Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

VN: Tranh cãi về lý lịch của tân Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn

Friday, April 9, 2021 4:22:00 PM // ,

HOANG DINH NAM/Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Giáo dục Việt Nam có nhiều thách thức cho tân bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Kim Sơn vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thay cho ông Phùng Xuân Nhạ nhưng câu chữ về lý lịch của ông lại gây tranh cãi.

Cụ thể, trên trang Đại hội Đảng, hồ sơ về Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kim Sơn ban đầu có thông tin gây tranh cãi như sau: "2007-2008: Nghiên cứu sau tiến sĩ về tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Mỹ".

Trước đó, khi đưa tin về Đại hội Đảng 13, trang Giaoduc.net.vn cũng giật tít: "Tân Ủy viên Trung ương Đảng từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard".

Trang Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ghi lý lịch ông Sơn là nghiên cứu sau tiến sĩ về Tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ (2007-2008). 

Nhiều tờ báo khác như Nhân Dân, tạp chí Xây Dựng Đảng, báo điện tử Chính phủ… cũng từng đưa nội dung tương tự.

Báo chí bị 'sửa lưng'

Sau khi thông tin ông Nguyễn Kim Sơn "từng nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard" được loan đi, nhiều người đã chỉ ra đây là thông tin sai.

Theo đó, ông Sơn là học giả (visiting scholar) chứ không phải là nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) như báo chí và các trang mạng đưa.

Trang Facebook Nam Le's Liberal (chuyên về các tư tưởng triết lý, giáo dục) đặt vấn đề: Chúng ta cần thông tin trung thực từ người đứng đầu ngành giáo dục - tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có thực sự làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Harvard.

Theo đó, người này phân tích rằng ông Sơn từng có một năm là học giả tại Harvard-Yenching Institute (HYI) chứ không phải là Đại học Harvard. Hơn nữa, Nam Le cũng cho rằng học giả là một dạng "hợp tác nghiên cứu" khi một cá nhân được cho phép đến một cơ sở nghiên cứu để tham quan, học hỏi và hỗ trợ hợp tác.

Còn hệ sau tiến sĩ là công việc nghiên cứu sau bậc tiến sĩ, được ký hợp đồng trả lương đóng thuế với trường học.

Báo chí viết tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo là nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Havard nhưng sau đó đã sửa lại

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Chụp lại hình ảnh,

Báo chí viết tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo là nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Havard nhưng sau đó đã sửa lại thành Viện Havard - Yenching

Từ dư luận trên mạng xã hội, nhiều tờ báo và website của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã sửa chi tiết "nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Harvard" thành học giả tại "Viện Harvard-Yenching". Tuy nhiên, các bài viết cũ hơn về ông Sơn thì vẫn chưa được sửa.

Bên cạnh tranh cãi về "Đại học Harvard" hay "Viện Harvard-Yenching", "nghiên cứu sau tiến sĩ" hay "học giả", nhiều người còn cho rằng Harvard-Yenching Institute có quan hệ với "Đại học Yên Kinh Trung Quốc", thậm chí một số người còn đi xa hơn khi nói rằng "đây chẳng qua là một dạng học viện Khổng Tử thôi".

Dư luận nói gì?

Facebook Trương Huy San (Osin Huy Đức) nói rằng theo một người bạn là học giả lâu năm làm cho viện Yenching thì: "Chương trình Visiting Scholar 1 năm dành cho giảng viên đại học ở Yenching đòi hỏi điều kiện cao hơn nhiều so với chương trình postdoc".

Ông Huy Đức bình luận: "Nếu ông Kim Sơn là Visiting Scholar tại Harvard Yenching Institute mà khai là làm postdoc tại đó thì khiêm tốn quá. Còn việc ông làm bộ trưởng ra sao thì còn phải chờ xem hồi sau."

Tuy nhiên, trang Nam Le's Liberal viết rằng không bàn đến chức danh nào cao hơn cái nào mà chỉ muốn đính chính lại thông tin cho chuẩn xác.

"Không biết có phải chủ quan của chính ông Sơn, hay do nhà báo, người đánh máy kê khai hồ sơ nhưng đây quả thực là một sự gian dối hồ sơ" và đặt vấn đề vì sao cứ nhận vơ danh xưng Harvard khi nó không thuộc về mình.", trang Facebook này viết.

Nhiều người đặt kỳ vọng và tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

NGUỒN HÌNH ẢNH,HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người đặt kỳ vọng và tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (ảnh minh họa)

Trang Nhà báo điều tra dẫn bài viết của nhà báo Nguyễn Quyết như sau: "Có câu chuyện này lan trên mạng, đó là học trò của TS Sơn kể rằng, ông luôn nói rất rõ về việc mình không phải là tiến sĩ danh dự của Harvard. Ông Sơn là Visiting Scholar ở Viện Harvard-Yenching. Giai đoạn 6/2007- 5/2008, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn sang viện Harvard theo dạng trao đổi học giả (nghĩa là cũng ở tầm nghiên cứu rất cao chứ không phải dạng vừa). Viện này nằm trong khuôn viên của ĐH Harvard chứ không phải là thành viên của ĐH Harvard."

"Ở thời buổi mà nhà nhà nhận mình là học ở Harvard thì sự trung thực của ông Sơn lại là 1 điểm đáng trân trọng. Rõ ràng, trung thực luôn là đức tính cần có của một người thầy. ", bài viết ghi.

Tuy nhiên, nhiều người phản bác lại rằng, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đã là quan chức của người dân nói chung, chứ không còn là người thầy như trước nữa nên dư luận có vai trò giám sát ông trên cương vị quan chức.

HYI là gì?

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Harvard-Yenching Institute liên quan gì tới Đại học Harvard? Tổ chức này có quan hệ gì với "Đại học Yên Kinh" hay Trung Quốc không?

Theo phần tự giới thiệu trên website của Harvard-Yenching Institute, tổ chức này là một quỹ tín thác công ích (public charitable trust) được thành lập vào năm 1928. Nguồn tài trợ cho quỹ đến từ tài sản của nhà khoa học, doanh nhân Charles Martin Hall, người đã qua đời vào năm 1914.

Tiến sĩ Trần Vinh Dự, người từng được HYI cấp học bổng, lý giải trên Facebook cá nhân: "Harvard-Yenching không phải là một đơn vị do trường Đại học Harvard sở hữu. HYI có thể hiểu là một tổ chức thiện nguyện hoạt động độc lập, có ngân sách độc lập. Nhưng HYI là một phần không tách rời của cộng đồng Harvard. Hiểu nôm na, HYI là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập."

Theo ông Dự, HYI không phải là một khoa hay là một viện đào tạo nên không cấp bằng gì. Từ thập niên 1950 trở lại đây, HYI tập trung chính vào việc tài trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ và các giáo viên trẻ thuộc các trường đại học hàng đầu ở Đông và Đông Nam Á ra nước ngoài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn.

Đồng thời, dựa trên những dẫn chứng về lịch sử nêu ra, ông Dự khẳng định: "HYI không hoạt động bằng tiền của Trung Quốc và cũng không hoạt động theo agenda của Trung Quốc hay nói cách khác không 'thân Trung Quốc' như một số người phán bừa" mà "HYI hoàn toàn là một quỹ tín thác của Mỹ, hoạt động hoàn toàn từ ngân sách đóng góp dựa trên tài sản của nhà khoa học Charles Martin Hall để lại."

Theo trang của HYI, viện này là "một cơ sở độc lập dành riêng cho việc thúc đẩy giáo dục đại học ở châu Á trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt chú trọng đến việc nghiên cứu văn hóa châu Á".

Vì sao gây tranh cãi?

Nhiều người liên hệ Harvard với Trung Quốc có lẽ xuất phát từ từ "Yenching" trong tên gọi của viện này. "Yenching" đúng là "Yên Kinh", nhưng chữ "Yenching" trong tên của HYI có một căn nguyên sâu xa từ thời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn quản lý Đại lục.

Theo website của HYI, vào thập niên 1930, viện này bắt đầu ủng hộ các nỗ lực nghiên cứu ngôn ngữ và văn minh Á Đông, sau đó thành lập Thư viện Harvard-Yenching. Trong thập niên 1930 và 1940, viện ủng hộ trực tiếp Đại học Yên Kinh của Trung Quốc (lúc này đang do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lãnh đạo) do trường đại học này chú trọng các môn khai phóng.

Cùng với đó, HYI còn hỗ trợ năm trường đại học khác tại Trung Quốc như Hoa Tây, Sơn Đông Tề Lỗ… Sau khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền tại Đại lục và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dời ra đảo Đài Loan, Đại học Yên Kinh đã chấm dứt hoạt động vào năm 1952. Từ đó, mối quan hệ của HYI với "Đại học Yên Kinh" cũng chấm dứt.

"Mối quan hệ giữa HYI với Đại học Yên Kinh đã kết thúc cùng với sự chấm dứt hoạt động của Đại học Yên Kinh vào năm 1952. Do đó, việc nói rằng HYI hiện nay hợp tác với Đại học Yên Kinh nào đó, thậm chí là một cơ sở của Đại học Yên Kinh là sai," nhà báo Đỗ Hùng viết.

Ông cũng cho biết thêm: "Khái niệm Đại học Yên Kinh ngày nay có lẽ là Yên Kinh Học đường thuộc Đại học Bắc Kinh. Mà Yên Kinh Học đường thì không liên quan tới HYI". Còn việc diễn dịch xa hơn, nói HYI là "một dạng của viện Khổng Tử" thì cũng không có căn cứ.

Như vậy, HYI có quan hệ chặt chẽ với Harvard, là một dự án độc lập mà Harvard có tham gia với tư cách thành viên sáng lập, nhưng độc lập về pháp nhân, tài chính.

Xem thêm về giáo dục:

Thảo luận trên YouTube về tân nội các VN có phần nhắc tới ông Nguyễn Kim Sơn

Học sinh VN 'học bơi sai' trong biển ngoại ngữ? 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.