Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 15/10/2019

Tuesday, October 15, 2019 7:25:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 15/10/2019

Mỹ ra lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ,

yêu cầu ngừng bắn ở Syria

Hôm 14/10, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ra lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và yêu cầu đồng minh NATO này ngừng chiến dịch quân sự ở phía đông bắc Syria, nhưng Ankara phớt lờ yêu cầu của Washington, theo Reuters.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, Tổng thống Trump đã ra lệnh cho lực lượng Hoa Kỳ rời khỏi khu vực xung đột và yêu cầu ngừng bắn ở Syria, theo Reuters.
“Hoa Kỳ sẽ không dung túng cho cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria nữa. Chúng tôi kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ lùi bước, chấm dứt bạo lực và đồng ý đàm phán,” Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, cũng theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ đã phớt lờ các lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ, trong khi quân đội Syria do Nga hậu thuẫn đã tiến vào một trong những thành phố là tâm điểm của cuộc xung đột ở Syria.
Ông Trump cũng tuyên bố kế hoạch tái áp dụng thuế quan đối với ngành thép của Thổ Nhĩ Kỳ và ngay lập tức tạm dừng đàm phán về thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ đôla.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn vô hiệu hóa lực lượng dân quân YPG do người Kurd lãnh đạo, được gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), thành phần chính của phe đồng minh do Washington hậu thuẫn, và cũng từng là đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ trong các chiến dịch tiêu diệt các phiến quân Hồi giáo ở Syria.
Trong khi đó, Ankara coi YPG là một nhóm khủng bố liên kết với quân nổi dậy người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, hôm 14/10, các lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn đã tận dụng lợi thế việc quân đội Hoa Kỳ đột ngột rút lui khỏi Syria để triển khai sâu bên trong lãnh thổ do lực lượng người Kurd nắm giữ ở phía nam biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Washington đã công bố kế hoạch rút toàn bộ 1,000 binh sĩ khỏi miền bắc Syria hôm 13/10.
Phe Dân Chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ liền chỉ trích động thái áp dụng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ là không tác dụng và quá muộn.
Reuters dẫn lời bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, nói: “Tuyên bố của tổng thống về một gói biện pháp trừng phạt chống lại Thổ Nhĩ Kỳ lại thiếu sót trong việc đảo ngược thảm họa nhân đạo.”
https://www.voatiengviet.com/a/my-ra-lenh-trung-phat-tho-nhi-ky-yen-cau-ngung-ban-o-syria/5124411.html

Syria : Donald Trump

chà đạp lên các mục tiêu truyền thống của Mỹ

Tú Anh
Đồng minh mất tin tưởng, nhiều khủng bố Daech được tự do, chế độ Damas kiểm soát thêm lãnh thổ, đối thủ Nga và Iran mở rộng tầm ảnh hưởng. Quyết định rút quân của Donald Trump mà ông cho là dựa theo « trực giác » đã đưa đến các hệ quả trên. Theo giới phân tích, tổng thống thứ 45 của Mỹ đã chà đạp lên các nỗ lực truyền thống và quyền lợi của chính nước Mỹ tại Trung Cận Đông.
Sau một tuần lễ đầy những tuyên bố mâu thuẫn, cuối cùng Washington xác nhận quyết định rút hết toàn bộ 1000 quân bố trí ở miền bắc Syria, phó mặc lực lượng Kurdistan-Syria FDS, đồng minh chống Deach, một mình đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu, nòng cốt là các đơn vị biệt kích của Pháp, thiếu yểm trợ của Mỹ, cũng chuẩn bị rút quân bỏ rơi các chiến hữu từng sát cánh ngăn chận Daech biến Syria thành bàn đạp tấn công khủng bố châu Âu.
Robert Malley, chuyên gia chủ tịch tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế International Crisis Group ICG chỉ trích Washington và tổng thống Donald Trump đã « quản lý kém » đến mức để xảy ra kịch bản xấu nhất với những hệ quả tồi tệ nhất.
Bước ngoặt tháng 12 năm 2018
Để chuẩn bị tái tranh cử nhiệm kỳ hai trong điều kiện tối ưu, tổng thống Donald Trump thông báo thực hiện lời hứa rút hết quân ra khỏi Trung Cận Đông. Cuối năm 2018, ông ra lệnh rút lực lượng tại Syria.
Thế nhưng, lệnh của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải sự chống đối của các đồng minh phương Tây và trong khu vực không muốn Hoa Kỳ bỏ trống Trung Cận Đông. Không kể công luận Mỹ chê trách mà ngay trong chính quyền và quân đội cũng không tán thành sự lựa chọn này của Donald Trump. Theo Robert Malley, các đồng minh của Mỹ và lực lượng Kurdistan-Syria được các tướng lãnh, các nhà ngoại giao Mỹ trấn an là đừng quan tâm đến « tuyên bố thiếu suy nghĩ » của ông tổng thống tỷ phú.
Tiếp theo đó, các cố vấn « hạ hỏa » được tổng thống, thuyết phục ông nghĩ đến quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ : tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tuy đã tan rã nhưng vẫn còn khả năng gây rối, bảo vệ cộng đồng Kurdistan-Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là kẻ thù và nhất là nhu cầu ngăn chận Iran bành trướng thế lực.
Mười tháng sau, lần lượt bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis từ nhiệm, cố vấn John Bolton bị cách chức, tổng thống Donald Trump trở lại với quyết định « trực giác », để cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ tấn công người Kurdistan-Syria.
Theo AFP, tuy thông báo quyết định lần đầu vào cuối năm 2018 nhưng lệnh rút lần thứ hai được thi hành trong vội vã, thiếu tổ chức dẫn đến hệ quả tai hại cho chính những mục tiêu mà Hoa Kỳ hy sinh tính mạng binh sĩ và hàng tỷ đô la để bảo vệ.
Chuyên gia Elysabeth Dent, thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Đông giải thích : Lẽ ra, chính quyền Trump phải tỏ ra kiên định để không cho Thổ Nhĩ Kỳ ra quân. Còn nếu cản không được thì cũng phải tổ chức triệt thoái, đem tù binh Daech về nơi an toàn.
Donald Trump đánh mất tất cả
Hệ quả thứ hai là lực lượng Kurdistan-Syria FDS quay sang cầu viện quân đội Damas. Tổng thống Bachar al Assad, người mà Washington muốn trừ khử, không cần tốn một viên đạn, chiếm lại được một phần lãnh thổ ở phía bắc bị mất từ năm 2011.
Không chỉ mất địa bàn, Hoa Kỳ của Donald Trump còn đánh mất niềm tin trong « phe thân Mỹ » và « làm tăng tự tin » cho phe đối nghịch. Tại Syria, quân đội Mỹ vẫn duy trì căn cứ Al Tanf, với 150 biệt kích, ở tỉnh Homs, gần vùng tam biên Syria, Irak và Jordanie để chận Iran lập một « vòng cung Shia » đến tận Địa Trung Hải. Nhưng theo Robert Malley, cho dù có 2000 quân đi nữa, Mỹ cũng khó chận Iran nếu không có chiến lược xuyên suốt.
Quyết định của Donald Trump còn gây hoang mang cho các đồng minh truyền thống. Là kẻ thù của Iran, Ả Rập Xê Út trải thảm đỏ đón tiếp tổng thống Nga Putin, đồng minh của Iran, hôm thứ Hai (14/10/2019) tại Ryad.
Chuyên gia về chính trị Syria, Joshua Landis, đại học Oklahoma, phê phán với ít nhiều khiêu khích chủ nhân Nhà Trắng : « Uy tín Donald Trump sụp đổ tại Trung Đông trong khi Putin lên như diều gặp gió. Từ nay không còn ai tin ở tổng thống Trump, mọi người đều linh cảm Mỹ sẽ bỏ Trung Đông ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191015-syria-donald-trump-muc-tieu-truyen-thong-my

Texas: Cảnh sát Mỹ lại ‘bắn nhầm nạn nhân’

Một sĩ quan cảnh sát Mỹ bị bắt giữ và bị buộc tội giết người vì đã bắn chết một phụ nữ da đen tại phòng ngủ của cô hôm thứ Bảy (12/10).
Cảnh sát ở Forth Worth, Texas viết trên Twitter rằng Aaron Dean đang bị giam giữ tại nhà tù quận Tarrant. Hôm 14/10, cảnh sát trưởng Ed Kraus nói với phóng viên rằng ông Dean đã từ chức.
Atatiana Jefferson bị giết sau khi cảnh sát trả lời cuộc gọi không khẩn cấp từ một người hàng xóm của cô.
Cảnh quay lại từ camera cho thấy viên cảnh sát đã nổ súng chỉ trong vòng vài giây sau khi nhìn thấy cô.
Mỹ: Cảnh sát ‘bắn nhầm nạn nhân’, bị án 10 năm tù
Mỹ: 5 người chết trong vụ xả súng tại Illinois
Mỹ: 12 người chết trong vụ xả súng ở Virginia
Những cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát trong cộng đồng người da đen từ lâu đã là vấn đề nan giải ở Hoa Kỳ.
Trong tuyên bố ban đầu, Sở cảnh sát Fort Worth nói rằng viên cảnh sát đã “nhận thấy mối đe dọa” khi anh ta rút súng.
Nếu ông Dean không từ chức, cảnh sát trưởng Kraus nói: “Tôi sẽ sa thải ông ấy vì vi phạm một số chính sách của chúng tôi bao gồm chính sách sử dụng vũ lực, chính sách giảm leo thang và hành vi thiếu chuyên nghiệp.”
Trước đó, chị gái của cô Jefferson là Ashley Carr nói rằng cô ấy “bị giết bởi một hành động liều lĩnh” và kêu gọi một cuộc điều tra liên bang.
Lee Merritt, luật sư dân quyền đại diện cho gia đình nạn nhân, nói: “Cuộc điều tra nên được tiến hành bởi một ai khác chứ không phải Sở cảnh sát Fort Worth.”
Ông nói thêm rằng sở cảnh sát [Fort Worth] “đang trở thành một trong những sở cảnh sát nguy hiểm nhất nước Mỹ”.
Rất khó có được dữ liệu xác thực về các vụ cảnh sát nổ súng bởi vì lực lượng cảnh sát địa phương không bắt buộc phải cung cấp số liệu.
Theo cơ sở dữ liệu do Washington Post biên soạn, 709 người đã bị giết bởi lực lượng chấp pháp trong từ đầu năm đến nay và khoảng 20% nạn nhân là người da đen. Texas là bang có tổng số nạn nhân cao thứ hai.
Biểu tình dưới ánh nến
Cư dân ở Fort Worth đã tổ chức một cuộc biểu tình ở bên ngoài nhà của cô Jefferson vào tối Chủ Nhật (13/10). Ban đầu nó được lên kế hoạch là một buổi cầu nguyện, cuộc tụ tập đã trở thành cuộc biểu tình khi người dân đòi công lý cho nạn nhân 28 tuổi.
Những người tham gia cầm nến và hô vang: “Không có công lý, không có hòa bình.”
“Bạo lực được nhà nước ủng hộ luôn luôn là văn hóa với người da đen,” Michelle Andersen, một người biểu tình nói. “Nó không chỉ là vấn đề huấn luyện.”
Theo CBS News đưa tin, bà Betsy Price, thị trưởng Fort Worth cũng có mặt trong buổi cầu nguyện, nhưng đã rời đi sau khi bà bị người biểu tình tiến đến và hét lên “hãy nhốt ông ta lại”, ý nói viên cảnh sát đã bắn súng.
Điều gì đã diễn ra hôm 12/10
Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 02:30 giờ địa phương.
Cảnh quay từ camera ghi lại vụ việc cho thấy cảnh sát đang tìm kiếm bên ngoài ngôi nhà của cô Jefferson, trước khi phát hiện ra có bóng người ở cửa sổ. Sau khi yêu cầu người đó giơ tay lên, một viên cảnh sát đã bắn qua cửa kính.
Cô Jefferson đang chơi điện tử với cháu trai tám tuổi trước khi đi ra tìm hiểu tiếng động bên ngoài cửa sổ và đã bị bắn, luật sư đại diện cho gia đình cô nói.
Giới chức cho biết các cảnh sát khác đã không đỗ xe của họ có sơn màu và phù hiệu cảnh sát ở trước nhà cô ấy và không xác nhận mình là cảnh sát.
Người đàn ông đã gọi điện cho cảnh sát là James Smith, 62 tuổi, nói với truyền thông địa phương rằng ông đang cố làm một người hàng xóm tốt.
“Nếu tôi chưa từng gọi điện cho sở cảnh sát, thì có lẽ cô ấy vẫn còn sống.” Ông Smith nói với truyền thông địa phương. “Nó làm cho bạn không muốn gọi điện báo cảnh sát nữa.”
Vụ sát hại cô Jefferson xảy ra hai tuần sau khi Amber Guyger, một sĩ quan cảnh sát ở Dallas, 31 tuổi, bị kết tội giết Botham Jean 26 tuổi.
Mỹ: Cảnh sát ‘bắn nhầm nạn nhân’, bị án 10 năm tù
Năm ngoái, Guyger bắn chết Jean khi anh này đang ngồi ăn kem trên ghế sofa trong căn hộ của mình. Vụ việc xảy ra chỉ cách căn hộ của Jefferson 55km.
Guyger xác nhận bà ấy đã lầm tưởng rằng đang ngồi trong căn hộ của mình lúc đó và cho rằng Jean là kẻ đột nhập.
Tại phiên tòa, Guyger thừa nhận đã bắn “một người đàn ông vô tội”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50055006

Thống đốc California buộc công ty PG&E

chịu trách nhiệm cho vụ mất điện

Thống đốc tiểu bang California Gavin Newsom vào hôm thứ Hai 14 tháng 10 cho biết, công ty Pacific Gas and Electric (PG&E) phải chịu trách nhiệm cho việc quản trị sai lầm, gây mất điện trên địa bàn rộng vào tuần trước.
Theo hãng tin Reuters, thống đốc Newsom yêu cầu công ty phải cho vay tín dụng, hoặc giảm giá cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Công ty Pacific Gas and Electric cắt điện của hơn 730,000 ngôi nhà và nơi làm việc ở miền bắc California vào tuần trước, nhằm giảm thiểu rủi ro cháy rừng do thời tiết quá khô và gió mạnh. Hành động ngắt điện để phòng ngừa của hãng bị chỉ trích rằng đây là  một cách thực hiện ngớ ngẩn với quy mô quá lớn, mà không  thông báo trước đầy đủ cho những khách hàng bị ảnh hưởng.
Hôm thứ Năm (10/10), thống đốc Newsom cho hay,  tình trạng mất điện trên là không thể chấp nhận được. Giám đốc điều hành công ty PG & E Bill Johnson công khai thừa nhận rằng ngày hôm đó, công ty của ông không chuẩn bị đầy đủ cho việc ngừng hoạt động.
Hôm thứ Hai (14/10), ông Newsom cho biết đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Tiện ích Công cộng California Marybel Batjer để xác nhận rằng cơ quan này sẽ tiến hành một cuộc điều tra, và đánh giá toàn diện về các thất bại trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và ra quyết định của hãng PG & E. Thống đốc Newsom cũng kêu gọi công ty PG & E cung cấp cho khách hàng bị ảnh hưởng khoản tín dụng tự động, hoặc bồi thường bằng cách hoàn lại 100 Mỹ kim cho mỗi khách hàng, và 250 Mỹ kim cho mỗi doanh nghiệp nhỏ.
Công ty PG & E từng nộp đơn xin phá sản vào tháng 1 năm 2019, với lý do các khoản nợ dân sự tiềm năng vượt quá 30 tỷ Mỹ kim từ các vụ cháy rừng lớn liên quan đến dây truyền tải và các thiết bị khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-california-buoc-cong-ty-pge-chiu-trach-nhiem-cho-vu-mat-dien/

Người di dân bất hợp pháp ở California

được phép làm việc trong ủy ban chính phủ

Trong năm nay, các nhà lập pháp California đã liên tục mở rộng quyền và sự bảo vệ cho những người di dân bất hợp pháp đang sinh sống tại tiểu bang.
Theo tin từ đài KTLA5, vào Thứ Bảy (ngày 12 tháng 10), Thống Đốc Gavin Newsom đã phê chuẩn những luật mới, cho phép những người di dân nói trên làm việc trong các ủy ban của chính phủ. California đồng thời cấm những vụ bắt giữ liên quan đến vi phạm quyền di dân tại các tòa án trên toàn tiểu bang.
Những nỗ lực của ông Newsom và Đảng Dân chủ trong Cơ quan Lập pháp California nhằm cung cấp nơi ẩn náu cho người di dân trái ngược hoàn toàn với chính sách của Tổng thống Trump, người đang
tiếp tục thúc đẩy xây dựng một bức tường ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico, và liên tục tìm cách giảm thiểu số lượng người tầm trú vào đất nước. Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi ký phê chuẩn các điều luật mới, ông Newsom cho biết trong lúc Tổng Thống Trump chỉ trích và đàn áp người di dân, California sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng mọi cư dân – bất kể tình trạng di dân của họ – đều được “tôn trọng và có cơ hội đóng góp cho đất nước.”
Đạo luật được ông Newsom phê chuẩn cũng mở rộng chương trình cho vay cho các sinh viên thuộc Chương trình Hoãn Trục Xuất Người Di Dân Tới Hoa Kỳ Lúc Vị Thành Niên DACA, hay còn gọi là những Dreamers, muốn theo học tại University of California và California State University. Các luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.  (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-di-dan-bat-hop-phap-o-california-duoc-phep-lam-viec-trong-uy-ban-chinh-phu/

Cựu phụ tá hàng đầu của ngoại trưởng Mike Pompeo

sẽ điều trần trước hạ viện

Reuters dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết, ông P. Michael Mckinley, một nhà ngoại giao đã từ chức tuần trước với tư cách là phụ tá của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo, dự kiến sẽ tham gia điều trần vào Thứ Tư (ngày 16 tháng 10) trong một phiên họp kín với các nhà lập pháp tiến hành một cuộc điều tra luận tội về Tổng thống Donald Trump.
Tuần này, sẽ là một tuần bận rộn của các ủy ban Hạ Viện trong tiến trình điều tra luận tội tổng thống Trump. Dự kiến sẽ có 5 nhân vật sẽ ra điều trần trong tuần này, trong đó Đại Sứ Hoa Kỳ tại EU Sondland. Bất chất tuyên bố bất hợp tác từ Tòa Bạch Ốc, sự xuất hiện của nhiều viên chức ngoại giao đang gây áp lực nặng nề lên tổng thống Trump và luật sư riêng Giuliani, là hai người đang bị điều tra liên quan đến việc cố tình trì hoãn quân viện của Hoa Kỳ cho Ukraine với mục đích tư lợi chính trị cho tổng thống. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuu-phu-ta-hang-dau-cua-ngoai-truong-mike-pompeo-se-dieu-tran-truoc-ha-vien/

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Kurdistan :

LHCÂ lên án nhưng bất đồng về trừng phạt

Thu Hằng
Mỹ quyết định trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do vượt qua « lằn ranh đỏ » tại Syria, đồng thời sẽ yêu cầu NATO có « những biện pháp » tương tự. Trong khi đó, ngày 14/10/2019, Liên Hiệp Châu Âu lên án Ankara can thiệp quân sự ở miền bắc Syria, nhưng lại không đạt được đồng thuận về việc cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO.
Do không đạt được đồng thuận, nên bản tuyên bố chung của ngoại trưởng 28 nước Liên Hiệp Châu Âu, họp tại Luxembourg ngày 14/10 chỉ nêu « mỗi nước tự thể hiện lập trường cứng rắn về chính sách xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ ».
Theo một quan chức ngoại giao châu Âu, nguyên nhân là do Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, giống như đa số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, nên không thể áp đặt cấm vận. Liên Hiệp Châu Âu không thể đưa ra quyết định đối với những thẩm quyền thuộc về chủ quyền của các nước.
Phía ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cho rằng tổng thống Erdogan cũng « không cần đến châu Âu để mua vũ khí » và « Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại » vì « chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, được ủng hộ rộng rãi ở Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả từ phe đối lập ».
Còn bà Federica Mogherini, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu, nhấn mạnh đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, là « mộtđối tác quan trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu. Và không thể giữ im lặng về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã gánh vác rất nhiều người Syria trốn nội chiến ».
Việc Mỹ rút hết quân khỏi Syria buộc các nước thành viên liên quân quốc tế, trong đó có Pháp và Anh, do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cũng sẽ phải rút quân. Sau cuộc họp của Hội Đồng Quốc Phòng, điện Elysée ra thông cáo ngày 14/10, theo đó Pháp sẽ sớm đưa ra các biện pháp « để bảo đảm an ninh cho quân nhân và dân sự Pháp » tại chỗ. Có thể Pháp sẽ rút về phía Irak để tránh bị kẹt trong các đợt tấn công của quân Thổ Nhĩ Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191015-tho-nhi-ky-tan-cong-kurdistan-lhca-trung-phat

Pháp tuyên án tù đối với nhóm phụ nữ

đánh bom bất thành tại Nhà Thờ Đức Bà

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Hai (14/10), tờ báo Le Figaro đưa tin một tòa án Pháp tuyên án tối thiểu 25 năm tù cho hai người phụ nữ có quan hệ với phiến quân Hồi giáo. Hai người phụ nữ này thất bại trong việc kích nổ bom xe bên ngoài nhà thờ Đức Bà của Paris vào ba năm trước.
Theo tin từ Reuters, một trong những phụ nữ lôi kéo bị cáo còn lại tham gia vào âm mưu này bằng cách đăng tin lên mạng với danh nghĩa là một chiến binh Hồi giáo trở về từ Syria và đang tìm vợ. Vào rạng sáng ngày 4 tháng 9 năm 2016, cảnh sát tìm thấy một chiếc Peugeot 607 màu xám không có biển số, chứa bảy bình gas và ba can dầu diesel, đậu ở một con đường Left Bank gần nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Paris. Từ tàn thuốc lá và một chiếc chăn tẩm xăng, các nhà điều tra kết luận rằng đây là một nỗ lực kích nổ bất thành.
Dấu vân tay tại hiện trường dẫn đến hai người: Ines Madani và Ornella Gilligmann. Theo các công tố viên, họ đậu xe sau khi gửi video tuyên bố quy trách nhiệm trong vụ tấn công theo kế hoạch này cho ông Rachid Kassim, một thành viên người Pháp thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo. Tờ báo Le Figaro cho biết, vào hôm thứ Hai (14/10), tòa án tuyên án tù 30 năm đối với cô Madani, người đóng giả làm một chiến binh thánh chiến  và 25 năm đối với cô Gilligmann, một người mẹ đã kết hôn và có ba con. Hai người phụ nữ khác phối hợp hành động với cô Madani và cô Gilligmann bị kết án 20 năm tù. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phap-tuyen-an-tu-doi-voi-nhom-phu-nu-danh-bom-bat-thanh-tai-nha-tho-duc-ba/

Đông Đức 1989:

Những nhà đấu tranh đã lật đổ nhà nước cộng sản

Laurence PeterBBC News
Không ai có điện thoại di động hoặc phương tiện truyền thông xã hội để huy động những người ủng hộ vào năm 1989.
Nhưng người Đông Đức đã chán ngấy chủ nghĩa cộng sản đổ ra đường phố Leipzig, bất chấp những hạn chế phi thường với tự do cá nhân của họ.
“Chúng tôi không có điện thoại ở nhà – chúng tôi không được phép có điện thoại, và dù có điện thoại thì cũng bị họ nghe lén”, Katrin Hattenhauer, một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình hôm thứ Hai tại thành phố thứ hai của thành phố Đông Đức, nhớ lại.
Một cuộc biểu tình rầm rộ dưới ánh nến vào ngày 9/10 đã trở thành bước ngoặt: một đám đông 70.000 người đổ về trung tâm thành phố và lần đầu tiên dám diễu hành qua trụ sở đáng sợ của mật vụ Stasi. “Chúng tôi là người!” họ hô vang. “Wir sind das ROL!”
Khoảng 6.000 cảnh sát vũ trang và mật vụ Stasi mặc thường phục đang theo dõi ở các con đường bên cạnh – nhưng họ tự kiềm chế, người biểu tình đáp ảo vì số đông.
Sự kìm kẹp hành vi mọi người của tuyên truyền cộng sản đã bị phá vỡ. Nhưng cả người Đông và Tây Đức đều ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Bức tường Berlin chỉ một tháng sau đó.
Điều gì đã kích hoạt cuộc nổi dậy ôn hòa?
Sự thất vọng và giận dữ đã lan rộng ở Đông Đức – tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) – và tâm trạng đó của người dân leo thang trong suốt năm 1989.
Hàng triệu người Đông Đức đã bí mật xem truyền hình Tây Đức tư bản đầy màu sắc, mặc dù đó là điều bất hợp pháp. Họ nhìn thấy những thứ xa xỉ và hàng tiêu dùng dồi dào của phương Tây, nhưng có rất ít cơ hội đến đó. Trong khi đó, CHDC Đức cộng sản là một màu xám, bị kiểm soát và bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt.
Các đối thủ chế độ đã bị liên tục theo dõi và quấy rối bởi mật vụ Stasi, những người thường xuyên chặn các lựa chọn học tập và nghề nghiệp của họ.
Nhà lãnh đạo cộng sản 77 tuổi Erich Honecker đang chống lại cải cách, trong khi nước láng giềng Ba Lan và Hungary đều trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ.
“Người anh lớn” của họ – Liên Xô – được lãnh đạo bởi nhà cải cách Mikhail Gorbachev. Chính sách “glasnost” (cởi mở) của ông, được phương Tây khuyến khích, cho phép bất đồng chính kiến và buộc các công dân Liên Xô phải đối đầu với các tội ác cộng sản ẩn giấu từ lâu.
“Gorbi, Gorbi!” trở thành một khẩu hiệu phổ biến trong số những người Đông Đức khao khát những cải cách theo phong cách Gorbachev.
Vào mùa Hè năm 1989, Hungary đã gỡ bỏ dây thép gai ở biên giới nước tư bản Áo, tạo ra một lối thoát cho những người Đông Đức tuyệt vọng tìm cách đến phương Tây. Theo truyền thống, nhiều người Đông Đức đi nghỉ hè ở Hungary, không có cơ hội du lịch nước ngoài.
Cuộc di cư trở thành một trận lụt của con người; hàng ngàn người cũng tìm nơi ẩn náu trong đại sứ quán Tây Đức ở Tiệp Khắc và nhiều gia đình bị phân ly.
Bức tường Berlin
Bên kia bức tường Berlin
Bức tường Berlin: Cựu Tổng bí thư Đông Đức oán Gorbachev
Gorbachev đến thăm Đông Berlin để kỷ niệm 40 năm của CHDC Đức vào ngày 7/10 và kêu gọi Honecker xúc tiến cải cách, nói rằng “đời trừng phạt những người đến quá muộn”.
CHDC Đức tuyên bố đã giải phóng “người dân” khỏi sự bóc lột tư bản: xây dựng chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là bảo đảm việc làm, nhà ở giá rẻ và phúc lợi tập thể.
Tại sao Leipzig là chìa khóa cho sự sụp đổ của CHDC Đức?
Trong nhiều năm, Mục sư Christoph Wonneberger đã lãnh đạo “những buổi cầu nguyện hòa bình” vào mỗi thứ Hai tại Nhà thờ Tin lành Nikolaikirche – St Nicholas, nơi trở thành không gian an toàn cho các nhà bất đồng chính trị.
Thập niên 1980 là những năm biểu tình phản đối việc đặt tên lửa hạt nhân ở châu Âu. Tên lửa của Mỹ ở Tây Âu đã thu hút các cuộc biểu tình lớn nhất; nhưng Honecker cũng dung túng cho sự phản đối của phong trào hòa bình Đông Đức đối với các tên lửa hạt nhân của Liên Xô trong CHDC Đức.
“Nikolaikirche được biết đến ở Leipzig là một mảnh đất tự do. Chúng tôi biết mật vụ Stasi ở trong nhà thờ, nhưng các hoạt động của chúng tôi không thể bị cấm, bởi vì chúng được gọi là những lời cầu nguyện hòa bình, không phải là một cuộc biểu tình”, bà Hattenhauer, lúc đó 20 tuổi, nói.
“Sự đoàn kết của nhóm ngày càng mạnh mẽ và mùa hè bỏ trốn đã giúp chúng tôi rất nhiều. Nhiều người tham gia cầu nguyện khi họ tuyệt vọng, mất người thân trong gia đình. Vì vậy, mọi người đang tìm một nơi để chia sẻ tâm sự của họ, để quyết định cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào,” Bà nói với BBC.
Hội chợ quốc tế của Leipzig vào ngày 4/9 cung cấp một cơ hội hiếm có cho phe đối lập chống cộng: các nhà báo phương Tây được phép vào thành phố.
Bà Hattenhauer và các nhà bất đồng chính kiến thay đổi chiến lược của họ vào ngày 4 tháng 9. “Chúng tôi đã phải dẫn mọi người ra khỏi nhà thờ, để trở nên hữu hình, để đưa ra một phong trào.”
Họ giương cao biểu ngữ với các khẩu hiệu “tự do hội họp” và “vì một đất nước cởi mở với người dân tự do”. Ngay lập tức, mật vụ Stasi đến lôi họ đi – nhưng điều quan trọng nhất là sự tàn bạo của nhà nước đã bị truyền hình Tây Đức quay được.Xem những bức ảnh đó, người Đông Đức “có thể thấy rằng những lời dối trá của chính phủ về chúng tôi là không đúng sự thật – chúng tôi không giống như những tội phạm phản cách mạng”, bà Hattenhauer nói.
Nhà bất đồng chính kiến Uwe Schwabe nói với BBC rằng “mọi người đã quá chán ngán với CHDC Đức, liên tục sống với những lời dối trá và tuyên truyền”. “Thực tế là Leipzig đã ở trong tình trạng ô nhiễm khủng khiếp, không khí khủng khiếp, nó bốc mùi.”
Ông Schwabe đã từ lâu vận động việc làm sạch môi trường của CHDC Đức. Vấn đề ô nhiễm chính của Leipzig là các mỏ than nâu (than non) gần đó.
Tại sao 9/10 là một bước ngoặt?
Đến tháng 10/1989, có nhiều nhóm đối lập đa dạng và, theo nhà cựu bất đồng chính kiến Kathrin Mahler Walther, Mục sư Wonneberger là điều phối viên chủ chốt.
“Nhiều người quyết định họ không thể là nhà báo hoặc luật sư tự do [trong CHDC Đức], vì vậy họ đã nghiên cứu thần học để thoát khỏi nhà nước, và có những người chỉ trích chính quyền trong số họ,” ông Schwabe nói.
Tuy nhiên, các linh mục đấu tranh là một thiểu số nhỏ trong Nhà thờ Tin lành của Leipzig – chỉ sáu trong số 50 linh mục, ông Schwabe nói. Và Giáo hội Công giáo xa lánh các nhà hoạt động này.
Sự sụp đổ của Đông Đức năm 1989
Tháng 8-9: Hàng ngàn người Đông Đức chạy trốn sang Tây Đức qua biên giới Hungary với Áo; những người khác chạy trốn qua Tiệp Khắc
Ngày 9/10: Đám đông chưa từng thấy gồm 70.000 người biểu tình đòi tự do ở trung tâm thành phố Leipzig
18 tháng 10: Nhà lãnh đạo Cộng sản Erich Honecker ra đi, được thay thế bởi Egon Krenz
7 tháng 11: Chính phủ và Bộ Chính trị từ chức
9 tháng 11: Bức tường Berlin sụp đổ
Ngày 3/10/1990: Thống nhất nước Đức
Mục sư Wonneberger, bà Walther và các nhà đấu tranh khác đã tạo ra một mạng lưới ở Leipzig, nhờ đó cuộc biểu tình ngày 9/10 tạo tác động rất lớn.
Sự công khai đã được tạo ra bởi các cuộc biểu tình đều đều hôm thứ Hai “làm cho thời gian chín muồi”, bà Walther nói. “Mọi người nhận ra: ‘Wow, một cái gì đó thực sự đang thay đổi đây.’”
Nhưng nhiều người biểu tình sợ rằng cảnh sát sẽ nổ súng, vì cuộc đàn áp của cộng sản Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn còn là một ký ức tươi mới. Một thành viên cao cấp của Bộ Chính trị GDR, Egon Krenz, đã ca ngợi cuộc đàn áp đó.
Cựu lãnh đạo Đông Đức: “Đó là đêm tồi tệ nhất đời tôi”
Vì vậy, đám đông ở Leipzig cũng hô vang “Không bạo lực!” và các nhà đấu tranh kêu gọi người biểu tình đồng ý tránh không cho cảnh sát bất kỳ cái cớ nào để nổ súng.
“Có những người ở mọi lứa tuổi trên đường phố, mặc dù rất nhiều người già đã cố gắng ngăn chặn con cái họ tham dự biểu tình”, ông Schwabe nói.
Sau đó người ta được biết chính quyền đã ra lệnh cho các bệnh viện ở Leipzig chuẩn bị thêm giường và máu.
Tối hôm đó, bà Walther gọi điện cho Mục sư Wonneberger từ một nơi ẩn náu trong Nhà thờ Cải cách Tin lành của thành phố và báo cáo với ông về tình hình cuộc biểu tình.
Mục sư Wonneberger đang ở trong một nhà thờ khác, cũng nhận được cuộc gọi từ các nhà đấu tranh khác. Sau đó, ông đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại trên truyền hình Tây Đức.
“Qua truyền hình Tây Đức, chúng tôi có thể nói chuyện với người dân GDR”, bà Walther giải thích.
Hai nhà hoạt động nữa – Aram Radomski và Siegbert Schefke – đã có một máy quay TV, nhưng cần một nơi an toàn để quay phim cuộc biểu tình. Bà Walther móc nối họ với mục sư, người cho phép họ trèo lên tòa tháp của Nhà thờ Cải cách.
“Tôi không dám quay phim ở trên đường phố”, ông Schefke, một nhà bất đồng chính kiến ở Đông Berlin năm 1989, nói với BBC.
“Sau đó, tôi đã gặp phóng viên Spiegel [Tây Đức], Ulrich Schwarz, trong một khách sạn và đưa cho anh ta những khúc phim tôi đã quay, và ông ấy mang về Tây Đức ngay tối hôm đó.”
“I am 60 years old now. I was living behind barbed wire, but now I’ve spent longer in freedom than without it. I was walled in for 30 years,” Mr Schefke said.
Cuộc nổi dậy ôn hòa của 70.000 người được phát hình trên TV Tây Đức vào ngày hôm sau.
Phong trào phản kháng lúc đó không còn có thể ngăn chặn được: một tuần sau đó, hơn 100.000 người tập trung tại trung tâm thành phố Leipzig và các cuộc biểu tình sớm lan rộng khắp Đông Đức.
”Bây giờ tôi đã 60 tuổi. Tôi từng bị sống sau hàng rào dây thép gai, nhưng giờ tôi đã sống trong tự do lâu hơn so thời gian không có nó. Tôi đã bị giam 30 năm”. Ông Schefke nói. “
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50038282

Người dân Catalunya biểu tình

phản đối việc kết án tù các lãnh đạo ly khai

Thu Hằng
Sau khi Tòa Án Tối Cao Tây Ban Nha tuyên án tù giam từ 9 đến 13 năm đối với 9 nhà lãnh đạo Catalunya đòi ly khai, hôm qua, 14/10/2019, hàng ngàn người ở vùng Catalunya đã phong tỏa sân bay Barcelona. Có 115 người bị thương trong các vụ xô xát với cảnh sát.
Hôm nay, ngày phẫn nộ thứ hai, rất nhiều trục đường bộ và đường sắt vẫn bị người biểu tình phong tỏa, trong khi chờ những « chỉ thị » mới từ một tổ chức bí ẩn mang tên « Cơn sóng thần dân chủ ». Khẩu hiệu Biến Catalunya thành một Hồng Kông mới do tổ chức này đưa ra, được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.
Giới sinh viên cũng tham gia bãi khóa và nhiều cuộc xuống đường được dự kiến diễn ra cho đến thứ Sáu 18/10.
Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau tường trình :
« Câu hỏi lớn bao phủ lên bản án của các vị quan tòa Tòa Án Tối Cao : vào tháng 10/2017, khi chuẩn bị cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp về quyền tự quyết cho vùng Catalunya, liệu các nhà lãnh đạo đòi độc lập này đã chủ ý sử dụng vũ lực để đạt mục tiêu là tách ra khỏi Tây Ban Nha hay không ? Hay là tình trạng bạo lực chỉ xảy ra tức thời trong các cuộc tuần hành ?
Về điểm này, Tòa Án Tối Cao đã nhất trí thiên về khả năng thứ hai. Nếu rơi vào khả năng thứ nhất, thì bản án sẽ phải là từ 17 đến 25 năm tù vì tội « phản nghịch », trong khi 9 bị cáo bị tuyên án từ 9 đến 15 năm tù vì tội « nổi loạn ».
Lãnh đạo đối lập cánh hữu, ông Pablo Casado, ngay lập tức đã tỏ ra vui mừng về bản án, khi phát biểu rằng người phạm tội nghiêm trọng như thế thì phải trả giá. Về phần phe ly khai, các bản án trên là điều không chấp nhận được, họ kêu gọi biểu tình và kịch liệt phản đối bản án.
Vụ việc này sẽ chưa dừng ở đây. Luật sư của các nhà lãnh đạo đòi độc lập cho Catalunya thông báo sẽ kháng án lên Tòa Bảo Hiến vì cho đây là « cuộc tấn công vào nhân quyền ». Tiếp theo, tùy vào kết quả, họ có thể kiện lên đến Tòa Án Châu Âu ở Strasbourg. Vụ việc này có thể sẽ còn kéo dài thêm 3 năm nữa ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191015-tay-ban-nha-catalunya-bieu-tinh-lanh-dao-ly-khai

Chủ tịch Cơ quan chống Doping của Nga:

chính quyền tráo kết quả xét nghiệm

Ông Yuri Ganus, giám đốc Cơ quan chống Doping của Nga vừa tiết lộ Nga đã tráo hàng ngàn mẫu xét nghiệm doping của nhiều vận động viên. Tuyên bố của ông xác nhận sự nghi ngờ của các quan chức chống doping toàn cầu, vốn đang xem xét các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với thể thao Nga.
Tờ The New York Times trích lời ông Yuri Ganus cho biết như vậy trong một cuộc phỏng vấn tại một hội nghị ở bang Colorado của Mỹ nói rằng các mẫu xét nghiệm được giấu đi hoặc đánh tráo để bảo vệ danh tiếng và thành tích các cựu ngôi sao thể thao hiện giữ những chức vụ trong chính phủ, hoặc hiện đang là các giới chức quản lý thể thao cấp cao ở Nga.
The New York Times cho biết các tiết lộ của ông đã làm rõ hơn những nghi vấn trước đây về việc Nga có thể đã thao túng các kết quả xét nghiệm doping, và những thông tin mới này có thể gây khó khăn hơn cho nỗ lực của Nga nhằm tránh những hình phạt mới từ các quan chức chống doping quốc tế.
Vận động viên Nga đã bị cấm tham gia các sự kiện thể thao quốc tế, bao gồm Thế vận hội mùa đông 2018, sau khi một chương trình doping lớn được nhà nước bảo trợ vào năm 2015 bị phát hiện.
Còn chưa đầy hai tuần nữa là Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) sẽ quyết định có áp dụng các lệnh cấm nghiêm khắc hơn đối với các liên đoàn thể thao của Nga hay không.
Nga có nguy cơ bị loại khỏi các môn thể thao quốc tế nếu chính phủ Nga không thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho việc các kết quả xét nghiệm bị mất, hoặc bị tráo trong kho lưu giữ mẫu xét nghiệm mà Nga đã chuyển cho WADA.
Ông Ganus, 55 tuổi, cho biết hôm 13/10 rằng ông tin là chỉ có những cá nhân có quyền tiếp cận với một số cơ quan có quyền lực nhất của Nga mới có thể đánh tráo được các kết quả xét nghiệm doping trong kho lưu giữ.
Ông Ganus cho biết ông lên tiếng để đảm bảo rằng các thế hệ vận động viên Nga hiện tại và tương lai không phải gánh chịu hậu quả vì hành động của những người khác.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-co-quan-chong-doping-cua-nga-chinh-quyen-trao-ket-qua-xet-nghiem/5124703.html

Nga bắt tay Ả Rập Xê Út,

đồng minh của Mỹ ở Trung Đông

Thu Hằng
Mười hai năm không đến Ả Rập Xê Út, tổng thống Nga Vladimir Putin đã công du Riyad ngày 14/10/2019 và hội đàm với hoàng thái tử Mohammed Ben Salmane. Nguyên thủ Nga đang lấy lại thế thượng phong ở khu vực Trung Đông, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria.
Khoảng 20 thỏa thuận và hợp đồng, với tổng trị giá đầu tư vài tỉ đô la, trong mọi lĩnh vực, không gian, văn hóa, y tế, công nghệ cao và nông nghiệp, đã được kí kết trong chuyến công du của tổng thống Putin. Trong đó, đáng chú ý là hợp tác « OPEP + » nhằm « tăng cường hợp tác và hỗ trợ nhiều hơn cho việc bình ổn các thị trường dầu lửa ».
Hãng tin AFP nhắc lại Ả Rập Xê Út là nước đứng đầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu lửa (OPEP), còn Nga, dù không phải là thành viên của khối, nhưng hai bên hợp tác chặt chẽ với nhau trong những năm gần đây nhằm khống chế khối lượng xuất khẩu dầu lửa để tăng giá bán. Quyết định kéo dài thời hạn hạn chế sản xuất dầu lửa của khối OPEP + sẽ hết hạn vào cuối tháng 03/2020.
Ngoài ra, một lĩnh vực quan trọng khác được nêu lên trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo là « hợp tác quân sự và kỹ thuật ». Trả lời báo giới, phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov, cho biết « sẽ tổ chức một cuộc đối thoại về vấn đề này » nhưng không cho biết thêm chi tiết. Ả Rập Xê Út là một đồng minh của Mỹ tại Trung Đông.
Sau chuyến thăm Riyad, ngày 15/10, tổng thống Putin đến thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, cũng là một đồng minh của Mỹ. Theo tờ L’Orient-Le Jour, thông qua vòng công du Trung Đông của tổng thống Putin, nước Nga đang tìm cách khẳng định là một đồng minh vững chắc hơn Mỹ, đặc biệt với quyết định đưa quân Mỹ « về nhà » của tổng thống Trump.
Tháng 07/2019, Matxcơva từng trình bày một dự án về an ninh và hợp tác tại vùng Vịnh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191015-nga-bat-tay-a-rap-xe-ut-dong-minh-my-trung-dong

Chủ tịch LĐBĐ Bulgaria từ chức

vì khán giả phân biệt chủng tộc

Hôm 15/10, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Bulgaria (BFU) đã từ chức sau khi thủ tướng nước này kêu gọi ông từ chức tiếp theo sau vụ người hâm mộ Bulgaria đã có những hành động phân biệt chủng tộc trong trận đấu tranh vé dự Euro 2020 giữa Bulgaria và Anh.
Reuters cho biết Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov kêu gọi cựu thủ môn Borislav Mihaylov, Chủ tịch BFU, từ chức, tiếp theo sau trận đấu bị trọng tài hoãn lại hai lần hôm 14/10 vì những hành vi phân biệt chủng tộc của khán giả Bulgaria trên sân.
“Hôm nay, Chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Bulgaria Borislav Mihailov đã đệ đơn từ chức, thư từ chức sẽ được trình lên Ủy ban điều hành trong phiên họp vào thứ Sáu,” BFU cho biết trong một tuyên bố.
Thông báo của BFU được đưa ra vài giờ sau khi phát ngôn viên của BFU nói rằng ông Mihaylov sẽ không từ chức vì nhà nước không có quyền can thiệp vào bóng đá.
Trước đó, ông Hristo Zapryanov, người phát ngôn BFU, nói: “Liên đoàn bóng đá không chịu trách nhiệm về hành vi côn đồ của một nhóm người.”
Các hành động phân biệt chủng tộc nhắm vào các cầu thủ người Anh da màu đã gây ra một vụ ẩu đả trong trận đấu trên sân vận động quốc gia Vasil Levski, và trọng tài đã phải dừng trận đấu lại hai lần.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ldbd-bulgaria-tu-chuc-vi-khan-gia-phan-biet-chung-toc/5124672.html

Syria – Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị đối đầu

tại khu vực do người Kurdistan kiểm soát

Thu Hằng
Miền bắc Syria chuẩn bị bước vào giai đoạn giao tranh mới, được cho là khốc liệt, nếu quân đội của chế độ Damas tham chiến cùng với lực lượng Kurdistan để đẩy lùi các đội quân của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi biên giới.
Một phóng viên của AP có mặt tại hiện trường sáng 15/10 cho biết pháo binh và không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục oanh kích các vị trí của người Kurdistan tại thành phố biên giới Ras Al Ain. Còn theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, dường như lực lượng Kurdistan đã chiếm lại được thành phố này.
Một sĩ quan của Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin cho rằng quân đội nước này đã tấn công vào Manbij, một thành phố quan trọng, do lực lượng Kurdistan kiểm soát, nằm sâu hơn trong Syria. Trong khi đó, sau khi đạt được thỏa thuận với lực lượng dân quân Kurdistan FDS, ngày 14/10, quân đội Syria đã đến Manbij.
Hai đặc phái viên RFI Murielle Paradon và Boris Vichith tại Erbil tường trình :
Tổng thống Bachar Al Assad đã ra lệnh triển khai quân đội ở phía bắc Syria. Mọi ánh mắt giờ đồ dồn về Manbij, thành phố chiến lược ở phía bắc Syria, và nằm ở phía đông Aleppo, vì quân đội Syria đã tiến vào thành phố này sau thỏa thuận liên minh với lực lượng Kurdistan để đối phó với quân của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàng trăm xe thiết giáp đã tập trung quanh thành phố, theo phóng viên của AFP có mặt tại chỗ. Trong khi đó, quân của Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mặt trên thực địa. Vì vậy, có thể sẽ xảy ra một cuộc đối đầu.
Chếch hơn một chút về phía đông, quân đội Syria đã đóng quân ở Ain Issa và Tall Tamr và có rất nhiều hoạt động luân chuyển, theo như quan sát của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Kurdistan có mặt tại chỗ. Những đoàn quân di chuyển trên trục đường dẫn đến Ras Al Ain, nơi xảy ra nhiều trận giao tranh dữ dội hôm qua (14/10) giữa lực lượng Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ phải tiếp đón và hỗ trợ một số lượng nạn nhân dân sự lớn trong suốt năm ngày qua. Theo thống kê mới nhất, có khoảng 40 người chết và 165 người bị thương nặng. Cho đến nay, ước tính có hơn 190.000 người phải sơ tán vì giao tranh.
Chiến dịch quân sự của Ankara nhằm lập « một vùng an ninh » sâu 32 km trên lãnh thổ Syria để ngăn vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với các vùng đất do Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) kiểm soát. Là một nhánh của lực lượng Kurdistan, YPG luôn bị Ankara coi là « khủng bố », trong khi lại được phương Tây ủng hộ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191015-syria-tho-nhi-ky-doi-dau-kurdistan

Bão Hagibis đổ vào Nhật Bản :

Gần 70 người chết, hơn một trăm con sông vỡ bờ

Mai Vân
Theo số liệu tạm thời công bố hôm nay, 15/10/2019, trận bão Hagibis thuộc diện dữ dội nhất đổ vào Nhật Bản từ năm 1958 đến nay đã làm cho gần 70 người thiệt mạng sau khi tràn vào đất liền từ tối 12/10.
Đó là chưa kể đến hơn một chục người còn mất tích, hơn 200 người khác bị thương, và khoảng 76.000 hộ gia đình bị mất điện nước. Tại miền bắc và miền trung Nhật Bản, 110.000 nhân viên cứu hộ, trong đó có 30.000 quân nhân đã được huy động vào công việc cứu hộ.
Do việc ít nhất 176 con sông đã bị vỡ bờ, những cơn mưa mới được dự báo làm tăng mối lo ngại về hiểm họa sạt lở đất. Một mối nguy khác là một phần chất thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị nước cuốn đi.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles tường trình :
Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, trong không đầy 48 tiếng đồng hồ, bão Hagibis đã đổ một lượng mưa với mức từ 30% đến 40% cao hơn bình quân hàng năm. Mức độ dữ dội của cơn bão bắt nguồn từ hiện tượng Thái Bình Dương ấm dần.
Tại Nagano, lũ từ một con sông đã lên tới hơn 4 mét. Đê ngăn nước tại khoảng 10 con sông ở miền trung và miền bắc Nhật Bản đã bị vỡ. Chính quyền buộc phải cho xả lũ ở năm con đập, một quyết định hiếm hoi và nguy hiểm.
Ở các vùng Nagano và Fukushima, thường khi ít bị bão hơn là các vùng khác, công việc tái thiết có thể sẽ rất tốn kém và có tác động kéo dài đối với hoạt động kinh tế của đất nước.
Hàng chục ngàn người đã được sơ tán đến các trung tâm tạm cư. Một số người vô gia cư đã bị từ chối tiếp nhận ở một số nơi. Đối với thủ tướng Nhật Shinzo Abe, sự phân biệt đối xử đó không thể chấp nhận được.
Ở khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nhiều túi chứa chất thải phóng xạ đã bị nước lũ từ một dòng sông cuốn trôi.
Cơ quan dự báo khí tượng đang lo ngại trước nguy cơ có thêm những trận mưa lớn, kéo theo những vụ sạt lở đất.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191015-bao-hagibis-nhat-ban-70-nguoi-chet-song-vo-bo

Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi Mỹ

sớm ra luật ủng hộ dân chủ Hồng Kông

Mai Vân
Tối ngày 14/10/2019, hàng chục ngàn người (25.000 theo cảnh sát, 50.000 theo ban tổ chức) đã xuống đường tại trung tâm Hồng Kông kêu gọi hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Người biểu tình thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua đạo luật về Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông – (Hongkong Human rights and Democracy Act). Đây là đạo luật quy định việc Quốc Hội Mỹ xem xét hàng năm tình hình Hồng Kông để đánh giá lại quy chế thương mại đặc biệt mà vùng lãnh thổ này được hưởng, mở đường cho khả năng trừng phạt lãnh đạo Trung Quốc.
Theo thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, cuộc biểu tình được cho phép nhưng hạn chế số lượng người tham gia :
“Giấy phép chỉ cho tập hợp khoảng 2000 người. Nhưng ngay trước khi giờ chính thức khởi động, công viên Già Đả (Chater Garden), nơi cuộc tập hợp diễn ra đã đông nghẹt người. Lưu thông trên những con đường chung quanh đã bị gián đoạn với đám đông đổ đến đây.
Ken Law, chuyên viên tin học, mang theo một lá cờ Mỹ, giải thích ý nghĩa lời cầu cứu Mỹ : Ai cũng biết là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có cuộc chiến thương mại và vì Hồng Kông không còn quyền tự trị, chính quyền chúng tôi bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát, cho nên chúng tôi kêu gọi giúp chúng tôi đấu tranh, chống lại chính quyền.
Chuyên viên này nói tiếp : Thật đáng buồn nhưng chúng tôi không có chọn lựa nào khác là yêu cầu bên ngoài trợ giúp, và sức mạnh bên ngoài mà chúng tôi rất cần là chính phủ Mỹ. Vì lý do đó mà chúng tôi có mặt ở đây tối nay, để nói với Hoa Kỳ là quý vị giúp chúng tôi, chúng tôi giúp quý vị, chúng ta hỗ trợ nhau.
Tuy nhiên, phải nói là việc yêu cầu Mỹ giúp đỡ cũng khá liều lĩnh trong bối cảnh hiện tại. Hành động này đang làm Bắc Kinh phẫn nộ.
Lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã hủy bỏ cuộc gặp với các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa đang viếng thăm Hồng Kông. Đồng thời, bà chỉ trích lời lẽ của một thượng nghị sĩ bang Texas cho rằng ông không thấy có bạo động gì trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, là một điều thật đáng ngạc nhiên.”
Cũng trong ngày hôm qua, trả lời báo chí, thượng nghị sĩ Josh Hawley trong nhóm viếng thăm Hồng Kông, đồng thời là một trong những người đề xuất dự luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông, đã không ngần ngại cho biết là khi về Mỹ ông sẽ nói rằng đặc khu “có nguy cơ trở thành một Nhà nước công an trị và ẩn chứa một rủi ro cho chính quyền Hồng Kông cũng như nguyên tắc một đất nước hai chế độ”.
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm nay, 15/10/2019, đã bác bỏ những đánh giá trên, cho đó là những lời lẽ “không cơ sở và vô trách nhiệm.”
Tòa án Hồng Kông cấm phá phách các khu gia cư của cảnh sát
Về tình hình tại chỗ, một tòa án Hồng Kông ngày 14/10/2019 đã ban hành lệnh cấm phong tỏa hay gây thiệt hại cho các khu gia cư của cảnh sát và những cơ quan trật tự trị an khác.
Những nơi này đã bị người biểu tình chọn làm mục tiêu quấy phá trong hơn bốn tháng biểu tình chống chính phủ vừa qua.
Quyết định của tư pháp Hồng Kông là hành động mới nhất của chính quyền đặc khu nhằm đối phó với các cuộc biểu tình tiếp theo lệnh của lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hồi đầu tháng 10/2019 là dùng đến các biện pháp khẩn cấp có từ thời thuộc địa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191015-hong-kong-bieu-tinh-my-luat-ung-ho-dan-chu

TQ sẽ siết chặt công ty ngoại quốc

qua điểm ‘tín dụng xã hội’

Xếp hạng tín dụng xã hội công dân còn chưa đủ, nay Trung Quốc lại đang xây dựng một hệ thống nhằm buộc các công ty nước ngoài phải chấp nhận các giá trị của Trung Quốc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
Theo tờ South China Morning Post, hệ thống này sẽ xem xét một loạt dữ liệu gồm hợp đồng kinh doanh, trách nhiệm xã hội, việc tuân thủ quy định và số lượng đảng viên mà các công ty này tuyển dụng.
Thông qua một nền tảng tập trung sử dụng trí thông minh nhân tạo, hệ thống này sẽ đánh giá các công ty về ‘mức độ tin cậy’ hay ‘sự ngay thật.’
Nếu nằm trong danh sách đen, các công ty có thể phải đối mặt với các hình phạt bao gồm bị từ chối vay các khoản vay lãi suất thấp, bị đánh thuế cao hơn hay nhân viên chủ chốt bị cấm rời khỏi Trung Quốc.
Các công ty nước ngoài sẽ được yêu cầu bàn giao dữ liệu cho chính quyền.
Trang Marriott bị TQ đóng vì ‘Tây Tạng, Đài Loan’
Daimler-Mercedes phải xin lỗi Trung Quốc
Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ
Trong khi đó, theo tờ Financial Times, có tới 300 quy định cụ thể đã được các cơ quan quản lý Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực từ an toàn lao động đến thương mại điện tử, tổng hợp để đánh giá xếp hạng các công ty vi phạm.
Việc nắm số lượng lớn dữ liệu độc quyền và thẩm quyền xử phạt sẽ giúp chính quyền mạnh tay hơn với những hành vi mà họ cho là không phù hợp.
Báo Financial Times dẫn lời ông Jörg Wuttke, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) nói rằng, biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh có thêm quyền lực với những công ty được coi là vi phạm lập trường của Trung Quốc trong các vấn đề nhạy cảm về chính trị.
South China Morning Post dẫn lời bà Kendra Schaefer, người đứng đầu nghiên cứu kỹ thuật số tại Trivium China – một công ty phân tích chính sách Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh – cho biết, “điều lo lắng thực sự không phải là việc dữ liệu bị nắm giữ, mà là liệu việc thực hiện có công bằng hay không.”
Ra mắt vào năm tới
Các quy định vẫn còn đang được thảo luận.
Michael Cunningham đến từ công ty tư vấn doanh nghiệp Control Risks, nói với Financial Times rằng: “Hệ thống tín dụng xã hội vẫn ở giai đoạn xây dựng và chưa thể phát triển thành một hệ thống với đầy đủ chức năng, thống nhất và được điều hành tập trung vào năm 2020.”
Tuy nhiên, theo South China Morning Post, năm ngoái, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, Trung Quốc đã gửi thư tới 36 hãng hàng không quốc tế, gồm cả United, yêu cầu không đề cập đến Đài Loan, Hong Kong và Ma Cao như các quốc gia độc lập trên trang web và trong các quảng cáo của các hãng này.
Yêu cầu này nói rằng, nếu không thay đổi, điều này sẽ bị đánh giá là hành vi không đáng tin cậy nghiêm trọng hồ sơ tín dụng xã hội của các hãng hàng không này.
Cũng trong năm ngoái, chuỗi khách sạn Marriott đã phải xin lỗi giới chức Trung Quốc sau khi mời khách hàng tham gia cuộc khảo sát trực tuyến mà trong đó, liệt kê Hong Kong, Tây Tạng, Đài Loan và Ma Cao như các quốc gia độc lập.
Việt Nam ‘mất tự do’ trong kỷ nguyên số hóa?
Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?
Cũng bà Schaefer, trong hệ thống xếp hạng này, còn có một cách khác để chính phủ gia tăng ảnh hưởng của mình, đó là gắn xếp hạng của doanh nghiệp và các cá nhân với nhau.
Chẳng hạn, nếu một công ty vi phạm kinh doanh, xếp hạng tín dụng của các nhân viên chủ chốt sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại.
Ngoài ra, các công ty làm ăn với các đối tác bị đánh giá kém cũng sẽ bị giảm xếp hạng.
Do công nghệ này đang được phát triển, nên sẽ mất thời gian để hợp nhất dữ liệu hiện đang bị quản lý phân tán bởi các cơ quan khác nhau của chính phủ và tư nhân.
Ngay cả khi nếu hệ thống này ra mắt vào vào năm tới, cơ sở dữ liệu chủ vẫn sẽ chưa được quản lý thông qua trí thông minh nhân tạo, mà phần lớn thông tin mới được nhập thủ công hoặc qua các bảng biểu, và từ một số trang web, công cụ tìm kiếm. Và chúng sẽ rất khó sử dụng, bà Schaefer nói với South China Morning Post.
Phải mất 15 đến 20 năm sau, hệ thống này có thể được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo và dữ liệu, vẫn theo bà Schaefer.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50039308

Ứng dụng tuyên truyền của TQ

theo dõi hành vi người dùng

Báo cáo cho thấy, “Study the Great Nation”- một ứng dụng trên điện thoại được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền chính sách – có khả năng theo dõi được hành vi của hơn 100 triệu công dân nước này.
Cụ thể, các chuyên gia của công ty an ninh mạng Cure 53 của Đức nói rằng, thông qua việc phân tích ứng dụng nói trên, họ đã tìm thấy các yếu tố ẩn trong phần mềm, có thể theo dõi việc sử dụng và sao chép dữ liệu người dùng.
Ứng dụng này cho phép chính quyền có khả năng truy cập vào điện thoại như kiểu “siêu người dùng (superuser)” – công ty bảo mật này cho biết.
Superuser là dạng người dùng đặc biệt được sử dụng để quản trị hệ thống, có thể toàn quyền làm bất cứ điều gì trên thiết bị, gồm theo dõi vị trí, kích hoạt ghi âm, tải phần mềm, sửa chữa nội dung tập tin hoặc thay người dùng gọi một số điện thoại bất kỳ.
TQ sẽ chấm điểm ‘tín dụng xã hội’ cho các công ty ngoại quốc
TQ tính kiểm soát cuộc sống người dân?
Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc ứng dụng này có các chức năng giám sát như những gì mà các nhà điều tra mạng liệt kê.
Ứng dụng “Study the Great Nation” được phát hành hồi tháng 2 và trở thành ứng dụng miễn phí được tải xuống và cài đặt nhiều nhất ở Trung Quốc.
Bắt buộc sử dụng
“Study the Great Nation” cung cấp tin tức và hình ảnh chính thức, khuyến khích người dùng kiếm điểm bằng cách đọc các bài viết và bình luận về chúng, cũng như trả lời các câu hỏi về Trung Quốc và nhà lãnh đạo nước này, ông Tập Cận Bình.
Việc sử dụng ứng dụng này là bắt buộc với các quan chức và đảng viên; thậm chí còn gắn với chính sách về tiền lương ở một số cơ quan.
Bắt đầu từ tháng này, thông qua ứng dụng trên, các nhà báo sẽ nhận được bài kiểm tra về cuộc đời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Họ phải hoàn thành nó rồi mới được cấp thẻ báo chí đặng làm nghề.
Việt Nam và bài toán không dễ về ‘Big Data’
Việt Nam ‘mất tự do’ trong kỷ nguyên số hóa?
Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?
Công ty an ninh mạng Cure 53 của Đức – đại diện cho Quỹ công nghệ mở (Open Technology Fund – OTF), dự án đang tiến hành các chiến dịch liên quan đến vấn đề nhân quyền – đã phân tích phiên bản Android của ứng dụng trên và cho biết họ tìm thấy nhiều tính năng ẩn.
Trong báo cáo, Cure 53 cho biết, “Studuy the Great Nation” có khả năng “ghi lại nhật ký hoạt động”.
Tường trình của Cure 53 cũng cho biết “điều rõ ràng và không thể phủ nhận rằng, ứng dụng được kiểm tra có khả năng thu thập và quản lý một lượng lớn dữ liệu rất cụ thể.”
Ứng dụng này cũng mã hóa yếu một số chức năng như mail và xác thực sinh trắc học. Điều này tạo điều kiện cho cơ quan chức trách dễ dàng có được toàn bộ thông tin lưu trữ trên ứng dụng.
“Ứng dụng này có chứa những mã (code), có thể thực thi các lệnh superuser,” báo cáo cho biết.
Hong Kong, quân đội TQ và tin giả trên mạng xã hội
Quan chức VN kiểm soát hay chạy theo mạng xã hội?
Báo Washington Post dẫn lời Adam Lynn, Giám đốc nghiên cứu của Quỹ Công nghệ mở, nói rằng: “Rất, rất hiếm khi có chuyện một ứng dụng lại yêu cầu truy cập vào thiết bị ở mức độ như vậy và không có lý do gì để [ứng dụng đó] có thể nhận được quyền [superuser] đó trừ khi họ đang làm một chuyện gì đó mờ ám.”
Cure 53 cho biết, “không có bằng chứng” cho thấy quyền truy cập này đang được sử dụng, nhưng công ty này cũng cho biết là họ không rõ lý do tại sao một ứng dụng về giáo dục lại cần đến quyền truy cập ở mức độ như vậy vào điện thoại của người dùng.
Chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc ứng dụng này hoạt động theo cách như Cure 53 mô tả.
Họ khẳng định với tờ Washington Post rằng, nhóm xây dựng nên “Study the Great Nation” nói rằng, ứng dụng này “không có những chuyện” như những gì mà Cure 53 nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại London (Anh) không hồi đáp yêu cầu của BBC bình luận về tường trình nói trên của Cure 53.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50051966

Liệu “giấc mơ” thống nhất Đài Loan

của Bắc Kinh có thành hiện thực?

Vào thứ Năm (10/10), Đài Loan đã tổ chức kỷ niệm 108 năm Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc (1911-2019). Nhân sự kiện này, Đài Bắc thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nền dân chủ của người dân Đài Loan và phủ nhận đề nghị của Bắc Kinh về “một quốc gia, hai chế độ”.
Đài Loan chọn ngày Quốc khánh là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Vũ Xương (10/10/1911), khởi phát cuộc cách mạng Tân Hợi khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Sau cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tưởng Giới Thạch, người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã rút sang đảo Đài Loan vào năm 1949 và duy trì nền độc lập đến ngày nay.
Bên cạnh những uy hiếp về việc dùng vũ lực để thâu tóm Đài Loan, chính quyền Trung Quốc cũng vẽ ra một viễn cảnh về “một nhà nước, hai chế độ” với hy vọng Đài Loan đồng ý trở thành “một phần không thể tách rời của Trung Quốc”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không dễ để chế độ cầm quyền ở Trung Quốc đạt được mục đích.
Phủ nhận ‘một nhà nước, hai chế độ’
Trong bài phát biểu kỷ niệm lần thứ 108 Quốc khánh Đài Loan, theo Nikkei, Tổng thống Thái Anh Văn đã thẳng thắn phủ nhận lời đề nghị theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ” của Bắc Kinh. Bà Thái tuyên bố rằng đề nghị này là “không thể chấp nhận được đối với 23 triệu người Đài Loan”.
Bài Thái nói: “Hồng Kông đang trên bờ vực hỗn loạn do sự thất bại của một quốc gia, hai chế độ”, mô hình mà Bắc Kinh cam kết đảm bảo cho Hồng Kông khi tiếp quản thành phố này từ Vương quốc Anh vào năm 1997.
Lời đề nghị “một quốc gia, hai chế độ” gần nhất mà Bắc Kinh chính thức gửi tới Đài Loan xuất hiện trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 2/1 tại Đại lễ đường Nhân dân, nhân kỷ niệm 40 năm Quốc hội Trung Quốc cho công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan”.
Tuy nhiên, Tổng thống Thái đáp lại: “Tôi muốn kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhìn thẳng vào thực tế về sự tồn tại của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan” và Trung Quốc nên “tôn trọng quan điểm nhất quán của 23 triệu người Đài Loan đối với tự do và dân chủ, phải sử dụng hòa bình, và sự tôn trọng để xử lý những khác biệt của chúng ta”.
Tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trong Lễ kỷ niệm lần thứ 108 quốc khánh Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) (ảnh: AP).
Một lần nữa, hôm 10/10, bà Thái chỉ ra mối đe dọa Bắc Kinh. Bà nói: “Chính quyền Trung Quốc vẫn đang đe dọa áp đặt mô hình ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan. Các cuộc tấn công ngoại giao và ép buộc quân sự từ phía Trung Quốc thách thức nghiêm trọng sự ổn định và hòa bình của khu vực”.

Tuy nhiên, nữ Tổng thống Đài Loan khẳng định bà và chính phủ của bà không hề chùn bước trước Bắc Kinh. “Với tư cách là Tổng thống, tôi có trách nhiệm bảo vệ đất nước, đó là trách nhiệm cơ bản của tôi”, bà Thái tuyên bố và cam kết bảo vệ chủ quyền đất nước và bảo vệ môi trường tự do và dân chủ cho người dân.
Không đơn độc
Để tăng cường năng lực quốc phòng, Đài Loan chú trọng đầu tư cho quân sự. Mới đây nhất, Mỹ đã đồng ý bán cho Đài Loan lô vũ khí tân tiến trị giá hơn 2 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Đài Loan cũng chủ động mở rộng mối quan hệ với các cường quốc trên thế giới để có thêm sự ủng hộ. Những động thái ngoại giao của Hoa Kỳ và Ấn Độ tuần qua chứng tỏ điều đó và thể hiện rằng cộng đồng quốc tế không để Đài Loan phải đơn độc trong cuộc chiến chống lại cường quyền Bắc Kinh.
Taiwan News đưa tin, Hoa Kỳ đã cử Thượng nghị sĩ Ted Cruz tham gia Lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan hôm 10/10. Trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp ở Đài Bắc hôm Thứ Tư (9/10), ông Cruz bày tỏ sự ủng hộ đối với Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Đài, và ông lưu ý rằng Đài Loan là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Hoa Kỳ. Nghị viên Thượng viện Mỹ cũng khẳng định, mối quan hệ Mỹ-Đài là “đặc biệt quan trọng” trên cả hai khía cạnh kinh tế và quân sự. Ông Cruz cũng bày tỏ hy vọng sẽ thấy Đài Loan tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chủ trì.
Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cũng nhấn mạnh Hoa Kỳ cam kết luôn đứng bên nền dân chủ của hòn đảo và “chống lại những nỗ lực làm suy yếu Đài Loan của Trung Quốc”.
Vào thứ Năm (10/10), Thượng nghị sĩ Cruz đã có cuộc hội kiến Tổng thống Thái Anh Văn. Ông Cruz chia sẻ, Đài Loan không chỉ quan trọng đối với châu Á mà còn quan trọng đối với thế giới, nhất là trong bối cảnh người dân Hồng Kông đang bị đàn áp, vì hòn đảo đã chứng minh được tính ưu việt của một xã hội tự do và dân chủ.
The Hill, hôm 9/10, đã cho đăng một bài viết với tựa đề “Quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan là điều cần thiết để chống lại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương”. Đáng chú ý, tác giả của bài viết là Bộ Trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp và Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner.
Trong bài viết này, hai quan chức Mỹ-Đài đã lên án những hành động quân sự ngang ngược làm phức tạp tình hình khu vực của Trung Quốc; đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan nhìn nhận sự của hiện diện của Đài Loan ở Thái Bình Dương và phản đối Bắc Kinh cản trở điều này.
Taiwan News cho hay, nhiều quan chức và học giả của chính phủ Ấn Độ, đại sứ Đức, Paraguay đã tham dự một bữa tiệc mừng Quốc khánh Đài Loan do Trung tâm Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc (TECC) tổ chức tại New Delhi vào đêm ngày 9/10. Bữa tiệc diễn ra chỉ ít giờ trước khi Tập Cận Bình đến thăm Ấn Độ. Điều này cho thấy quan chức Ấn Độ và các nước của thế giới tự do không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan, bất chấp thái độ của Trung Quốc.
Sẽ chỉ là mộng ảo?
Bắc Kinh đã sử dụng nhiều các chiêu trò để cưỡng buộc Đài Loan phải khuất phục, đặc biệt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Thái Anh Văn.
Tuy nhiên, việc Đài Loan vẫn đứng vững cho tới nay là một minh chứng cho thấy những chiêu trò của Bắc Kinh không đem lại kết quả nào đáng kể. Trong một bài viết trên SCMP hồi tháng Tư, nhà báo Deng Yuwen dự đoán rằng, ít nhất trong tương lai gần Bắc Kinh sẽ chưa thể làm gì được Đài Loan.
Nhà báo Yuwen dẫn ra 3 lý do để chứng minh cho dự đoán của mình. Theo đó, thứ nhất, quân đội Trung Quốc chưa phát triển tới tầm để đối đầu với sự can thiệp của quân lực Hoa Kỳ. Thứ hai, Trung Quốc đang vật lộn với cuộc thương chiến nên không còn “đầu óc” để phát động cuộc chiến quân sự. Thứ ba, ông Tập Cận Bình vẫn chưa củng cố xong cơ sở quyền lực của mình.
Nếu dựa theo phân tích của cây viết Yuwen để suy luận tiếp về thời gian nào Trung Quốc thống nhất được Đài Loan, thì sẽ rất khó để có câu trả lời vì đáp án chỉ có khi 3 câu hỏi sau được giải đáp. Thứ nhất, bao giờ khoa học công nghệ Trung Quốc phát triển bằng Mỹ khi hiện tại Bắc Kinh vẫn phải mua hoặc ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ. Thứ hai, bao giờ cuộc thương chiến kết thúc khi hai bên còn nhiều điểm chưa thống nhất. Cuối cùng, khi nào ông Tập củng cố được quyền lực tuyệt đối khi vẫn còn nhiều kẻ thù từ chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” những năm gần đây.
Ngoài 3 lý do mà Yuwen chỉ ra, có thể thấy rằng, sự bất khuất và khát vọng tự chủ của người Đài Loan là một yếu tố làm Bắc Kinh phải cân nhắc trước khi nghĩ tới biện pháp mạnh để thống nhất. Bên cạnh đó, cuộc biểu tình chưa có hồi kết của người Hồng Kông thời gian qua, hay câu chuyện về Tây Tạng và Tân Cương cho thấy, nếu dùng vũ lực thì Bắc Kinh chỉ “cướp” được “phần xác” của một cộng đồng, còn “phần tinh thần” thì họ sẽ không bao giờ có được trừ khi họ từ bỏ hành vi “côn đồ” của mình.
Vậy nên, chiếc “thòng lọng một nhà nước, hai chế độ” mà Bắc Kinh muốn khoác lên cổ người Đài Loan sẽ rất khó làm được, và điều này cuối cùng chỉ là giấc mộng của “chế độ côn đồ” mà thôi.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30887-lieu-giac-mo-thong-nhat-dai-loan-cua-bac-kinh-co-thanh-hien-thuc.html
TQ muốn đàm phán thêm trước khi ký thỏa thuận thương mại với Mỹ
Trung Quốc có thể cử một phái đoàn do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu tham gia đàm phán để hoàn tất một thỏa thuận bằng văn bản, có khả năng được hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ ký vào tháng tới.
Hàng hóa từ Trung Quốc và các nước châu Á khác chờ bốc dỡ tại Cảng Los Angeles, bang California, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng Bloomberg ngày 14/10 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc muốn tiến hành thêm các cuộc đàm phán ngay cuối tháng 10 này để đưa ra chi tiết về thỏa thuận giai đoạn 1 do Tổng thống Mỹ Donald Trump phác thảo trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý ký văn bản này.
Theo Bloomberg, Bắc Kinh có thể cử một phái đoàn do Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dẫn đầu tham gia đàm phán để hoàn tất một thỏa thuận bằng văn bản, có khả năng được hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ ký tại Hội nghị thượng đỉnh hợp tác châu Á-Thái Bình Dương vào tháng tới ở Chile.
Nguồn tin trên cho hay, Trung Quốc muốn ông Trump cũng loại bỏ việc tăng thuế dự kiến vào tháng 12 bên cạnh kế hoạch tăng thuế dự kiến trong tuần này.
Tin mới
•           Sáng kiến Vành đai Con đường: Khi TQ vẫn cần Mỹ – 15/10/2019 09:00
Các tin khác
•           Bloomberg: Không nên tin tưởng tập đoàn đường sắt lớn nhất TQ sản xuất tàu điện ngầm, họ sắp ‘thống trị’ toàn bộ ngành đóng tàu của thế giới! – 11/10/2019 02:30
•           South China Morning Post: Philippines mời Nga khai thác tài nguyên biển Đông – 10/10/2019 09:30
•           Thủ đô Séc cắt đứt “tình chị em” với Bắc Kinh vì Đài Loan, TQ giận dữ: Lật lọng! – 10/10/2019 04:30
•           Thấy gì qua lễ diễu binh Quốc khánh TQ? – 01/10/2019 06:30
•           EU bắt tay với láng giềng TQ xây dựng thỏa thuận toàn cầu: Xuất hiện “kỳ phùng địch thủ” của Vành đai và con đường – 01/10/2019 05:30
http://biendong.net/doc-bao-viet/30892-tq-muon-dam-phan-them-truoc-khi-ky-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my.html

Trung Quốc : Máy bay C919, sản phẩm của tin tặc

Tú Anh
Tin tặc và các cơ quan tình báo Trung Quốc phối hợp đánh cắp phát minh của Boeing và Airbus để chế tạo chiếc máy bay dân dụng C919 cạnh tranh với tây phương. Trang mạng thông tin nhạy cảm CSO tóm lược kết quả điều tra của chuyên gia chống tin tặc thuộc cơ quan CrowdStrike.
C919, chiếc máy bay dân dụng hai động cơ của Trung Quốc được giới thiệu lần đầu vào năm 2017 sau nhiều năm chậm trễ do có nhiều vấn đề công nghệ không giải quyết được. Theo các nhà điều tra Mỹ, các khó khăn của C919 được khắc phục nhờ vào thông tin và dữ liệu của Boeing và Airbus.
Từ 2010 đến 2015, trong khi theo dõi, CrowdStrike phát hiện một nhóm tin tặc ở Thượng Hải mà họ đặt tên là « Turbine Panda » chuyên tấn công vào các công ty cung cấp linh kiện cho C919. Các hoạt động mờ ám này bắt đầu từ 2004. Bản báo cáo mới của CrowdStrike với nhiều phát hiện mới, cáo buộc đích danh nhân sự và cơ quan nghiên cứu thuộc nhà nước Trung Quốc.
Cách nay một năm, bộ Tư Pháp Mỹ đã công bố danh sách một nhóm sĩ quan tình báo Trung Quốc liên can thuộc « nhóm Sakula » vừa nghiên cứu thông minh nhân tạo vừa đánh cắp phát minh. Một trong số kỹ sư tin tặc của Sakula, Yu Pinggan, bị FBI bắt giam vào năm 2017 khi đến Mỹ tham dự một cuộc hội thảo.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191015-trung-quoc-may-bay-c919-san-pham-tin-tac

Vì sao người TQ ngày càng trở nên thiếu văn minh?

Từ một câu chuyện hành xử thiếu văn minh nơi công cộng, người dân Trung Quốc đã bàn luận sôi nổi về những hành vi đáng xấu hổ của dân tộc mình, từ đó kêu gọi phục hồi đạo đức đang xuống dốc tại mảnh đất 5000 năm văn hiến.
Cách đây không lâu, một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của bản thân, trong một lần đi máy bay, anh đã gặp một người dẫn chương trình nổi tiếng. Người nổi tiếng này ngay khi vào chỗ ngồi của mình liền thuận thế gác chân lên tường cabin máy bay, thậm chí còn cà qua cà lại. Lúc đó nhiều người trong máy bay đã nhìn anh ta, hành vi như vậy được tác giả Sát Phương viết trên kênh Khán Trung Quốc là “biểu hiện của không có tố chất” (từ “tố” có nghĩa là trắng nõn, “tố chất” là người có phẩm hạnh cao sang, thanh khiết, chứ không phải là “yếu tố cơ bản của con người” như trong tiếng Việt).
Sau khi hình ảnh của mình bị bàn tán quá nhiều, anh chàng nổi tiếng kia liền xin lỗi về hành động của mình. Anh giải thích rằng lúc đó bị những cơn giãn tĩnh mạch ở chân nên anh cần phải đặt chân lên cao để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Anh nghĩ rằng mình đang ngồi ở hàng đầu, không có ai phía trước hoặc ở bên cạnh, và bản thân cũng đã thay dép sạch rồi nên không làm bẩn bức tường. Lời xin lỗi cũng được cư dân mạng chấp nhận, nhưng các bình luận tiếp tục quay sang chủ đề về đạo đức nơi công cộng của người Trung Quốc ngày nay.
Những người lớn không chịu lớn
Câu chuyện mở rộng sang các hành vi khác nữa, như một số người thích vứt rác ở bất kỳ đâu mà họ thích. Hay như vụ việc cách đây không lâu ở cửa hàng nội thất IKEA Tây Hồng Môn, do thời tiết nóng bất thường, nhiều người dân đã lũ lượt kéo vào đây, nằm ngồi trên hàng mẫu trưng bày, người thì trợn mắt ngoác mồm, người lại ngả ngốn lướt internet. Quá đáng hơn nữa, có cha mẹ để con cái mông trần lăn lộn trên giường ngủ trắng sạch vốn là hàng mẫu, thậm chí một vài đứa trẻ biến giường thành tấm bạt lò xo để chơi đùa.
Có người nói, “ban đầu tôi đến IKEA để mua đồ nội thất. Tôi thấy một cô lớn tuổi mặc đồ ngủ nằm trên ghế sofa, nên tôi nhất thời tưởng mình nhầm lẫn đã đi nhầm vào phòng khách nhà cô ấy”. Còn có cặp
đôi kia nằm dài trên ghế, tình tứ ôm nhau như chốn không người. Tác giả Sát Phương đã nhận định rằng những việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến người khác ở nơi công cộng mà đây còn là thể hiện của việc thiếu hụt tu dưỡng đạo đức cơ bản nhất.
Lâm Ngữ Đường từng nói: “Một số người Trung Quốc chỉ biết gia đình mình, họ không biết xã hội mình. Không có ý thức công cộng, càng không được dạy dưỡng về ý thức công cộng”.
Tác giả Sát Phương cho rằng, những cảnh sau đây giờ đã không hề hiếm trong xã hội Trung Quốc: Bật nhạc thật to khi đang đi trên tàu điện ngầm cùng biết bao nhiêu người, để chuông điện thoại hoặc thậm chí nói chuyện trong khi đang xem phim trong rạp, trẻ em la hét đạp thình thịch vào ghế đằng trước khi đi máy bay mà người lớn không dạy bảo hoặc xin lỗi người bị làm phiền…
Tác giả bài viết trên Khán Trung Quốc đã phải cảm thán:
Quá nhiều người Trung Quốc đại lục, vì lợi ích của chính họ, từ lâu đã mất đi tố chất cần thiết cùng sự hàm dưỡng. Càng đáng sợ hơn, là họ cũng không nhận ra hành vi của mình là sai. Họ giữ tâm lý của những đứa trẻ lớn, tự lấy mình làm trung tâm, coi sự thô lỗ như dũng cảm, nhổ nước bọt như vinh quang.
Trên một chuyến tàu điện ngầm An Huy, Hợp Phì, có một vị đại gia một mình chiếm 4 chỗ ngồi. Trước bao người, ông này cởi giày và nằm xuống ghế, bất kể bên cạnh có một cô gái trẻ. Một thanh niên nhìn thấy, không trực tiếp lên án nhưng lịch sự bước tới hỏi: “Bác khó chịu trong người ạ? Khó chịu thì đi gặp bác sĩ, đừng nằm ở đây…”
Ông chú kia lập tức ngồi bật dậy, nhanh chóng hét lên. Tất cả các loại từ chửi thề được văng ra với cậu thanh niên tội nghiệp. Sau đó, dường như vẫn chưa đủ, ông ta bắt đầu thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Chàng trai trẻ không đánh trả cho đến khi các hành khách khác tách hai người ra.
Có một cô kia ở Thượng Hải. Trong xe điện ngầm vài năm trước, không chỉ ngồi gặm chân gà trong xe mà nhổ cả xương ra sàn tàu. Khi bị nói, cô này không những không nhận lỗi, mà thái độ còn vô cùng kiêu ngạo. Và cô ấy là một giáo viên dạy đàn violin tại một tổ chức giáo dục. Trong hai năm qua, người ta đã ghi nhận được nhiều lần cô này ăn đồ ăn trên tàu điện ngầm và vứt đồ bừa bãi. Sự nổi tiếng của cô thậm chí còn sinh ra vô số người, như “Anh trai tôm hùm” của Bắc Kinh.
“Da mặt của những người này thực sự rất dày. Không gian công cộng cũng vì họ mà thêm phần ô yên chướng khí, bọn họ bất chấp mọi thứ và tinh thần tự tôn của họ là không thể chấp nhận được”, tác giả Sát Phương cho biết, kèm theo lời lý giải:
“Rốt cuộc, những người thiếu đạo đức công cộng không có gì hơn là: Thứ nhất là vô minh. Thứ hai, thiếu giáo dục. Nói tóm lại, họ không thể tự đặt mình vào vị trí của người khác. Nếu ta có thể đồng cảm, để nghĩ cho người khác, thì sẽ không cư xử như vậy”.
Mọi sự giáo dục đều phải bắt nguồn từ việc này…
Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Dư Thu Vũ đã từng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình. Có dịp, anh sang Đức trải nghiệm cuộc sống và chuẩn bị thuê nhà. Khi anh muốn ký hợp đồng thuê nhà dài hạn ngay, ông chủ nhà đã nói: “Bạn chưa sống thử, không biết tốt hay xấu, vì vậy trước tiên hãy ký hợp đồng ngắn hạn để có trải nghiệm một chút, sau đó hãy quyết định có nên sống lâu ở đây hay không”.
Vì vậy, nhà văn sống trong nhà 5 ngày và cảm thấy rất hài lòng. Ông nhấc điện thoại và thảo luận về việc thuê nhà dài hạn với ông già.
Bất ngờ, anh vô tình làm rơi kính xuống đất và tấm kính vỡ tan. Nhà văn đã nhanh chóng nói: “Xin lỗi, tôi đã làm vỡ kính”.
Ông già nói với lòng bao dung: “Không thành vấn đề, bạn không cố tình. Tôi sẽ lấy thêm một cái nữa”. Sau khi nhà văn cúp điện thoại, anh quét dọn kính vỡ và loại rác khác cho vào túi rác và đặt bên ngoài nhà.
Một lúc sau, ông lão đi đến và nhìn thấy túi rác đầy những mảnh thủy tinh vỡ bên trong. Thật bất ngờ, ông lập tức nói với nhà văn: “Anh có thể chuyển đi vào ngày mai, tôi sẽ không cho anh thuê nhà nữa”.
Nhà văn rất ngạc nhiên hỏi: “Tôi làm vỡ kính và làm ông không vui?”
Ông già lắc đầu: “Không phải, là bởi vì anh không biết nghĩ đến người khác”.
Sau đó, ông lão phân loại lại rác và bỏ các mảnh thủy tinh vào một chiếc túi riêng, ghi một dòng chữ bên ngoài túi: “Có thủy tinh bên trong, nguy hiểm!”.
Ông lão dùng hành động của mình để nói với nhà văn Dư rằng: “Người sống trên đời, không thể chỉ nghĩ tới bảo hộ mình. Biết dùng lòng tốt mà nghĩ đến người khác, chính là một người được dạy dỗ tốt nhất”.
Carnegie đã viết trong Nhược điểm của nhân tính rằng:
Người chỉ nghĩ cho bản thân mình là không thể cứu được. Cho dù anh ta có được trải qua loại giáo dục như thế nào, anh ta vẫn là không được dạy làm người.
Tác giả Sát Phương đã kết lại một câu như khẩn cầu người Trung Quốc, “tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể có ý thức không gây rắc rối cho người khác, và dùng lòng tốt suy nghĩ cho người khác”.
Từ những câu chuyện của người Trung Quốc đại lục và nỗi buồn tủi của họ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng trong xã hội Việt ngày nay. Những người lớn chưa trưởng thành vẫn đang hàng ngày hành động tùy tiện ở mọi nơi, từ chỗ xếp hàng trong siêu thị, rạp chiếu phim, bệnh viện, nhà hàng cho tới trên đường phố, cơ quan hành chính, công sở…
Những nỗi buồn và hổ thẹn giống nhau, thì cũng cần những lời kêu gọi giống nhau. Tôi muốn kể lại câu chuyện này để lời cầu khẩn được lan tỏa hơn nữa, bởi chúng ta, những người Việt, cũng cần đốc thúc nhau làm người tử tế.
Bạn đang đọc bài viết: “Vì sao người Trung Quốc ngày càng trở nên thiếu văn minh?” tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30889-vi-sao-nguoi-tq-ngay-cang-tro-nen-thieu-van-minh.html


Quân đội Campuchia đối phó âm mưu lật đổ chính phủ

Lực lượng vũ trang Campuchia chuẩn bị đối phó âm mưu lật đổ chính phủ khi cựu lãnh đạo đối lập Sam Rainsy sắp về nước.
Tờ Khmer Times ngày 15.10 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh vừa chỉ đạo Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia ngăn chặn kế hoạch lật đổ chính phủ của cựu lãnh đạo đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) Sam Rainsy.
Tướng Tea Banh đưa ra chỉ thị trước chỉ huy Quân cảnh quốc gia Sao Sokha, tư lệnh lục quân Hun Manet và các quan chức cấp cao quân đội trong cuộc diễu hành kỷ niệm thành lập lữ đoàn 70 bộ binh vào ngày 14.10.
Ông Rainsy sống lưu vong mới đây thông báo kế hoạch về nước vào ngày 9.11 và kêu gọi người dân vận động và tham gia chiến dịch của ông, bị chính phủ cho là âm mưu lật đổ.
Bộ trưởng Tea Banh cho rằng âm mưu của ông Rainsy được một số người nước ngoài ủng hộ nhằm gây bất ổn trong nước.
“Chúng tôi cho rằng họ đã vượt lằn ranh đỏ, là do ông Sam Rainsy và người của ông ta. Chúng ta phải thực thi luật đối với những người đó. Chúng ta không có lựa chọn nào mà phải ngăn chặn lật đổ và triệt phá những hành động nhằm gây xáo trộn an ninh và hòa bình mà chúng ta chiến đấu mới giành được”, ông Banh phát biểu.
Ông nhấn mạnh rằng lực lượng vũ và chính phủ biết rõ rằng ông Rainsy không phải muốn cứu quốc mà âm mưu lật đổ chính phủ.
“Sam Rainsy đang đến để bắt Thủ tướng Hun Sen trong lúc chúng ta đang hưởng thụ hòa bình trong nước”, Bộ trưởng Banh nói và cho biết những ai ủng hộ kế hoạch của ông Rainsy sẽ bị bắt.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30883-quan-doi-campuchia-doi-pho-am-muu-lat-do-chinh-phu.html

Pakistan không còn mặn mà với TQ trong hợp tác kinh tế?

Trái với thái độ hồ hởi ban đầu, Pakistan đang có dấu hiệu bi quan về hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Dự án hành lang kinh tế CPEC đang gặp khó khăn.
Một thuở chào đón và tung hô
Kể từ khi công bố đại dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá nhiều tỷ USD, các quan chức Pakistan đã rất phấn chấn về thành công tiềm năng của dự án. Truyền thông chính thống của Pakistan ngày đêm cập nhật tin bài về CPEC. Doanh nhân, nhà báo, và du khách từ khắp nơi trên đất nước Pakistan bắt đầu viếng thăm Gwadar, một thành phố cảng ở tỉnh Balochistan (tây nam Pakistan) – trung tâm của dự án CPEC.
CPEC được công bố vào năm 2015 trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Nawaz Sharif. Chính phủ ông Sharif rất tự hào về đại dự án này, cho tới khi ông Sharif bị mất chức vào giữa năm 2017.
Trong những ngày tháng cuối cùng ông Sharif còn làm thủ tướng, dự án CPEC là số một. Nếu một nhà báo hoặc tờ báo nào mà xuất bản nội dung nào đó phê phán CPEC thì họ sẽ bị gán tội chống phát triển và thậm chí có thể là kẻ phản bội. Báo chí và các kênh truyền hình Pakistan đã đề cao các khía cạnh tích cực của CPEC đến mức độ khủng khiếp.
Trong nhiều năm, sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề Pakistan tăng lên mạnh mẽ. Về phía Pakistan, một số người trong giới doanh nghiệp vẫn lo lắng về sự đầu tư của Trung Quốc trong khi số khác thì lưỡng lự trước việc Islamabad trượt quá sâu vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Về phía Trung Quốc , họ cũng có một số dè dặt về Pakistan, đặc biệt là liên quan đến nguy cơ tham nhũng trong các dự án CPEC. Thời kỳ còn chính quyền của ông Sharif, Islamabad có thái độ nhượng bộ với Bắc Kinh trong vấn đề CPEC.
Shezad Baloch, một nhà báo làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Mỹ, cho rằng Pakistan đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. “Đất nước này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trong khu vực và chấp nhận bất cứ thứ gì mà họ đưa ra để đền đáp… Đó là lý do chúng ta thấy rằng không có thảo luận nào về CPEC cả”.
Trong quá khứ, Shezad tiếc rằng không có đưa tin độc lập về các dự án CPEC và về Gwadar. Ông nói: “Trong các năm gần đây, các nhà báo được phép tới thăm Gwadar đều là người của các cơ quan truyền thông nhà nước thuộc Trung Quốc hoặc Pakistan. Đây là cách mà Trung Quốc xử lý vấn đề truyền thông”.
Pakistan thời kỳ Thủ tướng mới Imran Khan
Không như người tiền nhiệm Sharif, đương kim Thủ tướng Pakistan Imran Khan và chính phủ của ông có vẻ ít bận tâm tới các dự án CPEC hoặc cũng có thể phía Trung Quốc đã cảnh báo họ đáng kể về tình trạng tham nhũng quanh các dự án này. Kể từ khi ông Khan nhậm chức, bàn tán về CPEC cũng như việc thảo luận về Trung Quốc đã giảm cường độ. Có vẻ như các nhà hoạch định chính sách của Pakistan đang tập trung vào cải thiện quan hệ với Mỹ.
Các nhà phân tích độc lập có quan điểm rằng Pakistan không thể vì Trung Quốc mà làm phật lòng Mỹ được. Với việc Pakistan ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ đã xích lại gần nhau hơn. Cả Mỹ và Trung Quốc đều quan trọng đối với Pakistan, và Islamabad cần tìm cách cân bằng cả hai. Ấn Độ có lẽ muốn Pakistan sẽ bị chia rẽ giữa 2 đối tác này.
Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Pakistan nhưng lại ít chú ý đến các mối quan ngại an ninh hơn hẳn các nhà đầu tư phương Tây. Hơn nữa, sức khỏe kinh tế tổng thể của Pakistan có vẻ chỉ là ưu tiên ở mức độ thấp đối với Trung Quốc.
Một số nhà phân tích nói rằng Pakistan đã cố gắng mở rộng cơ sở đầu tư của mình và tránh đặt tất cả trứng của mình vào chiếc giỏ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nhà phê bình lại nhìn nhận vấn đề này theo cách khác. Theo họ, các cáo buộc về nạn tham nhũng đã khiến các quan chức Trung Quốc khó chịu và chính phía Trung Quốc là bên chủ động giảm tốc độ của các dự án CPEC. Phía Trung Quốc cũng theo dõi gắt gao các hạn chế mà Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF) áp lên Pakistan liên quan đến Hành lang kinh tế CPEC. IMF lớn tiếng cảnh báo rằng Pakistan không thể thanh toán các khoản nợ CPEC bằng các khoản cho vay của IMF.
Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan đã bị giảm xung lực
Michael Kugelman, phó giám đốc chương trình châu Á kiêm học giả cao cấp về Nam Á tại Trung tâm Wilson, không nghĩ rằng CPEC đã bị gác lại. Nhưng ông này có nói thêm rằng hàng lang này chắc chắn đã đánh mất xung lực.
Phát biểu với The Diplomat, Kugelman cho biết: “Mọi thứ hiện giờ không còn công khai nhiều như trước. Chúng ta không còn nghe thấy nhiều thông báo về các dự án mới và các dự án được hoàn thành”.
Theo Kugelman, có một yếu tố quan trọng ở đây là Islamabad đang ngày càng do dự trong việc tiếp nhận các dự án có rủi ro mắc nợ nặng. Pakistan đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài liên quan đến việc cân đối các khoản thanh toán, và nước này không thể chịu thêm các khoản nợ vào ngay lúc này.
Kugelman cho rằng Pakistan cần tập trung vào kế hoạch thắt lưng buộc bụng như gói giải cứu mới nhất của IMF đang được triển khai.
Kugelman nhấn mạnh thêm rằng nói thế không có nghĩa là đánh giá thấp cam kết của Islamabad tiếp tục theo đuổi CPEC. Ông lập luận: “Dù sao Trung Quốc vẫn là một đồng minh quan trọng, và các dự án này ít nhất có tiềm năng mang lại các kết quả tích cực như cung cấp thêm việc làm, cơ sở hạ tầng tốt hơn, và thêm an ninh năng lượng. Đây vẫn là một cơ hội lớn mà Pakistan sẽ không muốn bỏ phí. Điều thay đổi vào lúc này là Islamabad có vẻ muốn tận dụng cơ hội này theo một cách thức thận trọng và chậm rãi hơn so với trước đây”.
Trên thực tế, một số dự án trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan đã tạm ngừng lại.
Có nhiều lý do giải thích tình trạng treo các dự án trong CPEC, trong đó có tình trạng thiếu hụt tài chính mà chính phủ Pakistan đang đối mặt và việc bên chính quyền lo sợ sự kiểm tra từ phía Cục Kiểm toán Quốc gia của Pakistan.
Trong khi đó phía Trung Quốc cũng theo dõi sát sao tình hình ở Pakistan. Các mối quan ngại của họ đã trở nên phức tạp hơn. Trong quá khứ, Trung Quốc sẽ công bố các khoản hoàn nợ trước khi một dự án CPEC khởi động. Ngày nay, Bắc Kinh có vẻ muốn đợi chờ dự án bắt đầu đã rồi mới tung vốn ra.
http://biendong.net/bien-dong/30897-pakistan-khong-con-man-ma-voi-tq-trong-hop-tac-kinh-te.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.