Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hoàng tế Philip (1921-2021): Tang lễ sẽ được tổ chức ngày 17/4

Sunday, April 11, 2021 7:07:00 PM // ,

 BBC

Công tước Edinburgh, Hoàng tế Philip, phu quân Nữ hoàng Anh Quốc, vừa tạ thế

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Công tước Edinburgh, Hoàng tế Philip, phu quân Nữ hoàng Anh Quốc, vừa tạ thế

Tang lễ Hoàng tế Philip, Công tước Edinburgh, sẽ được tổ chức vào thứ Bảy tới, ngày 17/4, theo thông cáo từ Điện Buckingham.

Một phút mặc niệm trên toàn quốc sẽ mở đầu lễ tang Hoàng tế Philip, Công tước Edinburgh vào lúc 15:00 ngày hôm đó tại Nhà nguyện St George's, trong khuôn viên Lâu đài Windsor.

Nghi lễ đám tang, theo đúng ước nguyện của ngài Công tước, đã được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh đang có đại dịch Covid-19.

Hoàng tử Harry, Công tước Sussex, sẽ bay từ Mỹ về Anh để dự tang lễ cùng các thành viên khác trong Hoàng gia.

Công tước Edinburgh, Hoàng tế Philip, phu quân Nữ hoàng Anh Quốc, tạ thế hôm 9/4, thọ 99 tuổi.

Là sĩ quan hải quân Hoàng gia Anh, ông cưới Công chúa Elizabeth năm 1947, năm năm trước khi bà lên ngôi Nữ hoàng Anh.

Thông báo của Điện Buckingham Palace trưa 09/04/2021 nói:

"Với sự đau buồn vô hạn, Nữ hoàng thông báo rằng người chồng yêu thương của bà, Ngài Hoàng tế Philip, Công tước Edinburgh vừa từ trần.

"Ngài từ giã cõi đời trong sự bình yên sáng nay ở Lâu đài Windsor Castle."

Vợ chồng nữ hoàng có bốn con, tám cháu nội ngoại và 10 chắt.

Chụp lại video,

Hoàng tế Philip, phu quân Nữ hoàng Anh Elizabeth II, vừa tạ thế

Loạt đại bác tiễn biệt

Trưa ngày 10/4, 41 phát đại bác được bắn trọng thể ở một số địa điểm trên nước Anh và ngoài biển để tưởng niệm vị Hoàng tế.

Nước Anh sẽ có 8 ngày quốc tang trước khi lễ tang được cử hành và phát trực tiếp trên truyền hình. Đây sẽ là một sự kiện mang tính tưởng niệm nhiều hơn là nghi lễ quốc gia thường thấy khi một thành viên của hoàng tộc qua đời.

Hoàng tế sẽ không có lễ viếng quốc gia (lie in state) - theo đó công chúng có thể được viếng quan tài ông.

Một người phát ngôn của Điện Buckingham cho biết: "Dù đây là thời điểm đau buồn, trong những ngày sắp tới. sẽ có cơ hội [cho chúng ta] kỷ niệm một cuộc đời xuất chúng [của ngài]."

Các toà nhà của Chính phủ trên khắp Vương quốc Anh và các cơ quan ngoại giao của Anh ở nước ngoài treo cờ rủ để tưởng nhớ Hoàng tế Philip.

Hoàng gia Anh cũng đã lập sổ tang trực tuyến để mọi người có thể gửi thông điệp chia buồn.

Queen Elizabeth II and the Duke of Edinburgh greet crowds in the grounds of Windsor Castle, Berkshire, 2002

NGUỒN HÌNH ẢNH,PA

Chụp lại hình ảnh,

Nữ hoàng Anh và chồng, công tước Edinburgh năm 2002 ở lâu đài Windsor

Gia đình đại quý tộc và vua chúa châu Âu

Cha ngài Philip là Hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch, con trai thứ của Vua George đệ nhất.

Mẹ ông, công chúa Alice of Battenberg, là con gái của ông hoàng Louis of Battenberg, người sau này trở thành Sir Louis Mountbatten, và là cháu gái của Nữ hoàng Victoria.

Sau cuộc đảo chính năm 1922, cha ông bị một tòa án cách mạng trục xuất khỏi Hy Lạp.

Một chiếc tàu chiến Anh được người cháu là Vua George V gửi đã đưa gia đình ông sang Pháp.

Ông bắt đầu đi học ở Pháp nhưng khi lên bảy ông tới sống với họ hàng của mình là gia tộc Mountbatten ở Anh, nơi ông đi học cấp một ở Surrey, phía Nam London.

Vào thời gian này, mẹ ông được chẩn đoán bị bệnh tâm thần phân liệt và được đưa vào bệnh viện tâm thần. Ông rất ít khi gặp mẹ trong suốt thời thơ ấu.

Năm 1933, ông được gửi đến trường Schule Schloss Salem ở miền nam nước Đức, một trường do nhà giáo dục tiên phong Kurt Hahn thành lập. Nhưng chỉ vài tháng sau ông Kurt Hahn, là người Do Thái, đã bị buộc di tản vì Đức Quốc xã đàn áp.

Kurt Hahn chuyển đến Scotland để lập Trường Gordonstoun, và Hoàng tử Philip cũng chuyển tới đây sau hai học kỳ ở Đức.

Chế độ đào khắc nghiệt như quốc gia chiến binh Spartan thời cổ ở trường Gordonstoun tập trung rèn thể lực và ý chí lại là môi trường lý tưởng cho cậu thiếu niên sống xa cha mẹ và Philip cũng thấy phải hoàn toàn tự lập.

Phục vụ trong chiến tranh

Khi chiến tranh thế giới thứ II đến gần, Philip quyết định đi theo binh nghiệp. Ông muốn gia nhập Không quân Hoàng gia Anh, nhưng gia đình bên mẹ ông có truyền thống hải quân nên Philip đã làm thiếu sinh quân Trường Cao đẳng Hải quân Hoàng gia tại Dartmouth.

Trong khi học tại đó, ông được giao nhiệm vụ hướng dẫn và trợ giúp hai công chúa trẻ, Elizabeth và Margaret, trong một lầnVua George VI và Nữ hoàng Elizabeth tới thăm trường.

Những người chứng kiến sự việc nói rằng Philip đã thể hiện hết mình và cuộc gặp gỡ đó đã gây ấn tượng sâu sắc với công chúa Elizabeth khi đó mới 13 tuổi.

Philip nhanh chóng chứng minh khả năng xuất chúng của mình.

Ông vượt lên, đứng đầu cả lớp trong tháng Giêng 1940 và lần đầu tiên tham dự hoạt động hải quân trên Ấn Độ Dương.

Ông chuyển sang phục vụ trên chiến hạm HMS Valiant thuộc hạm đội Địa Trung Hải, đơn vị ông đã góp mặt trong trận thủy chiến Cape Matapan hồi năm 1941.

Là sỹ quan phụ trách hệ thống đèn quét của chiến hạm, ông giữ một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ban đêm mang tính quyết định này.

The engagement of Princess Elizabeth to Lieutenant Philip Mountbatten

NGUỒN HÌNH ẢNH,PA

Chụp lại hình ảnh,

Chàng sĩ quan hải quân gốc Hy Lạp và công chúa nước Anh đính hôn năm 1947

Philip có sự nghiệp nổi bật trong hải quân

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Philip có sự nghiệp nổi bật trong hải quân

Đến tháng 10/1942, ông được phong hàm thiếu tá, thuộc lớp trẻ nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, phục vụ trên tàu khu trục HMS Wallace.

Trong thời gian này, ông và nàng công chúa trẻ Elizabeth đã trao gửi thư từ và có một số dịp ông được mời tới nghỉ với Hoàng gia.

Đám cưới của họ diễn ra năm năm trước khi vua cha tạ thế (1952) và công chúa trưởng Elizabeth lên ngôi trị vị nước Anh sau đó.

Trở thành con rể của vua Anh, và sau khi vợ lên ngôi báu năm 1953, ông đóng vai trò Hoàng thân, Phu quân (Prince Consort) của Nữ vương nước Anh.

Bản thân là Hoàng tử từ hai gia đình hoàng gia châu Âu, nhưng dòng họ của Philip đã phải từ bỏ tước hiệu hoàng thân Đức.

Sau khi đến Anh Quốc, ông được vợ phong làm Hoàng thân Anh Quốc (The Prince of Great Britain) và Công tước Edinbugh.

Cuộc đời gần 100 năm của ông để lại nhiều dấu ấn không chỉ với Hoàng gia Anh mà với quốc gia nhận ông làm con rể. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.