Tin khắp nơi – 12-10-2016
Truyền hình Pháp TV5 suýt bị phá hủy vì tin tặc
Gordon Corera
Phóng viên an ninh BBC
TV5Monde ngừng phát sóng tháng Tư 2015. Một nhóm tự gọi là Nhà nước Hồi giáo Mạng, liên quan IS, đầu tiên nhận trách nhiệm.
Nhưng cuộc điều tra nay cho rằng vụ tấn công là do một nhóm tin tặc Nga.Một vụ tấn công mạng đã súyyt phá hủy một mạng truyền hình Pháp, theo lời tổng giám đốc đài nói với BBC.
Thứ Tư ngày 8/4 là một ngày trọng đại cho Yves Bigot, tổng giám đốc TV5Monde.
Mạng lưới truyền hình của ông, phát đi toàn thế giới, vừa phát một kênh mới. Các bộ trưởng Pháp có mặt tại trụ sở ở Paris.
Chiều hôm đó, ông Bigot đi ăn mừng với một đối tác từ Radio Canada.
Trong lúc họ được phục vụ món khai vị lúc 20:40, một loạt tin nhắn và cuộc gọi cho ông biết cả 12 kênh đã ngừng.
Người ta nhanh chóng nhận ra hệ thống bị tấn công mạng.
Cuộc đua với thời gian diễn ra. Sự kéo dài sẽ khiến các kênh phân phối vệ tinh hủy hợp đồng, làm công ty nguy hiểm.
“Chúng tôi may không bị phá hủy hoàn toàn nhờ vào việc chúng tôi khai trương kênh mới đúng hôm ấy và kỹ thuật viên có mặt,” ông Bigot kể.
“Một người đã tìm ra cái máy nơi xảy ra vụ tấn công, và cắt đứt nó khỏi internet, thế là vụ tấn công dừng lại.”
Lúc 05:25, một kênh được phục hồi. Các kênh khác trở lại trong buổi sáng.
Vụ tấn công hóa ra tinh vi và có trọng điểm hơn tường thuật lúc ban đầu. Các thủ phạm đã xâm nhập hệ thống từ hôm 23/1.
Họ tiến hành do thám TV5Monde để hiểu cách đài này phát đi tín hiệu. Sau đó, nhóm này làm giả phần mềm để phá hủy phần cứng kết nối internet vốn dùng để kiểm soát hoạt động của đài, ví dụ hệ thống giải mã dùng để phát chương trình.
Những kẻ tấn công xâm nhập qua bảy điểm. Không phải tất cả đều thuộc về TV5Monde hay ở Pháp. Có một điểm đặt ở Hà Lan, vì công ty này cung cấp camera điều khiển từ xa dùng trong studio của TV5.
Ai chịu trách nhiệm?
Lúc 20:40 giờ địa phương, những người phụ trách nội dung số tại đài nói với ông Bigot rằng có những tin nhắn trên trang Twitter và Facebook của kênh.
Tin tặc nói họ thuộc một nhóm tự gọi là Nhà nước Hồi giáo Mạng và đe dọa Pháp. Lúc đó các vụ tấn công tạp chí Charlie Hebdo mới diễn ra được vài tháng, và có vẻ như đây có thể là đòn tiếp theo của IS.
Nhưng khi điều tra của giới chức Pháp bắt đầu, một bức tranh khác hiện ra.
Cơ quan mạng của Pháp nói với ông Bigot nên cẩn thận không liên hệ vụ việc trực tiếp tới IS. Ông được khuyên chỉ nói rằng có các tin nhắn tự nhận là của IS.
Các nhà điều tra sau đó tin rằng nhóm tấn công dùng tin nhắn thánh chiến để che dấu thân phận.
Ông Bigot được cho hay nhóm tin tặc Nga, APT 28, đã tấn công đài của ông.
“Tôi hoàn toàn không biết,” ông Bigot nói, khi tôi hỏi vì sao TV5Monde bị tấn công.
Ông giải thích các nhà điều tra chỉ mới chứng minh hai điều.
Đầu tiên, vụ tấn công nhằm phá hủy kênh, và thứ hai, nó liên quan APT 28.
“Có hai điều cuộc điều tra chắc sẽ không làm được.”
“Thứ nhất, vì sao là TV5Monde.
“Thứ hai là: Ai ra lệnh, cho tiền cho nhóm tin tặc Nga?”
Chuyện xảy ra cho TV5 không phải là nhằm tìm kiếm thông tin, mà để phá hủy.
Nó thể hiện một xu hướng mới: tấn công đem lại hậu quả thực tế.
Gần đây, một trạm điện ở Ukraine bị tin tặc làm ngừng hoạt động.
Vì sao tin tặc Nga tấn công công ty Pháp là câu hỏi chi phối giới phân tích tình báo ở Anh, Mỹ và Pháp.
Tại London, người ta kết luận rất có thể đây là cố gắng thử các hình thức tấn công mạng trong một phần ý định hung hăng hơn.
Tiền lệ nguy hiểm
Tác động lên TV5 thật to lớn.
Ngay sau vụ tấn công, nhân viên phải quay lại dùng máy fax vì không thể gửi email.
“Chúng tôi phải chờ nhiều tháng trước khi kết nối lại được internet,” ông Bigot nhớ lại.
Chi phí tài chính là 5 triệu euro trong năm đầu tiên, sau đó mỗi năm là 3 triệu euro để trả tiền bảo vệ.
Nhưng thách thức lớn nhất là cách công ty làm việc. Mọi nhân viên phải thay đổi hành vi.
Thủ tục xác minh đặc biệt được dùng để kiểm tra email từ nước ngoài, đĩa cứng phải được kiểm tra trước khi đút vào máy.
Đối với một công ty truyền thông tồn tại bằng việc đưa nội dung đi vào và ra hệ thống, chi phí quả là đắt giá.
“Chúng tôi sẽ không còn giống như trước,” ông Bigot. “Thật quá nguy hiểm.” – BBC
Dân tỵ nạn Afghanistan và thảm họa nhân đạo
BBC
Ahmed RashidLahore
Hàng trăm ngàn người tỵ nạn Afghanistan ở châu Âu, Pakistan và Iran đang bị Liên minh châu Âu, cơ quan Liên Hiệp Quốc và chính phủ các nước trong khu vực buộc phải trở về nhà ở Afghanistan.
Một cuộc khủng hoảng nhân đạo vô tiền khoáng hậu có khả năng thành sự thật khi những người tỵ nạn – nhiều người trong số họ bần cùng – trở lại đất nước bị Taliban tấn công nhiều tỉnh thành.
Hơn nữa, những tháng mùa đông khắc nghiệt tại nước này đang đến gần, nguồn cung cấp nhu yếu phẩm rất hạn chế. Chính phủ ở Kabul không có nguồn lực để giúp những người tỵ nạn tái định cư vì họ tập trung vào cuộc chiến, bảo vệ các thành phố lớn.
Tại cuộc họp ở Brussels hôm 5/10, 70 nhà tài trợ quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, cam kết dành 15,2 tỷ đôla cho ngân sách phát triển Afghanistan đến năm 2020. Kinh phí cho quân đội Afghanistan – khoảng 5 tỷ đôla mỗi năm – sẽ được cấp riêng.
Tuy nhiên, sự hào phóng đó đi cùng một thỏa thuận là Afghanistan phải tiếp nhận sự trở lại hơn 200.000 người tỵ nạn Afghanistan tràn vào châu Âu năm ngoái – một phần trong số một triệu di dân đến châu Âu mà người Syria chiếm đa số.
EU có thể chấp nhận nhiều người tỵ nạn Syria vì họ coi Syria là một vùng chiến sự, nhưng không xem Afghanistan là khu vực chiến tranh dù quốc gia này đang bị chiến tranh tàn phá.
‘Bia đỡ đạn’
Định nghĩa trước đây của EU rằng Kabul là nơi trú ẩn an toàn không còn đúng khi khoảng nửa chục tỉnh lỵ bị quân Taliban bao vây.
EU sẽ xây dựng một nhà ga mới tại sân bay Kabul để tiếp nhận những người tỵ nạn đang đến.
Federica Mogherini, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bác bỏ thông tin cho rằng EU viện trợ cho Afghanistan có điều kiện là chính phủ Kabul nhận trở lại người tỵ nạn.
Tương tự như vậy, Pakistan có kế hoạch hồi hương 1,6 triệu người đã đăng ký và một triệu người tỵ nạn Afghanistan khác không đăng ký – nhiều người trong số họ đã sống ở Pakistan kể từ cuộc xâm chiếm Afghanistan năm 1979 của Liên Xô.
Đến thời điểm này, khoảng 200.000 người Afghanistan đã buộc phải lên đường về nhà, chỉ tính riêng trong tháng 9/2016 là 98.000 người, theo Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).
Islamabad ấn định thời hạn tháng 3/2017 là hạn chót tất cả những người tỵ nạn sẽ phải rời đi. Quân đội Pakistan quy trách nhiệm cho những người tỵ nạn Afghanistan về việc tham gia hành động khủng bố ở Pakistan dù hầu hết nghi phạm bị bắt giữ và đưa ra trước báo giới là công dân Pakistan.
Không hề thông báo, cảnh sát Pakistan truy lùng người Afghanistan và buộc họ rời khỏi nước này ngay. UNHCR cấp 400 đôla cho mỗi người tỵ nạn đã đăng ký như một khoản trợ giúp.
Iran, quốc gia đang chứa một triệu người tỵ nạn, thuyết phục một số người Afghanistan về nước.
Những người Afghanistan ở Iran đang bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến ở Trung Đông. Họ dễ bị khuất phục vì tương lai vô định trong lúc thiếu nguồn tài nguyên và việc làm trong khi Iran hứa hẹn cấp quốc tịch cho họ.
Còn gì đáng buồn hơn khi chính phủ, các cơ quan viện trợ hoặc bất kỳ nhóm nào khác không còn thiết tha tìm giải pháp công bằng hơn đối với vấn đề người tỵ nạn Afghanistan.
Trong bối cảnh chiến tranh và nghèo đói, không ai lên tiếng cho những người Afghanistan đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và bi kịch trước mắt.
Sam Rainsy muốn Hun Sen ‘thoát hiểm an toàn’
11 tháng 10 2016
Lãnh đạo Đảng Cứu quốc – đảng đối lập ở Campuchia, nói ông muốn Thủ tướng Hun Sen thoát hiểm không có bạo lực.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Sam Rainsy mô tả ông Hun Sen sợ mất quyền vì sẽ phải đối diện nền tư pháp độc lập cho “các tội mà ông đã và đang gây ra”.
“Hun Sen rất sợ trước triển vọng đó. Do đó ông ta cố gắng bám lấy cái ghế bằng bất kỳ giá nào.
“Chúng ta phải nên học hỏi Myanmar như một hình mẫu về chuyển đổi chính trị. Tôi xem những gì xảy ra ở Myanmar là việc bình thường, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình.
“Đó là cách hạ cánh an toàn cho Hun Sen, một cách thoát hiểm đúng đắn cho ông ta nhằm tránh bạo lực. Chúng tôi sẵn sàng để cho Hun Sen giữ một phần tài sản của ông ta và đảm bảo an toàn cho ông ta,” ông Sam Rainsy nói.
Tới 2018, Campuchia sẽ có tổng tuyển cử. Lần bầu cử trước, đảng đối lập giành ngang ngửa phiếu với đảng Nhân dân của Hun Sen, là đảng hiện đang cầm quyền. – BBC
Thủ tướng Singapore thăm Úc để tăng cường hợp tác quốc phòng
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trước Nghị viện Úc tại Canberra ngày 1210/2016.MARK GRAHAM / AFP
Ngày 12/10/2016, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bắt đầu chuyến công du hai ngày đến Úc. Hai chủ đề chính được đề cập là nâng cấp thỏa thuận tự do mậu dịch song phương, được ký từ năm 2003, và thông qua thỏa thuận cho phép tăng gấp đôi khả năng của các cơ sở huấn luyện quân sự của Singapore tại các vùng nhiệt đới của Úc.
Theo thông báo của Canberra vào tháng 05/2016, Singapore chi đến 1,7 tỉ đô la để tăng khả năng các căn cứ của nước này tại các khu vực huấn luyện quân sự ở bang Queensland. Mỗi năm, khoảng 14.000 quân nhân Singapore sẽ được huấn luyện tại Úc trong vòng 18 tuần.
Trước Nghị Viện Úc với đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long, thủ tướng Malcolm Turnbull phát biểu : « Quyết định này phản ánh sự cam kết của chúng ta làm nhiều hơn nữa với tư cách là các đối tác an ninh của nhau, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược của chúng ta thay đổi ».
Theo AP, thủ tướng Malcolm Turnbull cũng nhấn mạnh cả Singapore và Úc đều có cùng quan điểm chiến lược. Ông cũng ngầm chỉ trích những yêu sách chủ quyền ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông và việc Bắc Kinh từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, thủ tướng Úc tuyên bố : « Singapore và Úc đồng tình trong việc bảo vệ quy định của luật pháp quốc tế ».
Về phần mình, thủ tướng Lý Hiển Long nói, Úc và Singapore, cả hai nước cũng là đồng minh của Hoa Kỳ và ông khẳng định : « Chúng ta đều nhìn nhận Hoa Kỳ như một lực lượng ôn hòa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại châu Á ».
Nhân dịp này, thủ tướng Singapore cũng đã kêu gọi Trung Quốc dấn thân « một cách xây dựng », cùng với các nước trong khu vực để giảm bớt căng thẳng và « hy vọng củng cố hợp tác giữa Úc-Singapore với Trung Quốc ». Ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh mong muốn « một thế giới ổn định và có trật tự trong đó tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều có thể phát triển thịnh vượng trong hòa bình » – RFI
Sam Rainsy muốn Hun Sen ‘thoát hiểm an toàn’
- 11tháng 10 2016
Lãnh đạo Đảng Cứu quốc – đảng đối lập ở Campuchia, nói ông muốn Thủ tướng Hun Sen thoát hiểm không có bạo lực.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Sam Rainsy mô tả ông Hun Sen sợ mất quyền vì sẽ phải đối diện nền tư pháp độc lập cho “các tội mà ông đã và đang gây ra”.
“Hun Sen rất sợ trước triển vọng đó. Do đó ông ta cố gắng bám lấy cái ghế bằng bất kỳ giá nào.
“Chúng ta phải nên học hỏi Myanmar như một hình mẫu về chuyển đổi chính trị. Tôi xem những gì xảy ra ở Myanmar là việc bình thường, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình.
“Đó là cách hạ cánh an toàn cho Hun Sen, một cách thoát hiểm đúng đắn cho ông ta nhằm tránh bạo lực. Chúng tôi sẵn sàng để cho Hun Sen giữ một phần tài sản của ông ta và đảm bảo an toàn cho ông ta,” ông Sam Rainsy nói.
Tới 2018, Campuchia sẽ có tổng tuyển cử. Lần bầu cử trước, đảng đối lập giành ngang ngửa phiếu với đảng Nhân dân của Hun Sen, là đảng hiện đang cầm quyền – BBC
0 comments