Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 22-10-2016

Saturday, October 22, 2016 6:54:00 PM // , ,

Thực hư chuyện nước mắm có độc chất

Người tiêu dùng hoang mang trước thông tin nhiều loại nước mắm đang bày bán trên thị trường có chứa hàm lượng thạch tín asen vượt qui định.
Người tiêu dùng hoang mang trước thông tin nhiều loại nước mắm đang bày bán trên thị trường có chứa hàm lượng thạch tín asen vượt qui định.
Courtesy of PhapLuat online
Thực hư chuyện nước mắm có độc chất
00:00/00:00
Chiều 21/10/2016, 5 hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và 4 hiệp hội nước mắm truyền thống đã gởi kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị đánh giá mức độ thiệt hại tác động của những thông tin cho rằng nước mắm Việt Nam có hàm lượng chất thạch tín asen vượt qui chuẩn.
Ngoài ra các hiệp hội cũng đề nghị xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước mắm.

Thạch tín trong nước nắm

Cuộc chiến truyền thông giữa các nhà sản xuất nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp ở Việt Nam được đẩy lên cao trào, sau sự kiện Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng hôm 17/10/2016 công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hơn 67% các mẫu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt qui chuẩn Việt Nam và nước mắm có độ đạm càng cao thì càng chứa nhiều thạch tín.
Thông tin của Vinastas được cho là nhắm vào các nhà sản xuất nước mắm truyền thống, chi phối phần lớn thị trường tiêu thụ 200 triệu lít mỗi năm của Việt Nam.
Trước đó vào ngày 10/10/2016 báo điện tử Thanh Niên có loạt bài mô tả nước mắm công nghiệp trên thị trường không phải là nước mắm mà chỉ gồm nước pha hóa chất.
Bà Nguyễn Thị Tịnh, một nhà sản xuất nước mắm truyền thống, nguyên Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phú Quốc nói rằng, asen hữu cơ trong nước mắm là không độc hại. Bà Tịnh cũng giải thích sự khác biệt giữa nước mắm truyền thống và sản phẩm mà báo chí gọi là nước mắm công nghiệp. Bà nói:
“Nước mắm truyền thống của Việt Nam là quốc hồn quốc túy sản xuất từ nguyên liệu cá và muối ủ chượp và lên men tự nhiên thời gian từ 10 đến 12 tháng mới ra  sản phẩm nước mắm…asen hữu cơ từ trong bản than con cá nó có sẵn, con cá cho đạm càng cao thì asen hữu cơ càng cao, asen hữu cơ hoàn toàn không có hại cho sức khỏe người tiêu dùng…còn nước mắm công nghiệp là họ lấy nước mắm truyền thống về pha chế lại thành nước mắm công nghiệp, hai cái này hoàn toàn khác nhau.”
Đã có sự mập mờ trong khi đưa thông tin của Hội Bảo vệ người tiêu dùng và đã được cải chính rồi.
Ô. Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển bền vững Hội Nghề cá
Thông tin của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng về nước mắm nhiễm thạch tín, quen gọi là asen hay arsenic, được cho là mập mờ vì chỉ nói chung về hàm lượng asen tổng, mà không nói rõ chất asen hữu cơ vốn có sẵn trong nguyên liệu cá làm nước mắm là thành phần không độc hại.
Ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển bền vững Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản từ Hà Nội nhận định:
“Nước mắm là sản phẩm cổ truyền, thậm chí nhiều người còn ví nó là sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Người ta ăn nước mắm và chẳng làm sao cả, cả những người công bố thông tin cũng đang ăn nước mắm và trước đó ông bà cha mẹ cũng ăn nước mắm.
Thế còn về quan điểm khoa học gọi asen vô cơ và asen hữu cơ thì cũng không chuẩn. Cần hiểu nó là asen dạng nguyên tố hóa học, hoặc là nguyên tố hóa học asen đã được kết hợp với các chất khác thành hợp chất. 
Trong sản phẩm nước mắm nói chung thì asen dạng nguyên tố thì nó độc, còn asen đã cấu thành một thành phần của sản phẩm thủy sản thì nó không độc. 
Ở Việt Nam ai cũng hiểu như vậy và đã có sự mập mờ trong khi đưa thông tin của Hội Bảo vệ người tiêu dùng và đã được cải chính rồi.” 

Trách nhiệm của báo chí?

Báo chí Việt Nam được cho là chia thành hai phe khá rõ rệt. Một phía đưa những thông tin về kết quả kiểm nghiệm nước mắm nhiễm độc của Vinatas, đồng thời mô tả việc các siêu thị rút một số sản phẩm nước mắm có hàm lượng asen cao khỏi quầy hàng.
Phía kia phỏng vấn người đại diện các hiệp hội nước mắm truyền thống, phỏng vấn chuyên gia hóa thực phẩm làm rõ sự mập mờ về kết quả xét nghiệm của Vinastas. Theo đó Vinastas chỉ công bố hàm lượng tổng asen và kết luận là cao hơn qui chuẩn. Sau này chính người đại diện của Vinatas nhìn nhận là kết quả xét nghiệm các mẫu nước mắm không tìm thấy asen vô cơ, tức thành phần asen độc
Ngày 21/10/2016 Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn mô tả vụ nước mắm nhiễm asen là “một sự cố truyền thông không bình thường.”
Theo Dân Trí Online, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng một số cơ quan báo chí đã đưa tin cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp; thậm chí có thể nghi vấn đây là một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia.
Cuộc chiến truyền thông nước mắm nhiễm thạch tín lan rộng tới diễn đàn Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương được báo chí trích lời đã mô tả Vinatas, tuy là Hội bảo vệ người tiêu dùng nhưng lại làm người tiêu dung hoang mang.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương còn cho rằng hành động của Vinatas là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương.
Ai nói nước mắm truyền thống thế nọ thế kia nhưng bản thân tôi và gia đình tôi trước nay vẫn ăn và bây giờ cũng tiếp tục ăn.
TS Nguyễn Nhã, chuyên gia về nghệ thuật ẩm thực
Phản ứng của xã hội tỏ ra bất bình với công bố xét nghiệm nước mắm nhiễm độc của Vinastas. Từ Saigon, Tiến sĩ Nguyễn Nhã một chuyên gia về nghệ thuật ẩm thực Việt Nam phát biểu:
“Nếu mà có nhiễu thông tin làm ảnh hưởng đến nước mắm tôi nghĩ là có tội đối với bản sắc ăn uống của người Việt Nam. Tôi luôn luôn dùng nước mắm, trong đó thích nhất là Phú Quốc có lúc tôi cũng ăn nước mắm Phan Thiết hay Nha Trang. 
Nhưng Phú Quốc tôi vẫn thích nhất vì cá cơm của nơi này rất ngon và thơm. Ai nói nước mắm truyền thống thế nọ thế kia nhưng bản thân tôi và gia đình tôi trước nay vẫn ăn và bây giờ cũng tiếp tục ăn.” 
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Nguyễn Tử Cương, Trưởng ban phát triển bền vững Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho rằng, đáng lẽ cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm phải phát biểu ngay, phát biểu nhanh vì kiến thức đã có sẵn và cứ thế làm, thì đã tránh được điều gọi là “sự cố truyền thông” gây hoang mang dư luận.- RFA

Vinatas có thể sẽ bị kiện

Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
                                              thanh Niên onine
Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng (Vinatas) có thể sẽ bị các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyển thống kiện ra tòa vì đã công bố những dữ liệu gây ngộ nhận độc chất trong sản phẩm của họ.
Đó là ý kiến của nhiều luật sư sau khi nghiên cứu hành vi của Vinatas khi tổ chức này đã thuê người làm một nghiên cứu vể độc chất arsen có trong nước mắm truyền thống. Bản công bố trên trang web của Vinatas (nay đã được gỡ xuống) cho biết trong 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu thì có tới 67,3% không đạt quy định về hàm lượng arsen tổng (thạch tín) cho phép trong sản phẩm.
Vinatas đã lập lờ khi không công bố rõ ràng hàm lượng arsen vượt chuẩn là vô cơ hay hữu cơ, mà chỉ công bố arsen tổng. Trong khi hàng trăm năm qua nước mắm truyền thống chưa bao giờ bị phát hiện là có arsen vô cơ, tức loại độc chất cấm trong công nghệ thực phẩm.
Theo các chuyên gia về luật những doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống có thể kiện Vinatas vì công bố thông tin gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến kinh doanh. Nơi tiếp nhận đơn kiện của doanh nghiệp là tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Ngoài ra Vinatas có thể đối diện với một vụ kiện từ các tổ chức khác về di sản văn hóa hay ẩm thực Việt Nam. –  RFA

Nước mắm chứa thạch tín đến hồi gay cấn

Nước mắm truyền thống
Nước mắm truyền thống
Baomoi.com
Sau khi Hội Bảo vệ người tiêu dùng (Vinatas) đưa ra văn bản cho rằng đã phát hiện có tới 67% độc chất arsen trong nước mắm truyền thống thì dư luận đã ngay lập tức trở nên hoang mang và thậm chí có siêu thị như Fivimat tại Hà Nội đã thu hồi các loại nước mắm truyển thống ra khỏi kệ hàng của mình.
Liền sau đó vài tờ báo loan tải và thổi phồng tin tức này làm dư luận thêm lo lắng. Tiếp theo là hai thương hiệu Chinsu và Nam Ngư của hãng Masan đăng trên báo Thanh Niên quảng cáo có nội dung: “Chúng tôi luôn tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải an toàn”. Đồng thời, quảng cáo cũng cho biết, từ năm 2011, theo Quy định, tất cả các sản phẩm nước mắm Chin-Su, Nam ngư đã công bố và đạt chuẩn an toàn thạch tín.
Quan sát những hành động này, các chuyên gia vào cuộc chứng mình rằng công bố của Vinatas đã sai sót nghiêm trọng vì độ thạch tín có trong nước mắm truyền thống là loại hữu cơ hoàn toàn không độc hại như loại vô cơ. Cách làm mờ ám này bị lên án là tiếp tay với Masan để giết doanh nghiệp nước mắm truyển thống.
Sáng hôm nay nhiều cơ quan nhà nước đã vào cuộc trong đó Bộ công an tuyên bố sẽ điều tra vụ việc, Bộ trưởng Thông tin truyển thông cáo buộc rằng đã có cấu kết bất lương của báo chí và các thế lực khác trong vụ này. Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên giang đã lên tiếng cho biết ông và Hiệp hội sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc sẽ chính thức phản ứng trước câu chuyện này. – RFA

Những ngư dân đầu tiên nhận tiền bồi thường Formosa

Ngư dân nhận tiền bồi thường
Ngư dân nhận tiền bồi thường    Vo Thanh/Báo Mới
19 ngư dân là nạn nhân của nhà máy Formosa chiều hôm qua đã nhận được những đồng tiền bồi thường đầu tiênNgư dân các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Điền thuộc Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế, là những người đầu tiên của 4 tỉnh miền Trung nhận tiền tạm cấp bồi thường của Formosa sau thàm họa môi trường biển.
1ngư dân các xã vừa nói đã lần lượt nhận phần bồi thường của mình tại các Ủy ban xã. Số tiền bồi thường được nói là không đồng đều mà tùy theo mức dộ thiệt hại của từng gia đình.
Dự kiến vào ngày 25 tháng 10, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tiếp tục chi trả tiền bồi thường từ kinh phí tạm cấp 400 tỷ đồng của Chính phủ.
Tỉnh sẽ trả trước cho người dân 50% số tiền được bồi thường thiệt hại.
Người dân tại 4 tỉnh thiệt hại trực tiếp do Formosa gây ra lên tới hàng triệu người. Rất nhiều địa phương chưa đồng ý với đánh giá thiệt hại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với dịa phương thực hiện vì người dân cho rằng bị áp đặt và không công bằng đối với họ – RFA

12 tỉnh được duyệt 260 tỷ để khắc phục bão lũ

Lũ lụt tại 4 tỉnh miền Trung
Theo báo Dân Trí, sáng 22 tháng 10 văn phòng chính phủ đã đưa thông tin về phê duyệt này và cho biết sẽ chi 50 tỷ đầu tiên ngay lập tức cho các tỉnh Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 20 tỷ đồng, và Hưng Yên 10 tỷ đồng.
Theo dự chi cho các tình thì Nam Định được 50 tỷ đồng; Thái Bình 40 tỷ đồng; Hà Nam, Điện Biên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La mỗi tỉnh 10 tỷ đồng; Ninh Bình, Hải Phòng, Hòa Bình mỗi tỉnh 20 tỷ đồng; Hà Giang, Lào Cai mỗi tỉnh 30 tỷ đồng.
Số tiền hỗ trợ này được nói là phục hồi các khu vực nông
nghiệp bị tàn phá, bao gồm thóc giống, hệ thống giao thông, đê điều, thủy lợi cũng như hỗ trợ dân sinh.4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam được văn phòng chính phủ nhắc nhở là các tỉnh này vẫn chưa sử dụng hết nguồn giống đã được cấp phát từ đầu tháng 8 năm nay – RFA.

Trộm cáp điện ngầm tại Khu Kinh tế Vũng Áng

Tư Liệu - Khu Liên hợp Formosa thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng.
Tư Liệu – Khu Liên hợp Formosa thuộc Khu Kinh tế Vũng Áng.
Hôm 22/10, truyền thông nhà nước dẫn lời UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa tin Công an thị xã Kỳ Anh được chỉ đạo điều tra làm rõ vụ trộm cắp cáp ngầm của hệ thống điện chiếu sáng trong Khu kinh tế Vũng Áng.
Trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng, vào đêm 3/10/2016, kẻ gian đã đột nhập lấy cắp 549m cáp ngầm, trị giá hơn 186,6 triệu đồng.
Vụ trộm đã làm tê liệt 1/4 hệ thống chiếu sáng trong Khu kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Khu kinh tế trong đó có nhà máy Formosa.
Dự kiến sẽ mất khoảng 288,6 triệu đồng để sửa chữa, khắc phục hậu quả.
Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập năm 2006 với tổng diện tích gần 23.000 ha, trong đó có Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) với tổng mức đầu tư giai đoạn một hơn 10 tỷ đô la Mỹ. – VOA

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.