Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 10/03/2019

Sunday, March 10, 2019 5:30:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 10/03/2019

CSVN thừa nhận 16 trạm BOT đặt sai vị trí,

nhưng bắt dân dám phản đối

Tin Việt Nam –  Báo Trithucvn ngày 8 tháng 3 loan tin, hiện tại trên cả nước có 88 trạm thu phí BOT, trong đó có 73 trạm do Bộ giao thông vận tải CSVN cai quản, số còn lại do nhà cầm quyền cấp tỉnh cai quản. Trong số 73 trạm thu phí BOT do bộ Giao thông vận tải cai quản, thì có 17 trạm tồn tại bất cập như, trạm BOT được đặt ở nơi không liên quan đến dự án đã thực hiện, đặt sai vị trí để thu được tiền nhiều hơn mặc dù người dân không sử dụng tuyến đường BOT thực hiện, trạm BOT đặt sai khoảng cách quy định là 75km, và nhiều sai phạm khác.
Mặc dù các sai phạm này được nhà cầm quyền CSVN thừa nhận là nguyên nhân gây bất mãn trong dân chúng, nhưng nhà cầm quyền vẫn không giải quyết, và bảo vệ các sai phạm của các trạm BOT với lý do là do “lịch sử” để lại, do ngân sách đang gặp khó khăn, sẽ miễn, giảm giá đối với người dân quanh trạm.
Cùng lúc để thực hiện hành vi bảo vệ các sai phạm của trạm BOT đến cùng, nhà cầm quyền CSVN đã cho công an vào cuộc, đàn áp, bắt bớ những người dân phản đối một cách ôn hòa đối với các trạm BOT này.  Qua đó, đã có 7 người dân phản đối các trạm BOT bị công an cộng sản bắt với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng”.
Gần đây nhất, là vào ngày 5 tháng 3, công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã cùng công an Hà Nội bắt giam tài xế Hà Văn Nam, vì anh Nam đã phản đối mạnh mẽ các trạm BOT sai phạm.
An Nhiên

Bình Thuận bỏ tù thêm 15 người tham gia biểu tình

Tin từ Bình Thuận –  Nhà cầm quyền CSVN tỉnh Bình Thuận đã kết án thêm 15 người tham gia biểu tình ngày 10/6/2018 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự.
Trong phiên toà ngày 7 tháng 3 chỉ kéo dài vài giờ, toà án CSVN huyện Tuy Phong đã kết án 15 người tổng cộng 40.5 năm tù giam, người bị nhẹ nhất là 2 năm tù giam và nặng nhất là 3 năm 6 tháng tù.
Anh Hồ Thái Hà bị án tù 3 năm 6 tháng, các anh chị Huỳnh Văn Sù, Trần Hổ, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Liên và Phạm Thanh Mẫu bị án 3 năm tù,  các anh Nguyễn Thanh Đông; Kinh Tấn Hoạch; Nguyễn Trường Vĩnh Phúc; Nguyễn Duy Sang bị 2 năm 6 tháng tù, và hai chị Lê Thị Ngọc Anh và Phạm Thị Minh Thu bị án 2 năm tù.
Cáo buộc mà chính quyền đưa ra là họ đã tham gia gây rối trật tự công cộng trên quốc lộ 1 tại khu vực cầu Nam và cầu Sông Lũy thuộc địa phận huyện Tuy Phong trong ngày 10 tháng 6 để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ning mạng.
Cáo trạng cho biết các bị cáo này đã “hô hào kích động đám đông, mua cờ và phát cho nhiều người tham gia gây rối, chặn trước đầu xe đang chạy trên quốc lộ, gây ách tắc giao thông, ném gạch đá vào lực lượng công an.”
Truyền thông kiểm soát bởi chính phủ CSVN nói vụ “gây rối” đã làm một số lính cơ động bị thương, 2 xe hơi và xe gắn máy bị hỏng, gây trở ngại giao thông trên diện rộng trong khoảng 15 giờ trên Quốc lộ 1.
Đây là phiên toà thứ 2 mà toà án CSVN huyện Tuy Phong kết tội người biểu tình. Trong phiên toà thứ nhất vào tháng 7 năm ngoái, toà này đã kết án 10 người biểu tình khác với mức án từ 2 năm đến 3 năm 6 tháng tù giam cũng với tội danh “gây rối trật tự công cộng.”
Như tin đã đưa, hàng chục nghìn người thuộc nhiều tầng lớp xã hội đã kéo xuống đường biểu tình ngày 10 và 11 tháng 6 năm ngoái khi chế độ CS toàn trị ở Việt Nam dự kiến thông qua hai dự luật trên. Người dân bất mãn vì dự luật Đặc khu Kinh tế có ý định mang lại nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư đến từ Trung Cộng mà không quan tâm đến chủ quyền quốc gia trong khi dự luật thứ hai nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Hơn một trăm người tham gia biểu tình đã bị xử với mức án tù từ 8 đến 54 tháng tù giam với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.”
Quốc Tuấn

Công an CSVN bắt,

làm nhục một phụ nữ ở vườn rau Lộc Hưng

Tin từ Sài Gòn – Nhà cầm quyền CSVN TPHCM đã bắt giữ, hạ nhục và câu lưu một phụ nữ ở Vườn rau Lộc Hưng khi cô cùng một số người khác quay trở lại vùng đất đã bị chính quyền thành phố cướp đầu tháng 1 năm nay.
Cô Bảo Quyên, một người mẹ có con nhỏ và là công dân sống ở khu Vườn rau Lộc Hưng nói rằng, sáng 8 tháng 3, cô cùng một số bà con từng sống trong khu vực quay trở lại khu đất để thăm cho đỡ nhớ. Một lúc sau, rất nhiều công an và mật vụ kéo đến, yêu cầu bà con giải tán, và bắt giữ cô Bảo Quyên, đưa cô lên xe về đồn cảnh sát.  Trong đồn cảnh sát, cô bị hai nữ cảnh sát lột hết đồ để kiểm tra xem cô có đem theo máy móc gì không, sau đó cảnh sát truy vấn cô tại sao cô đến khu vực đã bị giải toả. Công an đe doạ rằng nếu cô cùng bà con còn quay lại vùng đất mà họ đã sống hàng chục năm nay thì sẽ bị bắt với cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Cô Bảo Quyên chỉ được trả tự do vào chiều tối cùng ngày sau khi cộng đồng mạng chia sẻ thông tin về việc cô bị bắt.
Đây là lần thứ hai cô Bảo Quyên bị bắt bởi công an địa phương. Lần đầu là ngày 08/01/2019 khi nhà cầm quyền CSVN đưa hàng trăm cảnh sát, mật vụ và dân phòng đến phá huỷ hàng trăm ngôi nhà ở Vườn rau Lộc Hưng và buộc hàng nghìn người phải rời khỏi khu vực này, nơi mà họ đã sống từ khi chạy trốn chế độ CS từ giữa thế kỷ trước. Nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn tuyên bố sẽ bồi thường đất với giá cực kỳ rẻ mạt trong khi khu đất thuộc khu đất vàng với giá thị trường cao hơn hàng trăm lần.
Trong chế độ CS, toàn bộ đất đai thuộc sở hữu nhà nước, và nhà nước hoặc chính quyền CS địa phương có quyền tịch thu với giá bồi thường rẻ mạt.

Giá Đất Đà Nẵng, Quảng Nam Tăng Vọt,

Cò Đất Mua Bán Tưng Bừng

HANOI — Náo loạn, tưng bừng… Giá đất vùng ven biển tăng vọt vì nhu cầu tăng, thế   là cò đất — tức là nghề môi giới bất động sản — chạy đua tìm đất để bán.
Báo Pháp Luật kể qua bản tin “Cò đất náo loạn miền Trung: Bờ tre, gốc rạ đổi ra tiền tỉ”…
Bản tin ghi rằng cò đất khắp nơi tràn về làm giá. Đất ở nông thôn tại Đà Nẵng, Quảng Nam lên cơn “sốt” không tưởng.
Trước tình hình cò đất khuấy đảo thị trường trong những tháng đầu năm 2019, UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã phải ra văn bản khẩn gửi UBND 11 xã của huyện lưu ý người dân thận trọng, không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất nông nghiệp, đất ở sẽ gây nhiều hệ lụy về sau.
Bà Đặng Thị Phi, ngụ phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đến nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi mảnh đất 1.500 m2 của bà bán được cho một đại gia với giá 3,4 tỉ đồng.
Nông dân chân lấm tay bùn lần đầu tiên cầm tiền tỉ trên tay, bà liền cho các con, họ hàng mỗi người một ít. Còn hơn 2 tỉ đồng bà gửi vào ngân hàng để chuẩn bị làm nhà mới.
“Hôm đó tự nhiên cò đất dẫn người đến trả giá mảnh đất cằn cỗi của nhà tôi đến 3,4 tỉ đồng, không thể tin nổi. Nghĩ đất đó cũng không trồng trọt được nên tôi bán lấy tiền cho các con. Mà tôi bán giá vậy được không chú? Tôi không biết là đắt hay rẻ nữa” – bà Phi vẫn còn ngơ ngác.
Chủ đất mới của bà Phi đã xin địa phương làm hẳn đường bê tông thênh thang chạy ngang mảnh đất rồi xẻ ra hơn chục lô, đóng cọc chào bán. “Người ta tới mua nhiều lắm. Ô tô đậu kín đường” – bà Phi nói.
Gần nhà bà Phi cũng có một lão nông khác vừa xẻ 3.000 m2 đất vườn ra bán với giá 4,5 tỉ đồng. Dân vùng này nhiều hộ khó khăn, nghe tiền tỉ là họ bán đất ngay. Có người chia lô bán lại ngay, người khác lại chờ đường chính (đường Dũng Sĩ Điện Ngọc) được đầu tư mở rộng mới bán để có giá hơn.
Báo Pháp Luật cũng ghi rằng cò đất tới chật đường phố…
Tại Đà Nẵng, cò đất cũng thi nhau đổ bộ về các thôn xóm thuộc xã Hòa Tiến, Hòa Châu…, huyện Hòa Vang hỏi mua đất vườn, đất ở nông thôn của dân. Khắp các ngả đường liên xã sáng sớm hoặc chiều tối là người xe tấp nập.
Phóng viên báo Pháp Luật ghi nhận:
“Theo khảo sát của chúng tôi, các mảnh đất còn nguyên bụi tre, gốc rạ cũng được cò trả giá thấp nhất 700 triệu đồng lô 200 m2. Một tháng sau Tết, mức giá đã lên 1,5-2 tỉ đồng. Thấy đất được giá, người dân đua nhau lấp ao cá, ruộng vườn để bán, rồi chỉ vài ngày sau tiếc nuối vì chủ đất mới bán lại lời gấp hai, ba lần.
Ngày 5-3, chúng tôi hỏi một cò đất tại xã Hòa Châu mua một lô đất 120 m2 và được báo giá 1 tỉ đồng trong khi năm 2018 mảnh đất như vậy giá chỉ 400 triệu đồng.”
Nghĩa là, chỉ trong vòng vài tuần lễ, giá  đất có thể tăng gấp đôi…
Tuy nhiên, phải coi chừng bị lừa gạt…
Báo Pháp Luật kể:
“…các trang rao vặt bất động sản cũng xuất hiện văn bản giả, có chữ ký của chủ tịch TP Đà Nẵng phê duyệt hình thức đầu tư, xây dựng cầu nối từ đường Bùi Tá Hán qua khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Việc đăng tải các văn bản giả nhằm ý đồ tạo cơn sốt đất, qua đó cò đất sẽ được hưởng lợi.
Công an TP Đà Nẵng cũng cho biết đã tiếp nhận tố cáo của người dân về việc bị một số người tự xưng là nhân viên của Công ty CP đầu tư và Phát triển Quảng Đà lừa đảo tiền đặt cọc, giữ chỗ mua đất nền dự án khu dân cư Nam Cẩm Lệ và 121 lô đất mặt tiền đường Đô Đốc Lân, quận Cẩm Lệ. Lực lượng chức năng đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản để điều tra.”
Hiển nhiên, đất ven biển lúc nào cũng có giá, đặc biệt là đất ở các vùng biển đẹp như Đà Nẵng, Nha Trang…

Hãng TQ Đòi Thầu Cả Gói Cao Tốc VN

HANOI — Một công ty TQ muốn thầu trọn gói xa lộ cao tốc Bắc – Nam.
Báo Tiền Phong kể rằng tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) muốn tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức đối tác công – tư (PPP), trong đó có dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Bộ GTVT dẫn tin cho hay, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Văn Công vừa làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương (Trung Quốc) Nghiêm Giới Hòa về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Báo Tiền Phong kể:
“Theo đó, Tập đoàn này đã có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có đường cao tốc tại Trung Quốc.”
Theo ông Nghiêm Giới Hòa, với những tuyến đường huyết mạch, quan trọng, chính quyền không đầu tư theo hình thức thu hút vốn tư nhân nhỏ lẻ mà tự đầu tư toàn bộ. Khoản lợi nhuận thu được sau khi dự án đi vào khai thác sẽ bù đắp cho các dự án tuyến đường nhỏ (tuyến địa phương, không hiệu quả về kinh tế, chủ yếu phục vụ dân sinh) kết nối vào cao tốc.
Do đó, ông Hòa gợi ý với Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Việt Nam có thể đầu tư theo hai hình thức EPC hoặc BTO.
Với hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng), chỉ do một chủ thể thực hiện và chính quyền giám sát.
Với hợp đồng BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh), sẽ gắn trách nhiệm của chủ thể đầu tư trong xây dựng và duy tu; doanh nghiệp muốn không tốn chi phí cho duy tu sau này, có lợi nhuận tốt thì phải đảm bảo chất lượng công trình ngay từ khi thi công.
Bản tin TP ghi lời Ông Nghiêm Giới Hòa hy vọng dự án đầu tiên mà Tập đoàn Thái Bình Dương đầu tư tại Việt Nam là dự án hạ tầng giao thông.
Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công hoan nghênh sự quan tâm của Tập đoàn Thái Bình Dương đến lĩnh vực hạ tầng giao thông của Việt Nam.
Theo ông Công, chủ trương đầu tư các đoạn tuyến Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông với hình thức nào đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và sẽ đấu thầu rộng rãi, minh bạch, không chỉ định thầu.
Về các đề xuất hình thức đầu tư của Tập đoàn, Thứ trưởng cho rằng cần thời gian thảo luận và nghiên cứu thêm.
Bản tin TP ghi thêm:
“Toàn tuyến cao tốc có tổng chiều dài 654km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.”
Một thắc mắc rằng, không lẽ Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây Dựng VN không có khả năng xây dựng xa lộ cao tốc? Và không lẽ, cũng không có công ty tư nhân nào của VN có khả năng xây dựng xa lộ cao tốc?

Sự khốn nạn của lịch sử hay lịch sử của sự khốn nạn?

Chiến Thành
Sau cuộc mặc cả chưa thành với Trump, Kim đã nán lại Hà Nội để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam từ 1 đến 2/3 (hình như đã rút bớt một ngày so với kế hoạch). Đây thực sự là chuyện hiếm hoi, bởi giữa hai quốc gia “cộng sản nòi”  mà theo mô tả của nhà thơ “cung đình” Tố Hữu thì vốn là “anh em … cùng mẹ sinh ra”, nhưng phải mất 60 năm mới lại có dịp hội ngộ.
Đó là chưa kể, như nhiều nhà bình luận ví von thì Triều Tiên ngày nay được xem như “cái mỏ”, còn Việt Nam là “đôi chân” của “chú Khách”. “Cái mỏ” là để ông chủ sai bảo khi cần gây khó khăn cho tiến trình phi hạt nhân hoá (UNNUKE) với Mỹ, thì phải “mổ” ngay. Về mặt địa chiến lược, hẳn chú Khách phải tính toán như thế, song trên thực tế Kim lại không phải là loại người dễ bề để cho kẻ khác sai khiến.
Trong khi đó, để thực thi sáng kiến “vành đai con đường” (BRI) nhằm phá thế thượng phong toàn cầu của Mỹ thì ông chủ lại rất cần đến “đôi chân” lưỡng dụng, vừa kêu đứa con hoang đàng trở về với đất mẹ (lời Dương Khiết Trì khi trở về nước sau chuyến kinh lý Việt Nam năm 2014), vừa tìm cách mở “đường máu” đưa hàng trăm triệu nông dân tràn xuống ĐNÁ (Mao tiết lộ với Lê Duẩn thuở nào).
Sứ mệnh của hai anh em “cùng mẹ khác cha” (cùng là cộng sản nhưng gen Đại Hàn và Đại Việt lại chẳng mấy giống nhau) ngàn xưa đã vậy, từ thuở “An Nam đô hộ phủ” và “An Đông đô hộ phủ”. Nhưng dù là “An Nam” hay “An Đông” thì cũng đều phải cung phụng thiên triều trong sứ mạng trấn giữ sự yên bình tại “miền biên viễn”. 40 năm trước, khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng cũng từng nói mục đích duy nhất chỉ có vậy (!)
Thế mà lần này,  cả “hai anh em” lại không ra nổi cái “Tuyên bố chung” hay chí ít là “Thông cáo chung” trong chuyến thăm cấp nhà nước nói trên. Bởi theo thông lệ thế giới, nhất là đối với nền ngoại giao “định hướng xã hội chủ nghĩa” và “quốc tế vô sản” thì những dịp như thế này thường không thể thiếu những văn kiện “phô diễn” kết quả. Hay liệu đấy là do chính ông chủ muốn thế?
Chắc vậy! Nếu ra “Tuyên bố chung” thì rách việc lắm. Này nhé, khi ấy “hai anh em” sẽ phải cam kết ủng hộ nhau, hoặc tuyên bố cùng chia sẻ những vấn đề của nhau trước khi đề cập đến  các điểm nóng của khu vực hay thế giới. Hà Nội ủng hộ Kim “unnuke” thì OK vì đã được bật đèn xanh từ trước, mà nếu chưa có cái “thánh chỉ” ấy thì chắc Kim cũng chẳng dám sang Hà Nội để gặp Trump.
Tuy nhiên, làm sao mà Kim Jong-un lại có thể ủng hộ ông Trọng trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa được? Ngay đến cả ông nội ông là Kim Nhật Thành có sống lại chắc cũng chẳng dám. Nhất là khi ông này đã từng công khai ủng hộ Trung Quốc chống lưng cho Khơ-me đỏ để làm “Việt Nam chảy máu” và “dạy cho Việt Nam một bài học”. Chưa hết, ông này còn dành hẳn cho Sihanouk một cuộc sống vương giả trong căn biệt thự “xa xỉ” tại Bình Nhưỡng để tiện bề “thông lưng” với Bắc Kinh.
Ấy vậy mà tối 1/3, Cả Trọng đã cho tổ chức một chương trình văn nghệ đặc biệt trong khuôn khổ quốc yến chào mừng Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un với tựa đề “Ánh dương Mùa Xuân”, do Nhà hát Ca múa kịch Việt Nam thực hiện. Ở đó, các “nghệ sĩ nhân dân” đã biểu diễn các ca khúc  “Đam Mê”, “Trung Thành” – vốn được sáng tác để tôn vinh Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành.
Theo tin TTXVN, Chủ tịch Kim đã đặt vòng hoa tri ân tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Thật ra, có lẽ không cần thiết phải phô trương quá lố đến như vậy. Bởi nếu có thế giới tâm linh, thì ngay chính trong cái đêm diễn đặc biệt ấy, hàng vạn liệt sỹ từ chiến trường Vị Xuyên và biên giới Tây Nam đã phải đội mồ về để chứng kiến những bài hát “ngợi ca” cả gia tộc họ Kim.
Bản thông cáo báo chí vắn tắt về chuyến thăm rình rang của Kim, dưới dạng sáo ngữ. Tại đó, Nguyễn Phú Trọng Trọng đã bày tỏ niềm tin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Cùng thời điểm đó, chính phái bộ Triều Tiên ở LHQ phải lên tiếng kêu gọi thế giới cứu đói cho hơn 10 triệu người (chiếm 40% dân số nước này).
Nhưng thông cáo báo chí đã không đề cập gì đến niềm tin của ông Kim đối với sự nghiệp Đổi mới của ĐCS Việt Nam lẫn công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Cả điều Washington mong đợi, Bình Nhưỡng sẽ biến “phép lạ Việt Nam” thành “phép lạ Triều Tiên” cũng không hề có bất cứ một “bóng chữ” nào trong thông cáo.
Nói chuyến thăm là rình rang, bởi khi sang mất tới 66 giờ, còn khi về thì nghe nói nhanh hơn, chỉ tốn khoảng 60 giờ di chuyển bằng xe lửa. Nhưng oái ăm là bên Bình Nhưỡng, người dân phải dậy sớm trước 3h sáng để rước đón chủ tịch trở về sân ga. Trong khi các cháu thiếu nhi Việt Nam, dưới tiết trời lạnh giá ở Đồng Đăng, cũng phải hàng lối chỉnh tề trước 6h sáng để đón đoàn tàu của Kim chủ tịch.
Blogger J.B Nguyễn Hữu Vinh đã có lý khi buông lời nhận xét: “Cả nước chộn rộn, quan chức chạy ngược chạy xuôi, học sinh phải nghỉ học, chợ búa đóng cửa, xe cộ bị cấm lưu thông, cờ quạt búa xua, công an như muỗi … Nửa phía Bắc tê liệt một phần, đổ tiền dân như nước lã, đốt giấy vụn. Tất cả chỉ để chào đón một kẻ bị mang danh “côn đồ quốc tế”. Điều này thật sự là phản “đắc nhân tâm”.
Thế nhưng, ông Trọng và bộ sậu có thể đã “bắn” đến Washington một thông điệp đầy nguy hiểm, rằng Việt Nam và Triều Tiên là những đồng minh chí cốt. Việt Nam có tiếng nói đối với Triều Tiên (nghe thật huyễn hoặc). Quý vị hãy cẩn thận, đừng để “An Nam” và “An Đông” chúng tôi giương cao ngọn cờ XHCN ngay trong khu vực Indo-Pacific chiến lược của các ông! (Kim chúc Trọng trước khi rời Hà Nội).
Việt Nam rình rang đón Kim để làm gì? Từ cuộc đón tiếp “rình rang” ấy đến cái vị thế “lộng giả thành chân” (when lies become truth), liệu Việt Nam và Triều Tiên sẽ tiến bước trên con đường trở thành những đối tác cùng chung lợi ích, hay sẽ “xuống hố cả nút” (x.h.c.n) trong công cuộc “chống Mỹ cứu Tàu” cho Tập Cận Bình?
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Chuyển công an xác minh

vụ dàn hàng ngang chụp ảnh trên cao tốc

TTO – Đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết đã chuyển hình ảnh, thông tin về nhóm người dừng xe đứng hàng ngang chụp ảnh trên lòng đường cao tốc này cho Cục cảnh sát giao thông xác minh, xử lý.
Ôtô bị ném vỡ kính trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Lần thứ tư xuất hiện hình ảnh ngồi ăn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Tạm giữ chiếc xe chở nhóm người ngồi ăn nhậu trên cao tốc
Chuyển công an xác minh vụ dàn hàng ngang chụp ảnh trên cao tốc – Ảnh 1.
 100319_3a
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền ảnh chụp 8 thanh niên đứng hàng ngang trên làn chạy xe số 3 của đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết  đã ghi nhận sự việc xảy ra lúc 9h16 sáng 7-3: có 2 ôtô biển kiểm soát  30E-114.23 và 99A-196.53 đỗ tại làn khẩn cấp hướng Hà Nội – Hải Phòng tại km 28+200.
Nhóm thanh niên trên 2 xe này đã xếp hàng ngang chụp ảnh trên làn đường số 3. Sau khi chụp ảnh, nhóm này đã lên xe đi tiếp rồi ra khỏi đường cao tốc tại nút giao với quốc lộ 10.
Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã chuyển hình ảnh được ghi từ camera giám sát, cùng thông tin về sự việc tới Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an để xác minh xử lý.

Càng cao cấp càng… rẻ!

“Họa vô đơn chí” rõ ràng đang ứng vào ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam.
Dẫu không mong nhưng giờ, ông Thể vẫn trở thành thành viên… “nổi” nhất trong nội các của ông Nguyễn Xuân Phúc.
***
Xét cả về tính chất lẫn mức độ, ông Thể đã, đang và sẽ còn “nổi” rất lâu. Ngay cả khi các vấn nạn mà các trạm thu phí cho những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT gây ra cho chính trị, kinh tế, xã hội đã được giải quyết xong, chắc chắn ông Thể vẫn còn “nổi” lều bều như một ví dụ sinh động, minh họa cho một giai đoạn nhiều chuyện đáng bàn.
Trong mắt công chúng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam đã chết, chính trường Việt Nam giờ chỉ còn ông Thể với hỗn danh Thể… “cá tra”, hỗn danh này phổ biến tới mức, nhiều người sử dụng mạng xã hội bỡn cợt “thả cá trê”, không thèm giải thích thì ai cũng biết đó là… ai và tại sao!
Bị công chúng miệt thị, rủa xả, ông Thể có… thốn không? Có! Thực tế cho thấy, ông không để sót cơ hội nào để “giải độc dư luận”. Sau một thời gian dài bị cáo buộc là người đỡ đầu cho các trạm thu phí BOT mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, dung dưỡng cho chủ đầu tư các trạm BOT này bóp cổ dân lành (1), thông qua báo giới, ông Thể phân bua với công chúng rằng đó là lỗi lầm của nhiệm kỳ trước.
Không may cho ông Thể là công chúng chưa quên rằng nhiệm kỳ trước, tuy không phải là Bộ trưởng Giao thông – Vận tải nhưng ông vẫn là Thứ trưởng và trực tiếp phê duyệt nhiều văn bản hỗ trợ tận tình cho các dự án đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Cũng vì vậy, không ít facebooker đùa như Mai Quốc Ấn từng đùa: Bộ trưởng Thể hiện nay cần kỷ luật Thứ trưởng Thể của nhiệm kỳ trước (2)!
Ở nhiệm kỳ này, dẫu Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước từng công bố kết quả nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hàng loạt công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT hết sức đáng ngờ về việc lựa chọn chủ đầu tư, cách tính toán tổng vốn đầu tư, phương thức xác định thời gian thu phí, vị trí đặt trạm thu phí nhưng ngoại trừ đề nghị đổi thu phí thành thu… giá, ông Thể không làm gì cả!
Cho dù ông Thể ra sức biện bạch, thu… giá hợp lý hơn vì đó là quan hệ riêng tư giữa phía cung cấp dịch vụ và phía sử dụng dịch vụ, khác với thu phí phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thu… giá vẫn tắc tử! Tác dụng duy nhất của sáng kiến đổi thu phí thành thu… giá là công chúng không bán tín, bán nghi nữa mà đoan chắc như đinh đóng cột là ông Thể… có gì đó với chủ các trạm thu phí BOT.
Ông Thể mới thề là ông không… xơ múi gì trong các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT (3) nhưng rõ ràng là chẳng ai tin, thiên hạ không vì các trạm thu phí BOT trước sao thì giờ vẫn vậy. Chẳng riêng dân chúng, ngay cả Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đồng thanh tuyên bố, các trạm thu phí BOT không ổn thì Bộ Giao thông – Vận tải vẫn tụ thủ bàng quan.
Từ đầu năm tới nay, phản ứng của dân chúng đối với các trạm thu phí BOT càng lúc càng quyết liệt. Động tác duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thực hiện là bắt những người tích cực nhất trong chuyện gây áp lực với các trạm thu phí BOT để Bộ Giao thông – Vận tải phải làm gì đó coi cho được. Không phải tự nhiên mà công chúng rủa ông Thể kịch liệt hơn khi Hà Văn Nam bị bắt, sáu người khác bị khởi tố (4).
Hà Văn Nam, 38 tuổi là một tài xế tham gia nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bị công chúng xác định là “bẩn” vì thời gian được phép thu phí dài đến mức phi lý, vì được phép đặt ở những vị trí vô lý để có thể buộc cả những phương tiện không sử dụng công trình giao thông đã đầu tư theo hình thức BOT phải trả phí. Chỉ vì chống các trạm thu phí BOT bẩn, Nam bị du đãng hăm dọa nhiều lần, thậm chí bị bắt giữ, đánh đập.
Giống như nhiều người, Chau Doan xem việc bắt Hà Văn Nam và khởi tố sáu người khác với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại là một “cú đạp vào mặt lương tri”. Sự trắng trợn ấy cho thấy đẳng sau các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT là thế lực “bẩn” mà quyền lực “thật sự khủng khiếp”, người Việt không nên thờ ơ nữa vì đó chính là dung dưỡng điều ác (5).
Trong bối cảnh dư luận như cuồng phong, ở vị trí Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, ông Thể bị buộc phải hành động. Không thể đụng đến BOT bẩn, ông Thể phải chứng tỏ, ít ra ông cũng có thể lập lại trật tự trong giao thông vốn hỗn loạn chẳng kém. Tuy nhiên ý tưởng buộc những người làm mất bằng lái xe phải thi lại không những không đem lại cho ông điểm nào mà còn làm hình ảnh của ông trở thành thảm hại hơn.
Ý tưởng này không chỉ chọc cho công chúng chửi, ý tưởng đó còn gây cho báo chí thuộc hệ thống truyền thông chính thức và một số cá nhân từng là viên chức hữu trách trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cảm thấy ngứa ngáy. Nếu công chúng rần rần huỵch toẹt ông Thể “ngu quá, Thể” (6) thì hệ thống truyền thông chính thức – vốn “kiềm chế” tốt hơn – chê “sai quá, Thể” (7).
Chẳng phải chỉ có ông Trần Khắc Tâm, một cựu đại biểu Quốc hội than: Bó tay (8)! – mà còn nhiều viên chức như ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, ông Lê Hồng Sơn, cựu Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, cho đó là lạm quyền, vô đạo (9), kém cỏi trong tư duy, hoạch định chính sách (10)…
***
Ông Thể đang loay hoay “giải độc dư luận”, song song với VTV (đài truyền hình quốc gia) giúp ông phân bua (đề nghị buộc thi lại nếu mất bằng lái xe nhằm ngăn chặn những tài xế vi phạm luật giao thông bị thu bằng lái có thể dễ dàng vô hiệu hóa hình thức chế tài này), ông Thể cấp tốc ban hành công điện, yêu cầu hệ thống trực thuộc Bộ Giao thông – Vận tải phải sớm đặt định những giải pháp liên quan tới đào tạo lái xe hiệu quả hơn…
Liệu điều đó có giúp mặt ông Thể sạch hơn không? Chắc chắn là không! Chẳng riêng ông Thể, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam càng ngày càng nhiều viên chức hữu trách thuộc đủ mọi cấp, ở đủ mọi ngành, kể cả những ngành mà bản chất vốn dĩ gắn chặt với kiến thức, tư cách như giáo dục, y tế,… tự bôi rồi tự rửa nhưng càng rửa, mặt mũi, uy tín càng lem luốc.
Luong Ngoc Huynh khuyên, lãnh đạo các cấp cần phải nghĩ trước khi nói. Nếu dốt quá không dám chắc mình nghĩ có đúng không thì nên tham khảo trợ lý, đừng “lên đồng” nữa mà bị vạ miệng (11). Nguyễn Văn Tiến Hùng thì nhìn tình trạng thi nhau “lên đồng” là quá trình “giải thiêng” các viên chức vì chức vụ, bộ mặt, tư duy, cái miệng,… mỗi thứ đi một nẻo (12).
Có xứ nào như Việt Nam, trong mắt công chúng, viên chức càng cao cấp thì uy tín, phẩm giá càng rẻ?
Chú thích

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.