Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 05/08/2019

Monday, August 5, 2019 7:50:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 05/08/2019

Mỹ đàm phán hiệp ước an ninh

với các đảo quốc Thái Bình Dương để kiềm chế TQ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Hai 5/8 rằng Mỹ và ba đảo quốc ở Thái Bình Dương đã bắt đầu đàm phán để gia hạn một thỏa thuận an ninh sẽ giúp Washington chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong khu vực.
Theo các điều khoản của thỏa thuận có tên là Hiệp ước Liên kết Tự do, quân đội Hoa Kỳ có độc quyền đi vào không phận và hải phận của Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau. Đổi lại, các đảo nhỏ này nhận được hỗ trợ tài chính.
“Hôm nay, tôi có mặt ở đây để xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ giúp quý vị bảo vệ chủ quyền, an ninh, quyền được sống trong tự do và hòa bình”, ông Pompeo nói với các phóng viên ở bang Pohnpei, một trong bốn thành viên của Liên bang Micronesia.
“Tôi vui mừng thông báo rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mở rộng các hiệp ước của chúng ta …. các hiệp ước này duy trì nền dân chủ chống lại những nỗ lực của Trung Quốc nhằm vẽ lại bản đồ Thái Bình Dương”, ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Ông Pompeo, ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm Micronesia, lên tiếng sau khi gặp các nhà lãnh đạo của Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau.
Ba tiểu quốc ở Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược lớn hơn trong những năm gần đây do Trung Quốc ráo riết gây ảnh hưởng ở khu vực.
Thỏa thuận hiện nay sẽ hết hạn vào năm 2024, và bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc.
(Reuters)
https://www.voatiengviet.com/a/my-dam-phan-hiep-uoc-an-ninh-moi-voi-cac-dao-quoc-thai-binh-duong/5029395.html

Thế mới là ông Trump!

Hành động áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa TQ của ông Trum thời điểm này nằm ngoài dự đoán của cả những người bi quan nhất về triển vọng ấm lên của quan hệ thương mại Mỹ – Trung.
Thời sự quốc tế thêm một tin nóng hổi: ngay sau vòng đàm phán thứ 12 về thương mại Mỹ – Trung, ngày 2/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên Twitter tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc, bắt đầu từ 1/9 tới đây.
Lý do ông Trump đưa ra là: TQ thiếu thiện chí, đòi đàm phán lại thỏa thuận lẽ ra phải được ký giữa hai bên.
Trước đó, Mỹ đã tăng mức thuế quan lên 25% đối với 250 tỉ USD hàng Trung Quốc. Như vậy, với lần tăng thuế này, gần như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ TQ đều bị ông Trump sử dụng vũ khí thuế quan.
Quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng lập tức khiến thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới điên đảo, lao dốc.
Giới phân tích nhận định rằng, tiếp theo đánh thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa trước đây, việc áp thuế 300 tỷ USD lần này là cú đấm bồi khủng khiếp của Mỹ giáng vào TQ trong bối cảnh hiện nay.
Cho dù trong trận chiến thương mại khốc liệt với Mỹ, TQ chưa bao giờ chịu nước lép, luôn ăn miếng trả miếng với những đòn phản vệ tương tự, thì tác động của cú đấm đó cũng sẽ khiến kinh tế TQ khốn đốn với các hậu quả có thể nhìn thấy trước: giá cả hàng hóa TQ vào Mỹ sẽ tăng làm giảm sức cạnh tranh; làn sóng tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài, và cả các nhà đầu tư TQ, ra khỏi Trung Hoa đại lục sang các nước khác nhằm tránh đòn thuế quan của Mỹ sẽ diễn ra ồ ạt hơn; tăng trưởng kinh tế TQ sẽ tiếp tục đà giảm sút,v.v…
Thậm chí nhiều quan chức Mỹ còn đồ rằng, các đòn tới tấp của ông Trump sẽ “nghiền nát” nền kinh tế TQ.
Hành động của ông Trum rõ ràng nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia, ngay cả với những người bi quan nhất về triển vọng ấm lên của quan hệ thương mại Mỹ – Trung.
Là bởi, có lúc, trong thời điểm căng thẳng cuộc so găng, hai cú bắt tay giữa ông chủ Nhà Trắng và ông chủ Trung Nam Hải – ông Trump và ông Tập – bên lề các hội nghị G20 tháng 12/2018 tại Argentina và tháng 6/2019 tại Nhật Bản đã giúp Mỹ và TQ “đình” lại cuộc chiến thương mại.
Khi đó, cả thế giới đều thở phào, vì cuộc chiến thương mại tuy không tiếng súng, nhưng vô cùng khốc liệt đã tạm thời được cứu vãn. Vậy nên, hai lần bắt tay của ông Trump và ông Tập không chỉ tác động mà còn định hướng cho sự phát triển kinh tế toàn cầu trong thời gian tiếp theo.
Còn ông Trump, như thường lệ, sau mỗi lần gặp nhà lãnh đạo TQ đều hoan hỷ khoe với cả thiên hạ rằng, ông với ông Tập là “bạn tốt”, “ bạn thân”. Thậm chí, kết thúc cuộc gặp kín kéo dài 80 phút bên lề Hội nghị G20 tại Nhật Bản, ông Trump còn khẳng định: “Đó là cuộc gặp tốt đẹp, tốt hơn mong đợi”.
Sự lạc quan của ông Trump trong các thời điểm đó đều khiến truyền thông quốc tế hớn hở, tưng bừng với hình ảnh ông cùng ông Tập Cận Bình gần gũi, thiện chí và tin cậy.
Nhưng lần nào cũng vậy, sau những tuyên bố lạc quan, ông Trump lại khiến cả thế giới bất ngờ và bàng hoàng vì những quyết định dứt khoát, chóng vánh.
Cụ thể: Ngày 1-12-2018: Sau hội kiến của hai ông bên lề hội nghị G20 ở Argentina, Mỹ và TQ nhất trí “đình chiến” 90 ngày.
10-5-2019: Sau khi đàm phán thương mại đổ vỡ, Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với 250 tỉ USD hàng TQ, từ mức 10% lên 25%.
29-6-2019: Ông Trump và ông Tập gặp lại tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản, hai bên lại đồng ý “đình chiến”.
2-8-2019: Ông Trump làm cú tất toán, tuyên bố áp thuế bổ sung 10% lên 300 tỉ USD hàng hóa còn lại nhập từ TQ cùng lý do đã nêu ở trên.
Thêm một chuyện ngoài lề, trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay, vừa mới nức nở ca ngợi nhà lãnh đạo Triểu Tiên Kim Jung Un là “bạn tốt”, ông Trump đùng đùng bỏ bữa trưa làm việc chung, về khách sạn riêng và sau đó, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với bao công phu chuẩn bị không đạt kết quả.
Bất ngờ và quyết đoán – ông Trump nhiều phen khiến cả thế giới chưng hửng. Vậy nên, không ít người cho rằng, ông mang cả cái tính khí thất thường của một ông chủ doanh nghiệp vào Nhà Trắng.
Nhưng ngẫm cho cùng, nếu không thế, đâu còn là ông Trump!
http://biendong.net/dam-luan/29707-the-moi-la-ong-trump.html

Lục quân Mỹ tập trận, “phép thử” đối với TQ

Tướng Robert Brooks – Chỉ huy Lực lượng Lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương – cho hay: lục quân Mỹ sẽ tiến hành hai đợt tập trận chính trong năm tài khóa 2020 ở Thái Bình Dương và châu Âu.
Theo nguồn tin trên tờ Philippine Daily Inquirer hôm 2/8, trong khi tham dự các cuộc họp với ASEAN tại Thái Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích nặng nề Trung Quốc về hành vi “cưỡng ép”
ở Biển Đông, nhất là hơn một tháng qua Bắc Kinh dùng tàu hải cảnh quấy rối, “bắt nạt” Việt Nam tại Bãi Tư Chính.
Theo vị Tướng này, năm tới, các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào sẽ tập trung vào chủ đề biển. Lục quân Mỹ có số quân khoảng 85 nghìn, đồn trú tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Lực lượng hùng hậu này sẵn sàng tham gia các cuộc tập trận với các nước đối tác như cuộc diễn tập mang tên Pacific Pathways (USARPAC).
Kế hoạch tổng thể của Lục quân Mỹ là đưa đại bản doanh của một sư đoàn và nhiều lữ đoàn đến Thái Bình Dương trong vòng từ 30 đến 45 ngày. Họ sẽ đối diện với thách thức di chuyển đến Thái Bình Dương, nơi đã có lực lượng đồn trú đóng sẵn. Các binh sĩ sẽ không đến Hàn Quốc mà sẽ đến Biển Đông và tập trận chung quanh vùng biển này. Lục quân Mỹ cũng dự định tập trận là ở biển Hoa Đông.
Nội dung cuộc tập trận được triển khai lần này chưa từng tiến hành trên quy mô lớn. Các lực lượng có thể sẽ đến Philippines, Thái Lan và có thể phối hợp với các nước khác như Malaysia, Indonesia.
Việc triển khai tập trận của lục quân Mỹ vào lúc này tại Biển Đông là việc làm cần thiết nhằm cảnh báo, hạ hỏa những cái đầu nóng ở Trung Nam Hải đang mưu toan lấn từng bước trong việc độc chiếm vùng biển quan trọng này. Tuy nhiên, Mỹ đáng lẽ phải hành động sớm hơn. Trước đây Mỹ đã làm ngơ ngay cả khi họ biết kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự của Trung Quốc ở biển Đông.
Trong vòng hai năm trở lại đây ngoài những lời hứa và những lần “đấu khẩu” với Trung Quốc, các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nhật và Úc chủ yếu xuất hiện ở biển Đông trên hai danh nghĩa: thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOPs) và tham gia tập trận chung. Những hoạt động này chưa phải là ngón đòn trực tiếp đánh vào Bắc Kinh.
Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên thử tên lửa chống hạm ở biển Đông. Họ đã bắn thử tên lửa từ một thực thể nhân tạo ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa. Tính chung nước này đã phóng tổng cộng sáu tên lửa, có thể là tên lửa đạn đạo DF-21D chuyên đối phó tàu sân bay, với tầm bắn ước tính hơn 1.500 km. Tuy Bắc Kinh phủ nhận những thông tin này, song những hình ảnh vệ tinh đã bác bỏ sự cãi chày cãi cối của họ.
Làm thế nào để ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc? Có lẽ, cách khả dĩ nhất hiện nay là thành lập một khối liên minh giữa Mỹ, Nhật, Úc và Liên minh châu Âu với những điều khoản ràng buộc về quyền và nghĩa vụ rõ ràng không để Trung Quốc “độc quyền” trên biển Đông.
Cần lưu ý, các quốc gia Đông Nam Á là “láng giềng tin cậy” khó có thể trực tiếp đối đầu Trung Quốc vì lo ngại sự trả đũa về kinh tế lẫn quân sự, do vậy chỉ có điều khoản pháp lý minh bạch nhằm thành lập một khối liên minh với những quốc gia đủ năng lực đối trọng khác, mới có thể đè bẹp âm mưu và hành động bành trướng của Bắc Kinh.
Trong khi chờ đợi những liên minh như thế, thái độ cương quyết của Mỹ là rất quan trọng, nhất là các hoạt động quân sự với thế mạnh áp đảo của nước này. Việc lục quân Mỹ có kế hoạch tập trận ở Biển Đông với thời gian dài, số quân đông là một “phép thử” đối với Trung Quốc. Điều này buộc quân đội Trung Quốc phải dàn mỏng lực lượng để đối phó. Những hoạt động gia tăng quân sự hóa trên biển Đông vì thế sẽ bị cản trở, ngăn chặn.
http://biendong.net/dam-luan/29708-luc-quan-my-tap-tran-phep-thu-doi-voi-tq.html

Mỹ – Hàn tập trận bất chấp

các vụ bắn tên lửa cảnh cáo của Bắc Triều Tiên

Minh Anh
Hôm nay, 05/08/2019, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận chung mặc dù Bình Nhưỡng đã cảnh báo là các cuộc tập trận chung này có nguy cơ gây tổn hại cho các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ – Triều.
Bất chấp một loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc khẳng định : « Cuộc tập chung nhằm kiểm tra khả năng chỉ huy tác chiến (nếu xảy ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên) đã được chuẩn bị ». Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc không cho biết chi tiết về quy mô cuộc tập trận.
Hiệp ước an ninh Mỹ – Hàn quy định trong trường hợp xảy ra chiến sự, quyền chỉ huy quân đội chung sẽ do một tướng Mỹ nắm giữ. Đây chính là điều Hàn Quốc muốn đảo ngược từ bao lâu nay.
AFP trích dẫn các nhà phân tích cho rằng các hoạt động quân sự của cả hai bên có thể gây cản trở cho các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hiện đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hãng tin Pháp nhắc lại rằng sau cuộc gặp thượng đỉnh Singapore, tổng thống Trump đã có những thông báo gây sốc, cho biết ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn mà Bình Nhưỡng đánh giá là mang tính « khiêu khích ». Nhiều cuộc tập trận lớn như Ulchi Freedom Guardian đã bị tạm ngưng, một số cuộc tập trận khác như Foal Eagle và Key Resolve thì bị giảm bớt thời gian.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190805-my-han-tap-tran-bat-chap-cac-vu-ban-ten-lua-canh-cao-cua-bac-trieu-tien

Mỹ dự tính cắt giảm số người tị nạn vào năm tới

Nguyễn Lại
Theo một bản tin của tờ Politico, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã tham dự một cuộc thảo luận, đưa ra lựa chọn một “mức trần” 10.000 người tị nạn cho năm tới, thấp hơn mức trần 30.000 hiện tại ở Mỹ, và cũng là mức thấp nhất trong lịch sử chương trình này.
Hoa Kỳ tái định cư 23.190 người tị nạn kể từ đầu năm tài chính 2019, bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, với 2 tháng rưỡi còn lại thì sau khi thống kê lại, số người tị nạn được tiếp nhận vào Hoa Kỳ đang trên đà giảm so với mức giới hạn của năm nay.
Trong 2 nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Barack Obama và nội các đã nỗ lực phối hợp gia tăng số người tị nạn được tới Hoa Kỳ, đặc biệt, ông Obama tập trung vào những người Syria chạy trốn khỏi xung đột và đàn áp.
Trong khi đó, ông Donald Trump lại liên tục cố gắng hạn chế số người tị nạn tới Mỹ với nhiều điều chỉnh trong lĩnh vực du lịch trong năm đầu tiên nhậm chức, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, những lo lắng này hiện vẫn không được chứng minh bằng dữ liệu và cũng không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối tương quan giữa việc tiếp nhận người tị nạn và những rủi ro về an ninh.
Đối với một số người Việt đã định cư tại Mỹ, thì việc dự tính cắt giảm số người tị nạn tới Hoa Kỳ của tổng thống Donald Trump là rất thỏa đáng, xét về mặt ngân sách, hệ thống an sinh xã hội, rủi ro về an ninh, trật tự.
Anh Kha Hoàng, một người tị nạn gốc Việt đã định cư lâu năm tại Springfield, Maryland, cho VOA biết thêm về quan điểm của mình:
“Tôi nghĩ đề xuất này đưa ra vào lúc này là rất hợp lý vào đúng thời điểm khi dòng người xin tị nạn từ Nam và Trung Mỹ đang đổ về Hoa Kỳ. Chúng ta không bỏ qua vấn đề nhân đạo nhưng đây là thời điểm chúng ta phải xây dựng lại nước Mỹ trước khi mở cửa tiếp nhận người tị nạn trở lại. Bên cạnh đó việc tiếp tục tiếp nhận người tị nạn sẽ tạo ra gánh nặng cho xã hội Mỹ, bởi chính phủ phải thu thuế của người dân để chu cấp cho những người tị nạn. Chưa kể nhiều người cũng không thể hòa nhập với cuộc sống tại Mỹ và họ sẽ tạo ra sự mất an toàn trong xã hội.”
Trong khi đó, những người không đồng tình với việc cắt giảm số người tị nạn tới Hoa Kỳ thì lại cho rằng với vị thế cường quốc số 1 thế giới và lợi ích kinh tế toàn cầu, Hoa Kỳ phải thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình đối với những người tị nạn toàn thế giới.
Chị Xuân Đỗ, một người Việt định cư tại thành phố Annandale, Virginia, bày tỏ: “Nếu thật sự việc cắt giảm số người tị nạn này khiến cho những người tù lương tâm, những người đã phải chịu đựng sự đày đọa của chế độ cộng sản vì họ tin vào tự do, dân chủ và công lý thì đây là một điều quá thiệt thòi đối với họ. Tất nhiên tôi không nói họ đấu tranh là để được định cư tại Mỹ trong tương lại. Nhưng khi đã không tiếp nhận họ nữa thì, rõ ràng Hoa Kỳ sẽ thất bại trong việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam…”
Tuy nhiên, mỗi năm, tổng thống đều đưa ra quyết định hàng năm liên quan đến “mức trần” tuyển người tị nạn cho năm tài chính tiếp theo nhưng phải sau khi tham khảo ý kiến thích hợp với Quốc hội.
Năm ngoái, Nhà Trắng bị chỉ trích bởi các thành viên của Quốc hội sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố rằng mức trần cho người tị nạn tái định cư tại Hoa Kỳ trong năm tài khóa 2019 sẽ là 30.000, trước khi có các cuộc họp bắt buộc về mặt pháp lý với các nhà lập pháp tại Quốc Hội.
Bên cạnh đề xuất cắt giảm hoàn toàn việc tiếp nhận người tị nạn, trong những tuần qua, chính quyền Tổng thống Trump đưa ra chính sách người tị nạn trước khi tới Hoa Kỳ xin tị nạn thì phải xin tị nạn trước đó ở một nước thứ 3 đã đặt chân tới trước khi tới Mỹ thì hồ sơ mới được cứu xét.
Chính sách này của ông Trump được thông qua và áp dụng. Tuy nhiên theo luật sư di trú Khanh Phạm, người đã có nhiều năm cộng tác với VOA, thì những chính sách này hoàn toàn có thể bị thay đổi nhanh chóng: “Nước Mỹ có thể đưa ra những chính sách này và bắt buộc áp dụng chính sách này nhưng sẽ có kiện tụng và sẽ có quan tòa liên bang nói rằng chính sách này sẽ không được thông qua bởi không đúng theo luật từ trước tới nay, hay tương tự như vậy. Đây là một việc mới xảy ra trong tuần vừa qua và cũng có một số tổ hợp luật bắt đầu chuẩn bị việc kiện rồi. Sở dĩ họ chưa kiện là vì đề xuất này quá mới và chưa được áp dụng và chưa có ai bị ảnh hưởng mà thôi.”
https://www.voatiengviet.com/a/my-du-tinh-cat-giam-so-nguoi-ti-nan-vao-nam-toi/5029401.html

Luật súng Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày –

liệu sẽ có gì thay đổi?

Anthony ZurcherPhóng viên Bắc Mỹ
Nó trở thành một điệp khúc quen thuộc sau mỗi vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ. Lần này liệu sẽ khác chứ? Liệu phẫn nộ về những bạo lực do súng có tạo ra những tác động chính trị thích hợp, như ở Anh sau vụ Dunblane, Úc sau vụ Port Arthur và, gần đây nhất, New Zealand sau vụ Christchurch?
Giới vận động sửa đổi luật súng, có một thái độ chán chường nhất định mỗi khi một cuộc xả súng hàng loạt mới lại xuất hiện trên những tít lớn của mọi phương tiện truyền thông. Nếu phản ứng của công chúng không tạo được thay đổi nào sau vụ nổ súng Newtown năm 2012, khi 26 người – gồm 20 trẻ em – bị giết trong một trường học ở Connecticut, thì có lẽ sẽ không bao giờ có gì thay đổi.
‘Trạm cho thuê súng’ mỉa mai văn hóa súng ở Mỹ
Mỹ: NRA ‘không ủng hộ bất kỳ lệnh cấm súng’
FBI bị chỉ trích vì vụ xả súng ở Florida
Tuy nhiên, nếu bi kịch kép của El Paso và Dayton trong vòng 24 giờ có một kết thúc khác trước, thì đây là một vài lời giải thích tại sao điều này có thể xảy ra.
Bạo lực da trắng siêu đẳng
Những vụ xả súng hàng loạt gần đây ở Mỹ được quy cho nhiều nguyên nhân – thanh thiếu niên lạc hướng (Parkland và Santa Fe), bệnh tâm thần (Annapolis), xung đột nơi làm việc (Bãi biển Virginia) và bất hòa gia đình (Sutherland Springs).
Sự việc nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ, vụ xả súng năm 2017 tại một buổi hòa nhạc ở Las Vegas cướp đi 58 mạng sống, cho đến giờ vẫn không tìm được nguyên nhân chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, tất cả các bằng chứng cho thấy vụ nổ súng El Paso là một hành động chính trị được khơi mào từ chủ nghĩa dân tộc da trắng ngày càng trở nên nổi bật trong chính trị Hoa Kỳ hiện đại.
Theo cách đó, nó gần giống với vụ bắn súng tại nhà thờ Do Thái Pittsburgh vào tháng 10 năm ngoái, điều đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về chủ nghĩa bài Do Thái đang trỗi dậy ở Mỹ, hay bạo lực năm 2017 ở Charlottesville, được xem như một sự phô trương về sức mạnh của phong trào da trắng siêu đẳng hiện đại.
Mặc dù tay súng nghi can, Patrick Crusius, vẫn chưa được xác định là có liên hệ chặt chẽ với tuyên ngôn phân biệt chủng tộc được đăng trên internet ngay trước khi các cuộc tấn công, mọi dữ kiện đều chỉ về một hướng.
Patrick Crusius đã không khởi động cuộc tấn công này ở nơi mình ở. Ông ta lái xe ít nhất tám giờ, từ phía Bắc Texas đến gần biên giới Mỹ-Mexico vài dặm, và xả súng hàng loạt trong một khu vực mua sắm thường xuyên có khách người gốc Latino. Cơ quan thực thi pháp luật cho biết họ đang coi vụ án là một phần của “khủng bố nội địa”.
Điều đó đặt sự kiện vừa xảy ra này vào ngay giữa cuộc tranh luận đang diễn ra về nhập cư, an ninh biên giới và bản sắc dân tộc.
Người Mỹ trong quá khứ từng tự hỏi làm thế nào mà những thanh niên trẻ tuổi có thể bị lôi kéo vào bạo lực chính trị chống lại những người vô tội ở các nơi khác trên thế giới. Bây giờ họ đang thấy tận mắt rằng điều đó cũng có thể xảy ra ở quê hương mình.
Bản chất của cuộc những vụ xả súng này có thể thúc đẩy việc phải em xét lại mối đe dọa nội địa được đưa ra bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cũng như cách ngăn chặn nó, bao gồm các biện pháp kiểm soát súng mới.
Đảng Dân chủ đã nhanh chóng đưa ra lời lên án, nhưng cũng có những tiếng nói bên phải của đảng Cộng hòa cũng đưa ra những cảnh báo.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas, người đảng Cộng hòa, tranh cử tổng thống chống lại ông Trump vào năm 2016, đã tố cáo “sự kỳ thị người Latino” của tay súng và gọi bạo lực là “hành động khủng bố tàn bạo và chủ nghĩa da trắng siêu đẳng.”
Ủy viên Hội đồng Đất đai George .P Bush, con trai của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa năm 2016 Jeb Bush, đưa ra tuyên bố rằng “những kẻ khủng bố trắng” là một “mối đe dọa thực sự và cấp bách”.
Nếu có một sự đồng thuận đang ngày càng lan rộng rằng có một mối đe dọa, thì câu hỏi sẽ trở thành cách giải quyết sẽ phải là như thế nào.
Châm mồi cho tranh luận bầu cử tổng thống
Những người phe cánh tả đã không mất nhiều thời gian để chỉ vào Donald Trump và các vị dân cử khác của đảng Cộng hòa là đã sử dụng loại ngôn ngữ có thể đã truyền cảm hứng cho một số người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng cực đoan đưa đến việc giết người.
Ông Donald Trum đã nhiều lần gọi người di cư không có giấy tờ là “một cuộc xâm lược”, và nói rằng chính sách nhập cư châu Âu đang thay đổi “kết cấu của châu Âu” mà không phải là thay đổi “theo hướng tích cực”.
Tại một cuộc vận động tranh cử ở Florida hồi tháng Năm, một người trong đám đông đã hét lên “hãy bắn họ!” Khi tổng thống tự hỏi làm thế nào để có thể ngăn chặn luồng sóng người di cư không có giấy tờ. Ông Trump đã đáp trả phản ứng này bằng một lời pha trò.
Chỉ hơn một tháng trước, Thượng nghị sĩ tiểu bang Texas John Cornyn tweet rằng năm ngoái Texas đã có thêm được “gần chín cư dân gốc Tây Ban Nha cho mỗi cư dân da trắng vào tiểu bang này”.
Tất nhiên, sự chỉ trích về phản ứng, hay đúng ra là sự thiếu phản ứng của Đảng Cộng hòa với các vụ xả súng hàng loạt không phải là điều bất thường.
Sự khác biệt lần này là những lời chỉ trích đang được khuếch đại bởi cuộc tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Mặc dù phải nửa năm nữa các lá phiếu đầu tiên mới được đưa vào thùng phiếu, nhưng chiến dịch tranh cử và các cuộc tranh luận đã bắt đầu một cách mạnh mẽ.
Hơn 20 ứng cử viên có động cơ làm cho mình nổi bật lên so với những người còn lại bằng những lời kêu gọi mạnh mẽ về các biện pháp kiểm soát súng mới và lên án những gì họ coi là những lời tuyên bố có tính cách phân biệt chủng tộc.
Beto O’Rourke, một người gốc El Paso, đã đổ lỗi cho tổng thống về các cuộc xả súng hàng loạt. Thị trưởng thành phố South Bend Pete Buttigieg đổ lỗi cho một hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố dân tộc da trắng “đang được chấp nhận ở cấp cao nhất của chính phủ chúng ta”.
Phản ứng của hầu như mọi ứng cử viên đã đưa ra một số lời kêu gọi mới về kiểm soát súng.
Thượng nghị sĩ tiểu bang New Jersey Cory Booker, người đã đề xuất một dự luật cấp phép súng cho toàn quốc, nói rằng “chúng ta có thẩm quyền để ngăn chặn những vụ xả súng này” – nhưng những giải pháp đang bị chặn bởi “các chính trị gia và những người đang chịu ảnh hưởng của giới vận động cho các công ty súng”.
Trong các cuộc tranh luận tranh cử tuần trước của đảng Dân chủ tại Detroit, vấn đề chỉ được đề cập thoáng qua.
Cảnh sát phản ứng vụ nổ súng ở El Paso, Texas
Tuy nhiên, sự chú ý của công chúng được làm sắc nét bởi các vụ xả súng cũng như mối dây liên quan trực tiếp mà các ứng cử viên đang chỉ vào tổng thống, đảm bảo rằng ít nhất ít nhất trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có những tiếng nói kêu gọi hành động nổi bật.
Quốc hội tiến thêm được một bước
Trong những ngày sau vụ nổ súng ở trường Newtown năm 2012, Quốc hội tìm cách ban hành chính sách kiểm tra lý lịch phổ quát đối với tất cả các việc mua súng, bao gồm cả các giao dịch tư nhân. Bất chấp sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Thượng viện Hoa Kỳ, một thiểu số đã chặn đề xuất này (dự luật Newtown) thông qua thủ tục nghị viện. Dự luật này thậm chí chưa bao giờ được xem xét bởi Hạ viện lúc đó do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Tình hình, trong ít nhất một viện của Quốc hội, ngày nay đã khác.
Khi đảng Dân chủ tiếp quản Hạ viện vào tháng 1 năm nay, họ không mất nhiều thời gian để thông qua dự luật tương tự với dự luật Newtown – đánh dấu lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua các quy định mới về súng.
Trump ủng hộ kiểm tra lý lịch người mua súng
Mỹ: Xả súng ở trường trung học, 17 người chết
Sau vụ xả súng kép ở El Paso và Dayton, giờ đây Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ bị áp lực đưa ra biện pháp – điều mà Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell từ trước đến giờ đã không chịu làm.
Mitch McConnell có thể chịu được áp lực.
Và ngay cả khi có một cuộc bỏ phiếu, trở ngại chỉ cần 41 phiếu của đảng Cộng hòa ở quốc hội là đủ chặn dự luật vẫn còn đó. Nhưng một số thượng nghị sĩ ủng hộ dự luật lưỡng đảng năm 2013 vẫn còn tại vị.
Và với dự luật đã được Hạ viện thông qua đang nằm chờ sẵn, Thượng viện sẽ là trở ngại cuối cùng khiến dự luật không đến được bàn của tổng thống, chứ không phải đầu tiên.
Một NRA suy yếu
Vào năm 2012, Hiệp hội Súng trường Quốc gia đã gần đạt đến đỉnh cao quyền lực và tầm ảnh hưởng trong chính trị Hoa Kỳ. Qua nhiều thập niên vận động, nhóm này – đại diện cho hàng triệu người có súng cũng như các nhà sản xuất – đã biến quyền sử dụng súng của nhiều người Mỹ thành một biểu tượng đầy màu đỏ và trắng xanh của Thiên Chúa và đất nước.
Nhiều đảng viên Dân chủ đã xem việc cải tổ luật súng là chất độc trong thùng phiếu, đổ lỗi rằng vấn đề này, trong số những thất bại khác, đã khiến ứng cử viên Al Gore dù đã đến rất gần, nhưng cuối cùng đã thất cử trong cuộc đua năm 2000.
Một ứng cử viên được NRA đánh giá tiêu cực trên thực tế đồng nghĩa việc một đối thủ sẽ được NRA tài trợ mạnh mẽ và sự chống đối của cử tri ở nhiều vùng của Hoa Kỳ.
Ngay cả sau vụ thảm sát ở Newtown, xu hướng cải tổ luật súng ở nhiều nơi trên Hoa Kỳ vẫn hướng đến quyền tự do hơn thay vì ít đi cho người dân – chẳng hạn như quyền mang vũ khí giấu kín.
Và vào năm 2016, sự hỗ trợ sớm và tích cực của NRA cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump, ứng cử viên được coi là một canh bạc vào thời điểm đó, đã được đền đáp bằng chiến thắng bất ngờ của ông.
Tuy nhiên, gần đây, NRA đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Doanh thu của tổ chức này giảm 56 triệu đô la trong năm 2017, do các khoản phí thành viên và đóng góp thấp hơn.
NRA còn bị bao vây bởi một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ đã tràn vào các tòa án dân sự và bị nhắm đến bởi các vụ điều tra tham nhũng hình sự ở New York và Washington, DC.
Ngay cả hào quang của sự bất khả xâm phạm trong việc vận động tranh cử của NRA cũng bắt đầu không còn lấp lánh. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2018, các nhóm vận động cải tổ luật súng đã được hỗ trợ bởi sự đóng góp của cựu Thị trưởng New York Michael Bloomberg.
Một số ứng cử viên ủng hộ viêc kiểm soát súng nổi bật, như Lucy McBath ở Georgia, đã giành chiến thắng tại các địa phương.
NRA giờ đây không còn là một NRA có thể chống lại dự luật kiểm tra lý lịch ngay cả sau khi xảy ra vụ nổ súng Newtown. Dĩ nhiên NRA vẫn còn rất nhiều cơ bắp chính trị, nhưng người ta có thể nhìn thấy các vết nứt trên nền tảng.
Những trở ngại cố hữu
Nếu tất cả những điều trên là lý do tại sao tình huống luật súng có thể khác đi trong khoảng thời gian này, thì vẫn còn rất nhiều lý do tại sao tình hình vẫn không khác gì trước lắm.
Các rào cản của Thượng viện đối với đề xuất kiểm soát lý lịch toàn quốc được nêu ra trước đó rất có thực và rất mạnh.
Hơn nữa, Thượng viện hiện đang tạm nghỉ phép cho đến tháng 9 và nếu quá khứ là bất kỳ dấu hiệu nào để đoán tương lai, cường độ của các cuộc kêu gọi kiểm soát súng giảm sẽ dần khi những thảm kịch mờ dần trong ký ức mọi người.
Sự ủng hộ của tổng thống – hoặc thậm chí chữ ký của ông nếu luật được cả hai viện thông qua – cũng không được đảm bảo là chắc chắn sẽ có.
Sau vụ nổ súng Parkland 2018, ông Trump có bày tỏ chút quan tâm đến việc ủng hộ luật kiểm soát súng, đến mức ông từng nói rằng ông ủng hộ kiểm tra lý lịch toàn diện bất chấp sự phản đối của NRA.
Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ với lãnh đạo NRA, tổng thống đã nhanh chóng rút lại những bình luận đó, và sau đó nói với hội nghị thường niên của nhóm rằng quyền sử dụng súng trong tu chính án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ đang “bị bao vây” nhưng ông sẽ luôn bảo vệ tu chính án đó với tư cách là tổng thống.
Mặc dù ông Trump đã tweet một lời lên án vụ nổ súng El Paso là một “hành động đáng ghét”, ông sẽ bị ép buộc phải đi xa hơn trong việc lên án bạo lực dân tộc trắng. Việc đảng Dân chủ đang buộc tội ông đã đóng góp cho việc tao ra môi trường khuyến khích sự đổ máu như vậy có thể khiến tổng thống sẽ có khuynh hướng không có những hành động cụ thể hơn.
Ông có thể nghĩ rằng làm như vậy là ngầm thừa nhận trách nhiệm hoặc nhận lỗi – điều mà ông Trump đã chứng minh rằng ông không bao giờ thích làm.
Nếu tình hình đúng là như thế, hai vụ xả súng trong vòng 24 giờ này có thể kết thúc giống như phản ứng của tổng thống đối với các cuộc đụng độ năm 2017 giữa những người theo chủ nghĩa da trắng siêu đẳng và những người phản đối chủ nghĩa này, trong đó lời lên án những người đồng tình với Đức Quốc xã ban đầu của ông được theo sau bởi một cuộc họp báo gây tranh cãi, trong đó ông lên án ”cả hai bên”.
Càng có nhiều ứng cử viên Dân chủ như ông O’Rourke buộc tội tổng thống, thì cơ hội ông Trump sẽ giữ vững lập trường, tấn công lại, và tiếp tục làm cho ngọn lửa nóng thêm càng cao. Một môi trường như vậy hầu như không có lợi cho các giải pháp lưỡng đảng trong Quốc hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49232081

LHQ đòi đẩy mạnh

việc trừng phạt quân đội Miến Điện về kinh tế

Mai Vân
Theo AFP, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm nay, 05/08/2019, kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện về kinh tế. Theo họ, quân đội Miến Điện rất giàu có, với cả một hệ thống công ty, tập đoàn với những khoản lợi kếch xù góp phần tài trợ cho hành vi bạo lực và tội ác. Giới điều tra còn cảnh cáo những công ty nước ngoài làm việc với quân đội Miến Điện sẽ bị xem là đồng lõa.
Phát biểu tại Jakarta nhân dịp công bố báo cáo về tình hình Miến Điện, trưởng đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc, ông Marzuki Darusman, cho rằng việc « cắt đứt quan hệ kinh tế sẽ làm giảm khả năng quân đội Miến Điện tiến hành các chiến dịch và như thế sẽ giảm những vụ vi phạm nhân quyền ».
Theo các nhà điều tra, hiện nay, bên cạnh những đối tác lớn tại chỗ, còn có ít nhất 15 công ty nước ngoài có liên doanh với quân đội Miến Điện, trong lúc có 44 công ty ngoại quốc khác có liên hệ thương mại. Theo nhà điều tra Christopher Sidoti, số công ty đó chỉ là phần nổi của tảng băng.
Hai tập đoàn lớn của quân đội Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC), với nhiều chi nhánh và công ty « cùng bè », hoạt động hầu như trong mọi lãnh vực, từ địa ốc, đá quý, cẩm thạch đến mỏ rubi, du lịch… Quân đội cũng nắm hai ngân hàng lớn. Các tập đoàn, công ty này không công bố toàn bộ kết quả hoạt động để tránh bị nhòm ngó.
Giới điều tra cho rằng « đế quốc kinh doanh » của quân đội Miến Điện cho phép họ thoát mọi sự kiểm tra và trốn tránh được trách nhiệm.
Báo cáo dầy 111 trang còn nêu chi tiết hàng chục công ty tư nhân đã chi hơn 10 triệu đô la cho quân đội trong lúc diễn ra cuộc trấn áp người Rohingya, sau đó tiếp tục tài trợ cho những dự án phát triển, hỗ trợ cho quân đội trong chiến dịch « xóa bỏ chứng cứ về việc người Rohingya thuộc về Miến Điện ».
Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc yêu cầu mở điều tra hình sự về các công ty này vì họ không thể nào nói là không biết gì.
Giới hoạt động bảo vệ nhân quyền cho là sau báo cáo của các nhà điều tra Liên Hiên Hiệp Quốc, các công ty nào có liên hệ với một công ty của quân đội Miến Điện không thể biện minh là họ không biết.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190805-lhq-do%CC%80i-da%CC%89y-ma%CC%A3nh-vie%CC%A3c-trung-phat-quan-doi-mien-dien-ve%CC%80-kinh-te

EU ‘ủng hộ quan điểm của Việt Nam

về căng thẳng ở Biển Đông’

Ngày 5/8, tại Hà Nội, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tại buổi họp báo sau cuộc họp, vị lãnh đạo châu Âu nói Liên hiệp châu Âu lo ngại về “căng thẳng đang dâng cao” tại khu vực Biển Đông.
Bà nói việc quân sự hóa ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình trong vùng biển có tranh chấp, đồng quan điểm với Hoa Kỳ trong bối cảnh sức ép lên tham vọng của Bắc Kinh đang tăng.
“Liên hiệp châu Âu hoàn toàn ủng hộ quan điểm và lo ngại của quý vị về tình hình và căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Chúng tôi tin rằng căng thẳng này, việc quân sự hóa này chắc chắn không có lợi cho một môi trường hòa bình. Tại Liên hiệp châu Âu, chúng tôi luôn luôn bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, điều có lợi cho tất cả các quốc gia.”
“Chúng tôi ủng hộ sự minh bạch và kết thúc nhanh chóng đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc và ASEAN. Quý vị có thể trông cậy vào Liên hiệp châu Âu để không những hướng tới việc giảm căng thẳng, mà còn, trước tiên, là bảo vệ việc tôn trọng luật pháp quốc tế một cách đầy đủ.”
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hoan nghênh sự ủng hộ của EU cho tự do hàng hải tại Biển Đông.
“Việc quân sự hóa và các hoạt động đơn phương đã và đang làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin và làm suy yếu hòa bình an ninh và ổn định khu vực. Tôi đề nghị EU tiếp tục tham gia đóng góp vào việc duy trì hòa bình ổn định, thượng tôn pháp luật và tôn trọng UNCLOS năm 1982 và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước,” ông nói tại cuộc họp báo.
Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
“Đối đầu” giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông
Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
Ông Phạm Bình Minh cũng đề nghị phía EU sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản của Việt Nam xuất sang EU. Hồi năm 2017, Ủy ban châu Âu đưa thẻ vàng cảnh cáo sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vì Việt Nam thực hiện chưa tốt việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên cao sau khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương-8 vào bãi Tư Chính, khu vực mà Việt Nam khẳng định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tại hội nghị Asean và các đối tác ở Bangkok đầu tháng 8, ông Phạm Bình Minh tuyên bố hoạt động của tàu Trung Quốc đang làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng.
Khi gặp ông Phạm Bình Minh tại Bangkok, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói hai bên nhất trí cùng trao đổi ý kiến, giải quyết thoả đáng những vấn đề phát sinh trong quan hệ hai nước.
Hợp tác quốc phòng
Cũng trong ngày 5/8, bà Federica Mogherini đã có cuộc gặp chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Từ năm 2016, Hiệp định khung về Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU có hiệu lực.
Bản tin của Bộ quốc phòng Việt Nam nói: “Hai Bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, bao gồm xây dựng năng lực và đào tạo thông qua việc tham gia các chương trình huấn luyện.”
Việt Nam cũng cho hay EU và Việt Nam sẽ tăng cường tham gia bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, đối phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống như tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, “phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.
EU và Việt Nam cũng sẽ hợp tác về an ninh mạng, theo thông cáo.
Nhìn về tương lai, hai bên sẽ có các cuộc tham vấn thường kỳ về quốc phòng – an ninh.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch và bà Federica Mogherini hôm 5/8 đã chứng kiến lễ ký biên bản triển khai chuyên gia Gìn giữ hòa bình của EU đến hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-49241355

Người Pháp vẫn thích đi du lịch ở trong nước

Tuấn Thảo
Hàng năm, nước Pháp thu hút 87 triệu du khách ngoại quốc. Thế nhưng, không phải chỉ có dân nước ngoài mới thích nước Pháp, mà ngay cả người Pháp cũng vậy. Theo nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS), cứ trên 10 dân Pháp có phương tiện đi nghỉ hè, có đến 8 người không chọn đi đâu xa ngoài nước Pháp.
Theo nhà xã hội học Jean Viard, giám đốc nghiên cứu của trung tâm CNRS, xu hướng này không hẳn là mới và ngày càng rõ nét trong những năm gần đây : dân Pháp thường tự tổ chức lấy các chuyến đi nghỉ hè, ít còn thông qua các công ty du lịch. Một trong những lý do đầu tiên là nước Pháp có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và mỗi vùng miền đều có những nét đẹp rất khác nhau.
Dinard khôg chỉ nổi tiếng nhờ dịch vụ spa mà còn có nhiều hồ tắm nước biển tự nhiênTuấn Thảo / RFI
Thông qua các cảnh quay của Vòng đua nước Pháp ‘‘Tour de France’’, hay các chương trình truyền hình đặc sắc như ‘‘Những ngôi làng yêu thích nhất của người Pháp’’, khán giả biết được nhiều thắng cảnh, từ vịnh Mont Saint-Michel cho đến những nông trại với vườn trồng cây ăn trái ở vùng Normandie, những ngôi làng thơ mộng vùng Alsace, những cánh đồng tím ngắt oải hương vùng Provence, vùng duyên hải với các vịnh Morbihan cũng như các bãi biển tuyệt đẹp vùng Bretagne. Trong tháng 8, vùng này lại càng thu hút đông đảo du khách nhờ liên hoan InterCeltique.
Về mặt văn hóa, nước Pháp đứng hạng nhì trên toàn cầu về số lượng thắng cảnh cũng như các công trình kiến trúc lịch sử từng được cơ quan UNESCO xếp vào di sản văn hóa thế giới (ngay sau nước Ý). Tính tổng cộng, Pháp có 45 địa điểm hàng đầu thu hút đông đảo các lượt du khách nước ngoài cũng như người dân sinh ra hay lớn lên trên đất Pháp.
Theo ông Jean Viard, nếu như vào mùa nghỉ hè, các vùng biển Đại Tây Dương hoặc Địa Trung Hải vẫn giữ được cảm tình ưu ái của đa phần du khách, thì người Pháp vẫn thích đi nghỉ mát ở những vùng miền nằm ở bên trong đất liền, không nhất thiết phải nằm sát biển, cách bãi biển khoảng nửa tiếng lái xe, để dễ dàng lui tới, thuận tiện di chuyển.
Nhiều người Pháp (ít nhất là 50%) không còn sinh sống ở nơi họ từng sinh ra và lớn lên. Họ đến các tỉnh khác để đi làm và đôi khi theo nhu cầu công việc, họ đi làm ở nước ngoài. Do vậy, vào những mùa nghỉ lễ hay nghỉ hè, họ thường thích trở về nguyên quán. Càng sống xa, họ càng thích tìm lại ‘‘cố hương’’. Xu hướng này lại càng rõ đối với những người Pháp sinh sống và làm việc ở nước ngoài, chẳng hạn như ở Anh Mỹ hay châu Á, khi trở về Pháp họ đi thẳng một mạch về nguyên quán ở Strasbourg, vùng Mayenne hay Avignon, chứ họ không ở lại ở Paris để làm gì, ngoại trừ khi có những vấn đề thủ tục giấy tờ cần phải giải quyết.
Còn theo nhà xã hội học Jean-Didier Urbain, thuộc trường Đại học Paris-Descartes, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm nổi bật một xu hướng tiềm tàng từ nhiều năm qua. Vì lý do tài chính, khá nhiều người Pháp kể từ năm ấy đã chọn đi nghỉ hè ở trong nước thay vì phải xuất ngoại.
Một trong những thói quen là họ thường rủ bạn bè hay các thành viên trong cùng một gia đình đi chơi chung. Theo ông Jean-Didier Urbain, dân Pháp thích thuê một căn biệt thự có đủ chỗ ngủ dành cho bảy hoặc tám người, nhờ vậy giá thuê tính theo đầu người vẫn rẻ hơn nhiều. Hình thức này cũng rất tiện cho những gia đình người Pháp mà tiếng Việt gọi nôm na là ‘‘rổ rá cạp lại’’, khi mà cả cha lẫn mẹ sau khi ly hôn đều đã lập lại gia đình, và mỗi bên đều đã có con từ đời chồng hay đời vợ trước.
Sự thay đổi về mặt mô hình gia đình trong xã hội Pháp cũng ảnh hưởng nhiều tới chuyện đi nghỉ hè. Chỉ cần đón một chuyến tàu cao tốc (TGV) chẳng hạn như về Montpellier trong tháng 7 hay tháng 8 là đủ để nhận ra điều đó. Các em nhỏ không về quê nghỉ hè với cha mẹ mà thường đi kèm với ông bà (nội hay là ngoại), một phần cũng vì phụ huynh không thể nào đi nghỉ hè với con cái trong tám tuần lễ liên tục. Vì thế cho nên, thế hệ ông bà tham gia rất nhiều vào việc phát triển các xu hướng mới trong ngành du lịch hiện nay. Họ giúp đỡ con cái (đang ở độ tuổi 30 hay đã tứ tuần) khi lo cho các cháu nội, cháu ngoại trong lúc cha mẹ (của các em nhỏ) vẫn còn bận rộn với công việc. Thế hệ ông bà cũng có rất nhiều thời gian, bản thân họ cũng tự tổ chức các tour du lịch trong nước Pháp, thay vì phải thông qua các công ty lữ hành.
Đi nghỉ hè đã trở thành một thói quen nếu không nói là ‘‘tập quán’’ của người Pháp, thành ra từ giữa tháng 7 cho đến tuần lễ thứ ba tháng 8, thủ đô Paris gần như là vắng người, đường xá cũng bớt xe cộ qua lại. Người dân thủ đô nhường chỗ lại cho du khách, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có hơn 20% người Pháp không chọn mùa hè để đi du lịch, mà họ chỉ thích đi chơi ‘‘ngoài mùa’’, để tránh tình trạng trả những chi phí (hàng không, khách sạn, tour du lịch …..) cao hơn nhiều so với mức bình thường, khi đa số du khách chọn đi nghỉ vào cùng một thời điểm. Thành phần này chọn không đi nghỉ hè không phải vì lý do tài chính, mà vì họ thích đi ở những thời điểm phù hợp hơn. Đối tượng này cũng có chiều hướng đi nước ngoài nhiều ngày và vẫn thích đi Pháp trong những kỳ nghỉ ngắn ngày.
http://vi.rfi.fr/phap/20190805-nguoi-phap-van-thich-di-du-lich-o-trong-nuoc

Rượu vang Pháp trên bàn cờ chính trị Mỹ – Pháp

Thùy Dương
Để trả đũa việc chính quyền Pháp đánh thuế GAFA nhắm vào các tập đoàn công nghệ số của Mỹ, tổng thống Donald Trump ngày 26/07/2019 dọa tăng thuế suất đối với rượu vang Pháp nhập vào Hoa Kỳ. Từ phòng Bầu Dục, chủ nhân Nhà Trắng còn khẳng định « rượu Mỹ ngon hơn rượu Pháp » !
Rượu vang là một trong những mặt hàng xuất khẩu biểu tượng của nước Pháp. Tuy nhiên, nếu biện pháp trả đũa của tổng thống Mỹ Donald Trump được áp dụng, chắc chắn thiệt hại không chỉ mang tính biểu tượng. Ngành trồng nho, sản xuất và xuất khẩu rượu vang của Pháp sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.
Hoa Kỳ hiện giờ là thị trường lớn nhất của rượu vang Pháp : doanh thu xuất khẩu sang Mỹ đạt 1,7 tỉ euro, chiếm 18% tổng doanh thu xuất khẩu rượu vang năm 2018 (9,3 tỉ euro). Theo Liên hiệp các nhà xuất khẩu rượu vang của Pháp FEVS, tỉ lệ trên đã tăng 32% trong vòng 5 năm trước đó. Khách hàng Mỹ ngày càng chuộng các loại rượu vang cao cấp, nhất là các nhãn hiệu có tiếng và đắt tiền của Pháp. Giới chuyên gia ước tính, thị trường Mỹ có thể chiếm tới 40% thị trường xuất khẩu đối với một số vùng sản xuất rượu vang của Pháp.
Riêng đối với rượu vang Bordeaux, mặc dù Hồng Kông và Trung Quốc là hai thị trường được ưa chuộng, nhưng thị trường Mỹ, sau một thời gian sụt giảm, đã tăng trở lại, nhất là đối với các loại rượu Bordeaux cao cấp. Còn ông François Labet, chủ tịch Hội liên ngành rượu vang vùng Bourgogne, cho đài France Info biết Mỹ là thị trường lớn nhất, trên cả Anh và Nhật Bản, của các nhà sản xuất rượu vang Bourgogne. Hoa Kỳ chiếm 25% thị phần xuất khẩu rượu vang Bourgogne, với khoảng 20 triệu chai rượu Bourgogne được bán sang Mỹ nỗi năm.
Thực ra, ngay từ hồi tháng 06, ông Trump đã hé lộ khả năng tăng thuế quan đánh vào rượu vang Pháp. Phát biểu trên đài CNBC, tổng thống Mỹ cho rằng nước Pháp áp thuế cao đối với rượu vang Mỹ, nhưng Hoa Kỳ lại đánh thuế rất thấp đối với rượu vang của Pháp. Chủ nhân Nhà Trắng hứa sẽ điều chỉnh điều mà ông coi là « sự bất công » đối với các nhà sản xuất rượu vang của Mỹ.
Thuế suất chênh lệch ?
Thuế suất châu Âu đánh vào rượu vang Mỹ và thuế suất Hoa Kỳ đánh vào rượu nhập từ châu Âu có chênh nhau nhiều không ? Đài France Info ngày 27/07 trích dẫn ông François Labet, chủ tịch Hội liên ngành rượu vang vùng Bourgogne, theo đó thông tin về sự chệnh lệch thuế suất giữa Mỹ và Pháp mà tổng thống Donald Trump đưa ra là không đúng. Trên thực tế, đó không phải là mức thuế mà chính quyền Pháp tự đặt ra, mà là mức thuế được áp dụng chung tại Liên Hiệp Châu Âu và mức chênh lệch cũng không đáng kể, chỉ là một vài cent đối với mỗi chai rượu vang.
Đài truyền hình France 3 thì cho biết theo Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ, tùy chủng loại rượu vang và độ cồn, mức thuế dao động từ 5-15 cent đô la/chai, còn theo Liên hiệp các nhà xuất khẩu rượu vang của Pháp FEVS, mức thuế tại châu Âu là 15-30 cent euro/chai.
Chẳng hạn, đối với một chai rượu vang trắng 13 độ cồn nhập từ Mỹ, châu Âu áp thuế 10 cent euro, còn mức thuế Mỹ đánh vào chai rượu vang trắng cùng độ cồn nhập từ châu Âu chỉ là 5 cent đô la. Còn một chai rượu vang đỏ có nồng độ cồn 14,5 độ nhập từ châu Âu bị Mỹ đánh thuế 13 cent đô la, ngược lại mức thuế tại châu Âu đánh là 12 cent euro.
Ngược lại, đối với rượu vang chưa được đóng chai, mức thuế nhập khẩu tại Mỹ cao hơn tại châu Âu, chẳng hạn đối với một lít rượu vang 14,5 độ, mức thuế lần lượt là 12 cent euro tại châu Âu và 22 cent đô la tại Mỹ.
Thêm vào đó, các quy định nhập khẩu rượu vang của Mỹ chặt chẽ hơn châu Âu. Các nhà xuất khẩu không được phép bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng Mỹ mà phải qua nhà phân phối. Từ nhà phân phối, rượu vang nhập khẩu phải qua tay các nhà bán lẻ trước khi đến tay người tiêu dùng. Các nhà phân phối, thường là của Nhà nước, lấy lãi rất cao : 20%-30%. Chính điều này góp phần đẩy giá rượu vang nhập khẩu vào Mỹ lên cao hơn nhiều so với ở châu Âu.
Việc Mỹ tăng thuế suất có đáng lo ngại ?
Phát biểu với Reuters, nhà sản xuất rượu vang Philibert Perrin lưu ý : « Đó là một lời đe dọa mà chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rất quan trọng. Người Mỹ rất cơ hội và không phải khách hàng trung thành. (…) Nếu thuế suất tăng, khách hàng Mỹ có thể sẽ thấy ngạc nhiên về giá mới và sẽ hướng tới một nước khác. Làm người tiêu dùng bất ổn là một điều nguy hiểm. Chúng tôi không thể đo lường hết nguy cơ, nhưng các mối nguy đó có thể khiến hoạt động của chúng tôi giảm sút và làm chúng tôi mất thị phần ».
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng việc điều chỉnh thuế suất sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Theo đài truyền hình BFMTV của Pháp, ông Christophe Reboul Salze, lãnh đạo The Wine Merchant, một doanh nghiệp chuyên giao dịch rượu vang Bordeaux, nhấn mạnh là « nhiều loại rượu vàng của Pháp được bán tại Mỹ với giá tương đương trên 10 euro », tức là giá khá cao. Thêm vào đó, theo ông Pierre Dufort, quản lý vùng sản xuất rượu vang Rimauresq (Provence-Alpes-Côte d’Azur), « rượu vang Pháp đã bắt rễ sâu vào thị trường Mỹ, và cuối cùng, người tiêu dùng mới là người quyết định ».
Chỉ có điều quy mô biện pháp đáp trả của Mỹ hiện vẫn chưa rõ ràng. Nếu chủ nhân Nhà Trắng muốn « mạnh tay » hơn nữa, ông sẽ đẩy giá rượu vang Pháp tại Hoa Kỳ lên cao hơn rất nhiều. Một kênh truyền thông Mỹ chuyên về rượu, Wine Spectator, đã đặt câu hỏi : « Quý vị có tiếp tục mua chai rượu vang Pháp mà quý vị ưa thích với giá cao gấp đôi ? »
Nhiều chuyên gia thì đặc biệt lưu ý đến việc chỉ có nước Pháp bị tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm tới, trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Pháp tại thị trường Mỹ là nước láng giềng Ý. Ông Thomas Montaigne, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất rượu vang độc lập, nhấn mạnh : « Donald Trump chơi rất khéo, ông ta chỉ nói tới rượu vang Pháp mà không nhắc đến rượu vang Ý, đối thủ châu Âu lớn của chúng ta tại Mỹ. Như vậy là sẽ có một sự phân biệt giữa Pháp với Ý và cả các nước xuất khẩu rượu vang khác trên thế giới ». Theo ông, mặc dù tác động có thể không lớn đối với các loại rượu vang cao cấp, champagne và cognac, nhưng các loại rượu vang bình dân hơn, vốn được xuất sang Mỹ với số lượng lớn, sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
http://vi.rfi.fr/phap/20190805-ruou-vang-phap-tren-ban-co-chinh-tri-my-phap

Pháp, Đức tố cáo Nga truy bức đối lập

Tú Anh
Tại Matxcơva, hàng ngàn người tiếp tục xuống đường hôm thứ Bảy 03/08/2019 kêu gọi tổ chức bầu cử tự do và phản đối chính quyền Nga loại trừ hàng loạt ứng cử viên đối lập. Cảnh sát Nga đàn áp mạnh, bắt ít nhất 800 người biểu tình. Chính sách thô bạo của Putin gây phản ứng mạnh tại Châu Âu. Paris và Berlin lên án những vụ bắt bớ này và kêu gọi Matxcơva trả tự do cho các nhà đối lập.
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp tố cáo « hành động bạo lực bất tương xứng » của cảnh sát Nga. Nghiêm khắc hơn, chính phủ Đức lên án Nga chà đạp các « cam kết và nghĩa vụ quốc tế » tôn trọng quyền ứng cử, bầu cử của công dân.
Từ Berlin, thông tín viên Luc André tường thuật :
Theo quan điểm của chính phủ Đức, cảnh sát Nga đã hành động một cách « không tương xứng ». Berlin nhắc nhở Matxcơva đừng quên bổn phận phải tôn trọng các « cam kết quốc tế » : đó là bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tổ chức bầu cử tự do.
Bộ Ngoại Giao Đức yêu cầu Nga trả tự do cho tất cả những người bị câu lưu và mong rằng những ứng cử viên độc lập được tham gia cuộc bầu cử địa phương vào ngày 08/09.
Giọng điệu của Berlin cứng rắn khác thường. Cộng hoà Liên bang Đức luôn chủ trương đối thoại với chính quyền Nga, cho dù Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina, nhưng Berlin vẫn thường xuyên chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền ở Nga. Tuần trước, Berlin cũng đã yêu cầu Matxcơva trả tự do cho 1.400 người bị bắt trong đợt xuống đường phản kháng tương tự. Trong quá khứ, nước Đức, cũng với giọng điệu nghiêm khắc, đã từng lên án chính quyền Nga đàn áp nhà đối lập Alexei Navalny.
Thủ tướng Angela Merkel có thể tự cho quyền phê phán thẳng thắn như vậy. Trong Liên Hiệp Châu Âu, Đức là thành viên được Nga ưu tiên đối thoại. Đức cũng là bạn hàng số một của Nga. Cho dù bị trừng phạt, nhưng Nga được doanh nghiệp Đức đầu tư rất nhiều : hơn 3 tỷ euro trong năm 2018, chiếm một phần tư tổng số vốn đầu tư quốc tế vào nước Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190805-phap-duc-to-cao-nga-truy-buc-doi-lap

Phe đối lập Nga quyết xuống đường,

 dù hơn 1.000 người bị bắt

Phe đối lập Nga cho biết đang hoạch định một cuộc biểu tình trên toàn quốc vào cuối tuần sau, dù cảnh sát đã bắt giữ hơn 1.000 người hôm 3/8 vì bị coi là tham gia một cuộc tuần hành trái phép ở Moscow để yêu cầu bầu cử tự do, theo Reuters.
Phe đối lập nói rằng cuộc tuần hành hôm 3/8 diễn ra ôn hòa để phản đối việc loại ứng viên đối lập trong một cuộc bầu cử ở Moscow vào tháng tới.
OVD-Info, một nhóm theo dõi độc lập, hôm 4/8 nói rằng cảnh sát bắt 1.001 người hôm 3/8. Trừ 19 người bị giam qua đêm, những người còn lại sau đó đã được phóng thích.
XEM THÊM:
Cảnh sát Nga câu lưu hơn 800 người biểu tình ở Moscow
Tổ chức này cho biết rằng một số người bị bắt đã bị tịch thu điện thoại và bị tước quyền tiếp cận luật sư.
Các nhà điều tra Nga đã mở một cuộc điều tra hình sự đối với một người đàn ông bị cáo buộc làm một cảnh sát bị thương, theo hãng tin TASS của Nga.
Ông Leonid Volkov, một đồng minh của chính trị gia đối lập chống Kremlin, ông Alexei Navalny, cuối ngày 3/8 nói rằng phong trào chính trị do ông Navalny khởi xướng có kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày 10/8.
https://www.voatiengviet.com/a/phe-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-nga-quy%E1%BA%BFt-xu%E1%BB%91ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-d%C3%B9-h%C6%A1n-1-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt/5028427.html

Doanh số bán xe hơi Nhật Bản tại Nam Hàn

đang sụt giảm do tranh chấp ngoại giao giữa hai bên

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Theo tin từ Reuters, doanh số bán xe hơi thương hiệu Nhật Bản tại Nam Hàn đã sụt giảm trong tháng 7.
Tình hình ngoại giao đang ngày càng tồi tệ hơn giữa hai nước, khiến người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa, và khiến Seoul đưa ra những nỗ lực nhằm cắt giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế vào hàng nhập cảng từ Nhật Bản.
Vào hôm thứ Hai (5/8), dữ kiện công nghiệp từ Nam Hàn cho thấy doanh số của Toyota Motor tại nước này đã giảm 32% so với một năm trước đó, trong khi doanh số của Honda đã giảm 34%. Các nhà sản xuất xe hơi vẫn đang đánh giá các yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng suy giảm. Nhưng những nhà phân tích trong ngành dự đoán về một chiến dịch tẩy chay mạnh mẽ sẽ làm tổn hại đến nhu cầu hàng hóa hơn nữa, khi căng thẳng ngoại giao đang ngày càng gia tăng.
Vào tháng 7, Nhật Bản đã tăng cường việc kiểm soát hàng hóa kỹ thuật  xuất cảng sang Nam Hàn, làm trầm trọng thêm cuộc tranh chấp về nạn lao động cưỡng bức thời thế chiến  thứ 2, và đẩy mạnh sự tẩy chay của người tiêu dùng Nam Hàn đối với các sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản, từ xe hơi, bia và bút đến các tour du lịch. Vào hôm thứ Sáu (2/8), Nhật Bản đã khiến tình hình căng thẳng gia tăng bằng cách loại bỏ Nam Hàn khỏi danh sách các đối tác thương mại đáng tin cậy.
Đại diện Nam Hàn của Honda và Toyota đã không đưa ra bất kỳ bình luận nào về xu hướng giảm doanh số bán hàng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/doanh-so-ban-xe-hoi-nhat-ban-tai-nam-han-dang-sut-giam-do-tranh-chap-ngoai-giao-giua-hai-ben/

Dồn dập thử tên lửa : Bình Nhưỡng mất kiên nhẫn ?

Minh Anh
Trong vòng chưa đầy 10 ngày, Bắc Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử vũ khí từ tên lửa tầm ngắn, đạn rốc-két đến vũ khí chiến thuật mới, dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong Un (ngày
25/07, 31/07 và 02/08/2019). Theo giới phân tích, đây là một lời nhắc nhở về những cam kết mà Mỹ đưa ra, nhưng cũng là một lời cảnh báo đến Hàn Quốc.
Các vụ bắn thử tên lửa và vũ khí mới được tiến hành trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung khai diễn hôm nay. Với Bình Nhưỡng, những cuộc tập trận này là « những sáng kiến nguy hiểm và thù địch, đi ngược lại với những tiến triển hướng đến hòa bình đang diễn ra trên bán đảo ».
Một mặt, Bình Nhưỡng muốn bắn đi một thông điệp đến Washington nhằm nhắc nhở rằng tại cuộc gặp thượng đỉnh Bàn Môn Điếm hôm 30/06/2019, tổng thống Mỹ đã tái khẳng định cam kết ngưng các « trò chơi chiến tranh ». Một lời hứa mà Donald Trump từng đề cập đến tại thượng đỉnh Singapore.
Mặt khác, theo phân tích của giới chuyên gia được báo Le Monde (05/08/2019) trích dẫn, các vụ bắn thử tên lửa này còn nhắm vào Seoul, không chỉ trong vấn đề quân sự mà cả về kinh tế.
Việc quân đội Hàn Quốc trang bị thêm hai chiến đấu cơ tàng hình F-35 tối tân đã khiến Bắc Triều Tiên quan ngại, đánh giá là « cực kỳ nguy hiểm ». Do vậy, việc bắn thử tên lửa theo nhiều quỹ đạo khác nhau dường như cho phép Bình Nhưỡng phá tan những nghi vấn về độ vững chắc của hệ thống phòng không Hàn Quốc.
Sự việc cũng cho thấy Bắc Triều Tiên tỏ ra « mất kiên nhẫn » và cảm thấy bị « hụt hẫng » trước tiến độ hợp tác kinh tế liên Triều. Kể từ khi căng thẳng trên bán đảo hạ nhiệt bắt đầu từ năm 2018, giao thương giữa hai miền chỉ giới hạn ở những hành động mang tính biểu tượng, như gặp gỡ giữa các vận động viên thể thao, tổ chức hòa nhạc hay một số dự án nhân đạo.
Nhà nghiên cứu Andrei Lankov, trường đại học Kookmin tại Seoul, nhận định trên báo Le Monde rằng « Bình Nhưỡng muốn tái khởi động lại khu công nghiệp phức hợp Kaesong và nhiều dự án kinh tế. Nói một cách khác, Bình Nhưỡng cần Seoul bơm một số vốn đầu tư đáng kể vào nền kinh tế nước này ».
Dù hụt hẫng, mất kiên nhẫn, nhưng có một điều chắc chắn là Bình Nhưỡng dường như cũng không dám đi quá đà « chọc tức Washington ». Phản ứng trước các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, tổng thống Donald Trump cho rằng các cuộc thương lượng về phi hạt nhân hóa không bị ảnh hưởng gì, vì tên lửa bắn đi chỉ là « tầm ngắn ». Ông nói : « Chúng tôi chưa bao giờ nói thảo luận về tên lửa này. Chúng tôi chỉ nói đến hạt nhân ». Một lời an ủi, vỗ về chăng ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190805-tang-cuong-thu-ten-lua-binh-nhuong-mat-kien-nhan

Carrie Lam:

‘Biểu tình thách thức chủ quyền của Trung Quốc’

Hôm 5/8, Trưởng đặc khu Hong Kong cảnh báo rằng các cuộc biểu tình “là một thách thức đối với chủ quyền của Trung Quốc” trong lúc cuộc đình công làm tê liệt giao thông công cộng và khiến hơn 200 chuyến bay bị hủy.
Theo Reuters, bà Carrie Lam, người được Bắc Kinh hậu thuẫn, lần đầu tiên phát biểu trên truyền thông trong nửa tháng sau khi có thêm một cuộc biểu tình bạo lực xảy ra cuối tuần qua.
Biểu tình chống TQ: Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì, làm gì?
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Biểu tình Hong Kong: Công nghệ hỗ trợ biểu tình như thế nào?
Bà nhắc lại rằng các cuộc biểu tình “đang đẩy thành phố đến ranh giới cực kỳ nguy hiểm”.
Bà Lam một lần nữa bác bỏ yêu cầu từ chức và nói rằng chính quyền sẽ kiên quyết duy trì luật pháp và an ninh. Bà cảnh báo rằng các cuộc biểu tình “đang đưa Hong Kong vào con đường không thể thoái lui và làm thiệt hại cho nền kinh tế”.
Các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp tại Hong Kong, khởi đầu là để phản đối dự luật Dẫn độ và sau đó trở thành lời kêu gọi dân chủ hơn.
Trong giờ cao điểm hôm 5/8, trước khi bà Lam đưa ra phát ngôn, những người đi làm đã phải vật lộn vì nhiều tuyến tàu bị giới hoạt động ngăn chặn rời khỏi ga trong phong trào chống chính phủ mới nhất.
Xe cộ kẹt hàng dài trên khắp các ngả đường dẫn vào khu trung tâm Hong Kong và hàng trăm người bị mắc kẹt tại sân bay.
Tuyến tàu Airport Express cũng tạm ngưng.
Cảnh sát bắt giữ 44 người sau cuộc đụng độ đêm qua trong lúc hơi cay được dùng để giải tán người biểu tình.
Người biểu tình đã có lúc chặn cửa các văn phòng chính phủ, chặn đường và làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, đặt ra thách thức chính trị lớn nhất đối với thuộc địa cũ của Anh.
Hàng triệu người đã xuống đường để trút giận và bày tỏ sự thất vọng vào chính quyền thành phố.
Đến nay, chính quyền Hong Kong từ chối đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của người biểu tình, gồm việc rút hoàn toàn dự luật Dẫn độ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49188609

Hồng Kông tiếp tục hỗn loạn,

200 chuyến bay bị hủy do biểu tình

Tin từ HỒNG KÔNG — Vào hôm thứ Hai (5/8), Hồng Kông tiếp tục rơi vào một đợt hỗn loạn mới, khi một cuộc tổng đình công diễn ra sau những cuộc biểu tình bạo lực cuối tuần, làm tê liệt giao thông, dẫn đến hơn 200 chuyến bay bị hủy, và đưa thành phố vào tình trạng bế tắc chưa từng thấy.
Đặc khu trưởng Carrie Lam được Bắc Kinh hậu thuẫn đã lần đầu tiên bình luận trên truyền thông sau hai tuần. Bà khuyến cáo một lần nữa rằng các cuộc biểu tình đang đè nặng lên thành phố, thách thức đối với vấn đề chủ quyền của Trung Cộng, đẩy Hồng Kông đến bờ vực của một “tình huống cực kỳ nguy hiểm”. Bà Carrie Lam vẫn tỏ vẻ thách thức khi bà từ chối lời kêu gọi từ chức của người biểu tình, và tuyên bố rằng chính phủ sẽ kiên quyết trong việc duy trì luật pháp và trật tự. Bà khuyến cáo các cuộc biểu tình này đang đưa trung tâm tài chính châu Á vào tình thế không có đường lùi, và làm tổn thương nền kinh tế thành phố.
Một số người biểu tình cho rằng bà Lam một lần nữa thúc đẩy cuộc khủng hoảng bằng việc phớt lờ ý kiến của công chúng, và họ cam kết sẽ tiếp tục phong trào biểu tình. Hiện nay, Hong Kong đang lâm vào tình trạnh hỗn loạn do nhiều tháng biểu tình nhằm phản đối dự luật dẫn độ, và từ đó đã phát triển thành một phản ứng dữ dội hơn chống lại chính phủ thân Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hong-kong-tiep-tuc-hon-loan-200-chuyen-bay-bi-huy-do-bieu-tinh/

Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay

giữa lúc đình công làm tê liệt mọi sinh hoạt

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay vào người biểu tình hôm thứ Hai 5/8 giữa lúc một cuộc tổng đình công đẩy trung tâm tài chính châu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn, làm tê liệt giao thông và gây ra tắc nghẽn chưa từng thấy ở thành phố trong hầu hết buổi sáng ngày thứ Hai 5/8.
Khi một số dịch vụ tàu metro và xe buýt hoạt động trở lại, hàng chục ngàn người biểu tình tản ra trên khắp nhiều khu vực, nơi các cuộc biểu tình một lần nữa lại trở thành các cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Phát biểu trước truyền thông lần đầu tiên sau hai tuần, bà Carrie Lam, lãnh đạo Hồng Kông được Bắc Kinh chống lưng, một lần nữa cảnh báo rằng các cuộc biểu tình đang đẩy thành phố này đến bên bờ vực một “tình huống cực kỳ nguy hiểm”, thể hiện một mối đe dọa đối với chủ quyền của Trung Quốc.
Bà Lam vẫn tỏ thái độ thách thức khi bác bỏ những kêu gọi của những người biểu tình, đòi bà từ chức, bà nói chính quyền Hồng Kông sẽ kiên quyết trong việc duy trì luật pháp và trật tự.
Bà cảnh báo rằng các cuộc biểu tình đang đưa thuộc địa cũ của Anh đi vào con đường không thể quay trở lại và đã làm tổn hại nền kinh tế của Hồng Kông.
“Những hành vi bất hợp pháp này thách thức chủ quyền của nước ta [Trung Quốc], và phá hoại quy chế ‘một quốc gia hai hệ thống’, điều đó sẽ tàn phá sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông”, bà Lam nói, đề cập đến hệ thống hành chính của vùng lãnh thổ này được áp dụng từ năm 1997, khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.
Một số người biểu tình cáo buộc bà Lam là đổ thêm dầu vào lửa khi làm ngơ nguyện vọng của công chúng, và họ thề sẽ tiếp tục duy trì phong trào phản kháng.
Jay Leung, 20 tuổi, sinh viên đại học, nói “thật phí thời gian” khi nghe phát biểu của bà Lam.
“Tôi không nghĩ là chính quyền đang làm bất cứ điều gì để hàn gắn xã hội. Họ không đưa ra giải pháp nào để giải quyết vấn đề chính trị do chính họ gây ra”, sinh viên này nói thêm.
Russell, 38 tuổi, làm việc trong ngành du lịch nói: “Bà ấy có nói cũng như không. Tôi không nghe thấy bất cứ điều gì tích cực,bà ấy chỉ làm cho tình hình tệ thêm”.
Vài giờ sau khi những bình luận trên được đưa ra, những người biểu tình ném ô và các vật dụng khác vào cảnh sát ở khu dân cư Wong Tai Sin. Cảnh sát phản ứng bằng cách xịt hơi cay. Cảnh sát cũng bắn hơi cay ở quận Tin Shui Wai, khi căng thẳng bùng lên.
Nhà chức trách cho biết 420 người đã bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình kể từ ngày 9/6. Tin cho biết cảnh sát đã bắn 1.000 loạt đạn hơi cay và khoảng 160 viên đạn cao su.
Thành phố do Trung Quốc kiểm soát đã bị rung chuyển vì các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, ban đầu nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa người sang Trung Quốc đại lục để xét xử. Sau đó, cuộc biểu tình biến thành một phản ứng dữ dội hơn chống lại chính quyền.
Những người đi làm đã phải vật lộn để đến được chỗ làm trong giờ cao điểm trước khi bà Lam phát biểu. Nhiều dịch vụ đường sắt và xe buýt bị đình chỉ vì các nhà hoạt động chặn các chuyến tàu rời khỏi nhà ga.
Hàng đoàn xe cộ rồng rắn chạy qua đảo Hồng Kông, đi vào trung tâm thương mại. Cùng lúc, hàng trăm người bị mắc kẹt tại sân bay, với hơn 200 chuyến bay bị hủy bỏ. Dịch vụ tàu điện tốc hành của sân bay, Airport Express, cũng tạm thời bị đình chỉ.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-hong-kong-xit-hoi-cay-giua-luc-dinh-cong-lam-te-liet-moi-sinh-hoat/5029264.html

Trung Quốc để đồng tiền rớt giá,

phản kích Donald Trump?

Trung Quốc đã để đồng nhân dân tệ rớt giá, vượt ngưỡng 7 đổi 1 đôla lần đầu tiên từ 2008, gây ra lo ngại về chiến tranh tiền tệ.
Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc?
Đồng nhân dân tệ hôm nay giảm 1,5%, ở mức 7,0835 đổi một đôla.
Diễn tiến xảy ra sau khi Trung Quốc tuần rồi nói sẽ trả đũa việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên hàng Trung Quốc trị giá 300 tỉ đôla.
Tổng thống Donald Trump đăng ngay trên Twitter, gọi đây là “tháo túng tiền tệ”, nói rằng ông muốn Cục Dự trữ Liên bang có hành động.
“Trung Quốc rớt giá đồng tiền xuống mức thấp gần kỷ lục lịch sử. Đó là thao túng tiền tệ,” ông Trump viết.
Động thái của Trung Quốc được xem là để bảo vệ trước đe dọa thuế quan của Mỹ.
Đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc cung cấp hàng giá rẻ hơn so với các đối thủ.
Nhưng thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang ra tuyên bố: “Là nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ tuân thủ tinh thần từ hội nghị G20 về tỉ giá, tuân thủ hệ thống tỉ giá do thị trường quyết định, không tham gia hạ giá cạnh tranh.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49204818

Mục tiêu nhắm tới của TQ khi tiến hành

các cuộc tập trận quân sự gần eo biển Đài Loan

Cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cho biết quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thậtbắt đầu từ ngày 29/7 cho đến 2/8 tại khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến phía Tây Đài Loan. Liên quan hoạt động này, giới quan sát nhận định Trung Quốc muốn đạt được một số mục tiêu dưới đây.
Thứ nhất, nhằm tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của nước này đối với vấn đề Đài Loan là không chấp nhận “Đài độc” và thực thi nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Tuần đầu năm 2019, tại Lễ kỷ niệm 40 năm Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu về chính sách Đài Loan quan trọng nhất kể từ khi ông lên nắm quyền. Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình thể hiện thái độ nhất quán “cái cần mềm mỏng thì mềm mỏng hơn, cái cần
cứng rắn thì cứng rắn hơn”. Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh tuyệt đối không để lại bất cứ không gian nào cho các hoạt động ly khai Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức. Bài phát biểu cứng rắn với Đài Loan của ông Tập Cận Bình và thái độ đối kháng, muốn duy trì hiện trạng tự trị của chính quyền bà Thái Anh Văn đã đẩy Đài Loan vào một tình cảnh đầy thách thức. Tại Đối thoại Shangri-la 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa nhấn mạnh: “Nếu ai đó muốn tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài chiến đấu bằng mọi giá vì sự thống nhất đất nước”.
Thứ hai, gửi tín hiệu mạnh mẽ giới lãnh đạo tại Đài Loan hiện nay như Trung Quốc đã tuyên bố chưa bao giờ từ bỏ và sẵn sàng sử dụng vũ lực để đưa hòn đảo này về dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Vì Đài Loan cũng đã cho thấy sự đáp trả Trung Quốc một cách mạnh mẽ, khi tổ chức cuộc tập trận quân sự thường niên của mình hồi tháng 5, thề sẽ bảo vệ được mình trước mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự quanh Đài Loan, bao gồm hoạt động bay thường xuyên mà Bắc Kinh gọi là tập trận “bao vây đảo” và đưa các tàu chiến tới khu vực xung quanh. Hiện tại, có vài nhân tố chính có thể ảnh hưởng đến việc liệu Trung Quốc có dùng vũ lực để thống nhất hay không. Thứ nhất, sự hỗ trợ của Mỹ đối với Đài Loan đã chạm tới giới hạn của Trung Quốc. Trở ngại lớn nhất của việc dùng vũ lực thống nhất Đài Loan của Bắc Kinh không phải là sự đối kháng của chính Đài Loan mà là Mỹ. Bên cạnh đó, rất có thể còn có sự can dự và can thiệp quân sự của Nhật Bản. Thứ hai, tình hình trên eo biển Đài Loan nằm ngoài tầm kiểm soát. Đời sống chính trị và xã hội ở Đài Loan cũng đang có sự biến đổi, từ quan điểm giữ nguyên hiện trạng sang yêu cầu trưng cầu dân ý đòi độc lập và gia nhập Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc Bắc Kinh muốn duy trì trong quan hệ với Đài Bắc là “nhận thức chung 92”, một Trung Quốc tùy cách hiểu mỗi bên. Tuy nhiên, sau khi Tiến sĩ Thái Anh Văn lên cầm quyền, Đài Loan dường như không chấp nhận “nhận thức chung 92”. Thứ ba, sức ép từ dư luận trong nước Trung Quốc cũng sẽ khiến Bắc Kinh đẩy nhanh tiến độ thống nhất bằng quân sự.
Thứ ba, đáp trả những động thái can dự của Mỹ và phương Tây hiện nay trong vấn đề Đài Loan. Trong Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa qua, Trung Quốc đã tái khẳng định sẵn sàng chống lại những người cố gắng chia cách Đài Loan khỏi đại lục và buộc tội Mỹ gây bất ổn toàn cầu, đồng thời phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Sở dĩ Trung Quốc lo ngại sự can dự của Mỹ đối với Đài Loan vì từ khi Mỹ có động thái công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ngừng việc công nhận nước Trung Hoa Dân quốc vào năm 1979 và tuyên bố rằng chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “Chính quyền hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”. Tuy nhiên, Mỹ không nhượng bộ yêu cầu của Trung Quốc rằng nước này công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan.Đài Loan và Mỹ đang tham gia các chương trình chung trong Khuôn khổ đào tạo hợp tác toàn cầu, làm việc cùng nhau nhằm mở rộng sự hợp tác vốn đã mạnh mẽ giữa hai bên nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu trong các lĩnh vực như viện trợ nhân đạo quốc tế, y tế công cộng, bảo vệ môi trường, năng lượng, công nghệ, giáo dục và phát triển khu vực. Trong năm 2012, hai quốc gia đã cùng khởi động Chương trình đối tác lãnh đạo quần đảo Thái Bình Dương, và vào năm 2014, Mỹ đã tham gia với tư cách đối tác sáng lập của Chương trình đối tác môi trường quốc tế do Đài Loan khởi xướng. Quan hệ đối tác cũng được nhấn mạnh bởi các nỗ lực hợp tác gần đây của Đài Loan và Mỹ để phản ứng trước các vấn đề cấp bách, từ dịch bệnh Ebola và MERS đến cuộc khủng hoảng nhân đạo về người tị nạn ở Trung Đông. Đài Loan đã chứng tỏ là một đối tác sống còn không chỉ đối với Mỹ, mà còn đối với khu vực. Từ đầu năm 2019 đến nay, Mỹ đã cho thấy việc nước này đang tăng cường cacsmoois quan hệ với Đài Loan, đầu tiên là việc cho phép quan chức hai bên tiến hành các cuộc thăm viếng lẫn nhau thay vì trước đây chỉ là du lịch hoặc quá cảnh. Hai là xúc tiến các hợp đồng mua bán vũ khí từ Mỹ cho Đài Loan, trong đó có nhiều loại vũ khí chiến lược mà Bắc Kinh phải dè chừng. Ba là tăng tần suất các chuyến tuần tra tàu quân sự của Mỹ qua eo biển Đài Loan và các hoạt động hợp tác quân sự hai bên. Bốn là liên tục ra các tuyên bố ủng hộ Đài Loan trong các phát biểu, chiến lược… của giới lãnh đạo Mỹ. Vì vậy, những hành động quân sự khẳng định ảnh hưởng trong lúc này sẽ là lựa chọn của Bắc Kinh. Ngày 7/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi Mỹ chấm dứt các hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan nhằm tránh làm tổn hại quan hệ song phương, cho biết Bắc Kinh đặc biệt lo ngại việc Washington lên kế hoạch bán lô vũ khí trị giá gần 2,7 tỷ USD cho Đài Bắc. Trung Quốc cuối năm 2018 cũng đã phản ứng dữ dội trước việc chính phủ Mỹ phê duyệt hợp đồng vũ khí 330 triệu USD với Đài Loan, kêu gọi Washington tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” bằng việc chấm dứt hợp đồng bán vũ khí và cắt quan hệ quân sự với Đài Bắc.
Bên cạnh ba mục tiêu trên, giới quan sát cũng cho rằng cùng với đồng bộ các động thái từ quân sự, chính trị đến ngoại giao, trong đó bao gồm cả việc Trung Quốc có các hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, Bắc Kinh muốn khẳng định ảnh hưởng sức mạnh cứng trong khu vực bao gồm hai vấn đề mà nước này ngang nhiên tuyên bố là “lợi ích cốt lõi” là vấn đề Đài Loan và Biển Đông. Những hành động đơn phương của Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực đến tình hình khu vực và quốc tế như gia tăng căng thẳng trong khu vực; thúc đẩy chạy đua vũ trang, các hoạt động quân sự thị uy sức mạnh; tiềm ẩn nguy cơ đụng độ quân sự giữa các bên; ảnh hưởng đến hoạt động giao thương hàng hóa trong khu vực Biển Đông… Những hệ lụy này hoàn toàn đi ngược lại với xu thế và mong muốn chung của các nước hiện nay.
http://biendong.net/bien-dong/29713-muc-tieu-nham-toi-cua-tq-khi-tien-hanh-cac-cuoc-tap-tran-quan-su-gan-eo-bien-dai-loan.html

Philippines và Mỹ

sẽ phối hợp đấu tranh TQ ở Biển Đông?

Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, Tổng thống Philippines Duterte thường xuyên thể hiện lập trường xích lại gần Trung Quốc để đổi lấy các lợi ích kinh tế, đầu tư và xa rời đồng minh Mỹ. Để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Tổng thống Duterte còn tạm thời gác lại, không đề cập đến phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông mà trong đó Philippines đã giành chiến thắng ngoại mục, thắng lợi trong hầu hết các nội dung Philippines đã khởi kiện.
Tuy nhiên, sau 3 năm tích cực thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, ông Duterte đã không đạt được các mục tiêu đề ra trong hợp tác kinh tế đầu tư với Trung Quốc. Trái lại, các quyền và lợi ích trên biển của Philippines tiếp tục bị Trung Quốc xâm phạm. Các lực lượng Hải cảnh, Kiểm ngư và dân quân biển của Trung Quốc tiếp tục uy hiếp lực lượng chấp pháp và tàu cá, ngư dân Philippines, thậm chí tàu Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá và bỏ mặc ngư dân Philippines lênh đênh trên biển ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines. Xem ra, sau một thời gian nỗ lực ông Duterte cũng đã “chán ngấy” Bắc Kinh.
Những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông đã buộc Philippines phải thay đổi thái độ của mình trên vấn đề Biển Đông. Trong những tháng đầu năm 2019, Philippines đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập với các nước Mỹ, Nhật… ở Biển Đông. Vấn đề Biển Đông cũng trở thành một nội dung quan trọng được thảo luận trong Cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Philippines kéo dài hai ngày tại Manila trung tuần tháng 7/2019.
Trước cuộc họp, trả lời phóng viên đài NHK của Nhật hôm 12/7/2019, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David R. Stilwell bày tỏ quan ngại về hành động quân sự hóa vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, nhấn mạnh “dù được dán mác là các ngọn hải đăng hay nơi trú ngụ cho các ngư dân, chúng rõ ràng là các cơ sở quân sự” và nói “Hôm nay, tình cờ cũng là ngày đánh dấu 3 năm ngày Tòa quốc tế về Luật Biển năm 2016 ra phán quyết cũng nói rằng Liên Hợp Quốc và thế giới cùng chia sẻ các quan ngại về việc phát triển các thực thể ở lãnh thổ tranh chấp”.
Tại cuộc họp cả Philippines và Mỹ đều thừa nhận tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh vững mạnh trong việc tăng cường hợp tác an ninh, cũng như thúc đẩy ổn định và thịnh vượng khu vực. Trong Tuyên bố chung của cuộc họp hai bên khẳng định cam kết bảo vệ tự do hàng hải, hàng không và các hoạt động hợp pháp khác ở Biển Đông. Hai nước cũng coi trọng việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế vốn được đề cập trong Công ước về Luật biển.
Sau cuộc họp, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Hermogenes Esperon bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ luôn sát cánh cùng Philippines để bảo vệ và duy trì tự do hàng hải tại Biển Đông. Ông Esperon nhấn mạnh “Philippinescó thể không phải là một cường quốc quân sự, nhưng chúng tôi tự tin có thể giữ vững chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Tây Philippines (Biển Đông”.
Đặc biệt là ngay sau đó, ngày 17/7/2019, phát biểu trên truyền hình Philippines, Tổng thống Duterte nói “Tôi đang kêu gọi Mỹ. Tôi đang cầu khẩn hiệp ước Mỹ – Philippines. Tôi muốn Mỹ triển khai toàn bộ Hạm đội 7 để đối đầu Trung Quốc. Tôi đang yêu cầu họ. Tôi sẽ tham gia cùng họ, tôi sẽ ngồi cùng với đô đốc Mỹ trên tàu chiến”.
Hiệp định Tương trợ Quốc phòng giữa Mỹ và Philippines được ký kết vào năm 1951, những năm đầu Chiến tranh Lạnh. Theo hiệp ước này, Manila và Washington cam kết hỗ trợ cho nhau trong trường hợp một trong hai quốc gia bị tấn công vũ trang vào lãnh thổ lục địa hoặc đảo ở Thái Bình Dương thuộc quyền tài phán của quốc gia đó, các lực lượng vũ trang, các tàu hoặc máy bay ở Thái Bình
Dương. Tháng 3/2019, khi thăm Philippines Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nhắc lại về Hiệp định Tương trợ Quốc phòng 1951, đồng thời giải thích rằng Biển Nam Trung Hoa nằm ở Thái Bình Dương, và rằng mọi cuộc tấn công vũ trang vào quân đội, tàu nhà nước, hay máy bay Philippines ở Biển Nam Trung Hoa sẽ kích hoạt Điều 4 của Hiệp định Tương trợ Quốc phòng. Tuyên bố chung của Cuộc đối thoại chiến lược Mỹ – Philippines tại Manila cũng đã khẳng định lại nội dung phát biểu của ông Pompeo.
Văn bản đăng trên trang web của Đại sứ quán Mỹ ở Manila có đoạn: “Là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Philippines có vị thế tốt để bảo đảm rằng văn bản về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông của ASEAN hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền tự do hàng hải, quyền bay ngang và việc sử dụng một cách hợp pháp vùng biển cho tất cả các nước, cũng như các quyền của các nước tuyên bố chủ quyền nhằm theo đuổi các thỏa thuận an ninh và phát triển với các đối tác mà họ lựa chọn”.
Với những động thái của cả Philippines lẫn Mỹ thời gian gần đây cho thấy “gió đã đổi chiều”. Trước những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines cần đến sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển của mình, từng bước thúc đẩy thực thi phán quyết 12/7/2019 của Tòa Trọng tài. Mỹ cũng có nhu cầu tranh thủ Philippines để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, duy trì tự do an ninh an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Do vậy, xét về mặt lợi ích cả Philippines và Mỹ đều có nhu cầu hợp tác, phối hợp với nhau để đấu lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Lúc này lúc khác, quan hệ Philippines và Mỹ có thể có những trục trặc, song nhìn tổng thể mà nói thì Philippines vẫn là đồng minh của Mỹ ở khu vực. Bắc Kinh dù muốn che dấu thể nào thì họ vẫn hiện nguyên hình là một kẻ bành trướng, bá quyền buộc các nước phải cùng hợp tác để ngăn chặn. Chúng ta sẽ cùng quan sát xem Philippines và Mỹ sẽ làm gì để đối chọi với Trung Quốc ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29710-philippines-va-my-se-phoi-hop-dau-tranh-tq-o-bien-dong.html

Thái Lan truy tìm hơn 10 nghi phạm

liên quan đến các vụ đánh bom ở Bangkok

Lực lượng an ninh Thái Lan đang truy lùng hơn 10 nghi phạm liên quan đến một loạt vụ đánh bom ở Bangkok vào tuần trước, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết hôm thứ Hai, 5/8.
Sáu quả bom đã phát nổ ở thủ đô Thái Lan hôm 2/8 giữa lúc thành phố này chủ trì hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Đông Nam Á và các nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc thế giới khác.
Nhà chức trách Thái Lan hôm nay cho biết rằng cũng trong cùng ngày 2/8, 6 quả bom lửa khác cũng phát nổ ở trung tâm Bangkok. Ngày hôm sau, 3/8, 3 quả bom khác phát nổ tại 3 máy ATM ở phía nam tỉnh Pattani, không có ai bị thương và cũng không có ai nhận trách nhiệm về các vụ tấn công này.
“Có hơn 10 người liên quan phải bị bắt giữ, buộc tội và điều tra để tìm nguyên nhân [của vụ tấn công], ông Prayuth nói.
“Hiện tại, chúng tôi không thể nói ai đứng sau vụ tấn công nhưng những kẻ tấn công thật vô cảm và xấu xa, nhắm mục đích đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn vào thời điểm khi mà mọi việc đều đang tiến tới phía trước dưới quyền lãnh đạo của một chính phủ dân chủ”, thủ tướng Thái Lan nói.
Hai người đàn ông đã bị bắt giam kể từ thứ Sáu 2/8. Họ bị buộc tội cài hai quả bom trước trụ sở cảnh sát ở trung tâm Bangkok một ngày trước đó. Chính quyền trước đó nói rằng đây là bom giả.
Hai nghi phạm là người đến từ tỉnh Narathiwat, một trong những tỉnh nơi phần đông dân là người Hồi giáo gốc Malay, nằm sâu về phía nam của Thái Lan.
Tại tỉnh này, đã có một cuộc nổi dậy kéo dài hơn một thập kỷ khiến gần 7.000 người thiệt mạng kể từ năm 2004.
https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-truy-tim-hon-10-nghi-pham-lien-quan-den-danh-bom/5029471.html

Ấn Độ xóa quy chế đặc biệt của Kashmir,

 gây quan ngại sẽ có bạo loạn

Chính phủ Ấn Độ vừa có bước đi nhằm hủy bỏ phần quy định trong hiến pháp có nội dung trao quy chế đặc biệt cho phần Kashmir thuộc Ấn Độ kiểm soát.
Đây là điều chưa từng xảy ra, và nhiều khả năng sẽ châm ngòi cho tình trạng bạo loạn.
Ấn Độ-Pakistan thù địch từ ngày lập quốc
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Điều 370 có nội dung nhạy cảm, bởi đây là điều khoản đảm bảo trao quyền tự trị quan trọng cho bang có đông người Hồi giáo này.
Toàn bộ vùng Kashmir là nơi có tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Mỗi bên đều tuyên bố mình có toàn đối với vùng này, nhưng chỉ kiểm soát được từng phần.
Đã có tình trạng nổi dậy dai dẳng từ lâu nay ở phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Giữa Ấn Độ và Pakistan, đều là các cường quốc hạt nhân, đã có hai cuộc chiến và một cuộc xung đột hạn chế ở vùng lãnh thổ trên Dãy Himalaya kể từ khi Ấn Độ giành độc lập khỏi Anh và phân chia ra thành hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan, hồi 1947.
Pakistan đã lên án Ấn Độ trong việc quyết định hủy bỏ quy chế đặc biệt đối với phần Kashmir do Ấn Độ quản lý và gọi quyết định đó là bất hợp pháp. Pakistan nói sẽ “thực hiện mọi khả năng có thể” để đáp trả.
“Ấn Độ đang chơi trò chơi nguy hiểm, điều sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định trong khu vực,” Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi nói.
Bước đi của chính phủ do đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc Hindu đã gây ra cơn giận dữ trong quốc hội.
Một số chuyên gia pháp lý gọi đó là cuộc tấn công vào hiến pháp.
Cựu thủ hiến bang này, bà Mehbooba Mufti nói rằng việc xóa bỏ Điều 370 về mặt hiệu lực khiến cho Ấn Độ trở thành lực lượng chiếm đóng.
“Ngày hôm nay đánh dấu ngày đen tối nhất trong nền dân chủ Ấn Độ,” bà viết trong một tin ở Twitter, và nói thêm rằng “quyết định đơn phương” của chính phủ là “bất hợp pháp và vi hiến”.
Điều 370 là gì?
Trong việc phân chia Ấn Độ hồi 1947, Jammu và Kashmir, cũng giống như các vùng khác có đông người Hồi giáo sinh sống, được trông đợi là sẽ thuộc về Pakistan.
Nhưng người trị vì tại tiểu vương quốc này, người ban đầu muốn độc lập, đã theo Ấn Độ để đổi lấy việc được giúp đỡ chống lại cuộc xâm chiếm của các bộ tộc từ Pakistan.
Vào 1949, một điều khoản đặc biệt đã được bổ sung vào hiến pháp, theo đó trao cho Jammu và Kashmir quyền tự trị.
Điều 370 cho phép bang này có hiến pháp riêng, có lá cờ riêng, và độc lập trên mọi vấn đề trừ quan hệ ngoại giao, quốc phòng và thông tin liên lạc.
Một điều khoản khác sau đó được bổ sung thêm vào Điều 370, là Điều 35A, quy định các đặc quyền dành cho cư dân thường trú tại bang này, trong đó gồm cả công ăn việc làm trong cơ quan chính phủ và đặc quyền sở hữu bất động sản tại bang.
Nó được coi như để bảo vệ bản sắc địa lý đặc biệt của nơi được coi là bang duy nhất có đông dân là người Hồi giáo tại Ấn Độ.
Các lợi ích này sẽ bị mất đi cùng với sự hủy bỏ Điều 370.
Chính phủ Ấn Độ đã làm gì?
Chính phủ công bố một sắc lệnh của tổng thống, hủy bỏ toàn bộ Điều 370 trừ một điều khoản nói bang này là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. Sắc lệnh cũng đề xuất phân chia bang này thành hai vùng.
Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah trình sắc lệnh ra quốc hội giữa lúc có nhiều cuộc biểu tình phản đối lớn nổ ra.
Ông nói sắc lệnh sẽ sớm trở thành luật sau khi được tổng thống ký, bởi việc hủy bỏ điều khoản này chỉ cần có sắc lệnh tổng thống là đủ.
Ngay sau khi tuyên bố được đưa ra, Bộ trưởng Pháp luật và Tư pháp công bố một sắc lệnh tổng thống chưa ký, trong đó nêu chi tiết các thay đổi dự kiến.
Việc thay đổi Điều 370 cũng đòi phải được sự đồng ý của chính quyền bang, nhưng Jammu và Kashmir đã nằm dưới sự lãnh đạo của một vị thống đốc kể từ 6/2018, khi BJP rút lui khỏi liên minh thành lập chính quyền bang với Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP) trong vùng.
Lịch sử phân chia Ấn Độ – Pakistan
Điều này về mặt hiệu lực có nghĩa là bang này chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Delhi thông qua thống đốc, người đã đồng ý với dự luật.
Các thay đổi được trông đợi sẽ sớm ký để trở thành luật.
Điều gì xảy ra tại Kashmir?
Vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý, nơi có khoảng 12 triệu dân, là một bang nằm trong tình trạng kiểm soát nghiêm ngặt.
Các điều kiện giống như là giới nghiêm đã được áp đặt, và giới chức ban hành lệnh cấm tụ tập quá bốn người.
Hàng chục ngàn binh lính Ấn Độ đã được triển khai tới khu vực trước khi tuyên bố được đưa ra hôm thứ Hai; các du khách được yêu cầu rời đi trước khi có các cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Lệnh hạn chế các mạng di động và internet đã được ban bố, khiến vùng này hầu như bị cắt rời khỏi các phần còn lại của Ấn Độ.
Vài giờ trước khi tuyên bố được đưa ra hôm thứ Hai, hai cựu thủ hiến của bang này, ông Omar Abdullah và bà Mehbooba Mufti, bị đặt dưới chế độ quản chế tại gia.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49235175

Tình hình bất ổn ở Kashmir đang ngày càng gia tăng

Tin từ SRINAGAR/ISLAMABAD – Vào đầu hôm thứ Hai (5/8), khu vực Kashmir thuộc diện tranh chấp đã rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn, khi các nhà lãnh đạo khu vực cho biết họ sợ bị bắt và các viên chức Ấn Độ áp đặt các hạn chế ở thành phố Srinagar và đình chỉ các dịch vụ dữ kiện di động ở nhiều khu vực của tiểu bang.
Căng thẳng ở Kashmir, khu vực được cả Ấn Độ và Pakistan tuyên bố chủ quyền, đã gia tăng kể từ hôm thứ Sáu (2/8), khi các viên chức Ấn Độ địa phương đưa ra lời cảnh báo về các cuộc tấn công khả thi của các nhóm chiến binh Pakistan. Dù Pakistan đã bác bỏ thông tin này, nhưng hàng ngàn khách du lịch, khách hành hương và công nhân Ấn Độ đã rời khỏi khu vực trong tình trạng hoảng loạn vào cuối tuần qua.
Tình hình đã trở nên trầm trọng hơn khi chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thu hồi các cơ chế đặc biệt dành cho tiểu bang này hàng thập kỷ trước, bao gồm việc sửa đổi hiến pháp Ấn Độ để ngăn người dân bên ngoài mua bất động sản tại đây. Nhiều người lo sợ rằng Đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông Modi có thể đưa ra hành động để bãi bỏ tình trạng tự trị của Kashmir, một kế hoạch đã từng đẩy mạnh làn sóng phản đối ở quốc gia đa số Hồi giáo trong quá khứ.
Tiểu bang này đã nằm dưới quyền cai trị của New Delhi kể từ năm ngoái, sau khi đảng BJP của ông Modi rút khỏi liên minh với một đảng địa phương. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tinh-hinh-bat-on-o-kashmir-dang-ngay-cang-gia-tang/

Thủ Tướng Úc: Tên lửa Mỹ

sẽ không được triển khai trên đất Úc

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Hai khẳng định rằng tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ sẽ không được triển khai trên lãnh thổ Úc, sau khi Washington hé lộ tham vọng muốn thiết đặt tên lửa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các quan chức của hai chính phủ đã mở hội đàm tại Sydney vào cuối tuần qua, kết thúc bằng một tuyên bố chung, trong đó hai đồng minh cam kết tiếp tục chống đối mạnh mẽ hơn các hoạt động của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh cả hai bên ngày càng lo ngại hơn về sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đề cập tới hy vọng có thể triển khai tên lửa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong những tháng tới sau khi Washington rút ra khỏi một hiệp ước kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt vào tuần trước.
Những lời bình luận của ông Esper dẫn tới những đồn đoán rằng Úc đã được yêu cầu cho thiết đặt tên lửa, nhưng Thủ Tướng Morrison bác bỏ tin đồn này, nói rằng Mỹ cho tới giờ đã không đưa ra lời yêu cầu nào, và ông khuyến cáo Úc sẽ từ chối nếu được yêu cầu trong tương lai.
Phát biểu với các nhà báo ở Brisbane, thủ phủ bang Queensland, Thủ Tướng Morrison nói: “Chúng tôi không được lời yêu cầu, giải pháp đó không được xem xét, chưa hề được đặt ra cho chúng tôi. Tôi xin nhấn mạnh điều đó”.
Căng thẳng đã gia tăng hồi gần đây giữa Washington và Bắc Kinh, cả về mặt thương mại lẫn về quyền tự do qua lại trên Biển Đông và Eo biển Đài Loan, tình trạng này đã đặt nước Úc vào thế khó xử, giữa lúc Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất, và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc.
Bắc Kinh tuần trước mô tả các nỗ lực của Úc nhằm cải thiện mối quan hệ song phương là “ không đạt yêu cầu”.
Úc lo ngại Trung Quốc đang sử dụng viện trợ nước ngoài để bảo đảm ảnh hưởng lớn hơn đối với các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương, là những nước có những vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên.
Úc vẫn được coi là cường quốc chính ở Nam Thái Bình Dương, nước này đã hứa cam kết 3 tỷ đô la Úc (2,03 tỷ đô la) các khoản tài trợ và cho vay với lãi ưu đãi cho các nước trong vùng để chống lại điều mà Washington miêu tả là nền ngoại giao ‘cho vay siết lương’ của Trung Quốc
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-uc-ten-lua-my-se-khong-duoc-trien-khai-tren-dat-uc/5029455.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.