Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 21/05/2019

Tuesday, May 21, 2019 6:45:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 21/05/2019

Sau khi cầu Vàm Cống được thông xe,

tài xế phản đối trạm T2 BOT Quốc lộ 91

Nhiều tài xế phản đối Trạm thu phí T2 BOT Quốc lộ 91 vào trưa ngày 21/5 khiến xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài.
Lý do phản đối được đưa ra vì nhiều tài xế không đồng ý mua vé qua trạm bởi theo họ quãng đường đi chỉ chưa đầy 300 mét là tới cầu Vàm Cống mà phải mua vé cho toàn tuyến đường.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm đến 14 giờ chiều, sau khi lực lượng chức năng điều tiết thì lượng xe qua trạm được thông thoáng trở lại.
Tin cũng cho biết, đây là tình trạng chung sau khi cầu Vàm Cống thông xe được 2 ngày.
Theo đó, các tài xế cho biết cầu Vàm Cống giúp việc vận chuyển được tiện lợi và nhanh chóng hơn so với việc phải chờ phà Vàm Cống trước đây.
Tuy nhiên, tài xế chỉ muốn phản đối vị trí đặt trạm T2 BOT Quốc lộ 19 như vậy không hợp lý cho những người chỉ đi từ ngã ba Lộ Tẻ, vào quốc lộ 80 rồi lên cầu Vàm Cống vì tuyến đường như vậy chưa tới 300 mét nhưng họ phải trả cho toàn tuyến, và phí BOT này còn mắc hơn cả vé phà Vàm Cống trước đây.
Cầu Vàm Cống được khởi công xây dựng từ 10/9/2013 bằng vốn vay của chính phủ Hàn Quốc. Dự án được dự kiến hoàn thành trong 4 năm nhưng đã kéo dài đến 6 năm với số tiền đầu tư lên đến 5.700 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết việc kết hợp cầu Vàm Cống với cầu Cao Lãnh và tuyến đường nối hai cầu này góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông miền Tây, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực.
Trạm thu phí đường bộ theo dạng BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) đặt sai vị trí khiến giới tài xế và người dân phản đối như ở trạm T2 BOT Quốc lộ 19 tiếp tục diễn ra.
Theo người trong cuộc thì phải dời trạm về đúng vị trí để thu phí; tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn không đáp ứng yêu cầu đó khiến tình hình tiếp tục căng thẳng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/drivers-protested-at-t2-bot-national-highway-91-05212019081908.html

Hai người biểu tình phản đối luật Đặc khu

bị tuyên thêm án tù

Hai người tham gia đợt biểu tình chống dự luật đặc khu và an ninh mạng hồi tháng 6 năm ngoái tại Phan Rí bị tuyên thêm án tù.
Tin cho biết hai người gồm thanh niên 19 tuổi Đặng Ngọc Tấn và ông Phạm Thanh 32 tuổi cư ngụ tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận bị tòa án tỉnh này vào ngày 21 tháng 5 đưa ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’ theo khoản 4, điều 178 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Tòa tuyên thanh niên Đặng Ngọc Tấn 17 năm tù giam và ông Phạm Thanh 11 năm tù giam. Theo Hội đồng xét xử thì việc đốt cháy xe công vụ và xe ô tô khác là nguy hiểm cho xã hội; không chỉ gây thiệt hại tài sản của Nhà Nước mà còn làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2018 tòa án nhân dân huyện Bắc Bình đã tuyên Thanh niên Đặng Ngọc Tấn 4 năm tù giam và ông Phạm Thanh 4 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’.
Hai người vừa nêu bị cáo buộc tham gia vào đợt biểu tình vào ngày 11 tháng 6 năm ngoái tại tuyến Quốc Lộ 1A đoạn qua khu vực cầu nam, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận thì lực lượng cảnh sát cơ động và chính quyền địa phương có dung loa yêu cầu người biểu tình giải tán để không làm tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên nhiều người trong đó có thanh niên Đặng Ngọc Tấn và ông Phạm Thanh sử dụng gạch, đá, bom xăng tự chế ném vào lực lượng cảnh sát cơ động.
Sau đó nhóm người tiến vào sân của Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khu vực Phan Rí. Thanh nhiên Đặng Ngọc Tấn và ông Phạm Thanh bị cáo buộc đốt cháy 4 xe công vụ và 2 ô tô khác.
Đợt biểu tình nổ ra tại nhiều nơi trên cả nước vào các ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm ngoái được những người tham gia cho biết nhằm phản đối hai dự luật đặc khu hành chính- kinh tế đặc biệt Vân Đồn- Bắc Vân Phong- Phú Quốc và dự luật an ninh mạng.
Lý do mà những người tham gia biểu tinh nêu ra là quan ngại các đặc khu cho thuê 99 năm sẽ rơi vào tay người Trung Quốc. Còn luật an ninh mạng sẽ xiết chặt them quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua dự luật an ninh mạng và luật này bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019. Còn dự luật đặc khu đến nay vẫn chưa được trình Quốc hội. Tin nói dự luật này có thể lùi đến sau năm 2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-protesters-who-burned-police-cars-got-harsh-sentences-05212019085621.html

Tòa phúc thẩm tuyên y án 5 công an

sử dụng nhục hình đánh chết người bị giam giữ

Năm cựu công an sử dụng nhục hình đánh chết người bị tạm giam được tòa án cấp cao y án. Nạn nhân là anh Võ Tấn Minh, 25 tuổi, bị đánh chết trong nhà tạm giữ của Công an thành phố Phan Rang hồi năm 2017.
Tin cho biết Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 mở phiên phúc thẩm vụ án dùng nhục hình đối với 5 nguyên bị cáo nguyên cán bộ, chiến sĩ đội cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Tòa xử y án sơ thẩm tuyên vào ngày 13 tháng 9 năm 2018. 5 người bị tuyên án gồm Ngô Văn Sáng 7 năm tù giam, Trần Đức Lâm 6 năm tù giam, Nguyễn Phạm Việt Hà 6 năm tù giam, Hồ Bá Đồng 5 năm tù giam, Vũ Trọng Trường 3 năm tù giam về tội danh ‘dùng nhục hình’ áp dụng theo khoản 3, điều 298 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi năm 2009.
Tuy nhiên đại diện gia đinh của người bị hại Võ Tấn Minh không chấp nhận bản án sơ thẩm nên làm đơn kháng cáo đề nghị thay đổi tội danh từ ‘dùng nhục hình’ sang ‘giết người’.
Hội đồng xét xử tại phiên phúc thẩm cho rằng các bị cáo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân Võ Tấn Minh nên không có căn cứ để chấp thuận chuyển đổi tội danh.
Tình trạng các điều tra viên sử dụng bạo lực, tra tấn dẫn đến việc người bị tạm giam để điều tra tử vong được cho là thường xảy ra ở Việt Nam.
Thống kê trong năm 2018 có 11 trường hợp nạn nhân chết bất minh trong đồn công an. Bộ Công an cho rằng lý do của những cái chết đó là vì bệnh lý hay tự sát.
Trước Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 11 tháng 3 vừa qua, đại diện Bộ Công An Việt Nam giải trình rằng một trong các nguyên nhân tử vong tại các cơ sở giam giữ của Việt Nam là do ‘phạm nhân day dứt về hành vi phạm tội của họ dẫn đến bi quan mà tự tử.’
Thân nhân của những nạn nhân thì cho rằng người nhà của họ trước khi vào đồn công an vẫn mạnh khỏe, không có biểu hiện gì về tâm thần.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appleal-trial-upholds-sentences-for-policemen-who-used-torture-to-death-for-a-detainee-05212019084316.html

Hàng tấn cá bè chết trên sông La Ngà

Hơn 1000 tấn cá bè trên sông La Ngà chết trắng sau năm ngày mưa lớn kéo dài ở Đồng Nai.
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 21/5 dẫn lời ông Ngô Tấn Tài phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Ông Ngô Tấn Tài cho biết, cá bè trên sông La Ngà tiếp tục chết sau năm ngày xảy ra mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ, tổng số lượng cá chết đến nay lên đến hơn 1000 tấn bao gồm cá lăng, diêu hồng… với hơn 81 hộ dân bị thiệt hại.
Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Đồng Nai cùng với các ban ngành đã lấy mẫu nước và cá chết đem đi xét nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Vào rạng sáng ngày 16/5, sau trận mưa lớn kéo dài nhiều đàn cá nổi chết trắng bè của các hộ dân. Nhiều hộ phát hiện phải vớt cá bán tháo với giá 2000 đồng mỗi kilogram. Chính quyền địa phương thống kê có khoảng 330 tấn cá chết và 16 hộ dân bị thiệt hại.
Hồi năm 2018, hiện tượng cá nuôi lồng bè chết nổi trắng trên sông với số lượng gần 2000 tấn cá chết. Nguyên nhân được phía cơ quan chức năng đưa ra là do mưa lớn khiến lượng oxy trong nước giảm mạnh.
Theo truyền thông trong nước, hiện có khoảng 150 hộ với 500 lồng nuôi cá trên sông La Ngà.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/fish-rearing-in-cages-are-dead-and-lobsters-are-banned-from-import-05212019084737.html

Tòa cấp cao sẽ mở lại phiên phúc thẩm

Vũ “nhôm” vào ngày 27/5

Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình và đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng Thương mại CP Đông Á – DAB hơn 3.600 tỷ đồng sẽ được mở lại vào ngày 27/5/2019.
Truyền thông trong nước trích thông tin từ Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh loan tin vừa nói hôm 21/5/2019.
Theo Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian xét xử dự kiến kéo dài từ ngày 27/5/2019 đến ngày 7/6/2019.
Trước đó, vào ngày 22/4, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Vũ “nhôm” bị hoãn do quá nhiều luật sư và các bị cáo được tại ngoại đã vắng mặt.
Phiên tòa này liên quan vụ ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và Vũ “nhôm”, cùng với 24 bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Ông Phan Văn Anh Vũ, hay còn được biết đến với biệt danh Vũ ’Nhôm’, từng là một thượng tá tình báo Công an. Ông này bị cho thu tóm nhiều đất đai tại thành phố biển Đà Nẵng và Sài Gòn.
Một số quan chức tại Đà Nẵng trong thời gian qua bị bắt vì có liên quan đến những sai phạm của nhân vật Vũ ‘Nhôm’.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-high-court-will-reopen-the-vu-nhom-appeal-on-may-27-05212019090611.html

Tại sao luật Việt Nam

cấm phạm nhân tiếp cận luật sư?

Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi bài tới Diễn đàn BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Tôi mới đọc được cuốn sách có tiêu đề Nhân từ với quỷ dữ, tiêu đề phụ là Bàn về công lý và sự cứu chuộc, tác giả là một luật sư người Mỹ tên là Bryan Stevenson.
Cuốn sách kể sự việc người thật việc thật trong đó vị luật sư đã minh oan cứu sống cho một tử tù đang chờ thi hành án tử hình và đấu tranh cho hàng chục tù nhân khác được giảm án.
Tân Chủ tịch nước có thấu hiểu nỗi lòng luật sư?
VN: Con thuyền ‘không bến’ hay ‘nhiều bến’?
Vụ Hà Văn Nam ‘cần lãnh đạo cấp cao cứu xét’
Theo lời giới thiệu về tác giả thì Bryan Stevenson là giám đốc điều hành văn phòng luật Equal Justice Intiative ở Montgomery, Alabama và là giảng viên luật tại trường Luật, Đại học New York.
Ông đã tranh tụng năm lần trước Tối cao Pháp viện và được ca ngợi trên khắp nước Mỹ vì những nỗ lực chống phân biệt đối xử với người nghèo và người da màu. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng trong đó có Giải thưởng “Thiên tài” của quỹ MacAthur.
Nội dung cuốn sách mô tả cho thấy rất nhiều cuộc làm việc thăm gặp, rất nhiều cuộc gọi điện thoại trực tiếp của những tử tù đã bị kết án nói chuyện với luật sư bên ngoài, ngay cả trước ngày bị thi hành án tử hình.
Những thông tin đó cho thấy luật pháp của Mỹ không hề hạn chế việc tiếp xúc gặp gỡ giữa những phạm nhân đang thi hành án và luật sư pháp lý.
Trong khi đó ở Việt Nam lại khác
Luật thi hành án hình sự năm 2010 đang có hiệu lực không có quy định nào cho phép phạm nhân đang thi hành án được quyền mời luật sư pháp lý.
Điều này dẫn đến thực tế là bị can bị cáo sau khi đã trở thành phạm nhân rồi thì mất luôn mối liên hệ với luật sư bào chữa trước đó, cứ như là họ tự dưng mất luôn quyền có luật sư trợ giúp pháp lý vậy.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến số phận pháp lý của rất nhiều phạm nhân.
Ví như rất nhiều tử tù bị kết án kêu oan mà gia đình mời luật sư kêu oan giúp thì cũng chỉ làm “chay” bên ngoài, vì luật sư ko được vào gặp làm việc với tử tù. Điều này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của việc kêu oan cũng như số phận sống chết của tử tù.
Người thi hành án phạt tù cũng không phải là đã dứt bỏ khỏi cuộc sống bên ngoài, vì họ vẫn còn rất nhiều mối quan hệ pháp lý ràng buộc cần giải quyết, ví như ly hôn, để thừa kế, ủy quyền quản lý công ty… và do vậy họ cần được quyền mời luật sư giúp giải quyết các vấn đề pháp lý.
Hoặc rất nhiều những trường hợp phạm nhân không đồng tình với bản án đã kết tội, họ muốn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xét lại bản án nhưng lại không được tiếp cận luật sư.
Bản thân tôi là luật sư mới đây cũng thất bại trong việc đăng ký làm việc với một thân chủ đang thi hành án phạt tù là ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Ông Thức, 53 tuổi, hiện đang thụ án sang năm thứ 10 của bản án 16 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Mặc dù không nhận tội và liên tục đấu tranh đòi được tự do nhưng hiện tại ông Thức vẫn đang bị giam tại Trại giam số 6 của Bộ công an nằm ở tỉnh Nghệ An.
Năm 2015 Quốc hội đã ban hành Bộ luật hình sự mới đã sửa đổi tội danh về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Ông Thức hiện đang thụ án 16 năm tù
Điều luật mới đã bổ sung thêm quy định về hành vi chuẩn bị phạm tội chịu mức hình phạt 5 năm tù, nhẹ hơn nhiều so với luật cũ không phân biệt hành vi chuẩn bị với hành vi đã thực hiện đều chịu mức án nặng như nhau.
Nhận thấy điểm mới của luật có lợi, ông Thức căn cứ vào đó đòi hỏi trả tự do và gia đình cũng mời luật sư cho ông Thức.
Không được gặp
Việc luật mới có sửa đổi tội danh về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đó là sự thật.
Và điểm mới của luật đã tạo ra một tình huống pháp lý mới có tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của phạm nhân, do vậy cần được giải quyết để đảm bảo quyền lợi công bằng, thì đây là lẽ phải cần được thừa nhận.
Sự thật và lẽ phải là như thế, nhu cầu có luật sư pháp lý để giải quyết sự vụ phát sinh là chính đáng, nhưng rà soát toàn bộ hệ thống các quy định pháp luật hiện tại thì không có quy định nào cho phép người đang thi hành án phạt tù được gặp làm việc với luật sư.
Thay vào đó Luật thi hành án hình sự chỉ quy định một nội dung chung chung trao quyền tùy nghi cho trại giam là.
‘Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác (ngoài người thân) có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết’.
Đó là quy định khả dĩ luật sư có thể vận dụng cho việc thăm gặp nhưng sau khi gửi văn bản đến trại giam đăng ký trước và ngay cả khi tìm đến trại trực tiếp thì luật sư cũng đều bị từ chối không cho gặp.
Luật mới đang sửa
Phạm nhân rõ ràng là những người đang gặp phải vấn đề về pháp lý và nhu cầu nhận được sự trợ giúp pháp lý của họ cao hơn những người dân bình thường, vậy nhưng trong khi người dân bình thường không bị hạn chế tiếp cận với dịch vụ pháp lý của luật sư thì phạm nhân lại bị cản trở.
Hiện nay Luật thi hành án hình sự đang được sửa đổi và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 7 khóa 14 đang diễn ra.
Điều đáng tiếc là trong dự thảo luật mới cũng không có quy định nào cho phép phạm nhân được quyền có luật sư pháp lý.
QH VN muốn cùng Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp mỗi nước trong sạch, vững mạnh, công bằng, dân chủ, nghiêm minhChủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi gặp Viện trưởng Viện Công tố tối cao Hàn Quốc Moon Moo-il đầu 2019
Thay vào đó dự thảo quy định ‘Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ’.
Đây cũng lại là một quy định có tính chất tù mù không rõ ràng kiểu như quy định về sự thăm gặp của cá nhân, tổ chức, nhân thân khác như luật cũ đã nêu.
Với tình trạng lạm quyền và không gian áp dụng điều luật thiếu sự giám sát kiểm soát, những quy định như vậy là không đủ đảm bảo cho phạm nhân được quyền có luật sư.
Trong khi quyền có luật sư là một thứ quyền căn cơ quan trọng, cái quyền sẽ giúp bảo hộ cho các quyền còn lại, cái quyền sẽ giúp phạm nhân đòi hỏi được thực hiện đầy đủ tất cả các quyền khác, cái quyền sẽ giúp tháo gỡ cứu chữa cho số phận pháp lý của họ, thì lại không có.
Theo đó phạm nhân ở Việt Nam hiện nay đang bị mất quyền được có luật sư, mất đi khả năng được tiếp cận công lý.
Quốc hội đang họp cần bổ sung thêm quyền cho phạm nhân được mời luật sư pháp lý trong dự luật thi hành án hình sự lần này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48341259

Quanh phát ngôn của LM Nguyễn Ngọc Bích

về Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Ben NgôBBC Tiếng Việt
21 tháng 5 2019
BBC ghi nhận những ý kiến phản hồi phát ngôn của Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích từ những người theo sát biến động của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thời gian qua.
Bài trả lời phỏng vấn của Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích trên BBC về việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn bị thuyên chuyển, và phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này bị dẹp, gây tranh cãi trên mạng xã hội những ngày qua.
Quanh vụ LM Lê Ngọc Thanh ‘rời khỏi Sài Gòn’
Báo QĐND nói về ‘lợi dụng tôn giáo kích động’
Quanh việc ‘đại tu’ Nhà thờ Bùi Chu
Trả lời BBC sau khi một số blogger chỉ trích và cáo buộc việc một số linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn “bị thuyên chuyển khắp nơi, phòng Công lý & Hòa bình của nhà dòng này bị xóa sổ, chương trình tri ân thương phế binh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa có thể bị dẹp, chính quyền chi phối hệ thống nhà thờ…”, linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói:
“Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các dòng tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các đức giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển của nhà dòng,” Linh mục Joseph Nguyễn Ngọc Bích nói trong cuộc phỏng vấn.
Ông cũng cho biết thêm: “Phòng Công Lý Hòa Bình ở Sài Gòn trực thuộc Tu Viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha bề trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin trên mạng xã hội về việc này là không đúng sự thật.”
‘Đáng hoan nghênh’
Hôm 20/5, Facebooker Ann Đỗ nói với BBC: “Tôi có đọc một số post của các blogger đã từng hoạt động trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, về mặt logic chính trị thì chúng ta có thể hiểu suy tư của họ.”
“Trong một tổ chức chính trị, nếu nhân sự bị thuyên chuyển công tác có nghĩa họ có quyền nghi ngờ nhân vật đó có dính phốt gì đó, hay có sự tác động chính trị mà nhân vật đó bị ”điều” đi chỗ khác, nhằm giảm sự ảnh hưởng hay hạn chế khả năng làm việc của người đó trong tổ chức cũ.”
“Nhưng Giáo hội không phải là một tổ chức chính trị mà có luân lý riêng, cấu trúc riêng, học thuyết riêng. Khi quan tâm, đánh giá Giáo hội chúng ta cần đặt địa vị mình ở vị trí của Giáo hội, không lấy cái này để phán xét cái kia. Linh mục Bích đã giải thích cho công luận biết qua bài phỏng vấn của BBC, điều đó rất đáng hoan nghênh.”
“Vì ít nhất, để giáo dân hiểu thêm về cấu trúc quản lý của các phòng ban lẫn tu viện, giám tỉnh… mà những thứ này người ngoài rất mù mờ. Cũng như qua đó, giáo dân lẫn công luận hiểu hơn về đạo Công giáo, về chức sắc trong Giáo hội, vai trò của các linh mục trong sứ mệnh xây dựng Đức Tin, rao giảng lời Chúa.”
“Tôi hy vọng rằng, nếu ai đó muốn phản biện Đức giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích, hãy đứng trên đôi chân của ngài. Nói về cái lý thì phải là cái lý trên nền tảng sứ vụ của tông đồ, để tránh tình trạng ”ông nói gà bà nói vịt”, dẫn đến cãi nhau, đến bất hòa, và tạo những thế đối lập không cần thiết.”
Thỉnh cầu Vatican ‘minh xét’ về cựu TGM Kiệt
Linh mục Thái Hà bị cấm xuất cảnh
Linh mục Thục ‘không được xuất cảnh’
Biểu tình hôm 5/3 ‘không như mong đợi’
‘Làm đẹp lòng nhà cầm quyền’
Cũng trong hôm 20/5, nhà báo tự do Teresa Avila Sương Quỳnh bình luận với BBC:
“Khi đọc phát biểu của Linh mục Bích trên BBC, tôi rất buồn lòng cho công giáo của Việt Nam. Lâu nay, rất ít các linh mục chọn đứng cạnh dân oan hay giáo dân bị cướp đất, cướp nhà hay bị đàn áp về đức tin.”
“Hầu như các linh mục chọn im lặng hay thỏa hiệp, ủng hộ nhà cầm quyền. Lời phát biểu của Linh mục Bích về vụ Vườn rau Lộc Hưng cho thấy sự vô cảm của cha bề trên đối với giáo dân cũng như bàng quan với những linh mục khác đang giúp đỡ cho bà con ở đó.”
“Dưới chế độ cộng sản trị, tôn giáo nói chung đều bị dưới sự áp đặt của nhà cầm quyền. Ít vị linh mục dám lên tiếng trước hiện trạng đất nước cũng như sự bức hại đối với Công giáo. Ví dụ như chiếm các cơ sở của giáo hội cũng im lặng. Theo như tôi hiểu, Vườn rau Lộc Hưng cũng là đất của giáo hội đấy chứ, có văn bản từ thời Pháp thuộc vậy mà các cha bề trên vẫn im lặng để cho nhà cầm quyền chiếm đất, chiếm nhà thờ.”
“Theo tôi, đó là những người vô cảm với tình hình đất nước cũng như xã hội, hoặc đó là những người để nỗi sợ vượt lên trên Đức Tin. Nếu thực sự tin vào Thiên Chúa và phó thác cho ngài thì người đó tự do hoàn toàn. Tôi sợ rằng Linh mục Bích đang làm đẹp lòng nhà cầm quyền hơn làm đẹp lòng Chúa, tức là phải làm trọn bổn phận của vị mục tử chăm lo cho đàn chiên.”
“Ví dụ như lời phát biểu về Vườn rau Lộc Hưng, Linh mục Bích nói rằng một số vị linh mục nhìn thấy và ra tay giúp đỡ giáo dân kêu oan và như vậy là làm phù hợp với Tin Mừng. Vậy tại sao cha bề trên không làm như các quý cha kia? Mà có vẻ người ta thấy những việc cha làm đang phù hợp với ý của chính quyền.”
“Các cha bề trên còn để nỗi sợ và thờ ơ với nỗi oan ức của giáo dân thì không làm tròn bổn phận. Cha thờ ơ với yêu thương và bác ái thì đâu phải là người đi rao giảng tin mừng. Một khi linh mục đã đóng yêu thương trong lòng thì mọi sự rao giảng giáo lý đều chỉ là lời sáo rỗng.”
‘Lờ mờ nhìn ra vấn đề’
Cùng ngày, blogger Phạm Thanh Nghiên, người từng sống ở Vườn rau Lộc Hưng, nói với BBC: “Tôi xin phép không bình luận về các nội dung mà Linh mục Bích trả lời trong bài phỏng vấn của quý đài.”
“Nhưng từ góc độ một người quan sát, hoạt động xã hội và từng tham gia một số chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, tôi nghĩ rằng sau này khó có ai, dù là tổ chức hay hội nhóm nào có thể làm tốt công việc này hơn văn phòng Công lý & Hòa bình. Trong 6 năm, từ con số ban đầu là hơn 100 thương phế binh, mà nay, văn phòng đã chăm lo, giúp đỡ cho khoảng 7.000 ông. Đó quả là một công việc phi thường.”
“Không chỉ là công việc liên quan đến thương phế binh, mà văn phòng này còn giúp cho dân oan, tù nhân lương tâm và đồng hành cùng một số hoạt động bảo vệ nhân quyền khác nữa. Chỉ một vài vị linh mục, một số tình nguyện viên không được đào tạo chuyên nghiệp mà “cõng” một khối công việc khổng lồ. Đó là chưa kể đến uy tín mà văn phòng này đã tạo dựng được. Từ khi thành lập văn phòng cho tới khi buộc phải đóng cửa, có thể nói là họ chưa để xảy ra những sai lầm, những sự cố đáng chê trách nào.”
“Trong bối cảnh hiện nay, nhiều người nhất là giáo dân tỏ ra lo ngại rằng Giáo hội Công giáo ngày càng bị nhà cầm quyền chi phối. Điều này đang diễn ra tại Trung Quốc rồi. Phật Giáo cũng vậy, lệ thuộc vào nhà cầm quyền lâu rồi. Nhìn các biến động quanh Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn những ngày qua, người ta đã lờ mờ nhìn ra vấn đề rồi.”
“Chưa kể các vụ “thuyên chuyển” trước đó trong nhà dòng, hay với các linh mục khác như trường hợp cha Nguyễn Duy Tân chẳng hạn. Có nhiều “thay đổi” có lợi cho phía Nhà nước không tiện nói. Họ đều là các linh mục dám dấn thân bảo vệ Giáo hội khỏi sự ác, sự dữ, can đảm lên tiếng đấu tranh chống bất công, chống sự vi phạm nhân quyền trên đất nước này.”
“Dường như Nhà nước đang bằng mọi cách để thao túng Giáo hội. Nhưng họ có thành công hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ chính lòng can đảm của các vị linh mục cho đến các giáo dân. Nhưng đó không phải là tất cả, cái chính còn phụ thuộc vào ý của Thiên Chúa.”
“Là một người Công giáo, tôi luôn cầu nguyện và tin rằng, đây chỉ là những thử thách và Chúa có chương trình riêng của ngài để bảo vệ Giáo hội.”
Một số ý kiến khác trên Facebook BBC Tiếng Việt
Bạn đọc Ngoc Thao: “Đạo thì ra đạo. Liên quan đến chính trị làm gì. Nhân danh chúa châm ngòi, giật dây… cứ như đạo Phật dạy người sống tốt, hiếu thảo cha mẹ, ghi nhớ công ơn có phải tốt hơn không?”
Bạn đọc Trần Lượng: ”Việc luân chuyển các cha là chuyện bình thường mỗi giáo phân. Giáo phận tôi cứ ba hoặc 5 năm luân chuyển. Có sao đâu. Làm sao cứ ầm ầm lên.”
Bạn đọc Ying Ying: ”Những linh mục và những người đấu tranh cho dân oan, cho người nghèo đều bị đẩy đi Chỉ có những người không có não mới không hiểu vì sao.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48333439

Tăng đoàn của Giáo hội Phật giáo Thống Nhất

gửi thông điệp đến nhà cầm quyền Việt Nam

Tuấn Khanh
Nhân mùa Phật Đản 2019, Phật Lịch 2563, đại diện của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Thống Nhất đã phát đi thông điệp, gồm 5 điểm chính đến nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Đại lễ đã diễn ra tại chùa Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào đêm 18-5-2019, nhằm 14 tháng Tư âm lịch với sự chứng kiến của đông đảo tín hữu đến tham dự.
Dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Vĩnh Phước, Phó Tổng vụ trưởng tổng Vụ Cư sĩ Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), đại lễ đã diễn ra trang nghiêm với lòng hướng Phật, cũng như thành tâm phát nguyện lên tiếng cho đất nước, dân tộc hôm nay, với 5 điểm sau đây:
An ninh quốc phòng và vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải đang bị uy hiếp, phải nhờ vào sức mạnh toàn quân, toàn dân mới có thể đương đầu.
Hãy trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm, họ chỉ vì yêu Tổ quốc và lên tiếng đòi công bằng cho người dân mà bị tù đày, lao lý.
Hãy phổ biến ý thức, đặt sự sống còn của Tổ quốc và dân tộc lên trên mọi ý thức hệ cục bộ Xã hội chủ nghĩa. Tôn trọng ý kiến trung thực, xây dựng của nhân dân.
Can đảm và cấp thời cải tổ thể chế chính trị sâu rộng, từ thể chế độc đảng, sang thể chế chính trị đa đảng, đa nguyên, tam quyền phân lập, để toàn dân và các thành phần dân tộc có thể tham gia, cùng chung sức cứu nguy Tổ quốc.
Hãy về với dân để sống an vui, hạnh phúc với gia đình. Xa dân, ghét dân thì chết, cửa nhà tan nát, tài sản bị tịch thu, trưng dụng.
Trong diễn văn tại đại lễ, hòa thượng Thích Vĩnh Phước có nhắc đến thông bạch của Đức Thượng Thủ Thích Thiện Hạnh kêu gọi đến tất cả những Phật tử Việt Nam rằng “Phật giáo có mặt trên quê hương Việt Nam đã hơn hai nghìn năm lịch sử truyền thừa và phát triển, mà Tăng đoàn GHPGVNTN là biểu tượng lịch sử truyền thừa, mục tiêu duy nhất, tạo dựng an lạc, hạnh phúc đích thực cho nhân loại, chúng sinh. Trong quá trình lịch sử dài lâu, giáo lý Đức Phật đã thấm sâu, in đậm vào đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân tộc, gắn bó cùng dân tộc qua mọi thăng trầm, vinh nhục của Tổ quốc”.  Chính vì vậy, thăng trầm của dân tộc và đất nước, người Phật tử chân chính không thể bàng quan, mũ ni che tai, không thể an phận lo riêng cho đời mình.
Tại buổi lễ, lời của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN có đoạn: “Trong hiện tình của đất nước hiện tại, với những tà tín tà ngụy mê hoặc nhân tâm, với những tranh chấp quyền lợi kinh tế, chính trị, có nguy cơ dẫn đại khối dân tộc đến những thiên tai nhân họa khôn lường, khiến cho lòng người điên đảo, nhân tâm ly tán; trong hiện tình đó, một phần các cộng đồng đệ tử Phật tự biến thái để trở thành công cụ thống trị của thế gian, đuổi bắt những giá trị kinh tế và xã hội thấp hèn, phần khác tương tranh nội bộ vì những giá trị phù phiếm, vì những địa vị hư ảo không có thực, khiến cho những người chưa có tín tâm thì không thể thấy nơi đây có giá trị thiết thực để khởi tín tâm, và những người đã có tín tâm thì bị mất hướng và thoái thất”.
Được biết, không chỉ riêng chùa Phước Bửu, mà hầu hết các cơ sở của GHPGVNTN còn hoạt động ở khắp Việt Nam, cũng như các tăng ni, Phật tử có liên quan, cũng đều truyền đi thông điệp 5 điểm và lời của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trong mùa Phật đản 2019.
Ngay lúc diễn văn của hòa thượng Thích Vĩnh Phước chưa kết thúc, khắp trong viên chùa Phước Bửu đã xuất hiện hàng chục an ninh thường phục với sự căng thẳng, thăm dò lẫn khiêu khích. Tuy vậy, đại lễ đã diễn ra trọn vẹn. Suốt hơn 3 giờ đồng hồ (từ 7g30 cho đến hơn 10g30 tối) không khí đông đúc và oi bức của tháng 5, đã không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Phía đại diện của Tăng đoàn GHPGVNTN cũng ghi nhận thiện chí của nhà cầm quyền CSVN về việc tôn trọng toàn bộ tiến trình của đại lễ.
Được biết, cũng trong ngày 18-5, chùa Phước Bửu cũng đã phát đi hàng trăm phần quà cho người nghèo trong vùng và đặc biệt chuyển đến cho các gia đình tù nhân lương tâm, hay những người đang bị nhà cầm quyền cầm giữ không theo luật pháp như gia đình của tù nhân Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Ngọc Ánh, Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng, Trần Phương… “Phụng sự chúng sanh theo lời Đức Phật, không chỉ riêng cho người nghèo khó, mà còn phải nghĩ đến và đứng cùng cả những người yêu nước đang lâm hoạn nạn. Đó là những con người cao quý vì biết đặt quyền lợi của tổ quốc, dân tộc lên trên quyền lợi nhỏ bé của bản thân”, hòa thượng Thích Vĩnh Phước gửi lời đến từng gia đình như vậy.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/unified-buddhism-church-message-to-the-government-05202019112723.html

Việt Nam: Đảng muốn điều tra

và xử các đại án ‘đúng tiến độ’

Thường trực Ban bí thư thay Tổng bí thư chủ trì cuộc họp phòng chống tham nhũng.
Tin cho hay ông Trần Quốc Vượng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp hôm 21/5 tại Hà Nội.
Truyền thông trong nước cho hay cuộc họp nhấn mạnh nhu cầu “hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo “Kế hoạch của Ban Chỉ đạo”.
Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trình bày tại cuộc họp nói đã kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật “nhiều cán bộ cấp cao” có sai phạm liên quan đến tham nhũng kinh tế và được “nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao”.
“….Phấn đấu từ nay đến hết năm 2019, kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc,” trang web ban Nội chính đưa tin về phiên họp lần này”.
Được biết cuộc họp này nói việc “tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm” 8 vụ án được mô tả là nghiêm trọng, phức tạp”.
Các vụ án được mô tả là “dư luận xã hội quan tâm trong năm nay” liên quan tới Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty Hải Thành, Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Ngân hàng Phương Nam, Sabeco, thất thoát lãng phí đất đai Đà Nẵng và dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, Tp HCM.
Ông Tất Thành Cang sắp vào ‘lò’ TBT Trọng?
Nguyễn Phú Trọng: ‘Người đốt lò vĩ đại’
‘Lò vẫn cháy’ trong một tháng TBT Trọng vắng mặt
‘Vẫn cần phải làm cho cái lò nóng lên’
Được biết cuộc họp này là cũng là để để “biểu dương, thảo luận, và cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 15 đến nay”.
Phiên họp thứ 15 do Tổng bí thư Trọng chủ trì hồi tháng 1/2019 đưa ra mục tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ (Đại hội 12) xây dựng cơ chế phòng ngừa để “không thể tham nhũng” và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”.
Phiên họp đó cũng nhắc tới nỗ lực chống tham nhũng “không có vùng cấm” trong khi tăng cường điều được mô tả là “chống suy thoái, tự diễn biến và tự chuyển hóa”.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng với 17 thành viên với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Tuy nhiên sự vắng mặt của ông Trọng trong hôm 21/05 và hôm 19/5, khi người ta không thấy ông có mặt trong đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy dường như ông chưa được khỏe hẳn.
Phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của ĐCSVN hôm 16/05 ở Hà Nội, Ông Trọng nhấn mạnh về yếu tố luật pháp và con người trong nỗ lực chống tham nhũng.
“Sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ, con người, phương thức, lề lối làm việc, chế độ chính sách, luật pháp.
“Trị nước bằng luật pháp, cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực thế mới chống được tham nhũng. Đây cũng là sơ hở đẻ ra tiêu cực, tham nhũng, hư hỏng, rồi đảng xuống cấp”.
Tám đại án dự kiến xử tại Việt Nam năm 2019
- Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây gậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Hải Thành;
- Vụ án “Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty viễn thông Mobifone;
- Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ;
- Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam;
- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng;
- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu nước giải khát (Sabeco);
- Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48356871

Chống tham nhũng:

Vươn vai là hơn… Thánh Gióng!

Lý do chính khiến Thánh Gióng – cách mà giới bình dân tại Việt Nam gọi Phù Đổng Thiên Vương, một nhân vật trong huyền sử Việt Nam, đến giờ vẫn còn được rất nhiều người thờ phụng và cùng với ba nhân vật huyền sử khác (Tản Viên Sơn Thần, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa) hợp thành Tứ Bất tử của tín ngưỡng dân gian – là vì được xem như từ Trời xuống trần làm người, suốt ba năm đầu đời không nói, không cười, mãi tới khi quốc gia lâm nguy mới mở miệng xin roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt, rồi ăn không ngừng và vươn vai trở thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận dẹp giặc…
Nếu đem cuộc đời và sự nghiệp mang tính huyền thoại của Thánh Gióng so với một vài báo cáo về kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế mà một số đoàn kiểm tra do Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng – chống tham nhũng (BCĐ TƯ về PCTN) thành lập, mới công bố trong tuần vừa qua, ắt sẽ thấy đã tới lúc, Thánh Gióng phải nhường bước cho hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam…
***
Theo hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam, trong “Dự thảo Báo cáo Kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”, mà Đoàn Kiểm tra số 1 của BCĐ TƯ về PCTN, công bố hồi cuối tuần vừa qua, cho biết, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Việt Nam (Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng – kinh tế, Cơ quan An ninh điều tra) đã khởi tố, thụ lý 242 vụ tham nhũng, kinh tế. Qua đó thu hồi ít nhất 21.046 tỉ đồng, 3,9 triệu Mỹ kim, chưa kể số bất động sản là nhà, đất,… số động sản là tài khoản, sắt thép,… trị gía hàng trăm ngàn tỉ đồng nữa đã bị tịch thu, tạm giữ, phong tỏa. Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, kiêm Trưởng đoàn, hoan hỉ bảo rằng: Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt đã đạt được những kết quả tích cực (1).
Trước đó vài ngày, một Đoàn Kiểm tra khác cũng do BCĐ TƯ về PCTN thành lập, loan báo, kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho thấy, từ năm 2013 đến tháng 9 năm 2018, số tiền mà các tổ chức tín dụng làm thất thoát, bị chiếm đoạt lên tới 62.000 tỷ đồng, 18,52 triệu Mỹ kim và chỉ thu hồi được hơn 10.000 tỉ đồng, 10 triệu Mỹ kim. Khác với Đoàn Kiểm tra số 1 do ông Tô Lâm làm Trưởng đoàn, ông Phan Đình Trạc, Trưởng đoàn kiểm tra tại Ngân hàng Nhà nước nhận định, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan tới tham nhũng, kinh tế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế, nhiều vụ kéo dài từ trước năm 2013 đến nay chưa được chỉ đạo giải quyết dứt điểm (2).
Cho dù hai ông lãnh đạo hai Đoàn kiểm tra do BCĐ TƯ về PCTN thành lập, có thái độ và nhận định khác hẳn nhau về việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án liên quan tới tham nhũng, kinh tế nhưng mâu thuẫn ấy (ông Tô Lâm rất lạc quan, ông Phan Đình Trạc thì không hài lòng) chưa phải là điều đáng chú ý nhất. Điểm đáng chú ý nhât nằm ở các con số liên quan đến tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan tới tham nhũng, kinh tế mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam đã thu hồi được.
Cách nay khoảng 18 tháng, tại kỳ họp cuối cùng của năm 2017, Quốc hội Việt Nam từng công bố một thống kê, theo đó, trong mười năm, từ 2006 đến 2016, tham nhũng gây ra thiệt hại khoảng 60.000 tỉ và 400 héc ta đất nhưng chỉ thu hồi được khoảng 4.676 tỉ và 216 héc ta đất, hiệu quả chỉ xấp xỉ 10% (3). Một năm sau, hồi cuối tháng giêng vừa qua, tại phiên họp thứ 15 của BCĐ TƯ về PCTN, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước, kiêm lãnh đạo BCĐ TƯ về PCTN, tuyên bố, chỉ trong năm 2018 đã thu hồi 33.000 tỉ bị thất thoát, tham nhũng, hiệu quả tương đương 30% (4).
So kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, tham nhũng trong mười năm mà Quốc hội Việt Nam loan báo hồi cuối năm 2017, với kết qủa thu hồi tài sản bị thất thoát, tham nhũng trong một năm (2018) mà ông Trọng công bố hồi đầu 2019, có thể thấy hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát, tham nhũng của năm 2018 gấp… bảy lần hiệu quả của mười năm trước đó! Thánh Gióng cần tới ba năm để vươn vai trở thành tráng sĩ ra trận diệt giặc, còn BCĐ TƯ về PCTN chỉ cần một năm là có thể xoay chuyển tình thế trong công cuộc chống tham nhũng một cách ngoạn mục như vậy?
Chưa hết, BCĐ TƯ về PCTN có tới bảy đoàn kiểm tra (5), chỉ cộng kết quả thu hồi bị thất thoát, chiếm đoạt mà hai đoàn thống kê, con số sẽ là 31.000 tỉ đồng và 13 triệu Mỹ kim (khoảng 300 tỉ nữa). Số tài sản thu hồi được rõ ràng không phải là nhỏ, thiên hạ chỉ không biết những con số này được thống kê từ thời điểm nào: Từ năm 2013 đến tháng 9 năm 2018 như Đoàn kiểm tra do ông Phạm Đình Trạc làm Trưởng đoàn tập hợp hay từ… hư vô (vì không xác định thời điểm khởi đầu) đến hiện nay do Đoàn Kiểm tra số 1 do ông Tô Lâm làm Trưởng đoàn tập hợp?
Nếu “Dự thảo Báo cáo Kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế” của Đoàn Kiểm tra số 1 là hoàn toàn chính xác, do dự thảo không xác định thời gian, đành phải suy đoán đó là kết quả từ đầu năm đến nay. Chẳng lẽ chỉ từ đầu năm đến nay, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã khởi tố, thụ lý 242 vụ tham nhũng, kinh tế. Qua đó thu hồi ít nhất 21.046 tỉ đồng, 3,9 triệu Mỹ kim, chưa kể số bất động sản là nhà, đất,… số động sản là tài khoản, sắt thép,… trị gía hàng trăm ngàn tỉ đồng nữa đã bị tịch thu, tạm giữ, phong tỏa? Tài thế? Án đâu?
Chỉ cần liếc qua báo cáo của hai Đoàn Kiểm tra thuộc BCĐ TƯ về PCTN là có thể thấy ngay, đoàn nào cũng kiểm tra các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, vậy thì kết quả mà hai đoàn này đã công bố và năm đoàn khác sẽ công bố có giẫm đạp nhau không? Nếu có và chắc là có thì số liệu còn khả tín không? Không và chắc là không thì có tổ chức kiểm tra hoạt động và kết quả của bảy… Đoàn Kiểm tra không? Kiểm tra như thế thì kiểm tra làm gì và chi phí cho cả bảy đoàn suốt từ 2016 tới nay có lãng phí không? Lãng phí là một trong những yếu tố cấu thành tệ nạn tham nhũng, có truy cứu trách nhiệm của BCĐ TƯ về PCTN không?
***
BCĐ TƯ về PCTN được Bộ Chính trị đảng CSVN thành lập vào đầu năm 2013. Từ đó đến nay, có bao nhiêu “đại án” mà các bị can bị khởi tố rồi bị truy tố và bị kết án vì “tham ô”, “nhận hối lộ”, phải lãnh nhận mức án tương xứng với hình phạt mà Luật Hình sự đã đặt định cho hai tội này (bị phạt tù từ chung thân đến tử hình)?
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự vì “cố ý làm trái”, “thiếu trách nhiệm”, “lạm quyền khi thi hành công vụ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”, “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”,… thì làm sao tịch thu, sung công tài sản do phạm tội mà có?
Lúc nào BCĐ TƯ về PCTN mới tự cảm thấy hổ thẹn vì lần nào, sau khi tổng hợp ý kiến của cử tri trước các kỳ họp Quốc hội, báo cáo mà Ủy ban Trung ương của Mặt trận Tổ quốc gửi cho Quốc hội cũng ghi nhận, cử tri phàn nàn: Việc thu hồi tài sản bị tham nhũng còn rất hạn chế. Tình trạng ‘nhũng nhiễu’ chưa được khắc phục (6) – để thôi khoe “công cuộc chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực”?
Chú thích
(1) http://ndh.vn/bo-cong-an-thu-hoi-hang-chuc-nghin-ty-dong-tu-cac-vu-an-tham-nhung-20190518084551850p145c151.news
(2) http://ndh.vn/xu-ly-dut-diem-an-tham-nhung-ton-dong-keo-dai-trong-linh-vuc-tin-dung-ngan-hang-20190516113832176p4c149.news
(3) https://news.zing.vn/tham-nhung-gay-thiet-hai-gan-60000-ty-chi-thu-hoi-duoc-hon-4500-ty-post797699.html
(4) https://thanhnien.vn/thoi-su/chong-tham-nhung-nam-2018-thu-hoi-tren-33000-ti-dong-dat-ty-le-tren-30-1045584.html
(5) https://dantri.com.vn/chinh-tri/lap-7-doan-cong-tac-kiem-tra-cac-vu-an-tham-nhung-kinh-te-nghiem-trong-20160526152409328.htm
(6) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/chay-chuc-chay-quyen-van-ton-tai-ma-it-duoc-phat-hien-va-xu-ly-1413121.tpo
https://www.voatiengviet.com/a/chong-tham-nhung-vuon-vai-thanh-giong/4925056.html

BOT: Nắm đấm và xôi

Trân Văn
Người Việt thường dùng thành ngữ “chịu đấm ăn xôi” để chỉ những kẻ trâng tráo, chấp nhận bị khinh ghét để thủ lợi. Không chỉ chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, Bộ Giao thông – Vận tải mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam tiếp tục “chịu đấm, ăn xôi”,…
***
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán tám dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT và 7/8 dự án từ Bắc vào Nam đều có vấn đề (1):
a/ Không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư mà chỉ định nhà đầu tư. Cũng vì vậy, lẽ ra BOT là cách để tận dụng vốn riêng của nhà đầu tư trong việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông thì lại giao đủ loại “đầu heo” cho nhà đầu tư “nấu cháo”: Có loại “đầu heo” là tiền chính phủ đứng ra vay của bá tánh bằng cách bán trái phiếu rồi giao cho các nhà đầu tư. Có loại “đầu heo” là mồ hôi, nước mắt của dân lành, được nhà đầu tư chắt lọc qua các trạm thu phí bỏ vào, rồi gọi đó là “bổ sung vốn chủ sở hữu”. Do vậy, có thể gọi loại “đầu heo” thứ hai này là phương thức lấy mỡ dân lành rán chính họ!
b/ Tính toán, phê duyệt sai đủ thứ, từ tổng mức đầu tư đến sai khối lượng, sai đơn giá và sai nhiều thứ mà KTNN ngại liệt kê nên gọi chung là… “sai khác”. Nhờ vậy, nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT được thu phí dài hơn, với mức phí cao hơn. KTNN kiến nghị giảm 1.059 tỉ đồng trước đó đã được xác định là giá trị của 7/8 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, giảm đi 16 năm 2 tháng được phép thu phí của 7/8 dự án này. Có một điểm đáng ngạc nhiên là KTNN tiếp tục làm ngơ, không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai!
Với (a) chẳng lẽ những cá nhân không tổ chức đấu thầu để chọn nhà đầu tư, thản nhiên chỉ định những nhà đầu tư không đủ năng lực mà luật đã định, không vi phạm điều 222 Luật Hình sự. Những cá nhân quyết định giao nguồn tiền do chính phủ đứng ra vay thông qua bán trái phiếu, vi phạm Nghị quyết số 65/2013/QH13 mà Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2013, cũng không phạm tội nào hết? Tương tự, những cá nhân cho nhà đầu tư lấy mỡ dân lành rán chính họ – thu phí để “bổ sung vốn chủ sỡ hữu” – là hoàn toàn… thiện lành, thành ra không phạm tội nào cả?
Còn với (b), thôi thì KTNN không màng đến trong nhà – “lợi ích của nhà nước”, không quan tâm “bảo vệ trật tự pháp luật” cho dù rõ ràng các bên có liên quan cố tình sai đủ thứ, song chẳng lẽ dân rên như bọng, KTNN nhẫn tâm lờ đi, không đếm xỉa đến tiền bạc của dân lành mà cả hiến pháp lẫn luật pháp cam kết bảo vệ. Khi mức phí, thời hạn thu phí vượt xa mức hợp lý, các trạm thu phí BOT trở thành yếu tố làm vật giá tăng vọt, dân lành chia nhau lãnh đủ, chẳng lẽ những cá nhân dính líu đến tính toán sai, phê duyệt sai không phạm tội nào trong chương dành cho các tội xâm phạm quyền sở hữu trong Luật hình sự?
Đây không phải là lần đầu tiên KTNN nói riêng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam nói chung hành xử kỳ quái như thế.
Năm 2016, sau khi kiểm toán 21 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT, KTNN từng phát giác những vấn đề y hệt như vừa kể và kiến nghị giảm 1.150 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 21 dự án này, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 21 dự án, cộng chung là 107 năm.
Năm 2017, sau khi kiểm toán thêm 40 dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT khác, KTNN tiếp tục xác định, những vấn nạn cũng chẳng khác gì những vấn nạn mà cơ quan này công bố năm 2016 và kiến nghị giảm 1,460 tỉ đồng trước đó đã được giới hữu trách công nhận là giá trị của 40 dự án được kiểm toán, đồng thời kiến nghị giảm thời hạn được phép thu phí của 40 dự án, cộng chung là… 120 năm (3).
Sau đó thì sao? Vấn nạn BOT vẫn thế! Không có ai bị truy cứu trách nhiệm và không có bất kỳ chuyển biến nào! Thậm chí những người phản kháng hoạt động của các trạm thu phí BOT đã được giới hữu trách xác định là đặt sai vị trí và đề nghị dẹp bỏ song vẫn ngang nhiên tổ chức thu phí, còn bị tống giam, chờ ngày ra tòa như Hà Văn Nam (4), bị đánh vỡ mặt như mới xảy ra ở trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài (5).
Nếu xem KTNN như phẫu thuật viên, ba lần tổ chức kiểm toán các dự án hạ tầng giao thông được đầu tư theo hình thức BOT suốt từ 2016 đến nay giống như ba ca phẫu thuật thì ca nào, phẫu thuật viên cũng chỉ rạch các khối u để ai cũng thấy bên trong bầy nhầy, hôi thối,
nguy hại cho cơ thể quốc gia ra sao rồi để đó, không làm sạch dù dân chúng vật nài xin điều trị.
***
Cuối tuần trước, Việt Nam tổ chức khánh thành cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu. Vốn xây dựng cây cầu dài 2.970 mét, rộng 20,6 mét, trị giá 5.697 tỉ đồng này, chủ yếu do Nam Hàn hỗ trợ thông qua ODA ưu đãi, chính phủ Việt Nam chỉ bỏ một khoản nhỏ gọi là vốn đối ứng. Điểm đáng nói là các phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống phải trả phí cho Trạm thu phí T2 của Dự án cải tạo – mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT.
Trạm thu phí T2 đã nổi tiếng từ lâu vì vị trí mà cả dân chúng lẫn chính quyền các tỉnh Kiên Giang, An Giang cùng cho là… độc địa: Phương tiện giao thông ra vào hai tỉnh này đều phải lưu thông khoảng vài trăm mét trên quốc lộ 91 và do vậy, phải trả phí như các phương tiện lưu thông trên toàn tuyến quốc lộ 91 được cải tạo, mở rộng theo hình thức BOT.
Đầu năm ngoái, dân chúng và chính quyền các tỉnh An Giang, Kiên Giang bắt đầu đề cập đến chuyện phải di dời Trạm thu phí T2 đến vị trí hợp lý hơn còn vì, nếu không, sẽ giống như tạo điều kiện cho chủ đầu tư “đi tắt, đón đầu”, thu phí tất cả những phương tiện giao thông sử dụng cầu Vàm Cống dù nhà đầu tư không bỏ ra đồng nào để xây dựng cây cầu này. Lúc ấy, đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam thừa nhận, vị trí Trạm thu phí T2 rõ ràng là “bất cập, không công bằng” nhưng chuyển đến vị trí khác thì có thể làm vỡ “phương án tài chính của dự án, tiền mà chủ đầu tư vay của ngân hàng sẽ trở thành ‘nợ xấu’ của quốc gia” (6).
Từ đó đến nay đã 18 tháng, Trạm thu phí T2 vẫn tọa lạc ở vị trí cũ, từ cuối tuần vừa qua bắt đầu thu phí từ chủ những phương tiện giao thông qua lại cầu Vàm Cống, bất kể họ có dùng quốc lộ 91 hay không! Cần lưu ý rằng, 18 tháng trước, trả lời báo giới, nhà đầu tư công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT từng tỏ ra rất tự tin vì… vị trí Trạm thu phí T2 vừa có sự đồng thuận của ngân hàng, vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Nhờ ngân hàng hỗ trợ, bắt “nợ xấu” làm con tin, khống chế cả nền kinh tế, lại còn “cột” được cả chính phủ bằng sợi thừng “liên đới trách nhiệm”, thảo nào, KTNN xác định, việc phê duyệt tổng mức đầu tư của công trình cải tạo, mở rộng quốc lộ 91 theo hình thức BOT vượt giá trị thực khoảng 100 tỉ, cần giảm thời hạn được phép thu phí khoảng bốn năm thì cũng chẳng có ai bị gì cả (7).
Ai đấm cứ đấm, miễn sao xôi vẫn đầy mâm. Trông vào nhận định của KTNN, thậm chí kết luận của Thanh tra chính phủ để đấm chỗ này, chỗ kia, coi chừng phải ăn cơm tù!
Chú thích
(1) http://vneconomy.vn/tiep-tuc-kien-nghi-xu-ly-tai-chinh-hang-ngan-ty-dong-tai-cac-du-an-bot-bt-20190519172951077.htm
(2) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991
(3) http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/chuyen-dong-kiem-toan/ket-qua-kiem-toan-cac-du-an-bot-ban-linh-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-ktnn-138991
(4) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-protester-driver-havannam-arrested-03052019073443.html
(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-detained-dozen-bot-protesters-05112019104316.html
(6) https://tuoitre.vn/bo-thua-nhan-bot-quoc-lo-91-bat-cap-nhung-van-chua-di-doi-20180112082523023.htm
(7) http://vneconomy.vn/kiem-toan-nha-nuoc-kien-nghi-giam-thu-phi-4-nam-tai-bot-quoc-lo-91-20180530125014062.htm
https://www.voatiengviet.com/a/bot-chiu-dam-an-xoi-bieu-tinh-thu-phi/4926194.html

Việt Nam siết chặt kiểm soát

việc đánh bắt cá trái phép ở nước ngoài

Thủ tướng Việt Nam vừa ký quyết định thành lập Ủy ban chỉ đạo phòng chống đánh bắt cá trái phép trước nguy cơ Việt Nam có thể phải đối mặt với khả năng bị cấm xuất khẩu cá vào EU. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 21/5.
Trưởng ban chỉ đạo Ủy ban mới là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ủy ban cũng có một loạt các Phó Giám đốc mà một trong số đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Các thành viên của ủy ban bao gồm các giới chức lãnh đạo của các tỉnh, thành.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 16/5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ký một nghị định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, quy định mức phạt cao nhất lên tới 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá cho tàu đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. Toàn bộ chi phí đưa ngư dân về nước do chủ tàu trả.
Từ tháng 10 năm 2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã rút thẻ vàng cảnh cáo Việt Nam về tình trạng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Trong các tháng 5 và 6 năm nay, Châu Âu sẽ cử phái đoàn đến Việt Nam để thị sát tình hình và quyết định có rút thẻ vàng đối với Việt Nam hay không. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, Việt Nam có thể phải đối mặt với thẻ đỏ của EC, có nghĩa là hải sản của Việt Nam sẽ không được xuất khẩu vào Châu Âu.
Việt Nam trong những năm gần đây phải đối mặt với tình trạng tàu cá bị bắt giữ liên tục khi đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Brunei, thậm chí đi xa hơn ra các đảo ở Thái Bình Dương.
Nhiều ngư dân cho biết họ phải đi đánh bắt xa vì nguồn cá gần bờ đã cạn kiệt.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-establishes-steering-committee-on-iuu-prevention-05212019090914.html

Việt Nam tìm cách ngăn chặn tôm hùm đất

nhập tràn lan từ Trung Quốc

Việt Nam đang gia tăng các nỗ lực kiểm soát đối với loại tôm hùm đất được nhập từ Trung Quốc, và được đánh giá là gây hại cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 21/5 ông Trần Hữu Linh tổng cục trưởng Quản lý thị trường thuộc Bộ Công thương cho biết đã gửi công văn đề nghị tăng cường kiểm soát đối với loại tôm hùm đất vì cho rằng đây là loại ngoại lai xâm hại nên việc kinh doanh, tiêu dùng loại tôm này là vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.
Ông Trần Hữu Linh cho biết, đội quản lý thị trường sẽ kiểm tra toàn bộ các hệ thống siêu thị, các cửa hàng kinh doanh thủy sản, nhà hàng, khách sạn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng, xử lý nghiêm nếu vi phạm.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát tôm hùm đất.
Tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm đỏ, thường xuất hiện dưới đáy ao hồ, sông suối có khả năng sinh sản nhanh và chống chịu được nhiều biến động môi trường. Loài tôm này được chính quyền Việt Nam đưa vào danh mục sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, phát triển từ năm 2013.
Điều 246 bộ luật hình sự 2015 có quy định người nào nhập khẩu, phát tán các loài sinh vật ngoại lai xâm hại sẽ bị phạt từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng Việt Nam và phạt cải tạo không giam giữ lên tới 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-struggles-to-stop-importation-of-crawl-fish-from-china-05212019085120.html

Liệu Mỹ có trừng phạt VN

vì chính sách thương mại ‘na ná’ TQ?

“Một quốc gia Cộng sản có lượng nhân công rẻ, tỷ lệ hối đoái bị kiểm soát chặt chẽ, sản xuất số lượng lớn hàng hóa rẻ để tiêu thụ tại Hoa Kỳ và vẫn khá e dè trước các nhà đầu tư nước ngoài ở những mảng công nghiệp nhạy cảm và một lịch sử có hiềm khích với Mỹ.”
Đoạn văn trên tưởng chừng như đang mô tả Trung Quốc, nhưng thật ra nó mô tả về chính người láng giềng Việt Nam.
Các bài viết mới đây của Bloomberg cho rằng chính sách thương mại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ ‘từa tựa’ với chính sách của Trung Quốc, và rất có thể Việt Nam sẽ rơi vào tầm ngắm của Washington.
Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
VN níu giữ hay sẽ thay mô hình Xô Viết?
Nhưng có thực sự như vậy không? Và nếu vậy thì liệu chính quyền của ông Trump có trừng phạt Việt Nam như đã làm với Trung Quốc?
Chính sách thương mại của VN giống TQ đến đâu?
Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến sẽ công bố bản báo cáo tài chính, trong đó sẽ liệt kê danh sách các nước thao túng tiền tệ – một cáo buộc luôn gắn liền với Trung Quốc.
Theo Bloomberg, Hoa Kỳ có ba tiêu chí để xác định xem liệu một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không: Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất là 20 tỷ đô la. Và cuối cùng là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP.
Chín nước thặng dư thương mại với Hoa Kỳ vào 2018
Source: Cục Thống kê Hoa Kỳ, Bloomberg
Xét theo tiêu chí đầu tiên, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam là 3% vào cuối năm ngoái, và gần như trong khoảng đó vào 2016 và 2017, theo nguồn của Bloomberg.
Nhưng cũng theo nguồn của Bloomberg, Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự định sẽ giảm giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai xuống 2%. Như vậy thì Việt Nam đã không đạt tiêu chí này.
Ở tiêu chí thứ hai, theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt quá 20 tỷ đô la kể từ năm 2014, đạt 39,5 tỷ đô la vào 2018, mức cao nhất kể từ 1990.
Vì vậy, Việt Nam cũng không đạt tiêu chí thứ hai.
Ở tiêu chí cuối cùng, mức độ can thiệp của Việt Nam vào thị trường tiền tệ đến đâu?
Theo như bài phân tích tiêu đề “Việt Nam có phải là tân Trung Quốc?” của Brad Setser trên Council for Foreign Relations, thì mức độ can thiệp là 5.6% GDP vào 2017, và 8% GDP vào nửa đầu 2018.
Như vậy, Việt Nam đều vượt quá ba tiêu chí của Hoa Kỳ, và hoàn toàn có thể bị đánh giá là một trong những nước thao túng tiền tệ.
Có đúng vậy không?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam không có lợi gì khác cho Việt Nam ngoài việc “trở nên đáng tin cậy hơn” đối với các quốc gia khác.
“Có nghĩa là trong các giao dịch quốc tế thì Việt Nam có tiền để mua, có khả năng thanh toán, yên tâm khi làm ăn với Việt Nam.”
Việt Nam trước đó đã có một thời gian bị thâm hụt cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai, đến thời gian gần đây mới có thay đổi.
Nhờ có sự hợp tác đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, Việt Nam mới có thặng dư về tài khoản vãng lai và xuất siêu.
Theo chuyên gia, trong xuất khẩu của Việt Nam, 70% là của FDI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ có 30% là của Việt Nam. Nếu tách ra thì Việt Nam còn chưa được thặng dư về thương mại cũng như tài khoản vãng lai.
Điều này lý giải phần nào về tiêu chí số hai, tình trạng thặng dư thương mại trên 20 tỷ đô la với Hoa Kỳ. Hầu hết là do sản phẩm sản xuất bởi công ty nước ngoài tại Việt Nam xuất sang Hoa kỳ.
Bà dẫn chứng như Samsung, sản xuất điện thoại tại Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ hàng năm, hay hãng giày dép Nike và các hãng may mặc khác của Mỹ, cũng đang đặt hàng tại Việt Nam đưa về Hoa Kỳ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vào 2018, các mặt hàng xuất khẩu chính là điện thoại các loại và linh kiện và thứ hai là hàng dệt may và thứ ba là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.
“Đấy là một thực tế nên nhìn nhận, xem ai là người thực sự có lợi. Nhiều khi nếu trừng phạt, thì Hoa Kỳ đang trừng phạt chính các nhà đầu tư của họ.”
Bà Phạm Chi Lan cũng cho biết Việt Nam rất muốn nhập hàng từ Hoa Kỳ, như máy bay Boeing, các thiết bị nặng của GE và các thiết bị xây dựng nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo.
“Nếu điều này xảy ra thì cán cân thương mại sẽ thay đổi ngay lập tức.”
Về chính sách kiểm soát tiền tệ, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng chính sách của Việt Nam khác với Trung Quốc.
Việc thao túng tiền tệ để cố tình giữ giá Đồng thấp có thể giúp cho việc xuất khẩu nhưng không có lợi cho việc nhập khẩu, bà Lan phân tích.
Trước giờ Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhập siêu cao, cho nên tỷ lệ hối đoái, chính sách tiền tệ phải được điều chỉnh một cách phù hợp.
Trong ba năm trở lại đây, Việt Nam liên tục xuất siêu, nhưng chính phủ dự kiến sẽ lại nhập siêu vào 2019, theo VnEconomy.
Mỹ có nên trừng phạt Việt Nam?
Chuyên gia Phạm Chi Lan, Hoa Kỳ không nên trừng phạt Việt Nam vì sự khác biệt với Trung Quốc quá lớn.
Trước hết quy mô nền kinh tế quá khác nhau. Trung Quốc tiến hành cải cách trước, sức mạnh nền kinh tế vượt trội hơn.
“Việt Nam còn rất nhỏ, chưa có cái gì có thể đe dọa gây thiệt hại cho Hoa Kỳ. Việt Nam cũng mong muốn gia tăng thiết lập quan hệ tốt với Hoa Kỳ, nhập khẩu thêm từ Hoa Kỳ.
10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 2018
Source: Tổng cục Hải quan, VnEconomy
10 đối tác thương mại lớn nhất của VN
Tổng xuất nhập khẩu năm 2018
Source: Thống kê Hải Quan
“Chúng tôi tiếc là Hoa Kỳ không tham gia TPP (phiên bản cũ của CPTPP). Nếu Hoa Kỳ đồng ý thì có thể thấy sự thay đổi trong cán cân thương mại, sẽ tốt cho cả đôi bên.”
Bà Lan nhấn mạnh lại rằng, nhìn vào cán cân thương mại thì Việt Nam hưởng lợi nhưng thực tế người hưởng lợi chính là các nhà đầu tư và người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Và thứ hai, độ mở cửa của Việt Nam so với đầu tư nước ngoài cởi mở hơn Trung Quốc nhiều. Việt Nam tuy nhỏ hơn nhưng tham gia nhiều FDI hơn.
“Việt Nam đã ý thức được từ lâu và đã có sự sẵn sàng cho chính sách mở cửa của mình về thương mại … Trên thực tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, xuất khẩu nhập khẩu cộng lại hơn 200% của GDP.”
Bà Lan dẫn chứng dù chính quyền Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP, Việt Nam tiếp tục theo đuổi CPTPP. Việt Nam cũng hoàn tất đàm phán EVFTA với Liên minh châu Âu và một loạt các FDI khác.
Bà hi vọng, Hoa Kỳ, một nước lớn có tiếng nói quan trọng, không đánh giá Việt Nam như một nước “thao túng tiền tệ”.
“Tôi muốn Hoa Kỳ một cách công bằng, đánh giá phải xem xét thực tế, quy mô và mức độ ảnh hưởng tới đâu. Trừng phạt một nước nhỏ hơn mình nhiều thì không thật là hay. Và doanh nghiệp hai nước đều nhìn thấy nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48305628

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương

xây phòng học ở Phú Yên

Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2019 (PP19) do Hải quân Hoa Kỳ điều phối thực hiện vừa khởi công xây 3 phòng học tại trường tiểu học Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hôm 21/5, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook: “Tôi rất vui khi có dịp tham gia lễ khởi công tại Trường Tiểu học Hòa Mỹ tại tỉnh Phú Yên. Dự án xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2019 này sẽ đóng góp cho trường thêm ba phòng học.”
Ông Kritenbrink cho biết: “Ngoài việc làm lớp học cho 75 học sinh, những phòng học này sẽ là nơi trú ẩn cho khoảng 150 người trong trường hợp khẩn cấp”.
Chương trình PP19 còn cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 6 phòng học khác tại trường này, theo trang VOV.
Theo thông tin của Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, chương trình PP19 cùng các đối tác Peru và Hàn Quốc, còn tổ chức nhiều hoạt động như trao đổi chuyên sâu về đối phó với thảm họa thiên tai; tổ chức hội thảo về đối phó với các thảm họa có số lượng thương vong lớn; trao đổi chuyên sâu về máu, phẫu thuật, tim mạch tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên.
https://www.voatiengviet.com/a/chuong-trinh-doi-tac-thai-binh-duong-xay-phong-hoc-o-phu-yen/4926077.html

Người Việt ‘ngấm đòn’ hay ‘vỗ tay’

 khi thấy Mỹ ‘đánh’ Huawei?

Nhiều người Việt Nam sử dụng điện thoại, máy tính của Huawei thấy “sốc” về tin Google sẽ không cho hãng của Trung Quốc tiếp cận với các dịch vụ phần cứng, phần mềm của hãng Mỹ, báo chí Việt Nam cho hay hôm 20/5. Trong khi đó, trên mạng xã hội, nhiều người khác tỏ ra hoan hỉ về “đòn hiểm” từ phía Mỹ.
Google tuyên bố với báo giới quốc tế hôm 20/5 rằng họ sẽ hạn chế việc Huawei được tiếp cận hệ điều hành Android và các phần mềm ứng dụng sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đưa hãng công nghệ của Trung Quốc vào danh sách đen.
Động thái này được giới phân tích xem như một cú đánh mạnh vào Huawei khi hãng đang nhắm mục tiêu trở thành thương hiệu điệu thoại di động hàng đầu vào năm 2020.
Hồi tuần trước, chính quyền ông Trump đã cấm các công ty Mỹ bán hàng cho Huawei nếu không có giấy phép của chính phủ Mỹ, một bước leo thang đáng kể trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Diễn biến mới nhất giữa hai hãng Google, Huawei có tác động tức thì đến thị trường Việt Nam. Các báo hay trang tin như Tuổi Trẻ, VNExpress loan tin “nhiều người Việt muốn thanh lý điện thoại Huawei sau lệnh cấm của Mỹ” và “điện thoại Huawei ở Việt Nam bị trả giá bèo bọt”.
Bắt đầu từ bây giờ Huawei sẽ bán rất là chậm. Google không cho sử dụng phần mềm của họ nữa, chỉ sử dụng phần mềm mở, thì Huawei đã thua rồi … Tôi nghĩ rằng thị phần Huawei chắc chắn sẽ giảm sút. Khó khăn luôn và khả năng là khó bán ở Việt Nam
Một doanh nhân buôn điện thoại di động
Các báo trong nước tường thuật rằng các diễn đàn trên mạng của những người dùng smartphone Huawei ở Việt Nam, với hơn 20.000 thành viên, đang thể hiện sự “hoang mang”, “lo lắng”, “bất an” về sản phẩm họ đang dùng vì chúng có nguy cơ “biến thành cục gạch”.
Cùng lúc, những lời rao bán điện thoại Huawei “liên tiếp xuất hiện” trên các diễn đàn này. Một bản tin của Tuổi Trẻ viết rằng “nhiều người tranh thủ ép giá”, và đưa ra dẫn chứng về một người rao bán điện thoại Huawei P30 Pro “mới đẹp, không trầy xước, bảo hành đến tháng 4/2021” có giá mua ban đầu gần 23 triệu đồng, nhưng nay chỉ được một số người trả giá “5 triệu, 2 triệu hay… 500 ngàn đồng”.
Một doanh nhân từng buôn bán điện thoại di động số lượng lớn ở Việt Nam trong 20 năm qua nhận định với VOA rằng đòn đánh của Google sẽ dẫn đến những hệ quả đáng kể đối với Huawei ở Việt Nam. Doanh nhân họ Ngô, không muốn nêu danh tính đầy đủ, nói với VOA:
“Bắt đầu từ bây giờ Huawei sẽ bán rất là chậm. Google không cho sử dụng phần mềm của họ nữa, chỉ sử dụng phần mềm mở, thì Huawei đã thua rồi. Việt Nam thì không thích Trung Quốc, đấy là tâm lý chung, thì rõ ràng Mỹ cạnh tranh thương mại với Trung Quốc thì chắc chắn là Việt Nam không nói ra nhưng rõ ràng là Việt Nam thích thú. Tôi nghĩ rằng thị phần Huawei chắc chắn sẽ giảm sút. Khó khăn luôn và khả năng là khó bán ở Việt Nam”.
Theo doanh nhân này, các nhà phân phối chủ chốt sẽ bị ảnh hưởng là chính, bao gồm Thế Giới Di Động, Viettel, Vinaphone, Mobiphone và các chuỗi cửa hàng lớn. Với kinh nghiệm của mình, ông dự báo các nhà phân phối sẽ không bị thiệt hại nhiều và chuyển sang bán các loại điện thoại di động khác của Trung Quốc, như Oppo chẳng hạn.
Huawei có tham vọng trở thành thương hiệu điện thoại di động hàng đầu vào năm 2020
Chuyên trang ICT News của báo mạng VietnamNet cho biết thị phần smartphone của Huawei tại Việt Nam hiện nay “vào khoảng 5%”. Riêng tại Thế Giới Di Động, chuỗi bán lẻ lớn nhất trong nước, “Huawei đang đứng thứ tư về doanh số, sau Samsung, Oppo, Apple”, vẫn theo chuyên trang này.
Nói chung lần này là đòn đánh mạnh vào Trung Quốc. Mà Việt Nam với Trung Quốc thật ra là bằng mặt nhưng không bao giờ bằng lòng, nên cái chuyện này chắc chắn là mọi người [Việt Nam] vỗ tay, tất nhiên là vỗ tay ngầm thôi.
Một doanh nhân buôn điện thoại di động
Trong khi đó, trên nhiều trang cá nhân và diễn đàn “Bàn luận về Kinh tế-Chính trị”, xuất hiện hàng trăm lời bình luận thể hiện thái độ hả hê khi Huawei đối mặt với những nguy cơ từ phía Mỹ. Một số người cho rằng sự việc đang diễn ra cho thấy Huawei “không có gì ghê gớm, chỉ làm được phần cứng, còn phần mềm vẫn phụ thuộc vào phe tư bản”. Một số người khác nhận xét Trung Quốc “vẫn còn non và xanh lắm”.
Facebooker Mạnh Kim, một nhà báo có lượng người theo dõi đông đảo, viết trên trang cá nhân rằng “Chỉ những sự kiện như vụ Google ‘làm khó’ Huawei mới thấy nền kinh tế nào mới thật sự là nguồn dưỡng khí cho các nền kinh tế lệ thuộc”.
Ông Mạnh Kinh khẳng định sự kiện này “không chỉ cho thấy sức mạnh” mà còn cho thấy sự khác biệt về “giá trị” giữa Trung Quốc và Mỹ.
Về lý do nhiều người Việt phấn chấn khi theo dõi cuộc đấu liên quan đến Huawei và trên bình diện rộng hơn là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, doanh nhân kỳ cựu họ Ngô trong lĩnh vực buôn bán điện thoại di động nói với VOA:
“Nói chung lần này là đòn đánh mạnh vào Trung Quốc. Mà Việt Nam với Trung Quốc thật ra là bằng mặt nhưng không bao giờ bằng lòng, nên cái chuyện này chắc chắn là mọi người [Việt Nam] vỗ tay, tất nhiên là vỗ tay ngầm thôi”.
Cách đây 3 tháng, trả lời phỏng vấn với tạp chí Nhật Nikkei Asian Review, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei-Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies, nói: “Chúng tôi tự tin về triển vọng mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”.
Tin tức khi đó cho hay hãng Trung Quốc này “tự tin sẽ thắng thầu” cung cấp thiết bị và xây dựng mạng lưới 5G ở Việt Nam. Cùng thời gian, một khảo sát của tờ Kinh tế Sài gòn cho thấy có đến 95% độc giả không muốn Huawei thắng thầu 5G tại Việt Nam.
Giờ đây, sau những động thái cứng rắn từ phía chính phủ Mỹ và Google đối với Huawei, doanh nhân họ Ngô đưa ra nhận định với VOA rằng chính phủ Việt Nam sẽ lo ngại về việc sử dụng công nghệ của Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung vào hạ tầng viễn thông Việt Nam. “Các hãng Trung Quốc trong tương lai rất dễ bị Mỹ xử lý như vụ Huawei lần này”, ông nói.
Tin tức cập nhật vào cuối buổi chiều ngày 21/5, giờ Việt Nam, cho hay Bộ Thương mại Mỹ gia hạn 90 ngày để các hãng điện thoại di động và nhà cung cấp internet băng thông rộng làm việc với Huawei nhằm duy trì các mạng hiện có và bảo vệ người sử dụng khỏi các nguy cơ an ninh.
Việc gia hạn này cho phép Google gửi các bản cập nhật phần mềm đến các máy điện thoại Huawei sử dụng hệ điều hành Android từ nay cho đến ngày 19/8.
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-ngam-don-hay-vo-tay-khi-thay-my-danh-huawei/4926187.html

Việt Nam-EU phớt lờ Mỹ về mặt thương mại

Ha Nguyen
Việt Nam và Liên minh Châu Âu có thể tăng kim ngạch mua bán bưởi và phô mai Bồ Đào Nha trong tương lai gần nếu một hiệp định thương mại có hiệu lực, kết nối hai khu vực đang tìm kiếm một phương án thay thế cho những căng thẳng thương mại mà Mỹ gây ra.
Nghị viện Châu Âu lên kế hoạch thảo luận về hiệp định thương mại này vào ngày 28/05 tới đây, sau nhiều năm đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Thỏa thuận này có tầm quan trọng lớn không chỉ bởi nó sẽ thúc đẩy giao thương các mặt hàng như hoa quả nhiệt đới, mà nó còn đưa ra những cam kết về nhân quyền, công đoàn, và bảo việc môi trường. Tuy nhiên có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam sẽ không thực sự thực thi những tiêu chuẩn nhân quyền và sẽ tiếp tục khiến công ăn việc làm thất thoát ra nước ngoài, tác động tiêu cực tới những người lao động.
Đối với EU, thỏa thuận này là một cách nữa để tiếp cận các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Châu Á, thiết lập một hình mẫu trao đổi thương mại với các quốc gia đang phát triển, đồng thời buộc quốc gia độc đảng là Việt Nam phải chịu trách nhiệm với những cam kết xây dựng một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đây là một cơ hội để chính quyền chứng tỏ sự cởi mở với công việc làm ăn kinh doanh, với rất nhiều thỏa thuận thương mại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm tới mức mà người tiêu dùng Châu Âu đòi hỏi.
“Nó bao gồm rất nhiều cam kết cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam,” ông Lê Thanh Liên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết trong một sự kiện của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam.
Các quan chức Việt Nam thường nói cần có những yếu tố ngoại lực để giúp thúc đẩy giải quyết những cải cách nội bộ. Ví dụ như không dễ để thuyết phục những người bảo thủ cho phép công nhân tự lập công đoàn độc lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có một tác động từ phía bên ngoài, ví dụ như từ mối giao thương mạnh mẽ hơn với EU, thì có thể sẽ tác động đến các nhân vật bảo thủ ấy.
Công đoàn độc lập từng là một trong những mối quan tâm của EU. Có một thứ mà người Châu Âu cũng lo ngại không kém, đó là mất đi công ăn việc làm phổ thông vào tay các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Giới công nhân Âu Châu lo ngại rằng nếu họ nhận những công việc thời vụ như giao thức ăn, thay vì những công việc ổn định như trước đây, thì sẽ có ít đảm bảo hơn thông qua các công ty dài hạn hay qua các chương trình do chính phủ tài trợ. Và còn có một điều khác khiến nhiều người lo ngại một khi thoả thuận được kí kết: “Chúng tôi có một số quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và chúng tôi đã thảo luận về vấn đề này,” Chủ tịch Văn phòng Thương mại Âu Châu Nicolas Audier nói.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hồi tháng này cho biết con số tù nhân lương tâm của Việt Nam tăng vọt thành 128 người từ con số 97 người hồi năm ngoái, cho dù Hà Nội luôn khẳng định họ không bắt người vì lí do chính trị.
Một số người đặt câu hỏi liệu Châu Âu có áp dụng một tiêu chuẩn nhất quán khi kí hiệp định thương mại với Việt Nam hay không, trong khi vẫn đang trừng phạt các nước láng giềng như Myanmar và Cambodia về những vi phạm nhân quyền. Brussels đang rút lại quyền tiếp cận ưu đãi thương mại dành cho hai quốc gia kể trên trong sáng kiến “Mọi thứ trừ vũ khí”, một phần vì Campuchia đàn áp các chính trị gia đối lập trong kì bầu cử 2018 và sau các vụ thảm sát nhắm vào người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar.
Nhưng cả Việt nam và EU đều muốn tăng cường trao đổi buôn bán bởi một đối tác thương mại chính của cả hai bên là Hoa Kỳ đang quay lưng lại với nền kinh tế thế giới. Mỹ đã rút ra khỏi Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương -TPP vào năm 2017, hủy bỏ một trong những lí do chính mà Việt Nam đặt bút kí thoả thuận, vốn cho phép các công ty may mặc của Việt Nam tiếp cận rộng rãi hơn thị trường Mỹ. Châu Âu cũng phải gánh chịu hậu quả sau khi Washington áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm nhập khẩu vào năm 2018, và giờ thì đang đe doạ áp thêm thuế lên ô tô nhập khẩu từ Châu Âu.
Vì vậy, Việt Nam và Liên minh Châu Âu vẫn đang xúc tiến hoàn thành hiệp định thương mại giữa đôi bên, và điều này thể hiện trong lịch trình làm việc sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hồi tháng tư, ông Phúc đã tới thăm hai nước thành viên Liên minh Châu Âu là Rumani và Cộng hòa Séc, sau đó đón chuyến thăm cấp nhà nước từ Rumani vào tháng 5. Công tác vận động hành lang cho hiệp định vẫn đang tiếp tục khi ông Phúc đón công chúa Thụy Điển tới thăm hồi tháng này, và sẽ đáp lễ bằng một chuyến đi tới Stockholm trong thời gian tới.
https://www.voatiengviet.com/a/vn-eu-phot-lo-my-ve-mat-thuong-mai/4925789.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.