Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 04/10/2019

Friday, October 4, 2019 7:56:00 PM // ,

Tin Biển Đông – 04/10/2019

Tàu HD 8 của TQ gặm nhấm xuống phía nam

Bãi Tư Chính

Sự kiện nóng trên Biển Đông: Sáng nay, 4/10, tầu khảo sát đại chất HD 8 của Trung Quốc tiếp tục gây rối không chỉ ở khu vực Bãi Tư Chính mà đã nống ra các khu vực lân cận dọc theo bờ biển Nam trung bộ, thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. Cứ đà này, nếu Hà Nội nếu không có biện pháp mạnh, có thể Trung Quốc sẽ “kéo quân” xuống đến Cần Thơ, Cà Mau…
Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, Hà Nội đã tuyên bố phản đối nhóm tàu HD8 tiếp tục mở rộng hoạt động trên EEZ của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Theo cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Hải dương Địa chất 8 (HD8) tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Nhóm tàu HD8 tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”.
Như vậy tàu cướp biển Trung Quốc không những tiếp tục xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam mà còn ngang nhiên mở rộng vùng khảo sát.
Cụ thể vào lúc 6 giờ sáng hôm nay 4/10/2019, tàu HD 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ ba và bắt đầu đi xuống phía nam để thực hiện đường khảo sát thứ tư. Đường khảo sát thứ tư có thể chỉ cách mũi của đảo Hòn Lớn (Vạn ninh, Khánh Hòa) 88 NM, tức là khoảng 160-163 km.
Phía Việt Nam cũng đã có những hành động tự vệ cần thiết. Tàu Khánh Hòa 01015 của Việt Nam đã lập tức di chuyển đến vị trí mới. Tàu này đã đậu ở vị trí đón lõng, chặn đầu tàu HD 8. Gần đó, tàu VPNS Quang Trung của Việt Nam ở vị trí sẵn sàng vào trận.
Không còn bàn cãi gì nhiều về hành động xấu xa của Trung Quốc. Tất cả đã diễn ra ngược lại với những tuyên bố lòe loẹt của Bắc Kinh về hữu hảo, hữu nghị, về tình đồng chí, láng giềng thân thiện.
Đến như phán quyết của Tòa quốc tế mà Bắc Kinh còn ném vào sọt rác, thì mấy chữ láng giềng, hữu nghị kia có ý nghĩa gì?!
Hà Nội hãy tỏ thái độ cứng rắn hơn, tranh thủ lực lượng quốc tế và thông tin đầy đủ cho nhân dân được biết hiện trạng nguy cấp trên Biển Đông,không để cho Trung Quốc làm mưa làm gió, coi Biển Đông là cái ao nhà cảu mình.

TQ đưa giàn khoan nước sâu mới vào Biển Đông

Giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 982 của Trung Quốc xúc tiến hoạt động tại Biển Đông kể từ ngày thứ bảy tuần qua.
Mạng báo South China Morning Post vào ngày 25 tháng 9 dẫn nguồn từ truyền thông Nhà nước Trung Quốc về tin vừa nêu; cũng như theo tài khoản mạng xã hội Trường An Kiếm của Ủy ban Chính Pháp Trung ương Trung Quốc.
Cụ thể, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 được triển khai hoạt động tại vùng nước sâu đến 3.000 mét. Đây là giàn khoan dầu lớn nhất và hiện đại nhất thuộc loại này của Trung Quốc và độ sâu nhất mà giàn có thể khoan là 5.000 mét.
Tin không nói rõ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 được hạ đặt ở tọa độ cụ thể nào.
Bắc Kinh cho tăng cường hoạt động thăm dò tài nguyên kể từ năm 2016 nhằm giảm bớt lệ thuộc vào nguồn cung ứng dầu thô từ nước ngoài.
Trong khi đó từ cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc cho tàu thăm dò đại dương được hộ tống bởi tàu hải cảnh đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính. Có những lúc tàu này chỉ cách bờ biển Việt Nam 155 kilomet.
Hà Nội kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, như thế.
Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu từ phía Việt Nam mà vào ngày 18 tháng 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, cho rằng Bãi Tư Chính thuộc vùng nước quanh quần đảo Trường Sa. Ông Cảnh Sảng còn yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hoạt động dầu khí tại đó.
Giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, Hải Dương Thạch Du 981, được đưa vào hoạt động tại Biển Đông vào năm 2012. Đến giữa năm 2014, giàn khoan này được hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dẫn đến đợt biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại nhiều nơi trên cả nước.

Trung Cộng điều ca nô ra Hoàng Sa

ngăn cản ngư dân Việt trục vớt tàu cá bị chìm

Tin Vietnam.- Báo Tiền Phong ngày 3 tháng 10 năm 2019 loan tin, vào lúc 5 giờ sáng ngày 26 tháng 9, tàu cá mang số hiệu ĐNa 90929 TS có 9 người trên tàu đang ở khu vực phía đông cách đảo Bạch Quy, thuộc quần đảo Hoàng Sa 5 hải lý thì nước tràn vào tàu. Đến gần 10 giờ sáng cùng ngày, 9 ngư dân được tàu cá QNg 95563 TS của Quảng Ngãi cứu vớt đưa lên tàu an toàn.
Trước đó, vào ngày 2 tháng 10, nhà cầm quyền tại Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Trung Cộng hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân Việt Nam trục vớt tàu cá bị chìm. Cũng thời gian này, chủ tàu bị nạn đã thuê 2 tàu cá Quảng Ngãi đến hiện trường để trục vớt tàu và tài sản. Sau khi nhận được đề nghị trên, vào lúc 2 giờ 20 phút ngày 3 tháng 10, phía Trung Cộng đã điều một ca nô ra khu vực chiếc tàu bị nạn. Nhưng không phải để giúp đỡ ngư dân Việt, mà là để ngăn cản hoạt động trục vớt tàu chìm của các ngư dân!
Trước sự việc trên, các lực lượng chức năng Việt Nam như Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Kiểm ngư, Biên phòng biển, Cảnh sát biển không thấy đơn vị nào vào cuộc giúp ngư dân trục vớt tàu bị nạn.
An Nhiên

Bãi Tư Chính: Hà Nội gián tiếp gợi lên

phán quyết PCA khi phản đối Bắc Kinh

Hà Nội vào hôm qua, 03/10/2019, một lần nữa lại lên tiếng phản đối Bắc Kinh cho tàu mở rộng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, đồng thời tái khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Điều được giới quan sát chú ý là một lần nữa, Việt Nam đã viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực (La Haye) bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không nói thẳng mà chỉ gợi lên gián tiếp.
Trong buổi họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tố cáo việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã trở lại hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thậm chí còn mở rộng phạm vi hoạt động, “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác lập phù hợp với các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”.
Ngoài việc yêu cầu Bắc Kinh rút ngay tàu của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng còn nhắc lại quyết tâm của Việt Nam “kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”.
Cũng hôm qua, Việt Nam còn bác bỏ lập luận được phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra hôm 18/09, tố cáo Việt Nam xâm phạm vùng biển Trung Quốc ở Bãi Vạn An, tên Bắc Kinh đặt cho bãi Tư Chính. Theo bà Lê Thị Thu Hằng: “Khu vực mà Trung Quốc gọi là ‘bãi Vạn An’ thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982“.
Đối với phát ngôn viên Việt Nam: “Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào” để đưa ra yêu sách đối với khu vực Bãi Tư Chính vì “Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và thực tiễn xét xử thời gian qua đã khẳng định rõ điều này”.
Nhóm từ “thực tiễn xét xử thời gian qua” chính là để chỉ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016, bác bỏ giá trị pháp lý của các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Đây là lần thứ hai mà Việt Nam viện dẫn – dù gián tiếp – phán quyết La Haye về Biển Đông. Hôm 12/09, trong một tuyên bố phản đối hành vi của tàu Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định quyền thuộc các vùng biển của mình và “điều này đã được các quốc gia tuân thủ, thừa nhận bởi các thực tế xét xử, cũng như sự đồng tình rộng rãi của các luật sư có uy tín quốc tế”.
Tuyên bố hôm qua của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, về việc tàu khảo sát Trung Quốc mở rộng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã chính thức xác nhận thông tin lưu hành trên internet từ mấy ngày qua.
Ngay từ hôm 30/09, trong một tin nhắn Twitter, giáo sư Ryan Martinson thuộc trường Hải Chiến Mỹ, người đã theo dõi sát hoạt động của chiếc tàu khảo sát Trung Quốc trong thời gian gần đây, đã công bố một bản đồ có ghi lại tín hiệu nhận dạng tự động của tàu Trung Quốc.
Tấm bản đồ cho thấy là từ ngày rời Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 27/09 cho đến ngày 30/09, chiếc tàu khảo sát HD 8 đã đi ngược lên phía bắc để thăm dò một khu vực dọc theo bờ biển Việt Nam từ Phan Thiết lên đến gần Quảng Ngãi. Một tin nhắn Twitter từ một tài khoản khác đã ước tính rằng vùng hoạt động của tàu Trung Quốc chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 250 km.

Hồ sơ Philippines trao công hàm

phản đối tàu TQ áp sát bãi Cỏ Mây

Ngoại trưởng Philippines vừa yêu cầu trao công hàm phản đối sự hiện diện của tàu hải cảnh Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin vừa yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này ngay lập tức trao công hàm phản đối ngoại giao cho phía Trung Quốc sau khi quân đội Philippines xác nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa [thuộc chủ quyền của Việt Nam-ND] trên Biển Đông
“Tôi đang ở Moscow. Liệu tôi có phải bay về nước để tự mình trao công hàm phản đối ngoại giao cho phía Trung quốc hay không? Hãy làm điều đó ngay bây giờ!”, ông Teodoro Locsin đăng tải dòng Tweet hôm 2/10.
Ông Locsin, nằm trong số các quan chức tháp tùng Tổng thống Duterte trong chuyến thăm Nga vào tuần này, đã phản ứng trước thông tin đăng tải trên tờ BusinessWorld cho biết, một tàu hải cảnh của Trung Quốc bị phát hiện xuất hiện ở khu vực cách bãi Cỏ Mây từ 4 đến 5 hải lý.
Phát biểu với báo chí, người đứng đầu Lực lượng vũ trang Philippines Noel Clement cho biết: “Sự hiện diện của tàu Trung Quốc, nếu không có yêu cầu được thông qua trước sẽ phải được báo cáo”.
Tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã báo cáo với Hạ viện rằng một tàu hải cảnh Trung Quốc đã chặn ba tàu dân sự Philippines thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho lực lượng BRP Sierra Madre đồn trú ở bãi Cỏ Mây.
Theo Ngoại trưởng Locsin, chính phủ Philippines đã trao 60 công hàm phản đối ngoại giao cho phía Trung Quốc kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền vào năm 2016. Riêng Bộ Ngoại giao Philippines luôn đưa ra các động thái phản đối trước mỗi hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Locsin nói với các nghị sỹ hồi tháng 9/2019

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.