Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Biển Đông – 08/09/2019

Sunday, September 8, 2019 7:47:00 PM // ,

hac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 08/09/2019

Biển Đông: Tàu Trung Quốc quay lại Bãi Tư Chính

 thách thức Việt Nam

Phải chăng lần này Trung Quốc nhất quyết xâm chiếm khu vực gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này đã được gợi lên vào lúc giới quan sát tình hình Bãi Tư Chính ghi nhận các dấu hiệu cho thấy hôm 07/09/2019, tàu khảo sát Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 ở trên đường quay trở lại khu vực. Đây là lần thứ ba, sau khi đã rời đi qua nghỉ vài ngày tại Đá Chữ Thập (Trường Sa) hôm 04/09.
Trong một tin nhắn Twitter gởi đi sáng ngày 07/09/2019, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người theo dõi sát tình hình tại Bãi Tư Chính, đã ghi nhận: “Sau khi dừng lại vài ngày tại Đá Chữ Thập, chiếc Hải Dương Địa Chất 8 có vẻ đã sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động khảo sát tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Kèm theo tin nhắn là một sơ đồ cho thấy vị trí chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lúc 01:47 giờ quốc tế UTC, đang rời Đá Chữ Thập, hướng về khu vực Bãi Tư Chính ở phía tây, với vận tốc 10 nút.
Một tin nhắn Twitter khác từ tài khoản South China Sea News cùng ngày xác định là tàu khảo sát Trung Quốc đang rời Đá Chữ Thập với tốc độ tối đa, cùng với một số tàu hộ tống. Chiếc tàu hải cảnh khổng lồ 3901 của Trung Quốc, chủ lực trong đoàn hộ tống đã bật lại tín hiệu AIS, cho thấy vị trí gần chiếc Hải Dương Địa Chất 8.
Trên hiện trường, giáo sư Martinson ghi nhận sự hiện diện tiếp tục của giàn khoan Hakuryu 5, ở phía tây Bãi Tư Chính. Lần đầu tiên sau nhiều tuần lễ, giàn khoan đang hoạt động cho Rosneft và Việt Nam này đã bật lại tín hiệu định vị AIS.
Dĩ nhiên các thông tin nói trên từ giới quan sát không hề được Việt Nam chính thức đề cập đến, làm dấy lên tranh luận về phản ứng của Việt Nam.
Một loạt tin nhắn từ tài khoản South China Sea News ngày hôm nay, 08/09/2019 nhận định: “Rõ ràng là căn cứ vào luật quốc tế, Trung Quốc đang nhẹ nhàng xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế lại không phải là một vấn đề luật pháp, mà là vấn đề quyết tâm chính trị của giới lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Liệu họ có sẵn sàng để bị Trung Quốc trừng phạt hay không ? Nếu muốn được quốc tế giúp đỡ, Việt Nam cần công khai cho biết diễn tiến trên hiện trường để cộng đồng quốc tế có thể biết rõ hơn về tính chất nghiêm trọng của tình hình”.
Một tin nhắn khác từ tài khoản IndoPacific_SCS_Info cho rằng việc thông báo về sự vụ là điều mà chính quyền Việt Nam nên làm, nhưng lại không làm vì sợ người dân sẽ xuống đường, với những hậu quả chính trị đáng lo ngại.

Tàu TQ tiến sát bờ biển Quảng Ngãi của Việt Nam

Một tàu cần cẩu khổng lồ của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km, SCMP đưa tin sáng nay, thứ Năm ngày 5/9.
Tàu Lan Jing, được cho là tàu cần cẩu lớn nhất thế giới, đã rời thành phố ven biển Trạm Giang ở phía nam tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc hồi đầu tháng trước. Con tàu đã tới khu vực ngoài khơi của tỉnh Quảng Ngãi, vào tối thứ Ba, theo Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi chuyển động của các tàu thuyền.
Các nhà quan sát khu vực cho biết sự hiện diện của con tàu ở vị trí rất gần với bờ biển Việt Nam cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông.
Trước đó, tàu thuyền của cả hai nước đã phải đối mặt nhau khi tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc đến gần rạn san hô bãi Tư Chính do Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa vào tháng 7. Vào thời điểm cao trào, có tới 20 tàu vũ trang từ cả hai phía đã có mặt tại hiện trường, theo SCMP.
Chuyên gia cho biết sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc ở Bãi Tư Chính là nhằm ngăn chặn Việt Nam thúc đẩy lợi ích của mình trong khu vực trước khi đạt được thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tổng thống Philippines đồng ý chia tài nguyên Biển Đông với Trung Quốc
Ông Collin Koh, một thành viên nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết sự xuất hiện của tàu Lan Jing không chỉ là một “ tín hiệu chính trị”, mà còn là một hoạt động triển khai thực sự.
Ông giải thích: “Hãy tưởng tượng Việt Nam phải dàn trải lực lực lượng hàng hải có hạn của mình, không chỉ ở Bãi Tư Chính, mà còn đối với tàu Lan Jing – điều này có thể làm phức tạp tình hình đối với Việt Nam, quốc gia vốn đã bất cân xứng với Trung Quốc về năng lực hàng hải”.
Ông Koh bình luận: “Những gì Trung Quốc đang làm có thể kích động một phản ứng nội địa dữ dội hơn từ Việt Nam, buộc giới chính trị Việt Nam phải hành động, điều này có thể bao gồm việc cho phép thể hiện tình cảm dân tộc vào bức tranh như một sự kháng cự đối với hành động mới này của Trung Quốc”.
Lan Jing thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (Cnooc), được trang bị một cần cẩu công suất 7.500 tấn, một cần cẩu bổ sung với công suất 4.000 tấn và móc phụ 1.600 tấn. Con tàu treo cờ Hồng Kông, từng được triển khai trong một số dự án lắp đặt các giàn khoan dầu lớn và các cấu trúc ngoài khơi khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.