Điều gì xảy ra nếu một tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm
Kể từ thập niên 1950, siêu tàu chiến đã trở thành vũ khí thể hiện rõ ràng nhất sức mạnh quân sự và sự bá chủ hàng hải của Mỹ.
Mặc dù loại tàu này tham gia vào gần như tất cả các cuộc xung đột kể từ khi USS Forrestal được đưa vào hoạt động năm 1955, song chưa tàu sân bay nào của Mỹ chịu một cú tấn công quyết tử từ một đối thủ có năng lực.
Một phần là bởi rất khó tấn công chúng; bên cạnh đó, do tính biểu tượng vĩ đại của chúng mà không ai muốn biết Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu một trong những tàu sân bay của họ bị tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ (USN) trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng thế nào, và cách thức đáp trả ra sao?
Tình huống rõ ràng luôn là vấn đề cho một cuộc tấn công nhằm vào một hàng không mẫu hạm Mỹ.
Một cuộc tấn công bất thình lình từ một chủ thể được trang bị vũ khí thông thường sẽ đạt mức độ thành công cao nhất. Nhưng tình huống này sẽ tác động đến giới tinh hoa và công luận Mỹ, có thể dẫn tới các yêu cầu trừng phạt thẳng tay. Còn nếu tấn công trong một cuộc khủng hoảng, bầu không khí thù địch có vẻ ít hơn nhưng cũng vẫn kéo theo kêu gọi đáp trả nghiêm trọng.
Tàn khốc nhất có thể là viễn cảnh tấn công từ một chủ thể phi nhà nước, dẫn tới thương vong lớn và/hoặc khiến con tàu bị phá hủy, thổi bùng ngọn lửa giận dữ ở Mỹ.
Nếu là một phần cuộc xung đột quân sự đang tiếp diễn, cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay Mỹ sẽ không nhất thiết tạo ra một thách thức pháp lý. Các tàu sân bay cũng là vũ khí chiến tranh, và chúng cũng có thể bị tấn công như bất kỳ vũ khí nào khác.
Nhưng các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, ít nhất trong 2 thế kỷ qua, các nước chọn leo thang ở mức độ rất cẩn trọng. Hầu hết các cuộc chiến đều giới hạn, và trong các cuộc chiến giới hạn, các vị tướng, đô đốc hay chính trị gia đều ý thức rõ mục tiêu họ đề ra. Kết quả là một số mục tiêu sẽ bị chừa ra, kể cả chúng đóng vai trò là vũ khí trụ cột.
Có thời điểm Mỹ rất thích khái niệm không chạm được tới các tài sản quân sự hiệu quả và đắt tiền của nước này.
Kể cả với các lực lượng không quân và hải quân truyền thống, tấn công một tàu sân bay không phải là một nhiệm vụ khó: Liên Xô trước kia từng cố gắng phát triển các chiến thuật và vũ khí chống tàu sân bay trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc cũng theo đuổi mục tiêu này. Nhưng các tàu sân bay vẫn có tầm quan trọng mang tính biểu tượng đến mức huyền thoại, cả trong quan điểm toàn cầu lẫn trong nhận thức của hải quân Mỹ.
Và đến nay, vẫn chưa có nước nào tiến hành một cuộc tấn công quyết tử nhằm vào một tàu sân bay của Hải quân Mỹ kể từ Thế chiến 2.
Tàu sân bay USS Nimitz. |
Theo National Interest, cho phép tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ là một quyết định chính trị vô cùng nặng nề. USS Nimitz mang khoảng 6.000 quân nhân và là một tài sản giá trị trong kho báu của Mỹ. Tấn công tàu này, tức là gây nguy hiểm cho người và của, là một viễn cảnh chứa đựng nguy cơ khôn lường.
Tấn công tàu sân bay Mỹ có thể dẫn tới thương vong vượt quá tổn thất tổng thể trong cuộc chiến Iraq chỉ trong vài phút. Nếu các siêu tàu chiến bị chìm, tất cả các thành viên thủy thủ đoàn thường sẽ chìm theo.
Các mục tiêu khi tấn công một tàu sân bay sẽ là năng lực quân sự Mỹ, công luận và ý kiến của giới cầm quyền cả dân sự lẫn quân sự. Do vậy, bất cứ quyết định leo thang nào cũng tiềm tàng khiến Washington phản ứng một cách quyết liệt.
Phần lớn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của cuộc tấn công, nhưng kể cả một nỗ lực tấn công tàu sân bay Mỹ bất thành cũng chứa đựng những rủi ro vô cùng tai hại.
0 comments