Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Hoa Kỳ – 22-10-2016

Saturday, October 22, 2016 7:01:00 PM // , ,

Trump nhắm vào Đệ nhất phu nhân Michelle Obama

trumpImage copyrightREUTERS
Image captionBà Michelle Obama đưa ra những bình luận thẳng thắn về Donald Trump trong những tuần gần đây

Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump phát động cuộc tấn công hiếm hoi vào bà Michelle Obama khi nói rằng “tất cả những gì bà ấy muốn làm là vận động” cho đối thủ của ông.
Phát biểu tại cuộc vận động ở North Carolina, ông Trump cáo buộc Đệ nhất phu nhân từng tấn công Hillary Clinton năm 2007 khi nhắc lại lời bà nói về thể chất cần thiết của người chủ Nhà Trắng.
Chiến dịch của Obama bác thông tin này.
“Và bây giờ tôi thấy [Michelle Obama] lại thích Hillary quá”, ông Trump nói.
“Nhưng chẳng phải bà lúc đầu từng nói: “Nếu quý vị không thể chăm lo cho gia đình mình thì sẽ không thể chăm lo cho Nhà Trắng hay đất nước?”.
Doanh nhân New York nhắc lại lời bà Obama trong cuộc vận động tranh cử cho chồng trước đối thủ là bà Clinton năm 2007.
Một số nhà phê bình đặt câu hỏi liệu bình luận của bà Obama có phải nhắm vào mối quan hệ của bà Clinton với chồng, cựu Tổng thống Bill Clinton.
Nhưng chiến dịch của Obama khẳng định bình luận đó không nhắm vào gia đình Clinton mà muốn đề cập đến thử thách của chính họ trong vai trò làm cha mẹ trong chiến dịch.
“Vì vậy, chúng tôi đã điều chỉnh lịch trình để đảm bảo rằng các con gái tôi được ưu tiên. Trong lúc chồng bận rộn đi vận động khắp nơi thì tôi chọn những chuyến đi về trong ngày. Điều đó nghĩa là tôi luôn sắp xếp công việc để kịp về nhà trước giờ đi ngủ của các con”, bà Obama tiếp tục trong bài phát biểu năm 2007.
Ông Trump tiếp tục chiến dịch một ngày sau khi ông và bà Clinton xuất hiện cùng nhau tại bữa tiệc tối từ thiện của quỹ Alfred E Smith ở thành phố New York.
Sự kiện này có tiết mục đặc biệt là các ứng viên tổng thống trổ tài chế giễu nhau trước cử tọa. – BBC
Nhưng chủ nhân bữa tiệc, Aflred E Smith V nói với CNN hôm 21/10 rằng ông Trump “đi quá xa những lời nói đùa”.
“Những người trong khán phòng có một chút khó chịu,” ông nói thêm.
Những gì xảy ra tiếp theo?
Hai ứng viên sẽ dành 18 ngày còn lại trước thời điểm bầu cử đi khắp Hoa Kỳ để thuyết phục những cử tri chưa quyết định sẽ ủng hộ ai. Những bang mà họ sẽ đến là Ohio, North Carolina, Florida và Pennsylvania.
Các cử tri sẽ đi bỏ phiếu hôm 8/11 để chọn ai sẽ trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
Tổng thống mới sẽ nhậm chức ngày 20/1/2017.


Bầu cử Mỹ: Hoa Kỳ sẵn sàng nghênh đón quan sát viên Nga

Trọng NghĩaĐăng ngày 22-10-2016 Sửa đổi ngày 22-10-2016 15:37

media
Donald Trump và Hillary Clinton tăng tốc vận động tranh cử trước ngày bầu cử tổng thống 08/11/2016.REUTERS/Carlos Barria

Vào lúc tranh cãi đang bùng lên giữa Mátxcơva và Washington về việc nước Nga bị nghi ngờ cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 21/10/2016 xác định luôn hoan nghênh việc Nga cử quan sát viên qua Hoa Kỳ để theo dõi cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện sắp diễn ra.
Phát biểu với báo chí, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby khẳng định : « Chúng tôi đã nói với chính phủ Nga rằng họ được hoan nghênh khi tới giám sát các cuộc bầu cử của chúng tôi ».
Tuyên bố này được đưa ra nhằm phản bác cáo buộc từ phía Nga, theo đó các quan sát viên của họ bị từ chối, không được phép giám sát bầu cử Mỹ.
Theo ông Kirby, Mỹ không hề có chính sách từ chối các quan sát viên Nga, nhưng các quan sát viên phải nằm trong phái đoàn của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu, OSCE, chuyên giám sát bầu cử tại mọi nước thành viên, trong đó có Hoa Kỳ.
Vấn đề là phía Nga đã từ chối tham gia phái đoàn OSCE, điều bị phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ cho là một « chiêu trò quảng cáo và giao tế PR ».
Theo ông Kirby, quan sát viên Nga hoàn toàn có thể xin phép tại từng bang riêng lẻ mà không bị chính quyền liên bang cản trở. Đối với ông Kirby, nước Mỹ rất tin vào sự ổn định, an ninh và sức mạnh của tiến trình bầu cử của mình, do đó không có gì phải giấu.

Hillary Clinton và Donald Trump lao vào cuộc chạy đua nước rút

Vào hôm qua, chiến dịch tranh cử của hai ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa bước vào giai đoạn cuối. Bà Hillary Clinton và ông Donald Trump sẽ đi khắp nước Mỹ với tốc độ chóng mặt, tăng cường các cuộc gặp gỡ với công chúng để thu hút thêm những cử tri còn lưỡng lự và để vận động những người ủng hộ họ đi bỏ phiếu ngày 08/11.
Từ Washington, thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tường trình :
« Cả hai ứng viên ít nhiều đã tỏ ra thân thiện hơn trong bữa tối dạ tiệc từ thiện thứ Năm vừa qua, thậm chí còn bắt tay nhau. Thế nhưng, hôm qua (21/10), họ đã nhanh chóng chuyển sang phản công.
Tại bang Bắc Carolina, Donald Trump tố cáo : « Hillary Clinton là chính khách tham nhũng nhất từng ra ứng cử tổng thống từ trước đến nay ».
Còn cựu ngoại trưởng Mỹ lại có mặt ở Ohio, một bang quan trọng mà bà đang ở thế cân bằng với đối thủ Cộng Hòa. Bà nói : « Chúng ta đều biết sự khác biệt giữa quyền lãnh đạo và nền độc tài ».
Cả hai ứng viên đều bảo vệ những quan điểm rất khác nhau : Ông Trump tiếp tục khẳng định sẽ chiến thắng, nhưng có thể ông biết là đã thất bại. Chính vì vậy, nhà tỉ phú không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng cuộc bầu cử bị gian lận. Dù sao, ứng viên đảng Cộng Hòa sẽ tiếp tục hùng hồn diễn thuyết trước cử tọa mỗi ngày một đông đảo tham dự các buổi mit-tinh của ông và tạo cho ông ảo tưởng có thể giành chiến thắng. 
Theo thăm dò, bà Clinton đã thu được hơn 270 phiếu đại cử tri cần thiết để được bầu, nhưng bà Hillary Clinton có tham vọng lớn hơn : đó là chiến thắng áp đảo. Vì vậy, bà đến các bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng Hòa. Cựu ngoại trưởng Mỹ sẽ tập trung mọi nỗ lực để các bang này chuyển sang ủng hộ phe Dân Chủ và biến năm 2016 thành một năm đại bại cho đảng Cộng Hòa mà trong đó, ông Donald Trump góp phần không nhỏ » -VOA

Hàn Quốc và Mỹ cân nhắc bổ sung các biện pháp tăng cường chiến lược răn đe mở rộng

KBS
Đăng tải : 2016-10-21

Title

Tại Hội nghị an ninh thường niên Hàn-Mỹ (SCM) diễn ra ở thủ đô Washington (Mỹ) hôm 20/10 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nhất trí về việc tăng cường năng lực răn đe mở rộng. Thỏa thuận đạt được giữa hai nước được xem là điều tất yếu trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa đang ngày càng lớn hơn từ Bình Nhưỡng, sau một loạt các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, và hai lần thử nghiệm hạt nhân chỉ riêng trong năm nay. Hai bên cũng quyết định sẽ tiếp tục xem xét đưa ra các biện pháp cụ thể và thiết thực cho vấn đề này.
Bổ sung biện pháp tăng cường răn đe mở rộng

Chiến lược răn đe mở rộng là một khái niệm chỉ việc Mỹ áp dụng các biện pháp răn đe hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ các quốc gia có quan hệ đồng minh với Mỹ ở mức độ tương đương như đối với nước mình. Mối quan tâm của Hội nghị an ninh thường niên Hàn-Mỹ lần này không phải việc Washington sẽ áp dụng các biện pháp răn đe mở rộng hay không, mà là vấn đề hai bên sẽ bổ sung biện pháp xử lý như thế nào để tăng cường khả năng răn đe mở rộng. Sự việc này đang được phía Hàn Quốc đặc biệt quan tâm sau khi dư luận Hàn Quốc nảy sinh ý kiến cho rằng Seoul phải triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược hoặc thậm chí phải vũ trang hạt nhân để đối phó với đe dọa hạt nhân từ Bắc Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc cho biết đây là lựa chọn bất khả kháng để trấn an sự lo lắng về an ninh quốc gia của người dân Hàn Quốc. Về phần mình, Mỹ khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc giữa Hàn Quốc và Mỹ và các chiến lược mở rộng răn đe hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế, những cam kết suông không thể ngăn chặn được Bắc Triều Tiên và làm dịu được những lo ngại về tình hình an ninh tại Hàn Quốc. Mặc dù Seoul và Washington đồng tình về việc cần phải tăng cường các biện pháp răn đe mở rộng, hai bên vẫn chưa đề ra được bất kỳ biện pháp cụ thể nào.
Triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ trên bán đảo Hàn Quốc

Một trong những biện pháp bổ sung được nhắc đến trong hội nghị lần này là việc triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ trên bán đảo Hàn Quốc. Theo đó, luôn có ít nhất một vũ khí chiến lược của Mỹ hoạt động trên hải phận hoặc không phận xung quanh bán đảo Hàn quốc. Các vũ khí chiến lược được nói đến ở đây bao gồm các máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1, B-2, B-52, máy bay chiến đấu tàng hình F-22, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay hạt nhân. Một khi vũ khí chiến lược của Mỹ được triển khai thường xuyên tại bán đảo Hàn Quốc, Hàn Quốc sẽ có thể đáp trả quyết liệt ngay tức khắc khi Bắc Triều Tiên có hành động khiêu khích bằng hạt nhân và tên lửa. Điều này dự kiến sẽ tạo áp lực lớn cho chính quyền miền Bắc, có thể hạn chế được hành động khiêu khích của nước này. Vấn đề triển khai thường xuyên vũ khí chiến lược của Mỹ trên bán đảo Hàn Quốc dự kiến sẽ được Nhóm tư vấn chiến lược răn đe mở rộng thảo luận trong tương lai.

Nạn nhân bom nguyên tử nói chuyện với học sinh cấp 3 Mỹ

Nạn nhân bom nguyên tử nói chuyện với học sinh cấp 3 Mỹ
Thứ Bảy, ngày 22 tháng 10 07:38

Các nạn nhân bom nguyên tử còn sống sót của Hiroshima và Nagasaki chia sẻ những gì họ đã trải qua với các học sinh cấp 3 ở New York.
Hôm thứ Sáu, 5 nạn nhân bom nguyên tử được gọi là hibakusha phát biểu tại một nhà hát thành phố New York trước sự có mặt của khoảng 130 người, trong đó có các học sinh cấp 3 của thành phố. Buổi gặp gỡ do một nhóm phi chính phủ có trụ sở ở Tokyo và các chuyên gia Mỹ về giáo dục giải trừ vũ khí hạt nhân tổ chức.
Bà Fukahori Toshiko mới 10 tuổi khi Nagasaki bị ném bom nguyên tử vào tháng 8/1945. Bà nói gần như tất cả mọi người được đưa đi trú ẩn gần đó đã bị bỏng nặng, và đến sáng hôm sau thì hơn một nửa đã qua đời. Bà bày tỏ hy vọng thế hệ trẻ sẽ có hành động ngăn chặn để các nhà lãnh đạo trên thế giới không sử dụng vũ khí hạt nhân, loại vũ khí hủy diệt nhân loại. – NHK World

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.