Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 20/01/2019

Monday, January 21, 2019 5:57:00 AM // ,

Tin khắp nơi – 20/01/2019

Đảng Dân Chủ từ chối đề nghị

về bức tường biên giới của Tổng thống Trump

Washington, DC – Theo tin từ NPR, khi cuộc thảo luận mở cửa lại chính phủ vẫn còn đình trệ, Tổng thống Trump đã đề nghị các biện pháp bảo vệ tạm thời cho thế hệ Dreamers (tức những người di dân được cha mẹ đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn vị thành niên), để đổi lấy ngân sách cho bức tường biên giới.
Trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Bảy (19 tháng 1), Tổng thống Trump đề nghị kéo dài chương trình Bảo vệ Tạm thời (Temporary Protected Status), giúp ngăn cản việc trục xuất người di dân đến Hoa Kỳ vì bất ổn hoặc thiên tai ở quê hương. Theo đó, Tổng thống yêu cầu:
800 triệu Mỹ kim trợ cấp nhân đạo khẩn cấp
805 triệu Mỹ kim cho kỹ thuật phát hiện ma túy ở cửa qua
2,750 nhân viên biên giới bổ sung
75 quan tòa di trú mới để giải quyết 900,000 trường hợp tồn động
Cho phép dân tộc thiểu số Trung Mỹ nộp đơn xin tỵ nạn tại quê hương của họ
5.7 tỷ Mỹ kim cho bức tường biên giới kéo dài 2,000 dặm
Đổi lại, Tổng thống Trump đồng ý:
Gia hạn 3 năm cho Chương trình hoãn trục xuất người di dân tới hoa kỳ lúc vị thành niên (DACA) – giúp bảo vệ 700,000 người thuộc thế hệ Dreamers không bị trục xuất
Gia hạn 3 năm cho Chương trình Bảo vệ Tạm thời (Temporary Protected Status) cho 300,000 trường hợp sắp hết hạn. Bao gồm những người đến Hoa Kỳ từ Honduras, Haiti, Guatamela, El Salvador vì thiên tai.
Tổng thống cho biết biện pháp này cho phép chính phủ có 3 năm để thỏa thuận về vấn đề di trú.
Tuy nhiên, những người đứng đầu đảng Dân Chủ đã không đồng ý đề nghị này, trước cả khi Tổng thống trực tiếp lên tiếng. Đảng Dân Chủ kiên quyết yêu cầu Tổng thống mở cửa chính phủ, trước khi bắt đầu bất kỳ thỏa thuận nào về ngân sách cho an ninh biên giới. Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell đã kêu gọi tiến hành bỏ phiếu cho đề nghị của Tổng thống trong tuần này. Tuy nhiên, không phải thành viên theo phe bảo thủ nào cũng đồng ý.
Nhà bình luận bảo thủ Ann Coulter gọi hành động của Tổng thống là “sự ân xá dành cho hàng triệu người di dân bất hợp pháp.” (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-tu-choi-de-nghi-ve-buc-tuong-bien-gioi-cua-tong-thong-trump/

376 người di dân sử dụng 7 đường hầm

chui qua hàng rào biên giới Arizona

Arizona – Theo hãng tin ABC News, vào đầu tuần này, gần 400 người di dân đã bò qua bảy đường hầm bên dưới hàng rào biên giới ở Arizona trước khi bị bắt giữ. Lực lượng biên phòng ước tính đây là nhóm di dân lớn nhất từ trước đến nay.
Đoạn phim được ghi lại cho thấy hàng trăm người di dân đã đi dọc hàng rào biên giới Hoa Kỳ -Mexico gần Yuma, và hình ảnh cho thấy một lỗ nhỏ mà những người di dân đã chui qua.
Ông Anthony Porvaznik, đại diện của lực lượng biên giới Yuma cho biết, nhóm người di dân có 179 trẻ em, trong đó có hơn 30 trẻ không có cha mẹ đi cùng. Ông cũng nói rằng giải pháp cấp bách nhất mà khu vực Yuma cần có là thêm kinh phí để chu cấp cho các gia đình, mặc dù việc xây dựng rào chắn biên giới tốt hơn cũng rất quan trọng.
Sự việc người di dân đào hầm dưới rào chắn không phải là hiếm, đặc biệt là trong khu vực Yuma. Hồi tháng 11 năm ngoái, các nhân viên biên phòng từng phát hiện một nhóm 83 người di dân đào hầm dưới hàng rào gần San Luis.
Ông Brandon Judd, chủ tịch Hội đồng tuần tra biên giới quốc gia, nói với CNN rằng không giống như hầu hết các khu vực dọc biên giới khác, Yuma có một số khu vực nhiều cát rất dễ bị đào. Cơ quan Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới cho rằng, sở dĩ xuất hiện đường hầm vào tháng 11 là do hàng rào biên giới trong khu vực đó được xây dựng bằng một mô hình lỗi thời.
Tin tức về sự việc được đưa ra trong bối cảnh chính phủ đóng cửa một tháng vì yêu cầu của Tổng thống Donald Trump về bức tường biên giới. Tổng thống Trump tuyên bố rằng, cách tốt nhất để ngăn người di dân xâm nhập bất hợp pháp là xây dựng các rào chắn biên giới; tuy nhiên các đối thủ đảng Dân Chủ đã lấy các đường hầm làm bằng chứng cho thấy bức tường sẽ không có hiệu quả. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/376-nguoi-di-dan-trong-do-co-179-tre-em-da-su-dung-7-duong-ham-de-chui-qua-hang-rao-bien-gioi-o-arizona/

Trump: ‘Đã chọn được quốc gia để gặp Kim Jong-un’

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã chọn xong địa điểm diễn ra cuộc gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un cuối tháng Hai.
Quan chức Bắc Hàn tới Mỹ, đồn đoán Kim gặp Trump ở Việt Nam
Hà Nội: địa điểm cho hội nghị Trump-Kim lần 2?
TQ ‘ủng hộ’ Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai
“Chúng tôi đã chọn được quốc gia nhưng sẽ thông báo sau.”
“Kim Jong-un rất mong đợi sự kiện và tôi cũng thế,” ông Trump nói với các phóng viên.
Hiện giới phóng viên nước ngoài đang đồn đoán Việt Nam là nơi được chọn.
AFP dẫn nguồn chính phủ Việt Nam nói “chuẩn bị hậu cần” đang diễn ra, có thể ở Hà Nội hay Đà Nẵng.
Hôm thứ Sáu, Nhà Trắng đã thông báo cuộc gặp lần hai giữa ông Trump và ông Kim sẽ diễn ra tháng Hai, theo sau chuyến thăm Washington của một tướng Bắc Hàn.
Kim Yong Chol, cánh tay phải của Kim Jong-un, đã gặp Tổng thống Trump hôm thứ Sáu, trong cuộc gặp kéo dài tới 90 phút.
Việt Nam ‘sẵn sàng tạo điều kiện’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói Việt Nam sẵn sàng làm nơi tổ chức cuộc này.
Trang Bloomberg cho hay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với họ rằng Việt Nam sẵn sàng tổ chức cuộc gặp, mặc dù Việt Nam chưa được chọn.
“Chúng tôi không biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc họp.”
“Việt Nam đã phối hợp rất tốt với Hoa Kỳ trong quan hệ phát triển kinh tế và thương mại cũng như trong các lĩnh vực khác.”
Ông Nguyễn Xuân Phúc trả lời phóng viên Haslinda Amin của Bloomberg TV.
Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong một “chuyến thăm chính thức cấp nhà nước” vào tháng 2.
Chỉ vài giờ trước khi ông Kim Yong Chol tới Mỹ, Tổng thống Trump – vốn đã tuyên bố chỉ một ngày sau kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singpore hôm 12/6/2018 rằng mối đe dọa từ Bắc Hàn đã hết – công bố việc củng cố chiến lược phòng thủ tên lửa, là chiến lược coi Bắc Hàn như một “mối đe dọa đặc biệt”.
Cuộc gặp lần đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ – Triều diễn ra hồi năm ngoái là cuộc gặp lịch sử đầu tiên từ trước tới nay giữa hai đương kim lãnh đạo của hai nước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46938395

Tổng thống Trump công bố

 chiến lược phòng thủ tên lửa chống TQ

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (17/1) đã tiết lộ cuộc đại tu đầu tiên của chiến lược phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ trong gần một thập kỷ qua tại Lầu Năm Góc, đặc biệt nhấn mạnh mối đe dọa từ Trung Quốc, Triều Tiên, Nga, Iran.
CNBC đưa tin, bản báo cáo dài 108 trang nhấn mạnh sự cần thiết phải có một “cách tiếp cận toàn diện về phòng thủ tên lửa nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa trong khu vực và từ các nhà nước bất hảo”, đồng thời kêu gọi phát triển các công nghệ mới cho hệ thống của Mỹ trong tương lai.
“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản, [đó là] để đảm bảo rằng chúng tôi có thể phát hiện và tiêu diệt bất kỳ tên lửa nào được phóng ra chống lại Hoa Kỳ từ bất cứ nơi nào, vào mọi lúc, mọi nơi”, Tổng thống Trump phát biểu.
Các sáng kiến ​​được nêu trong bản đánh giá phòng thủ tên lửa phải nhận được sự ủng hộ từ Nghị viện để được áp dụng thực tế.
Chiến lược này dự kiến được công bố vào năm ngoái nhưng bị trì hoãn vì tính chất nhạy cảm trong việc thiết lập cách ứng phó các mối đe dọa của Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran, theo CNBC.
Báo cáo mô tả Triều Tiên là “mối đe dọa phi thường”, dù Tổng thống Trump và lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un sắp gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh lần 2, khả năng diễn ra tại Việt Nam vào tháng 2.
Triều Tiên đã thử nghiệm thành công loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vươn tới Hoa Kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga đang nghiên cứu các loại vũ khí tiên tiến mà về lý thuyết có thể trốn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, theo NPR.
Chiến lược cũng tập trung nhiều vào Nga và Trung Quốc, hai nước đang phát triển các hệ thống phòng thủ như tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân và vũ khí siêu thanh có khả năng bay với tốc độ nhanh hơn 5 lần so với âm thanh.
Vào tháng 10/2018, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), một thỏa thuận mà chính quyền Trump nhận định Nga đã vi phạm suốt nhiều năm.
“Nga là bên đã vi phạm thỏa thuận. Họ đã làm điều đó suốt nhiều năm qua và tôi không hiểu vì sao Tổng thống Barack Obama không đàm phán lại hoặc rút khỏi thỏa thuận”, ông Trump phát biểu khi công bố quyết định.
http://biendong.net/bi-n-nong/25905-tong-thong-trump-cong-bo-chien-luoc-phong-thu-ten-lua-chong-tq.html

Trump nói Mỹ ‘đạt rất nhiều tiến bộ’ với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói ông đã có một cuộc họp “vô cùng tốt đẹp” với phái viên hạt nhân của Triều Tiên Kim Yong Chol và hai bên đã đạt được “rất nhiều tiến bộ” về việc giải trừ hạt nhân.
Nhà Trắng loan báo sau cuộc hội đàm giữa ông Trump và ông Kim hôm thứ Sáu rằng Tổng thống Mỹ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2, nhưng sẽ duy trì các chế tài kinh tế đối với Bình Nhưỡng.
“Đó là một cuộc họp vô cùng tốt đẹp,” ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng về cuộc hội đàm.
“Chúng tôi nhất trí sẽ gặp nhau vào một lúc nào đó, có lẽ là cuối tháng 2. Chúng tôi đã chọn một nước (tổ chức hội nghị) nhưng chúng tôi sẽ công bố nước này trong tương lai. Kim Jong Un đang rất mong đợi hội nghị này và tôi cũng vậy,” ông Trump nói.
“Chúng tôi đã đạt rất nhiều tiến bộ liên quan đến việc giải trừ hạt nhân và chúng tôi đang bàn về rất nhiều chuyện khác. Mọi việc đang diễn tiến rất tốt đẹp với Triều Tiên.”
Ông Trump và Nhà Trắng không cung cấp chi tiết nào về cuộc hội đàm, và dù ông đưa ra những bình luận lạc quan, chưa có dấu hiệu nào cho thấy bất kì khác biệt nào đang được thu hẹp về đòi hỏi của Mỹ là Triều Tiên phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đe dọa Mỹ và đòi hỏi của Bình Nhưỡng dỡ bỏ các chế tài.
Ông Trump không nói cụ thể nước nào được chọn để tổ chức hội nghị thượng đỉnh, nhưng Việt Nam hiện được coi là ứng viên hàng đầu, Reuters cho hay.
XEM THÊM:
Lãnh tụ Triều Tiên có thể thăm Việt Nam sau Tết Nguyên Đán
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 6 tại Singapore – lần đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ tại nhiệm và một lãnh tụ Triều Tiên – đã đưa tới một cam kết mơ hồ của ông Kim Jong Un hướng tới việc giải trừ hạt nhân bán đảo Triều Tiên, nhưng ông vẫn chưa thực hiện những gì mà Washington xem là các bước cụ thể theo hướng đó.
Những người chỉ trích các nỗ lực của Mỹ nói rằng hội nghị thượng đỉnh đầu tiên chỉ giúp nâng cao tầm vóc quốc tế của ông Kim mà không đạt được gì nhiều, và một số người tin rằng ông Trump có thể coi cuộc họp thứ hai là một cách để đánh lạc hướng khỏi những rắc rối ở trong nước.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-my-dat-rat-nhieu-tien-bo-voi-trieu-tien/4750315.html

Tổng thống Trump đang thắng lớn trước TQ

Thuế quan rõ ràng làm tổn thương nền kinh tế Trung Quốc nhiều hơn Mỹ.
Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành lớn nhất thế giới. Chiến lược “Made in China 2025” của Chính phủ nhằm giúp Trung Quốc nắm quyền chi phối nền sản xuất toàn cầu, được coi là một mối đe dọa hiện hữu đối với vị trí lãnh đạo công nghệ của Hoa Kỳ. Giới đầu cơ cũng dự báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ thay thế đồng đô la Mỹ thành tiền tệ dự trữ thế giới.
Nhưng cuộc chiến thương mại đã làm thay đổi tất cả. Không ai ngạc nhiên với nền kinh tế Trung Quốc ngày nay.
Trung Quốc đang trả giá
Doanh số bán ô tô tại Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, giảm mạnh 19% trong tháng 12, giảm 6% trong năm 2018, là năm sụt giảm đầu tiên của ngành công nghiệp sau 20 năm. Goldman Sachs dự đoán mức giảm sẽ tăng lên 7% vào năm 2019. Nhìn rộng hơn, các khu vực sản xuất tư nhân và công cộng của Trung Quốc đều giảm vào tháng 12.
Các thị trường chứng khoán Trung Quốc ở đại lục cũng không khá hơn, khi giảm tới 25% trong năm 2018. Tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng cũng ở mức thấp trong 15 năm. Bắc Kinh phải tạm gác các mục tiêu đối với Made in China 2025, cũng như các sáng kiến ​​cao cấp khác (Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường) cũng đang bị đuối sức.
Trên thực tế, toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc không chỉ bị đuối sức, mà có thể chưa bao giờ tốt được như đã tuyên bố. Nhiều người tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế công chính thức ở mức tuyệt vời 6,5% của Trung Quốc là một sự thêu dệt. Một ước tính của Ngân hàng Thế giới năm 2016 cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 1,1%, trong khi các ước tính khác cho thấy mức tăng trưởng của nước này còn thấp hơn, hoặc thậm chí là âm.
Điều đáng lo ngại nữa là khoản nợ tiềm ẩn thảm khốc mà người Trung Quốc đã dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng. Chỉ riêng nợ của chính quyền địa phương đã lên tới 6 nghìn tỷ USD, theo đại gia đánh giá tín nhiệm toàn cầu S&P Global Ratings. S&P đã gọi đó là một tảng băng nợ với rủi ro tín dụng lớn.
Nhiều nhà chức trách đỗ lỗi cuộc chiến thương mại để giải thích một phần các số liệu nghèo nàn này, và họ thường thêm rằng các cuộc chiến thương mại luôn là thua-thua (cả 2 bên đều thua lỗ). Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc rõ ràng là một kẻ thua cuộc, thì không có thể nói như vậy đối với Hoa Kỳ, nơi có nền kinh tế đang bùng cháy.
Hoa Kỳ thăng hoa
Trái ngược với mức thấp trong 15 và 20 năm được ghi nhận ở các chỉ số kinh tế của Trung Quốc, Hoa Kỳ đang tăng lên các mức cao nhất 20, 30, 40 và 50 năm. Tiền lương tăng, đặc biệt là đối với những người trước đây thường tệ hơn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người da đen, người gốc Tây Ban Nha và phụ nữ ở mức thấp chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã thêm 4,8 triệu việc làm kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, với các nhà sản xuất Hoa Kỳ năm ngoái đã bổ sung thêm 284.000 việc làm, nhiều nhất trong hơn 20 năm. Người Mỹ đang bỏ tem thực phẩm và trợ cấp khuyết tật vì thu nhập cao hơn. Đây là thời điểm tốt nhất cho thị trường lao động Mỹ trong ít nhất 18 năm và có thể gần chạm mức 50 năm, Thời báo New York (NYT) lưu ý vào tháng 11.
Những kết quả này khiến những cảnh báo bi quan trước đây trở nên lạc điệu. Chẳng hạn, Phòng Thương mại Hoa Kỳ từng cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đối với các sản phẩm nhập khẩu có thể đe dọa công việc của hàng triệu người lao động. Hay Tổ chức Thuế quan dự đoán rằng thuế quan của ông Trump sẽ làm giảm tiền lương của người Mỹ. Và Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney tuyên bố cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ làm giảm GDP của Hoa Kỳ. Hoặc Tổ chức Di sản gọi thuế quan của ông Trump là “không hiệu quả và nguy hiểm”.
Mặc dù sự sụp đổ của Trung Quốc và sự trỗi dậy của Mỹ không phải hoàn toàn do chính sách thuế của ông Trump, nhưng rõ ràng nó đã gây tổn hại cho nền kinh tế của Trung Quốc nhiều hơn là Mỹ. Ít nhất là cho đến nay, các loại thuế hầu hết đều được trả bởi người Trung Quốc.
Theo một bản tóm tắt chính sách gần đây từ EEPol Europe, một mạng lưới các nhà nghiên cứu ở Liên minh châu Âu, các công ty và người tiêu dùng Mỹ sẽ chỉ phải trả 4,5% mức thuế trong tổng mức thuế 25% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, 20,5% thuế quan còn lại đặt lên vai các nhà sản xuất Trung Quốc.
Báo cáo của EEPol cho thấy chính quyền Trump đã chọn các sản phẩm dễ dàng thay thế, buộc các nhà xuất khẩu của Trung Quốc phải giảm giá bán để giữ chân người mua.
Các tác giả báo cáo khẳng định, thông qua lựa chọn chiến lược đối với các sản phẩm Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ không chỉ có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với người tiêu dùng và các công ty Hoa Kỳ, mà còn tạo ra lợi ích ròng đáng kể ở Hoa Kỳ. Báo cáo cũng cho rằng thuế quan sẽ hoàn thành mục tiêu của ông Trump là giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Quan trọng hơn, thuế quan đã thúc đẩy niềm tin đầu tư vào Hoa Kỳ, không chỉ ở thép và nhôm, nơi hàng chục nhà máy đang được xây dựng hoặc mở cửa trở lại, mà trong nền kinh tế rộng lớn hơn.
Được doanh nghiệp ủng hộ
Một cuộc khảo sát của UBS Wealth Management America cho thấy 71% chủ doanh nghiệp Mỹ ủng hộ áp thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với chỉ một phần ba lo thuế quan sẽ làm tổn thương họ.
Một bài báo của Bloomberg Businessweek vào tháng 10 đã đưa ra quan điểm rằng thuế quan đánh vào nhập khẩu thép và nhôm sẽ có lợi: Việc làm trong các ngành sử dụng kim loại đã tăng lên kể từ khi thuế quan có hiệu lực vào mùa xuân năm ngoái, (hơn cả) sự gia tăng đối với sản xuất chung.
Công chúng Mỹ cũng thích thuế quan. Theo cuộc thăm dò của Mellman Group và Public Opinion Strategies vào tháng 10, gần 60% cử tri cho rằng điều quan trọng đối với Tổng thống Trump và Nghị viện là đặt ra các hạn chế thương mại đối với các quốc gia vi phạm các hiệp định thương mại.
Với thuế quan áp dụng cho Trung Quốc, công chúng không nghi ngờ gì cũng thích chúng vì các yếu tố phi kinh tế – để kiềm chế một trong những kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất thế giới và mối đe dọa quân sự chính của Mỹ, cuộc thăm dò cho biết.
Trái ngược với lập luận thông thường, cuộc chiến thương mại này không phải là thua-thua như người ta vẫn nói, mà nó là một chiến thắng lớn cho Hoa Kỳ, theo nhà phân tích chính sách Lawrence Solomon của Probe International, có trụ sở ở Toronto, Canada.
http://biendong.net/bien-dong/25902-tong-thong-trump-dang-thang-lon-truoc-tq.html

Tổng thống Trump cho biết thỏa thuận

thương mại với Trung Cộng tiến triển rất tốt

Washington, DC – Theo tin từ Reuters, trả lời các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Bảy (19 tháng 1), Tổng thống Donald Trump cho biết quá trình đàm phán thương mại với Trung Cộng đang tiến triển tốt, tuy nhiên, tổng thống vẫn từ chối dỡ bỏ mức thuế nhập cảng lên hàng hóa Trung Cộng.
Phó thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc sẽ thăm Hoa Kỳ vào ngày 30 và 31 tháng 1 để tham gia vòng đàm phán thứ hai với Washington. Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục cuộc đàm phán ở Bắc Kinh hồi tuần trước, với mục tiêu giải quyết mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trước ngày 2 tháng 3 – là thời điểm chính quyền Tổng thống Trump áp đặt mức thuế trị giá 200 tỷ Mỹ kim lên Trung Cộng.
Theo các nguồn tin do Reuters độc quyền dẫn lời, Hoa Kỳ đang thúc đẩy đánh giá thường xuyên tiến trình cải cách thương mại của Trung Cộng, như một điều kiện để ngồi vào bàn đàm phán. Bên cạnh đó, Washington có thể sẽ lại áp thuế nếu Bắc Kinh vi phạm các thỏa thuận.
Một trong ba nguồn tin giấu tên cho biết, dù hai bên đạt được thỏa thuận, nhưng nguy cơ áp thuế nhập cảng vẫn còn đó. Người này cho biết phía Trung Cộng không muốn Hoa Kỳ liên tục kiểm tra nước này, nhưng lời đề nghị của Hoa Kỳ không làm chệch hướng cuộc đàm phán. Một nguồn tin Trung Cộng cho biết, Hoa Kỳ muốn “kiểm tra định kỳ” nhưng chưa rõ mức độ thường xuyên.
Chính quyền Tổng thống Trump đã áp thuế lên hàng hóa Trung Cộng, nhằm gây sức ép để nước này đáp ứng loạt yêu cầu về điều khoản thương mại giữa hai bên. Theo đó, Hoa Kỳ muốn Trung Cộng thay đổi chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao kỹ thuật, trợ cấp công nghiệp và các rào cản thương mại khác. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-cho-biet-thoa-thuan-thuong-mai-voi-trung-cong-tien-trien-rat-tot/

Hoa Kỳ tra hỏi các viên chức Ecuador

về cuộc họp giữa ông Assange và ông Manafort

Quito, Ecuador – Vào hôm thứ Sáu (18 tháng 1), Reuters trích dẫn một nguồn tin chính phủ Ecuador cho biết, các viên chức Hoa Kỳ đã nói chuyện với các viên chức từ tòa đại sứ Anh quốc tại Ecuador về một cuộc họp bị cáo buộc giữa cựu trưởng ban chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, ông Paul Manafort, và người sáng lập WikiLeaks Julian Assange.
Tờ báo The Guardian đã đưa tin về cuộc họp này vào tháng 11/2018, đồng thời cáo buộc rằng hai người này gặp nhau ít nhất ba lần, kể cả vào năm 2016, ngay trước khi WikiLeaks công bố các email về bà Hillary Clinton, đối thủ của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Ông Manafort và ông Assange trước đây đều phủ nhận việc gặp mặt nhau tại tòa đại sứ.
Trong một tuyên bố vào hôm thứ Sáu có tựa đề “Các cuộc thẩm vấn của Hoa Kỳ đối với các nhà ngoại giao người Ecuador,” WikiLeaks đã cáo buộc chính phủ Ecuador về hành vi hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc truy tố ông Assange, người xin tị nạn tại đại sứ quán lần đầu tiên vào năm 2012. Nguồn tin này cho biết các viên chức của tòa đại sứ, theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, đã cung cấp lời khai ở Quito. Bộ Ngoại giao Ecuador đã từ chối bình luận về vấn đề này, và tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Quito cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
Ông Manafort hiện đang phải chờ tuyên án sau khi nhận tội âm mưu chống lại Hoa Kỳ, và đã đồng ý hợp tác với Công tố viên đặc biệt Robert Mueller trong cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và có khả năng thông đồng với chiến dịch của Tổng thống Donald Trump. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tra-hoi-cac-vien-chuc-ecuador-ve-cuoc-hop-giua-ong-assange-va-ong-manafort/

Mỹ: Hàng chục ngàn người tuần hành vì nữ quyền

Thanh Hà
Hàng chục ngàn người đã xuống đường tại nhiều nơi trên đất Mỹ ngày 19/01/2019, trong khuôn khổ Cuộc Tuần Hành của Phụ Nữ (Women’s March) lần thứ ba. Đây là một phong trào chỉ trích chính quyền Trump vi phạm nữ quyền, chống bạo hành nhắm vào nữ giới.
So với hai lần trước đây, số người tham gia đã giảm mạnh tại các thành phố lớn như New York hay Washington. Chỉ có 100.000 người hưởng ứng kêu gọi của phong trào “March On” tại New York, bằng một nửa so với năm 2018. Thông tín viên đài RFI, Marie Bourreau từ New York gửi về bài tường trình
“Hàng năm cứ vào tháng Giêng, lại xuất hiện những chiếc mũ màu hồng, biểu tượng của phong trào đấu tranh vì nữ quyền. Trong cuộc tuần hành tại New York, có nhiều những đòi hỏi khác nhau, và cả thành phần tham gia cũng rất khác nhau. Một người trong đoàn giải thích bà tuần hành vì “bình đẳng giới tính, bình đằng lương bổng giữa nam và nữ, vì những nạn nhân bị lạm dụng tình dục và muốn rằng những tiếng nói này phải được lắng nghe”.
Một phụ nữ khác cũng quan tâm đến vấn đề bình đẳng về mức lương, không phân biệt giới tính, nhưng bà lo ngại về những bất bình đẳng trên phương diện y tế. Bà giải thích : “Lương phụ nữ luôn thấp hơn so với của nam giới, phụ nữ bị thiệt thòi về mặt sinh đẻ và không được hưởng hệ thống bảo hiểm y tế, phải hai năm họ mới được đi khám về nguy cơ ung thư vú một lần”.
Dù bước tiến về quyền lợi của nữ giới vẫn còn nhiều chậm trễ, nhưng bà Susan cho rằng, các cuộc tuần hành của phụ nữ từ hai năm qua đã đem lại hiệu quả. Việc cử tri Hoa Kỳ bầu lên nhiều nữ dân biểu trong Quốc Hội là một bước tiến rất xa. Bà Susan nghĩ rằng, công luận Mỹ bắt đầu thức tỉnh và ý thức được rằng là họ phải đem lại những thay đổi.
Năm nay là lần đầu tiên phong trào bắt đầu có dấu hiệu ran nứt. Một trong những thành viên ban tổ chức bị cáo buộc là có lập trường bài Do Thái và bài người đồng tính. Theo Yasmine, làn sóng đấu tranh cho nữ quyền cần vượt lên trên tất cả những cãi cọ bởi vì “đoàn kết là sức mạnh, tiếng nói nào của phụ nữ cũng đều quan trọng và đó là phương tiện duy nhất để tiến lên”.
Theo quan điểm của những người ‘Mũ Hồng’, bước kế tiếp là các cuộc bầu cử năm 2020 với mục tiêu là chấm dứt chính quyền Trump”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190120-my-hang-chuc-ngan-nguoi-tuan-hanh-vi-nu-quyen

Ít nhất 66 người chết

vì nổ đường ống nhiên liệu ở Mexico

Ít nhất 66 người thiệt mạng ở Mexico trong một vụ nổ đường ống bị nghi là do những kẻ trộm nhiên liệu làm đứt gãy, nhà chức trách cho biết hôm thứ Bảy.
Reuters tường trình hàng chục thi thể nằm trên cánh đồng bị cháy trụi nơi vụ nổ xảy ra vào tối thứ Sáu cạnh thị trấn Tlahuelilpan ở bang Hidalgo miền trung Mexico, trong một trong những sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra với cơ sở hạ tầng dầu mỏ gặp nhiều rắc rối của nước này trong những năm qua.
Các chuyên gia pháp y đã kiểm tra và chụp ảnh thi thể trong khi các binh sĩ và các nhân viên quân sự khác bảo vệ khu vực bị phong tỏa, Reuters cho biết. Trên mặt đất còn lác đác giày dép, quần áo cháy dang dở và những xô, thùng được người dân sử dụng để hứng nhiên liệu.
Trong một cuộc họp báo với Tổng thống Mexico Manuel Lopez Obrador, Thống đốc bang Hidalgo Omar Fayad cho biết 66 người đã thiệt mạng và 76 người bị thương trong vụ nổ tối thứ Sáu, xảy ra khi người dân địa phương đổ tới để hứng đầy nhiên liệu tuôn ra từ đường ống bị gãy.
Ông Lopez Obrador đã tiến hành trấn áp những vụ trộm cắp nhiên liệu vào ngày 27 tháng 12 và đã ra lệnh tạm thời khóa các đường ống để ngăn những vụ sử dụng nhiên liệu bất hợp pháp làm thất thoát hàng tỉ đôla từ công ty dầu mỏ nhà nước Petroleos Mexicanos đang ngập trong nợ nần.
Ông Lopez Obrador nói quyết định khóa các các đường ống để chống tội phạm đã giảm đáng kể những vụ trộm cắp. Tuy nhiên, nó khơi lên lo ngại cho nền kinh tế cũng như gây ra sự thiếu hụt nhiên liệu ở miền trung Mexico, bao gồm cả Hidalgo.
https://www.voatiengviet.com/a/it-nhat-66-nguoi-chet-vi-no-duong-ong-nhien-lieu-o-mexico/4750334.html

Khủng bố ở Bogota: Colombia

đòi Cuba trục xuất lãnh đạo cộng sản ELN

Tú Anh
Chủ Nhật 20/01/2019, ba ngày sau vụ khủng bố tự sát tại thủ đô Bogota, dân chúng Colombia cùng cặp vợ chồng tổng thống Ivan Duque xuống đường chống bạo lực. Trong thông điệp gửi toàn dân, tổng thống Colombia yêu cầu chính quyền La Habana bắt giữ và trục xuất 10 chỉ huy của Quân Đội Giải Phóng Dân tộc ELN, một nhóm nổi dậy theo chủ nghĩa cộng sản, đang lưu trú tại Cuba.
Thẩm định tổ chức du kích ELN là thủ phạm vụ khủng bố tự sát trong khuôn viên trường đào tạo cảnh sát, giết chết 21 người và làm 68 người bị thương, một kế hoạch được chuẩn bị « từ nhiều tháng », tổng thống Colombia tuyên bố ELN « không có thiện chí muốn đất nước hòa bình ».
Người lãnh đạo Colombia từ tháng 8/2018 cho biết thêm là thông hành đặc biệt cho phép phái đoàn du kích tự do đi lại ở Cuba, trong tiến trình hòa đàm, giờ đây xem như bị hủy bỏ. Tổng thống Ivan Duque yêu cầu chính quyền La Habana bắt hết « 10 nhân vật chỉ huy » của phong trào cộng sản để giải về Bogota.
Theo bộ quốc phòng Colombia, hung thủ tấn công tự sát là El Mochu, bí danh của Jose Aldemar Rojas, một chuyên gia chất nổ của tổ chức ELN. Truyền thông địa phương cho biết một nghi can thứ hai bị bắt.
ELN và FARC là hai tổ chức cộng sản nổi dậy. Nhưng sau 52 năm nội chiến, mặt trận FARC đã buông súng, tham gia hoạt động chính trị. Trong lúc đó thì ELN, dù đã chấp nhận hoà đàm, với Cuba trong vai trò trung gian hoà giải, nhưng vẫn tiếp tục chiến tranh tại Colombia.
Giới phân tích nghi ngờ thành phần chủ chiến trong tổ chức ELN phá hoại đàm phán.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190120-khung-bo-tai-bogota-colombia-doi-cuba-truc-xuat-lanh-dao-cong-san-eln

Pháp: Áo Vàng vẫn xuống đường nhưng trật tự hơn

Tú Anh
Trong bối cảnh chiến dịch « thảo luận toàn quốc » được khởi động từ ngày 15/01/2019, liệu phe Áo Vàng sẽ chọn giải pháp nào, trao đổi tìm giải pháp chung hay tiếp tục xuống đường mỗi thứ Bảy ? Hôm qua 19/01/2019, nhân màn thứ 10 của phong trào « uất hận », khoảng 84.000 người Áo Vàng đã biểu tình trên toàn quốc, 7.000 tại Paris, theo số liệu của bộ Nội Vụ.
84.000 tức là chỉ bằng con số tuần trước, không đông hơn mong muốn của những người chủ trương dùng áp lực đường phố. Tại Paris, có ba cuộc tuần hành được đăng ký, với 7000 người tham gia có hàng rào trật tự và tình nguyện viên cứu thương đi kèm. Hệ quả là trừ một vài trường hợp ném đá và bị đáp trả bằng lựu đạn cay, không có một vụ cướp phá cửa hàng nào được ghi nhận.
Ở các tỉnh lớn như Toulouse, áo vàng huy động được 10.000 người từ nhiều thành phố lân cận kéo về thủ phủ vùng Haute Garone để biểu dương lực lượng. Ở Bordeaux, tuy số áo vàng chỉ có khoảng 4000, nhưng ngày hôm qua đã xảy ra nhiều vụ đốt phá và xung đột với cảnh sát. Lyon và Nantes chỉ có khoảng trên dưới 1000.
Áo Vàng “công dân” chống Áo Vàng “bạo động”
Trong mục « diễn đàn » của tuần báo ra Chủ Nhật Journal du Dimanche hôm nay, một nhóm tự nhận là « Áo Vàng Công Dân » đã tố cáo hành động bạo lực của những nhóm Áo Vàng khác, nhất là các vụ hành hung phóng viên báo chí. Nhóm « Công Dân » kêu gọi « thanh lọc hàng ngũ » của phong trào phản kháng.
Theo AFP, màn thứ 10 của phe Áo Vàng là cơ hội trắc nghiệm đối với hành pháp, bốn ngày sau khi tổng thống Emmanuel Macron phát động chiến dịch đối thoại để xoa dịu một làn sóng phẫn nộ xã hội chưa từng thấy.
Đích thân tổng thống tham gia hai cuộc trao đổi, mỗi lần kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ, với tổng cộng 1200 thị trưởng, xã trưởng thuộc mọi đảng phái. Theo chương trình, chủ nhân Điện Elysée còn 11 cuộc hẹn tương tự, từ nay đến ngày 15/03. Ở địa phương, cũng đã có hằng trăm cuộc trao đổi, đề đạt nguyện vọng và giải pháp do các đại biểu dân cử tổ chức.
Macron lên điểm
Các nỗ lực xoa dịu lòng dân của hành pháp đã mang lại những kết quả đầu tiên. Theo viện thăm dò ý kiến IFOP, trong số 1.928 người được hỏi, 27% tuyên bố hài lòng về tổng thống. Tỷ lệ này tuy thấp, nhưng nếu so với kết quả hồi tháng trước, uy tín của ông Emmanuel Macron thêm được 4 điểm.
http://vi.rfi.fr/phap/20190120-phap-ao-vang-van-xuong-duong-nhung-trat-tu-hon

Người Nga tuần hành vì quần đảo tranh chấp với Nhật

Nhiều người Nga hôm 20/1 tập hợp ở thủ đô Moscow để lên tiếng bảo vệ quyền sở hữu một quần đảo mà binh sĩ thời Xô Viết đã chiếm đóng từ tay Nhật Bản trong những ngày cuối cùng của Thế Chiến II.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ gặp Tổng thống Vladimir Putin ở thủ đô của Nga vào ngày 22/1.
Theo Reuters, ông Abe đã tìm cách thúc đẩy một hiệp ước về quần đảo người Nga gọi là Kuril trong khi Nhật gọi đó là Các vùng lãnh thổ phía bắc.
Nga hôm 14/1 nói rằng chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo này sẽ không bao giờ được mang ra thảo luận.
XEM THÊM:
Nga chỉ trích Nhật bóp méo thỏa thuận về quần đảo Kuril
Reuters dẫn lời ông Igor Skurlatov, một người phát ngôn của cuộc tuần hành, nói rằng “bất kỳ sự đề cập nào về việc chuyển giao Kuril không khác gì chuyện phản quốc”.
“Ngày hôm nay chúng ta từ bỏ Kuril, ngày mai chúng ta sẽ từ bỏ Crimea”, ông Skurlatov nói.
Các nhà tổ chức nói rằng khoảng 2 nghìn người đã tham dự.
Hãng tin Interfax dẫn lời cơ quan an ninh của thành phố nói rằng con số người tuần hành là khoảng 500 người.
https://www.voatiengviet.com/a/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nga-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-v%C3%AC-qu%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A3o-tranh-ch%E1%BA%A5p-v%E1%BB%9Bi-nh%E1%BA%ADt/4750897.html

Chiến đấu cơ Đài Loan luyện bài cất cánh khẩn cấp

Lực phòng vệ trên không Đài Loan thể hiện khả năng sẵn sàng tác chiến sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không loại trừ khả năng dùng vũ lực chống lại mưu toan chia cắt vùng lãnh thổ này.
Hôm 16.1, bốn chiến đấu cơ Đài Loan Mirage 2000 tiến hành cuộc diễn tập cất cánh khẩn cấp tại Căn cứ Tân Trúc. Những chiến đấu cơ này chỉ có 6 phút chuẩn bị cất cánh nhằm ứng phó mọi hành động khả nghi từ quân đội Trung Quốc, theo tờ Taipei Times hôm nay 17.1 dẫn lời phi công Mirage 2000 Lý Dịch Tu.
Phát ngôn viên Cơ quan phòng vệ Đài Loan Trần Trung Cát nhấn mạnh cuộc luyện tập này nhằm trấn an người dân Đài Loan rằng các lực lượng phòng vệ đã sẵn sàng. Ông Trần cho biết thêm lực lượng phòng vệ Đài Loan sẽ không nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 2-10.2.
Hôm 2.1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Đài Loan bắt đầu đàm phán về tái thống nhất nhằm chấm dứt nhiều thập niên thù địch, theo tờ South China Morning Post . Ông Tập nhấn mạnh Đài Loan phải được thống nhất với Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia hai chế độ” tương tự Hồng Kông và Macau.
http://biendong.net/bi-n-nong/25895-chien-dau-co-dai-loan-luyen-bai-cat-canh-khan-cap.html

Đài Loan tập trận bắn đạn

thật sau mối đe dọa kiểm soát của TQ

Đài Loan đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật dọc bờ biển phía đông hôm thứ Năm (17/1) trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra lời đe dọa “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết, Associated Press đưa tin.
Pháo binh và trực thăng tấn công các mục tiêu ngoài khơi thành phố phía tây Đài Trung, trong khi các máy bay chiến đấu Mirage do Pháp sản xuất cất cánh trong mưa từ căn cứ không quân Hsinchu ở phía bắc.
Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ sau bài phát biểu ngày 2/1 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó ông Tập tái khẳng định sẵn sàng sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan vào sự kiểm soát của Trung Quốc.
Các cuộc tập trận cũng theo sau báo cáo mới của Lầu Năm Góc, trong đó bày tỏ mối lo ngại của Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, nhấn sâu thêm mối lo lắng về một cuộc tấn công có thể diễn ra chống lại Đài Loan.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã tuyên bố bác bỏ yêu cầu thống nhất của Trung Quốc, bà không công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
Điều đó khiến Bắc Kinh gia tăng áp lực kinh tế, quân sự và ngoại giao lên hòn đảo này.
Pháo tự hành M110A2 khai hỏa trong một cuộc tập trận quân sự ở Đài Trung, miền trung Đài Loan, Thứ Năm, ngày 17 tháng 1 năm 2019. (Ảnh: CHIANG YING-YING / AP)
Trong một cuộc họp với Chánh văn phòng hoạt động hải quân Hoa Kỳ John Richardson tại Bắc Kinh hôm thứ ba (15/1), Tham mưu trưởng Trung Quốc Lý Tác Thành đã đưa ra một cảnh báo chống lại các lực lượng nước ngoài đến hỗ trợ Đài Loan.
Quân đội Trung Quốc sẽ trả bất kỳ giá nào để đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc, ông Lý Tác Thành nói với ông Richardson tại cuộc họp.
Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành quyền kiểm soát đại lục vào năm 1949. Hoa Kỳ ủng hộ nền dân chủ ở Đài Loan và là đồng minh cung cấp vũ khí cho hòn đảo này tự vệ trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng trong lĩnh vực kinh tế và quân sự, sau khi Tổng thống Donald Trump đã áp đặt mức tăng thuế lên tới 25% đối với 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khiếu nại Bắc Kinh đánh cắp hoặc gây áp lực lên các công ty Hoa Kỳ để bàn giao công nghệ.
http://biendong.net/bi-n-nong/25906-dai-loan-tap-tran-ban-dan-that-sau-moi-de-doa-kiem-soat-cua-tq.html

TQ đang gia tăng nhanh chóng sức mạnh quân sự,

 thế giới nên ứng phó thế nào?

Một báo cáo từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ gần đây đã cảnh báo rằng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang đạt đến đỉnh điểm, Forces đưa tin.
Trong nhiều thập kỷ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một lực lượng trên mặt đất tập trung vào việc bảo vệ biên giới và trấn áp tình trạng bất ổn.
Bây giờ Trung Quốc đang bắt đầu nhìn ra bên ngoài, và PLA đang trở nên có khả năng phô diễn sức mạnh. Báo cáo chỉ ra rằng đất nước đã sẵn sàng tung đôi cánh của mình.
Từ đội quân ‘lấy thịt đè người’
Trong quá khứ, Nga luôn là chuẩn mực cho các lực lượng đối lập.
Từ năm 1981 trở đi, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đã lập một báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Liên Xô, để cung cấp cho các chính trị gia, cộng đồng quân sự và công chúng một cái nhìn tổng quan toàn diện về quốc gia đặt ra mối đe dọa quan trọng nhất.
Báo cáo mới, Sức mạnh quân sự Trung Quốc, là nỗ lực đầu tiên tìm kiếm một đối thủ lớn tiềm năng ở nơi khác.
PLA có truyền thống là một đội quân gồm hàng triệu lính bộ binh với súng trường.
Sức mạnh của nó nằm ở nhân lực tuyệt đối; trong Chiến tranh Triều Tiên, PLA được cho là đã sử dụng chiến lược lấy thịt đè người để áp đảo phe đối lập. Vào thời đó, PLA thiếu vũ khí hiện đại và xe bọc thép, và một số đơn vị thậm chí không có xe tải.
Không quân PLA bao gồm các máy bay MiG cũ của Nga, trong khi hải quân của nó chỉ là một số thuyền cho các hoạt động ven biển.
Đến sức mạnh hiện đại hóa
Trong khi đó, PLA hiện nay sở hữu những thiết bị hiện đại trên đất liền, trên không và trên biển.
Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc là một bí mật được giữ kín, nhưng theo ước tính tốt nhất, chi tiêu trong năm 2018 khoảng 193 tỷ USD – gấp ba lần so với năm 2002.
Mục đáng chú ý nhất trong báo cáo là xác nhận rằng Trung Quốc đang làm việc trên hai chương trình máy bay ném bom tàng hình, chứ không chỉ một chương trình như trước đây. H-X hoặc H-20 là máy bay ném bom chiến lược, ngoài ra còn có một máy bay tàng hình tầm trung nhỏ hơn.
Về công nghệ, Trung Quốc bắt đầu từ phía sau, đối mặt với các cường quốc phương Tây vốn đã có cả một loạt thiết bị hiện đại. Nhưng theo báo cáo, điều này mang lại cho họ một “lợi thế của người đi sau”.
Thay vì phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển từ đầu, Trung Quốc đã có thể mua công nghệ ngay lập tức – hoặc có được nó thông qua hoạt động gián điệp. Điều này làm tăng tốc quá trình phát triển.
Nhờ đầu tư lớn của nhà nước vào khoa học và công nghệ, Trung Quốc cũng có thể cạnh tranh bình đẳng trong các lĩnh vực mới được phát triển.
Điều này áp dụng trong các khu vực như vũ khí siêu thanh có thể cơ động ở tốc độ lớn hơn Mach 5 trong khí quyển và radar lượng tử có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình.
Nhiều dự án của Trung Quốc đặc biệt nhằm mục đích vô hiệu hóa các lợi thế do các cường quốc phương Tây nắm giữ.
Hải quân phương Tây dựa vào các nhóm tấn công được xây dựng xung quanh các tàu sân bay để tạo lực lượng, trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên và không thể cạnh tranh trực tiếp.
Thay vào đó, Trung Quốc đã phát triển các vũ khí đặc biệt như tên lửa DF-26 khổng lồ, một tên lửa tầm xa mặt đất mà họ tuyên bố có thể đánh chìm một tàu sân bay.
Khi các lực lượng Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hải đi qua Biển Đông trong tháng này, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố rằng họ đã triển khai các tên lửa “có khả năng nhắm vào các tàu trung bình và lớn” trong khu vực.
Các quốc gia khác đã không phát triển công nghệ như vậy một phần do các hạn chế của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Đây được cho là một trong những lý do khiến Tổng thống Trump từ bỏ INF.
Tương tự, các hình ảnh gần đây cho thấy một tàu chiến Trung Quốc trên biển với thứ dường như là một khẩu súng điện từ.
Đây là một loại vũ khí mới lạ có thể phóng đạn pháo với hệ thống điện công suất cao chứ không phải thuốc súng; nó có khả năng bắn ra một luồng đạn điện từ vào trúng mục tiêu cách xa hàng trăm km.
Súng điện từ có thể đặt ra một thách thức thực sự đối với các hệ thống phòng thủ hiện có. Hải quân Hoa Kỳ đã làm việc trên công nghệ tương tự trong nhiều năm, nhưng dường như Trung Quốc có thể đang tiến lên phía trước.
Trung Quốc dường như cũng đang nghiên cứu các cách để loại bỏ các tài sản không gian của phương Tây.
Báo cáo đề cập đến việc phát triển nhiều loại vũ khí chống vệ tinh, bao gồm các thiết bị năng lượng định hướng, thiết bị gây nhiễu và tên lửa.
Chúng có thể được sử dụng để đánh bật các vệ tinh cảm biến, liên lạc và điều hướng mà các lực lượng phương Tây đang phụ thuộc nặng.
Thế giới nên cảnh giác
Trung Quốc vẫn còn xa mới có thể trở thành một lực lượng toàn cầu, nhưng trọng tâm hiện tại của nó là “gần nhà” hơn nhiều.
Đảo Đài Loan từ lâu đã khẳng định độc lập khỏi Trung Quốc, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khẳng định Đài Loan là một trong những tỉnh của họ và khẳng định sẽ thống nhất vào một ngày nào đó.
Bất kỳ hành động nào cũng có khả năng đưa Trung Quốc vào cuộc xung đột với Mỹ, nước bênh vực Đài Loan.
Điều quan ngại về sức mạnh quân sự Trung Quốc là sự tự tin của PLA đang tăng nhanh.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, nơi tranh chấp với Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đã đi xa đến mức xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp, có thể được sử dụng làm căn cứ quân sự. Một lần nữa, tranh chấp sẽ diễn ra với Mỹ – đây là lý do tại sao Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành “tự do hàng hải” trong tháng này.
Nếu mọi thứ tiếp tục như hiện tại, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ quyết định rằng họ đủ mạnh để sao chép các yêu sách của họ đối với Đài Loan sang Biển Đông bằng vũ lực quân sự.
Sau đó, sẽ tùy thuộc vào phần còn lại của thế giới để quyết định trả lời. Bất kỳ hành động nào cũng sẽ đến vào thời điểm mà Trung Quốc cảm thấy đã chín mùi – và như báo cáo cảnh báo, thời gian đó có thể không còn xa nữa.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25901-tq-dang-gia-tang-nhanh-chong-suc-manh-quan-su-the-gioi-nen-ung-pho-the-nao.html

Hàng ngàn sinh viên TQ đổ sang Thái Lan du học

Theo Reuters, hiện có hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đang du học tại Thái Lan, kéo theo sự gia tăng của các giáo viên, dịch giả và học giả Trung Quốc trong ngành giáo dục Thái Lan.
Theo nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu châu Á về di cư tại Đại học Chualongkorn, Thái Lan thì vào năm 2017 có 8.455 sinh viên Trung Quốc đăng ký vào các trường đại học Thái Lan, gấp đôi so với năm 2012. Hiện tại, tổng số du học sinh Trung Quốc tại Thái Lan lên đến 30 ngàn người.
Cô Chada Triamvithaya, một học giả tại học viện công nghệ King Mongkut Ladkrabang, người đã nghiên cứu các mô hình di cư của Trung Quốc ở Thái Lan, cho biết các trường đại học Thái Lan hiện thu được gấp đôi số tiền học phí từ các sinh viên Trung Quốc so với các sinh viên địa phương.
“Ngoài các trường đại học tư thục, thì đại học nhà nước, thậm chí một trường dành cho các nhà sư Phật giáo, hiện đang mở các khóa học nhằm thu hút sinh viên Trung Quốc. Tất cả là để kiếm tiền”, cô Chada nói.
Diane Hu, trợ lý giáo sư tại Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh nói với Reuters rằng các trường đại học Thái Lan cung cấp chương trình học cho sinh viên Trung Quốc có giá phải chăng hơn so với các điểm đến du học phổ biến khác như Úc, Hoa Kỳ và Anh. Và các sinh viên Trung Quốc cũng cho biết du học ở Thái Lan có học phí thấp hơn và các quy tắc thị thực thân thiện hơn so với ở phương Tây.
Để hoàn thành một văn bằng đại học ở Thái Lan cần khoảng 120.000 baht (3.700 USD) một năm, trong khi học phí cho một khóa học tương tự có thể dao động từ 8.000 USD ở Singapore đến hơn 60.000 USD một năm tại một số trường đại học Hoa Kỳ.
Theo Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times, các trường đại học Thái Lan xếp hạng thấp hơn so với các nước láng giềng như Singapore và Malaysia. Mặc dù vậy, nhu cầu đi du học ở Thái Lan của sinh viên Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng.
Nhiều người trong số những sinh viên Trung Quốc này đến từ các vùng nông thôn của Trung Quốc, họ tới đây nhằm thoát khỏi một hệ thống giáo dục chất lượng thấp nhưng lại có tính cạnh tranh rất cao ở quê nhà.
“Nếu tôi làm việc ở đây, tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn so với Trung Quốc”, anh Cherry, người đầu tiên đến Chiang Rai, Thái Lan gần 8 năm trước với tư cách là một sinh viên trao đổi cho biết.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xu hướng sinh viên Trung Quốc đi du học ở các nước Đông Nam Á sẽ gia tăng khi Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp Đông Nam Á.
“Sáng kiến Vành đai và Con đường đã dẫn đến việc nhiều sinh viên Trung Quốc sẽ ra nước ngoài học các chuyên ngành mà họ chọn thông qua các học bổng của chính phủ”, Aksornsri Phanishsarn, một chuyên gia kinh tế tại Đại học Thammasat, Thái Lan nói với Reuters.
http://biendong.net/bien-dong/25908-hang-ngan-sinh-vien-tq-do-sang-thai-lan-du-hoc.html

Ấn Độ chi 2,9 tỉ USD

xây đường sát biên giới ‘đề phòng TQ’?

44 con đường mới ở 5 bang phía bắc Ấn Độ sẽ giúp quân đội nước này điều động khí tài và binh sĩ nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, sau những vụ chạm trán trong lịch sử.
Báo SCMP của Hong Kong ngày 17-1 dẫn một tài liệu chính phủ cho biết Ấn Độ sẽ chi 2,9 tỉ USD để xây dựng 44 con đường nằm sát biên giới với Trung Quốc nhằm đảm bảo khả năng điều động nhanh binh sĩ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công trình công cộng trung ương Ấn Độ (CPWD), các tuyến đường mới sẽ được xây dựng tại 5 bang phía bắc của Ấn Độ trải dài từ đông bắc sang tây bắc, gồm Arunachal Pradesh, Sikkim, Jammu – Kashmir, Uttarakhand và Himachal Pradesh.
Kế hoạch này được đưa ra sau khi Ấn Độ triển khai nhiều dự án hạ tầng ở các bang đông bắc nước này nhằm đối phó Trung Quốc trước căng thẳng biên giới đang gia tăng.
Đề xuất này hiện chờ nội các do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đứng đầu bật đèn xanh. CPWD và Tổ chức đường biên giới (BRO) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến đường mới.
Việc xây dựng đường sá gần khu vực biên giới dài 4.056km giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó có các khu vực hiện còn tranh chấp chủ quyền, không được New Delhi chú ý nhiều trong hơn 5 thập niên qua. Chính phủ Ấn Độ chỉ mới chú trọng đến các dự án biên giới trong những tháng gần đây.
Ông Jayadeva Ranade, chủ tịch Trung tâm chiến lược và phân tích Trung Quốc (CCAS) ở Ấn Độ, nhận định việc xây dựng một loạt tuyến đường nằm sát biên giới với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường nhiều dự án ở bên kia biên giới Trung – Ấn.
“Sẽ có 3 lợi ích đáng chú ý. Thứ nhất, dự án sẽ giúp tăng sự kết nối, cơ sở liên lạc, hoạt động kinh tế tới các vùng biên. Thứ hai, dự án tạo thuận lợi cho hoạt động quân sự vì hiện tại (các binh sĩ) phải mất vài ngày mới tới được các địa điểm xa xôi.
Thứ ba, việc vận chuyển thiết bị quân sự sẽ nhanh hơn một khi các tuyến đường được đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ vận chuyển vũ khí hiện nay tiêu tốn nhiều thời gian do phải tháo rời và sau đó lắp ráp lại”, ông Jayadeva Ranade giải thích.
Cuối tháng 12-2018, Ấn Độ cũng đã khánh thành cây cầu đường sắt Bogibeel dài nhất nước này ở bang Assam nhằm tăng cường an ninh quốc phòng ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Cây cầu này có khả năng chứa cả xe tăng chiến đấu và chiến đấu cơ.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc từng nằm trong tình trạng đối đầu tại cao nguyên Doklam – khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan – hơn 70 ngày hồi năm 2017 sau khi công binh Trung Quốc đơn phương tiến vào cao nguyên này để xây dựng một con đường.
Năm 1962, 80.000 quân Trung Quốc bất ngờ tràn sang biên giới Ấn Độ ở khu vực dãy Himalaya trong bối cảnh New Delhi vẫn chưa sẵn sàng tham chiến. Cuộc xung đột chết chóc và không cân sức kéo dài 4 tuần đã khiến Ấn Độ chịu nhiều tổn thất.
cổ gà
Trong số các bang ở phía bắc Ấn Độ, bang Sikkim – bang giáp biên giới với cả Bhutan và Trung Quốc – có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu. Bang này nằm gần với một khu vực có vị trí quan trọng mà Ấn Độ gọi là “cổ gà”.”Cổ gà” là một dải đất hẹp nối một bên là phía tây Ấn Độ (thân gà) với một bên là các bang đông bắc Ấn Độ (đầu gà).Ấn Độ luôn lo ngại nếu Trung Quốc tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào cao nguyên Doklam, sau đó qua Sikkim và chiếm khu vực “cổ gà” trên thì các bang đông bắc Ấn Độ sẽ bị cô lập và rơi vào thế nguy hiểm.
http://biendong.net/bien-dong/25898-an-do-chi-2-9-ti-usd-xay-duong-sat-bien-gioi-de-phong-tq.html

Ấn Độ: Nửa triệu người chống thủ tướng Modi

tập hợp về Calcutta

Thanh Hà
Một liên minh chống thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang hình thành ? Bốn tháng trước bầu cử Quốc Hội, hôm 19/01/2019, hơn 500.000 người đã hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều đảng phái đối lập, đến dự một buổi meeting mang tên Unite India tại thành phố Calcutta.
Thông tín viên đài RFI từ New Delhi Antoine Guinard gửi về bài tường trình.
Đây thực sự là một cuộc biểu dương lực lượng từ phía các đảng phái đối lập với đảng BJP của thủ tướng Narendra Modi hôm Thứ Bảy vừa qua tại Calcuttta.
Lãnh đạo của 18 đảng đối lập, tại 14 bang trên toàn quốc đã tập hợp tại thủ phủ bang Tây Bengal theo sáng kiến của lãnh đạo bang này là bà Mamta Banerjee. Chủ đích cuộc tập hợp ngày hôm qua nhằm tìm ra một chiến lược để giành lại quyền lực đang do đảng Nhân Dân Ấn Độ BJP của ông Modi kiểm soát.
Bà Banerjee tuyên bố “đảng BJP đã lỗi thời” và bà lên án một chính quyền “cực đoan” trong tay ông Modi cũng như đảng BJP. Một nhà lãnh đạo khác có mặt tại Calcutta hôm qua là cựu thủ tướng Deve Gowda đã nhấn mạnh đến tính cấp bách của việc soạn thảo một cương lĩnh tranh cử chung và tìm đồng thuận về một chiến lược tranh cử giữa các đảng đối lập trước cuộc bầu cử vào tháng 5 tới đây.
Về phần mình, ông Modi đã phản công khi tố cáo một liên minh nhất thời nhằm “thoát khỏi chiến dịch chống tham nhũng”, mà chính quyền New Delhi đang tiến hành.
Bên đối lập dự trù tổ chức hai cuộc tập hợp khác, tương tự như hôm qua, trong những tuần lễ sắp tới. Một trong hai địa điểm được chọn sẽ là thủ đô Ấn Độ, New Delhi”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190120-an-do-nua-trieu-nguoi-chong-thu-tuong-modi-tap-hop-ve-calcultta

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.