Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 05/03/2019

Tuesday, March 5, 2019 5:17:00 PM // ,

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa năm nay 24 tuổi, từng là một nhà hoạt động xã hội ngụ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Anh là người đầu tiên cho phát hình trực tiếp các cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh phản đối Nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam vào giữa năm 2016.
Anh Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017 mà theo anh này là bị công an bắt cóc, sau đó bị tống lên xe thùng đưa ra thị xã Hồng Lĩnh giam giữ trong vòng 9 ngày. Trong thời gian này, anh Hóa nói đã có 8 công an đánh đập, ép cung anh bằng cách buộc dây trói 2 tay lên và tát nước vào mặt.
Trong phiên xử nhà hoạt động Lê Đình Lượng vào ngày 16/8/2018, anh Nguyễn Văn Hóa xuất hiện trong một video với vai trò là nhân chứng buộc tội ông Lê Đình Lượng. Tuy nhiên, tại tòa anh Hóa phản cung cho rằng những lời khai trước đây về ông Lượng là vì bị đánh đập và bức ép.
Ngày 6/11/2018, Hai tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp Nguyễn Văn Hóa.
Freedom Now nêu rõ Việt Nam tiếp tục giam giữ anh Nguyễn Văn Hóa là vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc Tế.
Hôm 18/1/2019, Freedom Now cũng đề cử anh Nguyễn Văn Hóa cho giải thưởng Tự do báo chí 2019 của UNESCO.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-political-prisoner-nguyen-van-hoa-03052019075515.html

Tài xế phản đối BOT, Hà Văn Nam bị bắt

Ông Hà Văn Nam, tài xế ở tỉnh Thái Bình, người tham gia phản đối nhiều trạm thu phí BOT bất hợp lý, bị bắt tạm giam theo thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, do Thượng tá Nguyễn Kim Cương ký hôm 5/3/2019.
Theo thông báo này thì ông Hà Văn Nam bị bắt giam do có hành vi ‘Gây rối trật tự công cộng tại trạm thu phí BOT Phả Lại trên tuyến QL 18 địa phận xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh phạm vào Khoản 2 Điều 318 BLHS’. Thông báo cho biết ông Nam đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh.
Từ trại tạm giam, ông Hà Văn Nam có đơn ủy quyền cho vợ ông là bà Trần Thị Nhài thay mặt ông mời luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông. Ông đề nghị luật sư Trần Thu Nam và cụ Lê Hiền Đức cùng các luật sư tự nguyện nếu cần.
Chị Nhài vợ anh Nam cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Sáng ngày 5/3/2019, khi anh Nam mới ngủ dậy ngồi tầng 1 tại nhà ở quận bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tôi đang ở tầng 2 thì nghe ai đó nói có công an Bắc Ninh đến, tôi tưởng chỉ công an đến nói chuyện bình thường thôi nên chưa tôi chưa xuống ngay.
Khi anh Nam gọi tôi với giọng gấp gáp, tôi chạy xuống thì thấy tay anh Nam đã bị còng cùng một lực lượng công an rất đông khoảng 15 người đọc lệnh bắt anh Nam tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ hôm 31/12/2018. Sau khi đọc lệnh bắt thì họ đưa anh Nam đi, còn một nhóm công an ở lại đọc lệnh khám nhà và chỉ thu một điện thoại. Họ giam anh Nam ở công an tỉnh Bắc Ninh.”
Ông Hà Văn Nam từng bị công an bắt và đánh trọng thương vào ngày 28/1/2019 vừa qua khi đang cùng các tài xế khác phản đối việc thu phí sai quy định tại BOT An Sương và phát trực tiếp trên tài khoản Facebook cá nhân. Ông được thả ra vài tiếng sau đó. Đoạn video được lưu lại thể hiện một nhóm người dường như đang khống chế ông Nam lên xe, buộc ông này im miệng bằng băng keo (băng dính) và nói với nhau là “chở về đồn”.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/bot-protester-driver-havannam-arrested-03052019073443.html

Thái Lan có điều tra thêm

vụ ông Trương Duy Nhất ‘mất tích’?

Gần một tháng sau khi lãnh đạo cơ quan di trú Thái Lan tuyên bố sẽ điều tra việc blogger Trương Duy Nhất bị mất tích, vụ một người Việt ở Bangkok bị cảnh sát giữ vì giấy tờ cư trú đang gợi lại các câu hỏi về vụ blogger Trương Duy Nhất ‘mất tích’.
Cùng lúc, Tổ chức Human Rights Watch công bố yêu cầu đối với Liên Hiệp châu Âu (EU), nhắc tới vụ việc này và cho rằng EU cần nêu với phía Việt Nam trong kỳ đối thoại nhân quyền lần thứ tám ở Brussels sắp bắt đầu hôm 4/03/2019.
Hôm 2/3, một nguồn tin ẩn danh cho BBC biết, chiều hôm trước, thứ Sáu 1/3, ông Phạm Cao Lâm và vợ bị cảnh sát Thái Lan đến nhà mời về đồn.
Cảnh sát hỏi ông Lâm về một nhân vật đã giúp đỡ ông Trương Duy Nhất trong thời gian ông đến Bangkok để tìm cách tới cơ quan Cao ủy Tỵ nạn (UNHCR) nộp đơn xin tỵ nạn, theo nguồn tin ẩn danh nói trên.
Bị bắt vì thiếu giấy tờ
Trả lời BBC hôm 4/3, văn phòng của ông Surachate Hakparn, Cục Di trú Thái Lan xác định tin ông Phạm Cao Lâm bị cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt.
Nhưng cảnh sát Thái Lan lại cho biết lý do tạm giữ người này là vì thiếu giấy tờ cư trú:
“Ông Phạm Cao Lâm đã bị bắt vì ông đã làm việc mà không có giấy phép làm việc tại đây. Bây giờ vấn đề của ông ấy đang trong quá trình làm việc. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng gọi cho đồn cảnh sát.”
Cơ quan Di trú Thái Lan không phủ nhận và cũng không xác nhận với BBC là việc bắt giữ ông Phạm Cao Lâm có liên quan gì đến việc điều tra của Thái Lan về vụ blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng bị cho là ‘mất tích’ từ hôm 26/1 không.
Và họ cũng không trả lời câu hỏi của BBC về tình hình của cuộc điều tra này.
Một nhân viên đồn cảnh sát Kookot thì cho hay ông Phạm Cao Lâm đã bị chuyển cho Trung tâm tạm giữ của Sở Di trú, còn gọi là ‘Immigration Detention Center’ ở Bangkok.
Ông Phạm Cao Lâm là khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tị nạn tại Vương quốc Thái Lan và tin ông bị bắt làm một số người Việt khác ở đây lo lắng.
Các nhóm chạy từ Việt Nam sang Thái Lan thường liên lạc với những người đã có mặt tại đây để tìm trợ giúp ăn ở, sinh hoạt và quan trọng hơn, cách nộp đơn xin tỵ nạn.
Trong khi đó, từ Canada, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất nói với BBC:
“Đã hơn một tháng rồi mà cả Thái Lan và Hà Nội đều chưa có thông tin gì, chưa có cơ quan nào xác nhận là đang giữ ba của con nên con hết sức lo lắng.”
Ông Trương Duy Nhất: Những ngày trên đất Thái Lan
Thái Lan ‘điều tra tin Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok’
‘Quyết tâm rất lớn’ để xử Vũ ‘Nhôm’
Slovakia vẫn ‘điều tra’ vụ Trịnh Xuân Thanh
Hôm 7/2 ông Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.
Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.
“Tôi đã ra lệnh điều tra vụ này,” ông Surachate nói với Reuters ngày 7/2.
Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế tuần này nói họ đã xác nhận tin ông Nhất bị những người vô danh bắt giữ tại một trung tâm thương mại, Future Park, ở Bangkok ngày 26/1.
Ân xá Quốc tế nói họ xác nhận tin này với “các nguồn độc lập giấu tên”.
Các mạng xã hội tiếng Việt đã rộ lên tin nói ông Nhất đến Thái Lan đầu tháng Giêng. Rồi ngày 25/1, ông nộp đơn xin tị nạn tại văn phòng Bangkok của cơ quan UNHCR.
Ân xá Quốc tế đã kêu gọi Việt Nam và Thái Lan cung cấp thông tin về vụ việc.
Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, thì nói ông Nhất đến Thái Lan “chỉ vì một nguyên nhân”.
“Là để xin tị nạn, và ai đó không muốn ông ta làm thế, vì vậy chính phủ Thái Lan nên mở ngay điều tra.”
UNHCR – Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn – tại Thái Lan từ chối bình luận.
Trên các báo quốc tế, vụ việc ông Trương Duy Nhất ‘bị mất tích’ dừng lại trong các bài đăng hồi tháng 2.
Chẳng hạn trang The Guardian ở Anh có bài như vậy hôm 05/02/2019, còn trang Washington Post ở Hoa Kỳ thì có blog mới nhất đã là hôm 11/02/2019 nói ông Nhất là một cây bút bất đồng chính kiến, “bị mất tích, và mối nghi ngờ chính hướng tới Việt Nam”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47438991

Hà Nội mạnh tay với cả người nước ngoài nếu bị nghi lật đổ

Chính phủ Hà Nội hiện đang tiếp tục giam giữ một số công dân nước ngoài gốc Việt. Có trường hợp đã phải ra tòa và nhận án, có trường hợp đang trong quá trình điều tra.
Vì sao được quan tâm?
Ông Michael Phương Minh Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt bị bắt vào ngày 7/7/2018 khi đang du lịch tại Việt Nam cùng 4 người có quốc tịch Việt Nam khác là sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, ông Huỳnh Đức Thịnh (cha của Huỳnh Đức Thanh Bình), Facebooker Trần Phi Long và Facebooker Thomas Quốc Bảo. Nhóm này bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang điều tra về hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 109.
Đối với công dân Mỹ là người gốc Việt nếu gặp rắc rối với Việt Nam thì không những họ có cộng đồng, mà thực sự họ còn Chính phủ Mỹ, dư luận Mỹ đứng bên cạnh họ về mặt bảo vệ, giải thoát cho họ.
-Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn
Trái với nỗ lực từ đó đến nay của gia đình ông Michael Phương Minh Nguyễn với lên tiếng của các vị dân cử Hoa Kỳ đòi Hà Nội phải trả tự do cho công dân Mỹ gốc Việt, số phận của 4 người Việt Nam bị cầm tù còn lại dường như mờ mịt và ít được biết đến.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt như trên, nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn, cư trú tại Thái Lan nói:
Một công dân của Mỹ bị bắt ở nước ngoài và người thân của họ tìm đến những cơ quan truyền thông, những chính trị gia đại diện cho họ ở địa phương thì thường được phản hồi rất tích cực. Đó là sự khác biệt giữa những người Mỹ gốc Việt bị bắt ở Việt Nam so với những người Việt Nam bị bắt ở Việt Nam, bởi vì những người Mỹ gốc Việt có hậu phương rất vững chắc.
Anh Nguyễn Trường Sơn giải thích thêm:
Đối với công dân Mỹ là người gốc Việt nếu gặp rắc rối với Việt Nam thì không những họ có cộng đồng, mà thực sự họ còn Chính phủ Mỹ, dư luận Mỹ đứng bên cạnh họ về mặt bảo vệ, giải thoát cho họ. Tất nhiên là họ có lợi thế hơn so với người Việt Nam.
Đứng dưới góc độ một người đấu tranh trong nước, bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết quan điểm như sau:
Làm công dân của đất nước Việt Nam này, bản thân họ đã mất đi rất nhiều quyền lợi rồi. Tính mạng của con người Việt Nam không được nhà nước và chính phủ quan tâm. Đấy là điều thực tế. Và khi mà họ là công dân Việt Nam thì nếu ở nước khác vẫn không thể có tiếng nói bảo vệ có giá trị hoặc tuyệt đối.
Công dân Mỹ, Úc vẫn bị đàn áp, tù nặng
Thực tế cho thấy thời gian gần đây, các công dân nước ngoài gốc Việt vẫn có thể bị chính quyền Việt Nam đàn áp và tuyên những án tù nặng nề.
Mới hôm 30/1/2019, Mạng Báo Công An Nhân Dân xác nhận ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc là thành viên Đảng Việt Tân đã bị bắt vào khuya ngày 12/1 và bị điều tra theo khoản 1 điều 109. Bộ Ngoại giao Úc đã gửi thư cho gia đình ông này tại Úc và cho hay Đại sứ quán Úc đã thăm nom, nhưng bị từ chối luật sư cho tới khi hoàn tất điều tra.
Hôm 22/8/2018, Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên án 12 người bị đưa ra xét xử với cáo buộc tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân ở Mỹ lãnh đạo nhằm ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Hà Nội’. Ông Nguyen James Han và bà Phan Angel, hai Việt Kiều Mỹ, bị tuyên án mỗi người 14 năm tù và sẽ bị trục xuất ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam.
Trước đó, hôm 20/7/2018, anh William Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt bị chính quyền TP.HCM ra phán quyết trục xuất khỏi Việt Nam sau khi bị bắt giam vì tham gia biểu tình ôn hòa ở Sài Gòn phản đối Dự Luật đặc khu và An ninh mạng vào tháng 6/2018. Việc trục xuất anh William cũng được xem là một nỗ lực đáng kể của các tổ chức nhân quyền quốc tế và giới chức chính phủ Hoa Kỳ.
Trở lại với trường hợp ông Michael Nguyễn, gia đình ông đã từng hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có tiếng nói gây sức ép đến chính phủ Hà Nội nhân dịp ông đến Việt Nam tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Tuy vậy qua chuyến thăm này, vụ việc ông Michael Phương Minh Nguyễn vẫn chưa thấy có tín hiệu gì tốt đẹp; dù trước đó vợ của ông Michael Nguyễn được đến tham dự buổi trình bày Thông điệp Liên bang của tổng thống và sau đó gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Mỹ.
Nhận xét về vụ việc, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch Ủy ban Cứu người vượt biển BPSOS ở Hoa Kỳ nói với RFA:
Chuyến đi vừa rồi của ông Tổng thống Trump không phải trọng tâm về Việt Nam mà là Bắc Triều Tiên. Thành ra vấn đề về người Mỹ gốc Việt mà bị bắt ở Việt Nam có lẽ không phải là vấn đề để ông Trump phải nêu lên đâu.
Có chăng là cần phải vận động lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để ông Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những lần có những cuộc tiếp xúc cao cấp với phía Việt Nam để cần phải lên tiếng.
Chia sẻ những cơ hội sắp được cho rằng phù hợp hơn để vận động trả tự cho ông Michael Nguyễn, Tiến sĩ Thắng nói:
Theo như chúng tôi được biết thì hiện nay ông Nguyễn Phú Trọng, trong vai trò Chủ tịch nước đang vận động để sang Hoa Kỳ. Đây sẽ là cơ hội để phía Hoa Kỳ lên tiếng với Việt Nam về vấn đề của anh Michael Nguyễn.
Thứ hai, cơ hội sắp đến là phía Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị có cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa hai quốc gia. Đấy cũng là cơ hội vào khoảng tháng 4 năm nay để Hoa Kỳ lên tiếng về trường hợp của anh Michael Phương Nguyễn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm Tổ chức BPSOS cũng sẽ có hoạt động cụ thể trong thời gian sắp tới sau:
Trong cuộc Kiểm điểm Việt Nam về Quyền Dân dự Chính trị bởi Liên Hợp Quốc vào ngày 11, 12 tuần tới, chúng tôi cũng sẽ có mặt tại Geneva cho Cuộc Kiểm điểm này, và anh Michael Nguyễn cùng hai người bạn cũng đã nằm trong danh sách chúng tôi đã nộp cho Liên Hợp Quốc để chuẩn bị cho Cuộc kiểm điểm.
Việt Nam vẫn bị chỉ trích về nhân quyền
Nhân dịp Đối thoại nhân quyền Liên Minh Châu Âu và Việt Nam lần thứ 8 diễn ra hôm ngày 4 tháng 3 năm 2019 tại Brussels, nước Bỉ, một số tổ chức theo dõi nhân quyền trong ra thông cáo kêu gọi EU thúc ép Việt Nam chấm dứt đàn áp, cải thiện thành tích nhân quyền.
 Cải thiện ở đây không có nghĩa là Nhà nước để cho nó cải thiện, mà là người dân ý thức được quyền của mình và càng ngày càng ý thức được việc thực hành cũng như bảo vệ quyền đó.
-Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phụ Trách Khu Vực Châu Á của HRW, nêu rõ trong thông cáo báo chí rằng ‘Việt Nam tăng cường đàn áp trong vài năm qua đối với giới vận động cho những quyền chính trị và dân sự căn bản của người dân; trừng phạt giới này với những bản án nặng nề.’
Nhà hoạt động Nguyễn Trường Sơn có cái nhìn tích cực về thực tế nhân quyền ở Việt Nam. Anh giải thích:
Tất cả những lĩnh vực Nhân quyền tôi đều thấy có sự cải thiện. Cải thiện ở đây không có nghĩa là Nhà nước để cho nó cải thiện, mà là người dân ý thức được quyền của mình và càng ngày càng ý thức được việc thực hành cũng như bảo vệ quyền đó.
Anh Nguyễn Trường Sơn đưa ra ví dụ về phong trào chống lại những trạm thu phí BOT không minh bạch và khẳng định đó là những phòng trào Nhân quyền và Dân quyền rất tiêu biểu. Anh nói đây là dấu hiệu cho thấy Nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện bằng chính người dân trong nước.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/american-citizens-are-still-severely-repressed-and-imprisoned-by-hanoi-03052019080738.html

Dân tham gia kiểm tra ‘minh bạch’ tại BOT ‘bẩn’!

Mạng VTC loan tin ngày 2 tháng 3 về việc có một nhóm người dân tại tỉnh Khánh Hòa tiến hành lập lán trại, ngồi đếm xe ở trạm thu phí đường bộ BOT Ninh Lộc.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, anh Nguyễn Minh Hùng, người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 26/2 – 4/3 cho biết nguyên nhân vì sao có quyết định lập nhóm kiểm đếm như thế:
“Trạm cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương sau khi kết thúc lòi ra việc gian lận thu phí. Với lại vụ cướp trạm Long Thành – Dầu Giây thì cũng lòi gian lận thu phí, nên người dân nghi ngờ những trạm thu phí ngày khai báo gian lận, không minh bạch. Hùng nhà gần đây nên đi ra kiểm đếm thử coi đúng hay không.
Trong khi lưu lượng xe năm sau cao hơn năm trước, thì thời gian thu phí đáng lẽ phải rút ngắn lại chứ sao lại tăng lên nên người dân sợ không minh bạch trong thu phí nên người dân đang kiểm đếm xe. - Nguyễn Minh Hùng
Tại vì trạm BOT này lúc trước nói rằng đầu tư 1.437 tỷ và dự kiến thu phí là 14 năm 5 tháng, nhưng không biết vì lý do gì mà họ lại nói là họ đầu tư 2.644 tỷ 478 triệu và họ dự kiến thu phí tới 21 năm 8 tháng 16 ngày. Trong khi lưu lượng xe năm sau cao hơn năm trước, thì thời gian thu phí đáng lẽ phải rút ngắn lại chứ sao lại tăng lên nên người dân sợ không minh bạch trong thu phí nên người dân đang kiểm đếm xe.”
Vào chiều ngày 3/3, trao đổi với truyền thông trong nước, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết Tổng Cục đã nắm được sự việc đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc. Đồng thời cho rằng những người ngồi tại trạm nhưng không gây cản trở gì tới hoạt động thu phí, nên chưa có biện pháp can thiệp. Nhưng nếu có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc.
Anh Nguyễn Minh Hùng cho biết thêm tình hình tại trạm BOT Ninh Lộc trong những ngày qua:
“Lúc đầu thì mấy anh em lập lán trại ở gần trạm BOT thì chính quyền địa phương mới tới yêu cầu tháo dỡ đi vì đất đó là đất công nên mấy anh em mới tháo dỡ để di dời vô đất của Bồ Công Anh cho đúng pháp luật, không cản trở gì đâu.”
Hiện tại, anh Nguyễn Minh Hùng và các cộng sự cho biết chưa thể công bố số liệu kiểm đếm được trong những ngày qua, vì kết quả sau cùng sẽ gửi lên Bộ Giao thông – Vận tải, Kiểm toán nhà nước, cũng như Thanh tra chính phủ.
Trước thông tin chính phủ Hà Nội đang thúc đẩy áp dụng hệ thống thu phí điện tử, anh Hùng bày tỏ sự ủng hộ, hoan nghênh:
“Vì thu phí tự động có những mặt lợi của nó là xe đi qua nhanh hơn, tránh gây ùn tắc giao thông hơn như là thu phí thủ công như thế này. Và sẽ minh bạch hơn so với thu phí thủ công, nhưng không hiểu sao thì họ chậm tiến hành không biết nữa.”
Việc triển khai hệ thống thu phí tự động đã được nhắc đến trong Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017, và Chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ ngày 27/2/2018.
Trước đó, Tổng Cục đường bộ Việt Nam có thông báo cho biết cả nước sẽ tiến hành thu phí tự động trên tất cả cao tốc vào cuối năm 2019.
Vẫn hy vọng hệ thống thu phí tự động sớm được đưa vào sử dụng để giảm bớt tình hình BOT phức tạp như hiện nay, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng:
“Tôi thấy chỉ thị của Thủ tướng là hợp lý nhất. Tức là áp dụng việc thu phí tự động. Trên cơ sở đó thì cứ thu được xe nào thì thông báo trực tiếp cho các cơ quan giám sát. Điều đấy có lẽ phù hợp với các thông lệ quốc tế.”
Tuy nhiên, tài xế Nguyễn Minh Hùng cho rằng hệ thống thu phí tự động cũng chỉ minh bạch hơn so với thu phí thủ công thôi chứ không minh bạch tuyệt đối:
“Hùng thấy cái nào cũng gian lận được hết, như trạm BOT TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương. Lúc đó họ cũng thu phí tự động, nhưng sau khi kết thúc thu phí tự động, họ lại truy tố 5 người dùng phần mềm chèn vô để gian lận thu phí.”
Tôi thấy chỉ thị của Thủ tướng là hợp lý nhất. Tức là áp dụng việc thu phí tự động. Trên cơ sở đó thì cứ thu được xe nào thì thông báo trực tiếp cho các cơ quan giám sát.  - TS. Lê Đăng Doanh
Vào ngày 1 tháng 1 vừa qua, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã bắt giữ 4 cán bộ thuộc công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (công ty quản lý trạm thu phí cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương) và 1 người thuộc công ty Xuân Phi với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Do đó, theo anh Nguyễn Minh Hùng, cách tốt nhất hiện nay là:
“Chỉ có cách minh bạch là nhà nước mình thanh tra tổng phí ban đầu, rồi đưa lên bảng điện tử ở trên trước trạm thu phí đó, và mỗi xe đi qua thì họ trừ dần xuống, nếu trừ về 0 thì lúc đó chấm dứt (thu phí). Còn nếu trong thười gian thu phí họ có xây dựng, nâng cấp, sửa chữa thêm thì họ sẽ cộng thêm hạng mục đó là bao nhiêu, công khai cho người dân biết. Lúc đó mỗi xe đi qua thì sẽ trừ, người dân có quyền giám sát hết thì mới minh bạch được thôi.”
Thông tấn xã Việt Nam ngày 4 tháng 3 vừa loan tin cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ và đúng quy định pháp luật đối với hoạt động thu phí tại các trạm BOT trên cả nước. Đồng thời cần thực hiện nghiêm việc triển khai hệ thống thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Nhận xét về yêu cầu này của Thủ tướng, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:
“Tôi nghĩ đây là một biện pháp tốt mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện rồi và tôi hy vọng chỉ thị này của Thủ tướng sẽ được thực hiện sớm.”
Việc người dân như nhóm anh Nguyễn Minh Hùng chủ động tham gia đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc cũng như ‘chốt’ được dân lập nên tại BOT Bắc Thăng Long- Nội Bài cho thấy ý thức ngày càng được nâng cao của nhiều người trong nước đối với các vấn nạn sai trái. Tuy vậy đã xuất hiện thông tin cáo buộc nhóm ở BOT Ninh Lộc bị ‘kích động’ bởi thế lực nào đó. Chiêu thức này từng được áp dụng như tại BOT Cai Lậy, BOT An Sương… vừa qua khi người dân và các tài xế phản đối những sai trái tại đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bot-ninh-loc-0304-03042019135329.html

Nhà cầm quyền CSVN

đe dọa người dân tự đếm xe ở trạm BOT

Tin Việt Nam –  Báo Dân trí ngày 3 tháng 3 loan tin, trước việc một nhóm tài xế khoảng 10 người đã ngồi đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 26 tháng 2 và  kết thúc vào ngày 4 tháng 3, nhằm kiểm tra độ trung thực của trạm BOT này, thì phía cơ quan  của nhà cầm quyền đã lên tiếng đe dọa, sử dụng lực lượng công an để trấn áp.
Lãnh đạo cơ quan đường bộ CSVN lên tiếng đe dọa nhóm người đếm xe tại trạm BOT mặc dù họ chưa có hoạt động gì cản trở việc thu phí. Nhưng chỉ cần có hành động gì mà nhà cầm quyền cho là gây mất an ninh trật tự thì cơ quan đường bộ sẽ yêu cầu công an vào cuộc.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng nhà cầm quyền CSVN cũng đã có công điện yêu cầu các cơ quan vào cuộc bảo vệ các trạm thu phí BOT, đặc biệt là những trạm BOT sai phạm trong quá trình báo cáo và thu phí đã bị người dân phát hiện, phản đối. Mặc dù hành động của các tài xế là phản kháng dân sự một cách ôn hòa, nhưng ông Phúc yêu cầu các địa phương phải lập tức có các biện pháp đối với những người dân mà họ gán ghép cho là kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự xã hội. Không chỉ vậy, ông Phúc còn yêu cầu bộ quốc phòng vào cuộc chung với bộ công an.
Hàng chục năm nay, nhà cầm quyền CSVN luôn hô hào với những xảo ngôn như: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Thế nhưng, khi người dân biết, người dân kiểm tra thì họ liền cho công an vào cuộc để đe dọa.
An Nhiê
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-csvn-de-doa-nguoi-dan-tu-dem-xe-o-tram-bot/

Xử phúc thẩm vụ đánh bạc ngàn tỷ:

Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương vắng mặt

Thêm nhiều tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa phúc thẩm đường dây đánh bạc ngàn tỷ vừa diễn ra sáng ngày 5 tháng 3 năm 2019, do Tòa án nhân dân Cấp cao Hà Nội mở tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày.
Chỉ 23 người có mặt tại phiên xét xử phúc thẩm, 22 bị cáo khác có đơn xin xử vắng mặt, trong đó có 2 ” ông trùm” cờ bạc Phan Sào Nam cựu chủ tịch công ty VTC online và Nguyễn Văn Dương cựu chủ tịch công ty CNC.
Ông Nam và ông Dương không nằm trong 36 bị cáo có đơn chống án xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng án treo hoặc phạt tiền thay ngồi tù, nhưng có tên trong danh sách triệu tập tới tòa vì liên quan tới kháng nghị của Viện kiểm sát.
Theo kháng nghị, Viện kiểm sát đề nghị Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức” với các bị cáo phạm tội Tổ chức đánh bạc từ đại lý cấp một trở lên; đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo đã khắc phục hậu quả từ một nửa trở lên số tiền thu lời bất chính, trong đó có ông Nam và ông Dương.
Cũng tại phiên xử, một số bị cáo bổ sung nhiều tài liệu như giấy tờ chứng minh gia đình có công, giấy nộp phạt khắc phục hậu quả, hồ sơ bệnh án.v.v…
Trước đó, bản án sơ thẩm tuyên ngày 30/11/2018 xác định, Dương biết lợi thế CNC là công ty bình phong của công an nên nhận hợp tác tổ chức mạng lưới đánh bạc trực tuyến. Theo đó, Dương có vai trò quan trọng nhất, là người móc mối việc bảo kê của cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa.
Theo bản án sơ thẩm, cựu tổng cục trưởng Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm tù, cựu cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa bị phạt 10 năm tù cùng về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam phải nhận mức án lần lượt 10 và 5 năm tù về hai tội Tổ chức đánh bạc, Rửa tiền. Bốn bị cáo trên không kháng cáo.
88 bị cáo còn lại nhận hình phạt thấp nhất là 40 triệu đồng, cao nhất là 3 năm 6 tháng tù về các tội: Rửa tiền, Mua bán trái phép hóa đơn, Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/appellate-trial-of-billion-vnd-gambling-in-phu-tho-03052019083640.html

Vì sao Văn đoàn Độc lập không kỷ niệm 5 năm?

Ban Vận động Văn đoàn Độc lập thông báo họ không kỷ niệm 5 năm hoạt động “vì lý do an ninh” trong lúc một thành viên nói với BBC rằng “người ta báo trước là mình không được tổ chức công khai”.
Thông cáo của tổ chức xã hội dân sự nêu trên đăng tại trang Vanviet.info nói họ “quyết định hủy bỏ buổi kỷ niệm 5 năm hoạt động và trao giải Văn Việt lần thứ tư vào hôm 3/3 vì lý do an ninh”.
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập quy tụ những cây bút quen thuộc như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng…
Hoàng Hưng: ‘Chúng tôi không muốn làm liệt sỹ quá sớm’
Quanh việc rút tác phẩm của Văn đoàn Độc lập
Vận động thành lập ‘Văn đoàn Độc lập VN’
Kịch tính Giải Văn Việt lần thứ nhất
Cũng trong dịp này, bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc, trưởng ban Vận động Văn đoàn Độc lập đăng trên Vanviet.info cho biết: “Chúng tôi là những người cầm bút không muốn để cho ai dùng mình cả. Có thể có một câu châm ngôn mới: “Hãy nói cho tôi biết ai nuôi và dùng Hội của anh, tôi sẽ nói cho anh biết hội của anh là cái thứ hội gì!”.
“Nguyên tắc của chúng ta là không chỉ tôn trọng mà còn cố gắng phát huy tối đa sự đa dạng, đa nguyên của văn học, bới chính văn học sinh ra là để nói lên và bảo vệ tính đa dạng, đa nguyên của thế giới, của cuộc sống và con người.”
‘Đã báo trước’
Hôm 4/3, dịch giả Phạm Nguyên Trường, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nói với BBC: “Theo như tôi biết, người ta đã báo trước là mình không được tổ chức kỷ niệm công khai.”
“Năm ngoái thì người ta phá ngay từ đầu bằng cách cắt điện, cắt nước tại nơi tổ chức ở Sài Gòn.”
“Sau đó mọi người đành kéo vào quán ăn một tô phở.”
“Năm nay thì không biết lý do cụ thể là gì nhưng năm ngoái, người ta nói với ban tổ chức là cuốn 1984 [tiểu thuyết của nhà văn George Orwell] do tôi dịch có những đoạn mà giới an ninh văn hóa bảo là nói về họ, nên không được trao giải cho cuốn này.”
“Nếu cứ trao giải thì người ta sẽ phá.”
Ông Nguyên Trường nói thêm: “Tất nhiên là chính quyền không khuyến khích các cá nhân tham gia Văn đoàn Độc lập.”
“Đây là tổ chức tư nhân nên họ không kiểm soát được, nên họ sẽ ngăn chặn thôi.”
“Theo như tôi hiểu, người ta chỉ làm phiền những buổi tụ tập đông người [của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập] chứ còn đăng bài trên trang web thì toàn những người già già thôi thì người ta cũng không làm gì.”
Bàn về chuyện kiểm duyệt xuất bản sách, dịch giả Phạm Nguyên Trường nhận định: “Tôi thấy tình hình kiểm duyệt sách hiện khá tùy tiện.”
“Ông kiểm duyệt lúc làm căng, lúc không căng. Đã cấm đoán mà chẳng có theo luật lệ gì cả.”
“Cùng một cuốn nhưng nhà xuất bản này thì bị cấm còn nhà xuất bản khác thì làm được nên cuối cùng chẳng hiểu nó như thế nào.”
‘Đối trọng với Hội Nhà văn của nhà nước’
Hồi năm ngoái, một đại diện của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập nói với BBC rằng “nên lấy làm mừng” về văn bản của Ban Tuyên Giáo lệnh đề nghị “rút toàn bộ tác phẩm của nhà văn có tên trong Văn đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa.”
Mạng xã hội rò rỉ một văn bản do ông Võ Văn Phuông, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, “đề nghị Ban Cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức Văn đoàn Độc lập ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới.”
Hoàng Hưng: ‘XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng’
Nhà văn Thuận ‘từ chối giải Hội Nhà Văn HN’
Sách ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ
‘Tôi từng viết mà không được xuất bản!’
‘Bị chụp mũ đồi trụy, chưa hẳn đã xui xẻo’
Văn bản cũng nêu: “Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bám sát định hướng của Đảng. Sách giáo khoa Ngữ văn mới phải thể hiện sâu sắc nội dung giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cao cả.”
Thời điểm đó, ông Hoàng Dũng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và cũng là giảng viên ở TP. Hồ Chí Minh, bình luận: “Đã có không ít nhà văn tên tuổi bị trục xuất khỏi văn đàn, tác phẩm bị tiêu hủy, mà có phải ai cũng may mắn có một văn bản như thế đâu.”
“Thì đấy, giấy trắng mực đen Ban Chấp hành Hội Nhà văn chỉ ra quyết định truất ba năm hội tịch Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán nhưng mãi 30 năm sau hội tịch của họ mới được phục hồi!”
“Còn Nguyễn Mạnh Tường từ năm 1957 đến 1993, không biết do lệnh của ai, hoàn toàn bặt tiếng, không có một tác phẩm nào được in, cho dẫu là một bài báo nhỏ!”
“Chuyện xửa chuyện xưa? Không, chuyện nảy chuyện nay đấy: một bài đăng báo không vừa ý một quan chức có trách nhiệm quản lý, là có thể bị bóc tức khắc, đôi khi chỉ cần một cú điện thoại, thậm chí – người ta đồn – một cái tin nhắn!”
“Cho nên, trước một văn bản như thế này, nên lấy làm mừng! Chỉ mong từ nay, tất cả những chỉ thị kiểm duyệt văn chương đều có văn bản. Để cho các thế hệ sau hiểu được, chứ mọi chuyện cứ thì thụt trong bóng tối thì quả thực phải kêu lên như Nguyễn Trọng Tạo: “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi. Câu trả lời thật không dễ dàng chi!”.
“Tôi hiểu là văn bản của Ban Tuyên Giáo là áp dụng cho sách giáo khoa phổ thông sắp tới, chứ không phải sách giáo khoa hiện hành. Mà dự thảo Chương trình Ngữ văn như đã công khai trên báo chí thì chỉ quy định sáu tác phẩm bắt buộc, trong đó có duy nhất một tác phẩm văn học hiện đại là ‘Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.’
“Còn các nhà văn khác, kể cả người thuộc Văn đoàn Độc lập là nhà văn Nguyên Ngọc, xuất hiện trong phần các văn bản gợi ý, tức người viết sách giáo khoa có thể đưa vào hay không.”
Thu hồi sách của Trần Trọng Kim: Nên hay không?
Trà Vinh: Tranh ‘Biển Chết’ bị thu giữ
Sách của Trần Trọng Kim bị thu hồi
Ông Hoàng Dũng cũng nói thêm: “Về cách hành xử của chính quyền với Ban vận động Văn đoàn độc lập và giải Văn Việt của tổ chức này, tôi chỉ có thể nói: “Hết ý kiến!”
“Nói thế này thì gần sự thật hơn: người ta muốn đẩy Ban vận động Văn đoàn Độc lập đến chỗ đối trọng với Hội Nhà văn của nhà nước.”
“Rất nhiều nhà văn có tên trong Ban vận động Văn đoàn Độc lập đồng thời cũng là hội viên của Hội Nhà văn đấy chứ. Nhưng tháng 5/2015, sau việc lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam chỉ thị loại bỏ khỏi danh sách đi dự Đại hội lần thứ 9 những ai là thành viên Ban vận động Văn đoàn Độc lập, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút thì nhiều người trong số đó mới tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam.”
“Chúng tôi là chúng tôi, trước sau không “đối trọng” với bất kỳ ai cả.”
“Còn chuyện vượt qua rào cản kiểm duyệt, định hướng của bất kỳ ai, tổ chức nào, không cứ là của Ban Tuyên Giáo thì đó chẳng phải nguyên tắc và là – ở Việt Nam – ước mơ của người cầm bút hay sao?
Trả lời câu hỏi của Ben Ngô – “Khái niệm tự do sáng tác có tồn tại ở Việt Nam hay không?”, ông Hoàng Dũng đáp: “Tôi tưởng anh hỏi: “Người Việt Nam có tự do hay không?”
Nhà văn Thuận: Hiện thực Việt Nam ‘độc nhất vô nhị’
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47382248

Nghi vấn vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn dù có cấm vận

Reuters cho hay một tàu VN chở 2.000 tấn dầu cập cảng Bắc Hàn trong thời điểm Thượng đỉnh Trump-Kim gây hoài nghi liệu Hà Nội có vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.
Tàu Viet Tin 01 của Việt Nam được thấy đậu ở bờ tây cảng Nampo của Bắc Hàn hôm 25/2, theo dữ liệu của Refinitiv. Dữ liệu này ghi nhận chuyển động của tàu, thông tin chuyến hàng và điểm đến chính theo đúng đăng ký của chủ tàu.
Theo Reuters, hiện chưa rõ liệu tàu này có dỡ hàng tại cảng Nampo hay không.
Theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Bắc Hàn bị hạn chế nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Thông tin từ báo Việt Nam
Hôm 5/3, báo Giao thông, thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam, có bài giải thích: “Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đã kiểm tra, xác minh và được biết tàu Việt Tín 01 (Hô hiệu/Số IMO: 3WBO/8508838), thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Vận tải Việt Tín (Viet Trust Shipping Corporation), có địa chỉ tại 62C Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.”
Báo cho biết: “Công ty này đã cho Công ty Happy Shipping, có đăng ký trụ sở tại Phúc Kiến, Trung Quốc, thuê tàu Việt Tín 01 từ ngày 28/1/2019 trong 12 tháng và không cho thuê thuyền viên.”
“Theo hợp đồng, tàu Việt Tín 01 không được phép chuyên chở hàng hóa tới các khu vực bị Liên Hợp quốc và một số quốc gia trừng phạt hoặc cấm vận.
Tuy nhiên, từ khi được bàn giao, tàu Việt Tín 01 không cập nhật tình hình hoạt động cho bên chủ tàu, đến ngày 26/2/2019 thì ngắt hoàn toàn tín hiệu theo dõi tàu.
Như vậy, công ty Happy Shipping là bên thuê tàu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu khi thuê.”
‘Bước di dại dột’
“Tôi cho rằng nếu tàu chở dầu này vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc thì sẽ là rắc rối lớn với Việt Nam về mặt pháp lý,” Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với Mỹ Hằng của BBC hôm 4/3.
“Việc này diễn ra đúng lúc ông Kim Jong-un họp thượng đỉnh ở Việt Nam thì người ta có thể suy luận rằng Việt Nam có thể nhân cơ hội này để lấy lòng người Bắc Hàn. Nếu đúng như vậy thì vi phạm còn trầm trọng hơn nữa.”
Những điều Bắc Hàn có thể học từ phụ nữ Việt Nam
Điều gì khiến hội nghị thượng đỉnh Hà Nội sụp đổ?
Quan chức Bắc Hàn đến Việt Nam học ‘Đổi Mới’
“Tôi không khẳng định rằng Việt Nam vi phạm, hay trước đó đã liên hệ với Liên Hiệp Quốc để xin phép rồi. Việt Nam từng xin phép cho nhập cảnh một số đại biểu Bắc Hàn bị Liên Hiệp Quốc cấm vận, nghĩa là những người mà không nước nào được cho phép nhập cảnh, và đã được Liên Hiệp Quốc châm chước cho việc đó. Đó là với người. Còn với hàng hóa, nhất là dầu, tôi không rõ nhưng tôi nghi là có vi phạm.”
“Với đường đi của con tàu như vậy, lại diễn ra ở thời điểm nhạy cảm như vậy thì dù có không vi phạm, tôi cho rằng đây là bước đi hết sức dại dột của Việt Nam, hoàn toàn không đáng. Vì so với Hàn Quốc và Mỹ thì Bắc Hàn chỉ đứng thứ ba trong quan hệ với Việt Nam.”
Theo Reuters, tàu Viet Tin 01 có kế hoạch chở nhiên liệu tới Daesan ở Hàn Quốc vào 28/2 theo dữ liệu điểm đến đã đăng ký.
Điểm dừng trước đó của Viet Tin 01 là Đài Loan, Singapore và Bangladesh.
Một nhân viên thuộc Tổng công ty Vận tải Viet Trust có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh – chủ sở hữu tàu – nói với Reuters là bà không biết tàu này đang ở đâu. Bà này nói Viet Trust có hai tàu là Viet Tin 01 và Viet Tin Lucky hiện đang ở ngoài khơi bờ biển phía Tây Thái Lan.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của Reuters.
Hãng tin NK Pro chuyên theo dõi sự phát triển của Bắc Hàn cho biết trong một tường thuật hôm thứ Năm 28/2 rằng nếu Viet Tin 01 thực sự chở dầu cho Bắc Hàn, việc này “có thể đẩy lùi các nỗ lực cấm vận của Liên Hiệp Quốc”.
Đường đi bất thường
NK Pro cũng cho rằng sự xuất hiện của một tàu chở dầu thuộc sở hữu nước ngoài trong vùng biển Bắc Hàn là ‘bất thường’ và trái với các biện pháp hiện được Bắc Hàn ưa dùng để nhập khẩu nhiên liệu bị hạn chế, đó là tham gia vào hoạt động trao đổi dầu trực tiếp giữa các tàu trên biển.
Phân tích bổ sung của NK Pro cho thấy lưu lượng vận hành thường xuyên, trong thời gian sắp diễn ra Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, của một số tàu bị Liên Hợp Quốc cấm vận hoặc có dính líu tới mạng lưới buôn lậu từ Bắc Hàn vào Việt Nam, làm dấy lên câu hỏi về cam kết của Hà Nội đối với nghĩa vụ thực thi lệnh trừng phạt.
Đường đi bất thường của Viet Tin 01 cũng cho thấy Bắc Hàn vẫn có khả năng ‘lách’ lệnh trừng phạt, theo NK Pro.
Không đúng thời điểm
Trong khi Kim Jong-un ngồi tàu bọc thép vượt qua Trung Quốc hướng thẳng về Hà Nội thì tàu chở dầu của công ty Viet Trust có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh lại vượt biển theo hướng ngược lại, tiến về bờ tây Bắc Hàn.
Và mặc dù thông tin về đường đi của tàu đôi khi có thể bị sai sót hoặc bị giả mạo, tàu chở dầu Việt Nam đã bắt đầu thể hiện hành vi bất thường từ lâu trước khi nó đến bờ biển Bắc Hàn, NK Pro cho hay.
Theo dữ liệu hàng hải mà NK Pro có được, tàu chở dầu Viet Tin 01 bắt đầu hành trình gần một kho chứa dầu của Singapore thuộc sở hữu của Vopak Terminal Singapore vào ngày 31/1.
Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng ‘muốn học VN’
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Trước khi rời vùng biển Singapore, vào ngày 2/2, Viet Tin 01 báo cáo một điểm đến tại vịnh Nampo của Bắc Hàn, nhưng sau đó 1 tiếng 45 phút lại đổi thành điểm đến ‘Kaohsiung’.
Theo NK Pro, thông tin về điểm xuất phát và điểm đến của các tàu tới Bắc Hàn thường được nhập thủ công hoặc nhập sai để ngăn các dữ liệu này được phát tới mạng lưới Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Dữ liệu sau đó cho thấy Viet Tin 01 di chuyển đến Cao Hùng ở phía Tây Nam Đài Loan, mặc dù nó không có vẻ ghé vào bất kỳ cảng hay cơ sở nào trong khu vực này, thay vào đó chỉ lảng vảng gần bờ biển Đài Loan.
Sau khoảng 20 giờ, Viet Tin 01 một lần nữa thay đổi thông tin điểm đến là Daesan Hàn Quốc, trước khi đi về phía bắc tới bán đảo Triều Tiên.
Viet Tin 01 sau đó đi qua Hàn Quốc và dừng ở một khoảng cách ngắn về phía tây cảng Nampo của Bắc Hàn vào ngày 24/2, nơi nó biến mất khỏi các hệ thống theo dõi trong khoảng hai ngày.
Viet Tin 01 xuất hiện trở lại hai ngày sau đó tại kho dầu Nampo, một chỉ báo rằng có khả năng nó đã vô hiệu hóa thiết bị phát sóng vị trí trong lúc ở đây, mặc dù đã nhanh chóng bật lại rạng sáng 26/2.
Mặc dù rất khó để đánh giá chính xác nội dung thực tế của các chuyến hàng chỉ từ thông tin đường đi của tàu và ảnh vệ tinh, nhưng sự bất thường trong đường đi của Viet Tin 01 với nhiều kỹ thuật buôn lậu đã bị Hội đồng chuyên gia Liên hợp quốc (PoE) ‘lật tẩy’ trong báo cáo năm 2018, theo NK Pro.
Các chuyến hàng
Theo cơ sở dữ liệu của Equasis Maritime, một tàu chở hàng nặng 5.300 tấn của Huaxin Shipping Hong Kong trước đây từng bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt do sử dụng một tàu khác tên là Asia Bridge 1 để buôn lậu 8.000 tấn than của Bắc Hàn vào Cẩm Phả, Việt Nam, vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.
Trong nhiều tháng gần dây, dữ liệu cho thấy thường xuyên có các chuyến hàng của một số tàu tới vùng biển Việt Nam. Những tàu này có mối liên hệ với những tổ chức nổi tiếng vi phạm lệnh trừng phạt và với giới buôn lậu vũ khí.
Danh sách của PoE còn bao gồm một số tàu gắn cờ Bắc Hàn, từng ngưng phát sóng tín hiệu vị trí khi tiến tới gần Việt Nam và khi tín hiệu bật trở lại thì điểm đến được biết là Sài Gòn.
Trong khi bản chất của các chuyến tàu này rất khó để xác định từ các nguồn mở thu thập được, thì chúng phản ánh một khuynh hướng đã được các chuyên gia của PoE chỉ rõ sau hàng loạt các vụ điều tra tàu chở hàng vi phạm lệnh cấm vận Liên Hiệp Quốc cập cảng Việt Nam năm 2017, NK Pro cho hay.
Và dù không có tàu nào tới Việt Nam thời gian gần đây nằm trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc thì mối liên hệ chặt chẽ của họ với các nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hoặc với mạng lưới buôn lậu cũng gióng một hồi chuông cho cả Washington và Hà Nội, theo NK Pro.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47437122

Ý kiến: ‘Xây chùa hoành tráng nhưng vô hồn’

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Gần đây xuất hiện một số ý kiến ở Việt Nam cho rằng có hiện tượng xây quá nhiều chùa to, công trình tâm linh kết hợp du lịch.
Hiện tượng này nên được nhìn nhận ra sao?
Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 18 nghìn ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất…
Chủ tịch Quang thăm chùa Mahabodhi
Nhà chùa nói về vụ phóng sinh cá
Lễ hội VN mất giá trị nhân văn?
Chùa Liên Trì bị cưỡng chế
‘Hoành tráng nhưng vô hồn’
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nói với BBC từ Hà Nội: “Hôm Tết vừa rồi tôi có đi cùng đoàn của Trung tâm Minh Triết đến xã Lưu Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên để thăm hai ngôi chùa cổ và nhỏ là chùa Văn và chùa Vũ.”
“Khi đến viếng các chùa này, người ta vẫn có thể cảm nhận được không khí thanh tịnh của Phật giáo từ thế kỷ 18.”
“Các vị tu hành ở đây dường như còn xa lạ với mùi tiền.”
“Từ hai ngôi chùa ấy, tôi bỗng nghĩ về bàn tay của những nhóm lợi ích đổ tiền vào tạo nên những ngôi chùa hoành tráng nhưng vô hồn, văn hóa dân tộc không còn mà lại mang dáng dấp chùa Trung Quốc như chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc.”
“Tôi đoán là có nhiều nguyên nhân cho việc xây chùa to.”
“Hình như trong tính cách lâu đời của người Việt có tâm lý muốn cầu phúc lộc, muốn bỏ ra ít tiền ở cửa Phật thì thu được cái lợi ngay trước mắt.”
“Cho nên có người dựa vào tâm lý ấy nên bỏ tiền xây chùa thật hoành tráng, rồi sau đó thu lại tiền cầu phúc của Phật tử.”
“Tôi sợ rằng rồi đây cái sự tích lũy tư bản chủ nghĩa trong xã hội Việt Nam hiện nay sẽ ảnh hưởng đến những ngôi chùa cổ ngày xưa.”
“Ở rất nhiều nơi tại Việt Nam, tôi thấy có sự kinh doanh tâm linh, khiến tôi ghê sợ rằng tính trong sáng nguyên thủy của Phật giáo đang dần mất đi.”
‘Chùa thì to, nhưng đạo đức xã hội xuống cấp’
Hôm 25/2, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì tại chùa Liên Trì (đã bị cưỡng chế hồi 2016) nói với BBC: “Tôi thấy rằng tính chất Phật giáo và sự hành đạo cốt không phải ở những ngôi chùa hoành tráng.”
“Nhất là khi ngày càng có thêm những ngôi chùa to lớn nhưng tương phản với thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp mà không được chấn chỉnh.”
“Phải chăng họ xây những ngôi chùa ngày càng to lớn là để cho thế giới thấy Việt Nam có tự do tôn giáo và phủ nhận cáo buộc đàn áp tôn giáo?”
“Người ta sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những ngôi chùa to trong lúc các cơ sở tôn giáo độc lập bị cưỡng chế như chùa An Cư ở Đà Nẵng, chùa Liên Trì ở Sài Gòn, chùa Sơn Linh ở Kon Tum…”
“Phải nói là những người tu hành chân chính rất đau khổ khi các cơ sở tôn giáo chính thống bị trấn áp trong lúc các ngôi chùa bề thế mọc lên như một hình thức kinh doanh tâm linh.”
Sinh hoạt Phật Giáo của người Việt tại Anh có gì lạ?
Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin
Chùa thiêng Tây Tạng chìm trong lửa
Người Việt có thực sự tin vào nhân quả?
Hôm 21/2, BBC đã liên hệ ông Bùi Thanh Hà, Phó Ban Ban Tôn giáo Chính phủ để hỏi nhận định của ông về việc có thêm nhiều ngôi chùa hoành tráng ở Việt Nam nhưng ông từ chối trả lời.
Giáo sư Trương Quốc Bình, cựu Cục phó Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch được báo Dân Việt dẫn lời: “Việc xây dựng các khu chùa đồ sộ là chưa từng có trong lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Từ thời Lý, Trần đến thời Nguyễn, chúng ta không có các chùa với quy mô hàng hécta, kỷ lục nọ kia như thế. Các ngôi chùa của ta là các công trình tôn giáo, tín ngưỡng hòa nhập với thiên nhiên, là bao gồm sông, núi, đất đai và con người ở trong công trình đó, với cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên chứ không phải ở trước một thứ đồ sộ và cảm thấy mình thật nhỏ bé.”
“Nguyên nhân của việc này là khủng hoảng niềm tin. Trong số những người đi thờ cúng, cổ vũ xây dựng những cơ sở tôn giáo, cấp đất cho chùa, duyệt dự án có cả các lãnh đạo. Tôi kiến nghị các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xem lại việc cho phép và ủng hộ những dự án này.”
Một bài báo hôm 24/2 trên trang baophapluat.vn hỏi Thượng tọa Thích Nhật Từ – Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM.
Thượng tọa Thích Nhật Từ nêu quan điểm: “Xây chùa to, hoành tráng rồi có đúng tinh thần Phật pháp không, có Phật ở đấy không, về bản chất, nó cũng như những nghi vấn kiểu như: Vì sao Việt Nam phải phấn đấu trở thành nước giàu, rồi giàu thì có đánh mất bản sắc hay không, còn trái tim nhân ái hay không?
“Theo tôi đó là những câu hỏi mang tính hoài nghi, không có lợi gì cho sự phát triển các phương diện từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần. Tất cả các quốc gia đang phấn đấu trở thành nước giàu. Việt Nam chúng ta vừa thoát khỏi nước nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình 2600 USD cho đầu người mỗi năm, đó là một bước tiến lớn sau 4 thập kỉ vừa qua.”
Thượng tọa Thích Nhật Từ nói thêm: “Trong mấy ngày đầu năm 2019, báo chí Việt Nam phản ánh sự kiện khu vực Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có ngôi chùa 5.500m2 quang cảnh tổng thể. Ngôi chùa đó được xem là lớn nhất Đông nam Á.”
“Tôi rất mong những người đặt câu hỏi như thế hãy nghĩ đến các công trình tôn giáo ở nhiều quốc gia khác để đặt câu hỏi rằng nếu như trước đây, những người xây dựng nên các kiến trúc tôn giáo ấy không có tầm nhìn, dám nghĩ dám làm thì làm sao đất nước họ có những công trình văn hóa nổi tiếng thế giới như hiện nay?”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47301899

Lại bức tử nước mắm truyền thống?

Diễm Thi, RFA
Câu chuyện nước mắm truyền thống lại một lần nữa nóng lên khi Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm với nhiều quy định bị những người làm nước mắm truyền thống lâu nay cho là không phù hợp nên phản đối mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp sản xuất chế biến nước mắm truyền thống cho rằng  hơn 50 nội dung quy định trong Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm không phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm.
Ví dụ như yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển chứ không phải cá nước ngọt (cá nuôi). Quy định này buộc nhà sản xuất phải tốn tiền xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm.
Dự thảo cũng quy định nhà sản xuất phải kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hay quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh nhằm loại bỏ chất histamine trong nước mắm.
Ông Nguyễn Tử Cương cho biết histamine là một loại chất phân hủy chỉ sinh ra từ nhóm cá có thịt đỏ. Do vậy quy định tất cả các loại nước mắm phải kiểm soát chất này là sai, vô lý.
Một trong những nơi sản xuất nước mắm truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam là vùng đất Phan Thiết, được thiên nhiên ưu đãi với hai nguồn tài nguyên quý là cá biển và muối biển, nguyên liệu làm nước mắm.
Cuộc sống người dân vùng biển này đơn giản với nghề làm nước mắm từ đời này sang đời khác, cứ cha truyền con nối mà chưa bao giờ có ai đặt vấn đề nước mắm có hóa chất hay không, bởi có tới 97% nước mắm truyền thống tại Việt Nam được chế biến từ cá biển.
Ông chủ hãng nước mắm Hai Trung ở Phan Thiết nói với RFA rằng theo hiểu biết của ông thì tiêu chuẩn sản xuất nước mắm là dành cho nước mắm xuất khẩu, cứ nhà anh bao đời làm nước mắm chỉ cần muối và cá biển, có thêm hóa chất gì đâu:
“Anh có nhận được thông tin nhưng anh không làm theo tiêu chuẩn đó vì đó là tiêu chuẩn cho xuất khẩu. Anh làm theo tiêu chuẩn mua bán ở Việt Nam thôi. Tiêu chuẩn mới họ phân ra nhiều loại.
Xưa nay vẫn làm theo cách truyền thống ông bà để lại. Ngày xưa ông bà làm sao thì giờ mình làm y như vậy rồi bán thôi chứ còn những tiêu chuẩn kia anh không quan tâm. Anh vẫn mua bán bình thường, tiêu chuẩn họ nâng cao lên dần thì mình cũng theo nhưng họ chưa làm liền được đâu. Mấy trăm năm nay vẫn làm bình thường, có gì đâu mà phải áp dụng ba cái đồ vớ vẩn đó. Sản phẩm cuối cùng ra phải là nước mắm tinh khiết thì nó mới không hư, còn không là nó hư liền à.”
Theo phương pháp sản xuất nước mắm của cha ông được truyền từ đời này sang đời khác thì nước mắm cốt được chắt từ tinh chất cá và muối  ngâm dầm trong các thùng, lu, vại từ 18 đến 24 tháng. Quá trình này sẽ giúp thịt cá phân giải các protein cùng các axit amin. Các axit amin này đều được tổng hợp từ những enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, giúp nước mắm truyền thống khi chắt cốt có vị mặn ngọt tự nhiên, nguyên chất, sạch mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ.
Năm 2016, nước mắm truyền thống từng một lần điêu đứng với thông tin nước mắm có chứa hàm lượng asen (thạch tín) vượt ngưỡng qui định của Bộ Y tế Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Tịnh, một nhà sản xuất nước mắm truyền thống, nguyên Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc giải thích chuyện hàm lượng asen với RFA:
“Nước mắm truyền thống của Việt Nam là quốc hồn quốc túy sản xuất từ nguyên liệu cá và muối ủ chượp và lên men tự nhiên thời gian từ 10 đến 12 tháng mới ra  sản phẩm nước mắm…asen hữu cơ từ trong bản thân con cá nó có sẵn, con cá cho đạm càng cao thì asen hữu cơ càng cao, asen hữu cơ hoàn toàn không có hại cho sức khỏe người tiêu dùng…còn nước mắm công nghiệp là họ lấy nước mắm truyền thống về pha chế lại thành nước mắm công nghiệp, hai cái này hoàn toàn khác nhau.”
Tại hội thảo đóng góp ý kiến cho dự thảo do Câu lạc bộ Nước mắm truyền thống thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hôm 27/2/2019, ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM lo ngại rằng một khi tiêu chuẩn này được ban hành sẽ đẩy những doanh nghiệp nhỏ lẻ đang sản xuất nước mắm truyền thống vào thế khó khăn, thậm chí bị xóa sổ bởi để đáp ứng được các tiêu chuẩn này, cơ sở phải sản xuất với quy mô lớn và có khi các bí quyết làm nước mắm truyền thống sẽ không còn. Ông nhấn mạnh quan điểm nước mắm là văn hóa, truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
TS Nguyễn Thị Hậu từng chia sẻ với RFA về nước mắm truyền thống nhìn dưới góc độ văn hóa:
“Trong văn hóa thì nước mắm là một trong các yếu tố văn hóa biển. Chúng ta sử dụng thường xuyên hàng ngày nhưng mà ít khi nào chúng ta nghĩ rằng nó là yếu tố bên cạnh yếu tố truyền thống mà chúng ta vẫn nói là văn minh lúa nước thì nước mắm có thể coi là một trầm tích văn hóa biển rất quý giá của Việt Nam. Chúng tôi không hình dung được nếu Việt Nam mình không có nước mắm làm từ cá thì nó còn cái hương vị ẩm thực của rất nhiều món ăn của Việt Nam hay không.
Truyền thông trong nước trích lời ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản, nay là Trưởng ban phát triển thủy sản bền vững Hội Nghề cá Việt Nam, rằng ông bất ngờ với nội dung của Dự thảo TCVN về sản xuất nước mắm và Hội nghề cá không được tiếp nhận và hỏi ý kiến về Dự thảo này.
RFA liên lạc với một vài hãng sản xuất nước mắm ở Bình Thuận và Phan Thiết thì tất cả đều cho biết họ không hề được hỏi ý kiến về dự thảo này. Chủ cơ sở Hai Non thì nói thêm rằng “Nếu bắt sản xuất theo những yêu cầu mới thì mình phản đối vì mình không làm theo được.Làm truyền thống lâu nay nó vậy rồi.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/traditional-fish-sauce-is-suffering-fr-death-dt-03042019141649.html

Chính quyền TP.HCM giải quyết khiếu nại ở Thủ Thiêm

 trong năm 2019

Kết luận cuối cùng về việc thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được Trung ương hoàn tất và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ cố gắng giải quyết cơ bản trong năm 2019.
Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND) TP.HCM, ông Võ Văn Hoan cho biết thông tin vừa nêu tại buổi họp báo vào ngày 5 tháng 3.
Ông Võ Văn Hoan cho biết thêm chính quyền thành phố sẽ tiếp tục giải quyết các trường hợp đồng thuận, còn những trường hợp chưa đồng thuận thì sẽ gặp gỡ để đạt được kết quả với người dân Thủ Thiêm.
Trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, người dân Thủ Thiêm đã tiếp tục ra Hà Nội khiếu nại với các cấp ở Trung ương trong nhiều ngày vì phản đối kết luận kiểm tra của Thanh tra Chính phủ được công bố liên quan đến việc khiếu nại của họ về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, cụ thể là hai phường Bình Khánh và An Khánh nằm ngoài ranh giới quy hoạch.
Tại buổi họp báo vào ngày 5 tháng 3, ông Võ Văn Hoan nói rằng người dân Thủ Thiêm và thành phố cùng đi trên một con đường nhưng một số trường hợp đi theo hướng khác với chính quyền, do đó không đạt được sự đồng thuận.
Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân TP.HCM kêu gọi người dân Thủ Thiêm bình tĩnh để cùng chính quyền thành phố tìm cách giải quyết tốt nhất để thành phố được ổn định và phát triển trong tương lai.
Những người dân Thủ Thiêm khiếu kiện cho biết trường hợp của họ được nêu ra với các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cả 20 năm nay; thế nhưng đơn thư của họ chưa được giải quyết khiến cuộc sống đang ổn định bị rơi vào tình cảnh khốn khó. Thậm chí có trường hợp phải tự vẫn vì khốn quẩn, không còn lối thoát.
Cũng trong lãnh vực liên quan đất đai, truyền thông trong nước vào ngày 5 tháng 3 loan tin hàng trăm doanh nghiệp xây dựng trái phép trên đất rừng, nông nghiệp ở xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai kể từ khi địa giới của xã được sát nhập vào thành phố Biên Hòa hồi tháng 2 năm 2010.
Tin cho biết hiện có gần 50 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, nhà máy trái phép trong khu quy hoạch cụm công nghiệp Phước Tân, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt hồi năm 2015 nhưng vẫn chưa cấp phép thành lập. Trong đó, có những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động với số công nhân lên đến hơn 1000 người.
Tin còn cho biết có đến 95 doanh nghiệp xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất ở hai ấp Tân Cang và Tân Lập. Trong số này, có đến 74 doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng khổng lồ, nhà máy với dây chuyền sản xuất trên quy mô nhiều héc-ta.
Chính quyền địa phương lên tiếng với báo giới rằng tuy có ra quyết định xử phạt hành chính hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng vẫn khó xử lý vì việc xây dựng lén lút vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ nên khó phát hiện.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai làm rõ vụ việc xây dựng trái phép trên đất quy hoạch rừng ở cụm công nghiệp Phước Tân và báo cáo với Chính phủ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcmcauthority-will-resolve-complaints-about-thuthiem-project-in-2019-03052019074025.html

Sinh viên Việt Nam ở lại quá hạn buộc Nam Hàn

thắt chặt quy định cấp chiếu khán nhập cảnh

Tin Seoul, Nam Hàn – Theo nhật báo Korea Herald, số lượng sinh viên Việt Nam ở lại quá hạn tăng cao đã buộc chính phủ Nam Hàn phải siết chặt quy định xin chiếu khán nhập cảnh.
Korea Herald dẫn tin của Bộ Tư pháp Nam Hàn nói rằng, quy định mới này có hiệu lực thi hành kể từ thứ Hai 4 tháng 3, buộc sinh viên Việt Nam phải ký thác ít nhất 10,000 Mỹ kim vào một trương mục của ngân hàng thương mại Nam Hàn có chi nhánh tại Việt Nam, và đính kèm bằng chứng trong hồ sơ xin chiếu khán nhập cảnh. Số tiền ký thác này bị giới hạn khoản rút ra mỗi 6 tháng không được quá 4,443 Mỹ kim.
Trước đó, các sinh viên quốc tế du học tại Nam Hàn chỉ cần nộp tài liệu chứng minh có ít nhất 9,000 Mỹ kim trong trương mục ngân hàng của cha mẹ đứng tên. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vay nợ để xin chiếu khán nhập cảnh và rút số tiền đã ký thác liền sau đó.
Bài báo cũng nói rằng chính sách mới chỉ áp dụng cho các sinh viên Việt Nam được cấp chiếu khán D-4 để theo học tại các trường đại học bị Bộ Giáo dục đưa vào danh sách có cơ sở vật chất nghèo nàn, căn cứ vào một số tiêu chuẩn như tỉ lệ sinh viên ở lại quá hạn visa và tỉ lệ sinh viên không đạt điểm tốt nghiệp.
Các sinh viên của 26 quốc gia gồm có Việt Nam sẽ phải qua kỳ thi TOEFL đạt ít nhất 530 điểm và điểm TOPIK ít nhất ở cấp độ 3 khi nộp đơn xin theo học các trường đại học không đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục. Sinh viên quốc tế không được phép làm việc tại các nhà máy nếu có số điểm TOPIK dưới cấp độ 4. Biện pháp này được áp dụng nhằm mục đích ngăn chận tình trạng sinh viên làm việc bất hợp pháp tại Nam Hàn.
Năm rồi, 13,945 sinh viên quốc tế ở lại Nam Hàn quá hạn, so với 5,879 trong năm 2015, trong đó 66% là sinh viên Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam đưa gần 15,000 sinh viên sang Nam Hàn du học, cao gấp 3 lần con số của năm 2015.
Song Châu
https://www.sbtn.tv/sinh-vien-viet-nam-o-lai-qua-han-buoc-nam-han-that-chat-quy-dinh-cap-chieu-khan-nhap-canh/

Mua bán trẻ con: vì đói nghèo ở Việt Nam,

vì lo thiếu người nối dõi ở Trung Cộng

Tin Nghệ An, Việt Nam – Sự túng quẫn, đói nghèo ở Việt Nam, và nỗi tuyệt vọng vì thiếu con để nối dõi tông đường ở Hoa Lục đã biến trẻ em thành món hàng đổi chác.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An, một trong những huyện miền núi nghèo khổ nhất của Việt Nam bùng nổ loại dịch vụ bán trẻ sơ sinh, phần lớn tại cộng đồng Hữu Kiếm.
Báo mạng e.vnexpress.net dẫn phúc trình của giới chức thẩm quyền CSVN tại địa phương nói rằng khoảng 22 phụ nữ mang thai, phần lớn thuộc sắc tộc Kho Mu đã sang Hoa Lục để sanh rồi bán trẻ sơ sinh cho người xa lạ với giá từ 40 triệu đến 80 triệu đồng Việt Nam, tương đương 1,720 đến 3,450 Mỹ kim.
Ngồi trong căn nhà sàn 3 tầng, Moong Thi Tho 26 tuổi nhớ lại chuyến đi một năm về trước đã cầm về 40 triệu đồng Việt Nam, số tiền khổng lồ mà bà chưa từng có trong đời. Vì gánh nặng nợ nần của gia đình, Tho không hỏi ý kiến chồng mà quyết định sang bên kia biên giới, một trong những trung tâm mua bán cô dâu nay thì mua cả trẻ sơ sinh Việt Nam.
Tháng 9 năm 2017 khi mang bầu được 8 tháng, Tho ngồi buýt đi từ Nghệ An đến Mong Cái rồi sang Hoa Lục. Ở đó, có người đón và đưa bà đến một căn nhà ở vùng xa xôi hẻo lánh, nhận thức ăn, nước uống chờ đến ngày sinh nở, và không được ra ngoài. Một tháng sau, bà sinh một bé trai, và chỉ vài phút sau đó, một người đàn ông Hoa Lục xuất hiện bế đứa trẻ đi mất sau khi để lại cho bà số tiền tương đương 40 triệu đồng Việt Nam.
Ngoài Tho, còn nhiều người nữa cũng làm như thế, nhưng không phải tất cả đều thành công như mong đợi. Có người bị lừa, có người bị kẹt lại mà không có tiền trở về nước vì đứa trẻ chết sau khi chào đời, người khác thì bỏ mạng vì tai nạn giao thông. Nhiều người khi nhớ lại chuyện cũ vẫn còn khóc vì nhớ đứa trẻ đã phải xa mẹ khi vừa mới lọt lòng.
Song Châu
https://www.sbtn.tv/mua-ban-tre-con-vi-doi-ngheo-o-viet-nam-va-tuyet-vong-vi-thieu-nguoi-noi-doi-o-hoa-luc/

Ủy ban huyện tỉnh Nghệ An nợ tiền ăn nhậu nhiều năm

mà không chịu trả

Tin Nghệ An –  Báo Tiền Phong ngày 4 tháng 3 loan tin, nhiều người dân kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã làm đơn  tố cáo Văn phòng ủy ban huyện Tương Dương nợ tiền ăn nhậu của họ kéo dài nhiều năm nay mà không chịu trả.
Bà Phan Thị Thanh Mùi, chủ nhà hàng Minh Mùi cho biết, từ năm 2011 đến 2013, đại diện Văn phòng ủy ban huyện liên tục đặt cơm để tiếp khách tại nhà hàng bà, với số nợ lên đến 162 triệu đồng. Sau khi trả cho bà Mùi 70 triệu đồng, đến nay cơ quan này vẫn nợ bà 92 triệu đồng mà không chịu trả.
Tương tự hoàn cảnh bà Mùi, bà Nguyễn Thị Lệ Quế tố cáo, từ năm 2011 đến 2015, bà liên tục tổ chức nấu ăn cho các đoàn khách của ủy ban huyện với số tiền nợ lên đến 1.4 tỷ đồng mà vẫn chưa được trả.
Ngoài ra, ủy ban huyện này cũng đã nợ chủ nhà hàng Vinh Phượng hơn 1 tỷ đồng. Năm 2015, ủy ban huyện trả hơn 500 triệu đồng cho chủ nhà hàng Vinh Phượng, số nợ còn lại là 463 triệu đồng.
Giải thích về việc  không chịu trả nợ cho người dân, ông Vi Mỹ Sơn, phó chủ tịch ủy ban huyện Tương Dương cho biết, do bên chủ nợ không hỏi, nên bên nợ không xem lại, có những khoản nợ từ năm 2009 đến nay, và đã qua 4 đời chánh văn phòng. Trách nhiệm của việc này thuộc về chánh văn phòng, và kế toán của cơ quan ở từng giai đoạn. Ông Sơn còn cho rằng, số nợ của người dân báo lên là không chính xác, đơn cử như tiền nợ của nhà hàng Minh Mùi chỉ hơn 40 triệu chứ không phải 92 triệu.
Còn ông Nguyễn Văn Hải, bí thư huyện ủy Tương Dương thì thoái thác, cho rằng có những khoản đã trả cho dân rồi nhưng dân vẫn kê nợ. Như bà Quế huyện không nợ nhưng vẫn nói nợ. Mặc dù từng khoản nợ đều có chữ ký sống của viên chức huyện, nhưng ông Hải vẫn đổ lỗi rằng người khác nợ, nhưng người dân vẫn ghi ủy ban nợ.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/uy-ban-huyen-tinh-nghe-an-no-tien-an-nhau-nhieu-nam-ma-khong-chiu-tra/

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.