Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Quân đội Myanmar lên nắm quyền sau khi bắt bà Aung San Suu Kyi

Monday, February 1, 2021 5:33:00 PM // ,

 BBC

Aung San Suu Kyi at a coronavirus vaccination clinic in January, Naypyitaw, Myanmar

Quân đội Myanmar đã nắm quyền kiểm soát đất nước sau khi bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo chính trị khác bị bắt sáng hôm 1/2.

Vài giờ sau vụ bắt giữ, đài truyền hình quân sự xác nhận tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trong vòng một năm.

Vụ bắt giữ xảy ra giữa lúc căng thẳng dâng cao giữa chính quyền dân sự và quân đội, làm dấy lên lo ngại xảy ra đảo chính.

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, do giới quân sự cầm quyền cho đến 2011. Bà Suu Kyi bị quản chế tại gia trong nhiều năm.

Hôm thứ Hai, quân đội nói họ đang giao quyền lực cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.

Đường phố thủ đô Naypyitaw và thành phố chính Yangon hiện đang có nhiều binh lính.

Trong kỳ bầu cử tháng 11, đảng NLD giành đủ số ghế để thành lập chính phủ, nhưng quân đội nói có sự gian lận trong bầu cử.

Hạ viện mới được bầu lẽ ra đã nhóm họp lần đầu tiên hôm thứ Hai, nhưng quân đội đã yêu cầu hoãn họp.

Phóng viên Đông Nam Á của BBC, Jonathan Head, nói có vẻ đang có một cuộc đảo chính lớn, mặc dù quân đội, chỉ mới tuần trước, hứa sẽ tuân thủ hiến pháp mà họ đã soạn thảo hơn một thập niên trước.

Theo hiến pháp, quân đội có toàn quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, nhưng việc bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị như bà Suu Kyi là một động thái khiêu khích và đầy rủi ro, một hành động có thể bị phản đối mạnh mẽ, phóng viên của BBC nói.

Đã có những phản ứng gì?

Hoa Kỳ lên án cuộc đảo chính, nói rằng Washington "phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi trả tự do cho tất cả các quan chức chính phủ và lãnh đạo xã hội dân sự, đồng thời nói Mỹ "sát cánh với người dân Miến Điện trong khát vọng dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức. "

Tại Úc, Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne nói "chúng tôi kêu gọi quân đội tôn trọng pháp quyền, giải quyết các tranh chấp qua các cơ chế hợp pháp và trả tự do ngay lập tức cho tất cả các nhà lãnh đạo dân sự và những người đã bị giam giữ trái pháp luật."

Thủ tướng Anh, Boris Johnson cũng lên án cuộc đảo chính tại Mynamar.

Viết trên Twitter sáng ngày 01/02 giờ London, ông Johson nói: "Tôi lên án vụ đảo chính và cầm giữ phi pháp những cá nhân dân sự, gồm cả bà Aung San Suu Kyi. Lá phiếu của cử tri Myanmar phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự phải được thả tự do."

Min Aung Hlaing
Chụp lại hình ảnh,

Chỉ huy quân sự Min Aung Hlaing đã lên nắm quyền

John Sifton thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: "Vấn đề là chính quyền quân sự cai trị Myanmar trong nhiều thập niên, chưa bao giờ thực sự rời bỏ quyền lực".

"Họ không bao giờ thực sự phục tùng chính quyền dân sự ngay từ đầu, vì vậy các sự kiện ngày nay theo một nghĩa nào đó chỉ đơn thuần là cho thấy rõ một thực tế chính trị vẫn tồn tại."

"Cánh cửa vừa mở ra một tương lai rất khác," Thant Myint-U, nhà sử học ở Yangon mô tả viễn cảnh: ''Tôi có cảm giác lạnh người là sẽ không ai thực sự có thể kiểm soát được những gì sẽ xảy ra tiếp theo."

"Và hãy nhớ Myanmar là một đất nước ngập tràn vũ khí, với sự chia rẽ sâu sắc giữa các dòng tộc và tôn giáo, nơi hàng triệu người hầu như không thể tự kiếm ăn."

line

'Myanmar trên con đường đầy hiểm nguy'

Phân tích của Jonahan Head, BBC News

Vậy là đã chính thức. Các lực lượng vũ trang ở Myanmar xác nhận rằng họ đã thực hiện một cuộc đảo chính, cuộc đảo chính đầu tiên chống lại một chính phủ dân sự kể từ năm 1962, và rõ ràng vi phạm hiến pháp mà quân đội gần đây hứa sẽ tôn trọng, mới hôm thứ Bảy tuần trước.

Những bất bình gây căng thẳng giữa quân đội và chính phủ ai cũng đã rõ. Đảng được quân đội hậu thuẫn, USDP, đã có kết quả kém trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, trong khi đảng NLD thậm chí còn dành được nhiều phiếu ủng hộ hơn năm 2015.

Thời gian của cuộc đảo chính cũng có thể giải thích dễ dàng. Tuần này, kỳ họp đầu tiên của quốc hội kể từ khi cuộc bầu cử, sẽ bắt đầu, sẽ ghi nhận kết quả bầu cử bằng cách phê chuẩn chính phủ tiếp theo. Điều đó giờ không còn xảy ra nữa.

Nhưng kế hoạch dài hơn của quân đội khó ai có thể hiểu được. Họ sẽ làm gì trong năm mà họ dự định sẽ điều hành đất nước? Công chúng sẽ tức giận về một cuộc đảo chính xảy ra ngay sau cuộc bầu cử trong đó 70% cử tri bất chấp đại dịch Covid-19 để bỏ phiếu áp đảo cho bà Aung San Suu Kyi.

Nổi tiếng cứng đầu, khó có khả năng Aung San Suu Kyi sẽ hợp tác khi đang bị khẩu súng dí vào đầu. Đồng minh của bà, Tổng thống Win Myint, là người duy nhất được hiến pháp cho phép ban hành tình trạng khẩn cấp, đã bị bắt giữ cùng với bà.

Vào lúc này, hành động của quân đội có vẻ liều lĩnh và đẩy Myanmar vào con đường nguy hiểm.

line

Tình hình hiện giờ ra sao?

Kết nối dữ liệu internet di động và một số dịch vụ điện thoại đã bị gián đoạn ở các thành phố lớn, trong khi đài truyền hình MRTV của Myanmar nói đang bị trục trặc kỹ thuật và không phát sóng.

Liên lạc với Nay Pyi Taw đang bị gián đoạn và rất khó để đánh giá tình hình ở đó.

Tại thành phố lớn nhất của đất nước và thủ đô cũ là Yangon, đường dây điện thoại và internet dường như bị hạn chế, nhiều nhà cung cấp đã cắt dịch vụ.

Bỏ qua Twitter tin, 1

Cuối Twitter tin, 1

Presentational white space

Có tin người dân ở Yangon đang đổ xô đi lấy tiền từ các máy ATM trong bối cảnh kỳ vọng tiền mặt sẽ khan hiếm trong những ngày tới.

Một số máy ATM dường như không hoạt động và không rõ liệu các ngân hàng có mở cửa hay không.

Bỏ qua Twitter tin, 2

Cuối Twitter tin, 2

Presentational white space

Điều gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử?

NLD giành được 83% số ghế trong cuộc bầu cử ngày 8/11, mà nhiều người coi là cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ dân sự của bà Suu Kyi.

Đó chỉ là cuộc bầu cử thứ hai của Myanmar kể từ khi chế độ quân sự kết thúc vào năm 2011.

Nhưng quân đội phản đối kết quả, đệ đơn kiện tổng thống và chủ tịch ủy ban bầu cử lên Tối cao Pháp viện.

Lo ngại về một cuộc đảo chính đã dấy lên sau khi quân đội gần đây đe dọa sẽ có "hành động" với cáo buộc gian lận. Ủy ban bầu cử đã bác bỏ mọi cáo buộc.

Aung San Suu Kyi là ai?

Aung San Suu Kyi là con gái của Tướng Aung San, người được cho là anh hùng mang đến độc lập cho Myanmar. Ông bị ám sát khi Suu Kyi mới hai tuổi, ngay trước khi Myanmar giành được độc lập khỏi sự thống trị của thực dân Anh năm 1948.

Bà Suu Kyi từng được xem là ngọn hải đăng cho nhân quyền - một nhà hoạt động có nguyên tắc, đã hy sinh tự do của mình để thách thức các tướng lĩnh quân đội tàn nhẫn cai trị Myanmar trong nhiều thập niên.

Năm 1991, bà được trao giải Nobel Hòa bình, trong khi vẫn bị quản thúc tại gia, và được ca ngợi là "tấm gương xuất sắc về sức mạnh của kẻ bất lực".

Bà Suu Kyi bị giam giữ gần 15 năm từ 1989 đến 2010.

Vào tháng 11 năm 2015, bà lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử công khai đầu tiên của Myanmar trong vòng 25 năm.

Hiến pháp Myanmar cấm bà trở thành tổng thống vì bà có con là công dân nước ngoài. Nhưng bà Suu Kyi, hiện 75 tuổi, được nhiều người coi là nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar.

Nhưng kể từ khi trở thành cố vấn nhà nước của Myanmar, sự lãnh đạo của bà được định hình bằng cách bà đối xử với người thiểu số Rohingya theo đạo Hồi của nước này.

Năm 2017, hàng trăm nghìn người Rohingya đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh vì cuộc đàn áp của quân đội, bùng lên bởi các cuộc tấn công chết người vào các đồn cảnh sát ở bang Rakhine trước đó.

Giới ủng hộ bà Suu Kyi trên thế giới cáo buộc bà đã không ngăn chặn việc người thiểu số Rohingya bị hãm hiếp, giết và khả năng bị diệt chủng, bằng cách từ chối lên án quân đội vẫn còn nắm nhiều quyền lực, hoặc thừa nhận đó là các hành vi tàn bạo.

Một số người ban đầu cho rằng bà làm thế vì là một chính trị gia thực dụng, đang tìm cách điều hành một quốc gia đa sắc tộc với một lịch sử phức tạp.

Nhưng việc Suu Kyi lên tiếng bào chữa cho các hành động của quân đội tại phiên điều trần Tòa án Công lý Quốc tế năm 2019 được coi là một bước ngoặt mới, làm mất đi những gì ít ỏi còn rớt lại về danh tiếng quốc tế của bà.

Tuy nhiên, ở quê nhà, bà Suu Kyi vẫn rất được đa số tín đồ Phật giáo, những người không mấy có thiện cảm với người Rohingya, ủng hộ. 

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.