Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 21/08/2019

Wednesday, August 21, 2019 7:25:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 21/08/2019

Trump xem xét giảm thuế để thúc đẩy kinh tế Mỹ

Tổng thống Donald Trump xác nhận ông đang xem xét tạm thời cắt giảm thuế thu nhập cá nhân để giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ.
Các quan chức Nhà Trắng trước đó đã bác bỏ các thông tin rằng chính quyền đang thảo luận về động thái này.
Nhưng khi trao đổi với các phóng viên, tổng thống đã nói “thuế thu nhập cá nhân là điều mà chúng tôi nghĩ đến, và rất nhiều người muốn thấy điều đó”.
Người làm việc tại Mỹ trả thuế thu nhập cá nhân để đóng góp cho quỹ bảo hiểm y tế, an sinh xã hội và lương hưu.
Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo vì lo suy thoái kinh tế
Ông Trump hoãn áp thuế với một số hàng TQ
Đồng bảng yếu thúc đẩy khách du lịch đến nước Anh
Ông Trump trấn an nỗi lo suy thoái kinh tế Hoa Kỳ
Ông Trump vẫn đang đề cao nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây dù rằng ngày càng có nhiều lo ngại về viễn cảnh suy thoái. “Chúng tôi đang ở rất xa suy thoái,” ông nói với các phóng viên.
Một nền kinh tế mạnh được coi là chìa khóa cho triển vọng tái đắc cử của ông năm 2020, nhưng căng thẳng thương mại với Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về một sự chững lại sắp xảy ra.
Cắt giảm thuế khi tổng thống nhậm chức đã giúp thúc đẩy nền kinh tế và làm tăng giá cổ phiếu ở Phố Wall. Nhưng nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng tác động của những cắt giảm đó đang bắt đầu mất dần tác dụng.
Tổng thống nói: “Chúng tôi đang xem xét các khoản giảm thuế khác nhau. Giảm thuế là một trong những lý do tại sao chúng ta ở vị thế kinh tế mạnh mẽ như vậy.”
Ông cũng đề nghị chính quyền của ông đang xem xét khả năng cắt giảm thuế lãi về vốn (CGT), nhưng nhấn mạnh rằng chưa có gì là chắc chắn. Một động thái như vậy sẽ có khả năng sẽ vấp phải sự phản đối từ đảng Dân chủ trong Quốc hội.
Lãi suất
Tổng thống một lần nữa ép Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất. Trước đây, ông đã kêu gọi cắt giảm lãi suất 1%.
Ông Trump cũng nói về việc căng thẳng thương mại với Trung Quốc, ám chỉ rằng một thỏa thuận với Bắc Kinh vẫn có thể có trong tương lai.
“[Nền kinh tế] của Trung Quốc đã trai qua năm tồi tệ nhất trong 27 năm. Họ muốn thỏa thuận với chúng ta, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng tôi chưa sẵn sàng để thực hiện một thỏa thuận trừ khi họ cũng thực hiện đúng luật chơi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49404470

Chủ doanh nghiệp ‘đổi tiền lấy thẻ xanh’

bị truy tố vì lừa 110 triệu USD

Thomas Henderson, người California, Mỹ, bị bắt hôm thứ Ba 20/8 với cáo buộc lừa gạt nhiều người Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác tìm cách định cư ở Hoa Kỳ.
Ông Henderson bị cáo buộc đã huy động hơn 110 triệu đô la từ hơn 200 nhà đầu tư nước ngoài tìm cách định cư trú ở Hoa Kỳ theo chương trình thị thực EB-5, nhưng sau đó đã chuyển tiền vào các dự án đầu tư tư nhân, gây hại đến hơn 2.000 việc làm ở miền bắc California, theo cáo trạng của bồi thẩm đoàn công bố hôm 20/8.
Ông Henderson, 70 tuổi, và hai đồng phạm, Kexing Hu và Cooper Lee, bị buộc tội có âm mưu chi tiêu sai mục đích tiền của các nhà đầu tư nước ngoài; nói dối với các nhà đầu tư nước ngoài về việc sử dụng ngân quỹ của họ; và khai báo sai với Vụ Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, là cơ quan quản lý chương trình EB-5.
Hai ông Henderson và Lee bị bắt sáng 20/8. Hu, người điều hành văn phòng ở Thượng Hải của Henderson và là người mời chào các nhà đầu tư ở Trung Quốc, hiện vẫn chưa bị bắt.
Cả ba phải đối mặt với nhiều cáo buộc, bao gồm gian lận về chuyển tiền, âm mưu phạm tội chống lại Hoa Kỳ và khai gian.
Năm 2011, Henderson lập ra Trung tâm Vùng San Francisco để thu hút tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài theo chương trình EB-5.
Theo cáo trạng, từ năm 2011 đến 2016, Henderson và Hu huy động được hơn 110 triệu đô la từ hơn 200 nhà đầu tư chủ yếu là người Trung Quốc. Các nhà đầu tư khác là công dân Ấn Độ và Việt Nam.
Chương trình EB-5 được Quốc hội lập ra vào năm 1990 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm ở Hoa Kỳ bằng cách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Theo chương trình này, công dân nước ngoài có thể được trao quyền thường trú nhân khi họ đầu tư tối thiểu 500.000 đến 1 triệu đô la vào một doanh nghiệp Hoa Kỳ tạo ra ít nhất 10 việc làm.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-doanh-nghiep-doi-tien-lay-the-xanh-bi-truy-to-vi-lua-110-trieu-do-la/5051242.html

Kinh tế Mỹ đang tiến đến suy thoái?

Trong khi Tổng thống Trump vẫn khẳng định rằng ‘kinh tế Mỹ tốt hơn bao giờ hết’, ngày càng có dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang đến chỗ suy thoái. Một kinh tế gia nhận định với VOA rằng nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài với cường độ hiện nay thì có khả năng kinh tế Mỹ ‘sẽ rơi vào suy thoái sau hơn 12 tháng nữa’.
Các nhà kinh doanh lo sợ
Một số nhà kinh tế đang kinh doanh ở Mỹ đã tỏ ra hoàn toàn lo ngại về rủi ro của một số chính sách kinh tế của Tổng thống Donald Trump đến nỗi họ cho là sẽ có suy thoái ở Mỹ ở Mỹ vào cuối năm 2021.
Trong một báo cáo được công bố hôm 19/8, 34% phần trăm các nhà kinh tế được Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia (NABE) khảo sát cho biết họ tin rằng nền kinh tế đang chậm lại của Mỹ sẽ đi đến suy thoái vào năm 2021. Con số này tăng lên so với chỉ 25% trong một cuộc khảo sát tương tự hồi tháng Hai.
Cũng đồng ý về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ, nhưng 38% số người được vấn ý cho rằng suy thoái sẽ đến chậm hơn vào năm 2020. Chỉ có 2% cho rằng suy thoái sẽ diễn ra ngay trong năm nay – năm 2019.
Như vậy có đến 74%, tức gần 3/4 số người được hỏi đều tin rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái. Có điều họ không đồng nhất về thời gian sẽ diễn ra suy thoái.
Các kinh tế gia đã từng bày tỏ lo ngại rằng cuộc chiến thuế quan của ông Trump và thâm hụt ngân sách tăng lên cuối cùng có thể làm suy giảm nền kinh tế.
Chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế lên hàng hóa từ nhiều đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ – từ Trung Quốc, châu Âu cho đến Mexico và Canada. Các quan chức chính quyền cho rằng thuế quan sẽ giúp họ đạt được các điều khoản thương mại có lợi hơn. Nhưng đến nay Mỹ vẫn chưa đạt được nhượng bộ từ Trung Quốc trong khi các đối tác bị Mỹ đánh thuế chỉ đơn giản trả đũa bằng cách đánh thuế lên hàng Mỹ.
Giao thương giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã lao dốc. Ông Trump đã quyết định hoãn đánh thuế khoảng 60% trong số 300 tỷ đô la số hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc cho đến ngày 15/12 thay vì vào đầu tháng 9.
Các thị trường tài chính báo hiệu khả năng suy thoái của Mỹ vào tuần trước, thêm vào mối lo ngại về căng thẳng thương mại đang diễn ra và tin tức từ Anh và Đức rằng nền kinh tế của hai quốc gia này đang suy giảm.
Hồi tuần trước, các chỉ dấu từ thị trường trái phiếu báo hiệu nguy cơ suy thoái đã dẫn đến đợt báo tháo cổ phiếu lớn nhất ở Phố Wall trong năm nay. Các chỉ số chứng khoán Dow Jones và S&P 500 đều cùng giảm khoảng 3% hôm 14/8.
Các nhà kinh tế tham gia vào cuộc khảo sát của NABE cũng bày tỏ hoài nghi về triển vọng thành công của vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Chỉ 5% dự đoán sẽ có một thỏa thuận thương mại toàn diện, trong khi 64% cho rằng có khả năng xảy ra thỏa thuận hời hợt, và gần một phần tư dự báo hai nước sẽ không đạt được thỏa thuận nào cả.
Lãi suất trái phiếu đảo chiều
Mỹ gần như chắc chắn không bị suy thoái ngay bây giờ. Nhưng nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái đã tăng mạnh trong hai tuần qua, theo nhận định của New York Times.
Tờ báo này dẫn ra tín hiệu trên thị trường trái phiếu mà họ cho là ‘không thể nhầm lẫn’ về nguy cơ suy thoái: lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ Mỹ đã giảm mạnh kể từ cuối tháng 7.
Đây là điều mà các kinh tế gia gọi là ‘sự đảo chiều đường cong lãi suất’ (inverted bond yield curve).
Thông thường, đường cong lãi suất sẽ đi lên dần theo thời hạn tức lãi suất trái phiếu dài hạn luôn cao hơn với lãi suất trái phiếu ngắn hạn. Sự đảo chiều xảy ra khi lãi suất trái phiếu dài hạn giảm xuống đến mức thấp hơn lãi suất ngắn hạn.
Sự đảo chiều lãi suất này cho thấy triển vọng tăng trưởng về dài hạn sẽ suy yếu hơn so với ngắn hạn.
Trong vòng 50 qua, hễ mỗi lần đường cong lãi suất này đảo chiều thì y như rằng sau đó kinh tế Mỹ suy thoái. Chỉ có một lần duy nhất tín hiệu này dự báo sai, theo thống kê của AP.
Theo lý giải của New York Times, thì cuộc chiến thương mại ‘lúc bật lúc tắt’ của ông Trump đã gây ra ‘bất trắc’ cho quá trình ra quyết định đầu tư hay kinh doanh của các doanh nghiệp.
“Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp đang giảm dần, bất chấp gói cắt giảm thuế của ông Trump,” tờ báo này viết.
“Suy thoái này có khả năng là một dạng vết thương do tự mình cắt,” New York Times dẫn lời ông Tara Sinclair, một nhà kinh tế tại Đại học George Washington, nói. ‘Tuy nhiên, độ sâu của vết cắt phụ thuộc vào nhiều đặc điểm khác của nền kinh tế và phản ứng chính sách sau đó.”
New York Times cho rằng môi trường kinh doanh hiện không thuận lợi cho các tập đoàn ra các kế hoạch đầu tư và thuê mướn nhân công.
“Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một nguyên nhân chính. Cuộc tranh chấp đã gây khó khăn cho nhiều công ty toàn cầu trong việc lên kế hoạch cho hoạt động của họ – và trong một số trường hợp, điều đó có thể khiến họ ngồi nhìn hơn là đầu tư… Các công ty không biết liệu thuế quan sẽ sớm được dỡ bỏ hay chúng sẽ tiếp tục làm tăng chi phí kinh doanh,” tờ báo này viết.
“Tổng thống Trump đã nói rằng chúng ta sẽ sớm có một thỏa thuận tốt với Trung Quốc, nhưng ông ấy đã nói thế hết lần này đến lần khác trong vòng một năm qua,” ông Phil Levy, một cựu quan chức thương mại trong chính quyền George W. Bush, được dẫn lời nói. “Các doanh nghiệp cuối cùng bị tê liệt. Họ phải lê kế hoạch, nhưng có rủi ro ở khắp mọi nơi, vì vậy các doanh nghiệp phải thận trọng và ngưng đầu tư.”
Tuy nhiên, nếu chỉ chi tiêu doanh nghiệp co cụm không thì không dẫn đến suy thoái, nhưng nếu chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm thì sẽ gây nên vấn đề lớn cho nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn hai phần ba kinh tế Mỹ, so với khoảng 14% chi tiêu của các doanh nghiệp.
Cho đến nay, người tiêu dùng Mỹ vẫn đang chi tiêu mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng chung. Nhưng sự nhiễu loạn trong thị trường toàn cầu có thể làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, và khiến người Mỹ bóp chặt hầu bao. Cuộc khảo sát của Đại học Michigan về lòng tin của người tiêu dùng được công bố hôm 16/8 cho thấy chỉ số này đã giảm mạnh trong tháng 8.
Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp giảm bớt đầu tư thì họ cũng có thể làm giảm thu nhập của người tiêu dùng thông qua việc sa thải nhân công, không thuê mướn nữa và không cho làm ngoài giờ nữa.
Ngoài ra, còn có những rủi ro khác có thể làm cộng dồn lên những nguy cơ này, cũng theo nhận định của tờ báo này. Trong số đó có sự tích lũy nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã vay mượn nhiều hơn để tận dụng lãi suất thấp. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương hơn nếu kinh tế suy giảm hay lãi suất tăng. Sư co cụm hoạt động vì chiến tranh thương mại có thể gây ra một làn sóng phá sản của các doanh nghiệp.
Trump trấn an
Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các dấu hiệu kinh tế đều thể hiện vững chắc. Các hãng xưởng đang mở thêm việc làm mới với tốc độ ổn định, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp nhất trong 50 năm và người tiêu dùng vẫn rất lạc quan. Số liệu bán lẻ của Mỹ trong tháng 7 đã tăng nhiều nhất trong 4 tháng.
Trong khi đó, Tổng thống Trump và đội ngũ kinh tế của ông đang cố gắng chứng tỏ những cảnh báo về suy giảm kinh tế không có gì nghiêm trọng, bất chấp những tín hiệu từ thị trường trái phiếu cho thấy khả năng suy thoái sẽ diễn ra.
Mặc dù vậy, trong một động thái thể hiện sự lo âu về tình hinh kinh tế Mỹ, ông Trump cũng đang kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất một lần nữa để giúp thúc đẩy tăng trưởng.
“Tôi nghĩ Fed có thể giúp cho tôi,” ông Trump nói hôm 18/8. “Nhưng Fed không muốn giúp tôi quá nhiều.”
Tháng trước, Fed đã cắt giảm lãi suất 0,25%. Trump đang thúc giục Fed cắt giảm lãi suất thêm một điểm phần trăm càng sớm càng tốt.
Mới đây nhất, Tổng thổng Trump xác nhận với các phóng viên ở Nhà Trắng rằng ông ‘đang xem xét cắt giảm thuế thu nhập cá nhân từ lương’, theo tin từ Washington Post và Wall Street Journal.
“Thuế lương là điều chúng tôi đang nghiên cứu và rất nhiều người muốn được giảm thuế và điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người lao động ở đất nước chúng ta,” ông Trump nói trong một cuộc trao đổi với các phóng viên ở Nhà Trắng hôm 20/8 mặc dù trước đó Nhà Trắng luôn bác bỏ thông tin này.
“Nền kinh tế chúng ta đang rất mạnh”, ông Trump viết trên Twitter hôm 19/8 và cáo buộc Đảng Dân chủ bôi xấu tình hình kinh tế để làm tăng cơ hội của họ trong cuộc bầu cử vào năm 2020.
Một ngày trước đó, ông Trump và cố vấn kinh tế của ông là Larry Kudlow đều nhắc đến chi tiêu của người tiêu dùng như là dấu hiệu cho thấy sức bền bỉ của nền kinh tế Mỹ.
“Tôi không thấy suy thoái,” ông Kudlow nói trên chương trình ‘Meet the Press’ của kênh NBC. “Người tiêu dùng đang làm việc với mức lương cao hơn. Họ đang chi tiêu với tốc độ nhanh chóng.”
Chi tiêu tiêu dùng là trụ cột chính của kinh tế Mỹ và dữ liệu từ Bộ Thương mại tuần trước cho thấy doanh số bán lẻ vẫn vững mạnh.
Phó Tổng thống Mike Pence cũng thể hiện sự tự tin đó trong bài phát biểu hôm 19/8 Câu lạc bộ Kinh tế Detroit.”
“Bất chấp những lời lẽ vô trách nhiệm của nhiều người trên truyền thông chính thống, nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ,” ông Pence nói. “Và triển vọng kinh tế Mỹ vẫn mạnh.”
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc và các nước khác đã làm giảm sản xuất ở Mỹ và hạn chế đầu tư kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế chậm lại từ mức 3,1% hàng năm vào đầu năm xuống còn 2,1% trong quý II.
‘Cần giải quyết sớm tranh chấp thương mại’
Trao đổi với VOA, Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, hiện đang giảng dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management ở Mỹ, cho rằng nếu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không được giải quyết dứt điểm trong vòng 12 tháng tới thì Mỹ sẽ ‘đối mặt với nguy cơ suy thoái cao’.
Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh không tỏ dấu hiệu gì cho thấy họ muốn có nhanh chóng có được thỏa thuận với Mỹ để chấm dứt cuộc chiến thương mại và tốc độ đàm phán giữa hai bên được Mỹ đánh giá là chậm chạp.
“Nếu chiến tranh thương mại vẫn tiếp diễn với cường độ này, nếu thuế quan tăng lên 25% đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ thì có đến 70-80% khả năng Mỹ sẽ rơi suy thoái sau 12 tháng nữa,” ông Lộc nói.
Theo lời ông Lộc thì cuộc chiến thuế quan của ông Trump là ‘yếu tố rủi ro cao nhất đối với kinh tế Mỹ’ và ‘cách tốt nhất là tìm lối thoát càng sớm càng tốt cho cuộc chiến này’.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lộc cho rằng cuộc chiến thương mại mà ông Trump phát động là cần thiết đối với Mỹ và so sánh Mỹ là ‘con bệnh cần liều thuốc đắng (chiến tranh thương mại) để chữa bệnh’.
“Nếu tạm thời không uống thuốc thì Mỹ sẽ mất càng nhiều cho Trung Quốc,” ông giải thích. “Đây là liều thuốc cần phải uống nhưng vấn đề là uống bao nhiêu và bao lâu.”
“Trung Quốc đang nhắm vào bầu cử (Tổng thống Mỹ vào năm 2020) khi họ thấy rõ ông Trump bắt đầu chùn bước sau khi rút lại một phần trong số 300 tỷ hàng hóa sẽ không bị đánh thuế,” ông giải thích cho thái độ không mặn mà đàm phán thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến của Bắc Kinh. Tuy nhiên ông cũng cho rằng Bắc Kinh cũng ‘không muốn để chiến tranh thương mại kéo dài mãi’ vì ‘xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm đi 12-15% trong mấy tháng vừa rồi, nạn thất nghiệp trong mức cao và mỗi tháng nguồn vốn chảy ra khỏi Trung Quốc mấy tỉ đô la’.
Về khung thời gian nước Mỹ có thể suy thoái, ông Lộc cho rằng ‘ít có khả năng’ Mỹ sẽ suy thoái trong vòng 1 năm đổ lại nhưng nguy cơ sẽ cao hơn sau đó.
“Công ăn việc làm vẫn vững chắc, thu nhập của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay dù thấp hơn năm ngoái 2% do cuộc chiến thuế quan nhưng vẫn ổn định, nạn thất nghiệp thấp, tiền lãi của Mỹ dù thấp nhưng vẫn ở mức dương trong khi tiền lãi trên toàn cầu đã xuống gần mức âm,” ông Lộc phân tích.
“Mức tăng trưởng GDP lúc trước dự tính là 2,5% bây giờ chỉ còn là 1,5 hay 1,7% nhưng nếu muốn xuống 0% hay tăng trưởng âm (ngưỡng bắt đầu suy thoái) thì ít nhất cũng cần một năm nữa. Trong khi đó, chiến tranh thương mại trong năm đầu tiên chưa có ảnh hưởng gì hết,” ông giải thích thêm.
Khi được hỏi về chi tiêu của người tiêu dùng, vốn là trụ cột của nền kinh tế Mỹ, tại sao vẫn mạnh mẽ bất chấp thuế quan làm giá cả hàng hóa tăng cao, ông nói ‘người dân Mỹ trong mười mấy năm qua đã tiết kiệm nhiều hơn trong quá khứ’ và ‘những mặt hàng bị đánh thuế các nhà nhập khẩu đã trữ hàng từ trước’ nên vẫn còn hàng không bị đánh thuế để bán ra thị trường.
Ông cho rằng việc Fed giảm lãi suất không nên được diễn giải là thể hiện sự lo ngại về sức khỏe kinh tế Mỹ mà là để ‘theo kịp với lãi suất của các nước khác trên thế giới’.
Về thâm hụt ngân sách do gói cắt giảm thuế mà ông Trump đưa ra hồi năm 2017, chuyên gia này cho rằng điều đó sẽ khiến cho Mỹ ‘mất khả năng tăng chi tiêu nội địa để giúp kích thích nền kinh tế nếu suy thoái diễn ra’
Lợi nhuận doanh nghiệp của Mỹ mặc dù bị tác động của cuộc chiến thương mại nhưng ông Lộc cho rằng ‘đã được bù qua sớt lại’ bằng gói cắt giảm thuế của ông Trump
“Do chiến tranh thương mại, một số công ty phải ngưng lại không thể mở rộng gì nữa để nghe ngóng coi như thế nào,” ông nói và dự đoán rằng trong vòng 12 tháng nữa thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ sẽ suy giảm.
https://www.voatiengviet.com/a/kinh-t%E1%BA%BF-m%E1%BB%B9-%C4%91ang-ti%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%BFn-suy-tho%C3%A1i-/5050228.html

Intel ra mắt chip trí tuệ nhân tạo đầu tiên

Tập đoàn Intel ngày 20/8 trình làng bộ xử lý trong máy tính mới nhất. Đây sẽ là bộ xử lý đầu tiên của họ dùng trí tuệ nhân tạo (AI) và được thiết kế cho các trung tâm máy tính lớn.
Chip tên Nervana NNP-I, hay còn gọi là Springhill, được phát triển tại cơ sở của Intel ở Haifa, Israel, được dựa trên bộ xử lý Ice Lake 10 nanomet cho phép nó có thể xử lý khối lượng thông tin khổng lồ mà chỉ dùng năng lượng tối thiểu, công ty Intel cho biết.
Facebook đã bắt đầu dùng sản phẩm này.
Intel cho hay sản phẩm AI đầu tiên của họ ra đời sau khi công ty đầu tư vào các công ty khởi nghiệp AI ở Israel, trong đó có Habana Labs và NeuroBlade.
Công ty nói chip phần cứng mới trình làng này sẽ giúp các bộ xử lý Xeon của Intel trong các công ty lớn trong lúc nhu cầu về tính toán phức tạp trong lĩnh vực AI gia tăng.
https://www.voatiengviet.com/a/intel-ra-m%E1%BA%AFt-chip-tr%C3%AD-tu%E1%BB%87-nh%C3%A2n-t%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-/5050220.html

Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận

thương vụ bán võ khí cho Đài Loan

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa chấp thuận thương vụ khả dĩ trị giá 8 tỷ đô la bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng loan báo hôm 20/8 trong thông báo chính thức gửi tới Quốc hội.
Thương vụ đang được cân nhắc có thể gồm 66 chiếc máy bay, 75 động cơ của công ty General Electric, cùng với các hệ thống khác.
Vẫn theo nguồn tin này, thương vụ vừa kể phục vụ lợi ích quốc gia, kinh tế, và an ninh của Mỹ và có thể giúp Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ khả tín.
Trung Quốc đã lên án kế hoạch này, vốn là một trong những thương vụ lớn nhất từ trước tới nay của Mỹ dành cho Đài Loan. Bắc Kinh đã dọa sẽ có biện pháp trả đũa.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đầu tuần này cho Fox News biết, Tổng thống Donald Trump đã thông báo Quốc hồi về thương vụ vừa kể từ tuần trước.
Ông Pompeo nói thương vụ nhất quán với chính sách trước kia của Mỹ và rằng Washington “đơn thuần chỉ làm đúng các cam kết đã đưa ra với tất cả các bên.”
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-ngo%E1%BA%A1i-giao-m%E1%BB%B9-ch%E1%BA%A5p-thu%E1%BA%ADn-th%C6%B0%C6%A1ng-v%E1%BB%A5-b%C3%A1n-v%C3%B5-kh%C3%AD-cho-%C4%91%C3%A0i-loan/5050216.html

Trump: Để Nga gia nhập G7 là hợp lý

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/8 tuyên bố để Nga gia nhập nhóm G7 các nước công nghiệp hóa tiên tiến là chuyện hợp lý.
Phát biểu với báo giới tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump lưu ý rằng người tiền nhiệm Barack Obama từng muốn Nga ra khỏi nhóm trước đây là G8.
“Nhưng tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn nếu để cho Nga vào nhóm. Cần phải là G8 vì nhiều chuyện chúng ta bàn liên quan tới Nga,” Tổng thống Trump nói.
Nga bị đẩy ra khỏi nhóm G8 vào năm 2014 vì sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Đây không phải là lần đầu ông Trump ngỏ ý muốn Nga trở lại cùng với G7 bao gồm Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Italy và Canada.
Tổng thống Trump thỉnh thoảng lên tiếng kêu gọi một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga dù rằng chính sách của chính quyền Trump có các chế tài mạnh mẽ chống lại Moscow.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-%C4%91%E1%BB%83-nga-gia-nh%E1%BA%ADp-g7-l%C3%A0-h%E1%BB%A3p-l%C3%BD-/5050221.html

Mỹ lên án TQ dùng ‘thủ đoạn bắt nạt’ ở Biển Đông

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba (20/8) chỉ trích Trung Quốc áp dụng “thủ đoạn bắt nạt” ở Biển Đông và tuyên bố sẽ chống lại Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại vùng biển chiến lược này.
Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton viết trên Twitter: “Việc Trung Quốc gần đây gia tăng hành vi dọa nạt các nước khác để ngăn họ khai thác tài nguyên ở Biển Đông thật là đáng bất bình”.
Ông cũng viết: “Hoa Kỳ ủng hộ vững vàng những người chống lại hành vi cưỡng chế và các thủ đoạn bắt nạt, làm đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực”.
Ông John Bolton là một trong nhiều thành viên của chính quyền Trump có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Vài ngày trước đó, ông Bolton đã tới Anh Quốc và hối thúc chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson cứng rắn hơn với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc.
Hồi tháng 7, ông Bolton lên án Bắc Kinh trên Twitter sau khi có các báo cáo cho biết Trung Quốc can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển tranh chấp, theo Newsmax.
Trang tin này cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng phê phán Bắc Kinh vì những hành động của họ ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ vu khống và là “thế lực bên ngoài” đang tàn phá vùng biển.
Trung Quốc bị lên án mạnh mẽ vì triển khai các tàu chiến và tập trận quân sự ở Biển Đông, đưa vũ khí lên các các tiền đồn mà họ xây dựng phi pháp, và cố tình đâm vào các tàu đánh cá trên vùng biển giàu tài nguyên.
Washington đã nhiều lần chỉ trích tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, tuy nhiên, tuyên bố của ông Bolton được đưa ra vào đúng thời điểm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đối đầu trong cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump nhắm vào Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/29931-my-len-an-tq-dung-thu-doan-bat-nat-o-bien-dong.html

Mỹ đang ngăn chặn thành công

Hoa Kỳ đã loại bỏ giá trị gần 2,7 triệu thùng dầu Iran khỏi các thị trường toàn cầu do quyết định của Washington về việc tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các giao dịch mua dầu thô Iran, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm 20/8/2019, theo hãng tin Reuters từ Washington.
Trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC, ông Pompeo nói rằng chính phủ Hoa Kỳ tự tin rằng nước này có thể tiếp tục với chiến lược của mình.
Hoa Kỳ đã xem xét lại các lệnh trừng phạt đối với Iran vào tháng 11/2018, sau khi rút khỏi hiệp định hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và sáu cường quốc thế giới.
Vùng Vịnh: Chỉ huy hải quân Iran “đe dọa ngầm” Hoa Kỳ và Anh?
Mỹ ban hành lệnh bắt giữ siêu tàu chở dầu của Iran
Hải quân Anh ngăn Iran ‘định bắt’ tàu dầu ở Vịnh Oman
Chúng ta đã thành công trong việc lấy gần 2,7 triệu thùng dầu thô ra khỏi thị trường, từ chối nguồn kinh tài mà Iran tạo ra nhằm hậu thuẫn chiến dịch khủng bố của họ trên khắp thế giớiNgoại trưởng Mike Pompeo
Anh ‘quan ngại sâu sắc’ vụ Iran bắt tàu dầu
Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran
Iran đã xuất khẩu khoảng 100.000 thùng dầu thô/ngày trong tháng 7, theo một nguồn tin trong ngành theo dõi các dòng chảy và dữ liệu từ Refinitiv Eikon cho hãng tin Anh hay. Nếu khí ngưng tụ, một loại dầu nhẹ, được bao gồm, các lô hàng sẽ có số lượng khoảng 120.000 thùng mỗi ngày.
“Chúng ta đã thành công trong việc lấy gần 2,7 triệu thùng dầu thô ra khỏi thị trường, từ chối nguồn kinh tài mà Iran tạo ra nhằm hậu thuẫn chiến dịch khủng bố của họ trên khắp thế giới trong khi chúng ta đã giữ được cho các thị trường dầu được cung cấp đầy đủ”, ông Pompeo nói.
“Tôi tự tin rằng chúng ta có thể tiếp tục làm được điều đó”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
OPEC vào tháng 7/2019 đã gia hạn hiệp ước cho đến tháng 3/2020 để tránh tích tụ hàng tồn kho khi nhu cầu trên toàn thế giới được thấy đang suy yếu.
Tuy nhiên, bất chấp các hành động của OPEC cùng với lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela, giá dầu thô quốc tế Brent vẫn tương đối yếu, giảm vào hôm thứ Ba xuống còn 59 đôla một thùng từ mức cao năm 2019 là 75 đôla, do áp lực từ những lo ngại về nhu cầu chậm lại.
Mức độ chính xác của sản lượng xuất khẩu dầu của Iran đã trở nên khó đánh giá hơn kể từ khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ áp dụng trở lại vào tháng 11/2018, có nghĩa là rơi vào ước tính phạm vi, mức độ chứ không phải là có một con số chính xác dứt khoát, vẫn theo hãng tin Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49408769

Trung Quốc là mục tiêu tên lửa tầm trung của Mỹ

Tú Anh
Một tháng sau khi hủy Hiệp định tên lửa hạt nhân INF với Nga, ngày 19/08/2019, Hoa Kỳ thông báo thử nghiệm thành công một hỏa tiễn quy ước tầm trung. Đâu là mục tiêu thực mà Mỹ đang theo đuổi và không nói ra ? Nga chỉ trích hành động « leo thang quân sự ». Còn Trung Quốc lên án Mỹ « kích động chạy đua vũ trang dẫn đến xung đột quân sự ».
Phi đạn thử nghiệm hôm đầu tuần được phóng từ đảo San Nicolas, bang California, từ hệ thống ống phóng Mark 41, đánh trúng mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái Bình Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm « đây là tên lửa được chế tạo từ tên lửa hành trình Tamahawk».
Hoa Kỳ đã được rảnh tay cải tiến và thử nghiệm tên lửa mới có tầm bay từ 500 đến 5000 km sau khi hủy bỏ hiệp định giới hạn vũ khí hạt nhân tầm trung gọi tắt là INF ký kết từ thời Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev.
Hai lý do được Washington chính thức đưa ra là nước Nga của Vladimir Putin không tôn trọng hiệp ước này, chế tạo vũ khí mới 9M729 hay SS C8, theo cách gọi của NATO. Lý do thứ hai là Trung Quốc đứng ngoài, thì tại sao Mỹ lại tự trói tay.
Về điểm thứ nhất, Nga biện minh 9M729 chỉ có tầm bay tối đa 480 km. Về điểm thứ hai, trong quá trình đàm phán với Nga từ tháng Hai năm nay cho lúc thất bại, Lầu Năm Góc lý giải là cần canh tân vũ khí để đối đầu với Trung Quốc đang bành trướng sức mạnh tại châu Á.
Tín hiệu quân sự nhắm vào Trung Quốc
Phải chăng Hoa Kỳ cố tình phát động một cuộc chạy đua vũ trang ? Đúng ! Nhưng với ai ? Theo một chuyên gia chiến lược Pháp, tướng Dominique Trinquand, nguyên chỉ huy trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, đối tượng của Mỹ không phải là Nga mà chính là Trung Quốc : Người ta bàn luận rất nhiều về đe dọa của Nga nhưng Trung Quốc mới là mục tiêu cảnh báo. Lên án Nga « không tôn trọng INF » chỉ là cái cớ. Tổng thống Donald Trump « muốn rảnh tay để đối phó với Trung Quốc, một đại cường quân sự đang lên ».
Theo tướng Dominique Trinquand, « kho tên lửa của Trung Quốc tương đối ít » nhưng nếu Hoa Kỳ « như đã loan báo, trong một năm nữa, sẽ bố trí tên lửa trong vùng Thái Bình Dương trực tiếp đe dọa Hoa lục, thì Bắc Kinh sẽ phải chạy đua vũ trang ».
Nhận định « Trung Quốc là mục tiêu của Mỹ » không phải là võ đóan.
Trung Quốc cũng thấy rõ và phản ứng qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng : « Hành động của Mỹ với mục tiêu duy nhất là bảo vệ thế thượng phong quân sự sẽ gây những hệ quả tiêu cực cho an ninh khu vực và quốc tế ».
Từ khi vào Nhà Trắng cách nay gần ba năm, tổng thống Donald Trump thường xuyên có những tuyên bố bốc đồng. Nhưng thái độ « sáng nắng chiều mưa » của tổng thống thứ 45 của Mỹ tuân thủ một nguyên tắc xuyên suốt « làm cho nước Mỹ hùng mạnh ». Trong chiều hướng này, nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ bị bạc đãi nhưng trong danh sách đối thủ của Mỹ, Trung Quốc bị xem là mục tiêu số một chứ không phải là Nga.
Chỉ trong hồ sơ G7 hay G8 thôi, đã hai lần Donald Trump đề xuất mời Nga trở lại, sau khi tư cách thành viên của Matxcơva (do vụ sáp nhập Crimée) bị tổng thống Obama và giới lãnh đạo châu Âu « đình chỉ » vào năm 2014.
Trong khi đó Trung Quốc đứng trước một cuộc chiến tranh thương mại gần như toàn diện : chính quyền bị lên án khuynh đảo đồng tiền, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ bị áp thuế, các tập đoàn công nghệ bị tố cáo làm gián điệp, đánh cắp phát minh của đối tác…
Bằng mọi cách, phải bảo vệ thế áp đảo của Mỹ từ kinh tế, công nghệ cao cấp cho đến quân sự đang bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt với mục tiêu qua mặt nước Mỹ vào năm 2049, theo kế hoạch của Tập Cận Bình.
Gia tăng ngân sách quốc phòng , thành lập binh chủng không gian, chế tạo vũ khí mới vừa làm hài lòng phe quân đội, vừa tạo thêm công ăn việc làm thúc đẩy kinh tế nhưng cũng để bảo vệ thế thượng phong quân sự.
Những quyết định giúp Đài Loan tăng cường vũ trang, đưa các hải đội tác chiến vào vùng biển Đông Nam Á nơi Trung Quốc tranh giành chủ quyền, dự án bố trí tên lửa tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương và củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương với Úc và các tiểu quốc đảo cũng cùng mục đích « Trung Hoa lục địa ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190821-trung-quoc-la-muc-tieu-ten-lua-tam-trung-cua-my

Khủng hoảng Venezuela:

Tổng thống Maduro đàm phán với Mỹ

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro khẳng định chính phủ ông đang đàm phán với các nhân vật cao cấp trong chính quyền Tổng thống Trump.
Phát biểu hôm thứ Ba 20/8, ông Maduro nói các cuộc đàm phán giữa hai bên đã kéo dài trong nhiều tháng.
Ông ra tuyên bố này sau khi Mỹ có lệnh trừng phạt suốt nhiều tuần nhằm tăng sức ép buộc Tổng thống Maduro từ chức.
Mỹ là một trong 50 quốc gia không công nhận ông là lãnh đạo chính danh của Venezuela.
Mỹ áp lệnh trừng phạt nặng lên Venezuela
Venezuela lại chìm trong tăm tối do mất điện
Người đào thoát Venezuela tự ‘giải phóng’ đất nước
Phát biểu trên truyền hình, ông Maduro nói: “Giống như cách tôi tìm kiếm đối thoại ở Venezuela, tôi đã tìm cách đối thoại để Tổng thống Trump thực sự lắng nghe Venezuela.”
Tổng thống Trump xác nhận hôm thứ Ba rằng chính quyền ông “đang đàm phán với các đại diện khác nhau của Venezuela.”
“Tôi không muốn nói là ai, nhưng chúng tôi đang đàm phán ở một cấp rất cao,” tổng thống Mỹ nói.
Tình hình ở Venezuela hiện ra sao?
Đất nước Venezuela kẹt trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng thống Maduro và lãnh đạo Quốc hội Venezuela, ông Juan Guaidó.
Ông Guaidó tự nhận là tổng thống tạm thời hồi tháng Một, tuyên bố rằng các cuộc bầu cử đưa ông Maduro lên nắm quyền trong nhiệm kỳ thứ hai là gian lận.
Mặc dù ông Guaidó được trên 50 quốc gia ủng hộ, cho tới nay ông đã không thành công trong việc hạ bệ ông Maduro.
Tướng Venezuela: ‘Đã đến lúc nổi dậy!’
Venezuela: Quốc gia đang ‘rơi tự do’
Lo âu, hy vọng ở Venezuela
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Venezuela, được tổ chức tại Barbados và do Na Uy dàn xếp, bị ngưng lại sau khi Tổng thống Maduro lên án phe đối lập vì họ ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ.
Quốc gia này đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử, với một phần tư của dân số 30 triệu người cần viện trợ, theo Liên Hiệp Quốc.
Hơn bốn triệu người Venezuela đã rời đất nước ra đi trong vài năm qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49419951

Từ suy trầm đến giảm phát

Nguyễn Xuân Nghĩa
Cả thế giới đang sợ hiện tượng suy trầm toàn cầu sẽ tái diễn như vào năm 2008 với hậu quả tai hại cho các nước. Nhưng đằng sau nạn suy trầm còn một mối lo khác là hiện tượng giảm phát, khi số cầu suy giảm và hàng họ sụt giá mà bán vẫn không được. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về sự kiện này…
Suy trầm, suy thoái và khủng hoảng
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Kể từ năm 2008 tới nay, các nước lại e ngại là sẽ bị nạn tổng suy trầm nữa khi sản lượng của các nền kinh tế lớn từ Hoa Kỳ tới Trung Quốc và các nước Âu Châu, dẫn đầu là nước Đức đều suy giảm. Thưa ông liệu rằng điều đó có xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e rằng tình hình còn đáng ngại hơn vậy vì cuối đường có thể là nguy cơ giảm phát. Nhưng chúng ta nên khởi sự với ngôn từ để hiểu là ta nói về cái gì. Trước hết, chúng ta có hiện tượng “suy trầm” hay “recession” là khi kinh tế có tăng trưởng, nhưng chậm hơn. Theo tiêu chuẩn phổ thông tại Hoa Kỳ và Anh Quốc, suy trầm là khi đà tăng trưởng sút giảm trong hai quý liền, là trong sáu tháng liên tục. Vì người ta chỉ có thể ước tính sản lượng kinh tế sau khi thu thập thống kê trên toàn quốc, cho nên thường biết rằng kinh tế bị suy trầm sau khi điều ấy đã xảy ra. Trước đó thì chỉ có thể dự đoán thôi.
Suy trầm là khi đà tăng trưởng sút giảm trong hai quý liền, là trong sáu tháng liên tục. Khi sản lượng kinh tế không tăng chậm hơn mà còn giảm thì ta có nạn “suy thoái”, là nghiêm trọng hơn suy trầm. Khi kinh tế bị suy thoái khá lâu và lan ra nhiều lĩnh vực thì ta có nạn “khủng hoảng”. Do đó, xin đề nghị là chúng ta nên thống nhất cách gọi, từ suy trầm tới suy thoái và khủng hoảng, là ba bậc trầm trọng khác nhau.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thứ hai, khi sản lượng kinh tế không tăng chậm hơn mà còn giảm thì ta có nạn “suy thoái”, là nghiêm trọng hơn suy trầm, Anh ngữ gọi là “depression”. Tôi dùng chữ suy thoái vì thoái có nghĩa là thối, là thoái lui, trong khi trầm hàm ý là chìm, là chậm lại. Khi kinh tế bị suy thoái khá lâu và lan ra nhiều lĩnh vực thì ta có nạn “khủng hoảng” hay “crisis”, như đã thấy vào thời 1929-1933. Do đó, xin đề nghị là chúng ta nên thống nhất cách gọi, từ suy trầm tới suy thoái và khủng hoảng, là ba bậc trầm trọng khác nhau. Vì cách gọi đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các thị trường, cho nên mình mới cần thận trọng về ngôn từ sử dụng.
Nguyên Lam: Như vậy, ông cố gắng phân biệt ba trạng thái sản xuất kinh tế từ nhẹ đến nặng, là suy trầm, suy thoái rồi mới tới khủng hoảng. Thưa ông, bây giờ liệu kinh tế thế giới có bị nguy cơ suy trầm hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu chúng ta cùng áp dụng các định nghĩa sơ đẳng ấy thì kinh tế Trung Quốc đã bị suy trầm, vì đà tăng trưởng sản xuất ngày càng giảm từ nhiều năm rồi. Kế đó là nền kinh tế có sản lượng cao nhất Âu Châu, là của Đức bên các nước Anh, Ý, Tây Ban Nha và Pháp vì lý do nội bộ của họ. Sau cùng là kinh tế Hoa Kỳ, chưa bị suy trầm nhưng có thể bị sau 10 năm tăng trưởng liên tục từ Tháng Bảy năm 2009. Tôi xin được nhấn mạnh hai điều là sinh hoạt kinh tế có thể thăng giáng, hay lên xuống theo chu kỳ, và thứ hai, suy trầm không là suy thoái hay khủng hoảng, mà cứ sáu bảy năm lại xảy ra một lần như một điều chỉnh cần thiết sau một giai đoạn đầu tư lạc quan hồ hởi.
- Chuyện thứ hai là nạn “tổng suy trầm” hay “suy trầm toàn cầu”, như đã thấy năm 2008-2009, khi trái bóng đầu tư về gia cư địa ốc đã bể tại Âu Châu và riêng tại Hoa Kỳ là vụ khủng hoảng tín dụng thứ cấp, gọi là “subprime mortgage” làm hàng loạt tập đoàn tài chính sụp đổ vào Tháng Chín năm 2008.
- Tôi xin nhắc lại rằng thời đó, kinh tế Mỹ đã bị suy trầm từ Tháng 12 năm 2007 mà ta chưa biết. Sau đấy, do tổng suy trầm, nhiều quốc gia tung ra biện pháp kích thích sản xuất bằng tăng chi ngân sách và ào ạt bơm tín dụng vào kinh tế mà chất lên một núi nợ, là trường hợp điển hình ngày nay của Trung Quốc, trong khi người ta ngợi ca là sản lượng kinh tế xứ này đã vượt Nhật Bản từ năm 2010 và sẽ bắt kịp Hoa Kỳ!
- Cũng do nạn tổng suy trầm mà khối Euro của các nước dùng chung một đồng tiền thống nhất tại Âu Châu bị hoạn nạn cho tới nay chưa hết. Riêng tại Hoa Kỳ, sau Nhật Bản và trước Âu Châu người ta hạ lãi suất gần tới số không và bơm tiền vào kinh tế nên gây ra những lệch lạc tài chính với những hậu quả bất lường.
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin được ghi nhận hai ý kiến ông vừa trình bày rằng kinh tế có thể bị suy trầm nhưng người ta chỉ biết về sau, và thứ hai các biện pháp kích thích sản xuất có khi lại gây ra những hậu quả bất lường. Thưa ông, bây giờ làm sao người ta có thể dự đoán rằng kinh tế có bị suy trầm hay không?
Suy trầm toàn cầu
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đấy là đề tài gây tranh luận từ ít lâu nay với cao điểm là tuần qua. Người ta nghiệm thấy thị trường trái phiếu có một chỉ dấu tiên báo nạn suy trầm khá chính xác. Thông thường thì trái phiếu ngắn hạn, như có kỳ hạn ba tháng hay hai năm, lấy phân lời thấp hơn trái phiếu dài hạn là 10 năm vì chủ nợ là người cho vay đòi tiền lời cao hơn do yếu tố rủi ro trong trường kỳ. Vì vậy, đường tuyến biểu hiện phân lời trái phiếu từ ngắn hạn đến dài hạn thường chếch lên bên phải. Nhưng khi giới đầu tư trái phiếu lại ưu lo về tình hình kinh tế tương lai thì ta có hiện tượng ngược là đường tuyến phân lời không chếch lên mà nằm ngang, thậm chí chúc xuống. Đấy là một chỉ dấu tiên báo là kinh tế có thể bị suy trầm trong vòng một hay hai năm tới. Hiện tượng ấy đã xảy ra tại Mỹ cho nên người ta mới báo động nguy cơ kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị suy trầm vào năm tới.
Nguyên Lam: Thưa ông, dự báo đó có chính xác hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là ta nên thận trọng vì năm lý do. Thứ nhất, đường tuyến nằm ngang chỉ là biểu hiện của thực tế chứ không là nguyên nhân gây ra suy trầm. Thứ hai, tôi e chỉ dấu này hết còn chính xác vì các ngân hàng trung ương từ Âu qua Mỹ đã hạ lãi suất quá sâu và quá lâu nên gây lệch lạc trên thị trường trái phiếu hay thị trường tín dụng. Thứ ba, sự hốt hoảng của thị trường mới gây ra nguy cơ suy trầm, sau 10 năm tăng trưởng liên tục tại Mỹ. Trong khi đó, vấn đề của kinh tế Mỹ không nằm trong tỷ lệ thất nghiệp là 3,7%, thấp nhất từ mấy chục năm làm người ta tưởng Mỹ đã đạt mức “toàn dụng” hay “full employment”, mà ở sự kiện nhiều người nản chí không muốn kiếm việc nữa nên chẳng khai báo là họ đang thất nghiệp. Sau cùng, tôi e rằng kinh tế tòan cầu có thể gặp nạn giảm phát hay “deflation” vì số tổng cầu bị sút giảm.
Giảm phát
Nguyên Lam: Xin ông giải thích cho thính giả của chúng ta “giảm phát” là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngược với lạm phát là khi vật giá leo thang làm đồng tiền mất giá so với lượng hàng hóa và dịch vụ có trên thị trường, giảm phát là khi hàng họ đều hạ giá mà vẫn bán không chạy, với hậu quả là thất nghiệp tăng và kinh tế không bị suy trầm mà suy thoái. Chúng ta trở lại đề tài chính kỳ này, khi mà thế giới có thể bị suy trầm.
- Trước hết, các nước nói chung đều muốn xuất khẩu nhiều hơn, nhưng là để bán cho nhau chứ không thể bán hàng lên cung trăng. Trung Quốc và Đức, Nam Hàn, có nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Trận thương chiến Mỹ-Hoa khởi đi từ ngày sáu Tháng Bảy năm ngoái đã gây hậu quả là số
tổng cầu trên thế giới giảm mạnh nên kinh tế càng lệ thuộc vào xuất cảng hay xuất khẩu là càng bị nặng. Nói nôm na là các nước có nhiều hàng hóa và dịch vụ mà thiếu người mua.
Nguyên Lam: Như riêng trong trường hợp Hoa Kỳ với Trung Quốc thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tổng sản lượng kinh tế Trung Quốc có 4% là nhờ bán hàng vào thị trường Hoa Kỳ. Kinh tế Mỹ thì trái ngược, chỉ có 0,5% là tùy thuộc vào việc xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc và nói chung, xuất khẩu chỉ chiếm có 12% của Tổng sản lượng Hoa  Kỳ. Cho nên trong trận thương chiến hiện nay, Trung Quốc bị thiệt nặng hơn, chưa kể di sản tệ hại của việc bơm tiền và vay nợ từ 10 năm trước. Trong khi ấy, các nền kinh tế lớn từ Âu sang Á đều gặp khó khăn, chưa kể tới mâu thuẫn thương mại và chính trị giữa Nhật Bản với Nam Hàn. Khi đó số cung của kinh tế các nước, từ Trung Quốc qua Đông Á tới Âu Châu đều cao hơn số cầu, cho nên nguy cơ giảm phát có thể xảy ra.
Ngược với lạm phát là khi vật giá leo thang làm đồng tiền mất giá so với lượng hàng hóa và dịch vụ có trên thị trường, giảm phát là khi hàng họ đều hạ giá mà vẫn bán không chạy, với hậu quả là thất nghiệp tăng và kinh tế không bị suy trầm mà suy thoái.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Một chuyện đáng nói khác mà ít được để ý là kinh tế Hoa Kỳ trao đổi nhiều nhất là với Mexico, kế đó là với Canada, Trung Quốc chỉ đứng hạng ba mà thôi. Cho nên tình hình kinh tế của ba xứ Bắc Mỹ vẫn khả quan hơn Âu Châu, Trung Quốc. Bên kia Đại Tây Dương, nước Đức quá lệ thuộc vào xuất khẩu, tới gần 50% của Tổng sản lượng GDP, nên sẽ gây hoạ cho các nước bạn hàng của Đức nếu xứ này bị suy trầm như người ta tiên đoán. Việc hệ thống ngân hàng Âu Châu giữ lãi suất quá lâu ở số âm, là dưới 0%, càng dễ gây rủi ro cho toàn khối.
Nguyên Lam: Ông có bi quan quá không, khi dự báo tương lai u ám đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, ngoài yếu tố giảm phát vì số tổng cầu sa sút so với số cung của các nước thì ta chưa thấy hiện tượng tôi xin gọi là “chuyển lực”, là tai họa của xứ này lan qua xứ khác để dẫn tới nạn tổng suy trầm trên thế giới. Ví dụ như vụ khủng hoảng năng lượng trong các năm 1970 là nguyên nhân chính dẫn tới suy trầm toàn cầu, hoặc vụ khủng hoảng tín dụng gia cư là nguyên do của nạn tổng suy trầm 2008-2009.
- Ngày nay, các nền kinh tế lớn như của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật hay Đức đều có vấn đề riêng nên có thể bị suy trầm cùng lúc, như Hoa Kỳ cần giảm nhập khẩu trong khi các nước kia cần tăng xuất khẩu. Nhưng khi ngần ấy quốc gia đều có biện pháp ứng phó với vấn đề riêng của mình thì kết quả tổng hợp vẫn là một sự hỗn loạn lớn, như mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, giữa Hoa Kỳ và Đức hay giữa Nam Hàn và Nhật Bản, chưa nói gì tới vụ khủng hoảng tại Hong Kong trong khi lãnh đạo Bắc Kinh đang đau đầu vì những bài toán trong nội tình.
- Khi kinh tế toàn cầu bị suy trầm vì cùng một nguyên nhân thì người ta còn dễ tìm ra giải pháp, nhưng khi các nền kinh tế lớn đều có thể bị suy trầm cùng lúc vì lý do riêng thì chính giải pháp của từng nước lại gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Nguyên Lam: Kết luận của ông là gì trong khung cảnh ông gọi là khó lường này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ngoài nguy cơ giảm phát toàn cầu có thể kéo dài nhiều năm, tôi nghĩ đến những gì chúng ta đã ngỡ ngàng thấy năm 1989, cách nay 30 năm, với loại “hậu quả bất lường”. Thời đó, các nước Đông Âu bung khỏi sự kiềm tỏa của Liên Bang Xô Viết và dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô vào cuối năm 1991 rồi sự hình thành của Liên hiệp Âu Châu với thỏa ước Maastricht năm 1992.
- Thời đó, người dân Bắc Kinh tưởng kinh tế thị trường có khi dẫn tới dân chủ rồi họ bị tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn hôm mùng bốn Tháng Sáu năm đó. Thời đó, Nhật tưởng sẽ vượt Hoa Kỳ như Trung Quốc ngày nay rồi bị mấy chục năm suy trầm. Thời đó, hai nước Hồi giáo Iran và Iraq thuộc hai sắc tộc đối nghịch đã kết thúc tám năm chinh chiến để kiểm soát Vịnh Ba Tư mà ít ai thấy hậu qủa bất lường là khối Hồi giáo đã thắng Liên Xô tại Afghanistan nhưng lại dẫn tới nạn khủng bố toàn cầu và biến cố 9-11 tại Hoa Kỳ vào năm 2001. Tôi mong rằng lịch sử không tái diễn như vậy, nhưng không mấy tin vào ước mơ của mình!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/from-recession-to-deflation-08202019124358.html

Lãnh đạo NATO thể hiện quan ngại về sự mở rộng

ảnh hưởng của TQ ở Biển Đông và thế giới

Tổng Thư ký Tổ chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng tổ chức này cần hiểu rõ động cơ trỗi dậy của Trung Quốc khi nước này mở rộng sức mạnh ở Biển Đông cũng như ra toàn cầu, trong đó có các khu vực có thể thách thức các thành viên của NATO.
Hãng tin Reuters trích lời Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 7/8 cho biết các hành động của Trung Quốc, cụ thể tại Biển Đông, đang gây ra nhiều lo ngại. Mỹ cũng kêu gọi NATO nhận ra và thích nghi với các mối đe dọa mới nổi mới, trong đó có Trung Quốc. Tổng Thư ký Stoltenberg trả lời Reuters trong cuộc phỏng vấn tại Sydney ngày 7/8 rằng “đây không phải là NATO đang hướng về Thái Bình Dương, nhưng nó là một phản ứng trước sự thật Trung Quốc đang tiến gần hơn đến chúng ta”. Ông nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng trọng điểm tại châu Âu, tăng cường hiện diện tại Bắc Cực và châu Phi cũng như không gian mạng. Tất cả những điều này khiến cho NATO nhận ra rằng cần phải ứng phó trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, và chúng ta phải phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác trong khu vực – Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc”.
Về phần mình, Bắc Kinh luôn cho rằng sự tiến bộ về kinh tế và quân sự của quốc gia này không phải là mối đe dọa với các nước khác. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây gia tăng là kết quả từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung leo thang. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trước đó tuyên bố ông muốn triển khai hệ thống tên lửa tầm trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong chuyến công du tới Sydney hôm 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper cho biết Trung Quốc đang gây bất ổn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, cáo buộc Bắc Kinh tung chiêu bẫy nợ kinh tế, có hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và “vũ khí hóa lợi ích chung toàn cầu”. “Tôi đã đối thoại với Bộ trưởng Esper và ông ấy nói cần phải có thời gian để phát triển vũ khí tầm trung mới. Bất kỳ phương án triển khai tiềm năng nào cũng cần có thời gian và chưa có quyết định cụ thể”, ông Stoltenberg tiết lộ.
http://biendong.net/bien-dong/29915-lanh-dao-nato-the-hien-quan-ngai-ve-su-mo-rong-anh-huong-cua-tq-o-bien-dong-va-the-gioi.html

Vatican sắp bổ nhiệm đại diện thường trú tại Việt Nam ?

Tú Anh
Đợt thảo luận lần thứ 8 của nhóm làm việc giữa Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam diễn ra trong hai ngày 21 và 22 tháng 08 năm 2019. Mục tiêu là để phát triển mối quan hệ song phương, theo thông cáo báo chí của Vatican.
Theo bản tin của Vatican News, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Ba 20/08/2019 cho biết theo đúng đường hướng các cuộc họp trước đây, đợt thảo luận lần thứ 8 giữa Vatican và Việt Nam nhằm « phát triển và đào sâu hơn » mối quan hệ song phương.
Hai bên tiếp tục thảo luận về tình hình sinh hoạt của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam cũng như về quy chế và nhiệm vụ của đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Vấn đề này đã được bàn thảo trong cuộc họp lần thứ 7 tại Hà Nội vào năm 2018. Cuộc họp lần thứ 8 của hai nhóm làm việc cũng là cơ hội để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của Hồng Y Pietro Parolin (Quốc Vụ khanh của Vatican, tương đương với vai trò thủ tướng). Ngày giờ chuyến công du chưa được chính thức loan báo nhưng được mô tả là « trong tương lai gần ».
Theo nguồn tin này, trưởng nhóm làm việc của Tòa Thánh là linh mục Antoine Camilleri, phụ tá bộ trưởng đặc trách quan hệ với các quốc gia. Đứng đầu phái đoàn Việt Nam là thứ trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng.
Việt Nam là một trong số các nước hiếm hoi trên thế giới không có quan hệ chính thức với Tòa Thánh. Từ năm 2011 Vatican mới được Hà Nội cho phép bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú. Từ tháng 05/2018, chức vụ này do Giám Mục Marek Zalewski, sứ thần tại Singapore kiêm nhiệm.
Tín hữu Công giáo Việt Nam hy vọng hai bên tái lập quan hệ bình thường. Trang mạng « Tin mừng cho người nghèo » đánh dấu hỏi thận trọng : (phải chăng) một đại diện của giáo hoàng sắp được bổ nhiệm tại Việt Nam ?
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190821-viet-nam-ton-giao-vatican-sap-bo-nhiem-dai-dien-thuong-tru

Khủng hoảng chính trị : Thủ tướng Ý từ chức

Liên minh cầm quyền tại Ý trong 14 tháng qua giữa Lega Nord và Phong trào 5 sao sụp đổ. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đệ đơn từ chức lên tổng thống Sergio Mattarella sau buổi điều trần trước Thượng Viện chiều hôm qua, 20/08/2019.
Tổng thống Ý có hai lựa chọn : hoặc quyết định cho thành lập một liên minh chính phủ mới hoặc cho tổ chức bầu cử trước thời hạn. Chiều nay, 21/08, nguyên thủ Ý bắt đầu tiến hành tham vấn đại diện các định chế và chính đảng.
Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir cho biết thêm thông tin :
« Trước Thượng Viện, thủ tướng Ý, nổi tiếng là người cẩn trọng, thường giữ vai trò hòa giải, đã gây bất ngờ khi chỉ trích Matteo Salvini một cách nặng nề « Tôi xin được nói rằng ông bộ trưởng Nội Vụ chỉ theo đuổi các lợi ích riêng và của đảng Lega Nord, do vậy, ông luôn luôn kiếm cớ để gây ra khủng hoảng cho chính phủ và khiến chúng ta phải bầu cử lại ».
Ông Salvini tỏ ra rất tức giận và lập tức phản bác. « Ngài thủ tướng, tôi lấy làm tiếc khi biết rằng ngài đã phải chịu đựng tôi trong suốt 1 năm qua. Có lẽ tôi là kẻ nguy hiểm, vô trách nhiệm và cơ hội. Nhưng tôi nghĩ rằng, trong nền dân chủ, con đường tốt nhất là tham khảo ý kiến người dân ».
Giờ đây, trái bóng nằm trên sân của tổng thống Sergio Mattarella. Ông sẽ phải xem xét liệu có thể tạo lập được một đa số tại Quốc Hội hay không và nếu không có được một thỏa thuận liên minh vững chắc, thì cần phải cho tổ chức bầu cử trước thời. Từ chiều nay cho đến tối mai, nguyên thủ Ý tiến hành các cuộc tham vấn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190821-khung-hoang-chinh-tri-thu-tuong-y-tu-chuc

Giá taxi sân bay Milano Ý đắt hơn vé máy bay

Tuấn Thảo
Vào những ngày cuối tuần, người Pháp thường thích đi chơi tại các nước láng giềng như Ý, Anh, Đức, Tây Ban Nha …. Xu hướng này càng phát triển mạnh trong những năm gần đây với các hãng hàng không giá rẻ. Nhưng tại châu Âu, đôi khi giá cước một chuyến taxi từ sân bay vào thành phố còn đặt hơn cả giá vé bay khứ hồi.
Theo trang thông tin của mạng du lịch Airmundo, tính trung bình hành khách chi khoảng 40 euro mỗi lần họ đón xe taxi tại phi trường để vào trung tâm thành phố. Thế nhưng, chênh lệch bảng giá cước taxi giữa các đô thị châu Âu là cả một trời một vực. Về điểm này, các taxi sân bay đắt nhất châu Âu vẫn là Milano và Luân Đôn do các phi trường quốc tế nằm khá xa trung tâm thành phố. Còn xét theo tiêu chuẩn cước phí tính theo cây số (€/km), đắt nhất vẫn là các sân bay ở Thụy Sĩ và phi trường Nice ở miền Nam nước Pháp.
Mạng du lịch Airmundo đã thực hiện một cuộc nghiên cứu khảo sát các bảng giá taxi tại 50 sân bay tại châu Âu thu hút nhiều du khách nhất hàng năm. Kết quả so sánh đã được công bố hồi trung tuần tháng 8 năm 2019. Giá taxi từ sân bay Malpensa vào trung tâm Milano là 95€ cho khoảng 50 cây số, còn đi từ phi trường Bergamo cũng với cùng khoảng cách là 105€ một chuyến. Cũng cần biết rằng giá vé của một chuyến bay khứ hồi Paris-Milano là khoảng 75€ giá trung tuần tháng 9 của hãng Vueling, giá 100€ nếu bay với Air France vào cùng thời điểm.
Nếu đi Luân Đôn từ Paris, thì tốt nhất bạn nên đi bằng xe cao tốc Eurostar, xe chạy từ nhà ga trung tâm thành phố này đến trung tâm thành phố khác và thuận tiện hơn nữa là bạn tiết kiệm được tiền taxi sân bay vốn thuộc hàng đắt nhất thế giới. Luân Đôn có bốn phi trường Stansted (63km), Luton (55km), Gatwick (47km) và nhất là Heathrow (27km). Bảng giá taxi sân bay tính theo thứ tự là 104€, 98€, 93€ và 77€. Heathrow là phi trường gần nhất trung tâm Luân Đôn, nhưng tính giá theo từng cây số di chuyển, lại là sân bay đắt nhất thủ đô Luân Đôn.
Theo kết quả khảo sát, các sân bay như Bergamo ở Ý, Stansted và Luton ở Anh là điểm đến thường xuyên nhất của các du khách chuyên bay với các hãng không giá rẻ như Ryanair, easyJet, Wizz Air hay Vueling. Hành khách thường hay đặt vé máy bay theo tiêu chuẩn giá thấp nhất, nhưng rốt cuộc họ bị thất vọng do chi phí đi taxi quá đắt trong khi các phương tiện công cộng lại không đầy đủ khác khiến cho việc di chuyển thêm khó khăn.
Về phía Pháp, dù không được nhiều uy tín về mặt dịch vụ taxi sân bay, nhưng phi trường Charles de Gaulle (55€/26km) đứng hạng 10 trên bảng xếp hạng, sau Milano và Luân Đôn, cũng như sau các phi trường quốc tế Oslo (82€/50km), Munchen (70€/38km), Stockholm (54€/42km), Roma (48€/30km). Trong khi đó, sân bay Orly hầu như đứng ở cuối bảng ở hạng 24, xấp xỉ với giá taxi sân bay quốc tế  Vienna (35€/18km).
Điều đó cho thấy là trái với điều mà mọi người thường nghĩ, giá taxi sân bay Paris thuộc vào hàng trung bình tại châu Âu và giá taxi cũng có xu hướng bảo hoà trước sự trỗi dậy của các công ty chuyên chở hành khách như Uber, AlloCab hay Le Cab ở Pháp. Hệ thống giao thông công cộng của Pháp tương đối tốt nhưng vẫn đắt hơn nhiều so với Lisbon.
Giá taxi sân bay đắt nhất ở Pháp vẫn là tại thành phố Nice. Từ phi trường vào trung tâm thành phố chỉ có 7km, nhưng hành khách phải chi đến 32€ một cuốc xe. Nếu tính theo từng cây số, giá taxi sân bay quốc tế Nice (32€/7km) đắt không kém gì hai thành phố ở Thụy Sĩ là Zurich (63€/12km) và Genève (36€/6km). Cả ba sân bay này chỉ nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 10 cây số, nhưng lại đắt không kém gì taxi phi trường Heathrow, Luân Đôn.
Ngược lại, giá taxi sân bay tại các thành phố Đông Âu thuộc vào hàng thấp nhất châu Âu. Chẳng hạn như tại sân bay Kiev Boryspil, khách đi vào trung tâm thành phố chỉ tốn khoảng 16€ cho một chặng đường dài gần 35km. Một cách tương tự, giá taxi sân bay tại Warsaw hay Bucarest cũng thuộc vào hạng mềm (khoảng 10€-12€) trong khi Tallin, Budapest hay là Prague gần hơn với mức trung bình (17€-20€). Nhìn chung các phi trường ở Đông Âu vẫn có những bảng giá thấp hơn nhiều so với hai đô thị lớn là Barcelona và Luân Đôn.
Một vấn đề khác nữa, theo mạng du lịch Airmundo là hầu hết các sân bay quốc tế như Milano Malpensa, Charles de Gaulle Paris, Rome Fiumicino, Athènes Eleftherios Venizelos, Madrid Barajas A.S hay Saint-Petersbourg Pulkovo đều có những bảng giá cố định đăng tải ở trên mạng. Nhưng trên thực tế, vẫn có một số tài xế taxi vẫn không chịu áp dụng ‘‘giá chính thức’’. Điều cần biết là khi trèo lên taxi, chuyện đầu tiên là yêu cầu tài xế nói rõ hay nhắc lại giá cuốc xe, để tránh tâm trạng bất an, ngồi trên xe mà cứ thấp thỏm hồi hộp nhìn đồng hồ tính cước taxi.
http://vi.rfi.fr/phap/20190820-gia-taxi-san-bay-milano-dat-hon-ve-may-bay-pour-mercredi-21082019

Đan Mạch sốc khi TT Trump hủy thăm,

sau chuyện ồn ào về Greenland

Phía Đan Mạch hôm thứ Tư 21/8 bày tỏ họ “bị sốc” và “không thể tin nổi” về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Đan Mạch, một đồng minh của Mỹ trong NATO, sau khi thủ tướng nước này phản bác mối quan tâm của ông Trump đến việc mua Greenland.
Ban đầu, đề xuất của ông Trump làm cho các chính trị gia Đan Mạch thấy không đáng tin và buồn cười, trong đó, cựu thủ tướng Lars Lokke Rasmussen nói rằng: “Chắc đây chỉ là trò đùa ngày Cá tháng Tư”.
Nhưng người ta đã chuyển sang trạng thái sốc khi ông Trump hủy chuyến thăm trong các ngày 2 và 3 tháng 9 sau khi Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho rằng ý tưởng của ông Trump về việc Hoa Kỳ mua Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, là “vô lý”.
“Thật là rất, rất sốc, khi việc này liên quan đến một đồng minh rất thân thiết và cũng là một nước bạn tốt”, ông Soren Espersen, phát ngôn viên đối ngoại của đảng Dân chủ Đan Mạch theo cánh hữu, nói với hãng tin Đan Mạch Ritzau.
Ông mô tả việc ông Trump hủy thăm là sự xúc phạm tới Nữ hoàng Margrethe, nguyên thủ quốc gia Đan Mạch, và ông không kỳ vọng sẽ có một chuyến thăm khác của tổng thống Mỹ.
Ông Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã được Nữ hoàng Margrethe chính thức mời đến Đan Mạch hồi tháng 7.
“Việc này cho thấy vì sao chúng ta hơn bao giờ hết nên coi các thành viên anh em thuộc Liên hiệp Châu Âu là đồng minh thân cận nhất của mình. Ông Trump là người rất khó lường. Thực tế khác xa với những gì có thể tưởng tượng được”, ông Morten Ostergaard, lãnh đạo đảng Xã hội Tự do Đan Mạch phát biểu.
Ông Trump nói hôm 18/8 rằng việc Mỹ mua Greenland sẽ là “một giao dịch bất động sản lớn”, mặc dù đó không phải là một ưu tiên trước mắt.
“Đan Mạch là một quốc gia rất đặc biệt với những người dân cực kỳ tuyệt vời, nhưng qua những ý kiến của Thủ tướng Mette Frederiksen cho biết là bà sẽ không quan tâm đến việc thảo luận về mua bán
Greenland, tôi sẽ hoãn cuộc gặp của chúng tôi dự kiến trong hai tuần nữa sang một thời điểm khác”, ông Trump viết lên Twitter hôm 20/8.
https://www.voatiengviet.com/a/5050983.html

Máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ ở Yemen

Một máy bay không người lái MQ-9 của quân đội Hoa Kỳ mới bị bắn hạ tại phân khu hành chính Dhamar của Yemen, phía đông nam thủ đô Sanaa đang nằm trong tay phiến quân Houthi, hai quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters hôm thứ Tư 21/8. Đây là sự cố thứ hai như vậy trong vài tháng gần đây.
Một phát ngôn viên của quân đội Houthi trước đó đã nói rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay không người lái của Hoa Kỳ.
Hai quan chức Mỹ, đề nghị giấu tên, cho biết máy bay không người lái đã bị bắn hạ vào tối 20/8.
Đây không phải là lần đầu tiên một máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ ở Yemen. Vào tháng 6, quân đội Hoa Kỳ nói rằng phiến quân Houthi đã bắn hạ một máy bay không người lái của chính phủ Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ từ Iran.
Các lực lượng Hoa Kỳ đôi khi đã tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái và không quân đánh vào phân nhánh của Al Qaeda ở Yemen, có tên là Al Qaeda ở Bán đảo Ả Rập (AQAP).
Một trong hai quan chức Mỹ nói rằng dường như chiếc máy bay không người lái quân sự đã bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không do nhóm Houthi thân Iran vận hành.
Quan chức này nói rằng tuy mất một máy bay không người lái là tổn thất lớn về tiền bạc, song điều đó không phải là chưa từng có và ít có khả năng dẫn đến bất kỳ phản ứng lớn nào của Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-khong-nguoi-lai-cua-my-bi-ban-ha-o-yemen/5051171.html

Báo Nhật Bản: Bắc Triều Tiên

thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân

Gia Hưng
Báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun hôm nay 21/08/2019, loan tin: Tokyo sắp công bố Sách Trắng Quốc Phòng, trong đó xác nhận khả năng Bình Nhưỡng đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân.
Theo hãng tin Reuters trích dẫn báo Nhật, khả năng này của Bắc Triều Tiên được Sách Trắng năm nay của Nhật khẳng định rõ ràng hơn, so với Sách Trắng năm ngoái.
Báo Nhật Bản, tuy không ghi rõ nguồn tin xác minh, cho biết Sách Trắng 2019 vẫn duy trì quan điểm cho rằng Bắc Triều Tiên là « một mối đe dọa nghiêm trọng » đối với xứ Hoa Anh Đào.
Theo Sách Trắng 2019, trong lúc có nhiều nước thừa nhận khả năng của Bắc Triều Tiên chế tạo thành công đầu đạn hạt nhân kích thước nhỏ để lắp vào hỏa tiễn, nhưng cộng đồng quốc tế lại không đạt được tiến triển trong đàm phán về hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Sách Trắng Quốc Phòng Hàn Quốc 2018, được công bố hồi tháng 1, cũng đã thừa nhận Bắc Triều Tiên đạt được những thành công đáng kể trong chương trình thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.
Hoa Kỳ sẵn sàng tái đàm phán với Bắc Triều Tiên về vấn đề hạt nhân
Sau buổi họp với đồng nhiệm Hàn Quốc, tại Seoul, đặc sứ Mỹ phụ trách Bắc Triều Tiên Stephen Biegun hôm nay, 21/08/2019, cho biết Washington sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Bình Nhưỡng về vấn đề hạt nhân. Thông cáo này được đưa ra 1 ngày sau khi Mỹ và Hàn Quốc kết thúc buổi tập trận kéo dài 2 tuần, khiến Bắc Triều Tiên giận dữ, coi là buổi tập trận nhằm chuẩn bị xâm lược.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190821-bao-nhat-ban-bac-trieu-tien-thu-nho-thanh-cong-dau-dan-hat-nhan

Nhân viên Cathay Pacific Airlines

nói bị ‘khủng bố trắng’

Các phi công và nhân viên hàng không của Cathay Pacific Airlines nói bị ‘khủng bố trắng’, với các cáo buộc chính trị, sa thải và kiểm tra điện thoại do giới chức Trung Quốc thực hiện, trong bối cảnh biểu tình phản đối chính phủ ở Hong Kong chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, theo Reuters.
Hãng Cathay, do một người Mỹ và một người Úc thành lập khi Hong Kong còn là thuộc địa của Anh năm 1946, đã rơi vào khủng hoảng 11 ngày trước, khi Trung Quốc yêu cầu họ sa thải các nhân viên tham gia vào các cuộc biểu tình.
Và hãng này tuân thủ – sa thải hai phi công, nhưng sau đó đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi CEO Rupert Hogg bị thay thế vào tuần trước.
Hong Kong: Giám đốc Cathay Pacific từ chức
Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Hong Kong: Hãng Cathay Pacific bị TQ ‘phát động tẩy chay’
Một phi công khác, Jeremy Tam, cũng là một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, cho biết ông và những người khác rời hãng hàng không vì không thể chịu đựng được áp lực chính trị nội bộ.
“Việc (các lãnh đạo hàng không Trung Quốc) can thiệp vào Hong Kong và gây áp lực trực tiếp lên một hãng hàng không địa phương chắc chắn là một cuộc ‘khủng bố trắng’,” ông viết trên Facebook cá nhân, sử dụng một cách diễn đạt phổ biến ở Hong Kong để mô tả các hành vi ngấm ngầm nhằm tạo ra bầu không khí sợ hãi.
“Từ các nhân viên hàng đầu đến lãnh đạo CEO đã từ chức vì vụ việc liên quan chính trị này.”
Hãng hàng không xác nhận ông Tam không còn là nhân viên và nói họ không bình luận về các vấn đề nội bộ. Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters.
Sự ra đi đột ngột của CEO Hogg đã để lại bầu không khí lạnh lẽo cho một công ty 27.000 nhân viên, theo một cuộc phỏng vấn của Reuters với 8 nhân viên, cũng như các bài viết trên các nhóm Facebook của nhân viên hãng này.
“Có một cuộc ‘khủng bố trắng’ ở công ty chúng tôi,” một thành viên phi hành đoàn thuộc Cathay Dragon nói với Reuters tại một nhà ga trên đường về nhà. “Chúng tôi thực sự cảm thấy e ngại khi nói về vấn đề chính trị, dù chỉ là chuyện phiếm.”
“Một số người thân Bắc Kinh đã thành lập một nhóm trên Telegram và sẽ đăng thông tin cá nhân của chúng tôi, như địa chỉ, số điện thoại, nếu như họ phát hiện chúng tôi ủng hộ phong trào biểu tình trên mạng xã hội,” cô nói thêm.
Sự ra đi của ông Hogg càng cho thấy áp lực mà các doanh nghiệp tư nhân ở Hong Kong hiện đang đối mặt, khi phải cố cân bằng giữa một bên là những người biểu tình và một bên là nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Giám đốc điều hành mới của Cathay, Augustus Tang nói với các nhân viên vào thứ Hai 19/8 rằng công ty sẽ phục hồi sau những thách thức gần đây, nhưng sẽ không khoan nhượng đối với các hoạt động bất hợp pháp, hay vi phạm chính sách.
Một số công ty Hong Kong có các công ty mẹ do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, bao gồm Huarong International và China CITIC Bank International, khuyên nhân viên tránh bay hãng Cathay nếu có thể, theo một báo cáo nội bộ mà Reuters được tiếp cận.
Kiểm tra điện thoại
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc đã ra lệnh cho Cathay hôm 9/8 cung cấp thông tin nhận dạng các thành viên phi hành đoàn trên các chuyến bay ở đại lục và những người bay qua không phận Trung Quốc, và cấm họ không được tham gia vào các cuộc biểu tình.
Năm nhân viên cho biết, phi hành đoàn hạ cánh tại Trung Quốc đã bị giới chức hàng không Trung Quốc điều tra.
Họ kiểm tra điện thoại của các phi công và phi hành đoàn, thậm chí kiểm tra tin nhắn WhatsApp và album ảnh xem có tài liệu chống Trung Quốc nào không, một phi công nói với Reuters.
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Không ai trong số 8 nhân viên hàng không mà Reuters phỏng vấn dám tiết lộ tên đầy đủ vì sợ mất việc.
Cần phải làm Trung Quốc vui lòng
Cathay đã sa thải hai phi công do tham gia biểu tình, sau đó tuyên bố rằng hãng này hoàn toàn cam kết với ‘một quốc gia, hai chế độ’.
Một tiếp viên hàng không, người nói chuyện với Reuters qua điện thoại, cho hay ban đầu các nhân viên phản ứng với việc sa thải đồng nghiệp bằng thái độ giận dữ và thất vọng.
“Nhưng sau đó, khi chúng tôi nhìn thấy công ty chịu áp lực như thế nào từ phía Trung Quốc, chúng tôi không giận giữ nữa mà cảm thông,” cô nói. “Chúng tôi hiểu rằng cần phải làm Trung Quốc hài lòng.”
Ba nhân viên khác, nói nhiều thành viên phi hành đoàn đang tìm cách tránh các tuyến đường của Trung Quốc, và vài người nhấn mạnh rằng họ sợ bất cứ điều gì họ nói cũng sẽ bị chuyển cho người quản lý hoặc cho Bắc Kinh.
Hai trang Facebook của nhân viên Cathay Pacific Airlines, CX Secrets và KA Secrets, nơi từng là diễn đàn để phàn nàn về việc thay đổi lịch làm việc hay chuyện phiếm, nay tràn ngập các thông điệp tranh luận về việc xử lý khủng hoảng.
Hầu hết đều kêu gọi lòng trung thành và sự im lặng.
“Cathay hôm nay là tương lai của Hong Kong ngày mai. Để đảm bảo giữ công việc này, (chúng tôi phải) im lặng và tiếp tục thỏa hiệp,” một bài đăng trên Facebook cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49417191

Cảnh sát Hong Kong:

 Chúng tôi không cần Bắc Kinh giúp đỡ

By Stephen McDonellBBC News, Hong Kong
Cảnh sát Hong Kong từng nói rằng họ thiếu người và rất chật vật.
Đã nhiều tháng kể từ khi các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ diễn ra, người biểu tình thay đổi chiến thuật, tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Cảnh sát Hong Kong không thể theo kịp.
Nhưng bây giờ cảnh sát Hong Kong đã tổ chức lại các hoạt động và cho hay họ đang kiểm soát tình hình, vì vậy khó có khả năng quân đội đại lục xuất hiện trên đường phố Hong Kong.
Thông tin này được công bố từ một cuộc họp báo kéo dài gần ba giờ bởi các sĩ quan cảnh sát cấp cao.
Nhân viên Cathay Pacific Airlines nói bị ‘khủng bố trắng’
Nhân viên lãnh sự quán Anh ‘bị giữ ở biên giới HK-TQ’
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Cảnh sát Hong Kong đưa ra các đánh giá thẳng thắn khác thường về khả năng của mình và khả năng can thiệp từ Bắc Kinh. Họ nói khó có khả năng Bắc Kinh can thiệp quân sự và đây là lý do tại sao.
Trung Quốc có thể tiếp quản?
Nếu, khủng hoảng ở Hong Kong, đến một thời điểm nào đó, vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền địa phương, thì có thể lực lượng quân đội chống bạo loạn của đại lục từ Thâm Quyến sẽ tiến vào.
Hình ảnh các đoàn xe của cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Hoa đến thành phố biên giới Hong Kong đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố, kèm theo các lời đe dọa sẽ can thiệp.
Nếu điều này xảy ra, “chúng ta sẽ rơi vào một tình thế hoàn toàn khác,” một sĩ quan cảnh sát Hong Kong nói và các đồng nghiệp của ông gật đầu đồng ý.
Ông nói rằng không hề có bất kỳ khả năng tương tác nào giữa các lực lượng đại lục và cảnh sát Hong Kong. Chưa từng có quy định, thủ tục hay kế hoạch. Họ thậm chí chưa bao giờ được đào tạo chung.
Nếu đoàn xe tải chở quân bắt đầu lái xe vào Hong Kong, có nghĩa là chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát mọi hoạt động.
Một sĩ quan cao cấp mà BBC phỏng vấn đã kiên quyết rằng “điều đó sẽ không xảy ra”.
Cảnh sát Hong Kong “có thể xử lý” cuộc khủng hoảng hiện nay, ông nói.
Ông nói thêm rằng những suy đoán trên mạng xã hội rằng cảnh sát Trung Quốc đại lục đã trà trộn trong hàng ngũ của họ, một phần do một số sĩ quan không theo thẻ, và tin đồn họ sử dụng tiếng Quan Thoại là hoàn toàn sai.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, Lưu Hiểu Minh, cảnh báo hôm thứ Năm rằng Bắc Kinh có thể “dập tắt mọi bất ổn nhanh chóng” và cáo buộc “các lực lượng nước ngoài” đã kích động các cuộc biểu tình.
Biểu tình ở Hong Kong: dân TQ đại lục và HK nói gì?
Tuy nhiên, về điểm này, họ cũng thẳng thắn.
Khi chúng tôi hỏi liệu cảnh sát có thấy bằng chứng cho thấy chính phủ nước ngoài đã tài trợ hoặc tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ hay không, câu trả lời đi thẳng vào vấn đề: “Không.”
Cảnh sát chìm
Cảnh sát Hong Kong thừa nhận rằng, có thời điểm, lực lượng của họ quá thiếu người để đối phó với các cuộc biểu tình liên tục di chuyển, với những người biểu tình áp dụng chiến thuật “đánh và chạy”. Họ sẽ ném gạch tại một đồn cảnh sát hoặc chặn một đường hầm xuyên thành phố và sau đó, khi các đội bạo loạn đến, họ sẽ chạy đi.
Trong cuộc biểu tình quy mô lớn vào 5/8, đã xảy ra đụng độ ở hàng chục địa điểm trên toàn thành phố.
Cảnh sát nói rằng giờ họ có thể điều động các đội nhanh hơn – họ di động hơn và đã lợi dụng việc người biểu tình chia thành nhiều nhóm nhỏ để di chuyển nhanh và thực hiện các vụ bắt giữ.
Chính quyền có thể điều động khoảng 3.000 cảnh sát chống bạo động đã được đào tạo, những người thường đóng các vai trò khác trong lực lượng cảnh sát vốn có 30.000 người.
Họ cũng cảm thấy tự tin hơn vì họ đã nắm bắt ‘những nhân vật quan trọng’ trong số những người biểu tình cực đoan nhất.
Trong khi phong trào này được mô tả là không có lãnh đạo, dựa vào việc xây dựng sự đồng thuận trong các nhóm chat, cảnh sát cho rằng những nhân vật chủ chốt có thể thuyết phục số đông thực hiện một số hành động.
Cảnh sát Hong Kong nói họ có thể tìm và tóm được những người đóng vai trò chính với sự giúp đỡ của tình báo là các sĩ quan chìm trong nhóm những người biểu tình.
‘Nếu họ giết ai, họ sẽ phải đối mặt với tội giết người’
Việc sử dụng cảnh sát chìm đã dẫn đến sự quan ngại và thậm chí là sự hoảng loạn giữa các nhóm biểu tình.
Hôm thứ Ba, các nhà hoạt động đã tấn công hai người đàn ông, trong đó có một nhà báo của Hoàn cầu Thời báo – một tờ báo của chính phủ Trung Quốc – tại sân bay Hong Kong, cáo buộc họ là sĩ quan đại lục.
Mọi người đều trở nên thận trọng hơn với những người họ tin tưởng, gồm cả các nhà báo. Cả cảnh sát và người biểu tình đều muốn kiểm tra chứng minh thư trước khi đồng ý nói chuyện với bạn.
Cảnh sát cũng bị chỉ trích nặng vì có lúc người ta thấy họ phản ứng nặng tay đối với người biểu tình, bao gồm bắn đạn hơi cay trong khu dân cư và nhà ga tàu ngầm.
Rồi có những hình ảnh dường như cho thấy các sĩ quan cảnh sát chống bạo loạn bắn đạn cao su và đạn hơi cay ở tầm ngang đầu và ở cự ly rất gần vào đám đông người biểu tình.
Cảnh sát cho biết điều này không nên xảy ra. Đạn cao su nên được bắn xuống đất, sau đó sẽ bật vào người.
Đây có thể là những gì đã xảy ra với tôi vào 5/8 khi một viên đạn – cảnh sát nói rất có thể là một viên đạn cao su – bắn thẳng vào mặt tôi, làm vỡ nát mặt nạ hơi cay của tôi.
Một trong những sĩ quan nói với tôi rằng anh ta không nghĩ tôi bị nhắm bắn thẳng vào đầu. “Ít nhất tôi hy vọng là không,” anh ta nói.
Anh ta nói thêm rằng nhiều khả năng một vòng đạn nảy lên từ phía dưới chân của tôi và thật không may điều này xảy ra với tôi. Ai mà biết được?
Một sĩ quan khác nói với tôi rằng cảnh sát có điên mới bắn đầu một ai đó bằng bất kỳ loại đạn nào.
“Nếu họ giết ai đó, họ sẽ phải đối mặt với cáo buộc giết người”, ông nói.
Biểu tình ôn hòa quy mô lớn ở Hong Kong
Hong Kong sẵn sàng cho các cuộc biểu tình lớn sắp tới
Biểu tình Hong Kong lan rộng trên toàn cầu
Tuần trước, người ta cũng quay được cảnh một đội chống bạo động đặc biệt, “Raptors”, đuổi theo người biểu tình vào một ga tàu ngầm và, đứng ở trên đỉnh thang cuốn, xả những viên đạn phi sát thương vào họ ở cự ly gần, sau đó đánh đập họ bằng dùi cui.
Cảnh sát không xin lỗi đã hành động như vậy, họ nói, cũng có các cuộc tấn công bạo lực nhắm vào các sĩ quan của họ, như bị ném gạch và các thanh kim loại vào người.
Rồi đến việc sử dụng hơi cay vượt quá thời hạn sử dụng. Chúng tôi hỏi liệu các báo cáo này có đúng không và liệu điều này có gây hại không.
Các sĩ quan nói với chúng tôi rằng các nhà sản xuất đã đảm bảo với họ rằng nó hoàn toàn an toàn – tuy nhiên, để chắc chắn, họ sẽ thu hồi bất kỳ hộp nào đã hết hạn.
Với số lượng đạn hơi cay họ bắn ra mỗi cuộc biểu tình, có bao giờ họ hết đạn hơi cay không?
“Không” – câu trả lời ngắn gọn từ một sĩ quan.
Nỗi sợ bị trả thù
Ngoài ra còn có một câu hỏi thực sự quan trọng liên quan đến tương lai lâu dài của cảnh sát Hong Kong: Làm sao họ có thể xây dựng lại niềm tin của công chúng?
Các sĩ quan chúng tôi gặp đã lắc đầu và nhún vai. “Sẽ mất rất nhiều thời gian, thật sự mà nói,” một người nói.
Có lẽ thảm họa quan hệ công chúng tồi tệ nhất đối với cảnh sát Hong Kong xảy ra vào 21/7 – không thấy một bóng dáng cảnh sát nào khi Hội Tam Hoàng, những người mặc đồ trắng chờ người biểu tình ở ga Yuen Long và tấn công họ với những vũ khí tự chế.
Người đi đường cũng bị cuốn vào các cuộc tấn công.
Mặc dù cảnh sát hiện đã thực hiện hàng chục vụ bắt giữ người “mặc áo trắng”, nhưng cộng đồng chung và đặc biệt là phe ủng dân chủ, đang kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các sự kiện gần đây, bao gồm cáo buộc thông đồng giữa một số sĩ quan và các băng đảng thế giới ngầm.
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho rằng một cuộc điều tra như vậy là không cần thiết và nói rằng Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập đã xem xét vấn đề này.
Các sĩ quan chúng tôi phỏng vấn cũng nói rằng không cần một cuộc điều tra độc lập.
Ngay cả khi chúng tôi hỏi rằng đây có thể là một cách để lấy lại niềm tin của công chúng hay không, họ nói họ không thấy việc đó có tác dụng.
Trong khi đó, cảnh sát ở ngoài hiện trường cũng đang chịu áp lực cá nhân rất lớn.
Sau một ngày vật lộn trên đường phố với người biểu tình, họ thường xuyên bị bao vây trên đường phố bởi những người dân, bị sỉ nhục và quấy rầy.
“Những âm thanh chửi bới inh ỏi,” một trong những sĩ quan nói.
Ngoài ra còn có tình trạng quấy rối trên mạng. Thông tin cá nhân của ít nhất 300 sĩ quan đã bị công bố trực tuyến; hình ảnh con cái của họ cũng bị công bố. Các nhóm biểu tình đến nơi làm việc của vợ hoặc chồng của các cảnh sát Hong Kong, chỉ để cho họ biết rằng ‘tôi biết anh/chị là ai’.
Chúng tôi được nghe kể về một cô con gái tuổi teen của một sĩ quan bị một người quấy rối nói rằng: “Những gì cha cô đang làm thật kinh tởm”.
Một số người cắt điện nhà của các sĩ quan cảnh sát và gửi thực phẩm giả cho họ vào sáng sớm.
Nỗi sợ bị xác định danh tính và bị trả thù là rất cao. Chúng tôi được biết khi cảnh sát đến bệnh viện để điều trị, một số người phải nói họ là “công chức” chứ không phải là “cảnh sát”.
Họ sợ hồ sơ bệnh viện có thể bị rò rỉ hoặc thậm chí họ có thể bị quấy rối trong bệnh viện.
“Chúng tôi không thể can thiệp vào chính trị”
Chỉ có một giải pháp chính trị cuối cùng có thể làm giảm bớt khủng hoảng của Hong Kong.
Những người có thể làm điều này không phải những người ở trên chiến tuyến. Đây là chiến trường của cảnh sát và của người biểu tình.
Những sĩ quan này có muốn giới chức thành phố, đặc biệt là bà Carrie Lam, có một hành động nào để giảm áp lực cho cảnh sát không?
Họ cười. Có vẻ như họ thực sự muốn nói nhiều hơn – nhưng thay vào đó, sau một khoảng lặng ngắn, họ nói: “Chúng tôi không thể can thiệp vào chính trị”.
Họ nói họ muốn người biểu tình quay trở lại biểu tình một cách ôn hòa – “cách của Hong Kong”.
Nhưng hàng chục ngàn người biểu tình ở đây tin rằng những cuộc biểu tình ôn hòa đã bị giới cầm quyền lờ đi và sự leo thang là lựa chọn duy nhất để bằng cách nào đó mang lại cải cách dân chủ.
Cảnh sát biết điều này sẽ không kết thúc nhanh chóng.
Họ nói rằng đã có một số lượng lớn sĩ quan trong lực lượng từ chức do cuộc khủng hoảng này.
Nhưng tác động lớn nhất là các sĩ quan khích lệ, động viên và hỗ trợ lẫn nhau hơn.
Có khả năng nào phong trào này đã gây ra chia rẽ trong lực lượng không?
Không thể nào, họ nói. “Chính xác là ngược lại.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49418701

Hong Kong: Tại sao họ không sợ hãi?

Mặc Lâm
Gần ba tháng trôi qua trên vùng đất đang thấm đẫm không ngừng những câu chuyện vừa đáng ngạc nhiên lẫn thán phục về sự minh mẫn, sáng tạo lẫn kiên trì và không hề sợ hãi của người Hong Kong đang làm cho cả thế giới tròn mắt thán phục. Hong Kong đang trực diện với sức mạnh lớn gấp ngàn lần từ đại lục, nơi hoàng đế cộng sản Tập Cận Bình đang trị vì với chủ trương không bao giờ nhượng bộ trước bất cứ thử thách nào xâm hại quyền lợi của chế độ.
Hong Kong bé nhỏ nhưng không tầm thường, bởi mỗi lần xuống đường nó tập trung được hầu như toàn thể người dân trên phần đất nhỏ bé này. Họ lần lượt thay nhau lên tiếng cho mơ ước chung: thoát ra khỏi quy chế một quốc gia hai chế độ, thứ lý thuyết chỉ có trên giấy tờ và thực tế tuy chưa tới 50 năm nhưng đại lục đã thọc bàn tay thô bạo vào vùng đất này, vốn thừa hưởng thứ tự do thật sự chứ không phải từ bùa chú mà Đảng Cộng sản Trung Quốc ban phát cho nhân dân trong nhiều chục năm qua.
Xuống đường biểu tình là sinh hoạt chỉ xảy ra trong các nước có một nền dân chủ thực sự. Hong Kong tuy bị trả lại cho Trung Quốc nhưng vẫn được sinh hoạt dân chủ như khi chưa trao trả. Nó được quyền duy trì hệ thống kinh tế – chính trị của chủ nghĩa tư bản trong khi phần còn lại là Trung Quốc đại lục nằm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo đề nghị này của Đặng Tiểu Bình, Hong Kong có thể tiếp tục hệ thống chính trị riêng, các vấn đề pháp lý, kinh tế và tài chính, bao gồm cả các hiệp định thương mại và văn hóa với nước ngoài.
Cuộc xuống đường chống lại Luật Dẫn độ là mồi lửa châm vào sự sợ hãi sẽ bị đối xử như con dân của một nước cộng sản khiến người Hong Kong quên hết những nỗi sợ khác nằm ngay trong thực tại. Họ có thể bị đàn áp khốc liệt, bị đánh đập, giam cầm thậm chí mất mạng trong đám đông mà họ là một thành viên… tuy nhiên tất cả những nỗi sợ ấy nếu so với phải bị sống dưới chế độ cộng sản thì cái sợ thứ hai đáng suy nghĩ hơn. Hong Kong thừa hưởng văn minh, tiện nghi và tư duy của thế giới dân chủ. Người dân được mở mắt hàng ngày và sự so sánh giữa hai chế độ cộng sản và dân chủ không còn gì nghi ngờ đối với họ nữa.
Những chàng trai, cô gái vừa bước vào đại học được những người rất trẻ đi trước dẫn dắt vào cuộc chiến trường kỳ này với niềm tin sắt đá vào kết quả cuối cùng. Có xem những video clip từ các cuộc họp báo của sinh viên Hong Kong mới thấy hết tầm cỡ thật sự của họ. Vững vàng, hiểu biết rộng rãi về quyền hạn của người dân, không khoan nhượng trước những áp lực từ phía chính quyền đặc khu hay từ đại lục. Họ không có cử chỉ, lời nói đao to búa lớn không hề lên giọng chỉ có ta là chân lý nhưng qua biện giải của họ người ta thấy toát lên hửng hực lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, thứ duy nhất có thề chống lại cường quyền dù đó là cường quyền cộng sản.
Nhưng nếu chỉ một mình họ thì câu chuyện sẽ không thể tiếp diễn như ngày đầu tiên, khi ít nhất 1 triệu người cùng nhau kề vai hô vang một tiếng nói chung. Bên cạnh họ là cả xã hội Hong Kong, ngoại trừ cảnh sát và chính quyền đang nhận chỉ thị từ đại lục.
Ngày 14 tháng 6 khoảng 6.000 bà mẹ đã tham gia cuộc biểu tình ngồi trong ba giờ tại Vườn Chater ở Trung tâm. Các bà mẹ kêu gọi Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức và chính phủ phải rút lại dự luật Dẫn độ. Họ giương cao những tấm bảng lên án sự tàn bạo của cảnh sát, như “đừng bắn những đứa trẻ của chúng tôi.”
Ba tuần sau ngày 15 tháng 7 hơn 8.000 người cao tuổi lại tập trung tại chỗ cũ làm cuộc tuần hành lần thứ hai nhằm ủng hộ con cháu của họ tiếp tục xuống đường chống lại dự luật Dẫn độ với những biểu ngữ có nội dung “Hãy ủng hộ những người trẻ tuổi. Hãy bảo vệ Hồng Kong”.
Ngày 26 tháng 7 hàng trăm người tổ chức biểu tình ngồi tại phi trường quốc tế Hong Kong trong đó đa số là nhân viên của các hãng hàng không và Hiệp hội tiếp viên hàng không Cathay Pacific. Cảng vụ hàng không đã loại bỏ một số ghế để cung cấp thêm không gian cho người biểu tình.
Vào đêm 1 tháng 8, hàng trăm nhân viên từ 80 tổ chức tài chính khác nhau đã tham gia vào một cuộc biểu tình tại Chater Garden ở Kim Chung về các vụ việc được cho là cảnh sát thông đồng với các băng đảng xã hội đen và yêu cầu tôn trọng luật pháp. Ít nhất 700 công nhân ngành tài chính đã đăng tải hình ảnh thẻ nhân viên để ủng hộ cuộc tổng đình công toàn thành phố.
Ngày 2 tháng 8, khoảng 1.000 chuyên gia y tế đã tổ chức một cuộc mít tinh tại Edinburgh Place, Trung Hoàn. Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Hong Kong chỉ trích các vụ bắt giữ đồng thời lên tiếng về việc cảnh sát sử dụng quá nhiều hơi cay đối với các nhà hoạt động dân chủ. Trong cùng ngày, hàng ngàn công chức Hong Kong tập hợp để ủng hộ những người biểu tình.
Ngày 7 tháng 8, các luật sư Hong Kong tổ chức một cuộc tuần hành trong im lặng để ủng hộ những người biểu tình phản đối chính quyền.
Tối ngày 8 tháng 8, khoảng 1.200 người Công giáo đã tổ chức một cuộc diễu hành dưới ánh nến qua Trung Hoàn trước khi kết thúc bên ngoài Tòa án phúc thẩm. Cuộc tuần hành do bốn tổ chức Kitô giáo tổ chức,
Ngày 12 tháng 8, khoảng 100 chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đông Pamela Youde Nethersole ở Chai Wan biểu tình chống lại sự lạm quyền của cảnh sát khi một người phụ nữ bị bắn vào mắt và bị thương nặng. Nhân viên y tế giơ biểu ngữ có dòng chữ “Cảnh sát Hong Kong đang cố giết người dân Hong Kong”
Ngày 16 tháng 8, cuộc biểu tình được đặt tên “Ủng hộ Hồng Kông, quyền lực cho nhân dân” do nhóm đại diện sinh viên từ 12 trường đại học tổ chức diễn ra tại công viên Chater Garden ở khu vực trung tâm Hong Kong
Ngày 17 tháng 8, hàng ngàn giáo viên, nhân viên ngành giáo dục xuống đường bày tỏ quan ngại về sự an toàn của học sinh. Theo hãng tin Aljazeera, họ tràn xuống cao tốc, vào trung tâm Hong Kong, vừa đi vừa hô vang: “Hãy bảo vệ thế hệ học sinh tiếp theo của Hong Kong”!
Tất cả những cộng hưởng ấy làm cho Hong Kong sinh động và rực sáng. Thế giới của 7 triệu con người ấy lan tỏa khắp nơi và làm cho người trẻ Hong Kong thêm niềm tin vào sự tranh đấu của họ. Hong Kong là một ngoại lệ hiếm hoi khi biểu tình không phải là những đám đông hỗn loạn và thiếu kiểm soát, mặc dù đại lục cố gắng mang những thành phần bất hảo vào phá rối nhưng tai mắt của người biểu tình đã nhanh chóng phát hiện và cô lập chúng.
Theo South China Morning Post cho biết ngày 18 tháng 8 cuộc tuần hành của 1 triệu 700 ngàn người dưới những chiếc dù đầy mà sắc của người dân Hong Kong đã làm cho thế giới thấy rằng chí có sự kinh hoàng khi nghĩ tới phải sống trong thế giới cộng sản mới đủ khả năng làm cho người dân Hong Kong sợ hãi tới mức phải chấp nhận hy sinh những gì họ hiện có. Dĩ nhiên cái giá phải trả cho một nền tự do dân chủ thật sự không hề nhỏ nhưng hiện tượng Hong Kong không những đánh động người cộng sản phải xem xét lại chính mình mà nó còn là tiếng chuông cảnh tỉnh thế giới Tây phương về sự nguy hiểm vô hình của Cộng sản chỉ phát hiện ra nó khi phải sống cùng chứ không phải nhìn từ xa như các tòa đại sứ từng làm.
https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-tai-sao-ho-khong-so-hai/5050067.html

Bắc Kinh đe dọa trừng phạt

thỏa thuận bán vũ khi Mỹ – Đài

Trung Quốc đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với các công ty Mỹ liên quan đến việc bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan nếu Washington tiếp tục tiến hành thỏa thuận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí và chấm dứt liên lạc quân sự với Đài Loan.
Chính phủ Mỹ đã phê duyệt thỏa thuận trị giá 8 tỷ đôla liên quan đến bán 66 phi cơ chiến đấu, lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Căng thẳng Biển Đông: Trung Quốc và Mỹ nói gì?
Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?
Điều gì đang ‘đẩy’ VN ra xa Trung Quốc và tới gần Mỹ hơn?
Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?
Thương vụ tiềm năng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh, đặc biệt về mặt thương mại.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ cần được thống nhất với đại lục, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình, gồm có việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến thỏa thuận nàyCảnh Sảng, Phát ngôn nhân BNG Trung Quốc
Trung Quốc thường xuyên chỉ trích các thỏa thuận vũ khí của Hoa Kỳ với Đài Loan bao gồm thỏa thuận hiện tại vốn đã được thảo luận rộng rãi.
Tháng trước, Bắc Kinh đã lên án một thỏa thuận trị giá 2,2 tỷ đôla bán xe tăng và hỏa tiễn Stinger.
Vì lợi ích chung Mỹ – Đài
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố thỏa thuận vào hôm thứ Ba, 20/8/2019 trong một thông báo chính thức gửi Quốc hội.
Trong một tuyên bố, cơ quan trên nói rằng thỏa thuận này dành cho 66 chiến đấu cơ F-16, 75 động cơ General Electric và các hệ thống khác .
Thương vụ là vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và sẽ giúp cải thiện an ninh của Đài Loan, cơ quan này nói thêm.
Được truyền thông nhà nước Trung Quốc trích lời, ông Cảnh Sảng nói:
“Vụ mua bán này vi phạm luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế, cũng như chính sách Một Trung Quốc – theo đó Mỹ đã công nhận và chỉ có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không với Đài Loan.”
“Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
“Trong đó gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến thỏa thuận này,” ông Cảnh Sảng được dẫn lời nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49425292

Hong Kong: TQ xác nhận

đang giữ nhân viên lãnh sự Anh người HK

Một nhân viên của Lãnh sự quán Anh tại Hong Kong đã bị giữ tại biên giới Hong Kong – Trung Quốc vì bị cho là đã có hành động vi phạm luật pháp, Trung Quốc vừa xác nhận.
Truyền thông đưa tin hôm thứ Ba 20/8 rằng ông Simon Cheng, người Hong Kong, đã mất tích từ ngày 8 tháng Tám trong một chuyến đi công tác.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ông Cheng bị giữ ở Thâm Quyến trong 15 ngày.
Anh Quốc nói Anh “hết sức lo ngại”, và sứ quán Anh tại Bắc Kinh đang trợ giúp gia đình ông Cheng.
Trung Quốc nói ông Cheng bị bắt giữ vì vi phạm “các quy định quản lý an ninh”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không đưa thêm chi tiết nào về tội mà ông Cheng bị cáo buộc.
Nhân viên lãnh sự quán Anh ‘bị giữ ở biên giới HK-TQ’
Biểu tình Hong Kong: Twitter và Facebook xóa tài khoản TQ
Biểu tình ôn hòa quy mô lớn ở Hong Kong
Sau các cuộc biểu tình cỡ lớn ở Hong Kong, nhiều du khách kể về các biện pháp an ninh bên Trung Quốc lục địa, với nhiều người qua lại biên giới bị cảnh sát kiểm tra điện thoại di động.
Biểu tình ở Hong Kong, nay đã bước sang tháng thứ ba, được châm ngòi từ dự luật dẫn độ mà giờ đây đã bị hoãn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói họ đã có lời “phản đối mạnh mẽ” với Anh Quốc về những phát biểu của Anh kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Hong Kong.
“Chúng tôi yêu cầu họ ngừng có những phát biểu vô trách nhiệm, ngưng xía vào chuyện của Hong Kong và ngưng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc,” ông nói.
Ông Cảnh Sảng nói ông Cheng là một công dân Trung Quốc và việc bắt giữ ông là công việc nội bộ của Trung Quốc.
Phóng viên BBC tại Bắc Kinh Robin Brant nói thời gian ông Cheng bị giữ là ngắn so với nhiều trường hợp khác ở Trung Quốc, và ông Cheng sẽ được thả trong vòng 48 giờ tới.
Nhà báo Brant nói Trung Quốc khăng khăng vụ việc không phải là một sự kiện ngoại giao, nhưng Bộ Ngoại giao Anh nhiều khả năng đã làm việc thầm lặng trong 13 ngày qua để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với ông Cheng và đảm bảo rằng ông được thả.
Hong Kong: Tài phiệt ủng hộ Bắc Kinh, giáo viên ủng hộ học sinh
Lưu Diệc Phi chê trách Hong Kong, ‘Hoa Mộc Lan’ bị tẩy chay
Biểu tình Hong Kong lan rộng trên toàn cầu
Trang tin địa phương HKFP đưa tin ông Cheng là một nhân viên chuyên về thương mại và đầu tư trong bộ phận Phát triển Quốc tế Scotland thuộc lãnh sự quán Anh.
Trang này nói ông đã tới dự một sự kiện kinh doanh ở Thâm Quyến vào ngày 8/8 qua cửa kiểm soát xuất nhập cảnh Lo Wu.
Bạn gái ông Cheng nói với trang tin HK01 ông đã có kế hoạch về nhà bằng tàu hỏa trong cùng ngày, nhưng đã không trở về. Trong các tin nhắn trên mạng, ông Cheng nói ông đang đi qua cửa khẩu và nói thêm với bạn gái “hãy cầu nguyện cho anh”.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc cũng bắt giữ hai công dân Canada, cáo buộc họ là gián điệp sau khi giữ họ vài tháng. Việc này xảy ra sau khi sau khi Canada thay mặt Hoa Kỳ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49419952

TQ đang cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc

Ngày 21/8, Ngoại trưởng Trung Quốc và hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng 3 bên lần thứ 9.
Chiều 20/8, trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lần lượt đã có buổi hội kiến với người đồng cấp Nhật Bản Taro Kono và người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha.
Tại buổi hội kiến với Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá, thời gian gần đây quan hệ Trung-Nhật được cải thiện là thành quả không dễ gì có được, do đó hai bên cần trân trọng và bảo vệ.
Ông Vương Nghị nhấn mạnh, Trung-Nhật cần tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức, ngoài ra hai bên cũng cần tăng cường trao đổi, tạo điều kiện và không khí tốt đẹp nhằm chuẩn bị cho giao lưu cấp cao hai nước thời gian tới.
Tại buổi hội kiến, hai bên cũng trao đổi về những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, đồng thời cùng khẳng định Trung-Nhật cần tăng cường kiểm soát và giải quyết tốt bất đồng giữa hai bên.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đánh giá, cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước Trung-Nhật tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua tại Osaka đã hoạch định phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới. Nhật Bản mong muốn tăng cường phối hợp với Trung Quốc, đi sâu hợp tác thực chất, thúc đẩy giao lưu hai nước trên nhiều lĩnh vực như giao lưu thanh niên, du lịch, nhân văn… đồng thời xử lý ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy quan hệ hai nước tiến về phía trước.
Tại buổi hội kiến với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá, quan hệ Trung-Hàn đang ở giai đoạn tốt đẹp, Trung Quốc hy vọng Hàn Quốc tích cực tham gia và cùng xây dựng Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, cùng khai thác thị trường thứ ba, thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA giai đoạn hai. Thời gian tới, hai bên cần tăng cường hợp tác đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học công nghệ cao và lĩnh vực sáng tạo đổi mới. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng mong muốn Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua đối thoại để giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha (bên trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (bên phải). Ảnh: Chinadaily
Về phần mình, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết, Hàn Quốc mong muốn cùng Trung Quốc thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trên nhiều phương diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế giữa hai nước trong thời gian tới. Ngoài ra, tại cuộc gặp, Ngoại trưởng hai bên cũng trao đổi về tình hình bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây.
Hôm nay (21/8), tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham dự Hội nghị Ngoại trưởng 3 nước Trung-Nhật-Hàn lần thứ 9, đây là Hội nghị quan trọng nhằm thảo luận công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh 3 bên nhiều khả năng sẽ diễn ra vào tháng 12/2019.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29929-tq-dang-cai-thien-quan-he-voi-nhat-ban-va-han-quoc.html

Phản ứng của Philippines về đề xuất chia 60-40

 trong hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông của TQ

Nhằm thúc đẩy các thoả thuận hợp tác khai thác chung dầu khí ở Biển Đông với Philippines, Trung Quốc đã đề xuất mời chào chia theo tỷ lệ 60-40. Trước chuyến thăm Bắc Kinh, Chính quyền Tổng thống Duterte đã đưa ra một số tuyên bố về vấn đề này.
Thông tin bắt đầu khi vừa qua Tổng thống Duterte cho biết, ông sẽ thúc đẩy hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng này. Chính quyền Manila có thể chấp nhận ăn chia 60-40 với Bắc Kinh vì đã ký 29 thỏa thuận song phương với Trung Quốc, bao gồm cả việc thăm dò dầu khí trong chuyến thăm Philippines của ông Tập Cận Bình đến Manila hồi năm 2018.
Những lập luận mang tính thăm dò của Chính quyền Philippines
Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo đã trả lời phỏng vấn về việc “cho phép” Trung Quốc hiện diện ở Biển Đông (mà Manila gọi là biển Tây Philippines). Lập luận của phía Philippines đưa ra là “việc Philippines “cho phép” Trung Quốc hiện diện ở vùng biển của Philippines cho thấy Philippines là “chủ sở hữu” của khu vực này. “Chỉ hành động này thôi đã cho thấy chúng tôi là chủ sở hữu, vì chúng tôi đang cho phép. Nếu chúng tôi không phải là chủ sở hữu, làm thế nào chúng tôi cho phép được?”, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Salvador Panelo nói trong một cuộc phỏng vấn với báo The Inquirer hôm 11/8.
Về đề xuất của Trung Quốc về việc chia sẻ tài nguyên 60-40 ở Biển Đông, ông Panelo cho rằng điều này có thể được sử dụng như một “đòn bẩy thương lượng”. “Rõ ràng là hai nước đều không lùi bước, vì vậy điều tốt nhất là đồng ý sử dụng tài sản đó có lợi cho cả hai bên”, ông Panelo nói. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Philippines vào tháng 11/2018, hai bên đã ký bản ghi nhớ khai thác dầu khí chung ở khu vực trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Philippines đã chỉ trích việc hợp tác khai thác với Trung Quốc, nhất là trong EEZ vốn là của riêng Philippines. Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio từng cảnh báo rằng khái niệm “gạt bỏ tranh chấp và theo đuổi sự phát triển chung mà Trung Quốc đưa ra” thực chất là “một cái bẫy”. Bởi vì theo chính phủ Trung Quốc, yếu tố đầu tiên trong sự phát triển chung là “chủ quyền các vùng lãnh thổ liên quan đều thuộc về Trung Quốc”.
Những lý lẽ nhằm lôi kéo của phía Bắc Kinh
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa hôm 9/8 đã khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục không chấp nhận và phản đối phán quyết biển Đông 2016. “Chúng tôi đã làm rõ là chúng tôi sẽ không chấp nhận (phán quyết của Tòa trọng tài) và quyết định này vẫn giữ nguyên. Lập trường của chúng tôi sẽ không thay đổi và bản thân chúng tôi cũng sẽ không thay đổi”, Đại sứ Triệu khẳng định. Tuy nhiên, Đại sứ Triệu Giám Hoa trấn an Philippines “Có một thứ mà tôi muốn đảm bảo với chính quyền và người dân Philippines, đó là chúng tôi quyết tâm tìm kiếm giải pháp hòa bình cuối cùng cho tất cả bất đồng giữa hai nước. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột, không tìm kiếm rắc rối. Điều đó hoàn toàn chắc chắn”.
Phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 diễn ra từ 29/7 đến 3/8/2019 tại Bangkok, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa cam kết tuân thủ luật quốc tế và tích cực cùng khối ASEAN xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Về tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa tái khẳng định sự phủ nhận phán quyết trọng tài năm 2016 của Trung Quốc, ông Panelo nói: “Trung Quốc có quyền không thay đổi quan điểm, tương tự, chúng tôi cũng có quyền giữ vững quan điểm của mình. Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản tổng thống nêu ra vấn đề về phán quyết của Tòa trọng tài”.
Kết luận, thời gian tới Trung Quốc và Philippines có thúc đẩy hợp tác chung ở Biển Đông theo hình thức nào thì chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến tình hình khu vực, do hai bên đều có những tính toán về lợi ích riêng mà không quan tâm đến những lợi ích chung của cả khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm nhiều
http://biendong.net/bien-dong/29914-phan-ung-cua-philippines-ve-de-xuat-chia-60-40-trong-hop-tac-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong-cua-tq.html

Bất chấp sự đe dọa từ TQ, Ấn Độ muốn tiếp tục

hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 tại Bangkok, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.Jaishankar và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi, nhất trí lập trường chung về Biển Đông.
Tại cuộc gặp, hai bên cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp và nhất trí các biện pháp thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Ấn Độ, tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao, đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, nông nghiệp, y tế, hàng không, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy hợp tác trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam và trong dịp Việt Nam và Ấn Độ cùng giữ cương vị Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ấn Độ bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác về dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông. Hai bên khẳng định lập trường chung về Biển Đông cam kết duy trì hoà bình, ổn định, tự do và an ninh hàng hải, giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hoà bình phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Trong nhiều năm nay, Ấn Độ luôn là một trong những đối tác tin cậy của Việt Nam trong việc thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông. Ngay từ những năm 1980, Ấn Độ đã tiến hành các dự án khai thác năng lượng xa bờ ở Biển Đông với Việt Nam, trong đó có Công ty dầu khí ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ. OVL vào Việt Nam từ năm 1988 và đã có được giấy phép khai thác Lô 6.1. Đến năm 2006, công ty này được quyền thăm dò các Lô 127 và 128. Sau đó, Ấn Độ rút ra khỏi Lô 127 ở ngoài
khơi Phú Khánh vì không tìm thấy dầu khí. Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc đã phản đối vai trò của Ấn Độ trong liên doanh này. Tuy nhiên, Ấn Độ đã khẳng định quyền của công ty quốc doanh của nước này trong việc thực hiện dự án như một phần lợi ích kinh tế hợp pháp của Ấn Độ. Ấn Độ cũng bán tàu tuần duyên cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tuần tra ven biển của Việt Nam. Các tàu chiến của Ấn Độ nhiều lần cập cảng Việt Nam và sẽ sử dụng hải quân để bảo vệ các cơ sở dự án liên doanh trên trong trường hợp bị đe dọa. Vào tháng 10/2014, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ký Thỏa thuận Hợp tác giữa OVL và PetroVietnam về các dự án thăm dò dầu khí mới tại Việt Nam. OVL đã quyết định lần thứ 3 gia hạn giấy phép thăm dò tại Lô số 128, khu vực mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, nhằm duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông. Việt Nam khẳng định Lô 128 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo UNCLOS. Trước đó, vào năm 2011, Bắc Kinh đã cảnh báo phi lý OVL rằng, “các hoạt động thăm dò của công ty này ở bờ biển ngoài khơi Việt Nam là phi pháp và vi phạm chủ quyền Trung Quốc”, song OVL vẫn tiếp tục hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển này.
ONGC từng tiết lộ dù bị Trung Quốc gây sức ép, song vẫn tiếp tục tiến hành thăm dò dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam là do không có tàu lớn ra vào lô 127 và 128 mà Ấn Độ đang khai thác trong một thời gian dài; Tòa quốc tế ra phán quyết Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Nếu xảy ra đụng độ trong khu vực, cộng đồng quốc tế sẽ xem xét việc này một cách nghiêm túc.
Hiện OVL đang giữ 45% cổ phần trong Lô 6.1, cách bờ biển Việt Nam 375km. Rosneft Vietnam BV nắm 35% và Petro Vietnam nắm giữ 20% còn lại. OVL đã hoàn thành khảo sát giai đoạn 1 tại Lô 128 khơi miền Trung Việt Nam do họ nắm 100% quyền điều hành. Việt Nam tiêu thụ gần ¼ sản lượng dầu khí của OVL, bao gồm 5,5 triệu tấn dầu và 3,3 tỷ mét khối khí trong giai đoạn 2014 – 2015.
Trong khi đó, Trung Quốc những năm gần đây luôn tìm cách ngăn chặn, cản trở các công ty dầu khí của Ấn Độ hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.
Đáng chú ý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (11/1/2018) cho rằng Bắc Kinh không phản đối việc phát triển quan hệ song phương bình thường giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng “cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”. Tuyên bố trên của ông Lục Khảng là nhằm “chỉ trích” và ngăn cản các công ty của Ấn Độ thăm dò dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng phản đối Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại khu vực Biển Đông. Trong những năm qua, Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ (ONGC) tại những lô thuộc Việt Nam tại Biển Đông. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du (15/9/2011) từng tuyên bố rằng “Trung Quốc được hưởng chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông và các hải đảo. Vị trí của Trung Quốc là dựa trên những sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Tổng Vụ phó Vụ Châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoàng Lệ Nhàn (04/06/2015) cũng từng “nhắc” Ấn Độ không thể tiến hành thăm dò dầu khí tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29811-bat-chap-su-de-doa-tu-tq-an-do-muon-tiep-tuc-hop-tac-khai-thac-dau-khi-voi-viet-nam-tren-bien-dong.html

Chuyên gia: ‘Thủ tướng Úc

sẽ bàn vấn đề Biển Đông với Việt Nam’

Các chuyên gia nhận định rằng trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 22/8, Thủ tướng Úc Scott Morrison sẽ bàn vấn đề Trung Quốc hành động hung hăng và bắt nạt ở Biển Đông với giới lãnh đạo Hà Nội, theo AAP.
Hãng tin Úc hôm 21/8 đăng bài của tác giả Matt Coughlan nói rằng ông Morrison sẽ trở thành Thủ tướng Úc đầu tiên công du Việt Nam trong vòng 25 năm qua, với nghị trình chủ yếu là hợp tác kinh tế và thương mại.
Tuy nhiên, các vấn đề ngoại giao và chiến lược trong khu vực hiện nay như vấn đề liên quan đến tàu thăm dò địa chất và tàu hộ tống của Trung Quốc đi vào bãi Tư Chính ở Biển Đông mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền sẽ là một chủ đề nhiều khả năng ông Morrison sẽ nêu với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
XEM THÊM:
Việt Nam ‘giao thiệp’ với TQ vụ tàu Hải Dương 8 quay lại bãi Tư Chính
AAP trích lời bà Hương Lê Thu, nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Úc cho biết không có lý do gì mà Úc không thể nêu vấn đề này, cho dù mức độ không mạnh mẽ như tuyên bố của Hoa Kỳ.
“Điều mà Việt Nam mong đợi cộng đồng quốc tế – và Úc là một trong những quốc gia chính trong vấn đề này – là cùng lên tiếng và trực tiếp nêu các vấn đề này lên, giống như Mỹ đã nêu,” Bà Hương nói.
Điều mà Việt Nam mong đợi cộng đồng quốc tế – và Úc là một trong những quốc gia chính trong vấn đề này – là cùng lên tiếng và trực tiếp nêu các vấn đề này lên, giống như Mỹ đã nêu.
Bà Hương Lê Thu
Trước đó, hôm 20/8, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc sử dụng “thủ đoạn bắt nạt” tại vùng biển đang ngày càng căng thẳng và tuyên bố Washington sẽ chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh.
“Những nỗ lực leo thang gần đây của Trung Quốc nhằm đe dọa các bên khác từ bỏ hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông là đáng lo ngại,” ông John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, viết trên Twitter hôm 20/8.
XEM THÊM:
Vụ Bãi Tư Chính: Cố vấn an ninh Mỹ lên án Trung Quốc, ám chỉ hậu thuẫn VN
Giáo sư danh dự của trường đại học UNSW Canberra, Carl Thayer, nói với AAP rằng ông nghĩ Úc sẽ không rập khuôn theo chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Ông nhận định tiếp rằng “có lẽ Việt Nam sẽ không bận tâm ở điểm hạn chế đó, bởi vì họ rất ngại khi bị coi là một thành viên trong liên minh trường kỳ đối kháng với Trung Quốc.”
Những nỗ lực leo thang gần đây của Trung Quốc nhằm đe dọa các bên khác từ bỏ hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông là đáng lo ngại.
John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia của TT Mỹ Donald Trump, viết trên Twitter hôm 20/8.
Tiến sĩ Hương cho biết chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Morrison rất có ý nghĩa, được xem là chuyến thăm đầu tiên đến quốc gia cộng sản từ khi Thủ tướng Paul Keat đến Hà Nội vào năm 1994.
Bà nói thêm: “Tất cả những tín hiệu chính trị và ngoại giao đó sẽ có ý nghĩa thật sự, ngoài các vấn đề song phương, và các cuộc thảo luận về thương mại và kinh tế.”
Australia và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn tương tự nhau đối với khu vực và thế giới. Cả hai nước đều muốn có thương mại mở và tự do trên biển.
Ông Scott Morrison trả lời phỏng vấn TTXVN
Truyền thông Việt Nam loan tin vào ngày 22/8, Thủ tướng Australia Scott Morrison sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 5/2019.
Hôm 21/8, đài Truyền hình VTV nhận định chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Scott Morrison được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực và nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Trong chuyến thăm tới Việt Nam, ông Morrison dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 23/8.
Trong cuộc phỏng vấn với TTXVN, ông Morrison cho biết trọng tâm của chuyến thăm tới đây của ông là tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
“Australia và Việt Nam chia sẻ tầm nhìn tương tự nhau đối với khu vực và thế giới. Cả hai nước đều muốn có thương mại mở và tự do trên biển,” ông Morrison nói với TTXVN.
https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-kha-nang-thu-tuong-uc-ban-van-de-bien-dong-voi-vietnam/5050943.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.