ARIA: Liệu Hoa Kỳ với Tầm nhìn mới về Chiến lược và Chánh sách sẽ phong toả con đường đưa Tập Cận Bình đến “Giấc Mộng Trung Hoa”? – Bs Mã Xái
Saturday, February 2, 2019
1:45:00 PM
//
Slider
,
Tham Luận
Vào ngày cuối năm 31-12-2018, TT Donald Trump ký “Đạo luật Sáng Kiến Tái Trấn An Châu Á” (Asia Reassurance Initiative Act – viết tắt là ARIA và được dùng trong tham luận này). Cùng ngày, TT cũng đã ban hành trên một tá đạo luật khác.
Mục đích của đạo luật ARIA -2018 là yêu cầu, nếu không nói là đòi hỏi, chánh quyền Trump” triển khai một tầmnhìn chiến lược dài hạn và một chánh sách toàn diện, đa diện, và chánh sách nguyên tắc Hoa Kỳ cho khu vực Ấn độ-Thái bình Dương…”; tuy không phải hoàn toàn mới, nhưng nội dung ARIA bao quát và chi tiết hơn Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mà Toà Bạch Ốc công bố vào cuối năm 2017 và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia do Nhà Năm Góc phổ biến đầu năm 2018; thêm vào đó nó còn bao gồm nhiều sáng kiến mới và ưu tiên cho khu vực Ấn độ – Thái Bình Dương ( Ấn độ-TBD ) đáp ứng các mục tiêu Hoa Kỳ;cũng cần nhắc lại cách đây không lâu(11/2017), trước Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC ( Đà Nẵng, Việt Nam) TT Trump lần đầu tiên cũng đã nêu lên chi tiết về tầm nhìn cho một “Ấn độ -Thái Bình Dương tự do và mở; và ngày 30-7-2018, tại Phòng Thương mãi Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Micheal R.Pompeo cũng đã chánh thức công bố “Tầm nhìn Kinh tế Ấn độ-TBD của Hoa Kỳ.
ARIA đặc biệt nhấn mạnh vai trò Giám sát của Quốc hội đối với Nhà Trắng trên một số công việc cụ thể trong chiến lược quốc gia,và ARIA còn đòi hỏi Hành pháp phải báo cáo thường niên về một số vấn đề trong lãnh vực an ninh, về các chi phí mà Quốc hội dùng quyền phân bố ngân khoản cho các Bộ Ngoại Giao, Cơ quan Phát triễn Quốc tế của Hoa kỳ (USAID) và cho Bộ Quốc phòng ( sẽ trình bày sau).
Đạo luật đã gây được sự chú ý vì sự xuất hiện của nó ngay vào thời điểm mà mức độ căn thẳng Mỹ-Trung trong mọi lãnh vực kinh tế, thương mại, quân sự, an ninh mạng có nguy cơ đưa tới đối đầu giữa hai cường quốc .
Sự hình thành ARIA cũng đặc biệt theo một tiến trình được xem là gấp rúc, so với thủ tục lập pháp thông thường; dự luật được các nghị sĩ hai đảng Cộng Hoà và dân Chủ bảo trợ,( gồm quí vị : Cory Garner , Markey, Rubio, Cardin, và Young ) và đệ nạp lên Uỷ Ban Ngoại giao Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 24/4/2018; Thượng Viện thông qua ngày 4/12/2018 (100%) và Hạ Viện thông qua ngày 12/12/2018 với tuyệt đa số sau khi tu chánh , và được Thượng Viện chấp thuận ngày 19/12/2018; ARIA được trình lên Tổng thống ngày 27/12/2018, và TT Trump ký thành luật ngày 31/12/2018 ( Luật Công /Public Law số 115-409)
Đạo luật được sự ủng hộ của cả hai Đảng Cộng Hoà và Dân chủ, của hai viện lập pháp (Thượng Viện và Hạ Viện) và sự đồng thuận của Quốc Hội và Hành Pháp, một sự kiện hiếm thấy. Cũng không ngạc nhiên, khi hai phía bảo thủ hay cấp tiến (liberal) đã nhận thức sự cần thiết đoàn kết trước thách thức của Đại Hán có tham vọng khống chế khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương.
Quá trình của ARIA bắt nguồn từ sáng kiến của Tiểu Ban đặc trách Đông Á,Thái Bình Dương, và Chánh sách An ninh Mạng Quốc tế ( thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện) , do Nghị sĩ Cory Garner làm Chủ tịch ; từ năm 2017, NS Garner đã tổ chức nhiều buổi điều trần, mời những chuyên gia ,học giả, giáo sư các đại học, các think tanks lớn có ảnh hưởng đến chánh sách quốc gia, và chánh khách ( bảo thủ lẫn cấp tiến) trình bày về các thách thức an ninh, về cơ hội kinh tế, cũng như nhu cầu bức thiết thúc đẩy nền pháp trị, nhơn quyền, và dân chủ trong khu vực Ấn độ Thái Bình Dương. Thâm cứu đã cung cấp những phát hiện về khu vực đông đảo dân cư này (gần 50% dân số toàn cầu), nơi tập trung một số nền kinh tế năng động nhứt thế giới , nhưng lại là nơi đã và đang diễn ra “một cuộc cạnh tranh địa chánh trị , giữa tầm nhìn tự do và đàn áp của trật tự thế giới…” nơi đó –khu vực Ấn độ-TBD-trải dài từ bờ biển phía tây của Ấn độ đến bờ tây của Hoa Kỳ, môt khu vực bao la chiếm gần nửa diện tích quả địa cầu, nơi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc với tư tưởng bành trướng bá quyền đã từng nói rằng khi thuỷ triều lên đưa Hoa Kỳ đến Á châu nhưng nay nước đã giựt thì Hoa Kỳ phải ra đi với nó.Tập Cân Bình cũng đã từng nói Thái Bình Dương đủ rộng cho hai cường quốc, nuôi tham vọng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương.
Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình thực sự hành xử như một siêu cường tạo nên những thách thức an ninh, kinh tế, tư tưởng, trầm trọng đe doạ lợi ích quốc gia, hoà bình khu vực và ổn định toàn cầu của Hoa Kỳ. Các nguyên lý cốt lõi của hệ thống quốc tế (international system), của trật tự thế giới do Hoa Kỳ hậu thuẩn đang bị Bắc Kinh thách thức trầm trọng;TT Trump đã nhận diện hai đối thủ, kẻ thù là Trung Cộng và Nga đang lăm le xây dựng một trật tự thế giới mới. Trong phạm vi khu vực,Trung Cộng đang hung hảng bất chấp luật pháp quốc tế khẳng định chủ quyền hầu hết Biển Đông, quân sự hoá quần đảo Hoàng Sa và trên các đảo nhơn tạo trong quần đảo Trường Sa. Biển Đông chiếm vị trí trung tâm khu vực Ấn độ-TBD, trong khi TT Trump chủ trương tự do và mở con đường chiến lược vì lợi ích của Hoa Kỳ của đồng minh, đối tác và cho cả thế giới thì Tập chủ trương “đóng kín” Biển Đông xem như ao nhà của mình. Một “mô hình kinh tế Trung quốc “ mang tính cưỡng chế (coercive economic practices) được Bắc Kinh đem ra áp dụng cho khu vực Ấn độ TBD thông qua Chiến lược Sáng kiến Vành đai Con đường, mà thế giới chỉ trích là loại kinh tế ăn thịt , săn mồi , là loại kinh tế của kẻ cướp giựt ( predatory economy ).
Thêm vào nồi lửa tại Đông Bắc Á , Bắc Triều Tiên vẫn là thách thức an ninh đáng quan tâm về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Các thách thức do IS đang còn hoành hành nhiều nơi Đông Nam Á và các tổ chức khủng bố quốc tế khác vẫn còn đang đe doạ Hoa Kỳ.
Và ngoài hai thách thức kể trên, vẫn còn nhiều quốc gia trong khu vực tiếp tục vi phạm nhơn quyền, hạn chế các quyền cơ bản của con người và tự do chánh trị và dân sự đã được ARIA phân tích và đưa những biện pháp nhằm thúc đẩy giá trị Mỹ (American values ).
Nhận thức tầm quan trọng địa chánh trị, kinh tế, an ninh của khu vực Ấn độ-TBD, trước sự cạnh tranh sống mái Mỹ-Trung, Quốc hội Hoa Kỳ nhận định “ không có sự lãnh đạo mạnh mẽ từ Hoa kỳ thì hệ thống quốc tế (international system), về cơ bản bắt nguồn từ pháp trị có thể suy tàn , gây bất lợi cho Hoa Kỳ, cho khu vực và lợi ích toàn cầu. Hoa Kỳ phải tiếp tục đóng một vai trò hàng đầu trong khu vực Ấn độ-TBD, đó là điều cấp bách” ( “it’s imperative that the United States continue to play a leading role in the Indo-Pacific region”. Từ nhận thức tới hành động, tri và hành cần hợp nhứt, Quốc hội Hoa Kỳ đã trao tuyệt thế thanh bảo kiếm ARIA cho Hành pháp, tin tưởng nơi nhà tỷ phú Tổng thống Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.
Nội dung ARIA không úp mở: căn bản phía sau Đạo luật là việc đối phó với Con Rồng Đỏ nổi dậy không hài hoà, hung hảng khiến Quốc hội hai cánh Cộng Hoà Dân Chủ đồng thuận khơi động chánh sách,chiến lược mới trong tầm nhìn mới , vạch con đường cho TT Trump dự tranh và đạt được thắng lợi trong thế trận Hoa Sơn Luận Kiếm, thế trận đó ngày nay diễn ra tại Khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương.
Đạo luật ARIA trình bày 04 chánh sách bao gồm Ngoại giao, An ninh, Kinh tế , Giá trị Hoa Kỳ, và tóm lược ghi trong 04 tiêu đề (Title I, II , III, IV) :
1 .Chánh sách và Chiến lược Ngoại giao Hoa Kỳ trong Khu vực Ấn độ-TBD;
2: Thúc đẩy Lợi ích An ninh Hoa Kỳ trong Khu vực Ấn độ-TBD;
3: Thúc đẩy Lợi ích Kinh tế Hoa kỳ trong Khu vực Ấn độ-TBD;
4: Thúc đẩy Giá trị Hoa Kỳ trong Khu vực Ấn-độ-TBD;
Trong mỗi phần (Tiêu đề) có kèm theo nhiều tiểu đề liên hệ.
Bài tham luận dưới đây bắt đầu với chủ đề “ Thúc đẩy Lợi Ích An ninh Hoa Kỳ trong Khu vực Ấnđộ-TBD” (Title II. Promoting United States Security Interests in the Indo-Pacific Region). Tiêu đề II này sẽ gồm nhiều tiểu mục khá dài, nên việc biên soạn tất thiếu sót, và sẽ được lược ra một số mà người soạn cho là quan trọng. Các Tiêu đề còn lại (Title III, IV) sẽ dành lại kỳ sau.
Thực hiện chiến lược an ninh, ARIA không chỉ trấn an Châu Á bằng tuyên bố, bằng hứa hẹn suông, mà phải bằng hành động cụ thể, bên cạnh việc tái xây dựng một quân đội hùng mạnh nhờ Quốc hội đã chuẩn chi gia tăng ngân sách quốc phòng , mà vấn đề tăng cường sức mạnh và việc cam kết lòng tin với các liên minh ( alliances ) hiện có mà còn xây dựng thêm quan hệ đối tác mới (new partnerships). Môt cách cụ thể, ARIA uỷ quyền phân bố ngân khoản 1,5 tỷ USD hàng năm trong 05 năm liên tiếp (2019-2023) cho các Bộ Ngoại giao, USAID và -nếu phù hợp –cho Bộ Quốc phòng xử dụng vào 08 mục tiêu được cho là tối quan trọng bao gồm :
1. Thăng tiến lợi ích và mục tiêu chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực Ấn độ-TBD, ghi nhận giá trị các sáng kiến và chương trình hầu thúc đẩy chiến lược của Hoa Kỳ;
2. cải thiện năng lượng quốc phòng và khả năng phục hồi của các quốc gia đối tác để chống lại sự ép buộc (coercion) và răn đe ( deter) , và bảo vệ chống lại các mối đe doạ an ninh, bao gồm hổ trợ tài chánh quân sự và các chương trình huấn luyện giáo dục quân sự quốc tế;
3. thường xuyên tiến hành các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt với các đồng minh và đối tác có khả năng cao nhứt để đáp ứng các thách thức chiến lược từ những hoạt động bành trướng bá quyền liên tục gây bất ổn của Trung Cộng trong khu vực và khắp thế giới; và chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bắc Triều Tiên;
4. hợp tác xây dựng các chương trình chống khủng bố mới ở Đông Nam Á , chống lại sự hiện diện càng ngày càng đông của ISIS và các tổ chức khủng bố khác gây ra các đe doạ đáng kể cho Hoa Kỳ, đồng minh và lợi ích công dân Mỹ ở hải ngoại;
5. để giúp các nước đối tác cũng cố hệ thống dân chủ của họ, và tập trung vào việc quản trị tốt;
6. để bảo đảm rằng môi trường pháp lý về thương mại, cơ sở hạ tầng, và đầu tư nơi các quốc gia đối tác được minh bạch, mở, và không có tham nhũng;
7.để khuyến khích việc quản lý tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm ở những nước đối tác, có liên quan chặt chẻ đến sự tăng trưởng kinh tế;
8. Để nâng cao các chương trình nhận thức về hàng hải ở Nam Á và ĐNA .
( lược trích từ ARIA/Title II/Sec. Authoriation of Appropriations)
Đặc biệt, ARIA chỉ định việc phân bố hằng năm từ 2019-2023 dành vào việc hổ trợ tài chánh cho 05 lãnh vực khác nhau (an ninh, kinh tế, giá trị Mỹ):
1. Để hổ trợ thăng tiến dân chủ, xã hội dân sự, nhơn quyền, pháp trị, sự minh bạch và khả năng giải trình (accountability) với ngân khoản $210 triệu USD;
2. để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực (Ấn độ -TBD) trong mục đích chống lại các đe doạ an ninh mạng ( $100 triệu USD )
3. để hổ trợ Sáng kiến lãnh đạo trẻ Ấn độ-TBD, bao gồm Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ ĐNA (Young Southeast Asian Leaders Initiative, Chương trình Tình nguyện Giới Trẻ ASEAN ( The ASEAN Youth Volunteers Program) và các chương trình trao đổi nhơn dân giữa các nước tập trung trong việc xây dựng dân chủ,nhơn quyền và các nhà hoạt động cho việc quản trị tốt ( $25 triệu USD );
4. để phát triển chiến lược năng lượng trong khu vực Ấn độ-TBD ($ 1 triệuUSD );
(nguồn:Energy Programs and Initiatives/ARIA/Titile III/Sec.06)
5. để hổ trợ những Nhà Hoạt động Nhơn quyền ( $ 1 triệu USD )
(to support Human Rights Defenders)
ARIA tái xác định sự cam kết và dứt khoát công nhận vai trò quan trọng của các liên minh (LM), các đối tác, với các hiệp hội khu vực, các định chế ; thật vậy từ khi Thế chiến II kết thúc, hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ đã cũng cố sự ổn định ở châu Á ; mạng lưới đó đã giúp hổ trợ và bảo vệ quyền lợi ngoại giao, kinh tế, an ninh của Mỹ, và đã từng đóng góp trong việc ngăn chặn các thế lực mới nổi và ảnh hưởng đối nghịch của Mỹ. Quốc hội do đó đề ra chánh sách, chiến lược tái cam kết với hệ thống đồng minh, đối tác nhằm tăng cường uy lực quân sự , thúc đẩy ích lợi an ninh, kinh tế, giá trị Mỹ trong khu vực Ấn độ-TBD, sự tập trung nguồn lực trong nổ lực chống lại sách lược Trung Quốc đang làm suy yếu hệ thống quốc tế do Mỹ hậu thuẩn ( United States-backed international system) từ sau đệ nhị Thế Chiến.
Đạo luật ( ARIA) khá phức tạp , khó cho việc tóm lược đầy đủ; người soạn xin ghi lại các liên minh, các loại đối tác cũng như các quốc gia đang gây thách thức đối với Hoa Kỳ :
-
Các Liên minh hiệp ước (Treaty Alliances) quan trọng trong Khu vực Ấn độ-TBD đáng nói đến là Liên minh Mỹ-Nhựt , Liên minh Mỹ-Cộng hoà Hàn Quốc, Liên minh Hoa Kỳ-Úc, Liên minh Hoa Kỳ-Phi Luật Tân, và Thái Lan;
-
Quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ-Ấn độ (Đạo luật National Defense Authorization Act, tài khoá 2017 công nhận Ấn độ như một đối tác quốc phòng chính ( major defense partner), tương xứng với các đồng minh và đối tác gần nhứt của Hoa Kỳ, Ấn là thành viên của Tứ giác Kim cương, đóng vai lá chắn Sáng kiến Vòng đai Con đường của Tập Cận Bình ;năm 2017 thủ tướng Narendra Modi đã phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối thoại Shangri La về “Tầm nhìn Ấn độ-TBD của Ấn độ ; ( xin xem thêm phần Tứ giác Kim cương trong đoạn sau)
-
Các Quan hệ Đối tác An ninh Tăng cường ở Đông Nam Á ( Enhanced Security Partnership in South East ASIA) , bao gồm Indonesia, Mã Lai, Singapore , Việt Nam;Quốc hội khuyến khích tăng cường hợp tác ngoại giao, kinh tế,an ninh, đặc biệt là trong lãnh vực an ninh hàng hải và chống khủng bố;
-
Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ-ASEAN;
-
Quan hệ Đối tác An Ninh Ba Bên Hoa Kỳ-Hàn Quốc-Nhựt Bổn (US-ROK-Japan Trilateral Security Partnarship).
-
Đối thoại An ninh Tứ giác (Quadrilateral Security Dialogue/Quad) giữa Hoa Kỳ, Úc, Ấn độ và Nhựt Bổn rất quan trọng để giải quyết các thách thức an ninh cấp bách cho chiến lược Ấn độ_TBD tự do và mở; Con Đường Tơ lụa Hàng Hải/Sáng Kiến Vòng đai Con đường ( BRI )của Tập Cận Bình là thách thức an ninh khu vưc khiến bốn quốc gia cần ngồi lại sau một thập niên có những khác biệt trong tầm nhìn về khu vực, nay thì mọi người đều nhận rõ tham vọng bành trướng bá quyền của Đại Hán: Ấn lo lắng về ích lợi chiến lược bị TC lấn lướt với những chương trình có ý đồ bao vay Ấn độ như vụ tranh chấp Kashmir,Hành lang kinh tế Pakistan-Trung Quốc và phát triển Cảng Gwadar; Nhựt thì quan tâm vì TC sẽ khống chế Biển Đông ảnh hưởng đến đường dây chuyển vận năng lượng đến khu vực Đông Bắc Á ( East Asia ); Úc đang đối phó việc TC can dự vào nội tình chánh trị và giáo dục của nước mình,và Canberra cũng như Washington đã phải cứng rắn trước các hoạt động cưởng ép của Bắc Kinh đối với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương , thí dụ các nước Papua New Guinea, Vanuatu;
-
Cam kết với Đài Loan nằm trong chánh sách của Hoa kỳ phù hợp với Taiwan Relations Act năm 1979, với 3 tuyên bố chung ( 3 joint communiqués) và Sáu Đảm bảo ( Six Assurances) mà chánh quyền Reagan đã đồng ý bảo đảm và thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1982. Sự cam kết khẳng định chống lại các nổ lực làm thay đổi hiện trạng, và chủ trương hổ trợ giải quyết hoà bình được chấp thuận cho cả hai bên Eo Biển Đài Loan ( Taiwan Strait). ARIA khuyến khích Tổng thống thường xuyên chuyển thiết bị quân sự để Đài Loan đáp ứng các mối đe doạ hiện tại và trong tương lai; Tổng thống nên khuyến khích các viên chức cao cấp du lịch Đài Loan phù hợp với Đạo Luật Du Lich Đài Loan (Taiwan Travel Act/Public Law 115-135). Chủ tịch Tập Cận Bình đã phản đối dữ dội và hăm he thống nhứt Đài Loan, và đã phát biểu nhơn dịp đối thoại với quan chức hàng đầu của Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson “Nếu ai đó tìm cách chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội TQ sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ sự thống nhứt quốc gia , chủ quyền của TQ và sự toàn ven lãnh thổ”.
-
Về Chiến lược Bắc Triều Tiên, dưới cái nhìn của ARIA có ba thách thức trầm trọng nhứt cho hệ thống quốc tế do Hoa Kỳ hậu thuẩn ( US-backed international system) trước hết là việc Trung Cộng xây cất và quân sự hoá bất hợp pháp các thực thể nhơn tạo ở Biển Đông và các hoạt động kinh tế có tính cưởng ép (coercive economic practices), kế đến là Bắc Triều Tiên tăng tốc khả năng trong chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, và tiếp theo là sự hiện diện gia tăng Quốc gia Hồi giáo ( IS ) rộng khắp Đông Nam Châu Á và nhiều tổ chức khủng bố quốc tế khác đang đe doạ nước Mỹ. Những thách thức do Kim Jong Un dàn ra cũng không phải là sự kiện mới lạ qua nhiều trào tổng thống Hoa Kỳ.
Bắc Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo tính đến nay trên dưới mười lần, nếu tính từ nghị quyết số1718 năm 2006 cho đến lúc Chủ tịch “rocket man” Kim gặp phải TT tỷ phú Trump; hẳn phải cân nhắc lại đối với chánh sách cứng rắn của TT Trump vừa áp lực vừa cam kết; rằng công việc phá dở hạt nhân phải trọn ven, hoàn tất, có kiểm chứng và không thể đảo ngược các chương trình đó trước khi Bình Nhưỡng hưởng được sự giải toả lịnh chế tài ( sanctions); lập trường này phản ảnh chánh sách đàm phán ghi trong đạo luật ARIA. Nhưng ARIA còn đi xa hơn, đòi hỏi chánh quyền Trump phải báo cáo cho Quốc hội mọi chấm dứt bất cứ chế tài nào liên quan đến hoạt động của Bắc Hàn và giải thích sự việc. Hành pháp cũng phải báo cáo diễn tiến các cuộc đàm phán. Theo các hảng tin quốc tế, thượng đỉnh Trump-Kim kỳ hai sẽ dự kiến vào cuối Tháng hai / 2019, nội dung cuộc đàm phán có thể đoán được qua bức thơ TT Trump và Kim đã hân hoan nhận ngày 24/01/2019. Cũng nên nhắc lại trong bài phát biểu đầu năm 2019 Chủ tịch Bắc Hàn đã bóng gió với Hoa Thạnh Đốn đại ý “Để có tiến bộ ngoại giao hơn, Hoa Kỳ nên công nhận rằng Bình Nhưỡng đã có thực hiện phi hạt nhơn hoá vào năm 2018, và do đó Hoa Kỳ nên đưa ra những nhượng bộ tương ứng”;
-
Cam kết quan hệ Hoa Kỳ -New Zealand dựa trên Tuyên bố Wellington (Wellington Declaration) ký ngày 5/11/2010 và ngày 19/6/2012.
-
Quần Đảo Thái Bình Dương: Hoa Kỳ cam kết và ủng hộ sự tham gia ( engagement )mạnh mẽ của Hoa Kỳ với các quốc gia Nam Thái Bình Dương , bao gồm Fiji,Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia,Nauru, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon,Tonga, Tuvalu, và Vanuatu. Nơi đây Sáng kiến Nhứt đái Nhứt lộ của Tập Cận Bình cũng đã có mặt, nhưng đã khựng lại phần nào vì các quốc đảo đã nhận thức được chánh sách bẫy nợ do TC giăng ra , thêm vào đó là sự cam kết hổ trợ của Hoa Kỳ và Úc ;
-
ARIA và Chánh sách Tự do Hàng hải và Trên không; Thúc đẩy Luật pháp Quốc tế:
Theo ARIA, đây là chánh sách Hoa Kỳ nhằm thực hiện như một phần Chương trình Tự do Hàng hải Toàn cầu, tự do hàng hải bình thường và các hoạt động trên không (overflight) tại khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, để thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế hiện hành.
Đạo luật Sáng kiến Tái Cam kết châu Á-TBD cũng yêu cầu Tổng thống tiến hành xây dựng một chiến lược ngoại giao bao gồm việc hợp tác với đồng minh Hoa Kỳ và đối tác để tiến hành huấn luyện hàng hải và hoạt động tự do hàng hải chung trong khu vực Ấn độ-TBD bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, nhằm hổ trợ một hệ thống quốc tế (international system) dựa trên luật pháp có lợi cho mọi quốc gia.
Biển Đông nằm vào vị trí trung tâm khu vực Ấn độ-TBD; TT Trump đã có chánh sách “tự do và mở “ cho khu vực này từ khi ông tham dự APEC-2017 tại Đà Nẳng (Việt Nam); và theo Ngoại trưởng Pompeo, “mở” hàm ý “chúng tôi muốn tất cả quốc gia được hưởng quyến tiếp cận không giới hạn vào đường biển và đường hàng không”. Theo một số phân tích, chánh sách Biển Đông của chánh quyền Hoa Kỳ cứng rắn hơn so với các đồng nhiệm trước đây trong việc thực hiện quyền tự do hàng hải: mới đây ngày 07/01/2019 khu trục hạm USS Campell tiến tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ( FONOP )trong vòng 12 hải lý gần 03 thực thể ( features) trong quần đảo Hoàng Sa; đây là chiến dịch lần thứ 9; FONOP diễn ra thường xuyên hơn, nhưng Trung Cộng cũng phản ứng đáp trả với thái độ khiêu khích, đối đầu, bất chấp rủi ro. Nhiều trung tâm nghiên cứu chiến lược cho thấy chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ qua nhiều đời tổng thống chưa mang về thắng lợi có tính thuyết phục nào đáng kể , trái lại Bắc Kinh vẫn khẳng định chủ quyền trên 90% đường Chín Đoạn, dù đã bị Toà Trọng Tài Thường trực La Haye phủ nhận sự đòi hỏi phi lý đó. Chiến dịch FONOP không cản được bước tiến bành trướng ảnh hưởng trên biển trên không; TC hoàn tất chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa từ 1974 từ tay VNCH với sự đồng tình của Mỹ, và tiếp tục tăng cường quân sự hoá Hoàng Sa và các đảo nhơn tạo trên quần đảo Trường Sa, còn doạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không, với tham vọng khống chế Biển Đông.Trung Cộng chẳng những ngăn chận các nước láng giềng tiếp cận tài nguyên (dầu lửa, khí đốt, hải sản) ngay tại chính vùng biển mình mà còn đe doạ tấn công quân sự. Sáng kiến Nhất đái Nhất lộ đã chia rẻ khối ASEAN, TC ép ASEAN thực thi DOC theo lợi ích TC, và Bắc Kinh cố ý trì hoản đàm phán COC cho đến năm 2021 và vận động khối ASEAN loại Hoa Kỳ ra khỏi các cuộc đàm phán , và cấm chỉ ASEAN không được tập trận chung với các cường quốc ngoài khu vực ( ám chỉ đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Biển Đông) , văn bản đàm phán còn ghi thêm việc thoả thuận khai thác dầu khí ở Biển Đông chỉ dược diễn ra giữa ASEAN và TQ! Theo chuyên gia khu vực Bonnie Glaser thuộc CSIS cho rằng các đề nghị của TQ sẽ gây ra tranh cãi, và sẽ không được chấp nhận đối với một số thành viên chủ chốt trong ASEAN; Hoa Kỳ và đồng minh tức nhiên đã phản đối. Sự kiện Duterte ngả theo TQ cũng có thể đã gây rối cho FONOP khi Manila quyết định giả từ Washington dù ARIA ban hành ngày 31-12-2019 nói rõ Mỹ cam kết thực hành Hiệp ước Hổ tương Mỹ-Phi Luật Tân ký năm1951 và hiệp ước EDCA ký năm 2014 ( Enhanced Defense Cooperation Agreement).
Với việc ban hành ARIA trong bối cảnh đối đầu Trung-Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ với sự đồng thuận tuyệt đối trong việc quyết tâm tăng cường lợi ích an ninh, kinh tế, giá trị Mỹ trong khu vực Ấn độ-TBD cho phép chúng ta tin tưởng TT Trump không còn chấp nhận sự nhân nhượng các bước thống trị tiệm tiến của Trung Quốc ở Biển Đông như đã xẩy ra với các chánh quyền Hoa Kỳ tiền nhiệm. Quốc hội Hoa Kỳ đã chuẩn chi gia tăng ngân sách quốc phòng, đặc biệt cho Hải Quân và thế giới đã thấy Trump đã đổi US-PACOM với danh hiệu mới US-INDOPACOM ( Bộ Chỉ Huy Ấn độ-Thái Binh Dương Hoa Kỳ ) và một trong trách nhiệm quan trọng là biểu dương quyết tâm bảo vệ và tuân thủ luật pháp biển trong đó vai trò cột trụ không thể bỏ qua là Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) : với Trump ,tuần dương mẫu hạm, khu trục hạm, chiến đấu cơ thường xuyên và tăng cường mở chiến dịch FONOP dưới nước trên không trong Biển Đông, qua lại vùng nhạy cảm Eo Biển Đài loan; TT Trump cũng không quên mang sức mạnh tổng hợp của các liên minh, đồng minh đối tác của mình và cả hai cường quốc Anh Pháp cũng nhập cuộc, phù hợp với khuyến cáo “cam kết “ của ARIA. Bảo vệ tự do hàng hải bao hàm bảo vệ trật tự thế giới (World Order), hệ thống quốc tế (international system) căn bản dựa trên pháp trị do Hoa Kỳ hậu thuẩn từ sau Chiến tranh thế giới hai.
Chánh quyền Trump không thể ngồi yên nhìn Tập Cận Bình thao túng luật pháp quốc tế, chia rẻ và cưỡng chế đồng minh đối tác, xâm lấn quyền lợi sống còn của Mỹ, của đồng minh, đối tác và thế giới; Hoa Kỳ cần có biện pháp hửu hiệu hơn , ngoài FONOP, trước chiến lược lấn lướt của Tập theo kiểu “đặt sự đã rồi”.
11.Chống Khủng bố ở Đông Nam Á ;
-
Hợp tác An ninh Mạng;
-
Chánh sách Phi Hạt nhân và Kiểm soát Vũ khí ở Khu vực Ấn độ-TBD.
14. ARIA và Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc:
Quan hệ Hoa Kỳ-TC đang đi vào bước ngoặt mới sau 4O năm chánh thức bang giao 1979-2019; trong quan hệ mới này hai nhà lãnh đạo mà lịch sử khó quên là tỷ phú Donald Trump đắc cử TT Hoa Kỳ năm 2016 và Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí Thư ĐCSTQ năm 2012 . TT Trump vạch rõ cho nhơn dân Hoa Kỳ là chiến lược tham gia (engagement) và hợp tác ( cooperation) của các tổng thống tiền nhiệm gần nhứt là G.W.Bush , Clinton, Obama không hữu hiệu, những tưởng sự can dự xây dựng ( constructive engagement), việc hổ trợ phát triển sẽ giúp TQ thạnh vượng , hùng mạnh và qua chánh sách hợp tác , tham dự đó TQ sẽ thay đổi , sẽ hướng về nếp sống dân chủ nhờ ảnh hưởng của văn hoá phương tây, của giá trị Mỹ; nhưng thất vọng thay, công trình của Hoa Kỳ hoá ra là “nuôi ong tay áo”;những lãnh đạo TC chẳng những không hướng về tự do dân chủ ,trái lại Trung Cộng đã trồi lên không chút hài hoà , trong nước thì thể chế càng độc tài, toàn trị, và Tập Cận Bình được suy tôn làm chủ tịch muôn đời, và bên ngoài Tập không giấu giếm hành vi hung hảng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, tham vọng trở thành đệ nhứt siêu cường thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới, chủ trương thiết lập trật tự thế giới mới( New World Order) .
Ngày nay, Đạo luật (ARIA-2018 ) cho thấy Hoa Kỳ nhận thức rõ bản chất và âm mưu của Trung Cộng :“ Chánh phủ Hoa Kỳ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc với các hành động ( của TQ ) nhằm hạn chế thêm không gian xã hội dân sự và tôn giáo ngay trong đất nước TQ , và những hành động phá hoại trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực Ấn độ-TBD” ( trích từ: ARIA/Title II/Sec.203); điển hình là các xây cất bất hợp pháp và quân sự hoá trên các thực thể nhơn tạo tại Biển Đông, khẳng định chủ quyền hơn 90% đường Chín đoạn và tuyên bố quyền sở hữu các đảo nằm trong đó, dù các đòi hỏi phi lý đã bị Toà Trọng tài Thường trực La Haye phủ nhận. Trung Cộng là một trong 05 quốc gia mà ARIA rất quan ngại trên các lãnh vực pháp trị ( rule of law) và quyền tự do dân sự ( civil liberties) bao gồm Cambodia, TQ, Bắc Hàn, Phi luật Tân, Lào, Thái Lan, Việt Nam ), và ARIA rất lưu tâm về các vi phạm nhơn quyền không thể chấp nhận đã và đang xẩy ra tại Trung Cộng, Phi Luật Tân, Miến Điện, và những thách thức hoạt động kinh tế theo cách cưỡng ép và cướp giựt ( coercive & predatory economic practices) trong khu vực Ấn độ-TBD.
ARIA và sự Đồng thuận trong Chủ trương Cạnh tranh nhưng mở rộng cánh cửa Hợp tác với TQ :
TT Donald Trump với chánh sách “ Make America Great Again” từ lúc vận động tranh cử đã chủ trương một chiến lược mới trong quan hệ Mỹ – Trung thay thế sách lược tham gia ( engagement strategic ) và hợp tác là sách lược nhằm thay đổi, chuyển hoá dân chủ Trung Quốc qua một tiến trình trổi dậy hài hoà qua nhiều đời tổng thống đã không thành công, do đó TT Trump và bộ tham mưu phát động đường lối tiếp cận mới với Bắc Kinh với khuynh hướng cạnh tranh (competitive), đối đầu ( confrontation)trong mọi lãnh vực an ninh, kinh tế, ngoại giao. Chánh sách đối đầu của TT Trump được sự đồng thuận của Quốc Hội (ARIA-31-12-2018 ); thêm vào đó phần lớn tinh hoa của các think tank phi chánh phủ cũng chia sẽ tích cực lập trường của Trump.
Trong lãnh vực kinh tế, thương mại, chủ trương cạnh tranh đưa ra một chuổi dài trừng phạt để đòi một một môi trường mậu dịch công bằng, loại trừ đòi hỏi chuyển giao bí mật công nghệ, đánh cấp sở hữu trí tuệ do TT Trump chủ động đang diễn ra; một viên chức người Hoa làm việc tại cơ quan an ninh tình báo TC (Ministry of State Security) bị bắt ở Bỉ và bị dẫn độ về Mỹ (10/2018) về tội ăn cắp bí mật thương mại, và cả thế giới đều biết rỏ vụ Giám đốc tài chánh công ty Huawei bị bắt tại Canada và có thể bị dẫn độ về Mỹ để thọ án; Sáng kiến Trung Quốc của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ( Justice Department’s China Initiative ) thành lập vào tháng 11/2018 nhằm điều tra và truy tố các công ty TQ bị cáo buộc trộm cấp bí mật thương mại, gián điệp kinh tế. Một ngân uỷ $1,5 tỷ USD cho tài khoá hàng năm từ 2019-2023 cho thăng tiến lợi ích nước Mỹ trong khu vực Ấn độ-TBD, đặc biệt trong đó một ngân khoản sẵn sàng dành cho Chánh phủ Hoa Kỳ trong nổ lực “Chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đang làm suy yếu hệ thống quốc tế” (nguồn: trích trong ARIA/Title II/sec.201). Cũng nhắc lại TT Trump ký Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng NDAA (National Defense Authorization Act )cấp $ 717 tỷ cho tài khoá 2019 , mục tiêu nhằm đối phó với hành vi hung hăng của TQ tại khu vực Ấn độ-TBD, và NDAA ghi rõ cấm hẳng hải quân TC tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương ((RIMPAC )vì hành động gây hấn của họ ở Biển Đông ; để kiểm tra về rủi ro an ninh với tình hình Trung Cộng đầu tư dồn dập vào Hoa Kỳ, Quốc hội cũng mở rộng quyền hạn của Uỷ Ban Đầu tư Ngoại Quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS/Committee on Foreign Investment in United States). Ngày 30-07-2018 Ngoại trưởng Hoa kỳ Micheal R.Pompeo khởi động “ Tầm nhìn Kinh tế Ấn độ-TBD ( America’s Indo-Pacific Economic Vision) cạnh tranh với chiến lược Nhứt Đái Nhứt Lộ ( BRI ) của Tập Cận Bình ; Pompeo cam kết ba lãnh vực cơ bản cho khu vực :Kết nối Kỷ thuật số và Đối tác An ninh mạng ( Digital Connectivity and Cypersecurity Partnership), sáng kiến Asia EDGE
( Enhancing Development and Growth through Energy) và Sáng kiến Hạ tầng cơ sở.
Trong bối cảnh bang giao căn thẳng với “ chiến lược cạnh tranh” liệu TT Trump sẽ tiếp tục đẩy TQ vào chơn tường và hậu quả đó có thể đưa tới sự chia tay giữa hai cường quốc, “anh đi đường anh tôi đi đường tôi” gợi lại hình ảnh của thời Chiến tranh lạnh ? Trong quá khứ, nhiều kịch bản căn thẳng giữa Hoa Kỳ và TQ rồi kết cuộc cũng đưa tới giai đoạn ổn định; Đạo luật ARIA-2018 không loại trừ đường lối Hợp tác với Bắc Kinh như đã ghi trong Đạo luật : …” The US should welcome a decision by China to change course and persue a responsible results-oriented relationship with the United States and engagement on global issues”.( trích từ ARIA/Title II/Sec 203-c); hợp tác nhưng có điều kiện.!“Cạnh tranh, đối đầu” nhưng ARIA (Asia Reassurance Initiative Act) vẫn mở rộng vòng tay lớn cho con đường hợp tác ( cooperation ) “ xây dựng mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện với Trung Quốc bằng cách mở rộng các lãnh vực hợp tác; và giải quyết các lãnh vực bất đồng gồm cả nhân quyền và chánh sách kinh tế , và an ninh hàng hải”; “cam kết hợp tác với TQ trong các thách thức chung của khu vực và toàn cầu, đặc biệt là sự duy trì và cũng cố hệ thống quốc tế dựa trên qui tắc, và việc phi hạt nhân hoá Bắc Triều Tiên “ ; “khuyến khích TQ đóng vai trò xây dựng trong các vấn đề thế giới bằng cách thể hiện sự tôn trọng nhất quán đối với pháp trị và chuẩn mực quốc tế”, ( nguồn: trích và tạm dịch từ ARIA/Title II/Sec.203), tức hệ thống quốc tế ( international system) do Hoa kỳ hậu thuẩn từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Bài phân tích tác động của đạo luật ARIA trên vấn đề “ Bang giao Mỹ-Trung” kết thúc Tiêu đề II (Title II): “Thúc đẩy Lợi ích An ninh Hoa Kỳ trong Khu vực Ấn-độ-TBD”.
Tạm kết :
Đạo luật Sáng kiến Tái Trấn An Châu Á (The Asia Reassurance Initiative Act 2018) có mục tiêu cho chánh quyền Trump phát triển và thực hiện một tầm nhìn chiến lược dài hạn và một chánh sách toàn diện, đa diện cho khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương nơi xảy ra tranh giành quyền lực sống mái giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Cộng .Nó tác động đến mọi quốc gia châu Á, tất nhiên chúng ta quan tâm nhứt đến ảnh hưởng của ARIA lên đất nước Việt Nam chúng ta. Đạo luật được sự ủng hộ của cả hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ và sự đồng thuận tuyệt đối của Thượng Nghị Viện và Viện Dân Biểu ( Hạ Nghị Viện ); đạo luật nhấn mạnh sự tập trung quyền lực với sự cam kết của Hoa Kỳ với các liên minh, đồng minh,đối tác và kêu gọi kết nạp thêm đối tác tiềm năng mới, và cả Pháp lẫn Anh cùng chống lại ảnh hưởng Trung Quốc phương hại đến hệ thống quốc tế ( international system) căn bản dựa trên luật lệ do Hoa Kỳ hậu thuẩn.
ARIA mang ý nghĩa một thông điệp cho Trung Công về việc Hoa Kỳ quyết tâm bám trụ và bảo vệ khu vục Ấn độ-TBD, nơi đó Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác sẽ không ngồi yên nhìn Trung Cộng lấn lướt khi quyền lợi của họ, của đồng minh và cộng đồng khu vực bị xoi mòn. Hi vọng TT Trump sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ hoàn tất nhiệm vụ mà ARIA -2018 giao phó./.
Bác sĩ Mã Xái
(Những ngày cuối Năm Mậu Tuất)
0 comments