Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 17/01/2019

Thursday, January 17, 2019 3:16:00 PM //

No sub-categories

Tin khắp nơi – 17/01/2019

Mỹ đề xuất tên lửa không gian kiểu mới

Mỹ phải nghiên cứu công nghệ mới, như là lớp cảm biến trong không gian, để tìm và tiêu diệt tên lửa đang phóng đến, báo cáo của Lầu Năm Góc dự kiến sẽ đưa ra vấn đề này.
Báo cáo Phòng thủ Tên lửa, dự kiến công bố hôm thứ Năm, cho biết Hoa Kỳ nên cải tiến chương trình phòng thủ tên lửa để chống lại các mối đe dọa bên ngoài.
Nó bao gồm các kế hoạch nghiên cứu hệ thống cảm biến quỹ đạo có thể để đánh chặn và ngăn chặn tên lửa đang bay đến.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: “Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc”
NATO cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước tên lửa
Hoa Kỳ đe doạ ‘xử lý’ tên lửa của Nga
Mỹ phản ứng việc TQ lắp tên lửa ở Biển Đông
Tổng thống Donald Trump chuẩn bị công bố báo cáo tại Lầu Năm Góc hôm thứ Năm.
Trước đó tổng thống ra lệnh cho quân đội thành lập đơn vị thứ sáu để đảm bảo “sự thống trị của Hoa Kỳ trong không gian”.
Phát biểu trước khi công bố báo cáo, một quan chức giấu tên cho biết không gian là “chìa khóa” của phòng thủ tên lửa.
“Một cảm biến dựa trên không gian là thứ chúng tôi đang xem xét để giúp cảnh báo sớm và theo dõi và phán đoán tên lửa khi chúng được phóng đi,” vị quan chức này nói với phóng viên.
Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh quân đội chỉ đang xem xét liệu một hệ thống như vậy có thể hoạt động, và chưa có quyết định nào được đưa ra.
Nó được đưa ra sau khi có các kế hoạch công bố trước đây về hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất ở Alaska.
Báo cáo được đưa ra vài tháng sau khi một ủy ban chuyên gia công bố báo cáo đúng mức về chiến lược quốc phòng của Tổng thống Trump và lập luận rằng “biên độ ưu việt” của Mỹ hiện đang “giảm mạnh”.
Báo cáo này cho biết có “những thách thức khẩn cấp phải được giải quyết nếu Hoa Kỳ muốn tránh tổn hại lâu dài đến an ninh quốc gia.”
Trong khi Mỹ gần đây tập trung nỗ lực vào việc ngăn chặn các mối đe dọa khu vực như Bắc Hàn và Nga, cả Trung Quốc và Nga đều đang phát triển vũ khí mới mà có những thứ được coi là đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ.
Nga được báo cáo đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh, trong khi vào năm 2018, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng nói Quốc hội Trung Quốc đang cố gắng đối trọng phòng thủ tên lửa bằng cách phát triển “các đầu đạn tên lửa đạn đạo ngày càng tinh vi và thiết bị phóng siêu âm được gọi là hypersonic glide vehicle (HGV)”.
Các đề xuất vũ khí trong bản báo cáo quốc phòng mới lặp lại kế hoạch của Hoa Kỳ được phát triển từ thập kỷ 1980.
Được biết đến với tên gọi “Star Wars” (Chiến tranh giữa các vì sao), Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược là một lá chắn tên lửa được lên kế hoạch để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tổng thống Ronald Reagan công bố khái niệm này vào năm 1983, nhưng cuối cùng nó bị loại bỏ vào năm 1993 sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46905046

Mỹ muốn dùng tàu vũ trụ Trung Quốc

để khám phá mặt trăng

Nasa muốn ‘xin phép’ sử dụng tàu vũ trụ Trung Quốc để giúp Mỹ khám phá ‘vùng tối của Mặt Trăng’, theo SCMP.
“Chúng tôi hỏi người Mỹ tại sao họ muốn vệ tinh chuyển tiếp của chúng tôi hoạt động lâu hơn? Họ nói, có lẽ cảm thấy hơi xấu hổ, rằng họ muốn sử dụng vệ tinh của chúng tôi để thực hiện sứ mệnh khám phá phía bên kia Mặt Trăng,” Wu Weiren, nhà khoa học phụ trách chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc, nói với CCTV.
Các nhà khoa học hàng đầu của dự án Mặt Trăng của Trung Quốc tiết lộ hôm thứ Ba 16/1 rằng các nhà khoa học vũ trụ Hoa Kỳ đã xin phép sử dụng tàu không gian Chang’e 4 của Trung Quốc và vệ tinh chuyển tiếp để giúp họ lên kế hoạch cho sứ mệnh khám phá vùng tối của Mặt Trăng, theo SCMP.
Theo đó, các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc kéo dài tuổi thọ của vệ tinh Queqiao và cho phép đặt một thiết bị đèn hiệu của Mỹ trên Chang’e 4, nói rằng nó sẽ giúp phía Mỹ lên kế hoạch cho chiến lược đổ bộ mặt trăng của riêng mình, theo ông Wu Weiren.
Đây là phía Mặt Trăng chưa bao giờ được nhìn thấy từ Trái đất và thường được gọi là ‘mặt tối’, dù trên thực tế vẫn được mặt trời chiếu sáng.
Trung Quốc đưa tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng
‘TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông’
Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?
Hồi cuối tháng 12/2018, Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa mang theo tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng. Tàu không gian Chang’e-4 (Hằng Nga 4) đã đặt một trạm thăm dò xuống hố thiên thạch Von Kármán, theo Paul Rincon, phóng viên Công nghệ của BBC News.
Tên lửa Long March 3B, mang theo Chang’e-4, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang của Trung Quốc.
Tàu thăm dò Chang’e-4 sẽ mở đường cho Trung Quốc để đưa các mẫu đá và đất Mặt Trăng về trái đất phục vụ việc nghiên cứu.
Vệ tinh chuyển tiếp Queqiao đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đổ bộ lịch sử của Chang’e 4 trên ‘phần tối’ của Mặt Trăng vào ngày 3/1, theo SCMP.
Sóng vô tuyến không thể chạm tới phần tối mặt trăng – nơi không thể quan sát trực tiếp từ Trái đất. Để vượt qua rào cản này, các nhà khoa học Trung Quốc đã phóng vệ tinh Queqiao để giúp truyền tín hiệu từ Chang’e đến Trái đất.
Theo truyền thông Trung Quốc, Mỹ nằm trong hàng loạt quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc trong dự án Mặt Trăng. Các đối tác khác bao gồm Đức, Thụy Điển, Hà Lan và Ả Rập Saudi.
Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai 15/1 rằng Trung Quốc sẽ gửi tàu thăm dò tới Sao Hỏa vào khoảng năm 2020. Họ cũng có kế hoạch phóng tàu vũ trụ Chang’e 5 tới bề mặt gần hơn của Mặt Trăng – nơi được nhìn thấy từ Trái Đất – vào cuối năm nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46887892

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Quân đội Trung Quốc

đã hiện đại hóa đến mức có khả năng chiếm Đài Loan

Một báo cáo của Cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ mới đây được CNN trích dẫn cho biết trong các năm qua quân đội Trung Quốc đã hiện đại hóa nhanh chóng với các công nghệ mới để cải thiện khả năng chiến đấu trong các xung đột khu vực như Đài Loan.
Báo cáo có tựa tạm dịch là “Sức mạnh quân đội Trung Quốc” công bố hôm 15/1 đánh giá việc “thống nhất được với Đài Loan và chặn được bất kỳ nỗ lực nào từ phía Đài Loan đòi tuyên bố độc lập từ trước đến nay vẫn là mục tiêu chính trong nỗ lực quân đội hóa của Trung Quốc”.
Theo báo cáo, Bắc Kinh đã chuẩn bị khả năng lực lượng nước ngoài sẽ can thiệp vào Đài Loan và điều này khiến quân đội Trung Quốc phải phát triển một loạt các hệ thống đánh chặn và từ chối tấn công khu vực.
Báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho biết quân đội Trung Quốc giờ đây đã có được những công nghệ tiên tiến bao gồm cả những thiết kế cho hải quân, tên lửa tầm trung, vũ khí siêu âm. Kết quả của những hướng tiếp cận nhiều chiều đối với việc tiếp nhận các công nghệ mới đã giúp quân đội Trung Quốc có được một số vũ khí hiện đại nhất thế giới, thậm chí trong một số lĩnh vực là dẫn đầu thế giới.
Báo cáo cũng cáo buộc Trung Quốc tìm cách sở hữu công nghệ quân sự của nước ngoài bằng cách đánh cắp tài sản trí tuệ hoặc ép ác tập đoàn chuyển giao công nghệ nhằm đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.
Với sức mạnh mới, quân đội Trung Quốc có thể đã có những khả năng cải thiện trên biển, không và trên mạng và do đó có thể giúp nước này áp đặt ý muốn của mình trong khu vực, báo cáo đánh giá.
Trang tin Rappler của Philippines trích lời một giới chức tình báo cao cấp của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ông ta rất lo lắng về khả năng các tướng quân đội Trung Quốc giờ đây có thể thấy tự tin để xâm lược Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17/1 lên tiếng chỉ trích báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, gọi đây là những phỏng đoán vô căn cứ về con đường phát triển, mục tiêu chiến lược và việc tăng cường năng lực quốc phòng của Trung Quốc, theo Sputnik.
Trong khi đó, vào ngày 17/1, quân đội Đài Loan đã tiến hành tập trận bắn đạn thật trên bờ biển phía Đông nước này với giả định có cuộc xâm lược.
Theo AP, pháo và máy bay trực thăng tham gia cuộc tập trận nhắm bắn vào các mục tiêu ngoài khởi thành phố Đài Chung, trong khi các máy bay chiến đấu Mirage do Pháp chế tạo cất cánh trong điều kiện trời mưa từ căn cứ Hsinchu ở phía bắc.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là người có chủ trường độc lập khỏi Trung Quốc và luôn đặt quốc phòng quốc gia là một trong những ưu tiên. Bà cũng từ chối yêu cầu của Bắc Kinh phải thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/us-report-says-rapidly-modernizing-chinese-military-has-set-sights-on-taiwan-01172019112117.html

Mỹ tung báo cáo mới “khui” ý đồ quân sự của TQ

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cải cách quân sự đầy tham vọng và có được các công nghệ mới nhằm cải thiện năng lực để chiến đấu các cuộc xung đột khu vực với những nơi như Đài Loan, theo báo cáo mới từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ.
“Mối quan tâm lâu dài của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục và ngăn chặn bất cứ nỗ lực tuyên bố độc lập nào của hòn đảo này, được coi là động lực chính cho sự hiện đại hóa quân sự Trung Quốc” – báo cáo mang tên “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc” do  Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đưa ra hôm 15-1 nêu rõ.
Báo cáo cho biết thêm Bắc Kinh dự đoán trong kịch bản liên quan tới Đài Loan nói trên, các lực lượng nước ngoài sẽ can thiệp và điều đó khiến Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phát triển một loạt các hệ thống để ngăn chặn.
Báo cáo ước tính Trung Quốc chi cho các lực lượng vũ trang nước này có thể vượt quá 200 tỉ USD trong năm 2018 và tăng gấp 3 lần kể từ năm 2002.
Trong bản giới thiệu đi kèm với báo cáo, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Robert Ashley, nói rằng Trung Quốc đã dùng các phương tiện đa dạng để thâu tóm các công nghệ tiên tiến để tăng cường năng lực quân sự, dù một số quốc gia nỗ lực hạn chế sự tiếp cận của họ với những công nghệ đó.
“Trung Quốc đã dịch chuyển đầu tư và tìm đường thâu tóm công nghệ bằng mọi cách. Luật pháp sở tại ép buộc các đối tác nước ngoài của các công ty liên doanh có trụ sở tại Trung Quốc phải trao đổi công nghệ để được tiếp cận thị trường sinh lợi của nước này. Và Trung Quốc sử dụng các phương tiện khác để tìm kiếm các công nghệ và chuyên gia cần thiết” – ông Ashley nhấn mạnh.
Trong khi thừa nhận chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ít hơn đáng kể so với ngân sách quốc phòng 700 tỉ USD của Mỹ năm 2018, báo cáo cũng chỉ ra Bắc Kinh đã tận dụng thực tế là họ
không phải đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) vô cùng tốn kém cho các công nghệ mới ở mức độ như Mỹ.
“Thay vào đó, Trung Quốc thường áp dụng các nền tảng tốt nhất và hiệu quả nhất được tìm thấy trong các quân đội nước ngoài thông qua mua trực tiếp, trang bị thêm hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ. Bằng cách đó, Trung Quốc đã có thể tập trung vào việc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự của mình với một phần nhỏ chi phí ban đầu”- báo cáo cho biết.
Thậm chí, ông Ashley cảnh báo Trung Quốc đang đứng trước cơ hội đạt tới một số hệ thống vũ khí hiện đại nhất thế giới. “Trong một số lĩnh vực, họ đã dẫn đầu thế giới”- Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cho hay.
Theo báo cáo, đa số tên lửa của Trung Quốc đã có khả năng vươn tới Đài Loan. Bên cạnh đó, Bắc Kinh phát triển các hệ thống vũ khí mới như máy bay ném bom H-6 trang bị các tên lửa hành trình CJ-20 mà nước này khẳng định là có thể tấn công những khu vực xa hơn như các cơ sở quân sự của Mỹ ở Guam.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25866-my-tung-bao-cao-moi-khui-y-do-quan-su-cua-tq.html

Luật ARIA: Công cụ quân sự mới giúp Mỹ

 ”bao vây, khống chế” sự trỗi dậy của TQ

Tuy nhiên, luật ARIA tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bùng phát xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua luật Sáng kiến Tái đảm bảo châu Á (ARIA). Trao đổi với Sputnik, nhà vận động hòa bình người Mỹ Jan R. Weinberg đã lý giải vì sao luật mới (vốn tìm cách thúc đẩy lợi ích an ninh, kinh tế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương) lại có thể làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. Dưới đây là phần lược dịch bài viết.
Theo Weinberg, mục đích của ARIA là nhằm khống chế sự trỗi dậy về quân sự, kinh tế, chính trị của Trung Quốc:
“ARIA, vốn đã được ban hành thành luật, là một sự tiếp nối rõ nét tương tự như các chính sách xoay trục sang châu Á của ông Obama, chiến lược quan trọng đã và sẽ tiếp tục là hành động thể hiện sức mạnh Mỹ khắp Ấn Độ – châu Á Thái Bình Dương, được thiết kế đặc biệt để duy trì lợi ích bá quyền của Mỹ trong khi chế ngự một Trung Quốc đang trỗi dậy”.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, luật mới “thiết lập một chiến lược đa diện nhằm tăng cường lợi ích và giá trị an ninh, kinh tế ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Mặc dù ARIA “tìm cách xây dựng một mối quan hệ tích cực, hợp tác và toàn diện với Trung Quốc” nhưng rõ ràng, nó tính đến việc thúc đẩy quan hệ an ninh, chính trị, kinh tế với ASEAN và Đài Loan.
Đặc biệt, ARIA hối thúc Tổng thống Mỹ “tiến hành các hoạt động chuyển giao phương tiện quân sự thường xuyên cho Đài Loan, để đối phó với những mối đe dọa hiện có và nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tương lai từ Trung Quốc”.
Luật này cũng coi Ấn Độ là một “đối tác quân sự chính” của Washington, xác định “quan hệ an ninh ba bên giữa Mỹ – Nhật – Hàn và khởi động một cuộc đối thoại an ninh bốn bên giữa Mỹ – Australia – Ấn Độ – Nhật Bản.
Ngoài ra, ARIA tái khẳng định cam kết của Mỹ trong mối quan hệ đối tác an ninh tăng cường với Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết của “hoạt động tự do hàng hải và diễn tập hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả biển Hoa Đông và biển Đông”.
Theo luật ARIA, từ 2019 đến 2023, mỗi năm tài khóa sẽ có 1,5 tỉ USD được chi để thúc đẩy lợi ích của Mỹ ở khu vực này.
Trung Quốc sẽ không ngồi yên
Weinberg cho rằng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tốt hơn với Trung Quốc của ông Trump là ngược đời khi mà Mỹ vẫn đang tìm cách “bao vây” Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nhà vận động người Mỹ rất băn khoăn khi ARIA nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ cả hai viện trong Quốc hội Mỹ.
“Các nhánh hành pháp và lập pháp trong chính phủ Mỹ đều thực sự tin rằng Trung Quốc sẽ không phản ứng ư? Họ thực sự tin rằng nếu họ thêm vài dòng về cứu trợ nhân đạo vào đó là họ có thể xoa dịu động thái gây hấn của mình ư?”, Weinberg nói.
Trung Quốc đã ngay lập tức phản ứng với ARIA, khi mà luật này tái khẳng định cam kết bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.
Trong sự kiện kỷ niệm 40 năm “Thông điệp gửi tới đồng bào Đài Loan” hôm 2/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng ” tạo ra không gian rộng lớn hơn để thống nhất trong hòa bình nhưng sẽ không có chỗ cho bất cứ động thái chia tách nào”.
“Chúng ta không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực và bảo lưu phương án tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm chống lại các thế lực bên ngoài can thiệp vào quá trình thống nhất hòa bình cũng như các hoạt động thúc đẩy độc lập của Đài Loan”, ông Tập nhấn mạnh.
Tới 5/1, ông Tập tiếp tục ra lệnh cho lực lượng quân đội Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu”.
ARIA với nguy cơ Mỹ “động binh”
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Nhà vận động người Mỹ cho rằng: ARIA có thể được sử dụng để khởi động và mở rộng các chiến dịch quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương dưới cái cớ chống khủng bố.
“ARIA cho phép nhánh hành pháp sử dụng ngân sách để xây dựng các chương trình đối tác chống khủng bố mới ở Đông Nam Á nhằm đối phó với sự hiện diện của IS, cũng như các tổ chức khủng bố quốc tế khác đe dọa tới Mỹ”, ông nói.
Weinberg băn khoăn rằng, “liệu quyền của Tổng thống theo Luật Ủy quyền Sử dụng Quân đội (AUMF) – cho phép Tổng thống Mỹ điều động lực lượng để tấn công bất kỳ ai có liên quan tới khủng bố quốc tế ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào – có “vượt mặt” điều khoản không ủy quyền sử dụng lực lượng quân đội của ARIA hay không.
“Thông qua ARIA, Quốc hội Mỹ đã thất bại trong việc vô hiệu hóa AUMF, không sửa đổi các điều khoản nhằm ngăn ngừa chiến tranh nhằm vào khủng bố tại các nước Ấn Độ – châu Á Thái Bình Dương”, ông Weinberg nói, “và theo AUMF, Tổng thống có thể mở rộng sự tham gia của quân đội Mỹ trong khu vực Ấn Độ – châu Á Thái Bình Dương”.
Weinberg nhấn mạnh rằng, “nhìn vào sự hiện diện của khủng bố ở một số nước châu Á – Thái Bình Dương và bối cảnh lực lượng Mỹ đã có ‘vai trò hỗ trợ’ quân đội Philippines trong cuộc chiến ở Marawi 2017, thì có đủ lý do để tin rằng quân đội Mỹ, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống và sự bảo trợ của AUMF, sẽ tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh ‘không chính thống’ ở châu Á – Thái Bình Dương”.
“Và Trung Quốc sẽ không thích điều đó”, Weinberg nhận định.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25854-luat-aria-cong-cu-quan-su-moi-giup-my-bao-vay-khong-che-su-troi-day-cua-tq.html

Không có đột phá, Mỹ

sắp rút lui hiệp ước phi đạn với Nga

Một cuộc họp giữa Nga và Mỹ thất bại trong việc giải quyết những cáo buộc của Mỹ cho rằng Moscow vi phạm một hiệp ước về phi đạn thời Chiến tranh Lạnh mở màn cho việc Washington rút khỏi hiệp ước, một giới chức Mỹ nói hôm 16/1.
Hoa Kỳ hiện đang bắt đầu tiến trình 6 tháng rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung INF 1987 vào ngày 2/2. Thứ trưởng phụ trách các vấn đề Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Andrea Thompson nói sau khi thuyết trình cho các đồng minh NATO.
“Ngày hôm qua chúng tôi không thể có được đột phá mới với Nga,” bà Thompson nói về cuộc họp ngày 15/1 với các giới chức Bộ Ngoại giao Nga tại Geneva.
“Căn cứ vào những cuộc thảo luận ngày hôm qua và những ngôn từ trao đổi ngày hôm nay, chúng tôi không thấy có chỉ dấu nào là Nga sẽ chọn lựa việc tuân thủ hiệp ước,” bà Thompson nói với các phóng viên.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ngày 16/1 nói Hoa Kỳ không xem xét một cách thích đáng những đề nghị của Moscow để cứu vãn hiệp ước và ngăn ngừa một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Âu.
Moscow nói tầm bắn của các phi đạn của Nga nằm ngoài hiệp ước và khoảng cách phi đạn bay đến không xa như Washington cáo buộc, có nghĩa là Moscow hoàn toàn tuân thủ INF.
Hiệp ước INF, được Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Xô-viết Mikhail Gorbachev thời đó thương thuyết và được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, tiêu hủy kho vũ khí phi đạn tầm trung của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới và giảm thiểu khả năng tấn công hạt nhân.
https://www.voatiengviet.com/a/không-có-đột-phá-mỹ-sắp-rút-lui-hiệp-ước-phi-đạn-với-nga/4746237.html

Phó Tổng thống Mỹ tuyên bố đánh bại IS

Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại ở Syria, phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố hôm 16/1 chỉ vài giờ sau khi binh lính Mỹ bị giết hại trong một vụ tấn công bằng bom ở miền Bắc Syria mà các nhóm phiến quân đã nhận trách nhiệm.
Ông Pence không đề cập đến những trường hợp tử vong này trong bài diễn văn trước 184 trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ từ khắp thế giới tề tựu về Washington, một bài diễn văn vốn nghe giống như là cho một cuộc vận động tranh cử hơn là tầm nhìn chiến lược chung về chính sách ngoại giao Mỹ.
“Vương quốc Hồi giáo đã sụp đổ và ISIS đã bị đánh bại,” ông Pence nói với các đại sứ và các quan chức ngoại giao cao cấp khác của Mỹ.
Trước đó, một nữ phát ngôn nhân của ông Pence, bà Alyssa Farah, cho biết rằng phó Tổng thống Pence đã được báo cáo về những trường hợp tử vong này của lính Mỹ và bày tỏ sự cảm thông.
Đã có những tin tức không nhất quán về số lượng lính Mỹ chết trong vụ nổ ở thị trấn Manbij ở miền bắc Syria. Một quan chức Mỹ nói rằng bốn người bị sát hại trong khi những nguồn tin khác nêu con số tử vong là hai người.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết 20 người chết, trong đó có 5 lính Mỹ.
Một quan chức Mỹ từ chối nêu tên cho biết bốn lính Mỹ đã bị sát hại và ba người khác bị thương trong vụ nổ. Trang web có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo cho biết vụ nổ do một kẻ đánh bom tự sát thực hiện. Một tổ chức giám sát chiến tranh cho biết tổng cộng có 19 người chết trong vụ nổ.
Vụ tấn công xảy ra gần một tháng sau khi tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/12 rằng ông sẽ rút 2.000 lính Mỹ ra khỏi Syria với kết luận rằng Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại. Quyết định này của ông Trump đã dẫn đến sự ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis vốn nêu lý do là sự khác biệt về quan điểm với Tổng thống.
Một số nhà ngoại giao phát biểu với điều kiện ẩn danh nói rằng họ ngạc nhiên và bất bình với bài diễn văn của ông Pence vốn ngừng thường xuyên như thể là muốn cử tọa vỗ tay. Tuy nhiên, tiếng vỗ tay càng ngày càng yếu ớt khi ông Pence phát biểu.
“Chúng tôi không quen có mặt tại các cuôc tập hợp vận động tranh cử,” một nhà ngoại giao nói.
Bất chấp có những cuộc đàm phán về cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, ông Pence thừa nhận rằng các nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ không đạt được tiến triển.
“Mặc dù Tổng thống hứa hẹn đối thoại với Chủ tịch Kim, chúng tôi vẫn chờ đợi những bước đi cụ thể của Bắc Triều Tiên để tháo dỡ những vũ khí hạt nhân của họ vốn đe dọa người dân Mỹ và các đồng minh của chúng ta trong khu vực,” ông Pence nói.
Phó Tổng thống Pence cũng phê phán cách giao thương ‘không công bằng’ của Trung Quốc và các khoản vay của nước này cho các quốc gia đang phát triển vốn nâng mức nợ của họ trong khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới.
“Sự thật là trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên chọn con đường coi thường luật pháp và các chuẩn mực vốn giữ cho thế giới thịnh vượng trong hơn nửa thế kỷ qua,” ông nói. “Những ngày tháng mà Hoa Kỳ nhìn sang hướng khác đã qua rồi,” ông nói them.
Ông Pence nói chính sách đối ngoại của chính quyền Trump là dựa trên phương châm ‘Nước Mỹ trên hết’. “Chính quyền Mỹ sẽ không theo đuổi những lý tưởng hoành tráng, phi thực tế mà người dân Mỹ phải trả giá,” ông nói.
Ông cũng nói nước Mỹ đang đối mặt với ‘một đàn sói’ những quốc gia bất hảo, trong đó có Iran, Cuba, Venezuela và Nicaragua nhưng ông bỏ qua Bắc Triều Tiên
https://www.voatiengviet.com/a/phó-tổng-thống-mỹ-tuyên-bố-đánh-bại-is/4746634.html

Tư Pháp Mỹ mở điều tra hình sự

 về tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi (WSJ)

Thùy Dương
Tư Pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra hình sự về việc tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc bị nghi ngờ đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ. Nhật báo Wall Street Journal hôm qua 16/01/2019 cho biết như trên.
Theo Wall Street Journal, tư pháp liên bang nghi ngờ tập đoàn Hoa Vi đánh cắp các bí mật công nghệ của những tập đoàn Mỹ đang hợp tác với Hoa Vi, nhất là liên quan đến một loại thiết bị được mạng T-Mobile của Hoa Kỳ sử dụng để thử nghiệm điện thoại thông minh smartphone.
Wall Street Journal trích nhiều nguồn tin ẩn danh cho biết cuộc điều tra hình sự đã đạt nhiều bước tiến và cơ quan tư pháp có thể sắp đưa ra lời buộc tội.
Khi hãng tin Pháp AFP liên hệ, cả tập đoàn Hoa Vi và bộ Tư Pháp Mỹ đều từ chối bình luận về thông tin của Wall Street Journal. Tập đoàn Trung Quốc chỉ nhắc lại là « Hoa Vi và nhà mạng T-Mobile đã giải quyết khúc mắc trong năm 2017, sau khi một thẩm phán Mỹ đưa ra phán quyết ».
Cũng trong ngày hôm qua, ngay trước khi nhật báo Wall Street Journal tiết lộ thông tin về vụ điều tra hình sự của Mỹ nhắm vào Hoa Vi, ba dân biểu Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật cấm các nhà sản xuất điện tử của nước này bán linh kiện cho Hoa Vi, ZTE và các công ty viễn thông, công nghệ cao khác của Trung Quốc. Dự luật trên sẽ được đệ trình lên thổng thống Donald Trump.
Phản ứng trước thông báo trên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm 17/01/2019 tuyên bố dự luật của Mỹ nhắm vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc xuất phát từ một « sự cuồng loạn » và kêu gọi Quốc Hội Mỹ từ bỏ dự luật đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190117-wall-street-journal-tu-phap-my-mo-dieu-tra-hinh-su-ve-tap-doan-trung-quoc-hoa-vi

Biển Đông: FONOP vô hiệu với Trung Quốc,

Mỹ cần biện pháp mạnh hơn

Mai Vân
Ngày 07/01/2019, khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần 3 thực thể ở quần đảo Hoàng Sa. Đây là chiến dịch lần thứ 9 được loan báo của chính quyền Trump.
Các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) đã trở nên thường xuyên hơn tại Biển Đông bất chấp các thách thức khá nguy hiểm của Trung Quốc. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng các chiến dịch của Mỹ không mấy hữu hiệu, và muốn thách thức các hành động xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần đến những biện pháp mạnh mẽ hơn nhiều.
Trong bài viết mang tựa đề khá châm biếm: “Các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ mất dạng trên biển – America’s Freedom of Navigation Operations Are Lost at Sea”, đăng trên chuyên san Mỹ Foreign Policy ngày 08/01 vừa qua, hai chuyên gia Mỹ Zack Cooper, thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute và Gregory Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS đã phân tích những lý do thất bại của Mỹ trong đối sách chống Trung Quốc ở Biển Đông, để đề ra một số biện pháp khắc phục.
Trung Quốc lấn lướt
Nhận xét đầu tiên của các tác giả là tình hình Biển Đông đôi khi được mô tả như một sự bế tắc, nhưng thực tế là các láng giềng của Trung Quốc và các quốc gia ngoài khu vực – bao gồm cả Mỹ – như đang bị thua trước Trung Quốc.
Theo bài phân tích, các chiến dịch tự do hàng hải đã không đủ sức ngăn ngừa việc Trung Quốc dùng các thủ đoạn “vùng xám” để bành trướng ảnh hưởng trên biển và trên không, ngăn chận không cho các láng giềng tiếp cận tài nguyên (từ dầu hỏa, khí đốt, đến hải sản) ngay tại chính vùng biển của họ.
Trung Quốc tìm cách giới hạn một loạt quyền tự do trên biển, vi phạm rõ rệt luật lệ quốc tế, nhưng các chiến dịch tự do hàng hải lại chỉ giới hạn trong việc bảo vệ quyền tự do đi lại của tàu quân sự nước ngoài. Đó là điều cần thiết nhưng hoàn toàn không đủ, trong lúc các nước Đông Nam Á càng lúc càng bị mất thêm lợi ích kinh tế cũng như những quyền khác ngay trong vùng biển của họ.
Washington có thể là đã đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, và đã bỏ rơi các đồng minh và đối tác ở Biển Đông.
Lợi ích chiến lược lâu dài của Mỹ bị đe dọa ?
Theo Foreign Policy, thất bại trong việc chống lại một cách hữu hiệu sự thống trị dần dần của Trung Quốc ở Biển Đông, không chỉ tác hại đến quyền lợi các bạn bè của Mỹ, mà còn đe dọa 3 trong số các lợi ích chiến lược lâu dài của Washington trong vùng : luật lệ, quan hệ, và tài nguyên.
Luật lệ trên biển rất quan trọng đối với chính sách của Mỹ trên thế giới. Hoa Kỳ có lợi trong việc hậu thuẫn cho các quyền tự do trên biển đối với tất cả các quốc gia. Ý tưởng về vùng biển chung trong đó tất cả các nước đều được tự do đi lại, đánh bắt cá, buôn bán, là nền tảng của chính sách đối ngoại của Mỹ từ thời tổng thống Thomas Jefferson… Đó cũng là lý do thúc đẩy Hoa Kỳ dấn thân vào châu Á và trở thành cường quốc hàng đầu của Thái Bình Dương. Đó cũng là lý do Mỹ đóng vai trò cột trụ trong đàm phán về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), và tại sao cho dù Thượng Viện không phê chuẩn UNCLOS, năm đời tổng thống Mỹ gần đây nhất đều xem trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Theo Cooper và Poling, nếu Biển Đông trở thành một ao nhà của Trung Quốc trong đó tàu Mỹ thì có thể đi lại, nhưng tàu thuyền của các quốc gia nhỏ bé hơn không thể thực hiện quyền của mình theo luật quốc tế, thì đó sẽ là một vố nặng đối với luật quốc tế và lợi ích của Mỹ. Bắc Kinh sẽ chiếm được một vùng biển rộng gấp 5 lần diện tích mà UNCLOS và luật quốc tế cho phép, và thiết lập một vùng ảnh hưởng bất chính.
Và tác động dây chuyền đối với các vùng biển khác, từ vùng vịnh Ba Tư, đến vùng Bắc Cực đang tan băng, có thể rất tai hại nếu các quốc gia ven bờ, như Iran hay Nga, quyết định xem xét lại và lý giải luật biển theo cách riêng của họ.
Nguy hại thứ hai là các quan hệ ngoại giao của Mỹ cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Từ khi Thế Chiến II kết thúc, hệ thống liên minh và đối tác của Mỹ đã củng cố sự ổn định ở châu Á. Mạng lưới liên minh đó là một nền tảng quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ, ngăn chặn đà vươn lên của các thế lực ảnh hưởng đối nghịch và giúp Mỹ tăng cường uy lực quân sự.
Tuy nhiên, thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn, răn đe Trung Quốc lấn lướt, nhất là vào năm 2012, khi để cho Trung Quốc chiếm lấy bãi Scarborough từ tay Philipppines, và xây dựng căn cứ không quân và hải quân ở Trường Sa, các sự kiện đó đã làm dấy lên hồi chuông báo động trong các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Điều này đã được thấy rõ và trở thành hiện thực ở Philippines : tổng thống Rodrigo Duterte đã lợi dụng thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn các hành động lấn lướt của Trung Quốc, và việc Washington không xác nhận là hiệp ước phòng thủ ký với Mỹ có bảo vệ quyền lợi của Philippines ở Biển Đông hay không, để khẳng định là ông không còn chọn lựa nào khác là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc.
Nếu đà rời xa nhau giữa Philippines và Mỹ tiếp tục, điều đó chẳng những làm Mỹ yếu thế ở Đông Nam Á, mà còn có nguy cơ tác động đến các liên minh khác trong vùng và ngoài vùng.
Đối với các tác giả bài viết trên tờ Foreign Policy, vấn đề là Mỹ đã xây dựng hệ thống liên minh ở châu Á không phải vì lòng vị tha, mà là để đối phó với những mối đe dọa tương lai bằng một sự hiện diện quân sự và các quan hệ liên minh vững chắc. Việc Trung Quốc thắng lợi liên tục ở Biển Đông đặt lại khả năng của Mỹ duy trì được quyền lợi của mình cũng như của đồng minh và đối tác ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Hiện nay, Trung Quốc có 3 căn cứ hải và không quân lớn ở Trường Sa và một căn cứ lớn khác ở Hoàng Sa, không kể nhiều tiền đồn nhỏ hơn. Những cơ sở này hỗ trợ cho sự hiện diện suốt ngày đêm của không quân, hải quân, tuần duyên và lực lượng bán quân sự Trung Quốc ở khắp Biển Đông.
Tình hình đó làm cho bạn bè của Mỹ lo âu (và họ có lý). Giả sử mà tranh chấp quân sự nổ ra giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có sẵn căn cứ không quân và hải quân chỉ cách căn cứ Philippines ở Trường Sa, đảo Palawan hay nơi khác, vài hải lý. Trong khi đó căn cứ trên đất liền của Mỹ ở cách xa, ít ra 1000 hải lý, còn các lực lượng trên biển sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi hoạt động tại Biển Đông hay gần đó.
Trong một cuộc đọ sức rộng lớn hơn với Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phải huy động một nguồn lực to lớn để vô hiệu hóa căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến cho kế hoạch triển khai quân của Mỹ thêm khó khăn.
Việc lực lượng Mỹ luân chuyển qua các căn cứ quân sự ở Philippines, theo hiệp ước quốc phòng EDCA năm 2014, có lẽ sẽ giúp giải quyết thách thức chiến thuật này. Nhưng những kế hoạch này đã bị ông Duterte dẹp qua một bên, và cũng không rõ khi nào thì lực lượng Mỹ mới có thể tiếp cận với những cở sở đã đồng ý đó.
Ba bước cần thực hiện…
Đối với hai chuyên gia Cooper và Poling, Washington không thể ngồi yên nhìn Trung Quốc thao túng các quy tắc luật pháp, quan hệ ngoại giao và nguồn tài nguyên sống còn đối với quyền lợi của Mỹ. Chính quyền Trump phải thực hiện nhiều bước để bảo vệ lợi ích của Mỹ và buộc Trung Quốc phải trả giá cao hơn về những hành vi gây bất ổn định.
Bước thứ nhất là lãnh đạo Mỹ phải sử dụng mọi cơ hội để nêu bật việc Trung Quốc xâm phạm quyền của các nước khác ở Biển Đông. Không nên vùi sâu lời lẽ về Biển Đông ở cuối bản thông cáo chung của lãnh đạo khu vực, như đã xẩy ra trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – ASEAN ở Singapore vừa qua.
Biển Đông là một trong những thách thức lớn hàng đầu của Mỹ trong khu vực, và xứng đáng được nêu hàng đầu trong mọi cơ hội, nhắc nhở lãnh đạo thế giới, là Mỹ không chấp nhận cách hành xử không chính đáng và cưỡng bức của Trung Quốc.
Thứ hai, các quan chức quốc phòng Mỹ phải thông báo cho các đồng nhiệm Philippines là Hoa Kỳ xem hiệp ước phòng thủ hỗ tương và EDCA phải được gắn với nhau, vì cái thứ nhất sẽ không đáng tin nếu không có cái thứ hai. Mỹ phải trấn an quan chức Philippines, bảo đảm là hiệp ước bao trùm cả trường hợp “lực lượng Philippines, tàu thuyền hay máy bay của Nhà nước Philippines bị tấn công”…
Thứ ba, Mỹ phải xem xét lại một cách nghiêm chỉnh khả năng trừng phạt các thực thể Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Cả chính quyền Obama lẫn Trump đều muốn Nga phải chịu hậu quả kinh tế nghiêm trọng do sáp nhập Crimée và hậu thuẫn phe ly khai ở đông Ukraina. Đối với Bắc Kinh, Washington cũng nên công bố hoạt động của công ty Trung Quốc trong các ngành như đánh cá, du lịch và xây dựng, hoạt động trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, cấm họ hoạt động ở Mỹ và thuyết phục các nước đồng minh, đối tác làm tương tự.
Những hành động này không thay đổi tính cách của Trung Quốc một sớm một chiều. Nhưng nó sẽ thúc đẩy Bắc Kinh tính toán lại, thỏa hiệp một cách thành thực, thẳng thắn với các láng giềng, và cũng cho thấy là Mỹ có một chiến lược rộng lớn hơn ở Biển Đông để bảo vệ không chỉ quyền lợi của Mỹ mà cả quyền lợi của đồng minh và đối tác.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190117-bien-dong-fonop-vo-hieu-voi-trung-quoc-my-can-bien-phap-manh-hon-ok

Lãnh đạo Hạ viện đề nghị TT Trump

 hoãn Thông điệp Liên bang

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, hôm 17/1 đề nghị Tổng thống Donald Trump hoặc là hoãn bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm nay, hoặc chỉ đưa ra văn bản của bài phát biểu, trừ phi tình trạng chính phủ đóng cửa một phần được giải quyết trong tuần này.
Bà Pelosi dẫn ra những quan ngại về công tác chuẩn bị an ninh cần thiết cho sự kiện quan trọng hàng năm trước Quốc hội, dự kiến vào ngày 29/1.
Trong một bức thư gửi ông Trump, bà lưu ý rằng Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, nơi chịu trách nhiệm bảo vệ tổng thống và gia đình ông, và Bộ An ninh Nội địa đã không được cấp kinh phí trong thời gian ngừng hoạt động, “với các cơ quan quan trọng bị cản trở bởi vì bị buộc phải nghỉ”. Bộ phận an ninh của ông Trump đã phải làm việc mà không được trả lương từ kể từ ngày 22/12.
Nhưng Bộ trưởng Nội An Kirstjen Nielsen cho biết các cơ quan “đã chuẩn bị đầy đủ để hỗ trợ và bảo vệ an ninh cho sự kiện Thông điệp Liên bang. Chúng tôi cảm ơn vì sự cống hiến và tập trung cho công việc của họ và vì tất cả những gì họ làm mỗi ngày để bảo vệ quê hương”.
Bà Pelosi phản đối yêu cầu ngân sách gần 6 tỉ đôlaể xây bức tường ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico của ông Trump. Tổng thống Trump nói rằng bức tường là cần thiết để ngăn chặn mọi người xâm nhập vào đất nước bất hợp pháp và ngăn chặn dòng ma túy bất hợp pháp. Bà Pelosi và các nhà lãnh đạo Dân chủ khác nói rằng bức tường là một giải pháp đắt tiền và không hiệu quả, thay vào đó nên là một lượng tài trợ nhỏ hơn dành cho các biện pháp khác về an ninh biên giới.
Việc trì hoãn bài phát biểu cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại được cho là sẽ khiến tổng thống Hoa Kỳ mất đi một nền tảng hữu hình, mà nhờ nó ông có thể tiếp tục gây áp lực cho đảng Dân chủ để đòi đáp ứng yêu cầu của ông.
Ông Trump không công khai bình luận về động thái này vào ngày 17/1.
Dân biểu Cộng hòa Steve Scalise nói rằng quyết định của bà Pelosi cho thấy “Đảng Dân chủ chỉ hứng thú với việc cản trở” tổng thống. Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell bày tỏ cảm xúc tương tự, nói rằng đối với đảng Dân chủ, “cản trở chính trị là ưu tiên hàng đầu của họ”.
Đảng Dân chủ phản bác rằng ông McConnell chính là người gây cản trở công việc tại Quốc hội sau khi Hạ viện thông qua nhiều dự luật chi tiêu nhằm chấm dứt việc đóng cửa chính phủ và ông McConnell đã từ chối đưa chúng ra Thượng viện. Ông nói rằng ông sẽ không xem xét bất kỳ dự luật nào mà ông nghĩ ông Trump sẽ không tán thành.
Với 800.000 công chức liên bang bị cho nghỉ hoặc làm việc mà không có lương, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer cáo buộc đảng Cộng hòa đã sử dụng họ như “những con tin trong một trò chơi tống tiền”.
Hôm 17/1, ông Trump đã ký một dự luật để đảm bảo rằng tất cả các công chức liên bang bị ảnh hưởng sau này sẽ được trả số tiền lương bị mất, như đã được thực hiện trong các lần đóng cửa trước đây. Tuy nhiên, với những người làm việc cho các công ty tư nhân hợp đồng với chính phủ, nhiều khả năng họ sẽ không lấy lại được số tiền lương đã mất. Nếu tình trạng chính phủ kéo dài thêm một tuần nữa, nhân viên chính phủ sẽ lỡ thêm kỳ trả lương thứ hai trong tháng này.
Ông Trump và các trợ lý đã gặp nhau hôm thứ Tư tại Nhà Trắng với các nhà lập pháp Dân chủ và Cộng hòa để bàn về việc chính phủ đóng cửa và yêu cầu xây tường. Sau đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói đây là “cuộc họp mang tính xây dựng… Họ lắng nghe nhau và bây giờ cả hai bên đều hiểu rõ về những gì bên kia muốn. Chúng tôi mong muốn có nhiều cuộc nói chuyện như thế này”.
Tuy nhiên, vẫn không có chuyện kết thúc ngay lập tức tình trạng đóng cửa chính phủ dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ sẽ tạm nghỉ vào tuần tới, nhưng các lãnh đạo ở cả hai viện đều nói rằng kỳ nghỉ sẽ bị hủy bỏ nếu tình trạng đóng cửa vẫn tiếp diễn.
https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-ha-vien-de-nghi-tt-trump-hoan-thong-diep-lien-bang/4747358.html

Mỹ: Công bố điều tra vụ thuê đất

làm khách sạn của TT Trump

Một cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ đã “phớt lờ” các quan ngại về hợp đồng thuê một tòa nhà chính phủ của Tổng thống Trump, nơi đặt khách sạn mang tên ông ở Washington, và có thể đã vi hiến khi vẫn cho phép ông Trump thuê sau khi ông nhậm nhiệm sở, tờ Washington Post đưa tin, dẫn kết quả điều tra nội bộ công bố hôm 16/1.
Công ty của ông Trump đã giành được hợp đồng thuê nhiều năm trước khi ông trở thành tổng thống.
Sau khi ông đắc cử, GSA, cơ quan có nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan liên bang, phải quyết định xem liệu công ty của ông có được cho phép giữ hợp đồng hay không.
Khi đó, theo kết quả điều tra, đáng lẽ cơ quan này phải xác định xem liệu việc cho thuê như vậy có vi phạm các điều khoản về việc nhận thù lao trong Hiến pháp, theo đó cấm các tổng thống nhận tiền từ các chính phủ nước ngoài hoặc các cá nhân ở Mỹ. Nhưng GSA không làm vậy, theo Washington Post.
XEM THÊM:
Tổ chức Trump bị buộc giao nộp tài liệu trong vụ kiện thù lao
Theo Reuters, hợp đồng thuê ban đầu nói rằng không có quan chức liên bang được bầu nào có thể tham gia hoặc hưởng lợi từ hợp đồng này.
Tòa nhà bưu điện cũ nằm trên Đại lộ Pennsylvania, cách không xa Nhà Trắng, đã được giao cho công ty của ông Trump thuê năm 2013 trong vòng 60 năm và nơi này đã được cải tạo thành khách sạn sang trọng Trump International Hotel, nơi các quan chức chính phủ thường lui tới.
Theo Reuters, một số đảng viên Dân chủ cáo buộc rằng các hoạt động kinh doanh của ông Trump, nay được các con trai của ông quản lý, đã hưởng lợi từ chức tổng thống của ông, và nói rằng các quan khách nước ngoài thường ở khách sạn một phần để mong nhận được ân huệ từ ông.
https://www.voatiengviet.com/a/mỹ-công-bố-điều-tra-vụ-thuê-đất-làm-khách-sạn-của-tt-trump/4746695.html

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ cảnh báo

Việt Nam quá phụ thuộc vào năng lượng than

Nhu cầu sử dụng than của Việt Nam tăng 75% là không được và Việt Nam cần thực hiện hóa Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã ký kết.
Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie, Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu như vừa nêu tại Hội thảo chuyên đề về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng, đảm bảo phát triển bền vững” và Triển lãm “Công nghệ năng lượng mới”, được tổ chức vào sáng ngày 17 tháng 1 ở Hà Nội.
Hội thảo này nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019, diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 1.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Văn Bình cho biết Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, gây tác động làm chậm quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu làm gia tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, và song song đó việc phát triển các nguồn năng lượng truyền thống lại là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, là tác nhân trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry lên tiếng cảnh báo tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là nghiêm trọng kể từ năm 2008. Ông John Kerry so sánh có thời điểm mức độ ô nhiễm tại Hà Nội cao hơn Bắc Kinh, Trung Quốc và New Deli, Ấn Độ.
Chủ tịch danh dự Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie, ông John Kerry kêu gọi Việt Nam không cần thiết phải phụ thuộc vào năng lượng than mà Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tham gia vào năng lượng sạch, hướng đến nguồn tái tạo năng lượng bền vững, giảm phát thải khí CO2 càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như điện mặt trời rẻ hơn than rất nhiều.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/2019-vn-economic-forum-ensuring-energy-security-is-big-challenge-01172019104351.html

Công dân Canada bị câu lưu tại sân bay Bắc Kinh

Một phụ nữ Canada bị câu lưu và bị các nhân viên an ninh “ức hiếp” khi quá cảnh tại sân bay ở Bắc Kinh hôm 16/1, báo Globe and Mail cho biết.
Người này có cha là nhà bất đồng chính kiến bị giam ​​ở Trung Quốc.
Theo Reuters, mối quan hệ Canada-Trung Quốc trở nên căng thẳng kể từ vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu hồi tháng 12/2018 tại Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Tiếp đó là việc Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada vì nghi xâm hại an ninh.
Trung Quốc công kích Canada ‘tiêu chuẩn kép’
Nhà Schellenberg: án tử ở TQ ‘thật khủng khiếp’
Trung Quốc tuyên án tử hình công dân Canada
‘Công dân Mỹ cần cẩn trọng hơn khi đến Trung Quốc’
Trong vụ gần đây nhất, người phụ nữ, Ti-Anna Wang, bị sáu viên công an lôi ra khỏi máy bay, tách khỏi người chồng và tạm giữ bà cùng con gái trong hai giờ trong lúc bà chờ nối chuyến đến Toronto, báo Globe and Mail viết.
“Vụ việc gây sốc, đáng sợ và không có mục đích nào ngoài việc ức hiếp, trừng phạt và đe dọa vợ chồng tôi, ông Wang viết trong email gửi tới Irwin Cotler, người đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg có trụ sở tại Montreal.
Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ về việc Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei Technologies.
Trong những gì nhiều nhà phân tích và giới ngoại giao tin là sự trả đũa, Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada và hôm 14/1, tuyên án tử hình vì tội buôn lậu ma túy đối với công dân Canada thứ ba sau một phiên tòa xử lại bất thường.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác mối liên quan giữa các vụ này với nhau.
Vài ngày trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Thủ tướng Canada Justin Trudeau “hãy chấm dứt việc đưa ra những bình luận vô trách nhiệm như thế,” và nói Canada áp dụng “tiêu chuẩn kép”.
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg hồi tháng 11/2018 bị mức án 15 năm tù.
Nhưng hôm thứ Hai, tòa án Trung Quốc đã tăng lên thành mức tử hình và nói mức án sơ thẩm là quá nhẹ.
Phán quyết này nhiều khả năng sẽ càng làm xấu đi cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, vốn đã leo thang kể từ khi Canada bắt giữ một quan chức cao cấp của Huawei, hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc hồi tháng trước.
Trung Quốc đã bày tỏ thái độ giận dữ về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập hãng Huawei, bị nghi là dùng một công ty con để qua mặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran trong thời gian từ 2009 đến 2014.
Bà bị bắt giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ.
Bà Mạnh, 46 tuổi, bác bỏ các cáo buộc.
Bà được nhanh chóng cho tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt giữ, nhưng phải chịu sự theo dõi liên tục và phải gắn thiết bị điện tử theo dõi ở chân.
Bác bỏ các cáo buộc nói Bắc Kinh chính trị hóa vụ Schellenberg để đáp trả vụ bắt giữ bà Mạnh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thúc giục Canada hãy “tôn trọng quyền tài phán của Trung Quốc”.
“Những bình luận từ phía chính phủ Canada mang đầy tính tiêu chuẩn kép,” bà Hoa nói. “Chính Canada mới là bên tùy tiện bắt giữ người,” bà nói thêm, hiển nhiên nhằm nói tới vụ bà Mạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46859782

Thủ tướng Anh ‘thoát hiểm’,

tiếp tục tìm đồng thuận về Brexit

Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đã thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội Anh ngày 16/1, mở đường cho bà May trong việc đạt được sự đồng thuận trong các nghị sĩ về thỏa thuận Brexit.
Các nghị sĩ Anh với 325 phiếu thuận và 306 phiếu chống cho thấy họ vẫn tin tưởng chính phủ của bà May, chỉ 24 giờ sau khi họ đánh bại thỏa thuận Brexit của bà May khiến cho việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu của nước Anh gặp xáo trộn.
Với hạn chót luật định về Brexit 29/3 gần kề, Vương quốc Anh hiện gặp cuộc khủng hoảng chính trị sâu rộng nhất trong nửa thế kỷ vào lúc Anh chật vật đối phó với việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu như thế nào và có nên hay không, một tổ chức mà Anh gia nhập vào năm 1973.
Bà May hứa làm việc với các chính trị gia kỳ cựu trong quốc hội để tìm một thỏa hiệp có thể tránh việc không có thỏa thuận Brexit gây xáo trộn hay một cuộc trưng cầu dân ý khác về tư cách thành viên của EU. Tuy nhiên các chỉ trích nói bà không lay chuyển về một thỏa thuận làm các bên của cuộc tranh luận rối trí.
Ông John McDonnell, phát ngôn viên tài chánh của Đảng Lao động đối lập, nói bà May chung cuộc có thể đạt được một thỏa thuận với quốc hội nếu bà đàm phán về một thỏa hiệp với đảng của ông. Đảng này muốn một thuế quan thống nhất lâu dài với EU, mối quan hệ lớn hơn với thị trường duy nhất này và các công nhân và người tiêu dùng Anh được bảo vệ mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên phát ngôn viên của bà nói chính sách của chính phủ vẫn là nằm ngoài thuế quan thống nhất của EU trong khi bà May, lúc đầu là người chống lại Brexit và thắng chức Thủ tướng trong những xáo trộn tiếp sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, vẫn cương quyết là Anh sẽ rời khỏi khối này vào ngày 29 tháng 3 như dự trù làm cho có ít thì giờ để tìm một giải pháp.
Tuy nhiên vụ thất bại thảm hại vào ngày thứ Ba 15/1 dường như đã giết chết chiến lược hai năm của bà hình thành một vụ Brexit êm đẹp theo đó giai đoạn chuyển tiếp nguyên trạng sẽ tiếp theo bằng việc Anh điều hành một chính sách thương mại độc lập cùng với các mối quan hệ chặt chẽ với EU, thị trường duy nhất lớn nhất thế giới.
Lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn nói bà hiện đang lãnh đạo một “chính phủ chết đi sống lại”. Đảng này tuyên bố mục đích của đảng là nhằm nắm lấy chính quyền và thương thuyết về một Brexit tốt hơn.
Tuy nhiên nhiều thành viên trong đảng này muốn thấy một cuộc trưng cầu dân ý khác với một lựa chọn là hủy bỏ Brexit, và đảng này tuyên bố họ sẽ không loại trừ khả năng nào nếu họ thất bại trong việc lật đổ bà May.
https://www.voatiengviet.com/a/thủ-tướng-anh-thoát-hiểm-tiếp-tục-tìm-đồng-thuận-về-brexit-/4746642.html

Serbia: Tổng thống Nga Putin

được đón chào như một siêu sao

Thùy Dương
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 17/01/2019 tới thăm Serbia và được đón chào như « một siêu sao ». AFP cho biết chủ nhân điện Kremlin rất được mến mộ ở Serbia, một quốc gia đồng minh của Nga ở vùng Balkan.
Tên của tổng thống Nga Vladimir Putin được ghi ở các quán bar, trên những chiếc áo T-shirt và những chiếc cốc. Khuôn mặt nguyên thủ Nga xuất hiện trên nhiều bức tường. Người dân Serbia được kêu gọi tham dự vào một cuộc diễu hành từ trung tâm Beograd đến nhà thờ Saint-Sava để chào đón tổng thống Putin.
Saint-Sava là một trong những nhà thờ Chính Thống Giáo lớn nhất thế giới và đã được tu sửa với một phần kinh phí do tập đoàn khai thác khí đốt Gazprom của Nga tài trợ.
AFP trích dẫn một nhà phân tích của Nga theo đó ông Putin đến Serbia để tìm kiếm uy tín chính trị và chứng tỏ « nước Nga có ảnh hưởng ở khắp mọi nơi trên thế giới ».
Sự ủng hộ của Serbia đối với Nga có được không chỉ do hai nước có sự gắn bó lịch sử về Chính Thống Giáo, mà còn do Nga luôn phủ quyết việc Kosovo gia nhập Liên Hiệp Quốc. Serbia không thừa nhận sự độc lập của Kosovo, từng là một tỉnh của nước này.
Về phần Serbia, mặc dù muốn gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, nhưng Beograd luôn từ chối áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào Nga sau khi Matxcơva sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina. Trên đường phố Serbia, đôi khi người ta có thể đọc dòng chữ « Kosovo là của Serbia. Crimée là của Nga ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190117-tong-thong-nga-putin-duoc-don-chao-nhu-mot-sieu-sao-o-serbia

Iran sẵn sàng phóng vệ tinh mới trong vài tháng tới

Iran sẵn sàng phóng vệ tinh trong vài tháng tới sau thất bại trong tuần này, Tổng thống Hassan Rouhani ngày 16/1 tuyên bố, bất chấp những cảnh cáo của Hoa Kỳ và các nước châu Âu.
Các giới chức phương Tây nói công nghệ phi đạn dùng trong những việc phóng như vậy có thể được áp dụng để phóng một vũ khí hạt nhân.
Nỗ lực của Iran phóng vệ tinh có tên Payam lên quỹ đạo trái đất hôm 15/1 đã thất bại vì rocket không đạt được tốc độ thích hợp ở giai đoạn ba.
Tuy nhiên ông Rouhani được truyền thông nhà nước trích lời nói rằng Iran “đã thành công to lớn trong việc chế tạo và phóng vệ tinh. Điều này có nghĩa là chúng ta đang đi đúng hướng. Những vấn đề còn lại là thứ yếu, sẽ được giải quyết trong ít tháng, và chúng ta sẽ sẵn sàng một vụ phóng mới.” ông Rouhani nói.
Trong tháng này Hoa Kỳ cảnh báo Iran chớ thực hiện 3 vụ phóng rocket được dự trù vì vi phạm những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc do sử dụng công nghệ phi đạn đạn đạo.
Bộ Ngoại giao Pháp ngày 16/1 lên án vụ phóng vệ tinh bất thành và yêu cầu Iran ngưng các vụ thử nghiệm phi đạn đạn đạo mà Paris xem như là có thể sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân.
“Chương trình phi đạn đạn đạo của Iran là nguồn quan ngại của cộng đồng quốc tế và Pháp,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Agnes von der Muhll nói trong một thông cáo.
“Chúng tôi kêu gọi Iran chớ tiến hành những cuộc thử nghiệm phi đạn đạn đạo mới, được thiết kế để có thể mang vũ khí hạt nhân, và thúc đẩy Iran tôn trọng các nghĩa vụ theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc,” bà Von der Muhll nói.
Phản ứng với bình luận của Pháp, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran nói khả năng vệ tinh của Iran không vi phạm các nghị quyết của Liên hiệp quốc hay bất cứ công ước quốc tế nào vì những vệ tinh này “không có tính cách quân sự.”
“Nước Cộng hòa Hồi Giáo sẽ chọn con đường phục vụ đất nước lâu dài và những lợi ích chiến lược, và sẽ không hy sinh việc phát triển khoa học của đất nước vì những quan tâm ngụy tạo và vô căn cứ của nước ngoài,” phát ngôn viên Bahram Qasemi được thông tấn xã Iran IRNA trích lời nói.
Theo nghị quyết Liên hiệp quốc chuẩn nhận thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 với Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Hoa Kỳ, Tehran được yêu cầu tự chế trong việc chế tạo phi đạn đạn đạo có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Một số quốc gia nói ngôn từ này không làm cho đây là cam kết bắt buộc. Iran đã liên tiếp nói rằng phi đạn đạn đạo đang được chế tạo có mục đích tự vệ thuần túy và không được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân.
Thỏa thuận hạt nhân đang lâm nguy vì Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận này (một phần vì thỏa thuận không bao gồm chương trình phi đạn đạn đạo của Iran) và tái áp đặt những chế tài khắc nghiệt đối với Tehran.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-sẵn-sàng-phóng-vệ-tinh-mới-trong-vài-tháng-tới/4746630.html

Đánh bom tự sát ở Syria,

có tin nói 4 binh sĩ Mỹ thiệt mạng

Một vụ đánh bom mà nhóm Nhà Nước Hồi giáo (IS) dã lên tiếng nhận thực hiện đã giết chết 4 binh sĩ Mỹ, chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố nhóm chủ chiến IS ở Syria đã bị đánh bại, và do đó ông quyết định rút toàn bộ các lực lượng Mỹ ra khỏi nước này.
Hãng tin Reuters dẫn lời một giới chức Mỹ yêu cầu dấu danh tính cho biết 4 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương trong vụ nổ. Một trang web liên hệ tới IS nói đây là thành tích của một người đánh bom tự sát.
Liên minh chống IS do Hoa Kỳ lãnh đạo cho biết “một số binh sĩ Mỹ đã bị giết chết trong một vụ nổ trong khi đang thực hiện một cuộc tuần tiễu thường lệ.” Nguồn tin này cho biết họ đang thu thập thêm thông tin.
Vụ tấn công xảy ra ở thị trấn Manbij, nằm dưới quyền kiểm soát của một nhóm dân quân đồng minh với lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn H, có thể là vụ tấn công gây nhiều tử vong nhất đối với lực lượng Hoa Kỳ ở Syria kể từ khi được triển khai tới đây vào năm 2015.
Một phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài nói chỉ có hai quân nhân Mỹ tử nạn trong khi đang thi hành phận sự ở Syria. Có hai ca tử vong khác nhưng nạn nhân không phải là quân nhân tác chiến.
Tháng trước, ông Trump đột ngột loan báo ông sẽ rút toàn bộ 2.000 lính Mỹ ra khỏi Syria sau khi kết luận rằng Nhà nước Hồi giáo ở đó đã bị đánh bại.
Loan báo này đã dẫn tới quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis gây kinh ngạc cho các đồng minh và làm dấy lên những lo ngại về một cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn ở miền bắc Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói ông không tin rằng cuộc tấn công sẽ ảnh hưởng đến quyết định rút khỏi Syria của Hoa Kỳ.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Ankara, ông Erdogan nói dựa trên thông tin ông có được, thì 5 binh sĩ Mỹ đã bị giết trong vụ tấn công ở Manbij.
Các lực lượng Mỹ rút ra như thế nào và sớm muộn ra sao đã gây ra nhiều xáo trộn ở miền bắc Syria, trong khi cả Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống do người Mỹ để lại.
Lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn (YPG), là đồng minh của các chiến binh đang kiểm soát Manbij. Hồi tháng trước YPG đã mời ông Assad vào khu vực xung quanh thị trấn để ngăn chặn một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria đã tiến vào khu vực này ngay sau đó.
Một nhân chứng ở Manbij cho biết cuộc tấn công hôm Thứ Tư nhắm vào một nhà hàng nơi người Mỹ đang gặp gỡ các thành viên của nhóm dân quân địa phương được Washington hậu thuẫn.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria cho biết 19 người đã thiệt mạng trong đó có bốn người Mỹ. Một nguồn tin từ nhóm dân quân ở bắc Syria cho biết hai binh sĩ Mỹ đã bị giết.
Nhà nước Hồi giáo sau đó thông báo một chiến binh cảm tử Syria đã kích nổ bom gài trên áo vét để tấn công vào một toán tuần tra nước ngoài ở Manbij.
Vẫn theo Reuters, không rõ liệu cuộc tấn công có ảnh hưởng tới quyết định của ông Trump, hoãn lại một thời gian trước khi rút lực lượng Mỹ ra khỏi Syria hay không, một cuộc xung đột mà ông Trump đã tỏ dấu hiệu chán chường, và từng miêu tả là nơi “chỉ có cát và chết chóc”.
Giờ đã bước vào năm thứ tám, chiến tranh Syria đã giết chết nửa triệu người, buộc hơn một nửa dân số nước này bỏ nhà cửa ra đi lánh nạn.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-bom-tu-sat-o-syria-4-binh-si-my-thiet-mang/4745920.html

Tại sao bức thư pháp 1.200 tuổi của Đài Loan

 làm Trung Quốc tức giận?

Việc Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan cho Bảo tàng Quốc gia Tokyo của Nhật Bản mượn một bức thư pháp cổ đã gây phẫn nộ trên khắp Trung Quốc.
Trên giấy tờ có vẻ đây là một sự trao đổi văn hóa đơn thuần, vậy tại sao kiệt tác quý giá được tạo ra cách đây 1.200 năm lại gây ra sự tức giận như vậy ngày nay?
Một nhà thư pháp vĩ đại ở Trung Quốc
Bức thư pháp có tựa đề Tế điệt cảo (Requiem to My Nephew), được viết bởi Nhan Chân Khanh – được coi là một trong những nhà thư pháp vĩ đại nhất ở Trung Quốc. Ông sống từ 709 đến 785 sau Công nguyên.
Nhan Chân Khanh viết tác phẩm này vào năm 759 sau Công nguyên, sau khi ông biết tin cháu trai mình qua đời.
Chỉ 3% người Đài Loan muốn ‘về với Trung Quốc’
Tập Cận Bình: Đài Loan ‘phải và sẽ’ hợp nhất với TQ
Du khách Việt trốn lại Đài Loan và danh dự dân tộc
“Ông ấy là một nhà thư pháp vĩ đại ở Trung Quốc,” giáo sư mỹ thuật Tong Kam Tang của Đại học Trung Quốc tại Hong Kong nói với BBC.
“Khi bạn còn trẻ và bạn học nghệ thuật Trung Quốc, bạn sẽ học [về ông ấy].”
Ông Tong cho biết tác phẩm là bản nháp của Nhan Chân Khanh, và do đó, có những nét đánh dấu và nét vẽ nguệch ngoạc của tác giả, khiến nó càng có giá trị hơn. Tác phẩm chính đã bị mất từ lâu.
Bức thư pháp này được lưu giữ ở Trung Quốc trong nhiều thế kỷ cho đến khi nó được đưa đến Đài Loan vào những năm 1940 – cùng với các cổ vật khác của Trung Quốc – khi Quốc Dân Đảng thua cộng sản năm 1949 phải chạy ra hòn đảo này.
Kể từ đó tác phẩm được lưu giữ an toàn trong Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan (Quốc lập Cố cung Bác vận viện).
Năm 1997, tác phẩm này cho Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC mượn để trưng bày, nhưng sau đó vẫn được lưu giữ tại Đài Loan cho đến nay.
Tác phẩm hiện đang được trưng bày tại Tokyo như một phần của triển lãm có tiêu đề “Thư pháp vô song: Nhan Chân Khanh và Di sản của ông”.
Bảo tàng nói Nhan Chân Khanh “phản ánh sự thay đổi ý thức của các thời đại thành hiệu ứng tuyệt vời trong thư pháp của ông” và rằng tác phẩm “thấm đẫm nỗi đau”.
Sự giận dữ của một quốc gia
Tin tức về việc cho mượn này đã gây sốc và tức giận cho nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Tính đến thứ Ba 15/1, hashtag (cụm từ) “Tế điệt cảo” (“Requiem to My Nephew”) đã được đọc hơn 260 triệu lần trên Weibo. Nhiều người đề cập đến lịch sử chiến tranh của Nhật Bản và Trung Quốc và sự chiếm đóng của Nhật Bản, những chủ đề còn tồn tại ở Trung Quốc.
“Đài Loan có quên những gì Nhật Bản đã làm với chúng ta không? Họ có biết vụ thảm sát Nam Kinh là gì không?” một người dùng Weibo cho biết, đề cập đến một chủ đề rất nhạy cảm.
Năm 1937, quân đội Nhật xâm chiếm Nam Kinh.
Trung Quốc nói hơn 300.000 người dân của họ đã bị tàn sát – trong khi một số người theo chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản phủ nhận mọi vụ giết người.
“Điều này thật xấu hổ. Tác phẩm này đại diện cho trái tim và linh hồn của Trung Quốc … và họ đang gửi nó đến Nhật Bản. Đây là một sự xúc phạm đối với tổ tiên của chúng ta,” một người khác nói.
Những người khác bày tỏ sự tức giận đối với Đài Loan.
“Vậy đấy. Hãy buộc Đài Loan thống nhất,” một bình luận trên Weibo.
“Đài Loan thà cho Nhật Bản mượn kho báu quốc gia của chúng ta hơn là trả lại cho chúng ta. Đài Loan thật điên rồ,”một người khác nói thêm.
Mạng xã hội ở Trung Quốc bị kiểm soát nặng nề. Bình luận về các vấn đề nhạy cảm thường bị kiểm duyệt. Ngược lại, bình luận về các vấn đề phù hợp với chính sách của chính phủ thường được sử dụng phục vụ lợi ích của chính phủ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu không trực tiếp đề cập bất kỳ quan ngại chính trị nào, mà thay vào đó, đã phỏng vấn một chuyên gia nói rằng tác phẩm này “đang gặp nguy hiểm trong khi được vận chuyển”, nói rằng ánh sáng mặt trời sẽ gây hại cho tờ giấy cổ.
Một thông cáo của Bảo tàng Cung điện Quốc gia cho hay vật phẩm này “ổn định và phù hợp cho các triển lãm ở nước ngoài”.
‘Giận dữ ngẫu nhiên’
Rõ ràng là rất nhiều sự tức giận có yếu tố chính trị.
Giáo sư Ian Chong của Đại học Quốc gia Singapore nói: “Cuộc xâm lược rất tàn bạo của Nhật Bản vào một số vùng của Trung Quốc trong những năm 1930 – 40 vẫn gợi ra ký ức rất đa đớn ở Trung Quốc. Nhưng một phần chủ yếu là do phía Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh ký ức này”.
Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và đã vận hành như một quốc gia độc lập kể từ năm 1949.
Tuy nhiên, Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai, một ngày nào đó sẽ được hợp nhất hoàn toàn với đất liền.
Đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan chấp nhận “phải và sẽ” hợp nhất với Trung Quốc.
Ông cũng cảnh báo rằng Trung Quốc bảo lưu quyền sử dụng vũ lực, khiến Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng hòn đảo này sẽ “không bao giờ” chấp nhận thống nhất theo các điều khoản mà Bắc Kinh đưa ra.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46901555

Nhà sáng lập Huawei

phủ nhận rò rỉ tin cho Trung Quốc

Nhiều năm không xuất hiện trước công chúng, ông Nhậm Chính Phi đã lộ diện và lên tiếng về những cáo buộc của Mỹ.
Trả lời một cơ quan báo chí nước ngoài, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei, đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc của Mỹ nói tập đoàn này làm việc cho chính phủ Trung Quốc.
Ông Nhậm cho rằng công ty của mình không hề có những mối liên hệ ràng buộc với chính phủ, và đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử hơn 30 năm thành lập.
Người đàn ông 74 tuổi cũng nói rằng mình nhớ cô con gái là bà Mạnh Vãn Chu “rất nhiều”.
Bà Mạnh (theo họ mẹ), là Giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei hiện đang được tại ngoại nhưng bị giám sát 24/7 từ chính quyền Canada.
Trước đó, bà Mạnh bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ và đang đối mặt với khả năng bị dẫn độ.
Mỹ cáo cuộc giám đốc tài chính Huawei tìm cách lách lệnh cấm vận thương mại mà Hoa Kỳ áp đặt lên Iran.
Vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh Mỹ liên tục cáo buộc các thiết bị viễn thông của Huawei là đe dọa an ninh quốc gia, và thuyết phục nhiều đồng minh cùng cho thiết bị của Huawei vào “danh sách đen”.
Tuần trước, một nhân vật cấp cao khác của Huawei ở Ba Lan là Giám đốc kinh doanh Vương Vệ Tinh cũng đã bị bắt giữ do các cáo buộc hoạt động gián điệp.
Huawei sau đó đã sa thải vị giám đốc này.
Phủ nhận ”cửa sau”
Lần cuối ông Nhậm trả lời truyền thông là ba năm trước (2015). Việc ông xuất hiện lần này được cho là một bước đi khôn ngoan, và cũng cho thấy ảnh hưởngnhững cáo buộc của Mỹ lên tập đoàn này lớn đến mức nào.
Ông Nhậm Chính Phi nói với báo chí: “Tôi yêu đất nước của tôi, tôi ủng hộ Đảng Cộng sản. Tuy nhiên tôi sẽ không làm gì ảnh hưởng tới thế giới.”
Nhà sáng lập Huawei nói thêm rằng Bắc Kinh chưa bao giờ đề nghị tập đoàn chia sẻ “thông tin không thích hợp”
“Cá nhân tôi sẽ không bao giờ làm điều tổn hại đến quyền lợi khách hàng, bản thân và tập đoàn (Huawei) sẽ không bao giờ đáp ứng những yêu cầu như vậy.”
“Không có luật lệ nào ở Trung Quốc yêu cầu công ty phải lắp đặt “cửa sau” trong thiết bị”, ông Nhậm nói thêm.
Khen ngợi Trump
Con gái lớn của ông Nhậm, bà Mạnh Vãn Chu, đã bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ nói bà vi phạm lệnh cấm vận.
Trung Quốc tuyên bố sự việc này vi phạm các quy trình tố tụng và có nguy cơ sẽ làm tăng mức căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
Trước những diễn biến này, cuối tháng 12, Tổng thống Trump đã từng lên tiếng nói sẽ can thiệp vào vụ bắt giữ bà Mạnh, nếu nó giúp ích cho an ninh quốc gia và dẫn tới việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Trong buổi họp báo, ông Nhậm đã dành mỹ từ “tổng thống vĩ đại” để mô tả ông Trump, thậm chí còn úp mở khả năng rút khỏi một số thị trường nước ngoài, chỉ đặt trọng tâm phát triển ở những thị trường chào đón sự hiện diện của Huawei.
Thị trường của Huawei đang bị thu hẹp lại đáng kể sau cáo buộc từ Mỹ.
Mới đây, Úc đã ra lệnh cấm Huawei bán các sản phẩm công nghệ 5G cho các nhà cung cấp internet địa phương. New Zealand đã chặn một thỏa thuận của Huawei với một công ty ở đất nước này.
Nhiều ý kiến cũng đã được nêu ra ở Anh và các nơi khác về việc sử dụng thiết bị, cơ sở hạ tầng của Huawei trong liên lạc và internet 5G, với lo ngại nó có thể cung cấp cho Bắc Kinh cách để theo dõi hoặc can thiệp vào dữ liệu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46890052

Công cụ ngầm trong tay Huawei

Chỉ một ngày sau khi ông Vương Vĩ Tinh, nhân viên Văn phòng đại diện Huawei ở Ba Lan bị cơ quan an ninh nước này bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp, đã lập tức bị Huawei ra tuyên bố sa thải.
Báo chí Ba Lan đưa tin ông Vương Vĩ Tinh bị Huawei sa thải
Trả lời báo chí, đại diện Tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông Huawei có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc cho biết, đã chấm dứt hợp đồng lao động với Vương Vĩ Tinh. Tuyên bố của Huawei nhấn mạnh, Vương Vĩ Tinh bị bắt giữ vì lý do cá nhân và vụ việc này đã gây tổn hại đến danh tiếng của Huawei trên toàn cầu.
Không có lời thừa nhận nào từ phía Huawei về vai trò của tập đoàn này trong hoạt động gián điệp của ông Vương, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mối nghi ngờ về những hoạt động mờ ám của Huawei đã được xua tan.
Lâu nay, Huawei luôn bị cáo buộc có mối liên hệ với tình báo Trung Quốc nhằm đánh cắp các thông tin mật và thu được dữ liệu người dùng. Thậm chí một nghị sĩ Mỹ từng tuyên bố “Huawei là cánh tay nối dài của Bắc Kinh”.
Vấn đề không đơn giản bởi Huawei được sáng lập bởi Nhậm Chính Phi, cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, mà xuất phát từ cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt giữa các siêu cường. Trên thế giới hiện nay, mọi điều kiện cần có để tạo ra những chiếc smartphone đáp ứng đủ 80% nhu cầu của những người dùng đã xuất hiện. Thế nhưng, để vươn tới đẳng cấp cao đáp ứng 20% giá trị sử dụng còn lại, các nhà sản xuất sẽ phải bỏ ra thêm 80% công sức/thời gian/tiền của.
Trong cuộc đua công nghệ này, xem ra các công ty của Trung Quốc như Huawei chưa thể là đối thủ. Sản phẩm cao cấp cần có những tính năng riêng, có độ tối ưu phần mềm rất cao để đảm bảo trải nghiệm dễ chịu nhất cho người dùng, ví dụ như S Pen hoặc màn hình InfinityDisplay của Samsung hay chip A11, camera bokeh của Apple.
Thu hẹp khoảng cách này có nhiều cách, trong đó có hoạt động tình báo công nghệ. Những nhân vật như ông Vương Vĩ Tinh là công cụ để đạt mục tiêu trên. Tuy nhiên, cái giá phải trả nếu bị phát hiện cũng không nhỏ.
Năm 2012, Quốc hội Mỹ đã cảnh báo Huawei là mối đe dọa đối với bảo mật thông tin và yêu cầu các công ty viễn thông Mỹ không mua sản phẩm của Huawei. Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump thì đang xem xét ký một sắc lệnh hành pháp cấm các doanh nghiệp Mỹ mua thiết bị do các hãng viễn thông Huawei hay ZTE của Trung Quốc cung cấp.
Không chỉ Mỹ, Nhật Bản cũng đã tuyên bố lệnh cấm các cơ quan Chính phủ mua đồ điện tử của Huawei. Những quốc gia như Australia và New Zealand đều đã ngừng sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng di động 5G.
Trong liên minh tình báo Five Eyes gồm Mỹ, Anh, Australia, Canada và New Zealand, Anh là nước duy nhất vẫn còn cho phép Huawei tham gia vào triển khai mạng 5G. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cũng đã lên tiếng cảnh báo việc sử dụng thiết bị 5G của Huawei có thể cho phép Trung Quốc hoạt động gián điệp.
Huawei phủ nhận mọi cáo buộc và khẳng định không hoạt động do thám cũng như chính quyền Trung Quốc không thể ép họ làm được việc này. Nhưng vụ ông Vương Vĩ Tinh xảy ra chỉ một tháng sau khi bà Mạnh Vãn Chu, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei, bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ cho thấy uy tín của Huawei đang gặp thách thức nghiêm trọng.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25886-cong-cu-ngam-trong-tay-huawei.html

Ông Tập có thể gây chiến tranh

nếu muốn Đài Loan về TQ

 Trong chiến lược của ông Tập, Chủ tịch Trung Quốc từng bước muốn nhanh chóng thu hồi Đài Loan điều này có thể đẩy căng thẳng hai bờ eo biển tới nguy cơ xung đột trực diện.
Bà Thái Anh Văn cảnh báo Trung Quốc trong bài phát biểu mừng chiến thắng.
Sau nhiều thập kỷ thù địch, ngày 1/1/1979 đã gửi một thông điệp tới “Các đồng bào ở Đài Loan” được coi là sự mở đầu của một thời kỳ mới giữa hai bờ biển Đài Loan và Trung Quốc. Trong nội dung Bản thông điệp đã khẳng định việc Trung Quốc sẽ không khai hỏa các cuộc pháo kích vào
đảo Đài Loan, mà còn đánh dấu sự thay đổi trong mục tiêu “giải phóng” hòn đảo sang “thống nhất hòa bình”.
Tuy vậy, sau 40 năm, bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 2/1/2019 để kỷ niệm sự kiện này ông Tập đã tìm một cách tiếp cận mới đối với vấn đề Đài Loan, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ mở ra cánh cửa chiến tranh sau 4 thập kỷ yên ắng.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập xác định lại nghĩa từ Đồng thuận 1992, thỏa thuận phi chính thức được các đại biểu của Trung Quốc đại lục và Đài Loan thống nhất rằng chỉ có “một Trung Quốc”, dù mỗi bên có cách hiểu của riêng mình về cái gì tạo nên “Trung Quốc” đó. Ông khẳng định Đài Loan phải chấp nhận rằng hòn đảo “bắt buộc và sẽ được” thống nhất với đại lục theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ” từng áp dụng với Hong Kong và Macau, dù khái niệm này đang hoàn toàn xa lạ với người dân Đài Loan.
Về phía Đài Loan, thông điệp đầy cứng rắn của ông Tập dường như “phản tác dụng”, khi nó tạo nên sự đoàn kết hiếm thấy giữa các đảng phái chính trị trong lập trường với Bắc Kinh. Từ các lãnh đạo của đảng Dân Tiến cầm quyền phản đối nguyên tắc “Một Trung Quốc” cho đến Quốc Dân đảng vốn có truyền thống thân Bắc Kinh và ba đảng đối lập lớn khác đều lên tiếng bác bỏ mô hình thống nhất do ông Tập đề xướng.
Cựu chủ tịch Quốc Dân đảng Mã Anh Cửu khẳng định trong một cuộc phỏng vấn rằng sẽ không có chỗ cho “một quốc gia, hai chế độ” ở Đài Loan. Trong thời kỳ làm lãnh đạo Đài Loan 2008-2016, ông Mã đã thực thi chính sách “ba không”, gồm không thống nhất, không độc lập và không chiến tranh với Trung Quốc đại lục.
Một cuộc khảo sát được tiến hành cuối tháng 12/2018 cho thấy 81,2% người dân Đài Loan không chấp nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Trong khảo sát khác do Đại học Chengchi thực hiện hồi tháng 8/2018, đa số người dân Đài Loan muốn duy trì bản sắc riêng của mình, chỉ có 3% số người được hỏi muốn sớm thống nhất với Trung Quốc đại lục.
Nhiều người Đài Loan đã phản ứng với mô hình “một quốc gia, hai chế độ” khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở Hong Kong sau hơn hai thập kỷ trở về với Trung Quốc. Một bộ phận dân Hong Kong cho rằng nền dân chủ của họ đang bị suy giảm dưới ảnh hưởng của Bắc Kinh và hàng trăm nghìn người ở đặc khu kinh tế này từng đổ xuống đường tổ chức biểu tình quy mô lớn vào năm 2014, gây chấn động dư luận quốc tế.
Chủ tịch Trung Quốc còn cho thấy Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ và đàm phán với Đài Loan để tìm ra giải pháp hòa bình, khi nhấn mạnh nước này không bao giờ từ bỏ phương án sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan. Ngay lập tức, hàng loạt câu hỏi xuất hiện trên các tờ báo trên thế giới, như “Liệu Trung Quốc có gây chiến với Đài Loan không?” và “Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã đủ sức đối đầu với Trung Quốc hay chưa”. Một số cựu tướng quân đội, chuyên gia quân sự quốc tế còn dự đoán rằng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong giai đoạn 2020-2025.
Giới quan sát cho rằng Đồng thuận 1992 chính là cơ sở chính trị để Bắc Kinh đàm phán với Quốc Dân đảng trong thời kỳ đảng này nắm quyền ở Đài Loan. Thỏa thuận này thừa nhận có bất đồng giữa hai bờ eo biển Đài Loan và duy trì một sự mơ hồ nhất định để hai bên có không gian đàm phán. Nhưng khi định nghĩa lại thỏa thuận này, ông Tập có thể đã đóng sập cánh cửa thương lượng với Quốc Dân đảng trong trường hợp đảng này quay lại nắm quyền sau cuộc bầu cử 2020 ở Đài Loan.
Nhiều lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã tìm cách thống nhất Đài Loan, nhưng họ không thể hiện sự nôn nóng như ông Tập, người mô tả việc thu hồi hòn đảo là “yêu cầu không thể tránh khỏi” cho chương trình “chấn hưng Trung Hoa” đầy tham vọng của mình. Ông từng tuyên bố “vấn đề Đài Loan” không thể để lại cho thế hệ sau và đã kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho “những trận chiến đẫm máu” để bảo vệ “từng tấc lãnh thổ”.
Bình luận viên Cary Huang của SCMP cho rằng sự nóng vội của ông Tập cho thấy Bắc Kinh ngày càng mất niềm tin vào triển vọng “thống nhất hòa bình” với Đài Loan và có nguy cơ làm đình trệ vô thời hạn tiến trình đàm phán về vấn đề này giữa hai bên.
“Với việc tuyên bố thống nhất với Đài Loan là không thể tránh khỏi và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại các ‘phong trào đòi ly khai’ cũng như sự can thiệp từ bên ngoài, ông Tập đang làm hồi sinh một chiến lược nội chiến trong vấn đề Đài Loan”.
Bình luận viên này cho rằng chính sách của ông Tập cho thấy hố sâu chính trị giữa hai bờ eo biển rộng 180 km này không được thu hẹp chút nào trong suốt 40 năm qua mà chỉ ngày càng rộng thêm, tạo thành một trong những điểm nóng xung đột nguy hiểm nhất thế giới, có thể mở toang cánh cửa chiến tranh bất cứ lúc nào, khi mọi cánh cửa đàm phán đều đóng lại.
Mỹ cho rằng điểm nóng tại eo biển Đài Loan này có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia đang lâm vào “chiến tranh lạnh kiểu mới”.
Là đồng minh thân cận nhất với Đài Loan, Mỹ nhiều khả năng sẽ không chấp nhận bất cứ hành động can thiệp quân sự nào của Trung Quốc vào hòn đảo và đã có những bước đi quyết liệt để phát đi thông điệp rằng họ sẽ không bao giờ ngồi yên nhìn Đài Loan bị “bắt nạt”. Hồi đầu năm ngoái, quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Đi lại Đài Loan, cho phép các quan chức cấp cao nước này tới thăm hòn đảo và ngược lại. Động thái này dù mang tính biểu tượng nhưng cũng khiến Bắc Kinh nổi giận, vì họ cho rằng nó đồng nghĩa với việc Washington công nhận chính quyền Đài Loan.
Liệu trong thời gian tới Bắc Kinh có dám đẩy xa hơn mưu đồ “Thu hồi Đài Loan”
http://biendong.net/dam-luan/25883-ong-tap-co-the-gay-chien-tranh-neu-muon-dai-loan-ve-tq.html

Liệu TQ có dám “đánh” tàu sân bay của Mỹ?

 Đứng trước tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, Hải quân Trung Quốc tự huyễn hoặc cho rằng Trung Quốc phải đánh tàu sân bay của Mỹ khiến nước này không thể “to mồm”
Về phía Mỹ, đứng trước một Trung Quốc hay cường điệu hóa sức mạnh của mình, có vẻ như chính phủ Mỹ đã không quan tâm tới lời đe dọa của Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cũng không có động thái rõ ràng để lời hô hào này trở thành hiện thực. Họ đã đề cập đến nó như một chiến lược vừa đe dọa vừa muốn làm, với mục đích nếu Mỹ bị đánh phủ đầu, Mỹ sẽ phải đầu hàng và chạy thoát khỏi Biển Đông.
Tuy nhiên, không có ai có thể nghĩ rằng điều đó có thể xảy ra, nhưng đó cũng là tâm điểm để người ta luôn nhắc tới. Chính vì vậy, đã có một số nhà nghiên cứu về các vấn đề quân sự bắt đầu phân tích nguồn gốc của lời đe dọa này.
Theo các nhà quan sát, một cuộc tấn công tên lửa lớn vào một nhóm tàu ​​sân bay Mỹ ở Biển Đông có thể đánh chìm (hoặc ít nhất gây thiệt hại nghiêm trọng) một trong những “chiến hạm khổng lồ” của Mỹ. Nhưng điều đó kể cả người dân Mỹ và người Trung Quốc không ai muốn điều đó xảy ra. Chấp nhận điều đó có nghĩa là chấp nhận chiến tranh xảy ra.
Chuyên gia quân sự cho rằng nếu người Trung Quốc quyết định nổ súng vào một trong những tàu sân bay của Mỹ, điều đó có thể thành công bất ngờ. Nhưng người TQ lại không dám chắc mình không có những điểm yếu, sơ hở để người Mỹ sử dụng kỹ thuật tiên tiến để chặn lại, hơn nữa, người Mỹ có thể trả thù tiêu diệt “mọi thứ” của Hải quân Trung Quốc chỉ trong thời một gian ngắn.
Người Mỹ cũng đáp trả Trung Quốc bằng những lời “ Mỹ cũng có thể đánh tan cả Bắc Kinh nếu thích. Nếu như Trung Quốc đánh chìm một trong những con tàu của Mỹ, thì Trung Quốc đã thực hiện một hành động chiến tranh, khiêu khích chúng tôi, vì vậy sẽ không có gì ngăn cản Mỹ đáp trả, không chỉ trên mặt trận quân sự mà ở nhiều lĩnh vực khác”.
Đây là một phân tích đáng khích lệ, nhưng Mỹ không chỉ có toàn thuận lợi. Lầu Năm Góc cho biết các hệ thống hậu cần quân sự của Mỹ để di chuyển, triển khai quân đội và thiết bị đã bị phá hủy nghiêm trọng trong thập kỷ qua, đương nhiên người Mỹ thực sự chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc hay Nga.
Dẫn trong một báo cáo của Ủy ban Khoa học Quốc phòng của Bộ Quốc phòng, hệ thống quân sự chiến lược của Mỹ để di chuyển quân đội, vũ khí và tiếp tế trên đường dài đã bị xuống cấp đáng kể và cần trang bị nhanh chóng để sẵn sàng cho bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Trung Quốc hoặc Nga.
Tổng kết của môt đội đặc nhiệm về hậu cần thuộc Ủy ban nói trên gần đây đã đánh giá lực lượng không vận, hải vận và binh vận hiện tại của quân đội, theo đó phát hiện những vấn đề lớn với các lực lượng hỗ trợ trong cuộc xung đột cấp cao.
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã luôn tránh những cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt mà nó có khả năng gây ra sự thảm khốc cho cả hai bên. Mỹ đã từng tránh được cuộc chiến tranh với Triều Tiên thì đối với Trung Quốc, Mỹ có nhiều cách mà không nhất thiết phải gây ra chiến tranh hủy diệt.
Điều đó thật đáng lo ngại, nhưng không phải là mối đe dọa ngay lập tức đối với an ninh của Mỹ. Thực tế là người Mỹ chưa từng chiến đấu với một siêu cường thực sự có khả năng đánh trả họ, tấn công họ trên chính lục địa Mỹ và có thể đánh bại người Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua. Thực tế đó khiến một số khả năng của người Mỹ trong các lĩnh vực chiến tranh chuyên biệt đã bị suy yếu đôi chút.
Các chuyên gia cho rằng quân đội Mỹ đã bắt đầu khắc phục những khiếm khuyết này và trong thời gian qua, Nghị viện Mỹ đã phê duyệt các khoản ngân sách khổng lồ cho họ để làm việc đó.
Tuy nhiên, những lời đe dọa của TQ cũng chưa có cơ sở để trở thành hiện thực!
http://biendong.net/dam-luan/25863-lieu-tq-co-dam-danh-tau-san-bay-cua-my.html

Mỹ chật vật mới đánh chìm được tàu sân bay của mình,

TQ có đủ sức hay định tự sát?

Trung Quốc liệu có đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ khi mà đến cả hải quân Mỹ cũng phải chật vật hơn 1 tháng mới đánh chìm được một hàng không mẫu hạm cũ kỹ của mình vào năm 2005.
Trong một hội nghị tại Bắc Kinh hôm 20/12/2018, Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng La Viện kêu gọi Trung Quốc phải thực hiện kế hoạch mạnh mẽ hơn để “tống” Mỹ ra khỏi Biển Đông và Biển Nhật Bản, bằng cách đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ, gây thương vong cho khoảng 10.000 người.
Theo ông La, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống hạm mới của Bắc Kinh hiện tại đủ khả năng đánh chìm tàu sân bay Mỹ.
“Những gì Mỹ lo sợ nhất là thương vong”, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc nhấn mạnh. Ông La cho rằng việc đánh chìm một sân bay Mỹ sẽ khiến 5.000 người thiệt mạng và con số này cần phải tăng gấp đôi khi ‘tiêu diệt’ cùng lúc hai hàng không mẫu hạm của Mỹ.
“Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi thế nào”, phó viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc nói thêm.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự nhận định việc đánh chìm tàu sân bay Mỹ dường như là một nhiệm vụ rất khó thực hiện và nói thường vẫn dễ hơn làm. Lịch sử đã chứng minh điều đó.
Lần cuối cùng mà một tàu sân bay Mỹ bị kẻ địch đánh chìm là trong các cuộc chiến ở Thế chiến II. 12 tàu sân bay Mỹ chìm sau các đợt không kích dữ dội. Nạn nhân cuối cùng là USS Bismarck Sea bị Nhật Bản đánh chìm vào tháng 2/1945.
Trong những thập kỷ sau đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể gặp đủ loại tai nạn từ va đâm cho tới hỏa hoạn nhưng chưa bao giờ chìm. Nguyên nhân đơn giản là bởi rất khó khuất phục một con tàu nổi dài hàng trăm m, rộng hàng nghìn m2 được làm từ thép.
Năm 2005, hải quân Mỹ quyết định đánh chìm tàu sân bay USS America để đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào tàu sân bay, phục vụ cho mục đích phát triển các hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao trong chiến đấu.
Để đánh chìm con tàu, hải quân Mỹ đã tháo dỡ tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu trước khi kéo nó tới khu vực ngoài khơi bờ biển Virginia.
Trong nhiều ngày liên tiếp, Mỹ đã dùng tới mọi loại vũ khí từ tên lửa hành trình, ngư lôi cho tới bom để tấn công nhưng con tàu vẫn trụ vững sau 4 tuần. Cuối cùng, hải quân Mỹ đã phải cho nổ tung các khối chất nổ đặt ở các vị trí hiểm yếu để khuất phục hàng không mẫu hạm bị loại biên năm 1996.
Tháng 3/2015, trong một cuộc tập trận ở eo biển Hormuz, Iran đã dựng một tàu sân bay giả mô phỏng hàng không mẫu hạm của Mỹ và tấn công nó bằng tên lửa chống hạm hạm, ngư lôi và cuộc đột kích của lực lượng biệt kích.
Mặc dù khá nhỏ và có phần mỏng manh so với một tàu sân bay Mỹ thực sự, nhưng con tàu giả này vẫn trụ vững sau liên tiếp những đòn tấn công ác liệt.
Theo cây viết David Axe của chuyên san National Interest, nếu muốn đánh chìm một tàu sân bay Mỹ trước hết phải đánh bại được nó.
Đó không phải là điều đơn giản khi mà hàng không mẫu hạm Mỹ thường chứa hàng chục chiến đấu cơ trên boong và được một hạm đội tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu ngầm hùng hậu hộ tống với bán kính di chuyển xung quanh tàu sân bay lên tới hàng trăm km.
Tuy nhiên, theo ông Axe việc đánh chìm tàu sân bay Mỹ không phải là hoàn toàn bất khả thi trong bối cảnh Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang tìm cách phát triển tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình với tầm bắn xa và cực kỳ uy lực.
“Họ có thể triển khai nhiều hệ thống để gây nhầm lẫn và áp đảo các tuyến phòng thủ của Mỹ”, nhà sử học hải quân Mỹ Robert Farley phân tích, ông cũng chỉ ra rằng bất cứ nỗ lực triệt hạ tàu sân bay nào của Mỹ cũng sẽ ngốn một núi tiền của đối thủ chưa kể tới việc những kẻ tấn công sẽ vấp phải cuộc phản công dữ dội từ những tàu hộ tống.
“Bỏ qua vấn đề chi phí, việc mở một chiến dịch tấn công chống lại nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ chẳng khác nào một nhiệm vụ tự sát”, ông Farley cho hay.
Thêm vào đó, nếu nhìn vào cách Mỹ phản ứng sau vụ 11/9, chắc chắn rằng Washington sẽ ăn thua đủ với kẻ thù bằng cách triển khai tất cả các tiềm lực quân sự còn lại bao gồm 8 hoặc 9 tàu sân bay để đáp trả.
“Vì vậy có 2 câu hỏi đặt ra dành cho bất cứ ai nghĩ tới chuyện hạ gục những con tàu bằng thép khổng lồ này này là liệu anh có làm nổi và có đáng để anh làm như vậy hay không?”, cây viết Axe kết luận.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/25851-my-chat-vat-moi-danh-chim-duoc-tau-san-bay-cua-minh-tq-co-du-suc-hay-dinh-tu-sat.html

Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc

sẽ đến Mỹ cuối tháng 01/2019

Thùy Dương
Lãnh đạo đoàn đàm phán Trung Quốc về các tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ sẽ tới Washington vào cuối tháng Giêng 2019, theo lời mời của bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin và đại diện Thương Mại Mỹ, Robert Lighthizer. Bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay 17/01/2019 thông báo như trên.
Chuyến thăm trong hai ngày 30-31/01/2019 của phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc diễn ra trong bối cảnh chỉ còn hơn một tháng nữa là hết hạn cuộc đình chiến thương mại tạm thời 90 ngày giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc, Cao Phong (Gao Feng), cho báo chí biết là ông Lưu Hạc và các lãnh đạo Mỹ sẽ thương thuyết về các vấn đề kinh tế và thương mại để đạt được những bước tiến và áp dụng những điều mà hai nguyên thủ Donald Trump và Tập Cận Bình đã nhất trí.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo là nếu hết thời hạn 90 ngày này (đầu tháng 03/2019) mà hai bên không đạt được thỏa thuận nào, thì ông sẽ cho áp mức thuế quan mới rất cao lên hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Theo nhận định của AFP, chuyến đi của ông Lưu Hạc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang nồng ấm trở lại, nhưng cũng nhấn mạnh là chuyến thăm này có thể gặp khó khăn. Nhật báo Wall Street Journal hôm qua 16/01/2019 tiết lộ Tư Pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra hình sự nhắm vào tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc về việc công ty này đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190117-pho-thu-tuong-trung-quoc-luu-hac-se-toi-washington-vao-cuoi-thang-012019

Quan chức Bắc Hàn tới Mỹ,

đồn đoán Kim gặp Trump ở Việt Nam

Một trong những nhà đàm phán cấp cao của Bắc Hàn đang trên đường tới Washington để gặp gỡ giới chức Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai có thể diễn ra giữa ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
TQ ‘ủng hộ’ Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai
Hà Nội: địa điểm cho hội nghị Trump-Kim lần 2?
Năm địa điểm hội nghị thượng đỉnh Trump – Kim có thể diễn ra
Mỹ ban hành đạo luật mới để tăng cạnh tranh với Trung Quốc
Các báo cáo từ phía Hàn Quốc cho hay ông Kim Yong-chol bay từ Bắc Kinh và mang theo lá thư mà ông Kim Jong-un muốn gửi tới ông Trump.
Ông dự kiến sẽ gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vào thứ Sáu (18/1), hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết.
Ngày càng có nhiều thông tin cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông Trump và ông Kim có thể được tổ chức tại Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn dự kiến sẽ tới thăm Việt Nam trong một “chuyến thăm chính thức cấp nhà nước” vào tháng 2, Reuters trích dẫn một nguồn tin giấu tên.
Một số nỗ lực trong việc phi hạt nhân hóa đã được Bắc Hàn thực hiện kể từ cuộc gặp lịch sử tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái giữa ông Kim và ông Trump.
Gần đây cũng xuất hiện thêm một loạt các hoạt động ngoại giao từ phía Bắc Hàn.
Ông Kim đã đến thăm Trung Quốc vào hồi đầu tháng để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, giống như ông đã từng làm trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại Singapore.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác của Triều Tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui, đang trên đường tới Thụy Điển, nơi bà có thể gặp gỡ một số đại diện đặc biệt từ phía Washington.
Kim Yong-chol là ai?
Tướng Kim Yong-chol, nhân vật được cho là cánh tay phải của Kim Jong-un, gần đây nổi lên như là một nhà đàm phán chính của Bắc Hàn trong các cuộc gặp gỡ với phía Mỹ.
Ông là một nhân vật gây khá nhiều tranh cãi.
Ông từng bị buộc tội chủ mưu tấn công các tàu chiến của Hàn Quốc trong quãng thời gian làm giám đốc tình báo quân sự hồi năm 2010.
Lần cuối ông đến thăm Washington là vào hồi tháng 6, khi ông gửi thư cho ông Trump trước cuộc hội đàm lịch sử giữa hai nước.
Thu lại những gì?
Dường như là vẫn chưa rõ ràng.
Lần cuối cùng mà ông Kim tới Mỹ, lá thư của ông gửi cho ông Trump dường như đã giúp cuộc hội nghị thượng đỉnh tại Singapore quay trở lại đúng hướng.
Các cuộc đàm phán giữa hai nước đã bị đình trệ kể từ đó, nhưng cuộc gặp gỡ lần này có thể thực sự cần thiết.
Hồi đầu tháng ông Trump cho biết Mỹ và Triều Tiên đang đàm phán về địa điểm cho một cuộc hội nghị thượng đỉnh khác nhưng các quan chức Mỹ không cung cấp thêm bất cứ thông tin chi tiết nào.
Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới vài tuần trước, ông Kim nói rằng ông cam kết phi hạt nhân hóa, nhưng cũng cảnh báo ông sẽ thay đổi hướng đi nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ vẫn còn.
Cả hai bên đã ký cam kết tại Singapore để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mặc dù cũng chưa rõ cam kết này bao gồm những gì.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46906667

Cam Bốt: Koh Kong, căn cứ

cho cả hải quân và không quân Trung Quốc ?

Trọng Nghĩa
Ngày 16/01/2019, kết thúc chuyến thăm Cam Bốt, phó trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á đã cảnh báo về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên đất nước Chùa Tháp.
Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh mới đây, Phnom Penh đã bác bỏ tin đồn về khả năng giao cảng Koh Kong cho Trung Quốc để lập căn cứ hải quân. Trong một bài phân tích ngày 12/01, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales) cho biết là Trung Quốc đang xây một sân bay lớn ở vùng Koh Kong, hoàn toàn có thể được sử dụng vào mục tiêu quân sự.
Đó là sân bay quốc tế Dara Sakor do một tập đoàn Trung Quốc xây dựng ở tỉnh Koh Kong, một trong những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn do Trung Quốc tài trợ ở Cam Bốt. Điều đáng nói, theo giáo sư Thayer, là tập đoàn Trung Quốc Union Development Group (UDG) đã được Cam Bốt cho thuê khu vực này trong thời hạn 99 năm để xây dựng một khu nghỉ dưỡng du lịch ở Koh Kong, và sân bay là một phần của dự án này.
Công việc xây dựng đang được tiến hành nhanh chóng, bắt đầu khởi công vào tháng 6 năm ngoái và một phần phi đạo đầu tiên sẽ đi hoạt động vào cuối năm 2020. Đối với giáo sư Thayer, phi đạo của sân bay mới này dài 3,4 km, do đó có thể được dùng cho các loại phi cơ lớn như Boeing 777 và Airbus A340, và cũng như ba đường băng dài 3km mà Trung Quốc đã xây trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi), đều có thể tiếp nhận tất cả các loại phi cơ quân sự trong biên chế hiện nay của quân đội Trung Quốc.
Sân bay quốc tế Dara Sakor cũng có một lợi thế là nằm gần cảng nước sâu tại Koh Kong, mà mới đây các quan chức Cam Bốt đã bác bỏ tin đồn cho rằng nơi đây sẽ được biến thành căn cứ hải quân của Trung Quốc. Trong tình hình quan hệ quân sự Trung Quốc – Cam Bốt được tăng cường đáng kể trong thời gian gần đây, giáo sư Thayer cho rằng cả cảng nước sâu tại Koh Kong và sân bay Dara Sakor có thể được dễ dàng biến đổi để dùng vào mục tiêu quân sự.
Việc Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân hay không quân đến Koh Kong hoàn toàn có thể nhằm mục tiêu dân sự, như hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên lớn ở Vịnh Thái Lan. Chẳng hạn vụ máy bay Malaysia MH370 biến mất khi bay qua Vịnh Thái Lan trước đây, Cam Bốt lúc đó chỉ có thể cung cấp một số lượng máy bay trực thăng hạn chế cho công cuộc tìm kiếm ban đầu. Nếu một thảm họa hàng không khác xảy ra với hành khách Trung Quốc, Bắc Kinh có thể nhanh chóng lấy Koh Kong làm bản doanh cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.
Về mặt quân sự cũng vậy. Trong trường hợp căng thẳng gia tăng hoặc khủng hoảng ở Biển Đông và vùng biển lân cận, Trung Quốc có thể dễ dàng triển khai tàu chiến và máy bay quân sự tới Cam Bốt. Việc này sẽ không khó, vì do quan hệ quốc phòng rất mật thiết với Trung Quốc, Phnom Penh sẽ tuân thủ ngay lập tức yêu cầu của Bắc Kinh.
Cuối cùng, các cơ quan tình báo Úc và đồng minh đã đánh giá rằng mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thiết lập các cảng quân sự trên khắp khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Các cảng này có thể đóng vai trò điểm dừng cho chiến hạm hay là căn cứ thường trực cho hải quân Trung Quốc.
Về trường hợp Koh Kong, theo giáo sư Thayer, cần phải chờ đến khi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc ở Cam Bốt được hoàn tất, thì sẽ rõ hơn về ý định của Bắc Kinh là dùng các cơ sở lưỡng dụng này vào mục tiêu nào.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190117-cam-bot-koh-kong-can-cu-cho-ca-hai-quan-va-khong-quan-trung-quoc

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.