Tin Việt Nam – 06/07/2019
tiết mùa hè nóng nực ở miền Trung.
Các tù nhân lương tâm này tuyệt thực từ ngày 10/6 trong khi đang mắc nhiều bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
Tại Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá), cựu phát ngôn nhân Nguyễn Trung Trực đã nhịn ăn từ ngày 18/6. Sức khoẻ của ông đã ở tình trạng rất xấu vào ngày 02/7 khi gia đình thăm ông tại trại giam. Vì sức khoẻ yếu, ông không thể nói chuyện lâu với gia đình và yêu cầu cắt ngang cuộc nói chuyện với người thân.
Cũng trong trại giam này, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Điển tuyên bố bắt đầu tuyệt thực từ ngày 30/6.
Cả ông Điển và ông Trực đều tuyệt thực để phản đối việc đối xử hà khắc của trại giam đối với hai ông và nhiều nhà hoạt động khác đang bị giam cầm tại đây.
Trên mạng xã hội Facebook, các nhà hoạt động tiếp tục kêu gọi ký kiến nghị thư đến nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu chấm dứt đối xử bạo ngược đối với tù nhân lương tâm. Đã có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập và gần 1,000 người ký tên vào kiến nghị thư này.
Việt Nam đang giam giữ ít nhất 231 tù nhân lương tâm trong điều kiện vô cùng tồi tệ, theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/tu-nhan-luong-tam-tiep-tuc-tuyet-thuc-trong-nhieu-trai-giam-o-viet-nam/
Lê Tấn Hùng- Kẻ chỉ huy
đàn áp biểu tình 10/6/2018 đã bị bắt
Tin từ Việt Nam, ngày 06/7/2019: Đúng là quả báo nhãn tiền: Lê Tấn Hùng, em trai Lê Thanh Hải, kẻ chỉ huy thanh niên xung phong đàn áp người biểu tình ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”Theo báo lề đảng, cơ quan cảnh sát điều tra của bộ công an vừa bắt tạm giam ông Hùng, nguyên tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH một thành viên (gọi tắt là SAGRI) và di lý trong ngày 06/7/2019 ra giam giữ tại Trại tạm giam B14 của Bộ Công an. Hùng là em trai của Lê Thanh Hải, người từng là uỷ viên bộ chính trị và bí thư thành uỷ Sài Gòn của đảng cộng sản cầm quyền.
Báo chí dẫn nguồn tin của thanh tra của Sài Gòn cho biết trong thời kỳ ông Hùng lãnh đạo, SAGRI đã dùng gần 8 tỷ đồng để thuê mặt bằng 123 Trương Định, Quận 3 làm văn phòng làm việc của Tổng Công ty và các công ty thành viên chưa đúng với quy định. Tổng công ty này và các đơn vị thành viên đang quản lý và sử dụng 46 mặt bằng, nhà đất với hơn 1.900 ha; trong đó, có 11 mặt bằng, nhà đất được hợp tác kinh doanh khai thác, giữ hộ hàng hóa nhưng thực chất là cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích.
SAGRI được thành phố giao quản lý nhiều quỹ đất nhưng sử dụng, khai thác không hiệu quả, dẫn đến việc thay đổi chủ đầu tư dự án, tự ý cho thuê đất sai quy định, không báo cáo uỷ ban của thành phố.
Không chỉ buông lỏng, sai phạm trong quản lý đất công, ông Hùng còn ký khống, chi khống 13 tỷ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động của SAGRI học tập ở nước ngoài.
Theo nhiều nhà hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Hùng, hàng nghìn thanh niên xung phong đã hỗ trợ lực lượng an ninh cộng sản để bắt giữ và đánh đập hàng trăm người biểu tình ôn hoà ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 chống lại hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.
Số phận của hung thần Lê Thanh Hải cũng đang bị đặt dấu hỏi sau khi em trai của y bị bắt. Không những thế, gia tộc của cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/le-tan-hung-ke-chi-huy-dan-ap-bieu-tinh-10-6-2018-da-bi-bat/
Khiển trách thầy giáo
giao học sinh lớp 6 chấm thi hộ
Tin Vietnam.- Báo Tuổi Trẻ ngày 5 tháng 7 năm 2019 loan tin, phòng Giáo dục thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã kỷ luật với hình thức khiển trách đối với ông Phạm Tuân, giáo viên dạy môn thể dục của trường trung học cơ sở Long Bình Tân.Trước đó vào ngày 15 tháng 5 năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình thi, và thống kê xếp loại học sinh học kỳ 2 năm học 2018-2019, ông Tuân thực hiện cho học sinh thi học kỳ. Tuy nhiên, khi chấm thi phần thi lý thuyết, ông Tuân đã giao cho hai học sinh học lớp 6/5 của trường chấm điểm phần thi này cho cả lớp, rồi để các em tự nhập điểm vào bảng điểm.
Ông Võ Văn Minh, trưởng phòng Giáo dục thành phố Biên Hòa cho biết, sau khi phát hiện sự việc, đối với phần thi lý thuyết của lớp 6/5 đã được chấm lại sau đó, thì toàn bộ các em đều đạt điểm trên 5, vì vậy không có thay đổi về sự đánh giá xếp loại cuối năm của các em học sinh. Khi sự việc bị bại lộ, ông Tuân đã thừa nhận hành vi vi phạm quy chế chuyên môn về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông của bộ Giáo dục.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/khien-trach-thay-giao-giao-hoc-sinh-lop-6-cham-thi-ho/
Vì sao có người Việt nhập cư vào Anh
mắc bệnh tâm thần?
Các thế hệ người tỵ nạn, thuyền nhân, người nhập cư hợp pháp và cả bất hợp pháp tới Anh Quốc đã có trên 30 năm. Một vấn đề của họ là bệnh tâm thần mà các khác biệt văn hóa, ngôn ngữ vẫn tiếp tục là rào cản cho điều trị.Nhà hoạt động xã hội Jack Shieh, người phụ trách ‘Vietnamese Mental Health Services’ ở London nói với BBC News Tiếng Việt (06/2019) về dịch vụ này, và vì sao những nhóm nhập cư ‘đường rừng và xe tải’ sang Anh gần đây cần tin tưởng ở việc điều trị của hệ thống y tế Anh khi bị bệnh tâm thần.
Hong Kong và kỷ niệm của một thuyền nhân VN
Cuộc chiến 1979: Amie Mui Lee ‘bị hắt hủi cả đời’
Vì sao một số thanh niên Việt tại Anh tự tử?
Câu hỏi đầu tiên cho ông Jack Shieh, người trưởng thành ở Sài Gòn và có thời gian sống tại Đài Loan sau 1975 trước khi sang Anh Quốc, là hoạt động của Vietnamese Mental Health Services gồm những gì.
Ông Jack Shieh: Chúng tôi không có bác sĩ, y tá chuyên viên về tâm thần, nên khi những người Việt Nam bị bệnh tâm thần, gặp vấn đề đến Hội thì chúng tôi sẽ giúp họ gặp bác sĩ tâm thần, giúp bác sĩ đánh giá, phiên dịch giúp họ, giải thích cho gia đình hiểu cách chữa trị ở Anh thế nào. Nếu họ có vấn đề về nhà cửa, về chuyện xin trợ cấp thì chúng tôi cũng giúp họ điền đơn, xin các trợ cấp. Nếu người Việt bị bệnh tâm thần ở nhà cao tầng tại London thì chúng tôi giúp xin chuyển nhà xã hội đó xuống nơi ở thấp, để tránh tự sát (nhảy lầu).
Mỗi tuần, vào thứ Tư, họ có thể đến trụ sở Hội (gần London Bridge), cùng gia đình để có thể trao đổi, làm bạn, tránh vấn đề cô đơn vì chỉ ở nhà suốt ngày.
BBC:Vấn đề văn hóa, rào cản ngôn ngữ thiếu tiếng Anh có phải là cản trở nghiêm trọng cho việc chạy chữa bệnh tâm thần cho người Việt?
Ông Jack Shieh: Đúng thế, đó là lúc đầu, khi Hội mới thành lập, nhiều người Việt đi chữa trị trong bệnh viện, được bệnh viện giới thiệu đến Hội nhưng họ từ chối vì xấu hổ. Vì họ nghĩ chúng tôi là cộng đồng người Việt, nếu họ nói về bệnh tâm thần cho chúng tôi, thì chúng tôi, các nhân viên xã hội sẽ đem đi nói trong cộng đồng, và cả cộng đồng biết và làm họ xấu hổ. Điều đó không hề đúng.
Từ năm 1997, tôi gia nhập Hội, tôi đi nói chuyện với anh em trong cộng đồng, và anh em có đề nghị nào để phá vỡ rào cản này, thì một số người khuyên là tôi, và bác sĩ Cẩm đừng nói về bệnh tâm thần, mà cần nói về các vấn đề khác, tổ chức hội thảo nhỏ, hoặc chúng tôi tới các nhóm cộng đồng, hỏi về nhu cầu, bệnh gì cần chữa, bệnh về thể xác trước, rồi mới đưa ra vấn đề bệnh tâm thần. Sau đó chúng tôi mới nói đến hệ thống chữa bệnh tâm thần ở Anh khác Việt Nam thế nào.
‘Gỏi cuốn’: Thế hệ người Việt mới ở hải ngoại khẳng định bản sắc
Cuộc chiến 1979: ‘Quê hương tôi vẫn là Việt Nam’
Xin nói sự thật, ở Việt Nam trước 1975 cũng như sau 1975 cũng không có việc chữa trị bệnh tâm thần. Người bệnh được đưa vào bệnh viện, thực tế là bệnh viện cạnh nhà tù Biên Hòa, nhốt vào có chữa trị gì đâu. Khi tới Anh, người ta nghe nói con cháu họ bị đưa vào chữa trị thì họ rất lo ngại, như ở Việt Nam. Nhờ các buổi nói chuyện đó, phải hai ba năm sau người Việt mới hiểu công việc của Hội Tâm thần Việt Nam, và các chữa trị ở Anh ra sao, và họ mới tới.
Nạn kiều 1978: ‘Dù không muốn những chúng tôi vẫn phải ra đi’
BBC:Trong quá khứ có một hai thế hệ người Việt qua đây từ Hong Kong, hoặc từ Việt Nam và họ bị vấn đề, bị ám ảnh bởi cuộc di cư đó, nhất là với thuyền nhân, người bị giữ trong trại cấm Hong Kong trước khi vào Anh, vấn đề đó nay ra sao thưa ông?
Ông Jack Shieh: Đầu những năm 1980, khi mới định cư ở đây, tôi đã giúp người Việt mới tới, lấy nhà, dọn ra định cư. Và khi làm việc xã hội đó, chúng tôi đã thấy một vài trường hợp gia đình có người bị bệnh tâm thần, mà chính chúng tôi không biết giúp họ thế nào vì chưa hiểu hệ thống y tế chữa trị ở Anh ra sao. Thứ hai, vấn đề này được các chuyên viên về tỵ nạn đã nói, khi anh là người tỵ nạn, anh trải qua khó khăn, anh sẽ bị gặp vấn đề bệnh tâm thần.
Cá nhân tôi tôi không tin, vì nghĩ rằng người Việt, người Hoa khi đã được định cư, thì tất cả nỗ lực của mình dồn vào tái lập gia đình, đi tới, và quên đi những gì đã qua. Nhưng tôi đã sai.
Là bởi vì, sau một thời gian định cư, tôi gặp các bà con không nói được tiếng Anh, không có việc làm, vấn đề đời sống hàng ngày đã có chính phủ trợ cấp, có nhà ở, tất cả, con cái đi học, nhưng với cá nhân họ một ngày 24 giờ không có việc gì làm, nên chỉ nghĩ về quá khứ, và lâm vào tình trạng bị trầm cảm.
Và vì thế Hội Tâm thần mới thành lập năm 1989, sau hai năm nghiên cứu về người Việt bị tâm thần ở London. Thứ nhất là vì anh em làm việc xã hội trong cộng đồng thấy người bị tâm thần mà không biết giúp thế nào. Thứ hai, là trong anh em trẻ có 5-6 trường hợp, con trai, đã tự tử mà không ai biết tại sao. Nghiên cứu đó đi sâu vào vấn đề này và mới biết là khi đi vượt biên, nhiều gia đình không đi cả được, nên họ cho con trai đi trước, hy vọng con trai tới đâu rồi giúp lại gia đình. Thế nhưng hệ thống làm việc giúp người tỵ nạn ở Anh Quốc không rõ ràng.
Ví dụ việc xin đoàn tụ gia đình, các cơ quan khác nhau cho những lời khuyên khác nhau. Ví dụ, để xin đoàn tụ gia đình thì cần có việc làm, có nhà, có lương cao. Người tỵ nạn sang đây chân ướt chân ráo làm sao có nhà, có việc lương cao? Ba tổ chức tại Anh làm việc về định cư người Việt có cách làm việc khác nhau. Có hội như Save the Children UK sẵn sàng giúp làm đơn cho đoàn tụ gia đình, đưa gia đình từ Việt Nam qua, còn hội khác, như Refugee Council không giúp việc này.
Mấy người tự tử, sau này chúng tôi mới biết, họ nhà ở Việt Nam kế nhau, đi cùng thuyền, sang đây lại do các hội khác nhau trợ giúp. Gia đình ở Việt Nam đâu có hiểu. Có nhà nói ‘Tại sao đi chung thuyền sang Anh cùng ngày, mà người ta làm được, còn mày không giúp được đưa gia đình sang đoàn tụ?’ Việc đó khiến con họ bị trầm cảm tới mức tự tử.
BBC:Hiện nay thì sao thưa ông? Các thế hệ sau này có các vấn đề gì khác trước?
Ông Jack Shieh: Từ khoảng năm năm về trước, có nhiều trường hợp bị trầm cảm, bị stress, chúng tôi chỉ có thể giúp họ về giấy tờ. Một số gia đình bỏ công cho con cái đi học. Nhưng trẻ em lớn lên hoàn toàn theo cách nghĩ của Tây Phương, và các em không nói được tiếng Việt, cha mẹ thì không nói được tiếng Anh. Hai bên không nói được với nhau khi muốn trao đổi.
Chưa kể nhiều ba má muốn con mình sống theo kiểu Việt Nam, mà kiểu sống của Anh thì trẻ đã có thể yêu, sống riêng. Cha mẹ lại cứ muốn con phải lấy vợ lấy chồng Việt Nam. Vì thế, vấn đề mâu thuẫn nảy sinh ngay trong gia đình, vì trẻ em sống theo cách của người Anh mà ba má không hiểu. Có khi cha mẹ, có khi con cái, vì áp lực gia đình, mà bị tâm thần. Có trường hợp các em muốn biết ‘Vì sao ba má bỏ Việt Nam đi?’ nhưng gia đình không muốn nói tới vấn đề đó. Các em cũng gặp các khó khăn ngoài đời mà về nhà không tâm sự được với cha mẹ vì bất đồng ngôn ngữ. Việc này gây ra bệnh tâm lý.
Xin kể chuyện một cô gái lớn lên ở Anh Quốc. Đang học năm thứ hai đại học thì bị ‘breakdown’. Trường có giúp cô gặp bác sĩ nhưng không giúp được nhiều. Cô lên mạng tìm kiếm và gặp chúng tôi. Nói chuyện thì chúng tôi mới biết là câu chuyện của cô thường xảy ra trong cộng đồng. Cô tự hỏi ‘tôi là người Việt, hay người Anh?’ Là người Việt nhưng không nói được tiếng Việt. Muốn biết vì sao ba má sang Anh, thì ba má không nói.
Cô cảm thấy gia đình không ổn, mà bên ngoài, cô nghĩ các bạn học Anh kỳ thị cô. Chúng tôi giới thiệu cho chuyên viên tư vấn tâm lý để làm thủ tục tâm lý trị liệu (counselling) 18 buổi. Từ quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ với người Việt Nam khác. Cô ấy cho biết trước đó cô cũng từng gặp bác sĩ trị liệu Anh mà họ không hiểu các vấn đề của cô ấy. Nay gặp chuyên viên người Việt cô mới hiểu các vấn đề của bản thân, và sau 18 buổi tư vấn thì tình hình của cô đã đổi khác 180 độ, và cô gái đã quay trở lại việc học.
BBC:Về những người mới sang gần nhất đây thì sao?
Ông Jack Shieh: Bộ Nội vụ Anh có con số thống kê rằng từ năm năm nay, mỗi năm có chừng một nghìn người Việt xin tỵ nạn. Đứng hàng thứ hai, chỉ sau người Albania. Còn theo
cộng đồng chúng tôi ước đoán, số người Việt mới qua mà không có giấy tờ là khoảng 20-25 nghìn.
Họ tới đây nhưng không tin vào cộng đồng. Họ cho rằng chúng tôi qua lâu rồi, và nhận tiền của chính phủ nên họ coi chúng tôi như là chính phủ. Nếu biết họ không có giấy tờ thì sẽ đi báo, và họ sẽ bị bắt. Họ chỉ tiếp xúc trong nhóm quen biết thôi. Chỉ có ít trường hợp khi cần được tư vấn tâm lý, họ đến gặp chúng tôi, rồi có một số bị tâm thần nặng nằm bệnh viện và chúng tôi tới thăm.
“Có người đi từ Việt Nam vào Anh mất một năm”
Sau một thời gian được trở giúp thì họ mới tin tưởng và kể lại họ là nạn nhân của tệ buôn người. Có người phải trả 20-25 nghìn bảng Anh, cách họ trả tiền không phải một lần trả hết mà đa số phải trả vài ngàn trước, sang tới Anh phải đi làm trả nợ.
Cách đi của họ là sang Nga trước, sau đó qua Ba Lan, Czech, sang Calais bên Pháp rồi chờ, có dịp lên xe tải mới vào được Anh. Trong khi chờ đợi để đi đoạn tiếp họ phải đi làm, bất cứ việc gì, để trả nợ. Nhiều người nói từ ngày rời Việt Nam tới ngày đặt chân vào Anh là mất một năm. Trong suốt thời gian đó họ bị bóc lột, bắt nạt, nhiều vấn đề, mà khi sang đây, không có tiền để luật sư giúp để làm đơn thì không ai trợ giúp. Chỉ khi họ nói là nạn nhân của nạn buôn người thì mới được tổ chức như Salvation Army trợ giúp, chờ Bộ Nội vụ xét đơn.
BBC: Hiện tượng con cái bị tâm thần nhưng gia đình Việt tại Anh tìm đến cầu cúng thì sao?
Ông Jack Shieh: Nhiều gia đình nghĩ rằng con em mình bị bệnh tâm thần là vì mình hoặc kiếp trước của nó không tốt, phải trả nợ, hoặc tổ tiên thất đức, con cháu phải trả. Họ đi cúng ở chùa, cầu Phật tha thứ. Đó là niềm tin của họ, thì đó là tín ngưỡng của gia đình nhưng chúng tôi vẫn khuyên họ phải có thuốc men, có hỗ trợ con cái trong cuộc sống hàng ngày.
Cũng như vậy, có những gia đình khi con bị bệnh tự kỷ mà đến gặp thì chúng tôi giúp làm đơn đưa trẻ em vào trường học đặc biệt (special needs), hỗ trợ gia đình về cách nuôi nấng, chăm sóc tại nhà. Số em bị tự kỷ ở London có khoảng 20 trường hợp. Cha mẹ nhiều khi không hiểu bệnh tự kỷ là gì, tại sao. Chúng tôi có sách nói về bệnh này, cách chăm sóc ra sao và cần làm việc sát cánh với social service và trường học.
BBC: Chính phủ Anh có cách chính sách khá tốt cho người bị bệnh tâm thần nhưng ngân khoản cho các dịch vụ này hiện nay ra sao?
Ông Jack Shieh: Có thể nói 10 năm trước, ngân khoản cho Hội chúng tôi làm việc không gặp nhiều khó khăn. Clinical Commissioning Group thuộc Bộ Y tế (NHS) lo ngân khoản (funding) cho chúng tôi. Họ hiểu rằng nếu trợ giúp tốt cho chúng tôi thì họ sẽ giảm số người Việt vào nằm viện.
Mà một đêm nằm viện tại Anh, thì một giường bệnh tốn trên 1000 bảng. Quan trọng hơn, Hội có thể giúp cá nhân được sống độc lập, bình thường trong cộng đồng, thay vì nhận các hỗ trợ khác. So số tiền đó và tiền có thể tiết kiệm được thì họ thấy là rất tốt. Nhưng mấy năm nay thì chính phủ không còn tiền nữa, tiền hỗ trợ cho cộng đồng là hết rồi, và họ chỉ còn hỗ trợ cho Hội chúng tôi một ít mà thôi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48855760
Sức khỏe toàn dân và sức khỏe lãnh đạo
trong tay Bà bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!
Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, lâu nay bị chỉ trích nhiều vì tình trạng tồi tệ/quá tải của các bệnh viện, vì y đức kém của đội ngũ nhân viên ngành y, vì những vụ nạn nhân chết vô lý… Tuy nhiên, bà vừa được bổ nhiệm làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.Trách nhiệm Bộ trưởng và bất cập ngành Y
Trong vài năm trở lại đây, báo chí trong nước liên tục loan tải những thông tin sai phạm của Bộ Y tế như việc tiêm vắc xin khiến nhiều trẻ sơ sinh tử vong, hay chuyện bác sĩ tắc trách khiến nhiều bệnh nhân chết oan, hoặc việc hàng ngàn viên thuốc đặc trị ung thư bị hết hạn trong khi nhiều người bệnh lại không có thuốc, vụ nhập thuốc điều trị ung thư giả của công ty
VN Pharma, hay những sai phạm bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý Bộ Y tế mà Bộ Nội vụ công bố kết luận thanh tra vào tháng 12/2018…
Thuốc men từ Bắc Kinh, ý kiến bác sĩ từ Trung Quốc nên việc bà Kim Tiến sang làm Trưởng ban thực ra chỉ là chức vụ, bà ấy chẳng có chuyên môn hoặc ý kiến quyết định trong việc chăm sóc sức khỏe lãnh tụ. - Ngô Nhật Đăng
Mới đây nhất, vào ngày 22/6 vừa qua, Thanh tra chính phủ cũng đã công bố kết luận những sai phạm của Bộ Y tế trong việc thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, khi Bộ này đã không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời thiếu kiểm tra, giám sát trước khi cổ phần.
Tuy nhiên, dù gặp phải nhiều phản đối từ phía người dân sau nhiều sai phạm nghiêm trọng trong ngành như vừa nêu nhưng bà Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không hề hấn gì, vẫn ‘bình chân như vại’.
Với việc bổ nhiệm làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, Bộ trưởng Kim Tiến hiện cùng lúc kiêm hai nhiệm vụ bộ trưởng và trưởng ban.
Nhận xét về người đứng đầu Bộ Y tế hiện nay, chị Kim, một cán bộ ngành y tại Sài Gòn cho biết:
“Xét như chuyện thuốc giả đi mà vẫn còn ung dung lên báo nói chuyện, tập thể dục dưỡng sinh… nếu bây giờ không dùng từ mặt dày thì chắc dùng từ không có liêm sỉ, với không có tự trọng. Một người tự trọng thì người ta không như vậy, mà lại là lãnh đạo một trong những Bộ quan trọng nhất nữa. Hay tối ngày chỉ đọc báo đảng riết rồi tự sướng với nhau nên không biết thế giới bên ngoài, hay nghĩ dân mình sợ chính trị, sợ nói đến những vấn đề này nên cứ ung dung như vậy?”
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ Tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tuy có những sai phạm trong ngành như báo chí thường đưa tin, nhưng trong thực tế, tính đến thời điểm hiện tại, bà Tiến vẫn chưa hề bị kỷ luật hay mắc lỗi gì.
“Những cái lỗi của bà Tiến sẽ có Ủy ban kiểm tra trung ương sẽ công bố, đến giờ này thì tôi chưa thấy có những sai phạm mà tôi chưa được thông tin.”
Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng việc bổ nhiệm bà Kim Tiến làm trưởng Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương là chuyện bình thường, vì theo thứ tự, khi ông Nguyễn Quốc Triệu, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế về hưu, không đảm trách chức vụ trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương nữa, thì người có quyền lực kế tiếp của Bộ Y tế là bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ lên thay.
Báo trong nước loan tin tại buổi trao quyết định, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban tổ chức Trung ương mong bà trưởng Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương mới Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ làm gương cho các Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tuyến dưới, trở thành chỗ dựa tin cậy của cán bộ lãnh đạo các cấp, đặt biệt là các đồng chí lãnh đạo Trung ương trong việc chăm sóc sức khỏe.
Trong khi đó nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng, việc điều bà Tiến phụ trách vấn đề chăm sóc sức khỏe của Trung ương Đảng cũng chỉ là hình thức:
“Có lẽ ít người biết Ủy ban chăm sóc sức khỏe trung ương ngày xưa gọi là Ủy ban chăm sóc lãnh tụ thì nó có từ lâu đời, từ năm 1954 những người cộng sản bắt đầu thành lập ủy ban đấy để chăm sóc những người lãnh đạo. Như trong gia đình tôi cũng đã có bác sĩ từng công tác trong đó đều biết rằng thật ra tất cả chăm sóc và thuốc men của các vị lãnh đạo Hà Nội đều từ Trung Nam Hải. Thuốc men từ Bắc Kinh, ý kiến bác sĩ từ Trung Quốc nên việc bà Kim Tiến sang làm Trưởng ban thực ra chỉ là chức vụ, bà ấy chẳng có chuyên môn hoặc ý kiến quyết định trong việc chăm sóc sức khỏe lãnh tụ.”
Phe cánh lãnh đạo
Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng Bộ Y tế chưa bao giờ có nhiều bất cập bị phanh phui nhiều như dưới thời bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng. Do đó việc bà Kim Tiến vẫn đứng đầu Bộ này cho đến giờ vẫn là điều khó chấp nhận và việc bổ nhiệm ngày 5/7 lại làm dấy lên thông tin phe cánh trong giới lãnh đạo.
Đồng ý với nội dung này, nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết tình trạng phe nhóm trong đảng cộng sản là chuyện trước giờ vẫn có:
“Khi mũi dùi của Bộ Y tế nhắm vào bà Kim Tiến thì phe nhóm của bà đưa bà ra chỗ khác để tránh chuyện đó.”
Từ việc bà Kim Tiến được đề cử làm trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, nhiều người bày tỏ việc bổ nhiệm người tài tham gia vào bộ máy lãnh đạo trong cơ chế hiện nay là điều rất khó.
Như nhận định củ nhà báo Ngô Nhật Đăng:
“Những người tài năng, muốn cống hiến không thể nào có môi trường hoạt động trong chế độ toàn trị.
Tôi nghĩ với chức Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giáo dục, thì không có Bộ trưởng nào có thể không bị tai tiếng vì những chuyện của hệ thống này. Tôi nghĩ đến một lúc nào đó, có thể đến nhiệm kỳ mới chẳng hạn, có thể bà ấy thôi chức Bộ trưởng. - TS. Nguyễn Quang A
Vì cơ chế của chế độ toàn trị vận hành thế này thì những người tài sẽ không có cơ hội để phát triển tài năng, và thể chế này cũng không thể chấp nhận những người tài có cá tính đứng trong hệ thống. Một là họ muốn thay đổi, hai là muốn cưỡng lại. Với cỗ máy hệ thống này không thể chấp nhận chuyến đó bởi vì chấp nhận chuyện đó thì lập tức có trục trặc và cỗ máy vận hành sai lạc, từ sai lạc đó sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh hệ thống.”
Còn theo chị Kim, riêng trong ngành Y, việc người tài làm lãnh đạo chắc còn xa vời:
“Người ta chắc cũng chẳng có động lực, hoặc có tài chăng nữa mà sống trong môi trường này chắc cũng nhơ nhớp lây, không sớm thị muộn cũng nhúng chàm.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nếu muốn thì vẫn có những quy trình tìm được người tài, nhưng vấn đề hoàn toàn do cơ chế của bản thân việc chọn người thế nào và thực thi ra sao.
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, trong cơ chế hiện tại, bất kỳ ai lên làm Bộ trưởng cũng đều bị mang tiếng:
“Tôi nghĩ với chức Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giáo dục, thì không có Bộ trưởng nào có thể không bị tai tiếng vì những chuyện của hệ thống này. Tôi nghĩ đến một lúc nào đó, có thể đến nhiệm kỳ mới chẳng hạn, có thể bà ấy thôi chức Bộ trưởng.”
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cháu ngoại của ông Hà Huy Tập, tổng bí thư thứ ba của đảng cộng sản Việt Nam. Chồng của bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Quốc Hòa. Ông này nguyên là Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, sau đó có thời gian là giám đốc Bệnh Viện Quốc tế Vinmec Central Park ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/minister-of-health-appointed-head-of-health-protection-and-care-for-central-cadres-feature-07052019145724.html
Bảo dân quay về để giải quyết
hay hứa hẹn tiếp tục ‘câu giờ’?
Dân mất niềm tinMục sư Nguyễn Hồng Quang, một người dân oan tại Thủ Thiêm và từng đi khiếu kiện tại Hà Nội, xác nhận với chúng tôi việc tài trợ tiền cho bà con về là có nhưng vì nguyên nhân khác chứ không phải vì lời hứa đối thoại có thể diễn ra vào cuối tháng.
“Bà con Thủ Thiêm liều chết, 4g sáng tới nhà ông Nguyễn Phú Trọng, văn phòng Chủ tịch nước kêu oan rồi ông Trương Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, Thanh tra Chính phủ kêu oan hơn 2 tháng rồi, chặn xe lao ra đường, xô xát rồi lực lượng an ninh va chạm với người dân Thủ Thiêm nên với cảnh như vậy họ bực mình nên chỉ đạo thành phố ra đưa về và Ban Tiếp công dân có trách nhiệm tiếp, cho về thôi chứ còn giải quyết vấn đề thủ thiêm thì nói hoài nói hoài cũng không giải quyết được gì.”
Một cư dân khác tại khu vực Thủ Thiêm, quận 2 nhận định vụ việc.
“Hồi trước tết Thanh Tra Chính phủ ra thì họ đòi đối thoại thì bây giờ người ta đã cho cuối tháng 7 này sẽ có đối thoại, đi lên cùng tranh luận ai trong ranh và ngoài ranh, ai trong để qua bên, ngoài một bên và phải có bằng chứng, dẫn chứng đầy đủ thuyết phục nhưng theo chị nó cũng vậy thôi vì đã 1 lần kết luận và 1 lần khẳng định rồi.”
Những lời hứa suông
Ông Nguyễn Thiện Nhân Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từng hứa có kết luận và giải quyết cho người dân Thủ Thiêm dứt điểm vào tháng 11/2018. Ông này từng khẳng định những hộ gia đình nào nếu không nằm trong ranh qui hoạch của dự án thì không phải di dời đi đâu cả, và ông kêu gọi người dân Thủ Thiêm ủng hộ thành phố vì thành phố không gạt dân, thành phố muốn người dân trước mắt có cuộc sống tốt hơn.
Lời hứa hẹn gần đây vào hôm 19/6 tại buổi tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm do ông Phan Nguyễn Như Khuê, phó đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố, đưa ra. Nguyên văn lời ông này là “Giải quyết chậm ngày nào là có tội với dân ngày đó, chúng tôi nhận rõ trách nhiệm của mình. Tổ đại biểu đã trao đổi liên tục với Tổng Thanh tra Chính phủ. Tôi tin là cuối tháng 6 sẽ công bố kết luận thanh tra về Thủ Thiêm”.
Ông Hồ Tấn Thiện, một trong số người đại diện cho bà con Thủ Thiêm cho biết ý kiến về những lời hứa từ phía lãnh đạo thành phố.
“Hứa lần này không biết bao nhiêu lần rồi, chưa có tin đâu tại vì hai lần kết luận của thanh tra chính phủ không đề cập đến đơn tố cáo khiếu nại của bà con chúng tôi. trong hai lần thanh tra không có lần nào tiếp xúc với bà con để lấy chứng cứ ai đúng ai sai, cái này chỉ kết luận 1 phía bên chính quyền, lấp liếm, lừa lọc hứa hẹn hết lần này đến lần khác. Gia đình tôi sống trên mảnh đất với hai mươi mấy nhân khẩu, 6 hộ khẩu, 6 căn nhà bị đập sạch tôi chưa lấy một xu, chưa ký một tờ giấy lộn và chưa nhận 1 ngàn và nhiều năm nay tôi tốn hơi bị nhiều tiền để đi tố cáo khiếu nại. Hứa thì dân nghe thì mừng, nghe thì khoái, nghe thì thích nhưng thật chất lời hứa này chưa chắc giải quyết thấu đáo cho bà con.”
Đồng thời, ông Thiện khẳng định việc chính quyền công bố sai phạm, xử lý cán bộ nhà nước trong kết luận của Thanh Tra Chính Phủ đưa ra hôm 26 tháng 6 là việc của cơ quan công quyền, còn phía người dân chỉ mong quyền lợi chính đáng được giải quyết.
Có quá khó để giải quyết?
Mục sư Nguyễn Hồng Quang chỉ rõ cách thức cần thực hiện trong vụ dân Thủ Thiêm khiếu kiện về đất đai.
“Rất nhiều lần chính quyền hứa nhưng không thực hiện lời hứa, chỉ cần một cuộc họp nếu chính quyền quyết tâm một lời hứa thì chính quyền giải quyết vấn đề khu đô thị mới Thủ Thiêm trong vòng 1 nốt nhạc, tích tắc là xong. Không phải vì tiền mà là vì bao che lẫn nhau né tránh lẫn nhau không chịu xử lý thôi chứ hứa nhiều lần rồi, đừng dùng kế hoãn binh kéo dài thời gian nữa chỉ cần hứa một lần thôi.”
Ông Hồ Tấn Thiện nhắc lại cách mà chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thực hiện lâu nay trong vụ kiện của dân Thủ Thiêm:
“Những lần hứa hẹn chỉ đưa ra hướng thôi chứ chưa có một lần nào được giải quyết, chưa một lần nào mời dân họp, họ đưa ra 10 phương pháp để giải quyết nhưng tất cả bà con đều không đồng thuận, đưa vô trong ranh hết mà đưa vô ranh toàn tính ba cái đất tào lao không. Nhiều lần hứa hẹn, bí thư, chủ tịch cũng hứa, rồi xin lỗi lung tung nhiều lắm, chưa có tiếp xúc chỉ có báo chí dư luận xạo xạo mà thôi chứ chưa có tiếp xúc.”
Những người dân trong cuộc cho rằng chính vì sự né tránh, không nhìn thẳng vào sai trái nên vụ việc Thủ Thiêm cứ lẩn quẩn với những hứa hẹn mà người dân không còn tin nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-in-thu-thiem-still-believe-in-the-officials-promise-07052019144558.html
Quan chức tỉnh “đau đầu” vì một năm
tiếp 11 đoàn thanh tra với cùng một nội dung
Lê Tiến Châu- Nguồn hình VietnamnetTin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 6 tháng 7 năm 2019 loan tin, ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đã nói tại hội nghị trực tuyến với Chính phủ rằng, trong thời gian tỉnh đã có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về địa phương với nội dung trùng lặp nhau. Sự việc khiến địa phương mất rất nhiều công sức để tập trung phục vụ các đoàn thanh tra.
Ông Châu thống kê, riêng năm 2019, Hậu Giang đã phải tiếng 11 đoàn, khiến quan chức tỉnh thấy quá nhiều nhưng hầu như chỉ cùng một nội dung làm việc. Vì vậy, ông đề nghị các bộ ngành khi lên kế hoạch thanh tra, kiểm tram kiểm toán thì nên có sự thống nhất để tránh sự trùng lặp, có một vấn đề nhưng nhiều đoàn thanh tra cùng làm việc gây khó khăn cho địa phương.
Trả lời ông Châu, ông Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ Cộng sản nói rằng, việc chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra của các đoàn không phải là chuyện mới trong hệ thống làm việc của nhà cầm quyền, mặc dù sự việc đã có chỉ thị của Thủ tướng nhưng tình hình không được cải thiện.
Ông Tổng thanh tra giải thích nguyên nhân, do hệ thống chính trị của nhà cầm quyền có nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Mà theo luật thì một dự án các đơn vị trên đều có chức năng thanh tra, trong khi đó, những đơn vị này có quyết định thanh tra không tập trung.
Thí dụ, Thủ tướng và Chính phủ có quyết định cho Thanh tra Chính phủ; còn với cấp bộ thì là Bộ trưởng có quyết định; với Kiểm toán Nhà nước thì lại phải xin ý kiến Quốc hội thông qua Ủy viên Thường vụ Quốc hội. Như vậy, mệnh của cơ quan nào thì cơ quan đó làm, và làm để làm gì thì không được ông Khái nói ra, nhưng trên thực tế việc tham nhũng, bóc lột người dân ở các địa phương vẫn diễn ra đều đặn mặc cho các đoàn thanh tra liên tục về địa phương.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/quan-chuc-tinh-dau-dau-vi-mot-nam-tiep-11-doan-thanh-tra-voi-cung-mot-noi-dung/
Càng ‘nghiêm’, càng đáng… thẹn!
Trân VănViệt Nam đang tổ chức chấm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2019. Tuy tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành giáo dục nhưng trên thực tế, có nhiều ngành (như công an), nhiều cấp khác nhau thuộc hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương cùng… chia sẻ trách nhiệm. So với thiên hạ thì rõ ràng là rất… “nghiêm”!
Việt Nam “nghiêm” như thế từ lâu. Chỉ có điều “nghiêm” nhưng không ngăn được gian lận thi cử! Scandal sửa bài thi – nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 là một trong những ví dụ minh họa. Nhiều ngành, nhiều cấp tham gia bảo vệ – giám sát và thực tế cho thấy, các ngành, các cấp đã thông đồng với nhau để gian lận có thể thi cử có thể thành công trên… diện rộng.
Chắc là không quá đáng khi nói: Càng nghiêm, càng đáng… thẹn!
Thứ tư vừa rồi, tờ Lao Động cho biết, năm nay, Sơn La – một trong những tỉnh năm ngoái bị lộ, khiến hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ê chề vì gian lận thi cử hóa ra là có hệ thống, có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ giữa các viên chức ngành giáo dục và ngành công an – thiết lập tới ba lớp “hàng rào”, kèm các hệ thống như camera giám sát, hệ thống làm nhiễu sóng di động để cách ly khu vực chấm thi, giám khảo với bên ngoài trong thời gian chấm các bài thi.
Lao Động cũng đã công bố hai tấm ảnh, chụp cảnh hai nữ giám khảo phải giơ tay qua khỏi đầu cho công an dùng thiết bị tìm kim loại rà… khắp người! Đây có lẽ là chuyện chỉ có ở… Việt Nam! Cứ theo tờ Lao Động thì còn có một Đoàn công tác do một Thứ trưởng Giáo dục làm Trưởng đoàn, đến tận Sơn La thị sát. Không thấy tờ Lao Động tường thuật nên có thể phán đoán, từ ông Thứ trưởng đến các thành viên trong đoàn của ông, chẳng có ai phản đối cách thức giám sát giám khảo “nghiêm” đến như thế.
Điều đó cho thấy, cả các viên chức ngành giáo dục lẫn các viên chức hữu trách ở Sơn La cùng muốn chứng tỏ họ rất… “nghiêm”! Không may là chẳng ai thấy “nghiêm” như vậy chứng tỏ không ai tin ai. Ngành giáo dục không tin các giám khảo – những thành viên cùng ngành, không tin chính quyền địa phương, vô tư, trong sáng. Chính quyền địa phương không tin các thầy, cô giáo – những giám khảo được giao giữ vai trò thẩm định chất lượng giáo dục thông qua việc quyết định điểm của từng bài thi. Chẳng lẽ điều này không đáng… thẹn!
Trong khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tìm đủ cách để rửa mặt, kể cả những cách hết sức phi nhân – xúc phạm tất cả những thầy cô giáo được giao giữ vai trò giám khảo, phi chính trị – mặc nhiên xác nhận từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, ngành nào – kể cả giáo dục, giới nào – không loại trừ cả giáo viên, cũng trong tình trạng “gian” nhiều hơn “ngay”, phải phòng ngừa kỹ càng, song “nghiêm” đến thế vẫn không làm ai tin.
Có dựng ba lớp “hàng rào”, thiết lập hệ thống camera giám sát, triển khai thiết bị làm nhiễu sóng di động, cách ly khu vực chấm thi, giám khảo với bên ngoài trong thời gian chấm các bài thi, dùng thiết bị tìm kim loại rà… khắp người từng giám khảo cũng không thế gọi làm “nghiêm”. “Nghiêm” thế nào được khi trong kết luận cuộc điều tra vụ gian lận ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái, Công an Hà Giang khẳng định, không có bị can nào vụ lợi, chuyện tổ chức sửa bài thi – nâng điểm thuần túy là… giúp đỡ! Ai tin là “nghiêm” khi Viện Kiểm sát Hà Giang… nhất trí, không thắc mắc (2)!
Nếu “nghiêm” tại sao lúc đầu, xác định có 114 thí sinh được sửa bài – nâng điểm nhưng khi Công an Hà Giang kết thúc điều tra, Viện Kiểm sát lập cáo trạng chỉ còn 107 thí sinh, bảy thí sinh biến mất? Nếu “nghiêm”, sao chỉ đề cập đến một phụ huynh (Phạm Văn Khuông – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Giang) hiện là một bị cáo và lờ đi danh tính của hơn 100 phụ huynh khác (3). Nếu “nghiêm” tại sao từ Công an Hà Giang đến Viện Kiểm sát Hà Giang chỉ chú trọng, nhấn mạnh các “tình tiết giảm nhẹ” hình phạt cho cả năm bị cáo. Khai thác tối đa các “tình tiết giảm nhẹ” này có tương quan thế nào đến sự nhất quán giữa các bị cáo, Công an Hà Giang, Viện Kiểm sát Hà Giang về việc gian lận chỉ thuần túy là giúp đỡ.
Có lẽ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nên ngừng biểu diễn “nghiêm” và “buồn”. Càng “nghiêm” theo hướng này càng bị nhiều người cười.
Chú thích
(1) https://laodong.vn/giao-duc/cham-thi-thpt-quoc-gia-son-la-pha-song-cach-ly-3-vong-can-bo-lam-phach-742118.ldo
(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/gian-lan-thi-cu-ha-giang-107-thi-sinh-duoc-nang-diem-khong-vi-tien-20190704015137162.htm
(3) https://laodong.vn/phap-luat/gian-lan-diem-thi-ha-giang-thu-duoc-vat-chung-nhung-chua-tim-ra-tac-gia-742375.ldo
https://www.voatiengviet.com/a/son-la-thi-thpt-an-ninh-nang-diem/4988603.html
Tô Lâm có mặt trong lễ ký EVFTA để làm gì?
Phạm Chí DũngViệc Tô Lâm – quan chức bộ trưởng công an – hiện diện với tư cách người chứng kiến lễ ký kết hai hiệp định thương mại EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) giữa đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và đại diện của Chính phủ Việt Nam vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội là… khá lạ.
Một gương mặt lầm lì và ủ dột
Lạ là bởi dấu hỏi ‘công an chuyên nghề an ninh hay cảnh sát thì có gì liên quan đến hiệp định kinh tế mà phải chứng kiến?”.
Một chi tiết khác cũng đáng mổ xẻ là trong tấm hình lễ ký kết trên được báo chí quốc doanh loan tải rộng rãi, gương mặt của Tô Lâm lại lầm lì, nặng nề, nếu không nói là ủ dột, thuộc loại kém tươi vui nhất so với vẻ hớn hở của Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng, Trương Hòa Bình – Phó thủ tướng thường trực và cơ mặt giãn ra của những phó thủ tướng ‘thường’ là Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.
Cũng tại lễ ký kết trên, Thủ tướng Phúc đã có một phát biểu đáng lưu ý: “Để quá trình triển khai thành công, Việt Nam sẽ ban hành 1 chương trình hành động quốc gia thực hiện 2 hiệp định với các nhiệm vụ biện pháp cụ thể, thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết, triển khai đến các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, DN và người dân, gắn với phát huy sự năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện, hướng đến mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, hùng cường”.
Phát biểu trên rõ ràng là lời cam kết của chính phủ Việt Nam với EU về việc thực thi nghiêm túc các cam kết trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA, với trách nhiệm thực thi liên quan đến nhiều ngành – trước hết là Bộ Công thương, sau đó đến các bộ và cơ quan ngang bộ khác như Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao…
Còn Bộ Công an thì sao?
Phải chăng Bộ Công an được xem là một trong những cơ quan có liên quan về trách nhiệm thực thi nghiêm túc EVFTA và EVIPA? Trách nhiệm đó là gì?
Hẳn là Tô Lâm đã chẳng việc gì phải ‘điểm danh’ trong lễ ký kết EVFTA, nếu gần một năm trước đó đã không diễn ra một cuộc gặp bất thường giữa ông ta và Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.
Bernd Lange ‘đòi nợ’
INTA là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tham mưu cho EP về các hiệp định thương mại quốc tế. Theo quy định của EU, quá trình xem xét các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA phải trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, Ủy ban thương mại quốc tế của chủ tịch Bernd Lange sẽ rà soát toàn diện hiệp định nhằm đảm bảo thông tin, tình trạng pháp lý đầy đủ. Giai đoạn 2, Ủy ban thương mại quốc tế sẽ trình lên Nghị viện châu Âu để thông qua.
“Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…” – trang web Bộ Công an Việt Nam đưa một bản tin ‘lạ’ ngay sau cuộc gặp Tô Lâm – Bernd Lange.
Vì sao EU muốn ‘tăng cường hợp tác với Bộ Công an’?
Vào tháng Chín năm 2017, Bernd Lange cũng đã đến Hà Nội về EVFTA, nhưng không có cuộc gặp nào với Tô Lâm. Chuyến đi này diễn ra một tháng rưỡi sau vụ Chính phủ Đức cáo buộc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin và khiến nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt, biến thành một cơn địa chấn không chỉ trong nền chính trị Đức mà còn gây chấn động cả châu Âu.
Vào thời điểm trên, ông Bernd Lange đã nói thẳng “Nhân quyền là vấn đề trọng tâm trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu- EU”. Ông Bernd Lange cũng nói rằng nếu Việt Nam không giải quyết đầy đủ các quan ngại về nhân quyền thì e rằng chuyện thương thảo giữa đôi bên sẽ gặp rắc rối.
Phát ngôn của Bernd Lange là sự nối tiếp của nghị quyết mang số hiệu 2016/2755 (RSP) của Nghị viện châu Âu. Nghị quyết này được ban hành vào tháng 6/2016, lần đầu tiên thể hiện thái độ và từ ngữ cứng rắn chưa từng có khi đề cập và lên án tình trạng đàn áp nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo ‘Kinh doanh và Quyền Con người trong Quan hệ Thương mại và Chuỗi Cung ứng Toàn cầu tại Việt Nam’ vào sáng 25/7/2017 tại Hà Nội, ông Bernd Lange cho biết 3 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đang là mối quan tâm của các Nghị sỹ Châu Âu. Việc Việt Nam đưa ra những cam kết rõ ràng và mang tính ràng buộc sẽ góp phần thuyết phục các nghị sỹ sớm thông qua EVFTA.
Rõ ràng trong cuộc gặp với Tô Lâm vào năm 2018, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế Bernd Lange mang trên mình nhiệm vụ ‘đòi nợ’ phức tạp nhưng đầy ý nghĩa: vừa thuyết phục vừa sòng phẳng với ‘Bộ đàn áp nhân quyền’ (một biệt danh mà người dân Việt Nam đặt cho Bộ Công an) phải thả lỏng cơ chế siết bức dân chủ và dần cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền vốn đang xảy ra quá trầm trọng.
Đến ngày 15/11/2018, Nghị viện châu Âu lại tung ra nghị quyết 2018/2925(RSP) về nhân quyền Việt Nam. Bản nghị quyết này còn cứng rắn hơn cả bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2016/2755(RSP) công bố vào tháng Sáu năm 2016.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Sau nhiều năm giữ ôn hòa với chính quyền Việt Nam và thậm chí còn bị cho là khá mềm yếu trước quá nhiều vi phạm nhân quyền, từ giữa năm 2016 đến nay EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.
Còn Tô Lâm thì sao?
Có một thỏa thuận ngầm về cải thiện nhân quyền?
Dù muốn hay không, Tô Lâm cũng phải tuân theo ‘chính sách Nguyễn Phú Trọng’ về ‘EVFTA là ưu tiên số một’, để sau đó vẫn còn cơ hội ‘đạt hiệp định trước, bắt nhân quyền sau’ như chính quyền Việt Nam đã hung hãn ‘bắt bù’ vào thời hậu WTO giai đoạn 2008 – 2012.
Nhưng ngay trước mắt khi EVFTA còn phải chờ đợi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu có thông qua hay không vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, còn EVIPA thì phải lâu hơn thế bởi phải chờ đợi sự đồng thuận của quốc hội 28 quốc gia trong khối EU, chính quyền Việt Nam chưa thể có được ‘dư địa’ để tha hồ bắt bớ và xử án nặng nề giới bất đồng chính kiến. Thay vào đó, chính quyền này đang phải tìm cách đối phó với những đòi hỏi của Nghị viện châu Âu như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người được nêu tên trong tuyên bố của 32 nghị sĩ Quốc hội châu Âu vào ngày 17/9/2018.
Vào năm 2018, tín hiệu thông qua EVFTA của EU đã được chính quyền Việt Nam trả treo bằng việc trả tự do trước thời hạn nhưng tống xuất ra nước ngoài hai tù nhân lương tâm là luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Còn vào năm 2019, một khả năng có thể là đã có một thỏa thuận giữa EU với chính quyền Việt Nam, đặc biệt là với Bộ Công an, về việc Việt nam phải đáp ứng một số yêu cầu cải thiện nhân quyền của EU trong khoảng thời gian từ lúc ký kết EVFTA cho đến khi Nghị viện châu Âu tổ chức họp bỏ phiếu cho hiêp định này.
Vài nguồn tin đáng tin cậy từ hải ngoại đã xác nhận có thỏa thuận trên. Tuy nhiên, dường như bà Cecilia Malmstrom – Cao ủy Thương mại EU – chưa muốn công bố thỏa thuận này nhằm giữ cái được xem là thể diện của chính thể độc tài ở Việt Nam.
Hẳn đó chính là nguyên do Bộ trưởng công an Tô Lâm được yêu cầu có mặt trong buỗi lễ ký kết EVFTA và EVIPA tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019, để những gì mà bộ này sẽ làm trong những tháng tới sẽ chứng thực cho việc chính phủ Việt Nam có thực thi đúng cam kết trong hai hiệp định thương mại ký với EU hay không, và cũng là cơ sở để Nghị viện châu Âu xem xét và quyết định có cho chính thể độc tài Việt Nam ‘ăn’ hai hiệp định béo ngậy này hay sẽ ‘treo niêu’ thương mại song phương.
https://www.voatiengviet.com/a/tai-sao-to-lam-evfta-ky-ket-thuong-mai/4988580.html
0 comments