Tin khắp nơi – 21/05/2019
Tuesday, May 21, 2019
6:41:00 PM
//
- TinThế giới
,
Slider
TT Trump cảnh cáo Iran chớ đe dọa Mỹ
Tổng thống Donald Trump hôm 20/5 cảnh cáo Iran chớ đe dọa Hoa Kỳ thêm một lần nào nữa, nếu không nước này sẽ bị tiêu diệt, không lâu sau khi một tên lửa rơi trúng một địa điểm gần Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Baghdad trong đêm, và chỉ 48 giờ sau khi ông Trump dường như đã có dấu hiệu dịu giọng.Bộ trưởng Ngoại giao Iran lập tức đáp trả trên Twitter bằng thông điệp của riêng ông: “Chớ bao giờ đe dọa một người Iran.”
Ông Trump đăng dòng tweet của ông sau nhiều ngày căng thẳng tăng cao do chính quyền của ông đột ngột triển khai máy bay ném bom và một tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư để chống trả lại những mối đe dọa không được xác định rõ là gì.
Trong khi cách tiếp cận dùng “cây gậy và củ cà rốt” đã trở thành một đặc điểm trong chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, thì mức độ rủi ro chỉ tăng cao trong đối phó với Iran, nước đã trải qua 4 thập niên đầy ngờ vực giữa Tehran và Washington trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Từ ngày ấy, các giới chức của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) cáo buộc rằng 4 tàu chở dầu đã bị hư hại nặng trong một cuộc tấn công phá hoại.
Phe nổi dậy ở Yemen, đồng minh của Iran, cũng đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, nhắm vào đường ống dẫn dầu ở Ả Rập Saudi. Các nhà ngoại giao Mỹ chuyển lời khuyến cáo rằng các hãng hàng không thương mại có thể bị Iran xác định nhầm và bị tấn công, điều mà Tehran bác bỏ.
Những căng thẳng này là đỉnh điểm của một quyết định do ông Trump đưa ra cách đây một năm, rút Hoa Kỳ ra khỏi một thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Teheran với các cường quốc thế giới. Trong khi cả Washington lẫn Tehran đều tuyên bố họ không mưu tìm chiến tranh, nhiều người lo lắng rằng bất kỳ tính toán sai lầm nào vào thời điểm khó khăn này đều có thể vuột khỏi tầm kiểm soát.
Ông Trump tung ra dòng tweet vào sáng sớm thứ Hai 20/5, chỉ vài giờ sau khi một tên lửa Katyusha rơi xuống khu vực xanh được canh chừng nghiêm ngặt gần tượng Chiến sĩ vô danh ở Baghdad, cách Đại sứ quán Hoa Kỳ chưa đầy một dặm, nhưng không gây thương tích cho bất cứ ai.
Nói với hãng tin AP, phát ngôn viên của quân đội Iraq, Thiếu Tướng Yahya Rasoul, nói rằng tên lửa có dấu hiệu được phóng đi từ phía đông Baghdad, quê hương của các lực lượng dân quân Shia được Iran hậu thuẫn.
Tổng thống Trump viết:
“Nếu Iran muốn đánh nhau, thì đây sẽ dẫn tới sự cáo chung chính thức của Iran”, ông viết: “Đừng bao giờ đe dọa Hoa Kỳ nữa!”
Ông Trump và Toà Bạch Ốc không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Ngoại Trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tải lên thông điệp của riêng ông lên Twitter, nói rằng ông Trump đã bị khích động để tung ra những “lời hăm dọa diệt chủng”. Ông nêu lên trường hợp của Alexander Đại Đế và Thành Cát Tư Hãn, 2 nhân vật lịch sử đã từng tấn công Iran.
Ông viết: “Người Iran vẫn đứng hiên ngang trong nhiều thiên niên kỷ trong khi những kẻ tấn công đều đã vong mạng.”
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-canh-cao-iran-cho-de-doa-nguooi-my/4924915.html
Washington tạm hoãn một phần lệnh cấm Hoa Vi
Anh VũChưa đầy một tuần sau khi xếp Hoa Vi vào danh sách đen, chủ yếu vì lý do an ninh quốc gia, chính quyền Donald Trump hôm qua, 20/05/2019, đã quyết định tạm hoãn 3 tháng cho một phần lệnh cấm đối với tập đoàn viễn thông số 1 Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép Hoa Vi được mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho hệ thống mạng hiện có, theo Reuters. Công ty Trung Quốc cũng được phép tiếp cận các bản cập nhật cho thiết bị di động của Hoa Vi hiện bán tại thị trường Mỹ.
Hôm 15/05, tổng thống Donald Trump đã xếp công ty viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen những công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Theo đó, Hoa Vi bị cấm mua các linh kiện của các công ty Mỹ, nếu không được chính phủ cho phép. Trong khi đó các kiểu điện thoại di động của Hoa Vi đều có các linh kiện và phần mềm Mỹ.
Chính quyền Washington không hủy trừng phạt mà chỉ tạm hoãn áp dụng một phần lệnh cấm trong vòng 90 ngày để tập đoàn Trung Quốc và các đối tác thương mại Mỹ có thời gian thích ứng. Bộ Thương Mại Mỹ cũng cho biết sẽ nghiên cứu khả năng kéo dài hay không thời hạn tạm hoãn trên.
Ngày 19/05, Google tuyên bố « tuân thủ sắc lệnh và đang xem xét các vấn đề liên quan », đồng thời cho biết sẽ ngừng cho phép Hoa Vi sử dụng phần mềm Android, nền tảng hoạt động của điện thoại di động.
Các biện pháp cấm vận Hoa Vi đã gây ngay hệ quả đối với nhiều doanh nghiệp Mỹ trên thị trường tài chính. Cổ phiếu của Google mất 2% tại Wall Street. Các nhà chế tạo bán dẫn và bộ vi xử lý như Qualcomm mất 6%, Intel mất 3% tài sản.
Hoa Vi sẵn sàng đương đầu với thách thức Mỹ
Về phía tập đoàn Trung Quốc, nhà sáng lập Hoa Vi, ông Nhậm Chính Phi hôm nay tuyên bố tập đoàn đã chuẩn bị trước để đương đầu với lệnh cấm của Nhà Trắng, đồng thời cho rằng « Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp công ty của ông ».
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :
« “Thời hạn 90 ngày là vô nghĩa với chúng tôi. Chúng tôi không cần phải có thêm 3 tháng làm gì, chúng tôi đã sẵn sàng”, người sáng lập Hoa Vi sáng nay (21/5) nhấn mạnh.
Đòn bí mật của Hoa Vi đối phó với lệnh cấm của Mỹ có thể đó sẽ là hệ điều hành thay thế Android, có tên là “Hồng Mông – Hong Meng”, theo tiết lộ của Viện nghiên cứu công nghệ cao của tập đoàn trên We Chat.
Hệ điều hành có tên gọi mượn từ trong kinh sách của Lão Tử này đã “sẵn sàng”, ông Dư Thừa Đông, tổng giám đốc mảng điện thoại thông minh của Hoa Vi, hôm nay khẳng định trên nhật báo Tin tức Bắc Kinh.
Trong cuộc họp báo tại trụ sở của tập đoàn ở Thẩm Quyến, nhà sáng lập đồng thời là tổng giám đốc Hoa Vi đã gửi lời cảm ơn đến 5000 nhân viên được huy động trong kỳ nghỉ Tết hồi tháng Hai vừa qua để chuẩn bị đối phó với các biện pháp của Washington giờ đây.
Ông cũng gửi lời cảm ơn đến những công ty Mỹ đã “góp phần vào sự phát triển của Hoa Vi”, cố gắng “thuyết phục chính phủ Mỹ không sử dụng trừng phạt”. Phát biểu trên ám chỉ đến các nhà chế tạo linh kiện bán dẫn Mỹ, mà các thiết bị viễn thông 5G của Hoa Vi phải cần tới. Các công ty đó đóng trụ sở tại Mỹ nhiều năm qua đã cộng tác với tập đoàn Trung Quốc. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190521-washington-tam-thoi-gia-han-lenh-cam-hoa-vi
Máy bay vận tải thời chiến tranh Việt Nam
biến thành lớp học tương tác
Các học sinh ham thích môn khoa học và công nghệ nay mai sẽ được tham gia một lớp học bên trong một máy bay quân sự cũ ở miền bắc bang Utah.Một máy bay vận tải thời chiến tranh Việt Nam đã được tân trang để trở thành một lớp học dạy các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, lớp học này được nối kết với một viện bảo tàng tại Căn cứ không quân Hill gần Ogden, AP tường thuật theo một bản tin của báo Standard-Examiner. Ogden nằm cách thành phố Salt Lake City khoảng 64 km về hướng bắc.
Nhiều toán công tác đã cải tạo chiếc máy bay nằm ụ tại Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Hill và Quỹ Di sản Hàng không Vũ trụ ở bang Utah trong nhiều thập kỷ, và kết nối nó vào tòa nhà. Lớp học đặc biệt này đã được khánh thành trong một buổi lễ hôm thứ ba.
Sau khi được gắn vào tòa nhà, chiếc máy bay đã được sơn lại và trang bị đồ đạc mới. Ngoài việc thiếu đôi cánh máy bay, đã bị cắt để gắn liển máy bay vào viện bảo tàng, chiếc máy bay trông giống như một chiếc C-130 Hercules đang hoạt động.
Mark Standing, một giảng viên tại viện bảo tàng cho biết là chương trình giáo dục của viện sẽ cung cấp những bài học về hàng không vũ trụ, thí nghiệm khoa học, các cuộc tranh tài và các hoạt động khác trên máy bay, Ông cho biết lớp học cung cấp một chương trình học tập tương tác độc đáo, khác với những đồ vật được trưng bày như những tĩnh vật trong viện bảo tàng.
Một đại diện của viện bảo tàng cho biết Charlie White và công ty của ông, đã tặng tiền và vật liệu để tân trang lớp học.
Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng máy bay C-130 từ những năm 1950. Máy bay có thể hạ cánh và cất cánh trong các điều kiện khắc nghiệt. Máy bay được thiết kế để vận chuyển binh lính, vật liệu y tế và hàng hóa. Các sĩ quan còn sử dụng chiếc máy bay vận tải này trong các sứ mạng tìm kiếm và cứu hộ, tiếp nhiên liệu trên không, chữa cháy và nhiều hơn nữa.
Chiếc máy bay giờ được cải biến thành một lớp học được đưa vào phục vụ lực lượng Không quân lần đầu vào năm 1965. lần cuối chiếc vận tải cơ này được sử dụng là vào năm 1995.
https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-van-tai-thoi-chien-tranh-vn-bien-thanh-lop-hoc-tuong-tac/4925158.html
Lãnh đạo Dân chủ yêu cầu chính quyền Trump
điều tra công nghệ đường sắt TQ
Lãnh đạo Dân chủ Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đang yêu cầu chính phủ liên bang phải điều tra xem liệu một kế hoạch xe điện mới tại Thành phố New York do một công ty nhà nước Trung Quốc thiết kế có đặt ra mối đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ hay không.Động thái của ông Schumer đến sau khi Tập đoàn CRRC của nhà nước Trung Quốc – nhà sản xuất tàu chở khách hàng đầu thế giới – đã bị các nghị sĩ Mỹ lên án trong một cuộc điều trần tại quốc hội hôm thứ Năm (16/5) với chủ đề bàn thảo về hạn chế CRRC tiếp cận các dự án tại Mỹ trong bối cảnh dấy lên các mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Tuyên bố của ông Schumer cũng đến vài ngày sau khi chính quyền Trump đã thêm Tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, viện dẫn các rủi ro về an ninh khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng tốc thuế quan trong một cuộc chiến mà các quan chức Mỹ gọi đó là thương chiến chống lại việc Trung Quốc thực thi thương mại bất công.
Tập đoàn CRRC vừa giành chiến thắng trong một cuộc thi thiết kế xe điện ngầm mới tại New York. Trao đổi với Reuters, ông Schumer nói rằng CRRC đang có kế hoạch lắp đặt công nghệ mới vào hệ thống tàu điện ngầm New York và các cơ quan chính phủ Mỹ phải xác định xem liệu điều này có đặt ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Cơ quan Giao thông Đô thị New York và hành khách của họ hay không.
“Dựa trên những gì chúng ta biết về cách thức hoạt động của chiến tranh mạng, và các cuộc tấn công gần đây nhắm vào các trung tâm giao thông và cơ sở hạ tầng trên khắp nước Mỹ, Bộ Thương mại phải… kiểm trả kỹ lưỡng bất kỳ đề xuất hay công việc nào mà CRRC thực hiện tại hệ thống tàu điện ngầm New York, bao gồm các bảng báo tín hiệu, Wi-Fi và các hạng mục khác nữa,” ông Schumer nói thêm.
Tập đoàn CRRC chưa từng giành được bất kỳ hợp đồng nào tại Thành phố New York nơi có hệ thống vận chuyển lớn nhất nước Mỹ. Nhưng, doanh nghiệp Trung Quốc này đã từng giành được các hợp đồng thi công xe điện ngầm mới tại Los Angeles, Chicago, Boston và Philadelphia.
CRRC cũng đã phát động một chiến dịch thu hút tại Mỹ khi doanh nghiệp này cố gắng tìm cách có được hợp đồng thi công xe điện ngầm tại Washington D.C trị giá 500 triệu USD. Trước đó, CRRC thâm nhập thành công vào thị trường đường sắt chở khách Mỹ bằng cách bỏ thầu rẻ hơn nhiều so với các đối thủ nước ngoài khác.
Các nhà lập pháp Mỹ quan ngại rằng CRRC có thể sớm đạt được mục tiêu của họ trong việc thâm nhập vào thị trường vận tải hàng hóa nhiều lợi nhuận của Mỹ và sau đó họ sẽ sử dụng xe lửa để gián điệp hành khách Mỹ. Những quan ngại này đã thúc đẩy các nhà lập pháp đề xuất một loạt các dự luật nhằm ngăn chặn CRRC đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Theo Reuters, gần đây Hạ viện Mỹ đã công bố một dự luật lưỡng đảng trong đó phản ánh một đề xuất tại Thượng viện hồi đầu năm nay nhằm ngăn chặn các cơ quan vận tải Mỹ chi tiền liên bang vào các dự án giao cho CRRC thi công.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28133-lanh-dao-dan-chu-yeu-cau-chinh-quyen-trump-dieu-tra-cong-nghe-duong-sat-tq.html
Venezuela: Tổng thống Maduro
kêu gọi bầu cử Quốc hội sớm
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm 20/5 đề xuất bầu cử Quốc hội sớm trong lúc cơ quan này vẫn đang do lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido điều hành.Theo Reuters, phe đối lập giành được đa số tại Quốc hội Venezuela năm 2015 và cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo được lên kế hoạch vào cuối năm 2020.
Maduro không nêu cụ thể thời điểm mới và trước đó ông nói rằng ông sẽ thay đổi thời điểm bầu cử sớm hơn.
Venezuela: Guaido nổi dậy thất bại, Mỹ ‘phải nhờ ngoại giao’
Venezuela: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?
Mỹ muốn LHQ thôi công nhận chính phủ Maduro
Venezuela: Juan Guaidó nói gia đình ông bị đe dọa
Trong bài diễn văn tại cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ, Maduro nói “sẽ hợp pháp hóa tổ chức duy nhất chưa được hợp pháp hóa trong 5 năm qua.”
Hầu hết các quốc gia phương Tây công nhận Guaido là nguyên thủ quốc gia hợp pháp sau khi Maduro tái đắc cử vào năm ngoái trong một cuộc bỏ phiếu được coi là gian lận.
Guaido tự tuyên bố làm tổng thống lâm thời vào tháng 1/2019, tố cáo Maduro là kẻ tiếm quyền, đưa ra những chính sách thất bại khiến Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Maduro cáo buộc Guaido dàn dựng cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn chống lại chính quyền xã hội chủ nghĩa và nói rằng ông này sẽ phải đối mặt với công lý.
Maduro vẫn giữ quyền kiểm soát các cơ quan nhà nước và nhận được sự trợ giúp của các tướng lĩnh quân đội cũng như từ đồng minh Nga, Cuba và Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội,” ông Maduro nói với đám đông ủng hộ hôm 20/5.
Hôm 30/4, Guaido đã cố gắng tập hợp lực lượng vũ trang Venezuela trong cuộc nổi dậy chống lại Maduro, nhưng chỉ có vài chục binh sĩ và một quan chức chính phủ hàng đầu đào thoát.
Các đặc vụ tình báo đã bắt giữ một số đồng minh của Guaido và Tòa án Tối cao Venezuela cáo buộc 14 nhà lập pháp đối lập về tội ” m mưu tạo phản” khiến hầu hết trong số họ phải trốn ra nước ngoài hoặc lánh nạn tại các sứ quán ở Caracas.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48346701
Những điều cần biết về bầu cử Nghị viện Châu Âu
Từ ngày 23-26/05/2019, Liên Hiệp Châu Âu tổ chức bầu mới lại 751 nghị sĩ Châu Âu. Cuộc bầu chọn được tổ chức như thế nào ? Quy định bỏ phiếu giữa các nước thành viên có giống nhau hay không ? Nghị Viện Châu Âu có vai trò gì ? Trong bối cảnh Brexit, bầu cử Châu Âu có gì đáng chú ý ? RFI Tiếng Việt tổng hợp một số thông tin để giải thích.1. Liên Hiệp Châu Âu gồm những định chế nào ?
Liên Hiệp Châu Âu có ba định chế chính có thẩm quyền can thiệp vào quy trình đưa ra các điều luật. Thứ nhất là Hội Đồng Châu Âu, tập hợp nguyên thủ và lãnh đạo chính phủ các nước thành viên để xác định các ưu tiên cho Liên Hiệp. Thứ hai là Ủy Ban Châu Âu, bao gồm có 28 ủy viên, là cơ quan hành pháp của khối, chuyên trách đề xuất các dự luật và thực thi các điều luật. Cuối cùng là Nghị Viện Châu Âu, có 751 nghị sĩ Châu Âu, đại diện cho công dân các nước thành viên, có chức năng xem xét và biểu quyết các dự thảo luật và ngân sách Liên Hiệp.
2. Nghị sĩ Châu Âu được bầu chọn như thế nào ?
Nghị Viện Châu Âu trước năm 1962 có tên gọi là Hội Đồng Nghị Viện Châu Âu, và hiện đóng trụ sở tại Strasbourg. Nghị Viện Châu Âu đại diện cho 512 triệu công dân Châu Âu. Tùy theo số dân của từng nước mà các quốc gia sẽ có số ghế nghị sĩ Châu Âu khác nhau. Ví dụ, nước Pháp hiện tại có 74 nghị sĩ. Từ năm 1979, nghị sĩ châu Âu được bầu chọn mới sau mỗi 5 năm theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp ngay tại lãnh thổ các nước thành viên trong kỳ bầu cử Châu Âu.
Trong suốt đợt bỏ phiếu này, tại mỗi nước, cử tri bầu theo danh sách và số nghị sĩ của mỗi đảng sẽ tùy thuộc vào số phiếu đạt được của mỗi danh sách. Trong mỗi danh sách, các nghị sĩ được chọn theo thứ tự từ trên xuống. Người ta gọi đấy là cuộc bầu chọn theo tỷ lệ đại diện. Tại Pháp, một danh sách ứng viên tối thiểu phải thu được 5% phiếu bầu để có được chiếc ghế nghị sĩ.
3. Nghị Viện Châu Âu có quyền hạn như thế nào ?
Quyền hạn của Nghị Viện không ngừng được mở rộng từ năm 1970, lúc ấy định chế chỉ có vai trò tham vấn. Các ứng viên trúng cử tại nhiều nước khác nhau sau đó sẽ được nhóm họp lại theo từng xu hướng chính trị trong lòng nghị viện. Hiện tại có 8 nhóm chính trị tại nghị viện.
Một khi trúng cử, các nghị sĩ châu Âu soạn thảo các dự luật Liên Hiệp qua việc cùng ra quyết định với Hội Đồng Châu Âu, biểu quyết ngân sách cho Liên Hiệp, và kiểm soát bộ máy hành pháp của Liên Hiệp (Ủy Ban Châu Âu) mà nghị viện có thể lật đổ thông qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nghị viện cũng có thể trừng phạt những nước nào không tôn trọng các quyền cơ bản (như trường hợp của Hungary chẳng hạn).
4. Nghị Viện Châu Âu hoạt động như thế nào ? Ra những kiểu luật gì ?
Để soạn thảo các điều luật châu Âu, còn được gọi là những quy định hay chỉ thị, các nghị sĩ có phiên họp toàn thể một tuần mỗi tháng tại trụ sở nghị viện ở Strasbourg. Dự thảo luật do Ủy Ban Châu Âu đề xuất hoặc đôi khi theo yêu cầu của các nghị sĩ được thảo luận tại từng ủy ban đặc trách rồi biểu quyết tại Nghị Viện. Những điều luật này sau đó phải được các nước thành viên nội luật hóa các chỉ thị (luật của châu Âu), tức là các quy định phải được viết lại thành luật quốc gia và phải được ưu tiên áp dụng trước luật quốc gia.
Trong số các điều luật của châu Âu có hiệu lực gần đây, người ta có thể thấy quy định chung về bảo vệ các dữ liệu RGPD củng cố tính minh bạch trong việc xử lý các dữ liệu cá nhân, đặc biệt là ở các doanh nghiệp. Hay như quy định REACH nhằm cải thiện việc bảo vệ sức khỏe và môi trường qua việc thu thập dữ liệu thống kê và kiểm soát các loại hóa chất đang lưu hành trên thị trường châu Âu. Hoặc như cấm đánh bắt cá bằng điện, một kỹ thuật đánh bắt cực kỳ có hại cho hệ sinh thái biển.
5. Bầu cử Nghị Viện Châu Âu năm nay diễn ra như thế nào ?
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu cho nhiệm kỳ 2019 – 2024 bắt đầu từ ngày 23-26/05/2019 trong toàn khối Liên Hiệp Châu Âu. Trong ngày Chủ Nhật 26/05, cuộc bỏ phiếu diễn ra tại 21 quốc gia, trong đó có Đức, Pháp và Ba Lan.
Anh Quốc và Hà Lan bỏ phiếu ngay từ thứ Năm 23/05, Ai Len là ngày 24. Latvia, Malta và Slovakia là 25. Riêng tại Cộng Hòa Séc, bầu cử diễn ra trong hai ngày thứ Sáu 24 và thứ Bảy 25/05.
Nguy cơ tỷ lệ vắng mặt cao là điều các chính phủ lo lắng. Tại Pháp, trong kỳ bầu cử năm 2014, tỷ lệ vắng mặt là 56% bất chấp vai trò quan trọng của các nghị sĩ châu Âu.
6. Bầu cử Nghị Viện năm nay diễn ra trong bối cảnh Brexit. Anh Quốc sẽ phải làm gì ? Nếu xảy ra Brexit sau bầu cử, Nghị Viện số ghế nghị sĩ có thay đổi hay không ?
Theo một chương trình cải cách do Hội Đồng Châu Âu thông qua hồi tháng 6/2018, trong cuộc bầu cử năm nay Nghị Viện Châu Âu lẽ ra chỉ bầu chọn 705 nghị sĩ thay vì là 751. Khoảng 73 vị trí do Anh Quốc giải phóng phải bị hủy và thay thế sau khi nước này ra khỏi Liên Hiệp. Trên nguyên tắc, Pháp và Tây Ban Nha là hai nước hưởng lợi nhiều nhất, có thêm năm ghế nghị sĩ. Ý và Hà Lan, mỗi nước có thêm 3 và Cộng hòa Ai Len là 2. Chín nước khác sẽ có thêm một ghế.
Thế nhưng thông báo dời ngày Brexit hôm 12/04/2019 đã làm thay đổi toàn bộ kế hoạch. Anh Quốc vẫn phải tổ chức bầu cử. Tổng số nghị sĩ bầu mới cho Liên Hiệp vẫn là 751. Một khi Brexit diễn ra sau bầu cử, con số nghị sĩ tự động giảm xuống là 705. Một phần số ghế sẽ được tái phân bổ như dự kiến ban đầu.
Những nghị sĩ mới tại những nước được bổ sung thêm, đơn giản sẽ là những người kế tiếp trong danh sách trúng cử tùy theo thể thức bầu chọn tại mỗi nước thành viên. Do đó, chính các nước thành viên có liên quan sẽ phải dự tính trước kịch bản này, theo như nhận định của một phát ngôn viên Nghị Viện.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190521-nhung-dieu-can-biet-ve-bau-cu-nghi-vien-chau-au
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu:
TT Pháp Macron « lên tuyến đầu »
Thùy DươngChỉ còn hai ngày nữa là kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu bắt đầu. Phát biểu trước báo giới ngày 20/05/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron báo động nguy cơ Liên Hiệp Châu Âu tan rã và thông báo ông sẽ « lên tuyến đầu » để vận động bầu cử.
Trước đại diện của khoảng 40 tờ nhật báo, tổng thống Pháp Macron cho rằng kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu 2019 sẽ là cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất kể từ năm 1979, bởi vì Liên Hiệp đang đứng trước nguy cơ tan rã. Liên Hiệp Châu Âu đã thiết lập hòa bình, mang lại thịnh vượng, cho nên với tư cách nguyên thủ quốc gia, nếu ông khoanh tay đứng nhìn Liên Âu tan rã, ông sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.
AFP cho biết thêm tổng thống Macron vận động người dân Pháp đi bỏ phiếu để chống lại « những người chỉ muốn phá hoại ». Cũng trong ngày hôm qua, cùng với thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa, thuộc đảng Xã Hội, nguyên thủ Pháp kêu gọi xây dựng « liên minh của những người cấp tiến » để đối phó với « những người muốn phá hủy châu Âu bằng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa».
Chỉ còn 5 ngày nữa là bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra tại Pháp, theo các thăm dò ý kiến, hiện đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia của bà Marine Le Pen dường như vẫn có ưu thế hơn đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Macron.
http://vi.rfi.fr/phap/20190521-tt-phap-macron-tuyen-dau-chong-nguy-co-chau-au-tan-ra
Áo: Các bộ trưởng cực hữu đồng loạt từ chức
Gia HưngTại Áo, các bộ trưởng thuộc đảng cực hữu FPO tối 20/05/2019 đã đồng loạt từ chức, phản đối việc bãi nhiệm bộ trưởng Nội Vụ Herbert Kickl.
Quốc gia này hiện đang gặp khủng hoảng chính trị sau khi một video quay lén cựu phó thủ tướng, kiêm lãnh đạo đảng FPO, Heinz-Christian Strache, gợi ý hối lộ được tung ra ngoài. Thủ tướng Sebastian Kurz đã thông báo sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn vào tháng 9 tới. Người dân Áo sẽ sống trong tình cảnh khủng hoảng chính trị ra sao ?
Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace tường trình về phản ứng của người dân thủ đô :
« Tại các quán cà phê, người dân thành phố Vienna đều bàn luận khủng hoảng chính trị. Ông Philip Hildebrand, như hàng ngàn người Áo khác, đã ăn mừng tuyên bố từ chức của cựu Phó thủ tướng Heinz-Christian Strache vào cuối tuần trước :
ʺĐây là quả một tin tốt cho nền dân chủ, khi có người phải chịu trách nhiệm sau một bê bối chính trị. Giả sử ở một số nước Châu Âu khác, điều này chưa chắc đã xảy ra, chẳng hạn như ở Hungary láng giềng.ʺ
Ông Gerhard Siedl, 47 tuổi, tỏ ra lo ngại trước tình hình bất ổn hiện tại của đất nước. ʺTôi muốn có một chính quyền hoạt động ổn định, không như bây giờ. Một liên minh giữa phe dân chủ xã hội và phe bảo thủ, hay giữa cánh cực hữu và phe bảo thủ đều không hoạt động được, còn các nhóm khác đều quá nhỏ để có thể thành lập liên minh !ʺ
Với nhiều người dân Vienna được hỏi, vụ bê bối này đã vạch trần bộ mặt thật của đảng cực hữu FPÖ, nhưng đối với bà Lena Schacherer, thủ thướng Sebastian Kurz cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình này.
ʺChính ông ta là người đưa đảng FPÖ vào chính quyền ! Ông ta cũng phải chịu một phần trách nhiệm cho vụ bê bối này ! Nhất là từ lâu chúng ta đều đã biết bản chất của đảng FPÖ.ʺ
Tuy vậy, theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây, điểm tín nhiệm của đảng bảo thủ OVP của thủ tướng Áo vẫn đang tăng lên. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190521-khung-hoang-chinh-tri-ao-bat-on-xa-hoi
Phóng viên Nga từ chức hàng loạt
để phản đối việc hai đồng nghiệp bị sa thải
Tin từ Moscow, Nga — Vào hôm thứ Hai (20/5), một biên tập viên cao cấp và 10 nhà báo của tờ nhật báo Nga Kommersant cho biết họ quyết định từ chức, để phản đối việc sa thải hai đồng nghiệp, do một bài báo về khả năng cải tổ các nhóm thân cận của Tổng thống Vladimir Putin.Theo Reuters, các vụ từ chức này có liên quan đến toàn bộ phóng viên chính trị của Kommersant. Nó cũng thể hiện rõ sự căng thẳng của các nhà xuất bản, nhân viên báo chí do bị kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước ủng hộ điện Kremlin.
Hai phóng viên, Ivan Safronov và Maxim Ivanov, cho biết họ bị buộc thôi việc sau khi Kommersant – thuộc sở hữu của thương gia tỷ phú Alisher Usmanov – cảm thấy bị xúc phạm bởi một bài báo do họ viết hồi tháng trước.
Kommersant là một tờ báo kinh tế thương mại hàng đầu được Usmanov mua lại vào năm 2006. Họ cho biết không thể trả lời ngày yêu cầu bình luận của hãng tin Reuters về vấn đề này. Một đại diện của Usmanov tuyên bố rằng không hề can thiệp vào chính sách biên tập, cũng như việc quyết định sa thải hoặc tuyển dụng các nhà báo. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/phong-vien-nga-tu-chuc-hang-loat-de-phan-doi-viec-hai-dong-nghiep-bi-sa-thai/
Iran thông báo tăng cường làm giàu chất uranium
Thùy DươngCăng thẳng Mỹ – Iran không ngừng leo thang : Chỉ một tuần sau khi thông báo ngưng thực hiện một phần các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân do Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận, chính quyền Teheran ngày 20/05/2019 thông báo gia tăng các hoạt động làm giàu chất uranium.
Từ Teheran, thông tín viên RFI Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :
« Chính phát ngôn viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử của Iran đã thông báo tin này : tỉ lệ uranium làm giàu của Iran sẽ tăng lên gấp 4 lần. Hồi đầu tháng 05/2019, tổng thống Rohani đã tuyên bố rằng Iran sẽ ngưng thực hiện một phần các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân 2015 để đáp trả việc Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận này cách nay một năm.
Tổng thống Rohani còn chỉ trích châu Âu đã không làm gì sau khi hứa sẽ bù đắp cho việc Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Theo văn bản này, kho uranium được làm giàu ở mức độ 3,67% của Iran không được vượt quá 300 kg. Nhưng với quyết định mới của chính quyền Teheran, sản lượng uranium của Iran sẽ vượt quá con số nói trên chỉ trong một tuần tới.
Tổng thống Rohani cũng từng dọa rằng nếu từ nay đến đầu tháng Bảy mà các nước châu Âu không đưa ra được những biện pháp để chống lại các đòn trừng phạt của Hoa Kỳ, thì Teheran sẽ không hạn chế tỷ lệ làm giàu uranium ở mức 3,67%. Uranium làm giàu ở mức độ 90% có thể sẽ được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Mọi chuyện lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Teheran và Washington đã tăng thêm một bậc với vụ một quả tên lửa rơi xuống gần đại sứ quán Mỹ tại Bagdad và tổng thống Mỹ Doanld Trump dọa hủy diệt Iran ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190521-iran-thong-bao-tang-cuong-lam-giau-uranium
Phiến quân Yemen đánh bom sân bay Ả Rập Xê-út
bằng máy bay không người lái
Phiến quân Houthi, đồng minh của Iran ở Yemen, đã đánh bom một sân bay và căn cứ quân sự của Ả Rập Xê-út bằng máy bay không người lái.Ả Rập Xê-út xác nhận cuộc tấn công trong lúc tình hình Trung Ðông căng thẳng giữa Tehran và Washington. Chưa có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại.
Cuộc tấn công xảy ra tại thành phố Najran của Ả Rập Xê-út sau khi Iran tuyên bố tăng gấp bốn lần năng suất làm giàu uranium, một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của các cường quốc thế giới ký với Iran, mặc dù mức sản xuất đó vẫn thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để chế tạo vũ khí nguyên tử.
Trước tình hình căng thẳng, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đang tìm cách mở rộng quyền hành pháp để đối phó hữu hiệu hơn với “cuộc chiến kinh tế,” do việc chính quyền Tổng thống Trump tăng cường và mở rộng các lệnh trừng phạt Iran, theo Thông tấn xã IRNA của nhà nước Iran hôm 21/5.
Kênh truyền hình vệ tinh Al-Masirah của Houthis sáng 21/5 nói rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Qasef-2K nhắm vào sân bay ở Najran, và đã đánh trúng một ‘kho vũ khí’. Thành phố Najran nằm trên biên giới của Ả Rập Xê-út với Yemen, cách thủ đô Riyadh 840 km về phía tây nam, đã nhiều lần bị phe Houthi nhắm mục tiêu tấn công.
Phát ngôn viên của liên quân do Ả Rập Xê-út lãnh đạo, Đại tá Turki al-Maliki trong tuyên bố trước đó trên cơ quan truyền thông của Ả Rập Xê-út nói rằng phiến quân Houthis đã nhắm mục tiêu vào một địa điểm dân sự ở Najran, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.
https://www.voatiengviet.com/a/phien-quan-yemen-danh-bom-san-bay-arap-xeut-bang-may-bay-khong-nguoi-lai/4926295.html
Bất chấp chỉ trích, lãnh đạo Hồng Kông
quyết thúc đẩy dự luật dẫn độ
Bất chấp sự chống đối ngày càng tăng ở địa phương và quốc tế, lãnh đạo Hồng Kông hôm 21/5 nói rằng chính quyền của bà quyết tâm thông qua dự luật dẫn độ, theo đó các cá nhân có thể được đưa về lại Hoa lục để bị xét xử, theo Reuters.Dự luật được đề xuất đã gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở cựu thuộc địa Anh, vốn được hứa sẽ được duy trì một mức độ tự trị cao theo nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” khi được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Hôm 20/5, chính quyền Hong Kong cho biết sẽ bỏ qua thủ tục lập pháp để đẩy nhanh việc thông qua các sửa đổi đối với Pháp lệnh về Tội phạm Bỏ trốn, mà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuần trước mô tả là “đe dọa nguyên tắc pháp trị ở Hồng Kông”.
Những người chống đối đã phá vỡ một loạt các phiên lập pháp xem xét dự luật, với những vụ xô xát nổ ra trong hội đồng lập pháp.
“Thời gian dành cho việc bàn thảo đã hết”, Reuters dẫn lời Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam nói với các phóng viên.
“Vấn đề nghiêm trọng nhất là chúng tôi không nhìn thấy hướng ra, làm cách nào để phá vỡ sự bế tắc này ngoài việc buộc tôi phải hủy bỏ dự luật, nhưng điều này là không thực tế”, bà Lam nói với các phóng viên.
Bà Lam cho biết dự luật sẽ được gửi trực tiếp đến toàn bộ cơ quan lập pháp vào ngày 12/6 để đọc lại lần thứ hai, nhằm cố gắng thông qua trước thời gian cơ quan lập pháp nghỉ họp vào mùa hè.
Nếu dự luật được thông qua, thì đây là lần đầu tiên Hồng Kông cho phép dẫn độ đến các quốc gia không có hiệp ước dẫn độ hiện tại với Hong Kong, kể cả Đài Loan và Hoa lục.
Phía Đài Loan nói dự luật này nếu được thông qua, sẽ cho phép Trung Quốc can thiệp nhiều hơn vào Hồng Kông, đặt ra nguy cơ cho bất kỳ người Đài Loan nào đi qua thành phố này. Chỉ trích cũng đã đến từ giới kinh doanh, pháp lý, truyền thông và ngoại giao ở Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông khẳng định luật dẫn độ có các biện pháp để bảo vệ nhân quyền, bao gồm việc đòi hỏi tất cả các yêu cầu dẫn độ phải được tòa án địa phương chấp thuận.
Trong tuần qua, Bắc Kinh càng củng cố lập trường của mình, các quan chức cấp cao nói đang có nhu cầu khẩn cấp phải có luật này, mặc dù bà Lam trước đó nói rằng chính quyền của bà là bên thoạt tiên đẩy mạnh dự luật này.
Một phó ủy viên của Văn phòng Ủy viên nước ngoài của Trung Quốc tại Hồng Kông, ông Song Ru’an, nói với các nhà báo rằng “lỗ hổng ngày càng rõ ràng hơn”, và Bắc Kinh “kiên quyết ủng hộ” dự luật.
Ông nói Trung Quốc không tìm cách truy tố bất kỳ ai vì lý do “chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hay quan điểm chính trị”, và nói thêm rằng “thật đáng trách” khi các chính phủ nước ngoài hay “các lực lượng bên ngoài” đặt nặng vấn đề này.
Dự kiến sẽ có nhiều cuộc biểu tình lớn hơn diễn ra, bao gồm cuộc biểu tình vào ngày 4/6, khi Hong Kong tổ chức buổi thắp nến hàng năm để tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu đối với phong trào ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào năm 1989.
Lam Cheuk-ting, một nhà lập pháp của Đảng Dân chủ đối lập, chỉ trích động thái của chính quyền là đẩy nhanh “đạo luật tà ác”.
Các nhà lập pháp vẫn có thể đề xuất sửa đổi dự luật, nhưng các nhà phê bình nói rằng chính phủ có thể chọn không chấp nhận các đề xuất đó, trong bối cảnh hậu thuẫn đến từ đa số thân Bắc Kinh trong cơ quan lập pháp.
https://www.voatiengviet.com/a/bat-chap-chi-trich-lanh-dao-hong-kong-quyet-thuc-day-du-luat-dan-do/4926262.html
Nhà sáng lập Huawei nói
Mỹ đánh giá thấp sức mạnh hãng này
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn kiên quyết chống lại các động thái của Hoa Kỳ chống lại công ty của ông, nói rằng Hoa Kỳ “đánh giá thấp” khả năng của Huawei.Phát biểu với truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Nhậm đã hạ thấp tác động của các phát biểu gần đây của Mỹ và nói rằng không ai có thể bắt kịp công nghệ 5G của Huawai trong tương lai gần.
Tuần trước, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách các công ty mà các hãng của Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.
Những nước nào chặn công nghệ 5G của Huawei?
‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
Google loại Huawei khỏi danh sách nhận cập nhật Android
Động thái này đánh dấu sự leo thang trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn công ty của Trung Quốc.
“Cách làm hiện nay của các chính trị gia Hoa Kỳ đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi”, ông Nhậm được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói.
Huawei phải đối mặt với phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm của hãng này trong các mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Quyết định của Hoa Kỳ đưa Huawei vào “danh sách thực thể” hay các công ty, tổ chức chịu chế tài đã thành tâm điểm chú ý vào thứ Hai, 20/5/2019 sau khi Google cấm nhà khổng lồ công nghệ Trung Quốc khỏi một số cập nhật cho hệ điều hành Android.
Giấy phép tạm thời
Tiếp đó, cùng ngày thứ Hai, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấp giấy phép tạm thời cho phép một số công ty tiếp tục hỗ trợ các thiết bị và mạng Huawei hiện có.
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Google loại Huawei khỏi danh sách nhận cập nhật Android
Mỹ: Trump tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp’ vì Huawei?
Hoa Kỳ nói việc sẽ cấp giấy phép thời hạn 90 ngày “cho phép người dùng điện thoại di động của Huawei tiếp tục các hoạt động hiện có cùng với mạng băng thông rộng nông thôn”, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.
Trong một diễn biến khác, Trung tâm an ninh mạng quốc gia của Anh đã ra khuyến cáo với người sở hữu điện thoại Huawei trên trang web của cơ quan này.
Trung tâm an ninh cho biết giấy phép có nghĩa là khách hàng của Huawei có thể “cập nhật thiết bị cầm tay của họ như bình thường” và nói thêm rằng Trung tâm đang tiếp tục đánh giá tình hình và lên kế hoạch cung cấp lời khuyên trong tương lai cho người sử dụng.
Tuy nhiên, ông Nhậm đã hạ thấp tầm quan trọng của động thái này, nói rằng Huawei đã chuẩn bị trước những chế tài, hạn chế của Mỹ.
Hãng công nghệ của Trung Quốc đã ở tâm điểm của cuộc tranh đấu quyền lực Mỹ-Trung trong suốt nhiều tháng.
Khách hàng của Huawei đang lo lắng về ý nghĩa của những động thái quốc tế đối với các sản phẩm của hãng này, trong khi những tác động này đối với Huawei cũng có thể là đáng kể.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48356721
Phụ nữ Bắc Hàn bị ép
làm nô lệ tình dục ở Trung Quốc
Hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái Bắc Hàn đã bị ép làm việc trong ngành mại dâm ở Trung Quốc, theo báo cáo của một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại London.Họ thường bị bắt cóc và bán làm gái mại dâm, hoặc buộc phải kết hôn với đàn ông Trung Quốc, theo tổ chức Sáng kiến Tương lai Hàn Quốc.
Ngành mại dâm này mang lại 100 triệu đô la mỗi năm cho các tổ chức tội phạm.
Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam
Những phụ nữ Bắc Hàn trốn khỏi ngành nô lệ tình dục
Thế giới bí mật của công nhân Bắc Hàn tại Nga
Tình trạng ‘nô lệ Bắc Hàn’ ở châu Âu
Những phụ nữ này ở trong tình trạng mắc kẹt vì Trung Quốc thường hồi hương người Bắc Hàn, những người vốn sau đó phải đối mặt với sự tra tấn tại quê nhà.
“Nạn nhân bán dâm với giá chỉ khoảng 30 nhân dân tệ (100.00 VND), hoặc bị bán làm vợ chỉ với giá 1.000 nhân dân tệ (3,3 triệu VND), và bị bán vào các tụ điểm mại dâm trực tuyến cho khách làng chơi trực tuyến toàn cầu,” tác giả báo cáo Yoon Hee-Soon nói.
Các bé gái và phụ nữ này thường ở độ tuổi từ 12 đến 29, nhưng đôi khi có thể trẻ hơn, báo cáo cho hay.
Họ bị cưỡng ép, đem bán hoặc bắt cóc ở Trung Quốc hoặc bị buôn bán trực tiếp từ Bắc Hàn. Nhiều người bị bán nhiều hơn một lần và bị ép buộc thực hiện một hình thức nô lệ tình dục ít nhất một lần trong một năm sau khi rời Bắc Hàn.
Nhiều người bị bắt làm nô lệ tình dục trong các nhà thổ ở các huyện ở phía đông bắc Trung Quốc, nơi có số công nhân nhập cư lớn.
Các bé gái – một số chỉ chừng chín tuổi – và phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp tình dục trực tuyến (cybersex) bị buộc phải thực hiện các hành vi tình dục và bị tấn công tình dục trước webcam. Nhiều khách hàng tình dục trực tuyến được cho là người Hàn Quốc.
Phụ nữ bị ép kết hôn hầu hết được bán ở các vùng nông thôn với giá 1.000 đến 50.000 nhân dân tệ, và bị chồng cưỡng hiếp và lạm dụng.
Tổ chức Sáng kiến Tương lai Hàn Quốc đã thu thập thông tin từ các nạn nhân ở Trung Quốc và những người sống sót đang lưu vong ở Hàn Quốc.
Một người phụ nữ, được gọi là cô Pyon từ thành phố Chongjin, Bắc Hàn, được trích lời trong báo cáo:
“Tôi bị bán [cho một nhà thổ] với sáu phụ nữ Bắc Hàn khác tại một khách sạn. Chúng tôi không được cho nhiều thức ăn và bị đối xử tệ … Sau tám tháng, một nửa trong số chúng tôi đã bị bán lại. Người môi giới đã làm rất nhiều điều tồi tệ với tôi.”
“Khi tôi đến [nhà thổ mới], tôi có những vết bầm tím trên cơ thể. [Người môi giới] sau đó bị một số thành viên của băng đảng đánh và đâm vào chân.”
Một người khác, cô Kim, nói: “Có nhiều người Hàn Quốc [ở Đại Liên, Trung Quốc] … Chúng tôi nhét tờ rơi quảng cáo dưới cửa phòng họ [trong khách sạn] … Quảng cáo bằng tiếng Hàn và quảng cáo những gì chúng tôi cung cấp. .. Chúng tôi chủ yếu được đưa đến quán bar [bởi kẻ môi giới].
“Các công ty Hàn Quốc muốn [gái mại dâm Bắc Hàn] cho các khách làm ăn của họ … Bán dâm là trải nghiệm lần đầu tiên gặp gỡ người Hàn Quốc của tôi.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48346051
TQ tác động, lôi kéo các nước tham gia
Sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển
Tuyến đường chính của Con đường tơ lụa trên biển trải dài từ châu Á đến Trung Đông và châu Âu. Phía Trung Quốc tuyên truyền rằng gần 60 nước trên thế giới đã tuyên bố ủng hộ và tham gia Sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển do Bắc Kinh khởi sướng.Campuchia đã chính thức tuyên bố ủng hộ dự án Con đường tơ lụa trên biển và tham gia sáng lập AIIB. Campuchia được hưởng lợi từ việc tham gia dự án của Trung Quốc về phương diện kinh tế lẫn chiến lược. Về mặt kinh tế, dự án này mang lại nhiều cơ hội to lớn cho Campuchia trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng: các cảng biển, đường cao tốc và đường sắt. Theo kế hoạch tổng thể của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia buộc phải xây dựng các tuyến đường còn thiếu dựa vào tiền của Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) do ADB quản lý. Tuy nhiên, ADB và Chính phủ Campuchia đã không thể đạt được thỏa thuận về những điều kiện cung cấp tài chính. Trung Quốc đã giúp giải quyết vấn đề này, cung cấp 600 triệu USD dưới dạng viện trợ. Trên phương diện chiến lược, sự hỗ trợ của Trung Quốc giúp nâng cao mức độ an ninh của Campuchia tại các đường biên giới với Việt Nam và Thái Lan.
Indonesia hiện đang thực thi chính sách nhằm mục tiêu trở thành cường quốc biển. Để đạt được mục đích này, Indonesia đã hoạch định xây dựng 24 cảng biển với tổng khối lượng đầu tư khoảng 55,4 tỷ USD. Cho đến nay, cảng biển Tanjung Priok không thể tiếp nhận được những tàu vận tải liên lục địa cỡ lớn đến từ châu Âu và Mỹ, do đó các tàu này phải bốc dỡ hàng hóa tại các cảng của Singapore và Malaysia, sau đó hàng hóa được vận chuyển trên các tàu cỡ nhỏ hơn đến Indonesia. Kế hoạch phát triển vận tải đường biển rất phù hợp với dự án Con đường tơ lụa trên biển. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty của Trung Quốc như Tianjin Port và China Harbour Engineering thời gian gần đây đã thể hiện sự quan
tâm đến việc cung cấp tài chính phát triển cảng Kuala Tanjung, nằm cách không xa eo biển Malacca.
Malaysia có thái độ rất tích cực với sáng kiến của Trung Quốc. Tại Diễn dàn châu Á Bác Ngao, thủ tướng Najib Razak đã bày tỏ sự ủng hộ dự án Con đường tơ lụa trên biển. Malaysia sẽ tham gia dự án, chú trọng xây dựng các bến cảng, trong đó có các cảng biển, và nhà ga tàu hỏa, cũng như phát triển hàng không. Để thực hiện những kế hoạch đã nêu ra, Chính phủ Malaysia dự kiến đến năm 2020 sẽ thu hút 118 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. Vốn đầu tư Trung Quốc đã hiện diện trong nền kinh tế Malaysia.
Thái Lan ủng hộ các sáng kiến của Trung Quốc về xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển và sẵn sàng tham gia tích cực vào những sáng kiến này. Kênh đào Thái Lan hay còn gọi là kênh đào Kra (lấy theo tên đất Kra), đóng vai trò chủ chốt trong dự án Con đường tơ lụa trên biển. Con đường thủy nhân tạo này sẽ kết nối Biển Đông với quần đảo Andaman không đi qua eo biển Malacca.
Myanmar với cảng Yangon được công bố là điểm trung gian của Con đường tơ lụa trên biển. Ngoài ra, tại Myanmar, Trung Quốc đã thực hiện dự án xây dựng đường ống dẫn dầu cho phép giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ Trung Đông đi qua eo biển chiến lược Malacca. Vào thời điểm hiện tại, dầu mỏ từ các nước Trung Đông hay Mỹ Latinh sau khi bốc hàng các tàu chở dầu tại cảng ở cảng Chauphyu rồi được vận chuyển bằng đường ống tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, đường ống dẫn dầu không thể htay thế được tuyến đường biển do nó có công suất tương đối thấp. Liên quan đến vấn đề này, Trung Quốc đang soạn thảo các kế hoạch xây dựng hành lang đường sắt từ Chauphyu đến tỉnh Vân Nam. Đường ống dẫn dầu phục vụ hai trung tâm phát triển chính của Trung Quốc là Côn Minh và Trùng Khánh, hai tỉnh đóng vai trò trung tâm trong phát triển Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển. Côn Minh cũng là một trong những điểm khởi đầu Con đường tơ lụa trên biển, bởi tỉnh này kết nối với ba nước ASEAN: Myanmar, Việt Nam và Lào. Không có đường ra biển, về phần mình Lào được tiếp cận các cảng biển của Thái Lan và các mạng lưới giao thông Malaysia và Singapore.
Bangladesh cũng ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc. Hai nước này, theo thừa nhận của giới lãnh đạo, có cơ hội phối hợp chặt chẽ các chiến lược phát triển quốc gia của mình nhằm mục đích thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” và giấc mơ vàng của Bangladesh. Lãnh đạo Trung Quốc gọi Bangladesh là quốc gia quan trọng của dự án Con đường tơ lụa trên biển. Không phải ngẫu nhiên, Tập đoàn China Merchants Holdings International bằng sức lực của mìnhđã tiến hành hiện đại hóa Chittagong, cảng có ý nghĩa quan trọng đối với Bangladesh, bởi nó xử lý 92% ngoại thương của nước này. Trung Quốc còn đề xuất Bangladesh cung cấp 99% tài chính dự án cảng nước sâu Sonadia ở Coke Bazaar, trị giá 1,9 tỷ USD, nhưng chỉ với điều kiện các cảng này phải do các công ty Trung Quốc nghiên cứu và thực hiện. Nhờ có mạng lưới đường cao tốc và đường sắt, Con đường tơ lụa trên biển sẽ kết nối được với Con đường tơ lụa trên bộ. Bangladesh cũng tham gia xây dựng hành lang kinh tế “Ấn Độ – Bangladesh – Myanmar – Trung Quốc”.
Sri Lanka cũng tham gia xây dựng hành lang kinh tế Ấn Độ – Bangladesh – Myanmar – Trung Quốc. Trong bối cảnh thực hiện Con đường tơ lụa trên biển, các bên đã bắt đầu tiến hành đàm phán về việc thành lập khu vực thương mại tự do, góp phần hỗ trợ hợp tác thương mại và đầu tư, trong giai đoạn thực hiện hợp đồng 15 năm (2008 – 2023) của China Harbour Engineering Company về việc xây dựng cảng nước sâu Hambantota với công suất lên tới 20 triệu TEU mỗi năm.
Colombo, hiện tại, Trung Quốc đã bắt tay xây dựng đảo nhân tạo cách không xa Colombo. Tổ hợp cảng biển khổng lồ được thiết kế về quy mô có thể sánh với Monaco, với trị giá ước tính lên tới 1,4 tỷ USD. Trên thực tế, trạm container phía Nam cảng Colombo được xây dựng cách đây chưa lâu với tổng kinh phí 500 triệu USD hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty nhà nước China Merchants Holdings International Co., Ltd.
Maldives cũng lên kế hoạch tích cực tham gia xây dựng Con đường tơ lụa trên biển. Nước này sở hữu tiềm năng lớn về du lịch trên biển, do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới sẽ trở thành lĩnh vực hợp tác quan trọng với Trung Quốc. Maldives đã tham gia dự án Con đường tơ lụa trên biển, sau khi ký kết lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, Biên bản ghi
nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại vào tháng 12/2014. Trung Quốc có kế hoạch hỗ trợ nước này xây dựng cây cầu kết nối thủ đô Male với hòn đảo, nơi có sân bay, cảng trung chuyển quốc tế ở miền Bắc nước này và hiện đại hóa sân bay quốc tế Maldives. Trung Quốc coi Maldives là “trạm dừng chân” quan trọng trên tuyến tường Con đường tơ lụa trên biển.
Ấn Độ là nước chủ chốt trong dự án Con đường tơ lụa trên biển; tuy nhiên, nước này giữ lập trường không rõ ràng về dự án của Trung Quốc. Một số phương tiện truyền thông đại chúng, chuyên gia và nhà hoạt động chính trị đã bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, bởi sẽ ngày càng có nhiều nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Do đó, Ấn Độ, vốn xem tiểu lục địa Đông Nam Á là khu vực lợi ích quốc gia của mình, có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Đáp lại sáng kiến của Trung Quốc, Ấn Độ đã soạn thảo kế hoạch riêng của mình.
Pakistan có ý nghĩa quyết định đối với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trung Quốc đã đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của nước này với số tiền lên đến 42 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu kết nối khu tự trị Tân Cương với biển Arập, sau khi xây dựng hành lang giao thông trên bộ dài 3000 km đến Gwadar Pakistan đi qua Kashmir, phần đất thuộc quyền kiểm soát của Pakistan. Nhờ đó, cảng Gwadar sẽ kết nối với thành phố Kashgar của Trung Quốc bằng đường sắt và đường bộ. Được biết đến như Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, nó sẽ kết nối Con đường tơ lụa trên biển và trên bộ. Hành lang chiến lược này sẽ cho phép Bắc Kinh giảm 1/4 tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông và châu Phi. Dầu mỏ từ cảng Gwadar sẽ được vận chuyển bằng đường ống đến phía Tây Trung Quốc. Chi phí ước tính của dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là 75 tỷ USD; hành lang này sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2020. Một hợp đồng không kém phần quan trọng mà công ty China Harbour Engineering Company đang thực hiện là việc xây dựng cảng nước sâu Gwadar, có khả năng tiếp nhận tàu chở dầu trọng tải lớn và các tàu thương mại.
Iran cũng tham gia thực hiện kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc về việc hồi sinh Con đường tơ lụa. Thứ trưởng Bộ Kinh tế Iran Masoud Karbasian cho rằng Iran trở thành tuyến đường trung chuyển cho khoảng hơn 12 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Nước này có vị trí địa lý rất đặc biệt trên tuyến đường Con đường tơ lụa hiện đại, vì 7 trong số 15 quốc gia láng giềng không có lối ra biển.
Các Tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất (UAE), trong vòng mấy năm trở lại đây, 2 công ty vận tải container là China Shipping Container Lines’ (CSCL) và United Arab Shipping Company đã ký một loạt thỏa thuận chung về bảo dưỡng các tuyến đường kết nối các cảng châu Á với các cảng Trung Đông và châu Âu. Năm 2014, trạm container Khor Fakkan trên bờ vịnh Oman đã tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên của China Shipping Container Lines’ Co. (CSCL). Trạm container duy nhất hoạt động hết công suất tại UAE này nằm ngoài ranh giới eo biển Hormuz, bắt đầu được người Trung Quốc tích cực sử dụng, bởi nó làm giảm nguy cơ địa chính trị liên quan đến khả năng eo biển này bị phong tỏa.
Ai Cập, Trung Quốc đã đầu tư một số tiền lớn vào kênh đào Suez, vì Bắc Kinh xem kênh đào này như là điểm mấu chốt để tiếp cận châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Israel, công ty China Harbour Engineering Company của Trung Quốc đang thực hiện dự án giao thông liên doanh Red-Med trị giá 2 tỷ USD xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 300 km giữa Địa Trung Hải và Biển Đỏ trong vòng 5 năm, cũng như 2 cảng biển tại Đại Trung Hải là Ashdod và Haifa, cho phép đi vòng qua kênh đào Suez đã quá tải trong khuôn khổ Con đường tơ lụa trên biển. Dự án này sẽ làm gia tăng các vị trí chiến lược của Trung Quốc trên thị trường Israel. Nhờ có dự án Red-Med, Israel cũng có thể đảm bảo trung chuyển hàng hóa từ Địa Trung Hải đến Jordan và Iraq. Cuối năm 2014, Trung Quốc và Israel đã ký hợp đồng xây dựng Cảng Phương Nam (Ashdod) trị giá gần 3,3 tỷ shekel (930 triệu USD). Đầu năm 2015, công ty Shanghai International Port đã thắng gói thầu khai thác cảng biển Cảng Vịnh ở Haifa, với điều kiện bỏ thầu là sẽ được quản lý các cảng này trong vòng 25 năm. Việc xây dựng cảng này được khởi công ngay sau khi thắng thầu, và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện tổng dự án 10 năm “Tầm nhìn 2023”, trong đó đề xuất thực hiện một loạt dự án cơ sở hạ tầng lớn trong những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế với tổng giá trị lên tới gần 100 tỷ USD. Cuối năm 2015, các công ty của Trung Quốc China Merchants Group và Cosco Group cùng với Quỹ thịnh vượng quốc gia Trung Quốc đã bỏ ra 1 tỷ USD mua 65% cổ phần của một trong những trạm container Kumport tại cảng Ambarli. Trong khuôn khổ xây dựng Con đường tơ lụa trên biển, mở ra con đường tới các thị trường Tây Âu, Trung Quốc dự kiến đầu tư một lượng tiền lớn vào cơ sở hạ tầng cảng biển của châu Âu. Đặc biệt, Trung Quốc đang lên kế hoạch hiện đại hóa cảng biển Koper lớn nhất ở Slovenia.
Hy Lạp đang tích cực tham gia dự án của Trung Quốc, vì Trung Quốc chiếm một vị trí vững chắc ở quốc gia Địa Trung Hải này. Năm 2009, công ty Cosco Pacific Ltd đã nhận được hợp đồng nhượng quyền 35 năm từ Ban giám đốc cảng Piraeus hoạt động với tư cách đơn vị khai thác trạm vận tải và đã bắt đầu xây dựng thêm một trạm nữa. Theo điều kiện hợp đồng, Cosco sẽ thanh toán số cổ phần trị giá 368,5 triệu euro này trong vòng 5 năm. Sau khi tư nhân hóa, cảng này có thể thu hút đầu tư 500 triệu euro, nhờ đó đến năm 2025 sẽ tạo ra 320.000 việc là. Là một trong những cảng lớn nhất phía Đông Địa Trung Hải, Piraeus sẽ phải trở thành nhân tố quan trọng của Con đường tơ lụa trên biển. Rốt cục, Cosco sẽ là chủ sở hữu một đầu mối giao thông đường biển lớn để mở rộng kinh doanh tại châu Âu.
Nhánh Con đường tơ lụa đến châu Phi: Châu Phi đang trở thành mắt xích chủ đạo trong dự án Con đường tơ lụa trên biển. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì thương mại Trung Quốc với châu Phi đã vượt quá con số 300 tỷ USD trong năm 2014. Trong vòng 6 năm trở lại đây, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất khu vực; trong khi đó, khối lượng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã đạt mức 32,4 tỷ USD. Tham vọng của Trung Quốc trên biển được gắn kết với khu vực này thông qua việc xây dựng nhiều cảng container hiện đại tại một loạt quốc gia trong khu vực. Ý tưởng nằm ở chỗ, các cảng này phải phục vụ đội tàu thương mại chủ yếu đến từ châu Á, và mỗi cảng như vậy, bao gồm cả các cảng nhỏ được sử dụng đội tàu ven bờ hỗ trợ cỡ nhỏ.
Trong khuôn khổ dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc dự kiến xây dựng 7 cảng nước sâu nằm dọc bờ biển châu Phi: Djibouti (Gee Buti), Dar es Salaam (Tanzania), Maputo (Mozambique), Libreville (Gabon), Tema (Ghana), Dakar (Senegal) và Bizerte (Tunisia). Những cảng này rất thuận lợi cho các tàu thương mại cỡ lớn từ châu Á cập bến, cung cấp hàng hóa thực phẩm và công nghiệp tới châu Phi, từ đó chở nguyên liệu và khoáng sản.
Congo, Nigeria và tiếp tục về phía Bắc: Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng cảng nước sâu Kribi ở Cameroon. Giá trị hợp đồng trong giai đoạn 1 đạt 586 triệu USD. Trong giai đoạn tiếp theo, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng cảng này bằng cách xây dựng các bến tàu mới với công suất hơn 100 triệu tấn mỗi năm. Và một số công việc khác về kết nối cảng biển quốc tế mới với các khu vực biển cũng đang được thực hiện. Tập đoàn China Communications Construction Co., Ltd từ năm 2013 đã bắt đầu thực hiện dự án cảng lớn ở Lamu (Kenya) với 32 bến cảng, 3 sân bay, đường sắt, đường ống dẫn dầu và các tài nguyên khác từ Sudan, Ethiopia và một số quốc gia khác trị giá 25 tỷ USD. Việc xây dựng cảng đa năng và hành lang vận tải Lamu – Nam Sudan – Ethiopia này, dự kiến được hoàn thành vào năm 2030 sẽ bảo đảm sự thống trị lâu dài của Trung Quốc trong việc buôn bán các nguồn tài nguyên ở phía Đông châu Phi.
Mozambique, công ty China Harbour Engineering Co., Ltd vào mùa Thu 2015 đã bắt đầu xây dựng cảng mới Beria. Hiện tại, chính công ty này cũng đã gia nhập toàn đoàn quốc tế xây dựng cảng nước sâu mới tại tỉnh Maputo. Khối lượng đầu tư vào dự án này có thể vượt con số 1 tỷ USD. Cảng mới sẽ mở lối ra biển cho các nước trong khu vực như Botswana, Swaziland và Zimbabwe. Công ty China Merchants Holdings International Co., Ltd đang thực hiện thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD về xây dựng cảng nước sâu với 2 bến tàu trạm container, đường sắt và một số cơ sở hạ tầng gần thành phố Bagamoyo (Tanzania). Cảng này cũng sẽ trở thành cảng quan trọng nhất trong khu vực, biến Tanzania thành trung tâm hậu cần lớn nhất, có khả năng phục vụ toàn bộ phía Đông châu Phi, xử lý khối lượng hàng hóa lên tới 20 triệu TEU. Công việc xây dựng giai đoạn đầu dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2018, còn toàn bộ tổ hợp này sẽ mất thêm 10 năm nữa.
Với liên minh châu Phi, Trung Quốc đã đồng ý và bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển giao thông khu vực nhằm kết nối tất cả 54 quốc gia châu Phi: đường sắt ven biển ở Nigeria (13 tỷ
USD), đường sắt Nairobi – Mombasa (3,8 tỷ USD), đường sắt Addis Ababa – Djibouti (4 tỷ USD) và mạng lưới đường sắt tại Chad (5,6 tỷ USD).
Nhánh Con đường tơ lụa trên biển dẫn đến phần phía Nam Thái Bình Dương: Trong những năm gần đây, các quốc đảo ở phía Nam Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược trong các kế hoạch của Mỹ và đồng minh, đặc biệt trong bối cảnh “sự trở lại” châu Á của Washington và sự hình thành khu vực siêu lớnn Ấn Độ – Thái Bình dương. Và Trung Quốc cũng không tụt hậu so với Mỹ. Rõ ràng, Bắc Kinh đã tăng cường đáng kể các biện pháp củng cố vị thế của mình trong các hoạt động chính trị và kinh tế của các quốc đảo trong khu vực. Theo số liệu của Đại học Lowy, Australia, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cung cấp hỗ trợ và tín dụng hàng hóa cho các nước trong khu vực này với tổng số 2,5 tỷ USD, trong đó có nhà máy thủy điện và một số tổ hợp thể thao ở Fiji (158 triệu USD), bệnh viện ở Apia (100 triệu USD), nhà đón khách và hiện đại hóa đường băng cất – hạ cánh ở sân bay Faleolo (40 triệu USD), bến tàu ở Upolu (140 triệu USD); tòa nhà chính phủ và 2 máy bay trực thăng tubin cánh quạt dùng cho ngành hàng không nội địa tại Samoa (12 triệu USD); 2 máy bay tubin cánh quạt, thành phố sinh viên cho Đại học miền Nam Thái Bình Dương và tòa nhà Quốc hội tại Tonga (60 triệu USD).
Nhìn chung, để đạt được mục đích và ý đồ đặt ra, Trung Quốc đã tích cực sử dụng sức mạnh kinh tế để chi phối, tác động và lôi kéo các nước dọc theo tuyến Con đường tơ lụa trên biển ủng hộ và tham gia.
http://biendong.net/bien-dong/28042-tq-tac-dong-loi-keo-cac-nuoc-tham-gia-sang-kien-con-duong-to-lua-tren-bien.html
Tại sao chính quyền TQ sợ Pháp Luân Công?
Tháng 7-2018 đánh dấu mốc 19 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục kể từ ngày 20-7-1999. Mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn luôn đàn áp tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng cho đến ngày nay, rất nhiều người nước ngoài vẫn còn thắc mắc về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bởi vì ở nhiều quốc gia tự do, hoạt động của Pháp Luân Công vẫn xuất hiện rất thường nhật, những người tập Pháp Luân Công cũng hòa đồng trong xã hội và có thể gặp ở bất kỳ ngành nghề hay địa phương nào. Do vậy người ta luôn thắc mắc tại sao duy nhất ở Trung Quốc lại diễn ra một cuộc đàn áp quy mô lớn, huy động đến toàn bộ bộ máy nhà nước trong suốt 19 năm và vẫn tiếp diễn cho đến nay. Phải chăng chính quyền Trung Quốc lo sợ điều gì?A. NHÌN LẠI CUỘC ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG
Bối cảnh trước 20-7-1999
Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra xã hội vào tháng 5-1992 thuận theo cao trào khí công cuối những năm 80 của thế kỷ trước tại Trung Quốc. Sau khi môn khí công này xuất hiện một thời gian ngắn, chính quyền Bắc Kinh đã không chỉ chấp nhận sự phát triển nhanh chóng của nó mà còn mời ông Lý tới giảng dạy tại các cơ sở của chính phủ và khen ngợi những lợi ích về đạo đức sức khỏe mà nó đã mang đến cho cộng đồng. Ngày 21-9-1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi ông Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, trong bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, và trong việc đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.
Tính đến cuối 1994, ông Lý đã theo chương trình phát triển khí công của Hội Khí Công Trung Quốc đi giảng 54 khóa học Pháp Luân Công. Những khóa học cuối cùng được vô cùng đông đảo quần chúng tham gia, mỗi khoá khoảng 3,5 ngàn cho đến 4,5 ngàn học viên. Sau đó ông chỉnh lý bài giảng của mình thành sách “Chuyển Pháp Luân”, công bố nội dung bài giảng ra video đóng góp cho cộng đồng, thể hiện cống hiến thiện chí của ông đối với cộng đồng xã hội. Người học Pháp Luân Công từ đó trở đi có thể theo học Pháp Luân Công hoàn toàn miễn phí, đồng thời Pháp Luân Công cũng trọn vẹn trở thành một phong trào tập luyện của tất cả quần chúng. Đến nay, tất cả tài liệu giảng dạy của Pháp Luân Công đều cung cấp miễn phí công khai trên mạng lưới Internet, và học viên cũng là dưới hình thức
phong trào quần chúng mà theo học nếu thấy thích hợp, và rời bỏ nếu cảm thấy không thích, tất cả hoàn toàn miễn phí và tự nguyện, không có đăng ký thành viên hay tổ chức gì.
Pháp Luân Công phát triển rất nhanh. Theo thống kê do điều tra chính thức của nhà nước Trung Quốc năm 1998, số học viên Pháp Luân Công vào khoảng 70 đến 100 triệu người. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” xuất bản lần đầu năm 1995, đã được thống kê là cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh năm 1996.
Giữa những năm 1990, truyền thông nhà nước thỉnh thoảng có bài viết công kích khí công, trong đó có cả Pháp Luân Công, cho đó là “mê tín” “phong kiến”. Người tập Pháp Luân Công bắt đầu tới các tòa soạn để thỉnh nguyện, kiến nghị gỡ bỏ các bài viết không đúng sự thật. Khi một đài truyền hình tại Bắc Kinh phát sóng chương trình tọa đàm trong đó khách mời công kích Pháp Luân Công, thì những người tập môn này đã cố gắng giải thích rõ vấn đề. Nhà sản xuất chương trình tọa đàm bị cách chức, và trong vài ngày sau đó, đài truyền hình phát sóng một đoạn phim tích cực về Pháp Luân Công.
Ngày 14-2-1999, thời báo U. S. News & World dẫn lời một quan chức trong Bộ Thể thao Trung Quốc nói rằng “hàng năm, mỗi học viên Pháp Luân Công đã tiết kiệm được cho chính phủ 1000 tệ tiền chi phí y tế” do lợi ích sức khỏe mà môn tập này đem lại. (“An opiate of the masses?,” U.S. News & World Report, 22 February 1999.)
Vụ việc đáng chú ý diễn sau đó 2 tháng, khi báo Thiên Tân đăng tải một bài viết tấn công Pháp Luân Công. Vẫn theo cách cũ, người tập Pháp Luân Công tới trụ sở tòa soạn báo Thiên Tân để thỉnh nguyện vào tháng 4-1999. Mặc dù không có bạo động hay mất trật tự, 300 cảnh sát chống bạo động đột ngột được điều tới. Nhiều người tham dự bị đánh đập, và 45 người đã bị bắt giữ. Những người còn lại được chính quyền sở tại thông báo rằng, nếu họ muốn thỉnh nguyện nữa, họ cần phải đưa vấn đề này lên với Bộ Công an và đến Bắc Kinh để kháng cáo.
Điều đó dẫn tới cuộc thỉnh nguyện ngày 25-4 của 10.000 người tập Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Điều khiến người ta chú ý là trong các hình ảnh tư liệu, những người tập Pháp Luân Công khi đến Trung Nam Hải rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đích thân bước ra khỏi cổng Trung Nam Hải, đứng trước toàn thể người thỉnh nguyện và yêu cầu họ cử ra đại diện để vào nói chuyện. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ hoàn toàn yên tâm về cuộc thỉnh nguyện này.
Ông Chu Dung Cơ sau đó đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu cảnh sát Thiên Tân thả tự do cho người tập Pháp Luân Công. Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc nói chung, và khen ông Chu Dung Cơ nói riêng, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.
Nhưng phản ứng của ông Giang Trạch Dân – bấy giờ là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương – lại hoàn toàn khác. Trong bức thư tay ngày 25-4 ông Giang gửi cho các thành viên của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết: “Thần không biết quỷ không hay, hơn 10.000 người đã tập hợp ngay trước cửa trung tâm quyền lực của Đảng và Nhà nước suốt cả một ngày… Thế mà, các bộ phận liên quan của chúng ta không tìm thấy bất cứ thông tin gì trước khi nó diễn ra…”. Cũng trong bức thư đó ông Giang không giấu giếm sự đố kỵ: “Chủ nghĩa Mác-xít mà người cộng sản chúng ta có, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần mà chúng ta tin không thể chiến thắng được những điều của Pháp Luân Công hay sao? Nếu đúng là như vậy, nó sẽ là một trò cười lớn có phải không?”
Những năm đương quyền, ông Giang Trạch Dân luôn luôn mong muốn mọi người phải quán triệt học thuyết của ông, thuyết “ba đại diện” ấy được đưa thẳng vào điều lệ Đảng ép mọi đảng viên phải học, nhưng thực tế hoàn toàn không như ông ta muốn. Trong khi đó ở Trung Quốc, dân chúng lại tự nguyện đón chào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, hàng ngày gần 100 triệu người Trung Quốc cùng nhau tập luyện các bài tập Pháp Luân Công và đọc sách của ông Lý Hồng Chí. Đông hơn cả số đảng viên bấy giờ, khoảng 60 triệu.
Trong hội nghị lấy ý kiến về việc xử lý vấn đề Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân đã kiên quyết đàn áp Pháp Luân Công, mặc cho 6 thường ủy Bộ Chính trị im lặng biểu đạt phản đối. Cuộc đàn áp 20-7-1999 diễn ra, bất chấp tình trạng không hề có được đa số phiếu của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị.
Sự kiện 25-4 sau này trong chiến dịch tuyên truyền đàn áp đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc bóp méo thành cuộc “vây hãm” Trung Nam Hải của tổ chức chính trị bạo lực cực đoan, lấy đó làm cớ biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Bắc Kinh đàn áp Pháp Luân Công như thế nào?
Ngày 20-7-1999, các lực lượng an ninh tràn ra khắp Trung Quốc, bắt bớ hàng chục ngàn người tập Pháp Luân Công, theo một tờ báo của Hồng Kông, số người bị bắt lên đến 50.000 trong một tuần. Liên tục một thời gian dài sau đó, các phương tiện truyền thông liên tục tuyên truyền rằng Pháp Luân Công “tuyên truyền mê tín, ngụy biện, lừa dối, xúi giục kích động, và gây nguy hại cho sự ổn định xã hội”.
Một chiến dịch tuyên truyền cũng được dựng nên để gán cho Pháp Luân Công mác “tà giáo”. Hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương nhanh chóng nên quá tải vì chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công.
Chiến dịch này còn leo thang khi truyền thông phát đi màn kịch tuyên truyền, cho thấy 5 người tập Pháp Luân Công tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001. Báo chí và đài truyền hình nhà nước Trung Quốc liên tục phát sóng và bình luận về sự kiện này. Tuy nhiên chính quyền lại không cho phép bất kỳ phóng viên phương Tây nào được tiếp cận với các nhân chứng.
Sau các nỗ lực điều tra, nhiều kênh truyền thông phương Tây đã kết luận rằng đây là một sự kiện bị chính quyền Trung Quốc dàn dựng. Thời báo Tài chính (Financial Times) ở Anh khẳng định: “Không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh người ‘tự thiêu’ là người của Pháp Luân Công.” Hãng tin Reuters cho hay: “Bắc Kinh đang lợi dụng hình tượng thân thể bị thiêu cháy đáng sợ làm vũ khí mới nhất trong cuộc chiến truyền thông với Pháp Luân Công.”
Ngày 14/8/2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc.”
Mặc dù vậy cho đến hiện tại, lợi dụng sự kiểm duyệt truyền thông, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục tuyên truyền về vở kịch tự thiêu này. Thậm chí nó còn xuất hiện trong Sách giáo khoa Trung Quốc. Từ đó, khiến cho sự đồng cảm của dân chúng đối với Pháp Luân Công biến mất.
Từ những năm 2004-2006 về sau, chính quyền ĐCSTQ bắt đầu giảm dần tần suất đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, biểu hiện ra một cảm giác dường như ĐCSTQ đã “thành công” ổn định tình hình. Nhưng chính sách cuộc đàn áp trên thực tế không hề thay đổi.
Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, hàng trăm ngàn người tập đã bị bắt giữ và đàn áp. Nhà điều tra độc lập, nhà báo Ethan Gutmann ước tính rằng có ít nhất 15% người bị giam giữ trong các trại lao động cải tạo là người tập Pháp Luân Công. Con số này cũng được bộ ngoại giao Mỹ ủng hộ. Theo các tổ chức nhân quyền, người tập Pháp Luân Công bị tù lao động cải tạo, bị tra tấn, bị bí mật giết, và thậm chí bị thu hoạch nội tạng.
Vậy chính quyền ĐCSTQ thắng hay thua?
Như nhà khoa học xã hội Steven Mosher, trong một lá thư gửi Wall Street Journal, đã so sánh, chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc giống như hoạt động chống khủng bố nhắm vào “những bà già tập thể dục”.
Tuy nhiên, điều trớ trêu trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công là ở chỗ, Giang Trạch Dân bắt đầu bằng nỗi sợ vô cớ về nguy cơ mất ảnh hưởng chính trị, dẫn tới cuộc đàn áp, rồi khi đàn áp không ngừng leo thang thì chính quyền Trung Quốc lại có một nỗi sợ khác.
Tiếp nối sự phát triển nhanh chóng về số lượng người tập, những cuộc thỉnh nguyện đầu tiên của Pháp Luân Công được cho là sự thách thức lớn nhất khả năng chịu đựng của chính quyền Cộng sản Trung Quốc trong 50 năm cai trị. Kể từ đó, nhóm người này đã trở thành cái gai trong mắt chính quyền và phải chịu bức hại. Thế nhưng, kết quả thì sao?
Các trại tạm giam hay trại lao động cưỡng bức đã thất bại trong việc cải tạo người tập Pháp Luân Công. Cảnh sát, nhà tù và Phòng 610 (cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) đã thất bại trong việc ép người tập Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình. Bất chấp những
tuyên truyền dối trá và đàn áp tàn bạo, vẫn có những người bí mật tiếp tục tập luyện tại Trung Quốc.
Trong khi chính phủ Trung Quốc không ngừng phong tỏa Internet và bưng bít thông tin, thì cuộc bức hại vẫn liên tục được phơi bày trên khắp thế giới. Freegate, một phần mềm giúp đột phá phong tỏa mạng Internet do người tập Pháp Luân Công phát triển, dưới sự tài trợ một phần của chính phủ Mỹ, đã giúp người dân tại Đại Lục tiếp cận những thông tin tin chân thực dễ dàng hơn. Những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục cũng nhờ đó có thể cung cấp các thông tin trực tiếp về cuộc đàn áp đến trang mạng chính thức của Pháp Luân Công là Minghui.org.
Thậm chí, đến cuối năm 2009, tòa án tại Tây Ban Nha và Argentina đã truy tố ông Giang Trạch Dân và những cựu quan chức Trung Quốc khác về tội diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại.
Pháp Luân Công đã bị cấm ở Trung Quốc kể từ năm 1999, nhưng vẫn công khai hoạt động và phát triển tại Hồng Kông. Người tập Pháp Luân Công hiện diện đáng kể ở Đài Loan, nơi người dân chống lại sự hợp nhất với Trung Quốc Đại Lục. Thậm chí mới đây nhất, ngày 11/12/2017, Phó chủ tịch Ủy ban sự vụ Đại Lục Khâu Thùy Chính xác nhận: quan chức ĐCSTQ từng đàn áp Pháp Luân Công và thuộc Phòng 610 sẽ trực tiếp không được phép đến Đài Loan.
Ngoài ra tại rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Đức, Úc, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ… đều có sự hiện diện của Pháp Luân Công. Nếu như cuộc thỉnh nguyện Nam Trung Hải với 10.000 người ở Trung Quốc từng bị bóp méo thành bao vây chính phủ, thì đến nay, những cuộc thỉnh nguyện quy mô lớn ngần ấy hàng năm đều hiện diện tại Mỹ.
Rõ ràng, ĐCSTQ đã thất bại. Ông David Ownby, tác giả của cuốn “Falun Fong and the Future of China” (Tạm dịch: Pháp Luân Công và tương lai của Trung Quốc) nhận định:
Việc tiếp tục đàn áp của chính quyền Trung Quốc chỉ càng khuyến khích những người tập Pháp Luân Công không ngừng nỗ lực của họ. Với tôi, một chiến lược khôn ngoan cho chính quyền Trung Quốc nên là phớt lờ Pháp Luân Công, nhưng chế độ này chưa bao giờ có thể chấp nhận thái độ khoan dung đối với bất kỳ nhóm người bất đồng ý kiến nào.
Hơn nữa, nỗi sợ hãi ĐCSTQ lại trở thành sự thực: ĐCSTQ đã mất lòng dân. Khi người dân Trung Quốc ngày càng hiểu rõ hơn về mức độ tàn bạo của cuộc bức hại, thì hình ảnh của ĐCSTQ cũng dần sụp đổ. Năm 2005, sau khi trốn sang Úc, ông Trần Dụng Lâm, cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc và ông Hác Phượng Quân, cựu nhân viên Phòng 610 Thiên Tân và Cục An ninh Quốc gia Thiên Tân, đã thẳng thắn phơi bày về những tội ác của ĐCSTQ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và sự chán ghét của họ khi phải làm việc trong nội bộ đảng. Đặc biệt từ sau sự kiện Vương Lập Quân, thân tín của Bạc Hy Lai chạy đến Đại sứ quán Mỹ năm 2012 và tiết lộ thông tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đa số quan chức của ĐCSTQ đều hiểu rõ rằng bất cứ ai đều là nạn nhân của cuộc bức hại và không thể đặt niềm tin vào đảng cầm quyền.
Nhìn lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công, có thể thấy nguyên nhân xuất phát từ lòng đố kỵ của Giang Trạch dân “lo sợ” bị chê cười, kích thích ĐCSTQ “lo sợ” vì nguy hại từ một nhóm người tập luyện vô hại, và giờ đây họ không dừng nữa vì “lo sợ” tội lỗi cuối cùng sẽ bị phơi bày.
B. HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP LUÂN CÔNG
Hễ đề cập đến Pháp Luân Công, truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn chụp mũ “tà giáo” lên đó, mặc dù Pháp Luân Công thậm chí không phải là tôn giáo. Đơn cử như gần đây, sau sự việc một phụ nữ bị giết hại dã man tại một quán McDonald, Sơn Đông bởi thành viên một giáo phái vào năm 2014, truyền thông Trung Quốc một lần nữa đưa tin nhấn mạnh về các “tà giáo hoạt động mạnh nhất” tại Trung Quốc hiện nay, và chèn Pháp Luân Công vào danh sách này. Điều đáng nói là Pháp Luân Công sau hơn 25 năm hoạt động công khai trên phạm vi toàn cầu không hề có bất kỳ hoạt động bạo lực gì. Hoàn toàn khác những phái khác trong danh sách đó, ví dụ như “Tam Ban Phó Nhân Phái”, thành viên của một số nhóm “tà giáo” này bị chính quyền kết tội gây ra hàng chục vụ giết người.
Ngoài ra, giữa tuyên truyền của truyền thông nhà nước và các văn kiện pháp lý về Pháp Luân Công lại có sự bất đồng. Trong mười bốn tổ chức mà chính quyền Trung Quốc công bố được gọi là “tà giáo” có liệt kê 7 tổ chức tà giáo mà văn phòng Trung Ương ĐCSTQ cùng Hội đồng Nhà nước xác nhận và 7 tổ chức tà giáo do Bộ công an nhận định và xác nhận. Công văn như vậy bộ công an đã công bố hai lần. Một là vào năm 2000, công văn số 39 (2000) “Thông tư của Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội nhân dân Trung Hoa”, hai là vào tháng 04 năm 2005 công văn số 39 (2005) “Thông tư về một vài vấn đề về tổ chức tà giáo do Bộ công an nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận định”. Trong hai văn kiện này không hề nhắc tới Pháp Luân Công. Tại Trung Quốc không có văn kiện pháp lý nào nhận định Pháp Luân Công là tà giáo.
Nhiều người phương Tây cho rằng Pháp Luân Công là một “phong trào tín ngưỡng mới” (new religious movement) giống như các phong trào diễn ra tại Mỹ vào những năm 1960, bởi vì môn tập này có người đứng đầu, có các sách giáo lý, và tập trung vào sức khỏe. Tuy vậy, David Ownby cho rằng do khác biệt văn hóa, cụm từ “phong trào tín ngưỡng mới” này không hề có ý nghĩa tại Trung Quốc.
Đây là do khái niệm “tôn giáo” khác nhau giữa phương Đông và phương Tây. Ở Trung Quốc, tôn giáo là nói đến những gì như nhà thờ, chùa chiền, giáo hội, những chức danh như phương trượng, chủ trì, thủ tọa, và những thứ nghi lễ như quy y, rửa tội, v.v.. Những hoạt động của Pháp Luân Công cho thấy họ không phải là một tôn giáo.
Tính chất công khai, hoàn toàn miễn phí và tự nguyện, không có đăng ký thành viên hay tổ chức gì, cho thấy họ là một phong trào quần chúng. Điều đó vẫn không thay đổi gì từ đầu cho đến nay. Người phương Tây do khác biệt văn hóa nên phân loại hoạt động của Pháp Luân Công vào phạm trù “tín ngưỡng tôn giáo”.
David Ownby không đồng ý với khái niệm giáo phái (cult) khi nói về Pháp Luân Công, ông nói:
Đúng là với họ thì địa vị của Lý Hồng Chí rất cao, nhưng ông lại không xuất hiện mấy, vì thế khả năng ông ta lạm dụng người tập Pháp Luân Công hết sức thấp. Các thành viên có đóng góp vật chất cho việc tổ chức các sự kiện, nhưng theo tôi tìm hiểu thì việc này hoàn toàn tự nguyện. Các thành viên vẫn đi làm và sinh sống ổn định trong xã hội.
Trong cuốn “Wild Grass: Three Portraits of Change in Modern China” (Tạm dịch: Cỏ dại: Ba bức tranh về sự đổi thay tại Trung Quốc hiện đại), Ian Johnson viết rằng từ “tà giáo” được dịch sang tiếng Anh là “cult” đã trở thành một cái nhãn được thiết kế để “khoác lên các cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc tính chính thống khi phương Tây đang thực hiện các phong trào bài xích giáo phái (anti-cult)”. Johnson cũng tranh luận rằng:
Thành viên của Pháp Luân Công kết hôn với người bên ngoài môn tập, có bạn bè bên ngoài, có các công việc bình thường, và không sống tách biệt với xã hội, không tin rằng ngày tận thế sắp đến và không giao nộp lượng lớn tiền cho môn tập này.
Theo người tập Pháp Luân Công tại Việt Nam cho biết, những điểm luyện tập đầu tiên xuất hiện vào khoảng 2005. Đến nay Pháp Luân Công là một trong những môn tập luyện sức khỏe có nhiều người học ở Việt Nam. Những thành phố lớn như Hà Nội có thể dễ dàng gặp những người này tại các công viên vào buổi sáng sớm hoặc lúc tan tầm buổi chiều.
Cũng theo những người này, họ vẫn chủ yếu sử dụng cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” được dịch ra tiếng Việt và tự học theo. Họ cảm thấy tâm đắc vì một số đạo lý quen thuộc với người Việt cũng được nhắc tới trong sách như “Lùi một bước biển rộng trời cao” cũng giống như câu “một điều nhịn là chín điều lành”; hay “Không mất thì không được” cũng giống như “có làm thì mới có ăn” hay “tay làm hàm nhai”.
Chính quyền Việt Nam không có văn bản chính thức nào về Pháp Luân Công. Nếu chiểu theo luật pháp hiện hành, thì người dân có thể tự do tập luyện Pháp Luân Công theo sở nguyện cá nhân. Trên thực tế từ năm 2005 đến nay, nhìn chung phong trào tập Pháp Luân Công phát triển khá nhanh. Tuy thỉnh thoảng có những phản ánh về việc người của chính quyền can thiệp hay ngăn cản việc tập Pháp Luân Công ở một số nơi, nhưng nhìn chung phong trào vẫn phát triển công khai.
Rất có thể chính quyền Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu về hoạt động của Pháp Luân Công, và muốn cân nhắc thêm đến chính sách của các quốc gia khác về phương diện này. Dù sao đi nữa thì hiện chỉ có Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công và đã bị quốc tế lên án bởi tội ác mổ cướp tạng chống lại loài người. Các quốc gia tiên tiến trong nhiều năm qua vẫn tiếp nhận học viên Pháp Luân Công theo cơ chế tị nạn do bị đàn áp tín ngưỡng. Trong
bối cảnh như vậy, chính quyền Việt Nam dù có quan hệ gần gũi với ĐCSTQ cũng phải cân nhắc kỹ về vấn đề này.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28134-tai-sao-chinh-quyen-tq-so-phap-luan-cong.html
Phản ứng của TQ khi Google dừng cộng tác với Huawei
Chính phủ Trung Quốc kiên quyết ủng hộ các công ty của nước này sử dụng vũ khí pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (20/5) khẳng định, chính phủ Trung Quốc kiên quyết ủng hộ các công ty của nước này sau khi Google mới đây đình chỉ hoạt động kinh doanh với Huawei.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục xác nhận vấn đề này, nghiên cứu và chú ý tới mọi diễn biến liên quan. Đồng thời chính phủ Trung Quốc ủng hộ các công ty của Trung Quốc sử dụng vũ khí pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng nhấn mạnh.
Việc đình chỉ nói trên của Google đối với Huawei có thể cản trở hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc vì “gã khổng lồ công nghệ” này sẽ ngay lập tức mất quyền truy cập vào các bản cập nhật cho hệ điều hành Android của Google.
Phiên bản tương lai của điện thoại thông minh thương hiệu Huawei chạy trên hệ điều hành Android cũng sẽ mất quyền truy cập vào các dịch vụ phổ biến như Google Play Store và các ứng dụng như Gmail hay YouTube.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây chính thức bổ sung Huawei vào danh sách đen thương mại của Mỹ, ngay lập tức ban hành các hạn chế khiến công ty này trong thời gian tới sẽ đối mặt với vô cùng khó khăn trong việc hợp tác với các đối tác của Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28131-phan-ung-cua-tq-khi-google-dung-cong-tac-voi-huawei.html
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
nhìn từ phía Bắc Kinh
Sau 11 vòng, tiến trình đàm phán nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tưởng như sắp ký kết được một thỏa thuận bỗng chấm dứt trong bế tắc.Từ ngày 10/5, Mỹ chính thức tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và khởi động trình tự pháp lý để áp thuế 25% đối với thêm 300 tỷ USD mặt hàng nhập khẩu nữa từ quốc gia này.
Tiếp đó, ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành chính tuyên bố đặt quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị nước ngoài gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Động thái được cho là mở đường cho việc cô lập hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa 70 công ty trực thuộc của Huawei vào danh sách đen mậu dịch, khiến Huawei từ nay về sau nếu không được chính phủ Mỹ cho phép thì không được mua các linh kiện, cấu kiện của các công ty Mỹ.
Mỹ: Trung Quốc là bên tráo trở, phá hoại đàm phán
Tổng thống Mỹ Donald Trump giải thích ông áp dụng đánh thuế trừng phạt do các cuộc đàm phán diễn ra quá chậm chạp bởi Trung Quốc cố tình thay đổi các điều kiện để đạt được thỏa thuận có lợi cho họ, Trung Quốc đã đột ngột “lật lọng” đòi sửa lại những nội dung then chốt trong văn bản dự thảo thỏa thuận đạt được dày gần 150 trang sau 10 vòng đàm phán. Ngoài ra, Trung Quốc còn xóa bỏ những từ ngữ có tính ràng buộc pháp lý trong bản dự thảo thỏa thuận nhằm tạo điều kiện cho họ vi phạm cam kết trong tương lai.
Nhưng giới quan sát cho rằng, vấn đề then chốt nhất là chính phủ Trung Quốc tài trợ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, đi ngược lại nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới. Chính vì thế, Mỹ và nhiều nước Phương Tây coi kinh tế Trung Quốc là “phi thị trường”, trong đó vai trò của nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh phải thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc và
điều này đã vượt ra khỏi khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận thay đổi mô hình kinh tế trước bất cứ sức ép nào từ Mỹ!
Theo ông Trump, Trung Quốc đang cố tìm cách “câu giờ” để chờ đợi một thỏa thuận thương mai với Mỹ do Bắc Kinh tin rằng một ứng cử viên của Đảng Dân chủ có thể là ông Joe Biden sẽ đánh bại ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhìn từ phía Bắc Kinh
Hai bên Trung – Mỹ đều đổ lỗi cho nhau về đàm phán thất bại.
Trung Quốc luôn tuyên bố sẽ không gây chiến tranh thương mại với Mỹ nhưng cũng không sợ cuộc chiến đó bởi biện pháp tăng thuế của Mỹ chỉ làm giảm không đáng kể mức tăng trưởng của Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn phát triển ổn định, trong đó GDP trong quý 1/2019 tăng 6,4%, cao gấp 2 lần so với mức tăng GDP 3,2% của Mỹ; xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng 4,3% trong 4 tháng đầu năm 2019 và thặng dư thương mại tăng 31,8%, đạt mức 618/17 tỷ USD.
Do đó, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư và hỗ trợ để kích thích tăng trưởng kinh tế và mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chỉ làm giảm mức tăng GDP của Trung Quốc ở mức từ 0,2% – 0,3%.
Nếu Mỹ sẽ áp thuế 25% lên 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ thì GDP của Trung Quốc cũng chỉ giảm 0,3% – 0,4% và làm giảm mức tăng GDP xuống 6%, thay vì 6,5% như kế hoạch; trong khi đó các biện pháp đáp trả của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ mất 1 triệu việc làm và GDP giảm 0,37%.
Trung Quốc: sẽ không khuất phục trước bất cứ sức ép nào!
Sau khi phái đoàn đàm phán Trung Quốc về nước, thực hiện tuyên bố “sẽ buộc phải đáp trả” việc Mỹ gia tăng mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%, chiều ngày 13.5.2019, Ủy ban Thuế vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc đã tuyên bố: bắt đầu từ 0h ngày 1.6.2019 sẽ tăng mức thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với các mức 25%, 20% hoặc 10%; đối với các hàng hóa trước đây đã tăng 5% thì nay tăng thêm 5% nữa.
Trung Quốc phê phán việc Mỹ hôm 10.5 quyết định tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc là vi phạm nhận thức chung giữa hai nước về việc giải quyết tranh chấp thông qua thương thuyết, gây tổn hại lợi ích của cả hai bên; vì vậy Trung Quốc căn cứ các điều luật trong nước và luật pháp quốc tế, quyết định tăng mức thuế đánh vào sản phẩm Mỹ. Trung Quốc hy vọng Mỹ hãy quay trở lại quỹ đạo thương thuyết đúng đắn để đạt được một hiệp nghị cùng có lợi, cùng thắng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Chiều 14.5, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói tại cuộc họp báo thường kỳ: “Hy vọng Mỹ đừng đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc”. Về việc Mỹ dọa sẽ tăng thuế đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói: “Trung Quốc luôn nói rõ, tăng thuế không giải quyết được vấn đề, gây chiến tranh thương mại chỉ hại người hại mình. Trung Quốc không muốn đánh, không thích đánh nhưng cũng không sợ đánh chiến tranh thương mại. Trung Quốc sẽ không khuất phục trước bất cứ sức ép nào; Trung Quốc có quyết tâm, có năng lực bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình”.
Ông Cảnh Sảng nói thêm: trước sự thay đổi chóng mặt và gây sức ép không giới hạn của Mỹ. Trung Quốc luôn giữ bình tĩnh và yên lặng, khuyên Mỹ hãy xem phản ứng của cộng đồng quốc tế, lắng nghe tiếng nói của nhân sĩ các giới, tính toán sự được mất lợi ích bản thân, sớm nhận rõ tình thế, trở lại quỹ đạo đúng, cùng Trung Quốc đi một hướng để đạt được một hiệp nghị cùng có lợi, cùng thắng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lưu Hạc giải thích đàm phán bế tắc do hai bên tồn tại bất đồng về 3 vấn đề lớn:
Vấn đề thứ nhất là có bãi bỏ hoàn toàn thuế quan hay không? Trung Quốc cho rằng, thuế quan là khởi điểm của tranh chấp mậu dịch giữa hai nước. Nếu đạt được hiệp nghị thì phải hủy bỏ hoàn toàn việc đánh thuế. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà liên quan đến nhiều vấn đề khác.
Vấn đề thứ hai là việc Trung Quốc mua sản phẩm của Mỹ. Hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Tập Cận Bình khi gặp nhau tại Argentina đã có được nhận thức chung. Khi đó bước đầu đã tán thành về một con số, nhưng con số đó rốt cục là bao nhiêu thì đến nay hai bên vẫn có quan điểm khác nhau. Trung Quốc cho rằng đó là chuyện rất nghiêm túc, không thể tùy tiện thay đổi.
Vấn đề thứ ba là tính cân bằng của văn bản. Lưu Hạc nói, bất cứ quốc gia nào cũng có sự tôn nghiêm của mình, cho nên văn bản cần phải cân bằng. Trong vấn đề này hai bên đã làm một số việc, về tổng thể thì hai bên đi cùng một hướng, nhưng có một số vấn đề then chốt vẫn còn cần phải thảo luận.
Lưu Hạc nói thêm, Trung Quốc cho rằng đó đều là những vấn đề lớn, cho nên bất cứ quốc gia nào cũng đều có nguyên tắc quan trọng, chúng ta quyết không thể nhượng bộ trong vấn đề có tính nguyên tắc, thái độ đó rất rõ ràng. “Đương nhiên chúng tôi cũng hy vọng hai bên có thể linh hoạt vì bất cứ cuộc đàm phán nào cũng đều cần có khoảng trống nhất định thể hiện linh hoạt vì hiện đang ở giai đoạn quá độ”.
Ông bác bỏ điều mà phía Mỹ cho rằng có vẻ trước đây trong văn bản Trung Quốc đã cam kết một số điều, nay lại thay đổi, nói: “Chúng ta cho rằng trước khi hai bên đồng ý thì mọi sự thay đổi đều là bình thường, đó là chuyện tất yếu xảy ra trong cả một quá trình, nên chúng ta không cho rằng đó là sự thụt lùi hay “đòi bàn lại” (renege) của phía Trung Quốc. Chúng ta không đồng ý với họ. Chúng ta không thụt lùi, chúng ta chỉ bất đồng về cách viết trên một số chỗ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề này; cho nên việc (Mỹ) phản ứng quá đáng trong vấn đề này, theo chúng ta là không cần thiết”.
Truyền thông Trung Quốc mở chiến dịch tuyên truyền phản công Mỹ
Đáng chú ý, sau một thời gian khá im ắng, hầu như không bàn luận về cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, mấy ngày gần đây các cơ quan truyền thông Trung Quốc đã mở đợt tuyên truyền mạnh mẽ, chĩa mũi dùi về phía Mỹ.
Tờ “Nhật báo Kinh tế” ngày 10/5 đăng bài viết, hành động tăng thuế của Mỹ bất chấp thiện chí và nỗ lực của phía Trung Quốc, coi thường sự phản đối mạnh mẽ trong nước Mỹ về sự nguy hại của việc tăng thuế, không xem xét đến mối đe dọa nghiêm trọng đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, khiến bao công sức, nỗ lực đàm phán của hai bên đổ xuống sông biển…
Bài báo cho rằng, từ hành động của phía Mỹ thấy đây không còn là vấn đề va chạm mậu dịch, mà là có ý coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược cần kìm hãm, mang sắc thái chiến tranh Lạnh rõ rệt. Hành động này nếu không sửa đổi kịp thời, tất sẽ giáng đòn mạnh vào quan hệ mậu dịch Trung – Mỹ. Hành động này của Mỹ không có lợi cho lợi ích của Trung Quốc, cũng không lợi cho Mỹ và lợi ích toàn cầu, mở ra một tiền lệ vô cũng xấu xa.
Cùng ngày 10/5, “Thời báo Hoàn cầu” đã đăng xã luận “Trung Quốc không thích chiến tranh mậu dịch nhưng chúng ta chịu đựng được”, cho rằng Trung Quốc là “một quả núi không đổ sụp trước chính sách gây sức ep tối đa của Mỹ”.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhìn từ phía Bắc Kinh
Đài CCTV cho chiếu lai những bộ phim đề tài chiến tranh giúp Triều Tiên.
Ngày 12/5, trang web của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng bài “Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó toàn diện” viết Trung Quốc quan tâm 3 vấn đề cốt lõi trong cuộc đàm phán mậu dịch, tức là bãi bỏ hoàn toàn thuế quan, số lượng thu mua sản phẩm (của Mỹ) phải phù hợp thực tế và cải thiện tính cân bằng của văn bản hiệp nghị. Trong những vấn đề có tính chất nguyên tắc này, Trung Quốc quyết không nhượng bộ; cho nên bất kể Mỹ gây sức ép thế nào, trước đây đã vô tác dụng thì hiện nay và trong tương lai vẫn sẽ vô dụng.
Bài báo cảnh cáo, nếu Mỹ cứ cố ý tiếp tục tăng thuế, Trung Quốc tất nhiên sẽ kiên quyết trả đũa. Sau hơn 1 năm va chạm mậu dịch, Trung Quốc đều đã được thử thách trên các mặt, không chỉ tính đề kháng áp lực được tăng cường, việc ứng phó cũng ngày càng thuần thục, ngày càng mạnh. Trung Quốc sớm nhận thấy việc Mỹ tăng thuế chỉ là ván bạc chiến lược kiểu tự hại, đi ngược dòng, trái với dân ý, tất sẽ vô ích.
Ngày 15/5, Tân Hoa xã phát đi bài bình luận “Dùng “văn minh” che đậy bá quyền, rất không văn minh”, phê phán quan điểm của bà Kiron Skinner, Chủ nhiệm Văn phòng quy hoạch chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc là “sự xung đột, đối kháng, đọ sức giữa các nền văn minh khác nhau”, cũng là lần đầu tiên nước Mỹ có “một nước lớn đối thủ cạnh tranh không phải người da trắng”. Bài báo cho rằng Mỹ “giả danh văn minh để che đậy chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền, bộc lộ sự ngạo mạn của tư duy
bá quyền, rất không văn minh”. Bài báo phê phán quan điểm của Mỹ cho rằng “Mỹ giúp xây dựng lại Trung Quốc” và muốn “khai trừ Trung Quốc khỏi WTO” là tâm thế bá quyền “mình ta là nhất, trên cao nhìn xuống”.
Mạng Cầu Thị của Ban Tuyên truyền trung ương ngày 15/5 đăng bài “Thời gian và đạo lý đều đứng về phía chúng ta” nhấn mạnh thành ý và thiện chí của Trung Quốc thúc đẩy đàm phán là điều ai cũng rõ; thế nhưng Mỹ vì mưu cầu tư lợi đã bất chấp công bằng chính nghĩa, thẳng tay áp chế quyền lợi chính đáng của 1,3 tỷ người dân Trung Quốc theo đuổi cuộc sống tốt đẹp… Đó là sự vô trách nhiệm đối với lợi ích của nhân dân Trung Quốc. Phía Trung Quốc sẽ không và quyết không nhượng bộ trong những vấn đề trọng đại liên quan đến lợi ích cốt lõi.
Ngày 16/5, Nhân dân Nhật báo đăng bình luận phản bác việc Mỹ chỉ trích Trung Quốc “trở mặt”, “làm suy yếu yêu cầu cốt lõi của Mỹ” là bất chấp sự thật và nói chính Mỹ mới là phía nhiều lần trở mặt trong hơn 1 năm đàm phán vừa qua.
Cùng ngày, Tân Hoa xã đăng bình luận nói Mỹ đi ngược xu thế, dấy lên chủ nghĩa bảo hộ ngược lại trào lưu, liên tiếp giơ cây gậy thuế quan với các quốc gia châu Á, châu Âu, không được lòng người; nhấn mạnh việc “lập lô cốt” chỉ hại người hại mình, cho rằng Mỹ đang trở thành kẻ cô đơn trong cộng đồng quốc tế.
Tiếp đó, Nhân dân Nhật báo ngày 17/5 đăng bài của Chung Hiên Lý, được cho là đại diện cho Ban Tuyên truyền trung ương, nhan đề “Không có bất cứ lực lượng nào có thể ngăn chặn bước đi của nhân dân Trung Quốc thực hiện giấc mộng của mình”. Trang tin Đa Chiều nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên cơ quan chủ quản tuyên truyền của Trung Quốc lên tiếng về chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bài báo viết đối với chiến tranh thương mại, Trung Quốc đã sớm tỏ rõ thái độ “không muốn đánh, nhưng không sợ đánh, khi cần thiết không thể không đánh”. “Trong hành trình vĩ đại phục hưng dân tộc, niềm tin của nhân dân Trung Quốc vào tôn nghiêm dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia nhất trí cao độ, quyết tâm vững như bàn thạch”.
Bài báo khẳng định, “trong hoạt động mậu dịch lâu dài, cộng đồng quốc tế đã hình thành một quy tắc được thừa nhận. Nhưng ngày nay, vào thế kỷ 21 vẫn có người coi mình có “đặc quyền” vượt trên mọi quy tắc; Mỹ gây chiến tranh thương mại chính là một ví dụ sinh động”. Bài báo phê phán Mỹ “được đằng chân lân đằng đầu”, dùng thủ đoạn đàm phán “kiểu cắt xúc xích” nhằm áp chế kìm hãm Trung Quốc chỉ là sự cuồng tưởng ngu xuẩn.
Ngày 18/5, Nhân dân Nhật báo lại đăng bình luận đã đến lúc chấm dứt thuyết “Trung Quốc cưỡng ép chuyển nhượng công nghệ”, đồng thời phê phán quan điểm của Mỹ cho rằng “các công ty Trung Quốc cưỡng ép công ty Mỹ chuyển nhượng công nghệ” và Bộ Thương mại Mỹ lấy cớ đó để hôm 16/5 đưa Huawei vào danh sách cấm xuất khẩu để chặt đứt chuỗi cung ứng của Huawei.
Một diễn biến mới khác được dư luận chú ý là các đài truyền hình Trung Quốc mở đợt chiếu phim chống Mỹ. Theo báo Bình Quả, Hongkong, Bắc Kinh bắt đầu tăng cường tuyên truyền chống Mỹ, kích động tinh thần dân tộc. Sau khi Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu liên tiếp tung ra các bài công kích Mỹ “cường quyền bá đạo”; đến lượt Ban Tuyên truyền trung ương ra lệnh cho các đài truyền hình cả nước mỗi tối phát 1 bộ phim đề tài chiến tranh chống Mỹ vào khung giờ vàng để “cổ vũ chí khí chống Mỹ”. Kênh CCTV-6 (kênh phim điện ảnh) đi đầu, từ tối 16/5 liên tiếp chiếu 3 bộ phim đề tài chiến tranh “viện Triều chống Mỹ” hồi những năm 1950 là “Nhi nữ anh hùng”, “Thượng Cam Lĩnh” và “Kỳ tập”.
Việc hai bên Trung – Mỹ có kế hoạch quay lại đàm phán sau khi hai bên leo thang trả đũa thuế quan và Mỹ ra đòn triệt hạ Huawei là điều được dư luận quan tâm.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 18/5 đưa tin, Trung Quốc không vội tiến hành đàm phán với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin.
Kênh truyền hình Mỹ CNBC ngày 17/5 dẫn lời nhân sĩ thạo tin nói: do cuộc đàm phán đã lâm vào cục diện bế tắc, không thể xác định trọng tâm thảo luận, nên đã xuất hiện nhiều biến số trong việc xác đinh thời gian biểu cho vòng đàm phán tiếp theo. CNBC cho biết, tuy ông Lưu Hạc dẫn đoàn tới Mỹ tuần trước gặp đoàn Mỹ nhưng thực tế Trung Quốc đã từ bỏ những điều cam kết với Mỹ trước đây nên nay cũng không muốn đề cập lại những cam kết đó.
Trung Quốc đã hủy bỏ đơn hàng nhập 3.237 tấn thịt lợn của Mỹ, truyền thông cũng đang dấy lên cuộc chiến tuyên truyền. Vì thế, khả năng hai bên ngồi lại đàm phán vào lúc này rất khó xảy ra.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28124-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-nhin-tu-phia-bac-kinh.html
Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc
sẽ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ phát biểu tại một diễn đàn quốc phòng Á châu tại Singapore, ban tổ chức cho biết hôm 20/5. Đây là lần đầu sau 8 năm, Bắc Kinh mới được đại diện ở cấp độ này tại diễn đàn, và vào một thời điểm khi mà quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng vì các vấn đề thương mại và an ninh.Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa sẽ đọc diễn văn vào ngày 2/6 tại Đối thoại Shangri-La, lần đầu tiên tính từ năm 2011, một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc có mặt tại diễn đàn. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh chỉ gửi các quan chức cấp thấp hơn tới dự.
Trong một bài phát biểu được nóng lòng trông đợi, Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phụng Hòa sẽ nói về vai trò của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương vào một thời điểm có tính cách bước ngoặt của khu vực, Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế cho biết trong một tuyên bố.
Theo chương trình, ông Ngụy sẽ phát biểu một ngày sau khi quyền Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan ngỏ lời với các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-La, tổ chức từ ngày 31/5 đến 2/6.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng trong năm qua, vì cuộc chiến tranh thương mại đang tiếp diễn và cũng vì cuộc tranh chấp Biển Đông, cũng như sự hỗ trợ mà Washington dành cho Đài Loan, đảo quốc tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ của mình.
Hôm Chủ nhật trong khuôn khổ các hoạt động nhằm khẳng định tự do hàng hải để thách thức Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã phái các tàu chiến Mỹ áp sát Bãi cạn Scarborough, vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/btqp-tq-se-phat-bieu-tai-dien-dan-quoc-phong-o-singapore/4925004.html
Hoa Vi lao đao với đòn công nghệ cao của Washington
Anh VũTrong lúc các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục bế tắc từ hàng tháng qua, Nhà Trắng dùng đòn công nghệ cao tấn công vào Hoa Vi. Đại tập đoàn viễn thông Trung Quốc có thể sẽ còn khốn đốn vì bị nhắm trúng điểm yếu là sự lệ thuộc vào công nghệ Mỹ.
Trong cuộc thương chiến Mỹ – Trung, chiến trường công nghệ cao được Washington khai hỏa, khi hôm 15/5 tổng thống Trump ký sắc lệnh đưa Hoa Vi vào danh sách các công ty có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ. Tập đoàn truyền thông hàng đầu Trung Quốc, nhà sản xuất điện thoại di động đứng thứ 2 thế giới và đang đi đầu trong việc triển khai mạng truyền dẫn dữ liệu 5G, bị cấm mua các thiết bị, linh kiện, phần mềm viễn thông Mỹ.
Giới quan sát nhận định, bằng cách khóa cửa không cho Hoa Vi tiếp cận công nghệ Mỹ, tổng thống Donald Trump đã nhắm vào gót chân Achille của người khổng lồ Trung Quốc. Đây sẽ là một đòn đánh mạnh gây choáng váng cho tập đoàn Hoa Vi, vốn dĩ lớn mạnh được là nhờ vào công nghệ Mỹ, đặc biệt là các chíp điện tử và phần mềm. Nếu Hoa Vi bị cắt hoàn toàn nguồn công nghệ Mỹ, đó sẽ là điều tồi tệ nhất, đe dọa sự tồn vong của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, theo nhận định của văn phòng tư vấn Eurasia Group. Hoa Vi có thể sẽ không giữ được hình hài như hiện nay nữa.
Hệ quả đòn tấn công của Washington là việc Google thông báo cắt cầu với Hoa Vi, trong khi mà sản phẩm của công ty Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào hệ điều hành Android do công ty Mỹ làm chủ.
Không có Android, Hoa Vi làm sao có thể thuyết phục được khách hàng mua các điện thoại di động không có các ứng dựng Gmail, Youtube hay ứng dụng bản đồ Maps. Đó mới chỉ là vài ứng dựng cơ bản không thể thiếu ở các máy điện thoại thông minh ngày nay. Giáo sư Ryan Whalen, thuộc Trung Tâm Công nghệ Đại học Hồng Kông, khẳng định đây là đòn đánh mạnh vào mảng điện thoại di động của Hoa Vi.
Về phần mình, Hoa Vi quả quyết đã chuẩn bị hệ điều hành riêng. Hiện chỉ có hai hệ điều hành thống trị thế giới điện thoại thông minh: Android chiếm tới 75% thiết bị, còn lại là iOS, độc quyền của Apple. Khó có thể tạo ra được một phần mềm mới nào để thay thế. Những tên tuổi lớn như Nokia, Blackberry và Microsoff đã từng thử và đều thất bại.
Về mảng công nghệ truyền dẫn dữ liệu, không thể phủ nhận Hoa Vi đã đi đầu trong lĩnh vực thiết bị mạng 5G. Nhưng ở đây Hoa Vi không phải không có điểm yếu. Mỗi năm công ty phải chi 67 tỷ đô la mua thiết bị, trong đó 11 tỉ chi cho các nhà cung cấp thiết bị Mỹ.
Tuy nhiên, một loạt công ty Mỹ trong lĩnh vực này như Qualcomm, Qorvo và Texas Instrument đã tạm ngừng cung cấp thiết bị cho Hoa Vi. Nhà chế tạo phần mềm Oracle và Microsoft cũng làm ăn nhỏ giọt với vị khách hàng lớn Trung Quốc này. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo những yếu tố như vậy có thể làm tổn hại tham vọng của Hoa Vi trong lĩnh vực 5G,
Trước các đòn tấn công cấp tập của Washington, Hoa Vi vẫn phải tỏ ra tự tin, sẵn sàng chấp nhận thách thức, bảo đảm rằng công ty đã chuẩn bị được giải pháp thay thế, phần mềm, linh kiện Mỹ… Nhưng điều này khó thuyết phục được các chuyên gia của Eurasia. Văn phòng tư vấn này nhấn mạnh: “Hoa Vi không thể tích trữ phần mềm và công ty không có cơ hội sống sót lâu dài nếu không tiếp cận dây chuyền cung ứng của thế giới.ʺ
Để cưỡng lại cuộc tấn công của Washington, Hoa Vi chỉ có thể nhắm tới sự ủng hộ của các nước châu Âu. Nhưng trong trường hợp Washington gây áp lực mạnh thì, “sẽ rất khó mà Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục hợp tác với Hoa Vi”, giám đốc văn phòng tư vấn của Bỉ Grueguel, ông Guntram Wolff cảnh báo.
Có thể nói số phận của tập đoàn Trung Quốc giờ phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ thực sự của tổng thống Mỹ, hiện đang dùng Hoa Vi như là con tốt trong ván cờ thương mại với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190521-hoa-vi-lao-dao-don-cong-nghe-cao-washington
Biểu tình phản đối TT Indonesia tái đắc cử
Tổng thống Indonesia Joko Widodo giành chiến thắng với cách biệt rõ rệt trong cuộc bầu cử hồi tháng trước, theo kết quả kiểm phiếu chính thức hôm 21/5, nhưng đối thủ của ông không thừa nhận và những người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình ở thủ đô để phản đối kết quả.Ủy ban Bầu cử (KPU) xác nhận kết quả đếm phiếu không chính thức do các tổ chức thăm dò cử tri thực hiện trong cuộc bầu cử ngày 17 tháng 4, trao cho ông Widodo 55,5% phiếu bầu so với 44,5% cho ông Prabowo Subianto.
Ông Widodo chiếm được hơn 85 triệu phiếu bầu trong tổng số 154 triệu phiếu của cử tri trong nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, nhưng ông Prabowo nói với các phóng viên rằng ông tin là có gian lận tràn lan và khoảng 1.000 người ủng hộ ông đã biểu tình phản đối trong ôn hòa.
Ông Prabowo, một tướng lãnh hồi hưu thề sẽ tiếp tục các nỗ lực pháp lý hợp hiến để bảo vệ ý nguyện của người dân.
Ông Sufmi Dasco Ahmad, cố vấn pháp lý của chiến dịch tranh cử của ông Prabowo, xác nhận sẽ khiếu nại kết quả bầu cử lên tòa bảo hiến.
Hôm thứ Hai, một cơ quan giám sát bầu cử đã bác bỏ các cáo buộc về gian lận có hệ thống, với lý do không có bằng chứng thuyết phục, trong khi các nhà quan sát độc lập đã khẳng định đây là một cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Có cảnh sát chống bạo động vây quanh, đám đông ủng hộ ông Prabowo chủ yếu tập trung trước cơ quan giám sát bầu cử (Bawaslu) ở trung tâm thương mại và hành chánh của thành phố.
Ứng cử viên thua cuộc có thể thách thức kết quả bầu cử lên tòa án hiến pháp trong vòng ba ngày, nếu không, hội đồng bầu cử sẽ chính thức tuyên bố người chiến thắng. Trước đây trong cuộc bầu cử năm 2014, đơn khiếu nại của ông Prabowo khi ông bị ông Widodo đánh bại, đã bị tòa bác bỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-phan-doi-tong-thong-indonesia-tai-dac-cu/4926314.html
0 comments