Tin khắp nơi – 08/01/2019
Tuesday, January 8, 2019
2:24:00 PM
//
Slider
,
Tin thế giới
Tổng thống Trump muốn an toàn
rút quân Mỹ khỏi Syria
Tổng thống Trump muốn đảm bảo an toàn cho binh sĩ Mỹ khi rút khỏi Syria và không thay đổi lập trường rút quân, Tòa Bạch Ốc ngày 7/1 nói, một ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia của ông phát họa những điều kiện rút quân có thể mất nhiều tháng.“Tổng thống không thay đổi lập trường, khi ông đề cập đến mục tiêu chính yếu của ông là bảo đảm sự an toàn của binh sĩ chúng ta cũng như sự an toàn của các đồng minh chúng ta,” nữ phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Mercedes Schlapp nói với kênh Fox News. Bà nói tiếp “Và do đó, Bộ Quốc phòng sẽ đưa ra kế hoạch hành quân để an toàn rút các binh sĩ của chúng ta.”
Vào ngày Chủ Nhật, cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Bolton thêm một điều kiện mới đối với việc rút quân Mỹ khỏi Syria là Thổ Nhĩ Kỳ phải đồng ý bảo vệ đồng minh người Kurd của Mỹ.
Ngày Chủ Nhật 6/1 ông Trump nhắc lại là Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Syria nhưng việc này có thể không xảy ra sớm. Quyết định bất thình lình của ông Trump loan báo rút quân để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời, chính yếu là liệu các chiến binh người Kurd hoạt động tại miền bắc Syria cùng với lực lượng Mỹ có bị kẻ thù lâu đời là Thổ Nhĩ Kỳ tấn công hay không.
Trong một chuyến viếng thăm một căn cứ không quân Mỹ tại Iraq tháng 12 vừa qua, ông Trump nói các cấp chỉ huy quân đội Mỹ đã liên tiếp yêu cầu triển hạn 2.000 binh sĩ Mỹ tại Syria -yêu cầu mà cuối cùng ông bác bỏ vì ông nói Nhà nước Hồi Giáo phần lớn dã bị đánh bại.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-mu%E1%BB%91n-an-to%C3%A0n-r%C3%BAt-qu%C3%A2n-m%E1%BB%B9-kh%E1%BB%8Fi-syria-/4733155.html
Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể tiến tới
thỏa thuận thương mại ngay lập tức
Washington, DC – Theo Reuters đưa tin, hôm thứ Hai (7 tháng 1), Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết nhiều khả năng Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ đạt được thỏa thuận song phương, nhưng cả hai nước khó tiến tới thỏa thuận liên quan đến cơ cấu thương mại.Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Ross cho biết cuộc đàm phán ở Bắc Kinh sẽ quyết định khả năng mâu thuẫn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, có được giải quyết thông qua con đường đàm phán hay không.
Hôm thứ Hai, phái đoàn Hoa Kỳ đã gặp những người đồng cấp Trung Cộng. Theo Reuters, đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nước, kể từ khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, đồng ý hoãn chiến tranh thương mại trong vòng 90 ngày. Hiện vẫn chưa rõ Bắc Kinh có sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Hoa Kỳ, như rút ngắn thâm hụt thương mại, mở cửa thị trường và bảo vệ tài sản trí tuệ.
Hôm Chủ Nhật, Tổng thống Donald Trump cho biết cuộc đàm phán với Trung Cộng đang diễn biến rất tốt, tổng thống cho rằng điểm yếu của nền kinh tế Trung Cộng buộc Bắc Kinh phải thỏa hiệp với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, dù hai nước có đạt được thỏa thuận thương mại, các nhà phân tích nhận định nền kinh tế Trung Cộng sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tiếp theo. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-va-trung-cong-co-the-tien-toi-thoa-thuan-thuong-mai-ngay-lap-tuc/
Trump, Trudeau thúc TQ thả hai người Canada
Hai nhà lãnh đạo Canada và Hoa Kỳ đồng lòng tiếp tục thúc ép Bắc Kinh trả tự do cho hai công dân Canada đang bị giam giữ sau vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu, Ottawa cho biết.Theo Reuters, Canada muốn Trung Quốc trả tự do ngay lập tức cho Michael Kovrig và Michael Spavor, những người lọt vào tầm ngắm của nước này sau khi chính quyền Canada bắt giữ bà Mạnh, giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei Technologies vào ngày 1/12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ.
‘Công dân Mỹ cần cẩn trọng hơn khi đến Trung Quốc’
Trump có thể can thiệp vụ kiện Mạnh Vãn Chu
Lục Khảng: ‘Michael Kovrig có thể phạm luật TQ’
Trung Quốc tạm giữ người Canada thứ hai
Trung Quốc phản đối hành động này và sự việc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng toàn cầu trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh vướng vào cuộc chiến thương mại.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/1 và cảm ơn ông vì “lời tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ từ Hoa Kỳ” đối với Canada để đáp lại việc hai công dân nước này bị bắt tại Trung Quốc, thông cáo của văn phòng Trudeau cho hay.
“Hai nhà lãnh đạo đồng lòng đặt mục tiêu là hai công dân Canada phải được phóng thích.”
Trong một thông cáo riêng, Nhà Trắng nói rằng ông Trump và ông Trudeau, đã trao đổi về việc giam giữ bất hợp pháp hai công dân Canada tại Trung Quốc nhưng không đưa thêm chi tiết.
Hôm 4/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi người Mỹ “tăng cường thận trọng” khi đi du lịch đến Trung Quốc sau một loạt các vụ giam giữ các nhân vật cao cấp.
Lời cảnh báo mới đây nhất cho rằng nhiều công dân Hoa Kỳ đang bị ngăn cản xuất cảnh khỏi Trung Quốc.
Cảnh báo này được đưa ra khi hai công dân Canada vẫn đang bị giam giữ tại nước này.
Nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị bắt vào tháng trước khi quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đi xuống sau vụ Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.
Bà Mạnh đang phải đối mặt với việc bị dẫn độ sang Mỹ để ra tòa vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Kovrig và Spavor sẽ phải đối mặt với các cáo buộc gây hại đến an ninh quốc gia. Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho rằng họ “chắc chắn” đã vi phạm luật.
Ba công dân Hoa Kỳ khác cũng bị tình nghi là “tội phạm kinh tế” và bị cấm rời khỏi Trung Quốc vào tháng 11.
Victor và Cynthia Liu, là con của một doanh nhân đang bị truy nã, và mẹ của họ, Sandra Han, đã bị giam giữ kể từ tháng Sáu.
Công dân Mỹ cần làm gì khi đi Trung Quốc?
Đây là lời cảnh báo cho công dân Hoa Kỳ về cái gọi là lệnh cấm xuất cảnh đối với các công dân nước ngoài đến Trung Quốc.
“Công dân Hoa Kỳ có thể bị giam giữ mà không có quyền tiếp cận… các dịch vụ lãnh sự hoặc thông tin về các cáo buộc chống lại họ,” lời cảnh báo viết.
Các cá nhân không liên quan đến thủ tục tố tụng hoặc nghi ngờ có hành vi sai trái cũng bị cấm xuất cảnh kéo dài để buộc các thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp của họ phải hợp tác với tòa án Trung Quốc,” Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một cảnh báo riêng được đưa ra vào tháng 1 năm ngoái.
Lời khuyên mới nhất cũng cảnh báo về “những hạn chế đặc biệt” đối với những người có hai quốc tịch Mỹ-Trung. Quyền công dân kép không được công nhận theo luật Trung Quốc, và Bộ Ngoại giao đã cảnh báo rằng công dân Mỹ-Trung có thể bị giam giữ và bị từ chối các hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng khuyên công dân nên sử dụng hộ chiếu Hoa Kỳ và thị thực Trung Quốc hợp lệ, đồng thời yêu cầu các quan chức thông báo cho đại sứ quán Hoa Kỳ ngay lập tức nếu bị giam giữ hoặc bị bắt giữ.
Các vụ bắt giữ gần đây
Giáo viên người Canada Sarah McIver đã được thả vào tuần trước sau khi bị bắt giữ vì “làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc”.
Cả Trung Quốc và Canada đều cho biết trường hợp này khác với trường hợp của ông Kovrig và ông Spavor, những người bị buộc tội làm nguy hại đến an ninh quốc gia.
Trung Quốc khẳng định việc giam giữ cả hai người đàn ông không liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng đó là một hành động ăn miếng trả miếng.
Hôm thứ Năm, công tố viên Trung Quốc cho biết hai người đàn ông này đã “vi phạm luật pháp và quy định của đất nước chúng tôi” và đang bị điều tra. Bắc Kinh cũng duy trì quyết định cấm ba công dân Mỹ rời khỏi đất nước này vào tháng 11.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng họ “tất cả đều có … giấy tờ nhận dạng hợp lệ là công dân Trung Quốc” và “bị nghi ngờ đã phạm tội kinh tế”.
Cha của Victor và Cynthia Liu, ông Liu Changming, bị truy nã trong vụ lừa đảo trị giá 1,4 tỷ đô la tại Trung Quốc và việc giam giữ người thân của ông Liu là một nỗ lực nhằm ép ông ta đối mặt với cáo buộc lừa đảo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46791136
Công ty Tesla cho biết sẽ khởi công
nhà máy Gigafactory tại Thượng Hải
Thượng Hải và Bắc Kinh – Theo tin từ Reuters, giám đốc điều hành công ty Telsa Elon Musk thông báo trên Twitter cá nhân rằng, công ty Tesla sẽ khởi công nhà máy Gigafactory Thượng Hải vào thứ Hai (7 tháng 1). Đây sẽ là nơi công ty bắt đầu sản xuất xe điện Model 3 (EV) vào cuối năm.Dù việc xây dựng nhà máy Gigafactory Thượng Hải được thảo luận từ lâu, nhưng nhà máy trị giá 2 tỷ Mỹ kim này đánh dấu việc đánh cược lớn nhất của nhà sản xuất xe điện Hoa Kỳ, khi mong muốn tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Ông Alan Kang, nhà phân tích cho văn phòng cố vấn LMC Automotive có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết công ty Telsa đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ nội địa, và doanh số của công ty tại Trung Cộng đã giảm trong vài tháng qua, do Trung Cộng tăng thuế nhập cảng.
Trong tháng 7, Trung Cộng tăng thuế nhập khẩu đối với xe hơi do Hoa Kỳ sản xuất lên 40%. Tuy nhiên, từ đầu năm nay, Trung Cộng đã giảm mức thuế xuống 15%, như một phần của “lệnh ngừng chiến” trong cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ. Mức thuế này sẽ kéo dài tới cuối tháng 3, trong lúc chờ đàm phán thương mại.
Một nhà máy địa phương sẽ giúp công ty Tesla hạ giá trên thị trường, để cạnh tranh với các đối thủ mới ở địa phương, bao gồm công ty Nio, Byton và XPeng Motors.
Theo hãng tin Reuters, công ty Tesla đẩy mạnh kế hoạch xây dựng nhà máy sau khi tìm được vị trí chắc chắn vào tháng 10/2018. Công ty bắt đầu thuê nhân viên, mua sắm vật liệu xây cất và thành lập một công ty cho thuê tài chính trong thành phố.
Nhà máy Gigafactory Thượng Hải sẽ là nhà máy sản xuất xe hơi hoàn toàn thuộc sở hữu nước ngoài đầu tiên ở Trung Cộng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-tesla-cho-biet-se-khoi-cong-nha-may-gigafactory-tai-thuong-hai/
Tổng thống Trump xác nhận một thủ lĩnh al-Qaeda
thiệt mạng trong cuộc công kích của Hoa Kỳ ở Yemen
Washington, DC – Theo tin từ đài ABC News, Tổng thống Donald Trump đã xác nhận việc ông Jamal al-Badawi thiệt mạng trong cuộc công kích của quân đội Hoa Kỳ tại Yemen. Jamal al-Badawi là một thủ lĩnh al-Qaeda có liên quan đến vụ tấn công tàu khu trục USS Cole năm 2000.Hôm Chủ Nhật (6 tháng 1), tổng thống đăng dòng tweet thông báo rằng, Hoa Kỳ đã thi hành công lý cho những anh hùng đã hy sinh và bị thương trong cuộc tấn công tàu USS Cole. Quân đội Hoa Kỳ sau đó đã xác thực nội dung dòng tweet của Tổng thống Trump.
Theo phát ngôn viên Bill Urban của bộ chỉ huy Central Command, Jamal al-Badawi đã thiệt mạng trong cuộc công kích ở thành phố Marib vào ngày 1 tháng 1. Vào thứ Sáu, ông Urban cho biết Central Command đang đánh giá kết quả cuộc công kích, sau khi có thông báo rằng al-Badawi đã thiệt mạng. Ông Urban miêu tả al-Badawi là một thủ lĩnh al-Qaeda ở Yemen có liên quan đến vụ đánh bom tàu USS Cole. Al-Badawi đã bị Hoa Kỳ truy nã sau cuộc tấn công nhằm vào tàu khu trục hải quân, khiến 17 thủy thủ Hoa Kỳ thiệt mạng và 39 người bị thương.
Năm 2003, một bồi thẩm đoàn liên bang đã buộc tội al-Badawi 50 tội danh khủng bố, trong đó bao gồm tội sát hại công dân và quân nhân Hoa Kỳ. Chương trình Rewards for Justice đã trao thưởng 5 triệu Mỹ kim, dành cho người cung cấp thông tin giúp chính phủ bắt giữ al-Badawi. Chính quyền Yemen từng hai lần bắt giữ Al-Badawi, nhưng sau đó người này đã vượt ngục thành công cả hai lần. Năm 2007, Al-Badawi đã tự thú, nhưng sau đó lại được thả vì đã hợp tác hỗ trợ bắt giữ các thủ lĩnh al-Qaeda khác.
Ngoài ông Al-Badawi, nhân vật tên Abd al-Rahim al-Nashiri cũng đang bị giam giữ tại Guantanamo. Ông này được cho là người đã đưa ra kế hoạch tấn công tàu USS Cole. Hiện nay, ông al-Nashiri vẫn đang trong quá trình xét xử sơ thẩm kéo dài 16 năm kể từ khi bị bắt giữ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-xac-nhan-mot-thu-linh-al-qaeda-thiet-mang-trong-cuoc-cong-kich-cua-hoa-ky-o-yemen/
Cố Vấn Bolton: Thổ Nhĩ Kỳ
Chớ Đánh Dân Quân Kurd…
ANKARA - Trong chuyến đi Trung Đông, cố vấn an ninh quốc gia của TT Trump xác nhận : 1 quân số Hoa Kỳ lưu lại Syria để đối đầu Iran – trong tháng qua, TT Trump bất ngờ tuyên bố giải kết tại Syria, đưa khoảng 2000 chiến sĩ về nước.Quyết định này bị chỉ trích từ mọi hướng. Hôm chủ nhật, cố vấn Bolton công bố thêm điều kiện mới về rút quân, gồm yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ đồng minh của Hoa Kỳ đánh ISIS trong vùng là dân quân Kurd được biết với danh xưng “các lực lượng dân chủ Syria – SDF” gồm chủ lực là YPG mà Ankara coi là khủng bố.
Ông Bolton tỏ ý tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có hành động quân sự không phối hợp và không đồng thuận với Hoa Kỳ – ông tiết lộ với AFP “Không rút hết 2000 chiến sĩ từ Syria”.
Cho tới gần đây, YPG tỏ dấu hiệu tìm kiếm thương lượng với Damascus nếu chính quyền Trump rút hết quân.
Phát ngôn viên của TT Erdogan tuyên bố “Các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria gồm cả ISIS, PKK và YPG”. Tại Washington ngày chủ nhật, TT Trump nhắc lại chủ trương rút quân, nhưng không là gần đây.
Cố vấn Bolton hội đàm với Thủ Tướng Netnayahu hôm chủ nhật và đến Ankara trong ngày Thứ Hai để tham khảo đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ.
https://vietbao.com/a289480/co-van-bolton-tho-nhi-ky-cho-danh-dan-quan-kurd-
Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt mới đối với Venezuela
08/01/2019Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt mới đối với đối với chính quyền Venezuela vì cáo buộc tham nhũng, nhắm vào 7 cá nhân và 20 thực thể, trong đó có cả công ty tuyền hình tư nhân Globovision Tele, Reuters dẫn thông báo trên trang mạng của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết hôm 8/1.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các công dân Hoa Kỳ phải ngưng các giao dịch với đài truyền hình Globovision Tele của Venezuela có văn phòng tại Coral Gables, bang Florida, và thủ đô Caracas trước thời hạn chót là 8/1/2020.
Cũng hôm 8/1, Venezuela đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, nói rằng lệnh cấm đi lại đối với các cá nhân trong danh sách đen và hạn chế thương mại đã phá vỡ các quy tắc của WTO, Reuters trích hồ sơ lưu tại WTO cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-ban-hanh-lenh-trung-phat-moi-doi-voi-venezuela/4733789.html
Thượng nghị sĩ Linsey Graham cho biết
cuộc đàm phán giữa Tòa Bạch Ốc và đảng Dân Chủ
không nhằm mục đích mở cửa lại chính phủ
Washington, DC – Theo tin từ đài CBS, trả lời trên chương trình Face the Nation hôm Chủ Nhật (6 tháng 1), thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham cho hay, mục đích của cuộc đàm phán về bức tường biên giới không hướng đến việc mở của lại chính phủ, thay vào đó là sửa chữa hệ thống di dân đầy lỗ hổng.Ông Graham cho biết đảng Cộng Hòa sẽ không đưa ra bất cứ đề nghị nào, nếu những viên chức phụ trách đàm phán vẫn cáo buộc đảng Cộng Hòa là những người phân biệt chủng tộc, và xem các nhân viên tuần ra biên giới là những người bắn hơi cay vào trẻ em di dân. Ông Graham nói thêm rằng, Tổng thống Trump không tiếp nhận những lời trình bày của chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Theo đài CBS News đưa tin, bà Pelosi gọi bức tường biên giới là phi đạo đức, và cam kết không bao giờ thông qua ngân sách xây dựng bức tường.
Trên chương trình Face the Nation, ông Graham đề cập đến một giải pháp thỏa hiệp khả thi giữa hai bên, đó là giải quyết tư cách pháp lý của những người di dân được bố mẹ đưa đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn vị thành niên, được biết đến với tên gọi thế hệ Dreamers. Tuy nhiên, ông Graham tin rằng giải pháp này sẽ không thực hiện được, vì hai bên đang tiếp cận vấn đề bằng hai quan điểm khác nhau. Theo đó, ông Graham cho hay đảng Cộng Hòa muốn thương lượng với những người muốn xóa bỏ ICE, chứ không phải những người ủng hộ cơ quan này. Ông Graham cũng lên tiếng ủng hộ tổng thống vì đã kiên quyết yêu cầu ngân sách xây dựng bức tường, để củng cố an ninh biên giới.
Đề cập đến quyết định rút quân khỏi Syria, ông Graham tin rằng Tổng thống Trump đã đánh giá lại lập trường về chính sách này, và ông rất hoan nghênh điều đó. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/thuong-nghi-si-linsey-graham-cho-biet-cuoc-dam-phan-giua-toa-bach-oc-va-dang-dan-chu-khong-nham-muc-dich-mo-cua-lai-chinh-phu/
Viện ‘khủng hoảng biên giới’, TT Trump cân nhắc
tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang cố miêu tả vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ tiếp giáp với Mexico là một “cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia” và cũng là một cuộc“khủng hoảng nhân đạo” sắp xảy ra để vận động sự ủng hộ cho việc tài trợ bức tường biên giới. Cuộc đối đầu giữa TT Trump với các nhà lập pháp Đảng Dân Chủ đã dẫn tới tình trạng đóng cửa một phần chính phủ mà giờ đã bước sang ngày thứ 18.Ông Trump đã sẵn sàng nêu ra những lập luận của ông trong bài diễn văn truyền hình gửi tới quốc dân vào ngày thứ Ba 8/1, trước khi đi ông đi thăm vùng biên giới vào ngày thứ năm 10/1.
Trong một cuộc trao đổi với báo chí trước bài phát biểu của ông Trump, Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Hai nhấn mạnh rằng một cuộc khủng hoảng “có thực” đang diễn ra ở vùng biên giới, và ông đổ lỗi cho đảng Dân chủ là đã “từ khước đàm phán” để mở lại chính phủ.
Tiếp lời ông Pence, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen nói rằng tiền tài trợ ở mức hiện nay và luật pháp hiện hành “không thể giải quyết cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang chứng kiến ở biên giới.”
Đảng Dân chủ và giới bảo vệ người nhập cư nói rằng lối diễn giải của chính quyền Trump về vấn đề này không được trung thực, và họ cáo buộc chính quyền của TT Trump là đã ngụy tạo một cuộc khủng hoảng nhằm mục đích chính trị để xây bức tường biên giới, điều mà Trump đã cam kết trong chiến dịch tranh cử giành chức tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thủ lãnh nhóm thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer đã ra tuyên bố vào cuối ngày thứ Hai, kêu gọi các kênh truyền hình hãy cho đảng Dân chủ cơ hội để trả lời bài phát biểu của ông Trump. Họ nói quá trình của ông Trump là dấu hiệu báo trước rằng bài diễn văn của ông “sẽ đầy ác ý và chứa những thông tin sai lạc.”
Các lãnh đạo Đảng Dân chủ còn nói rằng Tổng thống Trump cần phải chấp nhận rằng kế hoạch xây bức tường biên giới của ông không đạt được mức độ ủng hộ cần thiết trong Quốc hội.
Bà Pelosi và ông Schumer nói:
“Các thành viên Đảng Dân chủ và ngày càng có nhiều đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội nhiều lần kêu gọi Tổng thống và Thủ lãnh khối đa số tại Thượng viện, ông McConnell, phải chấm dứt ngay tình trạng đóng cửa chính phủ của ông Trump, và mở lại chính phủ trong khi Quốc hội tranh luận về bức tường” vừa tốn kém vừa không có hiệu quả” của Tổng thống”.
Trong hai tuần qua, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đã đến Toà Bạch Ốc hai lần để thương thuyết một thỏa thuận với Tổng thống Trump, nhưng các nỗ lực đó đều thất bại. Họ nói các cuộc thương lượng hồi cuối tuần rồi về vấn đề an ninh biên giới cũng không đạt được tiến bộ nào.
Tình trạng khẩn cấp quốc gia
Toà Bạch Ốc đang xem xét tính hợp pháp của việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới để bắt đầu xây bức tường mà không cần sự chấp thuận của quốc hội.
Trong phần trình bày của ông, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết ông Trump tiếp tục cân nhắc ý tưởng đó, nhưng ông chưa đi đến quyết định.
Trong khi đó vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm để chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ đã làm ngưng trệ một phần tư các hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ từ ngày 22/12/2018, buộc khoảng 800.000 nhân viên liên bang phải nghỉ việc hoặc làm việc mà không được trả lương.
Được hỏi tới thời điểm nào thì mức độ khó khăn của người lao động sẽ vượt qua mong muốn của Tổng thống Trump về một hàng rào biên giới? Ông Pence nói chính quyền hiểu được gánh nặng mà các nhân viên chính phủ đang phải đối mặt, song ông hy vọng là “chúng ta sẽ không phải tìm ra câu trả lời.”
Đáp lại yêu cầu của phe Dân chủ, Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB) đã gửi một bản ước tính đã được sửa đổi cho các đề xuất tài trợ xây tường biên giới lên Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ.
Bên cạnh 5,6 tỷ đô la tiền xây bức tường, chính quyền của Tổng thống Trump đã yêu cầu thêm 800 triệu đô la để đáp ứng “các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp”, chăm sóc người di cư ở biên giới.
Kế hoạch của Đảng Dân chủ
Kế hoạch của Đảng Dân chủ là bắt đầu thông qua luật nhằm tài trợ cho từng cơ quan bị đóng cửa một cách riêng rẽ, đặc biệt là Bộ Tài chính và Sở Thuế.
Bà Pelosi nói đây là “một hành động cần thiết để đảm bảo các gia đình lao động nhận được tiền hoàn thuế theo đúng tiến độ.”
Tổng thống Trump nói rằng ông phản đối cách tiếp cận từng phần mà không giải quyết yêu cầu của ông phải xây bức tường biên giới.
Bê tông hay thép?
Đảng Dân chủ đối lập bác bỏ yêu cầu tài trợ để xây bức tường của ông Trump, nhưng đề nghị cấp 1,3 tỷ đô la tiền chi tiêu mới cho an ninh biên giới.
Cách chọn lựa từ ngữ có thể giúp hai bên giải tỏa bế tắc khi thương lượng, đảng Dân chủ có vẻ dễ chấp nhận từ “hàng rào” thay vì “bức tường” và Tổng thống Trump nói ông đồng ý dựng một “hàng rào thép” thay vì xây một bức tường bằng bê tông. Hôm 21/12, ông Trump đưa lên Twitter một bức ảnh về một “hàng rào thép” mà ông miêu tả là “hoàn toàn hiệu quả mà cùng lúc lại đẹp!”
Ông Steven Billet, chuyên gia về các vấn đề lập pháp tại Đại học George Washington, nói: “Một thỏa hiệp nếu có sẽ xoay quanh việc thay đổi một số từ ngữ “. Ông nói một khi bắt đầu nói về an ninh biên giới như một giải pháp thay thế, chúng ta có thể tìm ra một cách để cung cấp một số tiền tài trợ khả dĩ có thể thỏa mãn cả Tổng thống Trump lẫn các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện.”
https://www.voatiengviet.com/a/vien-khung-hoang-bien-gioi-tbo-can-nhac-tuyen-bo-khan-cap-quoc-gia/4733727.html
Mỹ cảnh báo các công ty
về tin tặc Trung Quốc và các nước khác
Ngày thứ Hai 7/1 chính quyền Trump phát động một chiến dịch thúc đẩy các công ty Mỹ bảo vệ tốt hơn các bí mật thương mại của công ty khỏi các tin tặc nước ngoài tấn công, tiếp sau một loạt cáo buộc các cá nhân và công ty làm gián điệp kinh tế cho Trung Quốc.Các công ty bị tấn công gần đây nhất bao gồm Hewlett Packard Enterprise Co (HPE.N) và International Business Machines Corp.
Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia, phối hợp các nỗ lực phản gián bên trong chính phủ Mỹ, phát động một chiến dịch với xa hơn để giải quyết những quan ngại vẫn còn tồn tại là nhiều công ty không làm đủ để chống lại việc đánh cắp trên mạng.
Trung tâm lo ngại về những cuộc tấn công trên mạng vào các cơ quan chính phủ Mỹ và khu vực tư xuất phát từ Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran.
Các nhà điều hành hàng đầu và các giám đốc công ty phải “biết ý đổ của các đối thủ của chúng ta và những gì họ đang nỗ lực để nắm tay trên về kinh tế ,” ông William Evanina, một cựu nhân viên FBI giám sát trung tâm nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi không nói đừng đầu tư tại Trung Quốc hay với Trung Quốc, nhưng chúng tôi biết nguy cơ.”
Chiến dịch nhắm vào các hiệp hội thương mại trên toàn nước Mỹ và các thành viên. Video, sách mỏng và các tài liệu thông tin trên mạng mô tả đe dọa của gián điệp mạng và những phương cách khác được các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng.
Một tập sách mỏng nêu chi tiết về các phương cách các tin tặc sử dụng để xâm nhập mạng lưới máy vi tính và cách thức tạo ra những tài khoản truyền thông xã hội giả để lừa gạt các cá nhân tiết lộ chi tiết về việc làm hay đời tư. Sách mỏng cũng phác họa các phương thức bảo vệ thông tin, như nghiên cứu các áp dụng trước khi đưa vào máy vi tính và nâng cấp các nhu liệu chống virút.
Phần đầu của nỗ lực với xa của chính quyền được gọi là “Biết nguy cơ, Nâng cao Lá chắn,” chú trọng chính yếu đến công chức. Giai đoạn mới tiếp theo một loạt các trường hợp được chính phủ Mỹ loan báo chống lại các cá nhân và công ty bị cáo buộc đánh cắp bí mật của chính phủ và thông tin sở hữu độc quyền từ các công ty Mỹ có lợi cho Trung Quốc.
Chín trường hợp được loan báo kể từ tháng 7 năm 2018 bao gồm việc tiết lộ trong tháng trước một vụ truy tố hai tin tặc bị cáo buộc có liên hệ đến cơ quan gián điệp chính của Trung Quốc vì đã đánh cắp dữ liệu mật của chính phủ và công ty. Hai người này bị cáo buộc thuộc về một ổ tin tặc có tên APT 10.
Ông Evanna nói chiến dịch mới cũng chú trọng đến điều ông gọi là “những cuộc tấn công hung hăng, dai dẵng” của Moscow nhằm vào mạng lưới máy vi tính của hạ tầng cơ sở trọng yếu của Hoa Kỳ, bao gồm lưới điện và thông tin, hệ thống tài chánh và giao thông.
Trung Quốc và Nga liên tiếp phủ nhận đã thực hiện những cuộc tấn công như vậy.
Ông Evanina nói thêm đe dọa nghiêm trọng nhất các công ty hiện phải dối mặt là những nỗ lực cấy các nhu liệu hiểm độc vào các bộ phận mua từ các nhà cung cấp hay thay thế những bộ phận giả mạo đối với các sản phẩm chính cống.
Các công ty cần chú trọng nhiều hơn để chống lại những nỗ lực này và kiểm tra lý lịch chặt chẽ những người mới được tuyển dụng vì đang có nguy cơ ngày càng tăng sử dụng những người hoạt động cho các cường quốc nước ngoài.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-v%E1%BB%81-tin-t%E1%BA%B7c-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-kh%C3%A1c/4733183.html
Gavin Newsom trở thành thống đốc mới
của tiểu bang California
Sacramento, California – Theo tin từ Reuters, ông Gavin Newsom đã tuyên thệ nhậm chức thống đốc thứ 40 của tiểu bang California vào thứ Hai (7 tháng 1), củng cố sự thống trị của phe tiến bộ của đảng Dân Chủ và mở ra một sự thay đổi theo hướng cánh tả có thể mang lại cho California một vai trò lớn hơn trong việc đối đầu với các chính sách của Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng Hòa.Ông Newsom, người dẫn đầu các nỗ lực hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và là lực lượng chính trị đứng sau quyết định hợp pháp hóa cần sa của tiểu bang, đã giành được chức thống đốc với sự ủng hộ đa số của đảng Dân Chủ trong cơ quan lập pháp tiểu bang. Sự áp đảo của ông Newsom trên chính trường có thể giúp ông nhận được sự ủng hộ từ người dân và trở thành ứng cử viên cho chức tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020.
Ông Mark Baldassare, chủ tịch Viện chính sách công California, một tổ chức bầu cử của California, cho biết người dân California sẽ mong chờ Thống đốc Newsom lãnh đạo ở những lĩnh vực có sự khác biệt về chính sách giữa California và Washington như vấn đề di dân, môi trường và y tế.
Ông Newsom, 51 tuổi, dự kiến sẽ ủng hộ bảo hiểm y tế toàn diện, thúc đẩy tiểu bang cung cấp trường mầm non và đại học công miễn phí, và tiếp tục sự phản đối của California đối với lập trường của Tổng thống Trump về di dân.
Năm ngoái, Thống đốc Newsom đã thể hiện sự phản đối của ông với chính quyền Tổng thống Trump khi ông tuyên bố sẽ ngăn chặn đề nghị của chính quyền về việc mở rộng hoạt động khoan ngoài khơi California và các tiểu bang khác. Bên cạnh đó, những người ủng hộ thắt chặt quyền sử dụng súng đang chuẩn bị cho một loạt các quy định mới dưới sự quản trị của ông Newsom, vì trong năm 2016, ông cũng từng ủng hộ một cuộc bỏ phiếu thành công trong việc thắt chặt luật kiểm soát súng đạn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/gavin-newson-tro-thanh-thong-doc-moi-cua-tieu-bang-california/
Tòa án Mỹ yêu cầu quan chức
không chặn ý kiến chỉ trích trên mạng xã hội
Một tòa phúc thẩm liên bang Mỹ hôm 7/1 phán quyết một chính trị gia ở bang Virginia đã vi phạm Hiến pháp khi tạm thời ngăn chặn chỉ trích trên Facebook của bà. Quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng tới vụ kháng cáo của Tổng thống Donald Trump đối với một phán quyết tương tự ở New York.Tòa Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ khu vực 4 cho rằng bà Phyllis Randall, chủ tịch Hội đồng Giám sát viên Hạt Loudoun, đã vi phạm Tu chính án thứ nhất về quyền tự do ngôn luận của ông Brian Davison khi chặn ông này trong 12 tiếng trên trang ‘Chair Phyllis J. Randall’, tức trang Facebook của bà Randall.
Việc ngăn chặn xảy ra sau khi ông Davison tham dự buổi gặp cử tri hôm 3/2/2016 và sử dụng tài khoản Facebook có tên là ‘Virginia SGP’ để cáo buộc các thành viên hội đồng và thân nhân của họ là ‘tham nhũng’ và ‘có xung đột lợi ích’. Bà Randall cũng đã xóa bài đăng gốc và toàn bộ bình luận, trong đó có bình luận của ông Davison.
Thẩm phán James Wynn đã bác bỏ lập luận của Randall rằng trang Facebook của bà là trang cá nhân và kết luận rằng ‘yếu tố tương tác’ là diễn đàn công cộng và rằng bà đã có hành động phân biệt ý kiến một cách phi pháp.
Quyền phát ngôn của ông Davison ‘nằm ở trung tâm của sự bảo vệ của Tu chính án thứ nhất,’ thẩm phán Wynn viết. Quyết định này giữ nguyên phán quyết hồi tháng 7/2017 của thẩm phán liên bang James Cacheris thuộc khu vực Alexandria.
Các tòa án cấp thấp bất đồng về việc liệu các trang mạng xã hội của các quan chức chính phủ có phải là diễn đàn công cộng hay không.
Vụ việc của Davison là vụ đầu tiên tại cấp phúc thẩm liên bang và có thể được các tòa án khác vận dụng như tiền lệ.
Trong một vụ việc tương tự, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Tòa Phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ khu vực 2 ở Manhattan đảo lại một phán quyết hôm 23/5 của thẩm phán liên bang Naomi Reice Buchwald nói rằng Tổng thống Trump không thể chặn những người chỉ trích ông bình luận trên tài khoản Twitter có tên là ‘RealDonaldTrump’.
Bộ Tư pháp đại diện cho ông Trump trong vụ kiện này đã gọi phán quyết của thẩm phán Buchwald là ‘nhận định sai về cơ bản’.
Theo lập luận của Bộ Tư pháp, Tổng thống Trump kiểm soát tài khoản Twitter này trong phạm vi của cá nhân ông và sử dụng nó để truyền bá quan điểm của ông chứ không phải là một diễn đàn để công chúng thảo luận, do đó không buộc phải theo Tu chính án thứ nhất là nhận những thông tin chỉ trích mà ông Trump không muốn nghe.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%B2a-%C3%A1n-m%E1%BB%B9-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-quan-ch%E1%BB%A9c-kh%C3%B4ng-ch%E1%BA%B7n-%C3%BD-ki%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-tr%C3%AAn-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/4732719.html
Hội đồng giám mục Venezuela :
Nhiệm kỳ hai của Maduro là ‘‘bất hợp pháp’’
Trọng ThànhTổng thống Venezuela Nicolas Maduro tiếp tục bị cô lập trong và ngoài nước. Hôm 07/01/2019, hai ngày trước khi ông Maduro dự kiến tuyên thệ nhậm chức tổng thống, Hội đồng giám mục nước này khẳng định không thừa nhận nhiệm kỳ thứ hai của ông Maduro, do bầu cử không minh bạch. Cũng trong ngày 07/01, Peru thông báo cấm tổng thống Venezuela và nhiều thành viên chính phủ vào lãnh thổ nước này. Trước đó, quốc gia Nam Mỹ này kêu gọi các nước láng giềng châu Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Caracas.
Về phản ứng của Hội đồng giám mục Venezuela, thông tín viên Benjamin Delille tường trình từ Caracas :
« Đối với các giám mục Venezuela, nhiệm kỳ thứ hai của ông Nicolas Maduro là ‘‘bất hợp pháp’’ và ‘‘không thể chấp nhận được về mặt đạo lý’’. Theo chủ tịch Hội đồng giám mục, đức cha José Luiz Azuaje, việc ông Maduro được bầu làm tổng thống là đáng nghi ngờ, do thiếu minh bạch.
Trong thông cáo gửi báo chí, chủ tịch Hội đồng giám mục Venezuela cho biết thêm là chính quyền cho đến nay đã gây ra ‘‘tình trạng xuống cấp về xã hội và điều kiện sống của người dân, cũng như tình trạng thất thoát tài sản của đất nước’’.
Để đối mặt với tình trạng siêu lạm phát và khan hiếm hàng hóa các loại, vị chức sắc tôn giáo này đã kêu gọi có ‘‘một thay đổi triệt để về chính trị và giới lãnh đạo chính trị’’. Cũng giống như Nhóm Lima (nhóm 14 quốc gia châu Mỹ được thành lập vào tháng 8/2017, theo sáng kiến của Peru, để tìm giải pháp hòa bình và dân chủ cho cuộc khủng hoảng Venezuela), Hội đồng giám mục Venezuela xem Quốc Hội, hiện do đối lập kiểm soát, là định chế duy nhất được bầu lên một cách dân chủ.
Tại một đất nước với 90% dân chúng theo đạo Thiên Chúa, Giáo Hội có một ảnh hưởng lớn, đặc biệt ở các khu phố nghèo, nơi các linh mục thường đến giúp đỡ những người khó khăn nhất. Tuy nhiên, quan hệ giữa Giáo Hội với chính quyền hiện nay vẫn thường xuyên căng thẳng. Tổng thống Maduro nhiều lần cáo buộc Giáo Hội Venezuela mưu toan gây bất ổn đất nước ».
Ngày 10/01, ngày ông Maduro dự kiến nhậm chức, Tổ Chức Các Quốc Gia Châu Mỹ (OEA) sẽ họp phiên đặc biệt về tình hình Venezuela. Peru và Colombia – hai quốc gia phải đón nhận nhiều người tị nạn Venezuela nhất – là hai nước lên án chính quyền Maduro mạnh mẽ nhất.
Thứ Sáu tuần trước, Nhóm Lima, gồm Canada và 12 nước Mỹ Latinh (không kể Mêhicô) đã kêu gọi ông Maduro chuyển giao quyền lực cho Quốc Hội.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190108-hoi-dong-giam-muc-venezuela-nhiem-ky-maduro-bat-hop-phap
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bất ngờ từ chức
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Jim Yong Kim vừa đưa ra thông báo bất ngờ rằng ông sẽ từ chức sau sáu năm nắm quyền.Việc từ chức của ông sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2.
Ông Kim, 59 tuổi, lẽ ra đã tiếp tục đảm nhiệm vị trí này đến năm 2022, sau khi ông được bầu lại cho nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai vào năm 2017.
Ông sẽ “tham gia một công ty và tập trung vào tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển”, Ngân hàng Thế giới cho biết.
VN: Nguy cơ từ thâm hụt ngân sách 9 tỷ đô la
Ngân hàng Thế giới khen kinh tế Việt Nam
‘Không nên găm giữ đô la Mỹ’
Giải Nobel kinh tế cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu
Trong một thông cáo, ông Kim nói: “Thật vinh dự khi được làm chủ tịch của tổ chức này, nơi có những người đầy đam mê cống hiến cho sứ mệnh chấm dứt đói nghèo”.
Ông Kim không tiết lộ lý do tại sao ông bất ngờ từ chức.
Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới, sẽ đảm nhận vai trò quyền Chủ tịch.
Phân tích: Andrew Walker, phóng viên kinh tế
Ông ấy chưa thực sự ra đi, nhưng chúng ta vẫn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc ai sẽ tiếp quản. Tôi sẽ không suy đoán về các ứng cử viên cụ thể nhiều như là về một vấn đề chính trị quốc tế nhức nhối có thể sẽ lại xẩy ra. Có thể nào một lần nữa, một ứng cử viên Hoa Kỳ sẽ giành được vị trí này như nó từng luôn luôn là như vậy?
Kể từ khi Ngân hàng Thế giới được thành lập vào những năm 1940, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có một hiểu ngầm là một người Mỹ sẽ điều hành Ngân hàng Thế giới; một người châu Âu sẽ chịu trách nhiệm về Quỹ tiền tệ quốc tế. Đã luôn luôn là như vậy. Đó là một sự sắp xếp mà nhiều người coi là lỗi thời. Hai tổ chức hiện có quy trình tuyển chọn chính thức hơn, và các ứng cử viên châu Âu và Mỹ được ưa thích gần đây đã phải đối mặt với những thách thức. Ông Jim Yong Kim – một người Mỹ gốc Hàn từng được chính quyền Obama đề cử.
Liệu Tổng thống Trump có cởi mở với ý tưởng chấm dứt sự sắp xếp như vậy hay không? Đây sẽ là một điều bất ngờ.
Kế nhiệm
Ông Kim, người sinh ra ở Seoul, Hàn Quốc, được đào tạo chuyên ngành y khoa trước khi ông bước sang lĩnh vực ngân hàng.
Ông được cựu tổng thống Barack Obama đề cử cho cả nhiệm kỳ thứ nhất và thứ hai với vai trò là người đứng đầu Ngân hàng Thế giới.
Ngân hàng Thế giới cho biết họ sẽ “ngay lập tức bắt đầu quá trình” tìm người thay thế.
Theo truyền thống, chủ tịch của Ngân hàng Thế giới được Hoa Kỳ đề cử, trong khi người đứng đầu tổ chức anh em, Quỹ Tiền tệ Quốc tế được các nước châu Âu chọn. Tuy nhiên, khi ông Kim lần đầu tiên được bổ nhiệm vào năm 2012, đã có áp lực ngày càng tăng từ các quốc gia ở Nam bán cầu để chọn một ứng cử viên từ một quốc gia thị trường mới nổi.
Nằm ở vị trí 41 trong danh sách Power People 2018 của Forbes, ông Kim đã lãnh đạo việc phân phối hàng tỷ đô la tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Năm 2018, tổ chức đa phương này đã thực hiện các cam kết tài chính trị giá 67 tỷ đôla.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46790765
Nhà hàng khỏa thân duy nhất ở Paris đóng cửa
Thụy MyO’Naturel, nhà hàng duy nhất tại Paris dành cho những người theo « trường phái » khỏa thân, đã bị phá sản. Những người sáng lập loan báo trên trang web ngày 08/01/2019 : « Chúng tôi vô cùng tiếc nuối phải thông báo với quý vị là nhà hàng O’Naturel sẽ đóng cửa vĩnh viễn ».
Do không đủ khách hàng, nhà hàng sẽ đóng cửa kể từ ngày 16/02 tới. Hai anh em Mike và Stéphane Saada, đồng sáng lập O’Naturel, giải thích trên Le Figaro : « Chúng tôi dành một ít thời gian để từ đây cho đến lúc đó, để những ai muốn thử nghiệm cũng như các khách hàng trung thành có thể đến ».
Nhà hàng O’Naturel khai trương vào tháng 11/2017, tại khu vực phía đông Paris, có khoảng 20 bàn. Sau khi gởi lại quần áo, các khách hàng trong trang phục của ông Adam và bà Eva có thể thưởng thức các món ăn tại đây với giá từ 39 đến 49 euro.
Thông báo đóng cửa không có gì là ngạc nhiên đối với Cédric Amato, phó chủ tịch Hiệp hội những người thích khỏa thân ở Paris, vốn là khách hàng thường xuyên của O’Naturel. Theo ông, « hãy còn quá sớm » để mở một cửa hàng dành riêng cho những người khách thích sống «thiên nhiên». « Trong vòng một năm qua, không có mấy người đến ăn tối trong tình trạng khỏa thân tại thủ đô nước Pháp ».
Trước đây viện bảo tàng Palais de Tokyo ở Paris cũng đã mở cửa cho những người khỏa thân vào tháng 5/2018, và năm 2017, vào những ngày đẹp trời, rừng Vincennes ở phía đông Paris cũng dành riêng một khu vực cho những khách du ngoạn « trần như nhộng ».
Theo ông Amato, vấn đề của O’Naturel là thiếu khách quen hàng ngày. Ông nói: « Không phải ngày nào người ta cũng thích cởi quần áo để đi ăn ». Hơn nữa, nhà hàng tọa lạc tại một khu dân cư, và không có khoảng không gian để đặt bàn ghế bên ngoài vào những hôm thời tiết thuận lợi.
http://vi.rfi.fr/phap/20190108-nha-hang-khoa-than-paris-dong-cua
‘‘Áo Vàng’’ : Chính phủ Pháp
muốn có luật mới chống nạn đập phá
Trọng ThànhNgày 07/01/2019, hai ngày sau biểu tình Hồi VIII của phong trào Áo Vàng, với nhiều bạo lực kèm theo, thủ tướng Pháp thông báo trên truyền hình sẽ áp dụng một số biện pháp mới để bảo vệ trật tự công cộng, và đặc biệt là đề xuất một luật mới, để ngăn chặn hiệu quả hơn nạn đập phá, bên lề các cuộc biểu tình.
Cụ thể, theo thủ tướng Edouard Philippe, Quốc Hội cần ra một luật cấm những người có tiền sự phá phách tham gia vào các cuộc tập hợp, tương tự như luật đã có, dùng để chống nạn hooligan trong thể thao, với việc cấm các cổ động viên hung hăng vào sân vận động.
Ông Edouard Philippe nhấn mạnh là cần phải bảo vệ quyền biểu tình và đồng thời trừng phạt những ai xâm phạm quyền này. Những kẻ đập phá sẽ phải trả tiền để bồi thường cho những gì mà họ gây tổn hại, chứ không phải Nhà nước dùng tiền công quỹ do người dân đóng góp để làm việc này. Theo thủ tướng Philippe, luật mới cũng cần trừng phạt nghiêm những người biểu tình mà không thông báo trước.
Trên Twitter, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner cho biết hoàn toàn ủng hộ thủ tướng, và ủng hộ việc « hiện đại hóa các phương tiện duy trì trật tự, tăng cường số lượng cảnh sát cơ động và làm cho hệ thống bảo vệ an ninh hiện nay thích ứng tốt hơn với tình trạng bạo lực cao, xâm hại đến quyền tự do biểu tình và làm nhơ nhuốc các giá trị phổ quát của nền cộng hòa ».
Cũng hôm qua, thủ tướng Philippe tổng kết kể từ đầu phong trào Áo Vàng (ngày 17/11) đến nay, đã có 5.600 người bị câu lưu và tư pháp đã đưa ra khoảng 1.000 án phạt.
Hai lãnh đạo dân túy Ý lên tiếng
Trong lúc chính phủ Pháp đang lo đối phó với nạn bạo lực đi kèm biểu tình của phong trào Áo Vàng, hôm qua, một số chính trị gia dân túy Ý lên tiếng cổ vũ « những người Áo Vàng » ở Pháp và bày tỏ sự hoan hỉ trước điều mà họ gọi là « một châu Âu mới » đang ra đời, ít tháng trước cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu.
Phó thủ tướng Ý Luigi Di Maio, thủ lĩnh phong trào Năm Sao (M5S), trên trang blog của phong trào này, kêu gọi : « Hỡi những người Áo Vàng, đừng chùn bước ! ». Một phó thủ tướng khác, ông Matteo Salvini, thủ lĩnh Liên Đoàn, đảng cực hữu dân tộc chủ nghĩa, thì tuyên bố ủng bộ « các công dân lương thiện chống lại một tổng thống đang chống lại chính nhân dân mình ».
Hôm nay, bộ trưởng Pháp phụ trách châu Âu, bà Nathalie Loisseau, kêu gọi chính phủ Ý nên chú ý trước hết lợi ích của người dân Ý. Bộ trưởng Pháp khẳng định là bà không chắc là việc hai lãnh đạo Ý quan tâm đến phong trào Áo Vàng mang lại lợi ích cho người dân nước Ý.
http://vi.rfi.fr/phap/20190108-ao-vang-chinh-phu-phap-luat-moi-chong-nan-dap-pha
Bảo tàng Louvre miễn phí mỗi tháng một đêm
Tuấn ThảoKể từ ngày đầu tháng Giêng 2019, Viện bảo tàng Louvre tại Paris áp dụng chương trình ‘‘Samedis Nocturnes’’, mở cửa miễn phí mỗi tối thứ Bảy đầu tháng. Khách tham quan có thể tự do vào xem các phòng triển lãm thường trực từ 18h đến 21h45.
Sau một thời gian bị thất thu do đợt khủng bố tại Paris (nhà hát Bataclan) cuối năm 2015, Bảo tàng Louvre dần dà khôi phục lại lượng khách viếng thăm thường niên. Trong năm 2018, Louvre lập kỷ lục mới với hơn 10,2 triệu lượt khách, cứ trên 4 khách mua vé vào cửa là có 3 du khách nước ngoài. Để so sánh, lượt khách trong năm 2018 đã tăng thêm 7% so với mức trung bình (tính từ năm 2010 tới năm 2015) là 9,7 triệu lượt khách tham quan.
Theo thông lệ, kể từ năm 1996 cho tới nay, Louvre mở cửa đón khách miễn phí vào mỗi ngày Chủ nhật đầu tháng, từ tháng Ba cho tới tháng Mười hàng năm. Sau hơn hai thập niên, chương trình ‘‘Chủ nhật miễn phí’’ đã không đem lại nhiều kết quả như mong đợi. Vì thế cho nên ban giám đốc điều hành Louvre mới bỏ rơi ‘‘công thức’’ này và có ý định chuyển sang khai thác tối thứ Bảy (Samedis Nocturnes), mở rộng chương trình sinh hoạt văn hóa để thu hút thêm nhiều đối tượng : chủ yếu là giới học sinh, sinh viên và các gia đình có con nhỏ sống ở Paris và các vùng phụ cận, bên cạnh các thành phần truyền thống là du khách nước ngoài và dân Pháp đến từ các tỉnh thành.
Theo đề xuất của ban tổ chức, năm 2019 sẽ là năm thử nghiệm, dựa vào các kết quả để rồi từ đó thích nghi về khe giờ thăm viếng miễn phí cũng như các bộ sưu tập cần được giới thiệu rộng rãi. Bảo tàng Louvre hiện sở hữu hơn 380.000 hiện vật, trong đó có khoảng 10% được trưng bày thường trực . Thế nhưng, khách tham quan phải mất khoảng ba ngày nếu muốn xem tường tận 10% bộ sưu tập này được trưng bày trên 5 tầng, ở 8 khu vực khác nhau, chia đều trên ba cánh Richelieu, Denon và cuối cùng là Sully (trên bản đồ là không gian triển lãm hình vuông).
Theo quy định mới, khách đến viếng thăm miễn phí Viện bảo tàng Louvre mỗi tối thứ Bảy đầu tháng có thể tự do tham quan hai cánh Denon và Sully. Riêng cánh Richelieu cũng mở cửa miễn phí, thế nhưng khách tham quan phải ghi tên đặt chỗ trước, do lượng khách vào cửa bị giới hạn ở mức 3.000 người trong mỗi đêm thứ Bảy đầu tháng.
Theo ghi nhận của báo Le Figaro, ngày thứ Bảy miễn phí đầu tiên (05/01/2019) đã thu hút khoảng 11.000 khách thăm viếng, một kết quả khả quan theo đánh giá của giám đốc Bảo tàng Louvre ông Jean-Luc Martinez, do ngày thứ Bảy vừa qua rơi vào thời điểm kết thúc mùa nghỉ Tết dương lịch. Theo giải thích của ông Martinez, chương trình Tối thứ Bảy miễn phí không chỉ đơn thuần là đi xem triển lãm trong viện bảo tàng vào ban đêm, mà còn có thêm nhiều sinh hoạt khác như hoà nhạc cổ điển.
Trong chương trình khai mạc, một bộ ngũ tấu biểu diễn ngay trước lối vào khu vực triển lãm Richelieu. Còn trong các gian phòng Napoléon III, có màn trình diễn dương cầm các tác phẩm của Chopin, Debussy và Schubert. Bên cạnh đó, còn có những góc vẽ và đọc sách, trò chơi tổ chức cho thiếu nhi như ‘‘Săn tìm kho báu’’, theo đó các em và gia đình phải tìm cách giải đáp nhiều câu đố để tìm ra bảo vật trưng bày. Tính tổng cộng, có khoảng 10 sinh hoạt khác nhau diễn ra trong khuôn viên Cour Marly thuộc khu vực triển lãm Richelieu. Chính cũng vì thế ban điều hành Louvre chọn tối thứ Bảy để tổ chức các sinh hoạt như vậy hầu tạo thêm không khí vui tươi, sôi động.
Còn theo báo La Croix, thật ra Louvre đã bắt đầu thử nghiệm công thức ‘‘tối thứ Bảy miễn phí’’ kể từ tháng Sáu năm 2018 với 11 buổi tối đón tiếp khách tham quan, vào cửa tự do, nhưng phải đăng ký trước trên mạng. Điều đó theo báo La Croix, có thể giải thích vì sao lần này, 3.000 vé phải đặt trước (dành cho khách thích nghe nhạc hay tham gia các sinh hoạt văn hóa song song) đã hết sạch chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ. Điều đó có nghĩa là có một sự chờ đợi rất lớn nơi chương trình sinh hoạt mới của Bảo tàng Louvre.
Theo ghi nhận của báo Libération, việc hạn chế lượng khách thăm viếng đã tạo ra một bầu không khí thoải mái dễ chịu hơn tại cánh Richelieu. Nhiều gia đình người Pháp sống ở vùng ngoại ô đến tham quan Louvre nhân dịp này, cho biết là đã lâu lắm rồi họ không có dịp trở lại thăm viện bảo tàng. Không khí nhẹ nhàng và bớt căng thẳng so với nhịp sống ban ngày, dân Paris cũng ngại vào thăm Louvre vào những ngày cuối tuần, khi họ thấy du khách đứng xếp hàng quá đông chờ tới phiên mình vào cửa.
Cũng theo báo Le Figaro, khá nhiều khách tham quan do không biết là phải đặt chỗ trước để vào xem cánh Richelieu, đã đổ qua hai khu vực kia là Denon và Sully. Rốt cuộc họ phải kiên nhẫn đứng xếp hàng hơn 1 tiếng đồng hồ mới có thể vào cửa. Hơn thế nữa khách đến sau 21h có thể bị từ chối, không được cho vào cửa, do thời gian tham quan theo ban tổ chức ít nhất là 45 phút cho tới 1 tiếng đồng hồ.
Nhìn chung, ban điều hành Louvre đã đạt kết quả tích cực, vì lượng khách trẻ tuổi mà họ nhắm tới đã hiện diện khá đông đảo. Trong số các bạn trẻ, có khá nhiều bạn đã đến xem Louvre tận mắt sau khi được xem một số tác phẩm nghệ thuật trong video clip của Beyoncé và Jay-Z. Cặp vợ chồng nghệ sĩ người Mỹ dưới nghệ danh The Carters đã từng quay video “Apeshit” tại Bảo tàng Louvre.
Bộ phim ca nhạc này đã thu hút 150 triệu lượt khán giả, và một cách bất ngờ đã thu hút sự chú ý của giới trẻ đối với các tác phẩm hội họa và điêu khắc tại Bảo tàng Louvre, tiêu biểu qua các bức tranh ‘‘Chiếc bè của chiến thuyền Méduse’’ (Théodore Géricault hoàn tất tác phẩm vào năm 1819) hay là bức ‘‘Tượng thần chiến thắng Samothrace’’ (thế kỷ thứ III trước Công nguyên).
Lẽ dĩ nhiên, đối với những khách lần đầu tiên ghé thăm Viện bảo tàng Louvre, hầu như ai cũng đều muốn xem tận mắt bức kiệt tác Mona Lisa (La Joconde), tác phẩm của Leonardo da Vinci nằm ở trên tầng một (phòng số 711) giữa hai gian phòng triển lãm ‘‘Trường phái hội họa Ý 1250-1800’’ và ‘‘Trường phái hội họa Pháp 1700-1850’’.
Điều cần nên nói trước để khách tham quan tránh bị thất vọng hụt hẫng : Tác phẩm kinh điển Mona Lisa (La Joconde) là một bức tranh khổ trung bình (77 cm x 53 cm), nhưng lại nhỏ khi được trưng bày trong một gian phòng rộng lớn. Có lẽ vì thế, hầu hết các khách tham quan đều có cùng một phản ứng : không ngờ một tác phẩm vĩ đại lại nhỏ bé như vậy.
http://vi.rfi.fr/phap/20190108-bao-tang-louvre-mien-phi-moi-thang-mot-dem
Lần đầu ra trước tòa án Nhật,
tổng giám đốc Renault tuyên bố vô tội
Trọng ThànhSáng 08/01/2019, ông Carlos Ghosn, tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Pháp Renault, cựu lãnh đạo tập đoàn xe hơi Nhật Nissan, đã trình diện trước tòa án Nhật. Đây là lần đầu tiên Carlos Ghosn ra tòa kể từ khi ông bị tạm giam ngày 19/11/2018.
Ba giờ trước phiên xử, hàng trăm người – trong đó có rất nhiều nhà báo từ khắp nơi trên thế giới – đã tập hợp trước cửa tòa án ở Tokyo, trong không khí lạnh giá, với hy vọng có cơ hội được nhìn thấy tận mắt « tù nhân nổi tiếng nhất » nước Nhật. Tuy nhiên, chỉ khoảng 15 người có cơ may được tham dự phiên tòa, thông qua thủ tục bốc thăm. Những người may mắn, trước khi vào phòng xử án, sẽ phải bỏ lại điện thoại di động, bởi không một hình ảnh hay lời nói nào của cựu lãnh đạo Nissan tại phiên toà hôm nay được phép lọt ra bên ngoài.
Tại tòa, tổng giám đốc Carlos Ghosn khẳng định ông đã bị « cáo buộc oan ». Thông tín viên Frédéric Charles tường trình từ Tokyo :
« Trước thẩm phán, Carlos Ghosn lần đầu tiên chính thức tuyên bố ông vô tội. Tuyên bố của ông Ghosn có thể làm cho các quan tòa và công tố viên Tokyo khó chịu. Ông Carlos Ghosn nói ông chưa từng được tập đoàn Nissan trả tiền, các khoản tiền bị cáo buộc đã không khai báo với cơ quan quản lý thị trường tài chính.
Về cáo buộc nghiêm trọng nhất liên quan đến việc lạm dụng tín nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Carlos Ghosn bác bỏ việc ông đã sử dụng tiền của Nissan, trong quỹ dự trữ của chủ, với tổng số tiền 14 triệu euro, để hoàn trả cho một tỉ phú Ả Rập Xê Út, người có thể đã giúp ông Ghosn thoát khỏi các thiệt hại do đầu tư cá nhân vào chứng khoán.
Theo ông Carlos Ghosn, người bạn tỉ phú được hoàn tiền do một số việc đã làm trước đó cho Nissan. Ông Ghosn nói ông đã hành động một cách đàng hoàng và hợp pháp, với sự đồng ý của các nhân vật có thẩm quyền của Nissan.
Ngay sau khi Carlos Ghosn trình diện trước tòa án ở Tokyo, nhà sản xuất xe hơi Nhật khẳng định có trong tay các bằng chứng quan trọng và thuyết phục về việc tiền của hãng đã bị ông Ghosn sử dụng cho các mục tiêu cá nhân như thế nào. Và kể cả các bằng chứng cho thấy cựu tổng giám đốc đã khai báo không đủ thu nhập thực sự của ông với cơ quan quản lý tài chính trong nhiều năm trời ».
Carlos Ghosn bị khởi tố ngày 10/12/2018 vì tội che giấu thu nhập 5 tỉ yen (tương đương 38 triệu euro), trong thời gian 2010-2015. Kể từ đó, ông còn bị thêm hai lệnh bắt giữ, một cũng liên quan đến việc che giấu thu nhập, nhưng trong khoảng thời gian 2015-2018, và lệnh thứ hai là tội lạm dụng tín nhiệm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190108-toa-an-nhat-carlos-ghosn-renault-vo-toi-phap
Chính quyền Nga cấm công chức sử dụng Telegram
Thụy MyChính quyền Nga thất bại trong việc chặn ứng dụng Telegram, bất chấp lệnh cấm của cơ quan kiểm soát viễn thông Roskomnadzor, ban hành từ mùa xuân 2018.
Những người phụ trách Telegram từ chối cung cấp cho cơ quan an ninh phương tiện để đọc những tin nhắn của người sử dụng, và ứng dụng này vẫn hoạt động được tại Nga nhờ hệ thống mạng ảo riêng (VPN). Từ ngày 07/01/2019, giới chính trị bị buộc phải làm gương bằng cách không sử dụng Telegram.
Thông tín viên Etienne Bouche của RFI từ Matxcơva cho biết, ông Guerman Klimenko, cố vấn của tổng thống Putin về internet thông báo rằng các công chức nhà nước phải ngưng sử dụng Telegram, một khi tư pháp có quyết định. Kỷ luật này phải được các đại biểu Quốc Hội và bộ trưởng tuân thủ.
Telegram là một phương tiện liên lạc được nhiều chính khách ưa thích hơn các ứng dụng khác, như Viber chẳng hạn. Phát ngôn viên điện Kremlin, Dimitri Peskov cũng thường liên hệ với các nhà báo bằng ứng dụng này. Luồng thông tin trên Telegram thu hút một công chúng khác hẳn với những người chỉ coi tin tức trên truyền hình. Ưu điểm của nó là bảo mật tốt, và đưa tin tức thời. Trong vụ nổ làm khoảng 40 người chết tại Magnitogorsk cách đây vài ngày, thậm chí thống đốc vùng này cũng thông báo cho cư dân bằng Telegram.
Ứng dụng này đã trở thành nơi trao đổi thông tin giữa những công dân chỉ trích chính quyền. Tờ báo độc lập Proekt hồi cuối tháng 11/2018 công bố kết quả điều tra về việc giới có chức có quyền ở Nga sử dụng Telegram. Bài viết cho biết trước cuộc bầu cử tổng thống, đây là công cụ để phổ biến các tin giả nhằm làm hạ uy tín các nhà đối lập, đặc biệt là ông Alexeï Navalny. Từ sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử, Telegram được các phe phái khác nhau sử dụng để đấu đá, trong một chính trường thiếu minh bạch.
Telegram là ứng dụng miễn phí cho điện thoại thông minh cũng như máy tính, cho phép người sử dụng gởi các thông tin được mã hóa từ đầu đến cuối, nổi tiếng là bảo mật rất tốt. Ứng dụng này do hai anh em nhà đối lập Nikolai và Pavel Dourov, cũng là người sáng lập mạng VKontakte (tương đương với Facebook tại Nga), lập ra năm 2013.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190108-telegram-chinh-quyen-nga-cam-cong-chuc
Cha của thiếu nữ Ả-rập chạy trốn gia đình
tới Thái Lan để gặp con
Bố của cô gái Ả-rập Saudi 18 tuổi – thiếu nữ bị kẹt ở Thái Lan đang tìm nơi xin tị nạn sợ bị chính gia đình mình giết – đã tới Bangkok và muốn gặp con gái mình, theo người đứng đầu về di trú của Thái Lan cho biết hôm 8/1.Tuy nhiên cha của Rahaf Mohammed al-Qunun và anh trai của cô sẽ phải chờ xem liệu cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc có cho phép họ gặp cô không, người đứng đầu cơ quan di trú Surachate Hakpan nói.
“Người bố và anh trai muốn tới và nói chuyện với Rahaf nhưng cần phải có được LHQ cho phép,” ông Surachate nói với các phóng viên.
Cơ quan tị nạn LHQ hôm 8/1 nói họ đang điều tra trường hợp của cô Qunun sau khi cô trốn chạy tới Thái Lan và nói rằng cô lo sợ gia đình sẽ giết cô nếu cô bị đưa trả về Ả-rập Saudi.
XEM THÊM:
Thái Lan hoãn trục xuất thiếu nữ Ảrập ‘cố thủ’ tại khách sạn
Các nhà hoạt động lo ngại về những gì Ả-rập Saudi sẽ làm sau khi giới chức Thái Lan đảo ngược quyết định trục xuất cô và cho phép Qunun ở lại Thái Lan dưới sự bảo trợ của Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR).
“Người bố giờ đây đang ở Thái Lan và đó là một mối lo ngại,” Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói với Reuters.
“Chúng tôi không biết ông ấy sẽ làm gì… liệu ông ấy sẽ tìm ra nơi cô ấy ở và quấy rầy cô ấy hay không. Chúng tôi không biết liệu ông ấy sẽ tìm cách để sứ quán làm việc đó hay không.”
Qunun đang ở tại một khách sạn ở Bangkok trong khi chờ UNHCR thụ lý hồ sơ xin tị nạn của cô, trước khi cô có thể xin tị nạn ở một nước thứ 3.
Các ủy viên của UNHCR đã phỏng vấn cô hôm 8/1, một ngày sau lần đầu tiếp xúc với cô.
“Có thể mất vài ngày để xử lý trường hợp này và đưa ra quyết định cho những bước tiếp theo,” đại diện UNHCR của Thái Lan Giuseppe de Vincentiis nói trong một thông cáo.
“Chúng tôi cám ơn các quan chức Thái Lan đã không gửi trả (Qunun) về, một điều ngược lại với mong muốn của cô ấy, và đã bảo vệ cô ấy,” ông Vincentiis nói.
Trường hợp này đã thu hút sự chú ý mới trên toàn cầu đối với các luật lệ xã hội hà khắc của Ả-rập Saudi, bao gồm một yêu cầu rằng phụ nữ phải có sự “giám hộ” của đàn ông mới được phép du hành. Điều này, theo các nhóm nhân quyền, có thể làm cho phụ nữ và thiếu nữ trở thành những tù nhân của các gia đình ngược đãi họ.
Vụ việc này xảy ra giữa lúc Riyadh đang đối mặt với sự soi xét cao độ bất thường từ các đồng minh phương Tây sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul vào tháng 10 vừa qua và những hậu quả nhân đạo của cuộc chiến tranh của nước này ở Yemen.
Thông qua mạng xã hội, thế giới biết được về hoàn cảnh bi kịch của Qunun. Điều này thu hút được sự ủng hộ cũng như những lo ngại từ khắp nơi và thuyết phục được các giới chức Thái Lan rút lại quyết định trục xuất cô trở về Ả-rập Saudi.
Cuối cùng, cô gái 18 tuổi đã được phép vào Thái Lan cuối ngày 7/1 sau khi phải ở sân bay Bangkok trong 48 giờ. Trong thời gian đó, cô phải ở trong một phòng chờ chuyển tiếp được ngăn chắn ở khách sạn.
Các nhà lập pháp và các nhà tranh đấu của Úc và Anh thúc giục chính phủ của họ cấp cơ chế tị nạn cho Qunun.
Chính phủ Úc nói họ đã yêu cầu Thái Lan và UNHCR nhanh chóng thụ lý hồ sơ của Qunun và rằng họ sẽ xem xét đơn xin visa nhân đạo của cô một khi UNHCR đưa ra quyết định.
Sứ quán của Ả-rập Saudi ở Thái Lan phủ nhận các thông tin rằng Riyadh đã yêu cầu dẫn độ thiếu nữ này.
“Vương quốc Ả-rập Saudi chưa hề yêu cầu việc dẫn độ cô ấy. Sứ quán coi vấn đề này là một vụ việc nội bộ gia đình,” sứ quán cho biết trong một đăng tải trên Twitter.
Người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan nói hôm 7/1 rằng sứ quán đã cảnh báo với giới chức Thái Lan về trường hợp này và nói rằng người phụ nữ này đang trốn chạy cha mẹ mình và họ lo sợ cho sự an toàn của cô ấy.
Một phụ nữ ở Anh đã phát động một thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi Bộ trưởng Ngoại giao nước này, Jeremy Hunt, cấp quy chế tị nạn cho cô và cấp cho cô giấy tờ du hành khẩn cấp.
Chỉ trong vòng vài giờ sau khi thỉnh nguyện thư được phát động, hàng nghìn người đã tham gia ký vào bức thư trên.
https://www.voatiengviet.com/a/cha-cua-thieu-nu-a-rap-chay-tron-gia-dinh-toi-thai-lan-de-gap-con/4733602.html
Gabon ngăn chặn thành công một cuộc đảo chính
Libreville, Gabon – Theo tin từ Reuters, vào hôm thứ Hai (7/1), Gabon đã ngăn chặn một cuộc đảo chính quân sự và bắt giữ một số kẻ chủ mưu chỉ vài giờ sau khi họ chiếm đài phát thanh chính phủ trong nỗ lực chấm dứt 50 năm cầm quyền của gia đình Tổng thống Ali Bongo.Khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, phát ngôn viên Guy-Bertrand Mapangou của chính phủ cho biết, bốn trong số năm sĩ quan có liên quan đã bị bắt tại thủ đô Libreville. Sĩ quan thứ năm bỏ trốn và đang bị truy đuổi.
Trong một tin nhắn phát trên đài phát thanh lúc 4:30 sáng (03:30 GMT), trung úy Kelly Ondo Obiang, người tự nhận mình là sĩ quan trong Lực lượng Vệ binh Cộng hòa, cho biết bài phát biểu đêm giao thừa của Tổng thống Bongo từ Morocco, nơi ông đang hồi phục sau một cơn đột quỵ, đã củng cố những nghi ngờ về khả năng của tổng thống trong việc tiếp tục thực hiện các trách nhiệm cầm quyền.
Một trong những lần xuất hiện trên truyền hình đầu tiên kể từ khi bị đột quỵ ở Saudi Arabia vào tháng 10, ông Bongo, 59 tuổi, đã nói vấp trong bài diễn văn và dường như không thể di chuyển cánh tay phải. Hiện vẫn chưa rõ liệu ông có thể đi lại được hay không. Ông đã ở tại Morocco từ tháng 11 để tiếp tục điều trị.
Theo một nhân chứng của Reuters, những người lính trung thành với chính quyền đã bắn hơi cay bên ngoài đài phát thanh để giải tán khoảng 300 người đang ủng hộ nỗ lực đảo chính trên đường. Các máy bay trực thăng cũng được điều động đến khu vực này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/gabon-ngan-chan-thanh-cong-mot-cuoc-dao-chinh/
TQ sẽ duy trì áp lực quân sự lớn với Đài Loan
Một số nhà phân tích nhận định không có khả năng chính quyền Bắc Kinh giảm áp lực quân sự đối với Đài Loan mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nhấn mạnh đến “thống nhất hòa bình”.Chủ tịch Tập hôm 2.1 đề xuất đối thoại về vấn đề liên quan chính trị hai bờ, cũng như quá trình thống nhất một cách hòa bình.
Tuy vậy ông Tập khẳng định Trung Quốc đại lục không cam kết từ bỏ sử dụng vũ lực, đồng thời bảo lưu việc dùng đến mọi biện pháp cần thiết chống lại những thế lực bên ngoài can thiệp lẫn thiểu số phần tử đòi độc lập cho hòn đảo tự trị.
Đặc biệt, Chủ tịch Tập lần đầu tiên đề cập phương án “một quốc gia, hai chế độ” trong thống nhất hai bờ. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã lên tiếng cự tuyệt.
Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Đạo luật Sáng kiến tái đảm bảo châu Á (ARIA) tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu và bán vũ khí cho Đài Loan.
Chuyên gia hải quân Nghê Lạc Hùng thuộc Đại học Thượng Hải phân tích: “Chủ tịch Trung Quốc có cả hai cách tiếp cận: răn đe quân sự với Mỹ lẫn nhóm muốn ly khai trong khi vẫn cố kêu gọi mềm mỏng với người dân Đài Loan nói chung. Ông ấy dùng một trong hai tùy theo hoàn cảnh cụ thể”.
Còn theo nhà bình luận Tống Trung Bình, những cuộc tuần tra và tập trận quanh hòn đảo tự trị đã trở thành chương trình định kỳ được sắp xếp trước trong kế hoạch thường niên của hải quân cũng như không quân Trung Quốc. Hoạt động này sắp tới dự kiến tăng chứ không giảm.
“Nếu giảm áp lực quân sự thì Bắc Kinh sẽ gửi đi tín hiệu rằng họ không quyết tâm thu hồi Đài Loan. Tôi nghĩ quân đội Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn trước sự can thiệp từ Washington”, nhà bình luận Tống cho hay.
Quân đội Trung Quốc tiến hành đến 27 cuộc tuần tra trên biển lẫn trên không trong khoảng thời gian từ tháng 8.2016 – 12.2017. Tàu sân bay Liêu Ninh cũng tham gia. Vào tháng 4.2018 diễn ra một đợt tập trận “bao vây trên không” kéo dài 9 ngày.
Lần tuần tra mới nhất là vào tháng 12.2018, với sự góp mặt của chiến đấu cơ Su-30, máy bay ném bom H-6K, máy bay tiếp dầu Il-78, máy bay trinh sát Tu-154 cùng hai tàu chiến.
Bình luận về cuộc tuần tra này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Chống lại quá trình thống nhất là tìm đường đến cái chết”.
http://biendong.net/diem-tin/25677-tq-se-duy-tri-ap-luc-quan-su-lon-voi-dai-loan.html
Liên tục kêu gọi chuẩn bị chiến tranh:
TQ có thực sự phát triển hòa bình
hay đang đe dọa ổn định trên thế giới
Ngay đầu năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tục kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh. Hành động này của ông Tập đang đi ngược lại chính những gì mà Trung Quôc luôn tuyên truyền và cam kết về việc Bắc Kinh sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, không xưng bá.Kể từ khi nhậm chức Chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo Ủy ban quân ủy trung ương vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình đã liên tục kêu gọi quân đội tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trung Quốc kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh
Tại Hội nghị công tác quân sự của Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình (4/1) tuyên bố toàn quân cần phải kiên trì lấy Tư tưởng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt tinh thần Đại hội 19 và Hội nghị Trung ương 2, Trung ương 3 khóa 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đi sâu quán triệt tư tưởng xây dựng quân đội hùng mạnh của Đảng trong thời đại mới, đi sâu quán triệt phương châm chiến lược quân sự trong thời đại mới, làm tốt công tác chuẩn bị cho đấu tranh quân sự, mở ra cục diện mới về sự nghiệp xây dựng quân đội hùng mạnh trên khởi điểm mới. Ông Tập Cận Bình còn cho rằng “thế giới đang đứng trước tình hình biến đổi chưa từng có trong một trăm năm qua, sự phát triển của Trung Quốc vẫn đang ở trong thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, đồng thời các loại rủi ro thách thức có thể dự kiến và khó dự kiến tăng lên. Toàn quân cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt xu thế an ninh và phát triển của Trung Quốc, tăng cường ý thức về hoạn nạn khốn khó, ý thức khủng hoảng, ý thức chiến đấu, làm vững chắc các công tác chuẩn bị cho đấu tranh quân sự, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ sứ mệnh mà Đảng và Nhân dân giao phó”. Theo Đài truyền hình CCTV, mệnh lệnh do ông Tập Cận Bình đưa ra ưu tiên hoạt động huấn luyện nâng cao cho quân đội, tập trung vào sự sẵn sàng chiến đấu, tập trận quân sự, thị sát binh sĩ và tập trận đối kháng. Yêu cầu này được áp dụng cho tất cả các đơn vị của quân đội Trung Quốc bao gồm cả binh sĩ, cảnh sát vũ trang và các học viện.
Trước đó, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ban hành một loạt chỉ thị để nâng cao tinh thần binh sĩ. Cơ quan này cho biết sẽ mở rộng thăng cấp cho quân nhân dựa trên thành tích và “rộng lượng hơn” đối với những sai sót trong quá trình huấn luyện. Báo PLA Daily (tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc, 1/1) đã có bài xã luận tuyên tuyền rằng tăng cường huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh là những ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc trong năm 2019, nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc này, đồng thời khẳng định quân đội nên chuẩn bị tốt tất cả các định hướng đấu tranh quân sự và cải thiện toàn diện khả năng ứng phó chiến đấu trong các trường hợp khẩn cấp… để đảm bảo có thể đối mặt thách thức và chiến thắng trong những tình huống như vậy. Các ưu tiên khác được vạch ra trong bài báo bao gồm lập kế hoạch và triển khai hoạt động phát triển quân đội, thúc đẩy cải cách và đổi mới, cũng như xây dựng đảng trong lực lượng PLA.
Trước đó, Phát biểu trong chuyến thị sát Quảng Đông, ông Tập Cận Bình (25/10) đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam, vốn có nhiệm vụ giám sát Biển Đông và Đài Loan, “phải tăng cường chuẩn bị để sẵn sàng ứng chiến, tăng cường diễn tập chung và diễn tập tác chiến để tăng khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho chiến tranh”; cho rằng Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam phải gánh vác một “trách nhiệm quân sự nặng nề”, phải “nắm vững mọi tình huống phức tạp và dựa trên đó để đề ra các kế hoạch khẩn cấp phù hợp”, đồng thời ca ngợi quân nhân khi cho rằng “Các bạn đã liên tục làm việc ngoài tuyến đầu, đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích biển. Tôi hy vọng các bạn có thể hoàn tất các sứ mạng thiêng liêng ấy”. Phát biểu trong buổi lễ mít tinh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình (30/9) đã có bài phát biểu ngắn gọn, kêu gọi binh sĩ Trung Quốc tin tưởng “có khả năng đánh bại mọi kẻ thù”. Hay phát biểu trong cuộc họp Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (20/3/2018) tuyên bố: “Bất cứ hành động nào nhằm chia cắt Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại, gặp phải sự lên án của mọi người cũng như sự trừng phạt của lịch sử; Người dân Trung Quốc đã luôn kiên cường và bất khuất, chúng ta có đủ ý chí để chiến đấu đẫm máu với kẻ thù cho đến cùng”; đồng thời ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng “chiến đấu đẫm máu” cho vị trí chính đáng của mình trên trường quốc tế. Tương tự năm 2019, phát biểu trong cuộc tổng diễn tập quân sự toàn quân năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (3/1/2018) kêu gọi: “Chúng ta phải xây dựng một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng đợi lệnh, sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào”.
Trong năm 2014, ông Tập Cận Bình cũng đưa ra các lời kêu gọi tương tự. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2014) đã kêu gọi quân đội Trung Quốc “nâng cao tính sẵn sàng và năng lực chiến đấu để chiến thắng một cuộc chiến khu vực trong thời đại công nghệ thông tin”; đồng thời nhấn mạnh “thúc đẩy phát triển các phương tiện quân sự hiện đại để xây dựng một quân đội mạnh”. Trong tháng 9/2014, ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi “Các bộ chỉ huy của quân đội Trung Quốc phải tuyệt đối trung thành và có niềm tin vững mạnh vào đảng Cộng sản Trung Quốc, phải đảm bảo luồng chỉ huy thông suốt và đảm bảo tất cả những quyết định từ lãnh đạo trung ương phải được chấp hành; nhấn mạnh Bộ chỉ huy của tất cả các lực lượng quân đội Trung Quốc nên cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và nâng cao năng lực để có thể giành chiến thắng một cuộc chiến tranh khu vực trong thời đại công nghệ thông tin”.
Những cam kết phát triển hòa bình của Trung Quốc
Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (6/9/2011) đã công bố Sách Trắng về “Phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Sách trắng đề cập về nguồn gốc, mục tiêu phát triển hòa bình, phương châm chính sách đối ngoại cũng như ý nghĩa của việc phát triển hòa bình của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc từng nhiều lần bày tỏ với cả thế giới về việc lựa chọn con đường phát triển hòa bình, và cam kết duy trì hòa bình thế giới cũng như đẩy mạnh phát triển và thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia. Sách Trắng khẳng định Trung Quốc sẽ kiên định đi theo con đường phát triển hòa bình, sách trắng nhấn mạnh, và đây là con đường phát triển chung của khoa học, độc lập, cởi mở, hòa bình và hợp tác. Theo mục tiêu toàn diện của Trung Quốc trong việc theo đuổi phát triển hòa bình, Bắc Kinh muốn thúc đẩy phát triển và hài hòa ở khía cạnh đối nội, đồng thời theo đuổi hợp tác và hòa bình về đối ngoại. Sách Trắng cũng cho biết, Trung Quốc cũng hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ đánh giá cao và tin tưởng vào sự chân thành của người dân Trung Quốc, đồng thời bày tỏ quyết tâm đạt được mục tiêu phát triển hòa bình, và hy vọng cộng đồng quốc tế ủng hộ con đường mà nước này theo đuổi.
Báo cáo chính trị Đại hội 19, ông Tập Cận Bình (18/10/2017) đã cam kết Trung Quốc sẽ kiên trì con đường phát triển hòa bình, vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng. Về đường lối, phương châm, chính sách đối ngoại, báo cáo chính trị do ông Tập Cận Bình đọc, nêu một số nội dung chính. Nổi bật là, Trung Quốc theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ, phản đối can thiệp công việc nội bộ nước khác. Ông Tập Cận Bình cũng khẳng định, Trung Quốc tôn trọng quyền tự lựa chọn con đường phát triển của nhân dân các nước, bảo vệ công bằng chính nghĩa quốc tế, phản đối áp đặt ý chí của bản thân lên người khác, phản đối ỷ mạnh hiếp yếu. Trung Quốc theo đuổi chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự; sự phát triển của Trung Quốc không gây thành mối đe dọa đối với bất cứ quốc gia nào. Trung Quốc dù phát triển đến trình độ (cao) như thế nào cũng vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng. Thế giới đang ở vào cục diện không ổn định, loài người đứng trước nhiều thách thức chung; các nước cần đồng lòng xây dựng cộng đồng vận mệnh; cần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng hiệp thương, theo đuổi tư duy mới đối thoại không đối đầu, kết bạn không kết bè phái. Cần kiên trì dùng đối thoại giải quyết tranh chấp, dùng hiệp thương giải quyết bất đồng, cùng nhau ứng phó các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, chống mọi hình thức khủng bố.
Chủ tịch Tập Cận Bình (18/12/2018) cho rằng tuy Bắc Kinh đã đạt được những thành tựu kinh tế nhưng Trung Quốc sẽ “không bao giờ tìm cách bá chủ thế giới”, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc luôn nỗ lực trong việc hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn và khẳng đinh Bắc Kinh là một “người cổ súy cho hòa bình thế giới”, một “người bảo vệ trật tự quốc tế”. Trước đó, Phát biểu tại lễ bế mạc phiên họp đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 13, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (20/3/2018) tuyên bố “Trung Quốc sẽ không bao giờ cố gắng bành trướng hay bá quyền, chỉ những ai quen đe dọa người khác mới coi tất cả đều là mối đe dọa”, nhấn mạnh “nhân dân Trung Hoa thể hiện nguyện vọng chân thành và sẽ hành động thực sự để góp phần duy trì hòa bình và phát triển toàn thể nhân loại, vì vậy bên ngoài không nên lý giải sai lệch hoặc xuyên tạc cố gắng này”. Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (28/3/2015) cho rằng bất ổn ở trong nước hay nước ngoài không phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, đồng thời cam kết Bắc Kinh sẽ không bao giờ đi trệch khỏi con đường phát triển hòa bình. Ông Tập Cận Bình nêu rõ: “Điều Trung Quốc cần nhất là môi trường hài hòa, ổn định trong nước và môi trường quốc tế hòa bình… Trung Quốc trong quá khứ đã có hơn 100 năm hứng chịu bất ổn và chiến tranh, và nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ áp đặt lên các quốc gia và nhân dân khác lịch sử đau thương mà chính nhân dân chúng tôi đã trải qua”. Hay phát biểu tại lễ kỷ niệm quốc khánh lần thứ 65 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Tập Cận Bình (30/9/2014) cho rằng kể từ khi khai quốc, Bắc Kinh luôn “theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập hòa bình”, sánh vai cùng các quốc gia đang phát triển và được xem là “hình mẫu dẫn đầu trong việc duy trì hòa bình thế giới cũng như thúc đẩy phát triển chung”.
Đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Doãn Hải Hồng (13/4/2018) cho biết, Trung Quốc chủ trương xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới và cộng đồng vận mệnh chung nhân loại, kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình là mục tiêu đối ngoại xuyên suốt của chính sách đối ngoại Trung Quốc trong giai đoạn tới.
Giới phân tích có những cái nhìn khác nhau vê lời kêu gọi chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của ông Tập Cận Bình
Ông Zeng Zhiping, Trung tá và nhà phân tích quân sự đã nghỉ hưu ở Nanchang, tỉnh Giang Tây, nhận định: “Trong suốt 20 năm tôi ở trong PLA trước khi rời đi năm 2004, huấn luyện quân đội để tăng cường khả năng sẵn sàng luôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng, lần này có gì đó rất khác. Khi vấn đề huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh được nhấn mạnh vào đầu năm có nghĩa đây là kế hoạch cho cả năm, mặc dù chúng tôi không biết ý định thực sự phía sau những những lời lẽ ở giai đoạn này là gì”.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định những động thái nhằm củng cố thanh thế quân đội gần đây của Bắc Kinh là thông điệp gửi tới Đài Loan, và cũng là phản ứng trước chính sách ngày càng cứng rắn hơn về thương mại, chính trị và quân sự của Mỹ. Ni Lexiong, một chuyên gia quân sự ở Thượng Hải, cho rằng những động thái này của Bắc Kinh dường như là một lời cảnh báo cho bất cứ lực lượng nào cản trở kế hoạch của Trung Quốc nhằm thống nhất Đài Loan. Ông Tập nói rằng ông muốn thống nhất Đài Loan “một cách hòa bình” nhưng rất ít chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ giảm bớt sức ép quân sự lên hòn đảo này. Trong khi đó, Yue Gang, một cựu quan chức quân đội đã về hưu của Trung Quốc, cho rằng lời kêu gọi của ông Tập dành cho quân đội không phải chỉ liên quan đến căng thẳng leo thang hiện nay giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan mà còn là sự sẵn sàng ứng phó với căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc; khẳng định Trung Quốc đang tăng cường huấn luyện quân đội để sẵn sàng cho tình huống xấu nhất liên quan đến Mỹ và tình hình ở eo biển Đài Loan. Trong năm tới, Mỹ có thể dùng Đài Loan và Biển Đông là quân bài để gây sức ép đàm phán với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại. Có ý kiến cho rằng trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đông ngày càng gia tăng và việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, thúc đẩy quan hệ quốc phòng với các nước đồng minh (Nhật Bản, Đài Loan, Australia…) khiến Trung Quốc lo ngại sẽ bị đe dọa về “an ninh quốc gia”. Những lần ông Tập Cận Bình kêu gọi quân đội Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh là nhằm thúc đẩy tinh thần tự hào dân tộc và nhắc lại các tuyên bố lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhà nghiên cứu Collin Koh từ Singapore nhận định: “Đây có thể là thông điệp cho Mỹ nói riêng và bất kỳ bên nào mà Bắc Kinh đang cảm thấy khiêu khích (ở Biển Đông)”. Cùng quan điểm trên, nhà phân tích Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho rằng “Mỹ sẽ thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bởi Washington không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với các đảo nhân tạo và có thể sẽ xảy ra đụng độ quân sự giữa hai nước tại vùng biển này”. Cùng quan điểm trên, Hãng tin Reuters nhận định, Trung Quốc đang tập trung tăng cường lực lượng vũ trang trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông và leo thang căng thẳng với Mỹ về các vấn đề từ thương mại đến Đài Loan.
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo quân sự Đài Loan Lin Chong Pin cho rằng động thái này là nhằm phô trương sức mạnh quân sự của PLA. Ưu tiên huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho chiến tranh không gì khác hơn một động thái để tăng cường sức mạnh ngoại giao. Đây là điều mà PLA đã nhấn mạnh trong bốn thập kỷ qua, mặc dù lực lượng này chưa tham chiến với kỳ nước nào khác trong suốt thời gian đó. Đáng chú ý, ông Lin Chong Pin cũng cho rằng động thái này đưa ra giữa lúc Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc bằng hàng loạt chiến dịch quân sự, song PLA sẽ không tiến hành bất kỳ cuộc chiến nào, cho dù đó là ở khu vực Biển Đông hay eo biển Đài Loan. Đáng chú ý, ông Victor Gao, giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế của Nhà nước Trung Quốc cho biết những phát biểu của ông Tập Cận Bình được cho là dấu hiệu của sự dồn nén những tức giận mà chính phủ Trung Quốc tích lũy nhiều tháng từ những chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Mỹ đang dồn ép Trung Quốc khắp mọi phía, làm nhục Trung Quốc, áp đặt hàng rào thuế quan đơn phương đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là đối thủ và là mối đe dọa lớn đối với sự tồn vong của nước Mỹ. Bắc Kinh không có niềm tin về những chính sách đối ngoại của Washington với Trung Quốc. Vì vậy quân đội sẽ chuẩn bị “chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh cuối cùng với Mỹ”. Cả hai nước đều là cường quốc hạt nhân, một chiến tranh quy mô lớn có thể dẫn đến “ngày tận thế”. Đồng thời ông Victor Gao khuyến cáo Mỹ bỏ “chiến thuật ức hiếp và bắt nạt” đối với Trung Quốc, khi cho rằng Trung Quốc không muốn có một cuộc chiến thương mại và xung đột vũ trang với Mỹ, nhưng nếu Mỹ thực sự muốn áp đặt những điều kiện thiếu công bằng lên Trung Quốc, toàn dân Trung Quốc đứng dậy cùng đoàn kết ủng hộ chính phủ Trung Quốc.
Nhìn chung, Trung Quốc một mặt đưa ra cam kết theo đuổi chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự; sự phát triển của Trung Quốc không gây thành mối đe dọa đối với bất cứ quốc gia nào; kiên trì con đường phát triển hòa bình, vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không bành trướng; tôn trọng quyền tự lựa chọn con đường phát triển của nhân dân các nước, bảo vệ công bằng chính nghĩa quốc tế, phản đối áp đặt ý chí của bản thân lên người khác, phản đối ỷ mạnh hiếp yếu. Mặt khác, Trung Quốc liên tục kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến. Cho thấy lời nói và hành động không nhất quán của Bắc Kinh.
Bản chất của việc Trung Quốc kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu là nhằm răn đe, chuẩn bị sẵn sàng đối phó với Mỹ, Đài Loan, cũng như vấn đề Biển Đông. Hành động này của Bắc Kinh sẽ khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng, có khả năng vượt ra khỏi quỹ đạo hiện nay, đẩy khu vực rơi vào khủng hoảng và xung đột vũ trang.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/25701-lien-tuc-keu-goi-chuan-bi-chien-tranh-tq-co-thuc-su-phat-trien-hoa-binh-hay-dang-de-doa-on-dinh-tren-the-gioi.html
Ảnh vệ tinh cho thấy TQ mở rộng đáng kể
xưởng đóng tàu chiến quan trọng
Một trong những xưởng đóng tàu hải quân quan trọng của Trung Quốc đã mở rộng quy mô nhanh chóng trong thập niên vừa qua, trong bối cảnh nước này chủ trương hiện đại hóa quân đội.Kênh CNN (Mỹ) cho biết xưởng đóng tàu Jiangnan tại Thượng Hải bên bờ sông Trường Giang đã không ngừng mở rộng diện tích trong thời gian qua.
rung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) của Mỹ phân tích dữ liệu từ vệ tinh và rút ra kết luận rằng xưởng đóng tàu Jiangnan được mở từ 2008 và trong vòng hơn 10 năm đã tăng tới 64% diện tích.
Theo CSIS, trong thời kỳ năm 2011, xưởng đóng tàu Jiangnan có diện tích 7 km vuông và đến năm 2018 đã mở rộng lên tới 11,5 km vuông.
Mặc dù khu vực dành cho đóng tàu thương mại tại xưởng Jiangnan gần như không có nhiều thay đổi trong 7 năm qua nhưng phần dành cho tàu quân sự đã thay đổi “chóng mặt”. CSIS cho biết thêm hai khu vực sản xuất được hoàn thành, ngoài ra phần dành cho chế tạo và đậu tàu cũng đang được thi công.
Trong năm 2018, CSIS quan sát thấy hoạt động sôi động tại xưởng Jiangnan với năm tàu khu trục lớp 052D và hai tàu lớp 055 “ra lò”.
Kênh CNN (Mỹ) dẫn phát biểu của ông Matthew Funaiole tại CSIS cho biết: “Jiangnan là đơn vị chịu trách nhiệm đóng một số tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc. Những sản phẩm của xưởng đóng tàu này đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa của quân đội Trung Quốc”.
Thời gian qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trương mở rộng và nâng cấp Hải quân Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong các năm 2016 và 2017 có tới 32 tàu chiến được phiên chế cho lực lượng này. Các vệ tinh đã “bắt” được hình ảnh về một số tàu chiến mới và hiện đại nhất của quân đội Trung Quốc tại xưởng Jiangnan, trong đó có tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp 055.
Nhà phân tích Timothy Heath từng nhận xét với CNN: “Tàu lớp 055 lớn hơn và uy lực hơn hầu hết các khu trục hạm của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc”. Ngoài ra, tại xưởng Jiangnan còn có tàu phá băng Xue Long 2 – át chủ bài trong tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc.
Trước sự đầu tư sức và lực đáng kể của Trung Quốc tại các xưởng đóng tàu quân sự, ông Matthew Funaiole đánh giá lực lượng Hải quân Trung Quốc đang lớn hơn hạm đội Mỹ. Ông Funaiole đồng thời cảnh báo khoảng cách có thể nới rộng trong những năm tới.
Tuy nhiên, nhà phân tích Ian Livingston và Michael O’Hanlon trong tháng 9/2018 nhận định rằng mặc dù Trung Quốc sở hữu hạm đội đông đảo hơn về số lượng nhưng Mỹ vẫn đóng những tàu chiến có kích cỡ và chất lượng tốt hơn.
Hai nhà phân tích này cho rằng nếu Hải quân Mỹ chạy theo số lượng thì lực lượng này hoàn toàn có thể đóng nhiều tàu chiến nhỏ hơn với cùng ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế Hải quân Mỹ không phát triển theo hướng này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25692-anh-ve-tinh-cho-thay-tq-mo-rong-dang-ke-xuong-dong-tau-chien-quan-trong.html
TQ lại tuyên truyền về môi trường sinh thái
ở Biển Đông đang khôi phục
Bộ Tài nguyên Trung Quốc (1/1) thông báo Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc khảo sát để xác định thêm các khu vực nơi san hô sẽ được bảo vệ và khôi phục sử dụng phương pháp “khôi phục tự nhiên” để giúp các rạn san hô tự hồi phục, được bổ trợ bằng các phương pháp nhân tạo, và các kĩ thuật được phát triển đặc biệt cho Trường Sa. Theo đó, Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở bảo vệ và khôi phục san hô trên các bãi Đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn, đồng thời khẳng định hoạt động trên bước đầu đã giúp khôi phục hệ sinh thái ở các vùng biển xung quanh Đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.San hô không chỉ mang lại lợi ích to lớn trong kinh tế, du lịch, y học, thực phẩm mà còn đóng vai trò chắn sóng, chống xói mòn bờ biển và là một mắt xích quan trọng việc cân bằng hệ sinh thái biển. Chúng là nơi cung cấp thức ăn và nơi ẩn náu cho nhiều loài sinh vật biển. Có hơn 6.500 loài sinh vật biển phụ thuộc vào các rạn san hô này, trong đó có tới 571 loài (hơn phân nửa số loài san hô sống trên đá ngầm) đến nay được biết trên thế giới. Ước tính có khoảng 25% tổng số loại cá biển được tìm thấy trong các rạn san hô và 10% trong số đó được được sử dụng để tạo ra chế phẩm phục vụ cho con người. Vì thế, thủy sản sống cạnh san hô là nguồn cung cấp chất đạm cho người dân ở các quốc gia nằm ven biển, ước tính cứ khoảng 1km2 diện tích san hô có thể cung cấp chất đạm cho hơn 300 người..
Trung Quốc là nước phá hủy hệ sinh thái ở Biển Đông
Từ năm 2013, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải tạo phi pháp quy mô lớn 7 bãi đá ngầm Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thành các đảo nhân tạo. Đến giữa năm 2015, Trung Quốc tiếp tục tiến hành cải tạo phi pháp đảo Phú Lâm, Duy Mộng và Quang Hòa (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép năm 1956 và 1974). Trong quá trình cải tạo phi pháp, Trung Quốc đã sử dụng các máy hút bùn công suất lớn, nạo vét các rặng san hô xung quanh để tạo thành các đảo nhân tạo. Sau đó, Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều công trình quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo, biến khu vực này thành những căn cứ quân sự kiên cố của Bắc Kinh. Hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc đã phá hủy gần như toàn bộ môi trường sinh thái xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo tính toán của các chuyên gia, Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và Hoàng Sa đã tàn phá tới 160km2 rạn san hô và phá hủy gần 60km2 san hô vòng ở các khu vực xung quanh. Trong đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 14/15 km2; hoạt động nạo vét của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 39/40 km2; hoạt động nạo vét làm bến đỗ, kênh rạch cho tàu thuyền đi lại của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 2/3 km2; hoạt
động khai thác trai khổng lồ của Trung Quốc gây thiệt hại khoảng 104/104 km2 san hô. Ông John McManus, Đại học Miami nhận định khoảng 10% diện tích san hô tại quần đảo Trường Sa và 8% diện tích san hô ở Hoàng Sa đã bị xóa sổ hoàn toàn do hoạt động của Trung Quốc gây ra. Theo Giáo sư Edgado Gomez (Philippines) ước tính rằng với mức độ phá hủy san hô hiện tại sẽ khiến các quốc gia ven biển trong khu vực Đông Nam Á phải gánh chịu thiệt hại 5,7 tỷ USD/năm, gây tác động tiêu cực xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác hải sản ồ ạt, bất hợp pháp, mang tính hủy diệt của ngư dân Trung Quốc ở các cùng chồng lấn trong khu vực Biển Đông đã gây ra suy giảm hệ sinh thái biển và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài. Theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington D.C. (Mỹ) công bố tháng 9/2017, tổng lượng cá ở Biển Đông đã suy giảm khoảng 70-95% kể từ những năm 1950 và tỷ lệ đánh bắt đã giảm 66-75% trong 20 năm qua; hiện ở Biển Đông có thể chỉ còn 5% lượng cá so với thập niên 1950 và quá trình phục hồi các nguồn cá ở Biển Đông hiện nay rất thấp.
Ngoài ra, cùng với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và đưa lượng lớn binh lính ra đồn trú phi pháp ở Biển Đông cũng gián tiếp tác động, phá hủy môi trường sinh thái. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong quá trình Trung Quốc đưa quân ra đồn trú, sinh hoạt đã thải các kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) và nước thải có thể chứa các kim loại nặng hoặc chất ô nhiễm hữu cơ bền trực tiếp ra biển mà không được xử lý gây những tác động rất nghiêm trọng tới môi trường và các hệ sinh thái biển. Không những vậy, việc xây dựng các công trình phi pháp ở Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc cũng làm thay đổi trường sóng và dòng chảy tại các khu vực biển gần bờ, tác động xấu tới hệ sinh thái biển cũng như làm thay đổi điều kiện đáy biển và cán cân bùn cát, trực tiếp phá hủy hệ sinh thái biển.
Khả năng khôi phục của hệ sinh thái và môi trường ở Biển Đông:
Đối với các rạn san hô: Theo đánh giá của giới khoa học thì các rạn san hô tại khu vực Trường Sa tương đối nhỏ so với các hệ san hô lớn khác trên Trái Đất; song rất ít khả năng phục hồi được rạn san hô ở khu vực Trường Sa. San hô ở Trường Sa đã được hình thành cả trăm triệu năm và sự phát triển của san hô rất chậm nên khó có khả năng phục hồi được trong thời gian ngắn, mà có khi cần đến hàng nghìn năm mới khôi phục được phần nào.
Đối với nguồn cá và sinh vật biển khác: Theo nghiên cứu của Đại học British Columbia (Canada) vào năm 2015 cho thấy hiện nay khoảng 20% số đàn cá trong Biển Đông đang phục hồi, 50% số đàn cá đang bị khai thác ở mức đe dọa suy thoái và 30% số đàn cá đã bị khai thác và suy thoái tới mức gần như không còn khả năng phục hồi. Nguồn hải sản không có khả năng phục hồi hoặc phục hồi chậm chủ yếu là do hoạt động cải tạo phi pháp, phá hủy môi trường sinh thái của Trung Quốc khiến các loại sinh vật mất môi trường sống, đẻ trứng và nuôi con non. Ngoài ra việc Chính phủ Trung Quốc không kiểm soát, quản lý ngư dân, để người dân khai thác quá mức, khai thác bất hợp pháp và sử dụng phương pháp đánh bắt mang tính chất hủy diệt (ngư dân đã dùng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như lưới mắt nhỏ, giã cào, điện, đèn công suất cao, thuốc nổ, chất độc xyanua… ) khiến nguồn cá và các sinh vật khác, đặc biệt là những sinh vật có giá trị kinh tế cao (rùa biển, trai biển…) không có khả năng phục hội.
Các hành động cấp bách cần thực hiện
Biển Đông chiếm vị trí địa chiến lược quan trọng đối với khu vực và thế giới và chứa đựng các lợi ích không chỉ đối với 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, mà còn đối với phần còn lại của thế giới. Đặc biệt là lợi ích đối với các nguồn tài nguyên, môi trường, đối với tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Chính vì thế, Biển Đông đã trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước, đặc biệt các nước lớn trong lịch sử, đồng thời cũng đang phải đối mặt với các thách thức ngày càng gia tăng đối với an ninh môi trường biển; đối với an toàn, an ninh và tự do hàng hải, hàng không.
Vấn đề khai thác tài nguyên, an ninh hàng hải, hàng không và bảo vệ môi trường Biển Đông đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm đến mức báo động, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc hủy hoại và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã ảnh hưởng xấu tới tất cả các bên tranh chấp. Người dân trong khu vực chính là những người phải gánh chịu những ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động môi trường do các dãi san hô bị hủy hoại. Do đó, có lẽ người dân tại đây nên hình thành mạng lưới hành động bảo vệ các rạn san hô, tương tự như mạng lưới hành động vì rừng nhiệt đới toàn cầu.
Đã đến lúc các nhà khoa học uy tín trên thế giới cần quan tâm đến các vấn đề đa dạng sinh học biển và sự bền vững môi trường ở Biển Đông cùng tham gia vào diễn đàn chính sách khoa học chung. Các nhà khoa học hợp tác với nhau có thể giúp hình thành và phát triển Ủy ban khoa học quốc tế về Biển Đông. Những nỗ lực khoa học này có thể truyền cảm hứng cho ASEAN hợp tác với nhau trong quản lý nguồn tài nguyên trong khu vực, cùng kêu gọi chấm dứt các hoạt động tôn tạo gây tổn hại đến các rạn san hô và môi trường sinh thái biển.
Trên thực tế, Trung Quốc có nhiều nhà khoa học về san hô có chất lượng, họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các rạn san hô, duy trì các ngư trường một cách bền vững và giá trị của du lịch sinh thái khi căng thẳng được giải quyết. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên và khó hiểu là năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc lại khăng khăng bảo vệ cho các hoạt động xây dựng hủy hoại các rạn san hô tại Biển Đông. Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải từng đưa ra yêu sách phi lý rằng “Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc” và rằng “Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật xanh trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động tôn tạo tại Biển Đông” nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực. Theo ông Tồn, Trung Quốc đã thực hiện các dự án xây dựng trên các rạn san hô chết, lấy đất cát tại các khu vực không phù hợp cho sự phát triển của san hô để san lấp. Trung Quốc cũng áp dụng phương pháp nạo vét mới và đã tính toán không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các khối trầm tích nổi trong quá trình xây dựng ở Biển Đông.
Nhìn chung, với quy mô và mức độ tàn phá môi trường sinh thái ở Biển Đông như Trung Quốc đã, đang làm khiến hệ sinh thái trong khu vực ít có khả năng hồi phục một cách nhanh chóng. Theo dự đoán của giới chuyên gia, môi trường sinh thái ở Biển Đông cần hàng 100 năm nữa mới có thể hồi phục lại. Việc Trung Quốc cố tình tuyên truyền, quảng bá về nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cải tạo, hỗ trợ phục hồi môi trường sinh thái ở Biển Đông nhằm đánh lạc hướng dư luận, thổi phổng nỗ lực của Trung Quốc và định hướng dư luận trong nước.
http://biendong.net/bi-n-nong/25675-tq-lai-tuyen-truyen-ve-moi-truong-sinh-thai-o-bien-dong-dang-khoi-phuc.html
Đoàn TQ “áp đảo” Mỹ trong phòng đàm phán thương mại,
và 1 nhân vật không ngờ xuất hiện
Bức ảnh rò rỉ từ cuộc đối thoại thương mại giữa phái đoàn Mỹ-Trung tại Bộ thương mại Trung Quốc ngày 7/1 cho thấy có sự xuất hiện bất ngờ của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (cravat đỏ) bất ngờ xuất hiện trong cuộc đối thoại ngày 7/1 ở Bộ thương mại Trung Quốc và được Phó đại diện thương mại Mỹ Jeffrey Gerrish vỗ tay hoan nghênh (Ảnh: SCMP)
Ông Lưu, một trong những quan chức được chủ tịch Tập Cận Bình tin cậy và là người phụ trách chương trình đàm phán thương mại với Mỹ ở Washington năm ngoái, vốn được cho là sẽ không tham dự sự kiện ngày mùng 7 – vòng đối thoại được thông báo chính thức là ở cấp thứ trưởng.
Đoàn đại biểu Mỹ do Phó đại diện thương mại Jeffrey Gerrish dẫn đầu. Ông Gerrish là đồng minh thân cận lâu năm với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Các bức ảnh được chia sẻ trên mạng đã xác nhận sự xuất hiện của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Trong một hình ảnh, ông Lưu đứng giữa nhóm quan chức Trung Quốc, bao gồm Bộ trưởng thương mại Chung Sơn và Thứ trưởng Vương Thụ Văn. Cả ông Chung và ông Lưu đều có mặt trong sự kiện ông Tập Cận Bình gặp tổng thống Mỹ Donald Trump ở Argentina ngày 1/12 năm ngoái, nơi hai bên nhất trí thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày để mở ra đàm phán.
Bức ảnh cũng cho thấy các quan chức Mỹ, gồm ông Gerrish, đứng ở phía đối diện của bàn làm việc và đang vỗ tay.
Một bức ảnh rò rỉ khác chụp ở góc rộng hơn, trong đó ít nhất 100 quan chức Trung Quốc đang có mặt tại phòng họp – số lượng đông đảo gấp khoảng 2 lần quy mô đoàn Mỹ.
Số lượng quan chức Mỹ-Trung tham dự các vòng thảo luận ở Bắc Kinh, dự kiến kết thúc vào hôm nay (8/1), vượt xa quy mô của các cuộc đối thoại diễn ra trong năm 2018.
Theo một báo cáo của Bloomberg, vòng đối thoại được tổ chức theo các nhóm trao đổi khác nhau giữa đại diện song phương liên quan đến các biện pháp phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, giao thương nông nghiệp và công nghiệp.
Trung Quốc thiện chí vì đứng trước sức ép lớn
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 7/1 không có cập nhật nào về lộ trình đàm phán, nhưng cho biết chiến tranh thương mại là điều không tốt cho cả hai nước và thế giới, khẳng định Trung Quốc “thiện chí giải quyết mâu thuẫn song phương với Mỹ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”.
Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng sự hiện diện bất ngờ của ông Lưu Hạc tại cuộc họp mùng 7 là cử chỉ thể hiện thành ý và cam kết của Bắc Kinh nhằm hướng đến một thỏa thuận với Washington.
“Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đối diện sức ép trượt dốc, đặc biệt là do tác động của chiến tranh thương mại, thì phía Trung Quốc đã dành nhiều ưu đãi hơn [cho Mỹ], và một số yêu sách của Mỹ cũng nằm trong phạm vi nhu cầu mà Bắc Kinh cần có để cải tổ kinh tế,” giáo sư Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ tại Đại học nhân dân Trung Quốc, nhận xét.
“Mỹ đã tỏ rõ thái độ rằng họ không muốn những lời hứa sáo rỗng, cho nên lần này sẽ có nhiều cuộc thảo luận chi tiết hơn.”
He Weiwen, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Toàn cầu và Trung Quốc có trụ sở ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc hiện nay sẵn sàng “vượt rào” để đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ, thể hiện ở việc trước đó đã cam kết mua vào thêm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng Mỹ.
“Phía Mỹ chắc chắn sẽ nêu các vấn đề như cưỡng ép chuyển giao công nghệ và cạnh tranh trung lập… còn phía Trung Quốc sẽ sẵn sàng thảo luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ và trợ cấp [chính phủ cho doanh nghiệp],” He nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 7/1 tỏ ra lạc quan về tiến triển đàm phán thương mại.
“Chúng ta đang có tiến triển” trong thương mại, ông Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC. “Tôi hy vọng chúng ta cũng sẽ đạt tiến triển ở những khu vực mà Trung Quốc đang không hành xử theo cách mà chúng ta kỳ vọng. “
Tổng thống Trump hôm Chủ nhật (6/1) đánh giá đàm phán thương mại đang diễn ra tốt đẹp, và cho rằng sự suy yếu trong nền kinh tế Trung Quốc đang khiến Bắc Kinh có động lực để hướng tới thỏa thuận với Mỹ.
“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề. Nền kinh tế của họ đang không tốt,” ông Trump phát biểu từ Nhà Trắng.
Sau cuộc gặp quan trọng ở Argentina, giới lập pháp Trung Quốc thậm chí đã giới thiệu một dự thảo luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tiếp tục xuống thang chính sách “Made in China 2025″ – sáng kiến khiến Mỹ lo ngại về mục tiêu “bá chủ công nghệ” của Bắc Kinh.
http://biendong.net/bi-n-nong/25729-doan-tq-ap-dao-my-trong-phong-dam-phan-thuong-mai-va-1-nhan-vat-khong-ngo-xuat-hien.html
Nhà di truyền TQ bị chỉ trích
vì đe dọa mạng sống trẻ ‘điều chỉnh gen’
Hôm 7/1, một nhà di truyền học hàng đầu của Anh đã lên tiếng chỉ trích công trình thí nghiệm ‘chỉnh sửa gen’ của nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê (He Jiankui) vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh.Hãng tin Reuters trích lời ông Robin Lovell-Badge, người tổ chức sự kiện tháng 11/2018 khi ấy có mời ông Hạ Kiến Khuê trình bày bài thuyết trình gây tranh cãi, nói rằng ông Hạ là một người giàu có với “một cái tôi rất lớn.” Ông Lovell-Badge nói thêm rằng ông Hạ muốn làm một cái gì đó mà ông cho rằng sẽ thay đổi thế giới.
Ông Lovell-Badge còn cho biết ông không thể biết được những gì ông Hạ đã thực sự thực hiện trong công cuộc thí nghiệm của mình.
Ông Lovell-Badge cho biết ban đầu ông muốn mời ông Hạ tham dự hội nghị này vì trước đó đã nghe trong giới khoa học nói rằng ông Hạ là người “chế ra một thứ gì đó.” Ông Lovell-Badge hy vọng rằng việc yêu cầu ông Hạ trao đổi với các chuyên gia sẽ giúp ông Hạ “kiểm soát những gì ông phát biểu.”
Vào tháng 11/2018, ông Hạ Kiến Khuê, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam tại Thâm Quyến, Trung Quốc, tuyên bố rằng ông đã chỉnh sửa chuỗi ADN của một cặp song sinh thành công để giúp chúng không bị nhiễm virus gây bệnh AIDS.
Chính quyền Trung Quốc đang điều tra ông Hạ và ra lệnh tạm dừng thí nghiệm của ông.
Báo Telegraph dẫn lời các đồng nghiệp của ông Hạ nói từ tháng 12 đến nay ông Hạ bị giám sát bởi các nhân viên có vũ trang một căn hộ thuộc sở hữu nhà nước ở thành phố Thâm Quyến và ông có thể đối mặt với án tử hình.
https://www.voatiengviet.com/a/nha-di-truyen-tq-bi-chi-trich-vi-de-doa-mang-song-tre/4733837.html
20 trẻ em bị thương
trong vụ tấn công trường học ở Bắc Kinh
Jeff CusterHai mươi trẻ em Trung Quốc bị thương trong một vụ bị tấn công bên trong một trường tiểu học ở Bắc Kinh hôm 8/1.
Các giới chức của quận Tây Thành ở Bắc Kinh nói một nghi phạm là nam giới đã bị bắt tại hiện trường. Họ không cho biết nghi phạm này dùng thứ gì làm vũ khí trong khi một số bài viết trên mạng xã hội nói rằng có thể là một con dao hoặc một chiếc búa.
Cảnh sát quận Tây Thành nói trong một thông cáo đăng trên Weibo rằng họ bắt giữ một người đàn ông 49 tuổi tên là Jia. Theo South China Morning Post, nghi phạm là một công nhân sửa chữa từng làm việc tại trường học này.
Vẫn theo tờ báo có trụ sở ở Hong Kong, một cựu nhân viên sửa chữa khác của trường có tên họ là Liang nói rằng nghi phạm có lẽ đã tức giận vì ông ta bị sai thải vào cuối thời gian thử việc tại trường.
Các giới chức cho biết những học sinh bị thương đã được đưa tới bệnh việt để điều trị. Ba trong số những học sinh này bị thương nặng nhưng các vết thương không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo các giới chức này, cuộc tấn công hôm 8/1 là vụ việc mới nhất trong chuỗi các vụ việc kinh hoàng xảy ra ở các trường học trên khắp Trung Quốc trong những năm gần đây. Chín học sinh phổ thông ở miền bắc Trung Quốc bị một người đàn ông dùng dao giết vào tháng 4 năm ngoái – người đàn ông này cho rằng ông từng bị bắt nạt khi còn là học sinh của trường.
Ít nhất 12 học sinh đã bị đâm và bị thương trong cuộc tấn công tại một trường học ở phía nam Trung Quốc vào tháng 1/2017.
https://www.voatiengviet.com/a/hang-chuc-tre-em-bi-thuong-trong-vu-tan-cong-truong-hoc-o-bac-kinh/4733768.html
Tử vong liên quan đến công ty y học cổ truyền TQ,
18 người bị bắt
Nhà chức trách Trung Quốc bắt giam sáng lập viên và hơn chục người khác tại một xí nghiệp thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) sau ca tử vong của một bé gái bị ung thư có liên hệ đến công ty và gây phẫn nộ trên mạng.Tháng trước, nhà chức trách tại thành phố cảng Thiên Tân cho biết đang điều tra công ty TCM thuộc Tập đoàn Quanjian về nhiều cáo buộc trong đó có quảng cáo ‘láo’.
Nhật báo địa phương Thiên Tân ngày 7/1 cho biết cảnh sát đã bắt người sáng lập Quanjian là Shu Yuhui cùng 17 người khác. Chuyện này sau đó được lan truyền rộng rãi trên truyền thông nhà nước.
Một giới chức tại văn phòng Vũ Thanh của Cơ quan Quản trị Luật lệ Thị trường ở Thiên Tân xác nhận các vụ bắt giữ nhưng từ chối bình luận thêm.
Một nhân viên thuộc khâu dịch vụ khách hàng của tập đoàn Quanjian nói với Reuters rằng nhà cầm quyền đang giải quyết vụ việc nhưng từ chối bình luận thêm về vụ bắt giữ.
Reuters không thể tiếp xúc với ông Shu để yêu cầu bình luận.
Công ty Quanjian, có trụ sở tại thành phố Thiên Tân, đông bắc Trung Quốc, đã bị chỉ trích sau khi một bài viết nhắc lại cái chết của một bé gái 4 tuổi vì ung thư được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội. Em này được công ty chữa trị.
Người dân Trung Quốc bày tỏ phẫn nộ về vụ này và chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc công ty đã quảng cáo quá đáng về sự hiệu nghiệm trong việc chữa trị của họ. Một số người chỉ trích Quanjian vì điều hành một hệ thống buôn bán gian lận.
Được thành lập vào năm 2004, Quanjian đã mở rộng thành một đế chế trị giá hàng tỷ nhân dân tệ từ doanh số, từ các bệnh viện và từ các cửa hàng. Công ty cho biết cũng sở hữu các câu lạc bộ thể thao.
Vụ Quanjian đã trở nên một trong những vụ việc liên quan đến sức khỏe được bàn tán nhiều nhất kể từ khi lan truyền trên mạng vào cuối năm 2018, nêu bật sự quan tâm của công chúng về vấn đề y tế tại Trung Quốc từ việc thiếu bác sĩ cho đến chậm chuẩn nhận thuốc men.
Trường hợp này cũng nhắc nhớ tới vụ hồi năm 2016 khi cái chết của một sinh viên khiến người ta chú ý về những quảng cáo sai lạc sau khi anh này dùng công cụ tìm kiếm Baidu để tìm cách chữa trị một dạng ung thư hiếm gặp.
Vụ việc đã khiến cho cơ quan chức năng phải mở một cuộc điều tra về quảng cáo y tế và khiến lợi tức của Baidu giảm sút.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%AD-vong-li%C3%AAn-quan-%C4%91%E1%BA%BFn-c%C3%B4ng-ty-y-h%E1%BB%8Dc-c%E1%BB%95-truy%E1%BB%81n-tq-18-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt/4733168.html
Ông Kim Jong Un đến Bắc Kinh
Lãnh đạo Bắc Hàn ông Kim Jong Un đến thăm Bắc Kinh trong ngày hôm nay, thứ ba 8/1/2019.Các hãng thông tấn quốc tế cho hay đoàn xe lửa bọc thép che kín, chở vợ chồng ông Kim cùng đoàn tùy tùng đã đến ga xe lửa Bắc Kinh và cả đoàn được một đoàn hộ tống bao gồm cảnh sát và dân quân đưa về trung tâm thủ đô. Vợ chồng ông Kim sẽ ở tại nhà khách của chính phủ Điếu Ngư Đài, trong thời gian ông ở thăm Trung Quốc.
Chưa thấy nói là ông Kim thăm Trung Quốc bao lâu, nhưng chắc là ông sẽ có buổi nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại sảnh đường nhân dân, tức trụ sở Quốc hội Trung Quốc.
Chuyến thăm của ông Kim đến Bắc Kinh lần này, khác với thông lệ những lần trước, là được hai hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn và Trung Quốc thông báo trước khi ông Kim đến Bắc Kinh. Theo các nhà quan sát thì điều này chứng tỏ sự tin cậy của ông Kim với Bắc Kinh đã tăng lên.
Chuyến thăm viếng lần này lại trùng hợp với những đồn đoán cho rằng các viên chức Mỹ và Bình Nhưỡng đã gặp nhau ở Hà Nội để bàn về việc tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump, để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn cũng như cấm vận của Mỹ áp đặt lên nước này.
Lần gặp trước diễn ra ở Singapore hồi năm ngoái, và theo nhiều nhận định thì đã không tạo được bao nhiêu tiến triển.
Bình luận về những gì mà ông Tập Cận Bình sẽ bàn với ông Kim Jong Un trong lần gặp gỡ này, một giáo sư tại Đại học nhân dân Bắc Kinh nói chắc là họ sẽ bàn đến việc gỡ bỏ cấm vận đối với Bắc Hàn, nhưng chắc chắn không phải là gỡ bỏ toàn bộ cấm vận.
Bắc Kinh là đồng minh chủ yếu của Bình Nhưỡng, cung cấp năng lượng và hàng nhu yếu cho quốc gia này, đồng thời cũng hay phủ quyết những nghị quyết Liên Hiệp Quốc chống lại Bắc Hàn trước đây.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/kim-jong-un-beijing-01082019081125.html
Lý do Kim Jong Un bất ngờ đến TQ
Chuyên gia quốc phòng người Mỹ nhận định nguyên nhân khiến ông Kim Jong-un bất ngờ đến Trung Quốc có liên quan đến cuộc đàm phán Mỹ-Triều đang được hai bên sắp xếp trong thời gian tới.Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tân Hoa Xã xác nhận ngày 8/1.
Chuyến đi ngày 7/1 của ông Kim Jong-un đến Trung Quốc là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 với Chủ tịch Tập Cận Bình trong vòng chưa tới 1 năm tính từ cuối tháng 3/2018, theo Reuters.
Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh xuất hiện thông tin Mỹ – Triều đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
SCMP dẫn lời một chuyên gia quốc phòng phân tích ông Kim Jong-un có thể muốn gặp lãnh đạo Trung Quốc để thảo luận về khả năng Bắc Kinh sẵn sàng ủng hộ nới lỏng các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng.
“Ông Kim rõ ràng đang muốn đo xem Trung Quốc nóng lạnh ra sao trong việc ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc” – ông Harry Kazianis, chuyên gia nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm nghiên cứu lợi ích quốc gia ở Washington nói.
Trước hội nghị thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump, việc đánh giá quan điểm của Bắc Kinh sẽ rất quan trọng với Bình Nhưỡng, theo chuyên gia, vì ông Kim sẽ biết được có thể chống lại chiến dịch gây áp lực của Washington với mức độ nào nếu ông Trump từ chối thỏa hiệp với các lệnh trừng phạt.
Ông Kim đã đến Trung Quốc 3 lần để gặp ông Tập trong năm 2018. Những cuộc gặp này đều diễn ra trước và sau hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ – Triều tháng 6/2018 ở Singapore, ông Kim và ông Trump đã đồng ý về việc Mỹ đảm bảo an ninh cho Triều Tiên để đổi lấy phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói dù mâu thuẫn thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra, Bắc Kinh đã ủng hộ thúc đẩy phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Bình Nhưỡng được cho là muốn có sự ủng hộ của Bắc Kinh để đẩy mạnh đàm phán với Washington, trong khi chính quyền ông Trump liên tục nghi ngờ về ý định từ bỏ vũ khí hạt nhân của lãnh đạo Kim Jong Un.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đã thực hiện các lệnh trừng phạt chống lại mua bán năng lượng, hải sản và ngành dệt may của Triều Tiên để phản đối chương trình vũ khí hạt nhân từ năm 2017.
Trong vòng đối thoại an ninh ngoại giao mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc tổ chức ở Washington tháng 11/2018, hai nước cam kết tiếp tục hợp tác và thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về Triều Tiên. Dù vậy, Trung Quốc cùng với Nga đều đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi giảm nhẹ các lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết ông Tập Cận Bình có thể sớm đến thăm Triều Tiên, điều sẽ khiến ông trở thành lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên đến Bình Nhưỡng sau 14 năm kể từ năm 2005.
http://biendong.net/bi-n-nong/25723-ly-do-kim-jong-un-bat-ngo-den-tq.html
Mỹ-Triều : Áp lực liên hoàn Kim-Tập
lên Donald Trump
Tú AnhKim Jong Un « bất ngờ » đến Bắc Kinh có thể là để chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ -Triều lần thứ hai sau cuộc gặp giữa Donlad Trump và Kim Jong Un cách nay gần 7 tháng tại Singapore. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đang xây dựng thế liên hoàn để gây sức ép với Donald Trump theo hướng « Trung-Triều cùng có lợi ».
Bối cảnh bế tắc
Cuộc đàm phán Mỹ-Triều về kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đang ở trong ngõ cụt từ sau thượng đỉnh lịch sử tại Singapore hồi tháng 06/2018 : Bắc Triều Tiên đòi Mỹ nới lỏng cấm vận tức khắc, trong lúc Washington ra điều kiện Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân trước đã.
Đầu năm 2019, Bình Nhưỡng đã lên giọng đe dọa. Trong thông điệp Tết Dương lịch, Kim Jong Un cảnh báo là nếu Washington không đổi thái độ thì Bình Nhưỡng « sẽ tìm cách khác để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền ».
Chiến thuật « cáo mượn oai hùm »
Không đầy mười ngày sau khi hù dọa Washington, ngày 08/01/2019, lãnh đạo Bắc Triều Tiên «bất ngờ » đến Bắc Kinh. Mục đích của chuyến thăm viếng này là gì và vì sao chọn lúc này ?
Theo AFP, lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn mượn tay Trung Quốc để « mặc cả với Mỹ » nhưng không phải chỉ đơn giản một chiều. Harry Kazianis, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu vì Quyền lợi Quốc gia ở Washington, phân tích : Hoa Kỳ cần phải « để ý » những nỗ lực của Bình Nhưỡng tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, vì gần như toàn bộ ngoại thương của Bắc Triều Tiên đi qua láng giềng Trung Quốc. Một khi quan hệ Trung-Triều được mở rộng, thì chiến lược gây sức ép tối đa của Washington nhằm cô lập Bắc Triều Tiên sẽ bớt hiệu nghiệm. Khi đến Bắc Kinh, Kim Jong Un muốn khuyến cáo chính quyền Donald Trump là Bắc Triều Tiên có nhiều giải pháp ngoại giao, cũng như kinh tế khác, ngoài những hứa hẹn có điều kiện của Mỹ và Hàn Quốc.
Lá bài của Trung Quốc
Việc Bắc Kinh chọn thời điểm này để tiếp lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng không phải là ngẫu nhiên : một phái đoàn đàm phán Mỹ đang có mặt tại thủ đô Trung Quốc từ 24 giờ trước để thảo luận về cuộc chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường kinh tế đang làm rung chuyển kinh tế thế giới.
Cũng theo Harry Kazianis, đây là thời điểm thuận lợi, theo quan điểm của Bắc Kinh, sử dụng lá bài Bắc Triều Tiên để mặc cả với Washington. Hơn bất cứ một chế độ nào khác, Trung Quốc luôn luôn lo sợ chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ, quân đội Mỹ tiến sát biên giới đông bắc. Nhưng Bắc Kinh cũng e dè đòn chiến tranh thương mại của Mỹ, cũng như đang bị trói buộc vì lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Trong chiều hướng này, giới phân tích suy đoán là Bắc Kinh sẽ đòi Mỹ ngưng áp thuế hàng Trung Quốc, đổi lại sẽ «hứa » thuyết phục Kim Jong Un nhượng bộ trên hồ sơ hạt nhân. Giáo sư Koh Yu Hwan, chuyên gia tình hình Bắc Triều Tiên tại đại học Dongguk, Seoul, cho rằng « nếu Bắc Kinh cam kết viện trợ kinh tế và bảo đảm an toàn cho chế độ Bình Nhưỡng trong trường hợp từ bỏ vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn » và có thể mềm dẻo hơn.
Một chuyên gia khác của Hàn Quốc tỏ ra lạc quan. Trả lời câu hỏi của AFP, ông Cheong Seong Chang, nhà nghiên cứu của Viện Sejong, Seoul, dự báo : chuyến viếng thăm Bắc Kinh là tín hiệu Kim Jong Un sắp gặp Donald Trump hoặc Moon Jea In. Nhưng với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190108-my-trieu-kim-tap-lien-hoan-ap-luc-trump
Cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra
làm chủ tịch công ty ở TQ?
Báo Trung Quốc nói cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra của Thái Lan đang bị chính quyền nước này đòi dẫn độ đã nhận chức giám đốc công ty ở cảng Sán Đầu, Quảng Đông.Nguồn tin từ công ty ‘Shantou International Container Terminals Ltd’. xác nhận với tờ báo rằng bà Yingluck, 51 tuổi, đã nhận chức chủ tịch và đại diện pháp lý của họ từ 12/12/2018.
Trang Caixin hôm 7/1/2019 nói việc này có thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của gia đình Shinawatra ở Trung Quốc.
Gia đình này từng hoạt động mạnh trong ngành viễn thông và xuất khẩu ở Thái Lan trước khi ông Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck, bước vào chính trị.
Tuy thế, họ không có kinh nghiệm trong ngành quản lý cảng biển và cũng không rõ chức chủ tịch công ty có đồng nghĩa với việc bà Yingluck phải có mặt ở Quảng Đông hay không.
Thái Lan đề nghị Anh dẫn độ bà Yingluck
Cựu Thủ tướng Yingluck bị tuyên án 5 năm tù
Hiện nay, công ty hoạt động ở cảng Sán Đầu có 70% cổ phần nằm trong tay tập đoàn Hutchison Port Group Co. Ltd..
Tập đoàn này thuộc công ty mẹ là CK Hutchison Holdings Ltd., của tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka Shing), người giàu nhất Hong Kong.
Gia tộc gốc Hoa
Bài của phóng viên David Kirton viết cho Caixin nói bà Yingluck là người Thái gốc Hoa thế hệ thứ tư và “có đồn đoán rằng gia tộc bà có quan hệ cấp cao với chính phủ Trung Quốc”.
Việc để bà giữ chức chủ tịch công ty phụ trách cảng ở Sán Đầu có thể là bước đi chuẩn bị để nhà Thaksin Shinawatra mua cổ phần trong các hoạt động tại đây.
Cũng hôm đầu năm 2019, bà Yingluck và anh trai, ông Thaksin về thăm bàn thờ tổ tiên ở tỉnh Quảng Đông.
Bà Yingluck bước vào chính trị sau khi anh trai bà bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006, sau khi đã làm thủ tướng Vương quốc Thái Lan từ 2001.
Năm 2011, bà Yingluck lên làm thủ tướng khi đảng của bà thắng cử, nhưng đến năm 2014 thì bị phế truất sau một cuộc đảo chính khác của quân đội Thái Lan.
Từ 2017 bà phải đi sống lưu vong và trong năm 2018, chính quyền Thái Lan yêu cầu dẫn độ bà từ Anh Quốc về nhưng bị London từ chối.
Ông Thaksin, người vẫn là tỷ phú, và bà Yingluck có các hộ chiếu không phải của Thái Lan và vẫn có thể đến một số nước châu Âu, châu Á và Trung Đông.
Hôm 7/1/2018, trang South China Morning Post có bài mô tả chuyến thăm về quê cha đất tổ ở Quảng Đông của anh em nhà ông Thaksin.
Tuy thế, bài báo nói chính phủ Trung Quốc không muốn làm to chuyện này và tìm cách duy trì quan hệ tốt với chính quyền do quân đội kiểm soát ở Thái Lan.
Tin và hình về chuyến thăm tới xã Phong Thuận, huyện Mỹ Châu, tỉnh Quảng Đông chủ yếu được chính nhà Thaksin đăng tải trên mạng xã hội như Instagram.
Còn tại Trung Quốc chỉ có một ứng dụng mạng thuộc báo Nam Phương (Nanfang Daily) đăng tin này.
Họ cũng cho hay ông Thaksin và bà Yingluck đến “bái tổ” ở từ đường cụ nội, ông Seng Saekhu, người bỏ tỉnh Quảng Đông sang Xiêm La làm ăn khoảng những năm 1860.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-46795306
0 comments