Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tân Thủ tướng VN nếu đề xuất đúng sẽ được 'ủng hộ ở các cấp cao nhất'

Friday, April 9, 2021 3:45:00 PM // ,

TS Vũ Minh Khương, người có kinh nghiệm quản lý ở Việt Nam, cũng đưa ra bình luận trước câu hỏi về tương quan giữa những quyết sách của Bộ Chính trị và quyết định cá nhân của thủ tướng trong điều hành kinh tế.

“Người đề xuất và bảo vệ luận điểm của đề án nào đó có ảnh hưởng rất lớn, do vậy thì phải nắm chắc và như thế thì mới có sự đồng thuận. Nói cách khác đi là Bộ chính trị hay trung ương Đảng chuẩn thuận hay ra nghị quyết thì cũng phải có cái hồn của cá nhân chịu trách nhiệm đề xuất.

Việt Nam có cất cánh được hay không?

Việt Nam trong 5 năm tới, theo ông Khương, là thời điểm rất quan trọng để đặt nền móng cho một quốc gia hiện đại.

“Giai đoạn này quyết định Việt Nam có cất cánh được hay không và 5 năm tới Việt Nam cần có bước tiến vượt bậc. Theo tôi ai may mắn lắm thì mới được tham gia vào giai đoạn này. Tức là tiếp tục trong việc hội nhập với thế giới, nắm bắt cách mạng 4.0 hay thúc đẩy kinh tế tư nhân".

TS Khương từ Đại học Quốc gia Singapore nhận định tân chính phủ phải đương đầu với những thách thức từ láng giềng lớn.

“Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc. Mà Trung Quốc tiến rất nhanh và cũng là một thế lực khống chế rất nhiều về kinh tế, khoa học kỹ thuật, thị trường và Việt Nam phải đương đầu với những yếu tố đó.

“Vì vậy Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tự trỗi dậy để tồn tại. Giống như nếu Trung Quốc mạnh như Mỹ mà Việt Nam giống như Mexico thì rất là khổ. Thế nên Việt Nam phải cố gắng để sao như được Canada bên cạnh Mỹ.

“Tức là họ ở ngay bên cạnh mình mà họ làm được mà mình không làm được là tính chính danh của Đảng bị giảm sút. Cho nên chính Đảng cũng phải cải cách để ngang bằng trong một chừng mực nào đó. Thuyền trưởng trên con tàu đi trên biển lớn có sóng lớn áp sát mình như vậy thì mình phải vững vàng mà lèo lái con tàu vươn lên và tôi tin là làm được”.

TS Khương: Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tự trỗi dậy để tồn tại trước Trung Quốc rất mạnh.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

TS Khương: Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác là phải tự trỗi dậy để tồn tại trước Trung Quốc rất mạnh.

Kinh tế Việt Nam, theo TS Khương, là kiểu kinh tế “platform” giống như Singapore.

“Tức là đây là nơi mà các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào, tương tác cộng hưởng ở đó và đó là cách đi lên nhanh nhất. Và đó cũng là cách để mình bảo vệ được an ninh quốc gia tốt nhất vì đây là nơi các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới tham gia vào, bám rễ tại đây lâu dài.

“Thì tôi nghĩ triết lý quốc phòng của Việt Nam trong thời gian tới cũng như vậy và phải để Việt Nam là một nền kinh tế mở”.

TS Vũ Minh Khương mô tả về thái độ tự tin của người dân hay cán bộ ở Việt Nam khi ông tiếp xúc.

“Trước đây nhìn ra nước ngoài thì họ thấy cái gì cũng thấy xa vời, tự hỏi làm sao làm được vậy, điều hoang tưởng….nhưng hiện giờ là thấy chúng ta có thể làm được. Vấn đề là làm như thế nào thôi.

“Có thể lấy Vinamilk là một ví dụ. Từ một doanh nghiệp khá thôi nhưng bây giờ là thuộc diện hàng đầu thế giới xét về chất lượng hoạt động và công nghệ, tổ chức quản lý. Tức là khả năng của người Việt Nam để có thể làm được những việc có ấn tượng trên thế giới là không phải không làm được. Việc Vinamilk đưa công nghệ 4.0 vào hoạt động của mình cũng được chuyên gia thế giới đánh giá cao”.

TS Khương cho rằng chính phủ của Thủ tướng Phúc đã để lại điều ông gọi là “những di sản” rất quý cho chính phủ nhiệm kỳ mới.

“Theo tôi ông Chính có thể bước sang bước ngoặt mới là đi sâu vào cải cách, đó cũng là thế mạnh của ông Chính. Tức là đi sâu vào tổ chức và xây dựng bộ máy công quyền ưu tú. Phải có sự đột phá về thể chế, ví dụ làm sao để người cán bộ nhà nước làm việc hết lòng.

“Vấn đề doanh nghiệp nhà nước cũng là vấn đề. Tôi nói chuyện với các doanh nghiệp nhà nước thì phải nói là có nhiều người tâm huyết và giỏi, nhưng cơ chế trói buộc và họ ngại làm chỉ phải có chuyên gia hỗ trợ, chứ không phải chỉ có chỉ tiêu là bao nhiêu doanh nghiệp phải cổ phần hóa.

“Còn về chống tham nhũng thì Việt Nam phải làm tốt hơn. Hiện mới chỉ là để họ không dám tham nhũng vì sợ bị trừng phạt. Nhưng phải tiến tới làm sao để không thể tham nhũng,” TS Khương nói.

Xem thêm:

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.