Tin khắp nơi – 09/05/2019
Thursday, May 9, 2019
6:35:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
Thương chiến Mỹ-Trung:
Trump nói TQ ‘vi phạm thỏa thuận’
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói Trung Quốc đã “vi phạm thỏa thuận” trong các cuộc đàm phán thương mại, làm dấy lên không khí thù nghịch trước lúc hai bên chuẩn bị bước vào thương thuyết.Những bình luận của ông Trump được đưa ra trong lúc Bắc Kinh nói họ sẽ trả đũa bằng “các biện pháp cần thiết” nếu như Mỹ nâng mức thuế quan đối với các mặt hàng Trung Quốc.
Hai bên sẽ có các cuộc đàm phán tại Mỹ vào thứ Năm.
Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại
Cuộc chiến kế tiếp của Mỹ và Trung Quốc
Mỹ và TQ nhất trí về một số vấn đề thương mại chính
Trước khi hai bên gặp nhau, ông Trump cáo buộc các lãnh đạo Trung Quốc là vi phạm nội dung mà Mỹ đang đàm phán trong vấn đề thương mại.
“Họ đã vi phạm thỏa thuận… Họ không thể làm vậy. Cho nên họ sẽ phải trả giá,” ông Trump nói với các ủng hộ viên tại cuộc tập hợp ở Forida, và nói sẽ tăng gấp đôi mức thuế quan vào thứ Sáu.
Chuyện gì sẽ xảy ra vào thứ Sáu?
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm thứ Tư công bố thông báo chính thức rằng nhiều mặt hàng Trung Quốc, từ thiết bị điện, máy móc, phụ tùng xe hơi cho tới đồ nội thất, sẽ chịu mức thuế 25% bắt đầu từ thứ Sáu.
Biểu thuế quan lẽ ra đã tăng từ 10% lên 25% từ hồi đầu năm, nhưng được hoãn lại để hai bên đàm phán.
Nếu Mỹ áp biểu thuế mới, Trung Quốc nói sẽ trả đũa.
Ông Trump cũng nói Mỹ có thể sẽ ‘nhanh chóng’ đánh thuế mức 25% đối với các mặt hàng Trung Quốc trị giá 325 tỷ đô la nữa.
Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Trump quyết định xây dựng lại mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung, và hiện hai bên vẫn đang cố gắng tìm giải pháp.
Hoãn để đàm phán
Ông Trump muốn đạt một mục tiêu lớn trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ: ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’, và làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung là một phần trong tham vọng này.
Tổng thống Trump nói rằng Mỹ mua hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc mua từ Mỹ, nhiều hơn tới gần gấp năm lần.
Ông nói như thế là không công bằng, cho nên ông quyết định áp biểu thuế quan lên lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô la.
Chủ tịch Tập Cận Bình đáp trả bằng cách áp biểu thuế quan lên hàng hóa Mỹ, nhắm vào các mặt hàng nông sản như đậu nành.
Đây quả là một bước đi khôn ngoan, bởi ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều nhà nông.
Nay, cả hai lãnh đạo đang tạm thời chấp nhận trì hoãn cuộc thương chiến trong lúc hai bên tìm cách tháo gỡ các vấn đề kẹt nhất.
Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phải mua hàng Mỹ nhiều hơn, các công ty Mỹ phải được tiếp cận nhiều hơn tới thị trường Trung Quốc, và tài sản trí tuệ của Mỹ phải được bảo vệ, có nghĩa là không còn tình trạng chuyển giao công nghệ, không còn chuyện buộc phải liên doanh.
Và Washington muốn mình là bên duy nhất có quyền xem xét, đánh giá xem Bắc Kinh có giữ đúng các cam kết của mình đối với thỏa thuận thương mại hay không.
Trong vài tháng qua, các quan chức thương mại đã đang cố gắng đạt một thỏa thuận mà cả hai nhà lãnh đạo cùng có thể chấp nhận được.
Nhưng ngay cả khi họ công phu đưa ra được một giải pháp nào đó thì việc giải quyết cuộc thương chiến sẽ không chấm dứt mối cạnh tranh Mỹ-Trung.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48214124
Thương chiến chưa dứt
Trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là một diện trong mâu thuẫn đa diện giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất địa cầu ở hai bờ Thái Bình Dương vì vậy, hai xứ này khó dàn xếp được những thỏa thuận có thể kiểm chứng được. Nhưng hậu quả cho các nước khác như Việt Nam thì sao? Mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hậu quả này…Hậu quả của thương chiến Mỹ-Trung
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, dư luận quốc tế đã tưởng đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể ngã ngũ sau 10 vòng thương thảo suốt 10 tháng vừa qua. Nào ngờ, phía Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh là bội tín vì phủ nhận những cam kết trong các hội nghị trước và ra tối hậu thư sẽ tăng thuế nhập nội trên hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc, kể từ Thứ Sáu mùng 10 này. Biến cố ấy làm các thị trường chấn động, từ Á Châu qua Âu Châu về tới Hoa Kỳ. Theo dõi chuyện này, ông nhận xét thế nào và rút tỉa bài học gì cho Việt Nam?
Khi trận thương chiến Mỹ-Hoa leo thang với viễn ảnh bị áp thuế tới 25% trên 325 tỷ hàng hóa thì chính nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bị thiệt hại nên cũng tìm cách đầu tư ra khu vực Đông Nam Á để bù lỗ dù có tốn kém hơn. Nơi đó có thể là Việt Nam nên Việt Nam có cơ hội hơn trước mà cũng dễ bị rủi ro.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ nhiều người đã lầm khi cho là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thu gọn vào số nhập siêu của Mỹ khi buôn bán với Bắc Kinh. Một trong các lý do giải thích sự hiểu lầm đó xuất phát từ phía Hoa Kỳ khi Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập nội trên hàng Trung Quốc để tái cân bằng quan hệ thương mại với Bắc Kinh trong tinh thần gọi là công bằng và hai chiều, có đi có lại. Thật ra, mâu thuẫn kinh tế giữa hai nước gồm có nhiều vế khác nhau, như thương mại, chế độ đầu tư và bảo hộ kín đáo của Bắc Kinh nhằm tiếp thu công nghệ cao cấp của thiên hạ mà không tôn trọng luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ, v.v….
- Ngoài hồ sơ kinh tế vốn đã rắc rối, hai quốc gia còn có nhiều mâu thuẫn về an ninh và chính trị trong khu vực Đông Á, là điều có thể hiểu được khi Trung Quốc muốn tiến lên vị trí siêu cường có khả năng cạnh tranh và đe dọa quyền lợi lẫn ảnh hưởng của nước Mỹ. Các mâu thuẫn an ninh chính trị ấy tiềm ẩn bên dưới nhưng vẫn chi phối các vòng đàm phán thương mại. Khi Tổng thống Trump rồi ban tham mưu thương mại của Mỹ tố cáo việc Bắc Kinh đảo ngược cam kết trước đó về chế độ cưỡng hành những điều đã thỏa thuận nên dọa áp giá từ 10% lên 25% trên lượng hàng Trung Quốc trị giá tương đương với 200 tỷ đô la kể từ mờ sáng Thứ Sáu này, rồi trên một lượng hàng hóa trị giá 325 tỷ khác, chúng ta trở về với thực tại phũ phàng….
Thực tại phũ phàng
Nguyên Lam: Thưa ông, thực tại đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thực tại đó có nhiều mặt. Một là lãnh đạo đôi bên đều nghĩ mình giữ thế mạnh nên không nhượng bộ. Phía Hoa Kỳ là tình hình kinh tế và nhân dụng khả quan hơn với thất nghiệp thấp. Phía Trung Quốc cũng vậy sau biện pháp kích thích kinh tế và sự thành công của hội nghị quốc tế về Con Đường Tơ Lụa tại Bắc Kinh. Hai là chính quyền đôi bên đều không có đất lùi vì áp lực từ trong nội bộ. Chính quyền Trump nghĩ tới cuộc bầu cử năm tới và duy nhất có sự đồng thuận với đối lập Dân Chủ và các công đoàn là chính sách cứng rắn với Bắc Kinh. Chính quyền Tập Cận Bình cũng bị sức ép của phe thủ cựu theo chủ nghĩa Đại Hán khi năm nay có nhiều sinh hoạt tưởng niệm lịch sử. Chuyện thứ ba là sau khi ông Trump đưa ra tối hậu thư qua hai Twitter vào ngày Chủ Nhật thì các thị trường cổ phiếu tuột giá thê thảm vào phiên chợ ngày Thứ Hai.
- Tuột mạnh nhất là Chỉ số Phức hợp Thượng Hải mất gần 6% và Chỉ số Thâm Quyến mất 7,4%, coi như tuột giá nặng nhất kể từ Tháng Hai năm 2016. Tính ra tiền thì hai thị trường đó mất khoảng 420 tỷ Mỹ kim trong có một ngày! Vì vậy, sau khi nín thinh không cho dân chúng biết về vụ này, Bắc Kinh vẫn phải quyết định là để Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế và là đại diện cho Tổng bí thư Tập Cận Bình cầm đầu một phái bộ qua thủ đô Mỹ đàm phán trong hai ngày mùng chín mùng 10. Nhưng tôi không tin đôi bên sẽ đạt thỏa thuận trước kỳ hạn áp thuế của Mỹ vào mùng 10 và trận chiến sẽ còn leo thang. Qua Thứ Ba mùng bảy thì thị trường cổ phiếu Trung Quốc còn nhen nhúm hy vọng chứ thị trường Mỹ lại tuột giá thê thảm, bình quân mất 2% vì nỗi lo leo thang. Thành thử đôi bên đang dàn trận và các thị trường hàng ngày tính điểm được thua. Mà mọi trận chiến đều có tổn thất nên vấn đề là ai chịu được tổn thất nhiều hơn thì có hy vọng thắng.
- Thế rồi còn một yếu tố bất ngờ khác là nạn dịch tả heo lợn do vi khuẩn xuất phát từ Châu Phi lại hoành hành dữ dội tại Trung Quốc kể từ Tháng Tám năm ngoái và lan tại Việt Nam thì từ các tỉnh miền Bắc đã vào Đồng Nai với ảnh hưởng là giá thịt heo sẽ tăng và giá ngô bắp đậu nuôi heo sẽ sụt. Loại ảnh hưởng đó tác động vào Trung Quốc và Việt Nam là hai xứ ăn nhiều thịt heo nhất Châu Á tính theo đầu người, mà cũng chi phối trận thương chiến Mỹ-Hoa vì Trung Quốc nhập khẩu ngô đậu từ Mỹ và áp giá trên loại nông sản này để trả đũa. Chúng ta đừng quên Việt Nam là nước sản xuất thịt heo đứng hàng thứ sáu của thế giới với một bày heo lên tới 27 triệu con so với hơn 400 triệu con của Trung Quốc.
Nguyên Lam: Câu chuyện quả thật phức tạp rắc rối tới mức bất ngờ. Trong viễn ảnh trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa thể dàn xếp được một thỏa thuận tạm và còn lây lan thì thưa ông, ảnh hưởng cho kinh tế Việt Nam sẽ là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như chúng ta đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, Việt Nam có lợi vì là bãi đáp cho giới đầu tư trực tiếp từ các nước khác khi mà thị trường Trung Quốc hết còn ưu thế nhân công đông và lương bổng thấp. Nhưng khi trận thương chiến Mỹ-Hoa leo thang với viễn ảnh bị áp thuế tới 25% trên 325 tỷ hàng hóa thì chính nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bị thiệt hại nên cũng tìm cách đầu tư ra khu vực Đông Nam Á để bù lỗ dù có tốn kém hơn. Nơi đó có thể là Việt Nam nên Việt Nam có cơ hội hơn trước mà cũng dễ bị rủi ro.
Rủi ro cho Việt Nam
Nguyên Lam: Thưa ông, những rủi ro đó là gì cho Việt Nam?
Việt Nam nên nhìn từ xa tới gần thay vì phản ứng với chuyện trước mắt. Chuyện trước mắt là sự trồi sụt của thị trường, chuyện sâu xa lâu dài là chính sách kinh tế trong nhiều năm sắp tới vì đã quyết định rồi thì mất dăm ba năm mới thực hiện và hoàn thành. Khi đã quyết định thì nên thường xuyên kiểm chứng tiến độ thi hành đối chiếu với các thay đổi dồn dập ở bên ngoài.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có các bài toán chủ quan nội tại của Việt Nam là nạn ô nhiễm môi sinh và khả năng kiểm soát vệ sinh và dịch tễ. Bài toán khác là hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất phù trợ cho sản xuất và xuất khẩu trong khi lại lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư trực tiếp của ngoại quốc. Nếu ngoại quốc đây lại là từ Trung Quốc với quá nhiều dự án gây tai tiếng và tai họa cho Việt Nam, khi họ lánh nạn thương chiến và đầu tư vào Việt Nam thì ta chớ vội mừng mà nên nghĩ đến chuyện cháy nhà hàng xóm lan qua nhà mình!
Nguyên Lam: Chúng ta đang chứng kiến một mâu thuẫn thuộc cơ chế kinh tế, xã hội và chính trị giữa hai quốc gia, với hậu qủa dồn dập gần như hàng ngày hàng giờ tràn lan qua các nước khác. Theo như ông nghĩ thì Việt Nam nên tự chuẩn bị ra sao với tình huống đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là nên nhìn từ xa tới gần thay vì phản ứng với chuyện trước mắt. Chuyện trước mắt là sự trồi sụt của thị trường, chuyện sâu xa lâu dài là chính sách kinh tế trong nhiều năm sắp tới vì đã quyết định rồi thì mất dăm ba năm mới thực hiện và hoàn thành. Khi đã quyết định thì nên thường xuyên kiểm chứng tiến độ thi hành đối chiếu với các thay đổi dồn dập ở bên ngoài.
- Sở dĩ như vậy vì Việt Nam ở bên Trung Quốc với lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng trường kỳ và toan tính lâu dài. Lần này, họ lúng túng vì Hoa Kỳ có một tổng thống là ông Donald Trump không muốn đi vào vết xe đổ của các vị tiền nhiệm nên gây áp lực dữ dội. Nhưng Bắc Kinh có thể nghĩ Tổng thống Mỹ chẳng tồn tại mãi mà cứ hai năm lại bị tấm lịch bầu cử chi phối nên họ đối phó theo hướng đó như đã từng làm như vậy và thành công trong mấy chục năm qua với Hoa Kỳ. Việt Nam nên thức tỉnh với thực tế khá phũ phàng này và tự hỏi là vài chục năm tới thì mình sẽ là gì, làm gì…
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/no-truce-in-the-trade-war-05082019074738.html
Mỹ tiếp tục gây sức ép
sau khi Triều Tiên thử vũ khí
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa kêu gọi cộng đồng quốc tế duy trì sức ép lên CHDCND Triều Tiên cho đến khi nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.Ngoại trưởng Pompeo đưa ra lời kêu gọi trên trong khi phát biểu ở thủ đô London, nơi ông bày tỏ cám ơn Anh về những nỗ lực ngăn chặn Triều Tiên tránh các biện pháp trừng phạt, theo Yonhap.
“Tổng thống (Donald) Trump dẫn dầu chiến dịch ngoại giao cứng rắn hướng tới việc phi hạt nhân hóa cuối cùng được xác minh một cách đầy đủ của Triều Tiên…Sứ mệnh này quan trọng và chiến dịch gây sức ép mà thế giới đang tham gia phải tiếp tục. Đây là kết quả thiết yếu cho an ninh của thế giới”, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh.
Mỹ và Triều Tiên không có tiến triển trong các cuộc đàm phán song phương kể từ khi Tổng thống Trump gặp Chủ tịch Kim Jong-un của Triều Tiên ở Hà Nội hồi tháng 2 mà không đạt được thỏa thuận nào.
Trong động thái được cho là nhằm thể hiện sự bất mãn về tình trạng bế tắc trong đàm phán với Mỹ, Triều Tiên hôm 4.5 tiến hành cuộc tập trận nhằm thử nghiệm “hệ thống phóng pháo phản lực đa nòng tầm xa và vũ khí dẫn đường chiến thuật của các đơn vị phòng thủ”.
Khi phát biểu tại London, Ngoại trưởng Mỹ còn lưu ý rằng hải quân Anh vừa triển khai tàu đến Thái Bình Dương để ngăn chặn tình trạng chuyển dầu từ tàu sang tàu cho Triều Tiên và nhấn mạnh: “Điều này phải tiếp tục diễn ra”.
Lâu nay, Mỹ dẫn đầu liên minh 8 quốc gia ngăn chặn tình trạng nói trên. Những quốc gia thành viên khác gồm có Hàn Quốc, Canada, Úc, Anh, Pháp, Nhật Bản và New Zealand, theo Yonhap.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27884-my-tiep-tuc-gay-suc-ep-sau-khi-trieu-tien-thu-vu-khi.html
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
đàm phán quốc phòng ba bên
Trong cuộc đàm phán quốc phòng 3 bên lần thứ 11 này, ba nước có kế hoạch tăng cường hợp tác 3 bên để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.Các quan chức quốc phòng cấp cao của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản hôm nay (9/5) tổ chức các cuộc đàm phán an ninh ba bên thường niên tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong bối cảnh vụ thử tên lửa mới đây của Triều Tiên.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong cuộc đàm phán quốc phòng 3 bên lần thứ 11 này, ba nước có kế hoạch thăm dò các cách thức tăng cường hợp tác 3 bên để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và thiết lập một nền hòa bình lâu dài. Ngoài ra, các quan chức Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ đưa ra “những đánh giá về tình hình an ninh trong khu vực, sự trao đổi và hợp tác quân sự 3 bên”.
Đứng đầu đoàn Hàn Quốc là ông Chung Suk-hwan, Thứ trưởng phụ trách chính sách thuộc Bộ Quốc phòng, trong khi đứng đầu đoàn Mỹ và Nhật Bản lần lượt là ông Randall Schriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và ông Takeshi
Cuộc hội đàm diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn ngoài khơi bờ biển phía Đông. Tuy nhiên, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tới nay vẫn phản ứng khá thận trọng nhằm duy trì đàm phán về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Trong một thông báo mới nhất ngày hôm qua (8/5), Chính phủ Triều Tiên khẳng định những vụ thử này nằm trong khuôn khổ các hoạt động diễn tập thường niên và hoàn toàn mang tính phòng vệ. Trước các cuộc đàm phán ba bên, Hàn Quốc đã tổ chức các phiên họp song phương với Mỹ và Nhật Bản để thảo luận về các vấn đề lợi ích chung
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27891-my-nhat-ban-va-han-quoc-dam-phan-quoc-phong-ba-ben.html
Mỹ mong các nước nhận lại chiến binh theo IS
Mỹ kì vọng mọi quốc gia sẽ nỗ lực nhận lại công dân của họ từng chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo ở Syria, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu hôm thứ Tư trong chuyến thăm Anh.Đầu năm nay Anh đã tước quốc tịch của một thiếu niên bỏ nhà để đi theo Nhà nước Hồi giáo.
Vụ việc nêu bật những khó khăn mà các thủ đô phương Tây đang phải đối mặt khi họ cố gắng đề ra cách ứng phó với các chiến binh thánh chiến nước ngoài tôi luyện trong chiến trường, cùng vợ con của họ.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt rằng liệu ông có cảm thấy bực bội vì Anh không chịu nhận lại các chiến binh nước ngoài của mình hay không, ông Pompeo nói: “Chúng tôi kì vọng các nước sẽ nhận lại chiến binh nước ngoài của họ, chúng tôi nghĩ điều đó là thiết yếu.”
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Anh, Pháp và Đức nhận lại hơn 800 chiến binh Nhà nước Hồi giáo bị bắt và đưa họ ra xét xử.
Ông Pompeo cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với các nhà lãnh đạo Iraq trong chuyến thăm Baghdad hôm thứ Ba và các nước nên hợp tác để bảo đảm rằng phương Tây “sẽ không bao giờ phải chiến đấu chống lại cùng chính những kẻ khủng bố ấy nữa.”
“Chúng tôi gom bọn họ lại, bọn họ hiện đang bị kiềm tỏa và cần tiếp tục bị kiềm tỏa để không thể gây ra thêm rủi ro cho bất cứ ai trên thế giới,” ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/my-mong-cac-nuoc-nhan-lai-chien-binh-theo-is/4909588.html
Mỹ-Anh bàn về ‘mối quan hệ đặc biệt’
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang ở London để hội đàm với các quan chức Anh về tình trạng của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Iran và sự bất định về việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.Ông Pompeo ngày thứ Tư hội kiến Thủ tướng Anh Theresa May và Ngoại trưởng Jeremy Hunt và sau đó có bài diễn văn về tiềm năng của một mối quan hệ Mỹ-Anh được cải thiện sau khi Anh rời khỏi khối EU.
Ông Pompeo đến London sau khi hủy chuyến đi tới Đức để thực hiện chuyến thăm không báo trước tới Baghdad, nơi ông cảnh báo các quan chức Iraq về điều mà ông gọi là những mối đe dọa sắp xảy ra đối với lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.
Iran hôm thứ Tư nói rằng họ sẽ đình chỉ một phần sự tuân thủ của họ đối với thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Tổng thống Donald Trump đã rút đi hồi năm ngoái. Anh vẫn là một bên tham gia kí kết thỏa thuận và vẫn đang làm việc với các nước Châu Âu khác có tham gia bao gồm Pháp và Đức về các cách thức nhằm cứu vãn thỏa thuận này sau khi Mỹ rút đi.
https://www.voatiengviet.com/a/my-anh-ban-ve-moi-quan-he-dac-biet/4909580.html
Trump tăng mạnh áp lực :
Trừng phạt thêm khoáng sản Iran
Thụy My, Thanh PhươngHôm qua 08/05/2019, đúng một năm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước nguyên tử, Washington lại áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Teheran, trong bối cảnh Iran loan báo ngưng thực hiện một số cam kết trong văn bản này.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :
« Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ liên quan đến các mặt hàng sắt, thép, nhôm và đồng của Iran. Theo ông Donald Trump, đây là những nguồn thu nhập chính từ xuất khẩu của nước này, sau nguồn dầu lửa đã bị Mỹ cấm vận.
Trong quyết định được tổng thống Mỹ ký hôm qua, có thể đọc thấy câu : Chính sách của Hoa Kỳ luôn nhằm ngăn trở Iran triển khai vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, cùng chống lại ảnh hưởng tai hại của Iran tại Trung Đông.
Trong một thông cáo, tổng thống Donald Trump nhấn mạnh : Nhờ các động thái của chúng ta, chế độ Iran khó thể tài trợ cho các chiến dịch bạo lực và khủng bố, nền kinh tế của họ bị rơi vào suy thoái chưa từng thấy.
Nhà Trắng cảnh báo Teheran là chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực tối đa lên chế độ, cho đến khi các nhà lãnh đạo Iran thay đổi thái độ, quay lại bàn đàm phán. Và để kết thúc thông điệp hết sức cứng rắn này, ông Donald Trump tái khẳng định với vẻ ngây thơ, rằng ông hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp gỡ những nhân vật có trách nhiệm của Iran để thương lượng một hiệp ước ».
Phản ứng của Đức – Pháp -Anh
Về phản ứng của ba nước châu Âu tham gia ký kết hiệp định Vienna 2015 về hạt nhân Iran, các nước này trước hết là có một lập trường đồng nhất để cố thuyết phục Teheran tuân thủ toàn bộ thỏa thuận này. Nhưng đây sẽ không phải là điều dễ dàng như tường trình của thông tín viên Pierre Benazet từ Bruxelles:
« Ba nước châu Âu ký kết hiệp định Vienna đồng ý với nhau ở một điểm : hiệp định phải sống sót. Đối với chính phủ Pháp, không có gì tệ hại hơn là việc Iran rút khỏi hiệp định hạt nhân. Nước Đức thì kêu gọi Iran thực thi toàn bộ hiệp định. Trong khi đó, Anh Quốc xem hiệp định này là rất quan trọng, chỉ trích quyết định của Iran, quốc gia mà theo lẽ phải tôn trọng các cam kết của mình.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, hôm thứ Bảy tuần trước, ba nước châu Âu nói trên vừa ký một thông cáo chung, thể hiện thái độ kiên quyết, lên án việc Hoa Kỳ tái lập các biện pháp trừng phạt Iran. Trong thông cáo này, một mặt họ nhắc lại là Terheran phải tuân thủ các cam kết của mình, mặt khác họ cho rằng cần phải duy trì các trao đổi thương mại và nguồn tài chính với Iran.
Nhưng phải thừa nhận là cơ chế trao đổi hàng hóa mang tên Instex, do ba nước Anh, Pháp, Đức thiết lập để tiếp tục buôn bán với Iran, chủ yếu là trao đổi về thuốc men, lương thực, hoặc hàng cứu trợ nhân đạo.
Kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định Vienna cách đây một năm, các nước châu Âu đã không bảo đảm được các trao đổi thương mại với Iran và hiện giờ không rõ là khả năng hành động của họ sẽ như thế nào, bởi vì chẳng hạn như cơ chế Instex, được thông báo từ tháng Giêng vừa qua, cho tới nay vẫn chưa có hiệu lực.»
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190509-trump-tang-manh-ap-luc-trung-phat-them-khoang-san-iran-ok
Mỹ: Bộ trưởng Tư pháp William Barr
bị cáo buộc khinh miệt Quốc hội
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr phải bị cáo buộc tội khinh miệt Quốc hội Mỹ, Ủy ban Tư pháp Hạ viện biểu quyết.Phe Dân chủ trong ủy ban có động thái hiếm hoi này trong lúc căng thẳng liên quan đến báo cáo của công tố viên đặc biệt về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ gia tăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp trả bằng cách dùng đặc quyền hành pháp để ngăn chặn việc công khai báo cáo này.
Ông Trump giảm 3 điểm tín nhiệm sau báo cáo Mueller
Báo cáo Mueller: Tám điều chúng ta mới được biết
‘Báo cáo Mueller’ liệu có kết thúc mọi việc?
Nhà Trắng và Quốc hội cáo buộc nhau lạm quyền.
Báo cáo của ông Robert Mueller không kết luận là có sự âm mưu giữa Moscow và chiến dịch tranh cử của ông Trump nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Tuy nhiên, ông Mueller đưa ra 10 trường hợp mà ông Trump có thể đã toan tính cản trở cuộc điều tra.
Trong khi đó, Ủy ban Tình báo Thượng viện triệu tập Donald Trump Jr, con trai ông Trump, buộc ông phải ra điều trần.
Donald Trump Jr được trông đợi trả lời các câu hỏi về lời khai đã cung cấp cho Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào tháng 9/2017. Những lời khai này sau đó bị phát hiện mâu thuẫn với lời khai của Michael Cohen, luật sư cũ của tổng thống, các nguồn tin từ Quốc hội nói với Reuters.
Ông Trump Jr có lẽ cũng sẽ được hỏi về các mối liên hệ của ông ở Nga.
Đây là giấy triệu tập đầu tiên đối với một thành viên trong gia đình tổng thống liên quan đến cuộc điều tra.
Tại sao William Barr bị cáo buộc khinh miệt Quốc hội?
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ xúc tiến việc cáo buộc tội khinh miệt Quốc hội sau khi ông Barr không tuân thủ lệnh công bố toàn bộ báo cáo Mueller, mà không có phần nào bị kiểm duyệt.
Bản báo cáo dài 450 trang được công bố tháng trước với nhiều phần bị bôi đen, bao gồm thông tin được phân loại mật, hoặc liên quan đến các cuộc điều tra đang chờ xử lý.
Sau lệnh phải công bố toàn bản báo cáo của Quốc hội, ông Barr chính thức yêu cầu tổng thống dùng đặc quyền hành pháp để ngăn việc công bố phiên bản không bị kiểm duyệt của báo cáo Mueller.
Hôm 8/5, Ủy ban Tư pháp biểu quyết với tỷ lệ 24-16 về việc ông Barr có hành vi khinh miệt Quốc hội.
Đảng Dân chủ cho biết họ cần xem báo cáo đầy đủ và những bằng chứng chứa đựng trong báo cáo để điều tra việc ông Trump có thể đã cản trở công lý.
Chủ tịch tư pháp Hạ viện Jerrold Nadler nói sau đó rằng cuộc bỏ phiếu là một “bước tiến nghiêm trọng”.
Ông Nadler nói rằng việc chính quyền Trump từ chối cung cấp báo cáo Mueller đầy đủ cho Quốc hội là “một cuộc tấn công vào bản chất nền dân chủ của chúng ta”.
“Từ lâu chúng tôi đã nói về việc đất nước đang đến gần đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, và bây giờ chúng tôi đang ở trong thời điểm đó”, vị dân cử đảng Dân chủ của tiểu bang New York nói với các phóng viên.
Trước đó, Doug Collins, một thành viên đảng Cộng hòa hàng đầu trong ủy ban, nói rằng đảng Dân chủ đã hành động vì tức giận và sợ hãi “mà không có bất kỳ lý do lập pháp hợp lệ nào”.
Ông Trump ‘không đồng lõa với Nga’
Mueller nói tin của Buzzfeed về Trump không chuẩn
Mỹ: Hạ viện tìm bằng chứng cáo buộc ông Trump
‘Cuộc điều tra Trump-Nga vẫn chưa chấm dứt’
‘Báo cáo Mueller’ trong 60 giây
Cấp độ gay gắt mới của xung đột
Anthony Zurcher, Phóng viên BBC về Bắc Mỹ phân tích:
“Đây không phải là cuộc chiến đầu tiên giữa một tổng thống và các đối thủ chính trị của ông tại Quốc hội. Barack Obama, George W Bush và Bill Clinton đều từng dùng đến đặc quyền hành pháp để đối phó với một số yêu cầu thẩm vấn của Quốc hội.
Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát thậm chí từng có lần cáo buộc bộ trưởng Tư pháp dưới thời ông Obama khinh miệt Quốc hội, tạo nên một tiền lệ có lẽ sẽ sớm được xem xét lại.
Tuy nhiên, cuộc xung đột hiện nay gay gắt chưa từng thấy, và giai điệu của nó đã đạt đến một cấp độ cay độc mới.
Vấn đề không chỉ là về một phiên bản báo cáo Mueller không kiểm duyệt, có thể chứa các chi tiết gây thiệt hại mà trước giờ công chúng chưa được biết, hoặc chẳng mang đến chứng cứ gì mới. Vấn đề nằm ở tầm giám sát toàn diện của Quốc hội với chính quyền Trump, kể cả việc xem xét hành động của chính quyền, lẫn xem xét đế chế kinh doanh và quan hệ tài chính của ông Trump.
Tổng thống hứa sẽ chống lại tất cả các trát đòi và Quốc hội đang cân nhắc hành động pháp lý, khiển trách thêm hoặc thậm chí luận tội nhắm vào ông Trump. Một số người đề nghị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ với các quan chức hành chính không khoan nhượng, hoặc viện dẫn khái niệm “khinh miệt ngầm”, mà theo lý thuyết có thể dẫn đến việc bộ trưởng tư pháp bị bắt giữ và tống giam.
Có vẻ như khó tin nhưng đó là tình trạng hiện tại của mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp. Và không bên nào có vẻ nghĩ đến việc thay đổi quan điểm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48197367
Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ:
Trump vẫn chưa yên
Thanh PhươngCuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ vẫn tiếp diễn hôm qua, 08/05/2019: con trai cả của tổng thống Donald Trump được triệu mời để Quốc Hội chất vấn, bộ trưởng Tư Pháp bị chỉ trích xúc phạm Quốc Hội. Trong khi đó, Nhà Trắng từ chối cung cấp một số thông tin nhạy cảm cho Hạ Viện.
Ủy ban Tư pháp của Hạ Viện ( mà đảng Dân Chủ hiện chiếm đa số ) hôm qua đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu hiếm hoi, để tuyên bố rằng bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Bill Barr đã cản trở quyền điều tra của Quốc Hội, do ông đã từ chối trao cho Ủy ban Tư Pháp toàn văn báo cáo điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Trong bản báo cáo này, công tố viên Mueller khẳng định không có yếu tố nào xác nhận tổng thống Trump đã thông đồng với Matxcơva, nhưng ông Mueller nêu lên nhiều hành động gây áp lực của tổng thống Trump nhắm vào cuộc điều tra.
Nếu trong cuộc biểu quyết với sự tham gia của toàn bộ dân biểu, Hạ Viện xem bộ trưởng Bill Barr thật sự cản trở quyền điều tra của Quốc Hội, đây sẽ là yếu tố cấu thành hồ sơ để truy tố ông. Ngành tư pháp lúc đó sẽ quyết định xem có mở điều tra dựa trên cơ sở này hay không.
Vài phút sau, báo chí Mỹ loan tin là Ủy ban Tình báo Thượng Viện đã triệu mời con trai cả của tổng thống, Donald Trump Junior, lên để thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Đây là lần đầu tiên Quốc Hội Hoa Kỳ sử dụng quyền điều tra của họ để triệu mời một người trong gia đình tổng thống Trump. Điều đáng chú ý là, khác với Hạ viện, Thượng viện hiện vẫn do đảng Cộng Hòa kiểm soát.
Trước hành động « de dọa » của phe Dân Chủ đối với bộ trưởng Bill Barr, bộ Tư Pháp Mỹ đã yêu cầu ông Trump sử dụng đặc quyền của tổng thống từ chối cung cấp các tài liệu, cho dù Quốc Hội có ra lệnh. Và lần đầu tiên kể từ khi bước vào Nhà Trắng, hôm qua tổng thống Trump đã sử dụng đặc quyền này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190509-nghi-an-nga-can-thiep-bau-cu-my-trump-van-chua-yen
Hoa Vi : Tòa án Canada xem xét
hồ sơ dẫn độ Mạnh Vãn Châu sang Mỹ
Thụy MyBà Mạnh Vãn Châu, nhân vật số hai của tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) hôm qua 08/05/2019 đã ra tòa ở Canada. Bị bắt hôm 01/12/2018 tại sân bay Vancouver, khi quá cảnh sang Hồng Kông, bà Mạnh bị Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ, với cáo buộc đã gian dối với các ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran.
Thông tín viên Pascale Guéricolas tại Québec cho biết thêm chi tiết :
« Bà Mạnh Vãn Châu mặc chiếc áo đầm dài màu đen, tỏ ra cương quyết trước tòa án Canada phụ trách việc xem xét yêu cầu dẫn độ bà sang Mỹ. Đội ngũ luật sư của bà Mạnh hôm qua biện hộ với thẩm phán là phó chủ tịch phụ trách tài chính của Hoa Vi không phạm tội gì theo luật Canada. Lý lẽ này bị công tố viên Canada bác bỏ, nhấn mạnh rằng một lời nói dối vẫn luôn là nói dối.
Một điểm nữa được các luật sư phản đối là các điều kiện bắt giữ thân chủ của họ hôm 01/12/2018 ở sân bay Vancouver. Các nhân viên hải quan đã thẩm vấn Mạnh Vãn Châu trong vòng ba tiếng đồng hồ, và tịch thu các thiết bị điện tử, trước khi thông báo cho bà là Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ. Đó là lý do khiến các luật sư đòi hỏi văn bản gỡ băng cuộc thẩm vấn này.
Các phiên tòa tiếp theo không thể diễn ra trước cuối tháng Chín, và tập trung vào các vấn đề luật pháp. Còn việc xem xét yêu cầu dẫn độ chỉ có thể bắt đầu vào năm 2020 ».
Công dân Canada bị án tử tại Trung Quốc : Vẫn chưa có bản án phúc thẩm
Trong khi đó, tại Trung Quốc, phiên xử phúc thẩm một công dân Canada bị kết án tử hình vì buôn ma túy đã kết thúc hôm nay 09/05, nhưng chưa có bản án nào được đưa ra. Ông Robert Llyod Schellenberg, 36 tuổi, bị đưa ra tòa vài giờ sau phiên tòa của bà Mạnh Vãn Châu ở Canada, nhưng sau đó tòa án nhân dân Đại Liên chỉ thông báo « sẽ chọn lựa thời điểm công bố phán quyết ». Bản án tử hình dành cho công dân Canada này được các nước coi là biện pháp trả đũa của Bắc Kinh đối với Canada.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190509-hoa-vi-manh-van-chau-co-tranh-bi-dan-do-sang-my-bang-moi-gia
Cấp phó của ông Guaido
bị bắt và ‘lôi đi’ bằng xe tải
Lãnh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido hôm 8/5 cho hay nhân viên tình báo đã bắt giữ cấp phó của ông, theo Reuters.Đây được coi là vụ bắt giữ một nhà lập pháp đầu tiên kể từ khi ông Guaido cố gắng châm ngòi một cuộc nổi dậy quân sự vào tuần trước để hạ bệ chính phủ ông Nicolas Maduro.
Ông Edgar Zambrano, phó chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, viết trên Twitter rằng các đặc vụ từ cơ quan tình báo SEBIN sử dụng một chiếc xe tải kéo để lôi xe của ông đi trong khi ông đang ở trong xe, để buộc ông đến một trong những căn cứ của họ ở Venezuela.
Mỹ sẽ trao ưu đãi quân đội Venezuela
Venezuela nói đang ‘dập tắt âm mưu đảo chính’ 30/4
Venezuela: Guaidó kêu gọi bãi công
Vào thứ Ba 7/5, Quốc hội lập hiến ủng hộ ông Maduro đã đồng ý tước quyền miễn trừ nghị viện của ông Zambrano và sáu nhà lập pháp khác, nhằm cho phép truy tố họ trong tương lai.
Tòa án Tối cao trước đó đã buộc tội các nhà lập pháp âm mưu nổi loạn và phản quốc, và vào thứ Tư đã buộc tội ba nhà lập pháp khác của phe đối lập với cùng một tội danh.
Phe đối lập nói rằng ông Maduro biến tòa án thành phe ủng hộ ông ta, và không công nhận tính hợp pháp của tòa án này, trong khi chính phủ Hoa Kỳ trong tuần này đe dọa sẽ trừng phạt tất cả các thành viên Tòa án Tối cao Venezuela.
Nỗ lực nổi dậy tuần trước của ông Guaido không thể lật đổ được ông Maduro. Ông Maduro đã tuyên bố sự kiện này là một âm mưu đảo chính.
“Một trong những kẻ chủ mưu của cuộc đảo chính vừa bị bắt giữ,” ông Diosdado Cabello, Chủ tịch Quốc hội lập hiến, phát biểu trên truyền hình Venezuela. “Họ sẽ phải trả giá trước tòa án cho cuộc đảo chính thất bại này,” ông nói.
Ông Zambrano viết trên Twitter rằng các đặc vụ SEBIN đã bao vây xe của ông tại trụ sở của đảng Hành động Dân chủ ở quận La Florida ở Caracas.
“Chúng tôi rất bất ngờ về SEBIN, và sau khi không cho chúng tôi rời khỏi xe của mình, họ dùng một chiếc xe tải kéo để buộc chúng tôi đến (trụ sở SEBIN) Helicoide,” ông nói. Hiện vẫn chưa rõ có phải ông Zambrano đã ở Helicoide.
“Chính quyền của ông Maduro đã bắt cóc phó tổng thống đầu tiên,” ông Guaido viết trên Twitter.
Ông Guaido hồi tháng Giêng đã viện dẫn hiến pháp để tự xưng là tổng thống lâm thời, tố cáo ông Maduro vi phạm luật pháp sau khi giàn xếp để đảm bảo tái đắc cử năm 2018 trong một cuộc bỏ phiếu bị xem là gian lận. Dưới thời ông Maduro, nền kinh tế Venezuela sụp đổ, buộc hơn 3 triệu người Venezuela phải di cư.
Quốc hội lập hiến đã bãi bỏ quyền miễn trừ nghị viện của ông Guaido vào đầu tháng Tư, nhưng chính quyền ông Maduro đã không cố gắng bắt giữ ông, dù tuyên bố rằng ông sẽ phải ‘đối mặt với công lý’. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ có đòn đáp trả thích đáng nếu chính phủ Maduro dám giam giữ Guaido.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt vào năm 2017 đối với ông Moreno, chánh án Tòa án Tối cao Venezuela và bảy thẩm phán khác do đã ‘chiếm quyền Quốc hội’.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết hôm thứ Ba 8/5 rằng chính quyền Trump sẽ sớm trừng phạt 25 thành viên còn lại của tòa án. Ông Pence cũng cho hay Hoa Kỳ đang dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với một cựu tướng Venezuela, người đã chống lại ông Maduro để khuyến khích các đồng minh khác của ông Maduro làm theo.
Người đứng đầu Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), ông Luis Almagro, nói: “Chúng tôi yêu cầu SEBIN chấm dứt đe dọa, tôn trọng quyền miễn trừ nghị viện của các nhà lập pháp, và ngay lập tức thả ông Edgar Zambrano.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48210683
Châu Âu họp thượng đỉnh Sibiu
chuẩn bị nhân sự sau bầu cử nghị viện
Thanh HàHơn hai tuần trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu, chiều ngày 09/05/2019, Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh không chính thức tại Sibiu –Roumani. Anh Quốc vắng mặt trong lúc 27 thành viên Liên Âu bàn thảo về tương lai chung trong giai đoạn hậu Brexit.
Quan trọng hơn nữa, các nhà lãnh đạo của Liên Âu chuẩn bị thay thế nhân sự trong sau bầu cử nghị viện cuối tháng 5/2019.
Vai trò của Liên Hiệp Châu Âu trên trường quốc tế, hạt nhân Iran, chuẩn bị đối phó với các đợt tấn công của Hoa Kỳ về mặt thương mại… là một số hồ sơ nổi bật tại cuộc họp lần này. Các bên đã chọn đúng ngày 9 tháng 5, kỷ niệm 69 năm bản tuyên ngôn hình thành Cộng Đồng Than Thép Châu Âu (CECA) – tiền thân của Liên Hiệp Châu Âu, để phác thảo ra chiến lược chung cho toàn khối trong 5 năm sắp tới.
Theo một số nguồn tin ngoại giao, tại thành phố Sibiu – cách thủ đô Bucarest 274 km về hướng tây bắc, lãnh đạo 27 nước của Liên Hiệp Châu Âu sẽ thông qua một bản tuyên bố gồm 10 điểm về chính sách đối ngoại của châu Âu. Các bên sẽ nhắc lại nguyên tắc “đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên“. Bản tuyên bố này theo giới quan sát được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Châu Âu bị chia rẽ hơn bao giờ hết trên các hồ sơ lớn, từ chính sách thương mại với Trung Quốc đến các biện pháp trừng phạt Nga can thiệp vào miền đông Ukraina.
Tuy nhiên, thượng đỉnh tại Roumani lần này chủ yếu là nhằm chuẩn bị về mặt nhân sự trong guồng máy lãnh đạo châu Âu sau bầu cử nghị viện diễn ra từ ngày 23 đến 26/05/2019. Các phong trào dân túy tại châu Âu đang dâng cao. Kết quả bầu cử sắp tới đây được cho là bấp bênh hơn bao giờ hết. Đa số cánh tả sắp mãn nhiện đang bị chia rẽ. Trong bối cảnh đó, ai sẽ nắm giữ chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thay thế ông Jean-Claude Juncker ?
Cũng nhân cuộc họp chiều nay, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk sẽ phải trình bày về thể thức tuyển chọn các ủy viên châu Âu sắp tới. Hai trong số các vị trí được chú ý nhiều nhất là chức vụ lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Âu và ủy viên đặc trách về hồ sơ kinh tế. Sau cùng, các bên cũng sẽ thảo luận gay gắt về việc chỉ định người đứng đầu Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu- BCE thay thế thống đốc Mario Draghi.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190509-lien-hiep-chau-au-thuong-dinh-sibiu-chuan-bi-ve-nhan-su-sau-bau-cu-nghi-vien
Hiệp định hạt nhân Iran:
Liên Hiệp Châu Âu giữa hai làn đạn
Thanh HàĐúng một năm sau ngày tổng thống Donald Trump thông báo rút Mỹ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran, Teheran phản công, dọa ngưng thi hành một số cam kết trong hiệp định Vienna ký kết với lục cường (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) hồi tháng7/2015.
Tổng thống Iran, Hassan Rohani gia hạn cho 5 quốc gia còn lại 60 ngày để tìm ra một giải pháp, thoát khỏi các biện pháp trừng phạt nhắm vào dầu hỏa và tài chính của Iran do Washington ban hành. Thông điệp của Teheran chủ yếu nhắm vào châu Âu vì Nga và Trung Quốc nghiêng về phía Iran.
Đến nay Anh, Pháp, Đức và lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Âu vẫn nỗ lực cứu vãn hiệp định hạt nhân Iran. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đột ngột tăng cao từ hơn một tháng qua. Nhà Trắng dồn dập loan báo tăng cường các biện pháp cấm vận dầu hỏa, uranium và gần đây nhất là với cả kim loại với Iran.
Về mặt quân sự và ngoại giao, Mỹ đưa Vệ Binh Hồi Giáo Iran vào danh sách các tổ chức khủng bố. Đầu tuần, Washington thông báo đã điều oanh tạc cơ đến vùng Vịnh chuẩn bị đối phó với Iran. Trong lúc ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị dư luận, cáo buộc Teheran đang có kế hoạch tấn công nhắm vào Hoa Kỳ trong khu vực. Đích thân ngoại trưởng Pompeo đến Luân Đôn tìm cách thuyết phục Anh Quốc đứng về phía Mỹ trong cuộc đối đầu với Iran.
Trên đe dưới búa
Từ một năm qua, Liên Hiệp Châu Âu và ba nước có đặt bút ký vào thỏa thuận hạt nhân Iran mùa hè 2015 hoàn toàn bất lực. Mặc dù Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA công nhận Teheran không vi phạm thỏa thuận đã ký kết, nhưng chính quyền Trump vẫn đơn phương rút lui, đòi đàm phán lại một thỏa thuận hạt nhân mới « cân bằng hơn ». Tháng Giêng năm 2019, Nhà Trắng gia hạn 120 ngày để Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc thuyết phục Iran, trước khi Washington « tăng cường thêm » các biện pháp trừng phạt Teheran. Đương nhiên, cả 5 cường quốc này không chấp nhận « tối hậu thư » của Mỹ.
Việc Washington áp dụng trở lại các cấm vận đối với Teheran đã buộc nhiều tập đoàn châu Âu – không muốn bị Mỹ trừng phạt vì làm ăn với Iran – phải rút lui khỏi nước này. Từ mùa hè năm 2018, Bruxelles liên tục tìm cách thoát khỏi búa rìu của Hoa Kỳ và cứu vãn hiệp định hạt nhân Iran. Bằng chứng là Liên Âu cố gắng xây dựng một cơ chế thanh toán để có thể vẫn nhập dầu của Iran hay mua bán với các doanh nghiệp của nước Cộng Hòa Hồi Giáo này mà không vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Thế nhưng, cơ chế này vẫn « dậm chân tại chỗ ».
Trong lúc các tập đoàn của châu Âu thoái lui thì một số công ty Trung Quốc đã lấp vào chỗ trống trên thị trường Iran, như trường hợp của tập đoàn đầu khí CNPC đã thay thế đối tác Pháp Total trong dự án khai thác khí đốt South Parc của Iran.
Thông điệp của Teheran – dọa ngưng « thực thi một số các cam kết trong hiệp định hạt nhân Vienna » – dường như nhắm vào hai đối tượng. Trước tiên là Liên Âu. Chuyên gia Clément Therme, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược IISS trụ sở tại Luân Đôn cho rằng với « tối hậu thư » nói trên, Iran muốn thúc đẩy các đồng minh của Hoa Kỳ đương đầu với Washington, thuyết phục chính quyền Trump cho phép Teheran xuất khẩu dầu hỏa.
Iran đã hết kiên nhẫn trước thái độ chần chờ của châu Âu. Iran lại càng nóng ruột hơn nữa khi mà một số thành viên từng ký kết vào hiệp định hạt nhân Iran không loại trừ khả năng theo chân Mỹ, tăng cường các biện phát trừng phạt Iran. Thông điệp hù dọa của Iran cũng nhằm hối thúc Matxcơva và Bắc Kinh cưỡng lại những áp đặt của Hoa Kỳ.
Có điều vào lúc vùng Vịnh đang trong cảnh « dầu sôi lửa bỏng », thì châu Âu lại bị chia trí về những hồ sơ nóng bỏng khác : Đức đau đầu vì tăng trưởng đang bị chựng lại. Pháp vẫn chưa tìm thấy ngõ thoát giải quyết khủng hoảng xã hội kéo dài từ gần sáu tháng qua kể từ khi phong trào Áo Vàng bùng phát. Còn tại Luân Đôn, chiếc ghế thủ tướng của bà Theresa May bị đe dọa vì hồ sơ Brexit. Lãnh đạo ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, Frederica Mogherini sắp mãn nhiệm, Bruxelles chuẩn bị bầu lại một dàn lãnh đạo mới sau cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu cuối tháng 05/2019.
Những đe dọa và áp lực từ phía Washington và Teheran làm lộ rõ hơn thế yếu của Liên Âu về ngoại giao và kinh tế. Sắp tới, Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và khối này chỉ còn 27 thành viên, vốn dĩ rất khó có tiếng nói chung trên nhiều hồ sơ quốc tế. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc từ lâu đã đứng về phía Iran, và cả hai không bỏ lỡ cơ hội để tranh giành thị trường Iran với các đối thủ châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190509-hiep-dinh-hat-nhan-iran-lien-hiep-chau-au-giua-hai-lan-dan
BBC sa thải phát thanh viên vì ‘đùa ngu’ về Hoàng gia
Phát thanh viên Daniel Baker đã bị BBC sa thải vì “trò đùa ngu ngốc thiếu suy nghĩ” của mình trên Twitter về con trai mới chào đời của Công tước và Công nương xứ Sussex.Dòng tweet hiện đã bị xóa, được phát tán trên truyền thông xã hội, cho thấy hình ảnh một cặp nắm tay một con tinh tinh mặc quần áo với chú thích: “Em bé Hoàng gia rời bệnh viện”.
Người dẫn chương trình radio của BBC 5 Live bị cáo buộc chế giễu nguồn gốc chủng tộc của công nương.
Bàn tròn thứ Năm từ London về Tự do báo chí và ngôn luận
Phát ngôn viên của BBC cho biết: “Đây là một lỗi nghiêm trọng về cách nhìn nhận.”
Tập đoàn truyền thông này nói thêm rằng tweet của Baker “đi ngược lại các giá trị mà chúng tôi hướng đến”.
“Daniel là một phát thanh viên xuất sắc nhưng sẽ không dẫn chương trình hàng tuần với chúng tôi nữa.”
Harry và Meghan, có mẹ Doria Ragland là người Mỹ gốc Phi, tiết lộ hôm thứ Tư, rằng con trai mới của họ được đặt tên là Archie Harrison Mountbatten-Windsor.
Sau phản ứng dữ dội ban đầu trên truyền thông xã hội, Baker nói: “Xin lỗi, bức ảnh sơ sẩy của tôi về cu cậu mặc đồ bảnh bao đã làm một số người cảm thấy bị đụng chạm.”
“Ngay khi những người đủ tử tế để chỉ ra hệ lụy có thể có liên lạc với tôi, thì ảnh này đã được xóa. Và chuyện là vậy đó.”
Daniel Baker, 61 tuổi, dẫn một chương trình cuối tuần trên 5 Live.
Trước đó, Baker đã nói với nửa triệu người theo dõi mình trên Twitter rằng ông đã bị các phóng viên hỏi ông bên ngoài nhà riêng là: “Ông có nghĩ người da đen trông giống khỉ không?”
Tweet của ông nói thêm: “Không phải vậy. Bức ảnh tếu. Hình tinh tinh bé con bóng bẩy. Sự việc bị làm quá lên. Đã xóa rồi. Xin lỗi.”
Đây là lần thứ hai người dẫn chương trình gây tranh cãi đã bị chương trình 5 live sa thải và là lần thứ ba ông bị BBC sa thải.
Năm 1997, ông đã bị sa thải vì khuyến khích người hâm mộ bóng đá công kích một trọng tài vì thổi một quả phạt penalty gây tranh cãi trong trận bóng đá Cúp FA.
Vào năm 2012, ông ta lại được báo chí đăng tải nhiều sau khi nói trên chương trình của mình rằng các sếp tại BBC London của ông là “lũ chồn ngu ngốc” sau khi chương trình của ông bị đóng.
“Đó là một sự hổ thẹn bẩn thỉu và một cách nhơ nhớp khi họ làm điều đó”, ông nói vào thời điểm đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48216726
Pháp – Ẩm thực : Paris, điểm hội tụ của ẩm thực
Thanh HàHội chợ ẩm thực Paris khai mạc ngày 09 và kéo dài đến 12/05/2019. Hơn 40 đầu bếp nổi tiếng của Pháp tập hợp về Đại Điện (Grand Palais) quận 8 Paris trong khuôn khổ chương trình mang tên Taste of Paris 2019. Đây là lần thứ 5 Paris tổ chức sự kiện này để giới thiệu rộng rãi về nghệ thuật ẩm thực Pháp.
Khách tham quan có cơ hội thưởng thức những món ăn do các đầu bếp trứ danh thực hiện với giá rất phải chăng. Ban tổ chức mở nhiều lớp dạy nấu ăn, làm bánh ngọt với những tên tuổi lớn trong ngành.
Taste of Paris còn dành riêng cả một khu chợ 1.000 thước vuông, nơi một số nhà sản xuất từ những vùng miền khác nhau tập hợp để giới thiệu với công chúng Paris và khách tham quan quốc tế các đặc sản nổi tiếng của từng vùng, miền : nào là rượu mạnh ngâm từ quả mận Mirabelles của vùng Alsace Lorraine, hay loại phó mát làm từ sữa dê, đặc sản của các vùng ở miền tây nam nước Pháp…
Taste of Paris cũng là cơ hội để khám phá những nền ẩm thực khác trên thế giới tại không gian mang tên Refugee Food Festival. Đây là một chương trình giúp các đầu bếp nước ngoài đến Pháp tị nạn có cơ hội làm lại từ đầu. Năm nay, ban tổ chức mời một đầu bếp ngoại hạng của Syria đến tham dự. Mohammad Elkhaldy là một đầu bếp nổi tiếng tại Damas. Cuộc nội chiến từ năm 2011 đẩy ông sang Liban rồi Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ trước khi đến được Pháp năm 2015.
Năm năm sau Elkhaldy chinh phục được các nhà đầu bếp của Pháp, ông cộng tác với những tên tuổi lớn trong nghệ thuật ẩm thực của Paris để cho ra đời những món ăn mới lạ, một chút hương vị của vùng Alep, và một thoáng chút hương từ cây ngải thơm của vùng Damas …
http://vi.rfi.fr/phap/20190509-phap-am-thuc-paris-diem-hoi-tu-cua-am-thuc
Bắc Hàn phóng hai tên lửa tầm ngắn
trong vụ thử thứ hai
Bắc Hàn đã phóng hai trái tên lửa tầm ngắn ở lần thử thứ hai, diễn ra trong vòng chưa đến một tuần, quân đội Nam Hàn nói.Các tên lửa được phóng ra từ thành phố Kusong ở tây bắc Bắc Hàn, bay 420km và 270km về phía đông.
Vụ phóng thử diễn ra vài giờ sau khi phái viên hàng đầu của Hoa Kỳ tới Nam Hàn để thảo luận, tìm cách làm sống lại các cuộc đàm phán hạt nhân.
Kim Jong-un thị sát thử tên lửa
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Putin: ‘Ông Kim cần được quốc tế bảo đảm’
Các nhà phân tích nói Bắc Hàn đang tìm cách tăng áp lực lên Mỹ sau khi Bình Nhưỡng không đạt được các nhượng bộ mong muốn.
Kỳ họp thượng đỉnh tại Việt Nam giữa nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi tháng Hai kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Khi đó, Hoa Kỳ đòi Bắc Hàn phải từ bỏ chương trình hạt nhân, trong lúc Bình Nhưỡng đòi Washington phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Diễn biến vụ thử tên lửa mới nhất
Hai tên lửa được phóng đi vào lúc khoảng 16:30 giờ địa phương (07:30 GMT), lên tới độ cao khoảng 50km thì bắt đầu rơi xuống biển, Tổng Tham mưu trưởng Nam Hàn nói trong một tuyên bố.
Các tên lửa được phóng đi từ Kusong, nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 160km.
Các phân tích chi tiết đang được Nam Hàn thực hiện, với sự phối hợp từ các quan chức tình báo Hoa Kỳ, Seoul cho biết thêm.
Hôm thứ Bảy, Bắc Hàn phóng một số tên lửa tầm ngắn, là vụ thử tên lửa đầu tiên kể từ khi nước này phóng một tên lửa địa đạo xuyên lục địa hồi 11/2017.
Các vụ thử không gây ngạc nhiên, bởi truyền thông Bắc Hàn đã lặp đi lặp lại thái độ khó chịu đối với cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn gần đây, phóng viên BBC tại Seoul Laura Bicker tường thuật.
Bình Nhưỡng cũng cảnh cáo Washington rằng sự kiên nhẫn của họ trong việc tìm cách nới lỏng các biện pháp trừng phạt sẽ không kéo dài, trước khi Bắc Hàn chọn điều mà ông Kim gọi là đi theo “hướng đi mới”, phóng viên BBC nói.
Tổng thống Nam Hàn nói rằng các vụ thử là “rất đáng lo ngại” và không ích gì cho các nỗ lực giảm căng thẳng.
Nga đón Kim Jong-un bằng bánh mì và muối
Kim và Putin sẽ gặp nhau lần đầu tiên
Bắc Hàn đòi loại Ngoại trưởng Mỹ khỏi đàm phán hạt nhân
Vài giờ trước khi xảy ra vụ thử, đặc phái viên của Hoa Kỳ tại Bắc Hàn Stephen Biegun đã tới thủ đô Seoul của Nam Hàn để thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân, giữa lúc căng thẳng đang dâng lên giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ sau thất bại của cuộc họp thượng đỉnh lần hai.
Ông Biegun được trông đợi là sẽ thảo luận về các cách thức cung cấp viện trợ lương thực nhân đạo cho Bắc Hàn, giữa lúc có các tường thuật về việc Bắc Hàn đang rơi vào tình trạng mất mùa tồi tệ nhất kể từ hàng chục năm nay, khiến thiếu hụt thực phẩm triền miên.
Hồi năm ngoái, ông Kim nói sẽ ngưng việc thử hạt nhân và sẽ không phóng thêm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Thế nhưng hoạt động hạt nhân có vẻ như vẫn đang tiếp tục, và các hình ảnh từ vệ tinh chụp địa điểm hạt nhân chính của Bắc Hàn hồi tháng trước cho thấy có những hoạt động ở đó, dấu hiệu chứng tỏ nước này có thể đang nối lại việc xử lý chất phóng xạ.
Bình Nhưỡng tuyên bố đã phát triển được một trái bom hạt nhân cỡ nhỏ, có thể gắn vào tên lửa tầm xa, và các tên lửa đạn đạo có khả năng bay tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48214131
Triều Tiên nói vụ phóng tên lửa tầm ngắn
là huấn luyện quân sự thông thường
Bình Nhưỡng khẳng định cuộc diễn tập là hoạt động thường xuyên, mang tính phòng vệ và không nhằm làm gia tăng căng thẳng.“Cuộc diễn tập gần đây là một phần của khóa huấn luyện quân sự thông thường. Hoạt động này không nhắm vào bất kỳ ai cũng như không làm tình hình khu vực thêm nghiêm trọng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm nay cho biết.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 4/5 thị sát vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn và pháo phản lực tại thao trường gần thành phố Wonsan. Hàn Quốc nói rằng quả đạn đạt tầm bay 70 – 200 km.
Sau vụ phóng, Seoul bày tỏ quan ngại, kêu gọi Triều Tiên không có những hành động làm leo thang căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Trump tin rằng ông Kim Jong-un không “thất hứa” và hai bên có thể đạt được thỏa thuận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng có “tiêu chuẩn kép” giữa họ với Mỹ – Hàn. “Chỉ các cuộc diễn tập quân sự thường xuyên và mang tính phòng vệ của chúng tôi bị coi là
khiêu khích. Đây là biểu hiện không thể chối cãi của âm mưu thúc ép chúng tôi giải giáp dần dần rồi cuối cùng xâm chiếm chúng tôi”.
Sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều đầu tiên vào tháng 6 năm ngoái, ông Trump hủy tất cả cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với Hàn Quốc. Tuy nhiên, các cuộc tập trận nhỏ vẫn tiếp tục, khiến Bình Nhưỡng nhiều lần chỉ trích.
Triều Tiên dừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kể từ năm 2017. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Mỹ – Triều đã bị đình trệ, sau khi cuộc gặp Trump – Kim diễn ra hồi tháng hai không đạt được kết quả.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27883-trieu-tien-noi-vu-phong-ten-lua-tam-ngan-la-huan-luyen-quan-su-thong-thuong.html
Đài Loan khởi công nhà máy đóng tàu ngầm
để đối phó Trung Quốc
Thụy MyHôm nay 09/05/2019 Đài Loan làm lễ khởi công xây dựng một cơ sở đóng tàu ngầm để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng tăng lên từ phía Trung Quốc.
Tổng thống Thái Anh Văn chủ trì buổi lễ khởi công tại thành phố cảng Cao Hùng, nhấn mạnh rằng tàu ngầm là phương tiện hiệu quả để răn đe kẻ thù muốn đổ bộ từ phía biển để xâm lược Đài Loan. Bà cho là trong một cuộc chiến không cân sức, cần sử dụng những chiến lược và chiến thuật đặc thù, để chống lại địch thủ hùng mạnh hơn.
Trung Quốc không loại trừ việc dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, hiện có đội ngũ hùng hậu khoảng 75 tàu ngầm, gồm cả những chiếc thuộc thế hệ mới. Còn Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm cũ kỹ, và không thể mua thêm từ nước ngoài do Bắc Kinh gây áp lực.
Cách đây 30 năm, Hà Lan quyết định bán cho Đài Bắc hai chiếc tàu ngầm lớp Zwaardvis. Quan hệ ngoại giao giữa Hà Lan với Trung Quốc bị rạn nứt nặng nề vì việc này, rốt cuộc thương vụ đã bị hủy bỏ. Thế nên theo bà Thái Anh Văn, cách duy nhất là phải tự sản xuất.
Đài Bắc dự định đóng 8 tàu ngầm chạy diesel, chiếc đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào năm 2025. Đài Loan lệ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ về vũ khí, nhưng hiện nay Mỹ chỉ sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Mặc cho sức ép từ Trung Quốc, khoảng 12 công ty cho biết rất quan tâm đến việc tham gia dự án của Taiwan Shipbuilding Corporation (CSBC).
Từ khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống, Bắc Kinh tăng cường áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế để buộc Đài Bắc phải quy phục, kể cả việc điều chiến hạm, chiến đấu cơ đến eo biển Đài Loan để dọa nạt.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190509-dai-loan-khoi-cong-nha-may-dong-tau-ngam-de-doi-pho-trung-quoc
TQ: ‘Đáp trả cần thiết’,
ông Trump: ‘Phá thỏa thuận phải trả giá!’
Tổng thống Trump: “Họ đang bay tới Mỹ, ngài phó thủ tướng ngày mai sẽ bay tới – một người tốt – nhưng họ đã phá vỡ thỏa thuận. Họ không thể làm như vậy, nếu không họ sẽ phải trả giá”.Mỹ và Trung Quốc tiếp tục có những màn đấu khẩu căng thẳng trước vòng đàm phán mang tính quyết định diễn ra từ ngày 9-5 ở Washington (giờ địa phương).
Chính quyền tại Bắc Kinh cho biết sẽ có sự đáp trả tương xứng nếu Tổng thống Trump chính thức áp thuế cao hơn với hàng Trung Quốc vào ngày 10-5 như đe dọa trước đó.
Theo Đài BBC, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nếu Mỹ áp dụng mức thuế cao hơn, họ sẽ triển khai “các biện pháp đáp trả cần thiết”.
Trong thông cáo đưa ra, Bộ thương mại Trung Quốc cho rằng: “Việc leo thang xung đột thương mại không mang lại lợi ích cho cả hai nước cũng như người dân thế giới. Phía Trung
Quốc rất lấy làm tiếc nếu các biện pháp áp thuế của Mỹ được thực thi. Trung Quốc sẽ phải có những biện pháp đáp trả cần thiết”.
Cảnh báo được Bắc Kinh đưa ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị bước vào cuộc đàm phán thương mại tại Washington trong hai ngày 9 và 10-5.
Ngày 8-5, ông Trump thông báo trên Twitter là Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc “đang trên đường tới Mỹ để đạt được một thỏa thuận. Chúng ta sẽ chờ xem”.
Trước đó, ngày 5-5, trong một động thái bất ngờ, ông Trump tung lên Twitter thông báo Mỹ sẽ tăng mức thuế cao hơn gấp đôi (25%) so với mức hiện tại (10%) với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc từ ngày 10-5 và thậm chí còn có thể đưa ra thêm các loại thuế mới.
Trong diễn biến liên quan, đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, sau đó cáo buộc Trung Quốc đã đảo ngược lại những cam kết họ từng đưa ra trong suốt tiến trình đàm phán thương mại giữa hai bên.
Ông Trump: phá vỡ thỏa thuận sẽ phải trải giá
Trong một diễn biến khác liên quan, phát biểu trước công chúng trong cuộc vận động cử tri tại bang Florida ngày 8-5, ông Trump nhắc lại lời đe dọa tăng áp thuế với Trung Quốc, cáo buộc “họ đã phá vỡ thỏa thuận”. Ông Trump nói: “Vậy nên họ đang bay tới Mỹ, ngài phó thủ tướng ngày mai sẽ bay tới – một người tốt – nhưng họ đã phá vỡ thỏa thuận. Họ không thể làm như vậy, nếu không họ sẽ phải trả giá”, đài NBC dẫn phát biểu.
Tuy nhiên ông này vẫn để ngỏ khả năng một thỏa thuận có thể đạt được giữa Washington và Bắc Kinh.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã mất hơn 2% kể từ sau tuyên bố ngày 5-5 của ông Trump, tuy nhiên sau những quan điểm đáp trả của chính quyền Bắc Kinh vừa nêu, thị trường vẫn chưa có phản ứng gì.
Báo Financial Times dẫn nguồn tin từ một quan chức thương mại Mỹ ngày 8-5 cho biết chính quyền ông Trump dự kiến sẽ áp mức thuế cao hơn với các hàng bắt đầu xuất đi từ Trung Quốc từ ngày 10-5 chứ không phải những hàng hóa đã trong quá trình chuyển giao.
Trong đoạn tweet sau đó, cùng ngày 8-5, ông Trump bày tỏ quan điểm cho rằng sở dĩ Trung Quốc quay ngoắt lập trường trong các cam kết của họ và có ý muốn đàm phán lại thỏa thuận thương mại với Mỹ là vì họ hi vọng có thể “đàm phán” với ông Joe Biden hay một trong các đại diện “yếu” khác của Đảng Dân chủ nếu họ đắc cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/27886-tq-dap-tra-can-thiet-ong-trump-pha-thoa-thuan-phai-tra-gia.html
Vì sao TQ quyết định ‘chơi rắn’ với Mỹ?
Báo SCMP của Trung Quốc dẫn các nguồn thạo tin nói Chủ tịch Tập Cận Bình đã can thiệp vào giờ chót, không để các nhà đàm phán Trung Quốc nhượng bộ người Mỹ trong đàm phán thương mại. Ông Tập còn nói sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả.Diễn biến đàm phán thương mại Trung Quốc – Mỹ những ngày qua khá bất ngờ, nhất là khi mọi tín hiệu trước đó đều suôn sẻ. Dòng tweet Tổng thống Donald Trump đăng chỉ là phản ứng từ một sự kiện nào đó, vậy mấu chốt nằm ở đâu?
Trong bài bình luận đăng trên tài khoản WeChat Taoran Notes hôm thứ ba (7-5), tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đã bắn đi tín hiệu rõ ràng. Bài viết có đoạn: “Khi mọi thứ không thuận lợi đối với chúng tôi, cho dù các vị có đòi hỏi ra sao, chúng tôi sẽ không lùi bước. Đừng hòng nghĩ đến chuyện đó”.
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), Taoran Notes là tài khoản mạng xã hội Bắc Kinh hay dùng để truyền đạt các chủ trương, đường lối của tầng lớp lãnh đạo. Thành ra, đây là ý kiến chính thức đầu tiên của Trung Quốc từ lúc ông Trump đăng đàn trên Twitter dọa tăng thuế vì đàm phán bế tắc.
Các nguồn tin nói Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó đã phủ quyết các nhượng bộ mới đề xuất bởi nhóm đàm phán Trung Quốc. “Ông Tập nói với họ: ‘Tôi sẽ chịu trách nhiệm về mọi hậu quả’” – SCMP dẫn lời một nguồn tin.
Kết quả là các nhà đàm phán Trung Quốc đưa ra một đề nghị cứng hơn cho Washington, mặc dù không rõ họ có trình đề xuất sửa đổi cho ông Tập, sau vòng đàm phán mới nhất ở Bắc Kinh tuần trước hay không.
Nhà phân tích chính trị Chen Daoyin (Thượng Hải) nhận định từ góc nhìn của Trung Quốc, một đất nước có đủ ý chí và bản lĩnh cứng rắn đến giờ chót sẽ là người thắng cuộc.
“Chủ tịch Tập giữ quan điểm rất chắc, không cho thấy dấu hiệu lung lay trước các thách thức. Giấc mơ của ông tạo nên một quốc gia mạnh mẽ cũng giới hạn khả năng và sự linh động của đội ngũ trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại” – ông Chen bình luận.
Cũng theo nhà phân tích, trọng tâm của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan đầu não đưa ra quyết sách – đã thay đổi trong 2 tháng trời lại đây, với ít sự chú ý dành cho tình hình kinh tế hơn.
“Cuộc họp mới nhất của Bộ Chính trị TQ không tập trung vào ổn định kinh tế như hồi tháng 2 nữa. Các nhà lãnh đạo có thể cảm thấy tác động của thuế Mỹ lên nền kinh tế Trung Quốc không nghiêm trọng như dự báo” – ông Chen cho biết.
Một nguồn tin ngoại giao tiết lộ với báo SCMP rằng Trung Quốc cố né chủ đề thương chiến, khi nước này tổ chức Diễn đàn Vành đai và con đường hồi cuối tháng 4; và Bắc Kinh cần ngay một chiến thắng trong đàm phán kịp cho sự kiện kỷ niệm 70 năm lập quốc vào tháng 10 tới.
Năm 2019 cũng là năm kỷ niệm 100 năm Phong trào Mùng 4 tháng 5, trong đó các sinh viên yêu nước Trung Quốc biểu tình phản đối chủ nghĩa đế quốc phương Tây sau Thế chiến thứ nhất.
Giáo sư Simon Evenett, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), lý giải cho động thái mới nhất của Trung Quốc: “Ở góc nhìn của Bắc Kinh, mặt tiêu cực gây ra bởi một thỏa thuận thất bại với Mỹ đã giảm đi nhiều, vì các kế hoạch kích cầu của Trung Quốc đã có hiệu quả. Thêm vào đó, liệu Chủ tịch Tập có dám liều lĩnh nhượng bộ trong một năm có nhiều sự kiện quan trọng đến vậy ở Trung Quốc?”
Ông Arthur Kroeber, trưởng nghiên cứu Công ty Gavekal Dragonomics (Hong Kong), chia sẻ cùng quan sát: “Nền kinh tế phục hồi khuyến khích cho các nhà đàm phán Trung Quốc cự tuyệt trước yêu cầu cắt trợ cấp công nghiệp và chính sách ép chuyển giao công nghệ của Mỹ”.
“Nếu Trung Quốc đáp ứng yêu cầu của Washington…, đó sẽ là nỗi nhục cho người Trung Quốc khi chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao trong nước. Các lãnh đạo Trung Quốc không thể chấp nhận được” – nhà phân tích Chen chốt lại.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27885-vi-sao-tq-quyet-dinh-choi-ran-voi-my.html
Sát giờ bị tăng thuế, TQ kêu gọi
Mỹ chấp nhận một phần điều kiện
Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ chập nhận một phần điều kiện để cứu vãn thỏa thuận thương mại giúp chấm dứt cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước, trong lúc thương thuyết gia trưởng của Bắc Kinh đang ở Washington để tiếp tục đàm phán trong hai ngày với hy vọng chặn lại việc Mỹ bắt đầu áp biểu thuế nhập khẩu mới lên hàng hóa Trung Quốc vào thứ Sáu 10/5.Hai bên dường như trước đó đã chuyên tâm vào một thỏa thuận cho đến cuối tuần trước, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump loan báo ý định tăng thuế quan lên hàng nhập khẩu vì phía Trung Quốc thay đổi các cam kết trước đó của họ.
“Gần đây, phía Hoa Kỳ đã gán cho [Trung Quốc] nhiều nhãn hiệu như ‘quay lưng lại’, ‘phản bội’, v.v … Trung Quốc rất tôn trọng sự tin cậy và giữ lời hứa, và điều đó không bao giờ thay đổi,” phát ngôn viên của Bộ Thương mại Gao Feng nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm thứ Năm.
Ông Gao nói rằng việc cả hai bên có những bất đồng trong quá trình đàm phán là điều bình thường.
Nói chuyện với những người ủng hộ tại một cuộc mít tinh ở Florida hôm thứ Tư, ông Trump cáo buộc Trung Quốc đã “phá vỡ thỏa thuận và thề sẽ không nhân nhượng trong việc nâng
thuế quan áp lên hàng nhập khẩu của Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh ngừng lừa dối người lao động Mỹ.”
Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán trong tuần này vì lo ngại về triển vọng của thỏa thuận thương mại.
Ông Gao cho biết quyết định cử phái đoàn do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu tới Washington bất chấp mối đe dọa nâng thuế quan thể hiện sự trung thành hết mức của Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng các điều kiện của hai bên sẽ tìm thấy nhau ở một điểm giữa để giải quyết các mối bận tâm của mỗi bên, và giải tỏa các vấn đề tồn đọng thông qua hợp tác và tham vấn.”
Ông nói rằng việc có những bất đồng trong quá trình đàm phán là điều bình thường và kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế hành động đơn phương, đồng thời cảnh báo rằng Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ lợi ích của mình.
“Thái độ của Trung Quốc luôn nhất quán và Trung Quốc sẽ không chịu khuất phục trước bất kỳ áp lực nào,” ông Gao nói. “Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.” Nhưng ông không nói rõ chi tiết.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết biểu thuế mới áp lên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng lên 25% từ 10% lúc 12:01 sáng (0401 giời quốc tế GMT) vào thứ Sáu 10/5, trong lúc các cuộc đàm phán đang diễn ra tại Washington.
https://www.voatiengviet.com/a/sat-gio-bi-tang-thue-tq-yeu-cau-my-chap-nhan-mot-phan-dieu-kien/4910440.html
Trung Quốc muốn đẩy nhanh COC
để Mỹ không can thiệp vào Biển Đông
Ralph JenningsTrung Quốc và các nước đông nam Á có tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông chiến lược mong muốn đẩy nhanh các cuộc đàm phán hướng tới xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) giúp giảm nguy cơ xung đột và giữ cho Mỹ không thể can thiệp vào tranh chap.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh và các nước đông nam Á trong hiệp hội ASEAN sẽ ‘đẩy nhanh’ các cuộc đàm phán COC trên Biển Đông, tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc đưa tin hôm 8/3. Những ngày sau đó, ông Vương nói với báo giới rằng các cuộc đàm phán ‘đang tăng tốc với lộ trình rõ ràng’.
Mục tiêu đó có nghĩa là COC có thể sẽ được ký kết vào năm 2020 – sớm hơn so với dự đoán trước đây của Trung Quốc là năm 2021 – để tàu bè các nước có tranh chấp có thể dựa vào để tránh các sự cố không may ở vùng Biển Đông rộng lớn và đông đúc, theo các nhà phân tích.
Bắc Kinh rất bất bình việc Hải quân Mỹ cho tàu chiến đi qua vùng biển này – nơi họ có lợi thế quân sự và kỹ thuật trước bốn quốc gia đông nam Á có tuyên bố chủ quyền tranh chấp với họ. Việc sớm ký kết COC có thể là tín hiệu cho Washington thấy rằng Bắc Kinh có thể làm việc với các nước láng giềng mà không cần ảnh hưởng của Mỹ, các học giả cho biết.
“Nếu không có Mỹ thì phía Trung Quốc sẽ không nói rằng Bộ quy tắc ứng xử là yêu cầu nhất thiết phải có,” bà Tôn Vân, chuyên gia cao cấp chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, D.C., nhận định.
“Với Bộ quy tắc ứng xử, Trung Quốc có thể nói với Mỹ rằng ‘chúng tôi đã có một thỏa thuận và không có lý do gì quý vị phải can thiệp vào bất cứ những gì chúng tôi làm là giữa chúng tôi, Trung Quốc, và họ, các quốc gia đông nam Á,” bà Tôn nói thêm.
Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn bộ vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông với nguồn thủy sản dồi dào, tuyến đường hàng hải tấp nập và trữ lượng dầu mỏ tiềm năng. Trung Quốc đã khiến cho các nước phải cảnh giác khi họ xây dựng đảo nhân tạo và triển khai thiết bị quân sự ra vùng biển này.
Washington, vốn là đồng minh của nước có tranh chấp với Trung Quốc, đã tăng cường các cuộc tuần tra hải quân ở vùng biển này trong năm 2017 để giám sát các hoạt động của Trung Quốc.
Trung Quốc và Hiệp hội Asean gồm 10 thành viên đã đàm phán lúc được lúc ngưng về COC cho Biển Đông kể từ khi Asean ủng hộ ý tưởng này hồi năm 1996. Một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đã từng làm đình trệ quá trình đàm phán này nhưng đã đổi ý 180 độ sau khi bị thua trong một vụ kiện ở tòa trọng tài về cơ sở pháp lý đối với tuyên bố ‘chủ quyền lịch sử’ của họ trên90% diện tích Biển Đông.
Sau khi các bên cam kết sẽ đàm phán về thỏa thuận COC hồi năm 2017 và trong lúc các cuộc đàm phán cam go đang diễn ra, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi năm ngoái dự báo rằng sẽ mất ba năm để hoàn thành COC.
Năm 2020 sẽ là một năm khả dĩ để đạt được COC bởi vì Trung Quốc hy vọng sẽ làm việc với Việt Nam, chủ tịch luân phiên Asean trong năm 2020, theo ông Termsak Chalermpalanupap, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu đông nam Á Yusof Ishak ở Singapore. Trong năm nay, Trung Quốc và Asean đang tập trung vào tự do hóa thương mại, ông cho biết.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc dường như tỏ dấu hiệu cho thấy giờ đây họ muốn nhanh chóng có COC,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng có thể là năm tới. Năm tới sẽ đến lượt Việt Nam làm chủ tịch Asean. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể có nguyên nhân chiến lược để làm việc với Việt Nam.”
Việt Nam là nước tranh chấp trên Biển Đông lên tiếng mạnh mẽ nhất với Trung Quốc. Mặc dù các sự cố va chạm trên biển giờ đây là rất hiếm, các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã đâm vào nhau hồi năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào thềm lục địa của Việt Nam. Hai nước cũng từng có xung đột quân sự khiến nhiều người thương vong vào các năm 1974 và 1988.
Bộ quy tắc ứng xử dự kiến sẽ đưa ra những hướng dẫn để ngăn chặn những sự cố như thế xảy ra trên vùng biển vốn chiếm đến 1/3 lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển trên thế giới và ngành đánh bắt hải sản có đến 3,7 triệu lao động.
Dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đã cho tàu chiến đi qua Biển Đông ít nhất 10 lần. Bắc Kinh rất bất bình với hành động này bởi vì Mỹ không có tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.
Tiến triển trong quá trình đàm phán COC sẽ cải thiện tinh thần cho các cuộc tập trung giữa Trung Quốc và Asean trong tương lai, ông Alexander Huang, giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan nói.
Lầu Năm Góc sẽ công bố chiến lược quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới trước các Bộ trưởng Quốc phòng trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tháng này, theo trang tin USNI. Chiến lược này được xem là một cách để kiềm chế sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
“Có lẽ Trung Quốc muốn có đóng góp ý kiến của mình vào trước khi Mỹ tuyên bố,” Giáo sư Huang nói.
Mỹ có quan hệ đồng minh lâu đời với Đài Loan và Philippines cùng với quan hệ đang nảy nở với cựu thù chiến tranh, Việt Nam. Tất cả những nước này, vốn yếu hơn Trung Quốc về quân sự, đều mong dựa vào Washington để chặn đà ảnh hưởng của Trung Quốc.
Sự thúc đẩy các cuộc đàm phán COC không hề dễ dàng, các nhà phân tích cảnh báo. Họ cho rằng Bắc Kinh sẽ chống đối việc xác định phạm vi vùng biển, chống đối các thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý và ngăn chặn các điều khoản thực thi nào có khả năng hạn chế hành động trên biển của Trung Quốc. ASEAN sẽ yêu cầu những nội dung này trong các cuộc đàm phán.
Theo bà Tôn thì Asean xem một số đòi hỏi của Trung Quốc là ‘không thể đáp ứng được’.
Trước đây, Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ chóng đạt được thỏa thuận để tỏ thiện chí ở đông nam Á nhưng không có kết quả gì, ông Oh Ei Sun, chuyên gia cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nhận định. “Hết lần này đến lần khác, họ cũng đều đưa ra những tuyên bố như thế,” ông nói. “Các cuộc đàm phán không kết thúc.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-%C4%91%E1%BA%A9y-nhanh-coc-%C4%91%E1%BB%83-m%E1%BB%B9-kh%C3%B4ng-can-thi%E1%BB%87p-v%C3%A0o-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng/4909562.html
0 comments