Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Thế giới – 18/09/2016

Sunday, September 18, 2016 6:25:00 PM // , ,

Tin khắp nơi – 18/09/2016

Chỉ có ông Trump và bà Clinton

được mời dự cuộc tranh luận tổng thống ngày 26/9

Tổ chức phi lợi nhuận chủ trì các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu loan báo chỉ có các ứng cử viên của hai đảng chính là Cộng hòa và Dân chủ được mời tham gia cuộc tranh luận tổng thống ngày 26 tháng 09.
Ủy ban tổ chức Tranh luận Tổng thống (CPD) nói rằng ứng cử viên Donald Trump của Ðảng Cộng hòa và ứng cử viên Hillary Clinton của Ðảng Dân chủ đạt đủ sự ủng hộ theo tiêu chuẩn đặt ra là bình quân tổi thiếu 15% tại 5 cuộc thăm dò dư luận mà ủy ban CPD chọn trong tháng qua.
Theo CPD, bà Clinton đạt trung bình 43%, và ông Trump đạt 40,4% trong các cuộc thăm dò này.
Ứng cử viên đảng tự do, ông Gary Johnson đạt 8,4% và ứng cử viên đảng Xanh, ông Jill Stein đạt 3,2% – thấp hơn tiêu chuẩn đặt ra nên không được mời tham dự cuộc tranh luận ngày 26 tháng 09 được tổ chức tại Đại học Hofstra ở thị trấn Hempstead, bang New York thuộc miền đông bắc, và được truyền hình toàn quốc.
Ủy ban CPD cũng cho hay hai ứng cử viên phó tổng thống – Thống đốc Tim Kaine của bang Virginia và Thống đốc Mike Pence của bang Indiana – cũng sẽ là hai người duy nhất được mời tham dự cuộc tranh luận ngày 04 tháng 10 diễn ra tại Đại học Longwood ở thị trấn Farmville, bang Virginia.
Các ứng cử viên đảng thứ ba thất vọng
Ông Gary Johnson nói trong một thông báo: “Phải nói là tôi ngạc nhiên khi ủy ban CPD quyết định không chọn tôi tham gia cuộc tranh luận thứ nhất.” Ông nói thêm rằng ủy ban này được hai đảng lớn đó nhào nặn ra để loại bỏ các đảng thứ ba khỏi các cuộc tranh luận tổng thống.
Ủy ban CPD cuối tháng 10 năm ngoái loan báo các tiêu chuẩn sau đây để tham gia tranh luận tổng thống:
Ứng viên phải hợp hiến;
Chứng minh có đủ phiếu ủng hộ của các tiểu bang để có cơ hội giành được đa số phiếu của Cử tri đoàn;
Phải đạt tối thiểu 15% tỉ lệ ủng hộ của các khu bầu cử được xác định bằng 5 cuộc thăm dò công luận.
Ủy ban CPD nói cùng những quy định đó được áp dụng cho việc chọn lựa ứng cử viên được mời tham dự hai cuộc tranh luận tổng thống kế tiếp sẽ được tổ chức vào ngày 09 tháng 10 tại thành phố St. Louis và ngày 19 tháng 10 tại thành phố Las Vegas.

Cảnh sát nói vụ nổ ở New York là ‘hành động cố ý’

NEW YORK —
Theo nhà chức trách New York, vụ nổ lớn ở khu phố Chelsea, quận Manhattan, vào đêm thứ Bảy, 17/9, là “một hành động cố ý”. Vụ này làm 29 người bị thương.
Thị trưởng New York Bill DeBlasio tuyên bố vụ nổ là có chủ ý. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, vụ nổ được cho là không dính dáng đến khủng bố.
Ông nói cảnh sát và các quan chức an ninh khác không thấy có mối đe dọa khủng bố nào vào lúc này đối với thành phố lớn nhất của Mỹ. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đến New York trong những ngày gần đây, chuẩn bị cho hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần này.
Chính quyền New York cũng đang điều tra một thiết bị chưa phát nổ bị phát hiện cách vài dãy phố từ nơi xảy ra vụ nổ ở Manhattan. Nhân viên đội rà phá bom đã chuyển thiết bị đó đến trường bắn của cảnh sát ở Bronx một cách an toàn. Nó có vẻ là một nồi áp suất gắn với một chiếc điện thoại di động và dây điện bên trong một túi plastic.
Vụ nổ ở Chelsea đã làm hàng trăm người sợ hãi và làm vỡ kính cửa sổ. Nhiều người mô tả là vụ nổ xảy ra trong một thùng kim loại rộng khoảng hai mét vuông, có thể là thùng rác hoặc thùng chứa dụng cụ của công nhân cải tạo một tòa nhà gần đó.
Cảnh sát cho biết không ai trong số những người bị thương gặp nguy hiểm về tính mạng.
Dịch vụ tàu điện ngầm và xe buýt đi qua khu vực này đã bị dừng lại, và cảnh sát phong tỏa một vùng lớn ở khu trung Manhattan đối với mọi loại xe cộ.
Khu phố Chelsea hào nhoáng là tâm điểm của cuộc điều tra của cảnh sát. Khu này ở ngay phía nam của khu trung Manhattan, bao gồm cả khu phức hợp của Liên Hiệp Quốc lẫn Quảng trường Thời đại, và cách khu tài chính của New York và địa điểm của Trung tâm Thương mại Thế giới trước đây vài kilomet về phía bắc.

IS đang mất đất nhưng vẫn tiếp tục cuộc chiến về tư tưởng

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đang mất dần lãnh thổ ở Iraq và Syria. Nhưng khi phần đất của chúng thu hẹp lại, chúng đang chuyển trọng tâm sang truyền bá tư tưởng, lập các tiền đồn trên toàn thế giới, và tấn công vào mục tiêu mềm gây nhiều thương vong và hạ tầng cơ sở về kinh tế.
Theo báo cáo Theo dõi Xung đột HIS mới nhất, Nhà nước Hồi giáo mất khoảng 12% lãnh thổ của chúng trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016, sau khi đã mất 14% lãnh thổ vào năm 2015. Nhóm này còn kiểm soát khoảng 70.000 km vuông; gần tương đương diện tích của Ireland.
Nguồn tài chính của Nhà nước Hồi giáo cũng đã bị thu hẹp. Hồi đầu năm nay, Vụ Nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ báo cáo rằng nhóm khủng bố này trả cho lính của chúng họ từ 400 đến 1200 đôla một tháng, ngoài ra còn trả thêm 50 đôla cho mỗi người vợ và 25 đôla cho mỗi người con.
Theo một số ước tính, vào năm 2015, tài sản của Nhà nước Hồi giáo là khoảng 2 tỷ đôla, nhờ đó chúng được coi là tổ chức khủng bố giàu có nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu nhắm mục tiêu vào hạ tầng cơ sở về dầu mỏ và khí đốt, cũng như mạng lưới tài chính và ngân hàng của chúng, lợi tức của nhóm khủng bố đã giảm ít nhất 30%.
Douglas Ollivant, phó chủ tịch cấp cao của Tập đoàn Tư vấn Chiến lược Toàn cầu Mantid Quốc tế, cựu giám đốc về Iraq tại Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cho rằng Nhà nước Hồi giáo sẽ mất tất cả lãnh thổ của chúng vào cuối năm nay.
Peter Bergen, phó chủ tịch của Quỹ New America, cũng đồng ý. Tại một sự kiện gần đây do Viện McCain về Lãnh đạo Quốc tế tổ chức, hai ông đã lập luận rằng những người tin là IS đang thắng bị rơi vào bẫy vì tin vào lời tuyên truyền của Nhà nước Hồi giáo. Hai ông tin rằng nếu nhóm khủng bố mất lãnh thổ, chúng sẽ thua trong cuộc chiến.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA, cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mary Beth Long nói về cốt lõi IS có tính chất tư tưởng. Bà cho rằng không thể tuyên bố đã đánh bại chúng trên chiến trường chừng nào tư tưởng của chúng tiếp tục tồn tại trên toàn cầu.
Bà Long tin rằng Hoa Kỳ cần phải có một chiến lược để chống Nhà nước Hồi giáo về mặt tư tưởng.

Đảng của ông Putin

có phần chắc vẫn nắm quyền sau bầu cử quốc hội

Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền được kỳ vọng sẽ thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội hôm Chủ nhật, 18/9. Có khoảng 110 triệu cử tri đăng ký bỏ phiếu.
Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy đảng của Tổng thống Vladimir Putin sẽ duy trì quyền lực trong Viện Duma Quốc gia.
Các nhà phân tích nói rằng cuộc bỏ phiếu có khả năng sẽ là một cuộc trưng cầu về việc ông Putin được dự báo sẽ tái tranh cử tổng thống năm 2018.
Các chính trị gia đối lập đang hy vọng họ sẽ có thể giành được ít nhất vài ghế trong số 450 ghế, nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phe đối lập có thể không đủ may mắn giành được dù chỉ một ghế.
Tuy nhiên, việc khôi phục một hệ thống bầu cử cũ có thể dẫn việc phe đối lập giành được vài ghế. Một nửa số ghế quốc hội sẽ được quyết định bởi các cử tri bỏ phiếu cho các cá nhân, nửa còn lại được bầu từ các danh sách đảng. Quốc hội khóa gần đây nhất đã được bầu ra chỉ căn cứ và danh sách đảng.
Ông Putin và đảng Nước Nga Thống nhất đang hưởng một làn sóng ủng hộ mang tính dân tộc chủ nghĩa liên quan đến vụ bán đảo Crimea và các hành động quân sự đang diễn ra, cùng lúc truyền thông nhà nước lờ đi những người chỉ trích hoặc gọi họ là những kẻ phản bội.
Những người ủng hộ điện Kremlin cho đến nay vẫn coi trọng sự lãnh đạo cứng rắn hơn là những quan ngại về việc sự lãnh đạo đó đưa nước Nga đến đâu.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc chỉ trích Nga

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích Nga về việc kêu gọi Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp vào cuối ngày thứ Bảy để xem xét một đợt ném bom của Hoa Kỳ dường như đã làm chết hàng chục binh sỹ Syria.
Bà Samantha Power nói hành động của Nga là một trò nghi binh có mục đích đánh lạc hướng sự chú ý về một số vụ “hành động tàn bạo có hệ thống nhất trong một thế hệ.”
Bà cho biết Hoa Kỳ đang điều tra vụ ném bom, sau đó bà nêu ra những hành động tàn bạo liên tiếp của chính phủ Syria, bao gồm cả các cuộc không kích vào các bệnh viện và trường học. Bà Power nói trong tất cả những trường hợp này, Moscow không bao giờ kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động.

8 người bị đâm tại một khu mua sắm ở Mỹ

Các quan chức bang Minnesota ở miền bắc Hoa Kỳ cho biết 8 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng dao ở một trung tâm mua sắm hôm thứ Bảy, 17/9.
Ông William Blair Anderson, cảnh sát trưởng của Saint Cloud, cho hay nhân viên cảnh sát đã bắn chết nghi phạm. Lúc đó viên cảnh sát đã hết ca trực.
Ông Anderson nói có người kể rằng kẻ tấn công đã nhắc đến Thánh Allah khi tấn công bằng dao tại Trung tâm Crossroads và đã hỏi một người xem người đó có phải là người Hồi giáo không.
Tuy nhiên, ông Anderson không gọi vụ tấn công là một hành động khủng bố, ông nói vẫn chưa rõ về động cơ của vụ này.
Ông Anderson cho biết 7 trong số 8 nạn nhân đã được xuất viện.
Ngay sau cuộc tấn công, cảnh sát đã đặt trung tâm mua sắm trong trạng thái nội bất xuất ngoại bất nhập.
Saint Cloud cách Minneapolis khoảng 112km về phía tây bắc.

Lệnh cấm Kratom gây tranh cãi

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa Bạch Ốc hôm 13/9 đòi nhà chức trách không đưa một sản phẩm tự nhiên từ khu vực Đông Nam Á gọi là Kratom vào danh sách những chất cấm ở Mỹ. Chất này không phải là opioid, nhưng nó có chứa chất alkaloid tác động lên những thụ thể não giống những loại ma túy như heroin, mà không đưa tới trạng thái lâng lâng. Nhưng Cục chống Ma túy của Mỹ (DEA) sẽ đưa chất này vào Danh mục 1 những chất bất hợp pháp trước cuối tháng này.
Những người ủng hộ Kratom đã phản ứng đầy giận dữ và lo âu trước lệnh cấm của liên bang đối với sản phẩm giảm đau tự nhiên mà họ nói là an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa một cách hợp pháp.
Một trong số họ là người sáng lập Hiệp hội Kratom Mỹ, Susan Ash. Bà từng bị cơn đau do bệnh Lyme hành hạ trước khi chuyển sang dùng Kratom.
Bà Susan nói:
“Trong vòng hai tuần kể từ khi tôi quyết định chuyển sang dùng Kratom, từ chỗ nằm liệt giường tôi đã có thể khởi xướng tổ chức này.”
Kratom bắt nguồn từ lá của cây Kratom ở Đông Nam Á, và đã được sử dụng ở đó hàng ngàn năm qua. Tại Mỹ, người ta mua nó trên mạng hoặc tại những cửa hàng nhỏ bán nhiều loại sản phẩm thảo dược.
Kratom không mấy có nguy cơ cho sức khỏe, miễn là nó không pha lẫn với những chất khác, theo lời một nhà phân phối ở thành phố Houston lấy bí danh là “Chris Kratom” thay vì sử dụng tên thật của ông.
Ông Chris phát biểu:
“Những người tới mua chủ yếu là những người bị đau kinh niên. Họ không muốn cảm thấy uể oải hay đầu óc mụ mị sau khi dùng những loại thuốc được kê toa khác.”
Ông Chris không còn bán Kratom nữa vì lệnh cấm sắp được áp dụng, nhưng mấy năm trước, ông đã đến thăm những nhà cung ứng của mình ở Indonesia và thấy tận mắt nguồn sản phẩm.
Ông nói:
“Chúng tôi thậm chí còn đi ngược dòng sông. Cách duy nhất bạn có thể tới những khu rừng già này là bằng thuyền… rất nhiều những cây mà tôi thấy có tuổi thọ hơn 100 năm.”
Ông nói ông ủng hộ việc chính phủ quản lý chất này thay vì một lệnh cấm toàn bộ.
Nhưng bác sĩ tâm thần Thomas Kosten tại Trường Y Đại học Baylor nói trách nhiệm của DEA là bảo vệ sự an toàn của công chúng chứ không phải quản lý sản phẩm.
Bác sĩ Kosten cho biết:
“Sẽ tốt hơn nếu chúng ta có một công cụ bớt thô sơ hơn việc lập danh mục của DEA như một cách để kiểm soát chất này.”
DEA nói rằng Kratom là một chất gây nghiện có dính dáng tới hàng trăm cuộc gọi cấp cứu trên khắp cả nước.
Nhưng ông Kosten nói những trường hợp ngộ độc những chất khác còn cao hơn rất nhiều lần.
Bác sĩ Kosten:
“Có hàng ngàn những trường hợp đó xảy ra thậm chí trong một tháng, trong khi những vụ ngộ độc Kratom vẫn khá nhỏ.”
Nhiều người nghiện ma túy sử dụng Kratom để cai heroin và những loại thuốc phiện khác. Điều này khơi lên lo ngại rằng lệnh cấm sẽ càng góp phần vào những vụ tử vong do dùng thuốc quá liều vốn đã ở mức báo động.
Lệnh cấm của DEA sẽ kéo dài trong hai năm và sau đó trở thành vĩnh viễn trừ phi nhà chức trách thấy có đủ bằng chứng rằng Kratom không nguy hiểm.

17 binh sĩ bị giết ở Kashmir

Các quan chức ở phần Kashmir thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ cho biết các phần tử vũ trang đã giết 17 binh sĩ trong một cuộc tấn công vào trụ sở của quân đội.
Nhà chức trách nói ít nhất 8 binh sĩ bị thương trong vụ tấn công hôm Chủ nhật ở Uri, cách thành phố chính của vùng là Srinagar khoảng 100km về phía tây.
Các quan chức nói 4 phần tử vũ trang đã bị tiêu diệt trong vụ này.
Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh cho biết trên Twitter rằng ông đã liên lạc với các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị trong khu vực về vụ tấn công và ông đã hủy kế hoạch đi Nga và Hoa Kỳ.
Kashmir bị chia cắt giữa Pakistan và Ấn Độ. Cả hai quốc gia vũ khí hạt nhân đều đòi toàn bộ chủ quyền đối với khu vực thuộc dãy Himalaya này.
New Delhi đổ lỗi về tình trạng bất ổn trong khu vực cho các nhóm chiến binh Hồi giáo đặt cơ sở ở Pakistan.

Các tay súng giết chết 3 người lính ở tây bắc Pakistan

Cảnh sát Pakistan cho biết các tay súng đi xe máy đã giết chết 3 người lính ở ngoại ô thành phố Peshawar, thủ phủ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ở miền tây bắc nước này.
Những người lính đang đi trên ô tô thì bị các tay súng tấn công hôm Chủ nhật, 18/9. Một sĩ quan cảnh sát cấp cao nói với hãng tin AP là những người lính đang quay về từ một trang trại bò sữa của quân đội sau khi lấy sữa cho các sỹ quan.
AP đưa tin là Jamaatul Ahrar, một phe ly khai của Taliban, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Các chiến binh Hồi giáo đã tham gia vào các cuộc tấn công tương tự ở vùng này, nằm gần với khu vực bộ lạc Mohmand.
Tuần trước, một bác sĩ đang làm việc cho một chiến dịch chống bại liệt đã bị bắn chết cũng ở vùng này.
Khu vực bộ lạc Mohmand từ lâu đã là một trung tâm của các chiến binh Hồi giáo. Quân đội Pakistan đã tiến hành một số hoạt động để xóa các hang ổ của các chiến binh ở vùng này, nhưng các chiến binh đã liên tục đánh lại.

Phiến quân Philippines thả con tin Na Uy

Nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf hôm nay, 17/9, đã thả một con tin người Na Uy ở miền nam Philippines, gần một năm sau khi người đàn ông này bị bắt cóc cùng với hai công dân Canada mà sau đó đã bị chặt đầu.
Theo cảnh sát quốc gia Philippines, ông Kjartan Sekkingstad được phóng thích sau khi nhóm chủ chiến Hồi giáo nhận được khoản tiền chuộc trị giá hơn 600 nghìn đôla. Công dân Na Uy này sau đó đã được đưa về nhà tỉnh trưởng Sulu.
Hiện chưa có thông tin về tình trạng sức khỏe của ông này, cũng như thông tin chi tiết về việc trả tiền chuộc.
Cảnh sát cho biết ông Sekkingstad được thả nhờ sự giúp đỡ của các thành viên của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro, một nhóm phiến quân trước kia đã ký hòa ước với chính phủ Philippines trong những năm 90.
Con tin trên bị bắt cóc tại một khu nghỉ mát trên đảo Samal ở Davao hôm 21/9 năm ngoái cùng với hai người Canada tên là John Ridsdel và Robert Hall, cùng một người Philippines tên Marites Flor.
Ông Ridsdel bị chặt đầu hồi tháng Tư, và ông Hall hồi tháng Sáu sau khi yêu cầu đòi tiền chuộc không được đáp ứng.
Trong khi đó, bà Flor được trả tự do chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức hồi tháng Sáu.
Nhóm Abu Sayyaf từng tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra nhiều vụ tấn công nghiêm trọng ở Philippines. Tổ chức phiến quân này đòi độc lập cho một nhà nước Hồi giáo.
Theo the New York Times, BBC

Không kích Mỹ ‘làm chết quân chính phủ Syria’

Liên quân do Mỹ dẫn đầu thừa nhận đã không kích phía đông Syria.
Nga nói cuộc tấn công này làm chết ít nhất 62 lính chính phủ Syria chiến đấu chống IS.
Còn Mỹ nói máy bay đã dừng tấn công ở Deir al-Zour khi được thông báo về sự có mặt của quân Syria.
Người phát ngôn chính quyền Mỹ bày tỏ “hối tiếc” vì “sự mất mát nhân mạng không cố ý”.
Cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, do Nga triệu tập, đang thảo luận khủng hoảng.
Trước đó Nga tuyên bố ngừng bắn hiện nay ở Syria có nguy cơ sụp đổ và lỗi là do Mỹ.
Thỏa thuận ngừng bắn không bao gồm các vụ tấn công của Mỹ chống IS hay các nhóm cực đoan khác.
Mỹ tuyên bố liên quân tin rằng họ đang tấn công IS và đã “ngừng ngay khi viên chức liên quân được Nga thông báo có thể nhân sự và xe bị tấn công là của quân đội Syria”.
Mỹ nói trước đó họ đã thông báo cho Nga biết về cuộc tấn công sắp diễn ra.
Thông cáo của Mỹ nói “liên quân sẽ không cố tình tấn công đơn vị quân sự Syria”.
Trước đó bộ quốc phòng Nga nói nếu cuộc không kích của Mỹ là sai sót, đó là vì Washington không chịu phối hợp quân sự với Moscow.

Ông Trump bị ảnh hưởng vì các hợp đồng ở nước ngoài?

Tạp chí Newsweek liệt kê một số mối kinh doanh mà ông Donald Trump có với các công ty nước ngoài, và khả năng gây xung đột lợi ích cho ông nếu ông trở thành tổng thống.
Câu chuyện trên tạp chí này được đưa ra sau khi báo chí đăng tải nhiều về ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary và Quỹ Clinton, với cáo buộc là tổ chức này được các nhà tài trợ giàu có dùng để tiếp cận bà Clinton và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Công việc kinh doanh chính của ông Trump trong nhiều năm không phải là phát triển và xây cất bất động sản cho chính mình mà nhượng thương hiệu “Trump” để phát triển bất động sản trên toàn thế giới.
Đổi lại, ông nhận được hàng triệu đô la và đôi khi lợi nhuận từ bán bất động sản trong tương lai.
Tác giả Kurt Eichenwald nói rõ ràng rằng không phát hiện thấy có hoạt động tội phạm.
Nhưng ông lập luận rằng nhiều giao dịch kinh doanh của Tổ chức Trump ở nước ngoài khiến ông Trump đối diện khá nhiều xung đột lợi ích nếu ông trở thành tổng thống.
Ví dụ, trong năm 2008, ông Trump ký một thỏa thuận nhượng quyền với tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ Dogan Holdings, theo đó lên kế hoạch xây dựng các khu chung cư và tòa nhà cho doanh nghiệp trong khu kinh doanh ở Istanbul.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đích thân tham dự lễ khánh thành Trump Towers Istanbul.
Quan hệ giữa Dogan Holdings và ông Erdogan bị rạn nứt kể từ tòa tháp được khai trương vào năm 2012.
Aydin Dogan, chủ tịch của tập đoàn, đã phải đối mặt với tội danh buôn lậu xăng dầu.
Gia đình Dogan, người nắm một văn bản quan trọng của ông Erdogan, nói cáo trạng này là có động cơ chính trị.
Ông Eichenwald lập luận rằng mối quan hệ có vấn đề giữa ông Erdogan và gia đình Dogan có nghĩa là ông Trump sẽ có xung đột trực tiếp giữa lợi ích kinh doanh của mình và mối quan hệ của ông với một đồng minh của Hoa Kỳ.
Tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS và cuộc nội chiến Syria khiến xung đột lợi ích này lại càng đáng kể.
Dogan Holdings đã cố gắng lánh xa ông Trump ở cương vị ứng viên, nhưng quan hệ đối tác kinh doanh vẫn được duy trì.
Trong tháng 12, chính ông Trump nói có xung đột lợi ích khi thảo luận về Thổ Nhĩ Kỳ do Trump Towers Istanbul.
Ứng viên đảng Cộng hòa nói Hàn Quốc nên ngừng dựa vào Hoa Kỳ để phòng thủ quân sự, kể cả vũ khí hạt nhân.
Ông Eichenwald lưu ý rằng một công ty năng lượng hạt nhân có tầm cỡ của Hàn Quốc – một công ty sẽ được hưởng lợi nếu Hàn Quốc tăng chi tiêu quân sự – là Daewoo Engineering and Construction.
Daewoo Engineering and Construction trước đây ký kết hợp tác với Tổ chức Trump.
Ở Azerbaijan, ông Trump là chủ tịch của hai công ty trong khuôn khổ một thỏa thuận bất động sản tại Baku.
Công ty đối tác của ông là một công ty cổ phần do Anar Mammadov kiểm soát.
Ông Mammadov là con trai Bộ trưởng Giao thông Azerbaijan, người xuất hiện trong điện tín ngoại giao mà Wikileaks tiết lộ.
Dự án ở Baku đã bị tạm ngưng và cha con ông Mammadov đã không bị buộc tội, và thỏa thuận đối tác vẫn được duy trì.
Ông Trump có các hợp đồng làm ăn ở một số nước khác, như Ấn Độ và Các Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất, theo đó quyền ra quyết định của ông trong cương vị tổng thống Mỹ có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của mình.
Ông nói ông sẽ “cắt đứt quan hệ” với Tổ chức Trump nếu ông trở thành tổng thống, và để các con của mình cũng như các giám đốc điều hành khác cai quản và điều hành công ty.
Điều đó là không đủ, theo CNN, khi đài này phỏng vấn các chuyên gia tài chính.
“Ông Trump vẫn sẽ biết nơi mà các dự án bất động sản của gia đình ông được đặt tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài, và trong cương vị tổng thống, ông sẽ ở vào một vị trí để đưa ra quyết định về kinh tế và chính sách đối ngoại có thể làm lợi về tài sản cho gia đình”, theo một bài báo trên trang web của CNN.
Thêm vào đó, theo Washington Post, thật khó biết được những tiềm năng xung đột lợi ích khác tồn tại sẽ là gì.
“Đã từng có các ứng cử viên tổng thống trước đây là người giàu có, nhưng chưa bao giờ có ai lại có mối quan hệ kinh doanh phức tạp và sâu rộng như ông Donald Trump.
“Và cho tới nay ông Trump, người rất cần phải công khai về tài chính, lại chính là một trong những người từ chối công bố hồ sơ khai thuế hoặc chi tiết kinh doanh của mình”, Paul Waldman viết.
Ứng viên đảng Cộng hòa đã từ chối công bố giấy tờ khai thuế của mình, với lý do còn đang kiểm toán.
Vice News đã kiện ra tòa án để Cơ quan Thuế Quốc nội (IRS) công bố giấy tờ khai thuế thông qua một yêu cầu theo đạo luật về tự do thông tin.
Việc chưa công bố này nên được xem là “phạm luật”, Waldman viết.

Thủ lĩnh sinh viên Hong Kong ‘đi học ở Anh’

Chính phủ Anh đã cấp visa cho một thủ lĩnh sinh viên Hong Kong, người được Đại học LSE nhận học.
Tuy vậy, Alex Chow sẽ chưa thể rời khỏi Hong Kong vì còn phải ra tòa vào hôm thứ Tư.
Hồi tháng Bảy, Alex Chow là một trong ba lãnh đạo biểu tình bị kết tội đã phạm luật khi vào khu vực cấm bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong tháng Chín 2014.
Vụ xâm nhập này xảy ra hai ngày trước khi “phong trào ô dù” bắt đầu, kéo dài 79 ngày.
Đến tháng Tám, Alex Chow nhận án tù ba tuần, được tạm hoãn trong một năm.
Hai người khác, Joshua Wong và Nathan Law, người vừa mới được bầu vào Hội đồng Lập pháp Hong Kong, lần lượt nhận mức án phục vụ công ích 80 và 120 giờ.
Nhưng Bộ Tư pháp Hong Kong đang muốn xét lại các mức án nhằm ra án nặng hơn, theo báo South China Morning Post.
Alex Chow, 26 tuổi, đã thông báo trên Facebook rằng anh nhận được visa Anh hôm thứ Sáu.
Chuyến bay đi London của anh là thứ Năm, tuy anh còn phải ra tòa hôm thứ Tư.
“Liệu tôi có ra đi được không, tôi không biết,” anh nói với South China Morning Post.
Alex Chow mới tốt nghiệp đại học ở Hong Kong và dự định học cao học một năm tại LSE.

Mỹ : Tổ chức phi chính phủ

vận động ân xá cho Edward Snowden

Edward Snowden sống lưu vong tại Matxcơva từ 3 năm qua tưởng như đã rơi vào quên lãng nay bất ngờ lại nổi lên. Đó là nhờ vào cuốn phim của đạo diễn Olivier Stone ra mắt hôm 16/9 tái hiện lại tiểu sử của Snowden. Một chiến dịch rộng rãi vừa được một tổ chức phi chính phủ phát động nhằm vận động phục hồi quyền công dân cho cựu nhân viên phân tích từng lôi ra những tiết lộ động trời về các hoạt động nghe lén, giám sát thông tin của Cơ Quan An Ninh Mỹ NSA.
Tuy nhiên cho đến lúc này, cả Quốc Hội cũng như Nhà trắng hay thậm chí cả đại đa số dân Mỹ đều không ủng hộ « xóa tội » cho Edwward Snowden.Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tại Washington :
Tổ chức bảo vệ các quyền tự do của Mỹ ACLU được Ân Xá Quốc Tế trợ giúp đã qua báo chí phát động chiến dịch đề nghị tổng thống Obama ân xá cho Edward Snowden.
Họ hy vọng bộ phim của đạo diễn Oliver Stone giới thiệu nhân vật này như một người hùng sẽ làm thay đổi dư luận trong đa số người Mỹ vốn vẫn cho rằng Snowden phải trở về Mỹ để được xét xử.
Qua phát ngôn viên Nhà trắng Josh Earnest thì ít có khả năng có được sự tha thứ của tổng thống. Ông nói : « Cách hành xử của ông ta đã đặt cuộc sống người Mỹ cũng như an ninh đất nước vào nguy hiểm ».
Ý kiến này cũng được sự tán đồng của Ủy Ban Tình báo Hạ Viện, theo họ Snowden không phải là anh hùng mà là một kẻ phản bội đã cố tình phản bội lại đồng nghiệp và đất nước mình.
Tuy nhiên Snowden cũng có không ít nhân vật nổi tiếng ủng hộ, ví dụ như Bernie Sanders hay George Soros, những tên tuổi ở Hollywod thì có Sarah Clarendon, Martin Sheen và Daniel Radcliffe.
Trong một video truyền trực tiếp, Snowden đã cảm ơn sự ủng hộ của các nhân vật trên và đồng thời không trối bỏ quá khứ của mình. Anh nói : « Tôi không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng tôi hài lòng về các quyết định của mình ».
Snowden cũng cho biết anh dự định tháng tới sẽ đi bầu cử, nhưng anh không cho biết bầu cho ứng cử viên nào. Cả Hillay Clinton cũng như Donald Trump đều không ủng hộ ân xá cho Snowden.

Syria: Liên Quân Quốc Tế công nhận

oanh kích lầm vào quân đội Damas

Trong một sự cố gây thêm cẳng thẳng giữa Mỹ và Nga, Liên Quân Quốc Tế chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Syria do Hoa Kỳ lãnh đạo, vào hôm qua 17/09/2016, đã công nhận một vụ oanh kích lầm vào vị trí của quân đội Damas gần thành phố Deir Ezzor ở phía đông Syria. Theo Mátxcơva và Damas, vụ đánh lầm đã làm hơn 60 binh sĩ thiệt mạng.
Trong một tuyên bố được truyền hình nhà nước Syria loan tải, Quân Đội Syria tố cáo : « Máy bay của liên minh do Mỹ dẫn đầu đã tấn công vào một vị trí của quân đội Syria (…) gần sân bay Deir Ezzor ». Về phía Nga cũng loan báo là không quân của Liên Minh đã thực hiện tất cả là 4 đợt oanh kích, làm 62 người chết và hàng trăm người bị thương.
Sau đó ít lâu, Bộ Tư Lệnh Quân Đội Mỹ vùng Trung Cận Đông Centcom đã xác nhận vụ việc trong một thông cáo : « Lực lượng Liên minh nghĩ rằng họ tấn công một vị trí chiến đấu của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã bị giám sát từ lâu ». Sau khi nhận được thông báo từ phía Nga về vụ sai lầm, phía Mỹ đã lập tức đình chỉ chiến dịch oanh kích.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160918-syria-lien-quan-quoc-te-cong-nhan-oanh-kich-lam-vao-quan-doi-damas

Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp theo yêu cầu của Nga.

Sau vụ dội bom lầm tại Syria, Nga đã yêu cầu triệu tập khẩn cấp một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để nghe phía Mỹ giải thích. Còn chính quyền Damas thì đòi Hội Đồng Bảo An « lên án Mỹ xâm lược và buộc Hoa Kỳ không tái phạm và tôn trọng chủ quyền của Syria. »
Trong cuộc họp tối qua tại New York, hai phái đoàn Mỹ và Nga đã đấu khẩu kịch liệt. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power, dĩ nhiên đã tỏ ý lấy làm tiếc về sự cố đã làm cho hơn 60 người chết, nhưng tố cáo Nga đã tung hỏa mù tại New York để che giấu những vụ vi phạm ngừng bắn tại Syria.
Phía Nga cũng tố cáo ngược lại phía Mỹ và đồng minh, và công khai tỏ ý hoài nghi về khả năng lệnh ngừng bắn tại Syria được duy trì.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.