Tin khắp nơi – 19/11/2019
Tuesday, November 19, 2019
6:00:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Lãnh đạo Thượng viện:
‘Trump nên lên tiếng về Hong Kong’
“Hoa Kỳ rất quan tâm sâu sắc đến tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực ở Hong Kong,” Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm thứ Hai.Ông Pompeo kêu gọi chính quyền thành phố phải giải quyết những yêu cầu của công chúng và Trung Quốc phải tôn trọng những hứa hẹn về sự tự do của thành phố này.
Ông Pompeo nói với các phóng viên rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng những lời hứa của mình với người dân Hong Kong và cho biết chính quyền thành phố có trách nhiệm chính trong việc mang lại sự yên bình cho Hong Kong.
“Bất ổn và bạo lực không thể giải quyết chỉ bằng những nỗ lực của lực lượng thực thi pháp luật. Chính phủ phải thực hiện các bước rõ ràng để giải quyết mối quan tâm của công chúng, trong khi kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các sự cố liên quan đến biểu tình.”
Đàm phán mật về Hong Kong: 5 điều cần biết
Người biểu tình: ‘Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong’
Trump: Bắc Kinh sẽ tự giải quyết ‘bạo loạn’ ở Hong Kong
Biểu tình Hong Kong: Người biểu tình đu dây trốn thoát
Hong Kong: Cảnh sát bị thương vì trúng tên ở chân
Hôm thứ Hai, cảnh sát Hong Kong đã bao vây một trường đại học trong thành phố, bắn đạn cao su và hơi cay để ngăn cản những sinh viên biểu tình đang tìm cách rời đi.
Tại Thượng viện Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo đa số của đảng Cộng hòa, Mitch McConnell kêu gọi Tổng thống Donald Trump lên tiếng về Hong Kong và không nên chỉ tập trung vào các nỗ lực nhằm đảm bảo thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Ông cũng cho biết ông hy vọng có thể tìm cách thông qua dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong ở Thượng viện.
McConnell cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ không cần phải chờ đợi thông qua dự luật mới có các động thái về Hong Kong.
“Chính phủ đã có trong tay nhiều công cụ quan trọng và tôi khuyến khích họ sử dụng chúng,” ông McConnell nói.
“Tôi khuyến khích tổng thống, người đã nhìn thấy rõ các hành vi của Trung Quốc hơn ai khác, sẽ không ngại lên tiếng về Hong Kong. Thế giới nên nghe trực tiếp từ ông rằng Hoa Kỳ đứng cùng những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm này.”
“Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào thương mại, tôi khuyến khích chính quyền đưa Hong Kong thành vấn đề chính trong chính sách ngoại giao song phương của chúng ta,” McConnell nói thêm và rằng nên sử dụng luật pháp hiện hành để nhắm vào những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền.”
Ông Trump gây ra nghi vấn về cam kết bảo vệ các quyền tự do ở Hong Kong khi hồi tháng 8 ông gọi các cuộc biểu tình là các “cuộc bạo loạn” và đó là “vấn đề để Trung Quốc giải quyết”.
Kể từ đó, ông đã kêu gọi Trung Quốc xử lý vấn đề này một cách nhân đạo, đồng thời cảnh báo rằng nếu có bất cứ điều gì tồi tệ xảy ra ở Hong Kong, thì việc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chấm dứt.
Trong khi chỉ trích Trung Quốc và thúc giục hành động của chính phủ Hoa Kỳ, McConnell đã bị một số nhà phê bình cáo buộc ngăn cản thông qua chính dự luật này.
Ông McConnell nói rằng ông đang bổ sung thêm một số điều khoản liên quan đến quyền tại Hồng Kông vào dự luật, vốn bao gồm cả điều khoản tài trợ cho bức tường biên giới với Mexico của Trump, vốn bị đảng Dân chủ phản đối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50456367
Mỹ: TQ phải giữ cam kết
về các quyền tự do cho Hong Kong
Hoa Kỳ hết sức quan ngại về tình hình bất ổn chính trị và bạo động ngày càng nghiêm trọng tại Hong Kong, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 18/11 và kêu gọi chính quyền Hong Kong có biện pháp rõ ràng giải quyết quan ngại của công chúng.Ông Pompeo cũng nói thêm rằng đảng cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng cam kết của mình đối với người dân Hong Kong về các quyền tự do.
“Chính quyền Hong Kong có trách nhiệm chính phải mang lại yên bình cho Hong Kong,” ông Pompeo nói. “Bất ổn và bạo động không thể giải quyết chỉ bằng các nỗ lực thực thi luật pháp. Chính quyền phải có các bước rõ ràng giải quyết quan ngại của công chúng.”
Người biểu tình Hong Kong phẫn nộ về điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền tự do được hứa hẹn của Hong Kong khi lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Người biểu tình nói họ đang đáp lại việc cảnh sát dùng bạo lực thái quá.
Bất ổn ở Hong Kong đề ra thách thức lớn cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắc Kinh nói không can thiệp vào chuyện nội bộ của Hong Kong và quy trách nhiệm cho các nước phương Tây khuấy động bất ổn.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-tq-ph%E1%BA%A3i-gi%E1%BB%AF-cam-k%E1%BA%BFt-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%B1-do-cho-hong-kong/5171304.html
Mỹ-Hàn : Đàm phán ngân sách phòng thủ chung thất bại
Tú AnhCuộc đàm phán về chia sẻ gánh nặng quốc phòng giữa hai đồng minh Mỹ-Hàn bị ngưng lại một cách đột ngột vào hôm nay 19/11/2019. Chỉ trích Seoul đề nghị đóng góp « quá ít », phái đoàn Mỹ bỏ ngang cuộc họp.
Theo hãng tin Yonhap, đợt đàm phán mới nhất về phần đóng góp của mỗi nước vào ngân sách phòng thủ chung Mỹ- Hàn trong hai ngày được dự kiến kết thúc vào chiều nay. Tuy nhiên, phái đoàn Mỹ rời phòng họp chỉ sau một giờ trao đổi.
Trưởng đoàn James DeHart, đặc trách vấn đề quân sự trong bộ Ngoại Giao Mỹ, cho là « phía Hàn Quốc không đáp ứng yêu cầu chia sẻ công bằng gánh nặng chi phí an ninh ».
Sự kiện này cho thấy bất đồng sâu rộng giữa hai đồng minh sau khi Washington yêu cầu Seoul đóng góp thêm gấp 5 lần vào ngân sách chung trong năm tới, so với năm 2019, để bảo đảm chi phí cho toàn bộ lực lượng 28.500 quân nhân Mỹ đóng tại Hàn Quốc.
Theo tiết lộ của chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội Hàn Quốc Lee Hye-Hoon, Washingtoon muốn Seoul đóng góp 5 tỷ đôla cho mỗi năm. Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết sẵn sàng chia sẻ thêm gánh nặng với đồng minh, nhưng trong « mức có thể chấp nhận được ». Đề nghị cụ thể là 890 triệu đôla.
Tuần trước, nhiều nhóm công dân Hàn Quốc đã biểu tình tố cáo nước Mỹ của Donald Trump bắt chẹt đồng minh theo kiểu « móc túi người đóng thuế ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191119-my-han-dam-phan-ngan-sach-phong-thu-chung-that-bai
Mỹ không còn xem
các khu định cư Do Thái phạm luật quốc tế
Tú AnhChính quyền Donald Trump vừa lấy một quyết định như một nhát dao đâm vào tiến trình hòa bình Trung Đông. Theo ngoại trưởng Mike Pompeo, Hoa Kỳ bỏ lập trường cố hữu từ năm 1978 xem các khu định cư người Do Thái ở Cisjordanie là vi phạm luật quốc tế. Chính quyền Palestine nổi giận lên án thái độ của Mỹ. Trái lại, Israel vui mừng đón nhận tin này.
Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul tường trình:
“Hầu hết giới chính trị gia Israel hoan nghênh quyết định của Washington. Đối với thủ tướng mãn nhiệm Benjamin Netanyahu, Hoa Kỳ nhìn nhận vùng đất Cisjordanie là lãnh thổ từ trong lịch sử của dân Do Thái và người Do Thái không phải là thực dân. Ông Netanyahu đã gọi điện thoại cám ơn chủ nhân Nhà Trắng.
Lãnh đạo đảng cánh trung hữu, ông Benny Gantz cũng « khen ngợi quyết định quan trọng » của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nhân vật ôn hoà này tuyên bố thêm « số phận các khu định cư của người Do Thái sẽ phải được định đoạt qua các hiệp ước đáp ứng những đòi hỏi về an ninh và hòa bình ».
Tuyên bố của Mỹ không còn xem các khu định cư của người Do Thái « trái với luật quốc tế » được loan báo đúng vào thời điểm nhạy cảm trong nội tình Israel.
Lãnh đạo đảng trung hữu sắp đến thời hạn cuối để thành lập chính phủ. Các nhà bình luận đều cho rằng quyết định của Washington gây khó khăn thêm cho Benny Gantz. Báo chí Israel cũng nhập trận với những từ ngữ bốc lửa : nào là động đất chính trị, nào là tình thế đảo ngược. Một bài xã luận còn khẳng định các khu định cư được công nhận phù hợp với giới luật Do Thái giáo.
Một nhà phân tích chính trị còn cho rằng Benjamin Netanyahu đánh lá bài sau cùng và có thể sẽ tuyên bố như đã cam kết trước bầu cử hồi tháng 9 : sáp nhập thung lũng sông Jordan vào lãnh thổ Israel.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191119-my-khong-con-xem-cac-khu-dinh-cu-do-thai-pham-luat-quoc-te
Hoa Kỳ : Donald Trump « dự kiến nghiêm túc ra điều trần »
Mai VânTrên mạng Twitter sáng 18/11/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố ông dự kiến nghiêm túc ra điều trần trong khuôn khổ thủ tục truất phế tổng thống đang được Hạ Viện tiến hành, mặc dù ông vẫn tố cáo cuộc điều tra của đảng Dân Chủ.
Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tỏ ra dè dặt trước tuyên bố này :
« Nancy Pelosi, người phụ nữ dễ bị kích động, đã đề nghị tôi ra làm chứng trong cuộc điều tra dỏm về việc truất phế. Cho dù tôi không có làm gì sai, tôi sẽ dự kiến nghiêm túc làm điều đó », Donald Trump đã viết như trên trong tin nhắn Twitter.
Hôm Chủ nhật, trên đài truyền hình, bà Pelosi đã chỉ trích gay gắt những lời tố cáo không ngớt của tổng thống về thủ tục truất phế và đã cho rằng « nếu ông không đồng ý với những điều ông đã nghe thấy, thì ông nên đến làm chứng với lời tuyên thệ nói thật. »
Ngay từ tuần trước, một dân biểu đã tuyên bố là nếu tổng thống muốn đến các buổi điều trần, thì ông rất vui mừng đón tiếp.
Nhưng trên thực tế, ít có cơ may ông Trump ra trước Hạ Viện: ông đã từ chối làm chứng, kể cả bằng lời nói, trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, và cũng không cung cấp tài liệu mà Quốc Hội yêu cầu, đồng thời cấm cố vấn Nhà Trắng chấp thuận những triệu mời của Hạ Viện.
Cho dù vậy, phía đảng Cộng Hòa đã không ngớt tố cáo trong tuần qua là không có nhân chứng trực tiếp trong cuộc điều tra mà đảng Dân Chủ tiến hành, một sự thiếu vắng sẽ được bù đắp vào tuần này : Cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, ông Gordon Sondland, người đã trực tiếp thảo luận với tổng thống về Ukraina, sẽ ra điều trần vào ngày mai.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191119-hoa-ky-donald-trump-dieu-tran
Mỹ: Nổ súng ở Walmart, 3 người chết
Ba người bị bắn chết tại một tiệm Walmart ở Oklahoma, cảnh sát địa phương loan báo hôm 18/11.Trong số tử vong có hung thủ, báo Duncan Banner cho biết.
Theo AP, hai nạn nhân bên trong một ô tô và người thứ ba trong bãi đậu xe của tiệm Walmart ở Duncan, Oklahoma.
Cảnh sát đang tìm kiếm nhân chứng và tiến hành điều tra vụ việc.
Trước đó, chiều ngày 17/11 tại Fresno, bang California, có 4 người chết và 6 người khác bị thương khi các nghi can chưa rõ danh tính lẻn vào sân sau một tư gia đang có nhiều người tham dự tiệc liên hoan và nổ súng.
Tất cả nạn nhân trong vụ này đều là đàn ông gốc Á, tuổi từ 25 đến 35.
Cảnh sát cho hay vụ thảm sát xảy ra khi người thân và bạn bè của gia chủ tụ tập để theo dõi một trận bóng. Cảnh sát đang thu thập video từ các camera giám sát an ninh để nhận dạng hung thủ.
(VOA News/AP)
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-n%E1%BB%95-s%C3%BAng-%E1%BB%9F-walmart-3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt/5171301.html
Mỹ gia hạn thêm 90 ngày
cho các công ty chấm dứt làm ăn với Huawei
Hoa Kỳ ngày 18/11 cho các công ty thêm thời hạn 90 ngày để chấm dứt làm ăn với tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, đồng thời loan báo sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tiếp tục phục vụ tại các khu vực nông thôn.Tổng thống Mỹ Donald Trump từ tháng 5 ra lệnh cấm Huawei hiện diện trong các mạng lưới viễn thông của Mỹ sau khi Washington phát hiện công ty này vi phạm lệnh chế tài của Mỹ đối với Iran.
Kỳ gia hạn này sẽ cho phép các công ty tiếp tục phục vụ khách hàng tại một số các khu vực hẻo lánh nhất của Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho hay.
“Bộ sẽ tiếp tục giám sát các mặt hàng xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để đảm bảo rằng các phát minh của chúng ta không bị khai thác bởi những ai đe dọa đến an ninh quốc gia của chúng ta.”
Các giới chức Mỹ tố cáo Huawei là công cụ do thám điện tử của Bắc Kinh, và như vậy thì các thiết bị của công ty này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Huawei bác các cáo buộc vừa kể.
Sau các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung gần sụp đổ hồi tháng 5, Washington đưa Huawei vào danh sách các công ty bị cấm mua công nghệ của Mỹ trước khi xin được giấy phép của chính phủ Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-gia-h%E1%BA%A1n-th%C3%AAm-90-ng%C3%A0y-cho-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-l%C3%A0m-%C4%83n-v%E1%BB%9Bi-huawei-/5171297.html
Canada, Mỹ đau đầu đối phó Huawei
Gã khổng lồ công nghệ viễn thông Trung Quốc đã len lỏi vào hạ tầng ở Canada, Mỹ khiến họ rất khó để tẩy chay hoàn toàn Huawei.Globe and Mail của Canada mới đây cho biết, Canada đang bất đồng giữa các cơ quan tình báo và nhà quản lý khi kiên quyết tẩy chay mọi sản phẩm của Huawei ra khỏi đất nước.
Dịch vụ tình báo và an ninh Canada (CSIS) đã nhận được các cảnh báo của Mỹ về thiết bị của Huawei có thể được chứa các “cửa hậu” cho phép truyền thông tin về một đơn vị trực thuộc Chính phủ Trung Quốc. CSIS ủng hộ việc loại bỏ toàn bộ thiết bị Huawei trong cung cấp hạ tầng mạng 5G của Canada.
Trong khi đó, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) bác bỏ việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm do Huawei sản xuất. Họ cho rằng, chỉ cần kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các thiết bị 5G do Huawei sản xuất sẽ cho phép loại bỏ các rủi ro bảo mật như Mỹ đã cảnh báo.
Sự bất đồng của các cơ quan cấp cao chưa thể quyết định số phận của thương hiệu Huawei tại đất nước lá phong đỏ. Canada đang cần có quyết định và hành động thực sự vì là một thành viên trong nhóm tình báo “Ngũ nhãn” với Mỹ, Úc, Anh, New Zealand. Úc và Mỹ đã ủng hộ quyết định cấm hoàn toàn thiết bị Huawei. Những thành viên còn lại đều chưa quyết định.
Mỹ đang gây áp lực cho các thành viên đang chần chừ. Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu một quốc gia nào đó không loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei hoặc một nhà sản xuất Trung Quốc khác khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông thì họ sẽ ngừng trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm với quốc gia này, bất kể đó là đồng minh thân thiết và quan hệ chiến lược đến mức nào.
Tuy nhiên, có một vấn đề rất khó xử lý ở Canada, New Zealand hay ở Anh là thiết bị của Huawei đã xuất hiện ở các mạng viễn thông thế hệ trước ở các quốc gia này, thậm chí là cả Mỹ.
Nếu trong con mắt của nhà quản lý cấp quốc gia, loại bỏ hoàn toàn các hệ thống sẵn có này là điều… điên rồ bởi tốn kém và thực sự không cần thiết.
Một khi chọn quyết định từ bỏ Huawei thì tất cả các nhà khai thác viễn thông phải xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng cấp quốc gia. Chưa quốc gia nào tính toán con số “đập đi xây lại” sẽ tốn bao nhiêu tiền, thời gian hay ai sẽ trả tiền cho khoản đó.
Mỹ ra sức thúc ép đồng minh nhưng không nói gì về việc họ có giúp đỡ đồng minh chia sẻ các chi phí này hay không.
Hai nhà khai thác di động lớn nhất ở Canada là Bell và Telus đã tuyên bố họ sẽ không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei chỉ để phục vụ cho nhu cầu của Mỹ.
Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) ủng hộ họ trong quyết định này và giải thích để đảm bảo an ninh thông tin, chỉ cần kiểm tra kỹ thiết bị Trung Quốc là đủ, lập luận rằng: Sự từ chối dựa trên cơ sở của nước xuất xứ sẽ không mang lại gì cho đất nước, ngoài tốn thêm chi phí vật chất và thời gian.
Ngoài chi phí vật chất, việc từ bỏ Huawei có nghĩa là các quốc gia này có thể tụt hậu nghiêm trọng trong việc phát triển các mạng 5G.
Điều này cũng đang xảy ra ở Mỹ. Các nhà khai thác viễn thông nhỏ, cung cấp dịch vụ ở các vùng nông thôn xa xôi cũng tỏ ra không hài lòng với việc Chính phủ sẽ loại bỏ hoàn toàn các thiết bị cộp mác Huawei.
Những công ty viễn thông dựa vào thiết bị của Huawei vì giá rẻ. Còn bây giờ, để xây dựng lại mạng lưới của mình bằng một sản phẩm khác thì theo như tính toán từ Hiệp hội các nhà khai thác di động không dây nông thôn Mỹ (Rural Wireless Association), họ sẽ cần từ 800 triệu – 1 tỷ USD chi phí và mất thời gian 2 năm.
Mới đây, Mỹ đã phải xem xét khả năng gia hạn hợp tác với Huawei cũng dựa trên sự cấp thiết này. Khả năng loại bỏ các sản phẩm giá rẻ của Huawei Trung Quốc gần như là không thể.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31575-canada-my-dau-dau-doi-pho-huawei.html
Tổng Thống Chile lên án “hành vi lạm dụng và tội ác”
của cảnh sát sau bốn tuần đàn áp các cuộc biểu tình
Tổng thống Sebastian Pinera của Chile lần đầu tiên lên án hành vi lạm dụng của cảnh sát trong việc đối phó với bốn tuần biểu tình bạo lực gây chấn động quốc gia Nam Mỹ. Ông đưa ra lời phát biểu này vào hôm Chủ nhật, đánh dấu một tháng hỗn loạn khiến 22 người thiệt mạng và hơn 2,000 người bị thương.Người dân Chile phản đối sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế, cũng như một tầng lớp chính trị bắt rễ sâu đậm bắt nguồn từ một số ít các gia đình giàu có nhất nước, cùng nhiều vấn đề khác. Các cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát và vi phạm nhân quyền kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra, khiến Liên Hiệp Quốc phải cử một phái đoàn để điều tra. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng gửi một phái đoàn đến. Các cuộc biểu tình lớn chủ yếu diễn ra ôn hòa, nhưng những người biểu tình trùm đầu thường xâm nhập vào các cuộc tụ tập, ném đá, dựng chướng ngại vật và đối đầu với cảnh sát, và phía cảnh sát đàn áp bằng bạo lực. Hồi tuần trước, cơ quan y tế chính của Chile cho biết ít nhất 230 người mất thị lực sau khi bị bắn vào mắt bằng đạn chì hoặc đạn cao su khi tham gia biểu tình. Trong số đó, ít nhất 50 người sẽ cần mắt giả. Hầu hết những người bị thương đều tuyên bố rằng lực lượng cảnh sát quốc gia – được gọi là Carabineros – là những người nổ súng. Cảnh sát cũng bị cáo buộc về hành vi ngăn chặn các nhân viên cấp cứu giúp đỡ một người biểu tình đang hấp hối.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-chile-len-an-hanh-vi-lam-dung-va-toi-ac-cua-canh-sat-sau-bon-tuan-dan-ap-cac-cuoc-bieu-tinh/
Chuyến bay khứ hồi Paris-New York ngày càng rẻ
Mùa Thankssgiving và Noel là thời điểm nhiều du khách Pháp sang New York để dạo phố và mua sắm trong không khí phố xá lên đèn nhân dịp lễ cuối năm. Nhiều hãng hàng không cạnh tranh nhau thu hút lượng khách này với giá mềm, khoảng 350€ một chuyến bay trực tiếp khứ hồi.Cách đây vài năm, đây là điều khó thể hình dung nổi. Với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ (low cost) trên các tuyến đường bay xuyên Đại Tây Dương, giá của một chuyến bay trực tiếp khứ hồi từ Paris đến New York, Boston hoặc thậm chí Los Angeles xuống dưới mức 350€, tức là chỉ đắt hơn một chuyến xe lửa cao tốc TGV Paris-Nice mua vào giờ chót.
Dĩ nhiên với mức giá này, hành khách buộc phải chấp nhận một số điều kiện, đi du lịch ‘‘nhẹ cân’’ với hành lý xách tay không quá 10 kílô, bữa ăn hay thức uống trên máy bay phải mua thêm, bởi vì giá vé thấp nhất (Low Fare) cơ bản bao gồm một kiện hành lý trong cabin và chỉ có chừng đó thôi ! Nếu đặt thêm một bữa ăn, đặt trước chỗ ngồi hoặc ký gửi hành lý, những thứ ‘‘phụ trội ấy’’ có thể tương đương với một nửa giá vé. Nếu không khéo chọn lựa thì đôi khi các hãng low cost lại có giá (tính gộp) đắt hơn các công ty truyền thống.
Hai công ty Pháp vừa mở đường bay sang New York
Trong khoảng 10 công ty hiện thời có đường bay trực tiếp xuyên Đại Tây Dương, từ Paris đến New York, có hãng hàng không FrenchBee. Đây là một công ty Pháp thuộc tập đoàn Dubreuil (cũng là chủ của công ty Air Caraïbes), FrenchBee là hãng đầu tiên mở đường bay giá rẻ giữa Paris và quần đảo Polynésie thuộc Pháp. Kể từ giữa năm 2018, hãng này bay kết nối giữa Paris-Orly với thành phố San Francisco. FrenchBee sắp khai thác kể từ tháng 6 năm 2020 một chuyến bay hàng ngày giữa Paris-Orly và Newark-Liberty (bang New Jersey), cách thành phố New York (Manhattan) khoảng 30 phút lái xe. Giá vé cơ bản Paris-New York của FrenchBee là 388€.
Công ty Corsair chuyên bay đến quần đảo Caraïbes (Caribê), cũng bắt đầu mở đường bay sang Hoa Kỳ. Mặc dù Corsair không hẳn là một công ty low cost, nhưng hãng này áp dụng mức giá mềm 360€ (giá Eco-Basic), bao gồm một bữa ăn nhưng không có kiện hành lý ký gửi (nếu có hành lý phải trả thêm 40€). Kể từ tháng 6 năm 2019, Corsair bay từ Paris-Orly sang Miami sáu ngày trong tuần. Kể từ tháng 06/2020, hãng này mở thêm đường bay với chiếc A330neo đến Newark-Liberty với giá 439€.
Đối mặt với sự cạnh tranh từ các hãng bay giá rẻ, công ty hàng không quốc gia Pháp Air France buộc phải điều chỉnh bảng giá của mình trên một số tuyến bay đường dài. Giá vé “Nhẹ” (Light) bay khứ hồi tới New York hoặc Los Angeles chỉ ở mức 350€ ngoài mùa thấp điểm, 460€ mùa cao điểm. Kể từ ngày 29/03/2020, Air France tăng thêm chuyến bay và như vậy mỗi ngày có tới 5 chuyến khứ hồi nối liền Paris CDG với sân bay JFK ở New York.
Air France trước sự cạnh tranh của các hãng low cost
Cũng cần lưu ý rằng một số chuyến bay được khai thác bởi Delta, đối tác hàng đầu của Air France. Nhờ vào sự hợp tác này, Air France bay tới khá nhiều thành phố tại Hoa Kỳ như Atlanta, Boston, Chicago, Cincinnati, Dallas, Detroit, Houston, Indianapolis, Las Vegas, Los Angeles, Miami, Minneapolis, New York, New Orleans, San Francisco, Seattle, Tampa , Washington ….. Air France vẫn có nhiều lợi thế do có nhiều chuyến bay trong cùng một ngày và như vậy giờ giấc cũng hợp hơn đối với những khách nào không muốn ‘‘bay sớm về khuya’’.
Về phần mình, khi được cho ra mắt tại Pháp vào năm 2018, công ty Level đã muốn chinh phục thị phần với giá thật mềm 198€ bay khứ hồi Paris-New York. Nay giá trung bình của Level là 260€. Công ty này thuộc tập đoàn IAG (bao gồm British Airways, Iberia và Vueling) vẫn là một trong những công ty có giá mềm nhất trên thị trường. Tuy nhiên, nếu đặt thêm một bữa ăn và một kiện hành lý kỷ gửi, giá vé khứ hồi sẽ tăng từ 250 lên thành 400€ (thêm 75€ cho mỗi lượt đi chuyến). Kể từ tháng 10/2019, Level mở chuyến bay trực tiếp đến Las Vegas và Boston kể từ cuối tháng 03/2020.
Cuối cùng hãng Norwegian của Na Uy là hãng hàng không đầu tiên khai thác các chuyến bay đường dài giữa châu Âu và Hoa Kỳ, ban đầu với 5 điểm đến, hãng của Na Uy nay mở đường bay sang 9 thành phố Hoa Kỳ từ sân bay Paris CDG (Charles de Gaulle). Các điểm đến là thành phố Boston, Denver, Los Angeles, Miami (sân bay Fort Lauderdale), New York (JFK), Orlando, San Francisco và sắp tới đây là thành phố Austin và Chicago kể từ tháng 05/2020.
Điểm yếu của các hàng hàng không low cost
Nếu giá thấp nhất bắt đầu từ 278€ Paris-New York và 318€ Paris-San Francisco, hành khách phải chi thêm 140 euro cho một bữa ăn và hành lý ký gửi hai chiều (20kg). Các chuyến bay được thực hiện với máy bay Boeing 787 Dreamliner được cho là tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 30% so với một máy bay có kích thước tương tự. Norwegian vẫn được xem là “hãng hàng không quốc tế giá rẻ và đường dài tốt nhất” kể từ năm 2015 theo bảng xếp hạng của cơ quan Skytrax.
Hành khách có thể hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh ráo riết từ các hãng hàng không low cost, tuy nhiên cũng chính sự cạnh tranh ấy đang làm suy yếu nhiều công ty chưa có đủ thanh khoản và nguồn vốn để trụ vững. Bằng chứng là cuối năm 2018, Primera Air phải công bố phá sản, rồi đến lượt Wow Air vào tháng 3 năm 2019 và XL Airways vào tháng 10 vừa qua. Các vấn đề tài chính của các hãng máy bay (tương tự như công ty lữ hành Thomas Cook) có thể tác động trực tiếp đến hành khách. Nhưng điều đó dường như vẫn không làm nản lòng các công ty hàng không : Corsair và Frenchbee là hai công ty Pháp vừa mới tham gia vào cuộc chạy đua để giành lấy thị phần các chuyến bay từ Paris sang New York.
http://vi.rfi.fr/phap/20191119-chuyen-bay-khu-hoi-paris-new-york-ngay-cang-re
Sau tập trận khủng bố chung với ASEAN và TQ,
Nga sẽ tập trận quân chung với các nước ở Biển Đông?
Thời gian gần đây, truyền thống và giới chức Nga đề cập nhiều đến khả năng Nga sẽ tăng cường hiện diện ảnh hưởng ở Đông Nam Á bằng các hoạt động tập trận chung với các nước ở Biển Đông, mà trước mắt là cuộc tập trậnkhủng bố chung với ASEAN và TQ trong tháng 11 này.Nga sẽ tham gia cuộc tập trận chống khủng bố quốc tế chung với ASEAN tại TQ
Truyền thông Nga đưa tin cho hay, lực lượng đặc nhiệm của Quân khu miền Đông Nga đã đến Trung Quốc để tham gia cuộc tập trận chống khủng bố quốc tế do các nước ASEAN chủ xướng. Cơ quan báo chí của quân khu miền Đông cho hay, giai đoạn tích cực của các cuộc tập trận sẽ được tổ chức vào nửa cuối tháng 11 tại Trung Quốc. Những quân nhân Nga tham gia tập trận sẽ tiến hành các chiến dịch giải phóng con tin (giả định) trong các tòa nhà hành chính, xe buýt và máy bay chở khách bị bắt bởi bọn khủng bố. Cũng sẽ có khóa huấn luyện chung về tìm kiếm và phá hủy thiết bị nổ, hạ cánh trực thăng và bắn đạn thật từ vũ khí hạng nhẹ. “Một nhóm binh sĩ Quân khu Đông, bao gồm các lực lượng đặc nhiệm, đã đến Trung Quốc để chuẩn bị tham gia các cuộc tập trận chống khủng bố quốc tế của các nước ASEAN và các đối tác đối thoại của họ. Đại diện của Quân khu Đông đã bắt đầu bắt tay huấn luyện để thực hiện hành động sắp tới trong thành phần của nhóm chống khủng bố quốc tế”, theo thông cáo báo chí của Quân khu miền Đông Nga cho biết. Lực lượng đặc nhiệm Nga sẽ thực hiện các cuộc tấn công ở khu vực thành thị. Quân nhân di chuyển dọc theo đường phố và bên trong các tòa nhà, bao gồm cả trong điều kiện khủng bố sử dụng các chất độc hóa học. Cuộc tập trận cũng có sự tham gia của các sĩ quan Nga thuộc Quân khu Đông cho công việc tại các điểm kiểm soát đa quốc gia.
Nga đang cân nhắc và thăm dò dư luận để tổ chức tập trận hải quân với ASEAN ở Biển Đông
Truyền thông Nga đưa tin, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đề nghị các bên cân nhắc về khả năng tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với ASEAN, mà theo ông, sẽ tăng cường an ninh cho tất cả các nước tham gia. Ông Medvedev lưu ý rằng tàu Hải quân Nga hàng năm thực hiện các cuộc đến thăm thân thiện tại các cảng của Đông Nam Á. Theo người đứng đầu chính phủ Nga, những chuyến thăm như vậy đến Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã trở thành truyền thống. Năm 2018, các thủy thủ Nga đã đến thăm Campuchia, Myanmar và Brunei. Năm nay là Philippines. Và các thủy thủ Việt Nam và Thái Lan đã đến thăm Vladivostok, Thủ tướng Medvedev nói.
Theo ông Medvedev, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân với một số nước ASEAN. “Ví dụ, tổ chức tập trận chung được nói đến trong bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực hải quân, đã ký với Thái Lan vài ngày trước. Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử với Brunei đang được chuẩn bị”, Thủ tướng Nga cho biết. Ông Medvedev chỉ ra rằng các cuộc diễn tập trên biển trong khuôn khổ SMOA+, các cuộc gặp của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các đối tác đối thoại đã trở nên phổ biến, lần mới nhất diễn ra tại Singapore vào tháng 4 và tháng 5 năm nay. “Có thể suy nghĩ về bắt đầu các hoạt động như vậy
trong khuôn khổ Nga-ASEAN. Ngoài ra, hiệp hội có thực tiễn tập trận như vậy với các cường quốc khác. Tôi chắc chắn điều này sẽ tăng cường an ninh hàng hải của “nhóm 10 nước”, Thủ tướng Medvedev nói. Ông Medvedev lưu ý rằng có một số sân chơi mà các triển vọng này đang được thảo luận như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, Diễn đàn hàng hải tăng cường ASEAN và SMOA+.
Nga tính toán tăng cường hiện diện ảnh hưởng ở Đông Nam Á, đi liền với việc mở rộng hợp tác với các nước
Trong chuyến thăm Nga tháng 9 vừa qua, Tổng thống Philippines đã mời tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft của Nga cân nhắc về một thỏa thuận thăm dò dầu khí Biển Đông. Tổng thống đã mời Rosneft, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí Nga đầu tư vào Philippines, nhất là mảng dầu khí. Tổng thống đảm bảo với các lãnh đạo Rosneft rằng sự đầu tư của họ ở Philippines là an toàn và ông sẽ không dung thứ cho nạn quan liêu tham nhũng”, Người phát ngôn kiêm cố vấn pháp lý của Tổng thống Duterte, Salvador S. Panelo cho biết. Trước đó, Đại sứ Philippines tại Nga, ông Carlos Sorreta nói rằng các công ty năng lượng Nga quan tâm đến khai thác dầu khí ở Philippines, và bất kỳ thỏa thuận nào với Nga sẽ không gây tổn thất cho quyền lợi của Manila tại Biển Đông. Trang tin điện tử Rappler.com dẫn lời ông Sorreta: “Họ sẵn sàng tuân thủ luật pháp của chúng ta. Họ không đòi chủ quyền. Nếu họ đến thì đấy hoàn toàn là sự công nhận chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền khai thác tài nguyên của chúng ta”. Kể từ tháng 7, vai trò của các công ty dầu khí Nga ở Biển Đông đã thu hút sự chú ý quốc tế. Tàu Trung Quốc và Việt Nam đối đầu khi tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương 8 đến bờ biển Việt Nam, tàu Trung Quốc cản trở hoạt động của giàn khoan dầu của Việt Nam và Rosneft gần Bãi Tư Chính, rạn san hô mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov nhấn mạnh, sự phát triển hợp tác với ASEAN là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Hơn 20 năm qua, ASEAN trở thành đối tác tin cậy trong các vấn đề toàn cầu và đảm bảo hòa bình, an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
http://biendong.net/bien-dong/31558-sau-tap-tran-khung-bo-chung-voi-asean-va-tq-nga-se-tap-tran-quan-chung-voi-cac-nuoc-o-bien-dong.html
Iran: Chính quyền cắt Internet để chống biểu tình
Mai VânĐể kiểm soát biểu tình phản đối tăng giá xăng, chính quyền Iran hôm nay, 19/11/2019, đă cắt mạng Internet tại nhiều nơi. Hành động này càng làm cho người dân tức giận
Thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật từ Teheran :
Chính Hội Đồng An Ninh Quốc gia, trực thuộc bộ Nội Vụ, đã đưa ra quyết định cắt Internet để kiểm soát phong trào biểu tình.
Ali, một sinh viên 23 tuổi, rất bực tức: « Tôi rất tức giận vì toàn bộ cuộc sống của chúng tôi bị xáo trộn. Ai cũng cần đến Internet, khi bị cắt thì mọi thứ bị tắc nghẽn, ngay cả liên hệ với người thân cũng qua internet, không liên lạc được với ai nữa. »
Nhất là người dân Iran không liên lạc được với thân nhân ở nước ngoài. Việc cắt Internet cũng tác động đến một số ngành nghề, vì Internet là phương tiện làm việc đối với nhiều người.
Bộ trưởng bộ Viễn Thông xác nhận Internet đúng là đã bị cắt, chứ không phải là chỉ hạn chế. Ông nói thêm là đang cố tái lập lại. »
Phong trào biểu tình chống tăng giá xăng, bắt đầu từ hôm thứ Sáu 15/11/2019, đến hôm nay vẫn chưa lắng dịu, cho dù Internet bị cắt và nhiều người bị bắt.
Trong đêm qua rạng sáng hôm nay, 3 người trong lực lượng an ninh đã bị thiệt mạng ở khu vực tây thủ đô, theo tin hãng thông tấn Iran Isna. Họ rơi vào bẫy của người biểu tình. Như vậy là tổng cộng đã có 5 nhân viên công lực thiệt mạng từ hôm biểu tình nổ ra, theo số liệu chính thức.
Theo AFP, do thông tin bị bịt kín, số người bị bắt không được biết rõ. Tại Teheran hôm nay, hàng trăm cảnh sát chống bạo động được triển khai với xe vòi rồng ở nhiều quảng trường.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191119-iran-chinh-quyen-cat-internet-de-chong-bieu-tinh
Biểu tình Hong Kong: Người biểu tình đu dây trốn thoát
Một số người biểu tình đã trốn thoát khỏi khuôn viên trường đại học Bách Khoa Hong Kong, vốn vẫn bị cảnh sát bao vây, bằng cách đu dây từ cầu xuống đường và được nhiều người lái xe máy đến đón đi.Khoảng 100 người khác cố gắng rời khỏi Đại học Bách khoa đã phải đối mặt hơi cay và đạn cao su. Một số đã bị bắt giữ.
Nhà chức trách cho biết có 116 người bị thương trong vụ bạo lực hôm thứ Hai.
Trong tuần qua, khuôn viên trường đại học này đã trở thành chiến trường cho các biểu tình chống chính phủ.
Bạo lực là một trong những vấn đề tồi tệ nhất trong những tháng bất ổn vừa qua tại vùng lãnh thổ bán tự trị này thuộc Trung Quốc. Các cuộc biểu tình bắt đầu từ việc phản đối dự luật dẫn độ, và giờ đã phát triển thành các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Trung Quốc đã cảnh báo rằng “đừng ai đánh giá thấp quyết tâm [của họ] để bảo vệ chủ quyền và sự ổn định của Hong Kong”, và đại sứ Trung Quốc tại Anh nói rằng chính quyền trung ương sẽ không ngồi yên nếu tình hình trở nên “mất kiểm soát”.
Một người chết vì bị đập vào đầu trong cuộc biểu tình Hong Kong
Hong Kong: Cảnh sát bị thương vì trúng tên ở chân
Hong Kong bị đẩy đến ”bên bờ sụp đổ”
Hong Kong: ‘Tôi bị xịt hơi cay trong giờ ăn trưa’
Hong Kong là một phần của Trung Quốc, và các cuộc biểu tình xảy ra là vì người dân lo sợ các quyền tự do đặc biệt mà lãnh thổ này được hưởng từ khi là thuộc địa cũ của Anh đang bị Bắc Kinh thu hẹp dần.
Hôm thứ Hai, Tòa án tối cao của Hong Kong đã ra phán quyết rằng lệnh cấm người biểu tình đeo mặt nạ là vi hiến. Luật cấm mặt nạ là một lệnh khẩn cấp thời thuộc địa được chính quyền áp dụng vào tháng 10, nhưng phần lớn người biểu tình phản đối nó.
Chính phủ Hong Kong cho biết bạo lực vào cuối tuần đã “làm giảm khả năng” các cuộc bầu cử quận có thể được tổ chức vào Chủ nhật như dự kiến, theo đài truyền hình RTHK. Trì hoãn hoặc hủy bỏ các cuộc bầu cử có thể làm gia tăng biểu tình.
Vương quốc Anh đã thúc giục “chấm dứt bạo lực và tất cả các bên nên đối thoại” trước các cuộc bầu cử. Trao đổi với BBC hôm thứ Hai, cựu Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã cáo buộc một số người biểu tình cố gắng “kích động một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo kêu gọi chính phủ Hong Kong giải quyết các mối quan ngại của công chúng.
“Chính phủ Hong Kong chịu trách nhiệm chính trong việc đem lại yên bình cho Hong Kong. Tình trạng bất ổn và bạo lực không thể giải quyết chỉ bằng những nỗ lực của lực lưỡng thực thi pháp luật,” ông Pompeo nói.
Chuyện gì đang xảy ra?
Cảnh sát vẫn đang bao vây trường đại học nơi hàng trăm người biểu tình được cho là bị mắc kẹt. Các sĩ quan đã ra lệnh cho người bên trong buông vũ khí đầu hàng. Một người biểu tình bên trong trường đại học nói với BBC rằng lượng thực, nước uống cả thiết bị sơ cứu đang cạn kiệt.
Trong khi đó, một đám cháy bùng phát trong khuôn viên trường và nhiều tiếng nổ lớn đã được nghe thấy, theo Bưu điện Hoa Nam.
Vào tối thứ Hai, một số nhân vật đặc biệt đã được cảnh sát cho phép vào khuôn viên trường để hòa giải và thuyết phục hàng chục người biểu tình rời đi. “Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn”, ông Jasper Tsang, một chính trị gia thân Bắc Kinh, cựu chủ tịch Hội đồng Lập pháp Hong Kong, nói với hãng tin Reuters ngay sau khi ông đến trường.
PolyU đã bị người biểu tình chiếm đóng trong vài ngày. Vào tối Chủ nhật, cảnh sát đã cảnh báo những người biểu tình là họ có đến 22:00 (21:00 giờ Việt Nam) để rời khỏi khuôn viên trường, nói rằng họ có thể sử dụng đạn thật nếu các cuộc tấn công tiếp tục.
Những người biểu tình cố gắng rút khỏi PolyU bị chặn bởi hơi cay
Vào Chủ nhật, trường đại học cho biết khuôn viên đã bị “phá hoại nghiêm trọng“.
Một số người biểu tình còn lại trong trường đại học đã tự nhận mình là sinh viên của trường nhưng không rõ chính xác con số thực tế là bao nhiêu.
Nước mắt tự hào
Grace Tsoi, BBC News, Hong Kong
Nhiều phụ huynh có con mắc kẹt trong Đại học Bách khoa đã tham gia nhóm 200 người biểu tình ôn hòa vào tối thứ Hai ở phía đông Tsim Sha Tsui, một khu du lịch chỉ cách khuôn viên bị bao vây 300 m.
Bà Ng – người chỉ muốn cho biết họ của mình – mới biết con trai bà nằm trong số những người bị mắc kẹt trong trường vào tối Chủ Nhật và đã ở lại con đường gần trường đại học kể từ đó. “Thằng bé sợ hãi vì chưa bao giờ phải đối mặt với bất kỳ tình huống khẩn cấp nào như thế này”.
Người mẹ mắt đẫm lệ tự hào về đứa con trai 18 tuổi của mình bất chấp hoàn cảnh. “Con trai tôi không khóc. Cậu bé mạnh mẽ và thích giúp đỡ người khác”, cô nói. “Tôi nói với con trai tôi rằng con không làm gì sai và con là một đứa trẻ xuất sắc. Mẹ sẽ không trách con.”
Bà bảo con ở lại trong khuôn viên trường và đợi bà đến đón. Bà Ng nói chính phủ nên chịu trách nhiệm về sự hỗn loạn ở Hong Kong.
“Chính phủ của chúng tôi ngày càng liều lĩnh hơn. Họ bỏ qua những yêu cầu rất cơ bản từ người dân!” bà nói. “Tôi không sinh ra ở Hong Kong nhưng tôi yêu Hong Kong rất nhiều! Hong Kong là một nơi tuyệt vời nhưng nó đã biến thành thế này. Điều này làm tan nát trái tim tôi!”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50470062
Tôi đã thấy Em đổ máu- Hongkong !
Blogger Võ Thị HảoHọ đã bắn thẳng vào ngực em
Chỉ là Hongkong(HK) thôi mà. Đâu phải VN.
Mà dân VN thì cũng đang khốn khổ khốn nạn dưới ách CS độc tài toàn trị. Tập đoàn quyền lực lợi ích nhóm tham nhũng toàn diện . Bao nhiêu trí thức, dân oan, tù nhân lương tâm hoàn toàn vô tội đang bị đày đọa trong tù ngục. Vậy mà sao tôi và bao người trên thế giới vẫn phải kêu tên người, thức nhiều đêm trắng để dõi theo, mong bảo vệ người và cầu nguyện cho người vậy, HK?
Bởi vì Em đó.
Tôi đã thấy cảnh sát Hongkong(HK) chĩa súng bắn thẳng vào ngực em- người thanh niên vô tội. Máu phun ra từ ngực em và nhuộm đỏ xứ Cảng thơm.
Tôi từng thấy em, những thiên thần của tự do và phục sinh lương tri xuống đường, bền bỉ cả nửa năm nay rồi. Em nắm tay cả triệu người, cùng hát “Quốc ca mới “ cho HK :
Thề: Sẽ không để nước mắt rơi trên mảnh đất của chúng ta…
Vùng lên: sẽ không còn nô lệ nữa
Cho Hồng Kông: nền tự do sẽ hiển trị
Bây giờ là buổi bình minh, hãy cùng nhau giải phóng Hồng Kông
Cùng chung một hơi thở, làm cuộc cách mạng cuả thời đại”
( Vinh quang Hong Kong
http://www.vietcatholic.net/News/html/252208.htm http://www.vietcatholic.net/News/html/252208.htm )
Tôi đã thấy máu em và những người đồng hành cùng em nhuộm đỏ xứ Cảng Thơm.
Em, tri thức, lương tâm và khát vọng tự do của em, phải trỗi dậy đương nhiên trước thực tế phũ phàng.
Kể từ khi xứ sở của em rơi vào tay CSTQ, đến một ngày những kẻ hồn nhiên như Em bỗng bị dồn duổi sơn cùng thủy tận. Khi con người không cam tâm làm nô lệ, ở xứ ấy, những bẫy chết đã giăng ra xung quanh.
Em xuống đường bày tỏ chính kiến. Trong hàng triệu người có em. Cuộc xuống đường chống lại nạn CS độc tài toàn trị ấy không chỉ cho em, cho HK, mà cho cả thế giới, trong đó có VN chúng tôi. Thế giới phải cảm ơn em và ủng hộ em.
Em và những bạn đồng hành ấy, không định mà bỗng dưng trở thành tuyến đầu của cuộc cách mạng chống lại một lực lượng hùng hậu, thâm hiểm, đầy kinh nghiệm khủng bố và giết người hàng loạt. Em, hành động theo lương tri thời đại để chúng ta bớt đi những nạn nhân “chết dưới tay Trung quốc”.
Em, đang hy sinh tuổi trẻ lộng lẫy của mình, tận hiến cho sứ mệnh đòi quyền con người và tự do dân chủ cho HK.
Người HK đã từng có nó và rồi bỗng một ngày mất nó bởi một “Biên bản” bàn giao xứ Cảng Thơm này cho Trung hoa đại lục Em biết rồi đó, không tráo trở thì không phải là CS. ..
“Thiên An Môn lặp lại”?
Em, trong khi em và những người đồng hành cùng em đang bị vây khốn, bị đàn áp theo đủ cách bạo lực và hèn hạ, thì người dân HK đã quay lại được một clip ghi lại “lời hay ý đẹp” của những kẻ đang được dân nuôi để bảo vệ dân. “Theo đó, cảnh sát đã nói với nhau: “Tới PolyU và giết lũ gián đi”.
“Sau khi người dân nhắc lại lời này như để lan truyền thông tin và giúp nhau cảnh giác, cảnh sát không tỏ ý kiềm chế hơn và tiếp tục hét lớn:
“Lũ khốn! Đừng có rời đi. Ta muốn thảm sát Thiên An Môn lặp lại!”, và họ tiếp tục nói với nhau rằng ở đây có rất nhiều “gián” (ám chỉ người biểu tình Hồng Kông) và chửi thề.”
(theo https://www.dkn.tv/the-gioi/canh-sat-hong-kong-tuyen-bo-muon-lap-lai-tham-sat-thien-an-mon.html )
Trưởng đặc khu Hông kong đã gọi em và người biểu tình là “kẻ thù nhân dân”.
CSTQ gọi em là những kẻ khủng bố
Tập Cận Bình cảnh báo sẽ “”tan xương nát thịt nếu chia rẽ TQ “
( https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50078263 )
Alison Ng, 24 tuổi, một thiếu nữ Hong Kong thường xuyên tham dự biểu tình, chia sẻ tâm tư với BBC News Tiếng Việt sáng hôm 16/19 :
”Phát biểu này cho thế giới thấy rõ tâm địa tàn ác của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tôi đoán chắc ông ta thầm ao ước được nghiền nát đoàn biểu tình lắm, và nếu bưng bít được thông tin tức như hồi Thiên An Môn thì có lẽ ổng đã ra tay lâu rồi.”
Vâng, đã thế thì em, những thiên thần của tự do, đã bị chính quyền ấy mặc định đã trở thành những bia thịt để bọ họ trút hận thù và khát máu.
Vì thế tôi thấy Em, bị trói, bị đánh, bị nhục mạ bằng việc phun sơn khắp người như một thứ bao tải. Em bị lựu đạn cay của chúng làm mù bỏng mắt.
Vì thế, tôi thấy Em, quằn quại trên mặt đất quê hương xứ sở. Em đã viết di chúc vì em đang bị săn lùng và nhiều phần là sẽ bị giết chết nhưng em quyết không đầu hàng.
Không thể đếm được bao nhiêu ngàn bạn động hành của em đã bị trói quặt tay, bị giẫm đạp, bị nhốt trong những trại giam và bị đối xử như súc vật.
Không có gì đảm bảo rằng em hoặc ai đó không bị giết chết theo cách đập đầu trói tay ném trôi sông biển hoặc giết chết rồi treo vào thòng lọng, đẩy từ trên lầu cao xuống nói rằng em tự sát…
Em có biết bao nhiêu bạn trẻ đồng hành cùng em đã bị ám sát, bắn tỉa? Những kẻ Hắc cảnh, Phi Hổ… và những kẻ khủng bố, giết người đội lốt thường dân trà trộn bất cứ nơi nào em đến, em đi, em ở để hãm hại em. Dễ như vặn cổ một chú gà con ngây thơ…Làm sao em có thể đề phòng !
“Cuộc cách mạng thời đại”
“Đêm nay chắc em chết..Em đã viết di chúc rồi và cất vào một chỗ cẩn thận.”.
Em đã viết như vậy. Chí khí của em cũng là một tiếng vọng đau thương cào nát trái tim của những người còn có lương tâm. Vì người lớn đã không đủ cảnh giác hoặc đã quá đớn hèn không bảo vệ nổi nền tự do nên thế hệ tiếp theo đã bị cướp giết tương lai.
Em thấy, chính quyền HK trong chừng ấy năm đào luyện dưới bóng cờ CS TQ đã trở nên tàn ác đến thế nào. Bất hạnh là em thuộc về TQ, quốc gia có kỷ lục giết người hàng loạt cao nhất thế giới mà em lại không thể học cách trở thành nô lệ. Em biết về thời Mao Trạch Đông. Rồi kỷ lục tàn sát học sinh sinh viên tàn bạo và lạnh lùng, cao nhất thế giới năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn.
Đương nhiên em biết lời đe dọa các em sẽ là nạn nhân của một “Thiên An Môn thứ hai”. Làm sao chẳng táng đởm kinh hồn về hàng ngàn thân thể trẻ trung, đẹp đẽ nhất, tầng lớp tinh hoa của TQ, đã bị nghiến nát thành vụn thịt xương dưới xích xe tăng và bị xe vòi rồng hút rửa sạch máu và thịt và xương phi tang ngay trong một đêm.
Em đương nhiên biết những chúng cứ đã được tố cáo khắp trên thế giới về việc mổ cướp nội tạng những tù nhân lương tâm, Pháp Luân Công, khủng bố giam cầm những người Tây Tạng, người Uyghur…
Và Em phải sống. HK! Vì em đã từng có tự do dân chủ và nhân quyền nên em biết được rằng phải giữ lấy nó, đòi quyền có nó bằng mọi giá. “Dân chủ có ăn được không”? Loài bọ hung vẫn thường hỏi vậy. Nhưng thanh niên HK không phải là loài bọ hung.
Và em quyết xuống đường. Đương nhiên trở thành một chiến tuyến, một lá chắn, thân mình “ lấp lỗ châu mai” trước họng súng, thức tỉnh loài người chống lại khuynh hướng diệt chủng của CS độc tài toàn trị.
Và Em là thế. Thương khó em và ngưỡng mộ Em bao nhiêu cho đủ!
Tôi nhìn thấy máu em đổ trên đường phố. Cho Tự do, nắm tay nhau làm cuộc cách mạng của thời đại.
* Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/hk-bleed–11192019085731.html
Hiệu ứng kinh tế của bạo loạn tại Hong Kong
Nguyễn Xuân NghĩaSuốt tuần qua, Hong Kong trôi vào nạn bạo loạn nguy ngập khi lực lượng cảnh sát cơ động có võ trang đầy đủ bao vây năm trường đại học, nơi sinh viên cố thủ với võ khí thô sơ để chống đỡ. Cao điểm của nạn bạo hành là Đại học Bách khoa Hương Cảng cho tới ngày Thứ Ba 19 vẫn chưa êm. Trong khi cả thế giới theo dõi tình hình đáng ngại tại Hong Kông thì giới kinh tế bắt đầu tính nhẩm về hiệu ứng của vụ khủng hoảng này. Điễn đàn Kinh tế sẽ làm công việc sơ kết đó.
“Nhất quốc lưỡng chế”: hết giá trị thực tế!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông vụ khủng hoảng tại Hong Kong đã lên tới cùng cực khi cảnh sát cơ động chống bạo loạn thẳng tay đàn áp các sinh viên và giới trẻ tại đây cũng chẳng từ nan việc bạo động. Theo ông thì tình hình rồi sẽ ra sao và Hong Kong sẽ bị hiệu ứng thế nào về kinh tế?
Bắc Kinh có tham vọng lớn, mà thực lực chưa tương xứng, vụ Hong Kông phơi bày chuyện đó và điều họ sợ hơn cả cho sự tồn vong của chế độ là tự do và minh bạch. Đây là chúng ta chưa nhắc đến vụ Tây Tạng hay Tân Cương còn mờ ám đen tối hơn….
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Người ta có thể nói rằng sự bạo hành xảy ra tại cả đôi bên nhưng các sinh viên vẫn thấy họ là nạn nhân, sẵn sàng chịu chết nên tình hình càng nguy ngập vì nhà chức trách có thể đàn áp mạnh hơn và Hong Kong không có lối thoát.
Nguyên Lam: Ông thấy phản ứng của thế giới ra sao và lãnh đạo Bắc Kinh có thể làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ nguyên thủy, thế giới tưởng rằng mọi sự xảy ra vì dự luật dẫn độ của nhà chức trách Hong Kong khiến cả triệu người đã biểu tình ôn hòa vào mùng chín rồi ngày 17 cho tới tuần này.
- Nhưng sự thể đã tích lũy sau khi Hong Kong “hồi quy cố quốc” vào mùng một Tháng Bảy năm 1997 vì từ đó dân Hong Kong thấy đất sống của họ mất dần bản sắc truyền thống là tinh thần tự do cởi mở. Rồi làn sóng di dân từ Hoa lục sang gây thêm khó khăn kinh tế về gia cư, địa ốc, nhà ở. Trong khi đó, Bắc Kinh có chủ ý thu hẹp quyền tự do của Hong Kong bằng luật lệ để không khí tự do đặc thù ở đấy khỏi “nhiễm độc” vào các tỉnh bị cai trị bằng ách độc tài bên trong. Vì vậy nguyên tắc “nhất quốc lưỡng chế”, là một quốc gia hai chế độ, mà Bắc Kinh đã cam kết khi thu hồi Hong Kong, hết còn giá trị thực tế và chế độ đặc khu hành chánh tự trị của Hong Kong cứ bị lấn át dần.
- Vì vậy cái “nhân” của sự chống đối đã có sẵn, dự luật dẫn độ chỉ là cái “duyên”. Mà việc dân Hong Kong đòi hỏi dân chủ, là quyền bầu lên người lãnh đạo thay vì do Bắc Kinh chỉ định, là điều lãnh đạo Trung Quốc không thể chấp nhận được, và quy luật vật lý chính trị ở đây là sức ép của chế độ mới tạo ra sức bật của người dân. Lần này sinh viên có thể bị đẩy lui nhưng họ sẽ tranh đấu cách khác.
Tầm quan trọng của bầu cử
Nguyên Lam: Người ta nhận thấy hai điểm lạ tại Hong Kong. Hôm Thứ Hai 18, Tòa án Thượng thẩm đã phán quyết là việc Ban bố Tình trạng Khẩn cấp theo một đạo luật do Đế quốc Anh ban hành từ năm 1922 và cấm người dân đeo mặt nạ là vi hiến. Thứ hai, là ngày Chủ Nhật 24 này, Hong Kong sẽ có một cuộc bầu cử địa phương để chọn đại biểu cho 18 quận trong bốn năm. Xưa nay, ít ai để ý tới cuộc bầu cử đó vì các đại biểu chẳng có nhiều quyền, nhưng thưa ông, vì sao Liên hiệp Âu châu vừa ra khuyến cáo kêu gọi chính quyền Hong Kong tự kiềm chế và nhất là không nên hoãn cuộc bầu cử này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vị Hành chánh Trưởng quan là Lâm Trịnh Nguyệt Nga đòi ban bố trình trạng khẩn cấp theo một đạo luật thời thuộc địa để dễ kiềm chế người dân và còn cấm đeo hay sơn mặt nạ để cảnh sát dễ nhận diện và truy nã. Nhưng quyết định ấy đã bị Tòa bác bỏ. Tức là Hong Kông vẫn còn hệ thống luật lệ khác với Hoa lục và quyền Tư pháp vẫn còn có sự độc lập của thời xưa.
- Vụ bầu cử cấp quận ở các địa phương còn ly kỳ hơn. Thật ra, 452 đại biểu chẳng có thực quyền về lập pháp hay chính sách kinh tế xã hội, nhưng lại có ảnh hưởng đến việc đề cử Nghị hội Hong Kong và Ủy ban sẽ bầu ra lãnh đạo của Đặc khu Hành chánh này. Sau sáu tháng biến động vừa qua, thì các đảng phái dân chủ đã huy động được hậu thuẫn của giới trẻ trong khi uy tín của các đảng thân Bắc Kinh thì
sa sút nặng. Lần này có đến bốn chục vạn người trẻ sẽ đi bầu nên số cử tri tăng vọt. Vì vậy, họ tranh đấu để chính quyền không hoãn bầu cử và Liên Âu có thấy điều ấy nên mới ra khuyến cáo nhắc nhở.
Quan hệ Hoa Kỳ-Hong Kong
Nguyên Lam: Thưa ông, còn phía Hoa Kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hoa Kỳ và Vương quốc Anh Thống nhất cũng theo dõi vụ khủng hoảng và lên tiếng can gián bạo động làm Bắc Kinh rất khó chịu.
- Tại Hoa Kỳ thì từ ngày 15 Tháng 10, Hạ viện Mỹ đã có một dự luật tu chỉnh lại đạo luật về Chính sách của Hoa Kỳ với Hong Kong vào năm 1992, theo đó, Hong Kong được hưởng quy chế ưu đãi khác với Trung Quốc. Dự luật của Hạ viện Mỹ có tên là “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ của Hong Kong” ghi rằng nếu dân Hong Kong bị đàn áp thì quy chế ưu đãi đó chấm dứt và Hong Kông sẽ bị đối xử như một tỉnh của Bắc Kinh thôi, và Hoa Kỳ phải bảo vệ quyền lợi lẫn tài sản của mình tại Hong Kong. Tuần qua, khi tình hình căng thẳng thì nhiều Nghị sĩ tại Thượng viện Mỹ đòi tiến hành thủ tục đặc biệt để Thứ Sáu 22 này cũng biểu quyết một dự luật tương tự như dự luật của Hạ viện. Sau đó, hai dự luật sẽ được thống nhất để Tổng thống ban hành.
- Đáng chú ý là cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong Quốc hội Mỹ đều cùng nhìn một hướng và thật ra ông Donald Trump đã có thể ký Sắc lệnh Hành pháp để chấm dứt tình trạng ưu đãi của Hong Kong và coi như kết thúc vị trí tài chánh quốc tế của đặc khu này nếu Bắc Kinh mở ra cuộc tàn sát như trong vụ Thiên An Môn vào ngày bốn Tháng Sáu năm 1989.
Nguyên Lam: Theo như ông nghĩ thì kịch bản bi thảm ấy có thể xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi chưa biết Tổng bí thư Tập Cận Bình sợ cái gì hơn cả nên khó đoán ra. Nhưng từ hôm Thứ Sáu, Phỏ Thủ tướng Hàn Chính là ủy viên trong Thường vụ Bộ Chính Trị Bắc Kinh đã tới Thâm Quyến giám sát tình hình và cho một tiểu đoàn đặc công phô diễn khả năng dọn dẹp. Bắc Kinh rất sợ loạn nên hù dọa người dân và đòi răn đe quốc tế.
-Nhưng kinh nghiệm vụ Thiên An Môn 1989 cũng là một bài học cho Mỹ khi ông Trump bảo rằng đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc mà Bắc Kinh nên xử lý một cách nhân đạo. Lối nói nước đôi đó có khi lại khuyến khích Bắc Kinh sử dụng võ lực và ông Trump sẽ bị đảng Dân Chủ gán cho trách nhiệm vào năm tới.
- Năm xưa, khi sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn thì cũng chỉ để phản đối nạn lạm phát và tham nhũng trong bộ máy đảng, nhưng sau đó họ đòi tự do dân chủ như dân Hong Kong bây giờ. Khi ấy, ông Đặng Tiểu Bình và phe bảo thủ trong đảng rất khó chịu và muốn thẳng tay đàn áp mà còn e ngại phản ứng của Hoa Kỳ và hậu quả bất lợi về kinh tế khi giao dịch với các nước. Nhưng chính Tổng thống George H. W. Bush, là ông Bush cha, đã bật ra ba tín hiệu sai lầm.
Nguyên Lam: Thưa ông, thính giả của chúng ta muốn biết ba tín hiệu đó là gì.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, ông Bush tuyên bố như ông Trump bây giờ, rằng Hoa Kỳ không can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc. Sau đó, ông giải nhiệm Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh là ông Winston Lord vì ông này ủng hộ phong trào dân chủ, lại có vợ là nhà văn gốc Hoa, bà Bette Bao Lord, gia đình là nạn nhân cộng sản và bản thân bà rất thiết tha đến nhân quyền. Được tín hiệu đó từ Tổng thống Mỹ, họ Đặng bèn cho mở cuộc tàn sát tại Thiên An Môn. Sau đó ít lâu, ông Bush còn qua Tầu như chẳng có chuyện gì hết vì việc làm ăn giữa hai nước và làm giàu cho giới tài phiệt mới là quan trọng!
Nguyên Lam: Ông có bi quan quá không? Và ngày nay, hình như có sự khác biệt về lập trường giữa ông Trump và ông Bush cha ngày xưa khi nói về Trung Quốc… Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khác với bảy đời Tổng thống trước, ông Trump đang vận động các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi thị trường Trung Quốc chẳng vì dân chủ hay nhân quyền mà vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Ông Trump cũng nghi ngờ chế độ cộng sản, coi Trung Quốc là đối thủ và không quên rằng ngoài đám tài phiệt và báo chí cứ hay ca tụng Bắc Kinh, giới chức về an ninh trong nội các và Quốc hội Hoa Kỳ đều quan tâm đến Hong Kong, Đài Loan và tham vọng của Bắc Kinh. Dân Mỹ cũng biết về Hong Kong nhiều hơn những gì họ biết về Thiên An Môn 1989 và bất bình khi thấy Bắc Kinh còn đòi kiểm soát tư tưởng của xã hội Mỹ như trong chuyện đội banh bóng rổ Mỹ bị Trung Quốc đòi trừng phạt vì ủng hộ dân Hong Kong.
- Ngoài ra, ta cũng chẳng quên trào lưu đấu tranh của xã hội dân sự nay lại thêm thế mạnh một phong trào xã hội toàn cầu chống chế độ độc tài, tham nhũng, bất công xã hội. Trung Quốc có cả ba nhược điểm ấy nên sẽ chẳng yên như sau vụ Thiên An Môn.
Hậu quả là giữa những khó khăn kinh tế và xã hội bên trong Trung Quốc, việc Hoa Kỳ và các nước có thể trừng phạt Bắc Kinh sau chuyện đàn áp Hong Kong càng khiến Tập Cận Bình lúng túng. Giới đầu tư quốc tế đang ngó vào hai chuyện: sự ổn định không có của Hong Kong và sự phân vân của họ Tập. Họ chưa tháo chạy khỏi Hong Kong nhưng vẫn chuẩn bị rút khi kinh tế của đặc khu này đã bị suy trầm.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Bắc Kinh có tham vọng lớn, mà thực lực chưa tương xứng, vụ Hong Kông phơi bày chuyện đó và điều họ sợ hơn cả cho sự tồn vong của chế độ là tự do và minh bạch. Đây là chúng ta chưa nhắc đến vụ Tây Tạng hay Tân Cương còn mờ ám đen tối hơn….
Hậu quả kinh tế
Nguyên Lam: Chúng ta đi tới phần cuối, về hậu quả kinh tế của vụ khủng hoảng này, ông kết luận ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các nước dân chủ Tây phương, trước tiên là Hoa Kỳ từ năm 1972 cứ tưởng rằng nếu giúp Bắc Kinh cải cách kinh tế cho tự do hơn thì Trung Quốc sẽ tiến dần ra chế độ dân chủ và trở thành một cường quốc biết điều.
- Vụ Thiên An Môn năm 1989, rồi vụ hãm hại người Hồi giáo tại Tân Cương trước khi có chuyện đàn áp Hong Kong cho thấy sự sai lầm đó. Sau Đặng Tiểu Bình thì Tập Cận Bình còn lùi xa hơn về quá khứ của một chế độ sợ sệt. Khi vụ Tân Cương bị ai đó trong Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 19 tiết lộ ra ngoài thì ta đoán Tập Cận Bình bị chống đối bên trong. Vụ Hong Kong còn công khai hóa sự thất bại của họ Tập kể từ khi ông đòi thay đổi Hong Kong vào năm 2017.
- Hậu quả là giữa những khó khăn kinh tế và xã hội bên trong Trung Quốc, việc Hoa Kỳ và các nước có thể trừng phạt Bắc Kinh sau chuyện đàn áp Hong Kong càng khiến Tập Cận Bình lúng túng. Giới đầu tư quốc tế đang ngó vào hai chuyện: sự ổn định không có của Hong Kong và sự phân vân của họ Tập. Họ chưa tháo chạy khỏi Hong Kong nhưng vẫn chuẩn bị rút khi kinh tế của đặc khu này đã bị suy trầm.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/economic-impacts-of-the-hong-kong-violence-11192019103839.html
Hong Kong: Sinh viên biểu tình tuyệt vọng tìm đường thoát
Những người biểu tình chống chính phủ còn kẹt lại bên trong một trường đại học ở Hong Kong hôm 19/11 cấp bách tìm lối thoát sau hơn hai ngày đụng độ với cảnh sát, và những cảnh thoát thân đầy kịch tính như dùng dây thừng trèo xuống và tẩu thoát bằng xe máy.Khoảng 100 người biểu tình còn bị mắc kẹt bên trong trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) ở Hong Kong, một ngày sau khi các sinh viên, mệt mỏi và sợ hãi cảnh sát sẽ xông vào khuôn viên trường, nhiều lần tìm cách thoát ra ngoài, nhưng lần nào cũng bị buộc phải trở về khi vấp phải đạn cao su, vòi rồng và hơi cay của cảnh sát.
Khoảng 280 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện hôm 19/11, theo Cơ quan quản lý bệnh viện cho biết.
“Tôi chỉ muốn ra khỏi nơi này. Tôi cảm thấy rất mệt mỏi,” Thomas, một sinh viên 20 tuổi của một trường đại học khác, bị kẹt trong khuôn viên trường ĐHBK từ khi cuộc bao vây bắt đầu. “Tôi không ném bom xăng. Tôi ở đây để ủng hộ cuộc biểu tình. Tôi không thấy bất cứ điều gì sai trái với việc này do đó tôi muốn ủng hộ sinh viên.”
Cảnh sát Hong Kong cho hay trong 24 giờ qua họ đã thực hiện 1.100 vụ bắt giữ, nhiều người bị cáo buộc về tội gây bạo loạn và sở hữu vũ khí tấn công. Tính từ tháng 6, đã có hơn 5.000 trường hợp bị bắt giữ.
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói bà hy vọng vụ đối đầu này có thể được giải quyết, và bà đã yêu cầu cảnh sát xử lý vụ việc một cách nhân đạo.
Bà Lam phát biểu không lâu sau khi tân cảnh sát trưởng Hong Kong thúc giục mọi người hãy ủng hộ nỗ lực chấm dứt tình trạng bất ổn đã kéo dài hơn năm tháng qua vốn khởi phát từ những lo ngại rằng chính quyền trung ương Trung Quốc đang bóp nghẹt quyền tự trị và các quyền tự do mà cư dân của thành phố từng là thuộc địa của Anh từng được hưởng, trong các quyền đó có một nền tư pháp độc lập.
Hàng trăm người đã trốn khỏi khuôn viên trường đại học hoặc đầu hàng ngay trong đêm và hôm thứ Hai giữa lúc đang diễn ra các cuộc đụng độ trên các đường phố xung quanh, nơi mà hôm 18/11 những người biểu tình ném bom xăng và đá vào cảnh sát,.
Một số người đã thoát thân bằng cách dùng dây thừng trèo xuống và tẩu thoát bằng xe máy.
Khoảng 12 người đã tìm cách thoát ra ngoài qua cống thoát nước của trường đại học nhưng thất bại. Một nhân chứng nói với Reuters rằng người này đã trông thấy nhiều người chui xuống một đường hầm trong khi đeo mặt nạ phòng độc và các tấm nhựa, nhưng đường hầm quá hẹp nên họ không thoát ra được.
Hôm 19/11, sáu người biểu tình, dẫn đầu bởi một người đàn ông cầm búa, mặc áo giáp toàn thân màu đen, quan sát một trong những cửa ra trước khi kết luận là có quá nhiều cảnh sát ở xung quanh lối thoát này.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng,” một trong những người trong nhóm, mặc đồ đen, nói nhưng không cho biết tên. “Còn hơn là ở lại đây.”
Thoạt tiên những người biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ của họ về luật dẫn độ, giờ đã chính thức bị rút lại, mà nếu được áp dụng, sẽ đưa một số người phạm pháp sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Chiến dịch đó đã mở rộng để trở thành những đòi hỏi dân chủ và chấm dứt các hành động can thiệp của Bắc Kinh tại Hong Kong, thành phố nơi dân được hưởng nhiều tự do nhất ở Trung Quốc.
Bắc Kinh khẳng định sự cam kết của họ đối với chính sách “một quốc gia, hai chế độ” là công thức được thỏa thuận khi Hong Kong được giao lại cho Trung Quốc cai trị. Bắc Kinh còn tố cáo các nước ngoài là khích động bất ổn.
Tình trạng bất ổn kéo dài suốt mấy tháng qua là thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-sinh-vien-bieu-tinh-tuyet-vong-tim-duong-thoat/5172375.html
Bóng ma Thiên An Môn
lởn vởn trên khu Đại Học Bách Khoa Hồng Kông
Trọng NghĩaSau năm tháng dân Hồng Kông biểu tình ngày càng dữ dội chống lại chính quyền thân Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa vãn hồi được trật tự tại đặc khu này. Cuộc đối đầu dữ dội chưa từng thấy giữa cảnh sát và sinh viên biểu tình bị bao vây trong khuôn viên trường Đại Học Bách Khoa đã khiến cho một số nhà quan sát lo ngại về khả năng xảy ra một chiến dịch đàn áp theo kiểu Thiên An Môn năm 1989
Phải nói là trong những ngày gần đây, chế độ Bắc Kinh đã gia tăng đáng kể sức ép trên phong trào phản kháng tại Hồng Kông, mà mới đây nhất là tuyên bố vào hôm nay, 19/11/2019 của Quốc Hội Trung Quốc, bác bỏ phán quyết hôm qua của Tòa Án Tối Cao Hồng Kông cho rằng lệnh cấm đeo mặt nạ trong những cuộc biểu tình mà trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã ban hành là không hợp hiến.
Quyết định trên, kèm theo những cảnh báo càng lúc càng gay gắt, những bài xã luận không khoan nhượng của báo chí Trung Quốc, đã làm tăng đáng kể sức ép.
Bên cạnh đó, có hai động thái của quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông đã khiến giới quan sát lo ngại. Gần đây, Bắc Kinh đã loan báo thay phiên lực lượng đóng tại Hồng Kông, có nghĩa là đưa đơn vị mới đến thay cho các đơn vị cũ. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng lực lượng mới được điều đến nhưng lực lượng cũ không hề rời đi, mặc nhiên nhân đôi quân số Trung Quốc đóng tại Hồng Kông.
Và cuối tuần qua, trong một động thái hiếm hoi, lính Trung Quốc đã rời doanh trại ra dọn dẹp một số con đường. Điều đáng nói là trên áo thun một số người có ghi tên đơn vị của người lính là lực lượng đặc biệt chống khủng bố của quân đội Trung Quốc. Điều này đã khiến một số nhà quan sát nêu lên khả năng một chiến dịch quân sự đang được chuẩn bị.
Một dấu hiệu khác là trong một đoạn video được loan truyền trên mạng hôm 17/11 vừa qua, người ta thấy cảnh sát Hồng Kông tại khu Đại Học Bách Khoa nói rằng muốn thấy một vụ 64 tái diễn (64, hay lục tứ, là ám hiệu chỉ vụ thảm sát Thiên An Môn).
Trước diễn biến tình hình càng lúc càng bế tắc và xấu đi tại Hồng Kông, tâm lý bi quan trước khả năng một vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn tại Hồng Kông ngày càng lộ rõ, đặc biệt trong giới ly khai.
Trả lời báo Pháp hôm 08/11 vừa qua, nhà văn Liêu Diệc Vũ (Liao Yi Wu), đang lưu vong tại Đức, đã lo ngại rằng “Một Thiên An Môn thứ hai đang được chuẩn bị tại Hồng Kông”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn ngày 15/08 của AFP, nghệ sĩ Ngải Vị Vị, đang sống ở Berlin, cũng dự đoán một vụ đàn áp dữ dội phong trào phản kháng tại Hồng Kông theo kịch bản Thiên An Môn. Lý do, theo nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng này, đó là vì một chế độ độc đoán như Trung Quốc “không hề biết đối thoại hay tranh luận là gì”.
Về phía các chuyên gia phương Tây, nhận định chung cho đến gần đây đều cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa quân dẹp phong trào phản kháng để khỏi làm sứt mẻ hình ảnh mà họ đã cố gắng tổ điểm lại từ sau vụ Thiên An Môn.
Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn thêm củi lửa cho phương Tây, đặc biệt là Mỹ đang dùng lá bài Hồng Kông để công kích Bắc Kinh. Quốc Hội Mỹ từng đe dọa xóa bỏ các ưu đãi dành cho Hồng Kông nếu quân đội Trung Quốc can thiệp để khôi phục trật tự.
Dẫu sao thì, theo nhận định của hãng tin Pháp AFP hôm nay, bóng ma của cuộc đàn áp đẫm máu trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nhắm vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989 vẫn gây ám ảnh tại Hồng Kông.
Trang thông tin chuyên biệt SinoInsider ghi nhận: “Vào lúc những người trẻ biểu tình chìm trong nỗi tuyệt vọng và cảnh sát Hồng Kông lại sẵn sàng hơn trong việc sử dụng vũ khí sát thương, khả năng tái diễn thảm kịch Thiên An Môn hoàn toàn có thật”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191119-bong-ma-thien-an-mon-lon-von-tren-khu-dai-hoc-bach-khoa-hong-kong
Hồng Kông:
100 sinh viên Bách Khoa còn trong vòng vây cảnh sát
Trọng Nghĩa, Tú AnhHôm nay, 19/11/2019, vẫn còn cả trăm người biểu tình phản kháng, chủ yếu là sinh viên, trụ lại bên trong Đại Học Bách Khoa Hồng Kông bị cảnh sát bao vây từ ba ngày nay. Trưởng đặc khu Hồng Kông tiếp tục đòi người biểu tình “đầu hàng”, trong lúc Bắc Kinh gia tăng các động thái hù dọa phong trào phản kháng, nhắc lại rằng sẽ không để Hồng Kông rơi vào trạng hỗn loạn.
Phát biểu trong một cuộc họp báo vào sáng hôm nay, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã yêu cầu “những người biểu tình, bao gồm cả những kẻ bạo loạn” phải buông vũ khí và ra ngoài để “nhận chỉ thị từ cảnh sát”. Bà cam kết họ sẽ được đối xử nhân đạo. Theo lời lãnh đạo Hồng Kông, đã có 600 người biểu tình rời khỏi khuôn viên trường Đại Học Bách Khoa, trong đó khoảng 200 người dưới 18 tuổi.
Thông tín viên RFI Florence de Changy tại Hồng Kông ghi nhận:
Từ hôm qua, cảnh sát cho phép nhân viên cứu hộ can thiệp, hàng chục sinh viên được đưa ra khỏi ký túc xá, nhiều người trên băng ca, một số bị sốc, một số rét run.
Ngoài ra, hơn 200 người phản kháng vị thành niên cũng đã rời được khu Đại Học nhờ sự can thiệp của một số nhân vật ôn hòa trong cánh thân Bắc Kinh.
Còn những người biểu tình trên 18 tuổi, chịu ra hàng, thì đã bị bắt giữ, trong lúc một số đã lén thoát được.
Một tia hy vọng nhỏ vào hôm nay: Lãnh đạo đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết là đã đồng ý với ông Đặng Bỉnh Cường (Chris Tang), tân lãnh đạo cảnh sát vừa được đề cử, để tìm một lối thoát không bạo lực cho “sự cố Đại Học Bách Khoa”.
Giọng điệu hòa hoãn hơn bình thường, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói thêm là “chính quyền (của bà) sẽ cư xử một cách nhân đạo đối với những người bị thương và những người vị thành niên”.
Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh một lần nữa đã lại cảnh cáo Hồng Kông với tuyên bố: “Nếu tình hình trở nên không kiểm soát được, chính quyền trung ương sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Chúng tôi có đủ quyết tâm và sức mạnh để chấm dứt sự hỗn loạn đó.”
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tình trạng bạo lực tại Đại Học Bách Khoa Hồng Kông (PolyU) là một cuộc đối đầu dài nhất và dữ dội nhất giữa người biểu tình với cảnh sát kể từ khi phong trào phản kháng bùng lên vào tháng 6.
Từ hôm Chủ Nhật, cảnh sát Hồng Kông đã bao vây khu đại học, bắt giữ tất cả những ai cố trốn khỏi nơi đó. Trong vòng vây chặt chẽ đó, tối hôm qua, hàng chục người biểu tình đã bất chấp nguy hiểm, buộc dây thừng từ một cây cầu rồi leo xuống đường nơi họ được bạn bè chờ sẵn chở đi bằng xe máy.
Dây chuyền người cứu viện các sinh viên bị bao vây
Hàng ngàn người Hồng Kông cũng đã đổ về khu đại học xá Đại Học Bách Khoa để tìm cách phá vỡ vòng vây cảnh sát, giúp những người bên trong trốn ra được. Xung đột đã nổ ra với lực lượng cảnh sát.
Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde tại Hồng Kông đã có mặt trong đoàn người tới giải cứu các sinh viên bị bao vây ở Đại Học Bách Khoa, và ghi nhận sự hình thành của cả một “dây chuyền người” khổng lồ bao quanh khu vực đại học:
“Với cảnh tượng khăn vải, dầu hỏa được chuyền từ tay này sang tay khác, đoạn xa lộ Cửu Long và các con đường chung quanh Đại Học Bách Khoa chỉ là một dây chuyền người khổng lồ vào tối thứ Hai này tại Hồng Kông.
Laurent Gayer, chuyên gia nghiên cứu phong trào nổi dậy trong thành phố tại trường Khoa Học Chính Trị Pháp Sciences Po, giải thích: “Họ chủ yếu là những thanh niên, chuyền tay nhau các chiếc ô, xăng dầu, khăn vải và chai không để làm bom xăng. Họ đang chế tạo vũ khí để đối phó với cảnh sát”.
Gần bến phà, người biểu tình giận dữ đập phá lề đường, gạch đá bị gỡ ra, và từng viên được chuyền lên chiếc cầu vượt bắt ngang qua đại lộ để sẵn sàng chờ đợi cảnh sát.
Tim, đầu bếp trong một khách sạn gần đấy, giải thích rằng những người đó muốn cứu các sinh viên bên trong Đại Học. Anh cho biết rất buồn cho đám trẻ, buồn cho tương lai Hồng Kông.
Gần khu đại hoc bị cảnh sát bao vây, phố Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) dầy đặc khói cay. Một chủ tiệm vội vàng kéo hạ bức màn sắt của tiệm pizza, nhưng quá trễ, khách hàng khóc ròng trên đĩa bánh của mình. Anh rất bực tức vì công việc làm ăn bị phá hoại.
Nhưng không phải người bán hàng nào cũng bị thiệt. Một người Bangladesh bán bia tại đây đã vui mừng. Tất cả các thùng bia của ông đều đã được mua và được dây chuyền người nhanh chóng chuyển lên tuyến đầu.”
Bắc Kinh gia tăng áp lực
Trong không khí căng thẳng này, Bắc Kinh gia tăng áp lực. Hôm thứ Hai, Toà Án Tối Cao Hồng Kông bác bỏ lệnh cấm « mang khẩu trang đi biểu tình », vì lệnh này bị xem là vi phạm Hiến pháp Hồng Kông.
Hôm nay, một phát ngôn viên của Trung Quốc cho rằng chỉ có quốc hội Trung Quốc mới có thẩm quyền phán quyết « luật nào là phù hợp, luật nào là đi ngược » với Luật Cơ bản ( Hiến pháp ) của đặc khu.
Trước nguy cơ Trung Quốc dùng biện pháp mạnh để giải quyết khủng hoảng, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra hai lời kêu gọi : chính quyền Hồng Kông ” ban hành các biện pháp minh bạch để đáp ứng nguyện vọng của người dân và tái lập ổn định », đảng Cộng sản Trung Quốc “phải tôn trọng những cam kết với người dân Hồng Kông, những người chỉ mong ước được sống trong tự do”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191119-hong-kong-100-sinh-vien-bach-khoa-con-trong-vong-vay-canh-sat
Diễn đàn quốc tế về Pháp quyền TQ:
Thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”
Ngày 10/11, Diễn đàn quốc tế về Pháp quyền Trung Quốc năm 2019 đã khai mạc tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thư mừng tới Diễn đàn.Diễn đàn Quốc tế về Pháp quyền Trung Quốc năm 2019 do Viện Nghiên cứu Luật học Trung Quốc tổ chức, hơn 400 đại diện đến từ Trung Quốc và hơn 40 nước trên dọc “Vành đai, Con đường” cũng như 4 tổ chức quốc tế tới dự. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội Luật học Trung Quốc Vương Thần tham dự Diễn đàn, đọc thư mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và có bài phát biểu.
Ông Vương Thần nêu rõ, thư mừng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã giải thích sâu sắc về vai trò nền tảng và bảo đảm của pháp quyền đối với việc cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, thể hiện đầy đủ nguyện vọng chân thành của Trung Quốc cùng với cộng đồng quốc tế tạo dựng môi trường pháp quyền tốt, mang lại hạnh phúc nhiều hơn cho nhân dân các nước, có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc tăng cường hợp tác quốc tế về pháp quyền, thúc đẩy cùng xây dựng “Vành đai, Con đường”. Trong thư mừng, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ, thúc đẩy chung tay xây dựng “Vành đai, Con đường” đòi hỏi bảo đảm bằng pháp quyền. Mong mọi người tăng cường giao lưu, thúc đẩy đạt được nhận thức chung
xoay quanh chủ đề “Sâu sắc hợp tác quốc tế pháp quyền của Trung Quốc, phục vụ chung tay xây dựng ‘Vành đai, Con đường’ ”, tích cực thúc đẩy phát triển và hoàn thiện chế độ pháp lý liên quan, khiến pháp quyền phát huy vai trò tốt hơn trong tiến trình chung tay xây dựng “Vành đai, Con đường”.
Được biết, từ khi triển khai Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, Trung Quốc luôn tuyên truyền rằng Sáng kiến nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và Bắc Kinh tuyệt đối tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế hiện hành: (1) Trung Quốc kêu gọi duy trì trật tự trên biển quốc tế hiện tại và tôn trọng các khái niệm đa dạng về phát triển biển của các quốc gia dọc Con đường. Mối quan tâm của tất cả các bên liên quan sẽ được đáp ứng, sự khác biệt sẽ được thu hẹp và tìm kiếm nền tảng chung. (2) Trung Quốc chủ trương mở cửa thị trường hơn nữa, nâng cao môi trường đầu tư, xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư, thương mại. Trung Quốc tìm kiếm sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị, đẩy mạnh đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và cùng tồn tại hài hòa. (3) Trung Quốc tuân thủ luật lệ thị trường và các định chế quốc tế, phát huy vai trò chính của doanh nghiệp. Trung Quốc khuyến khích sự ra đời của các đối tác thành viên và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và các chủ thể công nghiệp và thương mại trong hợp tác trên biển. (4) Trung Quốc tôn trọng ý chí của các quốc gia dọc tuyến đường, cân nhắc lợi ích của tất cả các bên và phát huy lợi thế so sánh của họ. Trung Quốc sẽ cùng đưa ra kế hoạch, phát triển cùng nhau và chia sẻ thành quả hợp tác. Trung Quốc giúp đỡ các nước đang phát triển xóa bỏ đói nghèo và cùng thúc đẩy cộng đồng cùng chung vận mệnh. (5) Trung Quốc khuyến khích các nước dọc Con đường phối hợp chiến lược, tăng cường hợp tác thực chất và cùng xây dựng kênh vận chuyển trên biển hiệu quả, an toàn và không bị cản trở. Trung Quốc sẽ xây dựng nền tảng hợp tác trên biển và phát triển “đối tác xanh”, theo đuổi Con đường hài hòa giữa con người và đại dương, với đặc trưng bởi phát triển xanh, phát triển kinh tế biển, an ninh biển, tăng trưởng sáng tạo và quản trị chung. (6) Trung Quốc khẳng định sẽ làm sâu sắc hợp tác trên biển bằng việc thúc đẩy các mối liên kết gần gũi hơn với các quốc gia dọc tuyến đường thông qua Vành đai kinh tế trên biển ở Trung Quốc. Hợp tác trên biển sẽ tập trung vào xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc – Ấn Độ Dương – châu Phi và Địa Trung Hải thông qua kết nối hành lang kinh tế Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương, chạy về phía Tây từ Biển Đông tới Ấn Độ Dương, và kết nối với Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), và Hành lang kinh tế Bangladesh – Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar (BCIM-EC). Các nỗ lực này được triển khai đồng thời với việc xây dựng một Hành lang kinh tế xanh Trung Quốc – châu Đại Dương – Nam Thái Bình Dương, chạy về phía Nam từ Biển Đông tới Thái Bình Dương. Một Con đường kinh tế xanh nữa cũng được thúc đẩy từ châu Âu qua Bắc Băng Dương.
Để thực hiện Sáng kiến trên, Trung Quốc đã triển khai nhiều kế hoạch, chính sách liên quan. Chính phủ Trung Quốc tích cực tìm kiếm khả năng hợp tác biển với các quốc gia dọc theo trục Con đường, cụ thể: Trung Quốc ký kết các thoả thuận, biên bản ghi nhớ (MOU) và tuyên bố chung ở cấp liên chính phủ về hợp tác biển với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Maldives và Nam Phi. Trung Quốc cũng nỗ lực để đồng bộ hoá chiến lược và xây dựng quan hệ đối tác sâu rộng với các quốc gia dọc theo trục Con đường. Chính phủ Trung Quốc cũng huy động nguồn lực trong nước và thiết lập các “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – ASEAN” và “Quỹ hợp tác biển Trung Quốc – Indonesia”. Trung Quốc cũng tiến hành “Chương trình khung hợp tác quốc tế về Biển Đông và các đại dương gần kề Biển Đông”. Đồng thời, “Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á” (AIIB) và “Quỹ Con đường tơ lụa” cung cấp nguồn vốn hỗ trợ cho nhiều chương trình hợp tác biển lớn. Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích mở rộng các khu vực kinh tế như Vành đai Bột Hải, Đồng bằng sông Dương Tử, Bờ phía Tây eo biển Đài Loan, Đồng bằng sông Châu Giang và các thành phố cảng biển Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tỉnh Phúc Kiến trở thành địa bàn trọng yếu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và thúc đẩy phát triển Khu vực phát triển kinh tế biển Chiết Giang, Khu vực thí điểm kinh tế biển Phúc Kiến, khu vực quần đảo Châu Sơn.
http://biendong.net/bien-dong/31573-dien-dan-quoc-te-ve-phap-quyen-tq-thuc-day-sang-kien-vanh-dai-con-duong.html
Hoạt động tuyên truyền chủ quyền biển đảo của TQ
Để ngụy biện cho hành vi phi pháp trên Biển Đông, cũng như củng cố yêu sách “chủ quyền” và từng bước tiến tới khống chế và kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc đã đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề biển đảo.Trung Quốc sử dụng tuyên truyền như một mặt trận, thậm chí một “phương thức đấu tranh”, nhằm tạo ra những lợi thế về nhận thức trong dư luận, hỗ trợ cho các mặt trận thực địa, quân sự, pháp lý và ngoại giao của nước này trên Biển Đông.
Hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc
Để triển khai chính sách nhất quán, Trung Quốc thiết lập một bộ máy tuyên truyền đồ sộ. Quy trình quản lý và triển khai cho thấy sự tập trung và thống nhất với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền. Hạt nhân của bộ máy tuyên truyền ở Trung Quốc là Ban Tuyên truyền trung ương Đảng (PD-CCP) nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Đây được coi là cơ quan hạt nhân chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình tuyên truyền cả trong nước và ra nước ngoài của Trung Quốc.
Các Trưởng, Phó Ban của PD-CCP đều là những thành viên kiêm nhiệm, vừa đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong PD-CCP là kênh Đảng, đồng thời vừa đảm nhiệm các vị trí như Bộ trưởng, Thứ trưởng của các bộ ngành liên quan. Điều này tạo ra cơ chế kép “Đảng – Chính quyền” trong quá trình triển khai chính sách tuyên truyền của Trung Quốc.
Xét về tuyên truyền đối ngoại, Ban Tin tức Quốc vụ viện (SCIO) với tên gọi khác là Ban tuyên truyền đối ngoại TW Đảng thuộc Quốc vụ viện nhưng nằm dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên truyền TW Đảng là cơ quan đầu não trong giám sát thực thi và chỉ đạo hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc. Ngoài ra, những chủ thể quan trọng trong bộ máy tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc còn có Tổng cục Xuất bản Tin tức Trung Quốc, Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, Tổng cục Phát thanh – Truyền hình Quốc gia. Các cơ quan cấp Bộ phối hợp về mặt nội dung còn có Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Bộ Giáo dục, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin,…
Về cơ chế tuyên truyền, để tạo được sự thống nhất trong tuyên truyền từ trung ương xuống địa phương và từ chính phủ đến các bộ ban ngành, hay nói cách khác là cơ chế kép trong tuyên truyền, từ năm 2004, Trung Quốc thực thi cơ chế “ba tầng tin tức” và cơ chế “người phát ngôn”. Cơ chế “ba tầng tin tức” là để chỉ tầng tin tức từ Quốc vụ viện, tầng tin tức từ các bộ ban ngành và tầng tin tức chính quyền địa phương; tương tự như vậy, các bộ ban ngành và các tỉnh thành của Trung Quốc đều thiết lập cơ chế “người phát ngôn” để thống nhất tiếng nói của Đảng. Ban Tin tức Quốc vụ viện là cơ quan hạt nhân nắm giữ vai trò điều phối cơ chế 3 tầng và cơ chế người phát ngôn này. Chính nhờ cơ chế này mà Trung Quốc có sự thống nhất trong tuyên truyền từ Đảng cho đến chính phủ và đến các bộ ban ngành và địa phương, rồi ra đến các cơ quan nghiên cứu, truyền thông, báo chí.
Hiện nay, cách thức tuyên truyền về Biển Đông của Trung Quốc rất đa dạng, nhiều cấp độ hướng đến nhiều tầng lớp và bao trùm lên quảng đại người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Để làm được điều đó, Trung Quốc rất kiên trì và nhất quán trên mặt trận thông tin, sẵn sàng đầu tư lớn để kiểm soát các nền tảng truyền thông đại chúng. Về cách làm, Trung Quốc sử dụng nhiều nguồn phát cả chính thức và không chính thức, cả Trung Quốc và quốc tế, thông qua nhiều phương tiện, công cụ khác nhau để kể “câu chuyện của Trung Quốc” cho nhiều đối tượng khác nhau. Có thể kể đến các kênh tuyên truyền sau đây:
Báo, tạp chí nghiên cứu, ấn phẩm in hiện nay vẫn là một trong những kênh tuyên truyền truyền thống phổ biến nhất của Trung Quốc. Theo thống kê sơ bộ trên trang mạng của Thư viện Quốc gia Trung Quốc (NLC), tính đến nay, Trung Quốc đang lưu trữ khoảng hơn 125.188 bài báo viết và báo cáo về Biển Đông; khoảng hơn 1.000 cuốn sách viết về Biển Đông bằng tiếng Trung và khoảng 250 đầu sách bằng tiếng Anh về Biển Đông đã được xuất bản.
Số bài nghiên cứu của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông được đăng trên tạp chí cũng tăng dần qua các năm. Đặc biệt là năm 2016 trong bối cảnh vụ kiện trên Biển Đông mà phần thua thuộc về Trung Quốc, có tới 1.751 bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí được cho là “khoa học” khác nhau. Đáng chú ý, Trung Quốc bỏ nhiều tiền để thuê học giả viết bài, mua cổ phần, tiến tới sở hữu các tờ báo có tiếng, mua chuyên mục trên các báo có uy tín… để truyền bá các thông tin mà Trung Quốc mong muốn.
Phát thanh, truyền hình vẫn là một kênh được đầu tư lớn. Hiện nay ở Trung Quốc có 187 đài truyền hình và 2.269 đài phát thanh và truyền hình bao phủ rộng khắp 98,88% cả nước Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư lớn đến thiết lập hệ thống truyền hình quốc tế kết hợp TV và radio thành kênh hợp nhất. Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) là đài phát thanh truyền hình phổ biến nhất hiện tuyên truyền về Biển Đông chủ yếu trên kênh CCTV4 – kênh chuyên phát sóng những chương trình
truyền hình quốc tế. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) là kênh phát thanh tuyên truyền đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc cũng được phát thanh vấn đề Biển Đông trên hai kênh FM 101 và FM 102.
Kênh internet, gồm các websites, mạng xã hội như Weibo, Weixin,… cũng trở thành những công cụ tuyên truyền hết sức nhanh chóng và tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân của Trung Quốc. Theo thống kê, hiện nay ở Trung Quốc người dùng di động truy cập tin tức qua Weixin chiếm 35% và qua Weibo chiếm đến 20%. Do đó, việc lan toả tin tức Biển Đông qua những trang mạng xã hội này trở nên phổ biến, không những thế, những ứng dụng mạng xã hội này ở Trung Quốc có quy trình kiểm soát thông tin bên ngoài chặt chẽ do đó tránh được những luồng tin từ nước ngoài lan toả ở Trung Quốc cũng như có sự thống nhất trong luồng thông tin tuyên truyền từ trên xuống dưới ở Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên truyền về yêu sách Biển Đông thông qua nhiều dạng sản phẩm, hoạt động và sự kiện như thông qua các hội thảo quốc tế, hội chợ du lịch, sự kiện thể thao, thông qua các triển lãm, cuộc thi, các chuyến thăm quan, các tác phẩm phim ảnh, nghệ thuật… Tại các hội thảo trong nước và quốc tế, Trung Quốc vẫn tận dụng vai trò chủ nhà, vai trò nhà tài trợ để định hình chương trình nghị sự, nắm vai trò dẫn dắt để tuyên truyền về Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Các phim ảnh của Trung Quốc như Điệp vụ Biển Đỏ, Abominable là những minh chứng rõ nhất về việc lồng ghép ý đồ chính trị vào các sản phẩm đại chúng.
Nội dung tuyên truyền
Về mặt đối ngoại, quan chức Trung Quốc (Chính phủ, Ngoại giao, Quốc phòng…) từng đưa ra nhiều tuyên bố tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng “Trung Quốc sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông; nhấn mạnh Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông; đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng chủ quyền của Bắc Kinh và giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương”. Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng ngang nhiên tuyên bố rằng “những hòn đảo ở Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa”, nhấn mạnh Bắc Kinh luôn luôn ủng hộ giải quyết những tranh chấp này thông qua đối thoại hòa bình, cam kết không “bắt nạt” những nước láng giềng yếu hơn, khẳng định chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông là duy trì hòa bình và ổn định, đồng thời cho rằng, môi trường ổn định cho phát triển là “lợi ích chung của tất cả các quốc gia ASEAN”. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục khẳng định Bắc Kinh có “chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông”, tất cả các hoạt động (xây dựng, cải tạo đảo, đá phi pháp, mở tuyến du lịch, triển khai vũ khí sát thương…) đều là công việc nội bộ của Trung Quốc và đây chỉ là các hoạt động phục vụ mục đích dân sự.
Về mặt pháp lý, Trung Quốc đẩy mạnh việc công bố, tuyên truyền các văn bản pháp quy quan trọng về quản lý, quy hoạch biển, cụ thể: Thứ nhất, Trung Quốc công bố “Cương yếu quy hoạch đất đai toàn quốc Trung Quốc năm 2016, tầm nhìn năm 2030”; Luật an toàn giao thông biển sửa đổi; Đại cương “Phương án sử dụng và khai thác hải đảo không người cư trú”; Quốc vụ viện Trung Quốc cũng phê chuẩn “Phương án giám sát Hải dương”; Trung Quốc lần đầu công bố Sách Trắng về “Chính sách hợp tác an ninh châu Á – Thái Bình Dương”, trong đó có nội dung xuyên tạc cho rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước phụ cận”. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng trao Cục Hải dương Quốc gia quyền giám sát quản lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, kiểm soát, giám sát tàu thuyền và thiết bị, hoạt động hàng hải của nước ngoài trong vùng biển “thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc… đối với các địa phương ven biển và cơ quan thực thi luật biển.
Thứ hai, các địa phương ven biển của Trung Quốc đưa ra các quy định, kế hoạch quản lý, giám sát, phát triển về sử dụng, khai thác, kiểm tra giám sát và bảo vệ môi trường biển. Tỉnh Hải Nam Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch phát triển du lịch tổng thể năm 2016-2020”, khẳng định sẽ nâng cấp các sản phẩm du lịch dưới nhiều hình thức nhằm kết nối (trái phép) Hải Nam và Hoàng Sa; cái gọi là “Thành phố Tam Sa” thông qua phương án “Quy hoạch thực thi đồng bộ dịch vụ cảng Phú Lâm”; kế hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển theo Quy hoạch 5 năm lần thứ 13; Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm (Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn từ 12h ngày 1/5/2018 đến 12h ngày 16/8/2018 ở Biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến – Quảng Đông kể cả Vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.)… nhằm phối hợp với chiến lược tổng thể của Chính phủ Trung Quốc, nhất là việc triển khai phát triển du lịch ở Biển Đông, để từng bước hợp thức hóa cơ sở hạ tầng tại khu vực chiếm đóng phi pháp.
Về kinh tế, khoa học kỹ thuật, Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động củng cố kiểm soát trên thực địa bằng nhiều biện pháp trong đó tập trung vào các hoạt động dân sự có hàm lượng công nghệ cao; tìm cách biện minh, giải thích các hành động trên là nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế biển, kết nối thương mại, cung cấp dịch vụ công cho hoạt động hàng hải ở khu vực; chủ động lồng ghép vấn đề hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật biển với các chiến lược lớn “Vành đai, con đường” nhằm xoa dịu căng thẳng và ngăn chặn các nước bên ngoài tìm cách can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc cũng lợi dụng việc phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật để gia tăng ảnh hưởng đối với các nước ASEAN, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ ASEAN, ép buộc một số nước phải lệ thuộc và ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Về các hoạt động quân sự, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về các thành tựu nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị quân sự mới như hoàn thiện tàu sân bay nội địa đầu tiên; thử nghiệm các loại vũ khí chiến lược có tính răn đe cao như tên lửa Đông Phong 5C (DF-5C), Đông Phong 16 (DF-16), máy bay tiêm kích J-20…; hoạt động tập trận bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; triển khai (bất hợp pháp) tên lửa phòng không HQ-9B và tên lửa chống hạm YJ-12B trên 3 thực thể địa lý đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo gồm đá Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng thông qua phương tiện truyền thông giải thích, biện minh cho việc cải tạo phi pháp các thực thể ở Biển Đông thuộc “phạm vi chủ quyền” của Trung Quốc; khẳng định Bắc Kinh không tiến hành các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, các hoạt động tập trận là hoạt động thường kỳ và việc triển khai vũ khí chỉ là để bảo vệ công dân Trung Quốc, không nhằm vào bất kỳ nước nào. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần cho rằng việc Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa là nhằm cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của nhân viên trên đảo, đồng thời thực hiện tốt hơn các cam kết quốc tế; khẳng định việc triển khai tên lửa phòng không ở Vành Khăn, đá Xu Bi và đá Chữ Thập là nhằm “phòng thủ lãnh thổ cần thiết”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận Hải quân Trung Quốc tiến hành đợt tập trận bắn đạn thật kéo dài một tuần ở Biển Đông với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh, khẳng định đây là hoạt động “thường lệ”, “phù hợp với chính sách quân sự phòng thủ” của Bắc Kinh, “không đe dọa đến các nước khác”.
Về hoạt động trong lĩnh vực dân sự, Trung Quốc tuyên truyền về việc đang đẩy nhanh quy hoạch quản lý biển, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực, cụ thể: Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thiện việc đặt tên cho 255 cấu trúc ở Biển Đông, mở chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thử nghiệm các chuyến bay dân sự, cho phép “Công ty vận tải tư nhân Hải Hiệp” đưa khách du lịch (đoàn viên thanh niên, sinh viên ra Hoàng Sa); tuyên truyền về việc hạ thủy hai tàu khảo sát khoa học hiện đại có khả năng hoạt động toàn cầu, đưa dữ liệu từ các trạm quan trắc trên các đảo, đá tranh chấp tại Trường Sa vào hệ thống dịch vụ dữ liệu; xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng lớn về giao thông liên lạc, năng lượng, phủ sóng mạng di động, bệnh viện, rạp chiếu phim… ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Về việc xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền trên tất cả các phương diện về “quyết tâm, thiện chí và nỗ lực” trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khẳng định Trung Quốc luôn tuân thủ các quy định pháp luật quốc tế. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần tuyên bố “nhờ nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN thời gian qua, tình hình Biển Đông đã ổn định”, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh muốn duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng hùng hồn tuyên bố Trung Quốc và ASEAN đạt được khung COC là do tạo dựng được môi trường thuận lợi, loại bỏ sự cản trở từ các nước (ám chỉ sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề Biển Đông).
Không những vậy, giới chức và truyền thông Trung Quốc cũng tăng cường chỉ trích các nước bên ngoài can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Sau khi các nước (Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada…) có các hoạt động, tuyên bố chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa, cải tạo phi pháp, cản trở hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, Trung Quốc thường thông qua các kênh chính thống (Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Đại sứ quán Trung Quốc tại các nước…), kênh truyền thông (Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, CCTV…), các diễn đàn đa phương, hội thảo quốc tế (do Trung Quốc tổ chức) để chỉ trích các nước “tìm cách can thiệp vào vấn đề Biển Đông, gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”; khẳng định Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, yêu cầu các nước “tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, cho rằng nhiều nước đang tìm cách gây cản trở vấn đề Biển Đông dưới chiêu bài luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích, thậm chí là cảnh cáo các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, cho rằng các hoạt động của Mỹ là khiêu khích quân sự và chính trị nghiêm
trọng, nhấn mạnh Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ an ninh và “chủ quyền” quốc gia. Đáng chú ý, Thời báo Hoàn Cầu (nguyệt san của Nhân dân Nhật báo, 29/8/2017) từng có bài viết “cảnh báo” Việt Nam không nên vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà để ảnh hưởng đến hợp tác thương mại và trao đổi văn hóa với Trung Quốc; cho rằng hai nước không nên để thế lực bên ngoài can thiệp vào quan hệ song phương.
Ý đồ của Trung Quốc
Trong vấn đề Biển Đông, tuyên truyền của Trung Quốc đa phần là sai trái, cố tính tạo ra quan điểm sai nhưng “ăn sâu vào tiềm thức” của người dân về cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc trên Biển Đông. Sau khi áp đặt quan điểm đó với nhân dân Trung Quốc, Trung Quốc lại lấy “cớ” cái gọi là “sự đồng thuận” để thúc đẩy những chính sách quyết đoán, hành động phi pháp trên Biển Đông. Trên hồ sơ Biển Đông, yêu sách hiện nay của Trung Quốc hết sức phi lý và phi pháp, trong khi đó, nước này lại áp dụng những biện pháp thiên về sức mạnh như xây dựng đảo, quân sự hóa, ngoại giao pháo hạm, chủ động gây hấn, ngang ngược triển khai thăm dò dầu khí trong vùng biển của quốc gia khác,… Do đó, dễ hiểu Trung Quốc phải dùng các kênh tuyên truyền để “lu loa” lớn tiếng lấn át sự phản đối của các nước khác và quốc tế.
Các hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc vừa phục vụ mục đích chính trị vụ lợi đó là biện minh cho những yêu sách phí lý của mình; lại vừa truyền bá về hình ảnh một Trung Quốc “chính nghĩa, yêu hòa bình” và “hành xử như một nước lớn có trách nhiệm trong khu vực Biển Đông”.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và ngày càng nhiều nước chỉ trích khiến hình ảnh Trung Quốc trở nên “bá quyền” trong mắt bạn bè quốc tế, Trung Quốc càng có nhu cầu khẳng định chủ quyền, định hướng dư luận và xây dựng hình ảnh nước lớn có trách nhiệm, có chính nghĩa. Các nội dung tuyên truyền của Trung Quốc là có chủ đích thường chỉ một chiều, không hướng đến tranh luận và thuyết phục mà chủ yếu thao túng tư duy và nhận thực bằng “nhồi nhét” quan điểm của Trung Quốc và sử dụng các kỹ thuật truyền thông nhằm thao túng dư luận. Trung Quốc không chỉ muốn các nước, dư luận, công chúng hiểu quan điểm, lập trường của mình mà còn muốn họ nghĩ theo cách nghĩ của Trung Quốc, hướng tới ủng hộ chính sách của nước này, hoặc chí ít là không phản đối.
Nhìn chung, ý đồ của Trung Quốc là tiến tới khống chế và kiểm soát Biển Đông mà không cần dùng tới chiến tranh. Trung Quốc vẫn muốn giữ hòa bình, ổn định để tập trung cho phát triển, đuổi kịp Mỹ. Để làm được điều đó, bên cạnh các sức ép quân sự, ngoại giao và trên thực địa, Trung Quốc phải ra sức “kể những câu chuyện tốt về Trung Quốc” nhằm định hướng dư luận, phổ biến những bằng chứng ngụy tạo và các lập luận phi lý, từ đó, xây dựng một hình ảnh Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” để lấp liếm đi những ý đồ “bá quyền”, “bá chủ” thực sự ở bên trong.
http://biendong.net/bien-dong/31572-hoat-dong-tuyen-truyen-chu-quyen-bien-dao-cua-tq.html
Vừa kêu gọi Mỹ ngừng ‘khoe cơ bắp’,
TQ đưa tàu sân bay vào Biển Đông tập trận
Trung Quốc xác nhận tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này vượt qua eo biển Đài Loan để thực hiện huấn luyện “thường lệ” và nghiên cứu ở Biển Đông.Trung Quốc xác nhận ngày 18/11 rằng, tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này – Type 002 – vượt qua eo biển Đài Loan vào tối ngày 17/11, trước khi đi vào Biển Đông để tiến hành hoạt động “huấn luyện thường lệ và các cuộc thử nghiệm nghiên cứu khoa học”.
“Việc tổ chức các cuộc thử nghiệm và tập trận của tàu sân bay nội địa đi qua khu vực là một hoạt động bình thường trong quá trình phát triển tàu sân bay này. Nó không nhằm vào bất kỳ mục tiêu cụ thể nào và không liên quan gì đến tình hình hiện tại” – ông Trình Đức Vĩ, người phát ngôn Hải quân Trung Quốc, nói.
Phía Đài Loan cáo buộc động thái này của Bắc Kinh là nhằm đe dọa chính quyền Đài Bắc trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc bầu cử chọn lãnh đạo của vùng lãnh thổ này vào tháng 1 năm tới.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Tiếp, ngày 17/11 viết trên Twitter rằng, Trung Quốc đang “có ý định can thiệp vào cuộc bầu cử của Đài Loan”, đồng thời khẳng định “cử tri sẽ không để bị đe dọa”.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết họ phái tàu chiến và máy bay theo dõi và giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc, trong khi đó các tàu Mỹ và Nhật Bản cũng bám đuôi chiếc tàu sân bay của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan.
Chuyên gia Eric Hundman tại trường Đại học NYU Thượng Hải nhận định, động thái trên của Trung Quốc là “sự tiếp nối những nỗ lực nhất quán của Bắc Kinh để gây áp lực cho Đài Bắc”.
“Phương án cho tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan chắc chắn là có chủ ý và có lẽ là một tín hiệu cho cả Đài Loan và Mỹ về khả năng hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc” – chuyên gia nói.
Đáng chú ý, động thái trên của Bắc Kinh diễn ra song song với cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Mỹ Mark Esper bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tại Bangkok, và mâu thuẫn với chính tuyên bố của Bắc Kinh tại cuộc gặp này.
Cụ thể, trong cuộc gặp kín với ông Esper ngày 18/11, Trung Quốc kêu gọi quân đội Mỹ “ngừng khoe cơ bắp ở Biển Đông” và “tránh tạo thêm bất ổn mới đối với vấn đề Đài Loan”. Tuy nhiên, giờ đây, có vẻ như bản thân Bắc Kinh mới là bên “khoe cơ bắp” ở Biển Đông và làm phức tạp tình hình tại eo biển Đài Loan.
Phát biểu trên cũng đến chỉ 1 ngày sau khi ông Esper công khai cáo buộc Bắc Kinh “ngày càng sử dụng thường xuyên hơn các biện pháp cưỡng ép và đe dọa nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình” tại khu vực.
http://biendong.net/bi-n-nong/31578-vua-keu-goi-my-ngung-khoe-co-bap-tq-dua-tau-san-bay-vao-bien-dong-tap-tran.html
TQ lên tiếng vụ tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan
Hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay nội địa nước này đi qua eo biển Đài Loan để “thử nghiệm và huấn luyện” trên Biển Đông.“Một tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan hôm 17/11 để tiến hành các cuộc thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường kỳ trên các khu vực ở Biển Đông”, người phát ngôn hải quân Trung Quốc Trình Đức Vĩ hôm nay cho biết trên tài khoản mạng xã hội chính thức.
Ông Trình nói rằng đây là “hoạt động bình thường” của tàu sân bay nội địa đầu tiên được Trung Quốc chế tạo và không “nhằm vào bất cứ mục tiêu cụ thể nào và không liên quan tới tình hình hiện nay”. Tuy nhiên, ông không nói rõ khu vực thử nghiệm của con tàu trên Biển Đông.
Tuyên bố được phát ngôn viên hải quân Trung Quốc đưa ra sau khi cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 17/11 cho biết họ đã triển khai gấp nhiều tàu chiến và máy bay theo dõi tàu sân bay nội địa Trung Quốc Type-001A cùng các tàu hộ tống đi qua eo biển Đài Loan.
Trung Quốc từng nhiều lần điều nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan, nhưng đây là lần đầu chiếc Type-001A xuất hiện ở vùng biển chiến lược này.
Mỹ và Nhật Bản cũng triển khai một số chiến hạm bám đuôi nhóm tàu Trung Quốc, cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết. Lầu Năm Góc, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản chưa bình luận về thông tin này.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết và khẳng định việc đi qua eo biển là vi phạm chủ quyền, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem tuyến đường này là vùng biển quốc tế. Hải quân Mỹ gần đây tăng tần suất hiện diện tại eo biển Đài Loan bất chấp sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.
Tàu Type-001A là tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, nhưng là hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước này tự thiết kế và sản xuất. Type-001A được hạ thủy năm 2017 nhưng đến nay chưa được đặt tên chính thức và biên chế vào hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu chế tạo Type-001A từ năm 2013 dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh nhưng áp dụng một số cải tiến để tăng khả năng mang máy bay cho con tàu. Truyền thông nước này cho biết Type-001A có thể mang ít nhất 36 tiêm kích hạm J-15, nhiều gấp rưỡi tàu Liêu Ninh, cùng nhiều trực thăng để tăng cường năng lực tác chiến.
Hồi tháng 5/2018, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Type-001A đã đạt khả năng vận hành ban đầu. Tuy nhiên, tàu sân bay này liên tiếp được đưa ra khơi thử nghiệm hồi đầu tháng 8 năm nay, khiến nhiều
chuyên gia nghi ngờ đã có sự cố nghiêm trọng cần được khắc phục và Type-001A khó có thể đưa vào biên chế trong năm nay như kỳ vọng của Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/31576-tq-len-tieng-vu-tau-san-bay-di-qua-eo-bien-dai-loan.html
Trung Quốc và tham vọng tàu sân bay
Thanh PhươngTheo thông báo của hải quân Trung Quốc ngày 18/11/2019, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đang trên đường đến Biển Đông sau khi băng qua eo biển Đài Loan.
Hải quân Trung Quốc khẳng định, tại Biển Đông, tàu sân bay này sẽ chỉ tiến hành « các cuộc thử nghiệm khoa học và thao dượt bình thường », chứ « không nhắm vào mục tiêu cụ thể nào » và hoạt động này « không có liên quan gì đến tình hình hiện nay ». Tuy nhiên, hành động nói trên không chỉ là nhằm phô trương sức mạnh của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này, mà còn một lần nữa phản ánh tham vọng của Bắc Kinh muốn bắt kịp Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không mẫu hạm.
Theo chủ thuyết quân sự mới do chủ tịch Tập Cận Bình đề ra, quân đội Trung Quốc trong những năm qua đã cắt giảm quân số từ 2,3 triệu người xuống còn 2 triệu, nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển hải quân và không quân. Riêng về lực lượng hải quân, theo báo chí chính thức Trung Quốc, được trang mạng The Diplomat trích dẫn, Trung Quốc dự kiến sẽ sở hữu khoảng từ 5 đến 6 hàng không mẫu hạm trong những năm tới.
Tàu sân bay tự đóng đã sẵn sàng được bàn giao
Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc đóng hiện vẫn chưa được đặt tên, mà chỉ được biết là thuộc lớp « Type 002 ». Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chiếc tàu sân bay này tàu dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020, nhưng vào năm 2018 đã được cho chạy thử từ căn cứ ở cảng Đại Liên, nơi mà chiếc tàu được đóng. Theo trang mạng The Dipomat, dựa theo báo chí chính thức Trung Quốc, sau khi hoàn tất thành công 8 đợt chạy thử trên biển, chiếc Type 002 đã sẵn sàng cho lễ bàn giao vào trước cuối năm 2019.
Cho tới giờ người ta biết rất ít chi tiết về chương trình đóng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, do đây là bí mật nhà nước. Chính phủ Bắc Kinh chỉ cho biết là chiếc hàng không mẫu hạm mới được thiết kế dựa trên những kinh nghiệm từ chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, mua lại của Ukraina từ năm 1998 và được Trung Quốc tân trang lại.
Để biết thêm về chương trình hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, các nhà quan sát hiện chỉ có thể dựa trên các ảnh vệ tinh. Tuy nhỏ hơn chiếc Liêu Ninh, nhưng hàng không mẫu hạm Type 002 lại có hệ thống radar tối tân hơn và được biết là có thể chở theo chiến đấu cơ Thẩm Dương J-15, mệnh danh « Cá Mập Bay » ( Flying Shark ), vì năm 2018 người ta đã nhìn thấy loại chiến đấu cơ này trên hàng không mẫu hạm.
Theo chuyên gia về an ninh quốc gia và quốc phòng Kyle Mizokami, trong một bài viết đăng ngày 10/11/2019 trên trang mạng The National Interest của Mỹ, các chuyên gia tin rằng Type 002 có thể chở theo nhiều chiến đấu cơ hơn chiếc Liêu Ninh, cụ thể là có thể mang theo tổng cộng từ 32 đến 36 chiếc J-15. Chiếc Liêu Ninh là hàng không mẫu hạm chủ yếu sẽ được sử dụng cho việc huấn luyện, thao dượt, còn Type 002 sẽ là tàu sân bay tác chiến đầu tiên của Trung Quốc.
Thêm hai chiếc đang được đóng
Cũng theo chuyên gia Kyle Mizokami, một hàng không mẫu hạm thứ ba thuộc một lớp khác, Type 003, hiện đang được đóng tại một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Khác với Type 002, Type 003 được biết là được thiết kế hiện đại hơn, tương tự như hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford của Hoa Kỳ và HMS Queen Elizabeth của Anh, cụ thể là sẽ có khả năng phóng những chiến đấu cơ nặng hơn, tức là những máy bay chở theo nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn, và như vậy tàu sân bay này sẽ được sử dụng như là một căn cứ để triển khai lực lượng chiến đấu khi cần thiết. Hiện các chuyên gia chưa biết kích thước của Type 003 như thế nào, mà chỉ đoán rằng hàng không mẫu hạm này rộng hơn và có khả năng tác chiến cao hơn Type 002.
Theo Kyle Mizokami, những thông tin đáng tin cậy còn cho biết là tàu sân bay thứ tư của Trung Quốc cũng hiện đang được đóng ở cảng Đại Liên. Chiếc này thuộc lớp Type 004, có thể chở theo nhiều máy bay hơn, không chỉ có các chiến đấu cơ như J-15 hay J-31, mà còn cả phi cơ kiểm soát và báo động sớm KJ-600, trực thăng chiến đấu chống tàu ngầm, máy bay không người lái tàng hình. Với những đặc tính như vậy, ít ra là về mặt lý thuyết, Type 004 sẽ là không thua kém gì các hàng không mẫu hạm lớn của Mỹ.
Phát triển chiến đấu cơ cho tàu sân bay
Bên cạnh việc đóng các hàng không mẫu hạm, hải quân Trung Quốc còn đang nghiên cứu phát triển các chiến đấu cơ thế hệ mới cho tàu sân bay.
Hiện giờ, họ chỉ có 24 chiến đấu cơ J-15, không đủ để trang bị cho các chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên cũng như cho những chiếc khác đang được đóng và cho các đơn vị huấn luyện trên bộ. Theo Kyle Mizokami, chiến đấu cơ tương lai có thể sẽ được thiết kế dựa trên các chiếc Thành Đô J-20 hay J-31/FC-31, hai chiến đấu cơ mới thế hệ thứ năm của Trung Quốc.
Chuyên gia Kyle Mizokami dự đoán rằng Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đóng xong cả bốn hàng không mẫu hạm trước năm 2022. Nhưng có nhiều câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có lời giải đáp : Bắc Kinh xây dựng lực lượng này nhằm mục đích gì ? Hải quân Trung Quốc muốn đóng tổng cộng bao nhiêu hàng không mẫu hạm ? Lực lượng tàu sân bay ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc là nhằm bảo vệ những lợi ích của họ hay là nhằm mở rộng các lợi ích đó ?
Nhưng đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam, đó là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng có thể sẽ được triển khai để bảo vệ Biển Đông. Cụ thể, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 18/11/2019, sau lễ bàn giao trước cuối năm 2019, chiếc Type 002 là sẽ trú đóng tại cảng Tam Á ( Sanya ) trên đảo Hải Nam để « bảo vệ hòa bình và chủ quyền trên Biển Hoa Nam ( Biển Đông ) ».
Thông tin nói trên được đưa ra đúng vào ngày mà phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ( Wu Qian ) lên tiếng yêu cầu Mỹ « ngưng phô trương sức mạnh » và « chấm dứt các hành động khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng » tại vùng Biển Đông.
Dường như Trung Quốc không muốn để cho các hàng không mẫu hạm của Mỹ tiếp tục “một mình một cõi” ở Biển Đông và vùng biển này dường như sẽ là nơi mà Bắc Kinh thể hiện rõ nhất tham vọng của họ về lực lượng tàu sân bay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191119-trung-quoc-va-tham-vong-tau-san-bay
Bị Mỹ chỉ trích, TQ chống chế,
kêu gọi ngừng “khiêu khích” về Biển Đông
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18-11 nói với các phóng viên ở Bangkok, Thái Lan rằng Bắc Kinh muốn Mỹ tạm dừng “khiêu khích” về vấn đề Biển Đông. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng chỉ trích các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam ở vùng biển này.Hãng tin AP đưa tin, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phương Hòa gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper bên lề hội nghị các quan chức quốc phòng châu Á ngày 18-11, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ngừng “thể hiện” điều mà Trung Quốc gọi là hành động “khiêu khích” về vấn đề Biển Đông.
Trong một bình luận ngắn gọn sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper cho biết, cuộc gặp của hai bên có tiến bộ và đồng ý thường xuyên tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo.
Trước đó 1 ngày, Bộ trưởng Mark Esper đã có bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Mỹ trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng ngày 17-11 tại Thái Lan. Ông Mark Esper khẳng định: “Các hành động của Trung Quốc không chỉ là mối đe dọa với các nước khác có tuyên bố chủ quyền (tại Biển Đông), cũng như với nhiều nước Đông Nam Á, mà còn với tất cả các quốc gia có hoạt động thương mại, những nước coi trọng tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp”.
“Những yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông, điển hình là yêu sách đường 9 đoạn phi pháp, không chỉ trái pháp luật mà còn vô lý, đồng thời đi ngược lại với phán quyết của tòa trọng tài thường trực UNCLOS ở Hague vào tháng 7-2016”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.
Người đứng đầu Lầu Năm góc còn khẳng định, Trung Quốc đã “tăng cường sử dụng cái gọi là “các tàu dân quân biển” để xua đuổi các thủy thủ và ngư dân Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, đồng thời triển khai lực lượng hải cảnh để ngăn Việt Nam khoan dầu và khí tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển của họ”.
Nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh “cách tiếp cận đa phương” đóng vai trò then chốt trong vấn đề Biển Đông, đồng thời tái khẳng định lập trường của Mỹ trong việc triển khai máy bay và tàu hoạt động ở bất kỳ nơi nào “luật quốc tế cho phép”.
“Về phần mình, Mỹ đã bày tỏ trực tiếp sự quan ngại về hành vi của Trung Quốc với chính phủ Trung Quốc. Và chúng tôi hy vọng những lời nói và hành động của chúng tôi sẽ mở ra cho các bạn khả năng hành động tương tự”, ông Mark Esper cho biết.
http://biendong.net/bi-n-nong/31580-bi-my-chi-trich-tq-chong-che-keu-goi-ngung-khieu-khich-ve-bien-dong.html
Tập Cận Bình đe dọa quy chế đặc biệt của Hồng Kông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đe dọa rằng các cuộc biểu tình gây bạo loạn ở Hồng Kông có thể sẽ khiến thành phố này mất đi quy chế đặc biệt “một quốc gia hai chế độ”.Trong bối cảnh phong trào biểu tình đòi dân chủ, chống Bắc Kinh của người Hồng Kông và bạo lực cảnh sát biến thành phố này thành một chiến trường tê liệt và khiến nền kinh tế của thành phố này rơi vào suy thoái, ông Tập cảnh báo “nếu hỗn loạn cứ tiếp tục” thì thậm chí các quyền tự trị hiện tại của người Hồng Kông có thể sẽ bị mất.
“Chấm dứt tình trạng bạo động và hỗn loạn, tái lập trật tự là ưu tiên khẩn cấp nhất hiện nay. Các hành động bạo lực và bất hợp pháp tại Hồng Kông có thể gây nguy hại đến cơ sở của quy chế một quốc gia hai chế độ”, ông Tập nói tại Hội Nghị thượng đỉnh khối BRICS – 5 nước đang trỗi dậy, ở Brasilia, thủ đô Brasil, vừa kết thúc hôm 14/11/2019, theo tường thuật của Nhân Dân Nhật Báo.
Ông Tập cũng nhắc lại sự ủng hộ không lay chuyển đối với chính phủ, tòa án và cảnh sát Hồng Kông trong việc “nghiêm trị những kẻ tội phạm bạo lực”.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi “cần phải dập tắt hỏa hoạn trước khi lửa lan rộng”.
Tuy nhiên người biểu tình Hồng Kông phớt lờ cảnh báo của ông Tập, vẫn tiếp tục đổ ra đường hôm thứ Sáu (15/11), làm tê liệt giao thông và chiếm đóng một phần hệ thống tàu điện ngầm để gây sức ép đòi chính phủ Hồng Kông thực hiện yêu cầu của họ về dân chủ. Bạo lực nổ ra giữa những nhóm biểu tình phản đối và ủng hộ chính quyền đã khiến một người đàn ông 70 tuổi tử vong do bị gạch ném vào đầu.
Theo Tuyên bố chung Trung – Anh 1984, người dân Hồng Kông được hưởng 50 năm những quyền tự do và dân chủ mà dân Trung Quốc không có.
Hôm thứ Năm 14/11, tờ Thời Báo Hoàn Cầu đưa tin “chính quyền đặc khu sắp ban hành tình trạng khẩn cấp” nhưng nhanh chóng bị gỡ ngay xuống sau đó. Chính quyền Hồng Kông cũng đã cải chính.
Số liệu kinh tế công bố hôm thứ Sáu cũng xác nhận nền kinh tế Hồng Kông lần đầu tiên rơi vào suy thoái trong vòng 10 năm qua do biểu tình làm tê liệt hoạt động kinh doanh của thành phố và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Dữ liệu cho hay GDP của Hồng Kông giảm 3,2% trong quý 3/2019 so với quý trước đó. GDP của thành phố này tăng trưởng âm suy giảm trong quý thứ hai liên tiếp, thỏa đáng định nghĩa của suy thoái kinh tế.
Trong khi bạo lực chưa có dấu hiệu sẽ chấm dứt, các nhà phân tích cảnh báo rằng Hồng Kông với tư cách là một trung tâm tài chính và thương mại quốc tế, đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái lâu dài và nghiêm trọng hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và cả sau dịch SARS (Hội chứng Hô hập Cấp) hồi năm 2003.
So với năm 2018, nền kinh Hồng Kông đã suy giảm 2,9%, con số tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31563-tap-can-binh-de-doa-quy-che-dac-biet-cua-hong-kong.html
TQ vùng vẫy thoát khỏi ‘vòng kim cô’ đô Mỹ
Trung Quốc từng dựa rất nhiều vào đồng USD Mỹ, tuy nhiên nay Bắc Kinh đang âm thầm tìm biện pháp giảm phụ thuộc vào đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới.Báo cáo của Ngân hàng ANZ cho biết, những căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ-Trung đang làm “tăng nguy cơ về sự phân tách tài chính” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy Bắc Kinh sẽ giảm thiểu rủi ro bằng biện pháp đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của nước này sang các đồng tiền khác, cũng như xây dựng các ‘khoản tích trữ ngầm’.
“Mặc dù Trung Quốc vẫn phân bổ 1 phần lớn ngoại hối của nước này cho đồng USD… Nhưng tốc độ đa dạng hóa sang những đồng tiền lưu hành khác cũng diễn ra rất nhanh chóng”, bản báo cáo của ANZ cho biết. Ngoài ra, đồng USD chiếm khoảng 59% ngoại tệ dự trữ của Trung Quốc hồi tháng 6/2019.
Và dù chưa rõ những ngoại tệ nào Trung Quốc sẽ hướng tới, nhưng đại diện ngân hàng ANZ trả lời phỏng vấn CNBC rằng, họ nghĩ Trung Quốc sẽ để mắt tới Bảng Anh, Yên Nhật hoặc Euro.
Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang giảm mức dự trữ trái phiếu của chính phủ Mỹ nước này sở hữu. Cụ thể từ năm 2018, Trung Quốc đã giảm lượng trái phiếu trị giá 88 tỷ USD nước này đang nắm trong tay.
Dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Bắc Kinh hồi tháng 6/2019 đang nắm trong tay lượng trái phiếu nợ trị giá 1.100 tỷ USD. Cùng lúc đó, Bắc Kinh tiến hành thu mua vàng, và theo một số nguồn tin chính thức cho biết mức dự trữ vàng hồi tháng 10/2019 của ‘quốc gia tỷ dân’ đạt mức 1.957 tấn.
Ngoài ra những năm gần đây, Bắc Kinh cũng tăng cường đầu tư thông qua các tập đoàn quốc doanh và ngân hàng, cũng như thông qua các quỹ hợp tác với các quốc gia khác, theo phân tích của ANZ.
“Những nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hay còn được biết với cái tên ‘những nguồn tích trữ ngầm’ của Trung Quốc cũng đạt kỷ lục về giá trị khi lên tới 1.860 tỷ USD tính tới tháng 6/2019”, bản báo cáo ANZ cho biết. Và tính tới tháng 7 vừa qua, tổng cộng tất cả nguồn dự trữ ngoại hối của ‘quốc gia tỷ dân’ đã lên tới hơn 3.100 tỷ USD.
CNBC trích dẫn dữ liệu từ Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, hiện đồng USD đang là đồng tiền dự trữ nhiều nhất trên toàn cầu, chiếm khoảng 58% dự trữ ngoại hối nhà nước trên toàn cầu, ngoài ra có tới 40% số nợ trên thế giới mang mẹnh giá đồng USD.
“Hệ thống tài chính toàn cầu đang có trọng tâm là đồng USD. Và các nền kinh tế lớn, như Trung Quốc và các nước thuộc khu vực dùng Euro lại đang tiến tới việc đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ”, chuyên gia kinh tế Shaun Roache thuộc S&P Global Rating’s APAC trả lời phỏng vấn CNBC nói.
“Đối với Trung Quốc, điều này sẽ giúp quốc gia này giảm đi sự phụ thuộc vào những điều kiện tài chính về đồng USD, và qua thời gian, động thái này sẽ giúp đồng Nhân dân Tệ chiếm vai trò lớn hơn trên hệ thống tài chính toàn cầu”, ông Roache nói thêm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31565-tq-vung-vay-thoat-khoi-vong-kim-co-do-my.html
Cư dân mạng đại lục cho rằng
tổng giám đốc Facebook đã phản bội Trung Cộng
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Sau các tuyên bố cứng rắn gần đây của ông Mark Zuckerberg nhắm vào Trung Cộng, một số cư dân mạng đại lục cho rằng tổng giám đốc Facebook đã phản bội nước này. Cảm giác về sự phản bội có thể bắt nguồn từ việc chỉ mới vài năm trước, Zuckerberg đã rất cố gắng lấy lòng người Trung Cộng. Tuy nhiên, hiện nay, Zuckerberg lại thể hiện một lập trường hoàn toàn khác.Trong các thông điệp cổ vũ cho tự do ngôn luận, Zuckerberg đã liên tục chỉ trích chính sách kiểm duyệt của Trung Cộng, nói rằng đây không phải là mạng Internet mà mọi người muốn thấy. Trang web facebook.com bị chận tại Trung Cộng, nhưng hãng vẫn có hoạt động tại nước này, và công việc kinh doanh tại đây đem về khoảng 10% doanh thu thường niên, tức khoảng 5 tỷ Mỹ kim. Zuckerberg cũng chỉ trích việc chương trình điện thoại TikTok, thuộc sở hữu của hãng ByteDance ở Bắc Kinh, về việc xóa các nội dung liên quan đến cuộc biểu tình Hong Kong. Zuckerberg đồng thời cảnh báo rằng nếu không có tiền điện tử Libra của Facebook, Trung Cộng có thể áp đảo lĩnh vực này bằng đồng yuan điện tử do họ phát hành. Do hầu hết người Trung Cộng không dùng Facebook, các bình luận của Zuckerberg không gây ra phản ứng mạnh tại đại lục. Tuy nhiên, những người biết được các thông tin này đã tỏ ra hết sức khó chịu. Một bài viết trên mạng WeChat, cáo buộc Zuckerberg đâm sau lưng Trung Cộng, đã được xem hơn 100,000 lần và nhận hàng chục bình luận đồng ý.
Sự phản đối của dư luận Trung Cộng có thể không ảnh hưởng gì nhiều đến Facebook, khi Zuckerberg có vẻ đã từ bỏ nỗ lực tiếp cận thị trường này. Ngoài ra, Facebook vẫn có chỗ đứng ổn định tại Trung Cộng, do các công ty của nước này vẫn còn muốn đăng quảng cáo trên mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cu-dan-mang-dai-luc-cho-rang-tong-giam-doc-facebook-da-phan-boi-trung-cong/
Cây bút Ấn Độ nói
ông bị hủy hộ chiếu vì chỉ trích thủ tướng
Hàng trăm văn nghệ sỹ ký thư ngỏ ủng hộ Aatish Taseer sau khi chính phủ Ấn Độ tước quốc tịch của ông.Cho đến giữa tháng 11/2019, số người ký tên ủng hộ nhà văn, nhà báo Aatish Taseer đã lên tới 250.
Sinh ra ở Anh nhưng lớn lên tại Ấn Độ cho đến năm 25 tuổi, ông Taseer có hộ chiếu Ấn Độ cấp cho công dân của họ sống ở hải ngoại (overseas citizenship of India – OCI).
Là tác giả nhiều cuốn sách về Ấn Độ, ông Taseer từng bị những người theo chủ nghĩa Ấn giáo vu cáo là “người Pakistan”, hàm ý ông phản bội nước Ấn Độ, điều ông cho là “quái dị”.
Gửi thông điệp cảnh báo các cây bút khác
Ông nói “Họ muốn dùng ví dụ trừng phạt tôi để nhắn gửi lời cảnh báo đến các nhà báo khác.”
VN: 100 người tuyên bố bị vi phạm quyền tự do đi lại
Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir
Thần thoại Ấn Độ ‘đã có phi cơ và tế bào gốc’
Trả lời BBC hôm 18/11/2019, ông cho hay ông đã phải trao nộp tấm hộ chiếu Ấn Độ sau khi chính quyền hủy nó.
Điều này có nghĩa là ông sẽ không thể về thăm mẹ ở Ấn Độ một cách bình thường, ông nói với chương trình BBC Newsday.
Sự bất thường, theo ông Taseer là chính quyền Ấn Độ thông báo về việc hủy hộ chiếu của ông trên mạng xã hội Twitter.
Vụ việc xảy đến sau khi ông Taseer đăng bài trên tạp chí Time hồi tháng 5/2019, gọi thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là “divider-in-chief’ – tổng tư lệnh chia rẽ.
Nhà báo Aatish Taseer mô tả ông Modi, lãnh đạo đảng Dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ, là người độc đoán.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Taseer nhắc lại cáo buộc này, nêu ra ví dụ về chính sách gây chia rẽ, bất chấp dư luận của ông Modi, chẳng hạn như việc tước quốc tịch của hai triệu dân ở bang Assam.
Các nhà văn, nhà báo, nghệ sỹ Anh, Ấn Độ ký vào thư ngỏ đã yêu cầu ông Narendra Modi xem lại quyết định tước quốc tịch Ấn Độ của ông Aatish Taseer.
Chính quyền Ấn Độ nói quyết định xóa quốc tịch của ông Taseer có lý do là ông “che dấu chi tiết cha ông là người Pakistan”.
Cha ông, Salman Taseer, là thần dân của vua Anh khi Ấn Độ là thuộc địa, nhưng sau độc lập đã trở thành tỉnh trưởng Punjab của Pakistan.
Nhưng nhà văn Taseer sống cả đời với mẹ đơn thân ở Ấn Độ và và ông cho hay ông không có liên hệ gì với cha cũng như chưa bao giờ che dấu chi tiết về cha mình.
Ông Aatish Taseer hiện vẫn có hộ chiếu Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50473182
0 comments