Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 04/07//2019

Thursday, July 4, 2019 4:29:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 04/07//2019

Mỹ tổ chức diễn binh nhân ngày lễ Quốc Khánh

Thanh Hà
Tổng thống Donald Trump phô trương sức mạnh quân sự, cho tổ chức một cuộc diễn binh hoành tráng nhân ngày lễ Độc Lập – Independance Day mồng 4 tháng 7 bất chấp những chỉ trích mạnh mẽ trong chính giới và của một phần công luận.
Xe tăng quân đội diễu hành tại khu vực National Mall nơi tập trung nhiều viện bảo tàng và đặt tượng đài Abraham Lincoln. Vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc. Một đội bay gồm nhiều chiến đấu cơ đời mới F-35 bay ngang bầu trời thủ đô Washington trước khi tổng thống Donald Trump đọc bài diễn văn trước tượng đài Lincoln Memorial, nơi đây năm 1963, mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng nhất của ông chống chính sách phân biệt chủng tộc.
Thông tín viên Anne Corpet tại Washington tường trình :
« Xe tăng xuất hiện trên đường phố, chiến đấu cơ trên bầu trời, và một bài diễn văn được tổng thống Mỹ đọc ngay tại nơi Martin Luther King đã thổi bùng tinh thần đám đông người dân với câu nói nổi tiếng ʺI Have A Dream”. Chương trình lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ năm nay khác hẳn với thông lệ. Thông thường vào dịp Independance Day, không khí tưng bừng như một ngày hội với những dàn nhạc và lễ bắn pháo hoa, nhưng không mang nặng màu sắc chính trị.
Thế nhưng từ khi được mời dự lễ Quốc Khánh của Pháp 14 tháng 7 năm 2017, Donald Trump đã bị mê hoặc và muốn tổ chức một “ngày hoàn toàn khác thường”. Để có được sự kiện đó, chính quyền đã trích 2,5 triệu đô la từ ngân sách dành để bảo vệ các khu vườn quốc gia. Đây là điều khiến bên đảng Dân Chủ phẫn nộ.
Cựu bộ trưởng của chính quyền Obama, và cũng là một trong những ứng viên muốn đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống, ông Julian Castro, tuyên bố : “Trump dùng số tiền đó để thỏa mãn cái tôi của ông ta. Đây là một cuộc diễu binh mà tất cả xoay quanh Donald Trump, để mời những nhà tài trợ giàu có nhất của đảng Cộng Hòa đến dự. Thật là một sự lãng phí”.
Với việc tổ chức diễu binh, Donald Trump đang làm chia rẽ công luận đúng vào ngày mà nước Mỹ vinh danh tình đoàn kết dân tộc. Nhiều cuộc biểu tình phản đối sự kiện này sẽ diễn ra trong ngày tại Washington ».
Phe đối lập và một phần công luận Mỹ chỉ trích lễ diễu binh lần này tại thủ đô Hoa Kỳ là quá tốn kém. Đảng Dân Chủ tố cáo tổng thống Trump sử dụng công quỹ để phục vụ mục tiêu tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Theo hãng tin Mỹ AP, tổng thống Trump tuyên bố là “các tướng lãnh Hoa Kỳ rất hài lòng” với sự kiện này, nhưng phía quân đội tới nay vẫn im lặng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190704-my-to-chuc-dien-binh-nhan-ngay-le-quoc-khanh

Thượng viện Mỹ chính thức thông qua

ngân sách quốc phòng 750 tỷ USD

để đối phó với mối đe dọa từ TQ

Thượng viện Mỹ (27/6) chính thức thông qua Dự luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với tổng ngân sách lên tới 750 tỷ USD nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh từ Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và Nga.
Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng khủng
Với 86 phiếu thuận và 8 phiếu phản đối, Thượng viện Mỹ (27/6) chính thức thông qua Dự luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với tổng ngân sách lên tới 750 tỷ USD. Dự luật NDAA dài 973 trang, gồm nhiều điều khoản như tăng cường trừng phạt đối với Triều Tiên, yêu cầu Bộ Quốc phòng báo cáo chi tiết về việc ngăn chặn tình trạng chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc và Nga cũng như báo cáo về hoạt động tại Bắc Cực. Ngoài ra, Dự luật này cũng yêu cầu lập một danh sách các viện nghiên cứu và công ty Trung Quốc có dính líu tới quân đội Trung Quốc, xem đây là cơ sở để xét duyệt cấp thị thực cho các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Trong tổng số 750 tỷ USD chi tiêu quốc phòng cho năm tài khóa 2020, trong đó có gói ngân sách cơ bản 642,5 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng và 23,3 tỷ USD cho các chương trình an ninh quốc gia của Bộ Năng lượng. Dự luật cũng cấp 75,9 tỷ USD cho quỹ hoạt động dự phòng tại hải ngoại – một khoản chi tiêu không thuộc giới hạn ngân sách. Với việc thúc đẩy chính phủ Trump, dự luật của Thượng viện cũng bao gồm yêu cầu của Tòa Bạch Ốc về khoản 3,6 tỷ USD để “bù đắp” cho việc chính phủ đã chuyển khoản ngân sách xây dựng quân đội sang chi tiêu cho bảo đảm an ninh biên giới Mỹ – Mexico theo tuyên bố khẩn cấp an ninh quốc gia của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, dự luật không bao gồm yêu cầu của chính phủ cho khoản 3,6 tỷ USD bổ sung cho xây tường biên giới. Dự luật cũng đưa ra các biện pháp nâng cao đời sống của quân nhân như tăng 3,1% lương cho binh lính bắt đầu từ tháng 1/2020. Nếu được thực thi, đây sẽ là lần tăng lương cho quân nhân Mỹ hàng năm lớn nhất trong một thập kỷ qua. Dư luật cho phép chi 300 triệu USD nâng cấp nhà ở quân đội, giải quyết các báo cáo cho thấy điều kiện sống không đạt tiêu chuẩn tại các căn cứ quân sự Mỹ trên khắp thế giới. Dự luật cũng cho phép Bộ Quốc phòng tăng thêm khoảng 6.200 quân nhân trong năm tới. Trong đó bao gồm khoảng 2.500 lính bổ sung cho Hải quân, 2.000 lính cho Bộ binh và 1.700 lính cho Không quân và 100 lính cho Thủy quân lục chiến.
Đáng chú ý, trong một động thái bất thường, thượng viện sẽ có một cuộc bỏ phiếu riêng trong ngày 28/6 về việc sửa đổi một điều khoản trong dự luật nhằm ngăn cản Tổng thống Donald Trump phát động tấn công Iran mà không được sự chấp thuận từ Quốc hội. Tuy nhiên, điều khoản sửa đổi này khó có thể đạt được 60 phiếu cần thiết để được thông qua tại thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Hạ viện Mỹ cũng sẽ bỏ phiếu dự luật NDAA 2020 của riêng mình vào tháng tới. Hai phiên bản dự luật này sau đó sẽ được thượng viện và hạ viện Mỹ thảo luận, thống nhất trước khi trình Tổng thống Trump ký thành luật. Được biết, Dự luật của Hạ viện có một số khác biệt đáng chú ý với dự luật của Thượng viện như tổng ngân sách quốc phòng giảm 17 tỷ USD, chỉ là 733 tỷ USD. Dự luật của Hạ viện cấm triển khai đầu đạn hạt nhân công suất thấp phóng từ tàu ngầm và cấm sử dụng tiền của Bộ Quốc phòng vào xây tường biên giới. Ngoài ra, Hạ viện Dân chủ cũng dự kiến thông qua các sửa đổi về việc bảo vệ người chuyển giới tham gia quân đội và ngăn chặn dùng tiền ngân sách quốc phòng vào hoạt động quân sự chống Iran.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump (9/12/2018) đã đồng ý phê chuẩn kế hoạch và đệ trình lên quốc hội phê duyệt yêu cầu chi 750 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng vào năm 2019. Ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2019 sẽ tăng hơn 34 tỷ USD so với 716 tỷ USD của năm 2018 và tăng hơn 130 tỷ USD so với chi tiêu quân  sự năm 2017 là 620 tỷ USD. Được biết, ngân sách quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã liên tiếp tăng mạnh lên đến đỉnh điểm vào năm 2019. Trong nhiệm kỳ trước của cựu Tổng thống Barack Obama, ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm kỷ lục, có thời điểm chỉ còn hơn 500 tỷ USD. Theo giới chức lãnh đạo Quốc phòng Mỹ, sở dĩ ngân sách quốc phòng nước này tăng cao kỷ lục là do Lầu Năm Góc sẽ tăng lương cho quân đội, với mức tăng cao nhất trong 9 năm qua (khoản chi cho tăng lương quân nhân cao hơn trước tới 2,6%). Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ phải giành một khoản lớn để đầu tư ban đầu cho việc thành lập lực lượng Không gian-Vũ trụ, Quân chủng thứ 6 trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.
Dư luận Mỹ ủng hộ NDAA
Phát biểu về dự luật tại Thượng viện, Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell nhấn mạnh: “Không quá khi nói về tầm quan trọng của luật này đối với sứ mệnh tiếp tục của nam, nữ quân nhân của đất nước chúng ta. NDAA nhắm mục tiêu đồng thời vừa định hướng hiện đại hóa lực lượng tình nguyện của chúng ta, vừa là chủ trương cung cấp cho việc khôi phục tính sẵn sàng và duy trì quân nhân Mỹ được trang bị các khí tài sát thương tiên tiến nhất, vừa là hứa hẹn về dịch vụ hỗ trợ quan trọng cho các gia đình quân nhân và là tuyên bố cho cả những đồng minh và kẻ thù của chúng ta về quyết tâm chiến lược của Mỹ.”
Chủ tịch Ủy ban Quân sự Thượng viện Jim Inhofe cho rằng dự luật này là sự tiếp nối những nỗ lực của chính quyền Trump nhằm “tái xây dựng” quân đội Mỹ và chống lại các mối đe dọa khắp nơi trên thế giới. Khi giới thiệu dự luật ra Thượng viện, ông Inhofe cho biết: “Thế giới bây giờ bất ổn và nguy hiểm hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời tôi. Chiến lược Quốc phòng đã chỉ rõ cho chúng ta thấy: cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga; các mối đe dọa tiếp diễn từ các quốc gia xảo trá như Iran và Bắc Hàn, và các tổ chức khủng bố; công nghệ mới và các khu vực chiến tranh mới trên không gian vũ trụ và không gian mạng; chưa kẻ tới những năm thiếu hụt ngân sách dưới chính quyền trước”. Cùng quan điểm trên, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jack Reed cho rằng: “Đây là một dự luật rất tốt. Nó đã được ủy ban của chúng tôi không qua với tỷ lệ 25/2, một cuộc bỏ phiếu có được sự ủng hộ hoàn toàn của lưỡng đảng. Dự luật bao gồm nhiều ủy quyền cần thiết, các ủy quyền về tài chính, và các cải cách sẽ giúp được các nam, nữ quân nhân của quân đội Mỹ”.
NDAA là một trong số ít các đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua hằng năm. Nó đã trở thành phương tiện cho một loạt biện pháp chính sách cũng như xác định mọi thứ từ việc dành bao nhiêu tiền để mua máy bay, đóng mới tàu chiến, sẽ mất bao nhiêu tiền để hiện đại hóa chúng, tiếp tục sử dụng hay loại biên…
Phản ứng của Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (28/6) cho biết, Trung Quốc đã trao công hàm phản đối Mỹ về vấn đề này. Người phát ngôn trên hối thúc phía Mỹ không luật hóa dự luật trên để tránh làm tổn hại quan hệ song phương. Theo ông Cảnh Sảng, phía Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc thông qua các dự luật liên quan của Thượng viện Mỹ có nội dung tiêu cực liên quan đến Trung Quốc. Một khi các dự luật nói trên được hình thành thành luật, chúng sẽ gây tổn hại đến quan hệ Trung-Mỹ và nó sẽ phá hủy hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng. Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và quan niệm lỗi thời, nhìn nhận một cách khách quan và hợp lý về sự phát triển của Trung Quốc, nắm bắt xu hướng chung của quan hệ Trung-Mỹ và không được để các dự luật có nội dung tiêu cực gây ảnh hưởng đến xu thế hợp tác, phát triển trong quan hệ Trung – Mỹ.
Mỹ luôn là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới
Theo thống kê không chính thức của giới truyền thông, Mỹ liên tục trong nhiều năm là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, cụ thể: (1) Mỹ chiếm một khoản kinh phí đáng kinh ngạc trên thế giới, lên đến 39% chi phí quân sự toàn cầu, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ được chia thành 5 binh chủng: bộ binh, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và cảnh sát biển. Bốn đơn vị đầu tiên đều trực thuộc Bộ Quốc phòng trong khi lực lượng Cảnh sát biển thuộc biên chế của Bộ An ninh nội địa. Cảnh sát biển có thể được chuyển giao cho Hải quân trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hiện đang có 1,43 triệu quân nhân chính qui phục vụ trong quân đội Mĩ và hơn 851.000 quân nhân dự bị. (2) Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hiện chiếm 9,5% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương ứng với 2% của tổng sản phẩm nội địa. Có tên gọi
chính thức là quân đội giải phóng nhân dân, hay PLA. Có 5 binh chủng được cơ cấu trong quân đội của Trung Quốc, đó là lực lượng mặt đất của PLA, Hải quân PLA, không quân PLA, quân đoàn pháo binh thứ 2 để xử lý các tên lửa chiến lược và lực lượng quân dự bị của PLA. Hiện số quân nhân chính quy phục vụ trong PLA là 2.285.000 người tương đương 0,59% dân số, và hơn 800.000 quân nhân dự bị. (3) Nga chiếm 5,2% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 4,4% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang được thành lập năm 1992 sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Các binh chủng trong quân đội Nga bao gồm bộ binh, hải quân Nga và không quân Nga, lực lượng quốc phòng hàng không vũ trụ Nga, lực lượng lính dù Nga và lực lượng tên lửa chiến lược. Hiện quân đội Nga đang có 1,4 triệu quân nhân chính quy và hơn 2.035.000 quân nhân dự bị. Nga cũng là 1 nước xuất khẩu vũ khí lớn sang các quốc gia khác. (4) Vương quốc Anh chiếm 3,5% chi tiêu quân sự thế giới, tương ứng với 2,5% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Lực lượng vũ trang của nước này có tên gọi là lực lượng vũ trang của Nữ Hoàng. Có 3 quân chủng hoạt động chính qui trong quân đội của Anh Quốc, đó là quân đội Anh, quân chủng Hải quân và không quân Hoàng gia. Mặc dù tổng chỉ huy của quân đội Hoàng gia thường là người đứng đầu của Hoàng gia, được bầu ra với sự đồng thuận của quốc hội Anh, thủ tướng của nước này cũng là người có quyền sử dụng các lực lượng vũ trang. (5) Nhật Bản chiếm 3,4% chi tiêu của quân sự thế giới, tương đương với 1% tổng sản phẩm nội địa của quốc gia này. Được gọi là lực lượng phòng vệ Nhật Bản, được thành lập kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Lực lượng vũ trang của Nhật Bản được chia thành các binh chủng: Lực lượng phòng vệ mặt đất, lực lượng phòng vệ hàng hải và lực lượng phòng vệ trên không. Trước kia lực lượng này được thành lập nhằm tập trung đối phó với các mối đe dọa trong chiến tranh lạnh từ Liên Xô, nhưng nay nó đã chuyển trọng tâm sang Trung Quốc, do đang có tranh chấp về chủ quyền của các quần đảo Senkaku giữa 2 nước. Gần đây Nhật Bản cũng tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. (6) Cộng hòa Pháp chiếm 3,4% chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới, tương đương với 2,3% tổng sản phẩm quốc nội. Lực lượng vũ trang của Pháp được chia thành các binh chủng Armee de Terre (bộ binh), Marine Nationale (hải quân), Armee de l’Air (không quân) và Gendamerie Nationale (đội hiến binh quốc gia). Hiện đang có 230.000 quân nhân phục vụ trong quân đội Pháp. Đồng thời cũng có 97.613 quân nhân dự bị cho cả 3 lực lượng chính và 98.155 quân nhân dự bị cho lực lượng hiến binh. (7) Ả rập Saudi chiếm 3,2% các chi tiêu quân sự trên thế giới hàng năm, tương đương với 8,9% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành các đơn vị: Quân đội Ả rập Saudi, không quân Hoàng gia Ả rập Saudi, hải quân Hoàng gia Ả rập Saudi, phòng không Hoàng gia Ả rập Saudi, vệ binh quốc gia Ả rập Saudi và lực lượng bán quân sự. Hiện đất nước này có hơn 200.000 quân nhân đang phục vụ. Ngoài ra quân đội của quốc giá dầu lửa này cũng có 1 hệ thống dịch vụ cảnh báo thông minh là Al Mukhabarat AI A’ amah. Đồng thời cũng có 1 lực lượng tên lửa và lực lượng phản ứng nhanh. (8) Ấn Độ cũng chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 2,5% tổng sản phẩm nội địa. Lực lượng vũ trang được chia thành quận đội, hải quân và không quân. Lực lượng bảo vệ bờ biển, lực lượng Assam Rifles (lực lượng bán quân sự, dân quân tự vệ) và lực lượng biên phòng. Ngoài ra còn có các tổ chức liên quan như các chỉ huy lực lượng chiến lược. Đất nước Nam Á này cũng là nơi nhập khẩu số lượng vũ khí nhiều nhất trên thế giới, chủ yếu là vũ khí từ các nước như Israel, Nga, Pháp, Mỹ. (9) Đức chiếm 2,6% chi tiêu quân sự trên thế giới tương đương với 1,4% tổng sản phẩm quốc nội. Biệt danh của quân đội Đức là Bundeswehr, lực lượng vũ trang của đất nước này được coi là một trong những quân đội được trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới. Hiện có tổng cộng 185.000 quân nhân được chia thành các nhóm Heer (quân đội trên bộ), Hải quân, Luftwaffe (không quân), Streitkraftebasis (các lực lượng hỗ trợ), và Zentraler Sanitatsdienst (trung tâm y tế) cũng có đến 144.000 người phục vụ.
http://biendong.net/bien-dong/29099-thuong-vien-my-chinh-thuc-thong-qua-ngan-sach-quoc-phong-750-ty-usd-de-doi-pho-voi-moi-de-doa-tu-tq.html

Nhân viên chính phủ Mỹ

vẫn được yêu cầu cảnh giác với Huawei

Tuần này, một quan chức cấp cao của Mỹ đã gửi thư thông báo Huawei vẫn sẽ được coi là đối tượng thuộc danh sách đen, dù trước đó Tổng thống Trump có hứa giảm bớt lệnh cấm với công ty.
Hôm 29-6, ông Trump đã khiến thị trường ngạc nhiên khi hứa với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản rằng ông sẽ cho phép các công ty Mỹ bán sản phẩm cho tập đoàn viễn thông Huawei.
Trước đó vào tháng 5, gã khổng lồ Trung Quốc đã bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen như một hình phạt cho các hành động chống lại lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Lời hứa của ông Trump hôm 29-6, “nhành ô liu” gửi đến Bắc Kinh nhằm khôi phục các cuộc đàm phán thương mại – đã khiến các nhà sản xuất chip của Mỹ vui mừng vì có thể tiếp tục kinh doanh với Huawei , nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là khách hàng quan trọng của Mỹ.
Nhưng những lời nói của ông Trump cũng khiến những công ty trong ngành và các quan chức chính phủ bối rối và vất vả để hiểu chính sách mà Tổng thống Mỹ sẽ áp dụng đối với Huawei.
Trong một email gửi cho nhân viên thực thi hôm 1-7, ông John Sonderman, Phó Giám đốc Văn phòng Thực thi Xuất khẩu, thuộc Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ, đã cố gắng làm rõ cách chính phủ sẽ xử lý yêu cầu cấp phép bán sản phẩm cho Huawei của các công ty Mỹ, theo hãng tin Reuters.
Tất cả các yêu cầu cấp phép như vậy nên được xem xét cẩn thận và cần được lưu ý rằng “công ty này (Huawei) đang nằm trong danh sách đen và do đó chính sách xem xét việc cấp phép nằm trong phần 744″, ông viết, trích dẫn các quy định được áp dụng cho các công ty trong danh sách đen.
Ông nói thêm rằng bất kỳ hướng dẫn nào khác từ BIS cũng nên được đưa vào khi xem xét cấp phép cho các công ty kinh doanh với Huawei.
Hôm 3-7, người sáng lập và CEO của Huawei Nhậm Chính Phi đã nói rằng những tuyên bố của ông Trump vào cuối tuần qua là “tốt cho các công ty Mỹ “. “Huawei sẵn sàng tiếp tục mua sản phẩm từ các công ty Mỹ. Nhưng chúng tôi chưa thấy nhiều tác động. Chúng tôi vẫn sẽ tập trung vào việc thực hiện đúng công việc của mình”, ông nói.
Một nguồn tin cho biết bức thư trên là hướng dẫn duy nhất mà các nhân viên thực thi đã nhận được kể từ sau thông báo bất ngờ của Tổng thống Trump hôm 29-6. Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các giấy phép được xem xét rất nghiêm ngặt và hiếm khi được phê duyệt.
Hiện chưa rõ khi nào Bộ Thương mại sẽ cung cấp cho nhân viên thực thi của mình hướng dẫn bổ sung, dựa trên những lời hứa của ông Trump và điều đó sẽ khiến quá trình xin giấy phép của các công ty Mỹ dễ hơn như thế nào.
Hôm 2-7, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro lưu ý rằng chính phủ sẽ cho phép bán chip “có công nghệ thấp hơn” cho Huawei, vì điều này không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Mỹ trước đó cáo buộc Huawei ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Nước này đã đẩy mạnh vận động hành lang nhằm thuyết phục các quốc gia đồng minh ngăn chặn Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng viễn thông 5G với lý do lo ngại về vấn đề bảo mật của khách hàng.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29103-nhan-vien-chinh-phu-my-van-duoc-yeu-cau-canh-giac-voi-huawei.html

Thẩm phán liên bang

bác bỏ lệnh giam giữ người tị nạn vô thời hạn

Tin Seattle, Washington – Một thẩm phán liên bang tại Seattle vào thứ Ba, 2 tháng 7, đã phán quyết rằng những người di dân xin tị nạn, bị giam giữ vì vượt biên bất hợp pháp, có quyền được xem xét cho đóng tiền tại ngoại tại tòa di trú, thay vì bị giam cho đến khi hồ sơ của họ hoàn tất.
Thẩm Phán Marsha Pechman nói rằng, việc giam giữ vô thời hạn các di dân đến Hoa Kỳ xin tị nạn là vi phạm hiến pháp. Quyết định của bà Pechman đã đảo ngược một mệnh lệnh hồi tháng 4 của Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr, vốn yêu cầu các tòa di trú không được cho người xin tị nạn đóng tiền tại ngoại. Phán quyết của bà Pechman viết, người xin tị nạn được hiến pháp bảo vệ quyền tự do và quyền được xét xử công bằng, bao gồm cả việc được xem xét cho đóng tiền tại ngoại. Nữ thẩm phán cũng yêu cầu chính phủ phải bảo đảm rằng, các phiên điều trần về quyền tại ngoại phải được tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi có yêu cầu từ những người xin tị nạn có đủ điều kiện. Nếu chính phủ không thể thực hiện đúng thời hạn này, người di dân lậu phải được phóng thích.
Vào sáng thứ Tư, văn phòng thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc nói rằng, quyết định của vị thẩm phán tại Seattle là xung đột với luật pháp, giúp ích cho những kẻ buôn ma túy và buôn người, gây khó khăn thêm cho hệ thống di trú vốn đã quá tải vì di dân lậu. Bộ Tư Pháp dự kiến sẽ nhanh chóng kháng án đối với phán quyết này.
Quyết định của bà Pechman được đưa ra giữa lúc tình trạng thiếu người đang gây tồn đọng nghiêm trọng tại tòa di trú. Dữ liệu mới nhất cho thấy Hoa Kỳ chỉ có 424 quan tòa di trú, trong khi lượng đơn xin tị nạn cần xem xét là 892,517 hồ sơ. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/tham-phan-lien-bang-bac-bo-lenh-giam-giu-nguoi-ti-nan-vo-thoi-han/

Dân biểu Mỹ từ bỏ Đảng Cộng hòa đúng Ngày Độc lập

Dân biểu Mỹ Justin Amash hôm 4/7 tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng hòa, cho rằng các chính trị gia ngày càng trở nên trung thành với các đảng phái hơn là người dân Mỹ, theo Reuters.
Ông Amash, dân biểu từ tiểu bang Michigan, là người thường xuyên chỉ trích Tổng thống thuộc phe Cộng hòa, ông Donald Trump.
Ông được Reuters trích lời nói: “Hôm nay tôi tuyên bố độc lập và rời bỏ Đảng Cộng hòa”.
“Bất kể hoàn cảnh của quý vị như thế nào, tôi kêu gọi quý vị cùng tôi bác bỏ sự trung thành đảng phái cũng như lời lẽ gây chia rẽ và phi nhân cách hóa”, dân biểu Amash tuyên bố.
XEM THÊM:
TT Trump: ‘Đứng trên đất Triều Tiên’ là ‘vinh dự lớn’
Tuyên bố bỏ Đảng Cộng hòa của ông được đưa ra trong một bài bình luận đăng trên tờ Washington Post đúng dịp nước Mỹ kỷ niệm Ngày Độc lập.
Ông Amash hồi tháng Sáu rời bỏ Nhóm Tự do mang tính bảo thủ mà ông giúp sáng lập ở Hạ viện, vốn có nhiều thành viên thường lên tiếng bảo vệ ông Trump.
Ông từng ra dấu hiệu cho thấy ông sẽ cân nhắc chạy đua trong vai trò ứng viên tổng thống tự do trước Tổng thống Trump vào năm 2020, nhưng không đề cập tới điều này trong bài viết trên tờ Washington Post, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-%C4%91%C3%BAng-ng%C3%A0y-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp/4986541.html

Binh Pháp Tôn Tử và cuộc đọ sức Mỹ – Trung

Cuộc chiến thương mại đang đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc vào một cuộc đối đầu chưa từng có, dù đó là một cuộc đối đầu không vũ trang. Theo nhận định của chuyên gia quân sự Jean-Vincent Brisset, thuộc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS trên tờ Atlantico, « Nếu các nhà lãnh đạo phương Tây muốn hiểu hành động của Bắc Kinh thì điều mà họ lẽ ra phải học trước tiên chính là binh pháp Trung Quốc ».
Binh pháp Trung Quốc là một bộ binh thư rất đặc biệt. Liệu rằng các định hướng chiến lược mà quân đội Trung Quốc đang sử dụng kể từ ngày thành lập đến nay có thể giải thích phần nào cách thức mà Trung Quốc đang tiến hành trong cuộc xung đột thương mại hiện nay ?
Nói về « binh pháp Trung Quốc » rất là khó. Nếu như đế chế Trung Hoa trong lịch sử trải qua biết bao cuộc xung đột, thì phần lớn đó đều là nội chiến. Nhưng người ta cũng hay quên là chỉ có hai triều đại duy nhất từng chiếm đóng một vùng lãnh thổ lớn hơn cả vùng lãnh thổ của Trung Quốc truyền thống đều là hai triều đại ngoại bang và thực dân : Triều đại Nguyên Mông và Nhà Thanh (Mãn Châu).
Khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền, Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ. Tại Triều Tiên, Trung Quốc huy động những quân đoàn hùng hậu, gây ấn tượng bởi các đợt tấn công trực diện ồ ạt, không có một tầm nhìn chiến lược nào, khiến quân lính chết như rạ. Điều ngạc nhiên là không quân Trung Quốc tham gia cuộc chiến này đã chứng tỏ những năng lực tuyệt vời trong các cuộc không chiến, ở đó các năng lực cá nhân là điều cốt lõi. Còn trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, sự tham gia của Trung Quốc không rõ ràng và không đáng kể.
Năm 1962, xung đột Trung – Ấn lại rất khác lạ. Bởi vì, lần đầu tiên Trung Quốc « chuẩn bị » tham chiến bằng một loạt các hành động và biểu dương sức mạnh cực kỳ hiệu quả, đến mức quân đội Ấn Độ chưa ra trận mà đã mẩm chắc là sẽ thua. Năm 1979, « cuộc viễn chinh trừng phạt » Việt Nam lại kết thúc bằng một thất bại ê chề.
Còn cuộc xung đột Trung Quốc – Liên Xô chỉ tóm gọn trong vài trận giao tranh nhỏ, không có quân sự hóa vùng biên giới. Đối với Đài Loan, hòn đảo này trong một thời gian dài, đã tìm cách tiến hành nhiều chiến dịch nhỏ nhắm vào Hoa Lục ; các cuộc va chạm xảy ra nhiều hơn và kéo dài hơn nhưng chưa bao giờ trên quy mô lớn.
Các « định hướng chiến lược » đã có những tiến triển nhiều kể từ năm 1949. Ban đầu, Mao Trạch Đông huy động người dân được trang bị vũ khí – mà thực ra đó là lực lượng bộ binh, trang bị yếu kém và có sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh kém cơ động, để đối phó với khả năng quân Mỹ từ biển tấn công vào.
Việc khẳng định một « cuộc chiến tranh nhân dân », đi kèm với những tuyên truyền về « con hổ giấy » nguyên tử (Mỹ), không ngăn cản Người Cầm Lái Vĩ Đại sớm khởi động chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Thậm chí, những ai tham gia vào chương trình này, nhắm đối phó với cả Liên Xô cũng như Mỹ, đều « được tha » trong suốt thời kỳ Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa.
Trên thực tế, Trung Quốc tiến hành song song hai hướng chiến lược. Đối với Liên Xô, Trung Quốc từ chối giao chiến và lập « tuyến phòng thủ thứ ba », nằm sâu trong lãnh thổ nước này. Trái lại, Trung Quốc cho rằng nếu có một cuộc đổ bộ, quân Mỹ và đồng minh có thể không chịu nổi những tổn thất nhân mạng to lớn. Do đó, có chiến lược phòng thủ rõ ràng hướng về phía đông, tập trung bảo vệ Bắc Kinh, và Thượng Hải.
Đa phần các lập luận trên hiện nay của chính phủ Trung Quốc là dựa trên khái niệm phòng thủ này : Giáng cho đối thủ những thiệt hại đến mức cho dù họ có tuyên bố chiến thắng thì « thắng lợi » này cũng đẩy đối thủ vào vị thế bất lợi hơn so với lúc trước khi xảy ra xung đột. Đây chính là kiểu chiến lược răn đe của kẻ yếu đối với kẻ mạnh, giống như chiến lược của nước Pháp.
Đâu là những nguyên tắc chủ chốt của binh pháp Trung Quốc ?
Từ nhiều năm nay, việc tán tụng « binh pháp Trung Quốc », được tóm gọn với cái tên « binh pháp Tôn Tử » rất thịnh hành. Cách nay rất lâu, Tôn Tử có viết một tiểu luận vài trang, và là nguồn gốc của hàng chục ngàn trang luận bàn sau này.
Tiểu phẩm này bao gồm hai lời dạy. Lời thứ nhất đề cập đến những tri thức thông thường về chiến thuật không có gì độc đáo lắm. Lời thứ hai mới thật hấp dẫn và vẫn luôn mang tính thời sự. Xuất phát từ nguyên tắc nên tránh giao chiến và chỉ tiến hành khi nào cầm chắc phần thắng, Tôn Tử chú trọng nhiều vào vai trò của việc thu thập thông tin và phân tích khả năng của đối thủ.
Trên cơ sở này, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết « tác động trước » vào đối thủ, dùng mọi cách để làm suy yếu đối phương, nhất là bằng các đòn tâm lý. Giới quân sự Trung Quốc không phải lúc nào cũng áp dụng những lời dạy này, nhất là trong lịch sử, họ phải đối đầu với các cuộc nội chiến nhiều hơn là các cuộc xung đột ở bên ngoài lãnh thổ. Thế nhưng, trong cuộc xung đột Trung – Ấn năm 1962, những điều dạy này lại được thực hiện một cách tuyệt vời.
Tuy nhiên, nền văn hóa rất cổ xưa của Trung Quốc, không chỉ có Tôn Tử. « Ba mươi sáu kế sách » cũng quan trọng không kém. Đó chính là những kinh nghiệm khôn ngoan của nhà nông, dạy cách tay không chống trả một lãnh chúa hùng mạnh. Điều này làm chúng ta nghĩ ngay đến Robin – Thủ lãnh Rừng Xanh trong cuộc đối đầu với lãnh chúa Nottingham. Hơn nữa, ngày nay, ước mong phát triển một loại vũ khí « thần kỳ » vẫn tồn tại. Chính vì thế mà người ta nghĩ đến chiến tranh mạng, các vật thể bay siêu thanh hay nhiều thứ khác nữa.
Vậy thì chúng ta có thể dự đoán thế nào phần tiếp theo của cuộc đối đầu hiện nay giữa Trung Quốc với Mỹ ?
Như chúng ta vừa thấy, các định hướng chiến lược lớn của Trung Quốc dường như chủ yếu dẫn đến thế phòng thủ khi đối mặt với Hoa Kỳ, theo chiến lược răn đe thông thường của kẻ yếu trước kẻ mạnh. Trong một thời gian dài, quả thật đúng như vậy.
Đã có nhiều thay đổi và những thay đổi đó còn đi xa hơn những phát biểu về « tin học hóa » hay cuộc chiến hiện đại. Người ta hay quên, ông Đặng Tiểu Bình, một cựu chỉ huy quân đội, từng xếp quân đội thuộc diện ưu tiên cuối cùng của Nhà nước. Trong cuộc chiến vùng Vịnh, Saddam Hussein từng được trang bị một phần vũ khí của Trung Quốc, nhưng hoàn toàn cổ lỗ, thật sự thua xa các trang thiết bị của liên quân. Giới quân sự Trung Quốc, khi ấy đã lờ mờ ý thức được sự lạc hậu, bắt đầu nói lên những chính sách của của họ, đòi hiện đại hóa quân đội.
Cùng thời điểm đó, đô đốc Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), một chiến lược gia, đã thực hiện chính sách phát triển hải quân đầy tham vọng và hoàn toàn khác biệt với tất cả những gì Trung Quốc từng làm trước đó trong lĩnh vực này. Dự trù kéo dài trong nhiều thập niên, ông chủ trương – thông qua chiến lược chống tiếp cận, thâm nhập – thiết lập một sự kiểm soát toàn diện đối với các vùng biển rộng lớn, đến tận những vùng lãnh thổ tiền đồn của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Thế rồi dần dần người ta mới thấy rõ chiến lược phòng thủ của Trung Quốc ngày càng chuyển sang thế tấn công. Nhất là, sau nhiều thập niên luôn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, giờ người ta bắt đầu nghe thấy Trung Quốc nói là rất có thể sử dụng loại vũ khí này trước trong trường hợp các lợi ích sống còn của họ bị tổn hại.
Những biến động tại Biển Đông, việc phát triển dự án « chuỗi ngọc » thành « Con đường tơ lụa hàng hải », việc thành lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài chứng tỏ Trung Quốc đang từ bỏ chiến lược thuần túy phòng thủ.
Tuy nhiên, trở lại với cuộc đối đầu Mỹ – Trung, nhìn từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn còn trong trạng thái răn đe của kẻ yếu trước kẻ mạnh. Và như mọi chiến lược răn đe khác, chiến lược này chỉ sẽ thành công nếu như không xẩy ra xung đột.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190704-binh-phap-ton-tu-va-cuoc-do-suc-my-trung

Điều gì xảy ra nếu một tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm

Kể từ thập niên 1950, siêu tàu chiến đã trở thành vũ khí thể hiện rõ ràng nhất sức mạnh quân sự và sự bá chủ hàng hải của Mỹ.
Kể từ thập niên 1950, siêu tàu chiến đã trở thành vũ khí thể hiện rõ ràng nhất sức mạnh quân sự và sự bá chủ hàng hải của Mỹ.
Mặc dù loại tàu này tham gia vào gần như tất cả các cuộc xung đột kể từ khi USS Forrestal được đưa vào hoạt động năm 1955, song chưa tàu sân bay nào của Mỹ chịu một cú tấn công quyết tử từ một đối thủ có năng lực.
Một phần là bởi rất khó tấn công chúng; bên cạnh đó, do tính biểu tượng vĩ đại của chúng mà không ai muốn biết Mỹ sẽ hành động như thế nào nếu một trong những tàu sân bay của họ bị tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu kẻ thù tấn công tàu sân bay của Hải quân Mỹ (USN) trong một cuộc xung đột? Mỹ sẽ phản ứng thế nào, và cách thức đáp trả ra sao?
Tình huống rõ ràng luôn là vấn đề cho một cuộc tấn công nhằm vào một hàng không mẫu hạm Mỹ.
Một cuộc tấn công bất thình lình từ một chủ thể được trang bị vũ khí thông thường sẽ đạt mức độ thành công cao nhất. Nhưng tình huống này sẽ tác động đến giới tinh hoa và công luận Mỹ, có thể dẫn tới các yêu cầu trừng phạt thẳng tay. Còn nếu tấn công trong một cuộc khủng hoảng, bầu không khí thù địch có vẻ ít hơn nhưng cũng vẫn kéo theo kêu gọi đáp trả nghiêm trọng.
Tàn khốc nhất có thể là viễn cảnh tấn công từ một chủ thể phi nhà nước, dẫn tới thương vong lớn và/hoặc khiến con tàu bị phá hủy, thổi bùng ngọn lửa giận dữ ở Mỹ.
Nếu là một phần cuộc xung đột quân sự đang tiếp diễn, cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay Mỹ sẽ không nhất thiết tạo ra một thách thức pháp lý. Các tàu sân bay cũng là vũ khí chiến tranh, và chúng cũng có thể bị tấn công như bất kỳ vũ khí nào khác.
Nhưng các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, ít nhất trong 2 thế kỷ qua, các nước chọn leo thang ở mức độ rất cẩn trọng. Hầu hết các cuộc chiến đều giới hạn, và trong các cuộc chiến giới hạn, các vị tướng, đô đốc hay chính trị gia đều ý thức rõ mục tiêu họ đề ra. Kết quả là một số mục tiêu sẽ bị chừa ra, kể cả chúng đóng vai trò là vũ khí trụ cột.
Có thời điểm Mỹ rất thích khái niệm không chạm được tới các tài sản quân sự hiệu quả và đắt tiền của nước này.
Kể cả với các lực lượng không quân và hải quân truyền thống, tấn công một tàu sân bay không phải là một nhiệm vụ khó: Liên Xô trước kia từng cố gắng phát triển các chiến thuật và vũ khí chống tàu sân bay trong nhiều thập kỷ. Trung Quốc cũng theo đuổi mục tiêu này. Nhưng các tàu sân bay vẫn có tầm quan trọng mang tính biểu tượng đến mức huyền thoại, cả trong quan điểm toàn cầu lẫn trong nhận thức của hải quân Mỹ.
Và đến nay, vẫn chưa có nước nào tiến hành một cuộc tấn công quyết tử nhằm vào một tàu sân bay của Hải quân Mỹ kể từ Thế chiến 2.
Theo National Interest, cho phép tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ là một quyết định chính trị vô cùng nặng nề. USS Nimitz mang khoảng 6.000 quân nhân và là một tài sản giá trị trong kho báu của Mỹ. Tấn công tàu này, tức là gây nguy hiểm cho người và của, là một viễn cảnh chứa đựng nguy cơ khôn lường.
Tấn công tàu sân bay Mỹ có thể dẫn tới thương vong vượt quá tổn thất tổng thể trong cuộc chiến Iraq chỉ trong vài phút. Nếu các siêu tàu chiến bị chìm, tất cả các thành viên thủy thủ đoàn thường sẽ chìm theo.
Các mục tiêu khi tấn công một tàu sân bay sẽ là năng lực quân sự Mỹ, công luận và ý kiến của giới cầm quyền cả dân sự lẫn quân sự. Do vậy, bất cứ quyết định leo thang nào cũng tiềm tàng khiến Washington phản ứng một cách quyết liệt.
Phần lớn phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của cuộc tấn công, nhưng kể cả một nỗ lực tấn công tàu sân bay Mỹ bất thành cũng chứa đựng những rủi ro vô cùng tai hại.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29084-dieu-gi-xay-ra-neu-mot-tau-san-bay-my-bi-danh-chim.html

Mỹ ngăn Hội Đồng Bảo An

lên án vụ không kích trại tị nạn Libya

Thụy My
Hoa Kỳ hôm 03/07/2019 đã ngăn trở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án vụ không kích vào một trại tạm cư ở Libya, làm ít nhất 44 người nhập cư bị thiệt mạng và trên 100 người khác bị thương.
Trong cuộc họp khẩn theo yêu cầu của Pêru, chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An, tất cả các thành viên đều lên án vụ tấn công, và Anh đã soạn dự thảo nghị quyết kêu gọi ngưng bắn, quay lại với tiến trình chính trị. Tuy nhiên Washington không bật đèn xanh cho nghị quyết, mà không đưa ra lý do.
Đây không phải là lần đầu tiên : giữa tháng 04/2019, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thống chế Khalifar Haftar, một dự thảo nghị quyết của Anh đề nghị ngưng bắn cho đến nay vẫn còn trên bàn Hội Đồng Bảo An.
Theo các nhà ngoại giao, Hoa Kỳ không muốn chỉ trích ông Haftar, người đã khởi đầu cuộc tấn công nhằm chiếm Tripoli, nơi đặt trụ sở Chính phủ đoàn kết quốc gia (GNA) của ông Fayez Al Sarraj. Thống chế Haftar được Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ủng hộ, trong khi GNA được quốc tế công nhận và có sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tối thứ Ba 02/07, một trại tạm cư ở Tajoura có 600 người gồm đa số là người tị nạn Eritrea và Sudan đã bị trúng bom, khiến ít nhất 44 người chết và trên 130 người bị thương nặng. GNA tố cáo lực lượng thân Haftar đã gây ra thảm kịch, nhưng lực lượng này phủ nhận trách nhiệm.
Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về số phận của 3.500 người nhập cư « đang gặp nguy hiểm tại các trại tị nạn nằm gần vùng chiến sự ». Dù bị mất an ninh, nhưng Libya vẫn là điểm trung chuyển quan trọng đối với những người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190704-hoa-ky-hoi-dong-bao-an-khong-kich-trai-ti-nan-libya

Những điểm nổi bật tại Hội nghị Thượng đỉnh G20

Hội nghị thượng đỉnh G-20 (28-29/6) tại Osaka, Nhật Bản đã thông qua Tuyên bố chung Osaka, trong đó đã nhấn mạnh rằng hội nghị lần này đã thống nhất quan điểm chung về việc duy trì, phát triển thể chế thương mại tự do, công bằng và không phân biệt.
Nội dung chính được thảo luận tại G-20
Hội nghị lần này đã thống nhất quan điểm chung về việc duy trì, phát triển thể chế thương mại tự do, công bằng và không phân biệt; nhất trí quan điểm trong vấn đề lưu thông dữ liệu tự do dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, thống nhất mục tiêu theo đề án của Nhật Bản là đến năm 2050 sẽ không còn rác thải nhựa trên biển; nhất trí việc tác thành văn bản với xu hướng duy trì Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với sự tham gia của 19 quốc gia và khu vực mà không có Mỹ. Tuy nhiên, Hội nghị chưa đạt được đồng thuận trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các nước tham gia Hội nghị G20 cũng đã thông qua nguyên tắc mới liên quan đến duy trì khả năng trả nợ của các nước được cho vay sử dụng vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển; thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, trong đó tiêu điểm là xung đột thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của xung đột này đối với kinh tế thế giới và từng nước nói riêng; trao đổi về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng liên quan đến hạt nhân, tầm quan trọng của cộng đồng quốc có tiếng nói chung hướng tới thế giới không có hạt nhân.
Các đại biểu cũng cho rằng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cần phải cải cách thể chế thương mại đa phương để phù hợp với thời đại; khẳng định các nước cần tăng cường hợp tác trong việc duy trì, thúc đẩy kinh tế số và cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Các nước tham dự G-20 cũng khẳng định tăng cường hợp tác thực hiện Nghị sự 2030 về phát triển bền vững; hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện đúng thời hạn các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), nhất là trong lĩnh vực giảm nghèo, hạ tầng chất lượng cao, giáo dục, môi trường, y tế, năng lượng; tái khẳng định cam kết phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy giáo dục bình đẳng và bao trùm; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện các mục tiêu SDG; đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác, hỗ trợ các nước đang phát triển mở rộng phổ cập y tế toàn dân, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng, dinh dưỡng, nước sạch…
Các nước G20 khẳng định phấn đấu thu hẹp khoảng cách về lao động, việc làm giữa phụ nữ và nam giới còn 25% đến năm 2025; cam kết tăng cường giáo dục, đào tạo cho học sinh nữ, nhất là các kỹ năng số để đáp ứng các yêu cầu của việc làm mới trong tương lai; tiếp tục triển khai sáng kiến cung cấp tài chính cho doanh nhân nữ (We-Fi) nhằm tăng cường hỗ trợ các doanh nhân nữ ở các nước đang phát triển.
Các cuộc gặp song phương quan trọng
Bên lề G-20 đã diễn ra hàng loạt các cuộc tiếp xúc song phương giữa nước chủ nhà và các quốc gia, khu vực, tổ chức, quốc gia là khách mời, giữa các nước tham gia với nhau đã được tiến hành. Trong đó, nổi bật là các cuộc gặp song phương giữa Mỹ – Trung, Nhật – Trung, Mỹ – Nga, Nhật – Hàn, Nhật – Nga, Trung – Nga, Nga – Trung – châu Âu và các nước Saudi Arabia. Các cuộc gặp ngoài việc thống nhất biện pháp tăng cường quan hệ song phương đều thảo luận về những vấn đề nổi cộm, ít nhiều ảnh hưởng tới lợi ích của từng quốc gia như xung đột thương mại Mỹ-Trung, an ninh ở Biển Đông, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, hạt nhân Iran, nhân quyền và chủ nghĩa dân chủ. Những cuộc tiếp xúc này một mặt giúp các bên hiểu nhau hơn, một mặt cũng đóng góp vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20 Osaka, Nhật Bản.
Trong cuộc gặp Mỹ – Trung, hai bên đã đạt được những bước tiến quan trọng khi thống nhất được việc khởi động lại các cuộc đàm phán song phương, khả năng Mỹ sẽ không áp thuế thêm đối với các mặt hàng nhập từ Trung Quốc. Đây là kết quả mà giới doanh nhân mong chờ nhất từ cuộc gặp này, sau khi cuộc chiến thuế trong một năm qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến “sức khỏe” của nền kinh tế toàn cầu. Thế giới cảm thấy dễ thở hơn khi hai nhà lãnh đạo nhất trí hoãn thực thi các kế hoạch áp thuế bổ sung nhằm vào hàng hóa của nhau để các nhà đàm phán thương mại hai bên sẽ có thêm thời gian tìm điểm chung và đi đến một thỏa thuận thương mại song phương có thể cứu thế giới thoát khỏi một cơn “đại hồng thủy” về thuế.
Trong cuộc gặp Mỹ – Nga, Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Nga Vladimir Putin với nhất trí cần cải thiện mối quan hệ song phương vì lợi ích chung của hai bên, cũng như của cả thế giới.
Trong cuộc gặp Trung – Nhật, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đạt một thỏa thuận 10 điểm nhằm cùng thúc đẩy phát triển bền vững mối quan hệ song phương. Theo đó, lãnh đạo hai nước đã có được đà thuận lợi trong việc phát triển quan hệ song phương dù vẫn có những khác biệt, đồng thời nhất trí cần tập trung vào thỏa thuận đã đạt được và giải quyết bất đồng, hợp tác thúc đẩy quan hệ Trung – Nhật đi đúng hướng; nhất trí cùng nỗ lực để thúc đẩy “thương mại công bằng và tự do” trong các cuộc đối thoại, đồng thời nhất trí nỗ lực để G-20 đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế thế giới và cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy các cuộc đàm phán Thỏa thuận tự do thương mại Trung – Nhật và nỗ lực để hoàn tất các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm nay.
Một số đề xuất quan trọng
Phát biểu tại G-20, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã đề xuất yêu cầu các công ty công nghệ cần có giải pháp để bảo vệ người sử dụng internet trước các nội dung bạo lực, cực đoan cũng như khủng bố; đồng thời thuyết phục được các nhà lãnh đạo G20 ra thông cáo chung về ngăn chặn các đối tượng sử dụng mạng xã hội để truyền bá khủng bố. Theo ông Morrison, sự ủng hộ này cho thấy thế giới có sự kỳ vọng cao đối với các công ty công nghệ, nhằm đưa ra các biện pháp để nền tảng của họ không bị sử dụng vào các mục đích xấu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đưa ra sáng kiến liên quan đến nền kinh tế số – nền kinh tế của thế kỷ 21. Theo đó, số hóa đang làm thay đổi mọi khía cạnh của các nền kinh tế và xã hội và việc sử dụng hiệu quả số hóa sẽ đóng góp cho sự thịnh vượng của xã hội ở tất cả các nước. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích mà kinh tế số mang lại, rất cần xây dựng các quy tắc toàn cầu trong lĩnh vực này. Chính vì tầm quan trọng của kinh tế số như vậy, các nhà lãnh đạo đã tuyên bố khởi động Osaka Track, thúc đẩy các cuộc thảo luận chính sách về việc xây dựng các quy tắc quốc tế trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các khía cạnh thương mại của thương mại điện tử.
Phát biểu tại phiên họp về khí hậu – môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất ổn an ninh năng lượng đang thách thức sự tồn vong của nhân loại; đề nghị các nước có những đột phá, sáng tạo về huy động phân bổ hiệu quả nguồn lực và thực hiện đầy đủ các cam kết về khí hậu, môi trường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc cam kết Thỏa thuận Paris về khí hậu; đề nghị các nước và cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ thiết thực cho các nước dễ tổn thương về biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu; nhấn mạnh rác thải nhựa biển làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái biển, là vấn đề cấp bách toàn cầu; đề nghị các nước chung tay xây dựng các thể chế, quy định về biển và đại dương nhằm kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa rác thải nhựa biển. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu sáng kiến về thúc đẩy hình thành mạng lưới toàn cầu về chia sẻ dữ liệu biển – đại dương và tiến tới Khuôn khổ toàn cầu về ngăn ngừa rác thải nhựa biển vì các đại dương xanh.
Vị thế của Việt Nam
Việt Nam là một trong 8 nước khách mời đặc biệt của nước chủ nhà Nhật Bản dự Hội nghị G20 lần thứ 14. Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tham gia G20 với tư cách là Chủ tịch ASEAN. Điều này thể hiện vị thế quan trọng của Việt Nam trong nền chính trị thế giới và nền kinh tế Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam tham dự Thượng đỉnh G20 lần này tại Nhật Bản giúp Việt Nam nói tiếng nói cùng những nền kinh tế đang nổi, góp phần vào việc giải quyết những vấn đề chung của nền kinh tế thế giới.
Bên lề G-20, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc gặp và trao đổi song phương với nhiều nguyên thủ và các vị lãnh đạo thế giới:
Trong cuộc gặp với Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres chúc mừng Việt Nam đã trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2012, cho rằng Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Việt Nam đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới, trong đó có việc tiếp tục cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan; khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam hoàn thành tốt các vai trò tại Liên hợp quốc.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết thúc đẩy các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những cuộc gặp trước đây và nhất trí thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước, tiếp tục tăng cường, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo hai nước đã trao đổi cởi mở và xây dựng về những trọng tâm hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực thương mại, năng lượng. Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh và khẳng định ủng hộ hợp tác chiến lược về năng lượng và đề nghị hai nước xây dựng quan hệ thương mại cân bằng, cùng có lợi; hoan nghênh quyết tâm và hành động quyết liệt chống gian lận xuất xứ hàng hóa và gian lận thương mại của Chính phủ Việt Nam; nhấn mạnh tình cảm tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam và luôn ủng hộ phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh triển khai các thoả thuận hai bên đã cam kết trong các chuyến thăm chính thức cấp cao giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau nhất trí chia sẻ các đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là phối hợp trong triển khai và tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ, hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường phát huy hiệu quả, đưa vào chiều sâu quan hệ giữa hai nước về kinh tế, thương mại, năng lượng, an ninh quốc phòng, giáo dục-đào tạo, giao lưu văn hoá, du lịch và tăng cường kết nối hàng không giữa hai nước.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Chile, ông Sebastian Pinera bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Việt Nam không chỉ trong khuôn khổ song phương đang phát triển tốt đẹp hiện nay mà còn trên các khuôn khổ đa phương, nhất là tăng cường hợp tác của Việt Nam với Liên minh Thái Bình Dương (PA) và hợp tác Chile-ASEAN.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Australia, ông Scott Morrison đánh giá cao quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh thời gian qua; khẳng định cam kết của chính phủ Australia đưa quan hệ đối tác chiến lược hai nước lên tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực; đồng thời ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020 và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN (cơ chế ASEAN + 1).
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đánh giá cao nhiều hoạt động trao đổi hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp tăng cường quan hệ Đối
tác chiến lược Việt Nam – Đức phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất hơn trong thời gian tới.
Trong cuộc trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, hai bên nhất trí thúc đẩy các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và phối hợp trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hoá trên trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Junker nhấn mạnh ngày 30/6 sẽ đi vào lịch sử của quan hệ Việt Nam-EU khi hai bên ký Hiệp định EVFTA và Hiệp định IPA; đồng thời thể hiện mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy để Nghị viện châu Âu thông qua các Hiệp định quan trọng này trong năm nay, sớm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp hai bên.
Trong cuộc gặp với Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với Việt Nam và đánh giá cao những nỗ lực và thành quả của Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; mong Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm tại Hội nghị cấp cao về chăm sóc y tế toàn dân sẽ diễn ra tại New York tháng 9 năm nay.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch WB, ông David Malpass đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Nam, khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam không chỉ trong các dự án đầu tư cụ thể mà còn hỗ trợ tư vấn chính sách phát triển bền vững.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam, dự kiến năm nay có thể đạt mức khoảng 7%; đồng thời coi Việt Nam là điển hình tốt trong phát triển bền vững, quản lý kinh tế vĩ mô.. Chủ tịch ADB đề nghị hai bên sớm ký kết các thỏa thuận cho vay trong lĩnh vực chăm sóc y tế, phát triển nguồn nhân lực trị giá 255 triệu USD, đồng thời, trong tài khóa 2019, dự kiến cho Việt Nam vay 315 triệu USD để triển khai các dự án về nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện môi trường đô thị.
http://biendong.net/bien-dong/29095-nhung-diem-noi-bat-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-g20.html

Bộ trưởng Quốc Phòng Đức von der Leyen

« ra mắt » Ủy Ban Châu Âu

Thụy My
Bộ trưởng Quốc Phòng Đức, bà Ursula von der Leyen, người được các nhà lãnh đạo 28 nước Liên Hiệp Châu Âu đề cử làm tân chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, hôm nay 04/07/2019 gặp chủ tịch mãn nhiệm Jean-Claude Juncker tại Bruxelles.
Ông Juncker, sẽ rời chức vụ vào ngày 31/10, hoan nghênh việc chọn lựa « một người châu Âu thực sự, vì lợi ích của châu Âu ». Còn chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh, « lần đầu tiên có được sự cân bằng nam-nữ », và hy vọng Nghị Viện Châu Âu sẽ đi theo hướng này.
Trong cuộc bỏ phiếu tại Nghị Viện Châu Âu ngày 16/07, bà Ursula von der Leyen phải có được ít nhất 376 phiếu thuận để chính thức trở thành chủ tịch Ủy Ban Châu Âu. Như vậy, bà phải có được sự ủng hộ của ba nhóm lớn là PPE (cánh hữu, 182 đại biểu), Xã Hội (154 đại biểu) và cánh trung (108 đại biểu) – một kết quả cho đến nay vẫn chưa thể bảo đảm.
Nghị Viện Châu Âu bất mãn trước việc các nhà lãnh đạo chọn lựa các vị trí quyền lực trong Liên Hiệp Châu Âu, loại các ứng cử viên do các nhóm đề nghị là ông Manfred Weber của PPE, Frans Timmermans của phe Xã Hội.
Bà Ursula von der Leyen từ hôm qua đã đến thăm Nghị Viện Châu Âu ở Strasboug, cho biết bà dành hai tuần để chuẩn bị trình bày « tầm nhìn » về châu Âu trong năm năm tới – nhiệm kỳ của chủ tịch.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190704-bo-truong-quoc-phong-duc-von-der-leyen-%C2%AB-ra-mat-%C2%BB-uy-ban-chau-au

Dân biểu Nghị viện EU từ Anh Magid Magid

 ’bị mời ra’ ở Strassbourg

Tân dân biểu châu Âu từ đảng Xanh của Anh, ông Magid Magid ‘bị mời ra’ ở Strassbourg khi đến nhận việc do đội mũ lưỡi trai và mặc T-shirt có khẩu hiệu.
Năm nay 30 tuổi, ông Magid Magid là người gốc Ethiopia, sang Anh lúc nhỏ và sống ở Sheffield.
Tháng 5 vừa qua, ông trúng cử vào Nghị viện châu Âu, cùng năm người khác đại diện cho Yorkshire và Humber của Anh.
Nữ chính khách quý tộc Đức được đề cử lãnh đạo Ủy ban EU
Anh có thể ‘trả tiền để vào thị trường EU’
Xã hội dân sự VN sau lễ ký EVFTA
Brexit: Ba Lan dẫn đầu dân EU xin định cư ở Anh
Hôm 02/07 ông bị mời ra khỏi tòa nhà của cơ quan này tại Strasbourg, Pháp, trong ngày đầu tiên đến dự họp.
Khi đó ông mặc chiếc áo có in dòng chữ trước ngực: “Người nhập cư khiến cho nước Anh trở nên vĩ đại”.
Ông cho hay có nhân viên của Nghị viện, mà ông nghĩ là một quan chức, hỏi có phải ông “lạc lối” hay không và đề nghị ông đi ra.
Tự biết màu da và trang phục của mình “khiến người khác không thoải mái”, ông vẫn xác nhận “Tôi sẽ không thay đổi”.
Viết trên mạng Twitter, ông Magid Magid nói:
“Tôi trông khác người ta, và không có hề muốn che giấu bản sắc. Tôi là NGƯỜI DA ĐEN và tên tôi là Magid.”
Vì hạn Anh ra khỏi EU bị lùi lại tới cuối tháng 10 năm nay nên cử tri Anh vẫn bỏ phiếu tháng 5 vừa qua để bầu ra 73 nghị sĩ đại diện cho nước này tại Nghị viện EU.
Nhiệm kỳ của họ là 5 năm nhưng các nghị sĩ Anh sẽ phải rời hẳn Nghị viện EU khi Anh ra khỏi khối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48858491

Vụ án gà trống Maurice,

tiếng ồn hay biểu tượng miền quê ?

Thụy My
Chú gà trống Pháp tên Maurice, bị một cặp vợ chồng về hưu thỉnh thoảng đến nghỉ hè trên đảo Oléron cáo buộc là gáy quá sớm, hôm nay 04/07/2019 phải ra tòa án Rochefort (Pháp). Được coi là biểu tượng của đồng quê, gà Maurice đã trở thành ngôi sao, lên cả báo Mỹ New York Times.
Bị đơn gà Maurice không hiện diện trước tòa vì không được khỏe, hai vợ chồng nguyên đơn cũng vắng mặt. Nhưng « Pompadour », một chú gà nhỏ và « Jean-René », gà thuộc giống Brahma khổng lồ đã đến để ủng hộ chủ của con gà bị cáo, bà Corinne Fesseau.
Gà Maurice sống tại Saint-Pierre d’Oléron, nơi những tiếng gáy « ò ó o » của nó mỗi sáng sớm gây bực dọc cho chủ một căn hộ gần đó.
Đối với luật sư Vincent Huderdeau của nguyên đơn, « đây không phải là nhà giàu thành phố chống lại thôn quê, mà là do tiếng ồn. Gà gáy, chó sủa, tiếng kèn, tiếng nhạc đều là tiếng ồn ».Ông lý luận : « Saint-Pierre-d’Oléron là một địa phương lớn của đảo Oléron với gần 7.000 dân vào mùa đông và 35.000 dân trong mùa hè. Các thân chủ của tôi sống ở khu vực thành thị chứ không phải đồng quê. Họ không trách con gà gáy, mà chỉ muốn yên tĩnh từ 6 giờ 30 đến 8 giờ 30 sáng ».
Luật sư của gà Maurice, ông Julien Papineau mỉa mai : « Thật đáng kinh ngạc ! Tôi không chắc rằng các nguyên đơn đã tự nhủ, chúng ta sẽ mua một căn nhà tại thành phố trên đảo Oléron ». Ông kết luận : « Chuồng gà thì luôn tồn tại. Trong số 40 láng giềng, chỉ có hai vợ chồng nguyên đơn kêu rêu mà thôi ».
Quyền được gáy của gà trống
Chủ của gà Maurice đòi hỏi : « Giờ đây công lý phải được thực thi, thôn quê có quyền có những tiếng động của miền que. Gà trống phải có quyền được gáy, chúng không gáy từ bốn giờ rưỡi sáng cho đến vô tận ». Bà Fesseau khẳng định : « Thiên nhiên muôn năm ! »
Trong số những người đến tòa án để ủng hộ gà Maurice, AFP ghi nhận có cả một gia đình từ Costa Rica đến nghỉ mát, giơ biểu ngữ « Bảo vệ những con gà trên đảo của chúng ta ». Nhà chăn nuôi Aurélia Schaan-Vozel, người đã đưa hai ủng hộ viên « Pompadour » và « Jean-René » đến, cho biết : « Chúng tôi có mặt tại đây vì sợ bản án sẽ trở thành án lệ ».
Cho đến nay, đã có 155.000 người ký vào hai bản kiến nghị ủng hộ gà Maurice. Câu chuyện gà trống bị ra tòa đã gây nhiều phản ứng, trong đó có ông Bruno Dionis du Séjour, thị trưởng Gajac (vùng Gironde) có 400 dân. Ông muốn đưa những tiếng động của miền thôn dã vào danh sách « tài sản quốc gia » của nước Pháp.
Tòa sẽ nghị án vào ngày 5 tháng Chín tới.
http://vi.rfi.fr/phap/20190704-vu-an-ga-trong-maurice-tieng-on-hay-bieu-tuong-mien-que

Hồng Kông: Luân Đôn khẳng định

sẽ duy trì áp lực với Bắc Kinh

Trọng Nghĩa
Hôm nay, 04/07/2019, ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tuyên bố sẽ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc về cách đối xử với người biểu tình ở Hồng Kông.
Hôm qua, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn đã bị triệu mời lên bộ Ngoại Giao Anh để nhận phản đối về những lời đả kích nhắm vào Luân Đôn.
Phát biểu trên đài phát thanh, ngoại trưởng Anh đã nhắc lại là sẽ có những « hậu quả » nếu Bắc Kinh vi phạm các cam kết mà họ đã đưa ra về các quyền mà Hồng Kông được hưởng khi được Anh trả về cho Trung Quốc.
Ngày 02/07, ông Jeremy Hunt đã nói đến « những hậu quả nghiêm trọng » nếu Trung Quốc vi phạm các cam kết, kèm theo lời kêu gọi Bắc Kinh không nên viện cớ những cuộc biểu tình vừa qua để đàn áp phong trào chống dự luật dẫn độ.
Những tuyên bố này đã bị Trung Quốc đả kích gay gắt, cho rằng Anh Quốc vẫn còn ảo tưởng của thời thuộc địa.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã không ngần ngại tấn công ông Hunt khi cho rằng ông vẫn cố tìm « hồi quang đã phai nhạt của chủ nghĩa thực dân Anh », một lập luận đã được đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn Lưu Hiểu Minh nhắc lại trong một cuộc họp báo tại thủ đô Anh Quốc.
Ông Minh còn tố cáo Luân Đôn xen vào công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời đe dọa ngược lại rằng sẽ có « những hậu quả trong quan hệ giữa hai nước » nếu Anh vi phạm nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ.
Đấu khẩu giữa Luân Đôn và Bắc Kinh bùng lên trong bối cảnh chính quyền Hồng Kông đang ráo riết truy bắt những người biểu tình bị tình nghi có những hành vi bạo động, xông vào trụ sở Nghị Viện Hồng Kông ngày 01/07 vừa qua.
Theo Reuters, hơn 20 người đã bị bắt giữ trong khuôn khổ cuộc điều tra.
Trả lời hãng tin Mỹ AP, bà Mao Mạnh Tĩnh (Claudia Mo), một nghị sĩ dân chủ Hồng Kông tỏ ý lo ngại là chiến dịch bắt giữ này có thể làm tình hình xấu đi, với nhiều cuộc biểu tình phản đối khác bùng lên, đặc biệt là từ giới trẻ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190704-hong-kong-anh-quoc-khang-dinh-se-duy-tri-ap-luc-tren-bac-kinh

Nga công bố danh tính các sỹ quan cao cấp

chết trong vụ cháy tàu ngầm

Nga nói nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn trong chiếc tàu ngầm khiến 14 người thiệt mạng hôm thứ Hai là do hỏa hoạn ở khoang chứa ắc-quy.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng nói chiếc tàu quân sự thuộc loại tối bí mật này chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng lò phản ứng đã được cách ly khỏi đám cháy.
Có 14 sỹ quan cao cấp thiệt mạng do ngạt khói trong vụ hỏa hoạn xảy ra khi tàu đang ở Biển Barent.
Nga: 14 thủy thủ tử nạn trong đám cháy tàu lặn
Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì?
Tàu chiến Nga đi qua Anh quốc
Hải quân Trung-Nga lần đầu tập ở Biển Baltic
Chiếc tàu ngầm nay đã được đưa về Severomorsk, căn cứ chính của Hạm đội Biển Bắc của Nga.
Danh tính con tàu không được công bố, nhưng đó là tàu nghiên cứu biển sâu có nhiệm vụ thám hiểm vùng đáy biển Bắc Cực, nhật báo của chính phủ Nga, Rossiiskaya Gazeta nói.
Tàu đã lặn xuống độ sâu cực sâu để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, tờ báo này tường thuật.
Các nhiệm vụ này không được nêu chi tiết, nhưng Nga đang trong cuộc chạy đua quốc tế tranh giành chủ quyền lãnh thổ ở vùng Bắc Cực, nơi được cho là giàu trữ lượng dầu khí và các loại khoáng sản khác.
“Nguyên nhân chính đã được xác định – đó là do có hỏa hoạn ở khoang chứa ắc-quy, rồi từ đó lan ra,” ông Shoigu nói với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp hôm 4/7, trang web của Điện Kremlin viết.
“Bộ phận năng lượng hạt nhân trong tàu đã được cách ly hoàn toàn và không có ai ở khu vực đó. Thủy thủ đoàn đã làm mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ nó, và nó hiện trong điều kiện hoạt động bình thường. Điều này khiến chúng tôi hy vọng rằng chỉ trong một thời gian ngắn nữa, con tàu sẽ có thể trở lại hoạt động bình thường.”
Đám cháy xảy ra vào lúc chiếc tàu ngầm đang ở vùng lãnh hải thuộc Nga, Bộ Quốc phòng nước này nói.
Sỹ quan cao cấp
Bộ Quốc phòng Nga nay nêu danh 14 người tử nạn, tất cả đều là các sỹ quan cao cấp.
Bảy người là thuyền trưởng cấp một, trong đó có hai người từng được trao giải Anh hùng Nga, ba thuyền trưởng cấp hai, hai thuyền trưởng cấp ba, một đại úy hải quân và một trung tá.
Thuyền trưởng cấp một là vị trí đứng hàng thứ năm trong hệ thống hải quân Nga, sau bốn cấp bậc đô đốc.
Sau ba cấp bậc thuyền trưởng là đến cấp đại úy hải quân.
Họ đều cùng từ một đơn vị ở Peterhof, một quận thuộc St Petersburg.
Bộ Quốc phòng nói một số thành viên thủy thủ đoàn đã sống sót trong vụ tai nạn và hiện đang trong bệnh viện, nhưng không nêu rõ số lượng.
Một “chuyên gia dân sự” được thủy thủ đoàn cứu thoát trong vụ hỏa hoạn.
Severomorsk cũng là nơi đóng của tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga, con tàu vốn bị chìm hồi năm 2000, khiến 118 thủy thủ thiệt mạng.
Ông Putin bị chỉ trích mạnh mẽ về cách xử lý vụ tai nạn tàu Kursk.
Trong vụ tai nạn tàu ngầm mới nhất, Điện Kremlin cũng chỉ thông báo rất ít các chi tiết về con tàu, “vì lợi ích nhà nước và an ninh quốc gia”.
Trong ngày 4/07, Tổng thống Vladimir Putin thăm Cộng hòa Italy và tới Vatican hội kiến Giáo hoàng Francis.

Một số vụ tai nạn tàu ngầm đáng chú ý:
Các vụ tai nạn tàu ngầm hiếm khi xảy ra. Dưới đây là một số vụ nghiêm trọng nhất:
Tàu ngầm ARA San Juan của hải quân Argentina với thủy thủ đoàn 44 người biến mất trong một lần tuần tra thường lệ tại Nam Đại Tây Dương hồi 2017. Xác tàu được tìm thấy sau đó một năm
Toàn bộ 70 người trong thủy thủ đoàn của tàu ngầm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc chết ngạt hồi 2003 khi một động cơ diesel bị lỗi, đốt cháy hết toàn bộ nguồn ô-xi của tàu
Tàu ngầm Kursk của Nga chìm ở Biển Barent trong 2000 sau khi một ngư lôi phát nổ trong lúc diễn tập, giết chết 118 người trên khoang, trong đó có 23 người tuy không chết trong vụ nổ nhưng thiệt mạng về sau do thiếu dưỡng khí
Tàu USS Scorpion chìm ở Đại Tây Dương vào 1968, có thể là bởi một ngư lôi phát nổ, giết chết 99 thành viên thủy thủ đoàn
Tàu USS Thresher chìm trong các cuộc lái thử nghiệm hồi 1963, giết chết toàn bộ 129 người trên khoang, là vụ tai nạn tàu ngầm có số người thiệt mạng cao nhất trong lịch sử
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48867344

Tổng thống Nga thăm chớp nhoáng Ý và Vatican

Trọng Nghĩa
Trong bối cảnh nước Nga đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện với phương Tây, tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm chớp nhoáng Rôma vào hôm nay, 04/07/2019. Ông cũng có kế hoạch tiếp xúc với giới lãnh Ý, và nhất là hội kiến với đức giáo hoàng Phanxicô.
Theo chương trình dự kiến, tổng thống Nga có buổi tiếp xúc với đồng nhiệm Ý Sergio Mattarella, với thủ tướng Ý Giuseppe Conte và hai phó thủ tướng đồng thời là lãnh đạo chính trị của chính phủ dân túy đang cầm quyền tại Rôma, Matteo Salvini và Luigi di Maio.
Nội dung các cuộc thảo luận tập trung trên vấn đề kinh tế, đặc biệt cần thiết đối với Nga trong bối cảnh nước này đang bị cấm vận sau vụ thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina.
Còn tại Vatican, theo thông tín viên Daniel Vallot ở Mátxcơva, ngoài hai hồ sơ Syria và Ukraina, tổng thống Nga và đức giáo hoàng sẽ bàn thêm về các « giá trị truyền thống và gia đình » mà ông Putin muốn phát huy.
Đây sẽ là chuyến thăm thứ sáu của tổng thống Nga tới Vatican. Và buổi hội kiến thứ ba giữa Vladimir Putin và giáo hoàng Phanxicô, lần cuối là vào năm 2015.
Vào thời điểm đó, hai bên đã từng bàn về Ukraina và Syria, hai chủ đề ngày nay vẫn là tâm điểm của những mối quan ngại.
Đối với Vladimir Putin, dĩ nhiên chuyến thăm Vatican là một cơ hội giúp Nga thoát khỏi tình trạng cô lập ngoại giao do vấn đề Crimée và cuộc chiến ở Donbass gây ra.
Chuyến ghé Vatican cũng cho phép tổng thống Nga phô trương niềm tin của ông vào các giá trị truyền thống, và sự gắn bó của ông với các giá trị Thiên Chúa Giáo, từng được thấy từ nhiều năm qua thông qua những suy nghĩ và bài phát biểu của ông.
Giáo hoàng Phanxicô và tổng thống Nga có lẽ cũng sẽ thảo luận về mối quan hệ giữa hai nhánh của Thiên Chúa Giáo và tiến trình hòa giải giữa Giáo hội Công Giáo và Chính Thống Giáo, được khởi xướng từ cuộc gặp lịch sử năm 2016 giữa Phanxicô và Thượng phụ Chính Thống Giáo Kirril.
Kể từ ngày đó, khả năng đức giáo hoàng công du nước Nga đã được nhắc đến nhiều lần, nhưng chưa trở thành hiện thực. Khả năng này chắc chắn sẽ được thảo luận trong buổi tiếp kiến mà giáo hoàng Phanxicô dành cho tổng thống Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190704-tong-thong-nga-ghe-tham-chop-nhoang-hai-nuoc-y-va-vatican

Algeri: Tổng thống lâm thời đề nghị

đối thoại không có Nhà nước tham gia

Trọng Nghĩa
Trong bài diễn văn gởi đến toàn quốc được phát trên truyền hình vào hôm qua, 03/07/2019, ông Abdelkader Bensalah, tổng thống lâm thời của Algeri đã đề xuất ý kiến về một cuộc « đối thoại quốc gia toàn diện » để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.
Tổng thống lâm thời của Algeri đặc biệt đảm bảo rằng cả Nhà nước lẫn quân đội sẽ không tham gia vào cuộc đối thoại này.
Theo ông Bensalah, cuộc đối thoại mà ông kêu gọi mọi người tham gia sẽ được tiến hành một cách « hoàn toàn tự do và minh bạch ». Nhóm dẫn đắt cuộc đối thoại bao gồm những « nhân sĩ có tầm cỡ quốc gia đáng tin cậy, độc lập, không thuộc phe phái nào cũng như không có một tham vọng bầu cử nào ».
Nhà nước và quân đội sẽ không tham gia cuộc đối thoại. Nhà nước sẽ chỉ đóng vai trò « cung cấp mọi phương tiện vật chất và hậu cần cho hội đồng nhân sĩ này » để hoạt động, và chính hội đồng sẽ tự quyết định cách thức hoạt động của mình.
Đối với tổng thống lâm thời Algeri, « đối thoại đã trở thành khẩn cấp », và « hơn mức cần thiết », sẽ tập trung vào « mục tiêu chiến lược duy nhất là tổ chức cuộc bầu cử… sẽ diễn ra vào một thời điểm càng sớm càng tốt ».
Lẽ ra, cuộc bầu cử tổng thống Algeri phải diễn ra vào hôm nay, 04/07. Tuy nhiên kế hoạch đã bị bãi bỏ vì không có ứng cử viên. Tổng thống lâm thời Abdelkader Bensalah do đó sẽ tại chức cho đến khi một nguyên thủ quốc gia mới được bầu lên.
Algeri hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, với việc tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ chức hồi tháng Tư vừa qua dưới áp lực của quân đội và đường phố.
Phong trào phản kháng bùng lên vào lúc ấy vẫn được duy trì, tiếp tục không chấp nhận việc « hệ thống » chính quyền đương nhiệm tổ chức cuộc bầu cử tổng thống. Họ đòi tất cả những người ủng hộ cựu tổng thống Bouteflika phải ra đi và thành lập các cơ chế chuyển tiếp để cải tổ Nhà nước và soạn thảo một Hiến pháp mới.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190704-algeri-tong-thong-lam-thoi-de-nghi-doi-thoai-khong-co-%E2%80%9Cnha-nuoc%E2%80%9D-tham-gia

Dịch tả lợn châu Phi:

Châu Á đối phó với tình trạng này ra sao?

Ban Reality CheckBBC News
Các quốc gia khắp châu Á đang vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi. Tình trạng này đang đe dọa sinh kế của hàng triệu gia đình sống dựa vào việc chăn nuôi lợn.
Loại virút rất dễ lây lan và không thể chữa được này gây tử vong cho lợn nhưng không gây nguy hiểm cho con người.
Bệnh dịch này ban đầu lây lan từ châu Phi sang châu Âu và hiện đang ảnh hưởng một số nước châu Á, nơi thịt lợn được ưa chuộng nhiều trong các chế độ ăn uống.
Việt Nam: Dịch tả heo châu Phi hoành hành
Nguy cơ dịch virus Zika ở Việt Nam
FAO: Việt Nam cần ‘tình trạng khẩn cấp’ về sốt heo ASF
Nó đang gây lo ngại đặc biệt ở Trung Quốc, nơi có một nửa số lợn trên thế giới.
BBC xem xét các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn căn bệnh này.
Virút có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với lợn bị nhiễm bệnh và lợn rừng, thông qua thức ăn chăn nuôi bị nhiễm bệnh và trên quần áo và thiết bị nông nghiệp.
Bùng phát bệnh dịch đã được báo cáo ở Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào, Mông Cổ, Việt Nam và Campuchia, nơi hàng chục triệu gia đình sống bằng nghề chăn nuôi lợn.
Liên Hiệp Quốc dự đoán bệnh dịch này sẽ tiếp tục lan rộng vì nhiều trang trại nhỏ thiếu kinh phí hoặc chuyên môn để bảo vệ đàn gia súc của họ. Không có cách nào để điều trị động vật bị nhiễm bệnh.
Hàng triệu con lợn đang bị tiêu hủy trong một nỗ lực tuyệt vọng để ngăn chặn căn bệnh này, theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc.
1.1 triệu ở Trung Quốc
2.6 Triệu ở Việt Nam
3,115 ở Mông Cổ
2,400 ở Campuchia
Trung Quốc là nước đầu tiên tuyên bố bùng phát
Trung Quốc báo cáo một đợt bùng phát dịch tả lợn vào tháng 8 năm 2018 và kể từ đó, virút này đã lan rộng ra hầu hết các vùng của nước này, Martin Yip, thuộc ban Trung Quốc của BBC cho biết.
Nhà chức trách Trung Quốc đã khởi động chiến dịch tiêu hủy lợn và đóng cửa thị trường thịt sống sau khi dịch bệnh được xác nhận, cũng như cấm nông dân cho động vật của họ ăn thức ăn thừa của con người. Đây là một giải pháp khá phổ biến đối với các trại nuôi lợn nhỏ có nguy cơ truyền bệnh.
Trung Quốc đã được Tiến sĩ Monique Eloit, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) khen ngợi nỗ lực chống lại bệnh sốt lợn.
Tuy nhiên, một số người nghi ngờ sự bùng phát của bệnh dịch đã được báo cáo dưới mức.
Nhiều người ở Trung Quốc phụ thuộc vào thịt lợn và hậu quả kinh tế có thể là tàn phá đối với nông dân.
Giá thịt lợn tăng 29,3% trong năm tính đến tháng Năm, theo số liệu của chính phủ, và có thể tăng cao hơn nữa.
Lây lan qua Việt Nam
Vào tháng 2 năm 2019, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ ba, sau Trung Quốc và Mông Cổ, báo cáo về sự bùng phát.
Tính đến ngày 17 tháng 6, căn bệnh này đã lan đến 58 trên 63 thành phố và tỉnh thành Việt Nam. Chính phủ cảnh báo rằng bệnh dịch tả lợn đặt ra thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi của nước này.
Vào tháng 3, thủ tướng Việt Nam cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn và thịt lợn bị nghi là nhập lậu vào nước này.
Nông dân được hứa bồi thường cho những con lợn bị tiêu hủy trị với giá tối thiểu 80% giá thị trường.
Bệnh dịch vẫn còn bùng phát nghiêm trọng mặc cho những nỗ lực của chính phủ.
Dự kiến sản lượng thịt lợn tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất 10% trong năm nay.
Biện pháp phòng ngừa cho Nam Hàn
Hyung Eun Kim thuộc BBC Tiếng Hàn cho biết, Bắc Hàn đã báo cáo sự bùng phát của dịch tả lợn châu Phi cho Tổ chức Thú y Thế giới vào cuối tháng 5.
Nam Hàn đề nghị cung cấp kiểm dịch và hỗ trợ y tế cho Bắc Hàn, nhưng các quan chức nói rằng họ không nhận được phản hồi.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã cảnh báo mọi người về bệnh dịch này kể từ cuối năm 2018, Jo Chung Hee, một người đào thoát Bắc Hàn, từng làm việc trong bộ nông nghiệp của nước này nói.
Nam Hàn đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn bệnh dịch xâm nhập vào nước này, gồm lệnh cấm sử dụng chất thải thực phẩm để nuôi gia súc.
Quân đội Nam Hàn đã được ủy quyền để giết bất kỳ con lợn rừng nào nhìn thấy qua khu vực ngăn cách hai miền Bắc và Nam.
Những con lợn đực bị nhiễm bệnh khó có cơ hội đi qua khu vực được canh gác và củng cố nghiêm ngặt này. Nhưng Thủ tướng Nam Hàn đã nhiều lần đến thăm khu vực này để nâng cao nhận thức về căn bệnh dịch nguy hiểm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48864275

Nhật phô diễn sức mạnh quân sự

qua hàng loạt cuộc tập trận gần Biển Đông

Tin Tokyo, Nhật Bản – Chiến hạm lớn nhất Nhật Bản, mẫu hạm trực thăng Izumo, đã rời khỏi căn cứ Subic ở Philippines sau 2 tháng hoạt động tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Bương.
Hàng không mẫu hạm này, cùng các khu trục hạm Murasame và Akebono, vừa kết thúc một loạt các cuộc tập trận cùng Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Năng lực quân sự của Nhật lâu nay vẫn bị kềm chế bởi Hiến Pháp hòa bình được soạn thảo sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đến năm 2015, Hiến Pháp này đã được diễn giải lại, cho phép Nhật dùng lực lượng quân sự cho quốc phòng và bảo vệ đồng minh. Thủ Tướng Shinzo Abe cũng đang muốn sửa hiến pháp để cho phép quân đội Nhật có phạm vi hoạt động lớn hơn.
Vào tháng 5 vừa qua, Nhật đã lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận 4 quốc gia, cùng với Pháp, Hoa Kỳ, và Úc, tại vùng vịnh Bengal. Ngoài ra, Nhật cũng có mặt trong một số cuộc tập trận khác với các nước gồm Canada, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam, Brunei, và Philippines. Tokyo đang chuẩn bị điều chỉnh lại mẫu hạm trực thăng Izumo, để có thể chở được các chiến đấu cơ Hoa Kỳ, bao gồm cả các chiếc F-35B. Nhật trước đây đã thông báo sẽ mua 42 chiến đấu cơ F-35B, cho thấy vai trò ngày càng tăng của nước này trong vị thế là đồng minh thời hậu chiến của Hoa Kỳ.
Trong hành trình 5 ngày gần đây nhất, tàu Izumo đã di chuyển gần biển Đông, nơi bị Trung Cộng tuyên bố chủ quyền, khi tập trận chung với Hải quân Brunei và Philippines. Tuy lý do của các cuộc tập trận của quân đội Nhật là khá hiển nhiên, nếu tính tới sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Cộng trong khu vực, nhưng viên chức Tokyo vẫn khẳng định rằng, chuyến đi đến Ấn Độ – Thái Bình Dương mới đây của tàu Izumo là không nhằm vào bất kỳ nước nào. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/nhat-pho-dien-suc-manh-quan-su-qua-hang-loat-cuoc-tap-tran-gan-bien-dong/

Hàn Quốc có thể trả đũa

việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thụy My
Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.
Bộ trưởng Tài Chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.
Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.
Các nhà xuất khẩu phải xin phép cho từng đơn hàng, và thủ tục này mất đến 90 ngày. Việc hạn chế được cho là áp dụng từ hôm nay, trong khi Nhật Bản chiếm 70 – 90% lượng xuất khẩu các nguyên liệu này sang Hàn Quốc.
Quyết định trên của Nhật diễn ra trong bối cảnh tư pháp Hàn Quốc liên tục ra các bản án buộc các tập đoàn Nhật Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp. và Mitsubishi Heavy Industries Ltd. phải bồi thường hàng trăm ngàn đô la cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời Đệ nhị Thế chiến. Phía Nhật nhấn mạnh rằng vấn đề đã được giải quyết xong trong thỏa ước năm 1965, nhưng tư pháp Hàn Quốc cho rằng thỏa thuận này không liên quan đến những người bị buộc làm việc tại các nhà máy Nhật.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190704-han-quoc-co-the-tra-dua-viec-nhat-han-che-xuat-nguyen-lieu

Bắc Hàn nói

Mỹ ‘nhất quyết’ thù địch bất chấp đàm phán

Bắc Hàn cáo buộc Mỹ “nhất quyết giữ các hành động thù địch”, bất chấp thỏa thuận nối lại đàm phán hạt nhân gần đây giữa hai nước.
Hôm 3/7, phái đoàn của Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc nói rằng Hoa Kỳ “bị ám ảnh bởi các lệnh trừng phạt”.
Họ cũng cáo buộc Washington mưu toan “phá hoại bầu không khí hòa bình” trên bán đảo Triều Tiên.
Trump nói ‘muốn gặp’ Kim tại khu DMZ
Trump và Kim nhất trí tái tục đàm phán hạt nhân
Truyền thông Bắc Hàn ca ngợi chuyến thăm ‘tuyệt vời’ của Trump
Lính Triều Tiên qua lại biên giới trong hữu nghị
Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi lãnh đạo hai nước có cuộc gặp chớp nhoáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un hôm 30/6 tại khu phi quân sự DMZ chia cắt hai miền Triều Tiên.
Ông trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Bắc Hàn và sau cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ, họ đồng ý nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ về quá trình phi hạt nhân hóa.
Nhưng tuyên bố mới nhất của Bình Nhưỡng đánh dấu sự đổi giọng và quay lại với các cuộc đấu khẩu vốn đã làm hỏng quan hệ Mỹ-Triều trong thời gian gần đây.
Bình Nhưỡng nói gì?
Phái đoàn Bắc Hàn cho biết họ phản ứng với cáo buộc của Mỹ rằng họ đã vi phạm mức trần về nhập khẩu xăng dầu được thiết lập vào năm 2017.
Họ cũng cho biết đang phản hồi một lá thư chung do Mỹ, Pháp, Đức và Anh gửi tới tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc kêu gọi có thêm trừng phạt đối với Bắc Hàn.
Bức thư được ghi nhận yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên gửi người Bắc Hàn đang làm việc ở nước họ về nước.
“Không thể bỏ qua thực tế là trò gửi thư chung này được tiến hành… vào đúng ngày Tổng thống Trump đề xuất [một] cuộc họp thượng đỉnh,” tuyên bố viết.
“[Điều đó] cho thấy rằng Hoa Kỳ thực tế ngày càng nhất quyết có nhiều hành động thù địch chống lại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên [Bắc Hàn].”
Bình Nhưỡng nói thêm rằng “thật nực cười” khi Mỹ coi các biện pháp trừng phạt là “liều thuốc cho mọi căn bệnh”.
Mỹ chưa đưa ra phản hồi.
Các cuộc đàm phán Mỹ-Triều đặt mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi đã đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái khi ông Trump và ông Kim tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.
Cả hai cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên, nhưng không làm rõ chi tiết về điều đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48852641

Alek Sigley: Bắc Hàn thả sinh viên người Úc

 ’mất tích tại Bình Nhưỡng’

Công dân người Úc Alek Sigley, người mất tích tại Bắc Hàn hồi tuần trước, đã “được thả và an toàn”, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói.
Sự việc diễn ra sau cuộc họp giữa quan chức từ Đại sứ quán Thụy Điển tại Bình Nhưỡng và chính phủ Bắc Hàn.
Úc không có đại sứ quán tại thủ đô Bắc Hàn.
Sinh viên Úc Sigley mất tích tại Bắc Hàn
Bắc Hàn đòi Mỹ 2 triệu đô chăm sóc Otto Warmbier
Gia đình Warmbier trách Trump vì khen Kim
Ông Sigley, 29 tuổi, đang theo học chương trình thạc sỹ và có hoạt động kinh doanh du lịch tại Bình Nhưỡng.
Không rõ lý do vì sao sinh viên nói thành thạo tiếng Triều này lại bị bắt giữ.
Tin tức về việc ông được thả đầu tiên do trang tin NK News tường thuật, theo đó nói ông đã an toàn tại Trung Quốc và sẽ đi tới Nhật.
“Tôi ổn, vâng, tôi khỏe, rất khỏe,” ông Sigley nói trong một đoạn video, được cho là vào lúc ông tới Bắc Kinh, truyền thông Úc nói.
Cha của sinh viên 29 tuổi sau đó nói với các báo địa phương rằng cả gia đình họ “vô cùng vui sướng về việc con tôi đã được an toàn, khỏe mạnh”.
“Tuần trước là khoảng thời gian rất khó khăn… chúng tôi vô cùng vui mừng là tình hình đã được giải quyết. Con trai tôi đã gọi điện cho tôi cách đây ít phút, tôi sẽ nói chuyện với con trong ngày hôm nay,” ông Gary Sigley nói với báo chí địa phương bên ngoài tư gia tại Perth.
Tin tức về việc ông Sigley được thả được ông Morrison thông báo cho quốc hội hôm thứ Năm. Ông nói đây là kết quả của “các hoạt động kín phía sau hậu trường của các viên chức trong việc giải quyết các vụ lãnh sự phức tạp và nhạy cảm.”
“Chúng tôi rất hài lòng mà thông báo rằng ông Alek Sigley hôm nay đã được thả khỏi tình trạng bị giam giữ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ông ấy an toàn và khỏe mạnh,” ông Morrison nói.
Ông nói giới chức Thụy Điển đã gặp gỡ các quan chức cao cấp từ Bắc Hàn hôm thứ Tư, và đã “đại diện cho Úc nêu vấn đề ông Alek mất tích”.
“Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giới chức Thụy Điển về sự giúp đỡ vô giá của họ.”
Thụy Điển là một trong số ít các nước phương Tây có đại sứ quán tại Bắc Hàn, và thường làm trung gian cho các nước không có cơ quan ngoại giao tại Bình Nhưỡng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48867340

Truyền thông TQ: Biểu tình Hong Kong

 ’là do tư tưởng phương Tây’

Các tờ báo tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc đổ lỗi phương Tây can thiệp vào tình trạng bất ổn ở Hong Kong trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang giữa Trung Quốc và Anh Quốc.
Trung Quốc cũng gọi các chính trị gia Anh Quốc là ‘đạo đức giả’.
“Những nhà lý luận của các chính phủ phương Tây chưa bao giờ ngừng tạo ra tình trạng bất ổn nhằm chống lại các chính phủ mà họ không thích, mặc dù hành động của họ đã gây ra sự khốn khổ và hỗn loạn ở hết quốc gia này đến quốc gia khác tại Mỹ Latinh, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á,” tờ China Daily cho biết trong một bài xã luận, theo Reuters.
Bây giờ họ đang thử một mánh khóe tương tự ở Trung Quốc, bài báo viết.
Carrie Lam lên án biểu tình ‘phá hoại cực đoan’
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
Hong Kong: Dân biểu tình trụ lại Viện Lập pháp
Hàng trăm người biểu tình đã bao vây và tràn vào Viện Lập pháp Hong Kong hôm 1/7 sau một cuộc biểu tình đánh dấu kỷ niệm ngày Hong Kong được Anh Quốc trao trở lại cho Trung Quốc năm 1997 trong khuôn khổ một quốc gia hai chế độ, bao gồm việc người Hong Kong vẫn được hưởng quyền tự do không tồn tại ở Trung Quốc đại lục, trong đó có quyền biểu tình.
Việc chiếm đóng Viện Lập Pháp diễn ra sau các cuộc biểu tình các tuần trước đó nhằm phản đối dự luật dẫn độ hiện đang bị tạm hoãn. Giới chỉ trích lo ngại rằng dự luật này, nếu được thông qua sẽ trao cho Bắc Kinh quyền truy tố các nhà bất đồng chính kiến tại các tòa án ở đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.
Nhật báo Trung Quốc cáo buộc các lực lượng phương Tây xúi giục tình trạng bất ổn chống lại chính quyền Hong Kong, “như một biện pháp để gây áp lực lên chính quyền trung ương”.
“Những hành vi bạo lực mà những kẻ kích động phương Tây này đang xúi giục đã chà đạp lên luật pháp ở Hong Kong và phá hoại trật tự xã hội ở đây,” bài báo cho hay.
Quan hệ Anh quốc – Trung Quốc bị ‘hủy hoại’
Một bài xã luận trong ấn bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu, do Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, chỉ trích những bình luận của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt và nói rằng “chính sách ngoại giao của Vương quốc Anh đối với Trung Quốc sẽ trả giá cho hành vi của ông ta”.
Ông Hunt trước đó đã cảnh báo Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nếu không tuân theo Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về các điều khoản nhằm trao trả Hong Kong cho Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh ngay sau đó đáp trả rằng Anh Quốc đừng “nhúng vào chuyện Hong Kong”.
Ông Lưu Hiểu Minh cũng cho biết quan hệ hai nước bị “hủy hoại” bởi những bình luận của Ngoại trưởng Jeremy Hunt và những người ủng hộ hành động của người biểu tình.
Ông Lưu Hiểu Minh sau đó đã được triệu tập lên Bộ Ngoại giao Anh Quốc liên quan đến các phát biểu nói trên của ông, theo BBC News.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết Ngài Simon McDonald, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Anh, nói với ông Lưu Hiểu Minh rằng những bình luận của ông ta là “không thể chấp nhận và không chính xác”.
Trước đó, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà đã nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này.
Phân tích của James Landale
Phóng viên ngoại giao của BBC
Đại sứ Trung Quốc tại Anh đã chỉ trích gay gắt chính phủ Anh trong cuộc họp báo trước đó.
Điều thú vị là không có sự giả vờ, không có nỗ lực che đậy các chỉ trích này. Đây thực sự là vấn đề nội sinh và của toàn hệ thống chính trị Trung Quốc. Cùng một thông điệp đến từ cả Bắc Kinh và Hong Kong. Có sự phản ứng nhất định từ toàn bộ máy Trung Quốc.
Người Anh vô cùng tức giận đến nỗi họ đã triệu tập vị đại sứ này gần như ngay lập tức để ‘nói cho một trận’.
Bây giờ thì chính cuộc chiến ngôn từ lại có nguy cơ trở thành một vấn đề đáng kể giữa hai nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48850337

TQ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

để mua chiến cơ Nga?

Trung Quốc được cho là đang xem xét các thương vụ mua bán chiến cơ tiên tiến của Nga, phớt lờ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hãng thông tấn Tass của Nga dẫn nguồn tin từ Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga cho biết họ đang chờ đợi phản hồi của Trung Quốc về đề nghị mua vũ khí hiện đại và thiết bị quân sự tiên tiến được sản xuất tại Nga, bao gồm các lô chiến cơ Su-35. Năm 2015, Bắc Kinh mua tới 24 chiếc chiến cơ loại này trong các thương vụ có tổng trị giá lên tới 2,5 tỷ USD.
Tờ Weihutang của Trung Quốc cho rằng đợt mua sắm Su-35 lần 2 này có thể sẽ giúp hiện đại hóa hạm đội già cỗi của không quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Trung Quốc Fu Qianshao nhận định Bắc Kinh còn lý do khác để chấp nhận lời mời gọi từ phía Nga.
“Các đợt mua bán mới sẽ đảm bảo nhiều phụ tùng thay thế và cải thiện công tác hỗ trợ hậu cần cho biên đội Su-35 hiện có. Ngoài ra, nó có thể mang theo các yếu tố chính trị và kinh tế, thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga vào thời điểm mối quan hệ của cả 2 với Mỹ đang xấu đi”, ông này nhận xét.

Su-35 là mẫu tiêm kích thế hệ 4++ hiện đại nhất của Nga, có vận tốc cực đại đạt 2.500km/h, tầm hoạt động 3.600 km và có thể mang tối đa 8 tấn vũ khí trong phạm vi 1.600km. Được trang bị một khẩu pháo 30mm, Su-35 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, mặt đất và chống hạm.
Nga tuyên bố Su-35 vượt trội hơn chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của phương Tây, vượt mặt cả F-16 của Mỹ, Rafaele của Pháp và thậm chí là tiêm kích đánh chặn Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh.
Tuy nhiên, nếu thông qua thương vụ mua bán Su-35 lần này, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục bị Mỹ trừng phạt như trường hợp của Cục Phát triển Thiết bị Trung Quốc (EDD) thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Tháng 9/2018, EDD bị Mỹ trừng phạt vì thương vụ mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan tới hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Lệnh trừng phạt này chiếu theo Đạo luật chống đối thủ Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt (CAASTA), trong đó ngăn chặn một quốc gia, tổ chức hay công ty thuộc bên thứ ba giao dịch hoặc có liên đới với các cá nhân, tổ chức hay công ty Nga bị liệt vào danh sách đen.
Các cá nhân và tổ chức bị đưa vào danh sách đen không bị trừng phạt ngay lập tức, nhưng bất kỳ ai có giao dịch với những cá nhân hoặc tổ chức này sẽ phải chịu trách nhiệm dưới đạo luật CAASTA.
http://biendong.net/doc-bao-viet/29105-tq-bat-chap-lenh-trung-phat-cua-my-de-mua-chien-co-nga.html

TQ xin điện đàm với ông Pence bị cự tuyệt:

Mỹ vô hiệu “cánh tay phải” của ông Tập thế nào?

Bắc Kinh dường như đã cố gắng thúc đẩy để Phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đóng vai trò lớn hơn trong xử lý các vấn đề về quan hệ với Mỹ.
Vai trò của ông Vương Kỳ Sơn trong vấn đề Mỹ-Trung
Ông Vương Kỳ Sơn, được biết đến ở Trung Quốc với biệt danh “đội trưởng đội cứu hỏa” nhờ từng xử lý nhiều công việc khó khăn, nói rằng nhiệm vụ chính hiện nay của mình là “ngoại giao nghi thức”, giữa những đồn đoán cho rằng ông có vai trò sau hậu trường trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Ông Vương có sự kiện đối ngoại mới nhất vào ngày 1/7 khi tiếp Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard tại Bắc Kinh.
“Sau 13 năm, ngài đã trở nên thành thục còn tôi thì đã già,” ông Vương nói với Ebrard, đề cập cuộc gặp giữa họ vào năm 2006 – khi ông Vương Kỳ Sơn là thị trưởng Bắc Kinh, còn ông Ebrard là ứng viên thị trưởng Mexico City.
“Hiện giờ ngài đã là người đứng đầu ngành ngoại giao [Mexico], còn tôi phụ trách hỗ trợ Chủ tịch [Tập Cận Bình] trong một số nghi thức ngoại giao.”
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, ông Vương – 71 tuổi – không nắm vai trò công khai trong căng thẳng thương mại kéo dài hơn 1 năm qua giữa Mỹ với Trung Quốc. Trong quá khứ, Phó chủ tịch Trung Quốc có kinh nghiệm xử lý hàng loạt vấn đề – bao gồm giúp Bắc Kinh ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ông cũng có kinh nghiệm đàm phán với Mỹ khi còn giữ chức Phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực tài chính và các liên hệ kinh tế với Washington.
Trong thời gian làm Phó thủ tướng Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn có mối liên hệ với nhiều chính khách cùng doanh nghiệp chủ chốt của Mỹ, đặc biệt là những nhân vật có bối cảnh ở Phố Wall như cựu Bộ trưởng tài chính Henry Paulson.
Kể từ khi rời cương vị Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc vào năm 2017 và trở thành Phó chủ tịch nước vào năm 2018, ông Vương đã tiếp tục liên hệ với giới lãnh đạo doanh nghiệp và các cựu quan chức ngoại giao, dù không phải tất cả các cuộc gặp này đều được công khai.
Theo SCMP, một trong số gương mặt mà ông Vương tiếp kiến gần đây là CEO Tim Cook của hãng Apple, một thành viên ban cố vấn cho trường kinh tế và quản trị thuộc Đại học Thanh Hoa danh tiếng.
Ông Vương cũng gặp gỡ nhà kinh tế học Derek Scissors của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI). Scissors, người từng thảo luận chính sách về Trung Quốc với Nhà Trắng, cho biết ông đã gặp mặt ông Vương Kỳ Sơn cùng một số ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc trong chuyến công tác tại Bắc Kinh vào năm ngoái.
Mỹ từ chối để ông Vương đàm phán với ông Pence
Sau cuộc gặp với Vương Kỳ Sơn năm 2018, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Barack Obama, ông Kurt Campbell, nói rằng Phó chủ tịch Trung Quốc “vẫn có nhiều liên quan” trong vấn đề Mỹ-Trung.
Campbell tiết lộ Bắc Kinh mong muốn ông Vương đứng ra đàm phán với người đồng cấp Mỹ Mike Pence.
“Dường như họ (Trung Quốc) cố gắng ghép đôi ông ấy với Phó tổng thống Pence để phát huy vai trò nào đó trước khi những vấn đề được đệ trình lên cho Chủ tịch Tập và [Tổng thống Mỹ] Trump,” Campbell nói trong một sự kiện tại Washington vào tháng 10/2018, sau chuyến đi Bắc Kinh của ông.
“Tuy nhiên, điều đó đã không thành công, tôi nghĩ chủ yếu do chính quyền chúng ta đã gửi tín hiệu rằng đó không phải là phương án mà chúng ta sẽ áp dụng với Phó tổng thống,” ông nói. “Nhưng ông [Vương Kỳ Sơn] vẫn có nhiều liên quan và có vai trò thầm lặng trên phương diện kinh tế.”
Hồi tháng trước, Bloomberg đưa tin rằng Trung Quốc lại cố gắng sắp đặt một cuộc điện đàm giữa ông Vương và ông Pence vào đầu tháng 6, trong lúc căng thẳng thương mại song phương leo thang đến đỉnh điểm. Theo ba nguồn tin ẩn danh của Bloomberg, phía Mỹ đã cự tuyệt đề xuất này.
Các cuộc gặp giữa ông Vương với Scissors và Campbel cũng không được Bắc Kinh thông báo công khai.
Trong khi đó, nguồn tin ẩn danh trong chính phủ Trung Quốc tiết lộ với SCMP rằng ông Vương đã được yêu cầu nắm vai trò trong các vấn đề về Mỹ, nhưng ông tỏ ra ngần ngại bởi những vướng mắc liên quan.
Thông điệp của ông Vương Kỳ Sơn ngày 1/7 đưa ra sau khi ông Tập Cận Bình gặp tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị cấp cao nhóm G20 tại Osaka, Nhật Bản hôm thứ Bảy (29/6). Lãnh đạo Mỹ-Trung đồng thuận đình chiến thương mại tạm thời và tái khởi động đàm phán.
Ông Trump đồng ý trì hoãn việc áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ cung ứng linh kiện cho hãng Huawei của Trung Quốc. Dù vậy, giới phân tích cho rằng một thỏa thuận thương mại vẫn là điều còn xa vời.
http://biendong.net/diem-tin/29087-tq-xin-dien-dam-voi-ong-pence-bi-cu-tuyet-my-vo-hieu-canh-tay-phai-cua-ong-tap-the-nao.html

Vì sao người dân Trung Quốc

 ‘mù tịt’ về biểu tình Hong Kong?

Truyền thông Trung Quốc không hề đưa bất cứ tin tức gì về biểu tình Hong Kong, mạng xã hội bị kiểm duyệt chặt chẽ, trong khi người dân Trung Quốc thường bàng quan với các vấn đề chính trị, dân chủ hay nhân quyền, các nhà quan sát nhận định.
Những hình ảnh đầy kịch tính của những người biểu tình xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) vào tối ngày 1/7 và các cuộc tuần hành trên phạm vi toàn thành phố trong nhiều tuần qua để chống dự luật dẫn độ, mà qua đó nghi phạm có thể được đưa sang Trung Quốc để xét xử, đã được phát đi khắp thế giới.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, truyền thông hoàn toàn lặng tiếng im hơi về việc này trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm bảo rằng không có bất kỳ hình ảnh hay lời đề cập nào về các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong đến được với công chúng trong nước dù là trên truyền thông xã hội, tivi hay báo chí, tờ Strait Times của Singapore cho biết.
Màn hình tivi chuyển sang đen khi các kênh tin tức nước ngoài chiếu hình ảnh của các cuộc biểu tình, trong khi hãng truyền thông nước ngoài cũng nhận thấy trang web của họ bị chặn, cũng theo tờ báo này.
Các kênh mạng xã hội được dò xét kỹ lưỡng để xem có nói gì về những gì đã xảy ra ở Hồng Kông hay không.
Khi Cách mạng Dù bùng phát hồi năm 2014 tại Hong Kong, bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc khi đó cũng khởi động để xóa sạch mọi hình ảnh hay lời lẽ đề cập về cuộc biểu tình để người dân đại lục không hay biết gì.
Chỉ đưa tin về lễ kỷ niệm
Vào ngày 1/7, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc chỉ đưa tin về lễ kỷ niệm tại Hong Kong nhân ngày lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc, trong đó có bài diễn văn của Đặc khu trưởng Carrie Lam.
China Daily, tờ báo tiếng Anh là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dịp này đã đăng một bài xã luận nói rằng Hồng Kông là ‘phần không thể tách rời’ của Trung Quốc và cách duy nhất để vùng lãnh thổ này có thể duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế là hội nhập hoàn toàn với sự phát triển của Trung Quốc.
“Bạo loạn nằm trong số những người, đặc biệt là giới trẻ Hồng Kông, những người cảm thấy không thể hưởng lợi từ sự phát triển của đặc khu và bị loại ra khỏi tiến trình ra quyết định của đặc khu – tình cảm đã dẫn đến các phong trào dân túy ở những nơi khác – và những người đang lợi dụng những bất bình và xáo trộn này để phục vụ ý đồ của riêng họ và gây áp lực lên Bắc Kinh,” bài xã luận viết.
Vào đêm hôm đó, tờ Hoàn cầu Thời báo mang tính dân tộc chủ nghĩa cũng phá vỡ sự im lặng và lên án những người biểu tình Hong Kong đã chiếm giữ tòa nhà Hội đồng Lập pháp, nói rằng họ đã vượt qua lằn ranh đỏ và đang đi trên ‘con đường ác’.
‘Lo sợ biểu tình ở đại lục’
Trao đổi với VOA Việt ngữ, một cộng tác viên của VOA tại Bắc Kinh không muốn nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề, xác nhận rằng người dân đại lục ‘không hề biết gì về những cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong’.
“Truyền thông nhà nước rất ít đề cập (đến biểu tình Hong Kong). Họ chỉ đưa thông báo chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao về vấn đề này,” cộng tác viên này nói. “Hoặc đôi khi họ dẫn lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc ở Anh.”
Ông giải thích chính quyền Bắc Kinh không muốn người dân trong nước biết chuyện ở Hong Kong vì họ lo sợ sẽ có cuộc biểu tình tương tự như vậy ở đại lục.
Không những trên truyền thông chính thức, trên mạng Internet và mạng xã hội, chính quyền Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn việc loan tin hay phát tán những vấn đề về Hong Kong, ông nói thêm. Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, gần như không có gì về biểu tình ở Hong Kong.
Tuy nhiên, cũng theo lời ông, có một số người dân Trung Quốc có thể dùng thủ thuật vượt tường lửa để tiếp cận những thông tin này và tìm cách lan truyền nó trên những kênh liên lạc thông dụng như WeChat. Cũng có người lách bức tường kiểm duyệt bằng cách chuyển tải thông tin thành hình ảnh, hay lật ngược hình ảnh biểu tình.
Đối với những người biết được những gì xảy ra ở Hong Kong, ông cho biết, họ ‘rất quan ngại’
“Họ thể hiện sự ủng hộ cho Hong Kong hay quan ngại về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc,” ông cho biết về thái độ của những người dân đại lục có biết về thời sự Hong Kong mà ông đã trao đổi trên Twitter hay Telegram.
“Tuy nhiên cũng có những người ủng hộ chính quyền và nói giống như những gì chính quyền nói,” ông nói.
Giới trẻ bị tẩy não?
“Tôi cũng thấy có những bình luận rằng ở đại lục không có nhiều khả năng xảy ra chuyện tương tự trong tương lai.”
“Ở Trung Quốc đại lục, giới trẻ bị tẩy não. Họ không quan tâm đến những gì xảy ra bên ngoài Trung Quốc. Họ không quan tâm đến chính trị hay những thứ như là dân chủ hay nhân quyền,” ông giải thích.
“Phần lớn người dân ở Trung Quốc chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ.”
Về cách ứng phó của giới lãnh đạo Bắc Kinh với tình hình ở Hong Kong, nguồn tin này cho biết Bắc Kinh ‘có thái độ rất kiên quyết’.
“Họ luôn khăng khăng rằng Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà không quốc gia nào được phép có ý kiến,” ông nói.
Về số phận của bà Carrie Lam, ông cho biết một số nhà phân tích nhận định với ông rằng việc bà Lam có từ chức hay không ‘phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh’.
“Ngay cả lời hứa của Bắc Kinh rằng chế độ hiện tại Hong Kong sẽ không thay đổi trong vòng 50 năm (sau khi được trả về đại lục) giờ đây cũng khó mà biết được (họ có giữ lời hay không),” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-sao-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-trung-qu%E1%BB%91c-m%C3%B9-t%E1%BB%8Bt-v%E1%BB%81-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-hong-kong-/4985587.html

Philippines được gì sau ba năm gác lại Phán quyết

 của Tòa trọng tài về vụ kiện đường lưỡi bò?

Ngày 12/7 vừa qua là tròn ba năm Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Đó cũng là khoảng thời gian mà cho đến nay Chính quyền Philippines vẫn “bỏ qua” phán quyết để chuyển từ đối đầu sang hợp tác, gần gũi với Trung Quốc. Vậy, trong ba năm qua, Philippines đã nhận được những gì từ chính sách này?
Mối quan hệ “trên giấy” với TQ
Điều dễ nhận thấy nhất là thực tế rằng qua các tiếp xúc song phương, phía Trung Quốc cam kết sẽ đầu tư và cung cấp những khoản hỗ trợ tài chính ưu đãi lên đế hàng chục tỉ USD cho mục tiêu phát tiển nền kinh tế Philippines. Song đến nay nguồn vốn này vẫn chưa đổ về Philippines, cũng như chưa có bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng lớn nào được khởi công. Ngoài ra, những khoản đầu tư của Trung Quốc còn quá ít so với đầu tư của các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản tại Philippines. Trong chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (01/2017), chính phủ Nhật Bản đã cung cấp ngay gói hỗ trợ, đầu tư trị giá 8,7 tỉ USD cho Philippines.
Trung Quốc thường cho vay mà không quan tâm khả năng trả nợ của đối tác, nhưng đổi lại cũng đòi hỏi lãi suất “cắt cổ” hoặc yêu cầu tài sản thế chấp hoặc có giá trị kinh tế lâu dài hay có vị trí an ninh, chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực, kiểu như mỏ khoáng sản hay cảng biển để giành thêm quyền kiểm soát trong trường hợp bên đi vay vỡ nợ. Chuyên gia Zhuang Guotu thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc cho biết các khoản vay đó luôn kèm theo những thỏa thuận chi trả, chẳng hạn dùng một số tài nguyên thiên nhiên thế chấp từ Philippines. Theo phân tích của chuyên gia Tara Francis Chan trên trang Business Insider, các khoản vay của Philippines từ Trung Quốc phải chịu mức lãi suất lên tới 2%-3% trong khi mức lãi suất từ Nhật Bản chỉ ở mức 0,25%-0,75% (tức là rẻ hơn 12 lần so với khoản vay từ Trung Quốc). Còn theo Nghị sĩ Gary Alejano của Philippines thì “Philippines có thể vẫn chưa đứng trước nguy cơ vỡ nợ nhưng việc chính quyền ông Duterte cứ liên tục vay những khoản khổng lồ không kiểm soát từ Trung Quốc để hoàn thành các dự án tham vọng có thể khiến Philipines rơi vào bẫy nợ, đặc biệt là sẽ chứng kiến cảnh ông Duterte quá phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Trong những dự án hạ tầng có vốn đầu tư Trung Quốc, thay vì hỗ trợ các doanh nghiệp và lao động địa phương, điều kiện gói vay của Trung Quốc cũng kèm theo việc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc thi công hoặc phải sử dụng lao động nhập cư người Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc do nhà nước nắm quyền quản lý các dự án đầu tư tại Philippines và người dân Philippines bị mất việc làm vào tay lao động Trung Quốc ngay trên đất nước của mình.
Chủ quyền bị đe dọa, người dân bị đe nạt, xuôi đuổi
Trong suốt ba năm qua, sau khi Philippines và Trung Quốc đạt thỏa thuận về hợp tác khảo sát chung ở Biển Đông, Trung Quốc đã lợi dụng nghiên cứu khoa học để đòi hỏi chủ quyền. Theo thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ hai nước hôm 15/2/2018, từ ngày 24/1-25/2/2018, Trung Quốc đã công khai việc đưa tàu nghiên cứu khoa học tới khu vực Benham Rise để cùng với các nhà khoa học Philippines tiến hành các hoạt động nghiên cứu, khảo sát đại dương tại bãi cạn Scarborough, vùng đặc quyGEn kinh tế của Philippines. Dư luận cho rằng Trung Quốc đang sử dụng danh nghĩa hợp tác nghiên cứu khoa học để xoa dịu quan ngại của các nước về các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông, thông qua hoạt động này để giành vai trò dẫn dắt trong “hợp tác cùng khai thác” theo chủ trương của Trung Quốc, đồng thời tìm cách củng cố các bằng chứng đòi hỏi “chủ quyền” tại các
vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã sử dụng những kết quả khảo sát này để phục vụ cho yêu sách chủ quyền. Hội đồng Bản đồ và Khoáng sản quốc gia Philippines (26/2/2018) đã phải đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị Tổ chức Thủy văn quốc tế hủy các tên gọi do Trung Quốc đặt cho 05 cấu trúc trong rãnh Benham mà Trung Quốc có được thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát. Trong khi rãnh Benham là khu vực nằm hoàn toàn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines.
Cũng trong ba năm qua, hàng loạt vụ Trung Quốc sử dụng vũ trang để dọa nạt Philippines trên biển. Theo Bộ Quốc phòng Philippines, một biên đội hỗn hợp của Trung Quốc gồm tàu Hải cảnh mang số hiệu 3368 và tàu Hải quân mang số hiệu 549 (11/5/2018) đã tìm cách ngăn cản và đe dọa tàu BRP Benguet của Hải quân Philippines đang tiếp tế cho lính đồn trú ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 11/6/2018, hãng tin AFP của Pháp cho biết người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque đã xác nhận việc Cảnh sát biển của Trung Quốc (5/2018) đã tiếp tục ngăn cản và tịch thu toàn bộ cá đánh bắt của ngư dân Philippines tại vùng biển Scarborough nằm trong EEZ của Philippines. Trước đó, truyền thông Philippines đồng loạt đưa tin ngày 20/5/2018, một nhóm phóng viên của GMA News đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ vụ việc hai cảnh sát biển Trung Quốc lên một tàu cá Philippines và lấy cá mà ngư dân Philippines đánh bắt ở bãi cạn Scarborough. Gần đây nhất là vụ việc một tàu cá của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm và bỏ mặc ở bãi Cỏ Rong hôm 9/6.
Người dân mất niềm tin vào chính quyền
Thất vọng với cách tiếp cận quá mềm mỏng của ông Duterte, nhiều quan chức quốc phòng hàng đầu của Philippines gần đây có xu hướng thích công bố các thông tin liên quan tới việc Trung Quốc đang dần từng bước củng cố hạ tầng và sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách tiết lộ cho giới truyền thông hoặc cho những người chỉ trích ông Duterte tại Quốc hội. Bộ phận chính trị gia khác tại Toà án, Quốc hội và các đảng chính trị đối lập tại Philippines liên tục chỉ trích thái độ nhu nhược trước Trung Quốc của Tổng thống Duterte, cho rằng Chính quyền Philippines đã bỏ qua phán quyết của Tòa, chấp nhận đánh đổi chủ quyền cho Trung Quốc để lấy lợi ích kinh tế. Người người dân Philippines đã phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc vi phạm phán quyết, xâm phạm chủ quyền của Philippines tại bãi cạn Scarborough. Nhiều cuộc biểu tình của người dân Philippines đã nổ ra để yêu cầu Trung Quốc ngừng ngăn cản hoạt động đánh bắt và tịch thu cá của ngư dân Philippines.
Điển hình là vào ngày 10/2/2018, ngay sau khi truyền thông địa phương đăng những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đã chuyển đổi ít nhất 7 bãi đá thành các đảo nhân tạo, hoàn chỉnh với các cơ sở hải quân và không quân, bao gồm đường băng và bãi đáp trực thăng, thì hàng nghìn dân Philippines đã tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Manila để chống lại việc Bắc Kinh quân sự hóa các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Các nhà hoạt động Philippines nói thái độ hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte có thể khuyến khích Bắc Kinh mở rộng hơn nữa hoạt động xây dựng ở Biển Đông. “Nếu chính quyền Philippines không muốn phản đối Trung Quốc xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp và trong khu vực vực đặc quyền kinh tế của chúng ta, thì người dân Philippines, sẽ lên tiếng và phản đối”, Tổng Thư ký tổ chức cánh tả Bayan, người tổ chức biểu tình Renato Reyes Jr tuyên bố. Trên thực tế, bất chấp sự phản đối và quan ngại của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép ở Biển Đông, trong đó có 7 đảo nhân tạo nước này chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Ngày 27/6/2018, nhân kỷ niệm 2 năm Ngày Tòa Trọng tài (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, hàng trăm người Philippines đã biểu tình tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và chính sách nhu nhược của chính quyền Tổng thống Duterte trước Trung Quốc. Theo kết quả của cuộc khảo sát mới nhất do Social Weather Stations công bố hôm 16/7, 81% trong số 1.200 người tham gia khảo sát nói rằng hoàn toàn không đúng đắn khi để Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông và quân sự hóa các đảo này; 74% cho biết chính phủ nên đưa vấn đề này tới các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN cho các cuộc đàm phán hòa bình và ngoại giao với Trung Quốc để xử lý tranh chấp Biển Đông.
Gần đây nhất hôm 09/4/2019, hàng nghìn người dân Philippines đã đổ ra đường tuần hành trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối Trung Quốc đưa tàu tới bao vây đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa mà Phlippines tuyên bố có chủ quyền. Ngoài ra, người biểu tình còn phản đối Tổng Thống Rodrigo Durterte vì chính phủ Philippines hoàn toàn không có tiếng nói gì trong chuyện này, đồng thời phản đối việc chính phủ Philippines mượn nợ từ Trung Quốc. Cũng trong vụ việc hôm 9/6 vừa qua, người dân Philippines đã đốt cờ của Trung Quốc để phản đối hành động đâm chìm và bỏ mặc tàu cá của ngư dân Philippines của nước này ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29096-philippines-duoc-gi-sau-ba-nam-gac-lai-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-ve-vu-kien-duong-luoi-bo.html

Philippines, TQ muốn ‘khép lại’ vụ đâm chìm tàu cá

“Chúng ta phải khép lại vấn đề này bởi vì mối quan hệ của chúng ta đang bị ảnh hưởng”, ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, trích dẫn một tin nhắn bằng văn bản do Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa gửi đến.
Theo kênh ABS-CBN News, cả Philippines và Trung Quốc mong muốn tìm cách “khép lại” vụ việc một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở bãi Cỏ Rong (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đêm 9-6, sự kiện làm dấy lên căng thẳng ngoại giao mới giữa hai nước, Điện Malacanang (tức dinh tổng thống Philippines) cho biết ngày 2-7.
Theo ông Panelo, Bắc Kinh thông qua phái viên của mình đã chuyển tới Philippines mong muốn giải quyết vấn đề đã kéo dài gần một tháng nay.
“Chúng ta phải khép lại vấn đề này bởi vì mối quan hệ của chúng ta đang bị ảnh hưởng”, ông Panelo trích dẫn một tin nhắn bằng văn bản do Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa gửi đến.
Hôm 9-6, tàu cá Gemvir-1 của Philippines đã bị tàu Yuemaobinyu 42212 của Trung Quốc đâm chìm tại khu vực bãi Cỏ Rong nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Truyền thông Philippines cho biết sau khi đâm chìm tàu cá Philippines , tàu Trung Quốc chạy khỏi hiện trường ngay lập tức và bỏ mặc mạng sống của 22 thuyền viên Philippines. Sau đó, tất cả thuyền viên này được một tàu cá Việt Nam gần đó phát hiện và giải cứu.
Philippines và Trung Quốc đã mở cuộc điều tra chung nhằm xác định xem vụ va chạm này có phải là cố ý hay không.
“Chúng tôi muốn hòa bình trong khu vực đó. Chúng tôi không muốn những người đồng hương của mình đang đánh bắt tại đó chịu đựng bất kỳ cuộc tấn công nào”, ông Panelo nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/29083-philippines-tq-muon-khep-lai-vu-dam-chim-tau-ca.html

Thủ tướng Campuchia cảnh báo

về âm mưu ‘thay đổi chế độ’

Thủ tướng Hun Sen hôm 4/7 nói rằng những người nước ngoài tìm cách thay đổi chế độ và kích động hỗn loạn gây ra nguy cơ đẩy Campuchia vào cảnh chiến tranh, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời ông Hun Sen nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc rằng nhiều năm chiến tranh, kể cả thời kỳ “cánh đồng chết” những năm 70, đã giúp Campuchia hiểu rằng nước này phải duy trì ổn định xã hội bằng mọi giá.
Nhà lãnh đạo nắm quyền ở Campuchia từ năm 1985 nói rằng dân chủ mà không có pháp quyền sẽ dẫn tới tình trạng hỗn loạn.
XEM THÊM:
Mỹ thúc ép Campuchia giải thích lý do từ chối đề nghị giúp sửa chữa căn cứ
Theo Reuters, các chuyên gia Liên Hợp Quốc đã cáo buộc chính quyền của ông Hun Sen tìm cách bịt miệng những tiếng nói bất đồng, trong khi đó Liên minh châu Âu đã bắt đầu dỡ bỏ các ưu đãi về thương mại vì hồ sơ nhân quyền của Campuchia, sau cuộc bầu cử năm ngoái mà đảng của ông Hun Sen giành tất cả ghế trong quốc hội.
Ông Hun Sen nói rằng tất cả các bên trong tiến trình dân chủ phải hành động có trách nhiệm, và nói thêm rằng họ phải “đưa ra chỉ trích mang tính xây dựng, không kích động và gây ra hận thù giữa các sắc dân, không quy phục các quyền lợi nước ngoài, đặc biệt là không gieo hận thù giữa người Khmer với nhau mà có thể đưa đất nước trở lại nội chiến”.
Không nêu tên những người chỉ trích, ông Hun Sen nói rằng họ đang tìm cách gây cản trở sự phát triển của Campuchia và gây tổn hại tới danh tiếng của nước này.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-campuchia-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-%C3%A2m-m%C6%B0u-thay-%C4%91%E1%BB%95i-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-/4986280.html

Tổng thống Indonesia bị kiện

vì ô nhiễm không khí ở thủ đô

Các tổ chức bảo vệ môi trường hôm 4/7 đã kiện tổng thống Indonesia và một số quan chức chính phủ vì chất lượng không khí xấu đi ở thủ đô Jakarta, một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới, theo Reuters.
Jakarta liên tiếp nằm trong nhóm 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo Air Visual, một tổ chức có trụ sở ở Thụy Sĩ chuyên theo dõi chất lượng không khí.
XEM THÊM:
Indonesia xin Trung Quốc lập quỹ đặc biệt thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường
Tin cho hay, mức độ ô nhiễm ở thành phố hơn 10 triệu dân đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, lên mức gần gấp 5 lần so với mức tiêu chuẩn mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đặt ra. Một số người dân cho biết đã gặp vấn đề về hô hấp.
Bondan Andriyanu, một nhà vận động bảo vệ môi trường, được Reuters dẫn lời nói rằng quyết định kiện được đưa ra để “họ điều tra về nguồn gốc gây ra ô nhiễm và hành động dựa trên kết quả tìm kiếm đó”.
Ngoài Tổng thống Joko Widodo, một số quan chức khác cũng bị kiện gồm bộ trưởng môi trường, bộ trưởng nội địa và ba thống đốc.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-indonesia-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87n-v%C3%AC-%C3%B4-nhi%E1%BB%85m-kh%C3%B4ng-kh%C3%AD-%E1%BB%9F-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4/4986353.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.