Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 18/07/2019

Thursday, July 18, 2019 7:59:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 18/07/2019

Mỹ quyết sử dụng vấn đề tự do hàng hải

để bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển

Ngày đăng 18-07-2019
Trong những năm gần đây, Mỹ tích cực triển khai các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia tại những vùng biển chiến lược.
Mỹ thành lập liên minh quân sự quốc tế bảo vệ tự do hàng hải ở ngoài khơi Iran và Yemen
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ- Tướng Joseph Dunford cho biết, hiện Mỹ đang cùng với một số nước xem xét liệu chúng tôi có thể kết hợp thành một liên minh để đảm bảo tự do hàng hải ở Eo biển Hormuz và Bab al-Mandab; đồng thời cho rằng có lẽ trong vài tuần tới Mỹ sẽ xác định rõ được nước nào có ý chí chính trị có thể hỗ trợ cho sáng kiến này và sau đó Washington sẽ làm việc trực tiếp với lực lượng quân đội các nước để xác định năng lực cụ thể cho việc hỗ trợ sáng kiến vừa được nêu ra.
Trước đó, Phó Đô đốc Jim Malloy, Tư lệnh Hạm đội 5 thông báo, Hải quân Mỹ không loại trừ khả năng đưa nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln đi qua eo biển Hormuz nếu động thái này là cần thiết. Hormuz là eo biển chiến lược chia tách vịnh Ba Tư – Biển Arab.
Kế hoạch thành lập liên quân mới được Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn thiện gần đây, trong đó Mỹ sẽ triển khai tàu chỉ huy và lực lượng trinh sát chủ chốt. Những nước tham gia liên quân sẽ cung cấp tàu chiến để tuần tra vùng biển gần tàu chỉ huy Mỹ, cũng như hộ tống tàu hàng mang cờ nước họ qua hai eo biển. Đề xuất thành lập liên quân tuần tra vịnh Ba Tư dường như đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều nước đồng minh của Mỹ sau loạt vụ tấn công tàu thương mại trên eo biển Hormuz hồi tháng 5 và 6, cũng như vụ Iran bắn rơi máy bay trinh sát không người lái (UAV) trị giá hơn 200 triệu USD của Mỹ hôm 20/6.
Trong khi đó, kế hoạch tăng cường an ninh tại eo biển Bab el-Mandeb ngoài khơi Yemen là yếu tố chưa từng được đề cập trước đây. Mỹ, Arab Saudi và UAE từng tỏ ra lo ngại nguy cơ phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn tấn công tàu hàng đi qua Bab el-Mandeb, nơi có gần 4 triệu thùng dầu di chuyển qua mỗi ngày để tới Mỹ, châu Âu và châu Á.
Anh hiện là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ đã có hành động cụ thể nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở eo biển Hormuz. London (9/7) đã điều tàu hộ vệ tên lửa HMS Montrose và một tàu quét mìn lớp Sandown tham gia hộ tống tàu chở dầu Pacific Voyager của Anh di chuyển qua eo biển Hormuz. Đây là các tàu chiến vừa được London triển khai dài hạn tới căn cứ ở Bahrain, tham gia hoạt động chống cướp biển và bảo đảm tự do hàng hải tại Vùng Vịnh. Dữ liệu định vị cho thấy hai tàu chiến Anh di chuyển ngay phía sau tàu Pacific Voyager trong hành trình từ vịnh Ba Tư đến vịnh Oman. Tàu dầu Anh vượt qua eo biển Hormuz mà không gặp trở ngại nào. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh cho biết, London luôn duy trì sự hiện diện hải quân ở Vùng Vịnh và Anh sẽ tiếp tục theo dõi tình hình an ninh ở đó và cam kết duy trì tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế.
Việc Anh triển khai chiến hạm hộ tống tàu dầu dường như là biện pháp răn đe Iran, sau khi Tehran đe dọa sẽ trả đũa vụ thủy quân lục chiến Anh bắt tàu dầu MT Grace 1 của Iran ngoài khơi vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar hôm 4/7. Lời đe dọa này làm dấy lên lo ngại tàu dầu của Anh có thể bị Iran bắt khi di chuyển qua eo biển Hormuz.
Được biết, eo biển Hormuz là chỗ hẹp nhất trong tuyến hàng hải kết nối các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới như Kuwait, Bahrain, Iran, Iraq và Các tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) với Ấn Độ Dương, cũng là tuyến đường chở phần lớn khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar. Iran từng nhiều lần dọa phong tỏa eo biển này khi căng thẳng leo thang với Mỹ.
Mỹ đóng vai trò chủ đạo trong việc tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông
Tuy Mỹ không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình và đồng minh, Mỹ đã tích cực triển khai các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Thông qua các hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông còn là cách để Mỹ thực hiện một số mục tiêu quan trong: (i) Gia tăng sức ép lên Trung Quốc để mặc cả trong vấn đề kinh tế, thương mại. (ii) Thách thức yêu sách chủ quyền phi lý và nỗ lực hạn chế tự do hàng hải ở Biển Đông của Trung Quốc. (iii) Duy trì và bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) cũng như
hệ thống luật pháp quốc tế. Theo đó, Mỹ có quyền hợp pháp thực hiện các hoạt động quân sự bình thường ở Biển Đông. Từ khi lên cầm quyền đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo quân đội triển khai nhiều hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông. Trong năm 2017, hải quân Mỹ tiến hành 4 cuộc tuần tra tự do hàng hải; năm 2018, hải quân Mỹ tiến hành 9 cuộc tuần tra nữa; đến tháng 2/2019, Mỹ đã 3 lần điều tàu chiến tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Giới chuyên gia cho rằng việc Mỹ đóng vai trò đầu tàu trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực là nhằm: (i) Trước hết là vấn đề ngăn chặn việc vận chuyển nhiên liệu bất hợp pháp cho các tàu chở dầu của Triều Tiên ở biển Hoa Đông, một chiến thuật mà Bình Nhưỡng sử dụng nhằm lách các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Để đập tan nạn buôn lậu, Mỹ và Nhật Bản đã tập hợp được một liên minh các quốc gia nhằm xác định và báo cáo về những con tàu tham gia vào việc chuyển dầu từ tàu này sang tàu kia một cách bất hợp pháp. (ii) Sau đó là Biển Đông, nơi Bắc Kinh tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự và đã tăng gấp đôi các yêu sách về hàng hải trái với luật pháp quốc tế. Các lực lượng hải quân bên trong và bên ngoài khu vực đã phản ứng với hành xử hung hăng của Trung Quốc bằng cách tiến hành nhiều hoạt động hơn, trong đó có tập trận, thu thập thông tin tình báo và đi qua các vùng biển đang tranh chấp nhằm duy trì tự do đi lại trên không và trên biển, một công tác mà các quan chức Mỹ ủng hộ.
Có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ và các đồng minh đang hình thành một liên minh quân sự tuần tra hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông. Giới chuyên gia nhận định, từ hoạt động của Mỹ và các nước đồng minh ở Biển Đông trong những năm qua cho thấy nhiều khả năng các nước trên đã hình thành một “liên minh quân sự” mới để tuần tra đảm bảo hòa bình, tự do hàng hải ở Biển Đồng, đồng thời ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong khu vực, cũng như tìm cách kiểm tra, giám sát việc thực thi các Lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên.
Đáng chú ý, các nước đồng minh của Mỹ đang tích cực hưởng ứng kế hoạch trên. Trong những năm qua, Nhật Bản đã triển khai nhiều biện pháp nhằm thể hiện quyết tâm đảm bảo hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông; đưa ra nhiều tuyên bố chính trị ủng hộ các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối các hoạt động đơn phương đe dọa ổn định, hòa bình trong khu vực. Nhật Bản cũng đã triển khai nhiều hoạt động tuần tra, tập trận trong khu vực nhằm đảm bảo hoạt động giao thông hàng hải trên Biển Đông không bị gián đoạn. Ngoài ra, Nhật Bản đã triển khai nhiều chính sách viện trợ trang thiết bị quân sự (máy bay tuần tra, tàu tuần tra…), hỗ trợ đào tạo cho một số nước trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia… nhằm phục vụ các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Hải quân Pháp đã cho tàu tuần tra vùng Biển Đông như là một cách duy trì tự do hàng hải trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong năm 2016, Pháp đã cử chiến hạm tàng hình lớp La Fayette tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Năm 2017, Pháp cho tàu hộ vệ đa dụng Auvergne tiến hành tuần tra trên Biển Đông. Năm 2018, Pháp cử tàu chiến Pháp Dixmude và một tàu khu trục của Pháp đã tiến vào khu vực các cụm đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa. Anh cũng tích cực hiện diện quân sự ở Biển Đông bằng cách điều tàu chiến tham gia tuần tra tự do hàng hải trong khu vực. Tháng 1/2018, Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu HMS Sutherland với 220 thành viên thủy thủ đoàn đã lên đường tới châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có đi qua Biển Đông để thực hiện sứ mệnh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động quân sự hóa khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại. Trước đó, tàu khu trục HMS Sutherland và Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh (3/2018) cũng đã tiến hành tuần qua hàng hải ở Biển Đông, sau khi tham gia huấn luyện với Hải quân Australia. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết Mỹ, Anh, Australia và các nước khác đang tăng cường “khẳng định giá trị của mình” ở Biển Đông. Việc Anh điều tàu đến Biển Đông để góp phần duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cho thấy sự ủng hộ của họ đối với quy tắc dựa trên luật pháp quốc tế. Cũng trong năm 2018, Anh đã đưa các tàu chiến gồm tàu khu trục nhỏ chống ngầm Sutherland, tàu HMS Albion và HMS Argyll tới Biển Đông. Theo đó, tàu đổ bộ HMS Albion thuộc Hải quân Hoàng gia Anh (31/8) đã di chuyển qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và phản bác các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/29364-my-quyet-su-dung-van-de-tu-do-hang-hai-de-bao-ve-loi-ich-quoc-gia-tren-cac-vung-bien.html

Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

để thúc đẩy hòa bình trong khu vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus (9/7) cho biết, Mỹ quyết định thông qua hợp đồng bán vũ khí 2,2 tỉ USD cho Đài Loan để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận bán 108 xe tăng Abrams M1A2T và những thiết bị liên quan, cùng với 250 tên lửa Stinger cho Đài Loan, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết: “Lợi ích của chúng tôi ở Đài Loan, đặc biệt là liên quan đến những hợp đồng mua bán vũ khí như thế này, là để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Vì thế, sẽ không có bất cứ sự thay đổi nào trong chính sách Một Trung Quốc mà chúng tôi thực hiện từ lâu. Việc thông qua hợp đồng vũ khí này chỉ đơn giản là một hành động tuân theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Như các bạn biết, đạo luật này yêu cầu chúng tôi hỗ trợ Đài Loan duy trì khả năng tự vệ hiệu quả. Tuy nhiên, chính sách Một Trung Quốc của chúng tôi vẫn không thay đổi”.
Trước đó, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) tuyên bố Bộ Ngoại giao Mỹ đã ký thỏa thuận bán cho Đài Loan hơn 100 xe tăng M1A2T Abrams cùng những thiết bị liên quan với giá hơn 2 tỉ USD. DSCA cho biết việc bán xe tăng phục vụ “lợi ích quốc gia, kinh tế và an ninh của Mỹ” bằng cách hỗ trợ Đài Loan “tiếp tục nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang và duy trì khả năng phòng thủ một cách đáng tin cậy”. Ngoài ra, việc bán tên lửa Stinger sẽ góp phần cải thiện khả năng an ninh và phòng thủ của Đài Loan. Tuy nhiên, DSCA cho biết cả hai hợp đồng này đều không “thay đổi cân bằng quân sự cơ bản ở khu vực”.
Phản ứng trước việc trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (9/7) tuyên bố Bắc Kinh phản đối động thái này, đồng thời yêu cầu Washington hủy hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan. Theo ông Cảnh Sảng, “việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vi phạm nghiêm trọng các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ quốc tế. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc và ba cộng đồng Trung-Mỹ, can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Phía Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối việc này và đã đưa ra những biện pháp phản ứng nghiêm khắc đối với Mỹ”. Ông Cảnh Sảng không quên khẳng định: “Đài Loan là một phần không thể thay đổi của lãnh thổ Trung Quốc. Không ai nên đánh giá thấp ý chí mạnh mẽ và quyết tâm vững chắc của chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và ba cộng đồng chung Trung – Mỹ, ngay lập tức rút lại kế hoạch bán vũ
khí nói trên chống Đài Loan và ngừng quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, để tránh thiệt hại thêm cho quan hệ Trung – Mỹ và hòa bình trên eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay và tàu quân sự lượn quanh đảo trong các cuộc tập trận vài năm qua và tìm cách cô lập Đài Loan, khiến hòn đảo này chỉ còn vài đồng minh ngoại giao. Vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Mỹ và đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là những điểm nóng khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng. Cơ quan Tình báo Quân sự Mỹ (DIA) nhận định Đài Loan là động lực chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Giới truyền thông nhận định, động thái trên có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng có thể được Đài Loan xem là tín hiệu ủng hộ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump giữa lúc xung đột giữa Bắc Kinh và hòn đảo ngày càng tăng cao. Dù công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, Mỹ trên thực tế vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thường xuyên cung cấp những vũ khí, khí tài cần thiết để Đài Bắc có tự chủ trong việc phòng thủ trước Bắc Kinh.
Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng bất chấp thái độ giận dữ và đe dọa của Bắc Kinh, cuối cùng Washington quyết định cung cấp một loạt vũ khí mới, thỏa mãn một phần nhu cầu quân sự của Đài Loan. Ngoài lý do thương mại, hợp đồng tổng trị giá 2,2 tỷ đôla còn là vũ khí lợi hại của Washington trong ván cờ địa chiến lược tại Biển Đông và thương chiến Mỹ – Trung. Thương vụ mua bán trên sẽ khiến Mỹ đạt được nhiều mục tiêu chiến lược về kinh tế, địa chiến lược và thương chiến.
http://biendong.net/bien-dong/29363-my-ban-vu-khi-cho-dai-loan-de-thuc-day-hoa-binh-trong-khu-vuc.html

Một số phân tích về quan hệ Mỹ – Đài Loan – TQ hiện nay

đặt trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung 2019

Tiếp sau hàng loạt những cọ xát ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề kinh tế, chính trị, công nghệ đến vấn đề Biển Đông, Hồng Công và hiện nay đang có những dấu hiệu cho thấy hai nước đang tiếp tục đối đầu trong vấn đề Đài Loan.
Mỹ tăng cường mở rộng quan hệ với Đài Loan thông qua hàng loạt động thái, bất chấp phản ứng của TQ
1) Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹhôm 8/7 cho biết Mỹ sẽ bán vũ khí theo yêu cầu của Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams, 250 tên lửa Stinger, súng máy, đạn dược, xe bọc thép Hercules, các thiết bị vận chuyển hạng nặng và các thiết bị liên quan khác.Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xác nhận việc đã yêu cầu các vũ khí trên và cho biết yêu cầu đang được xử lý theo tiến trình bình thường. Trong nhiều năm qua, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan và hoạt động này thường gây ra phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh
2) Tháng 4 vừa qua, Chính quyền Mỹ cho biết nước này có kế hoạch bán hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan. Tạp chí Foreign Policy dẫn lời hai quan chức cho biết, đầu năm nay Đài Loan đã chính thức đề nghị mua 66 máy bay F-16 “Block 70”, thế hệ mới nhất của máy bay chiến đấu kế thừa của Lockheed Martin, nhưng thương vụ này đã mất nhiều thời gian thảo luận hơn dự kiến để được tiến hành do các cuộc đàm phán về giá thành và cấu hình của máy bay. Theo một quan chức Chính quyền Mỹ, mục đích là đẩy nhanh thương vụ bán máy bay sang bước tiếp theo trước khi Quốc hội Mỹ bắt đầu kỳ nghỉ. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là bước cuối cùng. Đề nghị này phải được chuyển thành một kế hoạch chính thức từ Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao và sau đó chính thức báo cáo lên Quốc hội.
3) Mỹ đã công khai gọi Đài Loan là “quốc gia” và cờ Đài Loan xuất hiện cả ở buổi lễ có mặt Tổng thống Donald Trump. Hôm 01/6, Đài Loan đã được đặt trong danh sách “các quốc gia” (countries) trên trang của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nội dung trang web đó viết về “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương” của Mỹ. Trước đó, Nhà trắng cũng đã đăng trên Instagram hình Tổng thống Donald Trump chúc mừng các học viên tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ (US Air Force Academy) hôm 30/5, với lá cờ sao trắng của Đài Loan cùng nhiều cờ các nước phía sau. Mới nhất, theo trang South China Morning Post (10/6), Bộ Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ đã đăng ảnh Trung tướng H. Stacy Clardy III bắt tay, trao đổi quà với Thiếu tướng Đài Loan, Lưu Nhĩ Vinh tại một hội thảo ở Honolulu.
4) Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 từ 31/5 đến 2/6, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc liên tục đấu khẩu với nhau liên quan đến vấn đề an ninh trên biển, trong đó có vấn đề chủ quyền Đài Loan. Trong báo cáo Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” dài 55 trang được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố mới đây đã gây bão trong mối quan hệ Trung – Mỹ với 2 dòng ngắn ngủi tại trang 30 khi lãnh thổ Đài Loan được đề cập là “quốc gia” cùng với Singapore, New Zealand và Mông Cổ là các đối tác tin cậy, có năng lực của Mỹ. Ngày 13/6, Ủy ban Quân vụ của cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (National Defense Authorization Act) cho năm 2020, kêu gọi cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan để chống lại sự gia tăng quân sự của Trung Quốc.
TQ phản ứng mạnh đối với chính sách của Mỹ nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” là vấn đề Đài Loan, song mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố
1) Bắc Kinh (9/7) kêu gọi Mỹ hủy bỏ ngay kế hoạch bán vũ khí và ngăn chặn mọi liên hệ quân sự với Đài Loan để tránh tổn hại cho mối quan hệ song phương. Sputnik dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, việc Mỹ chấp thuận bán vũ khí cho Đài Loan là hành vi tổn hại đến quan hệ song phương và Bắc Kinh phản đối điều này. “Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế. Điều này vi phạm chính sách ‘Một Trung Quốc’ và ba thông cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc”, Người phát ngôn Cảnh Sảng nói. “Đây cũng là một sự can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề đối nội của Trung Quốc, làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của đất nước. Chúng tôi bày tỏ sự phản đối về những hành động này”, ông Cảnh nói trong một cuộc họp báo ngắn. “Trung Quốc đang thúc giục Mỹ hủy bỏ ngay kế hoạch bán vũ khí và ngăn chặn mọi liên hệ quân sự với Đài Loan để tránh mọi tổn hại cho mối quan hệ song phương và sự ổn định của chúng tôi gần eo biển Đài Loan”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
2) Trong vụ việc liên quan kế hoạch bán F-16 của Mỹ cho Đài Loan, Trung Quốc tuyên bố rằng việc Mỹ bán F-16 mới cho Đài Loan sẽ là một “lằn ranh đỏ”. “Lập trường của Trung Quốc kiên quyết phản đối bán máy bay cho Đài Loan là nhất quán và rõ ràng”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố như vậy hồi tháng 3. “Chúng tôi đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn đối với Mỹ. Chúng tôi đã kêu gọi Mỹ nhận thức đầy đủ tính chất nhạy cảm của vấn đề này và tác hại mà nó sẽ gây ra”. Nếu thỏa thuận thực sự tiến triển, điều đó chắc chắn sẽ chọc giận Bắc Kinh vào thời điểm đặc biệt tế nhị đối với quan hệ Mỹ – Trung. Hai quốc gia này mới đây đã đồng ý nối lại vòng đàm phán thương mại trong bối cảnh tranh chấp thương mại trên diện rộng đã gây xáo trộn thị trường toàn cầu.’
3) Trung Quốc cũng đáp trả Mỹ bằng việc liên tục đe dọa thu hồi Đài Loan. Chính quyền Trung Quốc lo ngại rằng, Mỹ đang sử dụng kịch bản tương tự trong chính sách đối ngoại như với Jerusalem và Cao nguyên Golan tại Trung Đông, tiến tới công nhận “Đài Loan là một quốc gia độc lập”. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Những động thái mới đây của Mỹ như đang xát muối vào vết thương của Trung Quốc khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên tục công kích Trung Quốc trên nhiều “mặt trận” khác nhau từ thương mại, Huawei, sáng kiến “Vành đai, con đường”, Biển Đông, nay là vấn đề Đài Loan. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc hồi đầu tháng 6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh sẽ “kiên quyết phản đối và ngăn chặn mọi âm mưu hay động thái ly khai đòi độc lập cho Đài Loan, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay và tàu chiến hoạt động quanh đảo Đài Loan trong các cuộc tập trận vài năm qua và tìm cách gây sức ép buộc nhiều nước trên thế giới cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Trước đó, ngày 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2019 sẽ tăng 7,5%, lên mức 177,49 tỷ USD; quyết tâm thực hiện chính sách “Một Trung Quốc” và chiến lược “Cường quốc biển”. Với mức tăng này, ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ (nước sẽ chi 750 tỷ USD cho quốc phòng năm 2019). Ngày 2/01, tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm ngày Bắc Kinh gửi thư cho Đài Loan kêu gọi thống nhất và chất dứt đối đầu quân sự, Chỉ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục thể hiện quan điểm “Một đất nước, hai chế độ” trong giải quyết vấn đề Đài Loan. Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình còn tuyên bố cứng rắn, Trung Quốc không loại trừ biện pháp quân sự để thu hồi Đài Loan, khẳng định “thu hồi Đài Loan là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trong thời đại mới”.
Đài Loan tìm cách xích lại gần hơn với Mỹ và thể hiện rõ lập trường với Bắc Kinh về “Đài độc”
1) Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn dự kiến ở Mỹ 4 đêm khi thực hiện chuyến thăm các nước vùng Caribe gồm quốc đảo Saint Vincent và Grenadines, Saint Lucia, Saint Kitts và Nevis cùng Haiti từ ngày 11/7 đến 22/7. Cơ quan phụ trách các vấn đề đối ngoại Đài Loan cho biết lịch trình chuyến đi của bà Thái tại Mỹ vẫn đang được hoàn thiện, lãnh đạo Đài Loan có thể quá cảnh tại thành phố New York và Denver. Thời gian bà Thái dự kiến ở Mỹ lần này dài hơn những dịp trước đây, khi bà thường chỉ ở một đêm để quá cảnh. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về thông tin này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho rằng Mỹ không nên cho lãnh đạo Đài Loan quá cảnh trong quá trình đến thăm các quốc đảo vùng Caribe. Đài Loan hiện chỉ có quan hệ ngoại giao với 17 nước trên thế giới, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ và Thái Bình Dương. Lần cuối cùng bà Thái đến Mỹ diễn ra hồi tháng 3 năm nay, khi bà dừng chân ở quần đảo Hawaii sau khi hoàn tất chuyến làm việc tại các quốc đảo trên Thái Bình Dương.
2) Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tỏ ra cứng rắn rằng, người dân Đài Loan phản đối chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”. Song song với những lời đáp trả đó, ngày 17/1, Đài Loan đã phát động cuộc tập trận quân sự nhằm đối phó với những đe dọa quân sự từ bên kia eo biển, ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công đổ bộ bằng đường biển từ phía Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, Lực lượng phòng vệ Đài Loan thời gian gần đây đẩy mạnh việc mua sắm các loại vũ khí hiện đại của Mỹ. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 15 tỷ USD vũ khí; đang thương thảo để cung cấp hơn 100 xe tăng M1A2 Abrams của tập đoàn Gerneral Dynamics Corp có trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, các vũ khí chống tăng và chống máy bay (đạn chống tăng 409 Raytheon Co và tên lửa Javelin do Lockheed Martin sản xuất trị giá 129 triệu USD; 1.240 quả tên lửa chống tăng TOW trị giá khoảng 299 triệu USD; 250 tên lửa đất đối không vác vai 223 triệu USD), với tổng trị giá khoảng 2 tỷ USD. Điều này không thể giúp Đài Loan chiến thắng khi đương đầu với Trung Quốc về mặt quân sự, nhưng nó làm rối loạn trong tính toán của Trung Quốc, giúp Đài Loan an tâm rằng, họ không bị Mỹ bỏ rơi.
Nhận định của giới chuyên gia khu vực và quốc tế
Giải thích về những động thái của Mỹ, Theo Richard Aboulafia, chuyên gia phân tích của Teal Group, “gần như có một sự đồng thuận giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Washington rằng đến lúc phải quyết đoán hơn với Trung Quốc”. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Về vấn đề chính sách, chúng tôi không bình luận hay khẳng định các hợp đồng bán vũ khí được đề xuất cho đến khi chúng chính thức được trình lên Quốc hội”. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia gần đây đưa ra nhận định, trong năm 2019, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tấn công quân sự để thu hồi Đài Loan. Đây không phải là nhu cầu cố hữu trong quan điểm chính trị các đời lãnh đạo Trung Quốc, nó còn là “chìa khóa” giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng trở thành “Cường quốc biển” trong thế kỷ XXI.
Giải thích về động thái và phản ứng của Trung Quốc, giới quan sát cho rằng: Thứ nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình không còn nhiều thời gian. Từ ngày Tưởng Giới Thạch tiến ra Đài Loan (năm 1949), trải qua 70 năm, nền kinh tế Đài Loan đã có những bước tiến mạnh mẽ, trở thành “con rồng” châu Á. Người dân Đài Loan đang thay đổi rõ rệt về nhận thức, ý thức tự tôn dân tộc, mong muốn Đài Loan độc lập đang là “xu thế chính”, đặc biệt là giới trẻ. Thứ hai, năm 2019 đánh dấu 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa. Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống do cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ (được khởi động lại từ 10/5/2019 sau khi thất bại tại vòng đàm phán thứ 11). Niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đang xuống thấp. Nếu Trung Quốc thu hồi được Đài Loan sẽ là “điểm cộng” rất lớn trong sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình và tiến trình lịch sử của nước CHND Trung Hoa. Thứ ba, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ D. Trump đang có nhiều chính sách và hành động “gây bất lợi” cho Trung Quốc, trong đó tăng cường can thiệp vấn đề Đài Loan; tích cực thể hiện quan điểm “bảo vệ đồng minh Đài Loan đến cùng” trên các diễn đàn, cuộc gặp, hội nghị quốc tế lớn. Trung Quốc vì thế thấy cần có hành động kịp thời để sớm ngăn cản nguy cơ này. Thứ tư, trong chiến lược “Ba nước trở thành cường quốc biển” mà Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Lưu Hoa Thanh vạch ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Đài Loan có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo tính toán này, năm 2000, Trung Quốc phải làm chủ được “chuỗi đảo đầu tiên”. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ kiểm soát được “chuỗi đảo thứ hai”. Nhưng đến nay, Trung Quốc vẫn đang loay hoay trong việc thống nhất Đài Loan, nước này vẫn là “chướng ngại vật” của Trung Quốc trên tiến trình trở thành “cường quốc biển”.
Kết luận: Xu hướng chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan trong thời gian tới sẽ có 3 sự lựa chọn: một là thu phục; hai để Đài Loan độc lập và ba là giữ nguyên hiện trạng. Dù vậy, trong tình thế hiện tại, giữ nguyên hiện trạng chính là sự lựa chọn “khả dĩ” nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình. Do đó. trong năm 2019, khó có thể nổ ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Để ngăn chặn Đài Loan độc lập, Trung Quốc sẽ có những biện pháp mạnh về chính trị để làm giảm tham vọng đó của bà Thái Anh Văn. Các biện pháp đó có thể là: 1) Về quân sự, tiến hành các cuộc tập trận quân sự ngay sát biên giới để nâng cao uy thế, răn đe Đài Loan; tăng cường trang bị các loại vũ khí hiện đại có sức sát thương cao. 2) Về kinh tế, thực hiện các biện pháp gây khó dễ cho hàng hóa nhập khẩu của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục; kiểm soát nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào nước này…; đồng thời có cơ chế giảm số du khách Trung Quốc đến Đài Loan và ngược lại. Năm 2020, Đài Loan có cuộc bầu cử Tổng thống. Đối với Trung Quốc, lãnh đạo Đài Loan là người thuộc Quốc dân Đảng là hay nhất. Do đó, những tuyên bố cứng rắn, chính sách gây khó khăn cho nền kinh tế Đài Loan sẽ là biện pháp giảm uy tín chính trị của Đảng Dân tiến… và bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn một người thuộc Đảng Dân tiến tiếp tục lãnh đạo Đài Loan.
http://biendong.net/bien-dong/29362-mot-so-phan-tich-ve-quan-he-my-dai-loan-tq-hien-nay-dat-trong-boi-canh-cang-thang-quan-he-my-trung-2019.html

Cuộc chạy đua

phát triển vũ khí siêu vượt âm giữa Mỹ và TQ

Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc về nghiên cứu, chế tạo các loại trang thiết bị vũ khí hiện đại đang ngày càng trở nên gay gắt hơn. Một trong những loại hình vũ khí được cả hai nước đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển là vũ khí siêu vượt âm.
Thế nào là vũ khí siêu vượt âm
Trong khí động học, tốc độ siêu vượt âm (hypersonic) là tốc độ vượt xa tốc độ âm thanh, thường được ghi nhận từ tốc độ Mach 5 đến Mach 10, cụ thể 6.174-12.348 km/h, tương đương 1.715-3.430 mét/giây. Tốc độ siêu âm (supersonic) là từ Mach 1,2 đến 5, cụ thể 1.482-6.174 km/h, tương đương 412-1.715 mét/giây. Do đó, vũ khí siêu vượt âm thường có tốc độ khoảng 6.175-12.000 km/h.
Về nguyên lý hoạt động, vũ khí siêu vượt âm đánh đổi tốc độ hồi quyển cực lớn của đầu đạn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để tăng tầm bắn và khả năng lẩn tránh lưới phòng không đối phương. Ngoài ra, vũ khí này cũng có khả năng cơ động phức tạp trong khi bay, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể xác định chính xác quỹ đạo để đánh chặn. Tên lửa đạn đạo hiện đại nhất hiện nay vẫn bị theo dõi và đánh chặn tương đối dễ dàng. Vì vũ khí siêu vượt âm di chuyển linh hoạt nên cũng sẽ khó biết chúng sẽ tấn công mục tiêu nào.
Trung Quốc được cho là đang dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu vượt âm, ít nhất là trong việc ứng dụng loại vũ khí này cho chiến trường thực tế. DF-17 là tổ hợp tên lửa đầu tiên sử dụng đầu đạn siêu vượt âm trên thế giới, dự kiến được Bắc Kinh biên chế vào năm 2020.
Cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc
Hiện nay, Mỹ vẫn có quân đội hùng mạnh nhất thế giới với sự hỗ trợ của ngân sách khổng lồ. Chi phí quốc phòng Mỹ lớn hơn 7 quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất sau Mỹ cộng lại. Các đối thủ của Mỹ phải cân nhắc các phương pháp thông minh để bắt kịp Mỹ, ít nhất là ở cấp độ địa phương hoặc khu vực. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đang tăng theo hướng khai thác các điểm yếu của Mỹ và thống trị Đông Á. Bắc Kinh đang hy vọng vũ khí siêu vượt âm của họ sẽ là một thành tố chính trong chiến lược gây rối này.
Có hai loại vũ khí siêu vượt âm là tên lửa hành trình siêu vượt âm (HCM) và phương tiện trượt siêu vượt âm (HGV). HGV được phóng đi bằng tên lửa đạn đạo nhưng thành phần siêu vượt âm không có động cơ. HCM có thể được phóng đi bằng các phương tiện khác như máy bay chiến đấu, tàu chiến và tự hoạt động nhờ động cơ bên trong. Cả hai loại vũ khí này có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Trung Quốc được cho là đang phát triển cả hai loại vũ khí siêu vượt âm trên. Theo ông Douglas Barrie, chuyên gia về hàng không-vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Mỹ), Bắc Kinh chỉ cần một vài năm nữa là hoàn tất việc trang bị HGV. Trung Quốc đã trang bị cho mình các loại tên lửa mang tính răn đe cao như đạn đạo, cận âm, siêu âm. Nếu có thêm HGV, tính răn đe càng cao, vì HGV bay ở độ cao mà các hệ thống radar hiện nay không với tới. Với tốc độ cực nhanh, chúng cũng khiến đối phương có rất ít thời gian để phản ứng, để ra quyết định. Nếu Trung Quốc có tên lửa hành trình siêu vượt âm, bức tranh phòng thủ sẽ trở nên phức tạp.
Trong khi đó, vũ khí phản ứng nhanh tiên tiến AGM-183A (ARRW) của Mỹ có thể đạt tốc độ Mach 20 – gấp 4 lần vũ khí nhanh nhất của Trung Quốc. ARRW đang trong giai đoạn thử nghiệm, có thể được phóng từ máy bay ném bom. Một dự án khác của Mỹ mang tên Vũ khí tấn công truyền thống siêu vượt âm có thể đưa tên lửa siêu vượt âm vào hoạt động từ năm 2022.
Tuy nhiên, Mỹ được coi là đang yếu thế hơn so với Trung Quốc trong việc nghiên cứu, phát triển vũ khí siêu vượt âm. Văn phòng Trách nhiệm giải trình chính phủ Mỹ (GAO) mới đây công bố một báo cáo thừa nhận Washington hiện không có biện pháp đối phó hay phòng thủ hiệu quả chống lại những vũ khí siêu thanh mới đang được Trung Quốc phát triển bởi vì chúng có thể xuyên thủng hầu hết hệ thống phòng thủ tên lửa. Báo cáo trên cho biết, Trung Quốc đang theo đuổi các vũ khí siêu thanh với những tính năng nổi bật về tốc độ, độ cao và khả năng cơ động, có thể đánh bại hầu hết hệ thống phòng thủ tên lửa. Những vũ khí siêu thanh này có thể được sử dụng nhằm cải thiện năng lực tấn công hạt nhân và thông thường tầm xa. Báo cáo của GAO nhấn mạnh tới những thách thức cho an ninh nước Mỹ xuất phát từ vũ khí chống vệ tinh và máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Cụ thể, các vũ khí này của Trung Quốc có thể “bay nhanh hơn, bay xa hơn và mang theo vũ khí tiên tiến”. Báo cáo lưu ý rằng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện đại này có thể “buộc máy bay Mỹ hoạt động ở khoảng cách xa và đưa các mục tiêu của Mỹ vào vòng nguy hiểm”. Không những vậy, quân đội Mỹ cũng thừa nhận đang phát triển các loại vũ khí siêu thanh có thể phóng từ các máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm nhằm giúp lấp khoảng trống đáng kể trong khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Mỹ cũng đã có bước tiến đáng kể
Theo những thông tin được Không quân Mỹ công bố, Mỹ vừa thử nghiệm thành công nguyên mẫu khí động học của dòng tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới.Dù mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm hình dáng khí động trên không và chưa tiến hành phóng thử, nhưng nguyên mẫu tên lửa AGM-183A ARRW có hình dáng tương tự như dòng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Tạm dịch: Dao găm hải quân) của Quân đội Nga.Quá trình thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa AGM-183A ARRW được tiến hành trên máy bay ném bom chiến lược B-52H mang số hiệu 003 tại căn cứ không quân Edwards. Điểm khác biệt có thể nhận thấy giữa AGM-183A và Kinzhal là việc tên lửa siêu vượt âm của Nga sử dụng bệ phóng là máy bay tiêm kích hạng nặng Mig-31BM có khả năng hoạt động trên độ cao lớn, còn AGM-183A lại sử dụng nền tảng phóng là máy bay ném bom hạng nặng.
Tính tới thời điểm hiện tại, chi phí cho quá trình phát triển tên lửa AGM-183A đã tiêu tốn khoảng 730 triệu USD. Chịu trách nhiệm thực hiện chương trình là công ty Lockheed Missiles and Fire Control (LMFC) thuộc Tập đoàn Lockheed Martin.Thông tin về dòng tên lửa siêu vượt âm mới, cố vấn phụ trách vấn đề mua sắm và trang bị của Bộ trưởng Không quân Mỹ, Will Roper cho biết, AGM-183A được phát triển để đảm bảo ưu thế vượt trội trên không của Mỹ trước các đối thủ tiềm năng.Các thông tin liên quan tới AGM-183A hiện vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, ông Will Roper tiết lộ, tên lửa siêu vượt âm mới của Mỹ có tốc độ tiếp cận mục tiêu tới Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh), tương đương với tốc độ vũ trụ cấp 1 hay tốc độ của thiên thạch va chạm với Trái Đất.
Với quá trình thử nghiệm đang diễn ra, nhiều khả năng tên lửa AGM-183A trong tương lai sẽ được trang bị trên máy bay ném bom hạng nặng và sử dụng động cơ nhiên liệu rắn toàn thời gian. Công nghệ này có nhiều nét tương đồng với dòng tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal của Nga.
Mỹ phải làm gì để đối phó với Trung Quốc
Chứng kiến năng lực siêu thanh vượt bậc của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai khoảng 12 chương trình nhằm đối phó vũ khí siêu thanh. Cơ quan các dự án nghiên cứu tiên tiến thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) đã giới thiệu dự án vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh mang tên Glide Breaker. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, thiết bị bay này sẽ hoạt động như một viên đạn, hạ gục tên lửa siêu thanh của đối phương bằng động năng của chính nó.
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố đề xuất ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo, trong đó yêu cầu khoản tiền 2,6 tỷ USD cho chương trình phát triển vũ khí siêu vượt âm. Khoản tiền này nằm trong gói ngân sách 7,5 tỷ USD dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các công nghệ quốc phòng mới của Mỹ. Chương trình vũ khí siêu vượt âm của Mỹ đặt mục tiêu chế tạo thêm các mẫu thử nghiệm cho không quân, phát triển các phiên bản tên lửa siêu vượt âm phóng từ chiến hạm và đất liền. Bên cạnh chương trình vũ khí siêu vượt âm, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn đầu tư nhiều cho các chương trình phát triển vũ khí thế hệ mới. Theo quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, “với đề xuất cho nghiên cứu và phát triển lớn nhất trong vòng 70 năm qua, ngân sách mang tính chiến lược này bao gồm những khoản đầu tư cần thiết cho công nghệ thế hệ mới, tên lửa, năng lực tác chiến trong vũ trụ và trên không gian mạng”. Bản đề xuất này dành 3,7 tỷ USD cho chương trình phát triển hệ thống tự
động và không người lái như robot quân sự hoặc máy bay không người lái (UAV), 1,2 tỷ USD còn lại được chia cho chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và phát triển năng lượng định hướng như pháo laser trong tổ hợp phòng thủ tên lửa thế hệ mới.
Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai hệ thống vệ tinh chuyên phát hiện vũ khí siêu âm. Phát biểu trong cuộc điều trần với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách John Rood (4/4) cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch triển khai vệ tinh cảm biến giá rẻ trên quỹ đạo nhằm phát hiện các vụ phóng tên lửa siêu vượt âm và theo dõi chúng. Quan chức này không cung cấp thông tin chi tiết về phương án đánh chặn loại vũ khí này, cho biết quỹ đạo bay của nó rất phức tạp và gây khó khăn cho các hệ thống phòng thủ tên lửa, tiết lộ quân đội Mỹ đang nghiên cứu giải pháp “tác động đến mục tiêu trong hành trình”. Trong phiên điều trần dành cho các yêu cầu ngân sách quân sự, ông Rood đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển “hệ thống phòng thủ chống tên lửa vượt siêu âm”. Nguyên nhân là vì Trung Quốc đang phát triển vũ khí tinh vi, bao gồm cả vũ khí vượt siêu âm. Quan chức quốc phòng Mỹ cũng đồng thời lưu ý rằng các tên lửa như vậy có khả năng cơ động trong bầu khí quyển nên chúng cực kỳ nguy hiểm và khó đánh chặn.
Đáng chú ý, Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cho biết Văn phòng Khoa học Quốc phòng (DSO) thuộc Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đang chào đón những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực chế tạo phần mũi của các nền tảng siêu vượt âm. Các ý tưởng mới này sẽ được sử dụng cho Chương trình Kiến trúc và Đặc tính Vật liệu siêu vượt âm (MACH) nhằm phát triển vật liệu chịu nhiệt, chịu mài mòn để chế tạo hoặc phủ lên phần mũi của phương tiện hay nền tảng siêu vượt âm. Phần mũi của phương tiện siêu vượt âm là bộ phận chịu ma sát nhiều nhất với không khí khi di chuyển ở tốc độ cao.
Không những vậy, Mỹ và Nhật Bản cũng đã cùng phát triển radar đối phó tên lửa siêu vượt âm. Theo đó, radar mới sẽ hạn chế điểm mù trong lá chắn tên lửa Aegis, tăng khả năng đối phó với mối đe dọa từ tên lửa siêu vượt âm. Dự án hợp tác này dường như cũng giúp củng cố quan hệ liên minh giữa Tokyo và Washington. Hệ thống radar mới sẽ thay thế tổ hợp AN/SPQ-9B trên tàu chiến Mỹ và Nhật Bản, vốn có nhiều điểm mù và không thể theo dõi cùng lúc khoảng không gian 360 độ xung quanh.
http://biendong.net/bien-dong/29357-cuoc-chay-dua-phat-trien-vu-khi-sieu-vuot-am-giua-my-va-tq.html

Lãnh đạo Mỹ – Trung ‘không còn gần gũi’

Xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục diễn biến xấu dù hai bên đã đồng ý nối lại đối thoại.
Tờ Politico hôm qua dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay quan hệ cá nhân giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không còn được như trước do căng thẳng thương mại. “Tôi thường nói ông ấy là người bạn tốt nhưng có lẽ giờ đây chúng tôi không còn gần gũi đến thế. Tôi phải đứng về phía đất nước của mình. Ông ấy vì Trung Quốc còn tôi vì Mỹ. Đó là điều tất yếu”, Tổng thống Trump chia sẻ.
Sau các hành động “ăn miếng trả miếng” áp thuế suất lên hàng hóa của nhau, quan hệ thương mại song phương trở nên xấu thêm từ tháng 5 khi Washington cáo buộc Bắc Kinh rút lại một số nội dung cốt lõi đã được thông qua trong đàm phán. Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản hồi cuối tháng 6, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đồng ý khôi phục đối thoại và tạm ngừng áp đặt thuế mới. Tuy nhiên, các diễn biến mới nhất cho thấy căng thẳng đang gia tăng trở lại.
Dữ liệu chính thức vừa công bố cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 là 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất trong vòng ít nhất 27 năm. Nhà chức trách chỉ ra rằng lượng hàng xuất khẩu đi Mỹ sụt giảm mạnh đã gây ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và đầu tư. Theo Reuters, Tổng thống Trump lập tức tuyên bố đây là bằng chứng cho thấy chính sách áp thuế của ông có hiệu quả. “Thuế suất của Mỹ đang gây tác động lớn đến các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc để đến những nước không bị đánh thuế. Hàng ngàn công ty đang rời đi”, chủ nhân Nhà Trắng viết trên Twitter.
Phản ứng trước tuyên bố trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm qua tuyên bố sẽ “hoàn toàn sai lầm” nếu cho rằng Bắc Kinh cần thỏa thuận với Washington vì kinh tế tăng trưởng chậm. Theo ông, kết quả kinh tế từ đầu năm đến nay là “không tệ” và nằm trong dự kiến, do bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và tăng trưởng chậm.
Cùng ngày, Tổng biên tập Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến viết trên Twitter: “Tỷ lệ 6,2% vẫn cao hơn nhiều so với tăng trưởng của Mỹ. Hãy chờ đến khi Mỹ tăng trưởng 6,2% rồi hãy cười Trung Quốc”. Nhà báo này còn cho rằng kinh tế Trung Quốc chậm lại “là do tái cấu trúc” chứ không liên quan đến các bước đi của Mỹ.
Trong một động thái cứng rắn hơn, tờ Nhân Dân nhật báo dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn kêu gọi giữ “tinh thần đấu tranh ở mức cao nhất” nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. “Mỹ đã khởi xướng cuộc xung đột kinh tế và thương mại này với chúng ta, vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới, một hành động điển hình cho chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ”, ông Chung cáo buộc.
Ngày 16.7, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter cho hay chính quyền “sẽ xem xét” cáo buộc Google đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Trước đó, tỉ phú công nghệ Peter Thiel, nhà đồng sáng lập dịch vụ thanh toán qua mạng Paypal và là người ủng hộ Tổng thống Trump, tuyên bố có 3 câu hỏi cần được làm rõ gồm: Bao nhiêu cơ quan tình báo nước ngoài đã xâm nhập Google? Người Trung Quốc có trong số này hay không? Tại sao Google lại hợp tác với chính quyền Trung Quốc mà không phải Mỹ? Ông Thiel sau đó còn nhấn mạnh FBI và CIA “nên điều tra Google tội phản quốc” dù không đưa ra bằng chứng nào. Đáp lại, đại diện Google tuyên bố không có bất cứ hợp đồng nào với quân đội Trung Quốc và nhấn mạnh cáo buộc của ông Thiel là sai sự thật.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/29332-lanh-dao-my-trung-khong-con-gan-gui.html

TT Mỹ tiếp nạn nhân đàn áp tôn giáo Duy Ngô Nhĩ

tại Nhà Trắng

Trọng Thành
Hôm qua, 17/07/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp các nạn nhân đàn áp tôn giáo từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Triều Tiên, Iran hay Miến Điện. Một trong những gương mặt được truyền thông chú ý nhiều là cô Jeweher Ilham, người Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương.
Cô Jeweher Ilham là con gái của ông Ilham Tohti, vốn là giáo sư kinh tế tại một đại học ở Bắc Kinh và cũng là một nhà tranh đấu nhiệt huyết cho quyền của người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc. Ông bị chính quyền Bắc Kinh kết án tù chung thân, năm 2014, với cáo buộc tranh đấu cho Tân Cương độc lập với Trung Quốc. Bản án bị Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế cực lực lên án.
Theo các chuyên gia Hoa Kỳ và nhiều nhà hoạt động nhân quyền, hiện có ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại tập trung ở khu tự trị Tân Cương. Hôm 8/7, hơn 20 quốc gia gửi thư ngỏ đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, để gây áp lực với Trung Quốc ngừng các đàn áp nhắm vào cộng đồng Duy Ngô Nhĩ. Hoa Kỳ không ký vào lá thư ngỏ này. Dư luận đặt nhiều câu hỏi về lập trường của nước Mỹ trong hồ sơ nhân quyền nóng bỏng này.
Trong số 27 vị khách mời đến Nhà Trắng hôm qua, có bốn người từ Trung Quốc. Ngoài đại diện người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, có một đại diện Pháp Luân Công, một đại diện Phật Giáo Tây Tạng và một người theo đạo Thiên Chúa.
Lên án là không đủ
Về mặt chính thức, Hoa Kỳ đã trù tính một số biện pháp trừng phạt nhắm vào một số quan chức địa phương Trung Quốc, trong đó có lãnh đạo đảng Cộng Sản vùng tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc (Chen Quangguo). Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát, chính quyền Mỹ chưa thực thi, do lo ngại trả đũa từ Trung Quốc.
Ngày 5/7/2019, nhân 10 năm bạo lực tại Urumqi khiến gần 200 người chết, hơn 40 nghị sĩ lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, một lần nữa kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ thực thi các trừng phạt nhắm vào các lãnh đạo vùng tự trị Tân Cương. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio và dân biểu đảng Dân Chủ Jim McGovern, hai đồng chủ tịch Ủy ban lưỡng đảng của Quốc Hội Mỹ về Trung Quốc (Congressional-Executive Commission on China - CECC) nhấn mạnh : Việc lên án mạnh mẽ là cần thiết, nhưng không đủ, bởi mức độ đàn áp hiện nay là rất lớn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190718-tt-my-tiep-mot-nan-nhan-dan-ap-ton-giao-nguoi-duy-ngo-nhi-tai-nha-trang

Mục tiêu thương chiến tiếp theo của ông Trump:

Việt Nam

Việt Nam đột ngột bị quật ngã khi đang là người chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thành kẻ chiến bại tiềm năng kế tiếp bị Mỹ đánh thuế.
Nhận định vừa nói được tác giả David Hutt đưa ra trong bài phân tích đăng tải trên Asia Times hôm 16/7/2019.
Theo đó, hiện nhiều ý kiến đồng ý cho rằng Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất giữa chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc, vì các chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì bị áp thuế và hướng tới Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á có chi phí thấp.
Vào tháng 6 năm 2019, Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản ước tính rằng Việt Nam đã đạt được mức tương đương 7,9% GDP từ chuyển hướng thương mại và dịch chuyển chuỗi cung ứng do vụ lách luật Mỹ-Trung gây ra. Nước hưởng lợi lớn thứ hai là Đài Loan, đã tăng khoảng 2,1% GDP.
Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định:
“Khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung diễn ra thì Việt Nam cũng biết có những thách thức rất lớn, trong đó cụ thể nhất là đầu tư ở Trung Quốc chuyển sang Việt Nam để tránh thuế khi xuất khẩu đi Mỹ. Điều này một mặt giúp Việt Nam tăng trưởng thêm nhờ đầu tư tăng, nhưng mặt khác làm cho nguy cơ xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ tăng. Như vậy Việt Nam sẽ khó khăn hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ.”
Cũng theo bài viết của tác giả David Hutt trên Asia Times, tiếp theo, Mỹ có thể áp thuế trừng phạt đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam dựa trên cáo buộc Hà Nội đang cho phép các sản phẩm do Trung Quốc đổi tên thành hàng hóa Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ để lách thuế đối với Trung Quốc.
Asia Times dẫn dự đoán từ một số nhà kinh tế, nếu Mỹ chuyển sang áp thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, như đã làm với Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia, thì động thái này sẽ khiến xuất khẩu của Hà Nội giảm một phần tư và giảm GDP nhiều hơn 1%.
Các cấp có nhận thức chứ không phải không, nhưng nhận thức đó đến đâu, đã đến mức đầy đủ và toàn diện hay chưa, có khách quan hoàn toàn hay chưa? Hay cũng còn chấp nhận điều này điều kia, mà theo tôi là không bình thường. Nhưng dù sao cũng nhìn nhận là có một số giải pháp, mặc dù theo tôi là chưa đủ liều lượng.
-Lê Văn Triết
Ông David Hutt dẫn thông tin từ các nhà phân tích cho rằng, điều vừa nói có thể xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Trump hồi tháng trước đưa ra bình luận gay gắt rằng Hà Nội gần như là kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất đối với Mỹ và Việt Nam lợi dụng Mỹ thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc.
Lời phê bình đó nhằm vào Việt Nam, khi thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng cao, đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD vào năm ngoái, tăng nhẹ so với năm 2017 và bất chấp nỗ lực phối hợp của Việt Nam để mua thêm hàng hóa từ Mỹ.
Trong 5 tháng đầu năm nay, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đạt 21,6 tỷ USD, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại cho rằng:
“Thật ra những năm gần đây, Việt Nam đã và đang nhập khẩu ngày càng nhiều từ Hoa Kỳ, hiện nay cũng đang có một số dự án lớn về năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo… Ngành này tôi cho là có triển vọng rất lớn cho quan hệ hợp tác giữa hai bên. Còn nhiều hoạt động khác nữa, ngay cả than, hiện nay Việt Nam cũng đã chấp nhận nhập khẩu từ Hoa Kỳ, mặc dù đường vận chuyển rất xa, và đây cũng là mặt hàng Việt Nam cần nhập lâu dài.”
Hôm 28/5/2019, Bộ Tài chính Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách 9 nước cần phải theo dõi về thao túng tiền tệ vì chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt nếu được chứng minh. Mối đe dọa đó đã được đặt ra trong tháng 7 về việc Mỹ có thể sẽ áp đặt mức thuế 400% đối với hàng nhập khẩu thép của Việt Nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Thao túng tiền tệ (currency manipulation), là một hình thức phá giá, là làm mất giá đồng nội tệ để coi đó là một hình thức trợ cấp cho xuất khẩu.
Trước cáo buộc của Bộ Tài chính Mỹ, hôm 6/6/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam không thực hiện và không có ý định thao túng tiền tệ nhằm giành lợi thế thương mại.
Trả lời RFA hôm 17/7 từ Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc học viện Tài Chính Việt Nam, nhận định:
“Chính phủ Việt Nam có một động thái là giữ ổn định đồng Việt Nam mà không phá giá. Mặc dù trong quan hệ quốc tế, ví dụ như đồng Nhân dân tệ trong thời gian vừa qua có biến động rất lớn, thậm chí từng có lúc trong 2, 3 tháng xuống giá từ 8 đến 10%. Nhưng đồng Việt Nam vẫn tương đối ổn định và chính phủ Việt Nam không vì việc đó mà phá giá đồng Việt Nam. Để từ đó cộng đồng quốc tế thấy rằng, Việt Nam không có ý đồ thao túng tiền tệ, cũng như không phá giá để tạo lợi ích trong xuất khẩu ra nước ngoài.”
Theo Asia Times, vượt lên trên những lời hoa mỹ, thuế quan mới của Mỹ đối với Việt Nam thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ, một điều khiến các quan chức Việt Nam hết sức ngạc nhiên trong bối cảnh quan hệ song phương ngày càng nồng ấm, dưới thời chính quyền Trump.
Vào tháng 2 năm 2019, khi Hà Nội tổ chức vòng đàm phán hòa bình Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai, Tổng thống Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho chủ nhà Việt Nam.
Nhưng trước đó, ngay sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống vào tháng 1 năm 2016, Việt Nam là một trong những mục tiêu đầu tiên trong các than phiền của ông cho rằng, một số quốc gia đang duy trì thặng dư thương mại lớn, bất bình đẳng với Mỹ.
Những lời phàn nàn đó đã được xoa dịu phần nào sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ sau đó với đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ đô la một số máy bay thương mại do Boeing sản xuất.
Asia Times trích những nguồn tin ẩn danh trong đảng cộng sản Việt Nam không muốn nêu tên rằng họ cảm thấy khó hiểu trước sự  trở mặt của ông Trump. Một nguồn nói với Asia Times rằng trong hai năm qua, Trump đã hành động như thể Việt Nam và Hoa Kỳ là những người bạn thân thiết nhất.
Một quan chức nói rằng không rõ liệu chính quyền Trump có ý thực về đe dọa trừng phạt trong tương lai đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam hay không, hay liệu đây có phải là một chiến thuật đàm phán kịch tính để đòi thêm nhượng bộ.
Các nguồn tin nói rằng Việt Nam đã thực hiện các cam kết liên quan đến thương mại mà họ nghĩ rằng Washington ủng hộ, và những bình luận mới nhất của Trump, chỉ có thể nhằm mục đích đẩy nhanh việc thực hiện.
Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi trao đổi với RFA hôm 17/7, đưa ra nhận định:
“Trong thời gian 1 tháng, 2 tháng trở lại đây, tôi thấy chính phủ Việt Nam cũng có thay đổi một số chính sách, biện pháp. Họ cũng thấy tình hình là nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng không tốt về nhiều mặt cho Việt Nam. Tôi thấy các cấp có nhận thức chứ không phải không, nhưng nhận thức đó đến đâu, đã đến mức đầy đủ và toàn diện hay chưa, có khách quan hoàn toàn hay chưa? Hay cũng còn chấp nhận điều này điều kia, mà theo tôi là không bình thường. Nhưng dù sao cũng nhìn nhận là có một số giải pháp, mặc dù theo tôi là chưa đủ liều lượng.”
Theo ông David Hutt, chính quyền Việt Nam cũng đã củng cố bằng cách tăng cường bắt giữ đối với các sản phẩm của Trung Quốc đang được chuyển qua Việt Nam trên đường đến Mỹ, một sự lách luật về thuế quan đã khiến chính quyền Trump vô cùng phẫn nộ.
Cục Điều tra Chống buôn lậu Việt Nam hôm 16/7 cũng cho biết đang theo dõi 6 doanh nghiệp lớn có kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung Quốc để xuất đi Mỹ và một số nước tăng đột biến trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, nhận định:
Chính phủ Việt Nam cũng đang có đề án chống lẫn tránh phòng vệ thương mại và giả mạo xuất xứ hàng hóa, để từ đó làm cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nói riêng và ra thế giới nói chung, phải là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
-PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh
“Chính phủ Việt Nam cũng đang có đề án chống lẫn tránh phòng vệ thương mại và giả mạo xuất xứ hàng hóa, để từ đó làm cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nói riêng và ra thế giới nói chung, phải là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Chứ không cho bất kỳ hàng hóa của một quốc gia nào, đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam, để mà tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Thì đây là điều mà chính phủ Việt Nam đang làm một cách rốt ráo trong thời gian khoảng một tháng trở lại đây.”
Ngoài ra theo ông Hutt, ở một mức độ nào đó, Việt Nam đã giảm thiểu thiệt hại cho các lệnh trừng phạt có thể có của Mỹ bằng cách ký các thỏa thuận thương mại với các đối tác khác, như Thỏa thuận Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ- CPTPP. Vào ngày 30 tháng 6 vừa qua, Việt Nam cuối cùng đã ký một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu EU sau nhiều năm đàm phán kéo dài.
Theo thỏa thuận ước tính, thỏa thuận này sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu từ 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 7 năm, tăng từ 71% khi thỏa thuận được ký kết, có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 20% vào năm 2020.
Tuy nhiên theo ông David Hutt, Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam mà không thể thay thế một sớm một chiều. Năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu 49 tỷ đô la hàng hóa Việt Nam, trong khi chỉ xuất khẩu 9,6 tỷ đô la sang Việt Nam.
Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam của Mỹ đã tăng vọt lên 25,8 tỷ USD, so với 18,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, bằng chứng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi rất nhiều từ cuộc chiến thương mại.
Địa chính trị, tuy nhiên, là vấn đề khó hiểu. Hà Nội đã được hưởng ưu đãi của Hoa Kỳ trong nhiều năm vì tầm quan trọng chiến lược của mình đối với lợi ích của Mỹ, bao gồm cả vấn đề Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam đã tận dụng vị thế này để có được những nhượng bộ từ phương Tây trong khi thường đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm tối đa hóa lợi ích ngoại giao từ cả hai phía.
Những bước đi gần đây của ông Trump đã chắc chắn và bất ngờ đưa Hà Nội vào thế bất lợi. Các nguồn tin của Asia Times cho biết bộ máy quan liêu của Việt Nam đang cố cải tổ hệ thống giấy phép xuất khẩu, đồng thời nghiên cứu các cách thức mới để giảm thặng dư thương mại.
Asia Times cho rằng rõ ràng Hoa Kỳ muốn Việt Nam mua thêm trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất, chuyển khỏi nhà cung cấp vũ khí truyền thống của mình là Nga. Điều này được cho sẽ giúp giảm thâm thủng mậu dịch và củng cố mối quan hệ song phương Mỹ- Việt.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trump-s-next-trade-war-target-vietnam-07172019142222.html

Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ

khỏi chương trình chiến đấu cơ F-35

Hoa Kỳ hôm 17/7 tuyên bố loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35, sau khi chính quyền Ankara bắt đầu tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến của Nga tuần trước, theo Reuters.
Các bộ phận đầu tiên của hệ thống phòng không S-400 đã được đưa tới căn cứ không quân Murted nằm ở phía tây bắc Ankara hôm 12/7.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng bước đi của Mỹ bất công và có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương.
Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng việc chuyển chuỗi cung ứng cho máy bay chiến đấu tân tiến sẽ khiến Mỹ thiệt hại chi phí từ khoảng 500 tới 600 triệu đôla.
Tin cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất hơn 900 bộ phận của F-35 và rằng chuỗi cung ứng sẽ chuyển dần từ các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ sang chủ yếu là các nhà máy của Mỹ.
Theo Reuters, máy bay chiến đấu tàng hình F-35, loại máy bay tân tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ, được sử dụng bởi NATO và các đồng minh của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-lo%E1%BA%A1i-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-kh%E1%BB%8Fi-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A5u-c%C6%A1-f-35/5005776.html

Hạ Viện Mỹ cản đường

Trump bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út

Trọng Thành
Hôm qua, 17/07/2019, đến lượt Hạ Viện Mỹ, do đảng Dân Chủ kiểm soát, đã bỏ phiếu chống việc bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út, tiếp theo quyết định của Thượng Viện, nơi phe Cộng Hòa chiếm đa số. Tuy nhiên, phe chống đã không thu được đủ số phiếu cần thiết để ngăn chặn tổng thống sử dụng quyền phủ quyết.
Thông tín viên Loic Pialat tường trình từ Los Angeles :
« Tại Washington, tình hình gây lo ngại đến mức mà các dân biểu Dân Chủ của Hạ Viện và phe Cộng Hòa của Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận chống lại tổng thống Donald Trump trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, thỏa thuận không có nghĩa là đồng thuận. Ba dự thảo nghị quyết chống việc bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã không tập hợp được đủ đa số hai phần ba. Đây là ngưỡng cần thiết để cản đường tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết.
Ngay từ tháng 5, Donald Trump đã thông báo là sẽ không tuân thủ quyết định của Quốc Hội. Trong con mắt của chính quyền Trump, Ả Rập Xê Út là một đồng minh nặng ký chống lại Iran tại khu vực. Bên cạnh đó, các hợp đồng này, với tổng số tiền 8 tỉ đô la, sẽ tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ.
Về phần mình, Quốc Hội Mỹ lo ngại vũ khí và đạn dược sẽ được sử dụng để chống lại thường dân trong cuộc chiến đang diễn ra tại Yemen, khi quân đội Ả Rập Xê Út không kích vào lực lượng nổi dậy Houthi. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng hoàn toàn không muốn tưởng thưởng cho chính quyền Ryad, bị CIA xem là thủ phạm của vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi hồi tháng 10 năm ngoái ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190718-ha-vien-my-can-duong-tt-trump-ban-vu-khi-cho-a-rap-xe-ut

Dragonfly, dự án có bị kiểm duyệt của Google

 dành riêng cho TQ ‘chấm dứt’

Kế hoạch gây tranh cãi của Google để ra mắt công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt ở Trung Quốc đã “chấm dứt”, giám đốc điều hành hãng này cho biết.
Dự án Dragonfly được ghi nhận ngừng vào cuối năm ngoái nhưng có tin đồn rằng nó vẫn còn hoạt động.
Google có định trở lại Trung Quốc?
Trump: Google phải bị điều tra về cáo buộc phản quốc
Google ‘muốn mở phiên bản bị kiểm duyệt ở TQ’
BBC bị chặn ở Trung Quốc
“Chúng tôi đã chấm dứt dự án Dragonfly”, Karan Bhatia, giám đốc điều hành Google nói với Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ.
Buzzfeed cho biết đây là xác nhận công khai đầu tiên rằng Dragonfly đã kết thúc.
Một phát ngôn viên của Google sau đó đã xác nhận với trang tin này rằng Google hiện không có kế hoạch tung ra công cụ tìm kiếm riêng cho thị trường Trung Quốc và rằng hiện không có dự án nào được thực hiện cho mục tiêu này.
Dự án ‘đáng quan ngại’
Công cụ tìm kiếm có kiểm duyệt dành cho Trung Quốc của Google trước đây đã bị một nhân viên cũ miêu tả là “đáng quan ngại”.
Dragonfly làm dấy lên những chỉ trích như phương tiện trợ giúp chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm duyệt nội dung website cũng như giám sát hành vi trên mạng của người dân.
Cuối năm 2018, Google dường như miễn cưỡng xác nhận việc công cụ tìm kiếm này bị dừng lại hoàn toàn, dù áp lực ngày càng tăng đối với công ty.
Theo các tài liệu mà trang tin The Intercept tiếp cận được, Dragonfly được ra mắt như một dự án của Google vào mùa xuân năm 2017.
Các tài liệu cũng cho thấy các kỹ sư của Google đã có lúc tìm cách loại bỏ các website gồm cả BBC và Wikipedia khỏi kết quả tìm kiếm, dựa trên yêu cầu kiểm duyệt website ở Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48999801

TNS Chuck Schumer

yêu cầu FBI điều tra ứng dụng FaceApp

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer kêu gọi cơ quan FBI phải mở một cuộc điều tra về FaceApp, một ứng dụng làm thay đổi ảnh của người dùng để khiến họ trông già hơn hoặc trẻ hơn.
Trong một bức thư được đăng trên Twitter, ông Schumer thật là một “lo ngại sâu sắc” khi dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ có thể đến với một “thế lực thù địch nước ngoài”.
Lo ngại về quyền riêng tư đã được đặt ra về công ty Nga phát triển ứng dụng này sau khi nó bị chuyền đi nhanh chóng trong những ngày gần đây.
FaceApp trước đây đã bác bỏ các cáo buộc.
Trump: Google phải bị điều tra về cáo buộc phản quốc
Dự án Google dành riêng cho TQ ‘chấm dứt’
Facebook ở Việt Nam: Cần thay đổi thái độ với người dùng?
Wireless Lab, một công ty có trụ sở tại St. Petersburg, cho biết họ không lưu trữ hình ảnh vĩnh viễn và không thu thập hàng loạt dữ liệu – chỉ tải lên những bức ảnh cụ thể do người dùng chọn để chỉnh sửa.
“Mặc dù nhóm nghiên cứu và phát triển cốt lõi được đặt tại Nga, dữ liệu người dùng không được chuyển sang Nga”, một tuyên bố của công ty được trang tin TechCrunch tường trình cho biết.
Tuy thế, ông Schumer vẫn yêu cầu FBI và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra FaceApp.
“Tôi có những lo ngại nghiêm trọng cả về việc bảo vệ dữ liệu đang được thu nhặt và tổng hợp lẫn việc liệu người dùng có biết ai có thể truy cập vào dữ liệu đó hay không”, thư của vị thượng nghị sĩ viết.
Lời kêu gọi điều tra của ông được đưa ra sau khi Ủy ban Dân chủ Quốc gia cảnh báo các ứng cử viên tổng thống năm 2020 và các nhà vận động của họ không sử dụng FaceApp.
“Hiện tại vẫn chưa rõ rủi ro về quyền riêng tư là gì, nhưng rõ ràng là lợi ích của việc tránh ứng dụng này lớn hơn xử dụng nó”, người phụ trách an ninh Bob Lord nói với nhân viên.
Công ty Wireless Lab cho biết họ có khoảng 80 triệu người dùng.
Năm 2017, ứng dụng FaceApp đã bị chỉ trích rộng rãi vì một tính năng cho phép người dùng thay đổi sắc tộc của ai đó trong ảnh tự chụp.
Công ty sau đó đã xin lỗi và rút bỏ tính năng này.
FaceApp là gì?
FaceApp là một ứng dụng có thể chỉnh sửa ảnh khuôn mặt của mọi người.
FaceApp không mới. Nó lần đầu tiên được báo chí đề cập đến hai năm trước đây với tính năng “lăng kính dân tộc”.
Mục đích của những lăng kính này là để biến đổi khuôn mặt của một người từ giống dân này thành một dân tộc khác – một tính năng gây ra phản ứng dữ dội và nhanh chóng bị loại bỏ.
Tuy nhiên, ứng dụng có thể biến những biểu cảm trống rỗng hoặc cục cằn thành những nụ cười. Và nó có thể điều chỉnh phong cách trang điểm.
Tính năng này được thực hiện với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI). Một thuật toán lấy hình ảnh đầu vào của khuôn mặt bạn và điều chỉnh nó dựa trên hình ảnh khác.
Điều này làm cho nó có thể chèn một nụ cười đầy răng, ví dụ, trong khi điều chỉnh các đường xung quanh miệng, cằm và má để có một cái nhìn tự nhiên.
Vấn đề nằm ở đâu?
Hàng loạt người đã nhíu mày gần đây khi nhà phát triển ứng dụng Joshua Nozzi tweet rằng FaceApp đang tải lên đám mây các bức ảnh từ điện thoại thông minh của mọi người mà không cần xin phép.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu an ninh mạng của Pháp, người sử dụng bút danh Elliot Alderson đã điều tra các tuyên bố của ông Nozzi.
Ông thấy rằng không có việc tải lên hàng loạt như vậy đang diễn ra – FaceApp chỉ chụp những bức ảnh cụ thể mà người dùng quyết định gửi.
FaceApp cũng xác nhận với BBC rằng chỉ có ảnh người dùng gửi lên được tải lên.
Ngay cả sau khi FaceApp đã giải thích như vậy, nhiều người vẫn đặt câu hỏi tại sao FaceApp cần phải tải hình ảnh lên, trong khi, trên lý thuyết, ứng dụng có thể xử lý hình ảnh cục bộ trên điện thoại thông minh thay vì gửi chúng lên đám mây.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49027267

Tổng thống Trump tiếp tục

công kích bốn nữ dân biểu Dân chủ

Tổng thống Donald Trump hôm 17/6 gia tăng việc công kích nhắm vào bốn nữ dân biểu thuộc Đảng Dân chủ, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói rằng dù vấp phải chỉ trích cho rằng các tuyên bố của ông mang tính phân biệt chủng tộc, nguyên thủ Mỹ vẫn cho rằng bốn nhà lập pháp này hoàn toàn có thể rời nước Mỹ nếu họ không thích các chính sách của ông về di dân và việc bảo vệ Israel.
“Những bình luận của các nữ dân biểu này đang giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của phe cánh tả cực đoan và nguy hiểm”, ông Trump nói giữa tiếng hò reo từ đám đông ở North Carolina, một tiểu bang Reuters nói rằng quan trọng cho chiến dịch tranh cử của ông.
Dù cả bốn người đều có quốc tịch Mỹ và ba người sinh ra ở Mỹ, cuối tuần qua, Tổng thống Trump tweet rằng các dân biểu được Reuters cho là “cấp tiến”, gồm bà Ilhan Omar, Alexandria Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib và Ayanna Pressley, nên “trở về” nơi xuất xứ của họ.
XEM THÊM:
Tranh cãi quanh phát biểu của Tổng thống Trump
Trong khi ông Trump đề cập tới các bình luận trong quá khứ của bà Omar, người sinh ra ở Somalia và di cư tới Mỹ khi còn nhỏ, đám đông bắt đầu hò hét: “Trả bà ta về đó!”
“Tối nay tôi có một gợi ý cho những người cực đoan đầy thù hận, luôn muốn xé nát đất nước của chúng ta. Họ chẳng có bất kỳ điều gì tốt đẹp để nói. Đó là lý do vì sao tôi nói: “Này, nếu họ không thích, hãy để họ rời [Mỹ] đi. Để họ rời [Mỹ] đi”, ông Trump nói.
Theo Reuters, ông Trump dành một phần năm bài phát biểu dài 90 phút để chỉ trích bốn nữ dân biểu.
Về tuyên bố của ông Trump, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ năm 2020, nói: “Những thành viên quốc hội này, những người con của các di dân, là một ví dụ về điều thực sự đã khiến nước Mỹ vĩ đại”.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-b%E1%BB%91n-n%E1%BB%AF-d%C3%A2n-bi%E1%BB%83u-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7/5005619.html

Tranh cãi quanh phát biểu của Tổng thống Trump

Hà Vũ
Tối thứ Ba 16/7, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua một nghị quyết lên án “bình luận có tính cách phân biệt chủng tộc” của Tổng thống Donald Trump chống lại bốn dân biểu da màu thuộc đảng Dân chủ. Tuy không đích danh nêu tên ai, nhưng hình như ông Trump muốn đề cập đến 4 nữ dân biểu đang phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên trong quốc hội gồm: Alexandria Ocasio-Cortez, đại diện cho bang New York, Ilhan Omar đại diện cho Minnesota, Ayanna Pressley, bang Massachusetts và Rashida Tlaib, bang Michigan –Nghị quyết của đảng Dân chủ được sự ủng hộ của 240 dân biểu, trong đó có 4 dân biểu Cộng hòa, và 187 phiếu chống.
Nghị quyết được thông qua chỉ hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump hôm 14/7 nói với 4 nữ dân biểu Dân chủ cấp tiến trên Twitter rằng “Hãy trở về xứ sở nơi mấy người ra đi mà giúp chấn chỉnh lại hệ thống cầm quyền hoàn toàn vô hiệu quả và đầy tội ác.”
Nghị quyết của Hạ viện ngày 16/7 không có tính cách ràng buộc về phương diện pháp lý nhưng cũng gây ra phản ứng bất lợi cho Tổng thống Donald Trump, dù khảo sát do Reuters và Ipsos thực hiện cho thấy mức độ ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa đối với ông tăng lên 5% (thành 75%) sau phát biểu gây tranh cãi nhắm vào 4 nữ dân biểu da màu.
Ông Đỗ Quang Tỏa, cựu Tổng giám đốc BDAG, một tổ chức bất vụ lợi nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ có trụ sở tại bang Virginia, cho rằng một Tổng thống Mỹ không nên phát biểu như vậy:
“Tôi nhận thấy, thứ nhất câu nói này từ một vị Tổng thống, nhất là Tổng thống Hoa Kỳ thì quả thật là một việc rất đáng tiếc. Mình có thể nói là mang tính chất kỳ thị hay là mang tính chất chê bai. Đó là một vấn đề, nhưng quan trọng nhất là từ một vị Tổng thống thì quả thật là một việc đáng tiếc và không nên làm. Tôi cũng nhớ lại là cách đây khoảng mười mấy năm, khi tôi được mời đến nói chuyện tại một cuộc họp ở một khu phố do một bà quận trưởng ở địa phương này tổ chức. Cuộc họp nói về vấn đề cuộc đời của những di dân đến đây. Sau khi chúng tôi tôi trình bày xong, tôi nhớ có một ông Mỹ trắng đứng lên nói các ông đến đây ở, các ông ở quá đông, các ông đậu xe bừa bãi, ảnh hưởng đến căn nhà của chúng tôi, hay nói cách khác làm cho giá trị nhà của chúng tôi xuống rất thấp do đó kết luận là sao các ông không về nước các ông sống, đến đây làm cái gì. Một người dân thường nói như vậy chúng tôi ngồi ở phía trên cảm thấy rất là đau lòng khi một người hàng xóm chúng ta nói như vậy huống hồ là một vị Tổng thống. Tôi thấy đây là một việc làm rất đáng tiếc. Ở một cương vị như vậy, dù có bất đồng ý kiến hay những người kia có làm gì ông thì với tư cách là một vị Tổng thống, ông không nên nói những lời lẽ như vậy.”
Trong khi đó, ông Lê Văn Quan, một cư dân bang Virginia, tán thành ý kiến của Tổng thống Trump vì, theo ông, 4 nữ dân biểu chống ông Trump không vì quyền lợi của dân tộc Mỹ mà vì quyền lợi của cá nhân họ và vì quyền lợi của đảng Dân chủ. Ông cho rằng 4 nữ dân biểu đó càng làm nhiều nữa càng bất lợi cho đảng Dân chủ.
“Tôi gần như khẳng định ông Trump không kỳ thị chủng tộc. Ổng chỉ phát biểu đối với 4 bà này tại vì hành động của những bà này quá đáng, không có nghĩa là ông kỳ thị chủng tộc. Ổng đâu có ghét sắc tộc của những bà này đâu, nhưng mà nhắm vào 4 cá nhân này. Thành ra, trong lời nói vừa qua, phát biểu vừa qua của ông Trump, tôi không cho là kỳ thị chủng tộc mà cái đó đối với tôi phát biểu của ông Trump rất là thẳng thắn để cho những bà đó phải tự nhìn lại mình mà hành động cho hợp lý hơn.”
“Ở đây đứng về mặt khách quan, những người đó sắc tộc nào cũng vậy, đã là công dân Mỹ thì phải làm có lợi cho đất nước Mỹ chứ không thể làm theo khuynh hướng của đảng mình gia nhập. Ý kiến nào của mỗi đảng cũng phải phục vụ cho quyền lợi quốc gia. Đảng nào không làm điều đó thì không xứng đáng là một đảng chính trị,” ông Quan chia sẻ thêm.
Ông Quan nói ông không là người ủng hộ ông Trump. Trong cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống năm 2016, ông không bỏ phiếu cho ông Trump, nhưng ông tán đồng ông Trump vì “phản ứng của ông Trump là phản ứng thẳng thắn, không ỡm ờ như những con buôn chính trị khác.”
Trong vụ này, Tổng thống Donald Trump được sự ủng hộ của Lãnh tụ khối Thiểu số Hạ viện, dân biểu Cộng hòa Kevin McCarthy thuộc bang California, và những đảng viên Cộng hòa cao cấp khác. Họ cáo buộc 4 nữ dân biểu bị ông Trump chỉ trích là những dân biểu dân chủ khuynh tả vì thường xuyên chỉ trích ông Trump, là những người theo chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là một chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử Tổng thống và Quốc hội Mỹ năm 2020 của đảng Cộng hòa nhằm vào các ứng cử viên Dân chủ, theo Washington Post.
https://www.voatiengviet.com/a/tranh-c%C3%A3i-quanh-ph%C3%A1t-bi%E1%BB%83u-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-/5005162.html

Ủy Ban Châu Âu điều tra Amazon

về cạnh tranh bất chính

Trọng Thành
Tập đoàn hàng đầu nước Mỹ Amazon có sử dụng bất hợp pháp các dữ liệu về khách hàng của những công ty bán hàng trên mạng này để thao túng thị trường hay không ? Ủy Ban Châu Âu hôm qua, 17/07/2019, chính thức mở điều tra để giải đáp câu hỏi này.
Đối với ủy viên châu Âu phụ trách cạnh tranh Margrete Vestager, vấn đề đặt ra ở đây là « vai trò kép » của Amazon, vừa là nhà bán hàng, nhưng cũng vừa là một thị trường trên mạng – Amazon Marketplace. Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :
« Ủy Ban Châu Âu vào ngày thứ Tư này đã chính thức mở điều tra. Trên thực tế, Ủy Ban Châu Âu từ hồi tháng 9 năm ngoái đã bắt đầu quan tâm đến cách thức Amazon quản lý dữ liệu khách hàng của các nhà bán hàng trên mạng, do chính tập đoàn này quản lý. Có thể hình dung là Ủy Ban Châu Âu đã có đủ bằng chứng để khẳng định các nghi vấn về những hành động chống cạnh tranh của Amazon.
Khi khách mua hàng trên Amazon, trên thực tế, một nửa số hàng bán ra là của các công ty khác. Các công ty vừa và nhỏ kinh doanh trên mạng Amazon được hưởng cơ hội quảng bá rộng rãi sản phẩm đến công chúng. Đổi lại, hiển nhiên là họ phải trả tiền thuê cho Amazon.
Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu ở đây là biết rõ được Amazon sử dụng các dữ liệu khách hàng của các công ty này như thế nào : Chỉ nhằm để tìm hiểu về các xu hướng của thị trường hay thị hiếu của khách hàng, hay Amazon còn tìm cách thu hút khách hàng của chính các công ty mà họ cho thuê chỗ trên mạng.
Hồi 2017, tập đoàn Mỹ đã từng một lần bị thua thảm hại sau quyết định của ủy viên châu Âu phụ trách cạnh tranh Margrete Vestager. Ủy Ban Châu Âu đã yêu cầu cơ quan thuế Luxembourg đòi Amazon phải trả 282 triệu euro để bồi hoàn các khoản tiền thu bất chính ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190718-uy-ban-chau-au-dieu-tra-amazon-ve-canh-tranh-bat-chinh

Quốc Hội Pháp hoãn

phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch EU-Canada

Trọng Nghĩa
Tại Pháp, việc phê chuẩn Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Canada, gọi tắt là CETA, đã bất ngờ gặp trở ngại. Sau một cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài đến đêm khuya, hôm qua, 17/07/2019, Quốc Hội Pháp đã quyết định dời cuộc bỏ phiếu sang ngày 23/07.
Bất đồng ý kiến giữa một bộ phận dân biểu với chính quyền nổi cộm trên vấn đề hệ quả của hiệp định.
Ngoại trưởng Pháp Le Drian bảo vệ một hiệp định « quan trọng » trong bối cảnh thế giới « đáng lo ngại », một thỏa thuận đã gặt hái được những kết quả « tích cực » từ khi được tạm thời áp dụng từ gần hai năm qua.
Những người phản đối, cả tả lẫn hữu, đều nhất loạt công kích hiệp định này, viện ra những mối đe dọa đối với môi trường, y tế và đối với ngành nông nghiệp Pháp. Đặc biệt là một số dân biểu phe đa số thuộc liên đảng LREM-MoDem, đã chỉ trích là vấn đề môi trường đã bị « bỏ qua », các hồ sơ như vệ sinh, nông nghiệp không được chiếu cố đúng mức.
Hiệp định CETA quy định việc giảm đến mức 98% thuế quan trên hàng hóa trao đổi giữa Liên Hiệp Châu Âu và Canada. Văn kiện đã được ký kết ở cấp châu Âu, nhưng còn phải được 38 nghị viện quốc gia và vùng miền tại Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.
Quốc Hội Pháp dự trù bỏ phiếu phê chuẩn xong vào tối hôm qua, trước khi trình lên Thượng Viện. Tuy nhiên, do phản ứng chống đối quá dữ dội, việc bỏ phiếu vào phút chót đã được dời qua thứ Ba tuần tới.
Theo giới quan sát, việc dời ngày bỏ phiếu nhằm giúp chính quyền thuyết phục thêm các dân biểu, đặc biệt là những người trong đảng cầm quyền, về việc cần phải phê chuẩn hiệp định CETA.
http://vi.rfi.fr/phap/20190718-phap-quoc-hoi-doi-viec-phe-chuan-hiep-dinh-tu-do-mau-dich-ue-canada-ok

Ukraine cải tổ

quá trình cấp quốc tịch sau động thái của Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ra lệnh cải tổ tiến trình cấp quốc tịch Ukraine sau khi Nga có một sắc lệnh gia tăng số người Ukraine có thể nhanh chóng xin hộ chiếu Nga.
Theo Reuters, vài giờ sau khi Moscow công bố sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, văn phòng của ông Zelenskiy sớm ngày 18/7 thông báo rằng bộ ngoại giao nước này sẽ đơn giản hóa thủ tục nhập tịch Ukraine cho một số nhóm, ví dụ như những người bị đàn áp nhân quyền tại nước mình cũng như người gốc Ukraine “từ các cường quốc thân thiện”.
Ukraine không cho biết các nước “thân thiện” này gồm các quốc gia nào.
Phát ngôn viên của Kremlin, ông Dmitry Peskov, nói rằng sắc lệnh của ông Putin được đưa ra sau khi nhận được nhiều đề nghị từ các cư dân của những nơi ly khai, tự xưng là các nước cộng hòa Đông Ukraine, theo Reuters.
Bước đi của Moscow được đưa ra trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội Ukraine vào ngày 21/7, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng một đảng thân Nga có thể nổi lên thành đối thủ mạnh nhất của đảng của ông Zelenskiy.
https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-c%E1%BA%A3i-t%E1%BB%95-qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-c%E1%BA%A5p-qu%E1%BB%91c-t%E1%BB%8Bch-sau-%C4%91%E1%BB%99ng-th%C3%A1i-c%E1%BB%A7a-nga/5005808.html

MH17: Ukraina bắt giữ người lái giàn tên lửa Buk

Hôm qua, 17/07/2019, nhân lễ kỷ niệm 5 năm chiếc phi cơ Boeing trên tuyến bay MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraina, cơ quan an ninh Ukraina SBU đã có buổi trình bày tóm lược kết quả điều tra và  tiết lộ rằng họ đã bắt giam một nghi can từ năm 2017. Đó là một trong những tài xế đã lái giàn phóng tên lửa Buk đã bắn hạ chiếc máy bay hành khách. Người này đang bị giam ở Ukraina.
Thông tín viên RFI tại Kiev, Sébastien Gobert, cho biết thêm chi tiết:
Không ai chờ đợi thông báo gì đáng ngạc nhiên trong cuộc họp này của SBU. Nhưng với một giọng nói rất dững dưng, một nhà điều tra tiết lộ về nhân vật này. Nghi can bị tố cáo đã lái giàn phóng tên lửa đến từ Nga, trên một phần đoạn đường băng qua miền Đông Ukraina lúc đó đang trong tình trạng chiến tranh. Nhân vật này đã bị nhận dạng nhờ các đoạn video, và bị bắt 3 năm sau ở biên giới Nga và Ukraina.
Danh tánh nghi can không được tiết lộ, nhưng SBU khẳng định là người này không nằm trong danh sách 4 người mà các nhà điều tra quốc tế đòi bắt giữ, được cho là đang ẩn náu ở Nga hoặc đã biến mất.
Đây không phải người đầu tiên có dính líu đến MH17 bị SBU bắt giữ trong vòng bí mật tuyệt đối. Một cựu sĩ quan phòng không đã bị bắt trong một chiến dịch đặc biệt vào mùa xuân năm nay, ngay trong vùng mà lực lượng ly khai kiểm soát.
Các chiến dịch này được giữ bí mật do vấn đề an ninh, nhưng lại đặt ra câu hỏi là cơ quan an ninh Ukraina đã biết gì thêm, để có thể giúp các nhà điều tra quốc tế làm sáng tỏ về thảm kịch và truy tố các thủ phạm ra trước tòa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190718-mh17-an-ninh-ukraina-da-bat-giu-mot-nguoi-lai-dan-phong-ten-lua-buk-ok

Hạt nhân: Iran dùng công dân song tịch

 để mặc cả với phương Tây ?

Thanh Hà
Các công dân Anh, Pháp hay Mỹ song tịch liệu có là công cụ để Iran mặc cả với phương Tây về hạt nhân ? Theo giám đốc viện nghiên cứu New Iran, trụ sở tại Washington, Alireza Nader, vụ bắt giữ nhà nghiên cứu người Pháp Fariba Adelkhah tại Teheran củng cố thêm cho giả thuyết này.
Vào lúc chính quyền Pháp nỗ lực đóng vai trò trung gian về hạt nhân Iran, nhà nhân chủng học Fariba Adelkhah, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc tế, trường Khoa Học Chính Trị Paris -Sciences Po, đã bị đưa về nhà tù Evin, phía bắc thủ đô Iran từ đầu tháng 6/2019. Đây cũng là nơi mà một công dân mang hai quốc tịch Anh và Iran, bà Nazanin Zaghari Ratcliffe bị giam từ tháng 4/2016 vì tội “nổi loạn” cho đến đầu tuần này.
Nhà nghiên cứu Pháp đã bị đưa về trại giam Evin từ tháng trước, nhưng mãi đến giữa tháng 7/2019 Paris mới lên tiếng về vụ việc và đòi Tehran giải thích. Chỉ sau đó chính quyền Iran mới xác nhận tin trên.
Gần như cùng lúc, công dân Anh, bà Nazanin Zaghari Ratcliffe, làm việc cho tổ chức nhân đạo Quỹ Thomson Reuters, trực thuộc hãng tin Anh Reuters, đầu tuần này đã được chuyển từ nhà tù Evin đến một bệnh viện tại Teheran điều trị vì lý do thần kinh suy nhược. Gia đình bà Nazanin không được phép vào thăm.
Báo chí Luân Đôn gắn liền việc cô lập công dân mang hai quốc tịch Anh và Iran này với việc căng thẳng giữa Luân Đôn và Teheran đột ngột gia tăng trong những ngày qua, sau vụ một tàu chở dầu của Iran bị Hải Quân Anh bắt giữ ngoài khơi Gibraltar, vì lý do Iran vi phạm lệnh cấm vận quốc tế, cung cấp dầu cho Syria. Nhưng không chỉ có thế, truyền thông Anh còn gắn trường hợp của bà Nazanin Zaghari Ratcliffe với việc Teheran đòi Luân Đôn thanh toán một món nợ 450 triệu euro để đối lấy tự do cho công dân mang hai quốc tịch Anh và Iran này. Tuy nhiên cả Luân Đôn lẫn Teheran cùng phủ nhận thông tin của báo chí Luân Đôn.
Tháng 11/2017, trước khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, chồng của bà Nazanin Zaghari Ratcliffe đã khẳng định với hãng tin Pháp AFP là vợ ông bị chính quyền Iran “dùng để mặc cả” với Anh Quốc. Tới nay, Iran không công nhận quy chế của những người song tịch.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu New Iran tại Hoa Kỳ, Alireza Nader đi xa hơn khi cho rằng “mỗi lần cần gia tăng áp lực với phương Tây, chính quyền Teheran luôn chơi trò bắt bí để đàm phán”. Các công dân song tịch là một công cụ trong tay Iran.
Chính quyền Iran đến nay một mặt phủ nhận sử dụng lá bài này với quốc tế, nhưng mặt khác lại nhìn nhận rằng “những tù nhân này có thể được dùng trong một số vụ trao đổi nhất thời“. Về phần ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif đã công khai tuyên bố, tháng tư vừa qua Teheran từng đề nghị với Washington một chương trình “trao đổi tù nhân”.
Jason Rezaian, nguyên là thông tín viên của báo Washington Post tại Teheran, đã bị giam 544 ngày tại nhà tù Evin, vì bị cáo buộc làm gián điệp. Tháng 2/2016, ông được trả tự do cùng với ba công dân Mỹ khác. Đổi lại tổng thống Barack Obama cũng đã ký sắc lệnh phóng thích bốn tù nhân Iran. Rezaian cho biết ông nhận thấy rõ mình là “con cờ” để cho các nước lớn mặc cả với Teheran trên hồ sơ nguyên tử. Trong cuốn sách mang tựa đề “Tù nhân”, cựu thông tín viên báo Washington Post xem mỗi vụ bắt giữ tù nhân như một vụ bắt làm con tin. Kể từ sau sự kiện tòa đại sứ Mỹ tại Teheran bị tấn công năm 1979 tới nay, có tất cả 52 người trải qua hoàn cảnh này.
Trong bối cảnh đó, giám đốc trung tâm nghiên cứu New Iran lo ngại sẽ còn có thêm những vụ công dân phương Tây khác bị Iran bắt giữ. Đặc biệt là trong trường hợp của Pháp, bởi vì Teheran muốn đáp lại chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” của Paris với Iran.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190718-hat-nhan-iran-teheran-dung-cong-dan-song-tich-de-mac-ca-voi-phuong-tay

Những rạn nứt mới trong nền kinh tế toàn cầu

khi xuất khẩu giảm

Karishma VaswaniPhóng viên kinh doanh châu Á
Nếu bạn nghi ngờ rằng thương chiến Mỹ-Trung đang tác động đến châu Á, hãy nhìn vào không đâu xa hơn là những con số xuất khẩu mới nhất của Singapore.
Singapore chứng kiến xuất khẩu giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, lần này là 17,3% trong tháng Sáu so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự sụt giảm kinh ngạc này xảy đến khi số liệu tăng trưởng của Singapore được công bố tuần trước cho thấy mức tăng trưởng giảm 3,4% so với quý trước.
Trump, Tập dự hội nghị G20, bàn thương chiến Mỹ-Trung
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
TQ dùng đất hiếm làm con bài chủ trong thương chiến với Mỹ?
Vậy tại sao bạn nên quan tâm liệu Singapore có đang bán ít hơn hàng hóa của mình ra thế giới so với trước đây?
Dấu hiệu cảnh báo sớm?
Singapore là một trong những thành phố phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới, và thường được xem là chỉ số toàn cầu về thương mại.
Các nhà phân tích gọi dữ liệu của Singapore là “dấu hiệu cảnh báo sớm”, để chỉ ra rằng có nguy hiểm phía trước.
Sự lo lắng của các nhà quan sát châu Á là các con số của Singapore chỉ là dấu hiệu của nhiều tin xấu hơn đến từ phần còn lại của khu vực.
Tác động của thương chiến
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các nền kinh tế châu Á đang bị tác động bởi cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
“Đó là một câu chuyện giống nhau xung quanh khu vực,” Song Seng Wun, nhà kinh tế học Đông Nam Á của ngân hàng tư nhân CIMB nói.
“Cuộc thương chiến này xảy ra vào thời điểm tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại sau thời kỳ mười năm tương đối ổn định. Ngay cả khi bằng phép lạ nào đó một nàng tiên gõ cây đũa thần và cuộc thương chiến biến mất, tất cả những gì có thể xảy ra là mọi thứ sẽ chỉ ít tồi tệ hơn – thay vì thực sự tồi tệ.”
Dữ liệu từ Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc như là một danh sách các tin xấu. Tháng Sáu là tháng đặc biệt ảm đạm với cả ba quốc gia.
Ấn Độ chứng kiến xuất khẩu giảm 9,7% lần đầu tiên trong chín tháng.
Indonesia, vốn coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mình, cũng chứng kiến xuất khẩu giảm 8,98% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàn Quốc cũng phải chứng kiến xuất khẩu giảm 13,5%.
Tất cả các quốc gia này bán các sản phẩm từ dầu cọ và hóa chất cho đến chip bán dẫn cho Trung Quốc.
Tuần này Trung Quốc công bố mức tăng trưởng hàng quý thấp nhất từng thấy trong gần ba thập kỷ, một phần do lo ngại thương chiến.
Thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên hàng hóa Trung Quốc hiện bao trùm hơn một nửa hàng hóa Trung Quốc bán sang Mỹ. Điều đó có nghĩa là các công ty Trung Quốc hoặc phải cắt giảm chi phí của họ cho người mua, hoặc bán ít hơn cho Mỹ.
Và điều đó có nghĩa là các quốc gia cung cấp sản phẩm cho các công ty Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng.
Không có vẻ gì như là nó sẽ sớm tốt hơn.
Báo cáo từ trung tâm nghiên cứu Nomura của Nhật Bản công bố tuần này về xuất khẩu của châu Á cho thấy xuất khẩu “sẽ tiếp tục ảm đạm trong tháng tới”.
Nomura đổ lỗi điều này cho “sự thiếu tiến bộ trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung”, đã làm gia tăng sự không ổn định toàn cầu đè nặng lên các quyết định đầu tư đoàn thể và các dấu hiệu mà chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang được sử dụng như một “vũ khí của chính sách đối ngoại” trong khu vực.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng khi nào hay liệu thương chiến Mỹ-Trung sẽ đi đến một giải pháp – hoặc liệu đây có phải là sự khởi đầu của một “sự thay đổi lớn hơn trong chính sách của Mỹ với tự do thương mại”, như Capital Economics chỉ ra.
Ông Trump đã cho hay Việt Nam – cho đến nay hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-Trung – có thể là nước tiếp theo bị ông áp thuế quan, và các nhà kinh tế cho rằng Đài Loan và Hàn Quốc cũng có thể là những nước tiếp theo nằm trong danh sách.
Châu Á là ngôi nhà của thế hệ tiếp theo của các công ty và người tiêu dùng trên thế giới.
Đến năm 2050, có thể thấy tỷ trọng của nền kinh tế toàn cầu tăng lên 52%, theo Ngân hàng Phát triển châu Á – có nghĩa là khu vực này cũng sẽ là đầu tàu cho tăng trưởng toàn cầu.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng nếu xu hướng chống tự do thương mại của Hoa Kỳ tiếp diễn và tác động nhiều hơn đến các nền kinh tế châu Á, điều đó có thể làm tổn thương tốc độ tăng trưởng tiềm năng dài hạn của khu vực – lần lượt sẽ làm tổn hại đến những phần còn lại của chúng ta.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49030516

Xưởng phim ở Nhật bị phóng hỏa,

ít nhất 33 người chết

Ít nhất 33 người chết và hàng chục người bị thương sau vụ tấn công được nghi ngờ nhằm đốt phá một xưởng sản xuất phim hoạt họa ở Kyoto, Nhật Bản, giới chức cho biết.
Truyền thông địa phương dẫn lời cảnh sát cho biết một người đàn ông đột nhập vào xưởng phim Kyoto Animation Co sáng thứ Năm (18/7). Cảnh sát nói rằng nghi phạm, 41 tuổi, đã tưới xăng trước khi phóng hỏa.
Một số người vẫn chưa được tìm thấy, phát thanh viên NHK đưa tin.
Nghi phạm đã bị bắt giữ và đưa tới bệnh viện trong tình trạng bị thương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng vụ việc “quá kinh khủng không nói nên lời” và gửi lời chia buồn tới những người bị ảnh hưởng.
Vụ việc diễn ra như thế nào?
Ngọn lửa bùng phát tại tòa nhà ba tầng vào khoảng 10:30 giờ địa phương (08:30 giờ Hà Nội) ngày 18/7. Hoạt động cứu hộ vẫn đang tiếp tục.
Cảnh sát cũng tìm thấy dao tại hiện trường, theo truyền thông địa phương.
NHK đưa tin người ta nghe thấy người đàn ông đã nói “biến hết đi” khi phóng hỏa tòa nhà.
Hiện chưa rõ mối quan hệ có thể có giữa nghi phạm và công ty này.
Các nhân chứng mô tả một tiếng nổ lớn vang lên trước khi lửa nhanh chóng bao trùm tòa nhà.
Người ta lo sợ có thêm nhiều nạn nhân có thể vẫn mắc kẹt trên tầng ba dầy đặc khói.
“Một số người khác dường như đã không thể thoát khỏi tầng hai,” phát ngôn viên sở cứu hỏa nói với hãng tin AFP.
Giới chức Nhật Bản cho biết ít nhất 33 người chết hoặc “tim phổi ngừng hoạt động” – cách nói thường được sử dụng ở Nhật Bản cho những nạn nhân đã chết nhưng chưa được xác nhận chính thức.
Một quan chức cứu hỏa nói rằng ít nhất mười nạn nhân được tìm thấy trên cầu thang dẫn từ tầng hai lên mái nhà.
Khoảng 36 người đang trong bệnh viện, một số trong tình trạng nguy kịch.
Khoảng 70 người đã ở trong tòa nhà khi xảy ra hỏa hoạn, quan chức cứu hỏa cho biết.
Nghi phạm là ai?
Các báo cáo mới nhất cho biết người đàn ông này không phải là cựu nhân viên và không có bất kỳ mối liên hệ rõ ràng nào với hãng phim hoạt họa.
Một số tờ báo của Nhật Bản cho biết nghi phạm đã chạy trốn khỏi tòa nhà về phía nhà ga gần đó sau khi phóng hỏa nhưng đã ngã xuống.
“Một người với mái tóc bị cháy sém nằm trên đất và có các dấu chân với đầy máu ở đó,” một phụ nữ 59 tuổi sống gần đó nói với hãng tin Kyodo.
Ông ta bị thương và đang được điều trị trong bệnh viện, vì vậy cảnh sát không thể ngay lập tức tra hỏi, truyền hình NHK đưa tin.
Trong khi đó, Giám đốc Kyoto Animation Hideaki Hatta nói với đài truyền hình rằng công ty gần đây đã nhận được các email đe dọa.
“Chúng được gửi đến văn phòng và bộ phận bán hàng của chúng tôi và bảo chúng tôi chết đi”, ông nói.
Trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ bày tỏ bị sốc và đăng tải các hình ảnh của chương trình KyoAni yêu thích của họ.
Một chiến dịch GoFundMe có tiêu đề “Giúp KyoAni Heal” cũng đã được tiến hành, với hơn 130.000 USD được quyên góp chỉ sau ba giờ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49030515

Hàn Quốc đang ngày càng đóng vai trò tích cực

 trong việc thúc đẩy

giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Tuy không liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song hòa bình, ổn định ở khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Hàn Quốc. Những năm gần đây, Hàn Quốc đã tích cực thúc đẩy giải quyết hòa binh tranh chấp Biển Đông dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
 Lợi ích của Hàn Quốc tại Biển Đông
Khu vực Biển Đông, xét về mặt địa lý, là một khu vực cách xa Hàn Quốc. Nước này đối với tranh chấp Biển Đông cũng không có bất cứ tuyên bố chủ quyền, lẫn vùng biển chồng lấn nào. Hai yếu tố trên được các nhà quan sát cho là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc Seoul giữ thái độ im lặng trong suốt thời gian nổi sóng tại khu vực này trong thời gian vừa qua.
Những ý kiến trên không sai, nhưng nó chỉ phản ánh một phần của toàn bộ vấn đề. An ninh hàng hải trên tuyến đường huyết mạch qua eo biển Malacca và những nỗ lực cân bằng tam giác Hàn – Mỹ – Trung cần được đề ra như một cơ sở lý luận cho mọi phân tích. Biển Đông đóng vai trò là một phần của cấu trúc an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, là cơ sở của sự hợp tác hay ngược lại – sự đối đầu của các quốc gia. Với những lợi ích, cơ hội và nghĩa vụ gìn giữ sự ổn định của khu vực, Hàn Quốc có thể đóng một vai trò nhất định trong việc cùng giữ an ninh tại khu vực đó, giải quyết các tranh cãi và làm giảm bớt tình hình ngày càng căng thẳng.
Thứ nhất, nằm trong số các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào đường biển, Hàn Quốc xem Biển Đông là mạch đường quan trọng để vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên. Qua eo biển Malacca, Biển Đông là tuyến đường ngắn nhất để dầu thô chuyển từ châu Phi đến Trung Đông, Australia rồi đến các quốc gia châu Á – trong đó có Hàn Quốc.  Các nước như Malaysia, Indonesia, Qatar khi xuất khẩu dầu sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cùng một số quốc gia châu Á khác cũng qua Biển Đông. Ngoài ra, các hoạt động thương mại giữa Hàn Quốc cũng như Nhật Bản, Trung Quốc với các nước Trung Cận Đông và Đông Nam Á cũng đều đi qua khu vực này. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động giao thương trực tiếp của Hàn Quốc. Nếu Trung Quốc nắm trọn quyền kiểm soát Biển Đông hoặc xung đột diễn ra trong khu vực này, lợi ích thương mại của các quốc gia – bao gồm cả Hàn Quốc sẽ bị đe doạ trực tiếp.
Thứ hai cần xét đến là nhu cầu về một khu vực hòa bình và ổn định. Một Đông Nam Á hoà bình có thể đem đến cho Hàn Quốc những lợi ích nhất định. Đông Nam Á là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Hàn Quốc. Việc tăng cường đầu tư vào các quốc gia ASEAN đem đến hai lợi ích, như thúc đẩy được sự hợp tác kinh tế giữa hai bên; tăng cường được tầm ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với các quốc gia khu vực ASEAN. Đây cũng là một phần trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng hơn nữa ra khu vực và trên thế giới mà Hàn Quốc vẫn theo đuổi từ cuối những năm 1980. Theo số liệu thống kê của
Bộ Tài chính Hàn Quốc, Hàn Quốc là nước có số vốn đầu tư lớn vào khu vực Đông Nam Á – thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đáng kể là các viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các công ty Hàn Quốc – đồng nghĩa với việc đảm bảo tình hình ổn định cả về chính trị lẫn an ninh trong vùng là một ưu tiên. Trước tình hình tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông đang trong trạng thái ngày càng căng thẳng hơn, các động thái rõ ràng hơn của Hàn Quốc góp phần giữ vững nền hoà bình và đồng thời bảo vệ các lợi ích về kinh tế cũng như củng cố vị trí chiến lược của mình.
Thứ ba, nhìn trên bối cảnh chuyển đổi quyền lực khu vực đang diễn ra, Biển Đông là một phần quan trọng trong cấu trúc an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương. Hàn Quốc sẽ có được lợi ích về phía mình khi cấu trúc đó không bị phá vỡ và không có chiến tranh xảy ra. Sự giàu mạnh của Hàn Quốc trong thời điểm hiện tại đã khẳng định được tầm quan trọng của Mỹ trong chính sách phát triển đất nước. Cho đến thời điểm hiện nay, cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương tuy có biến đổi, nhưng Seoul vẫn là đồng minh thân thiết của Washington. Sự trở lại của Mỹ trong chiến lược “tái cân bằng châu Á” tạm thời giữ cho cấu trúc an ninh tại khu vực không bị phá vỡ. Một cấu trúc an ninh khu vực do Mỹ đứng đầu đang thể nhiều lợi ích cho đồng minh của Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn còn đang là ẩn số, với những chia sẻ quyền lợi tương đối rõ ràng trong kinh tế, nhưng ít dự đoán được hơn trong các vấn đề an ninh chiến lược.
Trong bối cảnh trên, chính sách hay cách tiếp cận của Seoul tại Biển Đông cần được xem xét dựa trên mối quan hệ giữa Hàn Quốc và hai cường quốc. Một mặt, Hàn Quốc vừa muốn phát triển mối quan hệ với đồng minh hiệp ước là Mỹ.  Mặt khác, quốc gia này vẫn muốn duy trì quan hệ tốt với láng giềng của mình là Trung Quốc. Nếu Mỹ được coi là người bảo trợ về quân sự thì Trung Quốc đóng vai trò là một bạn hàng lớn của Hàn Quốc về thương mại, đầu tư và các hoạt động trao đổi dịch vụ. Không dừng ở khía cạnh kinh tế, Trung Quốc là mắt xích quan trọng trong vòng đàm phán sáu bên với phía Bắc Triều Tiên. Cả hai quốc gia Mỹ – Trung Quốc đều đem đến những lợi ích rõ ràng cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, những ý đồ an ninh không rõ ràng của Trung Quốc đối với khu vực trong thời gian gần đây khiến cho Hàn Quốc phân vân. Đối với Hàn Quốc, quốc gia này chưa xác định rõ được Trung Quốc hiện là một cường quốc nguyên trạng hay là một cường quốc xét lại, với mong muốn thay đổi trật tự và luật lệ hiện có của khu vực. Sự lưỡng lự này phần nào thể hiện qua cuộc tranh luận của giới học giả, cũng như giới ngoại giao nước này trong hai trường hợp (i) có tham gia Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, và Mỹ phản đối, và (ii) cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) ở Hàn Quốc với sự phản đối kịch liệt của Bắc Kinh.
Cách tiếp cận của Hàn Quốc trong vấn đề Biển Đông
Với những lợi ích, cơ hội và nghĩa vụ trong việc gìn giữ sự ổn định của khu vực, Hàn Quốc đã đóng vai trò nhất định trong vấn đề Biển Đông, thông qua việc góp tiếng nói trong các nỗ lực chung của quốc tế để giải quyết các tranh chấp và giảm bớt căng thẳng. Giới chuyên gia cho rằng trong chiến lược phát triển chung của mình, Hàn Quốc tin rằng cách tốt nhất để duy trì hoà bình, hợp tác ở khu vực là tìm thấy quyền lợi chung, tham gia vào các cuộc đối thoại và tin tưởng xây dựng mối quan hệ với các quốc gia hơn là việc chia rẽ. Đồng thời nhu cầu giảm thiểu sự nghi ngờ và phê phán lẫn nhau từ cả hai bên là rất lớn. Trên cơ sở đó, Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách và quan điểm của mình tại Biển Đông.
Thứ nhất, quan điểm của lãnh đạo Hàn Quốc về Biển Đông cũng tương đồng với quan điểm của các quốc gia khác là Nhật Bản, Mỹ, Australia. Đó là cần đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông, không chấp nhận bất kỳ hành vi độc chiếm Biển Đông của bất kỳ quốc gia nào. Điều này được Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Cho Tae-Yong nhắc đến trong cuộc hội đàm với Mỹ và Nhật Bản vào ngày 16/4/2015 tại Mỹ. Quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang Il trong một phát biểu của mình đã nhấn mạnh hoà bình và ổn định trong khu vực có ý nghĩa với Hàn Quốc. Hàn Quốc đồng thời kêu gọi áp dụng các khuôn khổ pháp lý hiện hành cho phép “bảo đảm quyền tự do hàng hải và ổn định” trong khu vực. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng ủng hộ gần như mọi sáng kiến hoà bình của các quốc gia trong khu vực, nhất là của ASEAN và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông. Có nhiều cách lý do được đưa ra để lý giải cách tiếp cận này. Trước hết là vì lợi ích về kinh tế. Chỉ cần không xảy ra xung đột, sẽ không có bất cứ gián đoạn nào trên con đường giao thương chính trên biển của Hàn Quốc mà Biển Đông là một huyết mạch quan trọng. Ngoài ra, Hàn Quốc nhận thấy rằng cần nhiều sự ủng hộ hơn nữa trong vấn đề Bắc Triều Tiên trong khi các lựa chọn “siêu cường”, tuy vẫn nằm trong danh sách ưu tiên nhưng luôn có những rủi ro khó đoán. Liên minh Mỹ-Nhật đang chuyển biến và có những động thái thay đổi mang tính cấu trúc, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu tiên đoán trước được. Vì thế đầu tư vào mạng lưới an ninh khu vực như một giải pháp song hành. Đầu tư này
đồng nghĩa với việc cần tạo thêm sự ủng hộ và cam kết. Sẽ không có thêm quốc gia nào đứng về phía Hàn Quốc khi không nhận thấy sự hiện diện của nước này hay bản thân họ không nhận được lợi ích nào từ Hàn Quốc.
Thứ hai, Hàn Quốc vẫn đang thận trọng, cả về mặt ngôn từ, lẫn hành động, trong đó thường xuyên tham gia vào các cuộc họp đa phương trong các khuôn khổ kiến trúc khu vực của ASEAN. Trong các tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã lên tiếng ủng hộ thực thi Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mặc dù sự thể hiện ủng hộ này còn mang tính chung chung, nếu không nói là khá “kiệm lời” so với phát biểu nhiều phê bình và chỉ trích của các quốc gia khác về các tác nhân đang làm thay đổi thực trạng hiện có của khu vực. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã công khai ủng hộ Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và cả việc cần xúc tiến đàm phán và kết thúc COC. Dựa trên sự ủng hội này, những hành động thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay đơn phương khiêu khích làm phức tạp hơn tình hình tranh chấp cần được Hàn Quốc phản đối – cả đa phương, lẫn song phương, cả công khai, lẫn trong các trao đổi nội bộ với các nước liên quan. Chính sách của Hàn Quốc tại Biển Đông phụ thuộc nhiều vào góc nhìn lợi ích của quốc gia này trong bức tranh chung đại chiến lược đang thay đổi. Vì thế cũng dễ hiểu khi Hàn Quốc tỏ ra thận trọng với từng bước đi của mình tại Biển Đông để vừa duy trì lợi ích của mình trong mối quan hệ với Mỹ, Trung. Nhưng các bước quá thận trọng như hiện nay rõ ràng đang chậm hơn những gì diễn ra hằng ngày trên thực địa tại Biển Đông và trong chuyển động an ninh chiến lược của các cường quốc.
Thứ ba, về hành động, một số chuyển biến có thể ghi nhận trong thời gian vừa qua. Đó là việc Hàn Quốc tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines trong giai đoạn Manila với Băc Kinh đang kéo dài các căng thẳng tại Biển Đông. Đây có thể xem như một động thái ngầm ủng hộ Philippines tại Biển Đông. Mặc dù phía Trung Quốc phản đối, chính phủ Seoul vẫn quyết định cung ứng các thiết bị quân sự và vũ khí cho Manila. Vào tháng 6/2014, Hàn Quốc đã quyết định tặng tàu chiến lớp Pohang cho Philippines. Trước đó, Manila cũng đã nhận được 1 tàu đổ bộ cùng 16 xuồng cao su từ phía Hàn Quốc. Hàn Quốc nhìn chung đã đưa ra những tín hiệu thể hiện sự ủng hộ của mình trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông, mặc dầu chưa được mạnh mẽ như người láng giềng Nhật Bản.
Thể hiện lập trường trong đối đầu Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông
Giữa một bên là sức ép và mối quan hệ lợi ích từ Trung Quốc, với một bên là mối quan hệ đồng minh với Mỹ, Hàn Quốc đã thể hiện cách tiếp cận riêng trong vấn đề Biển Đông. Chính quyền của Tổng thống Mon Jea-in tăng cường hợp tác quốc phòng với ASEAN, phản đối quân sự hóa ở Biển Đông, ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trong các tuyên bố, Hàn Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, an toàn và tự do hàng hải, cùng nhận thức phải giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện hiệu quả và toàn diện Tuyên bố các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).
Tại các cuộc Đối thoại thường niên ASEAN – Hàn Quốc, Hàn Quốc ủng hộ lập trường chung của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đề cao các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hoà bình các tranh chấp, không quân sự hóa. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Việt Nam (2018), Brunei, Malaysia và Campuchia (3/2019), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chia sẻ mối quan tâm của khu vực đối với vấn đề Biển Đông khi kêu gọi các bên liên quan cần kiềm chế, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; cần thực hiện hiệu quả và toàn diện DOC, thúc đẩy sớm ký COC hiệu quả, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.
http://biendong.net/bien-dong/29360-han-quoc-dang-ngay-cang-dong-vai-tro-tich-cuc-trong-viec-thuc-day-giai-quyet-tranh-chap-chu-quyen-o-bien-dong.html

Vai trò an ninh

trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang

Sách mới về ngành tình báo Trung Quốc hé lộ nhiều chi tiết về cuộc đấu giữa ông Tập Cận Bình và cựu bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang.
Vì sao Tập Cận Bình muốn ‘Vạn lý Trường chinh’?
Vợ cựu Chủ tịch Interpol xin tị nạn
Roger Faligot, phóng viên điều tra người Pháp, vừa ra mắt sách Chinese Spies: From Chairman Mao to Xi Jinping, với bản dịch tiếng Anh của Natasha Lehrer.
Trong phần về giai đoạn gần đây, tác giả cho hay vào một sáng mùa đông 2009, bộ trưởng an ninh Cảnh Huệ Xương nhận được báo cáo – viết tay để không bị lộ qua máy tính.
Điều tra Bạc Hy Lai
Báo cáo nói điểm yếu của ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, là vợ ông ta, Cốc Khai Lai.
Theo sách, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước đó ra lệnh bộ an ninh điều tra Bạc Hy Lai, vì cáo buộc Bạc tung tin xấu về Ôn, Hồ Cẩm Đào và ứng viên hàng đầu sắp lên ngôi, Tập Cận Bình.
Chu Vĩnh Khang là bộ trưởng công an từ 2002 tới 2007 và đang đứng đầu Ủy ban Chính Pháp Trung ương. Họ Chu ủng hộ Bạc Hy Lai lên làm Tổng Bí thư, và vì thế cũng thành đối tượng bị theo dõi.
Báo cáo của an ninh Trung Quốc nói một doanh nhân Anh, Neil Heywood, là người tình của Cốc Khai Lai.
Bộ trưởng Cảnh Huệ Xương ra lệnh điều tra về Neil Heywod. Đầu năm 2010, Qiu Jin, thứ trưởng an ninh, khẳng định Heywood là nhân viên tình báo Anh MI6.
Sau khi an ninh có các thông tin này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình được báo cáo.
Nhưng đồng thời, một nguồn từ bộ an ninh cũng báo cáo cho Bạc Hy Lai rằng gia đình ông ta đang bị theo dõi.
Bạc Hy Lai cảnh cáo vợ phải cẩn thận quan hệ với Neil Heywood, đặc biệt khi an ninh Trung Quốc cho rằng đây là điệp viên MI6 của Anh.
Nhà báo Roger Faligot tin rằng bà vợ của Bạc Hy Lai đã lo sợ vì tin này, dẫn tới kịch lớn sau đó.
Thi thể Neil Heywood
Tháng 11/2011, thi thể của Neil Heywood được phát hiện trong phòng tại khách sạn.
Cảnh sát trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân lấy mẫu máu của Neil trước khi thi thể được hỏa táng. Họ Vương phát hiện bà Cốc Khai Lai đã đầu độc Neil Heywood.
Ngày 28/1/2012, Vương Lập Quân báo cáo với Bạc Hy Lai. Khi bị chồng chất vấn, Cốc Khai Lai hét rằng đây là cái bẫy.
Ngày hôm sau, Bạc Hy Lai la mắng, đấm vào mặt Vương Lập Quân.
Lo sợ, Vương quyết định chạy vào lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6/2 xin tị nạn.
Thực tế là CIA lúc này liên hệ với bộ an ninh Trung Quốc, và cố gắng thuyết phục họ Vương đầu hàng, để tránh ảnh hưởng quan hệ Mỹ – Trung.
Sau khi người của bộ an ninh tới, Vương đầu hàng và được đưa về Bắc Kinh. Tại đây, Vương khai hết, rằng Cốc Khai Lai ám sát Neil Heywood, Bạc Hy Lai che giấu, Bạc âm mưu với Chu Vĩnh Khang để giành quyền lực. Vương cáo buộc Chu Vĩnh Khang chính là người tuồn tin cho báo chí Mỹ để viết về tài sản gia đình ông Tập.
Đến lúc này, sự thua cuộc của Bạc Hy Lai là rõ ràng. Mùa xuân 2012, ông ta bị cách chức. Cuối năm 2013, tòa án Tế Nam tuyên án Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu hết tài sản.
Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng 18, Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư, và sau đó kiêm chủ tịch nước.
Đánh Chu Vĩnh Khang
Một tháng trước đó là lần cuối người ta còn nhìn thấy Chu Vĩnh Khang tại một sự kiện.
Sinh năm 1942, Chu Vĩnh Khang chủ yếu trưởng thành trong ngành dầu khí, sau này giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc từ 1996, làm Bí thư Tứ Xuyên từ 1999.
Ông là bộ trưởng công an nhiệm kỳ 2002-2007.
Sự thăng tiến của Chu được giải thích là vì ông ta thuộc nhóm Thượng Hải, do Tổng Bí thư Giang Trạch Dân cầm đầu.
Năm 2001, Giang Trạch Dân giới thiệu để Chu kết hôn với cháu của mình, kém chồng 28 tuổi.
Năm 2011, năm cuối cùng khi ông ta còn phụ trách an ninh, Chu Vĩnh Khang vận động được để ngành an ninh có ngân sách cao hơn cả quân đội.
Khi Tập Cận Bình chính thức nắm quyền tối cao từ cuối 2012, ông thiết lập mạng lưới lãnh đạo mới, chủ yếu dựa vào người có gốc từ tỉnh Hà Bắc. Hà Bắc là địa phương ban đầu nơi ông Tập công tác đầu thập niên 1980.
Cảnh Huệ Xương, bộ trưởng an ninh Trung Quốc từ 2007 tới 2016, là người quê ở Hà Bắc.
‘Thăm Giang Trạch Dân’
Theo nhà báo Roger Faligot, trước khi ra cú đánh cuối, Tập Cận Bình đến Thượng Hải thăm Giang Trạch Dân.
Tại đây, ông Tập được cho là đã nói rằng nếu Chu Vĩnh Khang và đồng bọn bị khởi tố, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không đi xa hơn.
Cuộc điều tra Chu Vĩnh Khang mở rộng trong năm 2013, và người ta tin rằng Chu bị bắt vào cuối năm đó.
Sang năm 2014, Chu bị giam tại Bắc Kinh. Có vẻ như nơi giam giữ rất sang trọng, có hồ bơi, sân tennis…
Cuộc điều tra kéo dài tổng cộng 18 tháng, bắt giữ hơn 300 người.
Số liệu trong sách của Roger Faligot nói các tài khoản liên quan gia đình Chu bị phong tỏa trị giá tới 37 tỉ nhân dân tệ, cộng thêm 51 tỉ tệ trong cổ phiếu.
Cùng đợt này, hàng loạt tướng tá trong quân đội cũng bị bắt.
Tháng 6/2015, tòa án Thiên Tân kết án tù chung thân với Chu Vĩnh Khang, mục tiêu lớn nhất bị hạ bệ trong cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Thanh lọc ngành an ninh
Nhưng trớ trêu, bộ an ninh Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Sau khi dùng Bộ an ninh để phá mạng lưới của Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình quyết định thanh lọc luôn bộ an ninh.
Nhiều người phó của bộ trưởng an ninh Cảnh Huệ Xương bị sa thải, bắt giữ.
Qiu Jin, trùm phản gián, là người được cử tới lãnh sự Mỹ ở Thành Đô để đưa Vương Lập Quân quay về. Cũng vì vụ này, Qiu Jin bị cách chức.
Nhân viên văn phòng của bộ an ninh tại Bắc Kinh bị bắt giữ hàng loạt, có vẻ vì cáo buộc là nội gián cho Bạc Hy Lai.
Cuối năm 2016, bộ an ninh có bộ trưởng mới, Trần Văn Thanh, nguyên là Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản.
Trước đó, cuối năm 2013, Tập Cận Bình thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia do ông đứng đầu.
Năm 2015, luật an ninh quốc gia mới ra đời, với một phần mới nói về chống phản gián.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49017033

Camera Trung Quốc

tiếp tục theo dõi các căn cứ quân sự Mỹ

Mai Vân
Chỉ còn không đầy một tháng nữa, cụ thể là kể từ ngày 13/08/2019, là luật NDAA 2019 đã được tổng thống Mỹ ký ban hành, cấm các cơ quan Nhà Nước Mỹ sử dụng thiết bị của nhiều tập đoàn công nghê Trung Quốc vì lý do an ninh, chính thức có hiệu lực. Trong số các tập đoàn bị cấm có hãng Hikvision (Hải Khang) và Đại Hoa (Dahua) chuyên sản xuất camera và các thiết bị hình ảnh. Thế nhưng, trong một bài điều tra công bố hôm nay, 18/07/2019, nhật báo Anh Financial Times đã nêu bật sự kiện là thiết bị Hikvision vẫn đang được sử dụng rất nhiều tại những cơ sở quan trọng ở Mỹ.
Nhật báo Anh đã tìm hiểu việc sử dụng các sản phẩm Trung Quốc sẽ bị cấm tại nhiều nơi trên đất Mỹ, đặc biệt là tại các căn cứ quân sự, trụ sở cảnh sát Mỹ, các cơ quan an ninh và ngoại giao, những nơi mà vấn đề bảo mật, chống gián điệp được xem là thiết yếu. Kết quả điều tra, theo tờ báo Anh, rất đáng quan ngại.
Hikvision ngay tại các cơ quan trọng yếu trên đất Mỹ
Ghi nhận đầu tiên của Financial Times là camera của Hikvision, một tập đoàn có 42% vốn của chính phủ Trung Quốc, vẫn được sử dụng tại căn cứ không quân Peterson ở bang Colorado, nơi đặt bản doanh của của Bộ Tư Lệnh Phòng Thủ Không Gian Bắc Mỹ NORAD và trụ sở của Bộ Chỉ huy Không Gian của Không Quân Mỹ.
Căn cứ Peterson đã chi ra 112.000 đô la để mua camera Hikvision vào năm 2016, và một phát ngôn viên của căn cứ này khẳng định rằng các camera ra đó « không có liên quan gì đến vấn đề an ninh của căn cứ hoặc các khu vực cần bảo mật ». Ngoài ra, các camera này cũng không được kết nối với mạng internet hoặc mạng của lực lượng không quân Mỹ.
Phát ngôn viên này còn cho biết thêm rằng căn cứ Peterson đã có kế hoạch để « đánh giá và thay thế các hệ thống này ».
Không chỉ có thế ! Một cơ sở nghiên cứu của Hải Quân Hoa Kỳ tại Orlando, bang Florida, cũng đã chi ra 4.000 đô la để mua camera Hikvision ngay cả sau khi đạo luật NDAA cấm dùng thiết bị của ba hãng Trung Quốc Hikvision, Đại Hoa và Hải Năng Đạt (Hytera) được thông qua.
Tại đây cũng vậy, các quan chức có trách nhiệm cho biết là hợp đồng mua sắm không liên quan đến an ninh của cơ sở và các camera, dùng cho việc đào tạo, không được kết nối với internet.
Financial Times còn ghi nhận thêm là cơ quan cảnh sát ở các bang Massachusetts, Colorado và Tennessee cũng vẫn đang dựa vào hệ thống camera của Hikvision. Riêng sở Cảnh Sát thành phố Memphis đã triển khai ít nhất 1.500 chiếc.
Bộ Ngoại Giao mua máy bộ đàm Hytera
Không chỉ sử dụng camera made in China, các cơ quan chính quyền Mỹ còn dùng máy bộ đàm Trung Quốc.
Theo Financial Times, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã mua hơn 20.000 đô la thành phần máy bộ đàm do hãng Trung Quốc Hytera, tức Hải Năng Đạt sản xuất, để trang bị cho đại sứ quán Hoa Kỳ ở Guatemala, cũng sau khi luật NDAA được thông qua. Một quan chức Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là việc dùng sản phẩm này của Trung Quốc sẽ được xem xét lại sau khi đạo luật có hiệu lực.
Cũng theo Financial Times, vào năm 2017, một bản ghi nhớ của quân đội Mỹ cho biết máy bộ đàm Hytera đang được sử dụng trong công tác huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ, kể từ khi thương hiệu này được tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sử dụng rộng rãi.
Đối với Financial Times, mối lo ngại về tính chất an toàn của công nghệ do Trung Quốc sản xuất đã tăng cao trong 18 tháng gần đây, kể từ khi quan hệ giữa Mỹ-Trung xấu đi.
Riêng về trường hợp camera Hikvision, trong những năm trước lệnh cấm, theo báo Financial Times, sản phẩm này đã được nhiều binh chủng của quân đội Mỹ đặt mua, cho dù các quan chức Mỹ không muốn tiết lộ việc còn sử dụng các thiết bị đó hay không. Căn cứ quân sự Fort Drum, từng mua 30.000 đô la camera Hikvision vào tháng 6 năm 2018 chẳng hạn đã từ chối bình luận.
Cuộc đấu thầu cung cấp camera an ninh của Căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Camp Lejeune hồi tháng Giêng năm ngoái 2018 đã lưu ý rằng chỉ có thiết bị Hikvision mới có thể hoạt động trong mạng với các camera khác. Căn cứ này giờ đây từ chối, không cho biết liệu mạng an ninh còn dựa vào camera do Trung Quốc sản xuất hay không.
Một căn cứ hải quân ở Florida cũng được trang bị loại camera.
Không riêng ở Mỹ, kể từ năm 2015, Cơ Quan Hậu Cần Quốc Phòng Mỹ đã chi gần 180.000 đô la để mua camera Hikvision trang bị cho các lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Giới chức Mỹ tại Hàn Quốc không thể xác nhận là liệu camera Trung Quốc còn được sử dụng hay không.
Thế mạnh của camera Trung Quốc: giá rẻ
Việc camera giám sát Hikvision phát triển mạnh trên thị trường Mỹ khởi sự từ những năm 2010, khi hãng này bắt đầu bán các sản phẩm giá rẻ hơn các thiết bị do các hãng Axis và Bosch làm ra.
Theo nghiên cứu của IHS Markit, từ con số không lúc ban đầu, vào năm 2016, Hikvision đã trở thành nhà cung cấp sản phẩm giám sát video lớn thứ hai ở Mỹ, chiếm 8,5% thị trường camera giám sát, chỉ đứng sau mức 11% của đại gia truyền thống là Axis,
Giá rẻ của camera Trung Quốc đặc biệt thu hút các doanh nghiệp nhỏ và các cơ quan chấp pháp địa phương.
Thế nhưng, theo các chuyên gia an ninh mạng, tất cả các loại thiết bị kết nối internet, bao gồm cả camera, đều có thể trở thành mối đe dọa cho các mạng mà các thiết bị này được truy cập, nếu các mạng này có lỗ hổng bảo mật. Các thiệt bị có thể được kẻ lừa đảo dùng làm cửa hậu để thâm nhập vào các mạng nhạy cảm, và một khi vào được, chúng có thể đánh cắp thông tin hoặc phá sập toàn bộ hệ thống.
Ngay cả những mạng có trang bị hệ thống bảo mật cũng không tránh khỏi nguy cơ bị thâm nhập.
Ông Steven Humphreys, giám đốc điều hành công ty bảo mật Identiv, giải thích: “Bất kỳ thiết bị nào cũng tạo ra bề mặt tấn công – một cửa ngõ để xâm nhập vào bất cứ thứ gì được kết nối với thiết bị đó”. Một ví dụ được chuyên gia này nêu lên là mạng lưới của bộ phận cảnh sát địa phương chẳng hạn có thể được kết nối với các tổ chức lớn hơn, và để vào được các tổ chức đó, chỉ cần một cái cửa.
Chuyên gia này kết luận: “Đó là lý do tại sao chính phủ Mỹ đang lo lắng.
Áp lực đòi chính quyền Mỹ dùng thiết bị khác
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã ngày càng lên tiếng cảnh báo rằng một số công nghệ do Trung Quốc sản xuất có thể được Bắc Kinh sử dụng làm vũ khí và tấn công vào các mạng tin học của Mỹ.
Theo báo Wall Street Journal, vào tháng 1 năm 2018, quân đội Hoa Kỳ đã loại bỏ các camera Hikvision khỏi Fort Leonard Wood, một căn cứ ở Missouri, trong bối cảnh lo ngại về an ninh mạng gia tăng.
Hikvision cũng đã bị phê phán nặng nề tại Mỹ vì là hãng bán các công cụ giám sát cho chính quyền ở Tân Cương, nơi Bắc Kinh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Nhiều cơ quan hiện đang chịu áp lực phải chuyển sang các hệ thống khác. Một công ty bảo mật nói rằng họ đã được  hơn một chục cơ quan liên bang tham khảo ý kiến, và khoảng một nửa trong số này đang muốn thay thế hệ thống camera. Các bệnh viện, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhạy cảm, như ngân hàng và các công ty cơ sở hạ tầng quan trọng, cũng đang tìm kiếm sự giúp đỡ tương tự.
Năm 2018, lần đầu tiên doanh số của Hikvision từ Mỹ giảm. Giá cổ phiếu của nó đã giảm 20% kể từ khi luật NDAA được công bố.
Cái khó cho chính quyền Mỹ trong việc cấm dùng camera Hikvision nằm ở chỗ tập đoàn này có hợp đồng với nhiều công ty ở nước khác, và đặc biệt ở Mỹ, theo đó các công ty này mua phần cứng của Hikvision, đóng gói lại và bán dưới tên riêng của công ty đó.
Đây là chính là vấn đề “thực sự đáng quan ngại” cho giới chức chính quyền Mỹ đảm trách vấn đề an ninh vì nhiều cơ quan, khi mua thiết bị, lại không biết rõ xuất xứ của sản phẩm….
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190718-camera-gia%CC%81m-sa%CC%81t-trung-quoc-tiep-tuc-theo-doi-cac-can-cu-quan-su-my-ok

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.