Châu Âu sợ thành nạn nhân khi Mỹ bắn tên lửa mới
Monday, August 5, 2019
10:06:00 AM
//
Slider
,
Tin Âu Châu
(Quan hệ quốc tế) - Sau khi khẳng định sớm thử tên lửa ở châu Á, Lầu Năm Góc tiếp tục tuyên bố sẽ nhanh chóng thử tên lửa ở châu Âu.
RIA Novosti dẫn nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ lập tức tiến hành thử tên lửa tầm trung ở châu Âu trong vài tuần tới, ngay sau khi Hiệp ước INF vừa chính thức bị hủy bỏ.
Đây là động thái mới nhất trong diễn biến đối đầu giữa Nga và Mỹ thời kỳ hậu INF. Trước đó 2 ngày, hôm 3/8 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố sẽ thử tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á trong vài tháng tới.
Như vậy, thậm chí cuộc bắn thử tên lửa tại châu Âu còn diễn ra sớm hơn. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định tên lửa được bắn thử sẽ là loại thế hệ mới, được phóng đi từ mặt đất.
RIA Novosti dự đoán nhiều khả năng tên lửa được thử nghiệm lần này là một biến thể của tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản trên bộ. Tên lửa có khả năng bắn đa đầu đạn, được gắn trên một bệ phóng di động.
Bệ phóng tên lửa Tomahawk biến thể trên bộ
Thực tế loại tên lửa cải tiến này đã bị Nga tố cáo trong giai đoạn 2 bên đổ lỗi cho nhau là người phá hoại Hiệp ước INF.
Việc Mỹ nhanh chóng đưa hệ thống này ra thử nghiệm cho thấy Lầu Năm Góc đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu phát triển từ trước mà không hề tôn trọng INF khi Hiệp ước còn hiệu lực.
Nguồn tin từ quan chức Lầu Năm Góc không nói rõ Mỹ sẽ thử nghiệm tên lửa mới tại căn cứ quân sự của quốc gia nào tại châu Âu. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc bắn thử tên lửa tại châu lục này được đánh giá là phép thử với sức chịu đựng của Nga và thăm dò cách Nga sẽ đáp trả.
Trước hết, Mỹ chưa có động thái thông báo với đồng minh châu Âu về việc triển khai tên lửa tấn công tầm trung tại các căn cứ quân sự của những quốc gia này. Washington chỉ có các thỏa thuận liên quan đến việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ.
Việc quốc gia nào đó cho phép Mỹ thử nghiệm tên lửa trên lãnh thổ của mình sẽ mở ra khả năng cao cho phép đặt loại vũ khí tấn công từng bị cấm trong INF này trong tương lai gần. Điều này đồng nghĩa với việc, quốc gia đó đã tự biến mình thành đích ngắm của tên lửa Nga.
Cần nhớ rằng hồi tháng 3/2019, trong một phát biểu liên quan đến nguy cơ gia tăng căng thẳng và chạy đua vũ trang ở châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định Nga có đủ sức mạnh quân sự để giáng trả đích đáng mọi mối đe dọa đến an ninh của họ.
Theo đó, Tổng thống Nga khẳng định tất cả các căn cứ triển khai tên lửa của Mỹ sẽ là mục tiêu ưu tiên của lực lượng tên lửa Nga. Thậm chí, Nga sẽ "tấn công vào vị trí đầu não cho phép những tên lửa tấn công đó hiện diện".
Tên lửa BGM-109G Tomahawk biến thể trên bộ
Hôm 2/8, khi chính thức hủy bỏ Hiệp ước INF, phía Nga cũng đưa ra tuyên bố đanh thép: việc INF bị hủy bỏ là do Mỹ đã châm ngòi, Nga sẽ đáp trả đích đáng mọi quốc gia có hành động gây hấn với an ninh của nước Nga.
Thực tế, các đồng minh của Mỹ tại NATO không tỏ ra quá hào hứng với khả năng sẽ được Mỹ trang bị tên lửa tấn công trên lãnh thổ của mình. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg khẳng định khối quân sự này sẽ phản ứng theo cách phòng thủ, phối hợp và thận trọng.
NATO sẽ chú trọng đến việc phát triển công tác tình báo, nâng cao khả năng phòng không và duy trì các cuộc tập trận mang tính chất phòng ngự. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng khẳng định NATO sẽ làm những điều cần thiết nếu các thành viên trong khối bị đe dọa.
"Các biện pháp răn đe đều đã được NATO chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, quan điểm của NATO là duy trì an ninh, ổn định và hoạt động dựa trên nguyên tắc không khiêu khích, không kích hoạt chạy đua vũ trang" - ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Như vậy, quan điểm của NATO cho thời kỳ hậu INF này khá rõ ràng. Họ không muốn tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Vì thế, Mỹ có thể muốn thử nghiệm vũ khí của họ, nhưng sẽ khó có quốc gia châu Âu nào bật đèn xanh cho Washington đặt hệ thống tên lửa tấn công tại lãnh thổ của mình. Hành động cấp phép ấy không khác gì biến họ trở thành bia ngắm của lực lượng tên lửa Nga.
RIA Novosti dẫn nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho biết một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ lập tức tiến hành thử tên lửa tầm trung ở châu Âu trong vài tuần tới, ngay sau khi Hiệp ước INF vừa chính thức bị hủy bỏ.
Đây là động thái mới nhất trong diễn biến đối đầu giữa Nga và Mỹ thời kỳ hậu INF. Trước đó 2 ngày, hôm 3/8 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố sẽ thử tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất tại châu Á trong vài tháng tới.
Như vậy, thậm chí cuộc bắn thử tên lửa tại châu Âu còn diễn ra sớm hơn. Nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định tên lửa được bắn thử sẽ là loại thế hệ mới, được phóng đi từ mặt đất.
RIA Novosti dự đoán nhiều khả năng tên lửa được thử nghiệm lần này là một biến thể của tên lửa hành trình Tomahawk phiên bản trên bộ. Tên lửa có khả năng bắn đa đầu đạn, được gắn trên một bệ phóng di động.
Bệ phóng tên lửa Tomahawk biến thể trên bộ |
Thực tế loại tên lửa cải tiến này đã bị Nga tố cáo trong giai đoạn 2 bên đổ lỗi cho nhau là người phá hoại Hiệp ước INF.
Việc Mỹ nhanh chóng đưa hệ thống này ra thử nghiệm cho thấy Lầu Năm Góc đã có sự chuẩn bị, nghiên cứu phát triển từ trước mà không hề tôn trọng INF khi Hiệp ước còn hiệu lực.
Nguồn tin từ quan chức Lầu Năm Góc không nói rõ Mỹ sẽ thử nghiệm tên lửa mới tại căn cứ quân sự của quốc gia nào tại châu Âu. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc bắn thử tên lửa tại châu lục này được đánh giá là phép thử với sức chịu đựng của Nga và thăm dò cách Nga sẽ đáp trả.
Trước hết, Mỹ chưa có động thái thông báo với đồng minh châu Âu về việc triển khai tên lửa tấn công tầm trung tại các căn cứ quân sự của những quốc gia này. Washington chỉ có các thỏa thuận liên quan đến việc triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ.
Việc quốc gia nào đó cho phép Mỹ thử nghiệm tên lửa trên lãnh thổ của mình sẽ mở ra khả năng cao cho phép đặt loại vũ khí tấn công từng bị cấm trong INF này trong tương lai gần. Điều này đồng nghĩa với việc, quốc gia đó đã tự biến mình thành đích ngắm của tên lửa Nga.
Cần nhớ rằng hồi tháng 3/2019, trong một phát biểu liên quan đến nguy cơ gia tăng căng thẳng và chạy đua vũ trang ở châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định Nga có đủ sức mạnh quân sự để giáng trả đích đáng mọi mối đe dọa đến an ninh của họ.
Theo đó, Tổng thống Nga khẳng định tất cả các căn cứ triển khai tên lửa của Mỹ sẽ là mục tiêu ưu tiên của lực lượng tên lửa Nga. Thậm chí, Nga sẽ "tấn công vào vị trí đầu não cho phép những tên lửa tấn công đó hiện diện".
Tên lửa BGM-109G Tomahawk biến thể trên bộ |
Hôm 2/8, khi chính thức hủy bỏ Hiệp ước INF, phía Nga cũng đưa ra tuyên bố đanh thép: việc INF bị hủy bỏ là do Mỹ đã châm ngòi, Nga sẽ đáp trả đích đáng mọi quốc gia có hành động gây hấn với an ninh của nước Nga.
Thực tế, các đồng minh của Mỹ tại NATO không tỏ ra quá hào hứng với khả năng sẽ được Mỹ trang bị tên lửa tấn công trên lãnh thổ của mình. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg khẳng định khối quân sự này sẽ phản ứng theo cách phòng thủ, phối hợp và thận trọng.
NATO sẽ chú trọng đến việc phát triển công tác tình báo, nâng cao khả năng phòng không và duy trì các cuộc tập trận mang tính chất phòng ngự. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng khẳng định NATO sẽ làm những điều cần thiết nếu các thành viên trong khối bị đe dọa.
"Các biện pháp răn đe đều đã được NATO chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, quan điểm của NATO là duy trì an ninh, ổn định và hoạt động dựa trên nguyên tắc không khiêu khích, không kích hoạt chạy đua vũ trang" - ông Stoltenberg nhấn mạnh.
Như vậy, quan điểm của NATO cho thời kỳ hậu INF này khá rõ ràng. Họ không muốn tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Vì thế, Mỹ có thể muốn thử nghiệm vũ khí của họ, nhưng sẽ khó có quốc gia châu Âu nào bật đèn xanh cho Washington đặt hệ thống tên lửa tấn công tại lãnh thổ của mình. Hành động cấp phép ấy không khác gì biến họ trở thành bia ngắm của lực lượng tên lửa Nga.
0 comments