Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 10/03/2019

Sunday, March 10, 2019 5:27:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 10/03/2019

Tổng thống Mỹ nói sẵn sàng

rút khỏi đàm phán thương mại với TQ

Tổng thống Donald Trump dọa sẽ không thỏa thuận về thương mại với Trung Quốc dù các cố vấn cho biết đàm phán có tiến triển.
Theo Reuters, Tổng thống Trump cảnh báo ông có thể không thỏa thuận về thương mại với Trung Quốc, trong bối cảnh Washington dời thời hạn tăng thuế ngày 1.3 để chờ đợi kết quả đàm phán giữa hai nước.
“Tôi luôn sẵn sàng bỏ qua. Tôi chưa bao giờ e ngại chuyện bước ra khỏi bàn đàm phán. Và tôi cũng sẽ làm điều đó với Trung Quốc nếu (đàm phán) không hiệu quả”, ông chủ Nhà Trắng phát biểu tại một cuộc họp báo.
Dự kiến Mỹ sẽ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỉ USD (4,64 triệu tỉ đồng) hàng hóa của Trung Quốc vào ngày 1.3 so với mức thuế 10% hiện nay nếu hai bên không đạt thỏa thuận. Tuy nhiên đến ngày 24.2, Tổng thống Trump hoãn thời hạn này vì đàm phán 2 bên đang tiến triển tốt.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ trong tuần qua rất ít tiết lộ chi tiết về các cuộc thảo luận. Trả lời phỏng vấn Đài CNBC, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết tiến trình đàm phán “tuyệt vời” và hai bên đang hướng đến “thỏa thuận lịch sử”.
Tương tự, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã vạch ra phương hướng cho “thỏa thuận về đánh cắp sở hữu trí tuệ và thương mại mà hai bên đều thấy hợp lý”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26731-tong-thong-my-noi-san-sang-rut-khoi-dam-phan-thuong-mai-voi-tq.html

Hoa Kỳ không có kế hoạch sang Trung Cộng

để đàm phán thương mại

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, khi trả lời các phóng viên bên lề sự kiện ở trường Luật Georgetown vào hôm thứ Sáu (8 tháng 3), cố vấn thương mại Clete Willems cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có kế hoạch cử một nhóm đàm phán sang Trung Cộng để thảo luận về thỏa thuận thương mại, dù hai nước vẫn còn đang thương thảo rất nhiều điều khoản.
Chính phủ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã liên tục áp thuế nhập cảng lẫn nhau, khi Washington ép Bắc Kinh phải thay đổi các chính sách về trợ cấp công nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, tiếp cận thị trường và quyền sở hữu trí tuệ. Những diễn biến tích cực của cuộc đàm phán thương mại, đã khiến Hoa Kỳ trì hoãn tăng thuế vô thời hạn đối với hàng nhập cảng trị giá 200 tỷ Mỹ kim của Trung Cộng.
Ông Willems từ chối cho biết liệu Tổng thống Trump sẽ đưa ra thời hạn áp thuế nhập cảng mới, nếu cuộc đàm phán đình trệ. Trước đó, các thành viên Quốc hội và cộng đồng giới kinh doanh đã bày tỏ lo lắng rằng, sự nóng lòng của Tổng thống Trump trong việc đạt được thỏa thuận trước cuộc bầu cử tổng thống 2020 sẽ khiến Tổng thống chấp nhận một thỏa thuận không giải quyết được các vấn đề tái cơ cấu quan trọng. Tuy nhiên, ông Willems phủ nhận mối lo lắng trên, và gọi đây là quan điểm “hoàn toàn không chính xác.”
Tờ Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin thân cận ở Trung Cộng rằng, sau khi cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un thất bại vào tháng trước, các viên chức Bắc Kinh sẽ không tổ chức hội nghị thượng đỉnh, cho đến khi họ chắc chắn hai nước tiến tới thỏa thuận thương mại. Theo đó, các viên chức Trung Cộng rất bất ngờ khi Tổng thống Trump bỏ ngang cuộc đàm phán phi nguyên tử với ông Kim, và họ không muốn tình trạng tương tự xảy ra với ông Tập. Về phía Trung Cộng, một hội nghị thượng đỉnh Trump – Tập Cận Bình về căn bản sẽ là một lễ ký kết, chứ không còn là một buổi đàm phán. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-khong-co-ke-hoach-sang-trung-cong-de-dam-phan-thuong-mai/

Ông Trump ‘vô cùng thất vọng’

nếu Triều Tiên phục hồi bãi phóng tên lửa

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ ‘vô cùng thất vọng’ về Chủ tịch Kim Jong Un nếu tin Triều Tiên phục hồi một bãi phóng tên lửa là chuẩn xác.
“Tôi sẽ vô cùng thất vọng nếu điều đó đang diễn ra. Thông tin đó còn rất sớm, và chúng ta là phía đưa ra. Nhưng tôi sẽ rất, rất thất vọng về Chủ tịch Kim. Và tôi không nghĩ tôi sẽ phải như vậy, nhưng chúng ta hãy chờ xem điều gì xảy ra. Chúng ta sẽ xem xét. Cuối cùng nó sẽ được giải quyết”, hãng tin NY Post dẫn lời ông Trump tại một sự kiện không liên quan tại Nhà Trắng mừng một người Mỹ trở về sau khi bị bắt cóc ở Yemen.
“Chúng ta phải giải quyết một vấn đề. Chúng ta có một vấn đề rất khó chịu ở đó. Chúng ta phải giải quyết một vấn đề. Mối quan hệ đang tốt đẹp”, ông Trump nói thêm.
Mặc dù Tổng thống Mỹ tuyên bố nước này là phía đưa ra thông tin về việc Triều Tiên phục hồi cơ sở phóng tên lửa, tin này lại được hãng thông tấn Yonhap của Triều Tiên đăng tải đầu tiên ngày 5/3 và sau đó được xác nhận bởi hai tổ chức cố vấn Mỹ.
Triều Tiên đã đầu tháo dỡ một cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa tại Sohae vào năm ngoái, sau khi Chủ tịch Kim Jong Un cam kết làm điều này tại cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 với Tổng thống Trump hồi tháng 6. Hội nghị lần 2 giữa hai nhà lãnh đạo ở Hà Nội kết thúc mà không có tuyên bố chung do khác biệt về vấn đề cấm vận và phi hạt nhân hóa.
Hãng tin Reuters dẫn lời Jenny Town của Dự án 38 North cho biết, hình ảnh vệ tinh mà tổ chức này phân tích cho thấy các cấu trúc trên bệ phóng Sohae đã được xây lại vào khoảng thời gian từ 16/2 đến 2/3.Một báo cáo riêng rẽ của Trung tâm Các nghiên cứu Chiến lược và quốc tế cũng viện dẫn hình ảnh vệ tinh khi kết luận rằng Triều Tiên “đang tiến hành xây dựng gấp rút” tại cơ sở này.
Giới phân tích cho rằng động thái của Triều Tiên ở Trung tâm Phóng Vệ tinh Sohae là nhằm gây sức ép đối với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, hôm 5/3, cảnh báo sẽ tăng cường trừng phạt Triều Tiên nếu nước này không từ bỏ chương trình hạt nhân.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26733-ong-trump-vo-cung-that-vong-neu-trieu-tien-phuc-hoi-bai-phong-ten-lua.html

Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn bị

áp lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng trả lời báo giới rằng ông sẽ rất thất vọng với Chủ tịch Kim Jong-un nếu những thông tin về việc ông cho xây dựng lại cơ sở phóng tên lửa tầm xa Sohae là đúng sự thật.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington vẫn tin rằng tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên vẫn có thể được thực hiện, song họ nhấn mạnh họ không thấy có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy các hệ thống phóng tên lửa của Triều Tiên đã bị tiêu hủy.
“Chúng tôi vẫn tin điều này có thể được thực thi trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống”, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. “Đây là kỳ hạn mà chúng tôi đã đặt ra và nó có thể thực hiện được”.
“Về việc phá hủy và tháo dỡ các thiết bị phóng một cách rõ ràng và có thể được kiểm chứng từ bên ngoài, cả hai điều này đều chưa xảy ra”, vị quan chức cho biết. “Họ đã phá hủy một số cơ sở hạ tầng, nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của chúng tôi”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói rằng Washington đã yêu cầu các thanh sát viên quốc tế tiếp cận trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên. Bộ này cho biết họ vẫn chưa có kết luận cuối cùng về những hoạt động đang diễn ra tại đây.
“Chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở những khu vực nhạy cảm của Triều Tiên”, vị quan chức này nói. “Hiện vẫn cần phải xem những hoạt động này có mục đích gì. Chúng tôi vẫn chưa có kết luận nào về những gì đang diễn ra tại đó và chưa chắc sẽ chia sẻ kết luận cuối cùng của mình”.
Vào ngày 5/3, một số cơ quan nghiên cứu của Mỹ và hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết một số ảnh chụp vệ tinh mà họ đang có cho thấy Cơ sở Phóng Vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri, Triều Tiên đang được xây dựng lại. Thông tin này được đưa ra vài ngày sau khi ông Trump và Chủ tịch Kim đã gặp nhau ở Hà Nội nhưng không thể đưa ra tuyên bố chung.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26747-bo-ngoai-giao-my-chuan-bi-ap-lenh-trung-phat-moi-voi-trieu-tien.html

Mỹ: TT Venezuela quyết bám trụ, dù vấp phải áp lực lớn

Đặc sứ của Hoa Kỳ về Venezuela nói rằng không có dấu hiệu cho thấy Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro muốn đối thoại để chấm dứt thế bế tắc chính trị với lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido.
Ông Elliott Abrams, người từng phục vụ trong chính quyền của cả Tổng thống Ronald Reagan và George W. Bush, nói rằng bất kỳ giải pháp nào cần phải đạt được giữa người Venezuela, và rằng Hoa Kỳ có thể giúp đỡ bằng cách dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt và giới hạn đi lại của Mỹ, một khi ông Maduro đồng ý ra đi.
Tuy nhiên, theo Reuters, ông Abrams không cho rằng Tổng thống Maduro sẵn sàng đàm phán về việc từ nhiệm.
Đặc sứ này nói thêm: “Theo những gì chúng tôi chứng kiến, chiến thuật của ông Maduro là bám trụ”.
Theo Reuters, có 56 nước đã công nhận ông Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela, trong khi ông Maduro vẫn duy trì được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc cũng như kiểm soát các cơ quan nhà nước, trong đó có quân đội.
XEM THÊM:
TT Maduro: Venezuela không thể là ‘Việt Nam mới’
Ông Abrams đã gặp đại diện của Nga tại Mỹ về sự hậu thuẫn của Moscow đối với ông Maduro.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói đầu tháng này, sau cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo, rằng Moscow sẵn sàng tham gia các cuộc thảo luận song phương về Venezuela.
Ông Abrams được dẫn lời nói rằng phía Nga tỏ ra “không hài lòng với ông Maduro”, và rằng ông được cho biết rằng Moscow đã “đưa ra lời khuyên cho ông Maduro và ông ta không nghe”.
Đặc sứ Mỹ nói tiếp: “Rồi sẽ tới thời điểm phía Nga đi tới kết luận rằng chính quyền [Venezuela] thực sự không thể cứu vãn được nữa”.
Ông Abrams cho hay rằng ông chưa thể trao đổi với quan chức chính phủ Trung Quốc về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với ông Maduro vì điều được cho là “các vấn đề về lịch làm việc”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-tt-venezuela-quy%E1%BA%BFt-b%C3%A1m-tr%E1%BB%A5-d%C3%B9-v%E1%BA%A5p-ph%E1%BA%A3i-%C3%A1p-l%E1%BB%B1c-l%E1%BB%9Bn/4822094.html

Venezuela: Maduro cảm ơn

quân đội ‘trung thành’ và chặn ‘đảo chính’

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro ca ngợi lực lượng vũ trang trung thành với ông, chặn đứng “đảo chính” do Mỹ và lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó dẫn dắt.
Trong cuộc tập hợp, ông Maduro cũng quy trách nhiệm tình trạng cắt điện trên diện rộng của Venezuela cho “các cuộc tấn công mạng” của phe đối lập.
Venezuela chìm vào tăm tối do mất điện
Cuộc chạy trốn âm thầm từ Venezuela tới Hungary
Maduro thề đánh bại ‘thiểu số điên rồ’ của Guaidó
Lo âu, hy vọng ở Venezuela
Phát ngôn của ông được đưa ra trong một ngày mà các nhóm ủng hộ chính phủ cũng như phe đối lập cùng xuống đường.
Các cuộc biểu tình và tuần hành diễn ra để đáp lại lời kêu gọi của lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó và Tổng thống Nicolás Maduro.
Tại thủ đô Caracas, một số người ủng hộ ông Guaidó đã xô xát với cảnh sát và bị đẩy lùi bằng bình xịt hơi cay.
Ông Guaidó tuyên bố mình là tổng thống lâm thời vào ngày 23/1.
Các cuộc biểu tình hôm 9/3 diễn ra sau các đợt cắt điện trên diện rộng làm ảnh hưởng đến phần lớn Venezuela từ hôm 7/3.
Ông Guaidó, người lãnh đạo Quốc hội do phe đối lập kiểm soát, được hơn 50 quốc gia công nhận là tổng thống lâm thời. Trong khi đó, ông Maduro vẫn giữ được sự ủng hộ của quân đội và các đồng minh thân cận bao gồm Nga và Trung Quốc.
Diễn biến mới nhất là gì?
Hôm 9/3, cảnh sát được điều động tại nơi diễn ra cuộc biểu tình của phe đối lập ở Caracas.
Phát biểu trong cuộc biểu tình, ông Guaidó tuyên bố sẽ bắt đầu chuyến đi toàn quốc và kêu gọi tất cả những người ủng hộ ông cùng tham dự cuộc tổng biểu tình ở Caracas “diễn ra rất sớm”.
“Chúng ta sẽ đến, tất cả người Venezuela tập trung ở Caracas, bởi vì chúng ta cần đoàn kết lại”, ông nói.
Các trường học, công sở tại Venezuela phải đóng cửa do tình trạng mất điện tiếp tục.
Việc cắt điện bắt đầu từ chiều thứ Năm, do các vấn đề ở một nhà máy thủy điện lớn.
Chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro đổ lỗi cho phe đối lập, cáo buộc họ phá hoại.
Điện bị cắt giữa lúc căng thẳng đang gia tăng quanh các nỗ lực của phe đối lập, vốn được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và một số nước Mỹ-Latin, nhằm lật đổ quyền lực của ông Maduro.
Hệ thống giao thông công cộng Caracas bị cắt điện vào đúng giờ cao điểm hôm thứ Năm, sau đó điện bị cắt tiếp sang các lĩnh vực khác.
Tình trạng thiếu điện khiến các chuyến bay phải chuyển hướng khỏi sân bay chính tại Caracas, nơi hàng ngàn nhân viên đã buộc phải đi bộ về nhà.
Vấn đề phát sinh từ nhà máy điện ở đập Guri, và đã ảnh hưởng tới mạng lưới điện thoại và tàu điện ngầm tại Caracas.
Truyền hình nhà nước hôm thứ Sáu nói điện đã được khôi phục tại một số nơi ở thủ đô.
Tuy nhiên, truyền thông địa phương nói 15 trong tổng số 23 bang trên cả nước đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện, cũng như Caracas.
Venezuela dựa vào hệ thống cơ sở hạ tầng thủy điện to lớn thay vì nguồn trữ lượng dầu khí để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước. Nhưng hàng thập niên thiếu đầu tư đã khiến các đập lớn bị hư hại, và tình trạng mất điện lẻ tẻ xảy ra khá thường xuyên.
Ông Maduro cáo buộc lãnh đạo đối lập và tổng thổng lâm thời tự phong Juan Guaidó là đang tìm cách đảo chính với sự giúp đỡ của “bọn đế quốc Mỹ”.
Ông Guaidó viết trên Twitter rằng việc mất điện là vấn đề gây “hỗn loạn, lo lắng và tức giận”, và là “bằng chứng cho thấy sự kém hiệu quả của kẻ cướp ngôi”, và nói thêm rằng “ánh sáng sẽ trở lại” một khi ông Maduro bị truất quyền.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng lên tiếng, quy trách nhiệm cho “sự kém cỏi của chế độ Maduro”.
“Không lương thực. Không thuốc men. Nay thì không có điện. Tiếp theo sẽ là không có Maduro,” ông viết trên Twitter.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47512673

Venezuela: Dân chúng tiếp tục

rầm rộ biểu tình ủng hộ Juan Guaido

Thùy Dương
Đông đảo người dân Venezuela hôm qua 09/03/2019 lại xuống đường biểu tình, một bên để ủng hộ tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, một bên đứng về phía tổng thống lâm thời Juan Guaido.
Các cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh đợt mất điện kéo dài trên diện rộng chưa từng có từ tối ngày 07/03 khiến cả nước rơi vào cảnh hỗn loạn, 15 bệnh nhân chết vì không được chạy thận.
Chính phủ Maduro đã làm mọi việc để ngăn không cho Juan Guaido phát biểu trước người ủng hộ, nhưng đã thất bại.
Từ Caracas, thông tín viên RFI Benjamin Delille phân tích :
« Đây là một thành công mới mang tính biểu tượng cho Juan Guaido. Sau khi trở về Venezuela hôm thứ Hai tuần trước với sự đón chào của nhiều người, mặc dù trước đó ông bị đe dọa là sẽ bị bắt giữ, Juan Guaido một lần nữa tránh được những khó khăn mà chính phủ Venezuela muốn gây ra cho ông.
Những thành công này của Juan Guaido đã sỉ nhục tổng thống Nicolas Maduro và thắt chặt mối liên hệ của Guaido với người ủng hộ ông. Giờ đây, một phần công luận thực sự tôn vinh ông. Mỗi khi Juan Guaido xuất hiện, đám đông hô vang tên ông. Đối với họ, ông là người mang lại may mắn.
Cho dù vậy, trên thực tế, phe đối lập vẫn chưa thực hiện được lời hứa làm suy yếu chính phủ : Giới quân sự vẫn không bỏ rơi tổng thống của họ, hàng cứu trợ nhân đạo vẫn bị chặn ở biên giới và Nicolas Maduro vẫn nắm quyền lực.
Không biết là Juan Guaido còn có thể tiếp tục huy động những người ủng hộ ông cho đến bao giờ. Ý thức được là chính phủ sẽ không nhân nhượng, ngày càng có nhiều người đòi hỏi có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài.
Tuy nhiên vấn đề là dường như các nước sẽ không can thiệp quân sự vào Venezuela, vì có quá nhiều quốc gia ủng hộ phe đối lập của Guaido bác bỏ kế hoạch này. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190310-venezuela-dan-chung-tiep-tuc-ram-ro-bieu-tinh-ung-ho-juan-guaido

Anh điều chiến hạm

bám theo tàu hộ vệ tối tân Nga đi qua eo biển

Tàu khu trục của Hải quân Anh giám sát hộ vệ hạm Đô đốc Gorshkov và đội tàu hộ tống khi chúng đi qua Eo biển Anh.
Hải quân hoàng gia Anh ngày 5/3 triển khai tàu khu trục HMS Defender để theo dõi tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov và ba tàu hộ tống của hải quân Nga đang di chuyển gần lãnh hải nước này ở vị trí ngoài khơi Scotland, theo Reuters.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh để theo dõi tàu chiến Nga di chuyển trên vùng biển quốc tế gần lãnh hải của chúng tôi, để đảm bảo hải quân Nga tuân thủ quy tắc suốt hành trình”, thứ trưởng Quốc phòng Anh Mark Lancaster nhấn mạnh.
Hải quân Anh cho biết số lượng tàu chiến Nga gần đây đi qua vùng biển gần nước này tăng đột biến. Hồi cuối tháng 12/2018, Đô đốc Gorshkov và ít nhất ba tàu quân sự khác của Nga cũng xuất hiện gần lãnh hải Anh, buộc London triển khai tàu chiến và trực thăng để theo dõi.
Theo luật biển Liên Hợp Quốc, tàu chiến Nga có quyền tự do đi qua khu vực đặc quyền kinh tế và vùng biển quốc tế xung quanh nước Anh. Tuy nhiên, London thường coi sự xuất hiện của các chiến hạm này là hành động khiêu khích cố ý.
Đô đốc Gorshkov là chiếc đầu tiên thuộc Đề án 22350, lớp tàu hộ vệ tàng hình hạng nặng đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tàu dài 135 m, rộng 16 m, có lượng giãn nước toàn tải
5.400 tấn, được thiết kế để đảm nhận nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, săn ngầm và phòng không, nâng cao năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga trong thế kỷ 21.
Tàu được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có 16 ống phóng thẳng đứng UKSK cho tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks hoặc tổ hợp tên lửa đa năng Kalibr. Để phòng thủ, Đô đốc Gorshkov được trang bị 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đối không tầm trung 9M96 và tầm ngắn 9M100, hai tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palash, ống phóng ngư lôi 324 mm cùng pháo hạm A-192 cỡ nòng 130 mm, vốn chỉ trang bị cho tàu khu trục có lượng giãn nước trên 7.000 tấn.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26730-anh-dieu-chien-ham-bam-theo-tau-ho-ve-toi-tan-nga-di-qua-eo-bien.html

Pháp : Phong trào biểu tình của Áo Vàng hồi 17

sụt giảm mạnh

Thùy Dương
Tại Pháp, hôm qua 09/03/2019 là ngày thứ Bảy tuần thứ 17 liên tiếp phong trào Áo Vàng biểu tình trên khắp nước Pháp. Phe Áo Vàng hy vọng phong trào đấu tranh « được thổi làn gió mới », nhưng trên thực tế, số người tham gia biểu tình đã sụt giảm mạnh.
Theo bộ Nội Vụ Pháp, tổng cộng, chỉ có khoảng 28.600 người Áo Vàng tham gia biểu tình trên cả nước, so với con số 39.300 người hồi tuần trước và 46.600 của cách nay 2 tuần. Tại Paris, chỉ có khoảng 3.000 người biểu tình, giảm 1.000 so với thứ Bảy tuần trước.
Đây là ngày biểu tình ít người tham gia nhất kể từ hồi 1 của Áo Vàng hôm 17/11/2018. AFP cho biết, tại nhiều thành phố, các vụ xô xát, bạo động vẫn xảy ra nhưng số người bị câu lưu không nhiều.
Trong khi đó, theo một cuộc thăm dò ý kiến do Viện Viavoice thực hiện, 58% người Pháp không hài lòng về cách truyền thông đưa tin về phong trào Áo Vàng. 2/3 số người được hỏi cho rằng các phương tiện truyền thông quá thân thiết với chính quyền. 63% nhận xét các phương tiện truyền thông cùng nói giống nhau.
http://vi.rfi.fr/phap/20190310-phap-phong-trao-bieu-tinh-cua-ao-vang-hoi-17-sut-giam-manh

Ukraina : Phủ tổng thống

Hàng trăm người thuộc xu hướng dân tộc chủ nghĩa ngày 09/03/2019 đã tấn công phủ tổng thống tại Kiev. Va chạm giữa cảnh sát với các thành phần này đã làm ba nhân viên an ninh bị thương. Người biểu tình đòi chính phủ phải bắt giam những cộng tác viên thân cận của tổng thống Porochenko, có liên can đến tai tiếng tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng.
Sự cố này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch vận động tranh cử tổng thống sắp đến hồi kết thúc. Từ Kiev, thông tín viên RFI, Sébastien Gobert tường thuật:
« Những cuộc tuần hành đầy ấn tượng theo cung cách của những năm 1930. Những khẩu hiệu yêu nước và những lời chửi rủa. Những hàng rào chắn bị phá tung và những cuộc va chạm với cảnh sát: Đó chính là cách thức phe dân tộc chủ nghĩa Ukraina tiến hành chiến dịch tranh cử.
Đảng cực kỳ cực hữu Natsionalniy Korpus được hình thành từ lực lượng bán quân sự mang tên Trung Đoàn Azov mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, với một số thành viên không che giấu thái độ tân phát xít. Trong khuôn khổ cuộc chiến chống Nga, đảng này đã đặt vấn đề quân sự là một ưu tiên chính trị.
Do vậy, Petro Porochenko là một đối tượng cần tấn công trong vụ ông và những người thân cận bị cho là đã biển thủ các ngân quỹ dành cho quân đội thông qua một đường dây buôn lậu. Phe dân tộc chủ nghĩa đã sử dụng vụ tai tiếng tham nhũng gây chấn động này để khẳng định mình trong chiến dịch.
Trong các cuộc thăm dò, tuy đảng này có tỷ lệ ý định bỏ phiếu rất thấp, nhưng những tổ chức khác nhau của đảng này hoạt động rất tích cực. Một trong số các tổ chức bán quân sự của họ đã đăng ký làm tổ quan sát viên trong cuộc bầu cử và đã lên tiếng cho biết là họ sẽ không ngần ngại dùng đến vũ lực trong trường hợp xảy ra gian lận.
Những người theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa tuy có thể không dành được thắng lợi trong kỳ bầu cử tổng thống 31/03 nhưng họ có thể áp đặt vai trò một lực lượng gây phiền toái không thể tránh khỏi ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190310-ukraina-phe-dan-toc-chu-nghia-vay-ham-phu-tong-thong

Liên Xô và Mỹ ký thỏa thuận Helsinki 1975 về nhân quyền

Nguyễn Giangwww.bbcvietnamese.com
Ý thức hệ khác biệt từ 1945 là một phần không tách rời cuộc chạy đua giành ngôi vị hàng đầu tại châu Âu giữa hai đại cường thù địch: Hoa Kỳ và Liên Xô.
Nhưng khủng hoảng Tiệp Khắc 1968 khiến cả Liên Xô và Mỹ hiểu là đối đầu quân sự ở châu Âu rất nguy hiểm và đồng ý mở ra hai thập niên ‘hoãn binh’.
Cửa sổ hé mở đó khiến gần 40 nước khác nhau về thể chế đã ký kết thỏa thuận hợp tác Helsinki tháng 8/1975, gồm phần về nhân quyền mà nay thành vấn đề quan trọng trên toàn thế giới.
Sự kiện này xảy ra chỉ vài tháng sau khi Hoa Kỳ bỏ Sài Gòn và các hệ thống chính trị châu Á theo mô hình Mao lên đỉnh cao quyền lực.
Châu Âu và châu Á rẽ hai ngả từ đó, nhưng đấy là một câu chuyện cho bài khác.
Bi kịch 1968 và vai trò Willy Brandt
Một tác động cho toàn châu Âu sau vụ Tiệp Khắc năm 1968 là ý thức về sự mong manh của hòa bình.
Người châu Âu cảm thấy các đại cường có tính toán riêng, vượt trên đầu họ.
Hoa Kỳ thậm chí còn thông hiểu cho Liên Xô, lý giải rằng vụ đem quân vào Prague là do ‘Liên Xô thấy an ninh của họ bị đe dọa’.
Nói ngắn gọn thì Washington không coi vụ Prague là ’casus belli’ để can thiệp quân sự vào Đông Âu.
Nhưng Nato và Khối hiệp ước Warsaw vẫn đối đầu và chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Người châu Âu cũng thấy nếu thụ động, họ dễ thành một Cuba của năm 1962, nơi Liên Xô và Mỹ sẵn sàng đối chọi nhau bằng tên lửa hạt nhân.
Nhưng bi kịch Prague thực sự tạo động lực khác khiến châu Âu tự chuyển biến.
Năm 1969, Willy Brandt đắc cử làm Thủ tướng CHLB Đức, tức Tây Đức.
Chính sách ngoại giao của ông là bằng mọi cách phải thuyết phục hai đại cường đang đóng quân ở hai nước Đức phải đối thoại vì hòa bình chung.
Trong vai trò của mình, ông đề nghị hòa giải, công nhận biên giới hình thành sau 1945 ở châu Âu với Đông Đức, Ba Lan và Liên Xô.
Năm 1970, Willy Brandt sang thăm Ba Lan và quỳ xuống trước tượng đài nạn nhân Do Thái ở Warsaw, tạo ra biểu tượng hòa giải vĩ đại.
Về phía mình, Liên Xô cũng hiểu sau đàn áp khởi nghĩa Budapest năm 1956 và Prague 1968, họ phải giảm bớt căng thẳng.
Tòa TQ xét xử luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương
Tổng thống Obama ký luật về nhân quyền
Về việc kêu gọi EU ‘hoãn FTA’ vì nhân quyền ở VN
UPR: Các nước đặt những câu hỏi gì cho Việt Nam?
Trên thực tế, trước vụ Prague một năm, Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã ký Hiệp ước cấm mang vũ khí lên khoảng không vũ trụ (Outer Space Treaty -1967).
Trong Giáo hội châu Âu, qua hai thập niên hậu chiến, nhu cầu giúp các dân tộc hòa giải cũng đã chín muồi.
Năm 1965, các giám mục Ba Lan và Đức công bố lá thư ‘Chúng tôi tha lỗi và xin được thứ lỗi‘.
Năm 1966, chính Khối Hiệp ước Warsaw đề nghị với Phương Tây mở Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu.
Còn tại Phương Tây, một cuộc cách mạng xã hội xảy ra, mở đầu cũng bằng phong trào xuống đường 1968 ở Pháp và Đức.
Đây là thay đổi mang tính thế hệ, tạo ra sức ép về nhân quyền, đề cao nữ quyền, bình đẳng màu da, công bằng giai cấp.
Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu cuối cùng cũng được cả hai phe xã hội chủ nghĩa tư bản đồng ý họp ở cấp bộ trưởng.
Họ đặt ra ba nhóm chủ đề cho hội nghị và tại đây, vai trò của các nước Bắc Âu, mô hình ‘trung dung’ cho cả hai phe, được đề cao.
Cụ thể, người ta muốn bàn về:
1-An ninh châu Âu
2-Hợp tác khoa học, kỹ thuật và môi trường
3-Hợp tác nhân đạo và văn hóa
Vai trò của Kosygin
Xin nhắc lại nội bộ Liên Xô cũng có các quan điểm khác nhau về tiến trình tan băng ở châu Âu.
Từ cuối thập niên 1960, Bí thư thứ nhất Leonid Brezhnev theo đường lối bảo thủ, Chủ tịch Xô Viết Tối cao Nikolay Podgorny thì ôn hòa, mờ nhạt nhưng Thủ tướng Alexei Kosygin khá cởi mở, hướng ngoại.
Ông Kosygin chủ trương không đối đầu và cạnh tranh trực diện với Mỹ vì Liên Xô cần hòa bình và hợp tác công nghệ để phát triển kinh tế.
Chính ông cũng đã thúc đẩy chính sách ủng hộ cho Hà Nội vào những năm 1966-67 và sang thăm Bắc Việt Nam.
Nhưng với Liên Xô, cuộc chiến tại Việt Nam không phải để tiêu diệt người Mỹ mà để chứng tỏ ưu thế của mô hình Liên Xô.
Từ cuối thập niên 1960, Liên Xô bành trướng về tư tưởng qua viện trợ quân sự và kinh tế cho Thế giới Thứ ba để giành ngôi vị với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các đại cường cũng muốn đẩy điểm nóng sang các xứ lạc hậu, còn tại châu Âu, địa bàn mà Moscow coi trọng nhất, đối đầu quân sự chuyển sang cạnh tranh hòa bình.
Liên Xô cũng có đủ tự tin rằng mô hình của họ ưu việt với bằng chứng là nước này chính thức đạt tư cách đại cường về nguyên tử và thám hiểm không gian.
Dù bị cản trở, các cải cách của Kosygin, người từng nắm kinh tế ở Nga, nước lớn nhất trong Liên bang Xô Viết, và nay phụ trách Gosplan (Bộ Kế hoạch cho cả khối XHCN) đã giúp kinh tế Liên Xô ổn định.
Các yếu tố này khiến Moscow tự tin nối lại thảo luận về trật tự hậu chiến, và ký kết nhiều văn kiện quan trọng.
Năm 1970, CHLB Đức ký liên tiếp hai hiệp định biên giới, một vào tháng 8 với Liên Xô và một vào tháng 12 với Ba Lan.
CHLB Đức thừa nhận trật tự mà Stalin áp đặt sau 1945, chịu mất gần 1/4 lãnh thổ thuộc hai vùng Đông Phổ, Silesia, và thành phố Konisberg (Kaliningrad).
Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon thăm Moscow và ký Hiệp ước Hạn chế vũ khí chiến lược SALT-1 (Strategic Arms Limitation Treaty).
Liên Xô và Hoa Kỳ đồng ý coi chiến tranh nguyên tử không còn là giải pháp cho xung đột tương lai.
Đổi lại, Brezhnev thừa nhận quyền di cư của công dân Liên Xô gốc Do Thái.
Từ nhiều thế kỷ, các luật hà khắc với người Do Thái thời Nga hoàng, Nazi và cộng sản là buộc họ đăng ký chỉ một hộ khẩu và cấm xuất cảnh.
Từ đó đến 1979, dòng người Do Thái ra đi khỏi Liên Xô tăng đều.
Thỏa thuận Helsinki nói gì?
Ngày 1/08/1975, 33 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng châu Âu, Hoa Kỳ và Canada ký tại Helsinki, Phần Lan ‘Văn bản kết thúc Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu.
Còn gọi là Helsinki Accords, đây là văn kiện không có quy chế hiệp ước quốc tế (international treaty), nhưng đã đạt được ba điều cơ bản:
1-Trật tự châu Âu gồm các đường biên giới định hình sau Thế Chiến 2, được coi là không lay chuyển, để đảm bảo cho hòa bình chung.
2-Nhân quyền, thay vào chỗ ‘hợp tác nhân đạo – humanitarian cooperation – trong dự thảo năm 1972 – được chính thức coi là giá trị chung của châu Âu, gồm cả Liên Xô và các nước XHCN.
3-Hợp tác hai phe Đông – Tây trở thành chuyện bình thường, nhất là giữa hai nước Đức.
Brezhnev nghĩ gì?
Thời Nikita Khrushchev, Liên Xô tưởng như sắp thành công trên con đường tiến tới thiên đường cộng sản.
Khrushchev tuyên bố rằng tới năm 1980, Liên Xô sẽ hoàn tất về cơ bản nền tảng cho xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nhưng sang thời Brezhnev, mục tiêu đó trở nên quá xa vời, và ban lãnh đạo Liên Xô phải thừa nhận hai thực tế:
1-Mục tiêu đạt tới chủ nghĩa cộng sản còn rất xa, cần thời kỳ quá độ lâu dài, ngay cả ở Liên Xô;
2-Các nước ngoài Liên Xô có những đặc thù riêng và con đường lên chủ nghĩa cộng sản của họ có thể khác;
Trên thực tế, Moscow đã thấy chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở trong các đảng cộng sản ‘anh em’ Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Ba Lan và ở cả Nga, Ukraine.
Năm 1973, Petro Shelest, Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị của Liên Xô bị loại mọi chức vụ để xuống làm một cán bộ thiết kế.
‘Tội’ của ông là khi làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraine đã thúc đẩy tinh thần dân tộc Ukraine vì không tin vào mô hình ‘con người Xô Viết’.
Nhìn ra bên ngoài, ai ở Liên Xô cũng thấy Nam Tư, Romania và Albania đi con đường riêng từ lâu.
Đến năm 1977, do sức ép cả trong lẫn ngoài, Brezhnev đồng ý đưa nhân quyền vào Hiến pháp Liên Xô.
Nhưng nhân quyền không phải là mục tiêu hàng đầu của các bên ở Helsinki.
Chỉ có các nhóm bất đồng chính kiến Đông Âu và Liên Xô, gồm văn nghệ sỹ, nhà khoa học, trí thức, đòi thực hiện cam kết đã ký ở Helsinki về nhân quyền.
Họ là những công dân luôn nhạy cảm với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do ngôn luận, hội họp.
Giới đấu tranh cũng chống lại nhà nước cảnh sát, nạn bắt người tùy tiện vì lý do mơ hồ, và chống các cách truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Hội giám sát thỏa thuận Helsinki ở Nga ra đời năm 1976 và họp trong căn hộ của nhà khoa học Andrey Sakharov.
Nhưng nhân quyền cũng nhanh chóng bị chính trị hóa bởi chiến dịch phê phán không ngừng nghỉ của Hoa Kỳ nhắm vào Liên Xô.
Đáp trả, Liên Xô nói nhưng chính quyền phải xử lý những kẻ ‘lợi dụng nhân quyền’ để vi phạm pháp luật.
Một phái chống lại thỏa thuận Helsinki chính là kiều dân Đông Âu ở Hoa Kỳ.
Họ nêu lo ngại với Tổng thống Gerald Ford trước khi ông ký thỏa thuận rằng nó công nhận vĩnh viễn sự thống trị Liên Xô áp đặt lên vùng Baltic và Đông Âu.
Nhưng Hoa Kỳ, suy yếu sau Watergate và chiến bại ở Nam Việt Nam, qua lời Tổng thống Ford đã cho rằng với thỏa thuận Helsinki, “tình hình châu Âu không tệ hơn”.
Ông Ford cũng tin rằng chỉ giảm căng thẳng với Liên Xô thì Hoa Kỳ mới có thể giữ các kênh liên lạc với những nước châu Âu còn lại.
Sang thập niên 1980, đối đầu Đông – Tây trở lại, nhân quyền xuống thấp.
Liên Xô đã đem quân vào Afghanistan, và và đưa tên lửa đạn đạo sang châu Âu.
Hoa Kỳ thời Ronald Reagan đáp trả bằng việc triển khai hỏa tiễn Pershing.
Cùng năm 1980, Andrey Sakharov bị tước mọi danh hiệu và đày đi Gorky (Nizhny Novgorod).
Phải đến năm 1986 ông mới được cho về Moscow, nhưng khi đó Liên Xô đã bước sang một thời kỳ khác, thời của Mikhail Gorbachev.
Chỉ vài năm sau, khối Đông Âu tan rã và đến 1991 Liên Xô sụp đổ, chủ yếu vì sự mệt mỏi kinh tế.
Ngày nay nhìn lại, ta thấy thành tựu cho nhân quyền châu Âu lớn hơn là những gì các chính khách hai bên đặt bút ký.
Trong văn bản và ngoài đời sống, lý tưởng nhân quyền không phải là phần chính của Helsinki, và cũng chỉ là phần phụ trong đấu tranh ở Đông Âu.
Các đảng phái phi XHCH và phe đối lập, gồm cả các giáo hội đề cao nhân quyền như một phần quyền dân tộc tự quyết của nước họ nhằm tách khỏi Moscow.
Nhân quyền theo cách hiểu bao trùm khác biệt tôn giáo, sắc tộc chưa bao giờ là giá trị số một, như chiến tranh Nam Tư tàn khốc cho thấy.
Tuy thế, tính bình đẳng của nhân quyền: con người XHCN hay tư bản chủ nghĩa không có ai ‘ưu việt’ hơn ai, là một thành tựu của châu Âu.
Vì nhân quyền, xét cho cùng là phần cao thượng nhất của ước mơ làm người, vượt lên nhu cầu bản năng, muốn được tôn trọng, được sống có nhân phẩm.
Tất nhiên nó cũng bị chính trị hóa, bị lợi dụng như mọi giá trị khác.
Nhưng cam kết quốc tế về nhân quyền trong những năm 1970 đã cứu được châu Âu khỏi cuộc đối đầu hủy diệt, và còn góp phần giải phóng các quốc gia.
Đó có lẽ là một trong số thành quả ngoài ý muốn rất lớn châu Âu để lại cho nhân loại.
Ngày hôm nay, nhân quyền đang có một giá trị khác, là bảo vệ mọi người, gồm cả di dân trong một châu Âu hứng sóng gió của chủ nghĩa dân tộc và cực hữu.
Và người ta sẽ còn tiếp tục phải đấu tranh.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46962562

Syria : Giao tranh dữ dội tại các tỉnh Hama, Idleb và Aleppo

Quân đội chính phủ Syria, các nhóm quân nổi dậy và quân thánh chiến ngày hôm qua 09/03/2019 đã liên tục vi phạm lệnh hưu chiến tại vùng được cho là phi quân sự tại các tỉnh Hama, Idleb và Aleppo, phía bắc Syria.
Thông tín viên RFI trong khu vực Paul Khalifeh từ Beyrouth tường thuật :
« Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria – OSDH tường thuật là hôm thứ Bảy 09/03, nhiều chiến đấu cơ đã tiến hành các vụ oanh kích nhắm vào hai địa phương nằm gần thành phố Jisr al-Choughour, không xa biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Không quân Nga và Syria hiếm khi can thiệp tại vùng Idleb kể từ khi có thỏa thuận hưu chiến đạt được dưới sự chủ trì của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 27/09/2018. Thế nhưng, kể từ khi quân thánh chiến kiểm soát được toàn bộ tỉnh này hồi tháng Giêng năm nay, các vụ oanh kích diễn ra thường xuyên hơn.
Các đợt giao tranh vì vậy cũng gia tăng theo và ngày càng trở nên dữ dội hơn tại khu vực phi quân sự rộng từ 15 đến 20 km, nhưng chưa bao giờ thật sự được thiết lập. Từ thứ Sáu đến thứ Bảy, các vụ đấu pháo, phục kích và chạm súng đã diễn ra tại 15 điểm ở vùng đệm này của các tỉnh Aleppo, Hama và d’Idleb, theo OSDH và nhiều nguồn tin thân cận của chế độ Damas. Các cuộc giao tranh đã làm nhiều người chết và bị thương ở cả hai phía.
Chiến sự gia tăng trở lại còn kèm theo việc quân đội chính phủ củng cố các vị trí của mình, dẫn tới việc tăng viện quan trọng trên cả chiến tuyến kể từ khi Idleb rơi vào tay lực lượng thánh chiến Hayaat Tahrir al-Cham. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190310-syria-giao-tranh-du-doi-hama-idleb-aleppo

Một luật sư đòi tòa án Genève đặt TT Algeri dưới sự giám hộ

Thùy Dương
Trong khi hàng triệu người khắp nơi trên cả nước Algeri xuống đường biểu tình đòi tổng thống Abdelaziz Bouteflika từ bỏ việc tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ năm, thì tại Thụy Sĩ, nơi vị tổng thống 82 tuổi đang nằm viện, một luật sư hôm thứ Sáu 08/03/2019 đã nộp đơn lên một tòa án ở Genève đòi đặt tổng thống Algeri Bouteflika dưới sự giám hộ.
Viện dẫn tình trạng sức khỏe của ông Bouteflika, luật sư Saskia Ditisheim, cho rằng tổng thống Algeri cần một hoặc nhiều người giám hộ. Bà Ditisheim giải thích trên đài RFI:
« Đó là một biện pháp để bảo vệ lợi ích của một người khi những thân nhân của người này được đánh giá là không có khả năng làm điều đó. Đó là lời thỉnh cầu được đưa ra dựa trên tình trạng sức khỏe và bất cứ ai cũng có thể làm điều đó. Tôi thấy đây là việc cần làm khẩn cấp.
Tôi căn cứ vào những sự việc hiển nhiên mà ai cũng biết : lịch sử về bệnh tình của tổng thống Bouteflika, việc ông bị đột quỵ hồi năm 2013 và việc ông đang nằm điều trị ở bệnh viện đại học Genève chứ không phải tại một bệnh viện tư ở bang Vaud, nơi ông ấy hay lưu lại.
Những sự việc này tạo ra mối hoài nghi khá mạnh về khả năng bản thông cáo báo chí xuất hiện trên trang web chính thức không phải là của ông ấy mà là do những người thân cận tạo ra ».
Luật sư Ditisheim khẳng định ông Bouteflika « rất yếu » và đang bị những người thân cận « điều khiển ». Hiện giờ chưa biết Tư pháp Thụy Sĩ có giải quyết vụ việc này không.
Riêng tại Algeri, hôm qua 09/03, bộ Giáo Dục Đại Học Algeri thông báo kỳ nghỉ xuân của giảng viên và 1,7 triệu sinh viên sẽ bắt đầu từ ngày mai 11/03 và kéo dài gần một tháng, cho đến ngày 04/04. Theo thường lệ, kỳ nghỉ xuân chỉ bắt đầu trong hai tuần nữa, và chỉ kéo dài 2 tuần.
Hiện giờ, bộ Giáo Dục Đại Học vẫn không giải thích lý do, nhưng nhiều giáo viên và sinh viên nhận định đây là một quyết định bất thường, nhằm giảm quy mô các cuộc biểu tình chống việc tổng thống Bouteflika ra tranh cử nhiệm kỳ thứ năm.
Trên thực tế, trong các kỳ nghỉ, có thể các kí túc xá, nhà ăn sinh viên đều đóng cửa. Ngay lập tức, các sinh viên đã vận động nhau đòi các trường và ký túc phải được mở của như bình thường cho đến đúng ngày nghỉ thường lệ. Nhiều giảng viên cho biết họ sẽ vẫn đi dạy bình thường bất chấp thông báo của bộ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190310-mot-luat-su-doi-toa-an-geneve-dat-tt-algeri-duoi-su-giam-ho

Bộ trưởng Y tế Tunisia từ chức sau vụ 11 trẻ em tử vong

Bộ trưởng Y tế Tunisia Abdel-Raouf El-Sherif từ chức hôm 9/3 sau khi 11 trẻ nhỏ tử vong một cách bí hiểm trong vòng 24 giờ tại một bệnh viện ở thủ đô.
Reuters dẫn lại tin của hãng tin nhà nước TAP cho biết như vậy hôm 10/3.
Bộ Y tế và các công tố viên nhà nước đã mở cuộc điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của các trẻ nhỏ.
XEM THÊM:
Tunisia: Phụ nữ đánh bom tự sát, 9 người bị thương
Có tin nói rằng nhiều khả năng nhiễm trùng máu là lý do dẫn tới các ca tử vong này.
Theo Reuters, người dân Tunisia lâu nay phàn nàn về các dịch vụ công kể từ vụ lật đổ Tổng thống Zine El-Abidine Ben Ali năm 2011.
Sự kiện này vốn mang lại một sự chuyển tiếp dân chủ, nhưng lại đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, những người chỉ trích chính phủ cho rằng lĩnh vực công hiện đầy rẫy tình trạng tham nhũng.
https://www.voatiengviet.com/a/b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-y-t%E1%BA%BF-tunisia-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-sau-v%E1%BB%A5-11-tr%E1%BA%BB-em-t%E1%BB%AD-vong-/4822204.html

Dân Bắc Hàn đi bầu Quốc hội ‘để bày tỏ lòng trung thành’

Người dân Bắc Hàn đang bỏ phiếu bầu Quốc hội “con dấu cao su” và đây là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội thứ hai kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền.
Việc bỏ phiếu cho Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) là bắt buộc và không có lựa chọn về ứng viên. Bất kỳ người bất đồng nào là chưa từng có trong tiền lệ.
Tỷ lệ đi bầu luôn đạt gần 100%.
Bắc Hàn: 11 triệu người cần cứu trợ nhân đạo
LHQ được tiếp cận Bắc Hàn ‘ở mức chưa từng có’
Số phận của những quan chức Bắc Hàn đào tẩu
Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?
Bắc Hàn là một quốc gia bị cô lập, do triều đại họ Kim cai quản.
Công dân được yêu cầu thể hiện sự trung thành tuyệt đối cho gia đình và nhà lãnh đạo hiện tại.
Cách bầu cử thế nào?
Vào ngày bầu cử, toàn bộ dân số từ 17 tuổi trở lên phải đi bỏ phiếu.
Fyodor Tertitsky, nhà phân tích Bắc Hàn, đóng tại Seoul cho biết: “Đi bầu sớm được coi là biểu hiện của lòng trung thành. Điều đó có nghĩa là sẽ có hàng dài người xếp hàng trước điểm bỏ phiếu”.
Khi đến lượt mình, quý vị nhận được một lá phiếu chỉ với một cái tên trên đó. Không có gì để điền vào, không có ô để đánh dấu. Quý vị lấy tờ giấy đó và đặt vào thùng phiếu.
Cũng có một phòng phiếu nơi quý vị có thể bỏ phiếu riêng tư, nhưng làm thế thì sẽ gây ra sự nghi ngờ ngay lập tức, các nhà phân tích nói.
Về lý thuyết, quý vị có quyền gạch bỏ ứng cử viên duy nhất đó. Nhưng, theo ông Tertitsky, làm điều đó gần như chắc chắn nghĩa là mật vụ sẽ theo dõi quý vị và quý vị có khả năng sẽ bị cho là bị điên.
Khi rời khỏi phòng phiếu, quý vị còn phải tham gia vào các nhóm cổ vũ bên ngoài để bày tỏ niềm hạnh phúc về việc được bỏ phiếu cho sự lãnh đạo khôn ngoan của đất nước.
“Trên báo nhà nước, ngày bầu cử được miêu tả là lễ hội, với đám đông tụ tập ăn mừng bên ngoài mỗi khu vực bỏ phiếu,” Minyoung Lee, nhà phân tích của NK News – website về tình hình Bắc Hàn, giải thích.
Bởi vì việc bỏ phiếu là bắt buộc, cuộc bầu cử cũng được coi là cuộc điều tra dân số để các cơ quan chức năng giám sát dân số của từng khu vực bầu cử và lần theo dấu những người đào thoát sang Trung Quốc.
9 điều khác biệt Nam-Bắc Hàn
‘Người dân Bắc Hàn sẽ lật đổ chế độ’
Kim Jong-un ‘đau xót’ về vụ khách TQ thiệt mạng
Nhân quyền của Bắc Hàn: Điều Trump-Kim không bàn tới
Quốc hội có quyền hạn gì?
Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) là “con dấu cao su” không có quyền lực.
Được bầu cứ 5 năm một lần, quốc hội là cơ quan lập pháp duy nhất mà Bắc Hàn có.
Luật pháp trên thực tế được cơ quan đảng soạn thảo và sau đó được SPA thông qua như một hình thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47439200

Chuyến đi bất thường

của Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên đến TQ

Ông Ri Gil Song mới đây tới thăm thành phố cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc giữa lúc có đồn đoán rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể sớm gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hãng tin Yonhap hôm nay (6/3) dẫn các nguồn tin tại Bắc Kinh cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Gil Song đã thăm Bắc Kinh hôm 28/2 khi hội nghị thượng đỉnh 2 ngày của Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội không đạt thỏa thuận. Sau đó, ông bất ngờ đến Đại Liên vào ngày hôm sau.
“Đáng chú ý là Thứ trưởng Ngoại giao Ri đã bất ngờ tới Đại Liên sau chuyến thăm tới Bắc Kinh. Điều đó là bất thường”, một nguồn tin nói.
Đại Liên là thành phố cảng nằm gần Bán đảo Triều Tiên. Đây là nơi hai ông Kim Jong Un và Tập Cận Bình gặp nhau hồi tháng 5/2018, vài tuần trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 1 ở Singapore.
Trong năm 2018, hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Trung Quốc đã gặp nhau trực tiếp 4 lần. Yonhap nhận định, cuộc gặp thứ 5 nếu được tổ chức sẽ diễn ra sau ngày 13/3, khi Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc bế mạc.
Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ bắt đầu chuyến công du châu Âu vào ngày 22/3.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26734-chuyen-di-bat-thuong-cua-thu-truong-ngoai-giao-trieu-tien-den-tq.html

Triều Tiên: Mỹ – Hàn tập trận,

vi phạm thô bạo thỏa thuận thượng đỉnh

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 7-3 chỉ trích việc Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tiến hành tập trận chung, cho rằng hành động này vi phạm những thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh mà hai bên đã đạt được với Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
“Đó là một sự vi phạm thô bạo những tuyên bố chung mà Triều Tiên đã đạt được với Mỹ và Hàn Quốc. Điều này còn là thách thức trực tiếp với mục đích và nguyện vọng của tất cả người dân (Triều Tiên) và cộng đồng quốc tế vì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”, Hãng KCNA nêu rõ.
Trước đó, ngày 4-3, Hàn Quốc và Mỹ đã khởi động một cuộc tập trận mới mang tên Dong Maeng (Đồng minh), thay thế hai cuộc tập trận “Foal eagle” (Đại bàng non) và “Key resolve” (Giải pháp then chốt), vốn thường được hai nước tiến hành vào mùa xuân hằng năm.
Cuộc tập trận Dong Maeng sẽ kéo dài đến ngày 12-3 với sự tham gia của các nhân sự và binh sĩ của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, các chỉ huy chiến dịch của các lực lượng hải quân, lục quân, không quân cũng như các nhân sự và binh sĩ thuộc Bộ chỉ huy các lực lượng liên quân Mỹ-Hàn, các lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc và Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Dự kiến, cuộc tập trận này sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ hơn so với cuộc tập trận “Key resolve”.
Quyết định điều chỉnh quy mô các cuộc tập trận Mỹ – Hàn được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam.
Theo Tân Hoa xã, cuộc tập trận chung Đồng minh nhằm “nhấn mạnh quan hệ đối tác lâu dài, bền vững và tình hữu nghị” giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh cam kết của cả hai bên trong việc duy trì ổn định trong khu vực.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên của Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận này nhằm duy trì khả năng sẵn sàng của quân đội “nhằm chống lại hàng loạt mối đe dọa tiềm ẩn từ mọi hướng”.
Trong khi đó, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ Phil Davidson ngày 7-3 khẳng định Washington không có kế hoạch thay đổi tình trạng sẵn sàng trên bán đảo Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần hai tại Hà Nội.
“Nghĩa vụ của chúng tôi là duy trì tính sẵn sàng của các lực lượng tại đó với cam kết của đồng minh Hàn Quốc”, đô đốc Phil Davidson phát biểu với báo giới tại Singapore ngày 7-3.
Hiện có gần 30.000 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc, và những cuộc tập trận chung hằng năm giữa họ và quân đội Hàn Quốc vẫn luôn bị Bình Nhưỡng chỉ trích là “những cuộc tập dượt mang tính khiêu khích để chuẩn bị cho xâm lược”, theo Hãng tin AFP.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26732-trieu-tien-my-han-tap-tran-vi-pham-tho-bao-thoa-thuan-thuong-dinh.html

60 năm ngày Tây Tạng

bị Bắc Kinh xâm chiếm và đàn áp đẫm máu

Thùy Dương
Hôm nay 10/03/2019 là tròn 60 năm ngày người dân Tây Tạng vùng lên ở Lhassa chống Trung Quốc chiếm đóng rồi bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hàng ngàn người chết và nhiều người phải sống lưu vong, trong đó có đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hiện giờ, Tây Tạng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của công an Trung Quốc. Bắc Kinh mạnh tay thúc đẩy Hán hóa Tây Tạng. Việc giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng bị hạn chế. Vào dịp này, khách du lịch nước ngoài còn không được chính quyền Trung Quốc cho phép đến thăm Tây Tạng. Lệnh cấm này kéo dài cho đến ngày 01/04.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :
« Thường thì du khách nước ngoài muốn đến thăm Tây Tạng buộc phải xin giấy phép đặc biệt từ nhà chức trách Trung Quốc. Nhưng hiện giờ tất cả đều bị từ chối.
Trong tuần qua, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng khẳng định việc hạn chế du khách nước ngoài đến Tây Tạng là để « bảo vệ » họ, vì độ cao, việc thiếu oxy và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể gây nguy hiểm cho du khách. Lhassa, thủ phủ của Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.650m so với mực nước biển.
Đây không phải lần đầu tiên Tây Tạng bị đóng cửa với người nước ngoài. Hồi năm 2009, nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy ở Lhassa, du khách quốc tế không được phép đến Tây Tạng. Sau những cuộc nổi dậy hồi năm 2008, Tây Tạng cũng bị đóng cửa suốt gần một năm.
Hiện giờ, các phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao muốn đến Tây Tạng đều phải xin phép, nhưng hầu như đều không được chính quyền đồng ý.
Việc cản trở các nhà quan sát độc lập đến Tây Tạng cho phép Bắc Kinh duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ vùng này, nhưng tránh được sự chỉ trích của thế giới bên ngoài ».
Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho Tây Tạng ?
Bên lềkhóa họp thường niên của Quốc Hội, tuyên bố trước báo giới tại Bắc Kinh, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố là đức « Đạt Lai Lạt Ma không làm được gì cho người dân Tây Tạng, người Tây Tạng biết ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc ».
Bình luận về phát ngôn trên, ông LobSang Nyima, thành viên chính phủ lưu vong Tây Tạng, đặc trách về truyền thông với cộng đồng người Hoa ở châu Âu, phát biểu với đài RFI tiếng Trung:
« Để đáp lời ông ấy, tôi chỉ muốn hỏi lại ông ấy một câu đơn giản là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho người dân Tây Tạng sau khi xâm chiếm Tây Tạng ?
Dưới góc nhìn lịch sử, sau khi xâm nhập Tây Tạng, trong suốt 50 năm gần đây, họ đã giết hại toàn bộ giới tinh hoa Tây Tạng. Hồi năm 1959, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đàn áp cuộc đấu tranh đòi quyền tự do của dân tộc Tây Tạng. Từ năm 1966 đến năm 1976 (giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc), chính quyền Bắc Kinh đàn áp người Tây Tạng cả về thể xác và trí tuệ, để tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng.
Sau này, người Tây Tạng phản kháng. Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đàn áp và biến Tây Tạng thành một nhà tù khổng lồ. Mặc dù tên đầy đủ của Tây Tạng là vùng tự trị Tây Tạng, nhưng Tây Tạng hoàn toàn không có quyền tự trị.
Ngô Anh Kiệt, người có những phát ngôn nói trên, vừa là lãnh đạo vùng, vừa là đại diện của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại vùng tự trị này, thế nhưng ông ta lại là người Trung Quốc chứ không phải người Tây Tạng.
Đó là chưa kể đến chuyện chưa từng có lãnh đạo chính nào của vùng tự trị Tây Tạng là người Tây Tạng ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190310-60-nam-ngay-tay-tang-bi-bac-kinh-xam-chiem-va-dan-ap-dam-mau

Nghệ thuật cổ Trung Hoa

qua thời hoàng kim đến thời tàn lụi ở Thái Lan

H‎ý kịch, trong tiếng Thái gọi là “Ngiew” (đọc hơi giống chữ ‘Nghiu’ trong tiếng Việt), một loại hình ca kịch cổ của Trung Quốc đã được trình diễn ở Thái Lan từ hơn một thế kỷ qua, hiện đang bị những hình thức giải trí hiện đại lấn át.
Ngày nay, các vở h‎ý kịch chỉ còn được trình diễn trên sân khấu tại các đền thờ Trung Hoa, với nhóm khán giả đa phần là người Thái gốc Hoa lớn tuổi.
Hý kịch cũng dần nhạt nhòa trong trí nhớ của lớp trẻ.
Thutchai Opthong, biệt danh là Tong, 54 tuổi, là ông bầu của gánh hý kịch Sai Yong Hong.
Ông nói trước đây, mỗi gánh hát có trên 100 diễn viên, và mỗi suất diễn thu hút hàng ngàn khán giả tới xem.
Nay, mỗi đêm chỉ còn vài trăm khán giả, và diễn viên mỗi đoàn cũng chỉ vài chục người.
Đoàn của ông đang chuẩn bị biểu diễn tại đền thờ Trung Hoa tại Phalpphla Cha, Bangkok.
Khoảng 100 chiếc ghế nhựa đỏ được bày ra, mà vẫn còn nhiều ghế trống tuy đã sắp tới giờ diễn.
“Trông thật khác, như trắng với đen vậy,” ông nói, ý muốn so sánh cảnh tượng trước mắt với thời hoàng kim trước đây.
Hý kịch Trung Hoa đang lụi tàn qua mỗi năm.
“Trước đây có 30 gánh hát, mà nay chỉ còn độ mười thôi,” ông nói, và cho biết thêm là các loại hình ca kịch khác của Trung Hoa cũng đang chịu chung số phận.
Số các đoàn biểu diễn từng ở mức hơn 100 nhóm khác nhau, nay đã giảm đi 70-80%.
Thutchai tin rằng sự tàn lụi của loại hình nghệ thuật này là do người Thái không hiểu nội dung các vở diễn.
Các gánh hát tồn tại được chỉ nhờ vào các lễ hội được tổ chức tại các đền thờ cúng những vị thần Trung Hoa. “Nếu không còn đền thờ Trung Hoa nào nữa là chúng tôi sẽ giải tán,” ông nói.
Du nhập từ Trung Quốc, đào tạo ở Thái Lan
Các loại hình ca kịch của Trung Hoa du nhập vào Thái Lan hồi cuối thời Vua Narai của Vương quốc Ayutthaya (khoảng cuối Thế kỷ 17), theo hồ sơ lưu trữ của nhà ngoại giao người Pháp Simon de la Loubre.
Thutchai thì nói rằng các thương nhân người Hoa tới Thái Lan làm ăn buôn bán, và thế là Ngiew đã theo chân họ.
Lúc ban đầu, người Hoa không đem cả gánh hát vào theo mà chỉ gồm một số diễn viên giỏi. Sau đó họ tìm thêm các diễn viên khác ở Thái Lan, những người như Thutchai.
Mẹ của Thutchai là người Thái gốc Hoa, còn cha ông là người Thái theo Hồi giáo.
Mối quan hệ của hai người không được cả hai bên gia đình chấp nhận.
Cuộc hôn nhân đổ vỡ do mẹ ông nghiện rượu và cờ bạc. Cuộc đời ông trở nên bấp bênh từ khi ông mới bảy tuổi.
“Mẹ nói với tôi, ‘Tong à, con phải đi sống với gánh hát Ngiew’. Tôi thì ngây thơ, chả hiểu bà nói gì,” ông kể với BBC.
“Mẹ bán tôi lấy 5.000 baht Thái (khoảng 160 đô la Mỹ). Bà giữ được 4.500 baht sau khi bị kẻ môi giới trừ đi mất 500 baht.”
Trong gánh hát của Thutchai cũng có nhiều số phận tương tự. Chẳng hạn như vợ ông, nay cũng là một diễn viên trong đoàn, bị đem bán cho một gánh hát khi bà mới 6 tuổi, với cái giá 3.000 baht.
“Mẹ bán tôi được 5.000 baht, nhưng sau khi theo nghề Ngiew, giá của tôi đã tăng lên tới gần 2 triệu baht,” ông cười, và cảm ơn số phận đã cho ông theo nghề này.
“Về mặt tâm linh, hý kịch Trung Hoa với tôi là thần phật. Tôi kiếm được tiền, nuôi sống được gia đình.”
“Tôi có một ngôi nhà, một gia đình êm ấm. Tôi có một cuộc đời tốt đẹp, nhờ vào nghề nghiệp của mình,” ông nói.
“Nghề này dạy tôi phải chân thành, phải ngay thẳng. Và, như mẹ từng dạy tôi, ‘phải biết ơn người khác’.”
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-47463191

Vũ khí TQ có thể giúp Pakistan chặn đòn không kích Ấn Độ

Tổ hợp phòng không tầm trung HQ-16 đủ sức đối phó với đòn tập kích bằng chiến đấu cơ và tên lửa, không thua kém nguyên mẫu Buk-M2 Nga.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm 5/3 cho biết chiến đấu cơ F-16 Pakistan đã phóng nhiều tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM về phía đội hình tiêm kích Ấn Độ trong trận không chiến hôm 27/2, nhưng động tác chiến thuật kịp thời và chuẩn xác của phi công Su-30MKI đã khiến các quả đạn trượt mục tiêu.
Điều này cho thấy các máy bay hiện đại của không quân Ấn Độ có thể qua mặt phi cơ hiện đại nhất trong biên chế Pakistan. Giới quan sát cho rằng để đối phó với các cuộc tập kích đường không trong tương lai, Pakistan có thể áp dụng chiến thuật phi đối xứng, đặc biệt là sử dụng tổ hợp phòng không tầm trung HQ-16 để lập vùng cấm với máy bay Ấn Độ, theo Military Watch.
HQ-16 được Trung Quốc phát triển từ năm 2005 dựa trên hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga và được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc năm 2011. Pakistan trở thành khách hàng nước ngoài duy nhất sở hữu phiên bản xuất khẩu của HQ-16 mang định danh LY-80 với hợp đồng mua 6 tổ hợp trị giá 373 triệu USD hồi năm 2014.
Đây được coi là giải pháp phòng thủ tầm trung linh hoạt và hiệu quả nhằm đối phó các cuộc tập kích của chiến đấu cơ, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Dù được phát triển từ nền tảng Buk-M2, hệ thống HQ-16 được ứng dụng nhiều công nghệ mới và có uy lực vượt trội nguyên mẫu do Nga chế tạo.
Việc sử dụng ống phóng thẳng đứng giúp HQ-16 có thể khai hỏa trong khu vực có nhiều vật cản, gồm cả vị trí giữa các tòa nhà cao tầng trong thành phố, đồng thời đủ sức tấn công được nhiều mục tiêu từ mọi hướng, thay vì chỉ một hướng cố định.
Khác với khung gầm bánh xích của Buk-M2, toàn bộ hệ thống HQ-16 được đặt trên khung gầm bánh lốp. Điều này giúp các khẩu đội HQ-16 có khả năng triển khai và thu hồi nhanh, cho phép thay đổi vị trí ngay sau khi bắn để tránh bị phản kích, tăng đáng kể khả năng sống sót trong chiến đấu. Tuy nhiên, tổ hợp này không có xe phóng đạn kết hợp radar dẫn bắn (TELAR), đòi hỏi nhà sản xuất phải đặt bệ phóng và radar trên các xe vận tải riêng biệt.
HQ-16 ứng dụng cơ cấu phóng lạnh tương tự tổ hợp S-300 Nga, trong đó quả đạn được đẩy khỏi ống bằng liều phóng sơ cấp, sau đó mới kích hoạt động cơ chính. Thiết kế này cắt giảm đáng kể nhu cầu bảo dưỡng và tiết kiệm chi phí vận hành.
Trung Quốc không công bố thành phần chính xác của HQ-16, nhưng dường như mỗi tổ hợp được chia thành ba trận địa với 12 xe phóng và tối đa 72 tên lửa sẵn sàng chiến đấu. Mỗi quả đạn có tầm bắn tối đa khoảng 45 km.
Radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) IBIS 150 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 140 km và ở độ cao 20 km, đồng thời phát tín hiệu nhận diện địch ta (IFF), đánh giá mức độ nguy hiểm, tính toán đường bay và cung cấp tham số mục tiêu cho radar điều khiển hỏa lực. Radar dẫn bắn có thể phát hiện tối đa 6 mục tiêu cùng lúc, điều khiển đồng thời 8 tên lửa tới 4 mục tiêu trong số đó.
Các hệ thống LY-80 đang được Pakistan triển khai để bảo vệ căn cứ quân sự quan trọng và một phần thủ đô Islamabad. Khi được đặt ở khu vực tranh chấp Kashmir gần biên giới Ấn Độ, LY-80 được coi là giải pháp phù hợp nhất để ngăn các cuộc xâm nhập và tập kích đường không của đối phương, nhất là khi nó có thể sống sót nhờ khả năng cơ động cao.
Ngoài khả năng lập vùng bảo vệ sát biên giới, LY-80 cũng có thể yểm trợ không quân Pakistan bằng cách phát hiện mục tiêu Ấn Độ và dẫn đường cho tiêm kích đánh chặn. “Sự xuất hiện của LY-80 tại Kashmir có thể ảnh hưởng đáng kể tới cán cân sức mạnh tại khu vực này”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26748-vu-khi-tq-co-the-giup-pakistan-chan-don-khong-kich-an-do.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.