Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 04/07//2019

Thursday, July 4, 2019 4:36:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 04/07//2019

Nông dân đồng bằng Sông Cửu Long

quay cuồng trong cơn khát

vì “bạn vàng, bốn tốt” của Đảng chặn dòng Mekong

Tin Vietnam.- Báo Vnepress ngày 4 tháng 7 năm 2019 loan tin, hàng chục năm nay nhiều người dân vùng hạ nguồn sông Mekong ở Việt Nam rơi vào cảnh lao đao, nhiều người dân phải tha hương cầu thực vì những cơn khát.
Chỉ tính riêng từ năm 2009 đến 2014, có hơn nửa triệu người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phải di cư đến các vùng khác. Nguyên nhân được đưa ra là phía Trung Cộng là nước nằm trên thượng nguồn sông Mekong, sở hữu 2,130km sông chảy qua lãnh thổ nước này trong tổng chiều dài 4,880km của dòng sông đã xây dựng hàng loạt con đập thủy điện lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người dân dưới vùng hạ lưu của con sông.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ cho biết, dòng sông MeKong giờ như một ao tù bị ô nhiễm, khó có loài thủy sản có thể sinh sống tốt trong môi trường như vậy. Mặt khác, việc các đập thủy điện trên thượng nguồn giữ nước cũng đã khiến nồng độ mặn của phía hạ nguồn cao lên, vừa làm cho lượng nước về hạ nguồn suy giảm, nên không đẩy trôi được những chất bẩn tồn đọng trên sông.
Ngoài ra, thep Ủy hội sồng Mekong vào năm 2014, thủy điện chỉ còn 80 triệu tấn/năm, trước đó vào năm 1992 lượng phù sa là 160 triệu tấn/năm. Và ước tính, đến năm 2040 thì Đồng bằng sông Cửu Long gần như không còn phù sa. Sự việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nông dân Việt Nam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân đã rơi vào nợ nần, mất kế sinh nhai nên đã bỏ xứ để đi.
Anh Trần Văn Hủ, một nông dân ở xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang sau nhiều năm nuôi tôm thất bại vì hạn hán, và đất nhiễm mặn đã phải đưa gia đình lên Bình Dương làm thuê kiếm tiền trả nợ. Sau bốn năm làm thuê, anh Hủ lại đưa gia đình về quê vay vốn nuôi tôm tiếp. Nhưng đến nay, những vuông tôm anh nuôi đều thất bại vì nguồn nước bị nhiễm mặn nặng.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/ngu-dan-dong-bang-song-cuu-long-quay-cuong-trong-con-khat-vi-ban-vang-bon-tot-cua-dang-chan-dong-mekong/

Hỗ trợ tinh thần cho tù chính trị tuyệt thực

vì bị ngược đãi

Thanh Trúc, RFA
Tính đến thứ Tư ngày 3 tháng Bảy, cuộc tuyệt thực của các tù nhân chính trị tại Trại 6  huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, nhằm phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt đối với tù nhân, đã bước sang ngày thứ 23.
Trong khi đó một số tù chính trị ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa cũng tuyệt thực.
Cùng lúc, Bản Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, do các cựu tù nhân lương tâm, nhà văn, nhà báo, các tổ chức xã hội, đã nhận được gần 600 chữ ký đồng thuận từ trong cũng như ngoài nước.
Thông tin tuyệt thực được tiết lộ trong chuyến đi thăm chồng Trại 6 Thanh Chương, Nghệ An của bà Nguyễn Kim Thanh, vợ tù chính trị Trương Minh Đức hôm 20 tháng 6. Khi được tin thì các tù chính trị đã tuyệt thực được 10 ngày rồi. Lý do buộc các tù chính trị phải đi đến biện pháp lấy mạng sống ra để đấu tranh là bị ngược đãi. Đến tối ngày 26 tháng Sáu, bà Kim Thanh thông tin cho biết:
Hôm nay chồng tôi mới được gọi điện về. Tôi thấy anh nói rất yếu ớt, giọng bị run run. Tôi hỏi về sức khỏe của anh Trương Minh Đức thế nào thì anh Đức trả lời rằng trong trại giam trời nắng nóng rất khắc nghiệt nên anh Đức rất mệt, hay khó thở và đầu óc hay đau nhức, bị quay cuồng. Anh Đức cho biết các anh vẫn còn tuyệt thực và đã tiếp tục làm đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết vấn đề quạt điện; trong trường hợp không giải quyết thì các anh cũng vẫn tuyệt thực cho đến khi họ giải quyết quạt cho các anh.
Cũng trong ngày 26 tháng Sáu, tù nhân chính trị Nguyễn Văn Túc khi được gặp vợ là bà Bùi Thị Rề cũng xác nhận bản thân ông cùng ông Trương Minh Đức, thầy giáo Đào Quang Thực, tù nhân Trần Phi Dũng (vụ án Bia Sơn) đã tuyệt thực đến ngày thứ 16.
Đợt này trùng hợp với ngày 26 tháng Sáu là ngày Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, có hiệu lực từ ngày 26 thang Sáu năm 1987,  ngày Công Ước Quốc Tế chống Tra Tấn 26 tháng Sáu năm 1987. Việt Nam đã ký Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn từ năm 2013, đến 2014 thì thông qua quốc hội và 2015 thì có hiệu lực. – Ông Trần Bang
Bước qua ngày 1 tháng Bảy, con của ký giả Trương Minh Đức khi thăm gặp được ông Đức báo cho biết trại giam không có động thái giải quyết dù bà Kim Thanh đã gởi đơn khiếu nại đến bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Nghệ An cùng Ban Giám Thị Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An kể từ ngày 23 tháng 6.
Trước thực tế đáng ngại đó, hơn chục tổ chức và nhiều nhà hoạt động xã hội cùng ký tên vào Bản Tuyên Bố Ngược Đãi Tù Nhân này 26 tháng Sáu. Mục tiêu nhằm tố cáo trước công luận những hành vi ngược đãi tra tấn tù nhân ở Việt Nam qua những vụ việc như tháo quạt điện ở Trại 6 Nghệ An, đánh đập và biệt giam tù nhân Nguyễn Văn Hóa ở trại giam An Điềm Quảng Nam, cùm biệt  giam tại trại giam Hà Nam đối với các tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, Phan Kim Khánh, Lê Đình Lượng, Nguyễn Thanh Tùng vì gặp nhau lúc lao động để bàn chuyện khiếu nại đòi quyền lợi  vân vân….
Một trong những người khởi xướng Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, kỹ sư Trần Bang, nói với đài Á Châu Tự Do:
Đợt này trùng hợp với ngày 26 tháng Sáu là ngày Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, có hiệu lực từ ngày 26 thang Sáu năm 1987,  ngày Công Ước Quốc Tế chống Tra Tấn 26 tháng Sáu năm 1987. Việt Nam đã ký Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn từ năm 2013, đến 2014 thì thông qua quốc hội và 2015 thì có hiệu lực.
Đúng ngày 26 tháng Sáu thì chúng tôi lại có thông tin anh Đức tuyệt thực, mọi người mới bàn là phải có bản tuyên bố này, mục tiêu là để làm sao kêu gọi các nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện Công Ước Chống Tra Tấn như đã ký kết và yêu cầu không được ngược đã tù nhân, đặc biệt tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị.
Tra tấn ở đây không chỉ đánh đập hành hạ và để lại vết thương  trên thân xác, ông Trần Bang nhấn mạnh, mà theo Công Ước Chống Tra Tấn thì nó bao gồm những hình thức khủng bố tinh thần chẳng hạn như việc tắt quạt điện khiến tù nhân có thể nguy hiểm  đến tính mạng trong nhiệt độ nắng nóng mùa hè tại Trại 6 Nghệ An chẳng hạn:
Theo qui định về nhà giam là phải thông thoáng, chẳng hạn mỗi người 2 mét vuông, rồi ăn uống 17 ký gạo nọ kia chứ đâu bao giờ có luật trại giam để cho con người nóng bức hoặc thiếu nước, thiếu ăn đâu. Không có luật qui định để phạt mà họ phạt tức là họ vi phạm Công Ước Chống Tra Tấn.
Về sự hưởng ứng cũng như sự tham gia của bà con trong ngoài đối với Bản Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, ông Trần Bang cho biết:
Tại thời điểm này thì 598 người ký tên , vào bản tuyên bố. Từ trước tới nay cũng có nhiều bản tuyên bố mà lớn nhất và nhiều người tham gia nhất là bản chống Luật Đặc Khu, lúc ấy là mấy ngàn. Còn đâu các bản khác ít khi nào được năm trăm.
Bản này theo tôi đánh động tương đối lớn, tôi cho là nó đứng thứ hai về gây được chú ý và cảm xúc. Nhiều người ký chẳng hạn như giáo sư Lê Xuân Khoa Đại Học John Hopkins ở Mỹ, ông Phạm Xuân Yêm, giáo sư tiến sĩ Vật Lý Đại Học Paris, giáo sư Nguyễn Đông Yên ở Viện Toán, hay các giao sư hiện tại đang giảng dạy như Trần Thanh Tuấn, Đào Thị Thu Huệ, và rất nhiều người như nhà văn Nguyên Ngọc, blogger và nhà văn nổi tiếng Đoàn Bảo Châu, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện… Rất nhiều kể không hết.
Cô Phạm Thanh Nghiên, cựu tù nhân lương tâm, từng trải qua 3 mùa hè tại Trại 5 Thanh Hóa, cũng là người đã mau mắn ký tên vào Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân trình bày kinh nghiệm khi bị giam ở Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa, cho biết:
Thời tiết mùa hè ở Trại 5 Thanh Hóa và Trại 6 Nghệ An thì chỉ có diễn tả bằng từ khủng khiếp. Tôi đã trải qua 3 mùa hè ở Trại số 5 Thanh Hóa nên tôi cảm nhận được hết và cũng hình dung được cái nghiệt ngã không chỉ đến từ những song sắt, từ những bức tường bỏng rát của nhà giam trong mùa hè mà còn đến từ sự đối xử man rợ của cai tù. Không nghĩ đây là sự ngược đãi cũng không được, đây là một sự trả thù đê tiện và trắng trợn.
Từ California, nhà văn đối kháng Trần Khải Thanh Thủy, bị đưa thẳng từ Trại 5 Thanh Hóa sang Hoa Kỳ năm 2014, cũng đã ký tên vào Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân, bày tỏ sự xót xa trước cảnh mùa hè tại Trại 5 Thanh Hóa và Trại 6 Nghệ An, nơi mà từng đợt gió Lào biến nhà giam thành lò hấp thịt người khổng lồ:
Nó nắng đến mức mà chính trại là 3 giờ rưỡi chiếu mới dám đưa tù thường phạm ra lao động đến 7 giờ tối. Gió Lào mà cứ thốc từng đợt vào người, cứ nóng hầm hập lên, nắng nóng héo cả cây cả người. – Trần Khải Thanh Thủy
Cán bộ lãnh đạo vẫn cứ xài quạt rồi là điều hòa nhiệt độ, còn toàn bộ không cứ là tù nhân lương tâm mà tội phạm các thứ đều phải chịu. Anh em tù nhân lương tâm không đáng bị xử khắc nghiệt như thế.
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay, thật đứt ruột khi nghe anh em mình phải chịu cảnh cơ hàn nắng nóng như thế. Nó nắng đến mức mà chính trại là 3 giờ rưỡi chiếu mới dám đưa tù thường phạm ra lao động đến 7 giờ tối. Gió Lào mà cứ thốc từng đợt vào người, cứ nóng hầm hập lên, nắng nóng héo cả cây cả người.
Theo ông Trần Bang, cần phải thông tin rộng rãi thực trạng Việt Nam ngược đãi tù nhân, cụ thể qua Tuyên Bố Phản Đối Ngược Đãi Tù Nhân đang được nhiều người hưởng ứng.
Còn đối với bà Kim Thanh, vợ của tù nhân chính trị Trương Minh Đức, thì bà kêu gọi và mong mỏi lương tri của cán bộ Trại giam số 6, Nghệ An hãy nhanh chóng cứu xét đơn khiếu nại của những người tù đang đối diện tình trạng sức khỏe bị nguy kịch.
“Tôi mong rằng phía bên giám thị trại giam cũng phải thứ nhất là nghĩ tới tình con người, thứ hai nghĩ tới sức nóng khắt nghiệt và họ sẽ giải quyết sớm ngày nào tốt này đó để bảo đảm sức khỏe cho chồng tôi và các anh em ở trong đó. Bởi vì con người ta ai cũng có lương tâm và đạo đức nên tôi mong rằng họ sẽ giải quyết vấn đề cho các anh em theo đúng tiêu chuẩn mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế.”
‘Các anh phải sống’ là câu nhắn gửi mà nhiều người khi nghe tin các tù chính trị vì không thể chịu đựng được sự bức bách, ngang ngược của chính sách tra tấn, ngược đãi, trả thù tù chính trị trong các nhà tù Việt Nam hiện nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/spiritual-support-for-political-prisoners-is-on-a-hunger-strike-bc-of-abuse-tt-07032019143946.html

Liệu Triệu Tài Vinh có nối gót Đinh La Thăng?

Diễm Thi, RFA
Việc ông Triệu Tài Vinh nhận quyết định thuyên chuyển về làm phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, thôi chức bí thư Hà Giang, khiến dư luận nhớ lại một số nhân vật từng ‘nhúng chàm’ và bị chuyển về cơ quan này.
Ý kiến khác biệt về việc thuyên chuyển ông Triệu Tài Vinh
Ông Triệu Tài Vinh là người liên quan đến hai vụ tai tiếng đình đám ở Hà Giang. Thứ nhất gia đình ông có đến gần chục người giữ nhiều vị trí lãnh đạo tại các cơ quan công quyền ở tỉnh Hà Giang; thứ hai là vụ gian lận thi tốt nghiệp Trung học Phổ Thông năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, trong đó con gái ông Vinh là một thí sinh được nâng điểm.
Vào ngày 2 tháng 7 năm 2019, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ và công bố quyết định bổ nhiệm ông Triệu Tài Vinh – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang – giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương và thôi giữ chức bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2015-2020.
Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nhận xét về biện pháp thuyên chuyển này:
“Thứ nhất, động thái đảng đưa ông ta từ Bí thư tỉnh ủy Hà Giang về Ban kinh tế trung ương cho thấy đáng lẽ ra Triệu Tài Vinh đã phải bị kỷ luật, bị cách chức, nhưng tôi cho rằng ông ta có thể đã chạy chọt các ban đảng và được bố trí về trung ương, dù về một chỗ gọi là ‘ngồi chơi xơi nước’. Thứ hai, có thể đó là ý đồ của Nguyễn Phú Trọng ‘nhốt quyền lực vào lồng’, nơi từng nhốt Đinh La Thăng.”
Trong khi đó nhà nghiên cứu chính trị Hà Hoàng Hợp nhận định rằng việc thuyên chuyển ông Triệu Tài Vinh là việc cần làm vì đến đại hội đảng thì người ta phải thay bí thư. Việc thuyên chuyển này không liên quan gì đến việc ông Vinh sẽ bị kỷ luật, chỉ có điều đưa ông Vinh về Ban Kinh tế Trung ương vì không có chỗ nào cho ông ấy về cả. Ông nói:
“Ông Vinh làm đến khóa thứ hai rồi, mà trước đó còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Bây giờ đến lúc phải chuyển ông ấy đi chỗ khác để người khác lên làm bí thư.  Đấy là cái chính trong sự sắp xếp của họ. Người ta sẽ đưa ông Cường là chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh về làm Bí thư để rồi ông Cường sẽ vào Ban chấp hành trung ương khóa 13.”
Theo ông Hà Hoàng Hợp thì tỉnh Hà Giang là một tỉnh quan trọng của Việt Nam vì có đường biên giới dài với Trung Quốc, cần phải có người lãnh đạo giữ được chủ quyền trong mối quan hệ hòa hảoBây giờ là lúc thích hợp để chuyển ông Vinh về và chuyển ông Cường lên thay thế. Đó là điều quan trọng.
Một người có nhận định tương đối khác ông Phạm Chí Dũng và ông Hà Hoàng Hợp, là nhà báo Nguyễn An Dân. Theo nhà báo này thì việc thuyên chuyển này là bước đầu của việc kỷ luật ông Triệu Tài Vinh:
“Việc gia tộc họ Triệu bao thầu gần hết các cơ quan chính quyền ở Hà Giang khiến người dân chỉ trích, lên án. Đặc biệt ông Nguyễn Phú Trọng rất ghét chủ nghĩa thân hữu trong đảng, nên tôi nghĩ ông Vinh sẽ bị xử lý. Tuy nhiên để tránh biến động ở địa phương thì bước đầu họ chuyển ông Vinh về Trung ương là hợp lý.”
Ban Kinh tế Trung ương: Nơi tạm dung?
Theo một số nhà quan sát thì Ban kinh tế Trung ương là ban vô thưởng vô phạt, ban dôi dư và trở thành ban trung chuyển cho những cán bộ sắp về hưu, bị kỷ luật hoặc sắp ‘vô lò’. Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đưa ra ví dụ:
Trước nay có nhiều quan chức bị kỷ luật hoặc không lên chức được nữa thì chuyển về Ban kinh tế Trung ương chờ về hưu. Gần nhất là trường hợp Đinh La Thăng là cựu ủy viên Bộ chính trị, đưa thẳng về làm Phó Ban kinh tế Trung ương rồi vô thẳng nhà đá. Trước đó thì có Trương Tấn Sang, bí thư thành ủy TPHCM từng bị kỷ luật rồi đưa về làm trưởng Ban kinh tế trung ương. Sau đó nhờ vào một ‘may mắn’ nào đó Trương Tấn Sang trở thành thường trực ban bí thư.”
Ban Kinh tế Trung ương cũng là một ban có nhiều phó ban nhất, lúc cao điểm có tới 12 phó ban nhờ trào lưu luân chuyển cán bộ trước đại hội 12.
Một trường hợp cũng được dư luận chú ý khi được luân chuyển và giữ luôn chức Trưởng ban tới hôm nay là ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2012, Global Finance đưa ông Bình vào danh sách 20 thống đốc ngân hàng có thành tích điều hành tệ nhất trên thế giới. Ông Bình được đồn đoán là cánh tay mặt đắc lực của ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Việt Nam.
Tháng 4 năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng “về vườn”, ông Bình lọt vào Bộ Chính trị, giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương, thôi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN mà trực tiếp là Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tháng  4/2007, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tài chính – Quản trị Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng thành Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngày 28/12/2012, Ban Kinh tế Trung ương được thành lập trở lại và ông Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Nhà báo Nguyễn An Dân đưa ra nhận xét:
“Ban kinh tế trung ương được lập ra với vai trò cố vấn cho đảng, có mục đích phải giữ cái đuôi XHCN trong kinh tế thị trường.”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì cho rằng trong nhiều năm qua ban này không có một thành quả, một sản phẩm thực chất nào có thể thay đổi nền kinh tế Việt Nam mà cứ khư khư giữ cái kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông giải thích:
“Về mặt thực chất thì các bộ kinh tế chuyên ngành như Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Ngân hàng nhà nước và những bộ chuyên ngành khác đều đã làm những công việc chuyên môn về kinh tế rồi, cho nên Ban kinh tế trung ương chỉ làm nhiệm vụ tham mưu cho đảng về định hướng chiến lược kinh tế.”
Ông Hà Hoàng Hợp thì lại đưa ra quan điểm trái ngược khi ông cho rằng Ban Kinh tế Trung ương là quan trọng, nó từng bị bãi bỏ cách đây hai khóa nhưng người ta lại tái lập nó.
“Trong cơ cấu của một đảng cầm quyền xưa nay không có ban đấy nhưng sau này đảng tạo ra ban này vì họ nghĩ đang phải nắm cả đường lối kinh tế, nên ban này làm đường lối chính sách trước rồi mới đến chính phủ. Theo tôi thì đây không phải là ban chỉ để những ai bị kỷ luật rồi về.”
Nhận định của ông Hà Hoàng Hợp phù hợp với điều vẫn đang xảy ra tại Việt Nam nơi mà đảng cộng sản nắm toàn quyền. Theo cách nói thông thường thì quyền sinh – sát nằm trong tay đảng và ai được sống thì sống và thăng chức; còn ai phải chết thì mất tất cả; dù theo nhận định của giới quan sát có những vị quan chức có những sai phạm nhãn tiền nhưng vẫn chưa hề hấn gì!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trieu-tai-vinh-will-follow-the-way-of-dinh-la-thang-or-not-dt-07032019140703.html

Lãnh đạo TP HCM kêu gọi người dân Thủ Thiêm

đang khiếu kiện ở Hà Nội về đối thoại

Truyền thông trong nước hôm 4/7 cho biết UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thanh Tra Chính phủ và Ban Tiếp Công dân Trung ương giải thích, thuyết phục các hộ dân Thủ Thiêm đang khiếu kiện ở Hà Nội về đối thoại với thành phố. Lãnh đạo thành phố cho biết chính quyền thành phố đang phối hợp với Thanh Tra Chính phủ kiểm tra, làm rõ các nội dung của báo cáo thanh tra về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm để đối thoại với các hộ dân vào cuối tháng 7 này.
Hiện vẫn còn khoảng 115 hộ dân Thủ Thiêm đang ở Hà Nội để khiếu kiện ròng rã nhiều năm nay, Theo truyền thông trong nước.
Hôm 26/6 vừa qua Thanh Tra Chính phủ công bố một báo cáo thanh tra, xác định sai phạm đến 26.000 tỷ đồng tạm ứng liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thanh Tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Tuy nhiên, theo những người dân ở Thủ Thiêm, kết luận của thanh tra vẫn chưa làm rõ những yêu cầu của người dân về việc làm rõ ranh giới khu dân cư nằm ngoai ranh khu đô thị mới Thủ Thiêm, cũng như hành vi đập phá nhà dân nằm ngoài ranh giới này.
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm được bắt đầu vào đầu những năm 2000 với việc giải toả trắng nhiều khu dân cư. Dự án đã làm ảnh hưởng đến khoảng 16.000 hộ dân và 60.000 người. Nhiều người dân Thủ Thiêm cho rằng chính quyền thành phố đã giải toả sai và đền bù rẻ mạt cho người dân. Vụ việc dẫn đến những khiếu kiện kéo dài của hàng trăm hộ dân suốt 20 năm nay.
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần tổ chức đối thoại với người dân Thủ Thiêm nhưng đều không thể giải quyết được dứt điểm những yêu cầu, thắc mắc của người dân.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hochiminh-city-leader-told-thuthiem-land-grab-victim-to-join-dialogue-07042019102039.html

Thanh tra Thủ Thiêm: Lãnh đạo thêm củi,

quản lý thêm tiền, ông chủ trắng tay, sắm dép

Gió Bấc
Sau nhiều tháng dài chờ đợi, kết luận thanh tra Thủ Thiêm được công bố làm dư luận xã hội thậm chí báo chí lề phải cũng thể hiện sự thất vọng phẫn nộ. Bản kết luận né tránh sai phạm cơ bản nhất là cưỡng chiếm đất hàng trăm ha và kiến nghị xử lý như làm giá với những kẻ đáng xem là tập đoàn tội ác.
Nhiều năm tháng qua, mỗi lần tiếp dân, các quan chức lại hứa hẹn với dân oan Thủ Thiêm sẽ thanh tra, xử lý và có giải pháp. Người dân chờ đợi với nhiều cột mốc thời gian bị di dời, 15000 hộ dân Thủ Thiêm bị giải tỏa và người dân cả nước nói chung chờ đợi kết luận thanh tra như người dân Do Thái mấy ngàn năm chờ đợi miền đất hứa.
Bỏ qua sai phạm cướp hàng trăm ha đất ngoài ranh dự án
Ngày 26-6, kết quả thanh tra được công bố. Bản báo cáo hơn 10 trang giấy, nêu lên những con số tiền vi phạm khủng khiếp như trên 26.000 tỉ đồng tạm ứng sai quy định, Chỉ riêng với Dự án BT Cầu Thủ Thiêm 2:”qua thanh tra phát hiện một số khoản chi phí không đúng quy định với tổng giá trị 252.891,830 triệu đồng”…. Nói .chung là người yếu tim thì không nên đọc báo cáo này vì sẽ không bảo đảm an toàn cho sức khỏe trái tim về con số tiền của mà quan chức đã vung tay quá trán ném tiền qua cửa sổ ở Thủ Thiêm.
Tuy nhiên điều đáng tiếc lá hơn 10 trang báo cáo với những sai phạm đậm đặc ấy không thấy một chữ dân nào, trong khi hơn 15000 hộ dân, trong đó có hơn 4000 hộ đang khiều nại tố cáo là chủ của hơn 200 ha đất Thủ Thiêm, khiếu nại tố cáo của họ là tác nhân chủ yếu của cuộc thanh tra.
Ngay trên báo chí lề phải, dù đã được tổng biên tập Võ Văn Thưởng ràng buộc phải nói tốt nhiều hơn xấu, báo Tiền Phong có ngay bài viết ghi nhận ý kiến của các nạn nhân Thủ Thiêm về báo cáo kết luận Thanh Tra
Chị Nguyễn Thị Hà (khu phố 1, phường Bình An, quận 2) cho biết: Diện tích đất của gia đình chị đã xác định nằm trong khu vực 4,3ha ngoài ranh quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm nhưng đến nay chị vẫn phải sống tạm bợ..
Căn nhà của chị Hà bị đập phần phía trước. Bức tường bị phá dở vẫn còn nham nhở, gắn liền với phần nhà còn lại. Nhiều vết nứt toác kéo dài từ trên mái xuống nền khiến ai nhìn cũng phải sợ. Thế nhưng, chị Hà vẫn cố bám trụ ở ngôi nhà bao năm để đòi công bằng.
Sau khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra KĐTM Thủ Thiêm, chị Hà vẫn chưa hài lòng bởi theo chị còn nhiều vấn đề chưa được nhắc đến trong kết luận.
Trong kết luận này chưa trả lời những yêu cầu của người dân như 3 phường 5 khu phố nằm ngoài ranh KĐTM Thủ Thiêm. Đồng thời, những hành vi đập phá, cưỡng chiếm nhà đất của người dân cũng không thấy nhắc đến”, chị Hà nêu.
Chị Hà cho rằng, những gì còn thiếu trong bản kết luận, TTCP cần phải tiếp tục để làm rõ vấn đề. “Yêu cầu của người dân là phải làm rõ ranh giới 3 phường 5 khu phố gồm khu phố 1 phường Bình An, khu phố 1, 2 phường Bình Khánh, khu phố 5, 6 phường An Khánh. Đồng thời, vấn đề bồi thường nhà cửa cho người dân như thế nào để ổn định cuộc sống”, chị Hà nói.
Càng ngụy biện hơn nữa khi kết quả thanh tra cho thấy hơn 20 năm qua, các thế hệ đảng, chính quyền TP.HCM đã xổ toẹt lên lợi ích chung của đất nước, ngồi xổm lên pháp luật để rút rỉa ngân sách hàng chục ngàn tỉ đồng vi phạm. Chính quyền đã chia chác đất Thủ Thiêm phi pháp theo lợi ích nhóm, hạ thấp giá đất dưới 26 triệu đồng/m2 và móc ngoặc, trao tay cho các nhà đầu tư thân hữu mà không hề đấu thầu công khai, đăng báo theo quy định. Một con số mà thanh tra né tránh không nói đến là giá cả đất đai thực tế của Thủ Thiêm hiện đã lên tới 200 đến 300 triệu đồng/m2. Số tiền mà chính quyền TP.HCM và các nhóm lợi ích đã chiếm đoạt của ngân sách và người dân Thủ Thiêm khó có thể thống kê.
Vì sao Thanh Tra chính phủ lại ra bản kết luận trái lòng dân, gây phẫn nộ với xã hội như vây? Chắc chắn là họ không ngờ nghệch, non tay, chắc chắn là họ không thiếu thông tin vì số lượng đơn thư của người dân gửi trực tiếp cho Thanh Tra hay qua các kênh tiếp dân khác phải tính bằng đơn vị tấn. Mục đích cuộc thanh tra này ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Thanh tra theo ý chúa.
Họ mặc kệ dân vì họ là công bộc của chính phủ, họ làm theo lợi ích, mục tiêu của chính phủ và cấp trên chính phủ, việc quái gì phải lưu tâm đến lòng dân, dư luận xã hội. Việc ấy đã có công an của anh Tô Lâm phụ trách, ai dám mích lòng đảng thì hốt hết. Ăn cơm chúa, họ múa theo ý chúa và theo cái túi riêng của mình.
Ngay với dự án Thủ Thiêm này, Thanh tra đã từng vào cuộc và từng thỏa thuận với chính quyền TP.HCM dừng thanh tra, quyết định xếp hồ sơ và đóng dấu mật.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã tóm tắt khôi hài sự việc này trên fb cùng với hình ảnh các văn bản có liên quan “Mật cang, gan Khánh’.
Lẽ ra nước mắt dân không rơi lầy đất Thủ Thiêm từ năm 2015 – khi Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm động trời. Những sai phạm này đủ để đưa cả một bộ sậu đương chức thời điểm đó vào lò.
Nhưng công sức tập thể đã bị bỏ qua khi Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô văn Khánh ký ngay văn bản “mật” dừng thanh tra theo nguyện vọng của TPHCM.
Văn bản mật này đã giúp Cang và đồng bọn qua mặt Thủ tướng, nhất là chuyện Tất Thành Cang ký hợp đồng mật với Khoa khàn, và hàng loạt sai phạm động trời khác.
Lẽ ra tụi thằng Cang, thằng Hải đã phải vào tù trước cả ông Đinh La Thăng thì văn bản mật của Khánh đã phủ thêm một lớp mật thì xem như hồ sơ bảo mật vĩnh viễn.
Tất cả các cuộc thanh tra khác khi tạm hoãn đều xin ý kiến và báo cáo Thủ Tướng chính phủ – trừ vụ này
”. Dòng trạng thái này có 2300 like, 214 bình luận và 265 lượt chia sẻ {4}
Cái gì cũng có giá của nó, giá của Thanh Tra Bộ Xây dựng ở dự án cấp xã Vĩnh Phúc đã lên đến trên 500 triệu thì giá dừng thanh tra Thủ Thiêm chắc hẳn phải là cấp số nhân.
Cướp hàng trăm ha ngoài ranh chỉ thừa nhận 4,3 ha
Về kỹ thuật pháp lý họ rất cao tay với tên gọi và chủ đề của cuộc thanh tra lần này là “thanh tra công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với KĐTM Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh” {5}
Với chủ đích thanh tra như vậy họ loại trừ việc xem xét các vi phạm trong hoạt động giải tỏa thu hồi đất, chiếm đất ngoài quy hoạch hàng trăm ha, cưỡng chế cướp đất của người dân bằng nhiều biện pháp thô bạo thậm chí có cả những nghi án giết người, có nhiều người chết vì bị đàn áp, đánh đập….
Việc hợp thức hóa, ém nhẹm những sai phạm nghiêm trọng của chính quyền Thành Hồ và quận 2 được tình toán kỹ bằng một cuộc kiểm tra trước đó là “Về quy hoạch và công tác bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ, bố trí tái định cư đã được kết luận tại Thông báo số 1483/TB-TTCP ngày 04/9/2018 của Thanh tra Chính phủ.” {5}
Theo thông báo số 1483 này thì Thủ Thiêm chỉ giải tỏa lố 4,3 ha và UBND THCM đã dựa vào kết quả này để vận động người dân đồng thuận với kế hoạch đền bù mới nhưng kế hoạch này đã bị dân phản ứng dữ dội. Người dân đã trưng ra bằng chứng giải tỏa lố không chỉ 4,3 ha như Thanh tra kết luận mà lên đến hàng trăm ha. Người dân đòi hỏi phải làm rõ ràng đất trong và ngoài dự án, phải có cuộc thanh tra toàn diện làm rõ mọi vấn đề và một lần nữa chính quyền từ TP đến Trung ương đã hứa hẹn. Báo Thanh Niên đã tường thuật một trong những cuộc tiếp dân ấy như sau:
“Sẽ tái bồi thường, hỗ trợ khoảng 2.000 hộ dân Thủ Thiêm
Thông tin trên được Tổ công tác về chính sách bồi thường Thủ Thiêm công bố hôm qua 7.11, tại buổi tiếp dân P.Bình Khánh và P.Bình An (Q.2, TP.HCM) có nhà đất bị giải tỏa để triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Dự buổi tiếp có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư Nguyễn Hồng Điệp cùng lãnh đạo các sở ngành TP.HCM.”
…Kết luận kiểm tra 1483: cái khiên che chắn cho tội ác
Liên quan đến Kết luận kiểm tra 1483 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố ngày 7.9 vừa qua, đại diện các hộ dân cho rằng chưa thật sự đầy đủ, bởi lẽ nội dung kết luận này chỉ xác định 4,3 ha đất thuộc KP.1 (P.Bình An) nằm ngoài ranh quy hoạch; trong khi đó thực tế nhiều trường hợp người dân khiếu nại trong suốt nhiều năm qua còn ở một số khu phố khác “không nằm trong ranh quy hoạch Thủ Thiêm như KP.5, KP.6 thuộc P.An Khánh; KP.1, KP.2 thuộc P.Bình Khánh…”. Do vậy, người dân đề nghị phải thanh tra, kiểm tra toàn diện nhằm kết luận rõ ràng tất cả các nội dung khiếu nại; có phương án giải quyết căn cơ, nếu không thì vấn đề khiếu nại Thủ Thiêm không có điểm dừng.
Về ranh quy hoạch, đại diện các hộ dân đề nghị TP cung cấp tất cả các bản đồ liên quan đến Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, phải có giải thích thỏa đáng, cung cấp danh sách các dự án mà TP lấy đất tái định cư để giao. Đặc biệt, những ai làm sai thì phải bị xem xét trách nhiệm hình sự. “Những khiếu nại của chúng tôi cần có kiểm tra, kết luận rõ ràng hơn. Đừng để tàn dư của nhóm lợi ích tồn tại ở Thủ Thiêm, bởi nếu còn tồn tại thì không thể giải quyết được vấn đề người dân khiếu nại. Nếu thực tâm giải quyết, người dân chúng tôi sẽ hiến kế giải quyết có thể xong trong 1 tháng”, một hộ dân nói.
Trả lời ý kiến của các hộ dân, ông Nguyễn Hồng Điệp khẳng định mục đích của buổi tiếp dân là để lắng nghe tất cả các ý kiến liên quan đến nội dung kết luận, kể cả các nội dung bên ngoài kết luận mà TTCP công bố. Trên cơ sở đó, sẽ xem xét giải quyết thấu đáo vấn đề người dân nêu ra. Ông Điệp cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và Chính phủ rất quan tâm, có nhiều chỉ đạo về vấn đề Thủ Thiêm. Đơn khiếu nại của người dân gửi đến đều được TTCP xem xét. Vì vậy, để có thể sớm giải quyết rốt ráo, rất mong có sự hợp tác, chia sẻ, đồng thuận từ phía người dân.”{5}
Kết luận kiểm tra 1483 và con số 4,3 ha giải tỏa lố chỉ là tấm khiên che chắn cho hàng trăm ha giải tỏa lố ở Thủ Thiêm mà người dân đã vạch mặt trước chủ tịch Phong, ông Nguyễn Hồng Điệp không chỉ trong cuộc họp này và nhiều cuôc họp khác. Tất cả đều lắng nghe, tiếp nhận, đều hứa hẹn sẽ có thanh tra, sẽ thanh tra tiếp tục toàn diện nhưng rồi cuộc thanh tra mới lại không hề xem xét đến những vấn đề đó. Mặc định thừa nhận Kết luận kiểm tra 1483 tức là tiếp tục bao che sai phạm lớn nhất của tập đoàn tội ác Thủ Thiêm.
Gom củi cho lò phục vụ đại hội
Như vậy, không phải chỉ đối tượng bị thanh tra mà ngay cả đoàn thanh tra cũng ngồi xổm trên vai pháp luật mà cả quốc hội lẫn Ủy Ban kiểm tra đảng, Bộ chính trị chẳng ai động đến cọng lộng chân của họ vì những cấp trên ấy luôn cần thanh tra phục vụ cho lợi ích chính mình.
Cuộc thanh lần này có lợi cho ai? Trước hết là gom củi cho lò cụ Tổng. Phần kiến nghị về xử lý trách nhiệm
Ghi nhận “Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.”
Với những sai phạm về chủ trương giảm giá đất, giao thầu chỉ định, thay đổi chức năng dự án không báo cáo chính phủ…. hoàn toàn thuộc về ỦBND TP.HCM qua các thời kỳ. Tiếng chuông nguyện hồn ai với Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân lần này đã vang sát màn tai của những hung thần Thủ Thiêm, hùm xám Sài Gòn.
Ủy ban Kiểm tra đã có đủ hồ sơ thần chết để cân đong, đo đếm ai tha ai giết. Lò sẽ bừng lửa những thanh củi gộc.
Nhưng đừng ai ảo tưởng rằng đây là cuộc chống tham nhũng vì nước, vì dân đúng nghĩa. Như đã nói ở phần trên, nếu thật sự vì dân thì không thể bỏ qua sai phạm nghiêm trọng hơn của tập đoàn tội ác này là cướp đất của dân từ những hộ bên trong quy hoạch đến những hộ bên ngoài quy hoạch. Nếu thật sự vì dân thì phải tập trung mổ xe sai phạm này. Phải xác định ranh đất chiếm sai, hoàn trả đất cho dân, tính lại giá trị đền bù và nguồn đất tái đinh cư cho người dân trọng dự án. Chỉ tập trung bắt sâu trong sai phạm tài chính sau giải tỏa cho thấy Tổng chủ cũng đồng tình chủ trương cướp đất. Đốt lò chẳng qua là để sắp xếp lại nhân sự, bè phái nhằm phục vụ cho ngai vàng thêm một nhiệm kỳ ở đại hội 13 mà thôi.
Chia chác miếng bánh Thủ Thiêm cho các phe nhóm mới
Nhũng kiến nghị của thanh tra lần này không dựa trên cơ sở pháp lý nào mà như xã hội đen bóp cổ ói ra tiền. Những sai phạm tài chính hàng chục ngàn tỉ đồng của dự án Thủ Thiêm là hành vi sai phạm đã hoàn thành cả về nội dung lẫn hình thức dù là tham nhũng, cố ý làm trái hay gì khác nữa thì tiền đã trao, vật đã trao phải khởi tố điều tra xét xử chứ sao có chuyện ra kỳ hạn giải quyết hậu quả “Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31-12-2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”. Theo luật việc khắc phục hậu quả vi phạm chỉ là tình tiết giảm nhẹ hình phạt không thể xem là không phạm tội.
Một nền hành chính chiều chuộng cho quan chức sai phạm như vậy sẽ đưa đất nước đi đâu và cần nhớ rằng bản báo cáo này đã được chính phủ thông qua, vì vậy những quan điểm đúng sai của nó cũng là quan điểm của chính phủ.
Bên cạnh đó các kiến nghị khác về thúc đẩy các nhà đầu tư, đấu thầu dự án là những chỉ dấu cho thấy một cuộc chia phần mới. Đại Quang Minh, Vinaconex đã được gọi tên. Trên mạng xã hội đã lưu truyền câu thơ nhại ca dao dự báo “Gió đưa Khoa khản về trời. Hải, Cang ở lại chịu đời đắng cay”
Trên 40 chủ đầu tư các dự án được chỉ định thầu chắc hẳn không thể ăn ngon, ăn trọn miếng bánh đã cầm trên tay. Chủ nhân thật sự của các dự án sân sau này hoặc phải thỏa hiệp với nhóm lợi ích mới của nhiệm kỳ đương nhiệm hoặc phải nếm trái đắng xếp vào đội hình Junventus.
Bỏ phiếu tin nhiệm bằng dép
Người dân sẽ được gì và phải làm gì? Thêm một lần vỡ mộng vì những lời hứa hão và trông chờ sự công minh của các Bao Thanh Thiên thời cộng sản. Thêm những chồng đơn gởi đi không lời hồi đáp. Thêm những tháng ngày ăn chực nằm chờ trước các cơ sở tiếp dân từ Hà Nội đến TP.HCM. Thêm những tháng ngày vật vạ lang thang trên đường phố. Một lần nữa cần nhắc lại Kết Luận Thanh Tra lần này đã thông qua chính phủ “Ngày 03/4/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Dự thảo Kết luận thanh tra với Thường trực Chính phủ và ngày 16/4/2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 68/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thường trực Chính phủ về Dự thảo Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ liên quan đến KĐTM Thủ Thiêm”{6}. Vì vậy, người dân đừng hy vọng hão huyền là đây chỉ là sai sót của cấp dưới, trung ương sẽ công tâm công bàng xem xét.
Một sáng kiến ấn tượng của người Sài Gòn đã thực hiện là bỏ phiếu tín nhiệm bằng dép đến một nữ hồng phúc của dân tộc Nguyễn Thị Quyết Tâm. Có lẽ một chiếc dép chưa đủ thể hiện sự tín nhiệm cao với các cán bộ đóng vai đại biểu dân cử và các cán bộ công quyền. Cần quyên góp dép đủ tức số quá bán số cử tri cả nước để bỏ phiếu cho bộ máy nhà nước do dân, vì dân này. Các nhà sản xuất dép cần tăng công suất để đáp ứng nhu cầu của người dân. Cử tri Việt Nam từ nay đã hình thành nhu cầu mới không dùng dép để đi mà còn dùng dép để bỏ phiều tín nhiêm quan chức.
https://www.facebook.com/huudanh.truong.5?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARDytdbFsD5Ws183BKjNt-sI7K5ACUjFiPjPql5yk0zANeXbDkFzWidEII0mVw0aC-shiBlWrbbUv1yj&hc_ref=ARQiQ77Qr82MEYFTaHh-bX7RO6OCrbCDr6GA3LmjLNQ27nrYmk34d_AvzxDQXXJEYkg&fref=nf
http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan/thanh-tra-chinh-phu-cong-bo-ket-luan-ve-quy-hoach-xay-dung-dat-dai-tai-khu-do-thi-moi-thu-thiem_t238c1002n150444
https://thanhnien.vn/thoi-su/se-tai-boi-thuong-ho-tro-khoang-2000-ho-dan-thu-thiem-1021158.html
4. https://www.facebook.com/huudanh.truong.5?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARDytdbFsD5Ws183BKjNt-sI7K5ACUjFiPjPql5yk0zANeXbDkFzWidEII0mVw0aC-shiBlWrbbUv1yj&hc_ref=ARQiQ77Qr82MEYFTaHh-bX7RO6OCrbCDr6GA3LmjLNQ27nrYmk34d_AvzxDQXXJEYkg&fref=nf
5. http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan/thanh-tra-chinh-phu-cong-bo-ket-luan-ve-quy-hoach-xay-dung-dat-dai-tai-khu-do-thi-moi-thu-thiem_t238c1002n150444
6. http://thanhtra.com.vn/thanh-tra/ket-luan/thanh-tra-chinh-phu-cong-bo-ket-luan-ve-quy-hoach-xay-dung-dat-dai-tai-khu-do-thi-moi-thu-thiem_t238c1002n150444
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/thu-thiem-inspection-conclusion-provide-logs-for-party-chief-corruption-furnace-07032019125437.html

Tập đoàn dầu khí kiện Việt Nam

để tránh đóng thuế 179 triệu đôla

Mỹ HằngMyHang.Tran@bbc.co.uk
Chính phủ Việt Nam đang phải đối đầu với một vụ kiện chưa có tiền lệ: Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips và Perenco đã nộp đơn lên tòa án của Liên Hiệp Quốc trong một nỗ lực ngăn Việt Nam thu thuế hàng triệu đôla.
Thuế mà Việt Nam muốn thu trị giá 179 triệu đôla, đánh vào thương vụ ConocoPhillips (Mỹ) bán hai công ty con hoạt động tại Việt Nam cho Perenco (Anh-Pháp) với giá 1,3 tỷ đôla, thu được lợi nhuận 896 triệu đôla.
Tuy nhiên ConocoPhillips và Perenco cho hay sẽ không đóng thuế. Và để tránh thuế, họ kiện chính phủ Việt Nam ra một tòa án của Liên Hiệp Quốc. Thông tin về ngày và địa điểm của buổi điều trần này hiện vẫn nằm trong ‘vòng bí mật’.
Hai tập đoàn dầu khí kiện VN liên quan đến thuế
VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la
‘Không nên găm giữ đô la Mỹ’
The Guardian là một trong những hãng tin hiếm hoi đưa thông tin về vụ kiện với bình luận rằng “các vụ tranh chấp, kiện tụng về thuế như vậy được cho là tốn kém, mờ mịt và bất thường”.
Ngoài nguy cơ không thu được được thuế, chính phủ Việt Nam còn có thể phải mất thêm một khoản tiền lớn để trả cho hai tập đoàn trên nếu thua kiện, theo một nghiên cứu mới công bố của hai tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC hôm 3/7 rằng chính phủ Việt Nam vẫn có giải pháp, hoặc ít nhất là rút bài học cho tương lai.
Trước khi nghe những giải pháp do ông Hiếu đề nghị, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về vụ kiện.
Vụ kiện bắt đầu từ đâu?
Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips và Perenco nộp đơn lên tòa án của Liên Hiệp Quốc năm 2018 trong một nỗ lực ngăn chính phủ Việt Nam thu thuế hàng triệu đôla.
Một cuộc điều tra của Finance Uncovered khám phá ra ConocoPhillips và Perenco tìm cách ngăn chặn chính phủ Việt Nam đánh thuế ước tính 179 triệu đôla cho tiền lời hai tập đoàn này có được do bán các mỏ dầu ở Việt Nam, theo The Guardian.
Đây được xem là một sự việc chưa có tiền lệ, lần đầu tiên xảy ra về vấn đề thuế thu được trên vốn.
Tranh chấp sẽ được xét xử tại một tòa án quốc tế nằm dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Tòa án này ít được người bên ngoài lĩnh vực pháp lý biết đến “nhưng có trọng lượng”, vì vậy việc tiết lộ thông tin về ngày và địa điểm của buổi điều trần này bị giới hạn.
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Cavider Bull không bình luận. Nhưng ông nói sự việc này sẽ tạo ra tiền lệ đáng ngại cho các nước nghèo hơn, vì bất kỳ tranh chấp nào cũng sẽ liên quan đến chi phí pháp lý rất lớn.
Kết quả phiên tòa có thể đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cách các công ty đa quốc gia cố gắng tránh trả thuế cho các nước nghèo hơn.
Vụ kiện xuất phát từ việc hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cuu Long, thuộc sở hữu của một công ty dầu khí Anh Quốc là công ty con của Tập đoàn ConocoPhillips (Mỹ), được bán cho một công ty của Anh Quốc thuộc sở hữu của Tập đoàn Perenco vào năm 2012.
Những tài sản do hai công ty ConocoPhillips Gama Ltd và ConocoPhillips Cuu Long nắm giữ đều nằm ở Việt Nam.
Tập đoàn ConocoPhillips đã bán hai công ty này với giá 1,3 tỷ đôla, thu được lợi nhuận 896 triệu đôla.
Chính phủ Việt Nam đã ra tín hiệu về ý định đánh thuế giao dịch, ước tính lên tới 179 triệu đôla. Nhưng ConocoPhillips và Perenco cho hay việc bán hai công ty đặt tại Anh nên không chịu thuế tại Việt Nam. Đồng thời cho biết sẽ theo đuổi tất cả các thủ tục pháp lý hiện có để thách thức bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam trong việc thu thuế thương vụ này.
Tập đoàn ConocoPhillips và Tập đoàn Perenco đã đệ đơn lên tòa theo Hiệp ước Đầu tư song phương Anh – Việt, tuân theo quy trình trọng tài được điều hành bởi Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế.
Trong khi đó Sarah-Jayne Clifton tại Công ty thu nợ Jubilee nói với The Guardian rằng “thật quá đáng khi một công ty đa quốc gia đang cố gắng sử dụng một quy trình pháp lý không phù hợp để buộc Việt Nam từ bỏ doanh thu từ thuế”.
Giải pháp ‘kiện ngược’
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chính phủ Việt Nam có thể ‘kiện ngược lại’ hai công ty nói trên ra tòa án quốc tế.
“Dưới góc độ luật pháp, ConocoPhillips và Perenco có thể sử dụng một công cụ pháp luật nào đó để tránh thuế, nhưng họ có hai công ty con ở Việt Nam. Về nguyên tắc nếu tài sản của họ ở Việt Nam thì trên nguyên tắc họ phải đóng thuế cho chính phủ Việt Nam.”
“Việt Nam cần ra một tòa án của Liên Hiệp Quốc để kiện ngược lại. Thực sự Việt Nam nắm đằng chuôi vì chính phủ có thể giữ tài sản của hai công ty con này trong sự kiểm soát của mình trước khi có phán quyết của tòa quốc tế.”
Tuy nhiên theo ông Hiếu, việc Việt Nam kiện ‘ngược’ được hay không phụ thuộc vào hai điều kiện.
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có là thành viên của Hiệp ước quốc tế về cơ chế Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS) mà hai công ty nói trên sử dụng để đưa Việt Nam ra tòa, hay không.
“Nếu chính phủ Việt Nam đã chấp thuận một thỏa ước như vậy, với tất cả các điều kiện mà một công ty nước ngoài phải tuân thủ khi đầu tư tại Việt Nam thì chính phủ Việt Nam phải thực hiện đúng với thỏa thuận đó.” Ông Hiếu giải thích.
Thứ hai, Việt Nam cần có một ngân sách cho những vụ kiện quốc tế như vậy để thuê các tập đoàn luật uy tín của quốc tế.
“Lý do là bởi các tập đoàn lớn thường thắng trong các vụ kiện như thế này vì ngoài việc họ có cơ sở pháp lý, họ còn thuê các luật sư giỏi, nổi tiếng và các tập đoàn luật lớn tư vấn cho họ, và có khả năng chi trả rất nhiều tiền cho các công ty này. Tất cả các vụ kiện lớn trên thế giới mà tôi biết khả năng thắng tùy thuộc rất nhiều vào khả năng của các công ty tư vấn pháp luật,” TS Hiếu cho hay.
Vì sao ConocoPhillips và Perenco có thể kiện chính phủ Việt Nam ra tòa để tránh thuế sau khi đã kiếm bộn tiền ở Việt Nam?
Nghiên cứu của hai NGO (Corporate Europe Observatory, the Transnational Institute and Friends of the Earth Europe/International) đưa ra danh sách 10 vụ kiện tương tự, bao gồm vụ của Việt Nam, với các tập đoàn giàu có sử dụng cơ chế ISDS như công cụ để ‘bắt nạt’ các nước nghèo.
“Mười vụ nhà đầu tư kiện chính phủ đã được đệ trình, hoặc đã có phán quyết, từ năm 2015, ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho thấy rằng ISDS một lần nữa được sử dụng làm vũ khí của công ty chống lại lợi ích công cộng. Bất chấp những tranh cãi đang diễn ra về cơ chế này, các tòa án thực sự đang trải thảm đỏ cho các tập đoàn tiếp tục phát triển mạnh, và duy trì sự bất công trên toàn thế giới,” nghiên cứu công bố tháng 6/2019 cho hay.
Điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với quốc gia (ISDS) là một công cụ được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới sử dụng để chống lại chính phủ các nước khi lợi nhuận của họ bị tổn hại.
Về cơ bản, cơ chế này cho phép công ty nước ngoài kiện chính phủ dựa trên luật lệ quốc tế, khi các quy định cũ hoặc những quy định mới được ban hành gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của hãng. Những quy định này có thể bao gồm rất nhiều mảng, từ yêu cầu đóng gói, đặt mức giá sàn hay quy trình nộp thuế.
Mục đích ban đầu của việc xây dựng ISDS là nhằm tăng cường đầu tư nước ngoài cũng như là một công cụ bảo hiểm cho các tập đoàn quốc tế trước các biến động chính trị.
Dẫu vậy kể từ giữa thập niên 1990, ISDS đã bị nhiều tập đoàn sử dụng như một công cụ để “bắt nạt” chính phủ những nước đang cố gắng bảo vệ môi trường hay người dân của họ.
Vấn đề của ISDS là đây là hệ thống mang tính một chiều, chỉ quy định về quyền lợi mà không có ràng buộc nào cho nhà đầu tư. Nó sẽ tiếp tục cho phép hàng ngàn công ty kiện chính phủ thông qua một hệ thống tư pháp song song, nếu luật pháp và các quy định của nước sở tại làm giảm khả năng kiếm tiền của họ, theo nghiên cứu nói trên.
ConocoPhillips and Perenco đều là những công ty sử dụng thường xuyên ISDS. ConocoPhillips đã kiếm được hơn 8.3 tỷ đôla tiền đền bù thiệt hại từ chính phủ Venezuela năm 2019.
Perenco, trong khi đó, đang kiện chính phủ Ecuador trong một tòa án ISDS – công ty này đang từ chối trả thuế cho lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động khai thác dầu.
Không có thông tin nào về phiên tòa liên quan đến vụ ConocoPhillips and Perenco được tiết lộ. Perenco hiện vẫn đang khai thác các mỏ dầu tại Việt Nam và vẫn kiếm lời hơn 32 triệu đô la năm 2017.
Nhà báo George Turner được trích dẫn trong nghiên cứu nói trên rằng nếu chính phủ Việt Nam thành công trong việc thu thuế từ thương vụ của ConocoPhillips and Perenco thì điều này có thể có ý nghĩa sâu sắc đối với các nước đang phát triển khác, vốn thường thấy các công ty phương Tây kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ các khoản đầu tư ở nước họ, sau đó rời đi mà không đóng thuế.
Tuy nhiên, những ‘ca’ như thế này thường ít có tín hiệu lạc quan cho các nước chủ nhà.
“Bởi lẽ thông thường các bồi thẩm đoàn thường có khuynh hướng thân thiện hơn với các nhà đầu tư, và nhìn chung ủng hộ các đòi hỏi của họ thay vì quyền lợi của các chính phủ hay thậm chí quyền con người của người dân tại các nước đó,” theo ông Jayati Ghosh, Giáo sư Kinh tế Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi.
Có ít nhất 24 quốc gia đang phải đối mặt với các vụ kiện về thuế có sử dụng ‘vũ khí’ là ISDS, gồm Uganda, India, Laos, Algeria, Yemen, Ecuador, Venezuela, Peru, Bolivia, Mexico, and Argentina.
Cơ hội từ EVFTA
Ngoài giải pháp kiện ngược nói trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng Hiệp định thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết mới đây là cơ hội cho Việt Nam để đưa các vụ việc như vậy ra công luận quốc tế. Từ đó đề nghị xem xét lại các vấn đề, trong đó có cơ chế ISDS.
“Đây là một cơ hội tốt. EVFTA là nền tảng, cơ sở để Việt Nam bảo vệ quyền lợi của mình qua các vụ kiện như thế này. Vì dù EVFTA đã được ký kết nhưng vãn còn cần thảo luận để thông qua nghị viện của các nước thành viên. Mọi luật lệ và môi trường đều có thể thay đổi thông qua thảo luận,” ông Hiếu nói.
Đặc khu kinh tế: ‘Chỉ chỉnh thời gian thuê đất, chưa đủ’
VN dễ thiệt hại vì vấn đề ‘hàng TQ tuồn sang’
VN cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp TQ
Cũng theo TS Hiếu, đây có thể xem là kinh nghiệm đầu tiên của Việt Nam trong việc bị các tập đoàn nước ngoài kiện ra tòa quốc tế nhằm tránh thuế.
“Bài học của Việt Nam là cần có sự chuẩn bị, đón đầu dấu hiệu các tập đoàn lớn chuyển nhượng công ty con tại Việt Nam cho nhau, để đưa ra lời cảnh báo rằng họ khó có thể thành công được, và rằng chính phủ Việt Nam sẽ có các biện pháp mạnh, như không cho họ sử dụng tài sản ở Việt Nam cho tới khi vụ việc được giải quyết tại tòa quốc tế. Hành động của chính phủ Việt Nam trong trường hợp này rất quan trọng để tạo tiền lệ cho tương lai.”
TS Hiếu cũng cho rằng chính phủ Việt Nam nên đưa vụ kiện này ra công khai để có phản ứng của nhiều thành phần kinh tế, từ đó đưa lên tòa án quốc tế.
“Chính phủ được người dân ủng hộ thì khi ra tòa có trọng lượng hơn là chỉ đơn phương chính phủ làm chuyện đó. Việc công khai cũng là cảnh cáo các công ty sau này có ý đồ dùng những mánh lới để trốn thuế.”
“Sự hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu vào thị trường quốc tế không phải là điều dễ dàng. Nhiều ràng buộc, rủi ro hơn. Việt Nam cần phải quan tâm đến những quan hệ quốc tế. Có quá nhiều thay đổi, tác động tích cực và tiêu cực lên Việt Nam, trong khi mình là nền kinh tế dựa rất nhiều vào xuất khẩu. GDP đầu người của VIệt Nam còn rất thấp, sức mua nội địa thấp. Do đó Việt Nam phải tích cực tìm thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa.”
“Chính phủ thế Việt Nam càng dễ bị tổn thương khi có các biển động, khủng hoảng. Vụ kiện này cho thấy việc đi vào thị trường giao dịch quốc tế là rất phức tạp, không chỉ về buôn bán giao dịch hàng hóa mà còn về pháp luật, thông lệ quốc tế,” chuyên gia kinh tế cho BBC hay từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48850335

Các công ty Việt Nam kéo đến siêu thị Big C

biểu tình vì bị chủ người Thái ngưng nhập hàng

Tin Saigon.- Báo Vietnamnet ngày 3 tháng 7 năm 2019 loan tin, vào ngày 2 tháng 7 vừa qua, tập đoàn Central Group của Thái Lan đã ra thông báo về việc siêu thị Big C sẽ dừng mua các sản phẩm may mặc của các công ty Việt Nam kể từ tháng 7 này. Nguyên nhân được tập đoàn đưa ra là do chiến lược kinh doanh của tập đoàn thay đổi, nên Big C không bán hàng may mặc Việt nữa. Sự việc khiến nhiều nhà cung cấp hàng may mặc của Việt Nam bất ngờ.
Vào chiều ngày 3 tháng 7, nhiều chủ công ty dệt may, và công nhân đã tập trung trước văn phòng đại diện Central Group đã để làm rõ sự việc, và phản đối. Đại diện một số công ty cho biết, thông báo của Big C khiến họ bất ngờ, có lô hàng của họ đã hoàn thành, đang trên đường vận chuyển điến siêu thị nhưng bây giờ không biết phải giải quyết ra sao.
Trước tình hình trên, phía Big C đã giải thích rằng, trên đây chỉ là quyết định tạm thời của Tập đoàn chứ không phải chấm dứt hợp đồng. Một công ty cho biết, quyết định trên của Big C đã khiến họ bị tồn nguyên liệu, thất thoát vốn chừng 5 đến 10 tỷ đồng.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu sự việc trên được thông qua, có thể hàng loạt các sản phẩm Việt Nam khác trong siêu thị do ngoại quốc sở hữu sẽ từng bước bị đẩy ra ngoài, nhường chỗ cho hàng hóa ngoại. Trước đó, Big C là chuỗi siêu thị do Việt Nam sở hữu dù đang kinh doanh khá đông khách nhưng vào năm 2016, chuỗi siêu thị này đã được bán lại cho người Thái Lan.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cac-cong-ty-viet-nam-keo-den-sieu-thi-big-c-bieu-tinh-vi-bi-chu-nguoi-thai-ngung-nhap-hang/

Tranh cãi Big C:

Bộ Công thương Việt Nam giải thích

Hôm 4/7, Thứ trưởng Công thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải nói đã làm việc với Central Group, Thái Lan để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam.
EVFTA và lời tư vấn cho lãnh đạo Việt Nam
Xã hội dân sự VN sau lễ ký EVFTA
Hệ thống siêu thị Big C ở Việt Nam, thuộc sở hữu của Central Group, Thái Lan, hôm 3/7 cũng ra thông cáo báo chí.
Thông cáo đưa ra trong lúc có tranh cãi có phải Big C ngừng làm việc với các nhà cung cấp may mặc Việt Nam.
Ông Đỗ Thắng Hải cho hay: “Tại buổi làm việc ngày hôm nay giữa Bộ Công Thương, doanh nghiệp và có sự chứng kiến của đại sứ quán Thái Lan tại việt Nam, Big C cho biết hệ thống siêu thị này đang cấu trúc lại ngành hàng may mặc nên mới có việc tạm dừng mua hàng dệt may tại Việt Nam trong thời gian 15 ngày.”
“Hiện, Central Group đã gửi thư cho các đối tác về việc tạm dừng mua này, các đơn hàng trước đó vẫn được tiếp tục thực hiện”, Thứ trưởng cho biết.
Thông cáo của Big C nói: “Big C Việt Nam đang phát triển các thương hiệu mới. Big C Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình phát triển này trong chuỗi bán lẻ của mình. Cách tiếp cận tương tự được áp dụng cho ngành hàng may mặc.
Để bảo đảm mô hình kinh doanh mới này có thể phát triển thành công, Big C Việt Nam đang xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này. Tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển đó.
Big C Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng.”
Tạm thời?
Big C nói họ “đang trong quá trình xem xét cùng với hơn 200 nhà cung cấp hàng may mặc để phát triển các sản phẩm với chất lượng tốt nhất nhằm thỏa điều kiện không chỉ cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng”.
“Việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.”
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu quan điểm giải quyết của Big C với hơn 200 doanh nghiệp hàng dệt may là việc của doanh nghiệp, và phải giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký với các nhà cung cấp Việt Nam và tuân thủ các quy định pháp luật khác của Việt Nam.
“Hướng giải quyết hiện tại, bước đầu, Big C đã cam kết ngay trong ngày hôm nay sẽ mở lại đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp sản phẩm dệt may, và sẽ mở lại toàn bộ trong 15 ngày tới”, Thứ trưởng nói.
Hôm 2/7, dư luân xôn xao vì tin Big C nói sẽ ngừng đặt hàng của các đối tác cung cấp hàng may mặc Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48868388

Tình trạng thiếu điện bị lũng đoạn để trục lợi (Bài 3)

Bài 3: MUA ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC, TRẢ TIỀN ĐỂ NHẬN THÊM HỌA?
Điện là một loại hàng hóa. Nguồn, phương thức phân phối, giá bán thứ hàng hóa này tác động trực tiếp đến kinh tế – xã hội, quyết định mức độ phát triển của một quốc gia nên điện trở thành hàng hóa đặc biệt. Sản xuất – cung ứng điện được xem là một yếu tố quan trọng phải tính  kỹ để duy trì và bảo vệ an ninh năng lượng.
Dù liên quan tới an ninh năng lượng nhưng nhập khẩu điện (mua điện của nước ngoài) là điều bình thường, thậm chí rất nên nếu có thể tiết giảm vốn đầu tư, gia tăng khả năng cung ứng, hạ giá bán, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Mua điện của Trung Quốc, Lào sẽ không phải là chuyện cần phải bận tâm, đáng bàn nếu…
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không… còn
ĐBSCL – vựa lúa của Việt Nam đang ngắc ngoải. Sông rạch chằng chịt nhưng khu vực này đang thiếu nước ngọt cho cả sản xuất lẫn sinh hoạt. Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ĐBSCL không còn dồi dào như trước, mực nước của hệ thống sông rạch tụt xuống là lý do nước mặn từ biển xâm nhập càng ngày càng sâu vào đất liền. Cách nay ba năm, nước mặn lấn sâu vào sông rạch tới 90 cây số. Ruộng thiếu nước, vườn thiếu nước, con người cũng thiếu nước ăn, uống, tắm, giặt, phải khai thác nước ngầm và bề mặt sụt lún. Nếu bề mặt tiếp tục sụt lún và nước biển tiếp tục dâng lên, phần lớn ĐBSCL sẽ biến mất.
Lượng nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ĐBSCL giảm đáng kể còn là lý do đất đai cằn cỗi vì không được phù sa bù đắp, lượng cát sỏi cũng giảm dần, đây cũng là lý do sạt lở xảy ra khắp nơi. Theo các thống kê đã công bố, mỗi năm, sạt lở làm ĐBSCL mất khoảng 300 héc ta. Khu vực này hiện có 564 điểm sạt lở cả ở bờ sông (512 điểm) lẫn bờ biển (52 điểm). Chi phí chống sạt lở dù tính bằng tỉ nhưng những tỉ đồng đó cũng đổ xuống sông, biển vì chính đê bao, kè biển bị xói mòn. Tuy có nhiều lý do dẫn tới thảm cảnh này: Khai thác cát quá mức. Số công trình ven bờ gia tăng tác động tới nền địa chất vốn yếu ớt,… song các chuyên gia vẫn khẳng định, nguyên nhân chính vẫn là sự suy giảm lượng nước, lượng phù sa từ thượng nguồn.
Có những thứ độc quyền của ĐBSCL vĩnh viễn biến mất. Trước tiên phải kể đến vỉa than bùn của vùng U Minh, từ hơn 8.000 ha với chiều dày hơn 2 mét, nay chỉ còn lỏm chỏm trong vùng U Minh Hạ và trong vườn quốc gia U Minh Thượng và chiều dày chỉ còn khoảng một mét và có nguy cơ mất dấu theo thời gian vì mực nước ở các vùng này mỗi năm mỗi kiệt hơn – TS Dương Văn Ni, Đại học Cần Thơ
Tiến sĩ Dương Văn Ni – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An, Đại học Cần Thơ – lưu ý: Có những thứ độc quyền của ĐBSCL vĩnh viễn biến mất. Trước tiên phải kể đến vỉa than bùn của vùng U Minh, từ hơn 8.000 ha với chiều dày hơn 2 mét, nay chỉ còn lỏm chỏm trong vùng U Minh Hạ và trong vườn quốc gia U Minh Thượng và chiều dày chỉ còn khoảng một mét và có nguy cơ mất dấu theo thời gian vì mực nước ở các vùng này mỗi năm mỗi kiệt hơn.
Thông qua hệ thống truyền thông Việt Nam, những chuyên gia như Tiến sĩ Lê Anh Tuấn – Viện phó Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ – từng nhiều lần lưu ý: Việc các nhà máy thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, tích nước cho việc phát điện trong mùa khô là một trong những lý do chính gây ra đủ thứ họa cho ĐBSCL. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – một chuyên gia độc lập về ĐBSCL và thủy điện Mekong – từng lặp đi, lặp lại, các đập thủy điện ở Trung Quốc đã làm giảm 50% lượng phù sa mà lẽ ra ĐBSCL có thể nhận được hàng năm, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất đai, sự phát triển của nông nghiệp mà còn gia tăng mức độ sạt lở bờ sông, bờ biển.
Không chỉ dẫn đầu trong việc chặn dòng Mekong để phát triển thủy điện (từ cuối thập niên 1990 đến nay, Trung Quốc đã hoàn tất 5/7 dự án theo kế hoạch khai thác đoạn Mekong trên lãnh thổ Trung Quốc), Trung Quốc còn đầu tư vào Lào, Campuchia để phát triển thủy điện trên đoạn Mekong chảy qua hai quốc gia này và cho họ vay vốn để phát triển các công trình thủy điện. Nếu kế hoạch này hoàn tất, năm 2030, đoạn Mekong chảy qua Lào và Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam sẽ có thêm 12 công trình thủy điện nữa!
Các tổ chức bảo vệ sông ngòi, môi trường quốc tế đã lên tiếng nhiều lần, cố gắng thuyết phục cả Trung Quốc, Lào, Campuchia rằng, phát triển các công trình thủy điện trên dòng Mekong là hủy diệt cả nông nghiệp, ngư nghiệp lẫn tương lai toàn bộ khu vực thuộc lưu vực Mekong nhưng không hiệu quả. Chẳng riêng ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng cũng bị đe dọa khi Trung Quốc đang và sẽ xây dựng các công trình thủy điện trên thượng nguồn sông Hồng, sông Đà đoạn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc.
Trong bối cảnh như hiện nay, ý tưởng hỏi mua điện của Trung Quốc và Lào có khác gì trả tiền để thiên hạ tích cực hơn trong việc tạo thêm họa cho mình. Mua điện của Trung Quốc và Lào có khác gì trả tiền để nhận thêm họa?
Không sợ thảm họa hạt nhân
Ngoài nguồn điện từ thủy điện, Trung Quốc đang phát triển nguồn điện từ các nhà máy điện hạt nhân để thay thế hệ thống nhà máy đốt than phát điện mà Trung Quốc đang hỗ trợ Việt Nam cả về vốn lẫn công nghệ để đừng “thiếu điện”!
Năm 2016, dân chúng Việt Nam xôn xao khi có tin Trung Quốc xây dựng ba nhà máy điện hạt nhân sát biên giới Việt Nam (một ở Quảng Tây – Nhà máy Phòng Thành cách Móng Cái chỉ 50 cây số, một ở Quảng Đông – Nhà máy Trường Giang cách Hải Phòng khoảng 100km, một trên đảo Hải Nam – Nhà máy Xương Giang cách nhiều điểm ở Việt Nam khoảng 200 cây số. Đến giữa 2017, cả ba nhà máy đều đã vận hành từ hai đến ba tổ máy phát điện và tiếp tục xây dựng thêm những tổ máy khác.
Do khoảng cách giữa ba nhà máy vừa kể với biên giới Việt – Trung, theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam phải lập kế hoạch ứng phó mở rộng (EPD – bán kính mở rộng đến 100 cây số), hoặc lập kế hoạch theo dõi nhiễm xạ đối với thực phẩm và hàng hóa ICPD (bán kính mở rộng 300 cây số).
Theo một số chuyên gia về năng lượng hạt nhân, Trung Quốc phát triển rất nhanh trong lĩnh vực điện hạt nhân. Năm 2010 đã đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2020. Tuy nhiên việc phát triển rất nhanh như thế kéo theo nhiều rủi ro do dễ mắc sai lầm và vi phạm các tiêu chuẩn về an toàn. Một loại rủi ro khác là thiếu minh bạch, thường bưng bít thông tin nên rất khó đánh giá nguy cơ để phòng ngừa.
Từ sự lo âu của dân chúng Việt Nam, tháng 4 năm 2017, Bộ Khoa học – Môi trường Việt Nam loan báo đã liên lạc với giới hữu trách Trung Quốc để thảo luận về ba nhà máy điện hạt nhân đã kể. Lúc đó, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khải – Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – cho biết, hai bên đã thảo luận về việc soạn thảo Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các cơ quan hữu trách của hai bên nói riêng và ngành năng lượng hạt nhân nói chung. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về việc hợp tác xây dựng mạng quan trắc và kế hoạch ứng phó tầm mức quốc gia khi xảy ra sự cố – một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác thì phía Trung Quốc lại không tán thành và bỏ đi!
Việt Nam từng dự định làm điện hạt nhân nhưng cuối cùng Quốc hội quyết định ngưng vì sự thật là đến nay, điện hạt nhân vẫn là thứ không bảo đảm an toàn. Còn chuyện Trung Quốc làm điện hạt nhân thì Việt Nam không có cách nào bắt họ dừng được…Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, Nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT
Khi được đề nghị cho ý kiến về sự hiện diện của các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc tọa lạc sát biên giới Việt – Trung, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ bảo rằng: Việt Nam từng dự định làm điện hạt nhân nhưng cuối cùng Quốc hội quyết định ngưng vì sự thật là đến nay, điện hạt nhân vẫn là thứ không bảo đảm an toàn. Còn chuyện Trung Quốc làm điện hạt nhân thì Việt Nam không có cách nào bắt họ dừng được…
Tất nhiên là Việt Nam không có cách nào khiến Trung Quốc ngưng phát triển các nhà máy điện nguyên tử về phía Nam theo kế hoạch của Trung Quốc. Đàm phán mua điện của Trung Quốc là một ý tưởng góp phần thúc đẩy viễn cảnh sẽ sớm có thêm nhiều nhà máy điện hạt nhân gần lãnh thổ Việt Nam hơn.
***
Duy trì sự ổn định của nguồn điện, thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng. Song giao vấn đề hết sức quan trọng đó cho Bộ Công Thương, EVN lập kế hoạch và giữ vai trò nhạc trưởng có bảo đảm phát triển bền vững hay không dường như còn quan trọng hơn. Chẳng lẽ cứ để “thiếu điện” là dịp mở thêm một đoạn đường đưa quốc gia vào sâu hơn trong tuyệt lộ?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/profiteering-from-the-lack-of-electricity-07032019074820.html

Việt Nam phản đối

báo cáo Tự do Tôn giáo của Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/7 lên tiếng chỉ trích báo cáo về tự do tôn giáo mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ, và nói rằng báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 21/6 công bố phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu 2018, trong đó có phần về Việt Nam. Phúc trình chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tôn giáo, nhiều nhóm tôn giáo vẫn không được tự do hoạt động.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”.
Theo bà Hằng, 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Bà Hằng cho biết báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận những thành tựu và tiến triển của Việt Nam trong công tác đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng.
“Việt Nam sẵn sàng hợp tác và đối thoại với Hoa Kỳ trong vấn đề này để thu hẹp khác biệt, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, vì lợi ích nhân dân hai nước”, bà Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới.
Trước đó, vào ngày 29/4/2019, Uỷ hội Quốc tế Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Thế giới công bố báo cáo tự do tôn giáo, đánh giá Việt Nam vẫn là một nước thiếu tự do tôn giáo và cần phải được đưa trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng đưa Việt Nam vào danh sách này trước khi rút Việt Nam khỏi danh sách vào năm 2006.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-protest-us-religious-freedom-report-07042019101540.html

Thương chiến Mỹ – Trung :

Việt Nam trong thế trên đe dưới búa

Thanh Hà
Theo báo cáo của bộ Thương Mại Mỹ công bố ngày 03/07/2019, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng 36 % so với cùng thời kỳ năm 2018, cao hơn cả khối lượng hàng hóa của Ấn Độ bán sang Hoa Kỳ. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên, Việt Nam thực sự hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Vậy Việt Nam giờ đây có nguy cơ rơi vào tầm ngắm của chính quyền Trump hay không ? Đây là câu hỏi được nhật báo tài chính Nhật Bản Nikkei nêu lên đúng vào lúc Mỹ đánh thuế hơn 400% vào mặt hàng thép Việt Nam bán sang thị trường Hoa Kỳ nhưng có xuất xứ Hàn Quốc và Đài Loan.
Tuần trước, trên đường đến Osaka dự thượng đỉnh nhóm G20 mà Việt Nam là một trong những khách mời của nước chủ nhà Nhật Bản, tổng thống Donald Trump đã đe dọa : Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhưng “còn tệ hơn” cả Trung Quốc khi lợi dụng Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.
Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ – Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tại sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.
Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối thoại, nhưng không chắc Nhà Trắng nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.
Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là những mối quan hệ đồng minh chiến lược như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có lý do gì để Nhà Trắng “tha” cho Việt Nam.
Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.
Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một điềm lành.
Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.
Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America –Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng “đột ngột”, làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng, sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt Nam đã “xấu đi thêm” : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lại tăng.
Trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng : 30 % nhập khẩu của Việt Nam là hàng của Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn bán được hàng sang Hoa Kỳ.
Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép của Hàn Quốc và Đài Loan.
Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Nhà Trắng đang hướng tới một công cụ khác, đó là viện cớ “thao túng tỷ giá hối đoái” để phạt các đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định thế nào là “thao túng ngoại hối” và mở rộng danh sách các đối tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia.
Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động đến Việt Nam và đối với nước này, « chơi » với Mỹ thật không đơn giản chút nào.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190704-thuong-chien-my-trung-viet-nam-tren-de-duoi-bua

Việt Nam nhờ Trung Quốc tìm kiếm

ngư dân mất tích trên biển,

quan tâm vụ bắn thử tên lửa của Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 4/7 cho báo giới biết, theo yêu cầu của Việt Nam, Trung Quốc đã điều máy bay trực thăng và tàu giúp tìm kiếm ngư dân Việt Nam mất tích trong vụ đâm tàu ở gần đảo Bạch Long Vỹ thuộc Vịnh Bắc Bộ hôm 28/6 vừa qua.
Bà Hằng cho biết Trung Quốc đã điều 8 tàu và 2 máy bay trực thăng đến khu vực trên để phối hợp tìm kiếm.
“Trên cơ sở đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc đã điều 8 tàu và 2 trực thăng đến khu vực trên để phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Đến nay cứu được 9 ngư dân, tìm được 1 thi thể nạn nhân và còn 9 ngư dân khác đang mất tích.”, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội.
Vụ đâm tàu xảy ra vào khoảng 1 giờ chiều ngày 28/6 khi tàu Pacific 01 đâm vào tàu cá NA 95899 TS gồm 19 thuyền viên. 10 ngư dân đã chìm theo tàu cá.
Cũng tại buổi họp báo ngày 4/7, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước tin Trung Quốc thử tên lửa chống tàu ở những đảo nhân tạo thuộc khu vực Biển Đông, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam rất quan tam và theo dõi sát sự việc.
Bà Lê Thị Thu Hằng nói mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của các bên.
Hồi cuối tuần qua, Trung Quốc đã bắn thử tên lửa chống tàu ở gần quần đảo Trường Sa. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 3/7 đã lên tiếng phản đối vụ bắn thử tên lửa này, và gọi đây là hành động đáng lo ngại, nhằm đe doạ các nước đòi chủ quyền khác ở Biển Đông.
Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông. Việt Nam cũng là một trong những nước đòi chủ quyền tại khu vực này, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-asked-china-for-help-protest-missile-test-in-scs-07042019101135.html

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn

và quyền… đầu độc

Trân Văn
Bản chất của việc cho phép Công ty An Nông tiếp tục phân phối các loại thuốc diệt cỏ có chứa paraquat đến tháng chín năm nay, cho dù lệnh cấm kinh doanh các loại thuốc diệt cỏ chứa paraquat đã có hiệu lực trên toàn quốc kể từ tháng hai (1), chính là gia hạn hoạt động nỗ lực đầu độc cộng đồng. Chẳng lẽ Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) và rộng hơn là Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Bộ NN PTNT) có quyền đầu độc?
***
Paraquat là tên một hợp chất hữu cơ chuyên dùng diệt cỏ. Paraquat hữu hiệu vì có thể khử oxy hóa trên tất cả các loại mô thực vật, hủy diệt các mầm sống, không chỉ có thế… Với con người, nếu muốn chết, chỉ cần “nhấp” 10 ml đến 15 ml paraquat là y học bó tay. Đó là lý do nhiều bệnh viện ở Việt Nam từng liên tục cảnh báo về vấn nạn sử dụng các loại thuốc diệt cỏ có chứa paraquat để tự tử càng ngày càng trầm trọng (2).
Không muốn chết nhưng vô tình hít phải, chạm phải, ăn uống thực phẩm nhiễm paraquat cũng có thể đối diện với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng. Các nghiên cứu khoa học đã xác định, paraquat trong các loại thuốc diệt cỏ hết sức nguy hại cho hệ hô hấp, tim, gan, thận, có thể là một tác nhân dẫn tới Parkinson. Cộng đồng châu Âu đã cấm dùng paraquat từ 2007, Hoa Kỳ thì qui định muốn dùng paraquat phải xin phép.
Năm 2017, chuông cảnh báo về tình trạng sử dụng paraquat nói riêng và lạm dụng các loại thuốc BVTV nói chung tiếp tục ngân lên giòn giã khi giới hữu trách công bố nguyên nhân khiến 60 học sinh trường Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đột nhiên cùng nhức
đầu, chóng mặt, nôn mửa phải đưa đi cấp cứu là vì… hít phải paraquat do một nông dân cư ngụ gần trường phun thuốc diệt cỏ trong vườn của ông (3).
***
Thuốc BVTV là mỹ từ do Việt Nam sáng tạo để gọi các sản phẩm diệt cỏ, côn trùng có hại cho cây cối. Tuy bảo vệ được thực vật nhưng tất cả những loại thuốc BVTV đã và đang được sử dụng tại Việt Nam đều là thuốc độc đối với con người và môi trường. Cục BVTV nói riêng và Bộ NN PTNT nói chung thay mặt hệ thống công quyền Việt Nam cho phép hoặc ngăn cấm nhập cảng, sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV.
Cách nay vài thập niên, gần như toàn bộ châu Âu đã cùng lắc đầu với các loại thuốc BVTV chế tạo từ hóa chất. Tuy chưa thể lắc đầu như châu Âu nhưng nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã giới hạn các loại hóa chất trong thuốc BVTV ở phạm vi từ 400 đến 600 loại. Riêng tại Việt Nam, số hóa chất được phép sử dụng trong thuốc BVTV lên tới… 1.700 loại. Sự dễ dãi đó khiến thuốc BVTV tại Việt Nam… cực độc!
Việt Nam đã trở thành “thiên đường” cho đủ loại thuốc BVTV và các loại hóa chất để chế tạo thuốc BVTV tìm đến. Trong bốn năm từ 2011 đến 2015, mỗi năm, Việt Nam chi hơn 400 triệu Mỹ kim để nhập các chất độc loại này, phần lớn đến từ Trung Quốc. So với giai đoạn trước năm 2010, kim ngạch nhập cảng thuốc BVTV và hóa chất chế tạo chúng dù đã tăng mười lần nhưng vẫn còn tiếp tục tăng vùn vụt.
Các chuyên gia cả của Việt Nam lẫn quốc tế từng thực hiện một số cuộc khảo sát và cảnh báo, tại Việt Nam có tới 80% thuốc BVTV dùng không đúng cách, thành ra mỗi năm, có từ 150 đến 200 tấn thuốc BVTV dư thừa, thẩm thấu vào đất, vào nguồn nước khiến cả đất, nước lẫn nông sản cùng bị nhiễm độc, môi trường sống bị ô nhiễm, sức khỏe của cộng đồng và nhiều thế hệ bị hủy hoại.
***
Thực tế môi trường và thực trạng sức khỏe cộng đồng của người Việt đã trở thành sức ép, buộc hệ thống công quyền Việt Nam phải hành động. Tháng 2 năm 2017, Bộ trưởng NN PTNT của Việt Nam ban hành một quyết định (278/QĐ-BNN-BVTV), chính thức loại bỏ hai loại hóa chất: Paraquat và 2,4 D ra khỏi “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam”.
Cho dù thừa nhận, hai loại hóa chất vừa kể “gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường…” nhưng có thể vì thông cảm sâu sắc với những doanh nghiệp đã nhập cảng, đã sản xuất các loại thuốc diệt cỏ có chứa paraquat và 2D, Bộ NN PTNT cho phép các doanh nghiệp này thêm hai năm để tổ chức tiêu thụ cho hết chất độc. Cũng vì vậy, lệnh cấm này chỉ thực sự có hiệu lực từ ngày 8/2/2019.
Đáng lưu ý là đến giờ (tháng 7 năm 2019), nửa năm sau khi lệnh cấm các loại thuốc diệt cỏ chứa paraquat và 2,4D đã có hiệu lực vẫn còn một doanh nghiệp – Công ty An Nông – đang tổ chức khuyến mãi, thúc đẩy việc gia tăng tiêu thụ thuốc độc đã bị cấm. Đại diện Công ty An Nông giải thích với tờ Tuổi Trẻ rằng Cục BVTV có cho Công ty An Nông một… văn bản, gia hạn thời gian kinh doanh thuốc độc đã bị cấm đến tháng 9!
Tờ Tuổi Trẻ chỉ thắc mắc rằng tại sao Cục BVTV lại “đặc cách” cho Công ty An Nông và Bộ NN PTNT “nới tay” cho riêng Công ty An Nông kinh doanh thuốc độc đã bị cấm? Đặt vấn đề như thế không thỏa đáng! Từ thực tế môi trường và thực trạng sức khỏe cộng đồng của người Việt phải chất vấn hệ thống công quyền Việt Nam rằng, có “chặt đầu, lột da” những kẻ tạo điều kiện cho Công ty An Nông đầu độc cộng đồng hay không?
***
Do áp lực của dư luận, tháng 2 năm nay, Bộ NN PTNT Việt Nam quyết định loại bỏ hai hóa chất chlorpyrifos ethyl và fipronil ra khỏi danh mục hóa chất được phép sử dụng trong thuốc BVTV tại Việt Nam. Giống như paraquat và 2,4 D, Bộ NN PTNT cho phép các doanh nghiệp tiếp tục nhập cảng, sản xuất các sản phẩm có chứa chlorpyrifos ethyl và fipronil đến năm sau (2/2020) và buôn bán cho đến năm sau nữa (2/2021) (4).
Bộ NN PTNT giải thích, việc vạch “lộ trình” vừa kể nhằm “không gây thiệt hại cho các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và kinh doanh”. Cơ quan này nói riêng và hệ thống công quyền nói chung không bận tâm đến thiệt hại của môi trường sống và sức khỏe cộng đồng: Chlorpyrifos là một trong những thủ phạm tạo ra quái thai vì làm suy giảm nội tiết tố sinh sản, tác động đến hệ thần kinh trung ương và thực vật của bào thai, khiến chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh nhỏ hơn bình thường, trẻ sơ sinh nhẹ cân, chưa kể nhiễm chlorpyrifos có thể dẫn tới ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt. Còn fipronil nguy hại cho nội tạng (tuyến giáp, thận, gan,…) và vì tồn đọng rất lâu trong đất, khi thẩm thấu vào cây thì phân hủy chậm nên tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn tự nhiên, đặc biệt trong động vật thủy sinh sẽ dẫn đến ngộ độc mãn tính cho các động vật, trong đó có con người.
Sang tháng ba, Bộ NN PTNT công bố thêm quyết định cấm glyphosate – một loại hóa chất hiện diện trong nhiều sản phẩm thuốc BVTV tại Việt Nam đã được các quốc gia xác định là nguyên nhân khiến ung thư gia tăng. Giống như chuyện cấm paraquat, 2,4D, chlorpyrifos ethyl, fipronil, việc cấm glyphosate cũng có… lộ trình vì phải theo “thủ tục và thông lệ” (5).
Người Việt có thể mất rất nhiều thời gian trong việc tìm thực phẩm “sạch, an toàn” cho mình và gia đình, thường xuyên thở dài, hoang mang khi càng ngày càng nhiều thân nhân, thân hữu, người quen qua đời vì quái bệnh, kể cả khi còn rất trẻ, sống rất lành mạnh. Tuy nhiên rất ít người Việt bận tâm đến thuốc BVTV và cung cách quản lý thuốc BVTV. Bàng quan như thế nên Cục BVTV, Bộ NN PTNT, chính phủ mới như thế.
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/bo-nn-ptnt-noi-tay-cho-doanh-nghiep-ban-chat-cam-2019070207524595.htm
(2) https://infonet.vn/ngo-doc-paraquat-nguy-hiem-nhu-the-nao-post252752.info
(3) https://tuoitre.vn/de-bi-o-nhiem-thuoc-diet-co-1275953.htm
(4) http://www.sggp.org.vn/loai-bo-them-2-hoat-chat-doc-hai-575621.html
(5) https://tuoitre.vn/viet-nam-cam-nhap-khau-thuoc-tru-co-co-hoat-chat-glyphosate-20190324084141591.htm
https://www.voatiengviet.com/a/bo-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-an-nong-bvtv/4984921.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.