Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chui vào Đảng ủy Công an Trung ương, Nguyễn Phú Trọng tìm cách nắm đầu Bộ Công an

Wednesday, September 21, 2016 8:34:00 PM // , ,

 
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Nguyễn Phú Trọng đang đối diện với nguy cơ phá sản bởi việc trốn thoát của con bài Trịnh Xuân Thanh. Sự kiện này cũng đã phản ảnh tình trạng bất lực của hệ thống chính trị và là một thử thách đối với quyền lực của Tổng Bí thư. Do đó, Nguyễn Phú Trọng đã phải chui vào Đảng ủy Công an Trung ương. Đây là lần đầu tiên có sự việc một TBT là một thành viên của bộ phận này. (1)
Bộ Công an và cú đào thoát của Trịnh Xuân Thanh
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trốn thoát thành công của Trịnh Xuân Thanh là sự bất hợp tác của phía công an đối với Nguyễn Phú Trọng. Trầm trọng hơn là còn có xác suất phía công an hỗ trợ cho Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi vòng cương tỏa của phe nhóm Nguyễn Phú Trọng. Thanh đã biệt tích vào khoảng trước ngày 26/8, sau đó tuyên bố bỏ đảng và bất tín nhiệm TBT, nhưng mãi đến ngày 13/09, đại diện của C45 Bộ Công an vẫn án binh bất động vì “chưa nhận được đơn đề nghị tìm kiếm ông Trịnh Xuân Thanh từ gia đình ông này và Tỉnh ủy Hậu Giang”(2). Đến 3 ngày sau, không thể nào tiếp tục án binh trước sự việc đào thoát của một cán bộ đảng viên cao cấp, dính líu trong một vụ án 3.300 tỷ và dư luận quan tâm theo dõi, Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (C46) phải ký quyết định truy nã (3).
Việc bỏ trốn của Trịnh Xuân Thanh đã ảnh hưởng trầm trọng đến “chuỗi” chiến dịch của Nguyễn Phú Trọng tấn công phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng theo “quy trình tấn công từng bước” vào đường dây Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Vũ Đức Thuận – Đinh La Thăng – Nguyễn Tấn Dũng (4). Sau 16 tháng hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa tìm ra tông tích của Trịnh Xuân Thanh thì vụ án PVC thất thoát 3.300 tỷ đồng buộc phải đình chỉ theo khoản 1 Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Mạng nhện Bộ Công an
Trong suốt 10 năm của 2 nhiệm kỳ Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm, xây dựng và phát triển quyền lực của ông ta trong Bộ Công an. Bên cạnh việc bổ nhiệm Trần Đại Quang vào chức vụ Bộ trưởng BCA vào năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng đã thăng chức cho hàng loạt các tướng tá công an, điều động những tướng công an thân tín vào các vị trí lãnh đạo các Tổng cục của BCA. (5)
Trong mạng nhện của BCA được thâu tóm bởi Nguyễn Tấn Dũng và chỉ huy bởi Trần Đại Quang, cho dù nếu có sự rạn nứt trong liên minh Dũng-Quang thì ngày nay đa số thành phần chủ chốt trong bộ vẫn đứng về phía Dũng hoặc phía Quang – nhưng không dưới bóng của Nguyễn Phú Trọng – trừ khi Trần Đại Quang ngả hẳn sang Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, khi Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ký ban hành văn bản 13-TB/TW vào ngày 17/8, đặt vấn đề cán bộ đảng viên khai lại tuổi và quyết định không xem xét tuổi mà đảng viên đã điều chỉnh, nhưng sẽ dựa vào tuổi của đảng viên đã khai trong hồ sơ gốc lý lịch đảng viên khi vào đảng (6). Ai cũng biết Trần Đại Quang đã khai gian năm sinh từ 1950 thành 1956 nhằm “trẻ đủ” để có thể ngồi lại trong nhiệm kỳ vừa qua. Văn bản này đã chặn con đường hoạn lộ, tranh giành ghế TBT với Đinh Thế Huynh hay Nguyễn Xuân Phúc – hiện đang là đàn em cật ruột của Nguyễn Phú Trọng nếu Trọng rời khỏi chức vụ TBT vào giữa nhiệm kỳ như đã hứa hẹn. Vị trí bạn hay thù giữa Trọng và Quang đã được định rõ.
Sau đại hội đảng 12, Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch nước và người thay thế ngôi vị BT BCA là Tô Lâm.
Vào năm 2010, Tô Lâm được Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào vị trí Thứ trưởng BCA và sau đó dưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng Trần Đại Quang.
Vào ngày 30-7-2016, bên cạnh vai trò BT BCA, Tô Lâm được giao cho chức vụ tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Buổi lễ công bố quyết định này cũng là ngày đoàn tụ của Tô Lâm, Trần Đại Quang và Nguyễn Tấn Dũng. (7)
Đảng ủy công an Trung ương
Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam (ĐUCATƯ) là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an Nhân dân Việt Nam. Đây là bộ phận chính ủy đề xuất đường lối hoạt động của Bộ Công an (8).
Trong nhiệm kỳ 2010-2015,
Ban Thường vụ ĐUCATƯ gồm 8 người.
- Bí thư: Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng BCA
- Phó Bí thư: Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Thường trực BCA
Ủy viên thường vụ ĐUCATƯ:
1. Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
2. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
3. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
4. Thượng tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an
5. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an
6. Thượng tướng Bùi Quang Bền, Thứ trưởng Bộ Công an
Nhiệm kỳ 2016-2020, 
Ban Thường vụ rút xuống còn 7 người:
- Bí thư: Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng BCA
- Phó Bí thư: Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
Ủy viên thường vụ ĐUCATƯ:
1. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư
2. Trần Đại Quang, Chủ tịch nước
3. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
4. Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an
5. Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an
Đây là lần đầu tiên, một Tổng bí thư chui vào Đảng ủy Công an Trung ương.
Ở nhiệm kỳ trước, Ủy viên thường vụ ĐUCATƯ có 4 tướng công an. Nhiệm kỳ 2016-2020 rút xuống còn 7 người và TBT vào chiếm 1 chỗ. Do đó 2 tướng công an trong bộ phận này phải ra đi. Bên cạnh đàn em cật ruột là Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng chỉ cần thu phục thêm 2 thành viên là chiếm đa số. Trong 4 tướng công an – Tô Lâm, Lê Quý Vương, Bùi Văn Nam, Nguyễn Văn Thành – 2 kẻ này sẽ là ai và liệu Nguyễn Phú Trọng có đạt được mục tiêu khống chế ĐUCATƯ hay không?
Kết:
Dựa vào những “sự cố” Trịnh Xuân Thanh, cuộc đấu đá giữa Nguyễn Phú Trọng và cựu bộ trưởng CA – chủ tịch Nước Trần Đại Quang, rõ ràng là Nguyễn Phú Trọng đang muốn dùng bộ phận này để tìm cách giám sát và nắm đầu Bộ Công an phải ngoan ngoãn trở thành tấm khiên, lá chắn và thanh gươm của Tổng bí thư trong sự nghiệp đả muỗi diệt ruồi, truy cùng đuổi tận phe cánh Nguyễn Tấn Dũng, Đinh La Thăng và Trần Đại Quang.
22.09.2016
___________________________________
Chú thích:

Tham gia Đảng uỷ Công an: Thế cờ vây của TBT Nguyễn Phú Trong

000_Hkg10250113.jpg-620.jpg
Ba lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam có mặt trong Đảng uỷ Công an.
AFP
Tham gia Đảng uỷ Công an: Thế cờ vây của TBT Nguyễn Phú Trong
00:00/00:00
Cát Linh, RFA
2016-09-21
Truyền thông Việt Nam hôm nay đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương. Đây là một quyết định mới và cũng là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia cơ quan Đảng đầy quyền lực của Bộ Công An.
Sự kiện này dưới cái nhìn và quan điểm của các nhà quan sát như thế nào, mời quí vị theo dõi bài phóng sự sau do Cát Linh thực hiện.
Cũng cố vai trò độc tôn của Đảng
Đài truyền hình trong nước tối hôm Thứ Tư 21 tháng Chín trình chiếu buổi lễ của Bộ Chính trị công bố việc chỉ định một danh sách gồm 16 người đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ Tổng bí thư trước, ông Nguyễn Phú Trọng với cương vị hiện tại là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng uỷ và ban thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến, từ Đà Lạt trả lời phỏng vấn chúng tôi vào tối 21 tháng 9 cho biết ông cũng vừa biết được tin từ truyền hình nhà nước. Nhận định đầu tiên của ông về sự việc này đó là Đảng Cộng sản Việt Nam đang ngày càng cũng cố sự lãnh đạo độc tôn của Đảng trong cả hai lĩnh vực quân đội và công an.
“Có thể nói chế độ Đảng trị đồng thời cũng là công an trị. họ tranh nhau chẳng qua là để cũng cố đường lối đó. Và như thế có thể cho thấy phái diều hâu trong Đảng đang thắng, và tiếng nói của nhân dân về dân chủ bao năm nay chẳng có ảnh hưởng tí gì với họ. Có những điều chỉnh nhưng chẳng qua họ chủ động điều chỉnh để chính sách của họ được thực hiện 1 cách hoàn chỉnh hơn chứ chẳng tiến về dân chủ gì cả.”
NPT.jpg-400.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ. Courtesy TTXVN
Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ, Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính Trị là cơ quan có quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản chỉ định. Một vị Giáo sư, Tiến sĩ xin được dấu tên cho chúng tôi biết suy nghĩ của ông sau khi biết được tin từ truyền hình VTV trong nước.
“Tôi cho rằng ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) làm như thế là quá tham quyền lực. ông ấy định dùng cả bộ máy Đảng áp lên công an, rồi chỉ đạo công an làm việc. Nói chung tôi có phản ứng không tốt lành, cho rằng đây là một việc làm kiêm quyền ghê gớm của Nguyễn Phú Trọng.”
Vị giáo sư này đặt câu hỏi “làm thế nào mà trong một Đảng uỷ lại có cả Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng trong ấy? Rõ ràng là một bộ máy Đảng trị, một bộ máy mà Đảng bao trùm lên tất cả.”
Tôi cho rằng ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) làm như thế là quá tham quyền lực. ông ấy định dùng cả bộ máy Đảng áp lên công an, rồi chỉ đạo công an làm việc.- Một Giáo sư, Tiến sĩ dấu tên
Trong quyết định của Bộ Chính trị Khoá XII về 16 thành viên đứng đầu cơ quan Đảng của Bộ Công an, có cả ba lãnh đạo cấp cao trong số bốn người được gọi là “Tứ trụ” của Đảng Cộng sản Việt Nam, là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nói về cơ cấu này, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu không cho rằng sẽ có sự “chồng chéo về quyền lực”, vì theo ông, tất cả chỉ là một.
“Thực chất lãnh đạo của Đảng Cộng sản tất cả chỉ là Đảng hết. mọi thứ chỉ là bù nhìn. Quốc hội cũng là bù nhìn. Chính phủ cũng là bù nhìn. Trước đây họ phân công chỉ là tính chất hình thức thôi chứ mọi thứ thật ra là một đầu mối.”
Thế cờ vây
Quyết định tham gia Đảng uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng, mà không có một chức danh cụ thể nêu ra trong buổi lễ công bố ngày 21 tháng Chín, đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quan sát. Đặc biệt khi nói đến sự kiện Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nguyên cán bộ quản lý cao cấp của công ty dầu khí Việt Nam, người làm xôn xao dư luận và được cơ quan báo chí của nhà nước, cả giới blogger nhắc đến gần đây, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể không nghi ngờ có một sự liên quan. Ông cho rằng việc tham gia bộ phận tối cao của công an là một bước để ông Nguyễn Phú Trọng tham gia trực tiếp vào vụ án
“Đúng như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nắm luôn cả công an là vì thế này: dư luận người ta biết lúc đầu, ông Trần Đại Quang tưởng đã đi theo ông Trọng một cách tuyệt đối, nhưng không phải. càng ngày người ta càng thấy trong nội bộ của họ có những phân hoá. Cho nên ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói người mà ông ấy muốn diệt nhất, trung tâm là ông Nguyễn Tấn Dũng. Sau đại hội 12, tưởng là ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực nhưng nghĩ vậy thôi, chân rết của ông ấy còn nhiều. Thứ hai nữa là công an cũng muốn bảo vệ ông Dũng đấy chứ không phải chuyện đùa. Cho nên muốn đánh ông Dũng thì cũng phải nắm luôn cả công an. Chắc chắn như thế.
Ngay cả ông Trịnh Xuân Thanh, ông ấy đi ra được nước ngoài trong điều kiện như thế thì tất nhiên công an phải mở cửa cho ông ấy đi chứ. Tóm lại muốn trị ông Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng phải nắm luôn cả công an.”
Ngay cả ông Trịnh Xuân Thanh, ông ấy đi ra được nước ngoài trong điều kiện như thế thì tất nhiên công an phải mở cửa cho ông ấy đi chứ. Tóm lại muốn trị ông Trịnh Xuân Thanh thì ông Trọng phải nắm luôn cả công an.- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Tuy nhiên cũng theo Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì những người trong “Tứ trụ” cũng không dễ dàng chịu thua ngay.
“Chắc chắn rằng trong họ sẽ có những đấu tranh với nhau chứ không dễ dàng ông Trọng có thể dắt mũi họ. Những người không còn trong Tứ trụ cũng còn lực lượng và tất nhiên họ kết hợp với Tứ trụ. Chứ không phải những người đã bị hất ra khỏi Bộ chính trị là họ chịu thua hoàn toàn. ” 
Cho dù báo chí trong nước đã đồng loạt tường thuật lời phát biểu của Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho rằng, sự tham gia của ba lãnh đạo cấp cao vào Đảng uỷ Trung ương là thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhưng các nhà quan sát thì lại có nhận định ngược lại. Họ cho rằng quyết định tham gia Đảng uỷ Công an của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ cho thấy sự độc tôn của Đảng cộng sản mà chiều hướng dân chủ hoá ở Việt Nam vẫn còn rất xa vời.

TBT Trọng lần đầu vào Đảng ủy Công an

  • 21 tháng 9 2016
Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionTổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Phú Trọng vừa có quyết định tham gia Đảng ủy và Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, là tổng bí thư Đảng CSVN đầu tiên giữ vị trí này.
Giống như các tổng bí thư khác, ông Trọng đã nắm chức Bí thư Quân ủy Trung ương, tức người đứng đầu cơ quan lãnh đạo của Đảng CSVN trong quân đội.
Quyết định mới, theo một nhà bình luận ở trong nước đề nghị giấu tên, cho thấy nỗ lực củng cố vai trò lãnh đạo của vị tổng bí thư trong hai lĩnh vực then chốt về chính trị.
Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nay gồm bảy vị, trong đó có ba lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm được dẫn lời nhận xét việc ba lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia Đảng ủy Trung ương “thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay”.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, gồm 16 ủy viên, được tổ chức tại Hà Nội vào sáng thứ Năm 21/9.
Ông Nguyễn Phú Trọng được dẫn lời nói trong phát biểu chỉ đạo rằng Đảng ủy Công an Trung ương phải “tập trung xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương, các tổ chức Đảng trong Công an nhân dân và lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng…”
Nhà bình luận từ Hà Nội nhận định: “Công an là ngành then chốt với sự hiện diện đông đảo trong mạng lưới chính trị ở Việt Nam. Bởi vậy có lẽ ông Trọng cảm thấy tới lúc ông phải tham gia công tác Đảng ở đây một cách trực tiếp”.BBC

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.