Tin khắp nơi – 20/05/2019
Tuesday, May 21, 2019
5:31:00 AM
//
- TinThế giới
,
Slider
Tổng thống Mỹ nói
chiến tranh sẽ ‘kết thúc’ Iran
US President Donald Trump has issued a stern warning to Iran, suggesting it will be destroyed if a conflict breaks out between the two countries.Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc đối với Iran, nói rằng nước này sẽ bị phá hủy nếu xung đột nổ ra giữa hai nước.
“Nếu Iran muốn có chiến tranh, thì điều đó sẽ là kết thúc chính thức kết của Iran”, ông Trump nói trong một tweet vào Chủ nhật. “Đừng có mà đe dọa Hoa Kỳ!”
Mỹ đã triển khai thêm tàu chiến và máy bay tới vùng Vịnh trong những ngày gần đây.
Nhưng tweet của ông Trump đánh dấu một sự thay đổi giai điệu sau những nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột quân sự gần đây.
Chỉ mới vài ngày trước, tổng thống Trump nói với các trợ lý rằng ông không muốn áp lực của Mỹ đối với Iran biến thành một cuộc xung đột.
Và khi được các phóng viên hỏi vào thứ Năm tuần trước liệu Mỹ có chiến tranh hay không, ông Trump trả lời: “Tôi hy vọng là không”.
Mỹ gọi Vệ binh Cách mạng của Iran là ‘khủng bố’ và đáp trả
Trump: tình báo Mỹ ‘ngây thơ’ và nên ‘đi học lại’
Thủ tướng Israel thề sáp nhập khu định cư Bờ Tây
Iran cũng giảm cường điệu về lo ngại căng thẳng giữa hai bên đang leo thang. Hôm thứ Bảy, bộ trưởng ngoại giao của Iran khẳng định không hứng thú gì với chiến tranh.
“Sẽ không có chiến tranh vì chúng tôi không muốn chiến tranh cũng như không ai có ảo tưởng họ có thể đối đầu với Iran trong khu vực”, Mohammad Javad Zarif nói với hãng thông tấn nhà nước Irna.
Tại sao hai bên căng thẳng?
Những xung đột mới nhất nổ ra sau khi Iran đình chỉ các cam kết theo thỏa thuận hạt nhân quốc tế năm 2015 và đe dọa sẽ tiếp tục sản xuất uranium được sử dụng để sản xuất nhiên liệu lò phản ứng và vũ khí hạt nhân.
Thỏa thuận này nhằm cắt giảm các lệnh trừng phạt đối với Iran để đổi lấy việc chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, nhưng Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm ngoái.
Gọi thỏa thuận này là “khiếm khuyết”, ông Trump sau đó áp đặt lại các biện pháp trừng phạt.
Tehran bị cáo buộc đã đặt tên lửa lên các tàu thuyền ở vùng Vịnh và giới điều tra Mỹ cho rằng nước này đã làm hư hại bốn tàu chở dầu ngoài khơi của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tuyên bố Iran đã bác bỏ.
Diễn tiến mới nhất ở vùng Vịnh
Trong những ngày gần đây, Mỹ triển khai hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln tới khu vực và thông báo đã vạch ra kế hoạch đưa 120.000 binh sĩ đến Trung Đông.
Các nhân viên ngoại giao Mỹ được lệnh rời khỏi Iraq và quân đội Hoa Kỳ đã tăng mức độ đe dọa trong khu vực vì có tin tình báo về các lực lượng được Iran hậu thuẫn – điều này mâu thuẫn với lời một vị tướng người Anh nói rằng “không có mối đe dọa gia tăng”.
Các binh sĩ Hà Lan và Đức cho biết họ đã đình chỉ các chương trình huấn luyện quân sự ở nước này.
Vào Chủ nhật, quân đội Iraq cho biết một tên lửa đã được bắn vào Vùng Xanh (Green Zone) được củng cố nghiêm ngặt của Baghdad, nơi có những tòa nhà chính phủ và đại sứ quán nước ngoài.
Tên lửa này được tường thuật là đã tấn công một tòa nhà bỏ hoang gần đại sứ quán Mỹ. Không có thương vong và vẫn chưa rõ ai là người đứng sau vụ tấn công.
Trong một diễn biến khác, Ả Rập Saudi cáo buộc Tehran đã tấn công bằng máy bay không người lái vào một đường ống dẫn dầu vào thứ Sáu. Ả Rập Saudi Arabia cáo buộc rằng phiến quân Houthi ở Yemen đã tấn công theo lệnh của Iran.
Một tờ báo của Ả Rập Saudi kêu gọi Hoa Kỳ tấn công vào nước này.
Iran phủ nhận các cáo buộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48332199
Thương chiến Mỹ-Trung
và chiến lược của Tổng thống Trump
Karishma VaswaniAsia business correspondentCuốn sách Nghệ thuật Đàm phán của Donald Trump có thể mang lại cho quý vị cái nhìn sâu sắc về cách ông đang đàm phán với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Một trong những triết lý kinh doanh của Trump được gọi là suy nghĩ tiêu cực – dự đoán kết quả tồi tệ nhất, và chuẩn bị cho nó.
“Tôi luôn tham gia các cuộc đàm phán và dự đoán điều tồi tệ nhất,” ông viết. “Nếu bạn lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất – nếu bạn có thể sống với điều tồi tệ nhất – thì điều tốt đẹp sẽ tự lo phần của nó.”
Nhưng Mỹ có thực sự chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất mà Trung Quốc có thể gây ra?
Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ cho VN
Bị Trump ‘đánh’, công ty TQ ‘âm thầm’ sang VN?
Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ
Trong một đoạn clip phát trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, hiện đang lan truyền trên mạng xã hội nước này, cảm xúc chống Mỹ dường như đang ở đỉnh điểm.
“Trung Quốc không sẵn sàng, nhưng không sợ, để chiến đấu”, người dẫn chương trình nói. “Sau 5.000 năm bão tố – có trở ngại nào mà Trung Quốc vĩ đại nào không vượt qua được?”
Nhìn xa hơn nữa trong lịch sử Trung Quốc, có lẽ Bắc Kinh đang vận dụng một bí quyết trong cuốn cẩm nang cổ: Binh pháp Tôn tử.
Như tác giả Tôn Tử khuyên: “Nếu đối thủ của bạn có tính khí thất thường, hãy tìm cách chọc tức anh ta”.
Dưới đây là những gì Trung Quốc có thể làm để “chọc tức” “tính khí thất thường” của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại này.
Bán trái phiếu Mỹ
Trung Quốc là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, nhưng vào tháng Ba đã đẩy mạnh việc bán các trái phiếu này với tốc độ nhanh nhất trong hai năm rưỡi – theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Và Bắc Kinh có thể tiếp tục làm điều này – mặc dù sẽ phải trả giá.
Hu Xijin, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu do Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản – viết trên Twitter: “Trung Quốc có thể ngừng mua sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của Mỹ, giảm đơn đặt hàng Boeing và hạn chế thương mại dịch vụ của Mỹ với Trung Quốc. Nhiều học giả đang thảo luận về khả năng bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ và cách thực hiện cụ thể. “
Nhưng các nhà phân tích nói rằng việc này sẽ thực sự làm tổn thương Trung Quốc nhiều hơn.
Nói một cách đơn giản, nếu Bắc Kinh bán trái phiếu Mỹ thì nó sẽ làm mất giá đồng đô la Mỹ – và điều đó có khả năng gây bất ổn nền kinh tế Mỹ.
Nhưng điều đó sẽ không tốt cho Trung Quốc về lâu dài. Trung Quốc cần một nền kinh tế toàn cầu ổn định khi nền kinh tế của họ suy yếu – do đó, làm tổn thương Mỹ theo cách này, thực tế, cũng sẽ làm tổn thương Trung Quốc.
Bán trái phiếu Hoa Kỳ cũng sẽ phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Và đây đang thực sự trở thành một mục tiêu của Trung Quốc.
Làm suy yếu đồng nhân dân tệ
Tiền tệ của Trung Quốc được kiểm soát, có nghĩa là nó không được giao dịch tự do. Ngân hàng trung ương hướng dẫn thời điểm thích hợp và sau đó giao dịch trong một phạm vi hạn hẹp quanh thời điểm này.
Trung Quốc đã phá giá đồng Nhân dân tệ trong những ngày gần đây, một động thái mà giới phân tích nói là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn sàng sử dụng tiền tệ như một công cụ để bù đắp tác động của thuế quan Mỹ.
Đồng tiền Trung Quốc càng yếu, hàng hóa của nó càng rẻ ở Mỹ. Về lý thuyết, điều này có nghĩa là nhiều người sẽ mua chúng hơn và các công ty Trung Quốc sẽ không phải chịu thiệt hại quá nhiều.
Nhưng nhược điểm là hàng nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ trở nên đắt đỏ hơn – điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa như dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác mà nước này cần để duy trì nền kinh tế. Đó là một sự cân bằng mong manh – và Trung Quốc đang ở một vị trí khó khăn.
Kìm hãm đầu tư nước ngoài
Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc thực sự có thể dùng để ‘nắn gân’ Hoa Kỳ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – và nó cũng mang lại cổ tức cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc, mặc dù môi trường kinh doanh đầy thách thức.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể quyết định làm cho môi trường này trở nên khó khăn hơn.
Năm 2018, Trung Quốc là nước nhận vốn FDI lớn thứ hai trên thế giới và một khoản lớn trong đó đến từ Mỹ, ngay cả khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo thang.
Tuy nhiên, theo báo cáo, Hội đồng Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc có trách nhiệm quyết định ai sẽ được phép đầu tư vào nước này dựa trên các tiêu chí an ninh quốc gia.
Đó là một động thái quan trọng, bởi vì như thế Hội đồng này giờ có vai trò tương đương, ở một số khía cạnh, với Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ, (CFIUS) – cơ quan có nhiệm vụ đánh giá công ty nào có rủi ro bảo mật và công ty nào không.
Bắc Kinh sẽ coi những động thái mới nhất của Mỹ nhằm ngăn chặn Huawei vào thị trường Mỹ là sự phân biệt đối xử – và có thể làm cho các công ty Mỹ khó khăn hơn khi xin giấy phép hoạt động tại Trung Quốc, đánh giá người mua hàng do Mỹ sản xuất là không yêu nước, và kìm giữ hàng hóa Mỹ tại cảng và hải quan.
Dự kiến nhiều công ty Mỹ sẽ phải chịu sự giám sát mới khi đầu tư vào Trung Quốc.
Trung Quốc đã liên tục nói rằng không muốn chiến đấu – rằng họ bị Mỹ dồn vào chân tường.
Trên thực tế, ngay cả khi bạn tìm kiếm con số hàng hóa trị giá 60 tỷ đô la của Mỹ mà Bắc Kinh tăng thuế trong tuần này để trả đũa, quy mô tăng thuế ít hơn so với con số được công bố, theo Vinesh Motwani của Silk Road Research.
Vào tháng 12, Trung Quốc đã ngưng đánh thuế trả đũa xe cộ và phụ tùng ô tô và hiện vẫn chưa đánh thuế trở lại các mặt hàng này.
Các nhà phân tích nói rằng tín hiệu này cho thấy Bắc Kinh muốn thể hiện họ có đôi chút tin tưởng rằng có lý do để hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Tập Cận Bình gặp nhau tại G20 ở Nhật Bản vào tháng Sáu.
Tuy nhiên, Binh pháp Tôn tử nói: “Hãy để kế hoạch của bạn tối tăm và không thể xuyên thủng như màn đêm, và khi bạn di chuyển, nó thình lình nổ ra như một tiếng sét”.
Có lẽ – nếu những cuộc đàm phán vào tháng Sáu không suôn sẻ – Trung Quốc sẽ chừa chỗ cho mình để có thể gây thêm áp lực lên Mỹ trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48305512
TT Trump: Thuế khiến các công ty
rời Trung Quốc, ‘sang Việt Nam’
Tổng thống Donald Trump nói rằng việc ông đánh thuế vào hàng hóa của Trung Quốc đã khiến các công ty di dời hoạt động sản xuất ở nước này sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á, đồng thời cho rằng Trung Quốc “đang bị giết chết vì thuế”.Theo Reuters, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox, vốn được thu hình tuần trước và phát sóng tối 19/5, ông Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc “đã có một thỏa thuận rất tốt” nhưng “họ lại thay đổi”.
“Và tôi nói rằng OK, chúng ta sẽ đánh thuế các sản phẩm của họ”, ông Trump cho biết.
Tin cho hay, các nhà đàm phán hàng đầu về thương mại của Mỹ và Trung Quốc chưa có kế hoạch thương thảo thêm kể từ khi vòng đàm phán mới nhất kết thúc hôm 10/5, cùng ngày Tổng thống Trump nâng thuế suất đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla từ mức 10% lên 25%.
Nhà lãnh đạo Mỹ có bước đi này sau khi Trung Quốc được cho là muốn có các thay đổi lớn đối với một thỏa thuận mà các quan chức Mỹ nói là đôi bên đã đồng ý phần lớn, theo Reuters.
XEM THÊM:
Tàu chiến Mỹ lại tuần tra Biển Đông
Kể từ đó, hãng tin Anh cho rằng Trung Quốc dường như đã có quan điểm cứng rắn hơn và ám chỉ rằng việc tái tục các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ít khả năng sẽ sớm xảy ra.
Ông Trump nói thêm rằng ông sẵn lòng tiếp tục áp thuế các mặt hàng của Trung Quốc vì Mỹ sẽ thu về 100 tỷ hoặc hơn từ việc đánh thuế đó.
Nhưng ông nói thêm rằng ông tin là Trung Quốc rốt cuộc sẽ muốn đạt thỏa thuận với Mỹ “vì họ đang bị giết chết vì thuế”.
Theo Tổng thống Trump, ông đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước vòng đàm phán mới nhất rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng không thể chia theo tỷ lệ “50-50” giữa hai nước mà nên nghiêng về phía Mỹ vì các hành động thương mại của Trung Quốc trong quá khứ.
Ông Trump cũng nói rằng ứng viên tổng thống của phe Dân chủ và cũng là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nên bị điều tra sau khi ông Peter Schweizer, một tác giả có tư tưởng bảo thủ, cáo buộc trong một cuốn sách xuất bản năm 2018 rằng con trai cựu quan chức này, Hunter Biden, đã hưởng lợi từ vị trí của cha mình để ký một thỏa thuận thương mại béo bở với Ngân hàng Trung Quốc thuộc sở hữu của nhà nước.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-thu%E1%BA%BF-khi%E1%BA%BFn-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-r%E1%BB%9Di-trung-qu%E1%BB%91c-sang-vi%E1%BB%87t-nam-/4924511.html
Thương chiến còn chưa ngã ngũ, thế nhưng
TT Trump đã sớm đánh bại TQ trên “mặt trận” này?
Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại tăng nhiệt, Trung Quốc đang “thua xa” Mỹ trong trận chiến truyền thông, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) đưa tin.Theo lời các nhà phân tích, thì truyền thống “giữ im lặng và kín đáo” của Trung Quốc – thay vì công khai thể hiện trên truyền thông – đã không thể theo kịp Tổng thống Mỹ Donald Trump và các quan chức Mỹ.
Cụ thể, theo SCMP, thì chính quyền Mỹ vừa qua đã liên tục đưa ra những lời cáo buộc, cảnh báo và đe dọa cứng rắn, thậm chí họ còn lấn át cả Trung Quốc và gần như chiếm trọn sự chú ý của truyền thông.
Trong khi các quan chức Trung Quốc kiên quyết giữ bí mật về những điều đã được thảo luận kín giữa hai bên trong 10 tháng qua, thì các quan chức Mỹ, và đặc biệt là ông Trump, đã liên tục tiết lộ thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán thông qua các bình luận và phát biểu công khai.
Ông Wu Qiang, một nhà phân tích chính trị và cựu giáo sư đại học tại Bắc Kinh, nhận định rằng: “Nếu chiến tranh thương mại là một cuộc chiến truyền thông, thì Bắc Kinh đã thua cuộc ngay từ khi cuộc chiến ấy bùng nổ”.
“Chính phủ Trung Quốc từ trước tới nay gần như không phát biểu gì về chuyện đàm phán với Mỹ”, ông Wu nói.
Ông Trump thắng Trung Quốc bằng chính “sở trường” của mình?
Cho đến nay, thì ông Trump vẫn là người “nói to” nhất. Ông thậm chí còn đẩy cấp độ của những lời đe dọa cao hơn nữa, kể từ 2 tuần trước, khi tiến trình đàm phán thương mại song phương bắt đầu rơi vào bế tắc sau lời cáo buộc của Washington rằng Trung Quốc đã “trở mặt” trong một số điều khoản thỏa thuận quan trọng.
Trong một bài phát biểu hôm thứ 6 (17/5) vừa qua tại Washington, ông Trump lại một lần nữa đề cập tới chuyện các nhà đàm phán Trung Quốc đã “phá vỡ” thỏa thuận đã được cả hai bên đồng ý:
“[Trung Quốc] đã gạch bỏ rất nhiều điều khoản mà chúng tôi đã đàm phán xong, và khi ấy tôi đã nói rằng: ‘Các vị không thể làm như vậy. Các vị đã làm điều đó với các Tổng thống tội nghiệp của chúng tôi quá lâu rồi, họ không biết điều gì đã xảy ra cả”.
Trái với truyền thông Mỹ, thì phía Bắc Kinh đã tiến hành kiểm duyệt chặt chẽ các bài báo được đăng tải và các cuộc thảo luận công khai về chiến tranh thương mại, kể từ khi Tổng thống Trump giáng đòn trừng phạt thuế quan đầu tiên nhằm vào hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc hồi tháng 7 năm ngoái.
Chuyện kiểm duyệt này nghiêm ngặt đến nỗi, theo thống kê của dự án nghiên cứu WeChatscope do Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hồng Kông thực hiện, thì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã đầu bảng trong danh sách các chủ đề bị kiểm duyệt gắt gao trên mạng xã hội WeChat năm ngoái.
Tuy vậy, thì những hình chụp lại câu tweet của ông Trump và những bài báo quốc tế về chiến tranh thương mại vẫn được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Tin tức về các cuộc đàm phán cũng đã tác động tới thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Ví dụ, giá cổ phiếu đã giảm 5,6% ở Thượng Hải và 7,5% ở Thâm Quyến, chỉ một ngày sau khi ông Trump lên tiếng đe dọa áp tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc.
“Bắc Kinh đã tiết lộ rất ít thông tin về các cuộc đối thoại song phương trong năm qua, và cũng không có câu chuyện nào khác… nên mọi người chỉ có thể dõi theo những bình luận của ông Trump”, nhà phân tích Wu nói.
“Mỗi dòng tweet của ông Trump có ảnh hưởng to lớn tại Trung Quốc… trên các trang mạng xã hội và trên thị trường chứng khoán. Thậm chí chúng [mỗi dòng tweet của Tổng thống Mỹ] còn khiến Thời báo Hoàn Cầu phải đáp trả bằng các bài bình luận riêng”, theo ông Wu.
Khi ông Trump đăng tweet về kế hoạch tăng thuế lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, các quan chức và cố vấn Nhà Trắng cũng đã nhanh chóng bắt nhịp với Tổng thống và chỉ trích Bắc Kinh “trở mặt”, không giữ lời hứa.
Tuy nhiên, trong những ngày sau đó, chính quyền Trung Quốc không hề có bình luận nào, còn truyền thông nhà nước thì hầu như chỉ nhắc lại cùng một nội dung: Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục diễn ra.
Phải đến 5 ngày sau khi lệnh tăng thuế của Mỹ chính thức có hiệu lực, thì câu chuyện Phó Thủ tướng Trung Quốc đi đàm phán với Mỹ – từ góc nhìn của Bắc Kinh – mới được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải, và các đơn vị này cũng bị giới hạn.
Ông Shi Yinhong, chuyên gia về vấn đề Mỹ của đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định, việc Trung Quốc phản ứng chậm cho thấy Trung Quốc đang đứng trước tình thế “tiến thoái, lưỡng nan” đối với việc tiết lộ thông tin này.
“Phía Mỹ đã kể câu chuyện theo phiên bản của riêng họ, từ lập trường của họ, bởi vậy nên ông Lưu Hạc đã phải đưa ra lời giải thích về lí do hai bên không thể đạt được thỏa thuận vào phút chót”, ông Shi nói.
Chuyên gia này cho biết: “Rõ ràng phía Trung Quốc không hề muốn tiết lộ những điểm mấu chốt của họ trong cuộc đàm phán. Họ lo ngại rằng việc tiết lộ quá nhiều sẽ khiến căng thẳng với Mỹ leo thang hơn nữa. Đa số các quốc gia khác cũng rơi vào tình thế khó xử như vậy khi phải đối mặt với ông Trump”.
Không chỉ mình Trung Quốc thấy “choáng”
Lãnh đạo của một cơ quan truyền thông nhà nước tiết lộ với SCMP rằng họ đã liên tục nhận được chỉ thị của chính quyền, yêu cầu không tiết lộ những diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại.
“Diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại là thông tin tuyệt mật”, người này nói. “Mọi người sẽ phải chịu trách nhiệm nếu thông tin lộ ra ngoài, nên không ai dám làm trái chỉ thị”.
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là đối tượng duy nhất bị “choáng” trước những dòng tweet của ông Trump, theo ông Richard McGregor, một chuyên gia về Trung Quốc của viện nghiên cứu Lowy tại Sydney, Australia.
Có thể Trung Quốc cũng chưa nghĩ ra cách mới để đối phó với tác động của những dòng tweet này, ông nói.
Theo chuyên gia này, thì “người Mỹ vẫn chưa biết nên đón nhận những dòng tweet của ông Trump ra sao, nên tôi cũng không ngạc nhiên lắm nếu như Trung Quốc cũng vậy.
Rõ ràng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ không đích thân tự đăng tweet đáp trả [ông Trump]… Trung Quốc vẫn phải duy trì các “vũ khí” truyền thông vốn có, cùng khả năng quản lý truyền thông của mình”.
Trung Quốc ngày càng bi quan về triển vọng đạt thỏa thuận?
Các dòng tweet của ông Trump có thể đã “khuấy đảo” thành công dư luận Trung Quốc, tuy nhiên theo hai nhà quan sát Mỹ kì cựu, thì chiến thuật này chưa chắc đã mang đến cho Mỹ lợi thế trong đàm phán.
Ông Stephen Orlins, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về quan hệ Mỹ-Trung Quốc, cho rằng việc tiết lộ các chi tiết trong quá trình đàm phán sẽ càng khiến hai bên khó đạt thỏa thuận hơn:
“Kinh nghiệm về Trung Quốc cho thấy, nếu bạn muốn có thỏa thuận với họ, thì bạn phải thảo luận riêng tư. Còn nếu bạn dồn ép họ vào chân tường, thì khả năng bạn đạt được thỏa thuận sẽ giảm xuống”.
Chuyên gia Ryan Hass, người từng phụ trách về chính sách Trung Quốc tại Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cũng có chung quan điểm như trên. Theo ông này, thì điều đó càng giúp ông Tập dễ cáo buộc Mỹ theo chủ nghĩa đơn phương hơn.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây cũng đăng tải hàng loạt bài xã luận nhằm nâng cao tinh thần dân tộc, trong đó cáo buộc Mỹ khiến căng thẳng thương mại leo thang.
Hôm thứ 6 vừa qua (17/5), một bài viết trên trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo đã khẳng định rằng cuộc thương chiến với Mỹ sẽ không thể bắt Trung Quốc “quỳ gối”.
Truyền hình trung ương cũng tích cực phát những bộ phim về chủ đề chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, khi quân đội Trung Quốc tới trợ giúp Triều Tiên, đối đầu với Mỹ đứng về phe Hàn Quốc.
“Sự thay đổi trong cách diễn đạt và biểu đạt thể hiện suy nghĩ của họ [Trung Quốc] về khả năng đạt được thỏa thuận với Mỹ. Hay nói cách khác, là họ đang ngày càng bi quan hơn.
Nếu cuộc chiến này kéo dài thêm nữa, thì Bắc Kinh cần nhận được sự ủng hộ của người dân, và cách tốt nhất để đạt được điều này là thông qua các biện pháp nâng cao tinh thần dân tộc”, chuyên gia McGregor kết luận.
http://biendong.net/diem-tin/28108-thuong-chien-con-chua-nga-ngu-the-nhung-tt-trump-da-som-danh-bai-tq-tren-mat-tran-nay.html
Donnald Trump không dọa suông,
hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu
Trung Quốc tuyên bố sẽ đánh thuế 5%-25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, chưa rõ hệ lụy ra sao nhưng rõ ràng hiệp 3 của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu.Ngày 5/5/2019, sau 2 tháng đàm phán không có kết quả, Donald Trump tuyên bố sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% trên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, làm thị trường chứng khoán chao đảo. Donald Trump lệnh cho Robert Lighthizer chuẩn bị triển khai ngay.
Trưa 10/5/2019, trong khi Phó thủ tướng Lưu Hạc còn đang đàm phán ở Washington (trong chuyến đi vớt vát để giữ cầu và thể diện), Mỹ bắt đầu tăng thuế lên 25% trên danh mục 5.700 mặt hàng của 200 tỷ USD. (Trump còn dọa sẽ tăng lên 325 tỷ USD).
Ngày 13/5/2019, sau khi cân nhắc, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ đánh thuế từ 5% đến 25% trên 60 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ, để chứng tỏ lập trường cứng rắn. Tuy chưa rõ hệ lụy sẽ ra sao, nhưng rõ ràng hiệp 3 của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu.
Vừa đánh vừa đàm
Trong mấy bài trước cùng chủ đề này, tôi đã nhận xét: Mỹ và Trung Quốc sẽ “vừa đánh vừa đàm” (như một quy luật). Những gì vừa diễn ra khẳng định quy luật đó. Chiến tranh hay đàm phán thương mại Mỹ-Trung chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Tuy về chính trị, Donald Trump phải cân nhắc các yếu tố liên quan đến triển vọng tranh cử (năm 2020), nhưng về chiến lược, ông quyết đối đầu với Trung Quốc bằng chiến tranh thương mại (cụ thể là thuế quan). Cũng như lần trước, Donald Trump không dọa mà làm thật.
Nói cách khác, quan hệ Mỹ-Trung đã chuyển từ hợp tác chiến lược sang đối đầu chiến lược, như một đặc thù của quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21. Vì vậy, sách lược “vừa đánh vừa đàm” cũng phải phục vụ cho hai mục tiêu là chính trị và chiến lược nói trên.
Cũng như Donald Trump, Tập Cận Bình có hai mục tiêu chính là chính trị và chiến lược, vừa phải củng cố vị thế lãnh đạo độc tôn của mình, vừa phải vượt Mỹ để cầm đầu thế giới (bằng “Made in China 2025”, “Vành đai và Con đường”).
Tuy về chính trị, Mỹ và Trung Quốc có thể nhân nhượng và thỏa hiệp để cùng đạt được mục tiêu của mình (sách lược đàm phán “win-win”), nhưng về chiến lược hai bên không thể nhân nhượng và thỏa hiệp về nguyên tắc sống còn (thể chế và tầm nhìn chiến lược).
Đó là sự khác biệt giữa Barack Obama và Donald Trump. Trong khi Obama vẫn muốn hợp tác (đàm) với Trung Quốc để tránh đối đầu (đánh), thì Trump sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc (đánh) nhưng vẫn để ngỏ cửa hợp tác (đàm) với Tập Cận Bình về một số vấn đề (như Bắc Triều Tiên).
Điều đáng lưu ý là chủ trương cứng rắn đối với Trung Quốc của Donald Trump được sự ủng hộ không chỉ của đảng Cộng Hòa mà cả đảng Dân Chủ, không chỉ trong chính quyền, mà cả trong Quốc Hội.
Đây là một xu thế khó đảo ngược, ngay cả khi một Tổng thống khác lên thay Donald Trump. Nhưng, Trump nên nhớ sự đồng thuận này là có điều kiện và không vĩnh viễn.
Bước ngoặt mới
Sau hơn hai tháng đàm phán, Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận vào giờ chót như nhiều người mơ tưởng, mà đứng trước một bước ngoặt mới như hiệp 3 của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới về kinh tế).
Trong khi đó, Tập Cận Bình muốn đàm phán vừa để tránh tổn thất vừa để hoãn binh chờ một cơ hội mới.
Tập Cận Bình hy vọng Donald Trump có thể bị phế truất (bởi báo cáo điều tra của Robert Muellers) hay bị thách thức bởi một ứng cử viên sáng giá mới nổi lên (như Joe Biden). Nhưng kế sách hoãn binh của Tập Cận Bình chỉ kéo dài được hơn 2 tháng, nay không còn tác dụng.
Đó là mong muốn (wishful thinking) của một số lãnh đạo Bắc Kinh, hy vọng Trump bị sức ép phải nhân nhượng. Nhưng điều trớ trêu là khi mong muốn không biến thành hiện thực, nó sẽ tạo ra một sự hẫng hụt nguy hiểm, làm hỏng quá trình đàm phán (vào giờ chót). Điều đó đã xảy ra khi Donald Trump đàm phán với Kim Jong-un, và nay lặp lại tại Washington.
Tại Hà Nội, khi sắp ký kết thì Kim Jong-un đổi ý (backtracking) hy vọng lời khai của Cohen và điều tra của Muellers buộc Donald Trump phải nhân nhượng.
Tại Washington, Tập Cận Bình đã đổi ý khi có tin Joe Biden tuyên bố ra tranh cử, hy vọng có thể buộc Donald Trump phải nhân nhượng.
Nhưng theo Michael Pillsbury (Hudson Institute), đàm phán thương mại đổ vỡ là dấu hiệu phái cứng rắn (hard-liners) tại Bắc Kinh đã thắng thế, buộc Tập Cận Bình không được nhân nhượng với Donald Trump.
Pillsbury nói rằng tin tức từ Bắc Kinh cho biết đây là một phần của chủ trương cứng rắn của Bắc Kinh muốn thuyết phục Tập Cận Bình phải có một chính sách cứng rắn hơn.
Trong khi đó, Trump tweeted (11/5/2019): “Tôi cho rằng Trung Quốc cảm thấy bị đánh đau quá trong đàm phán nên họ có thể chờ đến bầu cử lần sau, năm 2020, xem có may mắn không và phe Dân Chủ có thắng không”.
Trump khuyên: “Trung Quốc không nên tái đàm phán với Mỹ vào phút chót” vì khi Trump được tái cử, nếu muốn đạt được một thỏa thuận với Mỹ, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều, nên hãy nhân nhượng ngay bây giờ.
http://biendong.net/bi-n-nong/28121-donnald-trump-khong-doa-suong-hiep-3-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-bat-dau.html
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đồng ý bán số lượng hỏa tiễn
trị giá 314 triệu Mỹ kim cho Nam Hàn
Seoul, Nam Hàn – Vào hôm thứ Sáu (17 tháng 5), Ngũ Giác Đài cho hay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ nhận được 314 triệu Mỹ kim từ việc bán hỏa tiễn phòng không cho Nam Hàn, trong bối cảnh căng thẳng xuất hiện trở lại trên bán đảo Triều Tiên.Theo thông tin trên trang web của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA), Nam Hàn hỏi mua đến 94 hỏa tiễn MS-2 sử dụng cho tàu chiến nhằm chống lại các mối đe dọa trên không. Bên cạnh đó, nước này cũng mua 12 hệ thống hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật. Tổng chi phí cho các loại vũ khí trên lên đến 314 triệu Mỹ kim.
Hôm thứ Năm, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra chứng nhận và thông báo cho Quốc hội về khoản mua bán này.
Nam Hàn đề nghị mua những vũ khí trên từ Hoa Kỳ, sau khi Bắc Hàn chỉ trích những giao dịch quốc phòng của Nam Hàn với Hoa Kỳ, bao gồm cả việc mua máy bay tàng hình F-35.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi nguyên tử hóa bị đình trệ sau hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 2/2019, Bắc Hàn quyết định đi trước với nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí trong tháng này. Bắc Hàn và Nam Hàn vẫn còn mâu thuẫn do cuộc chiến từ năm 1950 đến 1953, và chỉ kết thúc với một thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải là 1 hiệp ước hòa bình.
Theo Reuters, Nam Hàn từng sử dụng hỏa tiễn SM-2 do hãng Raytheon sản xuất, nhưng nước này cũng đang chế tạo nhiều tàu khu trục có khả năng phòng thủ được trang bị loại vũ khí này. Trong khi đó, Bắc Hàn thì luôn tự hào về hỏa tiễn đất đối không của họ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-dong-y-ban-so-luong-hoa-tien-tri-gia-314-trieu-my-kim-cho-nam-han/
Ngăn Huawei, ông Trump chặn đường làm ăn
của doanh nghiệp Mỹ?
Quyết định ngăn cản thiết bị của Huawei của Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự đoán sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các nhà cung cấp linh kiện Mỹ.Hãng tin AP ngày 17-5 cảnh báo việc ngăn doanh nghiệp Mỹ làm ăn với Huawei có thể làm tổn hại các nhà cung cấp Mỹ, đồng thời giúp Trung Quốc tăng sự tự chủ công nghệ.
Ngày 15-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành một sắc lệnh được cho là nhằm ngăn các thiết bị của Huawei thâm nhập hệ thống viễn thông của Mỹ. Sau đó, Washington tuyên bố đưa doanh nghiệp này vào danh sách đen thương mại, hạn chế công việc kinh doanh của Huawei.
Theo Roger Entner, nhà sáng lập hãng nghiên cứu viễn thông Recon Analytics, khoảng 1/3 nhà cung cấp linh kiện cho Huawei là của Mỹ, ví dụ như các doanh nghiệp hàng đầu Broadcom, Qualcomm và Intel.
Điển hình, chiếc điện thoại gắn liền với thương hiệu của Huawei, Mate 20 Pro, sử dụng chip của Skyworks và bộ nhận tín hiệu mạng không dây của Skyworks. Cả hai doanh nghiệp này đều là công ty Mỹ.
Kevin Wolf, cựu trợ lý mảng xuất khẩu của bộ trưởng thương mại dưới thời Tổng thống Barack Obama, miêu tả tác động của lệnh trừng phạt Nhà Trắng đưa ra “cực kỳ lớn”.
Theo ông Wolf, các lệnh trừng phạt sẽ tầm ảnh hưởng trên toàn bộ hệ thống viễn thông toàn cầu.
Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc từ lâu đã bị Mỹ nhắm tới vì nghi án gián điệp – Ảnh: AFP
Ngày 16-5, Huawei đã đưa ra tuyên bố, gọi quyết định của Mỹ là “không phục vụ lợi ích bất kỳ ai”.
Tuyên bố này nói: “Đây sẽ là thiệt hại kinh tế đáng kể đối với doanh nghiệp Mỹ, những đối tác của Huawei, cũng như ảnh hưởng việc làm của hàng chục ngàn người dân Mỹ”.
Danh sách công ty chịu thiệt hại có thể sẽ xuất hiện thêm cái tên Google, theo AP.
Google có chính sách cho phép Huawei cùng một số hãng điện thoại khác sử dụng miễn phí hệ điều hành Android. Công ty này sẽ kiếm lời bằng các sản phẩm và dịch vụ kèm thêm.
Theo ông Entner, lệnh cấm của Mỹ đang ngăn cản Google xin giấy phép giá trị gia tăng sản phẩm phụ và dịch vụ cho Android.
Điều đó được dự đoán sẽ buộc Huawei tháo bỏ phiên bản Android sử dụng tại Trung Quốc, khi bán điện thoại cho các thị trường ngoài. Những phần bị thiếu sẽ là bản đồ Google Map và toàn bộ Play Store – nơi người dùng mua và tải các ứng dụng cung cấp bởi Google. Đây chính là nguy cơ có thể khiến doanh thu của Google sụt giảm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28116-ngan-huawei-ong-trump-chan-duong-lam-an-cua-doanh-nghiep-my.html
Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư tại Palestine
trong kế hoạch hòa bình
Tin từ Washington, DC – Vào hôm Chủ Nhật (19 tháng 5), các viên chức cao cấp Hoa Kỳ cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ công bố phần đầu tiên của kế hoạch hòa bình Isreal- Palestine, tại hội nghị quốc tế ở Bahrain vào cuối tháng 6 để khuyến khích đầu tư vàoWest Bank và Dải Gaza.Theo Reuters, hội thảo kinh tế này sẽ tập hợp các viên chức chính phủ và các giám đốc công ty, trong nỗ lực khởi động hoạt động kinh tế thuộc kế hoạch hòa bình. Tổng thống Trump gọi kế hoạch sắp tới là “thỏa thuận thế kỷ”. Nhưng lãnh đạo Palestine đã bác bỏ nỗ lực của Hoa Kỳ, vì họ tin rằng Washington đưa ra thỏa thuận thiên vị cho Israel.
Nhóm đàm phán Trung Đông của Tổng thống Trump, dẫn dắt bởi người con rể gốc Do Thái Jared Kushner và đặc phái viên Jason Greenblatt, có ý định tập trung vào lợi ích kinh tế, bất chấp sự hoài nghi của các chuyên gia.
Theo lời các viên chức, những người tham gia hội nghị vào ngày 25-26 tháng 6 tại Manama, dự kiến sẽ bao gồm các đại diện và giám đốc điều hành từ Châu Âu, Trung Đông và Châu Á, cũng như một số bộ trưởng tài chính.
Reuters cho biết một viên chức từ chối tiết lộ liệu các viên chức Israel và Palestine có tham gia hội nghị hay không.
Kể từ cuối năm 2017, chính quyền Palestine tẩy chay nỗ lực hòa bình của Hoa Kỳ, sau khi Tổng thống Trump quyết định chuyển tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem, đồng thời công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel – một hành động đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ suốt nhiều thập kỷ.
Một số viên chức Hoa Kỳ cho biết một số giám đốc công ty người Palestine tỏ vẻ rất quan tâm đến kế hoạch hòa bình tại hội nghị. Họ cho hay hội nghị sẽ cho người dân Gaza thấy rằng có những quốc gia tài trợ trên khắp thế giới sẵn sàng tham gia và đầu tư tại khu vực. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-khuyen-khich-dau-tu-tai-palestine-trong-ke-hoach-hoa-binh/
Google loại Huawei
khỏi danh sách nhận cập nhật Android
một đòn mạnh vào công ty Trung Quốc. Điện thoại thông minh mới của Huawei cũng sẽ mất quyền truy cập vào các ứng dụng phổ biến của Google.Động thái này được đưa ra sau khi chính quyền Trump đưa Huawei vào danh sách đối tác mà các công ty Mỹ không thể giao dịch trừ khi có giấy phép.
Trong một tuyên bố, Google cho biết họ đã “tuân thủ theo lệnh và xem xét ảnh hưởng của việc này”.
Huawei từ chối bình luận.
Người dùng Huawei bị ảnh hưởng gì?
Huawei sẽ không có các cập nhật bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật của Google và mọi thiết bị mới sẽ không còn có các ứng dụng như YouTube và Google Maps.
Người hiện đang dùng điện thoại thông minh Huawei sẽ có thể cập nhật ứng dụng và khắc phục các bản sửa lỗi bảo mật, cũng như cập nhật các dịch vụ Google Play. Nhưng nếu Google phát hành phiên bản Android mới, Huawei sẽ không thể cung cấp bản cập nhật trên điện thoại của họ.
Huawei vẫn có thể sử dụng phiên bản hệ điều hành Android có sẵn theo giấy phép mã nguồn mở.
Ben Wood, thuộc công ty tư vấn CCS Insight, cho biết động thái của Google sẽ có “tác động lớn đối với hoạt động kinh doanh phục vụ người tiêu dùng của Huawei”.
Huawei có thể làm gì?
Thứ tư tuần trước, chính quyền Trump đã thêm Huawei vào “danh sách đen“, cấm Huawei được tiếp cận với công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Mỹ: Trump tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp’ vì Huawei?
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
Bình luận sau khi Huawei bị đưa vào danh sách cấm, giám đốc điều hành Huawei Ren Zhengfei nói với truyền thông Nhật Bản vào thứ Bảy: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc này”.
Ông nói rằng công ty mua các linh kiện trị giá khoảng 67 tỷ đô la mỗi năm theo tờ báo kinh doanh Nikkei, sẽ thúc đẩy phát triển các phần cứng của riêng mình.
Huawei phải đối mặt với sự phản ứng ngày càng dữ dội từ các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, về những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng sản phẩm của họ trong các mạng di động 5G.
Một số quốc gia cũng đã đưa ra quan ngại rằng thiết bị Huawei có thể được Trung Quốc sử dụng để giám sát, công ty Huawei kịch liệt phủ nhận các cáo buộc này.
Huawei cho biết công việc của họ không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào và nó độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số quốc gia đã ngăn các công ty viễn thông sử dụng các sản phẩm của Huawei trong mạng di động 5G.
Cho đến nay, Anh quốc vẫn chưa chính thức thông qua lệnh cấm.
“Huawei đã rất nỗ lực để phát triển Thư viện ứng dụng và phần mềm của riêng mình tương tự như nỗ lực của họ đối với các giải pháp chipset. Không nghi ngờ gì nữa, những nỗ lực này của Huawei nằm trong mong muốn kiểm soát vận mệnh của mình, “ông Wood nói.
Thiệt hại ngắn hạn cho Huawei?
Leo Kelion, biên tập viên công nghệ BBC
Trong tương lai gần, điều này có thể gây tổn hại rất lớn cho Huawei ở phương Tây.
Người mua điện thoại thông minh sẽ không muốn sở hữu một điện thoại Android thiếu quyền truy cập vào Cửa hàng Play của Google, trợ lý ảo hoặc cập nhật bảo mật, giả định đây là một trong những dịch vụ sẽ được rút.
Tuy nhiên, về lâu dài, điều này có thể khiến các hãng sản xuất điện thoại thông minh nói chung có lý do để xem xét nghiêm túc sự cần thiết phải thay thế hệ điều hành của Google, đặc biệt tại thời điểm gã khổng lồ này đang tìm cách đẩy mạnh thương hiệu điện thoại Pixel của họ.
Về phía Huawei, có vẻ như họ đã chuẩn bị cho trường hợp bị cắt khỏi ngành công nghệ thông tin của Mỹ.
Điện thoại thông minh của họ đã sử dụng bộ xử lý độc quyền của riêng Huawei và đầu năm nay, giám đốc thiết bị tiêu dùng của hãng nói với tờ báo Đức Die Welt rằng ”chúng tôi đã chuẩn bị các hệ điều hành riêng – đó là kế hoạch B của chúng tôi”.
Mặc dù vậy, động thái này của Google có thể thôi bay tham vọng vượt mặt Samsung và trở thành thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất vào năm 2020 của Huawei.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48309323
Quân đội Venezuela
giám sát việc phân phối nhiên liệu
Tin từ Maracaibo/Punto Fijo — Vào hôm Chủ nhật (19/5), các binh sĩ Venezuela giám sát việc phân phối xăng tại các trạm dịch vụ ở một số khu vực của Venezuela, khi tình trạng thiếu nhiên liệu trở nên ngày càng trầm trọng, buộc các tài xế phải chờ hàng giờ liền để đổ xăng,Với nền kinh tế đang suy thoái sau cuộc suy thoái kéo dài 5 năm trong bối cảnh khủng hoảng chính trị kéo dài, Venezuela đang chứng kiến các hàng xe dài tại các trạm dịch vụ ở một số khu vực trong tuần này, sau khi nhà máy lọc dầu lớn thứ hai của quốc gia ngừng hoạt động. Theo Reuters, tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn bởi các lệnh trừng phạt cứng rắn của Hoa Kỳ đối với công ty dầu mỏ nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) vào tháng 1. Các lệnh trừng phạt này cắt giảm lượng xuất cảng dầu thô và lượng nhập cảng nhiên liệu tinh chế của Venezuela.
Phía Washington công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela, sau khi ông viện dẫn hiến pháp vào tháng 1 để tự nhận chức tổng thống lâm thời, đồng thời tuyên bố rằng Tổng thống Nicolas Maduro đã gian lận trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Ông Maduro cho rằng ông Guaido là một con rối của Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố Washington đang muốn kiểm soát trữ lượng dầu của Venezuela, tức trữ lượng dầu lớn nhất thế giới.
Hàng chục người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chính trị trong năm nay. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/quan-doi-venezuela-giam-sat-viec-phan-phoi-nhien-lieu/
Pháp: Một cựu cố vấn của Trump
can thiệp vào bầu cử Nghị Viện Châu Âu
Thanh HàVài ngày trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu được ấn định vào ngày 26/05/2019, cựu cố vấn tổng thống Mỹ, Steve Bannon đang có mặt tại Paris để ủng hộ đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia của bà Marine Le Pen và cố vấn cho các đảng dân túy tại nhiều nước châu Âu.
Cuối tuần qua, ông Bannon đã tham gia hội nghị tập hợp 12 đảng cựu hữu của châu Âu tại Milano, Ý.
Tại Milano cuối tuần qua cũng như Paris hôm nay 20/05/2019, nguyên cố vấn của tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon dự báo “thế giới sẽ rung chuyển sau cuộc bầu cử” lần này và theo nhân vật có lập trường cựu kỳ bảo thủ này, “với Marine Le Pen tại Pháp, Matteo Salvini tại Ý và Viktor Orban tại Hungary, tương lai châu Âu đang thực sự có thay đổi lớn” (…) Đây là một cuộc bầu cử quan trọng nhất của châu Âu từ nhiều thập niên qua”.
Từ 2017, ông Bannon đã lập một quỹ đặt trụ sở tại Bruxelles nhằm mục đích chuẩn bị cho các đảng dân túy tại châu Âu đắc cử trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu lần này.
Đặc biệt là ông Bannon không che giấu mục đích giúp đảng cực hữu ở Pháp huy động vốn để vận động tranh cử.
Theo các thăm dò dư luận, tại Pháp, hiện nay đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Macron đang ngang ngửa với đảng Tập Hợp Quốc Gia của Marine Le Pen. Đảng cầm quyền tại Pháp tố cáo đây là một sự can thiệp của một “nhân vật ngoại quốc có ảnh hưởng nguy hiểm vào các hoạt động chính trị của Liên Âu”.
http://vi.rfi.fr/phap/20190520-phap-mot-cuu-co-van-cua-trump-can-thiep-vao-bau-cu-nghi-vien-chau-au
Ukraina :
Tổng thống tân cử nhậm chức và giải tán Quốc Hội
Anh VũHôm nay, 20/05/2019, tại thủ đô Kiev, ngay trong diễn văn chính thức nhậm chức, tân tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy đã thông báo giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn, không phải chờ đến hạn vào tháng 10 năm nay.
Thông tín viên RFI, Sébastien Gobert tại Kiev:
Đây là lúc để ra khỏi hư cấu bước vào thực tế. Danh hài Volodymyr Zelenskiy đã từng được biết đến với vai tổng thống lý tưởng trong một bộ phim truyền hình nhiều tập. Giờ đây ông phải khoác bộ áo chính khách để thực thi chương trình đấu tranh chống tham nhũng và thiết lập lại Nhà nước pháp quyền.
Việc chuyển giao quyền lực diễn ra nhẹ nhàng. Tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko, từ tối Chủ nhật đã từ chức và chúc người tiền nhiệm can đảm. Ông hứa với tân tổng thống sẽ có phe đối lập mạnh.
Tân tổng thống Volodymyr Zelenskiy không có trong tay nhóm nghị sĩ nào tại Quốc Hội, thời gian đầu có thể bị hạn chế quyền lực, ít ra là trong chính sách đối nội. Chỉ có chính sách đối ngoại vẫn là đặc quyền của tổng thống.
Ông đồng thời cũng trở thành tổng chỉ huy quân đội Ukraina, hiện đang trong tình trạng chiến tranh với Nga. Tân tổng thống sẽ phải có câu trả lời trước những sức ép gần đây của tổng thống Nga Vladimir Putin.
Volodymyr Zelenskiy sẽ phải rất nhanh chóng nhập vai mới của mình.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190520-ukraina-tong-thong-tan-cu-nham-chuc-va-giai-tan-quoc-hoi
Khu vục Green Zone của thủ đô Iraq
bị hỏa tiễn tấn công
Tin từ Baghdad, Iraq – Reuters dẫn lời quân đội Iraq cho biết, vào hôm Chủ nhật (19/5), một hỏa tiễn được bắn vào thủ đô Baghdad của Iraq, nơi có các tòa nhà chính phủ và tòa đại sứ ngoại quốc, nhưng không ra gây thương vong.Phía quân đội tuyên bố rằng một hỏa tiễn Katyusha rơi xuống giữa khu vực Green Zone mà không gây ra tổn thất nào. Họ cho biết thêm hỏa tiễn này đã tiếp đất gần Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh. Đài tưởng niệm này nằm cách khoảng nửa km về phía bắc của khu tòa đại sứ Hoa Kỳ bên bờ sông.
Theo người dân và các nhân chứng của hãng tin Reuters, âm thanh của vụ nổ vang vọng khắp trung tâm Baghdad. Một viên chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận việc một hỏa tiễn đã rớt xuống khu vực Green Zone gần tòa đại sứ, nhưng cho biết sự việc này không gây ra thương vong hoặc thiệt hại đáng kể.
Tòa đại sứ ở Baghdad và tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở thủ đô Erbil đã cho di tản nhân viên trong tuần này, vì lo sợ về các mối đe dọa từ Iran, nước láng giềng của Iraq. Viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có lưu ý rằng cho đến nay vẫn chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm, và cũng không có cơ sở chứa người Hoa Kỳ nào bị ảnh hưởng trong sự việc này.
Hoa Kỳ đang xem xét việc gửi một lượng quân sự nhỏ bổ sung để bảo vệ tòa đại sứ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/khu-vuc-green-zone-cua-thu-do-iraq-bi-hoa-tien-tan-cong/
Chiến tranh thương mại Mỹ-TQ tăng nhiệt:
Châu Á lo hay mừng?
Cuộc chiến thuế quan ngày càng khốc liệt hơn giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra nhiều thách thức và cơ hội lớn đối với nhiều nước Châu Á.Sau khi Mỹ quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh đã ra đòn đáp trả với việc áp mức thuế mới lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Cuộc đối đầu ‘không khoan nhượng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã và đang gây ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là khu vực Châu Á.
Tờ “This Week in Asia” dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, những quốc gia châu Á vốn là nơi tập trung các cơ sở sản xuất giá rẻ như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh các công ty tìm cách chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc bởi chi phí kinh doanh tăng cao. Tuy nhiên, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, vốn có nền kinh tế tăng trưởng mạnh sẽ phải đối mặt với viễn cảnh ảm đạm do lượng xuất khẩu giảm và kế hoạch phát triển của các công ty rơi vào tình trạng bấp bênh.
Trong một động thái cứng rắn hơn, Tổng thống Trump ngày 15/5 đã ban bố sắc lệnh hành pháp cấm các công ty công nghệ trong nước sử dụng thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Cũng chỉ vài giờ sau đó, tập đoàn công nghệ Huawei và 70 chi nhánh của tập đoàn này đã bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại. Theo đó, Huawei sẽ bị cấm mua các thiết bị và phụ tùng từ các công ty Mỹ mà không có sự phê duyệt của chính phủ Mỹ. Quyết định của Mỹ đã mở ra một chiều hướng mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, làm dấy lên nhiều lo ngại tại Bắc Kinh.
Ông Jakob Korslund, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Deutsche Risk ở Singapore nhận xét, các công ty trên khắp Châu Á sẽ nhìn nhận những diễn biến mới nhất này như một lời nhắc nhở rằng hoạt động kinh doanh không thể tách rời bối cảnh chính trị đang diễn ra hiện nay. “Đây là vấn đề ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong các cuộc họp ban lãnh đạo của doanh nghiệp và trong giới kinh doanh”.
Ai là bên hưởng lợi?
Các chuyên gia cho biết, một số nền kinh tế lớn của ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Malaysia, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại. Malaysia sẽ nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực khí hóa lỏng tự nhiên, Thái Lan trong ngành công nghiệp ô tô còn Việt Nam trong ngành nội thất và may mặc. Bên cạnh đó, cả 3 quốc gia này cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sản xuất thiết bị điện tử, báo cáo Triển vọng kinh tế 2019 của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết. Sự kết hợp giữa môi trường pháp lý ổn định, cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện và khả năng đẩy mạnh chi tiêu công sẽ giúp Việt Nam, Thái Lan, Malaysia vượt qua sự sụt giảm về xuất khẩu trên toàn khu vực và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư từ nước ngoài.
Ông Michael Taylor, Giám đốc phụ trách chiến lược và tiêu chuẩn tín nhiệm của Moody’s đánh giá, cuộc chiến thương mại nhìn chung có tác động tích cực đối với những nền kinh tế đang phát triển Đông Nam Á, song chỉ những quốc gia biết đầu tư và đặt nền tảng đúng đắn mới tận dụng triệt để cơ hội mà nó mang lại. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đã sớm nắm bắt được xu hướng và có sự đầu tư lớn vào cơ sở hạng tầng. Ngân hàng phát triển Châu Á ước tính, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực sẽ cần 1,7 nghìn tỷ USD chi tiêu cho cơ sở hạ tầng mỗi năm, từ nay đến năm 2030.
Jon Cowley, chuyên gia luật thương mại tại công ty luật Baker McKenzie, có trụ sở tại Hồng Kong, cho biết các công ty thường ngần ngại xây dựng những nhà máy mới trong thời điểm có nhiều biến động, nhưng nếu như việc tăng thuế kéo dài quá lâu họ sẵn sàng đầu tư vào những cơ sở sản xuất mới. “Đông Nam Á đang ở vị trí đắc lợi”. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết sự chuyển đổi mới chỉ diễn ra trong những ngành công nghiệp có lao động tay nghề thấp như dệt may, sản xuất đồ thủ công, còn những lĩnh vực đòi hỏi lao động tay nghề cao như công nghệ thông tin mới đang trong giai đoạn rục rịch chuẩn bị.
Theo các nhà phân tích, Việt Nam với mức tăng trưởng GDP đạt 7% trong năm 2018 sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư muốn thoát khỏi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Tommy Wu, nhà kinh tế cao cấp tại Oxford Economics chỉ rõ: “Trong thời gian tới, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi ích chính từ sự thay đổi chuỗi cung ứng sản phẩm, do vị trí gần Trung Quốc và có nhiều chính sách phù hợp tạo điều kiện cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài”. Dữ liệu từ tập đoàn tài chính HSBC cho thấy, chỉ riêng trong tháng 4, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng 29% trong khi vốn đầu tư từ nước ngoài tăng hơn 200%.
Ngoài Việt Nam, Malaysia cũng là “thỏi nam châm” để thu hút chuỗi cung ứng di dời khỏi Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Mức lương trung bình tại Malaysia cao hơn so với các nước láng giềng với GDP bình quân đầu người vào khoảng 10.000 USD. Bên cạnh đó, Malaysia còn có cơ sở hạ tầng hiện đại và tạo dựng được môi trường thân thiện với kinh doanh.
Trong khi đó, Thái Lan cũng có thể tận dụng việc dịch chuyển chuỗi cung ứng, mặc dù nền kinh tế của nước này sẽ bị ảnh hưởng về ngắn hạn. Trước đó ngân hàng Kasikorn của Thái Lan dự đoán “nhờ những nền tảng mạnh mẽ và vị trí gần Trung Quốc”, nước này nhiều khả năng sẽ gặt hái được lợi ích từ việc tái bố trí chuỗi cung ứng và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và sản xuất phụ tùng ô tô.
Tuy nhiên, bức tranh không phải chỉ một màu hồng. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, cuộc chiến thương mại có thể khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN của Trung Quốc bị sụt giảm. Đây là lý do tại sao nhiều quốc gia được dự kiến sẽ hưởng lợi từ việc tái bố trí các nhà máy sản xuất vẫn phải chịu đòn đau nếu Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tung các đòn áp thuế lẫn nhau.
Nhà phân tích Seung-Youn Oh thuộc trường Đại học Bryn Mawr ở Philadelphia cho biết, nhiều quốc gia Châu Á là nơi cung cấp linh kiện hay phụ tùng chính cho Trung Quốc. Những linh kiện này sẽ được lắp ráp lại để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh mà điểm đến cuối cùng là Mỹ. Do vậy những nước đó sẽ phải gián tiếp đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại. Bên cạnh đó, sự suy yếu của đồng nhân dân tệ cũng có thể khiến hàng hóa của Trung Quốc gia tăng sức cạnh tranh về giá thành so với hàng hóa cùng loại từ khu vực Đông Nam Á.
Ai là bên chịu thiệt?
Viễn cảnh ảm đạm nhiều khả năng sẽ xảy ra với những nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào trao đổi thương mại với nước ngoài và trung chuyển hàng hóa, chẳng hạn như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Là nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Á, Hàn Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung vì kinh tế của nước này phụ thuộc phần lớn vào ngoại thương. Bên cạnh đó, những rủi ro địa chính trị sẽ tiếp tục đè nặng lên “xứ kim chi”, khi Seoul một mặt vẫn phải dựa vào “chiếc ô an ninh” của Washington nhưng mặt khác lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc
Hàn Quốc là nhà cung cấp chất bán dẫn chính cho Trung Quốc, được dùng để sản xuất điện thoại thông minh hay các thiết bị điện tử khác, sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Quyết định đánh thuế mới của ông Trump sẽ làm gia tăng giá thành của các mặt hàng này, khiến việc xuất khẩu của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Tất yếu Trung Quốc sẽ phải giảm nhập khẩu nguyên vật liệu từ Hàn Quốc. Điều này sẽ là là cú giáng mạnh với kinh tế Hàn Quốc bởi kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đang chiếm tới 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trong xu thế lo ngại chung, Hàn Quốc cũng đang tìm cách rút các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc, song giới chuyên gia nhận định, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro: “Nếu Hàn Quốc muốn tìm các nhà máy rẻ hơn ở Việt Nam hay một quốc gia nào đó trong khối ASEAN, họ có thể thu lại lợi nhuận, thậm chí tăng trưởng nhiều hơn so với đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng việc này mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và có những rủi ro tiềm ẩn”, Xu Xiao Chun, chuyên gia kinh tế của Moody’s cho biết.
Không riêng gì Hàn Quốc, Nhật Bản cũng phải chịu tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại. Một trong những điều khiến cho Nhật Bản lo ngại nhất là chiến lược đánh thuế đồng loạt của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty Nhật Bản, trong đó, ô tô là lĩnh vực có khả năng thiệt hại nặng nhất.
Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Morgan Stanley cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu có thể bị suy thoái nghiêm trọng nếu Trung Quốc và Mỹ tiếp tục trả đũa lẫn nhau. Mỹ và Trung Quốc đều ghi nhận doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp thấp hơn trong tháng 4/2019, trước thời điểm các mức thuế mới được công bố. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, nếu Mỹ áp thuế với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, như Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa thì sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm 1,6%. Ngoài ra một cuộc chiến thương mại toàn diện, kéo dài, có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 0,8% trong năm 2020
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28122-chien-tranh-thuong-mai-my-tq-tang-nhiet-chau-a-lo-hay-mung.html
Doanh nghiệp Hồng Kông, Đài Loan
rời bỏ TQ trong thương chiến
Các doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đang chuẩn bị rút cơ sở sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ nâng cao thuế quan đối với hàng hóa xuất từ Trung Quốc.Từ 10/5 Tổng thống Trump đã tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa ‘made in China’ và có lẽ sẽ sớm đánh cùng mức thuế này lên toàn bộ số hàng còn lại của Trung Quốc.
Hàng ngàn sản phẩm từ nội thất, thiết bị viễn thông, đồ nhựa đến thiết bị ô-tô của Trung Quốc sẽ phải chịu thuế.
Rất nhiều công ty Hồng Kông và Đài Loan sản xuất những sản phẩm này đã quyết định đưa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nước mà trước kia họ đến vì giá nhân công thấp và các quy định kinh doanh dễ dàng. Nay giá nhân công ở Trung Quốc cũng không còn rẻ, và việc ông Trump đánh thuế là quá đủ để họ rời sang một nước thứ ba.
Hồng Kông
Lau Tat-pong, một chủ tịch danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hồng Kông, đã xây dựng nhà máy tại thành phố Đông Hoản, Trung Quốc từ năm 1989. Công ty của ông sản xuất sơn và các sản phẩm nhôm. Trong cuộc điện thoại gần đây với Epoch Times, Lau nói rằng ông đã cân nhắc chuyển một số bộ phận sản xuất sang những nước châu Á kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung 8 tháng trước. Tuy nhiên, ông đã không rời đi vì hy vọng hai nước sẽ sớm đạt thỏa thuận để chấm dứt thương chiến.
“Bây giờ, tôi phải đi”, ông Lau nói sau khi mức thuế mới của Mỹ có hiệu lực hôm 10/5. “Một tuần trước, tôi còn hy vọng rằng mức thuế 10% sẽ được loại bỏ”.
Lau cho biết khâu sản xuất ở Trung Quốc có thể phải chịu tổn thất nghiêm trọng, bởi vì các nước Đông Nam Á sẽ trở nên cạnh tranh hơn về chi phí, và các chuỗi cung ứng ở khu vực này sẽ trưởng thành hơn khi có càng nhiều công ty di chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc.
Nhiều công ty công nghệ, chẳng hạn các nhà cung cấp cho Apple đã có kế hoạch đưa dây chuyền sản xuất tới Việt Nam, Malaysia, Philippines và những nước khác.
Trong khi đó Kit Sze, người kinh doanh trong ngành đồng hồ đeo tay và bao bì nói rằng doanh nghiệp của ông đã ăn nên làm ra sau khi chuyển nhà máy từ Đông Hoản sang Campuchia vài năm trước.
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Epoch Times, Kit nói rằng gần đây ông nhận được nhiều cuộc gọi hơn từ các khách hàng Mỹ và kỳ vọng sẽ có nhiều đơn đặt hàng từ Mỹ hơn trong tương lai gần.
Đài Loan
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã tổ chức họp báo vào 10/5 ngay sau cuộc họp an ninh quốc gia để bàn về chiến lược của Đài Loan trong bối cảnh Mỹ tăng thuế đối với Trung Quốc.
Bà nói mô hình thương mại tam giác hiện tại – các công ty Đài Loan nhận đơn hàng từ Mỹ, gửi sang Trung Quốc sản xuất rồi xuất sang Mỹ từ Trung Quốc – sẽ cần phải thay đổi do cuộc chiến thương mại đang dâng cao.
Bà Thái nói rằng chính phủ của bà sẽ đẩy mạnh việc trợ giúp các doanh nghiệp Đài Loan trở về hòn đảo trong khi đặt mục tiêu ký thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ. Bà kết luận rằng phần lớn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc vốn hiện bị dán nhãn “made in China’ sẽ sớm được thay thế bằng những sản phẩm chất lượng cao ‘made in Taiwan’.
Hồi tháng Giêng, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan khởi động chương trình “chào mừng quay lại” nhằm khuyến khích các công ty trở về Đài Loan, chẳng hạn miễn phí thuê đất 2 năm, ưu đãi vay ngân hàng và ưu đãi thuế.
Thông tấn xã Đài Loan (CNA) đưa tin 52 công ty Đài Loan có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã cam kết sẽ đầu tư trở lại quê nhà với tổng giá trị 279 tỷ Tân Đài Tệ (NT) (khoảng 9 tỷ USD) từ đầu năm nay.
Bà Thái nói con số này đã vượt qua mục tiêu của chính phủ là 260 tỷ NT và bà sẽ đặt mục tiêu mới là 500 tỷ NT.
Trong số các công ty đang muốn quay trở về Đài Loan là Yageo, công ty sản xuất vật liệu điện tử. Theo CNA, yageo sẽ đầu tư 16,5 tỷ NDT (khoảng 533 triệu USD) để mua thiết bị mới và mở rộng các nhà máy hiện có tại Đài Loan.
Trong khi đó, Hsieh Chih-tong, Chủ tịch Shane Global, Công ty Sản xuất Nội thất Đài Loan nói rằng họ đã mua lại một nhà sản xuất ở Thái Lan vào năm ngoái với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí thuế xuất hàng sang Mỹ. Hsieh cho hay công ty của ông đang cân nhắc mua một nhà máy ở Úc cũng như xây dựng một nhà máy mới ở Campuchia.
Ngoài ra, mức thuế 25% đang khiến nhiều công ty quần áo và túi xách của Đài Loan chịu áp lực đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc hoặc chuyển sang sản xuất tại Đông Nam Á.
Zhuo Qing-ming, chủ tịch Hiệp hội ngành nhuộm in vải tơ sợi Đài Loan giải thích bởi vì khách hàng của họ chủ yếu là Hoa Kỳ, mức lợi nhuận gộp từ 10-20% mà họ có được do sản xuất ở Trung Quốc sẽ không thể duy trì được nữa do mức thuế 25%.
Cũng trong bối cảnh phải chịu khoản thuế tăng thêm, Aaron Yeh, phó chủ tịch hãng kiểm toán KPMG Đài Loan đề xuất các công ty Đài Loan đang cân nhắc di dời khẩu sản xuất từ Trung Quốc sang Indonesia.
Năm ngoái, chính phủ Indonesia bắt đầu gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc tung ra chương trình giảm thuế mới cho các công ty nước ngoài đầu tư vào 18 lĩnh vực tại nước này, bao gồm ngành sắt, dầu khí và viễn thông, ông Yeh cho biết.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28119-doanh-nghiep-hong-kong-dai-loan-roi-bo-tq-trong-thuong-chien.html
Huawei: Những nước nào
chặn công nghệ 5G của công ty Trung Quốc?
Quyết định của Mỹ cấm các công ty của mình sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài với lý do về rủi ro bảo mật là loạt đạn mới nhất dường như nhắm vào hãng công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc.‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
Google loại Huawei khỏi danh sách nhận cập nhật Android
Hoa Kỳ đã đi đầu trong nỗ lực hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong mạng di động 5G, với lý do các vấn đề bảo mật nghiêm trọng.
Huawei hiện đang phải đối mặt với sự phản pháo từ các chính phủ khác về nguy cơ công nghệ của hãng này có thể được sử dụng cho hoạt động gián điệp.
Vậy những quốc gia nào khác đang chặn công nghệ 5G của Huawei và nước nào cho phép hoạt động?
Đây là công nghệ mới, trong giai đoạn mới bắt đầu triển khai và nhiều quốc gia vẫn đang quyết định vai trò Huawei nên đóng, nếu có.
Nhưng Huawei cho biết họ hiện đã ký hơn 40 hợp đồng 5G thương mại trên toàn thế giới, bao gồm cả ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.
Năm con mắt
Úc đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, ZTE, vào năm ngoái khi họ áp dụng các quy tắc an ninh quốc gia cho các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.
New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, nhưng vẫn chưa loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.
Hai quốc gia này, cùng với Vương quốc Anh và Canada, tạo nên cái gọi là mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes (Năm mắt) cũng với Hoa Kỳ.
Vương quốc Anh vẫn đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G “không cốt lõi”, chẳng hạn như cột ăng ten.
Hoa Kỳ đã chính thức chặn tất cả sự tham gia của Huawei vào mạng 5G.
Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei
VN có thể ‘không dùng Huawei’ cho mạng 5G?
Chưa có quyết định trên toàn châu Âu
Cho đến nay, chưa có quốc gia châu Âu nào chính thức chặn Huawei và phần lớn các hợp đồng 5G toàn cầu hiện tại của công ty là với các công ty hoạt động ở châu Âu.
EU vào tháng Ba đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ vào cuối tháng Sáu và báo cáo kết quả của họ cho Ủy hội EU.
Bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ, Đức đã chống lại lệnh cấm và Pháp không nói họ có kế hoạch theo một đường lối cứng rắn chống lại công ty này.
Công ty viễn thông lớn nhất của Hà Lan, KPN, đã nói rõ rằng họ sẽ không cho phép Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng 5G “cốt lõi” của mình, nhưng họ có thể cung cấp các thiết bị khác được coi là ít nhạy cảm hơn.
Chính phủ Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra quyết định sử dụng thiết bị Huawei vào cuối tháng Sáu.
Google loại Huawei khỏi danh sách nhận cập nhật Android
Mỹ: Trump tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp’ vì Huawei?
Đường vào châu Á
Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ 5G thương mại vào tháng trước và một trong ba nhà mạng của họ đã sử dụng thiết bị 5G do Huawei cung cấp.
Các thử nghiệm 5G dự kiến sẽ được thực hiện tại Ấn Độ vào cuối năm nay với Huawei là một trong những công ty được mời tham gia.
Tuy nhiên, có tin rằng Ấn Độ có thể hạn chế sự tham gia của Huawei vào việc phát triển cơ sở hạ tầng 5G.
Malaysia đã nói rõ rằng Huawei có thể tham gia phát triển mạng 5G, với thủ tướng đến thăm văn phòng của công ty tại Bắc Kinh vào tháng Tư.
Tại Indonesia, bộ trưởng viễn thông nước này cho biết hồi đầu năm nay rằng họ không thể “hoang tưởng” khi sử dụng công nghệ Huawei.
Tại Thái Lan, Huawei đã triển khai dự án thử nghiệm 5G.
Việt Nam, nơi đang phát triển mạng 5G, đã không nói họ chính thức cấm Huawei, mặc dù Viettel, một trong những nhà mạng viễn thông lớn nhất hiện đang sử dụng công nghệ của Ericsson.
Nhật Bản đã chặn việc sử dụng thiết bị Huawei cho 5G vì lo ngại bảo mật, mặc dù như ở các quốc gia khác, thiết bị Huawei là một phần của mạng 4G hiện có.
Sự tăng trưởng của 5G có thể sẽ dẫn đến các cơ hội khác cho Huawei trên toàn thế giới.
Công ty cho biết họ đã có 10 hợp đồng 5G được ký ở Trung Đông.
Châu Phi đã không đi đầu trong việc áp dụng 5G sớm, nhưng các nền kinh tế tiên tiến hơn tại châu lục này sẽ là các thị trường có khả năng khá màu mỡ.
Ví dụ, tại Nam Phi, Huawei đã tuyên bố tham gia vào mạng 5G thương mại ở Johannesburg với nhà cung cấp dữ liệu di động, Rain.
Theo một cơ quan quản lý toàn ngành, đã có hơn 200 nhà khai thác tại 85 quốc gia đầu tư vào mạng 5G dưới hình thức này hay hình thức khác vào tháng Ba năm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48338799
Báo đài TQ: đấu thương mại với Mỹ
là ‘cuộc chiến của nhân dân’
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải hàng loạt bài viết kêu gọi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc để bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.Đài CNN ngày 14-5 đưa tin một loạt bài viết của truyền thông Trung Quốc đã sử dụng từ ngữ mang tính dân tộc mạnh mẽ để đảm bảo với người dân là nền kinh tế Trung Quốc “sẽ sống” qua lần tăng thuế mới nhất của chính quyền Washington.
Một bài xã luận có luận điệu mạnh mẽ cùng xuất hiện trên Tân Hoa xã và Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài xã luận này nói rằng trong khi Mỹ đang chiến đấu vì “sự tham lam và tính kiêu ngạo” thì Trung Quốc chiến đấu để bảo vệ “quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước”.
“Cuộc chiến tranh thương mại tại Mỹ là tác phẩm của một cá nhân và chính quyền của ông ta đã lôi kéo người dân của đất nước vào cuộc chiến. Trái lại, toàn bộ đất nước và tất cả người dân Trung Quốc
đang bị đe dọa. Đối với chúng ta, đây là cuộc chiến thật sự của người dân” – bài xã luận viết nhắm vào Tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó bản tin được phát trong khung giờ vàng tin tức 19h ngày 13-5 của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV nói rằng Trung Quốc sẽ “chiến đấu vì một thế giới mới”, nói thêm rằng trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước “chưa có gì mà chúng ta chưa từng chứng kiến”.
“Như những gì Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra, nền kinh tế Trung Quốc là biển lớn, không phải là cái ao nhỏ. Một cơn mưa có thể gây thiệt hại cho cái ao nhưng không thể làm ảnh hưởng đến biển. Sau nhiều cơn bão, biển vẫn còn đó” – phát thanh viên Kang Hui của Đài CCTV ví von.
Bản tin của Đài CCTV nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng xã hội Trung Quốc với hàng triệu lượt xem.
Đài CNN cho biết các bài bình luận từ truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh dấu một bước leo thang trong cuộc chiến tuyên truyền sau một tuần khá im hơi lặng tiếng.
Tuần trước truyền thông Trung Quốc đã cố gắng giảm nhẹ các tin tức về chiến tranh thương mại, đặc biệt là không bình luận về các dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuối tuần trước chính quyền ông Trump đã quyết định tăng thuế áp vào 200 tỉ USD hàng xuất khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25% và bắt đầu tiến trình áp thêm thuế lên gần như mọi hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ, nâng tổng giá trị hàng hóa bị áp thuế lên mức 300 tỉ USD.
Phản ứng lại, Trung Quốc ngày 13-5 tuyên bố tăng thuế trả đũa lên gần 60 tỉ USD hàng hóa của Mỹ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28118-bao-dai-tq-dau-thuong-mai-voi-my-la-cuoc-chien-cua-nhan-dan.html
Bán trái phiếu Mỹ :
Cả Trung Quốc và Mỹ đều bị thiệt
Anh VũDonald Trump đã khởi động lại một vòng thương chiến khi cho chính thức áp mức thuế quan mới nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại rằng nếu bị dồn đến bước đường cùng, Trung Quốc có khả năng dùng đến một loại vũ khí lợi hại : Khởi động bán trái phiếu Mỹ để ngăn chặn đồng nhân dân tệ (yuan) trượt giá.
Nắm trong tay khoảng 1.130 tỉ đô la trái phiếu Mỹ, quả thật Trung Quốc đang sở hữu một vũ khí lợi hại chẳng khác gì vũ khí hạt nhân. Kể từ khi cuộc chiến thương mại được khởi phát, ngoài việc phải theo sát các dòng tin nhắn của ông Donald Trump, mọi cặp mắt cũng hướng về Bắc Kinh với câu hỏi lớn : Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc ồ ạt bán trái phiếu Mỹ để trả đòn Washington ?
Việc phát hành trái phiếu cho phép Washington có ngân sách tài trợ cho các chi tiêu của liên bang ngày càng lớn, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế và duy trì lãi suất thấp. Theo phân tích của CNBC, việc Trung Quốc ồ ạt bán ra hay giảm mua trái phiếu Mỹ có thể sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ bị chao đảo, do lãi suất tăng vọt, tác động mạnh đến các doanh nghiệp và người tiêu thụ Mỹ.
Và một khi đồng đô la mất giá, không những kinh tế Mỹ bị chựng lại mà thị trường thế giới có nguy cơ bị nhấn chìm vào khủng hoảng còn trầm trọng hơn cơn bão tài chính năm 2008.
Về phía Trung Quốc, trong gần một năm qua, giá của đồng nhân dân tệ trồi sụt theo mỗi dòng tweet của tổng thống Mỹ Donald Trump. Cho đến thời điểm này, trái phiếu Mỹ vẫn được xem như là một công cụ hữu hiệu để Bắc Kinh điều chỉnh tỉ giá đồng nội tệ mỗi khi đồng tiền bị sụt giá.
Trong trường hợp thương chiến kéo dài, Bắc Kinh rất có thể sẽ cho « tống khứ » số nợ công Mỹ không phải là vì « vấn đề mức thuế quan mới mà nhằm điều chỉnh đồng nội tệ », theo như phân tích của Gene Tannuzzo, thuộc Columbia Threadneedle Investment với Bloomberg. Theo ghi nhận của giới quan sát, nguồn dự trữ trái phiếu Mỹ của Trung Quốc trong những năm gần đây đã sụt giảm mất 13%.
Mặc dù chính quyền Bắc Kinh khẳng định tiền tệ sẽ không trở thành một đồng tiền trao đổi trong cuộc thương chiến, nhưng với giới quan sát, trái phiếu Mỹ có thể sẽ là một vũ khí lợi hại cho Bắc Kinh trong cuộc đối đầu này.
Chỉ có điều như lưu ý của Jeff Klingelhofer tại Thornburg Investment Management trên tờ Capital cách nay một năm thì Trung Quốc cũng sẽ chẳng được lợi gì nếu bán hết số trái phiếu Mỹ. Bởi vì, « đấy sẽ là một vũ khí răn đe hiệu quả hơn nếu Trung Quốc nắm giữ trong tay. Bán đi rồi, Trung Quốc chẳng còn vũ khí gì để mà đe dọa nữa ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190520-ban-trai-phieu-my-ca-trung-quoc-va-my-deu-bi-thiet
Thảm sát Thiên An Môn :
30 năm sau đêm đất trời đảo lộn
Thụy MyNgày 19 tháng Năm năm 1989, thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng quyết định huy động quân đội để đàn áp các sinh viên biểu tình. Đây là khởi đầu cho biển máu ngày 4 tháng Sáu. Tác giả Arnaud Vaulerin trên Libération hôm nay 20/05/2019 trong bài viết «Thiên An Môn : 30 năm sau đêm đất trời đảo lộn »,thuật lại chi tiết theo lời kể của một giáo sư triết Trung Quốc đang tị nạn tại Pháp.
…Một tia sáng lóe lên trong ánh nhìn, như một thoáng cười từ thẳm sâu kỷ niệm, sau hai tiếng đồng hồ tâm sự trước ly cà phê đen và một chai Orangina, trong một quán cà phê ở quảng trường Denfert-Rochereau, Paris. Mùa xuân đã đến rồi. Nó gợi lại những hình ảnh luôn bền bỉ về một mùa xuân khác, vào năm 1989, tại Trung Quốc.
Thái Sùng Quốc (Cai Chongguo) nhớ lại : « Bạn không thể tưởng tượng được sự sôi nổi vào thời đó, với hàng triệu người tham gia vào thời điểm đặc biệt ấy. Trong suốt nhiều tuần lễ, chúng tôi đã sống qua thời khắc tự do duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, dưới cái nhìn của toàn thế giới. Lần đầu tiên phương Tây nhận ra rằng người Trung Quốc có thể biểu tình và chỉ trích các nhà lãnh đạo ».
Đó là tia sáng đã làm rạng rỡ khuôn mặt người thầy giáo dạy môn triết, đã phải chạy trốn khỏi đất nước sau vụ đàn áp năm 1989, khi những chiếc xe tăng của quân đội đè bẹp phong trào Thiên An Môn đêm 3 rạng 4 tháng Sáu. Thời điểm này đã cắt làm đôi cuộc đời của Thái Sùng Quốc, cũng như đã để lại « một sự chia rẽ vô cùng sâu sắc nơi người dân Hoa lục ».
Ba mươi năm sau, người cựu đảng viên gương mẫu của đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tị nạn tại Pháp lấy làm tiếc với « sự cấm kỵ tuyệt đối về Thiên An Môn » tại Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu đàn áp và chứng mất trí nhớ phổ quát này, nhà ly khai nhìn thấy sự xuất hiện của « một xã hội do đồng tiền và dùi cui điều khiển. Trung Quốc của Tập Cận Bình không chỉ là một chế độ độc tài, mà còn là chủ nghĩa tư bản hoang dã, một kiểu chế độ toàn trị mới – muốn kiểm soát tất cả, định vị và nhận diện mọi người ».
Biến cố năm 1989 đã « tập trung nỗi sợ bị đàn áp và phá vỡ cấm kỵ ». Thái Sùng Quốc nói : « Chúng tôi đã thấy quân đội không ngần ngại giết người. Trước năm 1989, chúng tôi tin rằng họ không bao giờ vượt qua lằn ranh đỏ này ».
Sự thay đổi đã xảy ra cách đây vừa đúng 30 năm. Trong đêm 19 rạng 20 tháng Năm, chính quyền cứ khăng khăng, đối thoại bế tắc. Bắt đầu một bước ngoặt, và đây là điểm đã đảo ngược hẳn mùa xuân Bắc Kinh.
…Đã từ một tháng qua, cả nước luôn sôi sục. Hôm 15 tháng Tư, loan báo về cái chết bầt ngờ do lên cơn đau tim ngay trong cuộc họp Bộ Chính trị của ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), nhà cải cách bị cách chức tổng bí thư hai năm trước đó, đã khiến hàng triệu người dân xuống đường. Và dậy lên những yêu sách về dân chủ hóa, tự do ngôn luận, đấu tranh chống tham nhũng.
« Phương pháp Jaruzelski »
Trong nội bộ ĐCSTQ, căng thẳng ngày càng tăng lên. Trước cuộc tuyệt thực của sinh viên khởi đầu từ ngày 13 tháng Năm, tranh cãi lại thêm gay gắt. Thủ tướng bảo thủ Lý Bằng (Li Peng) và tổng bí thư cải cách Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) cố tỏ ra đoàn kết. Ngày 18, họ cùng đến bệnh viện thăm những sinh viên tuyệt thực. Hôm sau, quảng trường Thiên An Môn. Trên truyền hình, ông Triệu Tử Dương xuất hiện với một bài phát biểu dài, ông vừa khóc vừa khuyên những người trẻ nên ngưng biểu tình. Ông thổ lộ : « Chúng tôi đã đến quá trễ ». ĐCSTQ rạn nứt.
Suốt cả ngày 19 tháng Năm, đài phát thanh truyền đi các cuộc tranh luận sôi nổi giữa ông Lý Bằng và các sinh viên tập họp tại Đại sảnh đường Nhân Dân ở Bắc Kinh. Thái Sùng Quốc hồi tưởng : « Thật khó thể tưởng tượng nổi, tất cả đều được phát trực tiếp ! Các nhà lãnh đạo phải trả lời những câu chất vấn của sinh viên ».
Ngày hôm đó, người thầy dạy triết đi xe lửa đến Bắc Kinh, tai dán chặt vào chiếc radio. Nguyên quán ở Vũ Hán, cách thủ đô 1.200 km về phía nam, ông đến nhà xuất bản để trao tập cuối của bản thảo cuốn sách nói về Mao Trạch Đông, Cách mạng văn hóa và lịch sử Trung Quốc.
Đọc thêm: Thiên An Môn, đêm dài đẫm máu vẫn ám ảnh người cựu sinh viên
Anh kể : « Khi đến Bắc Kinh, một điều làm tôi sững sờ : hàng mấy chục xe vận tải quân sự đậu dọc theo đường xe lửa. Rổi tôi quên đi, thẳng đường đến Thiên An Môn. Quảng trường đen đặc người. Người ta tranh luận, một số gào thét, số khác nhảy nhót. Một khu trại hình thành với những xe buýt và những chiếc lều, thật chưa từng thấy. Công an hầu như biến mất. Nhưng cũng có sự căng thẳng, lo ngại ».
Đêm 19 tháng Năm, cuộc khủng hoảng càng sâu sắc, và Lý Bằng chuyển sang thế tấn công trong đêm. Thủ tướng bảo thủ đã « cầu viện đến phương pháp được gọi là Jaruelski, theo tên nhà lãnh đạo cộng sản cuối cùng của Ba Lan : biểu dương ồ ạt lực lượng quân đội kèm theo sắc lệnh thiết quân luật » - theo phân tích của nhà sử học Laurence Badel trong tạp chí Histoire.
Quân dân cá nước hay đối đầu ?
Quân đội chuẩn bị hành động, tiến vào trung tâm Bắc Kinh. « Tôi nhớ có một cặp vợ chồng cao niên đã xuống đường, hô hào dân chúng biểu tình, bảo vệ những sinh viên trẻ tuổi vốn được người dân vị nể. Người ta mang đồ ăn thức uống đến cho sinh viên ».
Điều không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra vào sáng 20 tháng Năm, khiến Thái Sùng Quốc vẫn luôn kinh ngạc : « Ngày càng có nhiều người dân tràn ra đường phố. Quân đội đang trên đà tiến phải dừng lại. Người già, người trẻ nằm la liệt trước đầu xe tăng, bao vây các xe quân sự, nói chuyện với các binh lính ».
Thái Sùng Quốc soạn nội dung cho các tờ rơi, phụ trách làn sóng đài phát thanh trường đại học Nhân Dân, thảo ra các câu khẩu hiệu và tăng cường cho ủy ban tổ chức biểu tình để tránh khả năng phong trào ngả sang bạo lực. Ông cũng cố gắng duy trì đối thoại giữa chính quyền và sinh viên.
Trong vòng bốn ngày, Trung Quốc sống trong một tình trạng kỳ lạ. Người biểu tình và binh lính cùng « sống chung hòa bình », trao đổi, thảo luận với nhau. Kể từ ngày 24 tháng Năm, quân đội rút lui. Nhưng mọi việc đã diễn biến rất nhanh. « Tất cả đã quá trễ », theo cách nói của ông Triệu Tử Dương.
Người thầy môn triết kể lại : « Chúng tôi nghĩ rằng đã giành được chiến thắng, và đã thành công trong việc chấm dứt tình trạng thiết quân luật. Rồi tôi bắt đầu lo ngại một cuộc thảm sát : không thể có việc Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc, bị mất mặt trước sinh viên ».
Đọc thêm: Thiên An Môn, nỗi ám ảnh khôn nguôi
Thái Sùng Quốc có linh cảm chính xác, nhờ quá khứ từng đứng trong hàng ngũ ở trường đại học và ĐCSTQ, « một thế hệ hăng hái với chính trị, cải cách và hy vọng hiện đại hóa ». Sinh năm 1955 tại Vũ Hán, anh bị cuốn vào cuộc Cách mạng văn hóa khởi đầu năm 1966 để thanh trừng trong đảng và giúp Mao thống trị. Trong thập niên 70, anh được đưa về nông thôn.
« Chúng tôi phát hiện ra sự nghèo khổ không thể tưởng, và nhất là người dân quê không hề quan tâm đến chính trị và những câu khẩu hiệu của Mao về kẻ thù, đấu tranh giai cấp. Có một sự khác biệt hẳn giữa tuyên truyền với thực tế, một sự cách biệt giữa tư tưởng Karl Marx và ý thức hệ của ĐCSTQ. Nhưng khổ thay, Mao không phải là Marx ! »
Anh thanh niên Thái Sùng Quốc đọc sách, viết ra những bài thơ, tìm hiểu về cuộc Cách mạng Pháp trong một cuốn sách lấy trộm được. Cuối cùng, anh vào trường trung học. Là học sinh gương mẫu, anh được đảng chú ý kết nạp, được tuyển dụng vào một nhà máy về viễn thông của quân đội.
Sau khi Mao qua đời năm 1976, đất nước bước vào « kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » của người cầm lái mới Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng « cố gắng giữ quân bình giữa giữa hai phe bảo thủ và cải cách ».
Người chiến binh của Cách mạng văn hóa đi thi và đậu vào khoa Triết trường đại học Vũ Hán. « Đó là một thời kỳ giải tỏa. Người ta phục hồi danh dự cho các trí thức, rút ra cáo bài học từ những năm tháng Mao Trạch Đông. Hết sức cụ thể : làm thế nào khởi động tiến trình dân chủ hóa, và xây dựng một Nhà nước pháp quyền thực sự. Vũ Hán là một trung tâm tự do hơn rất nhiều so với Bắc Kinh ».
Giấc mơ đổi mới
Những người trẻ nuôi hy vọng hiện đại hóa. Phong trào sinh viên đầu tiên vào năm 1986 đã thất bại, nhưng tâm trạng phản kháng vẫn bao trùm, được nuôi dưỡng với cuộc khủng hoảng kinh tế và vật giá gia tăng năm 1988. Một nhân vật trở thành biểu tượng cho sự thay đổi trong tương lai, nếu không nói là mô hình để noi theo : ông Mikhail Gortbachev. Trong một Trung Quốc tham nhũng, được các nhà lãnh đạo già nua điều hành, cha đẻ của perestroika ở Liên Xô « có ảnh hưởng rất lớn đối với Mùa Xuân 1989 ».
Anh sinh viên triết là một trong những người tham gia tích cực vào bầu không khí sôi động ở Vũ Hán. Tranh luận, thành lập một trung tâm nghiên cứu triết học, lăng-xê một tạp chí, tổ chức một hội nghị quy mô về cải cách chính trị…Sau khi ông Hồ Diệu Bang qua đời ngày 15 tháng Tư, các đại tự báo nở rộ trên những bức tường của trường đại học Vũ Hán : « Đặng (Tiểu Bình), ông đã giết chết ông Hồ Diệu Bang »,« Chúng ta hãy đòi hỏi tự do ngôn luận » v.v…
Và khi Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của đảng đăng bài xã luận nổi tiếng ngày 26 tháng Tư, nhắc lại bài diễn văn mà ông Đặng đọc trước đó một hôm, Thái Sùng Quốc phẫn nộ trước sự mù
quáng của Đặng : ông ta tố cáo « âm mưu có chuẩn bị kỹ càng để gây rối trật tự công cộng ». Anh nhấn mạnh : « Sinh viên không có ý định lật đổ ĐCSTQ, chúng tôi không dại dột ».
Mùa Xuân Bắc Kinh đã diễn ra, nhưng không giống như năm 1986, nó không dừng lại. Và bị đàn áp đẫm máu. Ngày 2 tháng Sáu, Thái Sùng Quốc vẫn còn ở Bắc Kinh khi phát hiện trước trụ sở của Ủy ban trung ương đảng « mười bao đầy súng ống và cả súng trường ». Một chiếc xe tăng cán nát thây « một cô gái mặc áo đầm màu xanh da trời » ngay trước mắt anh. Ba tuần sau, anh đến Hồng Kông bằng cách bơi qua biển, rồi sau đó sang Pháp tị nạn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190520-tham-sat-thien-an-mon-30-nam-sau-dem-dat-troi-dao-lon
Thái Lan báo động đỏ
trước nguy cơ lây lan dịch bệnh tả heo Châu Phi
Thái Lan, một trong những nước sản xuất thịt lợn lớn nhất Châu Á, đang gia tăng các nỗ lực nhằm ngăn chặn việc lây lan của dịch bệnh tả lợn Châu Phi từ các nước Châu Á khác.Anan Suwannrat, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nước này cho biết Thái Lan đang làm mọi thứ để ngăn chặn dịch bệnh vào Thái Lan.
Thái Land đã gia tăng việc kiểm soát ở các điểm kiểm soát ở sân bay, biên giới, xử lý các cơ sở giết mổ và buôn bán bất hợp pháp. Giới chức Thái Lan đã phát hiện một số sản phẩm thịt lợn nhiễm bệnh nhưng hiện vẫn chưa phát hiện lợn bệnh tại các trang trại.
Bộ Nông nghiệp Thái Lan ước tính dịch bệnh có thể sẽ khiến nền kinh thế nước này mất đi hơn 32 tỷ Baht nếu hơn 50% lợn bị phát hiện nhiễm bệnh.
Chính phủ Thái Lan vào tháng trước đã duyệt ngân sách 150 triệu Baht để đề phòng dịch bệnh.
Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất, đã phát hiện dịch bệnh từ tháng 8 năm ngoái nhưng đến giờ vẫn không thể chấm dứt được dịch bệnh.
Việt Nam phát hiện các ca bệnh đầu tiên từ tháng 2 năm nay. Campuchia, nước tiếp giáp với Việt Nam đã phát hiện dịch bệnh 2 tháng sau đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thailand-red-alert-to-stop-pig-ebola-crossing-border-05202019093538.html
Bầu cử Quốc Hội Ấn Độ :
Dự báo đảng cầm quyền thắng lớn
Anh VũCuộc bầu cử Quốc Hội Ấn Độ kéo dài 6 tuần đã khép lại hôm qua (19/05/2019). Hầu hết các thăm dò dư luận sau bỏ phiếu đều dự báo đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Hindu – Nhân Dân Ấn Độ (BJP) – giành chiến thắng. Trong chiến dịch vận động tranh cử, chính phủ của Narendra Modi đã đặt trọng tâm vào an ninh quốc gia và đề cao tính ưu việt của người Hindu.
Thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis :
Bảy cơ quan thăm dò dư luận và truyền hình đều dự báo chiến thắng nghiêng về cánh hữu dân tộc chủ nghĩa Hindu. Toàn bộ miền trung và miền bắc Ấn Độ , từ bang Rajasthan đến Bihar và cả một phần Bengal có thể sẽ phủ kín bằng màu vàng nghệ (màu của phe dân tộc chủ nghĩa).
Vấn đề quan trọng được đặt ra lúc này là : Liệu đảng BJP của ông Narendra Modi có chiếm được đa số tuyệt đối như trong Quốc Hội cũ, hay vẫn phải dựa vào các liên minh trong vùng ?
Chính sách đối với các cộng đồng tôn giáo thiểu số có thể phụ thuộc vào thành phần đa số đó. Nếu thành lập được chính phủ riêng, đảng BJP sẽ sẵn sàng đẩy mạnh chủ trương người Hindu siêu việt.
Một số ứng viên của đảng này còn đánh giá Hồi giáo Ấn Độ như là một loại virus, trong khi đó thủ tướng Modi tự cho mình là người bảo vệ một quốc gia Hindu trước các cuộc tấn công từ Hồi giáo Pakistan.
Chiến lược mị dân gieo rắc hoang mang của phe đa số dường như có hiệu quả, và có thể sẽ mang lại cho đảng BJP thêm nhiệm kỳ 5 năm thứ hai.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190520-bau-cu-quoc-hoi-an-do-du-bao-dang-cam-quyen-thang-lon
0 comments