Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 09/05/2019

Thursday, May 9, 2019 6:48:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 09/05/2019

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình

sau 10 tháng bị giam vẫn chưa được gặp luật sư

Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, người bị bắt gần trọn 10 tháng,  vẫn chưa được cơ quan tiến hành tố tụng cho gặp luật sư tham gia bào chữa dù Luật tố tụng quy định việc này phải hoàn thành trong 24 giờ.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng đăng tải thông tin vừa nêu trên trang cá hôm 8/5, cho biết thêm ông đã gửi văn bản yêu cầu cấp thông báo bào chữa đến cơ quan chức năng.
Trao đổi với RFA vào tối ngày 9/5, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết:
Tôi gửi qua đường bưu điện. Tôi yêu cầu lên thẳng Viện trưởng Viện Kiểm sát vào ngày hôm qua thì có lẽ hôm nay bên Viện Kiểm sát nhận được, rồi văn thư họ chuyển đến tay Viện Trưởng thế nào thì tôi cũng không rõ lắm.
Vẫn theo Luật sư Miếng, sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ thì trong vòng 24 giờ thì cơ quan tiến hành tố tụng thông báo việc bào chữa xem luật sư có đủ điều kiện tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo đó hay không, nếu đủ thì coi như ông được công nhận, nếu thiếu thì họ nói ông bổ sung hoặc nói ông không đủ điều kiện và không cho tham gia.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng là người được bà Nguyễn Thị Huệ – mẹ của bị cáo Huỳnh Đức Thanh Bình mời bào chữa cho sinh viên này.
Huỳnh Đức Thanh Bình sinh ngày 14/7/1996, bị bắt vào ngày 07/7/2018, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Cơ quan An ninh điều tra – Công An Tp. HCM, trong vụ án mà cơ quan chức năng nói với thân nhân là  “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” do ông Michael Phương Minh Nguyễn ở Hoa Kỳ và những người cùng nhóm thực hiện.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Miếng, ông đã nhiều lần làm thủ tục đăng ký bào chữa cho sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình tại cơ quan an ninh điều tra, nhưng bị phía cơ quan này từ chối quyền tham gia bào chữa, không đúng với luật định.
Giải thích việc này, Luật sư Miếng nói thêm:
Điều luật có quy định là trong những án an ninh quốc gia, có thể bên Viện trưởng Viện Kiểm sát sẽ quyết định cho luật sư/ người bào chữa tham gia khi vụ án kết thúc điều tra để giữ bí mật điều tra. Tức điều luật nói Viện trưởng Viện Kiểm sát là người quyết định có cho luật sư tham gia ngay từ đầu hay không. Tuy nhiên tất cả những án an ninh từ trước đến giờ, khi luật sư làm thủ tục, tự động cơ quan an ninh điều tra trả lời luật sư không được tham gia giai đoạn điều tra, tức là họ tự động luôn. Họ cũng căn cứ điều luật đó, nhưng quyết định không phải từ ông Viện trưởng Viện Kiểm sát.”
Hiện tại, Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết đang tiếp tục chờ thư trả lới từ phía Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi liên lạc với bà Nguyễn Thị Huệ, mẹ của nhà hoạt động Huỳnh Đức Thanh Bình, để hỏi thăm tình hình và được bà cho biết lần gần nhất cô được gặp Bình là vào tháng 4 sau khi có kết luận điều tra:
“Cô vô thăm thì Bình vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ hỏi thăm về tình hình sức khỏe thôi, Mình chỉ được gặp khoảng 20 – 30p gì đó, chỉ hỏi thăm tình hình gia đình rồi đồ ăn thăm nuôi nhiêu đó thôi cũng đã kịp hết giờ rồi, với lại công an nhiều lắm và họ cũng đã dặn trước là không được nói gì hết chỉ được hỏi về sức khỏe về gia đình không được nhắc gì về vụ án. Cô không biết về vụ án nên cũng chẳng biết hỏi gì.”
Sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, sinh năm 1996, hiện ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, bị khởi tố và tạm giam với cáo buộc tham gia tổ chức gọi là ‘Quốc Nội Quật Khởi’, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 109 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Anh Huỳnh Đức Thanh Bình bị bắt cùng cha là ông Huỳnh Đức Thịnh, và ông Michael Phương Minh Nguyễn, facebooker Trần Long Phi, Facebooker Quốc Báo.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/detained-huynh-duc-thanh-binh-hasnt-been-contacted-w-lawyer-05092019082828.html

Đài Loan: Người lao động Việt

 biểu tình đòi ‘hủy bỏ môi giới’

Trưa Chủ Nhật 5/5, hàng chục người lao động Việt Nam tranh thủ ngày nghỉ hiếm hoi cầm theo những băng rôn, biểu ngữ bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung đến trước trụ sở Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Đài Bắc.
“Tuyển dụng trực tiếp – Hủy bỏ môi giới,” tờ băng rôn lớn ba người cầm ghi.
“Hủy bỏ môi giới,” “Cấm bóc lột sức lao động”, những biểu ngữ khác viết – một thông điệp chung của phần lớn cộng đồng lao động xuất khẩu ở Đài Loan, những người cảm thấy họ đã bị công ty môi giới lừa dối, theo Nguyễn Viết Ca, Phó hội trưởng Công hội Di công Đài Loan.
“Chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ môi giới tuyển dụng lao động tư nhân, mà tuyển dụng trực tiếp giữa chính quyền [Việt Nam] với chính quyền [Đài Loan],” anh Ca nói với phóng viên BBC hôm 7/5.
VN nói gì về vụ lao động chết ở Đài Loan?
Đài Loan tăng hình phạt nhập cư trái phép
Bắt ba du khách Việt ‘mất tích’ ở Đài Loan
“Chính phủ cho phép môi giới hoạt động nhưng không có biện pháp quản lý, cho nên dẫn đến sự bất công quá lớn bằng cách [các công ty môi giới] thu tiền của người lao động quá cao. Cho nên khi đến Đài Loan, nhiều người phải trốn đi làm việc để trả nợ, làm xấu đi hình ảnh của người Việt Nam, quá nhiều người lao động ra ngoài đi kiếm tiền gửi về, phải đóng cho môi giới Việt Nam.”
Phí môi giới cao
Qua Đài Loan 6 năm trước, anh Ca cũng là một lao động xuất khẩu. Anh nói khi đó lương cơ bản ở Việt Nam với mức 2-3 triệu/tháng quá thấp để trang trải và lo cho tương lai, nên anh quyết định sang Đài Loan lao động.
“Tôi phải đóng cho môi giới 6.300 USD [khoảng 147 triệu VND] để mua một hợp đồng ba năm làm việc tại Đài Loan. Lương tháng trừ hết rồi là tầm 10 triệu. Làm cực lực vất vả, hơn một năm thì mới đủ số tiền đóng trả tiền nợ.”
Cũng như anh Ca, hầu hết người Việt sang Đài Loan đều phải đóng một khoản phí từ 5000-7000 USD chi phí cho công ty môi giới, với lời hứa hẹn công việc nhẹ nhàng và công ty sẽ tăng ca.
“Nhưng sang đây, phần nhiều như tôi, làm một công việc không giống lúc giới thiệu ban đầu và không tăng ca mà chỉ lãnh lương cơ bản, khoảng 23.100 Tân Đài tệ/tháng, khấu trừ 6000-7000 Tân Đài tệ, thì còn khoảng 17.000 Đài tệ [khoảng 11-12 triệu VND]“.
Khoản khấu trừ này được biết là bao gồm 5000 tân Đài tệ cho chi phí nhà ở và tiền ăn ở công ty cộng với thuế, bảo hiểm sức khỏe…
Anh Ca cho biết một số công nhân bị ép đi làm từ 6 giờ sáng nhưng không được phép cà thẻ chấm công cho tới lúc 8 giờ. Nếu khiếu nại thì bị chủ đe dọa báo công ty môi giới trục xuất về Việt Nam.
Anh Ca cũng cho biết phần lớn người đi xuất khẩu lao động đều vay nợ để trả khoản tiền cho môi giới. Sang tới Đài Loan, họ thường làm việc tầm một năm rưỡi, có người đến hai năm mới trả hết nợ.
Một thanh niên khác 21 tuổi tên D. thì cho biết anh mới sang Đài Loan từ tháng 7/2017, và trước đó vay trong gia đình để đóng 5,800 USD [130 triệu VND] cho công ty môi giới để qua làm lắp ráp, sơn sửa tại một xưởng sản xuất thùng chở dầu.
Nhưng anh nói anh bị còn phải “quét sân, trồng rau, dọn rác nhà chủ ăn uống” và thường bị chửi mắng, đánh đập.
D. mất hơn một năm để có thể trả khoản nợ với gia đình nhưng đến tầm cuối tháng 10/2018, sau khi bị đánh đập nhiều ngày liên tiếp, anh bỏ việc, đâm đơn kiện chủ.
Một phụ nữ tên A. thì nói chị mất 6,000USD để thu xếp sang Đài Loan làm. Nhưng được 10 ngày thì chủ dọa đuổi vì chị về muộn giờ ký túc xá.
5 cách di cư chính của dân Việt thời nay
Đài Loan phản đối VN trao nghi phạm cho TQ
“Lúc đầu công ty môi giới không cho em chuyển chủ, còn gây khó dễ cho em. Họ bảo nếu công ty có cho em chuyển chủ thì người ta cũng tìm mọi cách để làm em không bao giờ chuyển được. Nhưng nhờ sự trợ giúp của Văn phòng Trợ giúp lao động Việt Nam tại Đài Loan thì em đã được ký giấy chuyển chủ.”
Công ty môi giới lại hứa hẹn tìm công việc cho chị vài lần nhưng cuối cùng đẩy chị vào một xưởng lao động bất hợp pháp. Giờ dù đã sinh sống ở Đài Loan hơn một năm qua, chị A vẫn chưa có công việc ổn định, phải làm lao động chui.
A. cho biết cũng muốn về Việt Nam với gia đình nhưng chưa thể về được. “Có về thì cũng phải kiếm đủ số tiền em bỏ ra để đi rồi em mới về được,” A. nói.
Phí môi giới VN cao gấp đôi, gấp ba Thái, Indo
Chưa hết, lao động Việt còn “ngã ngửa” sau khi phát hiện số tiền môi giới mình trả cao hơn nhiều so với các lao động đến từ các nước khác.
Anh Ca tiết lộ, một cuộc gặp gần đây hôm 3/3, do Liên minh Gia tăng Sức mạnh tổ chức, có các lao động các nước và các tổ chức môi giới, cho thấy lao động Việt phải trả phí môi giới cao gấp đôi có khi gấp ba lần lao động các nước khác.
“Họ trình bày rõ ràng là như vậy, phí đưa người lao động người Philippines, người Thái Lan là 2,000 USD, người Indo là 3,000 mà người Việt Nam là 5000-7000 USD,” anh Ca nói.
“Số tiền này là phải đóng cho môi giới Việt Nam, môi giới bên này thì bảo không thu tiền ở Việt Nam. Tìm về môi giới Việt Nam thì bảo môi giới Đài Loan thu. Rốt cuộc không biết ai thu, nhưng phải đóng cho môi giới Việt Nam vậy. Nếu không đóng thì không đi được.”
Chuang Shu-ching, một nhân viên xã hội tại Văn phòng Trợ giúp Công dân, Di dân Việt Nam xác minh con số trên. Chị cho biết văn phòng chị tiếp nhận 500 trường hợp mỗi năm từ các nước khác nhau.
Khi được hỏi vì sao người Việt phải trả nhiều như vậy, bà Chuang nói: “Tôi không biết nguyên do chính xác. Một số người Việt nói rằng các công ty môi giới thu tiền cao như vậy vì họ phải trả thêm cho chính quyền, nhưng tôi không chắc điều đó đúng hay không.”
‘Vỡ mộng’ nên đi lao động chui
Anh Ca cho biết, nhiều người lao động bị ‘vỡ mộng’ sau khi qua đây, đã tìm cách bỏ trốn, bỏ hẳn hợp đồng lao động hợp pháp để trở thành lao động bất hợp pháp vì đồng lương cao hơn, khoảng 30.000 Đài tệ/tháng.
“Họ thường lên núi cao nơi người Đài không lên để trồng rau, trồng chè, chăn nuôi trên đồi trên núi. Họ còn làm xây dựng, làm gạch ốp tường… Họ kiếm được nhiều hơn người làm hợp đồng, người lại họ phải đánh đổi quá nhiều,” anh Ca nói.
“Nhiều người khi cảnh sát truy đuổi phải nhảy từ trên lầu, gãy tay, gãy chân, chết. Gần đây, có một người Hà Tĩnh khi cảnh sát đuổi thì người ta bắn đạn lưới, trúng đầu, người đó rơi xuống hố, chết luôn… Sau đó anh em đến đồn cảnh sát không thấy, khi vào rừng thấy chết thối mới biết.”
Anh Ca cho biết thường những người lao động chui sẽ bị giam giữ, phạt tiền khoảng 20.000 Đài tệ, rồi bị trục xuất về Việt Nam và bị cấm quay trở lại Đài Loan.
Nên tìm hiểu trước khi đi lao động xuất khẩu
Khi được hỏi nếu khó khăn như vậy thì tại sao nhiều người vẫn tìm cách đi lao động, anh Ca nói:
“Tôi cũng hiểu họ cũng như tôi tại sao họ phải sang Đài Loan. Vì ở Việt Nam, đời sống như vậy, an ninh trật tự, lương tháng làm sao đủ.
“Mình không thể ngăn cản nhưng cũng khuyên họ trước khi đi, xác định sang đi làm, có nghĩa là bỏ số tiền rồi, lương thực sự ở đây sau khấu trừ chỉ hơn khoảng 500USD, chưa trừ ăn uống hàng ngày sáng tối. Nếu mà đi nên xác định rõ, không khéo sang đây lại bất ngờ chuyện lương thấp, lo lắng khoản nợ lớn, lại bỏ ra ngoài bất chấp, bỏ mạng.”
Anh Ca, cho biết, Công hội Di công dự tính sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình để cho chính quyền Việt Nam thấy được những khó khăn của người dân để thay đổi cách làm việc nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động một cách tốt nhất.
“Người lao động Việt Nam chúng tôi qua Đài Loan vì khó khăn bế tắc ở Việt Nam, để lo lắng cho cuộc sống tương lai nên mới sang đây. Khi hủy bỏ môi giới, mang lại lợi ích cho công nhân chúng tôi, thì chúng tôi có tiền gửi về cho gia đình thì kinh tế mới phát triển,” anh Ca nói.
Bà Chuang Shu-ching nói: “Rất khó để khiếu nại vì các công ty môi giới không cung cấp biên lai thu tiền cho những người xin việc.”
Bà Chuang nói với BBC rằng bà mong muốn cả hai chính phủ Việt Nam và Đài Loan nên bỏ hình thức môi giới tư nhân và thực hiện mô hình môi giới trực tiếp như Hàn Quốc đang làm.
Theo Bộ Lao Động Đài Loan, có hơn 220.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan tính tới tháng Ba năm nay.
Mới đây nhất, theo Vietnamnet, Bộ Công an vừa khởi tố 5 đối tượng tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi Đài Loan” về vụ 152 khách du lịch Việt Nam mất tích tại Đài Loan hồi tháng 12/2018.
Theo báo Đại Đoàn Kết, đầu năm 2018, Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội cho biết sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó sẽ xây dựng những quy định và điều kiện chặt chẽ về quy định cấp phép để chỉ những doanh nghiệp thực sự đáp ứng đủ và bảo đảm duy trì các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được tham gia hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài.
“Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm và cả các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Bộ sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp tuyển chọn lao động thông qua môi giới, cò mồi, thu phí vượt mức quy định hoặc thu tiền nhưng không đưa được lao động đi, không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Trường hợp phát hiện các doanh nghiệp không duy trì việc đáp ứng các điều kiện hoạt động, sẽ thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật,” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Trong năm 2017, có 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép hoạt động. Sai phạm chủ yếu là không trực tiếp tuyển dụng lao động, cho người khác sử dụng giấy phép, lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền trái phép; đưa lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động…
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48187746

Trưởng khoa Trường Chính Trị bị cách chức

 vì nói Ông Trọng chết

Ông Lê Hữu Thuận, trưởng Khoa Lý Luận Mác- Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phó bí thư chi bộ, trường Chính Trị Trần Phú tại Hà Tĩnh bị đình chỉ chức vụ và hoạt động chuyên môn với lý do viết trên tài khoản Facebook cá nhân là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chết.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 9 tháng 5 dẫn phát biểu của Ông Nguyễn Trọng Tứ, phó hiệu trưởng Trường Chính Trị Trần Phú tại Hà Tĩnh về quyết định vừa nêu.
Lý do được đưa ra là ‘việc làm của ông Lê Hữu Thuận làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự bản thân và uy tín của tổ chức đảng và nhà trường, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội.’
Tin cho biết vào tối ngày 4 tháng 5, trên tài khoản Facebook cá nhân của ông Lê Hữu Thuận với tên Út Hữu có đăng đoạn với nội dung ‘mọi người cứ thắc mắc sao ông Nguyễn Phú Trọng không có mặt ở lễ tang ông Lê Đức Anh?’. Trả lời cho thắc mắc này là ‘ơ hay, ông ấy đã ngỏm rồi, lấy mô mà ra nữa.’
Nội dung này bị cho là bịa đặt, xúc phạm đến lãnh đạo đảng và nhà nước. Tin nói thêm rằng sau đó, Facebooker Út Hữu còn tiếp tục có những bình luận bị cho là xuyên tạc sự thật. Và Ban Chấp hành đảng bộ Trường Chính Trị Trần Phú tiến hành cuộc họp bất thường để xử lý ông Lê Hữu Thuận về việc này.
Cơ quan chức năng cho biết đang tiếp tục làm rõ sự việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/suspended-party-offical-trong-death-05092019094955.html

Có phải Đảng không tự tin

để thông báo sức khỏe ông Trọng?

Trung Khang, RFA
Đã hơn 3 tuần kể từ ngày có tin đồn ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh và rồi không hề xuất hiện trước công chúng, chỉ có vài cá nhân quan chức lên tiếng về tình hình sức khỏe của ông này; trong khi đó cơ quan trung ương phụ trách sức khỏe cho các lãnh đạo đảng và chính phủ cũng như Ban Bí thư… không hề lên tiếng?
Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị tại Việt Nam, thì đó là thói quen của đảng cầm quyền trong tình cảnh, bối cảnh đảng không tự tin đưa ra thông báo, thông tin và quyết định của mình. Ông đưa ra dẫn chứng:
“Ví dụ như trước đại hội 12, khi mà phe Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị gạt Nguyễn Tấn Dũng thì cũng đưa những cá nhân để thông tin những vấn đề quan trọng của đảng nhưng không phải tổ chức đảng thông báo. Bây giờ thì vấn đề sức khỏe Nguyễn Phú Trọng đã làm cho rất nhiều người không tự tin, nên họ đưa cá nhân thông báo chứ không phải tập thể hay tổ chức thông báo. Thứ hai, khi đưa ra cá nhân thông báo có nghĩa là nếu có chuyện gì, thì cá nhân chịu trách nhiệm chứ không phải tổ chức. Đó là hai lý do vì sao không phải Ban bí thư hay chính phủ thông báo tình hình sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng mà do những cá nhân thông báo.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể từ Hà Nội nhận định:
Bây giờ thì vấn đề sức khỏe Nguyễn Phú Trọng đã làm cho rất nhiều người không tự tin, nên họ đưa cá nhân thông báo chứ không phải tập thể hay tổ chức thông báo.
-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

“Nói thật tôi không quan tâm đến ông Trọng, bởi vì kể từ ngày 14/4 sự nghiệp của ông ấy đã hết rồi. Dẫu có làm việc trở lại thì chỉ là hình thức mà thôi. Thời kỳ ông Trọng đã qua, mà nếu giả sử sức khỏe ông ấy phục hồi tốt và có thể làm việc thì đấy cũng chỉ là một bước quá độ mà thôi.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bà Hằng, bà Ngân hay ông Nhân nói mấy ngày tới ông Trọng sẽ xuất hiện, là có nhiều hàm ý, nếu… ông ấy không xuất hiện… thì lời nói của tôi… Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, điều này có nghĩa là ông Trọng bệnh rất trầm trọng. Nhưng vì đó là bí mật quốc gia, nên những vị đó không đưa ra được nên phải nói bóng, nói gió như thế. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ở một chế độ mà sức khỏe lãnh đạo phải giấu như vậy thì hơi lạ.
Bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên từ bỏ đảng nhận định:
“Ở Việt Nam thì việc gì cũng có mục đích chính trị. Chính thức thì chưa có thông báo ông Trọng bệnh, họ chỉ nói sức khỏe không tốt thôi. Nhưng vì dư luận nên họ mới thừa nhận một cách gián tiếp là ông Trọng sắp khỏe. Ở Việt Nam thì mọi thứ không được minh bạch, không được giám sát quyền lực. Ban sức khỏe trung ương không nói theo tôi là vì tiêu chuẩn, thế nào là bệnh, thế nào là khỏi bệnh… chứ không thể nói theo ý thức hệ chính trị. Trong lịch sử, chế độ cộng sản Việt Nam từng nói trái với sự thật như ngày ông Hồ Chí Minh chết, chỉ vì mục đích chính trị, an dân, dẹp dư luận… định hướng dư luận theo kiểu tuyên huấn.”
Còn Nhà báo Chu Vĩnh Hải thì cho rằng, luật của Việt Nam, giống như luật của Liên Xô, Trung Quốc và các nước cộng sản trước đây, coi sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia. Cho nên việc họ không thông báo cặn kẽ sức khỏe người đứng đầu thì cũng là chuyện bình thường.
Từ ngày 14/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền thông tin ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khẩn cấp khi đang làm việc ở Kiên Giang. Các thông tin từ các Facebookers chuyên đưa tin về chính trường Việt Nam cho biết ông bị chảy máu não. Tuy nhiên, báo chí nhà nước khi đó không có bất cứ thông tin gì khẳng định hay phản bác tin này.
Mãi đến ngày 25 tháng 4, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bà Lê Thị Thu Hằng, mới chính thức thừa nhận Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không được khỏe.
Sau đó, đến ngày 26/4, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên tiếng cho biết sức khỏe của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đang phục hồi tốt và sẽ sớm trở lại làm việc.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
“Tôi nhớ cách đây vài ba năm có một ông cỡ bộ trưởng trở lên từng nói sức khỏe lãnh đạo phải công khai, có gì mà cần bí mật. Mãi đến năm ngoái thì có luật sức khỏe lãnh đạo là bí mật quốc gia. Vì vậy không ai dám nói về sức khỏe ông Trọng, mãi cho đến khi dư luận lên tiếng nhiều quá thì bà Hằng, bà Ngân… mới lên tiếng về vấn đề này. Nhưng tôi rất ngạc nhiên là đã luật hóa mà bây giờ lại nói, tức là 3 người cấp cao trong bộ máy nhà nước đã vi phạm làm lộ bí mật quốc gia!? Điều này giống như gậy ông đập lưng ông.”
Và thông tin làm mọi người tin rằng Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hồi phục sức khỏe khi vào chiều ngày 27/4, Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát ra thông báo, ông Trọng sẽ làm trưởng ban lễ tang đại tướng Lê Đức Anh diễn ra vào hai ngày 3 và 4 tháng 5 năm 2019.
Tuy nhiên đến ngày diễn ra tang lễ nguyên Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh, ông Trọng vẫn không xuất hiện cho đến hôm nay. Thay vào đó Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình là trưởng ban Lễ tang.
Thông tin mới nhất về sức khỏe ông Trọng được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khi trả lời cử tri ở quận 3 hôm 7/5/2019 rằng, sức khỏe của ông Trọng đang ngày càng tốt lên. Tuy nhiên ông Nhân nói: “Chúng ta cũng biết về sức khỏe thì mỗi người có một mức độ khác nhau, chúng ta không thể tự đưa ra một thời hạn nhất định nào được. Nhưng tôi tin rằng cử tri sẽ sớm thấy đồng chí Tổng bí thư xuất hiện làm việc.”
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định về phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân:
“Với tính rụt rè, cố thủ của ông Nguyễn Thiện Nhân không dám nói một vấn đề nhạy cảm nào trước khi có ý kiến chỉ đạo. Điều này cho thấy đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, mà Nguyễn Thiện Nhân là một thành viên trong Bộ Chính trị. Điểm thứ hai là có nội dung rất đặc biệt, trong thông tin về sức khỏe ông Trọng, mặc dù ông Nhân có đề cập là ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc như, như nội dung được bà Hằng và bà Ngân thông báo trước đây, nhưng lại có thêm nội dung là ‘về mức độ phục hồi thì mỗi người một khác và không thể nói trước được’. Cách nói mập mờ này đã gián tiếp khẳng định là Nguyễn Phú Trọng không thể sớm trở lại làm việc được, và tình hình sức khỏe của ông Trọng khá là tồi tệ.”
Theo ông Dũng, điều này đang hợp lý với việc đã hơn 3 tuần qua kể từ ngày 14/4 khi ông Trọng bị bạo bệnh ở Kiên Giang, vẫn chưa thấy hình ảnh hay video nào của ông Trọng. Điều này theo ông làm cho người ta rất nghi ngờ khả năng tập đi và tập nói của ông Trọng là chưa tới đâu cả.
Từ ngày 14/4 sự nghiệp của ông ấy đã hết rồi. Dẫu có làm việc trở lại thì chỉ là hình thức mà thôi. Thời kỳ ông Trọng đã qua, mà nếu giả sử sức khỏe ông ấy phục hồi tốt và có thể làm việc thì đấy cũng chỉ là một bước quá độ mà thôi.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Một điểm đáng chú ý khác theo ông Dũng, trong phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân vừa qua, là ông Nhân gọi ông Trọng là là Tổng bí thư, nhưng không kèm theo chức danh chủ tịch nước. Trong khi đó kể từ sau tháng 9 năm 2018, kể từ khi ông Trọng thay thế ông Quang ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì tất cả các kênh từ đảng đến chính quyền đều gọi ông là Tổng bí thư- Chủ tịch nước. Nhưng vì sao lần này Nguyễn Thiện Nhân lại bớt đi chức danh Chủ tịch nước của Nguyễn Phú Trọng, đó là sự vô tình hay chủ ý của Nguyễn Thiện Nhân? Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói tiếp:
“Việc ông Nhân nói thiếu chức danh này liệu có liên quan đến một động thái khác trong lễ tang của ông Lê Đức Anh, khi đó Trưởng ban tổ chức lễ tang Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khi giới thiệu quan chức tham dự lễ tang đã đọc Chủ tịch nước Nguyễn Thị Kim Ngân, chứ không phải Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây có phải là một sự nhầm lẫn của ông Trương Hòa Bình? Theo tôi đây là một sự nhầm lẫn ám ảnh, hoặc là một sự nhầm lẫn tiềm thức.”
Theo ông Dũng, có thể đã có ý sắp xếp người kế nhiệm cho ông Nguyễn Phú Trọng, và phải chăng Bộ Chính trị đã có phương án bà Ngân sẽ làm Chủ tịch nước, cho nên ông Trương Hòa Bình đã ám ảnh về phương án đó. Và điều đó theo ông Dũng cũng ảnh hưởng đến phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng.
Nếu tình trạng ông Trọng tồi tệ về sức khỏe, khả năng tập đi tập nói chưa tới đâu, thì ông Trọng khó có thể tham dự hội nghị trung ương 10,. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch nhân sự của ông Trọng? Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, hai ứng viên sáng giá nhất hiện nay có thể thay thế ông Trọng là thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ông Vượng được sự ủng hộ của ông Trọng hơn. Và nếu như sức khỏe ông Trọng nói theo cách của ông Nhân là chưa biết chừng nào phục hồi, hay nếu ông Trọng không xuất hiện ở hội nghị trung ương 10, thì liệu ông Vượng có bị gạt đi hay không? Hay chỉ là hoãn hội nghị trung ương 10 nếu không có ông Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-communist-party-not-confident-to-inform-the-health-of-general-secretary-nguyen-phu-trong-05082019142019.html

Thực hư cáo buộc ‘đối tượng xấu

lợi dụng tăng giá điện gây mất trật tự’

Văn phòng Chính phủ Việt Nam phát đi cảnh báo “các đối tượng xấu lợi dụng việc điều chỉnh giá điện gây mất trật tự” trong lúc một nhà quan sát nói với BBC rằng “người dân bị bóp cổ thì họ họ la lên là hoàn toàn hợp lý”.
Dân Việt Nam phản ứng vụ tăng giá điện
Ai ‘đồng thuận’ tăng thuế xăng dầu?
Tăng giá xăng: ‘Bóng đang ở sân Quốc hội’
Xăng nơi nào đắt nhất, nơi nào rẻ nhất thế giới?
Thông báo của Văn phòng Chính phủ Việt Nam ghi: “Bộ Công Thương phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi, đánh giá tác động của việc tăng giá điện ngày 20/3 đến sản xuất và đời sống nhân dân.”
“Các bộ cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để ổn định tâm lý người dân, doanh nghiệp, không để các đối tượng xấu lợi dụng gây mất trật tự an ninh xã hội.”
Hôm 8/5, nhà báo tự do Sương Quỳnh, nói với BBC:
“Việc chính quyền làm gì sai rồi vu khống cho “đối tượng xấu” hay Việt Tân hay “thế lực thù địch” đã là chuyện thường xuyên không có gì ngạc nhiên hay là trường hợp “lạ”. Việc vu khống này chỉ hòng trốn tránh trách nhiệm và đó là hành vi coi thường pháp luật cũng như người dân.”
“Một khi bị bóp hầu bóp cổ với việc hóa đơn tiền điện tăng không phải 8,3 % như công bố mà bị tăng từ 35-57% thì người dân la lên là hoàn toàn hợp lý.”
“Đó là dân Việt Nam đã bị đè đầu cưỡi cổ và bị đàn áp nhiều nên mới chỉ la thôi, còn ở các nước khác thì người dân xuống đường biểu tình đòi công ty điện bồi thường hay đòi thủ tướng, bộ trưởng phải từ chức rồi. Ví dụ như tình hình ở Pháp thời gian qua, giá xăng mới tăng vài Euro mà người dân biểu tình cả tháng nay.”
Phản ứng của người dân về việc tăng giá điện là điều tất yếu trong bối cảnh giá cả mọi thứ thời gian qua đã tăng khá nhiều. Việc tăng giá điện cũng khiến chi phí cho doanh nghiệp bị đội lên, khiến sản phẩm, dịch vụ của họ khó cạnh tranh hơn. Cách ngành điện giải thích về việc tăng giá điện cũng khiến người ta bức xúc về khái niệm lũy tiến.chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói với BBC
‘Nhiều phản ứng khác nhau’
Từ góc độ khác, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú, chuyên gia kinh tế từ Đại học Strasbourg, Pháp, nói với BBC:
“Để hiểu bài toán về giá điện ở Việt Nam, chúng ta nên hiểu rõ các yếu tố sau:
Việc sản xuất điện ở Việt Nam phụ thuộc vào thủy điện khá cao, theo số liệu của World Bank (Ngân hàng Thế giới) thì tỷ lệ này là gần 37% vào năm 2015, trong khi đó số liệu tương ứng ở Trung Quốc là 19% và của Thái Lan là chỉ khoảng 3%. Do đó, nguồn cung cấp thủy điện ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhất là vào mùa khô.”
“Việc một mặt hàng tăng giá sẽ có tác động giảm tiêu dùng mặt hàng đó. Nhiều nghiên cứu trong ngành kinh tế đã chỉ ra điều này. Tăng giá điện sẽ kích thích hành vi tiết kiệm sử dụng điện ở các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, vì điện là mặt hàng cần thiết nên cần phải có thời gian thì tác động này mới hiện rõ.”
“Giá điện tăng cũng sẽ kích thích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện. Nếu nhà nước có chính sách kích hoạt các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời…), việc tăng giá điện là một biện pháp hiệu quả.”
“Việc tăng giá điện vừa qua (+8,36% vào tháng 3/2019) gây nhiều phản ứng khác nhau, theo tôi có các lý do sau: Có nghi ngờ trong dân vì các tiêu cực trong ngành điện, người dân nghi ngờ là việc tăng giá nhằm giúp cho ngành điện trả các khoảng lỗ, thất thoát do tiêu cực, tham nhũng.”
“Người dân quan tâm vì điện là mặt hàng cần thiết, cũng như xăng dầu. Đây không phải là những hàng hóa xa xỉ. Việc tăng giá điện và xăng dầu có ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của người dân.”
“Tốc độ tăng giá trong một lần như vậy (+8,36%) là khá cao, tác động mạnh đến thu nhập người dân, nhất là người thu nhập thấp, mặc dù giá điện hiên nay ở Việt Nam có thể nói là không cao so với các nước khác trong khu vực. Theo tôi, về vấn đề này, Nhà nước nên có chính sách trợ giá (ví dụ như tăng trợ cấp hoặc giảm VAT trên giá điện cho các hộ gia đình nghèo, VAT hiện nay là 10%). Ở Pháp phong trào áo vàng đã bắt đầu từ cuối năm 2018 là do giá xăng dầu tăng mạnh lên một cách đột ngột (dù động cơ có lẽ hơi khác so với Việt Nam, đó là ở Pháp việc tăng giá có nhắm đến bảo vệ môi trường).”
Giá điện ‘sẽ tăng trong tương lai’
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú nói thêm:
“Nhiều người đòi hỏi phải mở cửa thị trường ngành điện ở Việt Nam thì giá mới giảm. Ngược lại cũng có người nói giá điện sẽ tăng. Ý kiến riêng của tôi là Việt Nam có thể mở cửa cạnh tranh cho thị trường bán điện cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Riêng về hoạt động sản xuất điện và chuyền tải điện, bởi vì là hoạt động sản xuất cần rất nhiều vốn (nhất là vốn cố định, fixed costs), tính độc quyền xuất hiện ở đây (vì chỉ có các doanh nghiệp lớn, thuộc nhà nước hoặc tư nhân, mới dám đầu tư vào lĩnh vực này). Do đó ở đây sẽ rất cần sự can thiệp của Nhà nước.”
“Tôi cũng thiên về ý kiến là giá điện ở Việt Nam sẽ tăng trong tương lai vì ít nhất ba nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn cung cấp điện vẫn còn phụ thuộc vào thủy điện (phụ thuộc nhiều vào thời tiết) và nhiệt điện (với giá than và gas sẽ tăng lên trong tương lai).”
“Thứ hai, nguồn cung cấp điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam, sẽ gây sức ép làm tăng giá. Thực vậy, theo số liệu của World Bank, lượng điện tiêu thụ tính theo đầu người ở Việt Nam còn thấp hơn Thái Lan nhưng đang có xu hướng tăng mạnh hơn (vào năm 2010, một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 1.016kWh trong khi một người Thái dùng 2.307kWh, nhưng đến năm 2015, các con số này là 1.411kWh ở Việt Nam và 2.539kWh ở Thái Lan; tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là khoảng 6,5% ở Việt Nam so với 2% ở Thái Lan).”
“Cuối cùng là do yêu cầu tất yếu, việc tính đến tác động môi trường (sản xuất điện gây ô nhiễm không khí và tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính) sẽ đẩy giá điện lên cao, dù có mở cửa cạnh tranh hay không,” Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú nói với BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48197366

Luật có thể chế tài thói xu nịnh cấp trên

của cán bộ Việt Nam?

Dư luận trong nước đặc biệt chú ý thông tin về quy định “cấm công chức nịnh sếp” sẽ được luật hóa với với nhiều ý kiến trái chiều. Liệu rằng thói xu nịnh của cán bộ, công chức và viên chức sẽ được cải thiện do luật pháp chế tài?
Đề án Văn hóa công vụ
Đề án số 1847/QĐTTg về Văn hóa công vụ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký phê duyệt vào ngày 27/12/18, trong đó có nội dung liên quan loại trừ thói xu nịnh của cán bộ và công viên chức nhà nước.
Truyền thông trong nước, vào ngày 08/05/19 dẫn lời của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân cho biết vừa ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án vừa nêu. Ông Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết thêm Bộ Nội Vụ đang nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có việc cấm công chức nịnh bợ cấp trên vào Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức sửa đổi và dự kiến hoàn thành trong tháng 12 năm 2019.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, thuộc Bộ Nội vụ được báo giới quốc nội dẫn lời rằng đây là một đề án khó đối với quy định “không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng” vì còn gặp nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Còn Phó Vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, thuộc Bộ Nội Vụ, ông Nguyễn Tư Long, là người trực tiếp soạn thảo Dự thảo luật Cán bộ, công chức và luật viên chức sửa đổi nhấn mạnh rằng kế hoạch của Bộ Nội Vụ chỉ nói “nghiên cứu” đưa các quy định về văn hóa công vụ trong Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức chứ không phải là bắt buộc “phải sửa đổi, bổ sung” vào trong luật.
Nói chung thói quen đó là một thói quen xấu. Nếu có luật cho việc đó thì tốt thôi. Nhưng còn hạn chế được hay không là còn chuyện dài phía sau nữa. Tập tính của người Việt mình đã vậy rồi, không dễ thay đổi đâu
-Một nhân viên Nhà nước
Đài RFA ghi nhận có rất nhiều ý kiến trong dư luận xoay quanh đề xuất này của Bộ Nội Vụ. Không ít người lên tiếng rằng thói xu nịnh là một tập tính xấu luôn tồn tại trong đời sống xã hội của người Việt xuyên suốt chiều dài lịch sử bao đời nay, và từ sau ngày 30/04/1975, thói xu nịnh trong bộ máy nhà nước còn được đánh giá ngày càng tồi tệ hơn, thể hiện qua câu nói cửa miệng là “bằng lòng hơn bằng cấp”.
Ông Hà Quang Vinh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA về những gì ông nhìn thấy khi còn tại chức:
“Trong ngành công chức, tôi cũng ở trong ngành này một thời gian lâu thì vấn đề nịnh bợ là thường xuyên xảy ra. Người ta gọi là ‘chuyện thường ngày ở huyện’ đó mà. Người ta nịnh bợ cấp trên vì chức, quyền và tiền. Nịnh bợ cấp trên để họ được vững vàng trong ‘cái ghế’ của họ và họ kiếm được nhiều tiền nhờ ‘cái ghế’ của họ thôi. Nói chung, nịnh bợ là một dây chuyền trong hệ thống hành chánh ở Việt Nam.”
Trước khi Đề án về Văn hóa công vụ được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, Báo Quân Đội Nhân Dân và Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam đăng tải nhiều bài viết cổ xúy cho đề án này, với khẩu hiệu “Loại trừ thói xu nịnh là góp phần làm lành mạnh văn hóa công quyền”. Và ngay sau khi đề án này được thông qua, báo giới cũng đưa nhiều ý kiến tranh luận đến với cộng đồng. Một trong những ý kiến được dư luận chú ý là nhận định của Tiến sĩ Phan Quang Anh, thuộc Đại học Quốc gia Singapore, qua cuộc phỏng vấn với Báo Thanh Niên, đăng tải vào ngày 07/01/19. Chúng tôi xin được trích nguyên văn:
“Một hệ thống chưa đủ chuyên nghiệp trong công tác lãnh đạo, yếu năng lực lãnh đạo, tự ti hoặc tự tôn trong thái độ lãnh đạo, hoặc không đảm bảo được các ranh giới quan hệ đều dễ sử dụng hoặc ưa sử dụng những người có hành vi nịnh bợ.”
Luật khả thi?
Vào tối ngày 8 tháng 5, trả lời câu hỏi của RFA liên quan đề xuất luật hóa quy định “cấm nịnh bợ sếp” của Bộ Nội Vụ, một nhân viên là đảng viên làm việc trong ngành cấp thoát nước ở đồng bằng Sông Cửu Long, không muốn nêu tên cho biết quan điểm cá nhân:
“Nói chung thói quen đó là một thói quen xấu. Nếu có luật cho việc đó thì tốt thôi. Nhưng còn hạn chế được hay không là còn chuyện dài phía sau nữa. Tập tính của người Việt mình đã vậy rồi, không dễ thay đổi đâu.”
Trong khi đó, trên mạng xã hội lẫn trên trang fanpage của báo chính thống có nhiều ý kiến thắc mắc thế nào là “nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng” và làm sao phát hiện người nịnh bợ để xử phạt…Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng phải đưa cả vào luật để chế tài đối với lãnh đạo là những người “nâng đỡ” nhân viên nịnh bợ vì động cơ không trong sáng, với lập luận nếu cấp trên không ưa thích xu nịnh thì cấp dưới dù có động cơ “trong sáng” hay “không trong sáng” cũng đều vô hiệu hóa.
Một số người mà Đài RFA tiếp xúc bày tỏ rằng nếu đưa các quy định này vào luật thì rất khó thực thi vì nó thuộc về phạm trù đạo đức, không phải phạm trù pháp luật. Ông Hà Quang Vinh lý giải:
“Theo tôi thì họ không bao giờ làm được luật này đâu. Bởi vì đây là vấn đề liên quan lương tri của con người trong xử lý công việc là không được nịnh bợ, vì như vậy là đánh mất bản thân của mình. Thế thì làm sao mà dùng luật lệ để bắt người ta phải không nịnh bợ được?”
Trong ngành công chức, tôi cũng ở trong ngành này một thời gian lâu thì vấn đề nịnh bợ là thường xuyên xảy ra. Người ta gọi là ‘chuyện thường ngày ở huyện’ đó mà. Người ta nịnh bợ cấp trên vì chức, quyền và tiền. Nịnh bợ cấp trên để họ được vững vàng trong ‘cái ghế’ của họ và họ kiếm được nhiều tiền nhờ ‘cái ghế’ của họ thôi. Nói chung, nịnh bợ là một dây chuyền trong hệ thống hành chánh ở Việt Nam
-Ông Hà Quang Vinh
Trong những năm gần đây, các cơ quan trực thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cũng thừa nhận nhiều vụ việc tham nhũng, chạy chức, chạy quyền xuất phát từ thói xu nịnh. Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại buổi gặp mặt đại diện Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hồi ngày 10 tháng 4 vừa qua, đã nói rằng ông “xót ruột khi đạo đức xuống cấp” và hàng loạt quy định được ban hành như Quy định nêu gương, chống chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp…để kỷ kỷ luật, răn đe các cán bộ sai phạm.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận giới quan sát tình hình Việt Nam ở trong nước luôn khẳng định vì cơ chế và hệ thống tham nhũng nên sản sinh ra những khái niệm rất “phản văn hóa” trong bộ máy công quyền như “văn hóa” phong bì, “văn hóa” chạy chức chạy quyền, “văn hóa” chửi đổng, “văn hóa” làm nhục, “văn hóa” nịnh bợ…; do đó không có quy định nào hay luật nào có thể chế tài hoặc thực thi có hiệu quả nếu như không có giám sát độc lập.
Riêng đề xuất mới nhất của Bộ Nội Vụ về bổ sung các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có việc cấm công chức nịnh bợ cấp trên vào Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức sửa đổi, thì một số người lên tiếng phản đối vì cho là tiền thuế của dân được chi vào những việc vô bổ để cán bộ cấp bộ “thừa giấy vẽ voi”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/could-governmental-employees-sycophantic-habit-be-controlled-by-law-05082019141024.html

Môi trường nào cho chúng ta?

Blogger VietTuSaiGon
Theo thông tin của các báo trong nước, mà sau đó links bài bị gở bỏ, không thể vào đọc, chỉ còn bài tổng hợp trên RFA, cảnh sát môi trường Hà Tĩnh phải chào thua, bó tay trước nạn ô nhiễm chất thải do Formosa gây ra. Đây là thông tin có thật, nó thật vì số lượng bãi chất thải do RFA tổng hợp vẫn chưa đủ, dẫn đến khối lượng chưa đủ. Nó thật vì tình trạng môi trường Hà Tĩnh và biển miền Trung ngày càng xấu đi. Nó thật vì lời cảnh báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là có thật.
Nhưng, ông Phúc đã cảnh báo gì? Bãi thải của Formosa nằm ở đâu? Và môi trường miền Trung xấu cỡ nào?
Trích RFA: “Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công tay TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Không an toàn thì không được sản xuất; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường”.
Lời phát biểu của ông Thủ tướng vừa là lời cảnh tỉnh đối với Formosa và các cơ quan liên ngành Hà Tĩnh (nói là lời đe nẹt cũng không sai), đồng thời là lời cảnh báo về môi trường đang xấu đi ở tỉnh này nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Và, đứng trên cương vị Thủ tướng, dù muốn hay không muốn, ông Phúc vẫn phải nhìn thấy thực trạng môi trường đang ngày càng xấu đi ở khu vực này. Sự xấu đi này không chỉ riêng môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội cũng có vấn đề nốt. Lời cảnh báo của ông Phúc trong lúc này không cho thấy tâm huyết của ông với môi trường mà đó là sự phát biểu thụ động bởi đứng trên cương vị này, ông không thể nói khác đi!
Và vấn đề thứ hai, bãi thải Formosa, theo như RFA tổng hợp từ các báo trong nước thì: “Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.
Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó  thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới”.
Ở đây, các báo trong nước chỉ đưa ra được 8 điểm chứa thải của Formosa, chủ yếu nằm dọc bờ biển Hà Tĩnh, chung quanh khu vực công ty này cắm mốc và hoạt động. Nhưng trên thực tế, điểm thứ 9 nằm giáp giới với thôn Xuân Sơn, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đây là bãi thải chất thải nặng, không được nhắc tới trong các báo. Có thể vì điều này nằm ngoài quan sát của báo chí hoặc cố tình mua chuộc báo chí để che mắt thiên hạ. Chất thải ỡ Formosa được tập kết và đưa lên Kỳ Lạc vào nửa đêm, đổ giữa hai hẻm núi và hiện tại, khối lượng của nó có thể lên đến hàng triệu mét khối chứ không còn là con số vài trăm ngàn như các bãi ven biển. Và chất thải ở bãi Kỳ Lạc là chất thải rắn, có mùi khét rất khó chịu, mỗi khi trời mưa, chất thải tự bốc khói, tỏa ra mùi hôi thối cả vùng rừng.
Bãi chất thải Kỳ Lạc mới là bãi chất thải đáng kể, đáng bàn nhất trong vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Bởi đây là vùng đất cao, mọi nguồn nước chảy về đồng bằng đều đi qua đây, và một khi chất thải ngấm vào đất thì mối nguy môi trường khó mà lường được. Nhưng đáng sợ hơn nữa, có lẽ là môi trường xã hội ở Kỳ Anh.
Hiện tại, số phụ nữ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh và Vĩnh Tân, Bình Thuận nói riêng cũng như các khu vực có người Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam nói chung bỏ chồng theo đàn ông Trung Quốc vì đồng tiền là quá cao. Riêng huyện Kỳ Anh, con số thông kê do một số giáo xứ ở đây cung cấp đã lên đến hàng trăm phụ nữ bỏ chồng theo trai Trung Quốc. Và trong số hàng trăm phụ nữ này, có không ít người là con chiên ngoan đạo của Kitô Giáo. Như trường hợp 1 phụ nữ theo Kito Giáo ở xã Kỳ Lạc, cô này bỏ chồng và ba đứa con để theo trai Trung Quốc, đến Tết, dắt trai về nhà ăn Tết và “hưởng tuần trăng mật” như không có gì, người chồng thấy vậy đuổi gã bạn trai Trung Quốc đi, cô vợ đứng ra cãi cọ, gã trai Trung Quốc đấm thẳng vào người chồng làm anh này tổn thương mắt và mù mất một bên mắt trái. Khi chúng tôi đến thăm thì cô vợ và gã Trung Quốc kia đã cao chạy xa bay, anh chồng vừa xuất viện và những đứa con ngơ ngác, dáo dác khó mà nói cho trọn…!
Tình trạng này ở Vĩnh Tân, Bình Thuận và nhiều nơi khác cũng xảy ra tương tự, nó khiến cho người ta phải đặt câu hỏi: Liệu đàn ông Việt Nam bất lực, kém hấp dẫn đến độ đã có con với nhau mà người vợ vẫn bỏ theo trai Trung Quốc? Câu trả lời là Không. Vấn đề nằm ở chỗ hệ qui chiếu đạo đức của người Việt đã bị đánh tráo từ những dự án có người Trung Quốc tham gia. Nó bị đánh tráo thế nào? Người nông dân Việt Nam, người lao động Việt Nam vốn thật thà, chân chất và có thêm một cái chứng nữa là nghèo khổ. Đùng một cái, chính quyền mang dự án về, giá đất tăng vụt vụt, thế giới kim tiền lấn áp mọi thứ. Vòng quay đồng tiền cuốn đi mọi thứ, và mọi giá trị tình cảm, mọi qui ước về đạo đức của người bản địa tưởng chừng như trường tồn hoặc khó thay đổi bỗng chốc trở nên đổ sập trước sức mạnh đồng tiền. Có tiền là có tất cả, có tiền, khi ra chợ, có thể hô biến, mua một món hàng tầm thường với giá trên trời và biến mình trở thành tâm điểm của người bán, được săn đón… Đây cũng là lúc những người nghèo cảm thấy mình bị thiệt thòi, cảm thấy mặc cảm và thù hận cái nghèo của mình. Những cô vợ nghèo cắn răn, nhắm mắt bỏ chồng cũng không ngoài vòng xoáy này.
Một khi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị xuống cấp trầm trọng như vậy thì những báo cáo về môi trường của các cơ quan nhà nước đôi khi chỉ là trò mị dân, lấy vải thưa che mắt thánh, trích RFA: “Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên – Môi trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.
Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.
Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên”.
Dù muốn hay không muốn, cũng phải nhìn thấy một thực tế là môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay, nếu xét trên bình diện khu vực, chúng ta còn hi vọng khá hơn môi trường của Trung Quốc. Nhưng nếu xét trên tổng quan môi trường tự nhiên và xã hội, có vẻ như Việt Nam kém hơn Trung Quốc rất xa. Vì Trung Quốc nó xấu cỡ nào vẫn có khả năng thu hút đàn bà Việt. Đó là sự thật phũ phàng nhưng không thể nói khác! Và điều này cũng khó mà trách nhà nước quản lý yếu kém, lỏng lẽo. Vì chuyện này có trách hay không trách, họ vẫn vậy. Nên chăng là trách cái hệ qui chiếu đạo đức, hay trách cái hòn đá tảng nhân phẩm của người Việt nó quá mỏng, quá dễ vỡ. Không cần bom nguyên tử hay vũ khí hạt nhân mà chỉ cần ném một trái lựu đạn tiền tệ thì xem như người ta có thể chết đầy mặt nước chẳng khác nào ném cá, chết từ chính quyền đến nhân dân.
Bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/sino-vn-influence-05092019102636.html

Công an Hà Tĩnh bất lực

với vi phạm xả thải của Formosa

Diễm Thi, RFA
Một công văn của Công an Hà Tĩnh gửi Ủy ban Nhân dân Hà Tĩnh vào ngày 6 tháng 4 vừa qua nêu rõ Nhà máy Gang Thép Formosa tại Khu Công Nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh đang thải ra 14 nhóm chất thải với 64 danh mục của hàng nghìn tên chất thải khác nhau. Qua đó cơ quan này kiến nghị một số việc liên quan công tác xử lý những chất thải của nhà máy thép Formosa. Tuy nhiên chính Công an Hà Tĩnh phải than rằng các kết quả phân tích vượt ngưỡng, Formosa không cung cấp cho cơ quan chức năng theo dõi, quản lý.
Hàng loạt chất thải độc hại
Theo công văn của Công An Hà Tĩnh gửi đi thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm từ nhà máy Formosa ở tỉnh này là gần 3 triệu 700 ngàn tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn, cụ thể: Bùn cán nóng phát sinh 35 tấn/ngày, lượng tồn kho 10.700 tấn; bùn phối trộn tồn kho 28.737 tấn; bùn lò cao phát sinh 200 tấn/ngày, lượng tồn kho 70.000 tấn; bùn lò chuyển phát sinh 303 tấn/ngày, từ khi đi vào hoạt động đến nay lượng bùn này phát sinh khoảng 128.000 tấn, được tái sử dụng sản xuất, xỉ thép phát sinh 2.500 tấn/ngày, lượng xỉ thép đang lưu trữ tại dự án (tồn kho) khoảng 780.000 tấn.
Nhà báo Đỗ Cao Cường, một nhà báo chuyên tìm hiểu những tác hại môi trường do các nhà máy gây ra trên khắp đất nước Việt Nam đã đến tận Kỳ Anh, Hà Tĩnh tìm hiểu mức độ ô nhiễm tại đây và nhận định việc để Formosa tiếp tục xả thải như vậy là một sự thất bại của cơ quan chức năng:
“Khi Formosa Hà Tĩnh không cung cấp kết quả phân tích chất thải cho cơ quan chức năng để theo dõi xử lý thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về chính quyền Hà Tĩnh. Cả thế giới biết đến Formosa là một trong những “sát nhân” môi trường của hành tinh mà cơ quan chức năng không quản lý được thì có thể nói đây là một sự thất bại.”
Xử lý ra sao?
Vậy nếu Formosa không cung cấp những kết quả nhận được cho cơ quan chức năng thì sao, chẳng lẽ tất cả các cơ quan đành chịu để cho Formosa “tác oai tác quái”?
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì Cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử lý luôn, chẳng hạn như ra quyết định xử phạt hoặc là khởi tố vụ án nếu có những bằng chứng cụ thể:
“Thật ra thì bên cảnh sát môi trường không cần phải trình bên cơ quan chức năng khác vì bản thân họ có thẩm quyền xử lý luôn. Ví dụ như họ có quyền ra quyết định xử phạt hoặc là họ khởi tố vụ án xâm phạm môi trường.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định bất cứ doanh nghiệp nào, dù Nhà nước hay nước ngoài khi hoạt động ở Việt Nam đều phải tuân thủ quy định luật pháp Việt Nam.
“Khi có kết luận từ cơ quan điều tra thì nếu vi phạm ở mức độ hành chính thì chuyển cơ quan hành chính xử phạt hành chính, nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ chuyển sang Viện kiểm sát để khởi tố vụ án. Đó là nguyên tắc không loại trừ bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp Nhà nước hay Doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài thì cũng phải có nghĩa vụ tuân theo quy định pháp luật Việt Nam.”
Hôm 24 tháng 7 năm 2017, tại buổi thị sát khu liên hợp gang thép của Công ty TNHH Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh (FHS) và làm việc với FHS, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Không an toàn thì không được sản xuất; nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy. Việc nâng công suất nhà máy phải đi liền với bảo vệ môi trường”.
Cảnh sát môi trường kết hợp Sở Tài nguyên – Môi trường rồi Ủy ban Nhân dân Tỉnh dư sức xử lý nhưng họ lại không làm, có bàn tay nào ngăn chặn họ. Cái này là một dấu hỏi lớn. – Cựu nhà báo Minh Thọ
Đến nay Formosa vẫn tiếp tục vi phạm. Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang hiện ở Hà Nội nêu quan điểm của ông về vấn đề Formosa tái phạm:
“Theo quan điểm của tôi thì phải đóng cửa Formosa và tống xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chừng nào Formosa còn hiện diện thì nguy cơ bùng phát thảm họa môi trường còn hiện hữu. Thế thì tại sao không buộc Formosa phải bồi thường thỏa đáng những hậu quả họ gây nên và đóng cửa Formosa ngay lúc này để trừ hậu họa?”
Cựu nhà báo Minh Thọ từ Sài Gòn cho rằng đối với Formosa thì cần phải khởi tố, điều tra về vi phạm môi trường thì mới ra vấn đề chứ theo kiểu ‘bất khả xâm phạm’ thì sẽ không giải quyết được gì. Ông nhận định:
“Cảnh sát môi trường kết hợp Sở Tài nguyên - Môi trường rồi Ủy ban Nhân dân Tỉnh dư sức xử lý nhưng họ lại không làm, có bàn tay nào ngăn chặn họ. Cái này là một dấu hỏi lớn.”
Hiện một số bài viết liên quan đến Formosa như: “Phó Thủ tướng yêu cầu xem lại ưu đãi thuế cho Formosa Hà Tĩnh” của báo Tuổi Trẻ; “Có thể đàm phán lại với Formosa về chính sách ưu đãi thuế” của báo Thanh Niên; “Hà Tĩnh: Cảnh sát môi trường ‘bó tay’ với hàng triệu tấn chất thải của Formosa” của Báo Mới đã bị lấy xuống không thể truy cập được nữa.
Tội chồng tội
Báo cáo môi trường quốc gia 2016 của Bộ Tài nguyên – Môi trường đánh giá sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được xếp đứng đầu danh sách các công ty gây ô nhiễm.
Formosa đã gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền trung, bắt đầu từ ven biển Hà Tĩnh lan dọc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường.
Nguyên nhân được xác định là do trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, công ty Formosa đã có những vi phạm dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa xử lý xả thẳng ra môi trường.
Formosa được ký hợp đồng thuê đất đến 70 năm, thuế thu nhập chỉ là 10%. Ngoài ra Formosa còn được miễn thuế thu nhập trong bốn năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuế tài nguyên.
Chiều ngày 29 tháng 6 năm 2016, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho người dân vùng cá chết.
Theo quan điểm của tôi thì phải đóng cửa Formosa và tống xuất Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chừng nào Formosa còn hiện diện thì nguy cơ bùng phát thảm họa môi trường còn hiện hữu.  – Ông Nguyễn Đăng Quang
Chưa đến một tháng sau, ngày 23 tháng 7 năm 2016, báo chí trong nước loan tải thông tin các cơ quan chức trách đã phát hiện 8 điểm chôn lấp và xử lý chất thải của Formosa Hà Tĩnh tại nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà tĩnh. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh lúc đó  thì khi kiểm tra chứng từ xuất kho cho thấy số lượng chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra khỏi nhà máy lên đến 267 tấn. Về việc này ông Nguyễn Đăng Quang nhận xét chuyện cũ chưa giải quyết xong lại tiếp tục vi phạm mới:
“Sau khi Formosa xin lỗi và chưa ráo lời xin lỗi thì họ lại phạm tội ác kinh hoàng là lén lút thuê và chỉ đạo bọn quan tham địa phương chôn trộm hàng trăm tấn chất thải độc hại chưa qua xử lý ngay trên đất Kỳ Anh và nhiều nơi khác nữa đang còn bỏ ngỏ thì không hiểu các cơ quan chức năng sẽ xử lý trường hợp này như thế nào. Bây giờ Formosa thuê các công ty tư nhân của Việt Nam đã được cấp phép của Bộ tài nguyên Môi trường xử lý chất thải của Formosa thì khó mà khách quan được.”
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2019, trên trang Tiếng Dân có bài của tác giả Nguyễn Ngọc Chu, trong đó tác giả viết rõ ‘Nhưng Formosa đang ngang nhiên vi phạm pháp luật Việt Nam. Điều này Công an Hà Tĩnh đã khẳng định. Lời nói của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây không có lẽ không có giá trị đối với Formosa Hà Tĩnh? Ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi Trường hãy làm cho Formosa biết thế nào là lễ độ. Không để cho Formosa khinh nhờn cấp tỉnh, rồi thừa cơ coi thường cả Chính Phủ.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ha-tinh-fails-to-deal-with-formosa-dt-05082019133208.html

Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng

 về chất thải của Formosa

Vài ngày sau khi thông tin Công an Hà Tĩnh ‘bó tay’ với việc xả thải của Formosa được loan truyền rộng rãi ngay cả trên báo chính thống nhà nước Việt Nam, tối ngày 8/5, Bộ TN&MT lên tiếng phân trần chưa nhận được văn bản kiến nghị từ Công an Hà Tĩnh đề nghị kiểm tra, xử lý gần 900.000 tấn phế thải tồn đọng tại FHS. Bộ này khẳng định từ tháng 7 năm 2016 đến nay đã tổ chức nhiều đoàn giám sát, kiểm tra và yêu cầu FHS khắc phục công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quốc tế, và kết quả giám sát cho thấy nước thải, khí thải của FHS trước khi xả ra ngoài môi trường luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
Báo Pháp Luật dẫn khẳng định của Bộ TN&MT rằng bộ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh và các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải, quản lý chất thải rắn của FHS, đảm bảo các loại chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về môi trường theo quy định.
Theo công văn của Công An Hà Tĩnh thì tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hằng năm từ nhà máy Formosa ở tỉnh này là gần 3 triệu 700 ngàn tấn.
Công luận xã hội lên tiếng cho rằng phải đóng cửa Formosa vì Formosa đã từng tái phạm việc xả thải ra môi trường. Chính thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, từng lên tiếng rằng nếu Formosa tái phạm xả thải ra môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-natural-resources-and-environment-speaks-up-ab-formosa-s-waste-05092019082825.html

Đại học Leeds ‘không biết ông Lê Hoàng Anh Tuấn’

Đại học Leeds ở Anh vừa xác nhận với BBC rằng không có chuyện hai ông Lê Hoàng Anh Tuấn và Bùi Mạnh Hùng nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường này.
Bàn tròn BBC về báo chí và tự do báo chí ở VN
Việt Nam là nước lớn hay nhỏ?
Liệu Facebook có đến ngày cáo chung?
Đây là một phần trong các thông tin được cho là “ảo” đang được hé lộ về ông Anh Tuấn, từng được Hội Nhà báo Việt Nam gọi là “nhà báo quốc tế”.
Tuy nhiên, ông Tuấn vẫn khẳng định các giấy tờ của ông đều hợp pháp và nói đã yêu cầu công an Việt Nam điều tra.
‘Không tìm ra tên’
Trong email chính thức, Đại học Leeds nói họ không tìm ra tên hai ông Lê Hoàng Anh Tuấn và Bùi Mạnh Hùng, khi được BBC hỏi có việc trao bằng tiến sĩ danh dự cho hai người này hay không.
Trước đó, tạp chí Người Làm Báo, trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, nói hai người Việt này đã nhận bằng Tiến sĩ triết học Danh dự do Đại học Leeds (Anh) cấp và Hiệp hội Đối ngoại châu Âu trao tặng tại Singapore.
Bài báo này đã bị tờ Người Làm Báo xóa đi, sau khi tranh cãi nổ ra mấy ngày qua.
Năm 2018, cũng tờ báo này gọi ông Anh Tuấn là “nhà báo quốc tế”.
Về danh xưng Hiệp hội Đối ngoại châu Âu, có trang web http://eafer.eu/ với duy nhất một trang tin ngắn chào mừng, ngoài ra không có thông tin gì khác.
Trang ‘Hiệp hội’ này ghi là nơi xuất bản tạp chí Chống tham nhũng và Hợp tác quốc tế, đặt tại Prague, Czech.
Đây cũng là tạp chí mà ông Lê Hoàng Anh Tuấn nói ông là tổng biên tập.
Trong diễn tiến mới nhất, ngày 8/5, báo Lao Động dẫn lời ông Anh Tuấn nói tất cả giấy tờ của ông đều hợp pháp.
“Tôi có thể khẳng định tất cả các chức danh, văn bằng, chứng chỉ trên của bản thân tôi đều được đúng với các pháp luật, quy ước của Việt Nam và quốc tế. Tôi có thể cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh.”
Trong diễn biến liên quan, ngày 8/5 Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Quyết định xóa tên hội viên Lê Hoàng Anh Tuấn khỏi Danh sách hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhưng có vẻ câu chuyện chưa kết thúc, với việc ông Anh Tuấn tuyên bố:
“Cơ quan chủ quản của tôi là Hiệp hội Đối ngoại Châu Âu đã có công hàm gửi đến các cơ quan chức năng ở Việt Nam như Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông… yêu cầu làm rõ để lấy lại danh dự, uy tín cho tôi. Hi vọng sẽ sớm có kết quả xác minh, làm rõ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48213923

Những thách thức

trước khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN

Trước khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN vào 2020, khu vực châu Á đứng trước những lựa chọn khó khăn khi Mỹ – Trung gia tăng cạnh tranh.
“Cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực sẽ ở mức độ cao hơn và khó dự đoán. Dường như quá trình tái định hình trật tự thế giới vẫn tiếp diễn nhưng chúng ta không biết đường hướng là gì”, ông Phạm Quang Vinh, cựu Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, nêu vấn đề trong hội thảo “Năm chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam: Khuyến nghị về các ưu tiên” ngày 8/5 tại Hà Nội. Từ đầu 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN, theo luân phiên trong Hiệp hội.
Trước ý kiến về việc ASEAN cần phải chọn một bên hay hợp tác ở một số lĩnh vực, khi Mỹ và Trung Quốc gia tăng cạnh tranh, ông Vinh cho rằng ASEAN có thể cần phải kết hợp các
lựa chọn một cách linh hoạt. Thách thức của Hiệp hội là có nhiều lựa chọn nhưng lại không dễ thực hiện.
Cựu trưởng SOM Việt Nam đánh giá các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc vẫn coi ASEAN là đối tác quan trọng, sẽ tiếp tục hợp tác với Hiệp hội để xử lý các vấn đề của khu vực và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN.
“Đây chính là lúc để ASEAN cân nhắc, tìm ra những lợi ích của mình trong cạnh tranh của các nước lớn”, ông Vinh gợi ý.
Để phát huy vai trò của mình, ASEAN cần duy trì hợp tác với các nước lớn, đưa ra tiếng nói của mình với các vấn đề quan trọng của khu vực. Đặc biệt, việc ASEAN nhìn nhận luật quốc tế như thế nào trong thời điểm thế giới có nhiều thay đổi là điều rất quan trọng. Ông Vinh cho rằng các quy tắc và luật lệ quốc tế được xem xét như thế nào ở Biển Đông sẽ thu hút sự chú ý lớn.
Nêu cụ thể hơn cạnh tranh Mỹ – Trung ở khu vực, Tiến sĩ Alfred Oehlers, một chuyên gia Mỹ, nhắc đến hai sáng kiến Vành đai Con đường của Bắc Kinh (BRI) và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington (IPI). Ông Oehlers cho rằng vấn đề là cách thức Việt Nam, hoặc một nước khác làm Chủ tịch ASEAN, có thể điều phối hòa hòa hai sáng kiến này.
“Nếu ASEAN có thể cân đối hai sáng kiến, Hiệp hội sẽ đạt được một số lợi ích, hoặc giúp đưa trật tự thế giới dựa trên luật lệ vào các sáng kiến này, nhằm đảm bảo lợi ích cho các nước ASEAN”, Tiến sĩ Oehlers nói.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nếu Việt Nam đưa ra tuyên bố giúp định rõ tầm nhìn của ASEAN, cho thấy sự khác biệt và tương đồng với BRI và IPI, thì sẽ thu hút các đối tác tăng hợp tác với Hiệp hội và giúp tăng cường vai trò của ASEAN.
Với tranh chấp Biển Đông, Tiến sĩ Oehlers cho rằng Việt Nam khi nêu ra bàn thảo cần thể hiện cam kết mạnh mẽ với trật tự dựa trên luật lệ và luật quốc tế. ASEAN nên thể hiện sự nhất trí về khái niệm các quy tắc quốc tế mà tất cả các bên cần tuân theo.
“ASEAN có nhiều tuyên bố, nếu các thành viên đều tuân thủ theo đúng luật lệ thì Hiệp hội sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của mình”, ông Oehlers nói. Ông cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là căn cứ cho thấy thảo luận nên đi theo hướng nào.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27882-nhung-thach-thuc-truoc-khi-viet-nam-lam-chu-tich-asean.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.