Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tổng hợp – 05/01/2021

Tuesday, January 5, 2021 3:32:00 PM // ,

 Tin Tổng hợp – 05/01/2021

  • Bắc Kinh khủng hoảng vì dịch Vũ Hán ngày càng nghiêm trọng.
  • Vành đai con đường đang vụn vỡ.
  • Hơn 400 cựu nhân viên tình báo tham gia điều tra gian lận bầu cử.
  • Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn các quy tắc điều chỉnh quá trình kiểm phiếu Đại cử tri vào ngày 6/1
  • Quốc hội Mỹ thông qua quy trình cuộc họp ngày 6/1: Khó cho TT Trump
  • Mike Pence: Người dân sẽ có ‘ngày rực rỡ’ tại Quốc hội vào 6/1
  • Washington “nín thở” trước nguy cơ biểu tình lớn vào ngày định đoạt bầu cử.05/01/2021 

Bắc Kinh khủng hoảng vì dịch Vũ Hán ngày càng nghiêm trọng.

 31/12/20

Dịch Vũ Hán tại Trung Quốc diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Với nhiều đợt dịch tái bùng phát, Bắc Kinh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Bắc Kinh rơi vào khủng hoảng vì dịch Vũ Hán, quận Thuận Nghĩa thiết lập báo động thời chiến.
Bắc Kinh hoảng loạn vì dịch Vũ Hán ngày càng nghiêm trọng. (Ảnh: IV)

Vào ngày 28/12, các quan chức cao cấp tại Bắc Kinh đã tuyên bố đình chỉ các buổi biểu diễn quy mô lớn tại thủ đô trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Đồng thời, ĐCSTQ cũng cấm tất cả các buổi biểu diễn mang tính chất thương mại.

Tình hình Covid-19 tái bùng phát đã khiến Bắc Kinh rơi vào hoảng loạn, riêng quận Thuận Nghĩa được đặt vào tình trạng báo động thời chiến. Việc quản lý khép kín được thực hiện và người dân được yêu cầu ở nhà. Tất cả 800.000 cư dân trong khu vực này đều đã được xét nghiệm axit nucleic.

Chính quyền quận Triều Dương, tiếp giáp với quận Thuận Nghĩa đã ra lệnh rằng: Bất kỳ ai chưa nhận được kết quả xét nghiệm âm tính sẽ không được đi ra ngoài.

Quận Tây Thành – nơi tọa lạc của Trung Nam Hải đã tái bùng phát dịch. Tại đây, một trường hợp nhiễm virus không triệu chứng đã được phát hiện vào ngày 24/12. Trường hợp này đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Khu Thập Sát Hải và phủ Thuận Thiên cũng đã phải đóng cửa, tất cả các đảng viên ở đây đều được xét nghiệm acid nucleic ngay trong đêm.

Đây không phải là lần đầu virus Vũ Hán tiến nhập vào quận Tây Thành, và điều này đã khiến các lãnh đạo cao cấp của Trung Nam Hải phải hoảng sợ.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã yêu cầu cư dân các khu vực khác cần hạn chế tối đa việc di chuyển và không được rời khỏi thủ đô, không được phép xuất cảnh khi không cần thiết.

Trong đỉnh điểm bùng phát dịch, vào tháng 2/2020, một người trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng, các quan chức cấp cao của Đảng và gia đình đã bị nhiễm dịch và phải nhập viện. Tuy nhiên, do ĐCSTQ phong tỏa thông tin cho nên tin tức này vẫn chưa được xác nhận.

  Lương Phong – Theo ntdvn.com

Vành đai con đường đang vụn vỡ.

Nguyễn Trường
2021-01-03

Vành đai con đường đang vụn vỡHình minh hoạ. Khách nước ngoài trên một mô hình đường xe lửa cao tốc thuộc BRI trong diễu binh kỷ niệm 70 năm quốc khách Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 1/10/201 Cuối năm 2013, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo về Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21, hai tuyến đường kết nối Trung Quốc với châu Phi và châu Âu.

Kể từ đó, Sáng kiến Vành đai và Con đường (hay BRI) – tên gọi sau khi kết hợp cả hai dự án trên – đã được mở rộng đến mọi nơi trên hành tinh. Ví dụ, Trung Quốc đã rót hàng chục tỷ USD cho các khoản vay trong khuôn khổ BRI cho Venezuela. Trung Quốc đang xây dựng một cảng container trị giá 3 tỷ USD tại Freeport, cách Palm Beach của Florida chưa đến 150 km về phía Đông. Thậm chí, Trung Quốc còn công bố “Con đường Tơ lụa trên băng” (PSR) hồi tháng 1/2018. Hiện có hơn một trăm quốc gia đang tham gia vào BRI.

Tuy nhiên, giờ đây, có những dấu hiệu cho thấy, bằng cách rút hỗ trợ cho vay, Bắc Kinh đang rút lui khỏi cái được gọi là kế hoạch phát triển lớn nhất thế giới này. Tờ Financial Times, dựa trên cơ sở dữ liệu từ Đại học Boston, lưu ý rằng việc cho vay của hai trong số những “ngân hàng chính sách” của Trung Quốc – Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc – đã “tụt giảm” từ 75 tỷ USD năm 2016 xuống còn 4 tỷ USD vào năm 2019. Hai thể chế này, công cụ của đảng-nhà nước Trung Quốc, thực hiện gần như hầu hết các khoản cho vay phát triển của Bắc Kinh ở nước ngoài.

Không phải ai cũng đồng tình rằng Trung Quốc đang thoái lui mạnh mẽ như vậy. Ví dụ, hai nhà nghiên cứu Tristan Kenderdine và Niva Yau cho rằng hai ngân hàng chính sách này của Trung Quốc đang cho vay “theo một cách khác, chứ không phải ít đi”. Tuy nhiên, họ đồng ý rằng BRI đang gặp khó khăn. Như hai nhà nghiên cứu này đã viết trên trang Diplomat vào tháng 12 này, “về mặt phát triển địa kinh tế trên thực tế, chính sách Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Á-Âu đang thất bại”.2019-04-26T132700Z_1436702886_RC1E456D4080_RTRMADP_3_CHINA-SILKROAD.JPGChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng tại một buổi lễ về BRI ở Bắc Kinh năm 2019. Reuters

Bằng chứng của sự thất bại này là trong các cuộc thương lượng lại về nợ. Để tránh vỡ nợ, Sri Lanka đã nhượng lại quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Trung Quốc. Pakistan đang tìm cách nhận được những điều khoản dễ dàng hơn từ Bắc Kinh về các nghĩa vụ trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Rhodium Group, công ty tư vấn có trụ sở tại thành phố New York, báo cáo rằng Trung Quốc đã tham gia 18 cuộc đàm phán lại nợ trong năm nay.

Trong năm tới sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hơn. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo khối lượng giao dịch thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ giảm 9,2% trong năm nay. Nếu có sự phục hồi trong năm tới như một số dự báo, rất có thể đó chỉ là sự phục hồi ở mức thấp.

Ngay cả trong thời kỳ thương mại phát triển mạnh mẽ, vấn đề chính là các dự án BRI của Trung Quốc có vẻ không hiệu quả về mặt kinh tế. Ví dụ, toàn bộ phần “Vành đai” của sáng kiến này – các tuyến đường cao tốc và đường sắt chạy qua Trung Á – không bao giờ có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Đường sắt nhanh nhưng đắt đỏ, và giao thông đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu là một ý tưởng chưa gặp thời. Tuy nhiên, điều đó không ngăn được Bắc Kinh tự hào về những tuyến đường sắt lớn (mà nước này đã xây dựng). Chẳng hạn, các hãng truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các nhà máy chưng cất rượu ở Scotland đã sử dụng đường sắt để vận chuyển rượu whisky đến Trung Quốc, nhưng không ai làm như vậy trừ phi nhằm thực hiện một kế hoạch tuyên truyền hoặc không được nhận các khoản trợ cấp lớn. Whisky hầu như luôn được vận chuyển bằng tàu biển.

Ngoài ra còn một vấn đề nữa. Biến đổi khí hậu sẽ không giúp Bắc Kinh duy trì được cơ sở hạ tầng trên đất liền và trên biển của mình. Năm nay, mùa Hè ở Bắc Cực là mùa Hè nóng nhất được ghi nhận. Kết quả là, chóp băng ở Bắc Cực đang thu nhỏ dần, khiến việc vận chuyển qua bờ biển phía Bắc của Nga trở nên khả thi.

Tuyến đường biển phía Bắc, như tên gọi của nó, đang trở nên phổ biến. Từ tháng 1-6/2020, có 71 tàu thuyền và 935 lượt qua lại trên tuyến đường biển này, cả hai đều thể hiện sự gia tăng lớn. Tổng số lượt qua lại đã tăng 63,5% so với năm 2018. Tuyến đường biển phía Bắc giúp giảm bớt được 10 ngày so với sử dụng hành trình đi qua Kênh đào Suez. Theo Nga, đến năm 2024 tuyến đường của họ sẽ hầu như quanh năm không có băng.

Hạn chế duy nhất là hiện tại chỉ có các tàu nhỏ mới có thể đi qua bờ biển phía Bắc của Nga. Tuyến đường chỉ có thể tiếp nhận các tàu chở không quá 5.000 container, không phải các tàu 20.000 container thường liên tục chạy trên tuyến đường giữa Trung Quốc và châu Âu.

Cuối cùng, Nga sẽ thắng trong “cuộc chiến” liên quan tới hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Tuyến đường biển phía Bắc nhanh như đường sắt – nói cách khác là nhanh như “Vành đai” của Trung Quốc – nhưng rẻ hơn rất nhiều vì nó chạy bằng đường thủy. Hơn nữa, khi băng tan nhiều hơn, tuyến đường của Nga sẽ có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn.

Trung Quốc lẽ ra phải nhận thấy tất cả những điều sắp xảy ra này. Có một điều, tất cả các quốc gia cho nước ngoài vay nợ – đặc biệt là Mỹ, Nga và Nhật Bản – đều phải hứng chịu rắc rối.

Tuy nhiên, những rắc rối của Trung Quốc không chỉ là việc ngày càng có nhiều nước đi vay không trả được nợ. Động lực từ bên trong thúc đẩy việc cho nước ngoài vay tiền đang bị xói mòn nhanh chóng. Anne Stevenson-Yang của J Capital Research nói với The National Interest: “Về cơ bản, động lực ở đây chỉ là nhu cầu ‘tái chế’ những đồng USD vốn được tạo ra bởi một đồng Nhân dân tệ được định giá thấp. Bây giờ, động lực đó chắc chắn sẽ kết thúc”.

Các dự án BRI cũng gặp phải những thất bại khác, nhưng đối với Bắc Kinh, lợi ích có thể là về địa chính trị chứ không phải là kinh tế. Djibouti, mắc nợ Trung Quốc rất nhiều, đã đề xuất để Bắc Kinh xây dựng một căn cứ quân sự – căn cứ đầu tiên của Trung Quốc nằm ngoài biên giới của nước này. Islamabad đang mong mỏi các khoản thanh toán thấp cho Hành lang Kinh tế, một trong những dự án BRI quan trọng nhất của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc có thể kiểm soát thành phố cảng Gwadar chiến lược nằm trên Biển Arab. Và dự án Freeport lớn một cách khó hiểu gần như chắc chắn sẽ thất bại và trở thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, gần với Florida.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có tham vọng vô hạn và chủ trương ủng hộ các học thuyết lớn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX về việc kiểm soát địa chính trị thế giới. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Halford Mackinder đã đề xuất học thuyết về “Vùng đất trung tâm” (Hearland). “Vùng đất trung tâm” theo quan điểm của Mackinder là trung tâm của thế giới, đó là khu vực Biển Baltic, các khu vực tiếp giáp với sông Danube, một phần của Đông Âu, và phần nội địa của châu Á không bao gồm Trung Quốc, phần lớn trong số đó đã và đang chịu sự kiểm soát hay ảnh hưởng của Moskva. 

Mackinder nghĩ rằng bất cứ ai thống trị được Đông Âu sẽ làm chủ được Vùng đất trung tâm, ai thống trị được Vùng đất trung tâm sẽ thống trị được “đảo thế giới” – hay nói cách khác là châu Á, châu Âu và châu Phi; và bất cứ ai chỉ huy “đảo thế giới” sẽ cai trị thế giới.

Bắc Kinh tuyệt đối quyết tâm kiểm soát Vùng đất trung tâm. Trung Quốc cũng tuân thủ theo Lý thuyết “Vùng đất vành đai” (Rimland) của Nicholas John Spykman, người tin rằng việc kiểm soát của các xã hội tiếp giáp với Nga – vùng Vành đai – giúp kiểm soát khu vực Âu-Á, và quyền kiểm soát Âu-Á mang lại quyền kiểm soát “vận mệnh của thế giới”.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không giới hạn tầm nhìn của họ chỉ ở “Vùng đất trung tâm” hay “Vùng đất vành đai”. Họ đồng thời là những người hết lòng ủng hộ lý thuyết của Mahan. Alfred Thayer Mahan nghĩ rằng những người kiểm soát biển có thể kiểm soát thế giới. Như được thể hiện rõ qua BRI, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải thống trị “Vùng đất trung tâm” của Mackinder, “Vùng đất vành đai” của Spykman, và các tuyến đường biển của Mahan.

Không một cường quốc nào trong lịch sử có thể làm được điều đó, và sẽ đặc biệt khó khăn đối với một Bắc Kinh vốn không có đủ tiền mặt để duy trì các dự án BRI đang thất bại, bành trướng quân sự và duy trì nền kinh tế nội địa phát triển.

Bất chấp những báo cáo gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đang “ốm yếu”, một lý do khiến Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy chiến lược kinh tế “tuần hoàn kép” từng được công bố lần đầu tiên tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng 5 năm nay. Rõ ràng là lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định rằng ông phải tập trung nguồn lực ở trong nước, tiền đề đằng sau chiến lược “tuần hoàn kép”, để khởi động lại nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Vì vậy, nỗ lực của Trung Quốc để thống trị toàn bộ thế giới đang bị chững lại. Có vẻ như các nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa nhận ra rằng họ đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng là “sự dàn trải quá mức của đế quốc” như cách gọi của Paul Kennedy. Ở đâu đó, Mackinder, Spykman và Mahan đang cười nhạo những khó khăn mà BRI của Bắc Kinh đang gặp phải.

Thế giới đã nhận thức được những rủi ro của sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc và coronavirus có thể thuyết phục một số người trong cộng đồng quốc tế tiếp cận mối quan hệ với Bắc Kinh với mức độ cảnh giác cao hơn. Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây ra sự hoài nghi sâu sắc về sự thận trọng của việc dựa quá sát vào Trung Quốc và BRI rất có thể là một trường hợp điển hình.

Do những hạn chế chính trị và tài chính trong nước, Trung Quốc sẽ không còn có thể mang đến cho các đối tác BRI nhiều khoản vay. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng BRI để thể hiện sức mạnh mềm của mình, một chiến lược ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế. Ít nhất là khía cạnh địa chính trị của BRI sẽ được nhấn mạnh thêm bởi sự tham gia của quân đội Trung Quốc, rõ ràng là dưới sự ngụy trang xây dựng nhân đạo và hòa bình. Và đây cũng là điều Việt Nam cần phải tính đến.

BRI tác động gì đến quan hệ Việt Trung hiện nay?

Trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2017, hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã ký Bản Ghi nhớ (MOU) về việc thúc đẩy kết nối khuôn khổ “Hai Hành lang, Một Vành đai” với “Sáng kiến Vành đai và Con đường-BRI). Nhưng việc ký Bản Ghi nhớ này không có một cơ sở nào để đảm bảo rằng BRI sẽ có những đột phá ở Việt Nam trong tương lai gần nhất là từ đây cho hết nhiệm kỳ 13 của TW Đảng Cộng sản Việt Nam.

Do sự “phát triển” của tình hình trên Biển Đông và những đột biến trong quan hệ quốc tế nhất là sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc nên cho đến hết năm 2020, không có dự án cơ sở hạ tầng mới nào ở Việt Nam được triển khai là do “Sáng kiến vành đai và con đường” tài trợ, ngoại trừ sự án tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông tại Hà Nội bằng vốn vay của Trung Quốc nhưng đã qua 3 đời Tổng Thống Mỹ cũng chưa biết bao giờ đưa vào sử dụng.

Chúng ta thấy rằng, trong 6 năm trở lại đây, từ khi xảy ra sự kiện HD 981 đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam và sau đó là Trung Quốc quân sự hóa 7 thực thể đã chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mặc dù quan hệ công khai giữa Việt-Trung là đối tác quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và “trong 70 năm qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính”, nhưng Hà Nội vẫn cảnh giác trước mọi quan hệ với Trung Quốc trong đó có MOU.news6nov18.jpegĐường sắt Cát Linh Hà Đông vay vốn từ Trung Quốc. AFP

Tại một hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 năm 2017 về các cơ hội và thách thức mà BRI mang lại, các học giả đã cảnh báo rằng sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến này có thể dẫn đến tình trạng “phụ thuộc quá mức” vào Trung Quốc, và thậm chí gây hại cho các tuyên bố lãnh thổ và hàng hải của Việt Nam ở Biển Đông. Họ cũng nhấn mạnh những lo ngại khác, chẳng hạn như việc Trung Quốc thường không bảo vệ đầy đủ các quyền lao động, hồ sơ môi trường yếu kém của các công ty Trung Quốc, tình trạng thiếu minh bạch và việc Trung Quốc đôi khi thách thức các cơ chế giải quyết tranh chấp được quốc tế công nhận. Vì vậy, các học giả này khuyến nghị Việt Nam và các nước khác nên nhìn xa hơn những lợi ích kinh tế khi xem xét tham gia vào BRI.

Các tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông đã và đang tiếp diễn và không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế là một chỉ dấu cho triển vọng tương lai của BRI tại Việt Nam.

Trong năm 2020, việc Việt Nam thành công trong ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và mới đây là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết là câu trả lời cho câu hỏi: Tương lai nào cho BRI ở Việt Nam.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/collapsed-bri-01032021114608.html

Hơn 400 cựu nhân viên tình báo tham gia điều tra gian lận bầu cử.
Thứ Hai, 04/01/2021

Hơn 400 tình báo viên hoạt động trong Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ (IC), quân đội, cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp đã kết nối thành một mạng lưới không chính thức nhằm điều tra những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020.

"Voters Rights Rally" Held At Arizona State Capitol As Ballots Continue To Be Counted : News Photo

Ông Robert Caron là một trong những người thiết lập mạng lưới này. Ông bắt đầu sự nghiệp tình báo của mình tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Sau đó, ông tham gia Nhóm Tình huống Đặc biệt (Special Situation Group), một lực lượng đặc nhiệm do cựu Tổng thống George H.W. Bush thiết lập. Nhiệm vụ của nhóm này bao gồm việc lên kế hoạch chiến lược, kỹ thuật công nghệ, tổ chức điều tra trong và ngoài nước.

Trả lời tờ Epoch Times, ông Caron cho biết rằng mình đã được tuyển dụng vào mạng lưới trong năm 2014. Thời gian này, nhiều người trong cộng đồng tình báo (IC) đã chứng kiến ​​sự gia tăng của hàng loạt các hoạt động mờ ám. Nhiều viên chức IC đã bưng bít thông tin với lãnh đạo của họ, và lãnh đạo của họ cũng bưng bít thông tin với công chúng. Ông Caron còn tiết lộ thêm, vào năm 2014 Tướng Michael Flynn đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống khi ấy là ông Barack Obama vì đã “không thực hiện đúng [vai trò của mình] đối với hoạt động tình báo.”

Cùng năm đó, cựu Tổng thống Obama đã sa thải Tướng Flynn với lý do liên quan đến các vấn đề quản lý. Vào ngày 7/8/2014, Tướng Flynn rời vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và kết thúc 33 năm binh nghiệp của mình. Đến tháng 12/2020, sau khi nhận được lệnh ân xá của Tổng thống Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn với The New York Post, Tướng Flynn cho biết rằng ông đã bị “dàn trận” trong cuộc điều tra thông đồng với Nga, một phần vì cựu Tổng thống Obama khi ấy sợ bị ông làm lộ hành vi tham nhũng của mình.

Khi đề cập đến cuộc tấn công vào các cơ sở của chính phủ Hoa Kỳ ở Benghazi, Libya, dẫn đến cái chết của một số quan chức Mỹ, ông Caron nói: “Tổng thống Obama đã không thực hiện đúng [vai trò của mình] đối với thông tin tình báo về Benghazi mà ông ấy nhận được.” Sau sự kiện đó, ông Carol tin rằng có rất nhiều người từ cộng đồng tình báo đã kết nối lại và bắt đầu kêu gọi những người khác tham gia mạng lưới.

Sau nhiều báo cáo về những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020, mạng lưới điều tra này đã được mở rộng. Theo ông Caron, nhiều thành viên đang tập trung vào việc điều tra cuộc bầu cử, trong đó đa phần là hoạt động tình nguyện, chỉ một số người được trả công. Ông nói rằng theo những gì ông biết, quy mô của mạng lưới là “hơn 400” và mỗi thành viên, dựa trên quan sát của họ, đều nhận thấy hành vi gian lận bầu cử.

Ông Caron tiết lộ mạng lưới này bao gồm các cựu sĩ quan tình báo, các nhà phân tích, đặc vụ, quân nhân, lực lượng thực thi pháp luật và tư pháp đến từ FBI, CIA, Tình báo quân sự, DIA và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), cùng nhiều cựu sĩ quan tình báo ở các quốc gia khác.

Ông nói thêm: “Vụ gian lận quá quy mô và trắng trợn, bất chấp những gì các phương tiện truyền thông dòng chính đã tuyên bố, chúng tôi cần tiếp tục đưa các thông tin này ra công chúng. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người từ cộng đồng tình báo và các cơ quan thực thi pháp luật rời vị trí của mình, điều này là chưa từng có.”

Cựu tình báo Caron đã chia sẻ một ví dụ về việc thao túng thông tin của các phương tiện truyền thông dòng chính mà ông từng chứng kiến ​​ở McAllen và Texas, khi Tổng thống Trump đến thăm bức tường biên giới vào tháng 1/2019.

Ông nói đã nhìn thấy hai nhóm tập hợp hai bên đường. Một bên khoảng 100 người còn bên kia thì đông hơn nhiều. “Rất nhiều người, dựa trên thông tin từ phương tiện truyền thông dòng chính, đã nghĩ rằng đám đông đó đều là những người chống lại Tổng thống. Nhưng không, họ là những người ủng hộ Tổng thống.”

Ông kể lại rằng ông đã hỏi họ nghĩ gì và nhận thức thế nào về việc  bức tường biên giới giúp gia đình họ cảm thấy an toàn hơn, và họ đáp lại nếu không có bức tường, nhiều tổ chức tội phạm Mexico sẽ vượt biên và ép con cái họ bán ma túy.

Một trong những cuộc điều tra hiện tại của mạng lưới IC tập trung vào sự can thiệp của nước ngoài đến cuộc bầu cử ngày 3/11 mà Đảng Cộng sản Trung Quốc là thế lực chủ chốt.

Nhật Minh (theo Epoch Times)
https://trithucvn.org/the-gioi/hon-400-cuu-nhan-vien-tinh-bao-tham-gia-dieu-tra-gian-lan-bau-cu.html

Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn các quy tắc điều chỉnh quá trình kiểm phiếu Đại cử tri vào ngày 6/1

 05/01/21

Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn các quy tắc điều chỉnh quá trình kiểm phiếu Đại cử tri vào ngày 6/1

Phó Tổng thống Joseph Biden chủ trì phiên họp chung của quốc hội năm 2017. Tổng thống đắc cử được xác nhận lúc đó là Donald Trump thắng cử với 304 phiếu đại cử tri trước bà Hillary Clinton với 227. (Photo by Mark Wilson/Getty Images)

Ngày 3/1, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua các quy tắc nêu rõ cách thức kiểm phiếu Đại cử tri sẽ được tiến hành vào ngày 6/1.

Không có quá trình bỏ phiếu để thông qua các quy tắc này. Thay vào đó, một cuộc bỏ phiếu bằng meengj đã được sử dụng ở cả Hạ viện và Thượng viện.

Theo hướng dẫn, Thượng viện và Hạ viện sẽ có phiên họp toàn thể vào ngày 6/1 do Phó tổng thống Mike Pence làm chủ trì.

Quy tắc nêu rõ, Phó tổng thống Pence, với tư cách là Chủ tịch của Thượng viện, sẽ mở “tất cả các chứng nhận và giấy tờ xác nhận kết quả bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn” đã được gửi tới Washington để thông báo kết quả cho đương kim Tổng thống Donald Trump và ông Joe Biden.

Các giấy chứng nhận kết quả sẽ được mở và được đọc theo thứ tự bảng chữ cái, bắt đầu với tiểu bang Alabama.

Đây là thời điểm để các thành viên Đảng Cộng hòa — ít nhất 50 dân biểu và 12 thượng nghị sĩ, theo ước tính của The Epoch Times — thực hiện kế hoạch phản đối một số chứng nhận kết quả, trên cơ sở của những cáo buộc gian lận bầu cử và vi phạm luật bầu cử của tiểu bang.

Điều này sẽ châm ngòi cho việc hủy phiên họp toàn thể của Quốc hội và một cuộc tranh luận kéo dài hai giờ sau đó là các cuộc bỏ phiếu trong mỗi Viện. Chỉ khi có đa số phiếu từ cả Hạ viện và Thượng viện đồng ý thì những phản đối về gian lận bầu cử mới được đưa ra giải quyết. Đây là điều mà ngay cả những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng nghĩ là khó có thể xảy ra, vì các thành viên Dân chủ, những người kiểm soát Hạ viện và lãnh đạo Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, bao gồm cả ông McConnell, đã bày tỏ sự không đồng tình với kế hoạch phản đối.

Trong một bức thư gửi tới Hạ viện vào ngày 3/1, Chủ tịch Nancy Pelosi nhấn mạnh rằng có thể sẽ có những phản đối, nhưng đến chiều muộn thì ông Biden “sẽ chính thức được tuyên bố là tổng thống kế nhiệm”.

“Lựa chọn của chúng ta là không sử dụng diễn đàn để tranh luận về nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump”, bà nói.

Ngày 3/1, Dân biểu từ tiểu bang  Kansas Ron Estes, Tracey Mann và Jacob LaTurner cho biết, họ sẽ phản đối và nói trong một tuyên bố rằng một số tiểu bang đang “đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về gian lận bầu cử và vi phạm luật bầu cử”.

Họ nói: “Hành động này là nghiêm trọng và đã được tìm hiểu và nghiên cứu sâu rộng. Người dân Kansas xứng đáng được biết rằng tất cả các lá phiếu hợp pháp và chỉ những lá phiếu hợp pháp đã được kiểm. Chúng tôi hy vọng động thái của chúng tôi bắt đầu khôi phục lại niềm tin của hàng chục triệu đồng bào Mỹ vốn đang cảm thấy quyền bầu cử thiêng liêng của họ bị tấn công”. Cùng ngày 3/1, Dân biểu của tiểu bang Ohio là Jim Jordan và Richard Hudson cũng thông báo rằng họ sẽ phản đối.

Tuy nhiên, bảy dân biểu của Đảng Cộng hòa, bao gồm một số người ủng hộ Tổng thống Trump mạnh mẽ, cho biết họ sẽ không tham gia vào nỗ lực và bác bỏ động thái này.

Họ viết trong một tuyên bố: “Trong số sáu tiểu bang đưa ra vấn đề về gian lận bầu cử, năm tiểu bang có cơ quan lập pháp do đảng Cộng hòa kiểm soát và họ tất cả đều có quyền chọn lựa đại cử tri đoàn mới và gửi kết quả phiếu bầu mới đến Quốc hội nếu họ thấy phù hợp với luật tiểu bang. Nếu đến ngày 6/1/2021 không có động thái nào từ họ, thì Quốc hội sẽ không có quyền tác động đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”.

“Nếu có hành động khác – tức là đưa Quốc hội vào tâm điểm của quá trình bầu cử tổng thống một cách vi hiến – thì động thái này sẽ chẳng khác gì đánh cắp quyền lực từ người dân và các tiểu bang. Trên thực tế, đây chính là sự thay thế Đại cử tri Đoàn bằng Quốc hội, và do đó tiếp sức cho nỗ lực của phe cánh tả, những người quyết tâm loại bỏ kết quả bỏ phiếu hoặc khiến nó không còn phù hợp”.

Những ngày vừa qua đã chứng kiến ​​một loạt các động thái, với 11 thượng nghị sĩ hưởng ứng Thượng nghị sĩ Josh Hawley từ tiểu bang Missouri và tuyên bố nếu Quốc hội không chỉ định một ủy ban để điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử, thì họ sẽ phản đối.

Thông báo ngày 30/12 của ông Hawley đã được một số thành viên của Hạ viện hưởng ứng. Họ cũng thông báo về việc kế hoạch của mình. Con số các dân biểu sẽ đứng lên phản đối từ thời điểm đó đã tăng gấp đôi.

Một bộ phận đảng Cộng hòa đang tập trung vào vai trò của Phó tổng thống Pence trong quá trình tố tụng. Họ đã kiện phó tổng thống và yêu cầu tòa án ra phán quyết rằng ông Pence có “thẩm quyền độc quyền” để toàn quyền quyết định lá phiếu Đại cử tri nào sẽ được tính cho một tiểu bang cụ thể. Một thẩm phán bác bỏ vụ kiện và một tòa phúc thẩm đã bác đơn kiện.

Ông Pence đã yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện và thông qua một phát ngôn viên, ông cho biết vào ngày 2/1 rằng ông ủng hộ các nỗ lực phản đối phiếu Đại cử tri.

“Phó Tổng thống Pence chia sẻ mối quan ngại của hàng triệu người Mỹ về gian lận cử tri và những bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua”, Marc Short, chánh văn phòng của Phó tổng thống Pence cho biết trong một tuyên bố gửi đến các hãng truyền thông.

Nguyên Hương – Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/quoc-hoi-hoa-ky-phe-chuan-cac-quy-tac-dieu-chinh-qua-trinh-kiem-phieu-dai-cu-tri-vao-ngay-61-125130.html

Quốc hội Mỹ thông qua quy trình cuộc họp ngày 6/1: Khó cho TT Trump
05/01/2021 •

Hôm Chủ nhật (3/1), Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết hướng dẫn những quy tắc và thủ tục về cách kiểm phiếu đại cử tri trong phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/1. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, sẽ không biến cuộc họp này thành như một diễn đàn để bảo vệ Tổng thống Trump.


Nghị quyết về các quy tắc và thủ tục của cuộc họp ngày 6/1 đã được lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện là ông Mitch McConnell đề xuất. Nghị quyết đã được các thành viên của Thượng viện và Hạ viện biểu quyết thông qua.

Theo quy trình, cuộc họp chung của hai viện sẽ được tổ chức vào lúc 1:00 giờ chiều (theo giờ miền Đông nước Mỹ) ngày 6/1. Cuộc họp sẽ do Chủ tịch Thượng viện, tức Phó Tổng thống Mike Pence chủ trì.

Chủ tịch Thượng viện cần bổ nhiệm trước hai người đọc phiếu từ trong số Thượng nghị sĩ, tương tự Chủ tịch Hạ viện Pelosi cũng bổ nhiệm trước hai người đọc phiếu từ trong số Hạ nghị sĩ.

Chủ tịch Thượng viện Pence sẽ bắt đầu bằng chữ “A” theo thứ tự bảng chữ cái, tức là bắt đầu từ bang Alabama, mở hồ sơ phiếu đại cử tri của mỗi bang cho các thành viên của cả hai viện xem, sau đó những người đọc phiếu sẽ đọc phiếu bầu, kiểm phiếu và xác định kết quả cuối cùng theo phương thức được luật quy định.

Kết quả kiểm phiếu cuối cùng được trao cho Chủ tịch Thượng viện Pence, người sẽ đọc kết quả bỏ phiếu và công bố tổng thống đắc cử và phó tổng thống đắc cử tiếp theo của nước Mỹ.

Trong chương trình cuộc họp ngày 6/1 không có bước thách thức phiếu đại cử tri, dù hiện đã có hơn 10 Thượng nghị sĩ và hơn 100 Hạ nghị sĩ cho biết sẽ phản đối kết quả cho ứng viên Tổng thống Biden của đảng Dân chủ tại một số bang gây tranh cãi. Có 11 Thượng nghị sĩ bao gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas cũng yêu cầu Quốc hội chỉ định một ủy ban bầu cử để kiểm tra các lá phiếu ở các bang tranh chấp với cáo buộc gian lận bầu cử.

Tuy nhiên, theo thủ tục dân chủ, các thách thức vẫn có thể được tiến hành, điều này sẽ khiến cuộc họp chung bị tạm dừng trong hai giờ tranh luận. Sau cuộc tranh luận, Thượng viện và Hạ viện sẽ bỏ phiếu riêng để quyết định có chấp nhận thách thức hay không.

Tuy nhiên, vì Hạ viện có đa số đảng viên Dân chủ, và nhiều đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện cũng đã bày tỏ phản đối thách thức, nên có khả năng kết quả bỏ phiếu sẽ bác bỏ thách thức.

Bà Pelosi cho biết trong một bức thư gửi các thành viên đảng Dân chủ vào Chủ nhật (3/1) rằng có thể xảy ra phản đối, nhưng cuối cùng vẫn sẽ công bố ông Biden là tổng thống tiếp theo.

Bà Pelosi cũng cho biết trong bức thư: “Vào thứ Hai (chỉ ngày 4/1), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về số phiếu ở bang phản đối. Lựa chọn của chúng tôi là không sử dụng diễn đàn này để tranh luận cho nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump”.

Vào ngày Chủ nhật (3/1), có nhiều nghị sĩ Quốc hội đã đứng lên và bày tỏ quan điểm phản đối về việc chứng nhận ông Biden. Trong một tuyên bố, ba dân biểu Hạ viện liên bang của bang Kansas là Ron Estes, Tracey Mann và Jacob LaTurner cho biết rằng những bang đó đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về gian lận bầu cử vì đã vi phạm luật của bang mình.

Họ cũng cho biết: “Không được phép xem nhẹ hành động đó (của họ), phải được nghiên cứu và xác minh rộng rãi. Người dân Kansas nên biết liệu tất cả các phiếu bầu hợp pháp — chỉ hợp pháp — có được tính hay không. Chúng tôi hy vọng rằng hành động của chúng tôi sẽ bắt đầu khôi phục lại niềm tin của hàng chục triệu cử tri Mỹ, những người cho rằng quyền bầu cử thiêng liêng của họ đã bị tấn công”.

Trong một diễn biến liên quan, hôm Chủ nhật, Hạ nghị sĩ liên bang Jim Jordan thuộc Ohio và Hạ nghị sĩ liên bang Richard Hudson thuộc North Carolina cũng tuyên bố phản đối chứng nhận ông Biden đắc cử. Cùng ngày, Thượng nghị sĩ David Perdue cũng tuyên bố rằng ông sẽ tham gia vào thách thức và phản đối việc xác nhận ứng viên Biden.

Trình Văn, Vision Times tiếng Trung – https://trithucvn.org/the-gioi/quoc-hoi-my-thong-qua-quy-trinh-cuoc-hop-ngay-6-1-kho-cho-tt-trump.html

Mike Pence: Người dân sẽ có ‘ngày rực rỡ’ tại Quốc hội vào 6/1

| DKN 9 giờ tới 

Phó tổng thống Mike Pence (ảnh: Reuters).

Phó Tổng thống Mike Pence phát biểu rằng Tổng thống Donald Trump và các đảng viên Cộng hòa sẽ có “ngày rực rỡ tại Quốc hội” hôm 6/1, theo The Epoch Times.

Phát biểu trong buổi vận động cho các thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue ở Milner, Georgia, PTT cho biết: “Tôi biết tất cả chúng ta đều nghi ngờ về cuộc bầu cử vừa qua… Tôi hứa với các bạn, hãy tới vào thứ Tư này, chúng ta sẽ có ngày rực rỡ tại Quốc hội. Chúng ta sẽ nghe phản đối. Chúng ta sẽ nghe bằng chứng, nhưng ngày mai là ngày của Georgia (ngày bầu cử Thượng viện ở Georgia)”.

Phó tổng thống Pence, với tư cách là chủ tịch Thượng viện sẽ đọc các phiếu đại cử tri cho tất cả 50 bang trong phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1. Mặc dù một số chuyên gia pháp lý cho rằng ông có khả năng từ chối các nhóm đại cử tri ở một số bang, nhưng những người khác quy định rằng Pence chỉ có quyền đếm số phiếu đại cử tri của các bang.

Tuần trước, vai trò của ông Pence trong phiên họp chung sắp tới đã được đưa ra tranh luận sau khi dân biểu Louie Gohmert đệ đơn kiện phó tổng thống, nhằm bãi bỏ một điều khoản trong Đạo luật về số lượng cử tri 1887. Ông Gohmert khẳng định rằng PTT được Tu chính án thứ 12 của Hiến pháp trao đặc quyền và quyền quyết định số phiếu Đại cử tri nào sẽ được kiểm đếm. Vụ kiện sau đó đã bị một thẩm phán Tòa án Quận ở Texas bác bỏ.

Phó tổng thống hôm 4/1 đã không nói rõ về vai trò của mình trong phiên họp chung của Quốc hội.

Chánh văn phòng của ông Pence Marc Short tuần trước cho biết trong một thông cáo báo chí, phó tổng thống hoan nghênh những nỗ lực thách thức kết quả bầu cử vào ngày 6/1 của các nhà lập pháp. Thông cáo nói rằng ông Pence “chia sẻ mối quan ngại của hàng triệu người Mỹ về gian lận cử tri và những bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua”.

Trước đó trong bài phát biểu, ông Pence nói với đám đông rằng có hàng nghìn thành viên đảng Cộng hòa đang theo dõi cuộc bầu cử lần này và khuyến khích mọi người bỏ phiếu cho bà Loeffler và ông Perdue. Cuộc chạy đua vào Thượng viện ở Georgia ngày 5/1 sẽ quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện.

Khoảng 12 thượng nghị sĩ tại Thượng viện và ít nhất 50 dân biểu Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã cam kết phản đối kết quả phiếu đại cử tri tại các bang quan trọng. Các nhà lập pháp đã lên án về gian lận, bất thường xảy ra trong cuộc bầu cử 2020 và cáo buộc các bang đã thay đổi một cách vi hiến các quy định đối với phiếu bầu qua thư.

Cuối tuần trước, thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz (bang Texas) đã tuyên bố ông và 11 thượng nghị sĩ Cộng hòa khác sẽ phản đối trừ kết quả phiếu đại cử tri và yêu cầu Quốc hội chỉ định một Ủy ban Bầu cử để tiến hành một “cuộc kiểm toán khẩn cấp” với các cáo buộc gian lận.

Tuy nhiên, động thái này không được tất cả các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ, bao gồm cả các thành viên của ban lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện.

Các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện cũng cam kết sẽ chống lại làn sóng thách thức phiếu đại cử tri của các đảng viên Cộng hòa.

“Các cử tri đã lên tiếng. Cử tri đoàn đã lên tiếng. Tòa án đã lên tiếng,” Chủ tịch Hội đồng Dân chủ Hạ viện Hakeem Jeffries nói với các phóng viên vào ngày 4/1. Ông nói rằng đảng Dân chủ sẽ “bào chữa [cho các phiếu đại cử tri] một cách nghiêm túc, trang trọng và chân thực.”

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/mike-pence-nguoi-dan-se-co-ngay-ruc-ro-tai-quoc-hoi-vao-6-1.html

Washington “nín thở” trước nguy cơ biểu tình lớn vào ngày định đoạt bầu cử.

05/01/2021  

Thủ đô Washington (Mỹ) kích hoạt Vệ binh Quốc gia đề phòng biểu tình lớn vào ngày quốc hội xác nhận kết quả bầu cử 6/1, trong khi nghị sĩ được khuyên di chuyển bằng đường hầm.

Washington nín thở trước nguy cơ biểu tình lớn vào ngày định đoạt bầu cử - 1
Hàng nghìn người ủng hộ ông Trump được cho là sẽ đổ về Washington tham gia biểu tình phản đối quốc hội xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden ngày 6/1. (Ảnh: Reuters)

Kế hoạch biểu tình lớn phản đối xác nhận kết quả bầu cử

Theo Reuters, hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ đổ về thủ đô Washington vào ngày 5-6/1 để phản đối quốc hội xác nhận chiến thắng của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Đích thân ông Trump trước đó đã nhiều lần kêu gọi biểu tình lớn ở thủ đô vào ngày quốc hội xác nhận bầu cử đồng thời khẳng định ông sẽ có mặt ở đó.

Nhà Trắng hiện chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump, nhưng một nguồn thạo tin cho biết, ông sẽ phát biểu trước những người ủng hộ ở công viên Ellipse phía nam Nhà Trắng.

Một số nhóm cực hữu, trong đó có nhóm Proud Boys, đã thông báo kế hoạch biểu tình vào ngày 6/1 với “số lượng người tham gia kỷ lục”. Một trong các kế hoạch biểu tình có kế hoạch biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội.

Người đứng đầu Sở cảnh sát Washington Robert Contee cho biết: “Chúng tôi đã nhận được một số thông tin nói rằng một số đối tượng có ý định mang theo vũ khí vào Washington, hành động này sẽ không được dung thứ”.

Trước tình hình này, Thị trưởng Washington Muriel Bowser đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia triển khai để hỗ trợ an ninh cho thành phố trong thời gian từ ngày 5/1 đến 7/1. Hơn 300 vệ binh quốc gia dự kiến sẽ được điều động để sẵn sàng ứng phó biểu tình. Văn phòng của bà Bowser cũng đưa ra thông báo nhấn mạnh rằng, luật pháp của thành phố cấm mang súng ở khu vực Điện Capitol (trụ sở quốc hội) và Công viên Quốc gia. Bà Bowser khuyến cáo người dân thủ đô tránh những người biểu tình. “Tôi đề nghị người dân Washington và những người sinh sống ở đây tránh xa khu vực trung tâm vào ngày thứ Ba (5/1) và thứ Tư (6/1), cũng như không tham gia biểu tình”.

Nghị sĩ được khuyên di chuyển bằng đường hầm

Trong một diễn biến liên quan, Bloomberg đưa tin, các nghị sĩ quốc hội Mỹ đã nhận được hướng dẫn an ninh khẩn cấp đề phòng biểu tình bạo lực ở Washington vào ngày quốc hội xác nhận kết quả bầu cử. Theo hướng dẫn gửi hôm 4/1, các nghị sĩ lưỡng viện được khuyên dùng các đường hầm ngầm để đi lại giữa văn phòng của họ với trụ sở quốc hội. Hướng dẫn nêu rõ, điều này là do việc tiếp cận trụ sở quốc hội có thể bị cản trở do các cuộc biểu tình hay lệnh cấm đường.

Ngoài ra, hướng dẫn cũng đề nghị các nghị sĩ cung cấp số điện thoại khẩn cấp cho cảnh sát quốc hội và lực lượng an ninh của Thượng và Hạ viện. Họ cũng nhận được thông tin về việc cấm đường ở một số tuyến đường quanh Điện Capitol và một số nơi khác ở thủ đô Washington.

Tổng thống Trump đến nay vẫn chưa công nhận kết quả bầu cử. Theo kết quả bỏ phiếu đại cử tri hôm 14/12, ứng viên Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng với 306 phiếu, trong khi ông Trump chỉ giành 232 phiếu. Quốc hội Mỹ sẽ họp lưỡng viện vào trưa ngày 6/1 để kiểm phiếu, xác nhận kết quả và chính thức công bố tổng thống đắc cử. Ông Trump và các đồng minh đang lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử tại phiên họp này. Hiện kế hoạch lật ngược kết quả bầu cử ở quốc hội đã nhận được sự ủng hộ của ít nhất 140 hạ nghị sĩ Cộng hòa và hơn 10 thượng nghị sĩ.

Tại cuộc vận động tranh cử cho đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Thượng viện ở Georgia hôm 4/1, ông Trump lần đầu tiên công khai kêu gọi Phó tổng thống Mike Pence – người chủ trì phiên họp quốc hội ngày 6/1 – không xác nhận kết quả bầu cử. Ông Trump cũng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” và rằng đảng Dân chủ “sẽ không có được Nhà Trắng”.

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.