Bản-tin-ngày-15-10-2019
Ông Đức Đạm thay bà Kim Tiến ở Ban cán sự Đảng Bộ Y tế
Sáng 14/10/2019, nhận quyết định của Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, VnExpress đưa tin. Ông Đam trở thành người phụ trách và điều hành công việc chung của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với Bộ này theo quy định của đảng CSVN. Điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thôi chức vụ Đảng ở Bộ Y tế, theo báo Dân Việt.
Để lý giải diễn biến này, các báo “lề đảng” dẫn ra chi tiết: Vào tháng 7/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được Bộ Chính trị bổ nhiệm kiêm chức Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Vẫn chưa rõ có đúng bà Tiến “được” cho nghỉ lãnh đạo Bộ Y tế để tập trung chăm lo các lãnh đạo ở trung ương hay không, hay còn có tin dữ gì liên quan tới người có em chồng và con trai liên dính vụ VN Pharma nhập thuốc ung thư giả.
Mời đọc thêm: Bộ Chính trị phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế (NLĐ). – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm bí thư Ban cán sự đảng Bộ Y tế (PLTP). – Rất tai hại nếu để người tham nhũng làm bí thư, bộ trưởng (TP). – Ông Vũ Đức Đam kiêm công việc ở Bộ Y Tế (BBC).
Thêm tin về vụ “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Lãnh đạo Bình Dương nói gì về phản ứng của ‘hiệp sĩ’ Nguyễn Thanh Hải? “Quy chế hoạt động do UBND tỉnh ban hành năm 2013 bây giờ không còn phù hợp với tôi nữa. Quy chế này yêu cầu ‘hiệp sĩ’ truy đuổi đối tượng ra khỏi địa bàn phải báo cáo ngay. Thử hỏi người dân mất xe, đối tượng chạy về TP HCM, tôi dí theo 100km/h thì sao tôi báo công an. Mà báo công an phường họ có ra liền không?”
Báo Thanh Niên có clip: Tâm sự của “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải khi rời CLB phòng chống tội phạm?
Ngay cả với hoạt động tội phạm mà lãnh đạo địa phương còn không theo kịp, nói gì tới chuyện đuổi theo các nước láng giềng hay qua mặt cường quốc nào đó, chỉ là nói xạo với dân.
Clip của báo Thanh Niên: Nguyên trưởng công an ở Bình Dương mong “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải trở lại.
Mời đọc thêm: ‘Hiệp sĩ’ Nguyễn Thanh Hải: Bị phê bình vì săn bắt tội phạm sai địa bàn (VN Daily). – ‘Hiệp sĩ’ Nguyễn Thanh Hải xin nghỉ: Hành lang pháp lý nào cho ‘hiệp sĩ đường phố’? (TN). – Chưa ra quyết định cho hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải thôi hoạt động (LĐ). – Đồng ý cho “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải thôi bắt cướp (BVPL).
Xét xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: : Triệu Tài Vinh lọt lưới?
Sáng 14/10/2019, TAND tỉnh Hà Giang đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Cũng như lần trước, rất nhiều người được triệu tập lại “vắng mặt”. Cụ thể, “tòa triệu tập 187 người, tuy nhiên chỉ có 86 người có mặt; vắng mặt 101 người, trong đó có 19 trường hợp có đơn xin vắng mặt”.
Những người này đang nhạo báng công lý, coi luật pháp ở xứ ta không ra gì. Thế nhưng lần này HĐXX lại đứng về phía những kẻ coi thường pháp luật, cho rằng sự vắng mặt của chừng ấy người “không ảnh hưởng đến phiên tòa” nên tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, cựu trưởng Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, và bị cáo Vũ Trọng Lương, cấp phó của Hoài.
Báo Người Lao Động có bài: Con gái ông Triệu Tài Vinh được “ưu tiên” xếp đầu danh sách nhờ nâng điểm. Trước tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai nhận, đã 3 lần chuyển cho Lương danh sách các thí sinh cần nâng điểm, với tổng số 93 thí sinh. Về nội dung trao đổi với bị cáo Triệu Thị Chính, cựu PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang, bị cáo Hoài nói rằng đã đưa cho Chính một danh sách: “Đây là con em của lãnh đạo và đồng nghiệp, anh xem xét nâng điểm môn văn cho những thí sinh này”.
Bị cáo Hoài khai: “Thí sinh thứ nhất là Triệu Ngọc Mai (con gái ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương), tôi nhớ rõ, thống nhất điểm là 8, thí sinh thứ 2 không nhớ tên, thứ 3 là con trai của anh Khuông (Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, bị cáo trong vụ án)”.
VTC Now có clip: Ông Triệu Tài Vinh bị người nhà “gài” vụ gian lận thi cử?
Báo Một Thế Giới có bài: Tiết lộ danh tính ‘Lão Phật gia’ trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Vụ Công an tỉnh Hà Giang thu một mẩu giấy ghi chữ “Lão Phật gia” kèm số báo danh của một thí sinh, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai, “Lão Phật gia” chính là bà Tống Thị Bê, cựu Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Giang, đã nghỉ hưu từ năm 2012.
Mẩu giấy này có từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, do “Lão Phật gia” nhờ xem điểm. Bị cáo Hoài còn khẳng định, “không hề nhận tiền và cũng không được hứa hẹn, không bị ép buộc khi thực hiện việc nâng điểm thi cho các thí sinh”.
Trong phiên làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/10/2019, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận định, chuyện kiểm điểm vụ gian lận thi cử ở Hà Giang chưa “tâm phục, khẩu phục”, VOV đưa tin. Ông Phúc thừa nhận, “sau khi công bố kết quả kiểm điểm cán bộ đảng viên có con được nâng điểm ở Hà Giang thì dư luận không đồng tình vì cho rằng xử lý chưa đúng đối tượng”.
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Có việc “né” trách nhiệm trong xử lý gian lận thi THPT ở Hà Giang? Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu: “Trong trả lời kiến nghị cử tri, Bộ GD-ĐT đã không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào? Bước đầu, tỉnh Hòa Bình, Sơn La đã xử lý nghiêm khắc với cán bộ, đảng viên vi phạm trong vụ gian lận điểm thi THPT và Bộ GD-ĐT phải là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung”.
Bà Hải nói thêm: “Việc chấm thi tốt nghiệp THPT có sử dụng phần mềm này đã diễn ra từ năm 2016, vậy những kỳ thi trước đã từng xảy ra sai sót nào hay chưa?” Có hay không việc dung túng nhiều thế hệ “hạt giống đỏ” để họ rộng đường vào bộ máy nhà nước, thì chính các lãnh đạo đảng rõ nhất, nhưng chuyện lôi hết các thế hệ đó ra để truy cứu trách nhiệm, dường như không khả thi đối với luật pháp của đảng đặt ra hiện nay.
Báo Pháp Luật TP HCM có đồ họa: Điểm nổi bật trong 2 vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang, Sơn La.
Mời đọc thêm: Hà Giang mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ gian lận thi THPT quốc gia 2018, nhiều lãnh đạo vắng mặt (TQ). – Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang nhờ nâng điểm thi cho thí sinh (Zing). – Xét xử gian lận điểm thi Hà Giang: Phó Chủ tịch tỉnh nhờ nâng điểm cho con? (GT). – Con gái ông Triệu Tài Vinh đứng đầu danh sách nhờ nâng điểm (PLTP). – Con của nguyên Bí thư Triệu Tài Vinh được nhờ nâng điểm như thế nào? (VNN). – Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Tiết lộ danh tính của ‘Lão phật gia’ bí ẩn (ĐSVN). – Hơn 20/40 người có con, em được nâng điểm, làm trong ngành giáo dục (Viet Times).
– Gian lận thi cử: Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về quy trình (PLTP). – Cử tri không đồng tình việc xử lý cán bộ liên quan gian lận thi ở Hà Giang (TP). – Gian lận thi cử: Trả lời của Bộ GD-ĐT không nêu được cá nhân vi phạm (MTG). – ‘Tỉnh ủy Hà Giang kỷ luật vụ tiêu cực điểm thi không đúng đối tượng’ (VNN). – Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Đã biết tên thật của “Lão phật gia”! (LĐ). – Xét xử gian lận thi cử tại Hà Giang: ‘Lão phật gia’ là ai? (TT). – Xét xử gian lận thi cử Hà Giang: Công khai danh tính “Lão Phật gia“ (VOV). – Xét xử gian lận thi cử: Phó Chủ tịch tỉnh Hà Giang nhờ nâng điểm thi cho thí sinh (VTC).
– Xét xử gian lận thi cử tại Hà Giang: ‘Cái giá bị cáo phải trả là quá đắt’ (TT). – 101 nhân chứng vắng mặt, tòa tiếp tục xét xử gian lận thi tại Hà Giang (GDVN). – Vắng 101 người, toà xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang vẫn tiếp tục (NLĐ). – Xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: Bị cáo Vũ Trọng Lương khai gì trước tòa? (NLĐ). – Vũ Trọng Lương: ‘Bị cáo tự nguyện nâng điểm thi’ (TT). – Hai người giữ chìa khóa độc lập, nhưng bị cáo Lương vẫn tiếp cận được bài thi (GDVN).
– Con gái ông Triệu Tài Vinh được “ưu tiên” xếp đầu danh sách nhờ nâng điểm (NLĐ). – Vụ gian lận điểm thi: Ngụy biện kiểu ‘nâng điểm trong sáng’ (PLTP). – Vợ ông Triệu Tài Vinh vắng mặt tại phiên tòa xử vụ gian lận thi cử ở Hà Giang (GDVN). – Kiểm điểm vụ gian lận thi cử ở Hà Giang chưa “tâm phục, khẩu phục” (VOV). – Xử lý vụ gian lận thi cử ở Hà Giang chưa thuyết phục khiến dân phản ứng (VnEconomy). – Cử tri không đồng tình việc xử lý gian lận thi cử ở Hà Giang (VNE). – Gian lận thi cử: Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về quy trình (PLTP). – Bộ Giáo dục không trả lời rõ có cá nhân nào vi phạm trong vụ gian lận thi cử (GDVN).
Tin giáo dục
Sự việc trong mắt người nước ngoài: Nên cân nhắc việc gắn camera trong lớp, theo báo Tuổi Trẻ. Phụ huynh người New Zealand tên Rob Lock nhận định: “Với tư cách là cha của hai đứa nhỏ, tôi rất quan tâm đến sự an toàn của chúng. Tôi tin rằng sự hiện diện của camera giám sát sẽ giảm thiểu đáng kể vấn đề bạo lực. Nhưng nếu những camera theo dõi này được lắp đặt thì nhà trường phải làm điều đó thay vì phụ huynh”.
Mời đọc thêm: Bộ GD&ĐT nói về việc trường ép phụ huynh mua điều hòa — Vì sao 4 cô giáo Quảng Ninh bị yêu cầu kỷ luật khi du lịch nước ngoài? (Zing). – Thầy cô ở Thủ đô ước ao một kỳ thi tuyển viên chức công bằng, minh bạch (GDVN). – “Giáo dục giáo viên” trước yêu cầu đổi mới giáo dục (GDTĐ).
– Ninh Bình: Tổ chức đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng GD trường trung học (GDTĐ). – Cử tri phản ánh bức xúc về vụ học sinh trường Gateway tử vong đến Quốc hội (GDVN). – Tổng hợp kiến nghị về vụ việc của Trường Gateway, Đồ Rê Mí gửi Quốc hội (VietTimes). – VIDEO: Lương 1,3 triệu đồng, giáo viên Hà Nội vất vả mưu sinh (GDVN).
Mã Pì Lèng
Nhà hàng, nhà nghỉ Panorama trên đèo Mã Pí Lèng bị đình chỉ kinh doanh, báo Người Lao Động đưa tin. Ngày 14/10/2019, Văn phòng UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xác nhận, các ban ngành của huyện này đã trực tiếp xuống công trình nhà hàng, nhà nghỉ Panorama cao 7 tầng, xây dựng trái phép trên đèo Mã Pí Lèng, yêu cầu chủ đầu tư dừng các hoạt động kinh doanh. Lãnh đạo huyện này cũng đã làm việc với bà Vũ Thị Ánh, chủ nhân công trình Panorama, yêu cầu bà Ánh nghiêm túc chấp hành.
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Hà Giang đã thống nhất kiến nghị UBND tỉnh này, yêu cầu huyện Mèo Vạc “cải tạo, chỉnh trang một phần công trình (gồm tầng âm và một tầng nổi sát mặt đất) để du khách dừng chân, ngắm cảnh. Toàn bộ tầng giật cấp phía trên của công trình Panorama xây nhô ra phía sông Nho Quế sẽ bị phá dỡ”.
Mời đọc thêm: Tạm dừng hoạt động kinh doanh của Mã Pì Lèng Panorama (TT). – Nhà nghỉ sai phép trên đèo Mã Pì Lèng tạm dừng hoạt động (Zing). – Sẽ cải tạo, chỉnh trang Mã Pì Lèng Panorama thành điểm dừng chân ngắm cảnh (LĐ). – Bộ VH-TT-DL: Cải tạo, chỉnh trang Panorama thành điểm dừng chân ngắm cảnh trên đèo Mã Pí Lèng (NLĐ).
– Tổng thống Trump đơn độc với quyết định rút binh sĩ khỏi Đông Bắc Syria (Tin Tức). – Trump bỏ rơi người Kurdistan: Các đồng minh đều lo sợ (RFI). – Người Kurd ở Syria đạt thỏa thuận với chế độ Assad sau khi bị Mỹ bỏ rơi (NV). – Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Kurdistan làm thay đổi “thế cờ” tại Syria (RFI). – Thổ “khuấy tung” Trung Đông: Nước mắt và máu người Kurd sau 5 lần bị bội phản? (TTT). – Tổng thống Trump: Mỹ khôn ngoan khi không tham chiến ở biên giới Thổ – Syria (DT). – Iran công bố ảnh tàu dầu trúng tên lửa (VNE).
– Cử tri đốc thúc xử các vụ tham nhũng nổi cộm (PLTP). – Tỉnh ủy Đắk Lắk: Xác minh thông tin phó phòng hành chính không có bằng cấp 3 (PLTP). – Cả hệ thống chính trị cùng làm dân vận (Zing). – Ớn lạnh: Biến thịt heo nái ôi, nhớt thành thịt ‘bò tươi’ (PLTP). – Đảng cánh hữu Ba Lan thắng lớn, còn người Việt thì sao? (BBC). – Ba kinh tế gia Mỹ nhận Giải Nobel Kinh Tế 2019 do nghiên cứu giảm nghèo (NV). – Dân biểu Patrick Maloney: ‘Bắc Kinh tìm cách bắt nạt Quốc hội’ Mỹ (BBC). – Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam (VietTimes).
https://baotiengdan.com/2019/10/15/ban-tin-ngay-15-10-2019/
0 comments