Tin khắp nơi – 17/02/2019
Sunday, February 17, 2019
5:40:00 PM
//
Slider
,
Tin thế giới
Máy bay Mỹ chở hàng viện trợ
cho dân Venezuela đến Colombia
Các máy bay quân sự Hoa Kỳ chở hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Venezuela đã đến thị trấn biên giới Cucuta, Colombia.Hàng viện trợ đang được dự trữ theo yêu cầu của nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaidó, người tuyên bố mình là tổng thống lâm thời Venezuela vào tháng trước.
Tổng thống Nicolás Maduro cáo buộc rằng viện trợ nhân đạo là một phần trong âm mưu của Hoa Kỳ nhằm lấy cớ xâm lược Venezuela.
Venezuela: Juan Guaidó thề đưa viện trợ vào
Maduro gọi chính phủ Donald Trump là ‘cực đoan’
Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN?
Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro?
Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống?
Ông Guaidó cho biết khoảng 600.000 tình nguyện viên Venezuela sẽ chuyển hàng viện trợ qua biên giới vào ngày 23/2.
Ông viết trên Twitter: “Chúng tôi sẽ huy động người trong và ngoài biên giới cho việc này. Cuộc đấu tranh của chúng ta tiếp tục mang lại kết quả!”
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Cucuta, quản trị viên Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Mark Green cho biết đợt hàng viện trợ này được chuyển tới theo yêu cầu của ông Guaidó vì Venezuela đang trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo gia tăng.
“Trẻ em tại nước này đang thiếu ăn và gần như mọi bệnh viện ở Venezuela đều rơi vào tình trạng thiếu thuốc men nghiêm trọng.”
Ông nói rằng cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến khu vực, với ba triệu người Venezuela di cư sang các nước láng giềng để tìm thực phẩm và thuốc men.
“Hôm nay chúng tôi đang đứng trên tuyến đầu của một trong những cuộc di tản lớn nhất của người dân trong lịch sử Mỹ Latinh.”
Đại diện của ông Guaidó cho biết nhiều điểm tập hợp hàng viện trợ đang được mở ra ở Brazil và vùng Caribbean.
Ông cho biết các cuộc họp với chính phủ Brazil sẽ được tổ chức trong tuần này để bàn về kho cất hàng viện trợ ở bang Roraima, biên giới với Venezuela.
Ông nói thêm rằng hàng viện trợ đang được dự trữ ở Miami để chuyển đến lãnh thổ Curaçao vào đầu tuần tới.
Hiện vẫn chưa rõ liệu hàng viện trợ có được phép vào Venezuela.
Tổng thống Nicolas Maduro gọi hoạt động này là chương trình do Mỹ dàn dựng và phủ nhận có bất kỳ cuộc khủng hoảng nào xảy ra tại nước ông.
Hôm 15/2, ông ra lệnh cho quân đội tiếp tục cảnh giác cao độ trước những gì ông mô tả là “kế hoạch chiến tranh” của Hoa Kỳ.
Vài ngày trước, ông Guaidó nói với hàng vạn người ủng hộ ông rằng viện trợ nhân đạo sẽ được đưa vào, bất chấp sự phản đối của Tổng thống Nicolás Maduro.
Ông cũng nói trong một cuộc tập hợp ở Caracas rằng “kẻ tiếm quyền [Maduro] phải rời đi”.
Ông Maduro trước đó nói với BBC rằng ông cho phép viện trợ vào nước vì đó là cách để Mỹ lấy cớ can thiệp quân sự.
Chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đã công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời.
Ông Maduro, người được Nga và Trung Quốc hậu thuẫn, đang chịu áp lực ngày càng tăng về cuộc bầu cử tổng thống sớm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ, cáo buộc tham nhũng tràn lan và vi phạm nhân quyền.
Ông Guaidó nói gì?
Ông Guaidó nói với những người ủng hộ rằng viện trợ nhân đạo sẽ được đưa vào Venezuela hôm 23/2.
“Gần 300.000 người Venezuela sẽ chết nếu viện trợ không vào được. Gần hai triệu người đang có nguy cơ về sức khỏe.”
Tuần trước, những chiếc xe tải đầu tiên chở viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Venezuela đã đến thành phố Cúcuta, Colombia, nằm ở biên giới với Venezuela.
Những chiếc xe này đậu gần cầu Tienditas, nơi bị quân đội Venezuela chặn đường.
Ông Maduro nói gì với BBC?
Trả lời phóng viên Orla Guerin của BBC, ông Maduro gọi chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “băng đảng cực đoan” và đổ lỗi cho nước Mỹ vì cuộc khủng hoảng tại nước ông.
Ông cũng nhắc lại rằng sẽ không cho phép viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ vào Venezuela.
“Họ hiếu chiến để chiếm lấy Venezuela,” ông nói.
Ông Maduro – người vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc và nhất là từ quân đội Venezuela – cho biết ông không thấy cần phải có cuộc bầu cử tổng thống sớm.
“Logic để tổ chức lại một cuộc bầu cử là gì?” ông đặt hỏi.
TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro
Phe đối lập Venezuela ‘gặp gỡ quân đội’
Venezuela: ‘Lương mua được hai quả trứng’
Venezuela: 2.000 tướng hưởng nhiều đặc quyền
Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela đã xấu đi trước khi chính quyền Trump trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ ông Guaidó làm lãnh đạo lâm thời.
Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao để đáp trả trong khi ông Trump nói rằng việc can thiệp quân sự là “một lựa chọn”.
Hoa Kỳ, vốn cáo buộc chính phủ Maduro vi phạm nhân quyền và tham nhũng, tạo áp lực quốc tế buộc tổng thống Venezuela phải từ chức.
Họ áp một loạt các biện pháp cấm vận nhắm vào nước này và công ty dầu mỏ quốc doanh PDVSA, nhằm đánh vào nguồn thu chính của Venezuela.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ của ông Maduro, hạn chế việc xuất hàng hóa Venezuela vào thị trường Hoa Kỳ và ngăn chặn các giao dịch vàng của nước này.
Trả lời nhà báo BBC Orla Guerin ở thủ đô Caracas, ông Maduro nói ông hy vọng “nhóm cực đoan trong Nhà Trắng sẽ bị dư luận thế giới mạnh mẽ đánh bại”.
Ông Maduro, cầm quyền từ 2013, tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2018.
Nhưng nhiều ứng viên đối lập khi đó bị cấm tranh cử, bị tù, và cáo buộc gian lận.
Ông Maduro tuyên bố ông không thấy cần tổ chức bầu cử sớm.
Ông nói “chỉ có 10″ chính phủ ủng hộ ông Guaidó, mặc dù thực tế hơn 30 nước đã tuyên bố ủng hộ lãnh đạo đối lập.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Maduro nói “khoảng 80 tấn vàng của Venezuela” đang bị phong tỏa trong Ngân hàng Trung ương Anh quốc.
Ông Maduro khẳng định quân đội “trung thành với hiến pháp”, và trung thành với tổng tư lệnh là ông.
BBC hỏi cố tổng thống Hugo Chavez sẽ nghĩ gì nếu chứng kiến Venezuela hôm nay.
Ông Maduro trả lời rằng ông Chavez sẽ “quyết tâm chiến đấu vì đất nước”.
“Tôi luôn nghĩ Chavez sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Điều đó giúp tôi nhiều để tìm ra cách giải quyết.”
Ông Juan Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống tháng trước và ngay lập tức được Mỹ và vài nước Mỹ-Latinh công nhận.
Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Maduro.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47269268
Gặp nhau ở Hà Nội, Donald Trump
và Kim Jong-un sẽ làm nên lịch sử?
Việt Nam lẽ ra phải là nơi được chọn để tổ chức Thượng đỉnh Trump – Kim ngay từ lần đầu, một nhà nghiên cứu từ Hà Nội nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC từ Hà Nội.So với Singapore trong việc đứng ra tổ chức sự kiện, Việt Nam có sự khác biệt nhất định, đặc biệt trong khía cạnh liên quan kinh phí đăng cai, vẫn theo ý kiến này.
Trong khi đó, theo ý kiến một nhà nghiên cứu khác từ Hoa Kỳ, lý do Việt Nam được chọn là vì có thể làm cho ông Kim Jong-un, lãnh đạo Bắc Hàn, được ‘thoải mái hơn’ khi dự Thượng đỉnh.
Bàn tròn Thứ Năm về Thượng đỉnh Trump – Kim lần II
Cuộc gặp Trump-Kim sẽ diễn ra ở Hà Nội
Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt
Biếm họa Việt Nam đón Tết Kỷ Hợi 2019
Hôm 14/2/2019, trả lời câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm về việc Việt Nam nằm ở đâu khi tổ chức sự kiện quan trọng dự kiến diễn ra vào ngày 27-28/2/2019 và so sánh với cuộc lần đầu ở Singapore vào 12/6/2018 thì sao, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Iseas (Singapore), nói:
“Tôi thấy lẽ ra Việt Nam là nơi đăng cai cuộc họp đầu tiên. Nhưng lúc đó Singapore thuận lợi hơn. Phía Mỹ và Bắc Triều Tiên họ đồng ý để cho Singapore đăng cai lần đầu.
“Phía Mỹ và Triều Tiên tiếp xúc với Chính phủ Việt Nam, hoặc các cuộc thăm của mấy nhóm Mỹ, nhóm Bắc Triều Tiên. Thực ra họ có gợi ý Việt Nam hồi cuối tháng 11/2019. Nhưng gần đây mới công bố chính thức vào ngày 8 tháng Giêng. Chuẩn bị thì đã có từ trước. Lần này Việt Nam sẽ mời cấp Nhà nước của Chủ tịch Bắc Triều Tiên – ông Kim Jong-Un đến Hà Nội ngay trước khi có cuộc gặp thượng đỉnh với Donald Trump.
“Nếu xét về mặt chính trị hay các quan hệ thì Việt Nam có quan hệ với Mỹ lẫn Bắc Triều Tiên. Nhưng có một cái Mỹ nhấn mạnh: trước đây Mỹ và Việt Nam thù nhau, giờ thành đối tác ngày càng tốt. Đó là điều kiện để Việt Nam có thể đảm nhận việc này.
Thứ hai về địa lý, Việt Nam rất gần Bắc Triều Tiên. Khoảng cách hai bên thì máy bay đi mất 3 tiếng thôi. Gần hơn những chỗ khác. Gần hơn Mông Cổ, Singapore, Bangkok. Việt Nam có kinh nghiệm tổ chức các cuộc họp lớn. Nhìn chung là Việt Nam an toàn. Trước đây họ định chọn Đà Nẵng, nhưng Chủ tịch Kim thích Hà Nội hơn. Nên cuối cùng Tổng thống Trump quyết định tổ chức ở Hà Nội. Công việc chuẩn bị rất đơn giản. Không có vấn đề gì lớn. “
Trước câu hỏi ở cuộc Thượng đỉnh đầu tiên, Singapore đã đạt được điều gì quan trọng nhất, còn Việt Nam lần này kỳ vọng đạt được điều gì, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói:
“Việt Nam thì người ta kỳ vọng vào việc tổ chức thành công Hội nghị này. Việt Nam đương nhiên rất là mong muốn cuộc gặp lần hai này mang lại những kết quả cụ thể. Cuộc gặp hai khác cuộc gặp một ở chỗ: hai ông không đàm phán gì cả, mà thỏa thuận lại 12-14 điểm mà lần trước đã thỏa thuận.
“Bây giờ đi từng bước một xem là làm cái gì trước, làm đến mức nào. Không phải là cuộc đàm phán nữa. Đã đàm phán ở cuộc đầu và trước cuộc đầu. Và lúc này họ cũng đang bàn với nhau. Vừa rồi thì đại diện của Mỹ có đi Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên… Có nói rất rõ là gần đến mức thỏa thuận rồi nhưng thời gian gấp quá chưa đi hết được 12 điểm đó.
“Việt Nam cũng như Trung Quốc hay Nga đều hy vọng cuộc gặp này đi đến kết quả cụ thể. Cụ thể là Bắc Triều Tiên đồng ý bằng một cách nào đó phi hạt nhân hóa theo quy chế duy nhất Liên Hợp Quốc đặt ra: phi hạt nhân hóa toàn diện. Quá trình phi hạt nhân hóa được kiểm soát và không bị đảo ngược. Bắc Triều Tiên cũng hy vọng đổi lấy cái đó, cộng đồng quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ đảm bảo an ninh cho họ.”
‘Lợi lạt’ thế nào?
Trước câu hỏi của khán, thính giả gửi cho Bàn tròn đề nghị cho biết ‘ai chi trả’ kinh phí Thượng đỉnh Trump – Kim lần II và Việt Nam so với Singapore thì vấn đề ‘lợi lạt’ thế nào, ngay sau Bàn tròn thứ Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp gửi ý kiến bổ sung cho BBC, ông viết:
Quan hệ quân sự Mỹ – Việt đang ‘trưởng thành’
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần 2: Bốn thách thức lớn
Bắc Hàn lên án lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ
Kim Jong-un cảnh báo ‘sẽ đổi hướng’ vấn đề phi hạt nhân hóa
“Chi phí của Mỹ, họ trả 100%. Chi phí từ Bắc Hàn, thì về nguyên tắc họ trả 100%. Nhưng lúc này họ nghèo, nên Việt Nam cũng giúp một phần. Các nước khác giúp nữa, Trung Quốc, Nam Hàn. Như thế là rõ là không có gì nhạy cảm.
“Việt Nam khác Singapore, Singapore quảng bá được cho du lịch, mà du lịch thì tính ra tiền được. Họ chi lần trước 20 triệu USD, không rõ cho những việc gì. Việt Nam thì chi về khách sạn, bảo vệ, đón tiếp, địa điểm họp… Chi phí không lớn, chi phí chuyến thăm cấp nhà nước của ông Kim, nếu diễn ra, Việt Nam chi gần hết.”
Có rất nhiều lý do để người ta chọn Việt Nam. Nhưng có nhiều lý do để cho ông Kim được thoải máiGiáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Từ Hoa Kỳ, nhà nghiên cứu bang giao quốc tế, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, nêu quan điểm từ góc nhìn chính trị quốc tế, chính trị khu vực và một số nước liên quan, cho biết ở Thượng đỉnh này các bên đang hướng tới đi gì và muốn đạt được điểm gì quan trọng nhất, ông nói với Bàn tròn thứ Năm trực tiếp từ London:
“Để trả lời câu hỏi Việt Nam ở vị thế nào, thì Việt Nam ở vị thế chủ nhà, nhà điều hợp (Facillitator) giúp cho việc điều đình gặp gỡ nhau được tốt đẹp. Có rất nhiều lý do để người ta chọn Việt Nam. Nhưng có nhiều lý do để cho ông Kim được thoải mái.
“Có hai lý do chính: thứ nhất là khi họp, người ta họp ở nước trung lập. Thì Singapore thực ra cũng là trung lập nhưng không phải nước cộng sản. Việt Nam được coi là trung lập giữa hai bên và là nước cộng sản. Thành ra Việt Nam và Bắc Triều Tiên cùng thể chế. Về phương diện chính trị, ông Kim đến Việt Nam thoải mái hơn.
“Thứ hai là Việt Nam cũng tương đối gần như ông Hà Hoàng Hợp nói. Điểm quan trọng là ông Kim ghét đi xa. Đây thì gần. Thứ hai là ông ấy thích an toàn, hay đi đường xe lửa. Bây giờ bay sang là ông ấy bay hàng không Trung Quốc, tức là ông thấy thoải mái, an toàn.
“Thành ra việc họp đó rất tiện cho ông Kim, ông muốn như thế. Cho nên Mỹ có một số thương lượng để cho cuộc họp thành công.
“Còn vấn đề Singapore, thì lần trước hai bên chọn Singapore là bởi Singapore là nước Đông Nam Á tương đối gần Bắc Triều Tiên. Singapore lại là Chủ tịch của khối ASEAN. Singapore cũng có rất nhiều kỹ thuật, tổ chức rất hay, cho nên việc đó hợp tình hình. Lần này tìm chỗ khác, Việt Nam thuận lợi hơn tất cả.”
‘Muốn làm nên lịch sử’
Khi được hỏi riêng về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump mong đợi gì ở cuộc Thượng đỉnh này, trong lúc có người nói dường như ông Trump muốn đây là cuộc hai, rồi có thể sẽ có cuộc thứ ba, cuộc thứ tư v.v… tức là bước sang nhiệm kỳ hai (nếu có) của ông Trump, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đáp:
“Cuộc họp đầu tiên là do quyết định đột khởi, theo cảm tính của ông Trump. Ông muốn có tiếng, có hình ảnh, muốn được nói đến. Và ông nghĩ là ông có khả năng điều đình, gặp ông Kim thì ông có thể đạt được nhiều kết quả, nhưng cuối cùng không đạt được kết quả. Vì thế nên cần phải có cuộc họp lần hai này.
“Ông Trump muốn có một chiến thắng ngoại giao. Từ trước đến giờ chưa có một thắng lợi ngoại giao nào có thể gọi là ghê gớm cả. Thành ra, nếu tiếp tục vấn đề Bắc Hàn, ông sẽ là người làm nên lịch sử, là điều ông muốn. Vì thế ông rất cố gắng [trong vấn đề] Bắc Hàn.
“Nhưng cuộc điều đình với Bắc Hàn không phải chuyện thường, bởi vì nguyên tắc quan trọng như người ta nói là phải giải giới hạt nhân toàn diện, kiểm soát được và không thể thay đổi được – thì đó là mục tiêu mà Mỹ theo đuổi từ trước – từ thời ông Bush, ông Obama cho đến thời ông Trump thì cũng như thế thôi.
“Vấn đề đặt ra là bây giờ làm như thế nào để đạt được chuyện đó…,” nhà nghiên cứu bang giao quốc tế nêu quan điểm.
Về phần mình, trong ý kiến gửi cho BBC Tiếng Việt ngay sau Bàn tròn, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận thêm:
“Việt Nam mong họ – Bắc Triều Tiên – đồng ý về vấn về phi hạt nhân hóa, ký hiệp ước hòa bình với Nam Hàn, rồi mở của ra để mà làm ăn, mua bán, thì sẽ giàu lên.
“Nhận thức của Việt Nam là phù hợp, phi hạt nhân hóa có lợi cho tất cả. Còn ông Trump làm việc này vừa là vì Mỹ, vì bản thân ông ấy và vừa còn vì thế giới,” Tiến sỹ Hợp bình luận với BBC.
BBC sẽ tiếp tục giới thiệu ý kiến của các khách mời tại Bàn tròn thứ Năm. Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau này để theo toàn văn cuộc thảo luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47244562
Tướng Mỹ thừa nhận
Triều Tiên vẫn là mối đe dọa
Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc cho rằng mối đe dọa từ Triều Tiên gần như không thay đổi sau thượng đỉnh Trump – Kim ở Singapore.“Quân đội Triều Tiên gần như không có sự thay đổi nào có thể kiểm chứng được. Triều Tiên tiếp tục tổ chức đợt huấn luyện quân sự mùa đông như mọi năm. Năng lực quân sự thông thường và hạt nhân cũng như hoạt động phát triển vũ khí của Triều Tiên chưa được kiềm chế”, đại tướng Robert Abrams, tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, phát biểu ngày 13/2 trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Guardian đưa tin.
Tướng Abrams thừa nhận năng lực quân sự của Triều Tiên tiếp tục là mối đe dọa với Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh trong khu vực Đông Bắc Á. Tuyên bố này của ông đi ngược lại với lời khẳng định của Tổng thống Mỹ Donald Trump sau cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi năm ngoái rằng Bình Nhưỡng “không còn là mối đe dọa”.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán sau hội nghị thượng đỉnh gặp bế tắc do hai bên bất đồng về cách hiểu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mỹ muốn Triều Tiên thực hiện các bước đi cụ thể và thực chất hơn, trong khi Triều Tiên khẳng định “Mỹ phải có các biện pháp tương ứng để đáp lại”.
Trump hôm 5/2 thông báo sẽ gặp Kim Jong-un lần hai tại Việt Nam vào 27-28/2. Đại diện Mỹ và Triều Tiên đã thảo luận 12 vấn đề liên quan đến chương trình nghị sự và công tác tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26239-tuong-my-thua-nhan-trieu-tien-van-la-moi-de-doa.html
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cam kết
sẽ hỗ trợ Ấn Độ sau cuộc tấn công ở Kashmir
New Delhi, Ấn Độ – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Bảy (16/2), Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton của Hoa Kỳ đã trò chuyện với người đồng cấp của Ấn Độ, và cam kết sẽ hỗ trợ để đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ đánh bom chết người ở Kashmir ra trước công lý.Theo hãng tin Reuters, nhóm Jaish-e-Mohammad (JeM), một nhóm chiến binh có trụ sở ở Pakistan, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công một đoàn xe quân sự, khiến 44 cảnh sát bán quân sự thiệt mạng, và làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, trong một cuộc điện đàm, ông Bolton đã thông báo với ông Ajit Doval rằng, Hoa Kỳ ủng hộ quyền của Ấn Độ trong việc tự vệ chống khủng bố xuyên biên giới. Ấn Độ cũng yêu cầu Pakistan đưa ra hành động chống lại nhóm Jaish. Pakistan đã lên án vụ tấn công, nhưng cũng phủ nhận mọi sự đồng lõa.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Cơ quan An ninh Quốc gia của hai nước tuyên bố sẽ hợp tác để bảo đảm rằng Pakistan không còn là nơi trú ẩn an toàn cho nhóm JeM và các nhóm khủng bố nhắm vào Ấn Độ, Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/co-van-an-ninh-quoc-gia-hoa-ky-cam-ket-se-ho-tro-an-do-sau-cuoc-tan-cong-o-kashmir/
Phó Tổng thống Mike Pence
trách EU về vấn đề Iran
Munich, Đức – Theo tin từ Reuters, vào thứ Bảy (16 tháng 2), Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã trách các cường quốc châu Âu về các vấn đề đối với Iran và Venezuela, đồng thời từ chối lời kêu gọi hợp tác với Nga của Thủ tướng Đức.Ông Pence nhấn mạnh với các viên chức cao cấp của châu Âu và châu Á rằng, EU nên theo Hoa Kỳ trong việc rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran, và công nhận ông Juan Guaido, người đứng đầu quốc hội Venezuela là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Theo các nhà lãnh đạo châu Âu, quyết định rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran năm 2015 của Hoa Kỳ là hành động phá vỡ thỏa thuận kiểm soát vũ khí ngăn chặn Teheran phát triển bom nguyên tử. Tuy nhiên, ông Pence nói đã đến lúc các đồng minh châu Âu rút khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran, cùng với Hoa Kỳ gây sức ép kinh tế và ngoại giao lên Iran.
Trong chuyến thăm Ba Lan, ông Pence cáo buộc Anh, Đức và Pháp phá vỡ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Trái ngược với ông Pence, Thủ tướng Đức Angela Merkel đặt câu hỏi liệu quyết định rời khỏi thỏa thuận nguyên tử Iran, và rút khỏi Syria của Hoa Kỳ có phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề liên quan tới Tehran trong khu vực hay không.
Bên cạnh đó, dù ông Pence chỉ trích kế hoạch xây dựng một đường ống khí đốt tự nhiên mới từ Nga đến Đức, nhưng bà Merkel vẫn bảo vệ kế hoạch này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/pho-tong-thong-mike-pence-khien-trach-eu-va-tu-choi-loi-keu-goi-cua-thu-tuong-duc/
Mỹ chưa quyết định kéo dài thời hạn
đàm phán thương mại với TQ
Theo Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow, hiện chưa có quyết định từ phía Mỹ sẽ kéo dài thời hạn đàm phán với Trung Quốc hay không.Các cuộc đàm phán cấp cao hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trước hạn chót ngày 01/03, thời hạn Mỹ sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp tuy nhiên hiện chưa có quyết định nào từ phía Mỹ về việc có kéo dài thời hạn đàm phán thêm 60 ngày hay không.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/02, ngày cuối cùng của đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26246-my-chua-quyet-dinh-keo-dai-thoi-han-dam-phan-thuong-mai-voi-tq.html
Cựu Hồng y Mỹ McCarrick bị buộc
hoàn tục vì tội xâm hại tình dục
Cựu Hồng y Mỹ Theodore McCarrick đã bị buộc phải từ bỏ giáo phẩm của mình trong Giáo hội Công giáo Roma sau khi ông bị kết tội xâm hại tình dục trẻ vị thành niên và người lớn, Vatican cho biết hôm thứ Bảy.Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quyết định rằng phán quyết này, theo sau kháng nghị của ông McCarrick, một nhân vật có thế lực trong tư cách là Tổng Giám mục Washington, D.C. từ năm 2001 đến 2006, là phán quyết cuối cùng.
Một thông cáo của Vatican cho biết những tội của ông đã trở nên nghiêm trọng hơn bởi “yếu tố tăng nặng của hành vi lạm dụng quyền lực.”
Hồi tháng 7, ông McCarrick, 88 tuổi, trở thành giáo sĩ cao cấp đầu tiên của Giáo hội Công giáo Roma sau gần 100 năm bị tước danh hiệu hồng y. Giờ ông trở thành chức sắc cao cấp nhất của Giáo hội bị buộc hoàn tục trong thời hiện đại.
Quyết định này được đưa ra trong khi Giáo hội tiếp tục vật lộn với cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục kéo dài nhiều thập niên. Các cuộc điều tra đã phơi bày chuyện các linh mục ấu dâm đã được thuyên chuyển từ giáo xứ này đến giáo xứ khác ra sao thay vì bị buộc hoàn tục hoặc bàn giao cho nhà chức trách dân sự xử lí ở nhiều nước trên toàn cầu.
Với phán quyết này, Đức Giáo hoàng Phanxicô dường như đang gửi một tín hiệu rằng ngay cả những người ở thượng tầng phẩm trật cũng sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm.
Phán quyết này, được đưa ra bởi Công nghị của Bộ Giáo lí Đức tin Vatican ba ngày trước, được công bố trước một đại hội vào tuần sau tại Vatican giữa những người đứng đầu các Giáo hội Công giáo cấp quốc gia để thảo luận về cuộc khủng hoảng xâm hại tình dục toàn cầu.
Bị buộc hoàn tục có nghĩa là ông McCarrick không còn có thể tự gọi mình là linh mục hay cử hành các bí tích, dù ông sẽ được cho phép cử hành lễ đối với người lâm chung trong trường hợp khẩn cấp.
Các cáo buộc nhắm vào ông McCarrick có từ hàng chục năm trước khi ông vẫn còn đang vươn lên đứng đầu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Mỹ.
Ông McCarrick, hiện đang sống ẩn dật ở một tu viện hẻo lánh ở bang Kansas, đã lên tiếng công khai đáp lại chỉ một trong những cáo buộc, nói rằng ông hoàn toàn không nhớ gì về vụ việc bị nói là xâm hại tình dục một cậu bé 16 tuổi hơn 50 năm trước.
Ông McCarrick cũng bị xét thấy đã phạm tội dụ dỗ. Tội này xảy ra khi một linh mục sử dụng bí tích xưng tội làm cái cớ để thực hiện một hành vi vô đạo đức với người xưng tội.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-hong-y-my-mccarrick-bi-buoc-hoan-tuc-vi-toi-xam-hai-tinh-duc/4789990.html
Bộ trưởng Ngân khố Anh Philip Hammond
sẽ hủy chuyến đi Trung Quốc
Chuyến đi thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ngân khố Anh Philip Hammond đã bị hủy trong lúc có tin một bài phát biểu của bộ trưởng quốc phòng Anh đã làm Bắc Kinh tức giận.Đã từng có kế hoạch đàm phán về thương mại giữa ông Hammond và các quan chức cao cấp Trung Quốc trong chuyến thăm ngắn ngày của ông tuần sau.
Hồi đầu tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuyên bố Anh có ý định cử một hàng không mẫu hạm đến khu vực Thái Bình Dương.
Một nguồn của Bộ Quốc phòng Anh phủ nhận chuyến đi bị hủy vì lời phát biểu của ông Williamson.
Người phát ngôn Bộ Ngân khố nói: “Chưa từng có chuyến thăm nào được tuyên bố hay xác nhận.”
Anh sẽ lập căn cứ quân sự ở Singapore?
TQ tức giận khi tàu chiến Anh vào sát Hoàng Sa
Gorbachev cảnh báo việc Mỹ bỏ thỏa thuận hạt nhân
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionPhó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa đã dự định đàm phán với ông Philip Hammond vào tuần sau.
Trong bài phát biểu, ông Williamson tuyên bố hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẽ được điều đến khu vực Thái Bình Dương, cũng như Trung Đông và biển Địa Trung Hải trong chuyến đi đầu tiên.
Ông Williamson cũng nói Trung Quốc đang “tăng cường khả năng quân sự hiện đại và sức mạnh thương mại”.
Một số nguồn tin không chính thức nói chính phủ Trung Quốc không hài lòng với bài phát biểu này.
Nhưng một nguồn từ Bộ Quốc phòng Anh cho phóng viên Ben Wright của BBC biết không có chuyện bài phát biểu đã dẫn tới việc hủy chuyến thăm Trung Quốc của ông Hammond.Bài phát biểu được cả Văn phòng Thủ tướng và Bộ Ngân khố duyệt, nguồn này cho hay
.’Gây nghi ngại’
Phóng viên chính trị BBC Jonathan Blake nói phát biểu của ông Williamson đã ‘gây nghi ngại’.”Mặc dù một nguồn tin cho tôi biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng về chuyến đi này, rõ ràng, ít nhất là từ phía Trung Quốc, chuyện này sẽ không xảy ra,” ông nói thêm.Thủ tướng Anh Theresa May thăm Trung Quốc ba ngày vào năm ngoái nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư.Trước chuyến đi, bà nói chuyến thăm của bà sẽ “thúc đẩy một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh – Trung Quốc”.Khi đó, bà nói bà trông đợi Trung Quốc đóng một “vai trò rất lớn” trong phát triển kinh tế, lý do vì sao bà nói sẽ ‘khắc sâu hợp tác với Trung Quốc về những vấn đề toàn cầu và kinh tế then chốt.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47272649
Người phụ nữ rời Anh quốc theo ISIS
có thể bị cấm trở về nước
London, Anh quốc – Theo tin từ BBC News, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Quốc cho biết, người phụ nữ Anh quốc trốn sang Syria khi còn là nữ sinh để tham gia nhóm Nhà nước Hồi giáo có thể sẽ bị cấm trở về nước.Ông Sajid Javid cho biết, cô Shamima Begum, 19 tuổi, có thể bị truy tố nếu trở về nước. Khi trả lời phỏng vấn với tờ Times, cô Begum, người đang mang thai, cho biết cô không hề hối tiếc về lựa chọn của bản thân, nhưng lại muốn sinh con ở Anh Quốc.
Ông Javid cho rằng những người đã rời Anh Quốc để tham gia nhóm Hồi giáo Daesh đều thù hận đất nước đã cưu mang họ. Ông còn cho biết thêm rằng Anh quốc có một loạt các biện pháp để “ngăn chặn những người có sức đe dọa nghiêm trọng quay trở lại Anh quốc, bao gồm việc tước quyền công dân Anh quốc của họ hoặc loại trừ họ khỏi đất nước.”
Các giám đốc an ninh ở London cũng có thể kiểm soát việc cô Begum quay về, thông qua Lệnh loại trừ tạm thời. Công cụ pháp lý gây tranh cãi này có khả năng cấm một công dân Anh quốc trở về nước cho đến khi họ đồng ý bị điều tra, theo dõi và thay đổi suy nghĩ khi được yêu cầu. Tuy nhiên, Nam tước Carlile, một nhà cựu phê bình độc lập về luật khủng bố, lại cho rằng Anh quốc sẽ phải nhận cô Begum về, nếu cô vẫn chưa trở thành công dân của bất kỳ quốc gia nào khác. Theo luật quốc tế, việc khiến một người trở thành không quốc tịch là bất khả thi.
Khi quyết định ra đi theo Nhà nước Hồi giáo, cô Shamima Begum là một đứa trẻ hợp pháp. Và nếu cô vẫn còn dưới 18 tuổi, chính phủ sẽ có trách nhiệm xem xét “lợi ích tốt nhất” của cô và đứa con chưa sinh của cô trước khi đưa ra quyết định kế tiếp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-phu-nu-roi-anh-quoc-theo-isis-co-the-bi-cam-tro-ve-nuoc/
Tổng thống Nga – Pháp điện đàm về Syria
Thu HằngTrong bối cảnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo sắp mất căn cứ địa cuối cùng tại Syria, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin đã điện đàm ngày 16/02/2019 về tương lai Syria.
Trong thông cáo của điện Elysée, được AFP trích dẫn, tổng thống Macron bày tỏ quan ngại về tình hình « xuống cấp » tại Syria với đồng nhiệm Nga. Ông cũng nêu ba lĩnh vực ưu tiên của Pháp tại Syria mà theo ông, « cơ chế phối hợp Pháp-Nga về Syria cần đi theo hướng này, đồng thời kết hợp với các bên liên quan ».
Thứ nhất, tiếp tục cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo hiện do liên quân quốc tế và đồng minh tiến hành trên thực địa, cũng như các tổ chức khủng bố khác nằm trong danh sách của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Ưu tiên thứ hai là bảo vệ thường dân và đảm bảo cho hàng cứu trợ nhân đạo vào được các khu vực cần giúp đỡ.
Cuối cùng là chuẩn bị tương lai cho Syria, thông qua đàm phán để tìm ra giải pháp chính trị dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đảm bảo ổn định và quá trình hồi hương cho người tị nạn Syria.
Để làm được việc này, tổng thống Pháp nhấn mạnh đến những nỗ lực cần thiết cho việc cải cách Hiến Pháp và tổ chức bầu cử tự do, đáng tin dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.
http://vi.rfi.fr/phap/20190217-tong-thong-nga-va-phap-dien-dam-ve-syria
Bộ Ngoại giao Thụy Điển điều tra Đại sứ tại TQ
Đại sứ quán Thụy Điển hôm thứ Năm (14/2) cho biết Đại sứ Anna Lindstedt đang bị điều tra nội bộ, sau khi có thông tin bà tổ chức một cuộc họp “kỳ lạ” giữa con gái của một nhà xuất bản và 2 doanh nhân, theo AP.Bà Anna đã trở về Stockholm hôm thứ Tư để làm việc với các quan chức Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Bà bị điều tra nội bộ, không liên quan đến tội hình sự.
Cô Angela Gui, con gái của ông Gui Minhai, một nhà xuất bản Thụy Điển bị giam giữ ở Trung Quốc, hôm thứ Tư tiết lộ trên trang mạng Medium về cuộc họp, trong đó hai doanh nhân đã đe dọa cô, sau lúc ban đầu ngỏ ý giúp cô cứu cha thoát khỏi nhà tù ở Trung Quốc.
Ông Minhai, hiện 53 tuổi, là công dân Thụy Điển đồng sở hữu một nhà xuất bản ở Hồng Kông, nơi có bán những cuốn sách về những chuyện bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông bị mất tích khỏi nhà riêng ở Thái Lan vào năm 2015. Vài tháng sau giới truyền thông Trung Quốc tuyên bố ông đã tự ra đầu thú về một vụ tai nạn ô tô do say rượu năm 2003 khiến một nữ sinh viên bị tử vong.
Tuy nhiên các nhà quan sát nghi ngờ lực lượng an ninh Trung Quốc đã bắt giữ ông để tìm cách dập tắt tiếng nói độc lập tài thành phố bán tự trị Hồng Kông, theo AP. Một số đồng nghiệp của ông tại nhà xuất bản cũng liên tiếp bị mất tích, càng khẳng định thêm nghi ngờ đó.
Ông được thả ra vào tháng 10, sau khi kết thúc bản án tù hai năm, nhưng cam kết ở lại Ninh Ba, nơi sinh của ông, cho đến khi chính quyền kết thúc cuộc điều tra về cáo buộc điều hành doanh nghiệp bất hợp pháp.
Vào tháng 1 năm 2018, ông bị cảnh sát Trung Quốc đưa ra khỏi một chuyến tàu trước sự chứng kiến của hai nhà ngoại giao Thụy Điển đang đi cùng ông tới Bắc Kinh. Thụy Điển cho biết các quan chức của họ đang đưa ông đi điều trị y tế.
Angela, một nghiên cứu sinh tại đại học Cambridge, cho biết bà Anna đã thuyết phục cô tới Stockholm ngày 24/1 để tìm “phương cách mới” cho vụ việc của cha cô. Trong cuộc họp 2 ngày với các doanh nhân và bà Anna, hai doanh nhân bảo cô rằng họ có thể thu xếp cho cô visa và công việc ở Trung Quốc, nói rằng họ có mối quan hệ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Một người đe dọa cô: “Cô phải tin tôi, nếu không cô sẽ không bao giờ gặp lại cha cô nữa”. Sau đó cô biết rằng không ai trong Bộ Ngoại giao Thụy Điển biết về cuộc họp kỳ lạ này.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26265-bo-ngoai-giao-thuy-dien-dieu-tra-dai-su-tai-tq.html
Ukraine ra yêu sách với Nga, TQ hưởng lợi
Ukraine đang ra yêu sách với Nga, EU và Moscow có thể trì hoãn Nord Stream-2 khi vẫn còn thị trường tiềm năng khác.Hôm 14/2, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã tiết lộ về hợp đồng trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine – một trong những điều kiện để Nord Stream-2 được hoạt động.
Theo đó, Nga sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau năm 2019 trong điều kiện cạnh tranh. Tuy nhiên, các bên hiện nay vẫn còn khúc mắc liên quan đến những tranh chấp pháp lý.
“Các tuyên bố đến từ Ukraine cho thấy, họ sẵn sàng áp đặt ngày càng nhiều khoản tiền phạt đối với chúng tôi. Điều này mang đến ít sự lạc quan” – ông Alexander Novak nhấn mạnh.
Ông Novak nói thêm rằng, Ukraine vẫn chưa hoàn thành các nghĩa vụ của Ủy ban châu Âu về nâng cấp hệ thống vận chuyển khí đốt trên lãnh thổ của mình.
“Các đối tác Ukraine hiện vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với Ủy ban châu Âu nhằm cải cách cơ sở hạ tầng giao thông khí đốt” – Bộ trưởng Novak cho biết.
Nga, Ukraine và EU hôm 21/1 đã tiến hành một cuộc họp 3 bên về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine tại Brussels.
Tuy nhiên, cuộc họp này không có kết quả vì sau khi nhận được đề xuất tiếp tục vận chuyển khí đốt từ Nga sau năm 2019 từ cả hai phía Nga và châu Âu, đại diện phái đoàn Ukraine nói rằng đề xuất của Moscow chỉ đơn giản là gia hạn hợp đồng hiện tại.
Dù EU đề xuất Ukraine kiểm tra lại hệ thống đường ống của mình phục vụ cho hợp đồng trung chuyển mới, phái đoàn Ukraine cho rằng, đề xuất của cả Nga và EU đều không phù hợp với Ukraine.
Việc tiến hành một hợp đồng trung chuyển khí đốt với Ukraine sau năm 2019 là một điều kiện có tính quyết định tới sự tồn tại của dự án Nord Stream-2.
Mỹ và các quốc gia châu Âu không tham gia dự án đã gọi đường ống dẫn khí đốt chạy dưới biển Baltic sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung của châu Âu.
Để trấn an, Đức dẫn đầu một số quốc gia tham gia dự án đã mở rộng nguồn cung năng lượng của châu Âu bằng việc bắt đầu lắp đặt các trạm đầu cuối tiếp nhận khí đốt từ Mỹ, tiếp tục mua khí đốt từ đường ống trên đất liền chạy qua Ukraine.
Trong một nỗ lực đảm bảo hài hòa các thành viên trong khối, EU đã chấp thuận sẽ không cản trở dự án Nord Stream-2 song yêu cầu các bên tham gia phải đáp ứng các nghĩa vụ nhất định. Một trong số đó là thúc đẩy hợp đồng trung chuyển khí đốt mới giữa Nga và Ukraine.
Sự trì hoãn của Ukraine trong việc tiến hành hợp đồng mới đang là vật cản để Nord Stream-2 đi vào hoạt động cuối năm 2019.
Trong một tuyên bố mang tính cảnh báo, một trong những nhà đầu tư châu Âu của dự án này – ông Mario Mehren, CEO của Wintershall – cho biết, Nga có thể chuyển trọng tâm của họ sang Trung Quốc thay vì EU nếu Brussels không thể hiện sự quan tâm cần thiết và hợp tác để giải quyết vấn đề.
Đáng nói rằng, Trung Quốc còn là một trọng tâm gây chú ý của châu Âu thời gian qua, xung quanh các cáo buộc gián điệp và đầu tư.
Ông Mehren nhận xét: “Chúng ta không nên quên: Nga có những lựa chọn thay thế! Nếu người châu Âu chúng ta không ràng buộc Nga thì nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới đó sẽ quay sang Trung Quốc. Điều đó sẽ không tốt cho Nga và không tốt cho châu Âu. Chỉ có Trung Quốc mới có lợi”.
“Các công ty phương Tây không cố gắng tìm cách hợp tác nhưng vẫn tiếp tục tham gia các dự án ở Nga. Đó là một điều tốt” – ông Mehren nhấn mạnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26237-ukraine-ra-yeu-sach-voi-nga-tq-huong-loi.html
Syria : Daech hết đường tiến thoái
Tú AnhGiáo triều Hồi giáo của Daech sắp kết liễu và sẽ được thông báo trong « vài ngày tới ». Trên đây là tuyên bố của chỉ huy trưởng lực lượng Kurdistan-Syria, dựa trên báo cáo từ chiến trường. Bị dồn vào căn cứ địa cuối cùng, tàn quân của Daech chiến đấu trong vô vọng dưới mưa bom của liên quân quốc tế và lực lượng bộ chiến Kurdistan FDS.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh tường thuật :
Khoảng 200 tay súng thánh chiến vẫn cố thủ trong một diện tích độ chừng nửa cây số vuông ở Baghouz, một địa danh nằm ở bờ đông của dòng sông Euphate. Từ thứ Bảy (15/02), Lực lượng Dân chủ Kurdistan FDS, với sự yểm trợ của Mỹ, đã chiếm được Baghouz và tiến sâu vào các địa đạo dưới căn cứ địa cuối cùng của Daech.
Từ thành phố hoang tàn đổ nát, những tay súng Daech còn lại tiếp tục nã súng vào lực lượng tấn công. Chiến binh FDS nói là họ phải tiến chậm để tránh gây thiệt hại cho thường dân còn bị kẹt trong tay Daech. Thường dân và tù binh Kurdistan bị Deach sử dụng làm bia đỡ đạn, theo nhiều nhân chứng chạy thoát kể lại với phóng viên nước ngoài.
Trận chiến sau cùng của Daech rất mãnh liệt, nhất là do các tay súng người ngoại quốc dứt khoát chọn cái chết tại chỗ hơn là bị bắt và trục xuất về nước lãnh án. Cho dù bị máy bay của liên quân quốc tế dội dom và chịu đựng các trận mưa pháo, cho đến hôm thứ Bảy (16/02), không có dấu hiệu Daech muốn đàm phán.
Đầu hàng hay chết
Trận đánh có khả năng kéo dài thêm vài ngày cho dù kết cục đã được biết trước. FDS tiến hành càn quét có hệ thống thành phố Baghouz và các khu lân cận. Daech không còn con đường nào để được tiếp viện hay để rút lui. Đối với 200 tay súng này, không còn lựa chọn nào khác : đầu hàng hoặc chết.
Tương lai bất định của người Kurdistan hậu Daech
Trong bối cảnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo sắp mất căn cứ địa sau cùng tại Syria, tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các đồng minh châu Âu Anh, Đức, Pháp dẫn độ 800 tù binh thánh chiến về nước để xét xử.
Trong khi đó, Paris một lần nữa bày tỏ quan ngại cho số phận lực lượng Dân chủ Kurdistan FDS có nguy cơ bị hy sinh sau khi đánh thắng Daech.
Bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Florence Parly, trong bài phỏng vấn trên báo Le Parisien, cho biết không để cho FDS trở thành nạn nhân của Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria. Hệ quả của quyết định rút quân của Mỹ ở miền bắc Syria là bỏ ngỏ cho Ankara can thiệp quân sự, mở ra một tương lai bất trắc cho hàng triệu dân Kurdistan không có xứ sở.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190217-syria-daech-het-duong-tien-thoai-0
Israel thành lập cơ quan giám sát
nguồn đầu tư TQ
Chính phủ Israel đã thành lập một cơ quan mới để thẩm tra dòng tiền và các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như tái đánh giá những khoản đầu tư của Trung Quốc đã được chấp thuận.Trung Quốc đã đầu tư vào các công ty công nghệ của Israel, dấy lên mối lo ngại an ninh cho Mỹ và các quan chức quốc gia Trung Đông. Trong những tháng gần đây, Israel có kế hoạch thành lập một cơ quan mới tương tự như Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ của Mỹ (Committee on Foreign Investment in the United States – CFIUS).
CFIUS là một cơ quan liên bộ nhằm giám sát các giao dịch kinh doanh nhạy cảm có liên quan đến các công ty nước ngoài.
Israel đã lo ngại về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Israel chuyên sản xuất các sản phẩm ứng dụng cho quân đội, cũng như các sản phẩm người dân sử dụng, gồm máy bay không người lái và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
Các quan chức Israel cũng lo ngại Trung Quốc lợi dụng các công ty Israel để có được các bí mật công nghệ thương mại của Hoa Kỳ, và chuyển giao những công nghệ của Israel cho đồng minh của Trung Quốc là Iran – vốn là kẻ thù chính của Israel.
Do có ít đối tác đầu tư mạnh về tài chính ngoại trừ Mỹ và châu Âu, chính phủ Israel đã hoan nghênh sự đầu tư của Trung Quốc trong nhiều năm qua, và Bắc Kinh đang thực hiện kế hoạch dài hạn để củng cố ảnh hưởng toàn cầu thông qua các khoản vay và hợp tác kinh doanh.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu IVC, cho thấy sự đầu tư của các công ty Trung Quốc vào các công ty công nghệ Israel có xu hướng tăng trưởng trong ba năm qua.
Trong 3 quý đầu năm 2018, tỷ lệ các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại các công ty quốc doanh công nghê của Israel đạt 12% và số tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp vượt quá 2 tỷ đô la Mỹ.
Sự lo lắng của Israel bắt đầu từ năm 2015, khi Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải do chính quyền Bắc Kinh kiểm soát có được hợp đồng 25 năm xây dựng và vận hành cảng Haifa.
Hơn nữa, đồng minh của Israel – Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc Huawei là “hang ổ” hoạt động gián điệp của Bắc Kinh, cũng gian lận ngân hàng và đánh cắp bí mật thương mại của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại sự bùng nổ về đầu tư vào các ngành công nghệ của Trung Quốc tại Israel.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26254-israel-thanh-lap-co-quan-giam-sat-nguon-dau-tu-tq.html
TQ cố bắt giữ xuyên biên giới
doanh nhân Tân Cương
Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án Trung Quốc vì giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại lao động Tân Cương, sau một video công dân Trung Quốc gốc Kazakhstan tại sân bay đã tự cứa vào cổ mình cầu cứu, thà chết không quay về Tân Cương.Theo tờ Deutsche Welle của Đức, vào ngày 8/2, nhà báo tự do Erkin Azat đã đăng tải một video trên Twitter, cảnh quay cho thấy ông Halimbek Shahman, người Kazakhstan, quốc tịch Trung Quốc, đã tự cứa vào cổ mình tại sân bay Uzbekistan nhằm cầu cứu, và từ chối bị dẫn độ về Trung Quốc.
Trong video, ông Shahman nói: “Hiện tại tôi đã chuẩn bị xong rồi, khi họ đụng vào tôi, tôi tự cứa cổ của mình”.
Ông Shahman cũng kêu gọi các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản và các nước khác giúp đỡ ông thoát khỏi chế độ chuyên chế của Trung Quốc.
Theo Radio Free Asia (RFA), Shahman là một doanh nhân và ông thường xuyên bị cảnh sát Trung Quốc sách nhiễu khi còn ở Tân Cương.
“Cứ sau mỗi 50 đến 100 mét (họ) lại kiểm tra chứng minh thư của tôi. Tôi rất lo lắng, tôi không thể chịu đựng được nữa”, ông Shahman nói.
Năm ngoái, ông Shahman đã rời Tân Cương tới Quảng Châu, nhưng sau đó, khi đưa khách hàng đến đại lục công tác, Shahman thường xuyên phải chịu đựng sự sỉ nhục vì huyết thống của mình.
“Khi ngồi máy bay, đi tàu hỏa, đi xe buýt, mỗi lần họ đều kiểm tra tôi nửa tiếng đồng hồ, khi khách hàng người Nga, khách hàng người Kazakhstan đến gặp tôi, nhân viên bảo vệ đã kiểm tra thẻ căn cước của tôi trước mặt họ”, Shahman nói.
Sự quấy rầy của những nhà chức trách cũng khiến khách hàng cũng ngần ngại và dần dần từ chối hợp tác Shahman.
Để thoát khỏi chế độ độc tài, Shahman từ Quảng Châu đi đến Thái Lan vào ngày 4/2, hai ngày sau ông bay đến Almaty, Kazakhstan, nhưng vì không có visa nhập cảnh, nên Shahman lại tiếp tục bay đến Tashkent, thủ đô của Uzbekistan để tìm kiếm một cơ hội xin tị nạn.
Tuy nhiên, Tổ chức nhân quyền Kazakhstan cho biết, nhân viên an ninh quốc gia Trung Quốc đã đến sân bay Uzbekistan và cố gắng dẫn độ doanh nhân người Kazakhstan trở về Trung Quốc.
Cũng theo Tổ chức Nhân quyền Atajurt, Shahman tự cứa cổ ông nhằm thể hiện dùng cái chết để kháng cự đến cùng.
Vào chiều thứ Sáu (8/2), phóng viên RFA đã cố gắng liên lạc với Shahman – đang mắc kẹt trong khu vực cấm của sân bay Tashkent, nhưng tín hiệu bị nhiễu và không cách nào nói chuyện bình thường với Shahman được. Một người bạn của Shahman nói với RFA: “Người này (Shahman) hiện đang ở Tashkent, Uzbekistan và Đại sứ quán Trung Quốc đang chuẩn bị đưa anh ta đi. Cảnh sát Tashkent cũng sẽ bắt giữ anh ta ngay bây giờ”.
Ông Steve Sweedro, một nhà nghiên cứu sự kiện Trung Á thuộc Tổ chức Nhân quyền Quốc tế nói rằng, theo luật pháp quốc tế, nếu một người bị trả về cho Trung Quốc, Shahman sẽ phải đối mặt với cực hình tra tấn hoặc tử hình, Reuters đưa tin.
Và nếu Shahman bị đưa vào trại lao động Tân Cương, ông có thể sẽ phải chịu nhiều sự tra tấn tàn khốc hơn trước.
Cảnh sát yêu cầu người vợ theo dõi chồng 24 giờ một ngày
Một năm trước, Shahman rời khỏi tỉnh khu vực tự trị Ili Kazakh, Tân Cương và định cư tại Quảng Châu. Vợ ông là người Hán và họ đã có một cậu con trai 4 tuổi ở Trung Quốc.
Tổ chức Nhân quyền Atajurt cho biết: “Ông Shahman chuyển đến Quảng Châu cùng vợ sinh sống, ông ấy nói rằng cảnh sát địa phương thường xuyên sách nhiễu ông và hỏi tại sao lại đột ngột dọn nhà đến Quảng Châu, sau đó yêu cầu vợ và gia đình bên vợ giám sát và báo cáo nhất cử nhất động của ông ấy”.
Vào lúc 2 giờ chiều thứ Sáu, điện thoại di động của Shahman bị cảnh sát sân bay lấy đi. Ông mượn điện thoại di động của một nhân viên lao công và ghi lại 2 video nói với các phóng viên RFA rằng, cảnh sát địa phương và nhân viên an ninh từ Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ông về Trung Quốc trong vòng ba tiếng đồng hồ.
Tại sân bay, ông Shahman không mua được thức ăn, bởi các nhà hàng nhỏ bên trong khu vực này được lệnh không được cung cấp thức ăn cho Shahman, nếu không họ sẽ đối mặt với việc bị đóng cửa.
Tổ chức Atajurt đã kêu gọi khẩn cấp các cộng đồng quốc tế, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và tất cả những ai hiểu về công lý hãy giúp đỡ Shahman khỏi bị dẫn độ về Trung Quốc.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khiển trách Trung Quốc: Là một sự xấu hổ lớn đối với nhân loại
Mới thứ Bảy tuần trước (9/2), chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra tuyên bố khiển trách mạnh mẽ chính phủ Trung Quốc về cái chết của nhạc sỹ nhà thơ nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ Abdurehim Heyit trong trại lao động ở Tân Cương. Mặc dù sau đó, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hành một video xuyên đêm, để chứng minh Abdurehim Heyit vẫn còn sống. Tuy nhiên, BBC nói rằng một số người Duy Ngô Nhĩ đã đặt câu hỏi về tính chân thực của video.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy nói trong một tuyên bố: “Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ tùy tiện, họ đã bị cực hình tra tấn và tẩy não chính trị trong ngục tù, đây đã không còn gì là bí mật”.
“Trong thế kỷ 21 lại lần nữa bắt người vào các trại tập trung và chính sách đồng hóa có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của chính quyền Trung Quốc là một sự nguyên nhân gây lớn tạọ ra sự xấu hổ đối với nhân loại”, Hami Aksoy cho biết thêm.
Bản tin của BBC dẫn lời Chủ tịch Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Nury Turkel, cho biết một số cảnh quay của video cho thấy ông Abdurehim Heyit là “đáng nghi ngờ”. Do những lợi thế kỹ thuật, chính phủ Trung Quốc có khả năng giả mạo video. “Với công nghệ ngày nay, bạn có thể tạo một video tự thuật. Điều đó không khó”, Nury Turkel nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/26264-tq-co-bat-giu-xuyen-bien-gioi-doanh-nhan-tan-cuong.html
TQ tiếp tục nhượng bộ chính quyền Trump,
cam kết mua mạnh hàng hóa Mỹ
Trung Quốc đang cố gắng làm vừa lòng các nhà đàm phán thương mại của chính quyền Trump bằng việc cam kết tăng mua lượng lớn các chất bán dẫn của Hoa Kỳ.Trong cuộc đàm phán hôm thứ Năm (14/2), các quan chức Trung Quốc đã đề xuất tăng mua lượng lớn chất bán dẫn của Hoa Kỳ, mặt hàng nhập khẩu vốn đã không thay đổi trong những năm gần đây, theo Wall Street Journal (WSJ),
Các nhà đàm phán Trung Quốc cũng đang đề nghị loại bỏ chính sách mua xe quốc gia trong đó cung cấp trợ cấp cho người mua xe nội địa.
Những đề xuất này được đưa ra như các nhượng bộ mới nhất của Bắc Kinh, sau khi đã tăng đáng kể việc mua sắm các sản phẩm năng lượng và trang trại của Hoa Kỳ, bao gồm đậu nành, khí tự nhiên hóa lỏng và dầu thô.
Đoàn đàm phán Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu hy vọng rằng việc tăng nhập khẩu hàng Mỹ sẽ mở đường cho việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hoãn tăng thuế đối với hàng Trung Quốc thêm 60 ngày, tính từ thời hạn ban đầu vào ngày 1/3, Bloomberg cho biết hôm thứ Năm (14/2). Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế cao hơn gấp đôi đối với 200 tỷ USD hàng hóa nếu Bắc Kinh và Washington không đạt được thỏa thuận trước thời hạn đình chiến mà Tổng thống Trump đặt ra.
Tuy nhiên, các nhà đàm phán Hoa Kỳ nhắm tới những nhượng bộ hơn nữa từ Trung Quốc. Đại diện thương mại Mỹ Robert Linghthizer muốn có những thay đổi cơ bản hơn trong cách thức Bắc Kinh điều hành nền kinh tế, như loại bỏ việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ và trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp trong nước. Các đề xuất mới nhất của Trung Quốc không có vẻ nhắm tới giải quyết các vấn đề mang tính chất cơ cấu đó.
http://biendong.net/bien-dong/26256-tq-tiep-tuc-nhuong-bo-chinh-quyen-trump-cam-ket-mua-manh-hang-hoa-my.html
Trung Quốc triệt để khai thác
bài học Chiến tranh biên giới 1979
Tú Anh, Trọng ThànhTrung Quốc thua chiến thuật nhưng thắng về chiến lược : bắt tay với Mỹ, cải cách kinh tế, canh tân quân đội và khống chế Việt Nam nhiều mặt. Để tránh hiểm họa mất nước, chính quyền cần phải dựa vào dân. Trên đây là nhận định của blogger, Phạm Viết Đào, tác giả biên khảo « Vị Xuyên-Thế Sự Việt-Trung », nhìn lại cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước.
Blogger Phạm Viết Đào:
« Điều thứ nhất đây là một cuộc chiến tranh mà hai bên đều rút ra các bài học. Về phía Trung Quốc, đó là bài học về quân sự. Tức là Việt Nam dạy cho Trung Quốc bài học về đánh nhau, qua cuộc chiến tranh tháng 2/1979. Trung Quốc thua, khi mới chỉ đụng độ với các lực lượng địa phương của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam được bài học Trung Quốc dạy cho là về chính trị. Trung Quốc chỉ cho Việt Nam thấy rằng, cùng chí hướng, đồng chí, nhưng khi đụng đến quyền lợi của nhau thì họ sẵn sàng trở mặt.
Một bài học thứ hai là : sau hai cuộc chiến tranh (cuộc chiến 1979 và cuộc chiến biên giới phía bắc lần thứ hai kéo dài trong những năm 1980), khi Trung Quốc đưa tổng cộng một triệu quân đánh Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả về kinh tế. Như người ta nói là, nhờ thua Việt Nam mà họ bắt tay được với Mỹ. Nhờ thua Việt Nam mà trong 20 năm họ đưa được nền kinh tế lên hàng thứ hai thế giới.
Họ thua, nhưng họ được cái đó. Còn Việt Nam, sau cuộc chiến tranh, lúc nào cũng nhận là mình thắng. Hy sinh rất dũng cảm, luôn luôn nói là giữ được độc lập và chủ quyền, nhưng nhìn sâu về kinh tế đất nước, thì lệ thuộc rất nghiêm trọng vào Trung Quốc.
Hiện nay, dư luận muốn mổ xẻ rất nhiều về cuộc chiến tranh này, để thấy được bài học đắt giá của lịch sử.
Nếu không nhìn thấy được cái đó, thì đất nước này không phát triển được. Họ thua, nhưng để họ được cái khác, cũng như họ khiêu khích Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt… Thí cả xe, cả pháo, để được nước, người ta sẵn sàng… Thí cả dân tộc Khmer…
Bài học cao nhất theo tôi : cái mà chính quyền Việt Nam cần bây giờ là phải dựa vào lòng dân… Chống Trung Quốc chỉ có người dân… Nếu không dựa
Ông Phạm Viết Đào – Hà Nội17/02/2019Nghe
vào dân, Trung Quốc sẽ ép nữa… Trung Quốc chỉ sợ người dân, còn với chính quyền thì họ có cách này cách khác. Nguy cơ mất nước, khi người dân quay lưng lại. Tôi muốn nhắc lại bài học năm 1979 là chúng ta đã ảo tưởng nhiều vào Trung Quốc ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190217-viet-nam-40-nam-sau-chien-tranh-bien-gioi-duoi-mat-mot-cuu-chien-binh
‘Thái Lan đừng theo TQ’ – cư dân tại Mỹ
lên tiếng cho đài Tiếng nói Hy vọng
Một sự kiện bên ngoài một đại sứ quán ở thủ đô Washington hôm thứ Năm (7/2) đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đáng lo ngại của Bắc Kinh trong việc đàn áp tự do ngôn luận ở nước ngoài.Theo The BL, một trang tin có trụ sở tại Mỹ, sự kiện nêu trên là cuộc thỉnh nguyện liên quan tới Trung Quốc, nhưng không diễn ra tại Đại sứ quán Trung Quốc, mà là Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan.
Đài Phát thanh Tiếng nói Hy vọng (SOH – Sound of Hope) đã tổ chức một cuộc họp báo và mít tinh ngay trước Đại sứ quán Thái Lan để phản đối việc nước này bắt giữ ông Tưởng Nãi Tân (Chiang Yung-Shin), một công dân Đài Loan đã giúp SOH thuê một ngôi nhà ở Thái Lan để lập đài phát thanh sóng ngắn vào Trung Quốc.
Cảnh sát Thái Lan đã đột kích vào địa điểm phát sóng vào tháng 8/2018 và bắt giữ ông Tưởng vào ngày 23/11/2018. Họ cho biết cả hai hành động này đều được thực hiện theo yêu cầu của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
The BL đưa tin, hơn 40 người đã tham gia cuộc tụ tập ôn hòa trước Đại sứ quán Thái Lan hôm thứ Năm, họ cầm các biểu ngữ có ghi: “Hãy chấm dứt việc gây nhiễu SOH phát sóng tới Trung Quốc”, “Thái Lan đừng theo Bắc Kinh đàn áp tự do báo chí!”, “Chính phủ Thái Lan, xin vui lòng thả tự do cho ông Tưởng.”
Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Washington nhằm đề nghị Thái Lan không theo Trung Quốc đàn áp tự do ngôn luận đối với đài phát thanh Sound of Hope, ngày 7 tháng 2 năm 2019. (Ảnh: SOH-CACC)
SOH là một đài truyền thanh tiếng Hoa có trụ sở tại Mỹ, có khả năng đưa tin tức không bị kiểm duyệt bởi chính quyền Trung Quốc tới người dân Trung Quốc ở đại lục.
Tại một đất nước bị chính quyền kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt như Trung Quốc, việc đài phát thanh như SOH phát sóng vào đại lục đồng nghĩa với việc người Trung Quốc có thể tiếp cận những thông tin mà ĐCSTQ không muốn người dân biết đến, như cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989, hay cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công mà cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động từ năm 1999, hay tình trạng bệnh dịch tại Trung Quốc mà các hãng tin đại lục bị kiểm duyệt đưa tin.
Một bức thư của Chủ tịch SOH, ông Allen Zeng gửi Đại sứ quán Thái Lan hôm thứ Năm cho biết: “Chúng tôi đã phát những tin tức tổng hợp tới Trung Quốc, trong đó có những tin về vi phạm nhân quyền đối với các nhóm tín ngưỡng, các nhóm dân tộc thiểu số và những người có đặc quyền thấp. Chúng tôi cũng phát tin tức về cuộc khủng hoảng môi trường [ở Trung Quốc], tình trạng dịch bệnh và sự tàn bạo của chính quyền [Trung Quốc] đối với người dân.”
“Một ví dụ nổi bật khác về việc chúng tôi đưa tin mà chính quyền Trung Quốc thấy bất an là cuộc đàn áp quy mô lớn đối với các học viên Pháp Luân Công và việc mổ cướp nội tạng chống lại họ để lấy lợi nhuận, được thực hiện bởi chính phủ Trung Quốc”.
Ông Zeng cũng viết về tự do ngôn luận và tầm quan trọng của việc cho phép người dân Trung Quốc biết những gì đang xảy ra ở đất nước họ.
Pháp Luân Công trên thế giớiCác học viên Pháp Luân Công ngồi thiền tại Quảng trường Union, thành phố New York, Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2017. Do tuyên truyền của ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc không biết thế giới bên ngoài đón nhận và yêu chuộng Pháp Luân Công (Ảnh: The Epoch Times)
“Chúng tôi biết rằng hành động của cảnh sát Thái Lan là do bị ảnh hưởng bởi chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi cũng biết rằng Đại sứ quán Trung Quốc trực tiếp đứng sau vụ việc. Trong 20 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng bằng mọi cách nhằm dập tắt tất cả những tiếng nói có thể phơi bày tội ác của họ. Họ đã bắt các nhà báo, hăm dọa hoặc mua chuộc, truyền bá những lời nói dối thông qua các kênh truyền thông của họ, và trong vụ việc này ở Thái Lan, là đóng cửa trạm phát thanh sóng này.”
http://biendong.net/bien-dong/26257-thai-lan-dung-theo-tq-cu-dan-tai-my-len-tieng-cho-dai-tieng-noi-hy-vong.html
0 comments