Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 08/09/2019

Sunday, September 8, 2019 7:43:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 08/09/2019

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ

kêu gọi TQ kiềm chế về Hong Kong

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Bảy kêu gọi chính phủ Trung Quốc kiềm chế đối với các cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Ông Esper đưa ra lời kêu gọi này trong khi cảnh sát yêu cầu những người đi đến sân bay quốc tế Hong Kong xuất trình hộ chiếu và vé máy bay nhằm ngăn người biểu tình tập tụ tập về đây gây gián đoạn đường sá ở thành phố do Trung Quốc cai trị này.
Ông Esper phát biểu tại một cuộc họp báo chung được tổ chức với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly tại Paris.
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam loan báo những nhượng bộ trong tuần này nhằm tìm cách chấm dứt các cuộc biểu tình, bao gồm việc chính thức rút lại một dự luật dẫn độ khiến đông đảo dân chúng bất bình, nhưng nhiều người nói rằng những hành động này là quá ít, quá muộn.
Dự luật lẽ ra sẽ cho phép các vụ dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, mặc dù Hong Kong có một nền tư pháp độc lập có từ thời thuộc địa Anh.
Nhưng các cuộc biểu tình, bắt đầu vào tháng 6, đã mở rộng thành lời kêu gọi dân chủ hơn và nhiều người biểu tình đã tuyên bố tiếp tục đấu tranh.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-keu-goi-trung-quoc-kiem-che-ve-hong-kong/5074219.html

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

kêu gọi châu Âu tránh lệ thuộc Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Ngày 07/09/2019 bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper hội đàm với bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Florence Parly trong khuôn khổ vòng công du châu Âu để tiếp xúc với các đồng minh quan trọng trong khối NATO. Phát biểu tại Paris, bộ trưởng Mỹ cảnh báo các nước châu Âu về nguy cơ lệ thuộc quá mức vào đầu tư Trung Quốc.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, về Hồng Kông trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Pháp, ông Mark Esper đã khuyên Bắc Kinh là nên đối thoại với người biểu tình Hồng Kông để giải quyết bất đồng giữa hai bên.
Nhưng bộ trưởng Mỹ cũng khuyên các nước châu Âu là đừng quá phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo ông Esper: “Khi các quốc gia gia tăng sự lệ thuộc vào đầu tư và thương mại của Trung Quốc, họ dễ bị (Bắc Kinh) ép buộc và trả thù hơn khi có hành động ngoài mong muốn của Bắc Kinh”.
Đối với lãnh đạo Lầu Năm Góc, điều thiết yếu là tất cả các quốc gia cần phải có quyết định sáng suốt khi quan hệ với Trung Quốc.
Hai lãnh đạo nền quốc phòng Pháp và Mỹ đã cố giảm thiểu tầm quan trọng của bất đồng gần đây giữa hai bên về việc Pháp từ chối gia nhập một lực lượng hải quân do Mỹ dẫn đầu để bảo vệ tàu thương mại đi qua vùng Vịnh sau một loạt các cuộc tấn công vào tàu chở dầu.
Về phần mình, ông Esper cho biết, Hoa Kỳ đã quyết tâm ngăn chặn hành vi xấu ở vùng Vịnh và đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Ông cũng nhắc đến Biển Đông khi xác định điều quan trọng đối với Mỹ là tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để bảo vệ các giá trị và lợi ích chung, cho dù đó là chống lại Iran đang cố gắng vi phạm hoặc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190908-bo-truong-quoc-phong-my-keu-goi-chau-au-tranh-le-thuoc-trung-quoc

Mỹ – Trung, cái giá nào nếu thương chiến

tiếp tục leo thang?

Thương chiến Mỹ-Trung khiến cả hai đều đang chịu những tổn thất đáng kể và “cái giá” cho cuộc chiến này chắc chắn sẽ “không hề nhỏ”.
Mỹ và Trung Quốc đang “trả giá” vì thương chiến
Có một câu hỏi được đặt ra hiện nay trong thương chiến Mỹ – Trung: Ai sẽ là người muốn kết thúc cuộc chiến này trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?
Trong khi kết quả vẫn chưa được xác định thì thực tế cho thấy rõ ràng cả hai bên đều đang chịu những tổn thất đáng kể và “cái giá” cho cuộc chiến này chắc chắn sẽ “không hề nhỏ”.
Nền kinh tế của cả 2 quốc gia và uy tín của hai nhà lãnh đạo đều bị ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dù cuộc chiến này chưa tới cao trào.
Tháng trước, tại Mỹ, thị trường trái phiếu đã quay trở lại mức thấp nhất kể từ năm 2007, phát đi những lo ngại mới mặc dù Tổng thống Trump đã khẳng định trong thời gian dài rằng thị trường chứng khoán Mỹ là thành công lớn trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm xuống còn 2%, thấp hơn mức 3% ổn định từ hồi đầu năm và chỉ bằng một nửa so với con số 4,2% mà Tổng thống Trump cố gắng duy trì năm ngoái.
Còn ở Trung Quốc, đồng nhân dân tệ đã xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua và tăng trưởng kinh tế của nước này cũng ở mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.
Cho tới nay, thị trường lao động Mỹ vẫn duy trì ổn định với tỷ lệ thất nghiệp đạt 3,7%, mức thấp nhất trong 50 năm. Tuy nhiên, những xáo trộn đang bắt đầu xuất hiện, đặc biệt ở nhóm cử tri mà Tổng thống Trump từng dựa vào đó để giành chiến thắng năm 2016 và sẽ một lần nữa phụ thuộc vào sự ủng hộ ở nhóm này trong năm tới. Tính đến năm 2019, các công ty Mỹ thông báo sẽ giảm thêm 36% nhân công so với cùng kỳ năm ngoái. Và đây có thể mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Những nông dân Mỹ từng góp phần quyết định với chiến thắng của ông Trump năm 2016 hiện là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung. Chỉ tính riêng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm từ 25 triệu tấn vào tháng 10/2017 xuống còn 8,7 triệu tấn cùng kỳ năm sau. Theo Liên đoàn các nhà sản xuất sữa quốc gia của Mỹ, việc vận chuyển nông sản Mỹ tới Trung Quốc cũng đã giảm 40% trong quý đầu năm 2019. Công ty nghiên cứu Trade Partnership Worldwide LLC đã tính toán rằng việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc và sự đáp trả của Bắc Kinh sẽ khiến Mỹ mất đi 2,2 triệu việc làm. Cũng trong thời gian này, các nhà nghiên cứu nhận định rằng, ở mức độ rộng hơn, các biện pháp đáp trả thuế quan sẽ khiến giá tiêu dùng ở Mỹ tăng cao và giảm 7,8 tỷ USD thu nhập mỗi năm.
Dĩ nhiên, các công ty Trung Quốc cũng đang gặp phải không ít các vấn đề. Thậm chí trước khi Tổng thống Trump yêu cầu các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc và trước khi thuế quan tăng lên, đã có khoảng 50 công ty, trong đó bao gồm cả các nhà sản xuất nội địa của Trung Quốc rời khỏi nước này. Tất cả những điều trên có thể khiến thị trường việc làm và đầu ra của nền kinh tế Trung Quốc biến động.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục áp thuế lẫn nhau trong một loạt các biện pháp đáp trả dường như không có hồi kết. Nếu cuộc chiến thương mại giữa 2 nền
kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang thì không chỉ 2 nước này mà nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ trải qua một “cú đánh mạnh”.
Mức thuế quan 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa, bao gồm hàng điện tử và may mặc mà Mỹ áp lên Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực ngày 1/9, trong khi vòng áp thuế bổ sung với 300 tỷ USD hàng hóa sẽ có hiệu lực vào tháng 10 và tháng 12 trừ khi Trung Quốc đưa ra nhượng bộ trong đàm phán thương mại.
Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách áp thuế lên dầu thô, đậu nành và nhiều sản phẩm khác của Mỹ cùng ngày đồng thời đe dọa sẽ có thêm các biện pháp khác vào tháng 12. Theo đó, Bắc Kinh sẽ áp thuế bổ sung từ 5%-10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra từ tháng 7/2018 đã có tác động không hề nhỏ đến nền kinh tế của cả 2 nước. Mối lo ngại suy thoái kinh tế đã lan từ châu Âu sang châu Á, khiến an ninh và thị trường tài chính toàn cầu trở nên bấp bênh. Và chắc chắn những lo ngại sẽ không biến mất trừ khi nguyên nhân gốc rễ của nó, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đi tới hồi kết.
Thương chiến Mỹ – Trung khi nào sẽ tới hồi kết?
Ngày 4/9, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đều nhận định 2 nước có thể sẽ nối lại đàm phán thương mại vào tháng tới song các biện pháp đáp trả thuế quan mới đang khiến hai bên khó có thể đạt được một giải pháp nhằm chấm dứt chiến tranh thương mại.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc – người dẫn đầu đoàn đàm phán Trung Quốc sẽ tới Washington vào đầu tháng 10. Cuộc trao đổi này sẽ là lần thứ 13 các nhà đàm phán thương mại Mỹ – Trung gặp nhau.
Tổng thống Trump và các cố vấn của ông đều thể hiện sự lạc quan trong tiến trình đàm phán những tuần gần đây, đồng thời trấn an những lo ngại về tình hình kinh tế hiện nay.
“Chúng ta đang làm rất tốt trong đàm phán với Trung Quốc”, Tổng thống Trump biết trên Twitter ngày 2/9, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh rằng thỏa thuận sẽ trở nên “khó khăn hơn nhiều” sau cuộc bầu cử năm 2020.
Các chuyên gia thương mại ngày càng nghi ngại việc chính quyền Tổng thống Trump có thể thuyết phục Trung Quốc ký thỏa thuận trước năm 2020.
“Cách duy nhất có thể đạt được một thỏa thuận trong tình hình hiện nay là: Hoặc Trung Quốc chấp nhận nhượng bộ, điều mà rõ ràng sẽ không xảy ra bởi Bắc Kinh hiện đang chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ. Khả năng thứ 2 là Tổng thống Trump sẽ chấp nhận một thỏa thuận “cho có” với Trung Quốc – điều mà chắc chắn sẽ vấp phải chỉ trích từ đảng Dân chủ và có thể là cả đảng Cộng hòa nếu thành hiện thực”, Edward Alden – chuyên gia kinh tế và thương mại tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế nhận định.
Tuy nhiên, Walter Lohman – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của Quỹ Di sản nhận định Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận vào cuối năm nay do những tổn thất mà cuộc chiến thương mại gây ra với cả 2 nền kinh tế. Dù vậy, chuyên gia này cũng cho biết triển vọng cho thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung ngày càng trở nên bất khả thi theo thời gian.
“Tôi nghĩ sẽ có một thỏa thuận vào cuối năm nay. Trump chắc chắn muốn trở thành một người làm nên thỏa thuận”, ông Lohman cho biết.
Những tuần sắp tới sẽ là thời điểm quan trọng cho chính quyền Tổng thống Trump bởi các quan chức Mỹ đang nỗ lực nối lại đàm phán với Trung Quốc để thúc đẩy quá trình đưa ra thỏa thuận. Một phát ngôn viên thuộc Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nhận định với The Hill rằng “cả hai bên vẫn đang thảo luận ở các cấp độ khác nhau” song không đưa ra thêm bất kỳ chi tiết nào về tình trạng thỏa thuận hiện nay.
Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc song Tổng thống Trump vẫn bị chỉ trích khi dùng thuế quan như một “vũ khí” để đối phó với Bắc Kinh bởi điều này đang làm tổn hại đến người dân Mỹ và không được thực hiện một cách chiến lược.
Ông Lohman cho rằng: “Chiến lược này đang trừng phạt người dân Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc. Nó đang làm tổn hại người tiêu dùng Mỹ, việc sản xuất của Mỹ và sự đáp trả đang gây tổn hại cho người nông dân Mỹ”.
Theo nhà phân tích David A. Andelman nhận định trên CNN, thương mại cũng giống như ngoại giao, không bao giờ nên diễn ra theo quy luật của trò chơi có tổng bằng 0. Tổng thống Trump – người luôn tự nhận mình là một “người làm nên thỏa thuận” nên biết rằng những thỏa thuận tốt nhất luôn là những thỏa thuận mà cả hai bên đều cảm thấy mình là người chiến thắng. Vấn đề ở đây không phải là Mỹ hay Trung Quốc sẽ là bên nhượng bộ trước mà là khi nào hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung để đưa ra
những nhượng bộ hợp lý khiến đối phương chấp nhận. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ khó có thể kết thúc trong một sớm một chiều nhưng rõ ràng kiềm chế leo thang căng thẳng vẫn là một giải pháp tạm thời hiệu quả đem lại lợi ích cho các bên, không chỉ riêng Mỹ hay Trung Quốc.
http://biendong.net/dam-luan/30270-my-trung-cai-gia-nao-neu-thuong-chien-tiep-tuc-leo-thang.html

Mỹ không muốn thảo luận với TQ

về vấn đề Huawei

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/9 tuyên bố, Mỹ không muốn thảo luận với Trung Quốc về vấn đề liên quan tới Tập đoàn Công nghệ viễn thông Huawei.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang nỗ lực chấm dứt căng thẳng thương mại leo thang.
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho rằng, đây là một vấn đề thuộc về an ninh quốc gia.
Huawei là mối quan tâm lớn của quân đội Mỹ, của các cơ quan tình báo và Mỹ sẽ không hợp tác với tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc này.
Ông Trump nói: “Đây là vấn đề an ninh quốc gia. Huawei là mối quan tâm lớn của quân đội chúng tôi, của các cơ quan tình báo và chúng tôi không làm việc với Huawei. Hãy xem điều gì xảy ra liên quan đến Trung Quốc, nhưng Huawei không phải là một bên mà chúng tôi muốn thảo luận, không phải là điều mà chúng tôi muốn nói ngay bây giờ. Chúng tôi sẽ không làm việc với Huawei.”
Hiện không rõ phát biểu của Tổng thống Donald Trump có phải là ngầm ám chỉ những thay đổi có thể trong lập trường của Mỹ đối với Huawei trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc hay không. Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó từng tuyên bố sẵn sàng đưa cả Huawei vào các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mùa hè này đã nhất trí, Mỹ sẽ giảm bớt các hạn chế đối với Huawei và Trung Quốc đổi lại sẽ mua nông sản của Mỹ.
Tháng 5 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã quyết định đưa Huawei vào Danh sách đen của nước này. Mọi tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen muốn hợp tác, mua bán các loại mặt hàng từ phần cứng đến phần mềm với công ty Mỹ buộc phải xin giấy phép đặc biệt
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30272-my-khong-muon-thao-luan-voi-tq-ve-van-de-huawei.html

Thương chiến Mỹ-Trung

bước vào vòng đối đầu rực lửa mới:

TT Trump đang đi nước cờ chưa từng có tiền lệ

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ ai làm những gì như Tổng thống Trump đang làm”, chuyên gia Mỹ cho biết.
Cuộc chiến thương mại bước vào giai đoạn leo thang mới
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới bắt đầu từ Chủ nhật vừa qua. Theo đó, cùng với hiệu lực của vòng thuế quan mới, các quy tắc thương mại chưa từng xảy ra trong lịch sử đã bắt đầu có những thay đổi, khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng cách xa nhau, theo The New York Times (NYT-Mỹ).
Trước Chủ nhật (1/9), các mức thuế Mỹ áp dụng với hàng hóa nước ngoài đã cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ những năm 1960.
Bắt đầu từ Chủ Nhật, Nhà Trắng áp dụng mức thuế mới là 15% đối với các mặt hàng thực phẩm, quần áo, máy cắt cỏ và nhiều sản phẩm “Made in China” khác, đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng đang chuẩn bị mức thuế nữa cho hầu hết hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Dữ liệu của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson cho thấy, động thái này khiến mức thuế trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức tăng từ 3,1% lên 21,2%.
Đáp lại, Trung Quốc đã tăng rào cản đối với các công ty Mỹ và sản phẩm của họ, đồng thời giảm các rào cản đối với các nước khác. Kim ngạch thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm mạnh, Trung Quốc từ lâu đã là đối tác thương mại lớn nhất nước Mỹ nhưng nửa đầu năm nay, Trung Quốc tụt lùi trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, sau Mexico và Canada, NTY cho biết.
Các công ty Mỹ từng cho rằng, một cuộc chiến thương mại sẽ sớm chấm dứt nhưng giờ đây họ vẫn đang vật lộn để giảm hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, một số công ty đã chuyển sang sản xuất sang các nước khác để tránh khoản thuế quan lên đến 30%.
Tổng thống Trump đã bắt đầu một cuộc chiến thương mại khi ông nói rằng mục tiêu của ông là cải thiện điều kiện cho các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, giảm thâm hụt thương mại song phương, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh với các công ty Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết, cách tiếp cận của ông sẽ giúp nước Mỹ đạt được một thỏa thuận thương mại lịch sử và Trung Quốc sẽ mua hàng tỷ USD nông sản Mỹ, đồng thời ngăn chặn hành vi “đánh cắp” công nghệ của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ.
Nhà sản xuất đồ chơi như Hasbro cho biết, chuỗi cung ứng sẽ được chuyển đến các trung tâm sản xuất mới, thay vì Trung Quốc. Ảnh: NYT
Nhưng sau các cuộc đàm phán kéo dài trong vài tháng, Trung Quốc đã từ chối nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ khiến chiến lược của ông tự nhiên trở thành đòn trừng phạt lớn hơn, theo NYT. Từ chiến dịch tranh cử trước đây, Tổng thống Trump đã luôn nhấn mạnh, ông đặt Mỹ và Trung Quốc như hai đối thủ cạnh tranh kinh tế và địa chính trị. Gần đây, ông chủ trương việc tách rời Mỹ khỏi Trung Quốc, nói cách khác là giảm sự phụ thuộc giữa hai quốc gia bởi từ 20 năm qua, hai nước đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Hơn một tuần trước đây, Tổng thống Trump ám chỉ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “kẻ thù” và đe dọa sẽ sử dụng quyền hạn ban bố tình trạng khẩn cấp, buộc các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Cố vấn của ông nói rằng, Tổng thống hối tiếc khi không đưa một mức thuế cao hơn với Trung Quốc.
Theo NYT, nếu Trung Quốc có những nhượng bộ, hoặc nếu nền kinh tế Mỹ suy yếu, có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế, đặc biệt là trong cuộc tổng tuyển cử đến gần, ông Trump vẫn có thể thay đổi chiến lược.
Nhưng cho đến nay có rất ít dấu hiệu cải thiện trong tình hình, chỉ có những tuyên bố cứng rắn cho thấy vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào tháng Bảy năm nay, vòng thảo luận sơ bộ được tổ chức tại Thượng Hải đã không đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể.
“Tôi nghĩ đó là lý do khiến chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận – có nghĩa là, trong chính phủ có những mục tiêu mâu thuẫn nhau”, Phó Chủ tịch Viện Chính sách xã hội châu Á, cựu phó đại diện thương mại Mỹ Wendy Cutler cho biết. “Tôi nghĩ rằng, điều này khiến Trung Quốc cảm thấy không chắc chắn”.
Hồi kết chưa được dự đoán
Được biết, chính phủ Trump tiếp tục tìm kiếm những cách khác để hạn chế khả năng làm ăn của các công ty Mỹ với Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ đang chuẩn bị khởi động hạn chế xuất khẩu mới, các công ty Mỹ không được phép bán trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và công nghệ nhạy cảm khác cho các công ty Trung Quốc. Bộ này cũng sẽ đưa một số công ty công nghệ Trung Quốc như gã viễn thông khổng lồ Huawei vào danh sách đen và cấm các công ty này mua công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
“Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ ai làm những gì như Tổng thống Trump đang làm”, Chad P. Bown, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson cho biết. “Điều này ngày càng dường như trở thành một tiêu chuẩn mới.”
Nghiên cứu của ông Bown cho thấy, cuộc chiến thương mại đang bước vào một giai đoạn của sự leo thang nhanh chóng. Kể từ giữa tháng 10/2018, các mức thuế giữa Mỹ và Trung Quốc nói chung vẫn cố định. Nhưng đổ vỡ đàm phán song phương tháng 5 năm nay, Tổng thống Trump đã phát động một loạt các kế hoạch thuế quan, đưa mức thuế quan của Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc tăng 12% trong vòng sáu tháng vừa qua và cuối cùng tính thuế với hầu hết hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc tăng thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ và ngừng nhập khẩu các mặt hàng nông sản Mỹ.
“Chiến tranh thương mại đã từng hạ nhiệt trong một thời gian, nhưng tình thế hiện nay lại đang leo thang nhanh chóng”, ông Bown nói.
Từ Chủ nhật vừa qua, Trung Quốc bắt đầu áp mức thuế mới 33% đối với đậu nành Mỹ, ngược lại, thuế nhập khẩu của Trung Quốc với đậu nành Brazil hoặc Argentina chỉ có 3%, Bowen cho biết. Kể từ ngày 15/12, ô tô và phụ tùng ô tô Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chịu mức thuế 42,6%, trong khi mức thuế đối với sản phẩm tương tự từ Đức và Nhật Bản vào Trung Quốc chỉ là 12,6%.
Những rào cản này nhanh chóng cấu hình lại nền kinh tế toàn cầu. Trong nửa đầu năm nay, Mỹ đã giảm 12% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 19%. Tuy
nhiên, thương mại của Trung Quốc với các nước khác đã tăng lên, một phần bù đắp bởi một sự suy giảm trong thương mại với Mỹ.
Thời gian gần đây, một số công ty đa quốc gia quy mô lớn cho biết, họ đang cố gắng nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Các nhà sản xuất đồ chơi trẻ em, bán lẻ thời trang, như Hasbro, Express, Abercrombie & Fitch cho biết họ sẽ chuyển chuỗi cung ứng đến trung tâm sản xuất mới như Ấn Độ v.v….
“Mặc dù chúng tôi vẫn đang trong khu vực đó [châu Á] của thế giới, nhưng chúng tôi đã chính thức chuyển ra khỏi Trung Quốc,” Harvey S. Kanter, Chủ tịch Destination XL Group chia sẻ hồi tuần trước.
Express hồi tuần trước cũng nói với các nhà đầu tư rằng, công ty lên kế hoạch để thành phẩm sản xuất tại Trung Quốc giảm từ 20% hiện nay xuống còn khoảng 8% trong năm tới.
Ông Torsten Slok, kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Bank nhận định, mỗi đơỵ tăng thuế đều khiến Mỹ đi ngược lại chính sách thương mại trong vài thập kỳ qua. khi nhiều năm trước, nước Mỹ đã nỗ lực cắt giảm thuế quan và khuyến khích tự do thương mại.
Chuyên gia này cho rằng, mặc dù con đường cắt giảm thuế không bằng phẳng nhưng mức thuế quan trung bình của Mỹ trong 200 năm đã có xu hướng giảm.
“Xu hướng này đang được đảo ngược, thuế nhập khẩu đang tăng đến mức mà chúng ta chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ,” ông nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30266-thuong-chien-my-trung-buoc-vao-vong-doi-dau-ruc-lua-moi-tt-trump-dang-di-nuoc-co-chua-tung-co-tien-le.html

Ông Trump mạnh tay, TQ thấm đòn, Mỹ cũng lao đao

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc nếu Bắc Kinh cố tình kéo dài đàm phán và không nhất trí với các điều khoản thương mại của Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/9 cảnh báo Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc nếu Bắc Kinh cố tình kéo dài đàm phán và không nhất trí với các điều khoản thương mại của Washington.Song, các dữ liệu mới công bố cho thấy thương chiến không chỉ khiến Trung Quốc lao đao mà còn gây tổn thất cho chính các doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế Mỹ ông Trump đang ra sức bảo vệ.Vài ngày sau khi các thuế suất nhập khẩu mới chính thức có hiệu lực ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương, chỉ số hoạt động sản xuất của Mỹ, vốn được theo dõi sát sao đã giảm từ 51,2 xuống còn 49,1, báo hiệu sự suy giảm hoạt động của các nhà máy Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Các công ty Mỹ tham gia cuộc khảo sát của Viện quản lý cung ứng trích dẫn việc sụt giảm các đơn hàng xuất khẩu là do hậu quả của tranh chấp thương mại cũng như những thách thức của việc di chuyển các chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, nơi được mệnh danh là công xưởng của thế giới, để tránh các đòn thuế của ông Trump.Các trở ngại đối với lĩnh vực sản xuất nhiều khả năng sẽ tăng lên khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang cuộc đối đầu thương mại giữa họ. Ngày 1/9, ông Trump đã chính thức áp mức thuế nhập khẩu mới 15% đối với hàng loạt mặt hàng tiêu dùng xuất xứ Trung Quốc, bao gồm cả quần áo, máy cắt cỏ, máy may, thực phẩm và đồ trang sức. Bắc Kinh ngay lập tức đáp trả bằng cách tăng thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá tổng cộng 75 tỷ USD. Trung Quốc ngày 2/9 cũng thông báo đã đệ đơn kiện hàng rào thuế quan mới chống Bắc Kinh của chính quyền ông Trump lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).Các thị trường ngay lập tức chao đảo trước những thông tin kinh tế thiếu tích cực cùng các lo lắng gia tăng về thương chiến. Chỉ số S&P 500 giảm khoảng 0,9%, trong đó các cổ phiếu năng lượng và công nghiệp mất giá mạnh nhất.Giá các mặt hàng công nghiệp quan trọng cũng thấp hơn, chẳng hạn như giá của dầu thô Mỹ trong các hợp đồng có kỳ hạn giảm gần 3%. Đồng, vật liệu được coi là thước đo sức khỏe của ngành công nghiệp toàn cầu, đã giảm giá gần 1%.Lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ giảm xuống còn 1,45% do các nhà đầu tư bất an tiếp tục mua trái phiếu chính phủ, đẩy giá bán lên cao hơn và kéo tụt lãi suất xuống thấp hơn. Sự sụt giảm lãi suất trái phiếu trong năm nay (lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là trên 3% vào cuối năm 2018) cho thấy sự cắt giảm diện rộng những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của các nhà đầu tư.Tổng thống Trump tiếp tục khăng khăng rằng, nỗi đau thương chiến chủ yếu giáng xuống Trung Quốc chứ không phải Mỹ. Cuối tuần trước, ông tuyên bố, các công ty Mỹ sẽ rời Trung Quốc để né các đòn thuế của Washington và đây là một lợi thế đàm phán đáng kể của Mỹ. Lãnh đạo Nhà Trắng cũng cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp nào than vãn về khó khăn tài chính do hàng rào thuế quan chống Trung Quốc đều đang gánh hậu quả của khả năng quản lý yếu kém, chứ không phải từ chính cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.Ngày 3/9, ông Trump lớn tiếng cảnh báo Bắc Kinh không nên chờ đạt thỏa thuận thương mại với một chính quyền mới của Mỹ sau tổng tuyển cử năm 2020. “Nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc nếu tôi chiến thắng. Thỏa thuận sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, chuỗi cung ứng của Trung Quốc sẽ sụp đổ, các doanh nghiệp, công việc, tiền bạc của họ sẽ ra đi”, ông Trump nói.Tất nhiên, các phát biểu của ông Trump là có căn cứ. Theo tờ Market Wastch, Trung Quốc đang phải hứng chịu thiệt hại lớn từ thương chiến vì nước này trước đó đã đối mặt với nhiều thách thức. Trước khi tranh chấp thương mại với Mỹ bùng nổ, Bắc Kinh chú trọng đến việc làm thế nào để chuyển đổi hiệu quả nền kinh tế từ mô hình phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ sang sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn.Sau hơn một năm thương chiến, tăng trưởng GDP quý II năm nay của Trung Quốc là 6,2%, mức thấp nhất kể từ khi chính phủ nước này công bố số liệu hàng quý vào năm 1992. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các công ty nước ngoài đang quay lưng với Trung Quốc khi di chuyển dần hoặc mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất cũng như phân phối ở những nước khác.Ngoài ra, Trung Quốc còn phải quan tâm đến việc duy trì ổn định chính trị trong nước, trong bối cảnh đặc khu hành chính Hong Kong phải đối mặt các cuộc biểu tình suốt nhiều tháng qua.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc vẫn giúp nước này nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Vì vậy, sự chững lại gần đây khó có thể bị coi là một cuộc khủng hoảng. Hơn thế nữa, việc các công ty “ngó lơ” Trung Quốc đã bắt đầu từ trước khi ông Trump châm ngòi nổ chiến tranh thương mại vì chi phí lao động tăng, quan ngại về nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ và các vấn đề khác.Theo báo New York Times, rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và các nhóm thương mại Mỹ khẳng định họ ủng hộ mục tiêu của Tổng thống Trump trong việc thay đổi các hành vi kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là việc Bắc Kinh ép các công ty nước ngoài chuyển giao những công nghệ có giá trị như một điều kiện để hoạt động tại đại lục.Song, các doanh nghiệp Mỹ cũng bắt đầu bày tỏ quan ngại về cuộc chiến thương mại dường như chưa có hồi kết. Nhiều công ty lớn, đặc biệt là những công ty trong ngành bán lẻ và sản xuất, đã hạ thấp các dự báo về doanh thu và lợi nhuận do những đòn thuế “ăn miếng, trả miếng” lẫn nhau của Washington và Bắc Kinh.Các quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) khuyến cáo, thương chiến kéo dài nhiều khả năng làm chậm quá trình phát triển kinh tế của Mỹ, kể cả tác động tiêu cực vào lĩnh vực sản xuất. Hồi tháng 7, FED đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Các quan chức tiết lộ, FED thậm chí đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất hơn nữa để bảo vệ nền kinh tế trước những ảnh hưởng từ việc giảm tốc tăng trưởng toàn cầu cũng như các rủi ro thương mại,Ngay cả một số quan chức không bỏ phiếu ủng hộ việc FED cắt giảm lãi suất hồi tháng 7 như Eric Rosengren, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Boston cũng thừa nhận, các rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ đang tăng lên.Chính quyền ông Trump đã gây áp lực với Trung Quốc suốt hơn hai năm qua nhằm đạt một thỏa thuận thương mại tăng cường việc bảo vệ tài sản trí tuệ Mỹ cũng như thúc đẩy việc mua các sản phẩm Mỹ với số lượng lớn hơn. Song, hai bên tiếp tục có những bất đồng nghiêm trọng, bao gồm cả việc ông Trump nên rút lại các đòn thuế nào và những thay đổi pháp lý nào Trung Quốc cần phải thực hiện để đối xử công bằng hơn với các công ty Mỹ.Kể từ khi các cuộc đàm phán giữa hai nước bị đình trệ hồi tháng 5, ông Trump hiện thực hóa các đe dọa bằng cách đánh thuế hầu như mọi mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Hôm 1/9, Mỹ chính thức áp thuế suất nhập khẩu 15% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá gần 112 tỷ USD và dự kiến từ ngày 15/12 sẽ đánh thuế bổ sung với gần 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa, bao gồm cả điện thoại di động, máy tính xách tay, sản phẩm dệt may và đồ chơi. Ông Trump cũng tuyên bố, Mỹ sẽ tăng thuế từ 25% lên 30% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá tổng cộng 250 tỷ USD từ ngày 1/10.Bắc Kinh đã thề trả đũa vào ngày 15/12 bằng hàng rào thuế quan tương tự.
Giới quan sát nhận định, mặc dù việc đạt một thỏa thuận chấm dứt thương chiến hiện có vẻ xa vời nhưng cả hai bên vẫn có thể ngăn chặn sự leo thang căng thẳng và tuyên bố “đình chiến” một lần nữa. Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về một cuộc gặp tại Washington trong tháng 9. Giới chức hai bên dự kiến cũng có các cuộc tiếp xúc bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào cuối tháng này.Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tin, chính phủ hai nước sẽ phải nỗ lực để khôi phục niềm tin trước khi có thể đi đến bất kỳ động thái chấm dứt chiến tranh thương mại nào, chẳng hạn như thông qua việc Trung Quốc mua thêm hàng nông sản Mỹ, một mục tiêu ông Trump theo đuổi từ lâu.”Hiện có sự suy giảm niềm tin trầm trọng giữa hai chính phủ. Chúng ta cần những bước đệm để khôi phục niềm tin về mối quan hệ để cả Bắc Kinh và Washington sẵn sàng đi đến một thỏa thuận”, ông Brilliant quả quyết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30265-ong-trump-manh-tay-tq-tham-don-my-cung-lao-dao.html

Mỹ điều tàu chiến hiện đại

 tới khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương

Hải quân Hoa Kỳ vừa điều một tàu chiến hiện đại tới  Thái Bình Dương vào khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những căng thẳng liên quan đến vấn đề thương mại và hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát ngôn viên hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, John Gay hôm 6/9 xác nhận với báo chí tàu Gabrielle Giffords đã rời cảng ở San Diego, California hôm 3/9. Tàu được trang bị tên lửa tấn công và máy bay MQ-8C Fire Scout có khả năng giám sát xa.
Trang tin Defense News của Mỹ trích một nguồn tin giấu tên từ Hải quân Hoa kỳ cho biết tàu Giffords sẽ được tăng cường cho hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trang tin này nhận định việc Mỹ triển khai tàu hiện đại tới khu vực Thái Bình Dương là dấu hiệu mới nhất cho thấy Washington đang dần dần gia tăng khả năng của mình ở khu vực này vào khi cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh và hải quân để đòi chủ quyền quá đáng.
Từ ngày 2 đến 6/9, Hoa Kỳ và ASEAN đã lần đầu tiên tiến hành một cuộc tập trận chung ở khu vực vịnh Thái Lan. Việt Nam cũng gửi tàu hộ vệ 18 tham gia cuộc tập trận này.
Những hành động liên tiếp gần đây của Mỹ ở khu vực Biển Đông diễn ra vào khi Trung Quốc điều các tàu hải cảnh, khảo sát và dân sự vào vùng nước của các nước láng giềng bao gồm Việt Nam và Malaysia, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí.
Washington gọi các hành động này của Bắc Kinh là bắt nạt các nước láng giềng, đồng thời cam kết hợp tác với các đối tác và các nước đồng minh trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-navy-deploys-new-ship-killer-missile-to-china-backyard-09072019113519.html

Tổng thống Trump hủy cuộc họp bí mật

với lãnh đạo Taliban Afghanistan vì vụ tấn công ở Kabul

Vào hôm thứ Bảy (7 tháng 9), Tổng thống Trump hủy cuộc họp bí mật vào cuối tuần ở Trại David với lãnh đạo Taliban và Afghanistan, sau vụ đánh bom ở Kabul khiến 12 người tử vong trong đó có một binh sĩ Hoa Kỳ, đồng thời ngừng đàm phán với các nhóm nổi dậy.
Tuyên bố của Tổng thống Trump gây ngạc nhiên bởi tổng thống đã sẵn sàng tiếp đón các thành viên của Taliban ở Maryland, chỉ vài ngày trước ngày kỷ niệm 11 tháng 9 năm 2001. Theo KTLA, hơn 2,400 binh sĩ Hoa Kỳ đã thiệt mạng kể từ khi Hoa Kỳ tham chiến Afghanistan để tiêu diệt Taliban, nơi đang chứa chấp các nhà lãnh đạo al-Qaida chịu trách nhiệm cho vụ tấn công 11 tháng 9. Việc hủy bỏ các cuộc đàm phán cũng đi ngược lại cam kết sẽ rút 13,000 đến 14,000 binh sĩ Hoa Kỳ còn lại khỏi Afghanistan, và tuyên bố không can thiệp vào cuộc xung đột vốn sắp kết thúc sau 18 năm.
Hôm thứ Năm (5 tháng 9), một quả bom trên xe ở Taliban đã phát nổ và làm thiệt mạng một binh sĩ Hoa Kỳ, một viên chức Rumani, và 10 thường dân tại một khu vực sầm uất gần Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Kabul. Vụ đánh bom là một trong nhiều cuộc tấn công của Taliban trong những ngày gần đây, trong thời gian Hoa Kỳ và Taliban đang đàm phán.
Bộ Quốc phòng cho biết Thượng sĩ. Elis A. Barreto Ortiz, 34 tuổi, đến từ Morovis, Puerto Rico, đã thiệt mạng khi thiết bị nổ phát nổ gần xe của anh ta. Anh là thành viên thứ tư của Hoa Kỳ bị tử thương trong hai tuần qua ở Afghanistan.
Đảng Dân Chủ đã từng chỉ trích tổng thống Trump vì công khai ý định rút quân ra khỏi Afghanistan trước khi đàm phán với Taliban, đã cho nhóm khủng bố này thêm tự tin về chiến thắng.
Tổng thống Trump đang cố gắng kết thúc đàm phán với Taliban để rút quân ra khỏi Afghanistan, để có thể có được một thành tựu ngoại giao đầu tiên trước kỳ bầu cử 2020. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-huy-cuoc-hop-bi-mat-voi-lanh-dao-taliban-afghanistan-vi-vu-tan-cong-o-kabul/

Hàng ngàn người dân Bahamas tuyệt vọng

chạy trốn khỏi đất nước sau bão Dorian

Tin từ Nassau, quần đảo Bahamas — Vào hôm thứ Bảy (7/9), hàng ngàn người dân lũ lượt rời đảo Bahamas, sau khi siêu bão Dorian đổ bộ vào quần đảo này hồi tuần trước và gây ra những hậu quả kinh hoàng.
Các nhóm cứu trợ nhanh chóng đến hỗ trợ cho hòn đảo Bahamas đang bị tàn phá. Theo số liệu chính thức thì 43 người bị thiệt mạng, nhưng có khả năng sẽ còn tăng lên do hàng ngàn người vẫn mất tích ở quốc đảo với khoảng 400,000 dân. Mặc dù được tàu và máy bay tới cứu trợ, nhưng một số cư dân sinh sống tại đảo Abaco vẫn lựa chọn rời khỏi đây để tìm kiếm nơi trú ngụ an toàn và thực phẩm tại thủ đô Nasau. Trong khi đó, những người khác lại hướng đến Florida để tìm kiếm nơi trú ẩn, sự tiếp tế và việc làm.
Theo chương trình Lương thực thế giới, khoảng 90% nhà cửa và cơ sở hạ tầng ở thị trấn Marsh Harbor thuộc đảo Abaco bị hư hại nặng nề do siêu bão Dorian đổ bộ và hoành hành trong suốt 2 ngày. Hàng ngàn người dân hiện đang phải tạm trú trong các tòa nhà của chính quyền, trung tâm y tế, nhà thờ. Họ hầu như không có điện, nước và các cơ sở vệ sinh.
Hôm thứ Bảy (7/9), một tàu du lịch đã đưa hơn 1,000 người di tản đến miền Nam Florida. Một số người mang theo con nhỏ và người già với hy vọng sẽ tìm được nơi cư ngụ an toàn. Theo Tổ chức Y tế Pan American, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tiêu chảy và các bệnh lây truyền qua nguồn nước là rất cao. Travis Newton, 32 tuổi, sinh sống tại thị trấn Marsh Harbour cho biết, những người dân ở đây phải tìm kiếm thức ăn và nước uống trong đống đổ nát tại các cửa hàng bị hư hại sau khi cơn bão đi qua.
Lực lượng tuần duyên và hải quân Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục vận chuyển hàng cứu trợ đến khu vực bão đổ bộ và hiện đã giải cứu được khoảng 290 người. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-dan-bahamas-tuyet-vong-chay-tron-khoi-dat-nuoc-sau-bao-dorian/

Đức Giáo Hoàng Francis khuyến cáo

nạn phá rừng đang đe dọa tương lai toàn cầu

Tin từ thành phố Antananarivo — Vào hôm thứ Bảy (7/9), Đức Giáo hoàng Francis kêu gọi mọi người không nên xem nạn phá rừng và suy thoái đa dạng sinh học chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, vì thực trạng này đang đe dọa đến tương lai cả hành tinh.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong chuyến thăm đến Madagascar của Đức Giáo hoàng. Đây là đảo quốc lớn thứ 4 trên thế giới và bị mất khoảng 44% diện tích rừng trong 60 năm qua do nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Theo ước tính của tổ chức bảo vệ môi trường TRAFFIC, ít nhất 1 triệu khúc gỗ hồng được xuất cảng trái phép tại Madagascar kể từ năm 2010.
Đức Giáo Hoàng tập trung vào việc chống tham nhũng, và cho rằng nó sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói kéo dài, nạn săn trộm và việc xuất cảng trái phép tài nguyên thiên nhiên. Ngài nhận định một số người trong bộ máy chính phủ Madagascar đang trục lợi từ việc chặt phá rừng trái phép và săn bắt các loài động vật. Đức Giáo Hoàng hối thúc Chính phủ Madagascar phải đấu tranh với tất cả các hình thức tham nhũng và đầu cơ vốn là nguyên nhân làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội.
Ngoài ra, Giáo Hoàng kêu gọi tăng cường tạo việc làm để chặt phá rừng trái phép không còn là kế sinh nhai của một bộ phận lao động phổ thông thất nghiệp. Sau những vụ cháy lớn gần đây ở rừng Amazon, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bác bỏ những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế về chính sách mở rộng đất canh tác của ông. Tổng thống Brazil cho rằng đây là vấn đề nội bộ của nước này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/duc-giao-hoang-francis-khuyen-cao-nan-pha-rung-dang-de-doa-tuong-lai-toan-cau/

Brexit : Bộ trưởng Lao Động Anh từ chức

Thêm một thành viên quan trọng trong nội các Anh từ chức để phản đối thủ tướng Boris Johnson. Tối 07/09/2019, bà Amber Rudd, bộ trưởng Lao Động và đặc trách về chế độ hưu bổng của Anh thông báo rời khỏi nội các và từ bỏ đảng. Lý do : bà bất bình trước việc thủ tướng Johnson khai trừ khỏi đảng hơn 20 nghị viên chống đối kế hoạch “Brexit No Deal” của ông.
Thông tín viên Muriel Delcroix từ Luân Đôn tường trình.
“Việc Amber Rudd từ chức là một vố đau mới đối với Boris Johnson. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Anh vừa trải qua một tuần lễ đen tối. Sau nhiều thất bại ê chề ở Nghị Viện, ông Johnson đã khai trừ khỏi đảng 21 nghị viên. Trong số này có những gương mặt nổi bật như cháu nội của cố thủ tướng Winston Churchill. Đảng Bảo Thủ choáng váng trước hành vi thô bạo này. Em trai thủ tướng là ông Jo Johnson cũng đã rời khỏi nội các và từ bỏ đảng. Đây là động cơ thôi thúc bà Amber Rudd ra đi.
Trong thư xin từ chức, bà giải thích : không thể tiếp tục là ngơ trong lúc mà những “đảng viên ôn hòa và trung thành bị gạt ra bên ngoài”. Đồng thời chính sách Brexit của ông Boris Johnson cũng là nguyên nhân khiến bộ trưởng Lao Động Amber Rudd từ chức.
Năm 2016 bà bỏ phiếu chống Brexit, nhưng rồi bà đã “thực tâm” khi chấp nhận tham gia nội các Johnson, trước khi nhận thấy rằng mục tiêu của chính quyền trái ngược hẳn với những gì Boris Johnson đã cam kết. Có nghĩa là ông Johnson không muốn tìm ra một đồng thuận mới với với Bruxelles về Brexit để nước Anh có thể chia tay châu Âu vào ngày 31/10/2019.
Phe của thủ tướng Boris Johnson đã không gượng nhẹ khi lên tiếng với báo Mail on Sunday cho rằng ” như các thăm dò cho thấy, cử tri không bất bình trước việc thủ tướng Johnson loại những người không muốn giải quyết vấn đề Brexit. Có nhiều nghị sĩ tài năng và trẻ hơn để thay thế cho những thành phần già cỗi”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190908-brexit-bo-truong-lao-dong-anh-tu-chuc

Hà Lan lấy làm tiếc

vì Ukraina trao nghi can vụ MH17 cho Nga

Thùy Dương
Ngoại trưởng Hà Lan khẳng định đã trao đổi với chính quyền Kiev « nhiều lần và ở cấp cao nhất » nhằm ngăn cản chính quyền Ukraina trao nghi can chính trong vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines cho Matxcơva.
Ngày 07/09/2019, Nga và Ukraina đã trao đổi 70 tù nhân, trong số đó có đạo diễn người Ukraina Oleg Sentsov và Volodymyr Tsemakh, một nghi can trong vụ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraina hồi năm 2014.
Trong cuộc điện đàm, tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky đều lấy làm hài lòng về vụ trao đổi tù nhân, coi đó là bước đầu tiên vãn hồi hòa bình tại miền đông Ukraina sau 5 năm xung đột.
Về phía quốc tế, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nguyên thủ Mỹ Donald Trump cùng hoan nghênh cuộc trao đổi tù nhân, gọi đó là bước quyết định để Matxcơva và Kiev nối lại một cuộc đối thoại mang tính xây dựng.
Riêng Hà Lan lại lấy làm tiếc về việc Kiev trao trả nghi can vụ bắn rơi máy bay MH17 cho Matxcơva.
Từ Bruxelles, thông tín riên RFI Laxmi Lota giải thích :
« Trong thảm họa hàng không khiến tổng cộng gần 300 người chết, có 196 người Hà Lan thiệt mạng. Vì thế, chính phủ Hà Lan rất lấy làm tiếc về quyết định của Ukraina. Volodymyr Tsemakh, 58 tuổi, là một cựu lãnh đạo quân đội ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina. Khoảng 40 nghị sĩ châu Âu tuần qua đã coi Volodymyr Tsemakh là nghi can chính trong vụ MH17.
Ngoại trưởng Hà Lan khẳng định đã trao đổi với chính quyền Kiev « nhiều lần và ở cấp cao nhất » nhằm ngăn cản Ukraina trao trả Tsemakh cho Nga. Tuy nhiên, theo một quan chức cấp cao của Ukraina, Nga từ chối mọi cuộc trao đổi tù nhân nếu chính quyền Kiev không trao trả cho Matxcơva cựu lãnh đạo quân đội ly khai Volodymyr Tsemakh.
Tại Hà Lan, Viện công tố đã thực sự có dịp thẩm vấn nghi can trước khi người này bị chuyển đi, nhưng theo ngoại trưởng nước này, họ vẫn muốn nghe lại một lần nữa lời khai của nghi can. Vì thế, ngoại trưởng Hà Lan đã yêu cầu Nga giao lại Volodymyr Tsemakh ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190908-ha-lan-lay-lam-tiec-ukraina-trao-tra-nghi-can-vu-roi-may-bay-mh17-cho-nga

Nga và Ukraine trao đổi tù nhân,

mỗi nước phóng thích 35 người

Nga và Ukraine đã thực hiện một cuộc trao đổi tù nhân lớn phóng thích 35 người bị giam giữ tại mỗi nước và cho máy bay chở họ về nước kia. Thỏa thuận này được xem là có thể giúp thăng tiến quan hệ Nga-Ukraine và kết thúc năm năm chiến sự ở đông Ukraine.
Những tù nhân được trao đổi bao gồm một số người nhận được nhiều sự chú ý nhất trong cuộc đối đầu cay đắng giữa Ukraine và Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy chào đón các tù nhân được phóng thích khi họ bước xuống từ máy bay chở họ từ Moscow về đến sân bay Boryspil ở Kyiv. Người thân chờ đón họ trên đường băng chạy ào tới ôm ch6a2m lấy họ.
Hầu hết các cựu tù nhân dường như có thể trạng tốt.
Trong số những người được Nga phóng thích có đạo diễn phim người Ukraine Oleg Sentsov. Việc ông bị kết tội ông chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố đã bị nước ngoài lên án.
Ngoài ra còn có 24 thủy thủ Ukraine trên một chiếc tàu bị hải quân Nga thu giữ hồi năm ngoái.
Các tù nhân được Ukraine phóng thích bao gồm Volodymyr Tsemakh, người chỉ huy một đơn vị phòng không của phiến quân li khai ở khu vực miền đông Ukraine, nơi một máy bay chở khách của Malaysia bị bắn rơi vào năm 2014, giết chết tất cả 298 người trên khoang.
Hãng tin AP dẫn lời nhà phân tích người Ukraine Vadim Karasev nói rằng vụ trao đổi tù nhân khơi lên hi vọng ở Nga về việc giảm những chế tài của Châu Âu nhắm vào Nga vì vai trò của nước này trong cuộc xung đột ở động Ukraine. Nga cũng đang bị trừng phạt vì sáp nhập Crimea vào năm 2014, ngay trước khi cuộc xung đột li khai ở miền đông bùng lên. Nhưng tranh chấp đó khó có thể được giải quyết.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-va-ukraine-trao-doi-tu-nhan-moi-nuoc-phong-thich-35-nguoi/5074302.html

Nga : Bầu cử địa phương sau nhiều đợt đàn áp

Thùy Dương
Ngày 08/09/2019, Nga tổ chức bầu cử địa phương, với tổng cộng hơn 5.000 cuộc bầu cử các cấp thành phố, vùng. Phe đối lập kêu gọi bỏ phiếu chống đảng Nước Nga Thống Nhất của Putin.
Cử tri Nga bầu chọn thống đốc cho 16 vùng, dân biểu địa phương cho 13 vùng, trong đó có cả bán đảo Crimée bị Nga thôn tính từ hồi năm 2014. Riêng tại thủ đô Matxcơva 7,2 triệu cử tri được kêu gọi đi bầu 45 nghị viên thành phố, định chế này hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất.
Theo AFP, giới phân tích cho rằng dư luận sẽ theo dõi sát sao kết quả các cuộc bỏ phiếu vì kết quả bầu cử lần này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Quốc Hội Nga năm 2021. Nhà đối lập Alexei Navalny, 43 tuổi, kêu gọi người dân Matxcơva bầu chọn ứng viên một cách thông minh, ủng hộ các ứng viên có khả năng được nhiều phiếu nhất để đánh bại những ứng viên của đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất.
Từ tháng 07/2019, phe đối lập đã kêu gọi người dân tham gia nhiều cuộc tuần hành, biểu tình để đòi hỏi chính quyền tổ chức bầu cử dân chủ, phản đối việc các ứng viên đối lập không được ghi danh ra tranh cử với lý do là thủ tục không hợp lệ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190908-nga-bau-cu-dia-phuong-sau-nhieu-dot-dan-ap

Nga và TQ ký kết hợp tác quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu khẳng định, Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng và quan hệ 2 nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp hôm 4/9 đã có cuộc hội đàm và ký kết một số văn bản hợp tác về quân đội và công nghệ quân sự tại Moscow.
Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu khẳng định, Trung Quốc là đối tác chiến lược quan trọng và quan hệ 2 nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Về phần mình, ông Trương Hựu Hiệp cáo buộc Mỹ và các nước khác gây áp lực về mặt chiến lược đối với quan hệ Trung Quốc – Nga. Trung Quốc luôn ưu tiên ngoại giao với Nga và sẵn sàng hợp tác để đạt được bước đột phá mới.
Hai lần gần nhất quân đội hai nước tiến hành cuộc tập trận chung quy mô lớn đó là vào tháng 9/2018 ở Viễn Đông, Nga, và tháng 7 năm nay với việc tiến hành các hoạt động cảnh báo và giám sát trên Biển Nhật Bản, bao gồm cả không phận trên quần đảo tranh chấp mà Hàn Quốc gọi là Dokkdo còn Nhật Bản gọi là Takeshima
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30271-nga-va-tq-ky-ket-hop-tac-quan-su.html

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

muốn gặp tổng thống Trump để bàn về Syria

Tin từ Istanbul – Vào hôm Thứ Bảy (ngày 7 tháng 9), Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thể hiện mong muốn gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng này để thảo luận về các hoạt động quân sự ở đông bắc Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch tái định cư 1 triệu người tị nạn Syria.
Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ chuẩn bị tiến hành tuần tra chung tại phía Bắc Syria vào ngày 8 tháng 9, như một phần của thỏa thuận mà Thổ Nhĩ Kỳ nói là sẽ trở thành một “khu vực an toàn” dọc theo biên giới Syria. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia hiện có 3.6 triệu người Syria tị nạn trú ngụ và đang chiếm giữ lãnh thổ Tây Bắc Syria, muốn mở rộng hiện diện quân sự tại phía Đông Bắc Syria để đẩy lùi lực lượng dân quân người Kurd khỏi khu vực biên giới, và tạo điều kiện cho người tị nạn Syria về nước.
Miêu tả về kế hoạch gặp Tổng thống Trump tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Erdogan cho biết họ sẽ “thảo luận về các kế hoạch” dọc theo biên giới Syria tới phía Đông sông Euphrates. Tổng Thống Erdogan cho biết thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể chấp nhận việc Hoa Kỳ huấn luyện quân sự cho lực lượng Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) của người Kurd. YPG là từng là đồng minh chính của Washington  chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại xem nhóm này là một tổ chức khủng bố.
Bên cạnh đó, Tổng Thống Erdogan cũng nhắc lại một kế hoạch đã nêu ra trước đó vào Thứ Năm (ngày 5 tháng 9) rằng ông muốn chuyển 1 triệu người Syria tị nạn tới phía Bắc Syria, một dự án mà theo ông sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế để xây dựng nơi ở cho những người tị nạn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-tho-nhi-ky-muon-gap-tong-thong-trump-de-ban-ve-syria/

Đài Loan Mũi Dùi Đại Hại Bên Hông TC

Vi Anh
Tin RFI dẫn nguồn từ báo Les Echos của Pháp cho biết Washington hôm 22-08-2019 đã bật đèn xanh cho việc bán 66 phi cơ tiêm kích F-16 hiện đại cho Đài Loan, tổng trị giá 8 tỉ đô la. Hợp đồng còn bao gồm 75 động cơ, radar và nhiều loại phụ tùng thay thế khác nhau.
Thương vụ F-16  này là bước nhảy vọt cho Đài Loan để tự vệ trước Trung Quốc. Việc Đài Loan vũ trang gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh thương vụ này «phù hợp với cam kết của Hoa Kỳ giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ», còn ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố: «Chúng tôi chỉ làm tròn lời hứa». Tuy còn phải thông qua Quốc Hội, nhưng thương vụ được sự ủng hộ của cả hai đảng.
Với phi đội tiêm kích tương đối cũ gồm hàng trăm chiếc F-5, khoảng 60 chiếc Mirage 2000 của Pháp và 150 chiếc F-16, từ lâu Đài Bắc vẫn mơ có được những chiến đấu cơ mới như đã mua được của Mỹ.
Tất nhiên là Bắc Kinh kịch liệt phản đối, dọa sẽ trừng phạt các công ty Mỹ liên quan. Thương vụ Đài Loan mua phương tiện chiến tranh tối tân lợi hại này xảy ra trong bối cảnh hồi tháng Giêng, Tập Cận Bình đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan. Tháng Tư, Đài Bắc tố cáo hai máy bay tiêm kích J-11 xâm phạm không phận Đài Loan, và đến tháng Bảy, Bắc Kinh loan báo khai triển một phi đội tàng hình J-20 gần bờ biển Đài Loan. Phải chăng sự kiện này đã mở ra một chương mới trong cuộc xung đột Mỹ-Trung?
Trong khi đó TT Trump từ khi mới bước chân vào Toà Bạch Ốc đã coi Đài Loan là một trong những đồng minh, đối tác để gây áp lực lên đối thủ, đối địch TC. Vài tháng sau khi lên tổng thống, Ông đã có cuộc điện đàm với bà Thái Anh Văn, đây là cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên từ khi Mỹ ngưng quan hệ ngoại giao với đảo quốc năm 1979. Thương vụ F-16 loan báo hôm thứ Ba, tiếp nối hợp đồng 2,2 tỉ đô la bán 108 xe tăng tác chiến và 250 hỏa tiễn địa-không.
Thật ra thương vụ này đã được thảo luận từ nhiều năm qua, thay đổi tùy theo quan hệ Mỹ-Trung và năng lực ngân sách của Đài Loan. Từ khi lên làm tổng thống, bà Thái Anh Văn đã chi ra nhiều tỷ đô la cho quốc phòng. Với phiên bản mới nhất F-16 Block 70/72 vừa mua được, Đài Loan có bước nhảy vọt. Tuy nhiên do không phải là đồng minh chính thức của Hoa Kỳ, Đài Bắc không thể sở hữu phi cơ tàng hình F-35 mới nhất. Với F-16, Washington khiến Bắc Kinh bực tức nhưng không làm thay đổi tương quan lực lượng hiện nay.
Ngoài việc bán vũ khí chiến lược cho Đài Loan, “Mỹ cử chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan, công khai thách thức Bắc Kinh” mấy lần như hôm 22/10/2018 đã cho hai chiến hạm băng qua Eo Biển Đài Loan để thi hành chiến dịch được mệnh danh là bảo vệ tự do hàng hải. Bắc Kinh đã lập tức bày tỏ thái độ «quan ngại sâu sắc» và yêu cầu Washington «cẩn thận» trong vấn đề Đài Loan.
Từ khi TT Trump lên nắm chánh quyền Mỹ, Đài Loan là cuộc đối đầu thứ hai bên cạnh vụ Biển Đông giữa Mỹ và TC ở Á châu Thái bình dương. Đài Loan trở thành  mũi dùi sát TC, Đài loan có thể phối hợp cùng Mỹ tấn công TC. Thế là Mỹ có hai mặt có thể chống TC ở Bắc Á châu Thái bình dương. Một mặt ngăn chận TC ở Eo Biển Đài Loan  sát TC và một ở Biển Đông ngăn chận TC trên con đường hàng hải huyết mạch qua Eo Biển Mã lai.
Quốc Hội Mỹ ủng hộ triệt để chiến lược này của Quân đội Mỹ. Thượng Viện Mỹ ra nghị quyết khuyến cáo chánh quyền Mỹ tăng cường giao lưu với Đài loan. Hành pháp Mỹ cho bán vũ khí hàng chục tỷ cho Đài Loan. Và Mỹ ngày 12/06/2018, còn khánh thành một cơ quan đại diện mới của Mỹ ở thủ đô Đài Bắc. Kiến trúc trị giá 256 triệu đô la. Cơ quan mặc nhiên đóng vai trò đại sứ quán của Mỹ, đã nêu bật quan hệ chiến lược Mỹ-Đài Loan trong tình hình căng thẳng tăng cao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Giới phân tích nhận định đây là «sự kiện thật» về việc Washington mặc nhiên nâng cấp ngoại giao thực tế với Đài Loan. Mỹ tăng cường, củng cố thêm sự hiện diện quân sự tại khu vực quanh Đài Loan và tương quan quốc phòng với Đài Bắc. Đây là một cứ điểm quân sự của Mỹ, một tiền đồn mạnh của Mỹ, là một mũi dùi  thứ ba, sau hai mũi  dùi Biển Đông và  Ấn độ của Mỹ một liên minh cùng Mỹ cùng phòng chống TC.
Đây là một thay đổi lớn về ngoại giao của Mỹ đối với Đài Loan. Như đã biết  ngày 12/06/1979, Mỹ thừa nhận bang giao với TQ, Mỹ tuy cắt đứt tương quan ngoại giao chính thức với Đài Loan, theo yêu cầu của TQ coi Đài Loan là một tỉnh phản động của TQ. Nhưng Mỹ vẫn tiếp tục giữ tương quan quân sự với Đài Loan. Mỹ vẫn là đồng minh quân sự mạnh mẽ nhất và là nguồn cung cấp vũ khí ngoại quốc chánh yếu cho Đài Loan. Và bây giờ Mỹ đi sát và yểm trợ quân sự mạnh cho Đài Loan.
TC la lối cứ la, con đường Mỹ đi thì Mỹ cứ tiến tới. Theo hãng tin Pháp AFP, đây là lần thứ hai trong vòng ba tháng tàu chiến Mỹ thực hiện chiến dịch được mệnh danh là «bảo vệ quyền tự do hàng hải» tại eo biển chỉ rộng 180 km nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Cho đến bây giờ sau khi TT Trump công bố Chiến Lược Ấn độ Thái binh dương thì Mỹ và đồng minh đã bố trí trận đồ cho ba mặt trận chống TC. Mặt trận Biển Đông Mỹ đã sử dụng tới pháo đài bay B 52, trên biển với hàng không mẫu hạm.
Mặt trận thứ hai là Ấn độ dương. Mỹ đã liên minh với Ấn độ trong Chiến Lược Ấn độ Thái bình dương Tư do rộng mở. Mỹ hợp tác với các đồng minh, đối tác có lập trường phòng chống TC ở Biển Đông cứng rắn như kim cương gồm Mỹ,  Nhật, Ấn và Úc. Eo Biển Mã Lai là cổ chai của con đường hàng hải huyết mạch, Ấn độ Mỹ,  Nhật, Ấn và Úc sẽ canh chừng, TC khó có thể làm Con Đường Tơ lụa trên biển qua Ấn độ dương.Và  mặt trận thứ ba là Eo Biển Đài Loan  sát nách TC như đã trình bày ở phần trên./. (VA)
https://vietbao.com/p123a298447/dai-loan-mui-dui-dai-hai-ben-hong-tc

Hong Kong: Người biểu tỉnh kêu gọi Hoa Kỳ ‘giải phóng’

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đang kêu gọi Tổng thống Donald Trump cứu giúp khi xuống đường biểu tình gần tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hong Kong.
Một số người đang mang biểu ngữ viết, “Tổng thống Trump, làm ơn hãy cứu giúp Hong Kong” và “Hãy làm cho Hong Kong được tốt đẹp trở lại”.
Các cuộc biểu tình, nay sang tuần thứ 14 liên tiếp, vẫn tiếp tục mặc dù lãnh đạo Hong Kong cuối cùng đã đáp ứng một trong những yêu cầu chính của người biểu tình.
Trung Quốc đã liên tục cảnh báo các nước khác đừng can thiệp.
Bắc Kinh nói rằng tình hình ở Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Người biểu tình hôm Chủ nhật vẫy cờ Mỹ, hát quốc ca Mỹ và hô to nhu cầu cần Hoa Kỳ “giải phóng” Hong Kong khỏi Trung Quốc.
Họ đang thỉnh cầu Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong”, vốn được các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ đang vận động để xem xét thông qua vào tuần tới.
Luật này sẽ yêu cầu Hoa Kỳ hàng năm chứng nhận mức độ Hong Kong có tự do cao để như điều kiện để duy trì quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Luật này cũng có thể khiến các quan chức Trung Quốc hứng chịu các lệnh thanh trừng của Hoa Kỳ nếu họ bị phát hiện chịu trách nhiệm cho việ đàn áp các quyền tự do của Hong Kong.
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
Thủ tướng TQ ủng hộ HK chấm dứt biểu tình ‘hỗn loạn’
Hong Kong: Người biểu tình nhắm vào sân bay quốc tế
Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Biểu tình Hong Kong lan rộng trên toàn cầu
Hôm thứ Tư, Trưởng Đặc khu Hành chính Carrie Lam đã rút lại dự luật gây tranh cãi, nhưng điều đó chưa đủ khiến người biểu tình hài lòng.
Joshua Wong, nhà hoạt động dân chủ, nói ngay hôm thứ Tư rằng các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục cho tới ít nhất 1/10, ngày Quốc khánh Trung Quốc và bãi bỏ dự luật dẫn độ chỉ là một trong năm yêu cầu.
“Chúng tôi không bằng lòng với việc Carrie Lam, lãnh đạo Hong Kong thông báo rút lại dự luật dẫn độ. Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày chúng tôi có bầu cử tự do”, Joshua nói trong buổi họp báo tại Đài Bắc.
Dự luật được đưa ra hồi tháng Tư có nội dung cho phép việc dẫn độ các nghi phạm phạm tội hình sự về Trung Hoa lục địa.
Năm đề xuất của người biểu tình gồm bãi bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình, bầu cử tự do dân chủ cho Hong Kong, bỏ thuật ngữ ‘bạo động’ khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bãi bỏ các cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong tháng Tám, Trung Quốc đã liên hệ các cuộc biểu tình với chủ nghĩa khủng bố, cảnh cáo người biểu tình chớ “coi nhẹ giải pháp cứng rắn” từ chính quyền Bắc Kinh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49627373

Cảnh sát Hong Kong

chặn được biểu tình gây gián đoạn sân bay

Cảnh sát Hong Kong đã ngăn chặn được một vụ gián đoạn khác tại sân bay gây ra bởi những người biểu tình ủng hộ dân chủ nhưng phải chiến đấu với người biểu tình tại các ga tàu điện ngầm vào ngày thứ Bảy, trong khi tình trạng bất ổn kéo dài hàng tháng không có dấu hiệu suy giảm ngay cả sau khi chính phủ đưa ra một ngày nhượng bộ vài ngày trước đó.
Cảnh sát dựng các chốt kiểm tra trên đường và khám xét đồ đạc của hành khách trên xe lửa và xe buýt đến sân bay để loại người biểu tình ra. AP cho biết một phóng viên của họ tại một khu vực gần sân bay chứng kiến ít nhất hai hành khách xe buýt bị còng tay và dẫn đi sau khi cảnh sát tìm thấy khẩu trang trong túi của họ.
Dịch vụ tàu tốc hành đến sân bay bị hạn chế, chạy đến và đi từ trung tâm thành phố Hong Kong nhưng bỏ qua tất cả các nhà ga ở giữa. Chỉ những người có vé máy bay mới được cho phép vào nhà ga sân bay, và những người lảng vảng xung quanh nhà ga xe buýt kế cận đều bị đuổi đi, theo AP.
Hàng trăm người biểu tình tức giận, nhiều người đeo khẩu trang, hội tụ về một ga tàu điện ngầm ở khu vực Tung Chung gần sân bay. Họ hô vang những khẩu hiệu và gọi cảnh sát là “kẻ giết người” vì điều mà họ cáo buộc là hành động tàn bạo đối với người biểu tình suốt ba tháng biểu tình mà đã trở nên ngày càng bạo lực.
Các cửa hàng đóng cửa và ga tàu điện ngầm đóng cửa vào buổi tối khi tình hình trở nên căng thẳng. Người biểu tình tràn ra đường sau khi cảnh sát chống bạo động trang bị dùi cui đối đầu với họ, với nhiều người bị câu lưu.
Sân bay của Hong Kong, là sân bay nhộn nhịp thứ tám trên thế giới, là mục tiêu thường xuyên trong suốt mùa hè biểu tình, khởi nguồn từ một dự luật dẫn độ mà theo đó tội phạm hình sự được gửi đến Trung Quốc đại lục để xét xử. Nhiều người coi dự luật là một cho thấy rõ ràng quyền tự trị ở Hong Kong đang bị xói mòn kể từ khi cựu thuộc địa này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam tuyên bố hôm thứ Tư rằng chính phủ của bà sẽ rút lại dự luật, nhưng điều đó đã không xoa dịu được người biểu tình. Họ đã mở rộng mục tiêu để bao gồm các vấn đề khác.
Ngoài đòi hỏi rút lại dự luật, người biểu tình còn đòi một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc cảnh sát có hành động tàn bạo, phóng thích vô điều kiện những người bị giam giữ trong các cuộc biểu tình, không mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn và bầu cử trực tiếp nhà lãnh đạo Hong Kong.
Bà Lam đã bác bỏ những đòi hỏi đó.
Các cuộc biểu tình không có dấu hiệu thoái trào. Người biểu tình dự định tuần hành tới đại sứ quán Mỹ để hô hào sự ủng hộ quốc tế.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-hong-kong-chan-duoc-bieu-tinh-gay-gian-doan-san-bay/5074301.html

Nhà hoạt động Hong Kong Hoàng Chi Phong

bị bắt lại sau chuyến đi Đài Loan

TTO – Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) xác nhận mình bị bắt lại vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh sau khi trở về Hong Kong từ một chuyến đi Đài Loan.
Phát biểu công khai đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc về Hong Kong
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam: ‘Tôi chưa bao giờ nộp đơn từ chức’
Hong Kong bắt 3 nghị sĩ ‘chống đối chính quyền’
Hãng tin AFP ngày 8-9 dẫn lời Hoàng Chi Phong, cựu thủ lĩnh phong trào sinh viên biểu tình năm 2014, cho biết anh bị bắt sáng cùng ngày.
“Tôi bị cảnh sát bắt vì vi phạm các điều kiện bảo lãnh sáng nay tại hải quan sân bay và tôi đang bị giam giữ” – nhà hoạt động 22 tuổi cho biết trong thông báo từ Đảng chính trị Demosisto do anh đồng sáng lập.
Hoàng Chi phong vừa có chuyến đi Đài Loan để gặp một số chính trị gia địa phương và có một số phát biểu.
Tuy nhiên, nhà hoạt động Hong Kong cho rằng việc bắt giữ chỉ là một sự cố quy trình vì tòa án đã chấp thuận các chuyến đi nước ngoài của anh.

“Tôi hi vọng sẽ được phóng thích sau phiên tòa sáng mai vì vậy các bạn đừng quá lo lắng” – Hoàng Chi Phong cho biết.
Cảnh sát Hong Kong chưa đưa ra bình luận nào.
Hoàng Chi Phong vừa được bảo lãnh hôm 30-8 sau khi bị bắt và cáo buộc tổ chức tụ tập bên ngoài các trụ sở cảnh sát hồi tháng 6-2019. Vụ xử được hoãn lại đến tháng 11-2019.
Hồi đầu năm, nhà hoạt động này đã ngồi tù hai tháng vì các cáo buộc liên quan đến phong trào biểu tình năm 2014.
Tình trạng bất ổn ở đặc khu hành chính Hong Kong bắt đầu leo thang từ giữa tháng 6-2019 cho đến nay khi người dân xuống đường biểu tình liên tiếp nhằm phản đối dự luật dẫn độ (hiện dự luật này đã bị rút lại), vốn cho phép dẫn độ những người phạm tội ở Hong Kong sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Báo China Daily ngày 30-8 cho biết những binh sĩ Trung Quốc đóng quân ở Hong Kong sẽ “không có lý do ngồi yên” nếu tình hình ở đặc khu hành chính này trở nên tồi tệ hơn.
Trần Phương
https://tuoitre.vn/nha-hoat-dong-hong-kong-hoang-chi-phong-bi-bat-lai-sau-chuyen-di-dai-loan-20190908184120673.htm

Viện Khổng Tử: Cánh tay nối dài

của mạng lưới tuyên truyền Trung Quốc

By Pratik JakharBBC Monitoring
Theo Trung Quốc, các Viện Khổng Tử là “cầu nối củng cố tình bạn” giữa đất nước này và thế giới.
Nhưng đối với giới chỉ trích, các học viện do chính phủ điều hành này, vốn cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài – là cách để Bắc Kinh truyền bá tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy, can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường và thậm chí theo dõi sinh viên.
Trong những tuần gần đây, một loạt các trường đại học trên khắp thế giới đã đóng cửa các chương trình của các viện Khổng Tử.
Tại Úc, một cuộc điều tra thậm chí đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống nước ngoài can thiệp hay không.
GS Địch: ‘Tiếng Anh chỉ là phương ngữ của Hán’
Ký hiệu bàn tay khiến giới chức TQ lo lắng
7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
Thúc đẩy ‘Cách mạng Khổng Tử’
Mở cửa cho công chúng, Học viện Khổng Tử quảng bá tiếng Trung Quốc nhưng cũng có các lớp học về văn hóa, từ thư pháp đến nấu ăn và cả thái cực quyền. Họ tài trợ trao đổi giáo dục và tổ chức các sự kiện và bài giảng công cộng.
Viện Khổng tử đầu tiên được mở vào năm 2004 tại Hàn Quốc, và theo dữ liệu chính thức, có 548 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới vào cuối năm ngoái, cũng như 1.193 phòng học Khổng Tử có trụ sở tại các trường tiểu học và trung học.
Shikha Pandey, giáo viên viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai ở Ấn Độ, nói với BBC rằng họ có sinh viên đến từ mọi tầng lớp, ngành nghề bao gồm ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, sinh viên đại học và người về hưu.
“Họ chỉ có một động lực rõ ràng là học tiếng Trung Quốc để tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp của họ”, cô nói.
Các viện Khổng Tử là liên doanh giữa trường học hoặc đại học đối tác ở nước ngoài và Hanban, một cơ quan gây tranh cãi thuộc Bộ giáo dục Trung Quốc. Nó sẽ giám sát các hoạt động của viện Khổng Tử và cung cấp một phần kinh phí, nhân sự và các hỗ trợ khác.
Được hỗ trợ bởi nguồn tài trợ lớn từ chính phủ, Trung Quốc đặt mục tiêu có khoảng 1.000 học viện như vậy vào năm 2020 trong cái mà họ gọi là “cuộc cách mạng Khổng Tử” nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi tiếng Trung ngày càng tăng ở nước ngoài.
Giảng dạy văn hóa hay tuyên truyền?
Trang web Hanban cho biết tất cả các viện phải tuân theo hiến pháp viện Khổng Tử, và không tham gia vào các hoạt động không phù hợp với “nhiệm vụ” của họ.
Cô Pandey, từ viện Khổng Tử ở Mumbai, cho biết cô không tìm thấy bất kỳ thông tin tuyên truyền trực tiếp nào trong chương trình giảng dạy.
Đại học Công nghệ Queensland nói với BBC rằng viện Khổng Tử trong khuôn viên trường chỉ mang tính giáo dục và “không có gì về hoạt động của viện Khổng tử có thể xác định là tuyên truyền cho Trung Quốc và cũng không đe dọa tự do học thuật”.
Nhưng mặc dù cả viện Khổng Tử và chính phủ Trung Quốc đều phủ nhận, các nhà phê bình cho rằng các quy tắc của viện Khổng Tử về cơ bản là các chủ đề như Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn được coi là ngoài giới hạn.
Matt Schrader, một nhà phân tích Trung Quốc thuộc Liên minh Bảo vệ Dân chủ tại Quỹ Marshall của Đức, khẳng định rằng các Học viện Khổng Tử thực sự là “công cụ tuyên truyền”.
“Chúng là nền tảng cho một đảng độc tài về cơ bản thù địch với các ý tưởng tự do như tự do ngôn luận và tự do tìm hiểu để tuyên truyền thông điệp được nhà nước phê duyệt,” ông nói.
“Và vì Đảng Cộng sản Trung Quốc không có báo chí tự do hay pháp quyền để kiểm tra việc sử dụng quyền lực, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các viện Khổng Tử được sử dụng cho các hoạt động bí mật không phù hợp như thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện cho nghiên cứu quân sự.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong báo cáo năm 2019 về Trung Quốc: “Các viện Khổng Tử là phần mở rộng của chính phủ Trung Quốc vốn kiểm duyệt một số chủ đề và quan điểm trong các tài liệu khóa học trên cơ sở chính trị, và xem xét các hoạt động tuyển dụng trên cơ sở về lòng trung thành chính trị.”
Các viện nghiên cứu đã bị cáo buộc gây áp lực, buộc các trường đại học đối tác phải im lặng hoặc kiểm duyệt các cuộc thảo luận về các chủ đề được coi là gây tranh cãi của Bắc Kinh.
Ví dụ, tại một hội nghị ở Bồ Đào Nha vào 2014, người đứng đầu Hanban, Xu Lin, đã nói với nhân viên xóa các tài liệu tham khảo về Đài Loan ra khỏi chương trình hội nghị trước khi nó được phân phát cho những người tham gia.
Năm 2018, một diễn giả chính tại Đại học Savannah ở Mỹ đã có một tài liệu tham khảo về Đài Loan nhưng bị xóa theo yêu cầu của đồng giám đốc của viện Khổng tử của trường đại học.
Trung Quốc lập luận rằng các viện Khổng Tử không khác gì các trung tâm văn hóa được điều hành bởi các quốc gia khác, chẳng hạn như Hội đồng Anh và Viện Cervantes của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, chính các quan chức Trung Quốc trong quá khứ đã thừa nhận rằng các viện Khổng tử “là một phần quan trọng trong bộ máy tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”.
Ảnh hưởng ở Úc
Vào tháng Bảy, truyền thông Úc đưa tin rằng các trường đại học địa phương tổ chức các viện Khổng Tử đã ký các thỏa thuận cho phép Trung Quốc ra quyết định về việc giảng dạy tại các cơ sở này.
Sau đó, vào cuối tháng 8, New South Wales tuyên bố họ đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình do viện Khổng tử điều hành tại các trường học của mình.
Một đánh giá về giáo dục ở bang này cho biết, mặc dù không có bằng chứng về “ảnh hưởng chính trị thực tế”, một số yếu tố “có thể làm nảy sinh nhận thức rằng Viện Khổng Tử đang hoặc có thể tạo điều kiện cho ảnh hưởng của ngoại bang không phù hợp”.
Việt-Trung giao lưu văn hóa và ca ngợi Nho giáo
Sinh viên TQ đại lục ‘tấn công’ sinh viên Hong Kong ở Úc
Video Trung Quốc ‘phân biệt chủng tộc’ gây tức giận
“Người của chính phủ nước ngoài làm việc cho trụ sở cơ quan của chính phủ này là một chuyện, người từ một quốc gia độc đảng vốn kiểm duyệt ở trong chính quốc gia của họ làm việc trong trụ sở cơ quan ở một nơi có hệ thống dân chủ là một chuyện khác,” bản đánh giá kết luận.
Trung Quốc nói quyết định của bang New South Wales là thiếu tôn trọng và không công bằng đối với sinh viên địa phương và kêu gọi Úc không “chính trị hóa các dự án trao đổi thông thường”.
Những người biểu tình tại Đại học Queensland cũng yêu cầu đóng cửa viện Khổng tử ở đó, đặc biệt sau khi các sinh viên thiên Trung Quốc đụng độ với các sinh viên khác vốn tập hợp để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Đáp lại, trường đại học này khẳng định rằng “tự do học thuật và tự trị về học thuật là không thể thương lượng được”.
Động thái của bang New South Wales xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc trong chính trị và xã hội Úc.
Chính phủ Úc hiện đã thành lập một đội đặc nhiệm để hạn chế các nỗ lực của chính phủ nước ngoài can thiệp vào các trường đại học địa phương. Một cuộc điều tra cũng đang được tiến hành xem liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học Úc và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp hay không.
Mối quan tâm toàn cầu đang gia tăng
Một số trường đại học nước ngoài – từng đón nhận các viện Khổng Tử với vòng tay rộng mở – giờ đang phải suy nghĩ lại về quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh này.
Đại học Arizona và San Diego là hai trong những trường mới nhất trong chuỗi các trường đại học ở Mỹ đóng cửa các viện Khổng Tử trong những tháng gần đây. Việc đóng cửa tương tự đã diễn ra ở Anh, Pháp, Thụy Điển và Đan Mạch. Tỉnh New Brunswick của Canada cũng đã tuyên bố loại bỏ một số chương trình Khổng Tử ra khỏi các trường công lập.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không còn tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc tại các trường đại học có viện Khổng Tử.
Alex Joske, một nhà phân tích tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nói rằng các viện Khổng Tử “đóng vai trò là kênh để Bắc Kinh xây dựng ảnh hưởng lớn hơn đối với các trường đại học nói chung”.
Nhưng việc cắt đứt hoàn toàn với các viện Khổng Tử có thể không phải là phương pháp đúng đắn, ông nói
“Thay vì đóng cửa các Viện Khổng Tử, chính phủ nên hợp tác với các trường đại học để đảm bảo họ có cơ chế nội bộ hiệu quả để chống lại sự can thiệp của nước ngoài,” ông nói.
“Các trường đại học và chính phủ cũng nên tìm cách tăng tài trợ cho các chương trình tiếng Trung Quốc để giảm sự hấp dẫn của các Viện Khổng Tử và đầu tư vào chuyên môn cao hơn về Trung Quốc.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49624705

Vì sao ký hiệu bàn tay hình chữ ‘OK’

lại khiến giới chức TQ lo lắng?

By Kerry AllenBBC Monitoring
Một video đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một cô gái sử dụng một ký hiệu bằng tay rất thông minh để báo hiệu cô cần giúp đỡ.
Ký hiệu này dần trở thành một cơn sốt và khiến giới chức Trung Quốc vô cùng lo ngại.
Trong video, một cô gái trẻ được trông thấy đang được hộ tống bởi một người đàn ông trong sân bay. Không thể kêu cứu, cô làm một cử chỉ tay trông giống như chữ “OK”.
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
Điều này cảnh báo một người đi ngang qua và người này ngay lập tức tranh cãi với người đàn ông, và giúp những người khác nhận ra cô gái đang bị giữ trái ý muốn. Cô gái sau đó được đoàn tụ với bố mẹ.
Vậy tại sao video này lại tạo ra một phản ứng lớn như vậy trên mạng xã hội Trung Quốc, và khiến chính quyền rất khó chịu?
Ký hiệu này có nghĩa là gì?
Với phần lớn thế giới, cử chỉ “OK” được hiểu theo nghĩa khá tích cực, nhưng chỉ cần úp lòng bàn tay vào ngực và nó trở thành một thông điệp khác ở Trung Quốc – con số “110″.
Đây chính là số đường dây nóng của cảnh sát Trung Quốc.
Video này thật ra là một video dàn dựng để chỉ cách những người bị bắt cóc, bắt giữ trái ý muốn có thể xin giúp đỡ.
Ở cuối video, một người đàn ông nhìn thẳng camera nói với khán giả “hãy truyền tải ký hiệu này” để nhiều người có thể ra hiệu nếu họ cần sự giúp đỡ trong trường hợp bị “cưỡng ép, bị bắt cóc, hay lo sợ cho tính mạng bản thân”.
Giới chức không thích điều này
Video này được phát trên các thông điệp công cộng nên nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng nó có được sự ủng hộ của cảnh sát.
Tờ Nhật báo kinh tế Thành Đô cho biết các video đang được chia sẻ trên TikTok, cho rằng lực lượng cảnh sát là phía thực hiện video này. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của video này đến giờ vẫn là một bí ẩn.
Truyền thông chính thống đang liên tục chia sẻ lời chỉ trích của Piyao, kênh xác nhận thông tin thất thiệt của giới chức Trung Quốc, rằng video này đã gây hiểu làm và lực lượng cảnh sát không hề liên quan.
“Cử chỉ này như này là vô nghĩa nếu là một dấu hiệu cảnh báo,” Piyao nói và lập luận rằng ký hiệu này thực sự có thể phản tác dụng.
Piyao nói rằng nó “chưa bao giờ công khai hoặc quảng bá một phương thức báo động như vậy ở nơi công cộng” và kêu gọi độc giả tuân theo phương pháp gọi cảnh sát truyền thống nếu họ cần hỗ trợ hoặc nghi ngờ người khác cần giúp đỡ.
Người dùng mạng xã hội nghĩ gì?
Bất chấp việc giới chức phủ nhận liên quan đến video này và chiến dịch quảng bá video này trên Tiktok, đang có một cuộc tranh luận lớn nổ ra về việc liệu ký hiệu này có thực sự hiệu quả trong việc giúp người dân Trung Quốc hiểu được ai đó đang bị đe dọa.
Một số người trên các trang blog nổi tiếng trên Sina Weibo nói rằng “việc hét lên để xin giúp đỡ còn thực tế hơn việc ra dấu hiệu cử chỉ” và những người khác lưu ý rằng tín hiệu đơn giản này có thể “đánh lừa” và có thể dẫn đến những can thiệp vô tình khi không cần thiết.
Nhưng ở một đất nước nơi có sự kiểm soát độc đoán chặt chẽ và người dân không thể tự do nói chuyện, một số người đang ca ngợi hành động tưởng chừng nhỏ nhặt này để thu hút sự chú ý nếu ai đó bị cưỡng ép.
“Trên thực tế, loại cử chỉ này thực sự có thể được quảng bá để được giúp đỡ mọi người trong nước”, một người dùng nói.
“Miễn là mọi người đều đồng tình, chúng ta vẫn có thể sử dụng nó, điều này vẫn còn có thể,” một người khác nói. “Miễn là chúng ta đoàn kết trong sự hiểu biết của chúng ta.”
Con số – biểu tượng của sự chống đối
Những con số từ lâu đã chứng minh là một cách hiệu quả để người dùng mạng truyền thông xã hội chỉ trích chính quyền, tránh né các nhà kiểm duyệt của chính phủ, những người thường xuyên sàng lọc những từ nhạy cảm trên mạng xã hội.
Nhiều người đã tìm mọi cách nói về vụ thảm sát ở Thiên An Môn năm 1989 mà chính phủ đã tìm cách kiểm duyệt chặt chẽ trong ba thập kỷ qua – bằng cách sử dụng các chuỗi số như “46″ (4 tháng 6), “64″ (4 tháng 6) hoặc “1989″.
Các nhà chức trách đã cảnh giác với các chuỗi số này và đã kiểm duyệt nhiều trong số này. Nhưng sự kiểm duyệt nghiêm ngặt dẫn đến một số bài viết vô thưởng vô phạt bị xóa.
Khi ca sĩ người Mỹ Taylor Swift – vốn rất nổi tiếng ở Trung Quốc – phát hành album 1989, chính phủ đã phải vật lộn để sàng lọc các bài đăng đề cập đến âm nhạc của cô với những bài có thể đề cập đến sự kiện gây tranh cãi nhất trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.
Con số là cách biểu tình
Những con số mật mã và cử chỉ bằng tay đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong việc giúp người biểu tình ở Hong Kong liên kết.
Người dùng mạng đã có thể lên tiếng chỉ trích lãnh đạo của họ trong những năm gần đây bằng gọi họ bằng số phiếu bầu của họ.
Do đó, “777″ đã trở thành một biệt danh cho Đặc khu trưởng hiện tại của Hong Kong bà Carrie Lam. Người tiền nhiệm của bà, CY Leung, được gọi là “689″.
Khi các cuộc biểu tình vẫn đang thống trị Hong Kong trong những tháng gần đây, những người biểu tình đã có thể tự tổ chức bằng cách truyền tín hiệu tay qua các đám đông.
Những tấm ảnh đồ họa về các ký hiệu bằng tay nếu họ cần các vật dụng như mặt nạ mắt, mũ bảo hiểm hoặc mặt nạ, đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội như Twitter.
Đó là lý do tại sao một cử chỉ tay nhỏ bé, dường như vô hại, lan truyền ở Trung Quốc đại lục và nhận được sự ủng hộ lớn của công chúng, lại khiến chính quyền lo sợ đến như vậy.
Bài gốc của BBC Monitoring.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49575464

Chậm đàm phán,

TQ chịu thiệt bao nhiêu từ thuế quan Mỹ?

Đặc phái viên của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào đầu tháng 10 chứ không phải là tháng 9 như dự định để nối lại cuộc đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến thuế quan đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Đặc phái viên của Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào đầu tháng 10 chứ không phải là tháng 9 như dự định để nối lại cuộc đàm phán nhằm chấm dứt một cuộc chiến thuế quan đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố: “Sáng 5.9, ông Lưu Hạc, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc trong Đối thoại Kinh tế Toàn diện Trung Quốc – Mỹ, đã nói chuyện với Đại diện Thương mại Mỹ Wright Heze và Bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Hai bên đã nhất trí tổ chức vòng 13 cuộc tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao Trung Quốc – Mỹ tại Washington vào đầu tháng 10, trong khi hai bên sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ. Hai phía sẽ tiến hành các cuộc tham vấn nghiêm túc vào giữa tháng 9 để chuẩn bị đầy đủ cho tiến trình thực chất của các cuộc tham vấn cấp cao. Hai bên nhất trí rằng họ nên làm việc cùng nhau và có những hành động thiết thực để tạo điều kiện thuận lợi cho tham vấn. Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch Cương và Phó Giám đốc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Ninh Cát Triết đã tham dự cuộc điện đàm”.
Chỉ số thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã tăng 1% sau thông báo. Chỉ số Nikkei tăng 2,1% và chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc tăng 0,8%. Mặc dù phản ứng của thị trường là hồ hởi nhưng đó mới chỉ là phản ứng quay đầu nhất thời mà thôi vì trong thời gian tới, mọi thứ rất khó đoán định. Ngay cả một cuộc gặp vào tháng 10 cũng không hẳn đã là phao cứu sinh giữa giông tố khủng hoảng quan hệ hai nước hiện giờ.
Thực ra vòng 13 cuộc tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao Mỹ – Trung vốn được lên kế hoạch từ tháng 9 nhưng sau cuộc gặp gỡ vòng 12 tại Thượng Hải thất bại, quan hệ hai bên căng thẳng đến mức chỉ có trả đũa và chỉ trích mà không đả động gì đến cuộc gặp tháng 9. Việc lùi sang tháng 10 tuy là động thái đột phá nhưng nó cũng cho thấy 2 bên rất dè dặt và đang vờn nhau, đánh giá đối thủ để mặc cả mức giá tốt nhất cho mình. Và riêng với Trung Quốc, không tổ chức cuộc gặp trong tháng 9 là điều đáng thất vọng.
Nếu tổ chức đúng tháng 9, Trung Quốc có thể thoát mốc 1.10. Đó không chỉ là ngày Quốc khánh long trọng kỷ niệm 70 năm thành lập nước mà còn là ngày Mỹ gửi Trung Quốc “món quà” nâng thuế lên từ 25% sang 30% với khối hàng trị giá 250 tỉ USD. Nếu hai bên thực sự thiện chí để đi đến việc tìm tiếng nói chung thì việc giải quyết bế tắc phải làm từ trước tháng 10.
Ngay trong cuộc họp báo tiến hành hôm qua của Bộ Thương mại Trung Quốc, phóng viên của Bloomberg News đã đặt câu hỏi: “Có thời gian cụ thể nào cho cuộc họp tháng 10 không? Vậy khi hai bên đã quyết định tổ chức một cuộc họp thì liệu Mỹ sẽ hoãn các mức thuế sẽ có hiệu lực vào ngày 1.10 không?”
Phát ngôn viên Bộ thương mại Trung Quốc là ông Cao Phong trả lời: “Trung Quốc kiên quyết phản đối leo thang cuộc chiến thương mại, mà không có lợi cho Trung Quốc, không có lợi cho Mỹ, không có lợi cho thế giới. Tôi tin rằng mọi người đều nhận thấy rằng trong cuộc gọi sáng nay (5.9), cả hai bên đã đồng ý rằng họ nên làm việc cùng nhau và có những hành động thiết thực để tạo điều kiện thuận lợi cho bước tham vấn tiếp theo. Liên quan đến các chi tiết cụ thể của tham vấn mà bạn đã đề cập, nếu có thêm thông tin, chúng tôi sẽ thông báo kịp thời. Cảm ơn bạn”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30267-cham-dam-phan-tq-chiu-thiet-bao-nhieu-tu-thue-quan-my.html

Đoạn tuyệt nông sản Mỹ,

người TQ tìm kiếm nguồn thực phẩm ở đâu?

Các mặt hàng Trung Quốc thường xuyên nhập khẩu của Mỹ như tôm hùm, thịt lợn, lúa mì, đậu tương bị áp thuế cao buộc các nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn thay thế.
Vào đầu mùa hè, một nhóm quan chức bang Maine viết thư cho Tổng thống Donald Trump, kêu gọi hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp tôm hùm từng hái ra tiền trước thương chiến Mỹ-Trung.
“Tôm hùm của Maine là một trong những nạn nhân đầu tiên từ các đợt áp thuế đáp trả của Trung Quốc”, nhóm quan chức này viết trong thư.
Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn thứ 2 của Maine, giúp bang này kiếm về 128,5 triệu USD trong nửa cuối năm 2017.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, thị trường này gần như chết yểu, xuất khẩu tôm hùm từ Mỹ sang Trung Quốc giảm 80% trong năm 2018.
Maine ngậm ngùi đánh mất thị trường lớn nhất nhưng Trung Quốc lại không thiếu nguồn cung thay thế. Trong nửa đầu năm 2019, người Trung Quốc tìm đến tôn hùm Canada.
Cuối tuần trước, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn với tôm hùm Mỹ cùng các nhà sản xuất thực phẩm trong nhiều ngành công nghiệp khác của Washington khi mức thuế áp mới Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ có hiệu lực.
Với tôm hùm Maine đông lạnh, mức thuế hiện nay mà nó phải chịu khi xuất khẩu sang Trung Quốc là 45% sau khi tăng 10%. Đậu nành, lùa mì và thịt lợn cùng nằm trong danh sách áp thuế mới.
Với 1,4 tỷ miệng ăn, người mua Trung Quốc đang tìm tới các nguồn cung ứng thực phẩm mới từ các quốc gia có mức thuế thấp hơn, xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục nếu thương chiến với Mỹ leo thang.
Thuế quan với đậu nành Mỹ vào thị trường Trung Quốc hiện nay là 33%, cao hơn rất nhiều so với 3% của Brazil và Argentina. Đây được xem là lời giải thích hợp lý nhất cho mức tăng 77% thị phần đậu nành của Brazil tại Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước.
Argentina cũng đang rất tham vọng có thể cạnh tranh với Brazil tại Trung Quốc khi đậu nành nước này vừa trải qua một mùa bội thu.
Cùng chung cảnh ngộ với tôm hùm và đậu nành, lúa mì Mỹ cũng đang bị tụt lại so với các đối thủ trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là Canada. Canada hiện chiếm tới 60% thị phần lúa mì nhập khẩu của Trung Quốc sau khi xuất khẩu lúa mì Mỹ sang Trung Quốc sụt giảm.
Các loại bột, ngũ cốc, tinh bột, hạt lúa mì Mỹ cũng bị tăng thuế lên đến 90% trong khi thịt lợn đông lạnh Mỹ phải chịu mức thuế 72%. Thị phần mà thịt lợn của Mỹ đang được các đối thủ châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha và Đức hay quốc gia Nam Mỹ Brazil lấp đầy.
Trong khi hàng hóa Mỹ ngày càng đắt đỏ hơn với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, nhiều sản phẩm từ các nước khác trở nên hấp dẫn hơn do mức thuế thấp hơn.
Một báo cáo mới đây chỉ ra trung bình hàng xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc bị áp thuế ở mức 20,7%. Tuy nhiên, các sản phẩm cạnh tranh từ các nước khác vào Trung Quốc chỉ phải chịu mức thuế trung bình là 6,7%.  Năm 2018, các sản phẩm của Mỹ và các nước xuất khẩu khác đều phải chịu mức thuế trung bình là 8%.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30262-doan-tuyet-nong-san-my-nguoi-tq-tim-kiem-nguon-thuc-pham-o-dau.html

Đặt mục tiêu “trên trời”,

TQ dễ sập chiếc bẫy khổng lồ

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc cần những cải cách lớn nếu muốn thoát khỏi những khó khăn trong tương lai.
Tăng trưởng của Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khiến thế giới choáng ngợp với tham vọng về công nghệ cao, khoản đầu tư khổng lồ vào chất bán dẫn và tập trung chiến lược về trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, bản báo cáo mới được đăng tải bởi Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) vào ngày 26/8 cho rằng, Trung Quốc sẽ bị kìm chân bởi những chính sách giáo dục yếu kém ở vùng nông thôn, thành tựu đổi mới ít ỏi và các khoản nợ khổng lồ.
Đây là những chướng ngại vật Bắc Kinh gặp phải trên con đường theo đuổi mô hình của Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc thoát “bẫy thu nhập trung bình”, đưa quốc gia trở thành một nước giàu trước khi dân số già hóa.
“Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt bậc từ sau năm 2005, ít người chú ý tới những điều mà họ chưa làm được,” Derek Scissors, một chuyên gia của AEI và là tác giả của báo cáo, trả lời trong cuộc phỏng vấn. “Trung Quốc không thể trở nên giàu có khi mà 550 triệu người hiện vẫn đang sống trong cảnh nghèo khó ở các vùng nông thôn.”
Để minh họa rõ nét hơn, trong báo cáo, ông Scissors đã so sánh Trung Quốc với Hàn Quốc, Nhật Bản vào thời điểm khoảng 40 năm sau khi mở cửa kinh tế vào lần lượt những mốc thời gian là năm 1979, năm 1962 và năm 1946.
SCMP dẫn lời một số nhà kinh tế học cho biết những nền kinh tế xuất phát từ nghèo đói, khi đạt tới một mức phát triển nhất định và không thể vượt ra khỏi ngưỡng này, được gọi là nạn nhân của bẫy thu nhập trung bình.
Một số ví dụ có thể kể tới là Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Những nền kinh tế đã vượt khỏi giới hạn và tiếp tục đạt ngưỡng phát triển mới là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.
Ông Scissors cho biết, những thách thức ngắn hạn của Bắc Kinh – bao gồm sự trì trệ trong tăng trưởng, chiến tranh thương mại với Washington và khủng hoảng chính trị ở Hong Kong – có thể sẽ để lại hậu quả lâu dài. Vì vậy, nếu Trung Quốc muốn cải thiện tình hình thì quốc gia này cần có những cải cách mới.
Bản nghiên cứu chỉ rõ, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc kém hơn 1/2 so với Hàn Quốc và 1/3 so với Nhật Bản ở cùng thời kì phát triển.
Ông Scissors đánh giá việc Trung Quốc gần như đuổi kịp Nhật Bản ở mốc 40 năm sau thời kì mở cửa là một thành tựu đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, bối cảnh khủng hoảng sau đó ở Nhật Bản lại không quá tương đồng với Trung Quốc hiện tại.
“Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra đối với Nhật Bản vài năm sau năm 1985, khi nợ cao và sự hạn chế trong cải cách khiến kinh tế nước này bị trì trệ trong suốt 3 thập kỉ,” ông Scissors nói. Mặc dù Bắc Kinh có nhiều quyền hơn để giải quyết vấn đề trong kinh tế thị trường, nhưng nợ của Trung Quốc lại lớn hơn của Nhật Bản rất nhiều.
Các nhà kinh tế học đã cố gắng dự đoán tương lai của Trung Quốc giữa bối cảnh mô hình kinh tế của nước này đã diễn biến ngược lại với các lý thuyết kinh tế thông thường.
Nicholas Lardy, một chuyên gia tại Viện kinh tế quốc tế Peterson, nói: “Rất khó để phân tích được tình hình Trung Quốc.”
Vấn đề đáng lo ngại
Mặc dù tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều thập kỉ trở lại đây, Trung Quốc mới chỉ đạt được 30% mức kinh tế bình quân đầu người của Mỹ, trong khi Hàn Quốc đạt được 55% và Nhật Bản gần 70%. Ông Lardy nói: “Vấn đề ở đây là liệu Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh trong một thập kỉ tới hay không. Nước Mỹ đã bỏ Trung Quốc quá xa.”
Các nhà kinh tế học cũng so sánh các quốc gia dựa trên nhiều yếu tố khác, bao gồm sự khác biệt về quy mô lãnh thổ, hệ thống kinh tế và điểm khởi đầu của mỗi nước. Ông Scissors tập trung về mức tăng trưởng thu nhập của người dân thông qua hoạt động sử dụng đất, nhân công, nguồn tiền và sự đổi mới trong những thập kỉ bùng nổ về kinh tế. Ông Scissors cho rằng thu nhập trung bình của người dân là thước đo kinh tế chính xác hơn so với chỉ số GDP.
Trong những năm 1980, Trung Quốc đã thành công trong việc tăng sản lượng nông sản và đưa hàng chục triệu nông dân trở thành công nhân.
Tuy nhiên, “thu nhập ở vùng nông thôn vẫn thấp một cách đáng ngại do chính sách đất đai yếu kém” – báo cáo cho hay. Hệ thống đăng kí hộ khẩu đã khiến hàng triệu người nông dân bị trói buộc tại vùng nông thôn, không thể tiếp nhận những cơ hội giáo dục ở vùng thành thị hay làm giàu ở nơi khác.
Giữa bối cảnh dân số đang già hóa, Bắc Kinh đã khôn khéo khi chuyển đầu tư sang phát minh và tự động hóa.
Tuy nhiên, số lượng ít ỏi các bằng sáng chế (so với quy mô quốc gia), sự thiếu hụt vốn đầu tư đối với các công ty tư nhân chuyên môn về tự động hóa và sự thiếu sót trong giáo dục nhân công ở vùng nông thôn đã đặt ra những thách thức trước mục tiêu và tham vọng của Trung Quốc.
Mặc dù đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đang tăng trưởng, nhưng Trung Quốc vẫn thua kém nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc tại cùng thời điểm.
Thậm chí, dù có nhiều lợi thế Nhật Bản hiện tại vẫn chưa thể thoát khỏi sự phát triển kinh tế trì trệ khi dân số già hóa.
Alexander Wolf, một chuyên gia về chiến lược đầu tư của JP Morgan, phản đối quan điểm của ông Scissor rằng Trung Quốc đang thua xa Nhật Bản hay Hàn Quốc.
“Mọi người đều quá ám ảnh về vấn đề bẫy thu nhập trung bình, nhưng việc đạt được thu nhập trung bình cũng là điều khó khăn, hay không muốn nói là khó khăn hơn cả việc thoát khỏi bẫy,” ông Wolf nói. “Tôi nghĩ Trung Quốc đang bước đúng đường đi của ‘các con hổ Châu Á’”.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều nhận thức rõ ràng về những sóng gió mà nước này phải đối diện. Cả ba nhà nghiên cứu Lardy, Scissors và Wolf đều đồng ý rằng để đạt được mục tiêu đề ra, Trung Quốc cần cải cách ở mức độ cao hơn – bao gồm thay đổi luật pháp, tăng cường khuyến khích các công ty tư nhân và trình độ của người lao động.
Mức thu nhập bình quân đầu người là chỉ số được dùng để xếp loại nền kinh tế.Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), dựa trên giá trị năm 2010, những nước có thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 995 USD trở xuống được xếp vào nhóm nước thu nhập thấp.Nhóm quốc gia có thu
nhập bình quân đầu người từ 995 USD tới 12.236 USD là nước thu nhập trung bình.Các quốc gia có thu nhập đầu người trên 12.236 USD mỗi năm là quốc gia có thu nhập cao.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30264-dat-muc-tieu-tren-troi-tq-de-sap-chiec-bay-khong-lo.html

Thương chiến leo thang, quan chức Mỹ-Trung

 ’vật lộn’ thống nhất lịch đàm phán

Mỹ-Trung đang đấu tranh để thống nhất lịch trình đàm phán tiếp theo vào tháng này trong bối cảnh thương chiến giữa 2 nước vừa leo thang lên cấp độ mới.
Theo Bloomberg, bất chấp nỗ lực làm dịu thị trường tài chính của Tổng thống Trump và khẳng định Mỹ-Trung vẫn đang tích cực trao đổi về vòng đàm phán thương mại sắp tới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung liên quan tới các điều khoản cơ bản về việc tái tham gia vòng thương thảo tới khi cả 2 vẫn đang ngờ vực lẫn nhau.
Thời điểm các quan chức Trung Quốc tới Mỹ vẫn chưa được ấn định.
Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, trong các cuộc trò chuyện vào tuần trước, 2 bên không thống nhất được 2 vấn đề: một số yêu cầu của Mỹ cho vòng đàm phán tiếp theo và đề nghị Mỹ hoãn áp đặt mức thuế quan tới của Trung Quốc.
Washington hôm 1/9 chính thức nâng mức thuế quan với 112 tỷ USD hàng may mặc, giày dép, hàng tạp hoá của Trung Quốc từ 10% lên thành 15%. Đáp trả, Bắc Kinh cũng áp thuế từ 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ theo hai đợt, từ ngày 1/9 và 15/12.
Giữa “siêu bão thuế quan” mới, truyền thông Trung Quốc khẳng định chính phủ nước này sẵn sàng vượt qua mọi sóng gió kinh tế. Bắc Kinh sau đó cho biết đã lên kế hoạch nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về vòng áp thuế mới của Mỹ.
“Đã tới lúc Mỹ nên cân nhắc lại những suy nghĩ tồi tệ của mình đối với các động thái đối đầu với Trung Quốc. Làm việc để đảm bảo một thỏa thuận thuận thương mại sẽ là cách tiếp cận hiệu quả hơn”, tờ China Daily bình luận.
Theo Bloomberg, chính quyền Trump đang cố gắng không để các cuộc đàm phán đổ bể trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực dưới tác động của cuộc chiến thương mại được dự đoán sẽ kéo dài sau bầu cử Tổng thống Mỹ 2020.
“Chúng tôi đang nói chuyện với Trung Quốc, cuộc họp vẫn sẽ diễn ra vào tháng 9. Điều đó không thay đổi. Chúng ta cùng xem điều gì sẽ xảy ra. Nhưng chúng ta sẽ không để Trung Quốc đánh cắp tiền của chúng ta thêm nữa”, Tổng thống Trump nói hôm 2/9.
Vài ngày trước đó, ông chỉ trích lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vì phàn nàn về các mức thuế mà ông áp đặt lên Trung Quốc, cáo buộc họ kém cỏi trong quá trình quản lý công ty.
Khi nhóm họp tại G-7, ông Trump tiết lộ chuyện Trung Quốc chủ động điện tới để đề nghị Mỹ trở lại bàn đàm phán. Nhưng Bắc Kinh lại khẳng định rằng họ chưa nghe về thông tin này. Sự khác biệt trên càng cho thấy mức độ bất đồng sâu sắc đang diễn ra giữa 2 nước.
Giới quan sát cho rằng dù hiểu được kinh tế đang ngấm đòn ra sao, các quan chức Trung Quốc không muốn bị coi là khuất phục trước các đòn áp thuế mới của Tổng thống Trump. Họ vẫn đang hết sức cẩn trọng khi sắp xếp một cuộc gặp với Mỹ và theo dõi sát sao Twitter vì đây là nơi ông Trump có thể công bố các thay đổi về chiến thuật bất cứ lúc nào.
Bloomberg nhận định, vào thời điểm hiện tại, Bắc Kinh không còn nhiều đòn để đáp trả Mỹ. Mọi thứ đều trở nên khó khăn hơn mỗi khi ông Trump phá vỡ các thỏa thuận “ngừng bắn” tạm thời và bung ra các đòn tấn công mạnh mẽ hơn, từ việc tăng thuế cho tới các ngón đòn đánh vào Huawei.
“Trung Quốc có thể đã sẵn sàng một thỏa thuận với Mỹ bao gồm các giao dịch mua nông sản lớn của nước này, nhưng sẽ không phù hợp về mặt chính trị đối với Chủ tịch Tập Cận Bình khi ký kết một thỏa thuận giữ nguyên thuế nhập khẩu. Ông ấy không thể đồng ý tư nhân hóa các bộ phận của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định với quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như các doanh nghiệp nhà nước nhất định”, tờ này bình luận.
Suisheng Zhao, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ – Trung tại Trường Quốc tế học thuộc Đại học Denver cho rằng Trung Quốc đang muốn duy trì cả bộ mặt của nền kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, cả 2 đều đang bị đe dọa và Bắc Kinh đang phải đối mặt với nguy cơ thua cuộc.
Bloomberg dẫn lời 3 quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã lên sẵn kế hoạch nếu không đạt được thỏa thuận với Mỹ, bao gồm việc đưa các công ty Mỹ vào danh sách đen và tung thêm các biện pháp kính thích kinh tế. Dù vậy, đây là kịch bản tệ nhất của Bắc Kinh tính tới. Phương án mà họ mong muốn hơn vẫn là đàm phán thành công với Mỹ.
Các nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp vào tháng 9 tới đây có thể tạo tiền đề cho kịch bản này. Nhưng chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Iris Pang thuộc ING tin rằng cả 2 đều mong bên kia nhượng bộ và khi chẳng ai chịu lùi bước, có vòng đàm phán tại Washington cũng sẽ chỉ mang tính hình thức.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30263-thuong-chien-leo-thang-quan-chuc-my-trung-vat-lon-thong-nhat-lich-dam-phan.html

Không nói đến tác động của thương chiến,

kinh tế TQ cũng đầy rẫy vấn đề

Các chuyên gia cho rằng bên cạnh chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc cũng đang phải vật lộn với các vấn đề nội tại.
Trong một phiên điều trần mới đây của Quốc hội Mỹ, các chuyên gia khẳng định những thách thức cơ bản trong nội tại Trung Quốc, như nợ công cao đang đặt ra các vấn đề lớn cho các mục tiêu kinh tế dài hạn của Trung Quốc.
Theo SCMP, giới chức Trung Quốc đang bất đồng về việc có nên theo đuổi các chính sách kích thích hơn nữa nền kinh tế hay tiếp tục cải cách dựa trên thị trường trong bối cảnh Bắc Kinh phải căng sức đối phó với Washington trên mặt trận thương mại.
Phó giáo sư Victor Shih, Trường chính sách và chiến lược quốc tế, Đại học California, Mỹ tin rằng, tính tới thời điểm hiện tại, cuộc chiến thương mại đã thành công trong việc tạo chia rẽ giữa các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về cách đối phó với suy thoái kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh đã và đang bắt tay vào thực hiện một số biện pháp kích thích kinh tế, nhưng không toàn diện như trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Nến kinh tế thứ 2 thế giới cũng công bố một loạt các bước nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng chi tiêu tài khóa trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong môi trường giao dịch căng thẳng như hiện nay.
Theo ông Shih, nợ trong nước cùng với ma sát thương mại với Mỹ đang thúc đẩy chính quyền can thiệp thêm vào nền kinh tế đất nước.
Trong khi đó, ông Andrew Polk – đồng sáng lập của công ty nghiên cứu Trivium China nhận định, khi cuộc chiến thương mại kéo dài, những tác động tiêu cực thông qua thương mại, kinh tế, đầu tư và các kênh công nghệ sẽ ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, trận chiến thuế quan đã tạo ra khoảng cách giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dữ liệu thương mại được Bộ Thương mại Mỹ công bố mới đây cho thấy xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc giảm 18,2% trong 7 tháng đầu năm 2019 trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 12,3%.
Ông Polk cho biết do thuế quan, các công ty Trung Quốc bị định giá thấp hơn, nhưng tổn thất này được bù đắp sau khi Trung Quốc phá giá đồng NDT. Ông Polk tin rằng căng thẳng thương mại có thể làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc trong năm qua nhưng các yếu tố kinh tế trong nước mới là nhân tố hàng đầu đẩy Trung Quốc tới miệng hố suy thoái.
Những quan điểm này trái ngược với quan điểm của Tổng thống Trump rằng ông là người khiến kinh tế Trung Quốc lao dao.
Nhiều nhà phân tích tin rằng việc kinh tế Trung Quốc bị chững lại như hiện nay một phần là do các đòn áp thuế của Trump, nhưng cũng xuất phát một phần từ sự chậm lại của kinh tế nước này trước căng thẳng thương mại.
Theo bà Elizabeth Economy, học giả thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR), các mức thuế quan áp đặt qua lại lẫn nhau khiến giới chức Trung Quốc phải tập trung vào việc đối phó và ăn miếng, trả miếng với Mỹ thay vì cải cách kinh tế.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30261-khong-noi-noi-den-tac-dong-cua-thuong-chien-kinh-te-tq-cung-day-ray-van-de.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.