« Chiến dịch Tự Do » của phe đối lập Venezuela ngày 30/04/2019 vừa qua giống như một cuộc binh biến bất thành. Tổng thống Nicolas Maduro, được Nga hậu thuẫn, trụ lại được nhưng biến cố này làm lộ rõ những rạn nứt trong quân đội Venezuela, một trong những cột trụ của chế độ độc đoán. Đây là niềm hy vọng cho đối lập nhưng cũng là một bất trắc cho đất nước khủng hoảng này, lẽ ra là một cường quốc khu vực nếu không bị những lãnh đạo hoang tưởng cai trị.
Trước tương lai bất trắc này, hồ sơ Venezuela đang được Washington và Matxcơva trực tiếp can dự : cuộc điện đàm Donald Trump-Vladimir Putin và cuộc gặp tại Phần Lan giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Nga sau nỗ lực của tổng thống tự phong thuyết phục quân đội ngả theo đối lập, gặp thất bại. Trừ chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội SEBIN tham gia, giải thoát cho nhà đối lập Leopoldo Lopez khỏi nơi quản chế và một trại lính đeo khăn xanh theo đối lập, không một tướng lãnh hay một đại đơn vị nào phản lại tổng thống Nicolas Maduro, ít ra là qua các tuyên bố của họ.
Biến cố ngày 30/04/2019 phải được hiểu như thế nào ? Một âm mưu đảo chính như tổng thống Nicolas Maduro cáo buộc và ra lệnh truy nã mọi « phần tử phản bội, tay sai nước ngoài » ? Một biến cố ghi dấu « một khúc quanh » trong nội tình Venezuela ? Hay là dấu hiệu của nguy cơ nội chiến ?
RFI tìm hiểu thêm với hai chuyên gia Pháp : Pascal Drouhaud, Viện nghiên cứu Choiseul và sử gia Serge Ollivier, đại học Sorbonne.
Trước hết, sự kiện 30/04/2019 ở Caracas mang ý nghĩa gì ? Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố phá vỡ âm mưu đảo chính ?
Pascal Drouhaud, viện nghiên cứu Choiseul : Cáo buộc đối lập âm mưu đảo chính là chiến thuật cường điệu bình thường trong mục đích làm mờ đi những chuyện thật sự nghiêm trọng trong bối cảnh bạo lực chính trị. Nhất là từ sau cuộc bầu cử dân chủ cuối cùng vào năm 2015, phe đối lập chiến thắng và chiếm đa số tại Quốc Hội, chính trường Venezuela ngày càng phân hóa, chia làm hai phe rõ rệt. Vụ 30/04 là quyết tâm tất yếu của Juan Guaido muốn làm thay đổi nguyên trạng. Từ nhiều tuần qua, người ta cảm thấy phe đối lập bị sa lầy. Đối với Juan Guaido, điều cần kíp là lay chuyển cục diện trong khi ông đã có trong tay những phương tiện tài chính hỗ trợ cho tiếng nói của đối lập trong bối cảnh kinh tế Venezuela bị tê liệt vì lệnh trừng phạt. Đảo chính là môt lời cáo buộc quá đáng. Tôi hiểu vì sao ông Nicolas Maduro lên án đối lập đảo chính. Như tôi đã phân tích ở trên đó là chuyện bình thường trong một cuộc xung đột. Juan Guaido thật ra không có âm mưu đảo chính mà chỉ muốn lay chuyển thời thế. Đối với một nhà lãnh đạo đã được hơn 50 nước công nhận thì phải đi tới chứ không có chuyện lui lại hay quay ngược về quá khứ.
Quân đội Venezuela được mô tả là « xương sống » của chế độ Hugo Chavez cho đến thời Nicolas Maduro thì lực lượng võ trang cùng với an ninh, cảnh sát mật vụ, dân phòng trở thành « thành viên liên kết » của chế độ. Tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính xã hội và chính trị không lối ra đã buộc Nicolas Maduro không còn cách nào khác càng ngày càng dựa sâu vào bộ máy trấn áp để tồn tại. Nhưng không phải chỉ có Nicolas Maduro. Đối lập cũng tìm cách trắc nghiệm phản ứng của quân đội sau hơn 20 năm đứng về phía chế độ cánh tả thiếu khả năng
Pascal Drouhaud : Trước tiên, đây là trường hợp của Venezuela. Một chế độ độc tài mà cột trụ là các cơ quan an ninh. Không phải chỉ có quân đội mà còn cảnh sát, mật vụ, tình báo và các lực lượng dân quân bảo vệ chế độ. Nhưng Venezuela cũng là một quốc gia rất quan trọng, có trữ lượng dầu hỏa rất lớn. Lẽ ra,Venezuela là một cường quốc khu vực nhưng giờ đây không được như thế. Trong tình trạng này, sự ủng hộ của quân đội rất cần thiết. Do vậy, chúng ta thấy Juan Guaido xuất hiện giữa một toán quân mang băng xanh dương trên tay áo, biểu tượng của những người lính đi theo đối lập. Tương tự, Nicolas Maduro cũng xuất hiện giữa một đoàn quân ủng hộ ông ta để tuyên bố rằng những sự kiện xảy ra trong ngày 30/04 không đáng quan tâm. Nhưng theo tôi, biến cố 30/04 là một khúc quanh chính trị.
Ngày 02/07/2018, trong một buổi duyệt binh tại Caracas, sáu tuần sau cuộc bầu cử dàn dựng, tổng thống Nicolas Maduro đã thăng cấp tập thể cho 19.600 sĩ quan. Hành động mua lòng trung thành của quân đội bằng cấp bậc và kinh tế tạm thời cho phép Nicolas Maduro chiếm thượng phong :
Sử gia Serge Ollivier, đại học Sorbonne : Binh biến hay âm mưu đảo chính ? Thông thường đây là chuyện hồi sau phân giải, tức là tùy thuộc vào giai đoạn tiếp theo. Người khen thì gọi đó là một hành động chính đáng của một phong trào cách mạng hay giải phóng. Người chê thì bảo là một thủ đoạn bất chính. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được là chế độ Maduro là chế độ độc tài dựa lên công an và quân đội để tồn tại. Nicolas Maduro đã thăng cấp cho 2000 tướng lãnh trong nhiệm kỳ của ông ta. Chuyện ân thưởng bất bình thường này chứng tỏ quân đội và chế độ là một, kiểm soát kinh tế và các nguồn lợi béo bở. Giờ đây, tương quan lực lượng thấy rõ : đại đa số quân nhân đứng về phe Maduro trừ một nhân vật quan trọng là tướng Manuel Christopher Figuera, chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội SEBIN chọn ủng hộ Juan Guaido.
Theo một số nguồn tin, « chiến dịch Tự Do » lẽ ra được dự trù phát động vào ngày lễ Lao Động 01 tháng 05 nhưng đã phải tiến hành sớm hơn một ngày vì sợ an ninh của Maduro ra tay trước bắt giam Juan Guaido. Do đó mà xảy ra một số bất cập trong việc thuyết phục các nhân vật cột trụ của chế độ bỏ rơi Maduro. Bộ trưởng Quốc Phòng Vladimir Patrino Lopez, chủ tịch Toà Án Tối Cao, chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ tổng thống Maduro đều lên tiếng khẳng định họ vẫn trung thành với chế độ và phủ nhận tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton theo đó các nhân vật này đã đồng ý ủng hộ Juan Guaido.
Vấn đề là người dân Venezuela không còn xem quân đội là một định chế đáng kính phục mà chỉ là biểu tượng của tham ô chi phối chính trị.
Nhưng vì sao đối lập chọn ngày 30/04 để đấy sức ép lên đỉnh điểm ? Juan Guaido và Leopoldo Lopez còn làm « tăng nhiệt », chọn một doanh trại kêu gọi quân đội bỏ rơi « tổng thống gian lận »
Pascal Drouhaud : Ngày 30 tháng 04 là một ngày như mọi ngày nhưng không phải là ngày bình thường đối với Juan Guaido và Nicolas Maduro. Vài ngày trước, Maduro loan báo nâng mức lương tối thiểu cho người đi làm. Tại một nước mà nền kinh tế suy sụp, lạm phát 10 triệu phần trăm mỗi năm, đời sống dân chúng rất cơ cực ngày càng khó khăn thêm. Còn đối với Juan Guaido, 30/04 là đúng ba tháng sau ngày ông chính thức xưng là tổng thống đương nhiệm. Nhưng phải hiểu rằng, vượt lên trên những sự kiện ghi dấu giây phút nghiêm trọng từ ngày 30/04 là một tiến trình mới. Một tiến trình chính trị đã được hai bên khởi động và nay đưa đến tình trạng bạo lực hàng ngày, dập tắt hy vọng đối thoại chính trị, đồng thuận tổ chức bầu cử, phân định thắng bại bằng lá phiếu của người dân mà các nước châu Mỹ La Tinh và Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ. Maduro tái đắc cử qua cuộc bầu cử không minh bạch năm 2018. Trong chiều hướng này, khủng hoảng tại Venezuela đã đến một đỉnh điểm đối với Juan Guaido trong vai trò tổng thống tự phong. Nhưng lãnh đạo đối lập không đột phá được và có lẽ bị sa lầy. Nhưng không chỉ Juan Guaido, tình trạng của tổng thống Nicolas Maduro cũng không khá gì hơn.
Chế độ Maduro hoàn toàn dựa lên bộ máy an ninh để tồn tại. Một khi đối lập không nắm được an ninh thì chưa chiếm được trung tâm quyền lực. Đó cũng là lý do mà tại Venezuela đang diễn ra cuộc tranh đấu lịch sử giữa hai quan niệm « tính hợp pháp » và « tính chính danh ». Đối với Juan Guaido, phải thắng trên mặt trận « chính danh ». Trên chính trường quốc tế, ông được hơn 50 quốc gia, trong đó có ba thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An công nhận. Trong nước, Juan Guaido muốn từ từ theo chiến thuật « tằm ăn dâu » gặm nhấm mọi lãnh vực xã hội đang bị phân hóa vì khủng hoảng. Trong một nước 31 triệu dân mà đã có đến 3 triệu dân đã bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực ở các nước láng giềng.
Tự cho là một trong số những người Venezuela bi quan, giáo sư chính trị học Hernan Castillo, đại học Caracas chia sẻ lo âu với RFI: Venezuela đang đứng trước một cuộc nội chiến giữa hai lực lượng quân đội quốc gia, chưa kể có bàn tay của lính Cuba, các tổ chức buôn ma túy, các đơn vị dân quân bảo vệ chế độ. Một loạt yếu tố cản trở tiến trình đổi mới ôn hoà, dân chủ trong khuôn khổ hiến định. Cho dù quân đội mai này có theo đối lập cũng không đủ uy tín để tháp tùng cải cách bởi vì không còn được dân tín nhiệm, quý trọng. Phần lớn các vụ tham ô, tội ác diễn ra ở Venezuela là do có sự cấu kết giữa quân đội và Nhà nước.
« Chiến dịch Tự Do » của phe đối lập Venezuela ngày 30/04/2019 vừa qua giống như một cuộc binh biến bất thành. Tổng thống Nicolas Maduro, được Nga hậu thuẫn, trụ lại được nhưng biến cố này làm lộ rõ những rạn nứt trong quân đội Venezuela, một trong những cột trụ của chế độ độc đoán. Đây là niềm hy vọng cho đối lập nhưng cũng là một bất trắc cho đất nước khủng hoảng này, lẽ ra là một cường quốc khu vực nếu không bị những lãnh đạo hoang tưởng cai trị.
Trước tương lai bất trắc này, hồ sơ Venezuela đang được Washington và Matxcơva trực tiếp can dự : cuộc điện đàm Donald Trump-Vladimir Putin và cuộc gặp tại Phần Lan giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Nga sau nỗ lực của tổng thống tự phong thuyết phục quân đội ngả theo đối lập, gặp thất bại. Trừ chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội SEBIN tham gia, giải thoát cho nhà đối lập Leopoldo Lopez khỏi nơi quản chế và một trại lính đeo khăn xanh theo đối lập, không một tướng lãnh hay một đại đơn vị nào phản lại tổng thống Nicolas Maduro, ít ra là qua các tuyên bố của họ.
Biến cố ngày 30/04/2019 phải được hiểu như thế nào ? Một âm mưu đảo chính như tổng thống Nicolas Maduro cáo buộc và ra lệnh truy nã mọi « phần tử phản bội, tay sai nước ngoài » ? Một biến cố ghi dấu « một khúc quanh » trong nội tình Venezuela ? Hay là dấu hiệu của nguy cơ nội chiến ?
RFI tìm hiểu thêm với hai chuyên gia Pháp : Pascal Drouhaud, Viện nghiên cứu Choiseul và sử gia Serge Ollivier, đại học Sorbonne.
Trước hết, sự kiện 30/04/2019 ở Caracas mang ý nghĩa gì ? Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố phá vỡ âm mưu đảo chính ?
Pascal Drouhaud, viện nghiên cứu Choiseul : Cáo buộc đối lập âm mưu đảo chính là chiến thuật cường điệu bình thường trong mục đích làm mờ đi những chuyện thật sự nghiêm trọng trong bối cảnh bạo lực chính trị. Nhất là từ sau cuộc bầu cử dân chủ cuối cùng vào năm 2015, phe đối lập chiến thắng và chiếm đa số tại Quốc Hội, chính trường Venezuela ngày càng phân hóa, chia làm hai phe rõ rệt. Vụ 30/04 là quyết tâm tất yếu của Juan Guaido muốn làm thay đổi nguyên trạng. Từ nhiều tuần qua, người ta cảm thấy phe đối lập bị sa lầy. Đối với Juan Guaido, điều cần kíp là lay chuyển cục diện trong khi ông đã có trong tay những phương tiện tài chính hỗ trợ cho tiếng nói của đối lập trong bối cảnh kinh tế Venezuela bị tê liệt vì lệnh trừng phạt. Đảo chính là môt lời cáo buộc quá đáng. Tôi hiểu vì sao ông Nicolas Maduro lên án đối lập đảo chính. Như tôi đã phân tích ở trên đó là chuyện bình thường trong một cuộc xung đột. Juan Guaido thật ra không có âm mưu đảo chính mà chỉ muốn lay chuyển thời thế. Đối với một nhà lãnh đạo đã được hơn 50 nước công nhận thì phải đi tới chứ không có chuyện lui lại hay quay ngược về quá khứ.
Quân đội Venezuela được mô tả là « xương sống » của chế độ Hugo Chavez cho đến thời Nicolas Maduro thì lực lượng võ trang cùng với an ninh, cảnh sát mật vụ, dân phòng trở thành « thành viên liên kết » của chế độ. Tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính xã hội và chính trị không lối ra đã buộc Nicolas Maduro không còn cách nào khác càng ngày càng dựa sâu vào bộ máy trấn áp để tồn tại. Nhưng không phải chỉ có Nicolas Maduro. Đối lập cũng tìm cách trắc nghiệm phản ứng của quân đội sau hơn 20 năm đứng về phía chế độ cánh tả thiếu khả năng
Pascal Drouhaud : Trước tiên, đây là trường hợp của Venezuela. Một chế độ độc tài mà cột trụ là các cơ quan an ninh. Không phải chỉ có quân đội mà còn cảnh sát, mật vụ, tình báo và các lực lượng dân quân bảo vệ chế độ. Nhưng Venezuela cũng là một quốc gia rất quan trọng, có trữ lượng dầu hỏa rất lớn. Lẽ ra,Venezuela là một cường quốc khu vực nhưng giờ đây không được như thế. Trong tình trạng này, sự ủng hộ của quân đội rất cần thiết. Do vậy, chúng ta thấy Juan Guaido xuất hiện giữa một toán quân mang băng xanh dương trên tay áo, biểu tượng của những người lính đi theo đối lập. Tương tự, Nicolas Maduro cũng xuất hiện giữa một đoàn quân ủng hộ ông ta để tuyên bố rằng những sự kiện xảy ra trong ngày 30/04 không đáng quan tâm. Nhưng theo tôi, biến cố 30/04 là một khúc quanh chính trị.
Ngày 02/07/2018, trong một buổi duyệt binh tại Caracas, sáu tuần sau cuộc bầu cử dàn dựng, tổng thống Nicolas Maduro đã thăng cấp tập thể cho 19.600 sĩ quan. Hành động mua lòng trung thành của quân đội bằng cấp bậc và kinh tế tạm thời cho phép Nicolas Maduro chiếm thượng phong :
Sử gia Serge Ollivier, đại học Sorbonne : Binh biến hay âm mưu đảo chính ? Thông thường đây là chuyện hồi sau phân giải, tức là tùy thuộc vào giai đoạn tiếp theo. Người khen thì gọi đó là một hành động chính đáng của một phong trào cách mạng hay giải phóng. Người chê thì bảo là một thủ đoạn bất chính. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được là chế độ Maduro là chế độ độc tài dựa lên công an và quân đội để tồn tại. Nicolas Maduro đã thăng cấp cho 2000 tướng lãnh trong nhiệm kỳ của ông ta. Chuyện ân thưởng bất bình thường này chứng tỏ quân đội và chế độ là một, kiểm soát kinh tế và các nguồn lợi béo bở. Giờ đây, tương quan lực lượng thấy rõ : đại đa số quân nhân đứng về phe Maduro trừ một nhân vật quan trọng là tướng Manuel Christopher Figuera, chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội SEBIN chọn ủng hộ Juan Guaido.
Theo một số nguồn tin, « chiến dịch Tự Do » lẽ ra được dự trù phát động vào ngày lễ Lao Động 01 tháng 05 nhưng đã phải tiến hành sớm hơn một ngày vì sợ an ninh của Maduro ra tay trước bắt giam Juan Guaido. Do đó mà xảy ra một số bất cập trong việc thuyết phục các nhân vật cột trụ của chế độ bỏ rơi Maduro. Bộ trưởng Quốc Phòng Vladimir Patrino Lopez, chủ tịch Toà Án Tối Cao, chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ tổng thống Maduro đều lên tiếng khẳng định họ vẫn trung thành với chế độ và phủ nhận tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton theo đó các nhân vật này đã đồng ý ủng hộ Juan Guaido.
Vấn đề là người dân Venezuela không còn xem quân đội là một định chế đáng kính phục mà chỉ là biểu tượng của tham ô chi phối chính trị.
Nhưng vì sao đối lập chọn ngày 30/04 để đấy sức ép lên đỉnh điểm ? Juan Guaido và Leopoldo Lopez còn làm « tăng nhiệt », chọn một doanh trại kêu gọi quân đội bỏ rơi « tổng thống gian lận »
Pascal Drouhaud : Ngày 30 tháng 04 là một ngày như mọi ngày nhưng không phải là ngày bình thường đối với Juan Guaido và Nicolas Maduro. Vài ngày trước, Maduro loan báo nâng mức lương tối thiểu cho người đi làm. Tại một nước mà nền kinh tế suy sụp, lạm phát 10 triệu phần trăm mỗi năm, đời sống dân chúng rất cơ cực ngày càng khó khăn thêm. Còn đối với Juan Guaido, 30/04 là đúng ba tháng sau ngày ông chính thức xưng là tổng thống đương nhiệm. Nhưng phải hiểu rằng, vượt lên trên những sự kiện ghi dấu giây phút nghiêm trọng từ ngày 30/04 là một tiến trình mới. Một tiến trình chính trị đã được hai bên khởi động và nay đưa đến tình trạng bạo lực hàng ngày, dập tắt hy vọng đối thoại chính trị, đồng thuận tổ chức bầu cử, phân định thắng bại bằng lá phiếu của người dân mà các nước châu Mỹ La Tinh và Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ. Maduro tái đắc cử qua cuộc bầu cử không minh bạch năm 2018. Trong chiều hướng này, khủng hoảng tại Venezuela đã đến một đỉnh điểm đối với Juan Guaido trong vai trò tổng thống tự phong. Nhưng lãnh đạo đối lập không đột phá được và có lẽ bị sa lầy. Nhưng không chỉ Juan Guaido, tình trạng của tổng thống Nicolas Maduro cũng không khá gì hơn.
Chế độ Maduro hoàn toàn dựa lên bộ máy an ninh để tồn tại. Một khi đối lập không nắm được an ninh thì chưa chiếm được trung tâm quyền lực. Đó cũng là lý do mà tại Venezuela đang diễn ra cuộc tranh đấu lịch sử giữa hai quan niệm « tính hợp pháp » và « tính chính danh ». Đối với Juan Guaido, phải thắng trên mặt trận « chính danh ». Trên chính trường quốc tế, ông được hơn 50 quốc gia, trong đó có ba thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An công nhận. Trong nước, Juan Guaido muốn từ từ theo chiến thuật « tằm ăn dâu » gặm nhấm mọi lãnh vực xã hội đang bị phân hóa vì khủng hoảng. Trong một nước 31 triệu dân mà đã có đến 3 triệu dân đã bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực ở các nước láng giềng.
Tự cho là một trong số những người Venezuela bi quan, giáo sư chính trị học Hernan Castillo, đại học Caracas chia sẻ lo âu với RFI: Venezuela đang đứng trước một cuộc nội chiến giữa hai lực lượng quân đội quốc gia, chưa kể có bàn tay của lính Cuba, các tổ chức buôn ma túy, các đơn vị dân quân bảo vệ chế độ. Một loạt yếu tố cản trở tiến trình đổi mới ôn hoà, dân chủ trong khuôn khổ hiến định. Cho dù quân đội mai này có theo đối lập cũng không đủ uy tín để tháp tùng cải cách bởi vì không còn được dân tín nhiệm, quý trọng. Phần lớn các vụ tham ô, tội ác diễn ra ở Venezuela là do có sự cấu kết giữa quân đội và Nhà nước.
0 comments