Tin Việt Nam – 26/05/2019
Sunday, May 26, 2019
7:21:00 PM
//
Slider
,
Tin Việt Nam -
Nhà hoạt động chống BOT bẩn
bị công an Sóc Sơn đánh đập đến động thai
Tin từ Thái Bình, ngày 25/5/2019: Nhà hoạt động chống BOT bẩn Đặng Thị Huệ (Facebooker Huệ Như) đang bị động thai, 5 ngày sau khi bị công an Sóc Sơn đánh đập ở Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài.
Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Facebooker Nguyễn Trần Công), sáng nay chị Huệ cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng và chị được đưa vào Bệnh viện phụ sản Thái Bình để chữa trị khẩn cấp.
Xét nghiệm cho biết chị bị động thai và có nguy cơ xảy thai. Theo bác sỹ, chị có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Chị Thuỷ cho biết việc động thai này rất có thể gây ra bởi việc công an Sóc Sơn đánh đập chị Huệ ngày 20/5 trong khi bắt giữ và tra khảo. Sau khi bắt giữ chị Huệ, công an Sóc Sơn đưa chị vào phòng điều hành của Trạm thu phí và đánh chị. Chị Thuỷ khẳng định chị chứng kiến hai tên công an lên gối vào bụng bị Huệ cho dù chị Huệ đã nói với chúng rằng chị đang mang thai ở tuần thứ 5. Sau khi được trả tự do trong chiều tối ngày 20/5, chị Huệ có kêu đau, nhưng không đi làm xét nghiệm ngay.
Như tin đã đưa, chị Huệ cùng nhiều nhà hoạt động chống BOT bẩn đã đến Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài để phản đối việc thu phí của trạm này vì trạm này được đặt sai vị trí, cách con đường BOT đến 11 km. Thay vì trả lời và đối thoại, ban quản lý trạm đã gọi cảnh sát Sóc Sơn để đàn áp. Năm nhà hoạt động đã bị bắt và giam giữ nhiều giờ rồi bị phạt 2,5 triệu đồng mỗi người vì “Cản trở hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức.” Riêng chị Huệ, một người tích cực của phong trào chống BOT bẩn, đã bị công an Sóc Sơn “ưu ái” đánh đập thẳng tay.
Nhiều nhà hoạt động chống BOT đã bị côn đồ hoặc công an bắt cóc, đánh đập từ đầu năm đến nay. Ngày 11/5, cũng tại Trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài, công an Sóc Sơn đã đánh đập và bắt giữ khoảng 20 người hoạt động. Hà Văn Nam, người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc nguỵ tạo “gây rối trật tự công cộng,” đã bị bắt cóc và bị đánh dẫn tới gãy xương sườn và nhiều vết thương khác trên người trước khi bị bắt vào đầu tháng 3.
Quốc Tuấn
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi CSVN
phóng thích Nguyễn Văn Hoá, điều tra vụ đánh đập
Tin từ Bangkok, ngày 26/5/2019: Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa ngay lập tức và vô điều kiện, đồng thời điều tra và đưa những kẻ đánh đập anh ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài Á châu Tự do (RFA), ông Nguyễn Trường Sơn từ Ân xá Quốc tế cho hay tổ chức này coi việc anh Hoá bị công an quản giáo trại giam An Điềm đánh đập gây thương tích hôm 12/5 và sau đó bị biệt giam là “vô cùng nghiêm trọng.”
Ông nói việc đánh đập và biệt giam anh Hoá là vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định rằng “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không bị tra tấn” trong khi Việt Nam cũng là thành viên của Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp quốc và phải có trách nhiệm thực thi.
Ông khẳng định phóng viên tự do Hoá là tù nhân lương tâm, và anh bị bắt giữ và kết án một cách độc đoán bởi chế độ toàn trị.
Anh Hoá là phóng viên video của RFA và một số hãng tin khác. Anh từng dùng flycam quay phim nhiều cuộc biểu tình của người dân ở miền Trung phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh thải chất gây ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung năm 2016. Chính vì thế mà anh bị bắt vào năm 2017 và sau đó bị kết án 7 năm với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Anh nhiều lần bị đánh đập bởi công an cộng sản từ khi bị bắt giữ.
Ngày 12/5, anh bị gọi lên làm việc và sau đó bị đánh đập bởi quản giáo vì không chịu ký vào biên bản. Ngay trong ngày, quản giáo đưa anh đi giam một chỗ khác mà không thông báo với các bạn tù khác. Để phản đối, nhiều tù nhân chính trị trong trại, trong đó có anh Hoàng Đức Bình và ông Nguyễn Bắc Truyển đã ngay lập tức tuyệt thực. Theo nhiều nguồn tin thì các tù nhân nói trên vẫn đang tuyệt thực còn Hoá vẫn bị biệt giam.
Quốc Tuấn
Tô Thùy Yên
-Thân phận lưu vong quay cuồng nhớ Việt Nam
Nguyễn Hữu Hồng MinhGửi cho BBC từ Sài Gòn
Ý kiến nói thơ của Tô Thùy Yên “không dễ đọc” và ông là “nhà thơ phản kháng theo nghĩa đẹp nhất của trí thức, văn nghệ”.
Tô Thùy Yên, một thi sĩ lớn của miền Nam Việt Nam vừa qua đời ngày 22/5.
Ông vừa nằm xuống thì đã thấy ngay một số việc quan trọng: hầu hết các thông tin về ông đều ở một phía người Sài gòn và hải ngoại. Các dòng chủ lưu viết về ông trên Facebook, các trang mạng xã hội cũng đều là người miền Nam và các bạn viết miền Nam là chính.
Điều đó cho thấy vết hằn văn nghệ Nam – Bắc vẫn là hai cực trái dấu chưa bao giờ được xóa mờ thậm chí ngày càng sâu trầm, dữ dội.
Cũng có ý kiến nói rằng ông là nhà thơ lớn của Việt Nam chứ không của chỉ miền Nam. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ghi nhận rộng mở thiện chí qua mỗi trái tim yêu thơ chứ chưa được nhìn nhận như thông tin khách quan trong nước.
Riêng cái nhìn cá nhân của người viết thì, ông là biểu tượng thơ độc đáo, đầy kiêu hãnh của Sài gòn cũ. Một nền cộng hòa nhân bản đã sụp đổ. Là một chứng nhân thơ. Tên tuổi, cuộc đời đã trải qua nhiều đế chế, chứng kiến sự thăng trầm nguyệt quế của vinh quang, cay đắng, của tù tội, địa ngục… và qua những bài thơ còn lại khiến ông bất tử trong tâm hồn những người yêu nghệ thuật và tự do.
Tô Thùy Yên có bốn gương mặt. Một thi sĩ phóng đãng, một chiến binh thất bại, một tù nhân luyện ngục và một thiền sư suy mặc.Nguyễn Hữu Hồng Minh
Nói về văn hóa Sài Gòn và thơ miền Nam khó có thể quên ông. Như vậy liệu còn cần nhân danh sớm để tung hô ông là nhà thơ lớn Việt Nam không? Tôi nghĩ không cần thiết. Và thi sĩ cũng không cần điều đó. Trước hết, việc bình đẳng trong văn học, văn hóa Việt Nam đến nay vẫn chưa xảy ra. Các thi phẩm của ông và nhiều thi sĩ chưa được chính thức in lại một cách công bằng. Nếu thi ca, âm nhạc không hằn gắn nỗi những vết thương, nỗi đau thì hóa ra tâm thế người Việt hôm nay còn lâu mới nói đến chuyện hòa giải hòa hợp được!
Thơ ‘không dễ đọc’
Tuy vậy, đọc Tô Thùy Yên hoàn toàn không dễ. Ông là một con người mâu thuẫn.
Nói như thi sĩ William Butler Yeats: “Tôi đang tìm bộ mặt tôi hằng có. Trước khi thế gian được tạo ra (I’m looking for the face I had/Before the world was made). Tô Thùy Yên có bốn gương mặt. Một thi sĩ phóng đãng, một chiến binh thất bại, một tù nhân luyện ngục và một thiền sư suy mặc. Là một trong những tác giả chủ trương nhóm Sáng Tạo cùng với các thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Ngọc Dũng, từng có thơ in báo từ năm 17 tuổi và sáng lập nhà xuất bản Kẻ Sĩ nhưng tuyệt đối ông lại chưa bao giờ in cho mình một tập thơ.
Nếu nói ở Sài Gòn trước 1975 việc tự do viết, tự do xuất bản ồn ạt dễ dàng như vậy nhưng Tô Thùy Yên lại không có tập thơ nào thì thật khó tin. Lý giải việc này trong lần gặp nhau Đức, thi sĩ kể với tôi ông chưa khi nào thấy hài lòng về thơ của mình. Mãi đến khi ở trong tù ra, đã qua đến Mỹ ông mới tự in một “Thơ Tô Thùy Yên”, mang danh nhà xuất bản An Tiêm. Sau đó là thi phẩm “Thắp tạ’ (2005) ông ký tặng tôi. Với thi ca ông luôn sống với những hoài nghi.
Nhà thơ phản kháng
Tô Thùy Yên là một nhà thơ phản kháng theo nghĩa đẹp nhất của trí thức, văn nghệ. Phản kháng vì luôn đặt ra những câu hỏi, truy xét, vầu vò ngôn ngữ. Ông luôn đặt mình ở tư thế phản diện để phản biện. Thành ra ông cũng là người mâu thuẫn. Theo dõi hành trình thơ của ông đôi khi tôi ngạc nhiên tự hỏi tại sao người ta nói nhiều về ông nhưng rất ít người hiểu đúng ông. Là người khai phóng và khai sáng nhóm Sáng tạo nhưng thơ ông về thể thức rất Tân cổ điển, hoàn toàn không chủ trương ý thức làm mới hẳn như Thanh Tâm Tuyền. Vì vậy suốt một thời gian dài hình như nhóm Sáng Tạo cũng dè dặt khi đặt ông vào. Mãi đến về sau này với độ lùi khoảng 50 năm thì người ta lại thấy bóng ông vượt lên “Ta về một bóng trên đường lớn” trong khi rõ ràng Thanh Tâm Tuyền mờ hẳn đi.
Điều này cho thấy sự nghiệt ngã của thơ. Sau những trào lưu, đột phá vẫn chính là lòng người yên nghĩ. Độc giả có thể quay cuồng với một câu thơ bão bùng trong một giai đoạn, nhưng theo thời gian để lắng lại chỉ có thể là những câu thơ dễ thuộc, vần vè, bình yên.
Thanh Tâm Tuyền từng cổ súy rất văn hoa nói rằng Tô Thùy Yên là là thơ miền Nam nhưng ngôn ngữ thơ của ông hoàn toàn miền Bắc chứ không phải miền Nam. Khen như thế đồng nghĩa với việc đã ngầm nói ông đã phản bội lại tử ngữ của mình. Với lại, nếu so sánh bằng cấp độ ngôn ngữ tôi đòi hỏi một mức độ cao hơn nữa, ví như sao chưa thấy ai phê phán Phạm Công Thiện là Bắc kỳ với những triết luận, đả phái của ông khi Thiện là dân Mỹ Tho Nam kỳ rặt? Thành thử nhận định này thoạt đầu nghe có vẻ êm ái nhưng sau đó rất khó chịu. Đó là sự miễn cưỡng khi nói về cái mới ấu trĩ!
Nhân văn
Giá trị của thơ Tô Thuỳ Yên nằm ở chất nhân văn, cái nhìn xoáy vào thân phận con người. Điều mà hình như ông đã thấu tình đạt lý khi ở trong tù cộng sản ra. Không rõ hành trình đạt tới cảnh giới ý niệm này có được trên tiến trình làm thơ của ông hay khi sự bắt bớ giam cầm quá lâu – 13 năm tổng cộng cả của hai lần của thi sĩ đã khiến ông mệt mỏi? Có thể đây là chung cục của sự suy tư rốt ráo hoặc tư thế buộc phải chọn lựa chứ không còn cách nào khác! Để tồn tại hoặc chết? Nhưng rõ ràng tuy không nói ra thuyết trung dung này đã thuyết phục được tâm lý khác nhiều người. “Ta về cúi mái đầu sương điểm / Nghe nặng từ tâm lượng đất trời / Cám ơn hoa đã vì ta nở / Thế giới vui từ mỗi lẻ loi”.
Những suy tư đầy yếm thế của “chiến binh thua trận” kiểu này tội thấy khá ít ỏi, hay gần như chưa thấy rõ dung mạo trong tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam ở Sài gòn cũ hiện vẫn còn sống ở Hải ngoại. Vì hơn ai hết, ngoài phẩm chất một thi sĩ, Tô Thùy Yên là một tướng quân đội. Ông là thiếu tá Tâm lý chiến của quân đội miền Nam Cộng hòa. Ông phải giải mã, trả lời câu hỏi hậu thế đó cho lịch sử. Đành rằng “chính trị là một con điếm” và tư thế của một nhà thơ và một sĩ quan cấp tá vẫn khó liên quan, rằng buộc với nhau.
Khắc kỷ nghệ thuật
Một lý giải khác khá quan trọng với thơ Tô Thùy Yên đó là thi sĩ theo trường phái khắc kỷ nghệ thuật. Hay lý giải theo quan điểm Albert Camus “Sáng tạo là cho số phận ta một hình thù”. Như như thế cũng đồng nghĩa từ trong nguyên ủy, ông phản lại, chống lại thơ tự do.
Một lần nói chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ bà cho biết ông làm thơ như cực hình không có gì là sung sướng cả! Ông nghiêng hẳn về tứ và ngôn ngữ! Đè nén cảm xúc trong các hình tượng mẫu tự nghiêm nhặt. Vì thế ông chọn thể thức thơ cổ phong, tứ tuyệt hoặc 5 chữ, 7 chữ. Ông đọc và tìm hiểu điển tích rất nhiều.
Bà Thụy Vũ cho biết ông thường “vắt nát óc” cùng kiệt cho một bài thơ. Ông chép đi chép lại một bài thơ và thường vò xé bản thảo viết lại từ đầu nếu thấy câu chữ dó chưa thật đắt, chưa thật ưng ý. “Vì thế mỗi đêm ông làm thơ thì sáng dậy tôi thường phai đem một sọt rác đi đổ vì trong đó đầy ngập những trang viết chưa ưng ý của ông”.
Về hình thức ông theo quan điểm của Adgar Allan Poe cho rằng độ dài của bài thơ không nên quá ngắn vì “một bài thơ cực ngắn có thể lúc này hay lúc khác sẽ gây được tiếng vang nhưng sẽ không bao giờ tạo ra được ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài” (Nguyên lý thơ ca – The Poetic Pr – NHHM dịch).
Vì thế những bài thơ nổi tiếng của ông như “Trường Sa hành”, “Ta về”, “Chiều trên phá Tam giang”… đều có một độ dài cần thiết về hình thức đáng nể. Gây được ấn tượng cho người đọc. Tuy vậy, dưới mắt những người làm thơ đôi khi vẫn thấy ông cũng khá tham lam bày tỏ “thi bất tận ngôn” dẫn đến thừa thãi và quên “ý tại ngôn ngoại”. Ngay cả ông trong bài thơ “Ta về” khá dài ông vẫn còn tiếc rẻ “Ta tiếc đời ta sao hữu hạn/Đành không trải hết được lòng ta”.
Chưa được dịch giả quan tâm
Một điều rất đáng tiếc, một giọng thơ ngoại hạng như Tô Thùy Yên vẫn chưa được các dịch giả quan tâm đúng mức dịch để chuyển ngữ, dịch giới thiệu ra với thế giới. Từ trường phạm vi phổ biến thơ ông cũng chỉ ở trong nước, đặc biệt là người Sài Gòn.
Năm 2005, lần đầu tiên trung tâm LiteraturWERKstatt và Viện Goethe có tổ chức một chuyên đề thơ “105 kinh độ đông” ở Đức đã mời nhà thơ Tô Thùy Yên (từ Hoa Kỳ) và tôi (Việt Nam). Phần thơ của ông và tôi được các nhà nghiên cứu Sollozz, tiến sĩ Thái Kim Lan và dịch giả Hồ Phạm Huy Đôn chuyển ngữ.
Dịp này ông và tôi có hai buổi giao lưu với khán giả yêu thơ ở Berlin và Munich. Bài thơ “Cánh đồng con ngựa, chuyến tàu” của Tô Thùy Yên được xem như bài thơ tiều biểu của ông giai đoạn khởi đầu cùng nhóm Sáng tạo. Bài này có được ông chọn lại trong dịp một số thi phẩm của ông được chuyển ngữ.
Chuyến đi khá ấn tượng vì chúng tôi có dịp được gần nhau. Tôi lại phát hiện thêm một mâu thuẫn kỳ lạ trọng tâm hồn thi sĩ Tô Thùy Yên. Ông nói bằng tiếng Anh và phản đối đến cùng chế độ toàn trị độc tài Cộng sản khi giao lưu với khán giả. Một chế độ cầm tù và làm nhục văn nghệ sĩ. Hoàn toàn khác với những bài thơ ngỡ đã đạt đến cảnh giới giác ngộ của ông, “Ta về khai giải bùa thiêng yểm/Thức dậy đi nào gỗ đá ơi/Hãy kể lại mười năm mộng dữ/Một lần kể lại để rồi thôi…”.
Ông nói với tôi “Thi sĩ, không ai có thể làm nhục được hắn ngoài chính nó”. Và đọc cho tôi câu thơ của W.Emest Henley: “I am the master of my fate, I am the captain of my soul”.
Vâng, ông đã đúng. Cái chết của ông cũng là một cột mốc gần như cuối cùng bị phá đổ bởi thủy triều thời gian nghiệt ngã dành cho một nền Dân chủ Cộng hòa sớm tàn lụi. Như ngọn lửa danh dự mà ông đã giữ được đến phút cuối cùng. Ông làm chủ số phận mình, chữ nghĩa… Ông đã là và sẽ mãi là thuyền trưởng của hồn thơ, một con tàu thơ!
Nhớ đến Tô Thùy Yên, phút chốc mắt tôi nhòa lệ khi nhớ lại những ngày hai anh em lang thang giữa biên giới Đức và Pháp. Anh nói thân phận lưu vong làm anh luôn quay cuồng nhớ Việt Nam. Và nhớ đứa con tật nguyển còn mắc lại ở rửng núi Lộc Ninh không rõ sống chết thế nào? Tại sân bay Munich, không kiềm nổi lòng mình, anh ngửa mặt lên trời khóc lớn. Rồi buồn thảm kéo vali đi giữa tuyết trắng Berlin.
Rồi sẽ còn những câu thơ anh Tô Thùy Yên ạ! Như anh đã đọc câu thơ của Saint – Pol Roux mà em thấy hay quá nhờ anh chép lại vào sổ tay, anh nhớ không? “Cây thơ ca cắm rễ của nó vào tương lai!”.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà thơ hiện đang sống tại Sài Gòn.
Nhà cầm quyền cộng sản tại Sài Gòn
bán đất để xây nhà hát Thủ Thiêm nghìn tỉ
Tin Saigon.– Đài VOV ngày 25 tháng 5 năm 2019 loan tin, sở Kế hoạch và Đầu tư tại Sài Gòn vừa có văn bản gửi lãnh đạo thành phố về kết quả trả lời ý kiến cử tri trong việc xây dựng nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Theo đó, số tiền đầu tư xây dựng nhà hát là 1,508 tỷ đồng, được lấy từ việc bán đấu giá khu đất ở số 23 đường Lê Duẩn, quận 1. Dự trù, nhà hát sẽ được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025. Theo sở Kế hoạch và Đầu tư số vốn xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm chỉ bằng 6% so với tổng vốn đầu tư cho giảm ngập, chống lũ lụt của thành phố; hay bằng 4% tổng vốn đầu tư cho giáo dục y tế; bằng 3% lĩnh vực giao thông…
Sở Kế hoạch và Đầu tư giải thích việc xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm là “cực kỳ cần thiết và cấp bách”, để đáp ứng và nâng cao “trình độ thưởng thức văn hóa, nghệ thuật” cho hơn 10 triệu dân, và hàng triệu du khách.
Trước đó, dự án này đã nhận được sự phản đối giận dữ của người dân Việt Nam trên mạng xã hội Facebook. Bởi hiện tại hàng triệu người dân Việt đang phải sống trong nghèo đói. Ngay tại Thủ Thiêm, hàng ngàn con người đã và đang bị đẩy vào đường cùng nhiều năm nay vì bị nhà cầm quyền cướp đất. Và việc xây nhà hát giao hưởng này không thể làm thay đổi sự kém văn hóa của toàn xã hội Việt Nam hiện nay.
An Nhiên
Hoàng Trung Hải có liên hệ
trong vụ tổng giám đốc Nhật Cường bỏ trốn?
Tin từ Hà Nội, ngày 25/5/2019: Theo nhà báo độc lập Thường Sơn, bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải có thể bị liên luỵ cùng với chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung, trong vụ buôn lậu thiết bị viễn thông tin Trung cộng của Công ty Nhật Cường.
Trong một bài báo đăng trên trang vietnamthoibao.org, nhà báo này viết rằng dư luận đồn đoán Công ty Nhật Cường mà tổng giám đốc là Bùi Quang Huy là sân sau của cựu trung tướng công an Chung. Nhưng với tư cách là người đứng đầu Hà Nội thì bí thư- uỷ viên bộ chính trị Hải không thể vô can.
Như tin đã đưa, Công ty Nhật Cường bị khám xét với cáo buộc buôn lậu hàng từ Trung cộng, và các mặt hàng là các thiết bị gián điệp được Trung Quốc cài vào để theo dõi chính quyền thủ đô và trung ương. Việc điều tra có thể dẫn tới việc sẽ lôi ra những kẻ đã tiếp tay làm gián điệp cho tình báo Trung cộng.
Bộ công an ra lệnh bắt giữ Huy vào ngày 14/5. Tuy nhiên, 5 ngày sau đó, chính bộ này lại cho biết Huy đã bỏ trốn từ ngày 19/5. Trong một dịp họp quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân đặt câu hỏi kẻ nào đã để Huy tẩu thoát, trong bộ công an hay từ chóp bu của thành phố Hà Nội?
Một số báo lề đảng viết rằng vụ buôn lậu của Nhật Cường có liên quan đến nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia củaViệt Nam, cụ thể là “chủ quyền thông tin” hoặc “chủ quyền trong không gian số.”
Nếu Huy bỏ trốn không chỉ vì tội danh “buôn lậu” mà còn là “xâm phạm an ninh quốc gia” thì vụ án trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Và khi đó, không chỉ Chung mà Hải sẽ phải cùng chịu trách nhiệm.
Còn nhớ trong năm 2017, trong một buổi nói chuyện tại học viện an ninh, tướng công an Trương Giang Long- phó tổng cục trưởng tổng cục chính trị thuộc Bộ Công an- nói rằng hiện có đến hàng trăm gián điệp Trung Quốc nằm vùng trong nội bộ đảng CSVN. Ông này sau đó cũng đã được “cho nghỉ việc” một cách lặng lẽ.
Vương Đình Huệ đọc thơ tình để nguỵ biện tăng giá
Nguyễn Tường Thuỵ
Ở đây tôi không nói thơ chung chung mà là nói thơ tình, cũng không nói thơ đi vào đời sống chung chung mà chỉ nói đi vào đời sống quan chức.
Tưởng như hai câu thơ “Tháng ba đột ngột mưa rào/Để cho em trộm bước vào hồn anh” của Đoàn Thị Lam Luyến chẳng liên quan gì đến việc tăng giá điện. Ấy thế mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vận dụng ngay được để bao biện cho việc tăng giá điện. Thế mới tài.
Cũng là bao che cho việc tăng giá điện nhưng Vương Đình Huệ dùng cách khác với Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành.
Trần Tuấn Anh đòi xử lý những cá nhân phê phán việc giá điện mà anh ta cho là xuyên tạc, còn Dương Quang Thành thì nói cả nước chỉ có 19 người phản đối tăng giá điện trên báo chí và trên mạng thôi, cho nên số này không đáng kể.
Hai ông này, ông thì tỏ giọng quyền chức hống hách, ông thì cho rằng dân chẳng biết gì nên phát ngôn rất ẩu, tạo nên làn sóng phẫn nộ của công luận.
Cư dân mạng còn tìm ra trang facebook của Dương Quang Thành, thậm chí tìm ra cả trang của thân mẫu và 2 con trai anh ta rồi vào bày tỏ sự phẫn nộ, để anh ta đếm comment xem có phải cả nước, số phản đối tăng giá điện chỉ có 19 người không. Phát ngôn của Thành tuy không hách dịch như Tuấn Anh nhưng bị chỉ trích rất nặng nề, có lẽ còn vì người ta cho rằng Thành tăng giá điện là để… nuôi hai đứa con đang học ở tư bản Hoa Kỳ.
Vương Dình Huệ thì nhẹ nhàng hơn, không mang tính thách thức đối đầu. Có thể dù đi theo cộng sản, làm đến phó thủ tướng nhưng cách nói của Huệ vẫn còn chất của “con nhà nghèo học giỏi” như báo chí đã ca ngợi. Tuy nhiên, chuyện ví von bằng thơ cũng gây nên nhiều giễu cợt của dân chúng.Không chê việc Huệ đọc thơ trước quốc hội. Văn nghệ, ví von tí chút trong cuộc họp cũng vui. Nhưng cách lý giải của Huệ để bao biện cho việc tăng giá điện là không những không thuyết phục mà còn lảng tránh.
Vấn đề đặt ra gay gắt lúc này là đợt tăng giá điện vừa qua đúng sai thế nào thì Vương Đình Huệ lại lảng sang chuyện tăng giá vào lúc nào. Tăng giá và tăng vào lúc nào là hai khái niệm khác nhau. Người tiêu dùng không đồng ý với việc tăng giá, chứ không phải là việc tăng vào ngày 20/3.
Dù tăng vào lúc nào thì người tiêu dùng vẫn cứ phải chịu theo giá EVN độc quyền áp đặt. Còn chuyện chọn thời điểm thích hợp để tăng chẳng qua là để người tiêu dùng bớt cảm giác bị móc túi mà thôi.
Xin nhắc lại, nó chỉ là cảm giác. Đây là mẹo vặt lông vịt, làm thế nào bị vặt lông mà vịt không kêu, đến khi trần trụi cũng không biết. Việc này chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng từng bày cách: “thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt… làm sao để nó kêu ít nhất, đừng để nó kêu toáng lên”
Theo hướng đó, Vương Đình Huệ lý giải, đổ tại thời tiết năm nay trái mùa, ai biết đâu tháng 4 lại nóng thế và khẳng định tăng vào 20/3 là đúng, có nóng là tại ông trời mà thôi. Ai biết được hoa sữa sẽ nở vào tháng 5 cho nên cái này Chính phủ không dự báo được.
Huệ khẳng định tăng vào thời điểm đó là đúng, vậy thì mức giá điện tăng có đúng không? Phát biểu trước quốc hội không thấy anh ta khẳng định điều này.
Có một ý mà Huệ nói rất khó hiểu, “nếu không tăng giá điện vào tháng 3 mà lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi”. Có nghĩa là, tăng vào tháng 3 nên mức tăng mới chỉ có thế, còn nếu tăng sau đó, ví dụ tháng 6 thì mức tăng còn gấp đôi. Trong khi, nhu cầu tháng 6 vẫn cứ là nhu cầu của tháng 6. Chẳng tăng giá vào tháng 3 thì nhu cầu ở mọi thời điểm sau nó vẫn thế. Vậy Huệ có đảm bảo được đã tăng tháng 3 rồi thì giá điện không tăng nữa không?
Cần rạch ròi các khái niệm, giá điện, tiền điện phải trả và nhu cầu dùng điện. Lý giải không rõ ràng của Vương Đình Huệ, lảng sang thời điểm tăng giá nhằm bảo vệ cho quan chức, chứ không đứng về người tiêu dùng, mặc dù anh ta xuất thân từ con nhà nghèo.
Vương Đình Huệ còn bênh vực cho giá điện bậc thang, cho rằng biểu giá lũy tiến giúp người nghèo có lợi. Đây là sự nhập nhằng vì EVN chẳng cho người nghèo một đồng nào hết, nếu có cảm giác ấy thì là móc túi nggười dùng điện ở các mức thang cao bỏ sang mà thôi.
Nhưng thôi, những gì Vương Đình Huệ giải thích xung quanh giá điện còn nhiều điều phải nói lại. Trở lại chuyện Huệ đọc thơ để bênh vực cho EVN, tức là đưa thơ vào đời sống quan chức, người viết bài cũng xin có mấy câu vè:
Tháng ba đột ngột mưa rào
Để Vương Đình Huệ đi vào đi ra
Điện tăng dân chúng kêu la
Trong phòng lạnh, Huệ đi ra đi vào:
- “Năm nay thời tiết thế nào
Biết đâu hoa sữa nở vào tháng năm”
Cho nên cái sự điện tăng
Chẳng qua là tại cái thằng không mưa.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Trần Quốc Vượng:
ứng cử viên nặng ký chức tổng bí thư?
Tin từ Hà Nội, ngày 26/5/2019: Thường trực ban bí thư của đảng cộng sản Việt Nam Trần Quốc Vượng ngày càng có khả năng trở thành tổng bí thư mới của đảng trong kỳ đại hội toàn quốc dự kiến vào năm 2021.
Vào sáng 25/5, với tư cách là phó trưởng bộ phận thường trực tiểu ban văn kiện đại hội 13, ông Vượng làm trưởng đoàn khảo sát đến làm việc với đảng uỷ công an trung ương đứng đầu là bộ trưởng Tô Văn Lâm, người cũng là uỷ viên bộ chính trị, một nhóm 17 người quyền lực nhất Việt Nam.
Trong buổi họp, Vượng tuyên bố chế độ sẽ truy tố, xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng, giải quyết ổn định nhiều vụ việc phức tạp về an ninh trật tự để bảo vệ đảng và chế độ.
Vượng giao nhiệm vụ cho bộ công an tăng cường phối hợp với quân đội, các cơ quan tư pháp, nội chính để điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng.
Thay mặt đảng uỷ công an trung ương, đại tướng Tô Lâm đáp lời sẽ tiếp thu ý kiến của Vượng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đây là một chỉ dấu chứng tỏ uy quyền mới có của Vượng. Công an là một lực lượng kiêu binh trung thành với chế độ và được nhiều đãi ngộ.
Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là một đối thủ nặng ký của Vượng. Tuy nhiên, trong khi Vượng kín tiếng hơn và ít bị đàm tiếu, thì Phúc thường có những phát biểu ngây ngô, và có nhiều xì xào về tham nhũng bằng việc cho vợ và người thân lũng đoạn nhiều dự án kinh tế cũng như hối lộ trong bổ nhiệm quan chức.
Trong khi đó, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh có thể là ứng cử viên cho chức chủ tịch nước. Ông này vừa có chuyến đi Hoa Kỳ để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm sắp tới của đương kim chủ tịch nước. Vào năm 2015, bộ trưởng công an khi đó Trần Đại Quang có chuyến đi tương tự và năm sau ông này được đưa vào chức chủ tịch nước năm 2016.
Quốc Tuấn
TC Có Thể Đánh VNCS
Vi Anh
Mỹ đang chiến tranh thương mại với TC. Mỹ tố giác Bắc Kinh phản ứng thái quá việc tuần tra Biển Đông. Có vẻ CSVN trở cờ nghiêng về, xích lại gần Mỹ hơn trong trong ý đồ “ngao duật tương tranh ngư ông đắc lợi’.
Trong khi đó TC đang có gắng kích động nhân dân TQ, khơi động tinh thần thượng tôn Hán tộc, mưu toan biến chiến tranh chống Mỹ trên thương trường và trên Biển Đông thành chiến tranh nhân dân. Trong những nước láng giềng của TC ở Á châu Thái bình dương, VN là nước có nhiều tiến cừu hậu hận với quân Tàu, CSVN đang cầm quyền coi vậy chớ bằng mặt chớ không bằng lòng với TC, vì TC bạo ngược xâm chiếm gần hết Biển Đông và hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN. TC cũng đã từng xua quân qua biên giới VN, ‘dạy cho CSVN một bài học”, theo lời của Ô Đặng tiểu Bình là tổ sư của chế độ TC chuyển sang kinh tế thị trường.
Chủ Tịch Tâp cận Bình, người ấp ủ giấc mộng Trung Hoa như bao hoàng đế Trung Hoa thường đánh VN để biến giấc mộng Trung Hoa thành hiện thực, và lấy chiến thắng để tôn vinh uy thế thời đại của mình. Và Ô Bình còn có một nhu cầu thời đại cấp thiết là kích động tinh thần Hán Tộc của dân Trung Quốc để biến công cuộc chống Mỹ thành chiến tranh nhân dân, 1.400 triệu người TQ chống Mỹ chỉ có 328 triệu người.
Đất nước ông bà VN có câu ‘trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết hết’. TC không thể chấp nhận trong Chiến tranh Thương Mại Mỹ- TC, TC quá thiệt hại mà CSVN ngồi nhà mát ăn bát vàng trên thiệt hại của TC. Đó là một hình thức phản bội, ăn cháo TC đá bát, chạy theo Mỹ.
Có lẽ tổng bí thư, chủ tịch nước CSVN người thần phục TC như thần tử với long nhan bị Tâp cận Bình cảnh cáo nên xuống Kiên Giang dằn mặt phe Nguyên tấn Dũng chủ trương đi với Mỹ không được nên tức khí bi tai biến mạch máu não, và lợi dụng dài thời gian trị bịnh để tranh né trách nhiệm Đảng Nhà Nước xích lại gần Mỹ.
Vi rằng kể từ 10/5, Mỹ đã tăng thuế từ 10% đến 25% đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD. Còn Trung Quốc từ 5% đến 25% đối với hàng hóa của Mỹ trị giá 60 tỷ USD. Tin tức dồn dập VN là nước hưởng nhiều lợi lộc nhứt trên thiệt hại quá lớn cho TC. Đây là cơ hội bằng vàng cho chế độ CSVN. Nào các đại công ty công ty quốc tế lớn như Intel, Samsung, Adidas hay Nike đã chuyển sản xuất các sản phẩm của họ ở Việt Nam. Chính TT Trump trừng phạt TC nhưng vận động cho VN trên Twitter, rằng “nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời bỏ Trung Quốc tới Việt Nam và những quốc gia tương tự ở châu Á.”
Về ngoại giao Mỹ mở rộng cửa cho các lãnh đạo CSVN đến viếng thăm và công cán ở Mỹ. TT Trump đã mời Tổng Bí Thư, Chủ Tich Nước Nguyễn phú Trọng và Ô. Trọng đã hứa. Mới đây Phó Thủ Tướng Phạm bình Minh đi Mỹ chuẩn bị cho Tổng Trọng công du Mỹ. Ngoài ra còn có Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc hồi năm 2017, Bộ Trường Quốc Phòng, Công an gần đây công du Mỹ
Còn Mỹ thì có Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô Đốc John Richardson, cho biết phía Mỹ đang làm việc với chính phủ Việt Nam về chuyến thăm thứ hai của hàng không mẫu hạm Mỹ ghé thăm VN sớm diễn ra.
RFI ngày 15-05-2019 có một bài sưu khảo quan trọng tựa đề “Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh”. Đại ý rất lý thú, cần thiết cho vấn đề VN, xin trích ra để đong bào Việt Nam suy gẫm.
“Ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng kỳ cựu tại trung tâm Mỹ Rand Corporation, nguyên là cố vấn cho trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương, đã giả định rằng: “Đến một lúc nào đó, Quân Đội Trung Quốc sẽ cần phải kiểm tra (trên chiến trường) năng lực mới của họ – và Việt Nam hoàn toàn có thể bị coi là đối thủ được ưa thích”.
Đài Loan, Phi thì TC xơi không nổi vì có Hoa ky hậu thuẫn. Việt Nam, nước sau cùng đánh bại Trung Quốc vào năm 1979, đã trở thành nước mà Bắc Kinh nhòm ngó trong tư cách là đối thủ thực thụ trên chiến trường.
Theo ông Grossman, “ có ít nhất ba lý do khiến cho Việt Nam biến thành điểm nhắm của ý đồ nói trên của Quân Đội Trung Quốc. Lý do thứ nhất : Chiến trường Việt Nam và Biển Đông thuận lợi cho không và hải quân. Lý do đầu tiên là Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong lĩnh vực không quân và hải quân. Các yêu sách chủ quyền chồng chéo của Trung Quốc với Việt Nam ở Biển Đông và sự xích mích liên tục giữa hai bên đã cung cấp cho Quân Đội Trung Quốc một kịch bản có sẵn để tiến hành các hoạt động chiếm giữ và phòng thủ hải đảo, cùng với các chiến dịch có phối hợp trên biển chống lại một đối thủ khu vực.
Theo Grossman, Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1988 đã từng có một cuộc giao tranh ngắn ngủi tại Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), với hệ quả là Bắc Kinh chiếm cứ các thực thể trước đó do Việt Nam kiểm soát. Tuy nhiên, trận đánh đó khác xa với kiểu xung đột mà Quân Đội Trung Quốc cần tiến hành để kiểm tra năng lực thực hiện và duy trì các chiến dịch quân sự có phối hợp.
Lý do thứ hai : Tránh được việc lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến. Theo chuyên gia Grossman, là Quân Đội Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ thích lao vào một cuộc chiến không có khả năng lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc. Điều đó có nghĩa là nếu chiến đấu với các nước có hiệp ước an ninh với Mỹ như Úc, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, có rất nhiều nguy cơ là Trung Quốc phải chạm trán Mỹ, điều mà Bắc Kinh không mong muốn.
Không giống như các đồng minh của Mỹ trong lãnh vực an ninh, cũng như trường hợp đặc biệt của Đài Loan, Việt Nam sẽ không được Washington hỗ trợ về quân sự.
Tuy nhiên, quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong những năm gần đây, với một tàu sân bay Mỹ đến thăm Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018 – lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến Tranh Việt Nam.
Dù sao thì chính sách quốc phòng “ba không” của Việt Nam nghiêm cấm các liên minh về an ninh, quân sự, khiến Hà Nội khó có thể tìm cách ngăn chặn Trung Quốc thông qua một tuyên bố chính thức với Washington. Do đó, Bắc Kinh có lẽ đã cảm thấy tương đối yên tâm, vì sự can thiệp của Hoa Kỳ ít có khả năng xảy ra trong trường hợp của Việt Nam.
Lý do thứ ba : Việt Nam có thể bị đánh thắng dễ dàng. Lý do thứ ba và cuối cùng theo chuyên gia Mỹ, là quân đội Trung Quốc có lẽ sẽ thích một cuộc chiến tranh mà họ có thể chiến thắng.Cái may mắn cho quân đội Trung Quốc vào lúc này là họ sẽ có lợi thế quân sự áp đảo ở Biển Đông.
Việt Nam chưa bao giờ thực sư chiến đấu trong các lĩnh vực không quân và hải quân (mặc dù cũng phải thừa nhận là quân đội Trung Quốc cũng vậy).
Dù sao thì việc Việt Nam chỉ là một cường quốc bậc trung, nên dễ bị đánh bại, có thể giúp Tập Cận Bình cải thiện năng lực của Quân Đội Trung Quốc
Không có đối thủ nào ngoài Việt Nam có thể mang lại cho quân đội Trung Quốc các điều kiện thuận lợi như vậy. Do đó, chúng ta cần phải chú ý hơn trong thời gian tới đây về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam ở Biển Đông./.( VA)
Đi Mỹ là độc quyền của ‘Tổng tịch’?
Rõ là bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, dù vẫn bộc lộ nhiều dấu hiệu chưa thể đi lại bình thường mà chỉ có thể phát ngôn và vận động não, đã chẳng hề quên nhu cầu chính trị lẫn nhu cầu danh tiếng nào ngay sau khi ông ta tạm phục hồi sức khỏe.
Đu dây Tây bán cầu
Phạm Bình Minh – Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam – đi Cu Ba và Hoa Kỳ từ ngày 19 đến 23 tháng 5 năm 2019, tức ngay sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 10 về ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ của đảng.
Trước đó vào ngày 15/5, Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Daniel Kritenbrink. “Hôm qua, tôi rất vui khi có dịp gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh để thảo luận về các cách thức giúp tăng cường hơn nữa Quan hệ đối tác toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam” – ông Kritenbrink loan báo theo cách mà dễ dàng hiểu là cuộc gặp Trump – Trọng chắc chắn sẽ diễn ra, nếu không muốn nói là diễn ra với những nội dung mang tính thực chất hơn hẳn lần hiện diện của Nguyễn Phú Trọng ở Washington vào năm 2015.
Những động thái cấp tập trên lại diễn ra chỉ vài ngày sau khi ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng ‘tái xuất’, đánh dấu một tháng ‘điều trị tích cực’ đã tạm lắng cùng bao lời đồn đoán về tình trạng tai biến mạch máu não, đột quỵ, kể cả ‘nằm liệt giường liệt chiếu’ của ông ta.
Hầu như không hoài nghi là Phạm Bình Minh đi Mỹ nhằm thu xếp những công tác ngoại giao cần thiết với ‘nước bạn’ khi Phòng Bầu Dục được mở cửa để tiếp đón nguyên thủ quốc gia Nguyễn Phú Trọng. Còn chuyến đi Cu Ba của Minh hẳn chỉ là phụ đề, nhằm cân đối hình ảnh Việt Nam đu dây ở phía Tây bán cầu và không làm cho dư luận nghĩ rằng Việt Nam cộng sản ngả ngớn với Mỹ mà quên mất người anh em ‘cùng thức canh giữ hòa bình thế giới’.
Sau lần phải đọc báo cáo về chuyên đề dân số tại hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2017 bất chấp thân là ngoại trưởng, Phạm Bình Minh đã ‘ngoan’ hơn với Nguyễn Phú Trọng. Sự biến đổi vừa kín đáo vừa lộ liễu như thế có lẽ đã mang lại kết quả ông ta được Trọng chọn làm người tiền trạm Hoa Kỳ, thay cho chuyến dọn đường ở Mỹ vào tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng công an Tô Lâm mà có thể đã chẳng mang lại hiệu ứng trực tiếp và khả dĩ nào.
Cũng không cần hoài nghi rằng ngay cả trong thời gian Nguyễn Phú Trọng phải liên tục chuyển giường từ Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn ra Bệnh viện quân y 108 ở Hà Nội cũng không hề có chỗ cho phương án ‘Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu đi thăm Mỹ thay cho Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng’. Ai cũng hiểu đi Mỹ là độc quyền của ‘Tổng tịch’.
Cần nhớ lại vào tháng 3 năm 2019, điệu cười mơn trớn và hể hả như thể “địa chủ được mùa” chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng dành cho một tổng thống Mỹ khi hai nhân vật này gặp nhau ở Hà Nội bên lề thượng đỉnh Trump-Kim là logic với một luồng dư luận cho rằng phía Hoa Kỳ đã phát ra tín hiệu ưng thuận cho Trọng đến Washington vào mùa hè cùng năm.
“Mình phải như thế nào người ta mới tiếp như thế chứ” – tâm trạng hồ hởi bột phát của Nguyễn Phú Trọng sau khi ông ta được Tổng Thống Mỹ Barak Obama trải thảm đỏ tại Phòng Bầu Dục vào tháng Bảy năm 2015 – đang tràn đầy hy vọng được lặp lại vào năm 2019. Theo đó, quốc gia mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ cần có một cuộc đón tiếp chính thức và cực kỳ tôn trọng dành cho Nguyễn Phú Trọng – người mà giờ đây khác xưa rất nhiều khi không chỉ là tổng bí thư mà dễ bị giới chính khách phương Tây xét nét về vị thế “không chính danh” khi xem xét các nghi thức ngoại giao để đón tiếp, mà đã trở thành chủ tịch nước và suy ra là nguyên thủ quốc gia.
Việt – Mỹ sẽ ‘đào sâu’ những gì?
Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng” và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để “kẻ cướp” dây phần.
Tình hình trục Hà Nội – Washington cho tới nay là rất logic với bầu không khí từ “cầu viện” biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ tháng Bảy năm 2017, khi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải “bỏ của chạy lấy người.” Sau đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính Trị Việt Nam: dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của “đồng chí bốn tốt.”
Kết quả có thể thấy rõ là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis vào tháng Mười Một năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức “Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không” của Cố Vấn An Ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh.
Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump – Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ – Việt’ và cụ thể hóa hơn chương trình một hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ sẽ lồ lộ ở quân cảng Cam Ranh vào nửa cuối năm 2019, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.
Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 – 12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 60 tỷ USD dự kiến khai thác được từ dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam, gấp đến 3 lần con số dự đoán trước đây là 20 tỷ USD) – được xem là giá trị rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước Trung Quốc và tạm ly khai khỏi quỹ đạo của ‘Một vành đai, Một con đường’.
Còn với Trump, là một nhà kinh doanh thực dụng trước khi bước chân vào chính trường, 60 tỷ USD quả là con số hấp dẫn.
Tuy nhiên, toàn bộ tương lai chuyến đi Mỹ của Trọng sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhịp độ phục hồi sức khỏe của ông ta mà không để xảy ra bất kỳ một cú ‘đột quỵ’ nào khác.
Bởi nếu Trọng không thể đi Mỹ vào mùa hè này, chắc chắn Trung Quốc là kẻ hả hê nhất khi Việt Nam sẽ không có cơ hội để bàn với Mỹ về việc hợp tác với Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil về khai thác mỏ Cá Voi Xanh, cũng chưa thể bàn sâu hơn về những nội dung ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Mỹ mà từ đó Việt Nam có thể chính thức tham gia vào khối liên minh quân sự Đông Bắc Á – một khối gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc đối trọng với Trung Quốc tại Biển Đông.
0 comments