Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Xâm hại tình dục trên thế giới bị xử lý thế nào?

Thursday, April 4, 2019 3:57:00 PM // ,

BBC
4 tháng 4 2019

Hình minh họa Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hình minh họa
Tình trạng xâm hại tình dục gần đây gây ra sự bức xúc lớn trong dư luận Việt Nam khi có hai vụ quấy rối tình dục trong thang máy xảy ra trong vòng chưa đầy một tháng.
Vụ việc đầu tiên, khi ông Đỗ Mạnh Hùng "cưỡng hôn" một cô gái trẻ trong thang máy ở Hà Nội hôm 4/3 và bị phạt hành chính 200.000 đồng, đã gây ra nhiều bức xúc, cho rằng mức xử phạt quá nhẹ.
Mới tuần này, ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên phó Viện trưởng Viện Kiểm Sát Đà Nẵng được trông thấy ôm ấp một bé gái ở trong thang máy tại TP Hồ Chí Minh hôm 2/4.
Vụ việc khiến dư luận bức xúc, nhiều người cho rằng vụ việc thứ hai là hệ lụy của việc xử phạt 200.000 đồng từ vụ quấy rối đầu tiên.
"Đúng pháp luật chỉ có 200K thôi nhé," một độc giả tên Trần Việt Hưng viết.
"Có 200K không sao cả," một người tên Hà Tá viết.
"Cứ 200K thì còn nhiều biến thái nữa," một bạn tên Nhật Mai viết.

Thực trạng quấy rối tình dục ở Việt Nam

Phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, cứ 4 người ít nhất 3 người đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng, theo khảo sát tại 5 thành phố vào 2016 của Tổ chức ActionAid Việt Nam.
87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng như đường phố, công viên, xe buýt, nhà vệ sinh công cộng và có 89% nam giới chứng kiến điều này.
Và khi xảy ra tình trạng bị quấy rối và bạo lực tình dục, thì gần một nửa (47,1%) nạn nhân giữ im lặng thay vì trình báo công an hay cảnh báo người khác.
Trong đó tình trạng quấy rối tình dục phổ biến là bị huýt sáo, trêu ghẹo (28.5%), bị liếc mắt đưa tình (24.4%), bị nhìn chằm chằm vào một bộ phận trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể (19.8%) và bị sờ mó đụng chạm một cách cố ý (11.6%).
Theo như Bộ Lao Động Việt Nam, hơn 2000 trẻ em mỗi năm bị lạm dụng.
Cuộc tuần hành phản đối chống xâm hại ở Hongkong Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cuộc tuần hành phản đối chống xâm hại ở Hong Kong

Cách xử phạt quấy rối tình dục trên thế giới

Đức: Đức mở một dự án mang tên "Đừng xâm hại" vào 2005, cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cho những người trưởng thành cảm thấy có mong muốn xâm hại tình dục trẻ em. Dự án này bị chỉ trích vì giữ bí mật danh tính những kẻ tấn công tình dục.
Anh Quốc: Cũng có các chương trình tư vấn tâm lý như Đức, nhưng có một khác biệt. Những người được tư vấn biết rằng bất kỳ vụ lạm dụng tình dục nào họ khai báo cũng sẽ bị tố cáo lên các cơ quan chức năng.
Thụy Điển: Nước này vừa thông qua luật rằng quan hệ tình dục không có sự đồng thuận là cưỡng hiếp.
Lạm dụng tình dục và hiếp dâm ở nước này có mức án tù tối đa là 4 năm.
Pháp: Bạo lực tình dục không bao gồm cưỡng hiếp sẽ bị phạt tối đa 5 năm tù giam và 75.000 Euro (gần 2 tỷ đồng).
Đối với tội cưỡng hiếp, có thể bị phát 15 năm đến chung thân.
Hoa Kỳ: Tùy thuộc vào luật liên bang và tiểu bang, nhưng tại bang Texas, người phạm tội hiếp dâm có thể bị phạt tù đến 20 năm và 10.000 đôla tiền phạt (khoảng 230 triệu đồng).
Brazil: Người phạm tội hiếp dâm sẽ bị phát từ 6 đến 10 năm tù giam.

Thiến hóa học gây tranh cãi

Một biện pháp gây tranh cãi, được một số nước áp dụng là thiến hóa học, hoặc thậm chí là thiến bộ phận sinh dục.
Indonesia, Nga, Ba Lan và Hàn Quốc: Hình phạt cho tội lạm dụng tình dục trẻ em có thể bằng hình thức thiến hóa chất. Thiến hóa chất là hình thức dùng thuốc để làm giảm nhu cầu tình dục mà không cần thiến sinh lý hoặc cắt bỏ nội tạng.
Cộng hòa Séc: Séc áp dụng hình thức thiến dương vật 'tự nguyện', với 94 ca phẫu thuật đã được tiến hành từ 1999. Đây là biện pháp gây tranh cãi ở Czech.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.