
“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy sửa chữa sai lầm của mình, hủy bỏ quyết định liên quan và bảo vệ các quyền của nhân viên Trung Quốc theo đúng Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao.”
Trong mấy năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực chống lại các hoạt động tình báo của Trung Quốc.
Một giới chức thực thi luật pháp hiểu biết về vụ việc xác nhận với Reuters những thông tin trong bản tin của tờ Times là đúng.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-kinh-phan-doi-my-ve-viec-truc-xuat-hai-nh%C3%A0-nogai/5207551.html

Tập Cận Bình cam kết ủng hộ lãnh đạo Hong Kong

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Hai cam kết hỗ trợ trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam, ca ngợi sự can đảm của bà trong việc điều hành Hong Kong, trung tâm tài chính đang nằm dưới quyền cai trị của Trung Quốc vào một thời điểm khó khăn nhất sau nhiều tháng biểu tình bạo lực chống chính phủ.
Ông Tập Cận Bình phát biểu như vậy sau khi cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay vào những người biểu tình chống chính phủ trong các vụ đụng độ kéo dài tới khuya, trong khi cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất từng xảy ra ở Hong Kong trong nhiều thập kỷ qua chưa có dấu hiệu gì là chóng được giải quyết.
Nói chuyện với truyền thông địa phương hôm 16/12, ngay trước cuộc họp kín với trưởng đặc khu Carrie Lam, ông Tập Cận Bình nói:
“Tình hình ở Hồng Kông trong năm 2019 là tình hình phức tạp và khó khăn nhất kể từ khi Hong Kong trở về với đất mẹ.”
Ông nói: “Chính phủ trung ương công nhận lòng can đảm và tinh thần sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mà bà Carrie Lam đã thể hiện vào những thời khắc khác thường này ở Hong Kong.”
Hong Kong được bàn giao lại cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997 với cam kết đặc khu này sẽ được hưởng quyền tự trị rộng rãi theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, gồm báo chí tự do và một nền tư pháp độc lập, những quyền mà người biểu tình nói đang bị xói mòn bởi nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh.Trung Quốc phủ nhận cáo buộc đó.
Truyền thông Hồng Kông suy đoán rằng bà Lam gặp ông Tập Cận Bình là để nhận những chỉ thị mới liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong, kể cả vấn đề cải tổ nội các. Ông Tập không đi sâu vào chi tiết cụ thể, nhưng ông tái khẳng định lập trường ủng hộ dành cho bà Carrie Lam, bất chấp một số bản tin của truyền thông trước đây đồn đoán rằng bà Lam có thể bị thay thế.
Ông Tập nêu bật “lập trường không hề nao núng của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ cảnh sát Hồng Kông trong nỗ lực duy trì luật pháp và nói rằng Lam đã tiếp tục duy trì một quốc gia, một nguyên tắc hai hệ thống.
Hồi tháng trước, ông Tập cũng tuyên bố rằng Trung Quốc kiên định bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, thực thi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” chống lại các lực lượng nước ngoài mưu toan can thiệp vào tình hình Hong Kong.
Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố hôm 16/12 rằng đó là vị thế cơ bản của Bắc Kinh về các vấn đề Hong Kong.
Bà Lam trước đó đã gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ông Lý nói Hồng Kông vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn khi đối mặt với một nền kinh tế suy sụp sau nhiều tháng biểu tình phản đối dữ dội.
https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-cam-ket-ung-ho-lanh-dao-hongkong/5207715.html

Sự tham gia của Myanmar trong vấn đề

tranh chấp Biển Đông trong hai năm trở lại đây

Mặc dù không liên quan trực tiếp đến các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng với vai trò là một nước thành viên ASEAN, thời gian qua Myanmar đã có sự tham gia nhất định trong vấn đề này.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao và chính phủ Myanmar bày tỏ ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông qua việc ghi nhận và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; cam kết ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) có hiệu lực, ủng hộ Việt Nam tham gia ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Thứ hai, với tư cách là thành viên ASEAN, mặc dù không có các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng Myanmar cũng đã tích cực đóng góp vào những nỗ lực chung cùng các nước giải quyết vấn đề này. Tại các Hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ Quốc phòng… của ASEAN, Myanmar đã cũng các nước nhiều lần khẳng định sẽ phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực, cùng đóng góp để đạt được tiến triển trong đàm phán COC, nỗ lực thực hiện đầy đủ DOC và phấn đấu xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Thứ ba, Myanmar cũng tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh giữa các nước nhằm thúc đẩy đối thoại, hợp tác ở Biển Đông. Cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN bắt đầu hôm 02/9/2019, ở khu vực ngoài khơi Vịnh Thái Lan và mở rộng cho tới khu vực Cà Mau của Việt Nam. Quân đội Myanmar đã triển khai lực lượng tham gia các hoạt động trong khuôn khổ cuộc tập trận này. Trước đó, Myanmar cũng cử lực lượng tham gia cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và ASEAN hồi tháng 10/2018, ở khu vực ngoài khơi Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong cuộc tập trận Trạm Giang, toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN tham gia cùng Trung Quốc. Có tổng số tám tàu, ba trực thăng và hơn 1.200 người tham dự.
Thứ tư, Myanmar cùng với các nước đã đưa ra quan điểm, lập trường của ASEAN về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và các nước. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại Bangkok vào tháng 6/2019, ASEAN đã thông qua quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP). Trong đó, sự thay đổi danh pháp này phù hợp và gắn liền với nguyên tắc lấy ASEAN làm trung tâm thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn đầu, dựa trên đối thoại và hợp tác, và nhằm mục tiêu xây dựng trật tự khu vực cởi mở và bao trùm. AOIP nhấn mạnh sự hợp tác chú trọng vào kinh tế trong khi tránh xa sự cạnh tranh chiến lược. Cách tiếp cận theo hướng phát triển này cho rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không hẳn là một hiện tượng xuất phát từ động cơ an ninh mà phần nhiều là một khái niệm liên quan đến kinh tế và sự kết nối. AOIP tìm cách tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh các luận điệu cạnh tranh của các nước lớn về cấu trúc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang nổi lên. Văn kiện này đưa ra một kịch bản chung cho các nước thành viên ASEAN để đối phó với những sức ép từ bên ngoài buộc họ phải có một lập trường về “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. AOIP gần như không tác động đến các quan điểm chiến lược của các nước lớn và sự cạnh tranh chiến lược đang trở nên căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/32147-su-tham-gia-cua-myanmar-trong-van-de-tranh-chap-bien-dong-trong-hai-nam-tro-lai-day.html

Đội thu hồi New Zealand trở lại đảo núi lửa,

hai người vẫn mất tích và số người chết tăng lên 16 người

Tin từ New Zealand. — Cảnh sát cho biết, vào hôm Chủ nhật (15 tháng 12), đội thu hồi New Zealand quay trở lại đảo núi lửa White Island để tìm kiếm nhưng không thể xác định vị trí của hai thi thể còn lại, khi số người chết kể từ khi núi lửa nổ ra hôm thứ Hai (02/12/2019) đến nay đã lên 16 người. Chính
quyền cho biết tám cảnh sát và nhân viên giải cứu đã đến khu vực trong 75 phút sau khi nhận thông tin về khả năng tìm thấy một thi thể.
Reuters cho biết hôm thứ Sáu (13/12/2019), sáu thi thể đã được quân đội New Zealand thu hồi từ hòn đảo, và được chuyển về đất liền để nhận dạng. Cảnh sát cam kết họ vẫn kiên định tìm kiếm hai thi thể còn lại, và cho biết cảnh sát và thợ lặn quân đội đang tiếp tục tìm kiếm ở vùng biển xung quanh hòn đảo. Hôm Chủ nhật (15/12/2019), thợ lặn đối mặt tình trạng nước bị nhiễm độc và tầm nhìn hạn chế khi cố gắng tìm kiếm vùng biển quanh đảo. Núi lửa đã nổ ra hôm thứ Hai (02/12/2019) khiến bụi, hơi bước và hơi ga bao trùm cả hòn đào. Trong số 47 người trên hòn đảo thời điểm đó có du khách người Úc, Hoa Kỳ, Đức, Trung Cộng, Anh và Malaysia. Hôm Chủ nhật (15/12/2019), số người chết tăng lên 16 sau khi một người qua đời trong một bệnh viện ở Úc. Con số này có thể sẽ còn tăng khi còn hơn 20 chục người vẫn nằm ở bệnh viện New Zealand và Austalia, hầu hết bị bỏng nặng.
Từ thứ Bảy (14/12/2019), cảnh sát bắt đầu công bố tên và quốc tịch nạn nhân tử vong, gồm có Krystal Browitt, 21 tuổi người Úc; Tipene Maangi người New Zealand; Zoe Hosking, Gavin Dallow và Anthony Langford, đều người Úc. Đã có những chỉ trích về việc khách du lịch được phép lên đảo.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/doi-thu-hoi-new-zealand-tro-lai-dao-nui-lua-hai-nguoi-van-mat-tich-va-so-nguoi-chet-tang-len-16-nguoi/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.