Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 13/01/2021

Wednesday, January 13, 2021 3:42:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 13/01/2021

TT Trump: ‘Luận tội đang gây tức giận tột độ’ nhưng ‘Tôi không muốn bạo lực’

Đang chịu áp lực kêu gọi từ chức sau khi những người ủng hộ gây náo loạn Điện Capitol dẫn đến chết người vào tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói các động thái nhằm luận tội ông gây ra “tức giận tột độ”, nhưng nói thêm rằng ông “không muốn bạo lực”.

“Tôi không muốn có bạo lực”, Reuters dẫn lời ông Trump nói với các phóng viên trước khi lên đường đi thăm bức tường biên giới ở Alamo, bang Texas.

Trong phát biểu đầu tiên trước các phóng viên kể từ ngày 8/12, tổng thống của Đảng Cộng hòa không trả lời câu hỏi về việc liệu ông có từ chức hay không.

Ông chỉ trích các động thái luận tội của các nhà lập pháp đảng Dân chủ.

“Việc luận tội này đang gây tức giận tột độ và họ đang làm điều đó. Đó thực sự là một điều khủng khiếp mà họ đang làm”, Reuters dẫn lời ông Trump nói.

Tổng thống Mỹ nói thêm rằng động thái luận tội ông, với tội danh kích động nổi dậy trong vụ tấn công Điện Capitol, là phần tiếp theo của “cuộc săn phù thủy” chống lại ông.

Nếu Hạ viện biểu quyết luận tội vào ngày 13/1, ông Trump sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên bị luận tội hai lần.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-%C4%91ang-g%C3%A2y-t%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BB%99-nh%C6%B0ng-t%C3%B4i-kh%C3%B4ng-mu%E1%BB%91n-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-/5734602.html

Tòa nhà Quốc Hội Mỹ bị tấn công : Trump bác bỏ mọi trách nhiệm

Thu Hằng

Tổng thống Donald Trump không thừa nhận trách nhiệm của ông trong vụ tấn công tòa nhà Quốc Hội tại Washington ngày 06/01/2021. Hiện nay, cảnh sát đã nhận diện được khoảng 170 người và họ sẽ phải đối mặt với các cáo buộc « xâm nhập trái phép » hoặc « mang vũ khí không được phép », thậm chí là « phản loạn » hoặc « mưu phản ».

Phát biểu trước khi đến bang Texas ngày 12/01 để ca ngợi bức tường chống nhập cư, ông Donald Trump khẳng định bài diễn văn khích lệ tinh thần người ủng hộ ông là « hoàn toàn phù hợp ». Ông Trump vẫn có thể tin vào vài trăm người ủng hộ, tập trung tại miền nam bang Texas, với hy vọng ông tiếp tục cầm quyền trong bóng tối.

Từ McAllen, bang Texas, đặc phái viên Eric de Salves gửi về bài phóng sự:

« Vài trăm người tập trung dọc một trục đường ở phía nam bang Texas để chào mừng ông Donald Trump đến ca ngợi thành tích chống nhập cư. Người ủng hộ hồ hởi tràn ra đường khi đoàn xe của tổng thống đi qua.

Khó có thể tin rằng tổng thống sẽ phải rời chức vụ trong một tuần nữa. Những người ở đây từ chối tin vào thất bại đó, như Gary, một người nghỉ hưu từng làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, đầu đội mũ có hình tổng thống Trump. Ông nói : « Thực ra ông ấy đã thắng cử. Chiến thắng đã bị đánh cắp. Đó là một vết nhơ cho nền dân chủ của chúng tôi ».

Một tuần sau vụ tấn công Điện Capitol, lập luận của những người đi đến cùng này càng cứng rắn hơn.

Cầm lá cờ « Make America Great Again » (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) trên tay, chân đi giầy cao gót đỏ, Rosie, 30 tuổi, đưa ra một lời khuyên cho tổng thống : « Họ vẫn coi ông ấy (Donald Trump) như một nhà độc tài. Vậy thì giờ thì tôi nghĩ ông ấy nên xử sự như một nhà độc tài. Ông ấy phải lên tiếng, anh biết vì sao không, tôi sẽ không để vụ gian lận này trôi qua, tôi sẽ không để họ ép chúng tôi im lặng với kiểu dân chủ của họ bằng cách loại chúng tôi khỏi các mạng xã hội. Tổng thống cần phải hành động ! »

Rất nhiều người có mặt ở đây là tín đồ của QAnon. Phong trào theo thuyết âm mưu này tin rằng ông Donald Trump ngầm đấu tranh chống một mạng lưới ấu dâm do phe Dân Chủ bảo vệ.

Chesley, làm quản lý trong một công ty lớn, tin vào điều này. Ông còn nghĩ là Donald Trump sẽ tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ hai trong bóng tối. Ông nói : « Lễ nhậm chức của ông Trump sẽ diễn ra. Ông Trump sẽ tuyên thệ nhưng không công khai. Có thể là tại Nhà Trắng, nhưng sẽ không công khai ».

Xa cách với cái thế giới song song này, tại Washington, các nhà lập pháp Dân Chủ chuẩn bị bỏ phiếu phế truất lần thứ hai tổng thống Donald Trump, ngày càng bị cô lập về mặt chính trị ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-t%C3%B2a-nh%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-trump-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-m%E1%BB%8Di-tr%C3%A1ch-nhi%E1%BB%87m

Donald Trump cô độc trong Nhà Trắng

Thanh Hà

Donald Trump đang mất dần từ quyền lực đến các điểm tựa chính trị của đảng Cộng Hòa. Bị các mạng xã hội lần lượt cấm cửa, ông mất đi các phương tiện để liên lạc với những người ủng hộ và bị các nhà tài trợ bỏ rơi. Cho dù thu hút được hơn 73 triệu cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, kỷ lục cao nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, Trump đã thất cử và đang trở thành chính khách cô đơn nhất trong những ngày cuối ở Nhà Trắng.

Về mặt tài chính, Donald Trump vừa mất đi thêm một điểm tựa với cái chết hôm 12/01/2021 của ông trùm các sòng bạc Sheldon Adelson. Nhà tỷ phú Do Thái này vừa ngưỡng mộ Donald Trump vừa là một nhà tài trợ hào phóng với nguyên thủ Mỹ. Trước đó, bạo loạn trên đồi Capitol tuần trước là lý do khiến nhiều « chủ nợ » của tổng thống Trump đoạn tuyệt với ông vua địa ốc New York vì sợ mang tiếng.

Báo New York Times tiết lộ ngân hàng Đức Deutsche Bank, từ trước tới nay luôn dễ dãi cho tập đoàn Trump Organization vay mượn, nay muốn « giữ khoảng cách » với vị tổng thống Mỹ quá ồn ào này. Một ngân hàng khác là Signature Bank không ngần ngại đóng cửa tài khoản cá nhân của nguyên thủ Mỹ với 5 triệu đô la trong đó.

Con sâu làm rầu nồi canh : Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bị vạ lây. Nhiều tập đoàn tên tuổi của Mỹ như Amazon, General Electric, AT&T, Dow, Comcast, Verizon, American Express, Airbnb thậm chí dọa ngừng giúp đảng Cộng Hòa huy động các nguồn tài trợ. Quyết liệt hơn nữa Facebook, Microsoft và Google đã tạm ngừng quyên góp tài chính cho cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.

Ngay cả đến thế giới thể thao và nhất là môn đánh golf được ông Trump yêu thích nhất, Liên đoàn quốc gia cũng vừa thông báo hủy cuộc thi đấu trong mùa tranh giải 2022 được dự trù diễn ra tại New Jersey, trong khuôn viên các sân golf thuộc về gia đình Donald Trump.  

Trên sân khấu chính trị, Donald Trump bị cô lập không kém. Truyền thông tại Washington cho biết có khoảng 20 dân biểu của bên đảng Cộng Hòa ủng hộ thủ tục truất phế tổng thống. Ngay cả với những đồng minh đắc lực và trung thành nhất với chủ nhân Nhà Trắng là phó tổng thống Mike Pence hay các thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Lindsay Graham … biến cố ở Capitol hôm 06/01/2021 là « giọt nước làm tràn ly ».

Ông Trump và phó tổng thống Pence tuyệt nhiên không « liên lạc » với nhau trong một tuần lễ. Vào lúc những người cuồng nhiệt ủng hộ Donald Trump xông vào điện Capitol, đòi « treo cổ » Mike Pence thì tổng thống Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa với hàng Twitt : « Mike Pence không đủ can đảm để làm điều cần thiết nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ bản Hiến Pháp của chúng ta ».

Trong hàng ngũ nội các, nhiều bộ trưởng và quan chức lần lượt ra đi. Mọi người chú ý nhiều vào lá thư xin từ chức của bộ trưởng Giáo Dục, bà Betsy DeVos. Trong lá thư này bà trực tiếp quy trách nhiệm cho tổng thống Trump về vụ loạt bạo loạn, Quốc Hội bị đập phá. Đảng Cộng Hòa thực sự lúng túng và bắt đầu giữ khoảng cách với một chính trị gia khó lường như Donald Trump.

Bộ trưởng Tư Pháp vừa từ chức William Barr cho rằng « xúi giục đám đông chiếm đóng điện Capitol để gây áp lực » vào lúc Quốc Hội lưỡng viện xác nhận kết quả bầu cử tổng thống là hành động « không thể tha thứ ».

Thế cô lập này của tổng thống Trump lại càng thêm rõ nét vào lúc Cục Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ FBI báo động trước mối đe dọa « biểu tình có trang bị vũ khí diễn ra trên toàn quốc » trong những ngày tới và có nguy cơ biến cố hồi tuần trước ở điện Capitol mới chỉ là khúc dạo đầu.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210113-donald-trump-c%C3%B4-%C4%91%E1%BB%99c-trong-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng

Nêu lý do chuyển giao quyền lực, Washington hủy chuyến thăm Đài Loan của đặc sứ Mỹ

Thụy My

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 12/01/2021 thông báo hủy bỏ mọi chuyến công du trong tuần này, gồm cả chuyến thăm Đài Loan của đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc Kelly Craft, trong khuôn khổ quá trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới Biden.

Bà Craft dự kiến thăm Đài Loan từ hôm nay, thứ Tư 13/01 đến thứ Sáu 15/01, khiến Bắc Kinh vội vã lên tiếng phản đối. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompep hôm qua tuyên bố tất cả các chuyến công du trong tuần này đều bị hủy bỏ, kể cả chuyến đi châu Âu của ông, để chuẩn bị cho việc chuyển tiếp. Bộ Ngoại Giao Đài Loan bày tỏ sự thông cảm đồng thời lấy làm tiếc về việc này.

Chuyến thăm của đại sứ Mỹ Kelly Craft dường như nằm trong nỗ lực của ông Pompeo và chính quyền của tổng thống Donald Trump nhằm gia tăng cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc trước khi ông Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cuối tuần trước thông báo đã dỡ bỏ tất cả những giới hạn tự đặt ra trước đây trong việc tiếp xúc giữa các viên chức Mỹ và những người đồng cấp Đài Loan.

Đại diện phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc cổ vũ Washington ngưng « tạo ra những trở ngại » cho quan hệ Mỹ-Trung. Trong hai chuyến thăm Đài Bắc hồi tháng Tám và tháng Chín của bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar và thứ trưởng ngoại giao Keith Krach ; các chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát Đài Loan để thị uy.

Về phần ông Pompeo dự định gặp ngoại trưởng Luxembourg, sau đó tiếp xúc với các quan chức cao cấp NATO và Liên Hiệp Châu Âu trong tuần này. Reuters dẫn các nguồn tin thông thạo nói rằng phía châu Âu tỏ ra do dự sau vụ người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ, vả lại thời điểm này không có sự kiện quan trọng nào của NATO. Ông Mike Pompeo, đồng minh trung thành của tổng thống Mỹ, lên án bạo động ở điện Capitol nhưng không nhắc đến vai trò của ông Donald Trump.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-n%C3%AAu-l%C3%BD-do-chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-washington-h%E1%BB%A7y-chuy%E1%BA%BFn-th%C4%83m-%C4%91%C3%A0i-loan-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%B7c-s%E1%BB%A9-m%E1%BB%B9

Hoa Kỳ giải mật kế hoạch đối đầu với Trung Quốc

Thụy My

Chính quyền Mỹ, cho phép giải mật một kế hoạch nhạy cảm, trong đó vạch ra chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.

Tài liệu gồm 10 trang vào tháng 2/2018 được xếp vào loại « mật », để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Dự định chỉ được công bố vào năm 2043, nhưng tuần rồi đã được chính quyền Donald Trump cho phép giải mật và công khai vào hôm nay, 13/01/2021, với chữ ký của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien.

Văn bản khẳng định an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự tham gia tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở » – sẽ là động cơ cho tăng trưởng của Mỹ, của khu vực và toàn

cầu. Hoa Kỳ không thể để cho Trung Quốc thống trị trên không và trên biển tại chuỗi đảo đầu tiên (bao gồm các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Lưu Cầu và Đài Loan, Bắc Philippines và Borneo).

Hoa Kỳ cần phải hỗ trợ sự trỗi dậy của Ân Độ, tăng cường bộ Tứ Ấn-Nhật-Úc-Mỹ. Washington sẽ giúp hiện đại hóa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và tăng khả năng tự vệ của Đài Loan. Tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Mỹ muốn nâng cao vai trò của ASEAN, thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia.

Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ sẽ tăng cường kết nối với các quốc gia muốn cải cách theo hướng thị trường, xúc tiến mô hình hội nhập phát triển tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, như một giải pháp đáng tin cậy thay thế cho « Nhất đới, nhất lộ ». Bên cạnh đó là việc mở rộng vai trò APEC, giúp đỡ hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN qua việc tạo điều kiện thương mại, hiện đại hóa hải quan, hài hòa các tiêu chuẩn. Washington cũng khuyến khích các công ty tư nhân Mỹ hăng hái tham gia vào lãnh vực đầu tư và thương mại tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tờ báo Úc Sydney Morning Herald cho rằng sở dĩ tài liệu được giải mật vào lúc này, là do các viên chức đã phác thảo ra chiến lược muốn được nhìn nhận công sức của họ. Đồng thời khuyến khích tổng thống tân cử Joe Biden tiếp tục chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương hiện nay, gởi một thông điệp mạnh mẽ đến các đồng minh của Mỹ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-hoa-k%E1%BB%B3-gi%E1%BA%A3i-m%E1%BA%ADt-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

Hoa Kỳ thông báo với các công ty châu Âu rằng họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ trừng phạt vì đường ống dẫn hơi đốt Nord Stream 2

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Ba (12/1), hai nguồn tin cho biết trong tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với các công ty châu Âu mà họ nghi ngờ đang hỗ trợ xây dựng đường ống dẫn hơi đốt Nord Stream 2 của Nga rằng họ đang đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt khi chính quyền của tổng thống Trump sắp mãn nhiệm chuẩn bị một vòng các biện pháp trừng phạt cuối cùng chống lại dự án. Nguồn tin của Hoa Kỳ cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra một báo cáo vào hôm thứ Năm hoặc thứ Sáu về các công ty mà họ tin rằng đang hỗ trợ đường ống dẫn dầu từ Nga sang Đức.

Nguồn tin này cho biết các công ty có thể nằm trong báo cáo bao gồm các công ty cung cấp bảo hiểm, hỗ trợ đặt đường ống dưới biển hoặc xác minh thiết bị xây dựng của dự án. Các công ty này có nguy cơ đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ theo luật hiện hành nếu họ không ngừng hoạt động. Nguồn tin của Hoa Kỳ cho biết Zurich Insurance Group có thể bị liệt kê trong báo cáo.

Đường ống trị giá 11 tỷ mỹ kim, một trong những dự án quan trọng nhất của Nga ở châu Âu, làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Moscow.

Chính quyền tổng thống Trump phản đối Nord Stream 2, đồng thời tuyên bố rằng đường ống này sẽ gia tăng lợi thế kinh tế và chính trị của Nga đối với châu Âu. Chính quyền cũng thúc đẩy việc xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Hoa Kỳ sang châu Âu, một loại nhiên liệu cạnh tranh với khí đốt dẫn bằng ống từ Nga. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-thong-bao-voi-cac-cong-ty-chau-au-rang-ho-se-phai-doi-mat-voi-nguy-co-trung-phat-vi-duong-ong-dan-hoi-dot-nord-stream-2/

Các mức thuế mới của Hoa Kỳ đối với rượu vang và các bộ phận máy bay của Pháp, Đức sẽ có hiệu lực từ hôm nay – thứ ba 12/01

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Hai (11/1), chính phủ Hoa Kỳ cho biết họ sẽ bắt đầu thu thuế mới đối với các bộ phận máy bay và các sản phẩm khác từ Pháp và Đức từ hôm thứ Ba, sau khi không giải quyết được tranh chấp kéo dài 16 năm về trợ cấp máy bay với Liên minh châu Âu.

Trong một thông báo cho các bên giao hàng vào cuối hôm thứ Hai, quan thuế và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết các mức thuế mới sẽ áp dụng từ 12:01 sáng ET (05:01 GMT) vào hôm thứ Ba như một phần của cuộc chiến kéo dài về trợ cấp của chính phủ đối với Airbus SE của châu Âu và đối thủ Hoa Kỳ của họ, Boeing.

Trong một thông báo cho các bên giao hàng vào cuối hôm thứ Hai, Cơ Quan Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết các mức thuế mới sẽ được áp dụng từ 12:01 sáng ET (05:01 GMT) vào hôm thứ

Ba như một phần của cuộc chiến kéo dài về trợ cấp của chính phủ đối với Airbus SE của châu Âu và đối thủ Hoa Kỳ của họ, Boeing Co.

Thông báo này được đưa ra sau thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng họ sẽ áp thuế bổ sung 15% đối với các bộ phận máy bay, bao gồm cả thân máy bay và các cánh, và 25% thuế đối với một số loại rượu nhất định. Một nguồn tin châu Âu trong cuộc cho biết các cuộc đàm phán giữa Washington và Brussels nhằm chấm dứt trận chiến này bị đình trệ trong những tuần cuối cùng của chính quyền tổng thống Trump. Washington cũng cố gắng đạt được một giải pháp riêng với Anh Quốc, quốc gia có cổ phần trong Airbus nhưng không còn là thành viên EU. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-muc-thue-moi-cua-hoa-ky-doi-voi-ruou-vang-va-cac-bo-phan-may-bay-cua-phap-duc-se-co-hieu-luc-tu-hom-nay-thu-ba-12-01/

Phố Wall buộc phải loại bỏ các công ty viễn thông Trung Quốc

 Bình luậnMay May

Các ngân hàng đầu tư của Phố Wall có trụ sở đặt tại Hong Kong, bao gồm Goldman Sachs và JPMorgan hôm thứ Hai, ngày 4/1 đã loại bỏ các công ty viễn thông Trung Quốc theo lệnh cấm đầu tư của Hoa Kỳ – mà Washington cho là có dính líu đến quân đội Trung Quốc.

Hủy niêm yết 500 sản phẩm tài chính liên quan đến công ty Trung Quốc

Các ngân hàng Mỹ gồm Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley cho biết trong hồ sơ gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong, họ đang bắt đầu các bước để hủy niêm yết 500 sản phẩm tài chính đăng ký tại thị trường Hong Kong – phát hành cho các nhà đầu tư có liên quan đến các công ty viễn thông của Trung Quốc như: China Mobile, China Telecom và China Unicom hoặc các chỉ số địa phương như Chỉ số Hang Seng (HSI) – có các thành phần liên quan đến các công ty viễn thông trên.

Trong một tuyên bố riêng, ngân hàng giám sát State Street của Hoa Kỳ cho biết một quỹ giao dịch hối đoái mà ngân hàng quản lý – theo dõi chỉ số Hang Seng – sẽ không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào các cổ phiếu trong danh sách bị trừng phạt, mặc dù vẫn tiếp tục duy trì cổ phần hiện có của mình.

Tuyên bố còn cho biết, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Hoa Kỳ (OFAC) công bố, quỹ này không còn thích hợp để các cá nhân hoặc công ty Hoa Kỳ đầu tư vào.

Những điều này bám sát với tuyên bố vào tuần trước của OFAC – tuân thủ lệnh ban hành vào tháng 11/2020 của Tổng thống Mỹ Donald Trump – cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà Washington cho là có dính líu tới quân đội Trung Quốc.

Tài liệu của các ngân hàng đầu tư trích dẫn một đoạn hướng dẫn của OFAC cho biết ba công ty viễn thông của Trung Quốc là đối tượng của lệnh cấm. Và tài liệu của JPMorgan mô tả hành động này là “chấm dứt sớm”, ngân hàng sẽ định giá thanh toán cho các nhà đầu tư.

Các ngân hàng đầu tư sẽ mua lại các công cụ từ các nhà đầu tư cho đến ngày 25/1, sau đó tất cả giao dịch sẽ bị tạm dừng. Các sản phẩm sẽ bị hủy niêm yết vào ngày 28/1.

Cơ quan giám sát thị trường của Hong Kong – Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai, cho biết họ đã nhấn mạnh với các ngân hàng đầu tư rằng “bất kỳ hành động nào họ thực hiện đều là cần thiết, công bằng và liên quan đến lợi ích tốt nhất cho các nhà đầu tư cũng như tính toàn vẹn của thị trường, do vậy nên được thông báo chính xác vào thời điểm thích hợp”.

Nhà điều hành sàn giao dịch HKEX (Hong Kong Exchanges and Clearing) cho biết họ “đang làm việc chặt chẽ với các tổ chức phát hành có liên quan để đảm bảo việc hủy niêm yết có trật tự, và tạo điều kiện thuận lợi cho các thỏa thuận mua lại, thu xếp bởi các tổ chức phát hành”.

Đối với các ngân hàng Hoa Kỳ, lệnh cấm “đang tạo ra sự hỗn loạn cho toàn bộ sản phẩm”, mặc dù lệnh cấm chỉ áp dụng đối với một số lượng hạn chế cổ phiếu Trung Quốc.

Chính quyền Biden sẽ nới lỏng lệnh cấm?

Các ngân hàng Mỹ nghi ngờ chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ sớm nới lỏng lệnh cấm. Có hơn 12.000 sản phẩm được liệt kê tại Hong Kong do 15 công ty phát hành.

Alex Wong, giám đốc của Ample Finance Group ở Hong Kong cho biết, việc hủy bỏ sẽ “không có quá nhiều tác động”, vì khách hàng có thể chuyển sang các công ty phát hành có trụ sở tại Châu Âu hoặc Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kiên quyết phản đối lệnh cấm và cho là Mỹ lạm dụng quyền lực để áp bức các công ty Trung Quốc.

Hôm thứ Bảy (ngày 9/1), Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành một lệnh mới để “cấm các công ty tuân thủ luật pháp nước ngoài”, quy định mới này của Trung Quốc có hiệu lực ngay lập tức.

Cái gọi là “Quy tắc về chống lại việc áp dụng pháp luật nước ngoài và các biện pháp khác ngoài lãnh thổ” – áp dụng cho các trường hợp “cấm hoặc hạn chế một cách không phù hợp” các cá nhân, công ty và tổ chức của Trung Quốc – tiến hành các hoạt động kinh tế, thương mại bình thường với các bên từ các nước thứ ba, theo Bộ Thương mại Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết các biện pháp mới của Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ siết chặt việc tuân thủ của các công ty đa quốc gia – vốn đang phân vân liệu họ nên chọn bên nào (luật Trung Quốc hay luật Hoa Kỳ).

May May

Theo Reuters

https://www.ntdvn.com/kinh-te/pho-wall-buoc-phai-loai-bo-cac-cong-ty-vien-thong-trung-quoc-129163.html

Hạ Viện thông qua nghị quyết kêu gọi viện dẫn Tu chánh án thứ 25 để bãi nhiệm Tổng Thống Trump bất chấp sự từ chối từ phó Tổng Thống Mike pence

Tin từ Washington — Phó Tổng thống Mike Pence đã từ chối sử dụng Tu chính án thứ 25 nhằm bãi nhiễm Tổng thống Trump với cáo buộc kích động cuộc bạo loạn ở toà nhà quốc hội. Hành động này của ông Pence đã thúc đẩy tiến trình bỏ phiếu tại Hạ viện vào hôm thứ Tư (13/1) để luận tội tổng thống trong tuần cuối cùng tại nhiệm và lần bỏ phiếu này có sự ủng hộ của một số đảng viên Cộng hoà.

Trong một lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào tối hôm thứ Ba, ông Pence nói rằng việc viện dẫn tu chánh án thứ 25 sẽ biến những nỗ lực của đảng Dân chủ đã trở thành trò chơi chính trị. Ông Pence cũng kêu gọi các nhà lập pháp “tránh thực hiện các hành động có thể gây chia rẽ và đổ thêm dầu vào lửa tại thời điểm này.”

Vài giờ sau khi ông Pence gửi thư cho bà Pelosy, các đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thông qua nghị quyết yêu cầu ông Pence và nội các sử dụng Tu chính án thứ 25. Do ông Pence đã từ chối sử dụng tu chính án thứ 25, các thành viên Dân chủ sẽ bỏ phiếu luận tội vào hôm thứ Tư.

Trong khi phó tổng thống Pence bênh vực tổng thống Trump, các thành viên đảng Cộng hòa khác đã quay lưng với Tổng thống. Nếu Hạ viện đạt được đa số cần thiết để luận tội tổng thống Trump, tiến trình luận tội sẽ được chuyển đến Thượng viện, nơi cần có 2/3 phiếu đa số để kết tội tổng thống. Thượng viện sẽ cần nhiều thành viên đảng Cộng hòa bỏ phiếu kết tội, nhưng cho đến nay chỉ một số ít thượng nghị sĩ Cộng Hòa cho rằng tổng thống Trump đã phạm tội.   (BBT)

https://www.sbtn.tv/ha-vien-thong-qua-nghi-quyet-keu-goi-vien-dan-tu-chanh-an-thu-25-de-bai-nhiem-tong-thong-trump-bat-chap-su-tu-choi-tu-pho-tong-thong-mike-pence/

Toàn văn bức thư của Phó Tổng thống Mike Pence gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 12/1/2021

 Bình luậnNguyên Hương

Ngày 12/1, Phó Tổng thống Mike Pence đã gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi để từ chối yêu cầu sử dụng Tu chính án thứ 25 để phế truất Tổng thống Donald Trump. Ông nói, điều này “không phù hợp với Hiến pháp của Hoa Kỳ” cũng như “sẽ đặt ra một tiền lệ khủng khiếp”. Dưới đây là toàn văn bức thư.

PHÓ TỔNG THỐNG HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ

THỦ ĐÔ WASHINGTON

Ngày 12/1/2021

Gửi bà Nancy Peloci

Chủ tịch Hạ viện

Thủ đô Washington 20515

Thưa bà,

Người Mỹ chúng ta ai cũng bất ngờ và cảm thấy đau buồn với cuộc tấn công vào Điện Capitol tuần trước, và tôi rất cảm kích trước sự lãnh đạo của bà và lãnh đạo Quốc Hội nói chung để tiếp tục trở lại

phiên họp và hoàn thành nhiệm vụ được toàn dân Hoa kỳ ủy nhiệm trong cùng ngày.  Đó là thời khắc để thể hiện trước người dân Hoa Kỳ rằng Quốc Hội chúng ta vẫn có thể đoàn kết lại trong tình huống khó khăn nhất.

Nhưng giờ đây, chỉ còn lại tám ngày là kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống, bà và Đảng Dân chủ yêu cầu tôi và Nội các sử dụng Tu chính án thứ 25 để luận tội và phế truất ông. Tôi tin rằng, một hành động như vậy là không hề vì lợi ích của Quốc gia chúng ta, cũng như không phù hợp với Hiến pháp Hoa Kỳ. Tuần trước, tôi đã không nhượng bộ trước áp lực phải sử dụng quyền lực vượt quá thẩm quyền hiến định của mình để quyết định kết quả của cuộc bầu cử, và bây giờ tôi sẽ không nhượng bộ trước những nỗ lực trong Hạ viện để biểu diễn trò chơi chính trị này vào một thời điểm vô cùng nghiêm trọng trong lịch sử của Quốc gia chúng ta”.

Như bà đã biết rõ, Tu chính án thứ 25 được lập ra để giải quyết tình trạng không đủ năng lực hoặc không đủ sức khỏe của Tổng thống. Chỉ vài tháng trước, khi bà giới thiệu Tu chính án Thứ 25 và thành lập Ủy ban Thực thi Tu chính án Thứ 25, bà nói: “việc quyết định một vị Tổng thống có đáp ứng được sức khỏe để đảm nhận cương vị Tổng thống hay không phải dựa vào khoa học và thực tế”. Rồi bà nói rằng chúng ta phải “tôn trọng và không đưa ra những kết luận dựa trên những ý kiến hoặc cách hành xử làm chúng ta mếch lòng, mà trái lại phải dựa vào kết luận của chuyên gia y khoa”. Vâng, thưa bà Chủ tịch, bà hoàn toàn đúng. Tu chính án thứ 25 không phải là một biện pháp trừng phạt hoặc chiếm đoạt. Việc viện dẫn Tu chính án thứ 25 theo cách như vậy sẽ đặt ra một tiền lệ khủng khiếp.

Sau những sự việc bi thảm xảy ra vào tuần trước, Chính quyền Tổng thống Trump hiện đang dốc toàn tâm toàn lực để đảm bảo một quá trình chuyển giao có trật tự. Trong Kinh thánh giảng rằng: “Mọi sự đều xảy ra theo thời điểm, Mọi việc trên đời đều có định kỳ: …có kỳ cứu chữa … và có kỳ xây dựng”. Và thời khắc đó chính là bây giờ. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đang hoành hành, kinh tế của hàng triệu người Mỹ đang gặp khó khăn và những sự việc bi thảm xảy ra ngày 6/1, hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc chúng ta cần hợp lực, là lúc chúng ta cần hàn gắn.

Vào thời khắc này, tôi kêu gọi bà và mọi thành viên của Quốc hội không nên có những hành động ‘đổ dầu vào lửa’ để tiếp tục gây chia rẽ. Hãy hợp lực cùng chúng tôi để hạ nhiệt bầu không khí bất an và chuẩn bị cho Lễ nhậm chức để Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên thệ và trở thành Tổng thống kế nhiệm của Hoa Kỳ. Tôi cam kết sẽ tiếp tục đảm nhiệm phần việc của mình một cách thiện chí với chính quyền kế nhiệm để đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực được thực hiện có trật tự. Lạy Chúa, xin Ngài ban phước lành cho chúng con.

Kính thư,

(Ký)

Mike Pence

Phó Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Thư của Phó Tổng thống Mike Pence gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi ngày 12/1/2021

https://www.ntdvn.com/the-gioi/toan-van-buc-thu-cua-pho-tong-thong-mike-pence-gui-chu-tich-ha-vien-nancy-pelosi-ngay-1212021-129083.html

Đảng Dân chủ cảnh báo về ‘mối đe dọa sắp xảy ra’ của ông Trump suốt 4 năm nhưng thực tế là…

Phụng Minh

… Chính họ, “cánh tả thực sự muốn làm những điều mà họ vẫn cáo buộc ông Trump đã làm”.

Ban Biên tập của Issues Insights đã có một bài viết thu hút khi vạch trần sự giả dối của Đảng Dân chủ Mỹ và các kênh truyền thông dòng chính thiên tả, mặc dù Ban Biên tập cũng khẳng định rằng họ không đồng ý với tổng thống về nhiều điểm.

Sau đây là nguyên văn bài viết:

“Donald Trump đặt ra một mối đe dọa trước mắt, không chỉ cho người khác mà cho toàn nhân loại”, bạn có thể nghĩ đó là lời Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tuần trước biện minh cho một phiên tòa luận tội Trump ngay lập tức.

Không. Đó là từ một bài báo được xuất bản vào năm 2017 về một cuốn sách của một nhóm bác sĩ tâm thần, những người chưa bao giờ gặp hoặc nói chuyện với Trump, đã ra lệnh rằng vì lợi ích của nhân loại, ông phải bị cách chức.

Trên thực tế, trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của Trump, ông được mô tả là “mối đe dọa sắp xảy ra” đối với tương lai của đất nước.

Tom Steyer đã nói vào năm 2017 rằng “ông ta thực sự là mối nguy hiểm trước mắt đối với sức khỏe và sự an toàn của nước Mỹ”.

Cùng năm đó, một tờ báo của New York Times lập luận rằng: “Tuần qua chứng minh rằng Trump đang hủy hoại nền dân chủ của chúng ta”.

Trong quá trình luận tội vào năm 2019, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ California, Adam Schiff đã đề xuất rằng Trump là “mối đe dọa sắp xảy ra đối với sự toàn vẹn của nền dân chủ của chúng ta” và phải bị loại bỏ càng sớm càng tốt.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) khẳng định rằng “việc Tổng thống Trump tiếp tục nắm quyền đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra đối với quyền tự do dân sự”.

Ông Trump cũng nhiều lần được mô tả là người “về nhiều mặt đã trở thành một nhà độc tài”…

… Người đã đưa đất nước “trên con đường dẫn đến Thế chiến III”…

… Người có chính sách “sẽ gia tăng khủng bố”…

… Và là người đã “mắc phải sai lầm thương mại tương tự gây ra cuộc Đại suy thoái”.

Ngay cả trước khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016, ban biên tập của Washington Post đã tuyên bố rằng “một Tổng thống Trump có thể phá hủy nền kinh tế thế giới”.

Sự diệt vong và u ám cứ tiếp diễn, và tiếp tục. Khoảng bốn năm.

Chúng tôi có thực sự cần nhắc người đọc những gì đã thực sự xảy ra không? Trên bình diện quốc tế, đó là thời kỳ hòa bình, khi IS bị tiêu diệt và chủ nghĩa khủng bố bị lãng quên? Rằng nền kinh tế đã hoạt động tốt hơn bất kỳ ai mong đợi, và tạo ra sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu? Việc Trump đã tạo ra một tác động lớn đến ngành tư pháp bằng cách bổ nhiệm những người bảo thủ trọng Hiến pháp?

Ồ, và đã có các cuộc bầu cử quốc gia, với việc Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện vào năm 2018, Trump thua vào tháng 11 năm 2020 và hai lần hạ bệ Thượng viện ở Georgia vào tháng Giêng, trong đó Đảng Cộng hòa thua?

Nếu Trump nguy hiểm như những người gièm pha ông ta liên tục tuyên bố, làm thế nào những sự kiện đó có thể xảy ra?

Bây giờ, để rõ ràng, chúng tôi không bào chữa cho hành vi cá nhân của Trump khi còn đương nhiệm, hoặc cách ông ấy hành động sau cuộc bầu cử tháng 11. Chúng tôi chắc chắn không bào chữa cho những tên tội phạm đã xâm nhập Điện Capitol và gây ra cái chết của một sĩ quan.

Theo quan điểm của chúng tôi, Trump thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình. Một ví dụ: Khi ông ấy có thể cung cấp khả năng lãnh đạo đầy cảm hứng trong cuộc khủng hoảng COVID, ông lại tỏ ra nhỏ nhen và hằn học. Và trong khi ông ấy có những lý do chính đáng để băn khoăn về tính công bằng và chính xác của các cuộc bầu cử, ông ấy có thể đã xử lý nó hoàn toàn khác và với sự trang nhã hơn.

Tuy nhiên, sự thật là những câu chuyện được cánh tả và báo chí dòng chính rao bán trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump chỉ là: những câu chuyện kinh dị. Họ không hơn gì một nỗ lực để ngăn ông ấy ban hành chương trình nghị sự của mình. Chính là thế.

Những câu chuyện kinh dị cũng nhằm đánh lạc hướng quốc gia khỏi thực tế rằng cánh tả thực sự muốn làm những điều mà họ vẫn cáo buộc Trump đã làm. Họ muốn chà đạp lên Hiến pháp. Họ muốn từ chối quyền công dân đối với những người không đủ “tỉnh táo”. Họ mơ ước có những quyền lực độc tài và muốn tạo ra một nhà nước độc đảng ở đất nước này. Họ đã gây thiệt hại cho xã hội dân sự bằng cách tuyên bố trong 4 năm rằng Trump đã đánh cắp cuộc bầu cử. Họ, không phải Trump, phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự tàn phá do bạo loạn trong suốt mùa hè. Và họ đã phá hoại nền dân chủ bằng cách sử dụng vỏ bọc của COVID-19 để cố ý làm cho gian lận bầu cử trở nên dễ dàng.

Tương tự như vậy, việc thúc đẩy luận tội hiện tại không phải là để bảo vệ đất nước khỏi Trump, mà là một nỗ lực nhằm làm nhụt chí các đảng viên Cộng hòa trên phạm vi rộng hơn và bịt miệng những tiếng nói bảo thủ.

Trong vài ngày tới, Joe Biden sẽ là tổng thống, Trump sẽ là một công dân, và đất nước sẽ tiếp tục phát triển. Ngay cả khi Trump tồi tệ như những kẻ thù của ông ta tuyên bố, thì sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình đáng chú ý này sẽ một lần nữa diễn ra, cho thấy sức mạnh và khả năng phục hồi của quốc gia chúng ta và sự tỏa sáng của những người lập quốc của chúng ta.

Vì vậy, như cánh tả thường nói, đã đến lúc phải tiếp tục. Câu hỏi mà chúng ta nên đặt ra ngay bây giờ là liệu quốc gia có thể tồn tại trong bốn năm của Biden và chương trình nghị sự của Đảng Dân chủ cánh tả? Đó là mối đe dọa thực sự mà chúng ta phải đối mặt.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-dan-chu-canh-bao-ve-moi-de-doa-sap-xay-ra-cua-ong-trump-suot-4-nam-nhung-thuc-te-la.html

Ít nhất 25 người Mỹ chết trong các cuộc bạo loạn George Floyd – truyền thông đã đi đâu?

Ngọc Mai

Dữ liệu mới do một nhóm phi lợi nhuận chuyên giám sát bất ổn chính trị cho thấy, trong năm 2020 ít nhất 25 người Mỹ đã chết khi tham gia vào “các cuộc biểu tình đòi công lý” cho George Floyd và các cuộc biểu tình chính trị liên quan khác. Tuy nhiên, các kênh truyền thông dòng chính đã phớt lờ số liệu này.

The Guardian đưa tin, Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (ACLED) phát hiện rằng năm 2020 có 11 người chết khi tham gia các cuộc biểu tình chính trị, 14 người khác đã chết trong các vụ việc liên quan đến bất ổn chính trị. Đặc biệt có 9 người chết khi tham dự các cuộc biểu tình của Black Lives Matter (BLM). Trong khi hai người bảo thủ được báo cáo đã thiệt mạng tại các cuộc biểu tình ủng hộ TT Trump.

Dữ liệu quan trọng này cho thấy rằng trước khi “cuộc bao vây Điện Capitol” diễn ra, các thành phố trên khắp nước Mỹ đã bị phá hủy, tài sản bị cưỡng đoạt và hàng chục sinh mạng người Mỹ bị cướp đi một cách thảm khốc. Tuy nhiên các phương tiện truyền thông cánh tả lại miêu tả những hành vi bạo lực này là để thúc đẩy “công bằng xã hội”.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 91% trong số 637 cuộc bạo loạn ở Mỹ trong giai đoạn 26/5 đến 12/9 có liên quan đến phong trào BLM. Tuy nhiên rất nhiều báo lớn như CNN, Washington Post, Time, đều đưa tin rằng hầu hết các cuộc biểu tình của BLM là “ôn hòa”. Tờ Time từng có bài báo với tựa đề “Báo cáo: 93% các cuộc biểu tình của BLM là ôn hòa”.

Các cuộc bạo loạn George Floyd dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la, nhiều người đã thiệt mạng. Không chỉ có vậy, nó còn gây ra sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ. Ngoài ra những kẻ bạo loạn Antifa và BLM cũng liên tục thoát tội và được các kênh truyền thông bào chữa dưới chiêu bài “công bằng xã hội”, “chống phân biệt chủng tộc”.

Ví dụ sáu tháng trước, tờ New York Times đã bào chữa cho những kẻ bạo loạn cố gắng chiếm tòa án liên bang ở Portland, tiểu bang Oregon. Họ cho rằng “cuộc tấn công hàng đêm vào tòa án liên bang là một phần của cuộc kháng chiến hòa bình lớn hơn nhiều… bắt đầu hình thành gần hai tháng trước, sau khi George Floyd chết dưới tay cảnh sát Minneapolis… Mục đích, cũng giống như ở các thành phố khác, là tập hợp để đạt mục tiêu cải cách cảnh sát và công bằng chủng tộc”.

Nhưng khi đưa tin về cuộc biểu tình hôm thứ Tư (6/1 theo giờ Mỹ) ở Washington DC, New York Times đổi giọng và gọi người biểu tình ủng hộ ông Trump như một “đám du thủ du thực”.

Nhiều phương tiện truyền thông muốn mọi người tin rằng “cuộc bao vây” Điện Capitol là điều tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Trên thực tế, nó nhạt nhoà hơn so với những gì phe cánh tả đã làm với nước Mỹ sau cái chết của George Floyd.

Nhớ lại tháng Sáu năm ngoái, một nhóm thành viên Quốc hội bao gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Joe Biden, cho đến Thị trưởng thành phố Minneapolis đã quỳ gối trước những kẻ bạo loạn và cho phép họ họ cướp tài sản như “sự đền bù” cho sự “bất bình đẳng” mà họ được cho là phải chịu đựng vì “phân biệt chủng tộc có hệ thống.” Và sau đó các phương tiện truyền thông cánh tả sẽ bắt đầu miêu tả hành động này là “phản đối lại hành vi bạo lực của cảnh sát”, tưởng nhớ “sự hy sinh” George Floyd (vốn là một tội phạm ma túy).

Còn bây giờ, người ta đang thấy một sự phẫn nộ trên các mặt báo về “vụ bạo loạn ở Capitol”. Trên thực tế, một người từng xuất hiện tại sự kiện BLM đã có mặt trong Điện Capitol hôm đó, một người khác là thành viên BLM đã bị cảnh sát giam giữ và thả tự do mà không bị buộc tội.

Thông qua sự kiện này và rất nhiều sự kiện trước đó (như cách các tờ báo lớn phớt lờ đưa tin về bê bối ổ cứng của Hunter Biden, con trai Joe Biden) người ta có thể thấy được sự hai mặt của giới truyền thông. Như nhà phân tích chính trị Jeffrey Lord từng bình luận rằng có một “sự thối rữa nghiêm trọng” ẩn sâu trong giới truyền thông cánh tả của nước Mỹ.

“Nếu ông Donald Trump làm gì, thì đó là điều tồi tệ. Nếu ai khác làm gì, thì đó là điều tốt. Thật đáng xấu hổ và làm tổn hại danh tiếng của chính họ”, ông Lord nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/it-nhat-25-nguoi-my-chet-trong-cac-cuoc-bao-loan-george-floyd-truyen-thong-da-di-dau.html

YouTube khóa kênh của TT Trump

Youtube đã xóa nội dung mới đăng lên tài khoản của Tổng thống Donald Trump, đồng thời thông báo đình chỉ kênh của ông trong ít nhất một tuần, viện dẫn lý do rằng ông Trump kích động bạo lực.

Người phát ngôn của Youtube cho biết thông tin này trong một tuyên bố gửi The Epoch Times:

“Sau khi xem xét cẩn thận và xuất phát từ những lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực, chúng tôi đã gỡ nội dung mới đăng lên kênh Donald J. Trump và đưa ra cảnh báo vi phạm chính sách vì kích động bạo lực”.

“Kênh hiện không thể tải lên video hoặc phát trực tiếp các sự kiện trong tối thiểu bảy ngày — thời gian này có thể được gia hạn. Chúng tôi cũng vô hiệu hóa vô thời hạn tính năng bình luận dưới các video trên kênh”.

Youtube không bình luận thêm khi được hỏi về phần nào trong nội dung mới được đăng tải trên kênh của TT Trump mà họ cho là vi phạm chính sách.

Một video ghi lại bài phát biểu hôm thứ Ba (12/1) của TT Trump tại Alamo, Texas đã được tải lên kênh Youtube của ông. Kể từ nửa đêm cùng ngày, video này không còn xuất hiện trên kênh.

Trong bài phát biểu, TT Trump đã ca ngợi bức tường biên giới dài hơn 700 km giáp Mexico và cảnh báo quyền tự do ngôn luận đang bị tấn công hơn bao giờ hết. Ông chỉ trích “trò lừa bịp luận tội là phần tiếp theo của cuộc săn phù thủy lớn nhất và độc ác nhất trong lịch sử đất nước”, đồng thời “gây ra sự tức giận, chia rẽ và đau đớn to lớn”.

Sau đó, TT Trump nói: “Bây giờ là lúc để đất nước chúng ta hàn gắn, và đã đến lúc hòa bình và bình tĩnh. Sự tôn trọng đối với cơ quan thực thi pháp luật và những người vĩ đại trong cơ quan thực thi pháp luật — rất nhiều người đang ở đây — là nền tảng của chương trình nghị sự MAGA”.

“Và chúng ta là một quốc gia của luật pháp và chúng ta là một quốc gia của trật tự. Đó là lý do tại sao chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay, để nói về những gì chúng tôi phải làm để duy trì pháp quyền ở Mỹ và cách chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ những anh hùng thực thi pháp luật của mình”.

Trước khi Youtube có động thái này, Twitter đã thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của TT Trump, trong khi Facebook đình chỉ vô thời hạn tài khoản của ông.

Cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ lớn như Twitter, Facebook, Google đều đã sụt giảm mạnh sau hành vi kiểm duyệt TT Trump và những người ủng hộ ông.

Facebook ‘không ý định’ bỏ lệnh cấm đối với tài khoản của Tổng thống Trump

Phản đối Big Tech kiểm duyệt, nhà cung cấp Internet tại Idaho chặn Facebook, Twitter

Facebook cấm vĩnh viễn nhà bán lẻ sản phẩm có thông điệp yêu nước

https://www.dkn.tv/the-gioi/youtube-khoa-kenh-cua-tt-trump.html

Facebook ‘không ý định’ bỏ lệnh cấm đối với tài khoản của Tổng thống Trump

An Liên

Giám đốc điều hành của Facebook cho biết “không có ý định” dỡ bỏ lệnh cấm vô thời hạn đối với tài khoản của Tổng thống Donald Trump, theo The Epoch Times.

Sheryl Sandberg của Facebook cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters : “Trong thời điểm này, rủi ro đối với nền dân chủ của chúng tôi là quá lớn, chúng tôi cảm thấy mình phải thực hiện một bước đi chưa từng có về lệnh cấm vô thời hạn”. “Tôi rất vui vì chúng tôi đã làm điều đó”.

Bà Sandberg nhận xét rằng công ty có trụ sở tại California của bà đã “thiết lập các nguyên tắc chỉ rõ rằng bạn không được kêu gọi bạo lực”.

Các công ty công nghệ lớn và một số nhân vật chính trị của đảng Dân chủ cho rằng TT Trump đã kích động bạo lực tại Điện Capitol vào tuần trước, bao gồm vụ đột nhập tòa nhà khiến các nhà lập pháp và Phó Tổng thống Mike Pence phải ẩn nấp vào các khu vực an toàn.

Đáp lại kiểm duyệt của các công ty công nghệ, TT Trump nói với các phóng viên rằng những bình luận của ông là hoàn toàn phù hợp.

“Mọi người đều cho rằng những gì tôi nói là hoàn toàn phù hợp”, TT Trump phát biểu với các phóng viên để đáp lại phản ứng dữ dội của Big Tech về những lời nói của ông ngày 6/1 trước những người biểu tình. “Chúng tôi không muốn bạo lực… hoàn toàn không muốn có bạo lực”, ông nói.

TT Trump nhận xét: “Nhìn vào những gì các mà chính trị gia cao cấp đã nói, về vụ bạo loạn mùa hè năm ngoái, những bạo loạn khủng khiếp ở Portland và Seattle và nhiều nơi khác, thì mới thấy đó là vấn đề thực sự”. Ông chỉ ra các bài phát biểu và hùng biện của nhiều nhà lãnh đạo chính trị khác nhau trong năm vừa qua, chính là nguyên nhân kích động bạo lực.

TT Trump nói tiếp: “Những công ty này đang làm một điều tồi tệ với đất nước của chúng ta… Và tôi tin rằng đó sẽ là những hành động sai lầm khủng khiếp đối với họ”.

Không chỉ Facebook đã đình chỉ tài khoản của TT Trump. Twitter và một số công ty công nghệ khác đã khoá dịch vụ của họ đối với TT Trump và các quan chức Đảng Cộng hòa, với tuyên bố rằng họ đã kích động bạo lực và vi phạm điều khoản dịch vụ của các công ty này.

Làn sóng kiểm duyệt của các công ty công nghệ đã dẫn đến sự chỉ trích từ các nhóm tự do dân sự, các nhà lãnh đạo thế giới và một số chuyên gia pháp lý.

“YouTube và Twitter cũng không còn là một nền tảng mạng xã hội nữa”, giáo sư Luật danh dự của Trường ĐH Harvard, Alan Dershowitz cho biết trên podcast của mình, “Đó là những công cụ chính trị đảng phái được sử dụng cho các mục đích ngoài ý muốn của Mục 230, và mục 230 phải được sửa đổi, hoặc ít nhất được hiểu là không áp dụng cho các nền tảng kiểm duyệt”.

Kate Ruane, cố vấn luật pháp cấp cao tại ACLU (Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ), cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định của Twitter đình chỉ TT Trump tạo tiền lệ cho các công ty công nghệ trong việc bịt miệng mọi tiếng nói, không chỉ tiếng nói của Tổng thống.

“Chúng tôi hiểu mong muốn đình chỉ vĩnh viễn ông ấy vào lúc này, nhưng điều đó sẽ khiến mọi người lo lắng khi các công ty như Facebook và Twitter sử dụng quyền lực không thể kiểm soát để loại bỏ mọi người khỏi các nền tảng, vốn đã trở nên không thể thiếu của hàng tỷ người, đặc biệt là khi thực tế chính trị khiến những quyết định đó trở nên dễ dàng hơn”, ACLU tuyên bố.

https://www.dkn.tv/the-gioi/facebook-khong-co-k-hoch-d-b-lnh-cm-di-vi-tai-khon-ca-tng-thng-trump.html

Elon Musk viết 2 từ trên Twitter khiến cổ phiếu công ty vô danh tăng 438%

Lý Minh

Giá cổ phiếu của một công ty thiết bị y tế ít người biết đến đã tăng hơn 400% sau khi Elon Musk kêu gọi sử dụng một ứng dụng nhắn tin trùng tên.

Thứ Năm (7/1) vừa qua CEO Tesla Elon Musk đã khuyến khích 42 triệu người theo dõi Twitter của mình “hãy dùng Signal”. Ông muốn nói đến ứng dụng nhắn tin mã hoá Signal, nhưng một số người có vẻ đã hiểu nhầm ý thần tượng.

Sau Tweet này, giá cổ phiếu của Signal Advance, một công ty nhỏ có trụ sở tại Texas chuyên sản xuất các thiết bị dùng để chẩn đoán sức khỏe đã tăng vọt.

New York Post đưa tin: “Cổ phiếu giao dịch qua quầy của công ty [Signal Advance] đã tăng vọt lên 3,76 USD vào ngày ông Musk tweet [trên Twitter] so với mức 60 cent một ngày trước đó. Cổ phiếu tăng gần gấp đôi lên 7,19 USD vào thứ Sáu (8/1) và sau đó tăng vọt 438% lên 38,70 USD vào thứ Hai (11/1)”.

Do sự quan tâm bất ngờ từ việc người đầu tư hiểu nhầm lời khuyên của người giàu nhất thế giới Elon Musk, Signal Advance hiện có giá trị vốn hóa thị trường là 660 triệu USD, tăng mạnh so với giá trị vốn hóa 55 triệu USD 2 ngày trước đó. Trước ngày 7/1, cổ phiếu của Signal Advance giao dịch dưới 1 USD kể từ 2015.

Tuy nhiên “Signal” mà tỷ phú Elon Musk đề cập là một ứng dụng nhắn tin do tổ chức phi lợi nhuận Signal Foundation điều hành và không liên quan gì đến Signal Advance. Ứng dụng này cho phép người dùng trao đổi tin nhắn mã hóa và được sử dụng như một giải pháp thay thế cho Facebook Messenger, WhatsApp và dịch vụ nhắn tin của Apple.

Sau đó vào ngày 8/1, Signal đã công bố trên Twitter để làm rõ ràng rằng ứng dụng nhắn tin này không liên quan gì đến công ty Signal Advance. Tuy nhiên, sau lời giới thiệu của ông Musk, cũng có rất nhiều người dùng mới đang đăng ký tham gia ứng dụng này.

Hôm 7/1, Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới nhờ giá trị vốn hóa thị trường của Tesla tăng gần 800% trong năm qua. Đến 8/1, Tesla chính thức vượt mặt Facebook để trở thành công ty đại chúng có giá trị cao thứ 5 tại Mỹ.

Lý Minh (tổng hợp).

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/elon-musk-viet-2-tu-tren-twitter-khien-co-phieu-cong-ty-vo-danh-tang-438.html

Thăm dò: 77% dân Mỹ muốn Quốc hội tập trung chống dịch bệnh thay vì luận tội TT Trump

An Liên

Những ngày gần đây, các cuộc thăm dò ý kiến dư luận do nhiều bang chiến trường Mỹ công bố cho thấy gần 80% người dân cho rằng Quốc hội Mỹ nên tập trung giải quyết đại dịch COVID-19 thay vì luận tội Tổng thống Trump.

Tối thứ Hai (11/1) cố vấn cấp cao của chiến dịch TT Trump Jason Miller trả lời phỏng vấn trên Newsmax TV rằng ông đã xem kết quả thăm dò ý kiến ở Bắc Carolina, Ohio, Iowa và các bang khác, đại đa số người dân tỏ ra không đồng tình với việc Quốc hội luận tội tổng thống.

Ông Miller nói: “Chúng tôi muốn hiểu công chúng Mỹ nghĩ gì chứ không chỉ nhìn vào ý kiến ​​của Chủ tịch Hạ viện Pelosi và các phương tiện truyền thông cánh tả, các công ty công nghệ lớn và những gì họ đang làm”. Ông nói tiếp: “Thực sự có một số con số đáng ngạc nhiên trong các cuộc thăm dò. Trên thực tế, điều này không gây kinh ngạc cho chúng tôi, nhưng đối với siêu băng đảng [cánh tả], nó có thể đáng ngạc nhiên”.

Ông nói, “77% cử tri ở các bang chiến trường hy vọng rằng Quốc hội sẽ tập trung vào việc xử lý virus corona, thay vì theo đuổi việc luận tội Tổng thống Trump và tất cả những điều vô nghĩa như vậy. 74% nói rằng cuộc luận tội rõ ràng có động cơ chính trị”.

Ông Miller cho biết các cuộc khảo sát cũng hỏi người dân về việc họ nghĩ gì khi các công ty công nghệ lớn như Twitter và Facebook thực hiện các hành động nhằm hạn chế những ý kiến ​​và quan điểm bảo thủ. Cả hai gã khổng lồ truyền thông xã hội này đã cấm TT Trump sử dụng nền tảng của họ kể từ khi xảy ra cuộc bạo loạn ở Điện Capitol.

“74% cử tri nói rằng nếu họ [các công ty công nghệ lớn] làm điều này với Tổng thống Hoa Kỳ, họ cũng sẽ nhắm vào những người ủng hộ ông Trump theo cách này… 70% nói rằng các công ty này ngày càng trở nên lớn mạnh hơn. Chúng ta cần phải hành động, dù đó là ‘đập tan’ họ hay xem xét một số vấn đề chống độc quyền”, ông Miller cho biết.

Ông nói: “Tôi rất nhẹ nhõm khi thấy rằng người Mỹ nhận ra điều này. Họ đã nhìn thấu sự ngụy trang của phe cánh tả Dân chủ, các công ty công nghệ lớn và truyền thông lớn, và người dân đã thấy những gì họ đang làm bây giờ để cố gắng đàn áp tất cả những người đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump. Thật vui khi biết [mọi người hiểu sự thật]”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/gn-80-ngi-dan-m-mun-quc-hi-tp-trung-vao-dch-bnh-thay-vi-lun-ti-tng-thng.html

Kiểm duyệt TT Trump, cổ phiếu của các Big Tech ‘lao dốc’

Lý Minh

Cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) như Twitter, Facebook, Google đều sụt giảm mạnh sau động thái của họ nhằm kiểm duyệt tiếng nói của Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông, theo Sound of Hope.

Hai ngày sau cuộc tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1, Twitter đã khóa vĩnh viễn tài khoản cá nhân của tổng thống Trump cùng tướng Flynn và luật sư Sidney Powell.

Facebook cũng ra lệnh chặn tài khoản ông Trump trong 24 giờ. Sau đó, Mark Zuckerberg thông báo sẽ kéo dài lệnh khóa “vô thời hạn” với tài khoản của ông Trump, ít nhất cho tới khi hoàn tất chuyển giao quyền lực.

Đồng thời, vào thứ Sáu tuần trước (8/1), Apple và Google đã xóa ứng dụng Parler (một mạng xã hội ủng hộ tự do ngôn luận) khỏi các kho ứng dụng của họ với lập luận công ty Parler đã không hành động đủ để kiểm soát các mối đe dọa bạo lực trên nền tảng này. Amazon cũng tuyên bố chấm dứt dịch vụ lưu trữ web với Parler một ngày sau đó.

Sau những động thái này, giá cổ phiếu của các ông lớn công nghệ đều lao dốc. Khởi đầu là Twitter. Sau thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của TT Trump hôm 8/1, giá cổ phiếu của mạng xã hội này đã giảm 3,7% trong phiên giao dịch cùng ngày.

Ngày thứ Hai (11/1) ngay sau khi thị trường mở cửa, cổ phiếu Twitter đã giảm tới 12,3%, đạt mức thấp kỷ lục là 45,17 USD. Facebook giảm gần 4% và Apple, Google và Amazon đều giảm hơn 2%.

Theo nhà tài chính Trung Quốc Hạ Giang Binh, trong ngày thứ Hai, giá trị thị trường của Amazon đã giảm 34,4 tỷ USD; Apple giảm 51,6 tỷ USD; Google giảm 28 tỷ USD; Twitter bốc hơi hơn 2,6 tỷ USD và Facebook đã giảm khoảng 30 tỷ USD.

Theo ước tính của ông, vốn hóa thị trường của năm công ty công nghệ lớn này đã bốc hơi 146,6 tỷ USD vào thứ Hai.

Chỉ tính riêng trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump đã có hơn 80 triệu người theo dõi. Sau khi Big Tech tung “bão kiểm duyệt” với tổng thống, hàng loạt cư dân mạng đã “chuyển nhà” sang các mạng xã hội khác như Gab, SafeChat, Parler… Theo đại diện công ty Gab chỉ trong vòng 24 giờ từ ngày 8-9/1, lưu lượng truy cập mạng xã hội của họ tăng 753%.

Xu hướng “tẩy chay Big Tech” gia tăng kể từ khi các hãng công nghệ cố gắng bịt miệng Tổng thống bằng cách khóa tài khoản hoặc ngăn chặn các tuyên bố của ông.

Lý Minh (tổng hợp)

https://www.dkn.tv/the-gioi/kiem-duyet-tt-trump-co-phieu-cua-cac-big-tech-lao-doc.html

Lễ nhậm chức của Joe Biden: ‘Nên ở nhà coi qua mạng’

Một số ủng hộ viên gốc Việt của Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết mặc dù họ rất muốn đến tận nơi để tham dự buổi lễ nhậm chức vào ngày 20/1 sắp tới nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên họ sẽ ở nhà cùng bạn bè tham dự ‘lễ nhậm chức trực tuyến (virtual inauguration).

Ủy ban nhậm chức của Biden hôm 11/1 cho biết chủ đề của buổi lễ nhậm chức sẽ là ‘Nước Mỹ đoàn kết’, ngay cả khi nước Mỹ đang vật lộn với hậu quả của cuộc tấn công vào Điện Capitol hồi tuần trước.

Ủy ban đã yêu cầu người Mỹ không nên đến dự lễ nhậm chức do tình hình dịch bệnh và cho biết bãi cỏ National Mall ở Washington sẽ được cắm 191.500 lá cờ có kích cỡ khác nhau để đại diện cho những người dân Mỹ không thể đến được.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ, FBI, cảnh báo có khả năng sẽ có các cuộc biểu tình vũ trang đang được lên kế hoạch ở Washington, DC và tại tất cả thủ phủ của 50 tiểu bang trên khắp nước Mỹ trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào ngày 20/1.

‘Hy vọng vươn lên’

Từ Little Saigon, bang California, bà Nguyễn Thị Minh Hà, một thành viên của Hội người Mỹ gốc Việt ủng hộ Joe Biden, cho biết vào ngày đó, bà và các bạn sẽ có một buổi gặp nhau qua Zoom để cùng theo dõi lễ nhậm chức thay vì cùng đến một địa điểm để xem qua truyền hình như kế hoạch trước đó.

Bang California hiện giờ đang là tâm dịch Covid-19 với số ca nhiễm và số ca tử vong tăng vọt khiến bệnh viện vượt quá công suất.

Ngoài ra, bà Hà đã chuyển ngữ một bài hát của một nhạc sỹ Việt Nam thành bài hát có tựa đề ‘Hy vọng đã vươn lên’ với nội dung ‘kêu gọi mọi người đoàn kết lại, cùng chung tay xây dựng nước Mỹ trở lại tốt đẹp hơn’, bà nói với VOA.

Bà cho biết nhóm của mình sẽ hát chung bài hát này vào ngày lễ nhậm chức của ông Biden. Bài hát cũng đã được trình lên ủy ban nhậm chức tổng thổng để họ xét duyệt xem có được dùng trong buổi lễ nhậm chức trực tuyến hay không.

Trước đó, lúc virus corona chưa bùng phát mạnh mẽ trở lại ở Mỹ, bà Hà và các thành viên trong hội tập hợp lại với nhau ăn mừng chiến thắng của ông Biden và ôn lại hành trình bốn năm vận động cho Đảng Dân chủ, bà Hà nói.

“Tôi chắc chắn Tổng thống đắc cử Biden sẽ nói rằng Dân chủ và Cộng hòa nên đoàn kết với nhau. Ông sẽ đưa ra những chính sách để xây dựng lại đất nước sau nhiều rối loạn.”

“Chúng tôi hy vọng nghe được những lời nói yêu thương xây dựng chứ không phải những lời như Tổng thống Trump thường hay đả kích người khác,” bà Hà nói thêm.

Nhận định về lời kêu gọi của ông Biden rằng những người ủng hộ ông nên ở nhà, bà Hà nói đây là bằng chứng cho thấy ông ‘thương dân, quan tâm đến người dân’. “Đây là thiệt thòi cho ông nhưng ông sẵn sàng hy sinh. Ông không cần đám đông đến ủng hộ mà quan tâm đến sức khỏe dân chúng. Điều đó cho thấy ông ấy xứng đáng là tổng thống của chúng ta,” bà phân tích.

Vùng Little Saigon có rất đông người gốc Việt ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump, bà Hà cho biết sau khi cùng bạn bè báo cáo cho FBI những trường hợp một số người lên Facebook kêu gọi tiếp tục xuống đường ủng hộ ông Trump, kêu gọi thiết quân luật và thậm chí đảo chính, những người này ‘có vẻ sợ và không còn dám nói nữa’.

‘Rủi ro dịch bệnh’

Tại bang Virginia ngay sát thủ đô Washington D.C, bà Genie Ngọc Giao, thuộc Hội Tiếng nói Người Mỹ gốc Việt vốn vận động cộng đồng tham gia tranh đấu cho quyền lợi của mình, cho VOA biết bà ‘rất muốn đi dự lễ nhậm chức của ông Biden’.

Tuy nhiên, bà lo sợ tình hình Covid và cũng nhận được nhiều email cảnh báo sẽ có những hành động bạo lực của người ủng hộ ông Trump nên bà nói ‘tùy tình hình khi đó, sẽ quyết định đi tham dự hay ở nhà xem trên mạng’.

“Đa số mọi người vẫn chưa được chích ngừa Covid nên đến đó sẽ là rủi ro,” bà Ngọc Giao giải thích.

“Có những nhóm cùng tham dự cùng chứng kiến tận mắt lễ đăng quang đó qua mạng cũng không khác gì mấy mà giảm được tác hại của Covid cho chính mình, cộng đồng và những người xung quanh,” bà Giao, người từng tham dự lễ nhậm chức của ông Barack Obama, nói thêm.

Bà cũng cho rằng không nên dựa vào việc không có người đến tham dự như lời kêu gọi của ông Biden để nói rằng ‘không có ai hào hứng là không đúng’ vì ‘có rất nhiều hội, nhóm tổ chức tham dự qua mạng trên toàn nước Mỹ và thế giới’.

Bà nói mong chờ sự thay đổi dưới chính quyền Biden và chỉ ra việc đông đảo cử tri Georgia đi bầu trong cuộc bầu cử vòng hai hai ghế Thượng viện hôm 5/1 vừa qua, vốn còn đông hơn ngày tổng tuyển cử ngày 3/11, là dấu hiệu cho thấy ‘người dân Mỹ muốn sự thay đổi’.

Bà cho rằng Đảng Dân chủ lên cầm quyền ‘sẽ có lợi cho các nhóm thiểu số, trong đó có cộng đồng gốc Việt’ vì Đảng Dân chủ ‘quan tâm đến giáo dục, y tế, hỗ trợ người tị nạn, người già, người nghèo, các nhóm thiểu số’.

Phát biểu trước các phóng viên ở Newark, Delaware, Tổng thống đắc cử Joe Biden nói: “Tôi không sợ tuyên thệ nhậm chức ở ngoài trời.”. Tuy nhiên, ông cho rằng điều hết sức quan trọng là những người ‘tham gia vào phản loạn và đe dọa tính mạng người dân, làm hư hỏng tài sản công, gây thiệt hại lớn’ phải chịu trách nhiệm.

Trước những đe dọa sẽ có thêm bạo lực từ người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, Vệ binh Quốc gia được triển khai tới 15.000 quân đến Washington và du khách bị cấm tham quan Đài tưởng niệm Washington cho đến ngày 24/1.

Thượng nghị sĩ Chris Murphy cho biết ông đã gửi thư cho quyền Bộ trưởng Quốc phòng hôm 11/1 nói rằng không rõ liệu Lực lượng Vệ binh Quốc gia có đủ để bảo vệ thủ đô của quốc gia hay không và có thể cần đến binh sĩ tại ngũ.

Ủy ban nhậm chức tổng thống trong một tuyên bố nói rằng chủ đề ‘Nước Mỹ đoàn kết’ ‘phản ánh sự khởi đầu một hành trình quốc gia mới nhằm khôi phục linh hồn nước Mỹ’. Chủ đề này lặp lại lời cam kết trong khi tranh cử của ông Biden là hàn gắn sự chia rẽ của đất nước.

Tuần trước, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ không tham dự buổi lễ, một quyết định mà Tổng thống tân cử Joe Bidenủng hộ.

https://www.voatiengviet.com/a/l%E1%BB%85-nh%E1%BA%ADm-ch%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-joe-biden-n%C3%AAn-%E1%BB%9F-nh%C3%A0-coi-qua-m%E1%BA%A1ng-/5734756.html

Chủ biên của Vogue bào chữa ảnh bìa về Phó TT đắc cử Kamala Harris

Chủ biên tạp chí Vogue tại Hoa Kỳ, bà Anna Wintour, đã lên tiếng bảo vệ tạp chí sau những lời chỉ trích về bức chân dung Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris trên trang bìa của tạp chí.

Hình ảnh trên bìa của Vogue cho thấy bà Harris mặc một bộ trang phục bình thường gồm quần jean và một đôi giày thể thao Converse.

Người dùng mạng xã hội chỉ trích Vogue vì ánh sáng không chuẩn và kiểu dáng “bị trôi đi” của bức ảnh, nói rằng nó không phản ánh thành tựu của bà Kamala Harris.

Nhưng bà Wintour nói những bức ảnh nhằm mục đích làm nổi bật thành công của bà.

“Chúng tôi không muốn gì hơn ngoài việc ăn mừng chiến thắng đáng kinh ngạc của Phó Tổng thống đắc cử Harris và thời điểm quan trọng với lịch sử nước Mỹ, và đặc biệt là phụ nữ da màu trên toàn thế giới”, bà Wintour nói trong một văn bản với New York Times ‘Kara Swisher.

Bà cũng bảo vệ quyết định của Vogue trong việc sử dụng bức ảnh này cho trang bìa của ấn phẩm tháng 2, thay vì một bức chân dung khác của Kamala Harris trong một bộ vest trang trọng hơn.

Một thành viên trong nhóm của bà Harris nói với hãng tin AP rằng các nhân viên của Vogue, gồm cả bà Wintour, đã đồng ý đưa hình ảnh bà Harris trong bộ đồ màu xanh lên trang bìa. Nhưng bà Wintour phủ nhận việc đã có bất kỳ một thỏa thuận chính thức nào.

“Tất cả chúng tôi đều rất, rất cảm thấy rằng bức chân dung ít trang trọng hơn của vị phó tổng thống đắc cử đã phản ánh đúng khoảnh khắc mà chúng ta đang sống,” bà Wintour nói.

“Chúng tôi cảm thấy phản ánh được khoảnh khắc bi thảm này trong lịch sử toàn cầu, một bức tranh ít trang trọng hơn nhiều… thực sự phản ánh dấu ấn của chiến dịch Biden / Harris và mọi thứ họ đang cố gắng – và tôi chắc chắn họ sẽ – đạt được,” người chủ biên – chính bà là một người ủng hộ có ảnh hưởng của Đảng Dân chủ – nói thêm.

Các nguồn tin tại Vogue nói với New York Times rằng hình ảnh thứ hai, trang trọng hơn, có thể được sử dụng làm bìa cho một ấn bản in riêng.

Cả hai bức ảnh đều được chụp bởi Tyler Mitchell, người, vào năm 2018, đã trở thành nhiếp ảnh gia da đen đầu tiên chụp cho trang bìa Vogue.

Tạp chí Vogue từng bị chỉ trích trong quá khứ về các vấn đề liên quan đến chủng tộc.

Một số cựu nhân viên trước đây đã chia sẻ kinh nghiệm bị cáo buộc phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc với New York Times.

Đầu năm nay, chủ biên tạp chí Vogue ở Anh Edward Enninful đã lên tiếng sau khi ông bị một nhân viên bảo vệ tại văn phòng của tạp chí ở Anh cho là “phân biệt chủng tộc”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55629038

Mạng xã hội loại Donald Trump : Con dao hai lưỡi

Anh Vũ

Việc các công ty công nghệ kỹ thuật số gạt tổng thống Mỹ và nhiều người ủng hộ ông ra khỏi các mạng xã hội sau vụ tấn công đồi Capitol đã được hoan nghênh rộng rãi. Tuy nhiên nhiều câu hỏi lớn cũng đang được đặt ra xung quanh ảnh hưởng của những người khổng lồ của Thung lũng Silicon vào đời sống chính trị và các quyền tự do.

Cuối tuần qua, một loạt các ứng dụng công nghệ số Twitter, Facebook, Snapchat, YouTube, Instagram, TikTok và Twich lần lượt quyết định loại tổng thống Mỹ ra khỏi các nền tảng của họ, kể cả cấm cửa vĩnh viễn. Họ cho rằng các thông điệp của tổng thống, nhất là trên Twitter, có nội dung kích động những người ủng hộ trung thành tràn vào tòa nhà Quốc Hội trên Đồi Capitol hôm 6 tháng Giêng vừa qua.

Các trừng phạt của những tập đoàn kkổng lồ công nghệ số không chỉ nhằm vào Donald Trump mà nhiều cử tri của tổng thống mãn nhiệm cũng đã trở thành những khách hàng không được chào đón của không gian mạng. Reddit và chat  Discord đã dẹp bỏ những diễn đàn thảo luận của những người theo Trump một cách cực đoan hô hào làm cách mạng và phản đối bằng mọi giá kết quả bầu cử tổng thống hôm 03/11.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng còn đi xa hơn, xóa sổ các ứng dụng như Parler hay alt-Twitter trên các phần tải ứng dụng cho các loại điện thoại thông minh iPhone hay sử dụng phần mềm Android.

Cuộc thanh lọc lớn trên mạng được dư luận Mỹ đón nhận như vừa trút được gánh nặng. Như vậy mối quan hệ « độc hại giữa Trump và mạng xã hội cuối cùng đã kết thúc », như kênh truyền hình CNN bày tỏ hôm thứ Bảy 09/01. Thậm chí nhà bình luận về công nghệ Mỹ Nick Bilton trên tạp chí Vanity Fair còn cho rằng cuộc tảy rửa mạng xã hội này « tới hơi muộn ».

Ngoài tính chất cơ hội của các quyết định trên, cuộc tấn công chớp nhoáng của các ông lớn Gafam (Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsft) nhằm vào phe của Trump cũng nảy ra « những câu hỏi thực sự về chính sách điều hành của các nền tảng trên và quyền lực thực sự mà các ông lớn công nghệ số tác động trong tranh luận công chúng », Konstantinos Komatis, giám đốc về chiến lược của Internet Society, một tổ chức phi chính phủ Mỹ chuyên xúc tiến phát triển interne, nhấn mạnh.

Quyền sinh quyền sát của công nghệ số

Việc Twitter và Facebook đóng các tài khoản của Donald Trump đã khiến ông mất tiếng. Người ta có thể vui mừng với điều đó, như tờ báo New York Time đã viết : « ngày cuối tuần đi qua không bị tràn ngập tweet của tổng thống thực sự dễ thở ».

Nhưng có điều đó cũng là một bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy giờ đây « các loại hình truyền thông có quyền thúc đẩy hay hạn chế một tác nhân chính trị trong môi trường công chúng », theo nhận xét của Lena Frischlich, chuyên gia về sức chống chịu dân chủ trong kỷ nguyên tuyên truyền của kỹ thuật số, thuộc đại học Munster (Đức) khi được France 24 phỏng vấn.

Quyền sinh quyền sát đối với phát ngôn của các lãnh đạo do các truyền thông xã hội định đoạt vẫn luôn tồn tại, nhưng thường không cảm nhận thấy.

Bởi vì các mạng xã hội Facebook và Twitter luôn tự cho mình là những nhà vô địch về tự do ngôn luận. Họ thà bị tố là buông lỏng còn hơn là bị quy kết là người kiểm duyệt,  trang mạng Silicon Republic ghi nhận trên một diễn đàn có tiêu đề : « Cấm Trump không phải là điều gì đáng hân hoan ».

Giờ đây các mạng xã hội này quay sang nhằm vào nhân vật lớn như Donald Trump, thì người ta không thể « thờ ơ trước quyền lực ảnh hưởng của các Gafam đối với đời sống chính trị », trên France 24, Frans Imbert-Vier, tổng giám đốc UBCOM, văn phòng chuyên các vấn đề bảo mật kỹ thuật số của Thụy Sĩ, nhấn mạnh. Bởi vì hành động kiểm duyệt đó là đơn phương không có cơ hội khiếu nại. Theo ông Frans Imbert-Vier thì đây chính là nút thắt của vấn đề : « Thẩm phán mới là người có quyền quyết định ai được nói và ai phải im miệng tùy theo luật pháp hiện hành. Nếu Twitter và Facebook phải chờ quyết định của tư pháp mới hành động thì không có vấn đề gì. Nhưng ở đây hệ thống dân chủ đã bị đảo lộn hoàn toàn bởi các nền tảng đó lại tự phong cho mình đặc quyền nhà vua, hạn chế tự do ngôn luận không chịu sự kiểm soát nào ».

Quả thực, các nhà mạng làm việc đó trong khuôn viên riêng của họ. Trên lý thuyết, các mạng cung cấp các dịch vụ thuộc các thực thể tư nhân, tự do ấn định các quy định điều chỉnh. Chính vì thế mà theo Konstantinos Komatis, được trích dẫn ở trên, thì quyết định của Amazon cắt nguồn với Parler còn đáng phê phán hơn vì vai trò của Amazon, về cơ bản là cung cấp dịch vụ, việc không hề có liên quan gì đến điều chỉnh nội dung ».

Trong trường hợp của các mạng xã hội, ngày càng trở nên khó để bảo vệ quyền tự mình làm cảnh sát khi mà rất nhiều thông điệp được các quan chức chính trị đưa lên mạng có tác động lớn đối với đời sống thực.

Các nhà chính trị gieo nhân nào gặt quả đấy

Ông Frans Imbert-Vier khẳng định như thế là « các nhà chính trị đang gặt những gì mà họ đã gieo ». Theo chuyên gia này, người Mỹ trong những năm 2000 đã để cho các cơ sở như thế lớn lên để bây giờ thoát khỏi sự kiểm soát của họ, bởi các nhà chính trị cho rằng đó là những công cụ hoàn hảo để khuếch trương thông điệp của họ và rằng không được có những quy định nào với các mạng xã hội.  

Khi  Mùa Xuân Ả Rập nổ ra, họ nhận ra rằng các vũ khí tuyên truyền đó có thể quay lại chống chính các nhà lãnh đạo, nhưng « đã quá muộn để lùi lại rồi », Frans Imbert-Vier nhận định và cho rằng các nền tảng truyền thông đó đã có ảnh hưởng quá lớn trên quy mô toàn cầu và nguy cơ bị tấn công đã trở nên qua lớn đối với phần đông các quan chức chính trị.

Đôi khi, như trường hợp của Donald Trump, các nền tảng đó cũng có những quyết định làm hài lòng số đông hơn. «  Nhưng sẽ ra sao nếu có ngày họ quyết định kiểm duyệt cả quan chức chính trị nào đó ít gây tranh cãi hơn ? », nhà đối lập Nga Alexei Navalny tự hỏi trên Twitter. Là người chỉ trích mạnh mẽ quyết định loại tổng thống Mỹ ra khỏi các mạng xã hội, nhà hoạt động Nga cho rằng « tiền lệ này sẽ có tác động sâu bởi nó sẽ được các kẻ thù của tự do ngôn luận khắp nơi trên thế giới khai thác. Mỗi khi muốn khóa miệng ai, như ở Nga chẳng hạn, người ta chỉ cần giải thích rằng  Twitter cũng đã làm điều đó với Donal Trump ».

(Theo France24.com)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-lo%E1%BA%A1i-donald-trump-con-dao-hai-l%C6%B0%E1%BB%A1i

Covid : Kỷ lục mới ở Mỹ với gần 4.500 người chết trong 24 giờ

Thụy My

Hoa Kỳ, nước bị virus corona gây thiệt hại nhiều nhất, hôm qua 12/01/2021 đã lập kỷ lục mới với gần 4.500 trường hợp tử vong vì Covid chỉ trong 24 giờ qua. Từ trước đến nay, chưa bao giờ số tử vong vì đại dịch tại Mỹ trong một ngày vượt quá con số 4.000 người.

Trong ngày hôm qua, đã có thêm 235.000 trường hợp dương tính tại Mỹ và 4.470 người thiệt mạng, hiện đang có 131.000 đang nằm viện do Covid. Dịch bệnh hoành hành tại tất cả mọi miền đất nước và đặc biệt tăng cao ở miền nam, miền tây.

Với hy vọng ngăn chận, chính quyền liên bang quyết định tất cả những hành khách đến Hoa Kỳ bằng đường hàng không kể từ ngày 26/01 phải xét nghiệm âm tính với Covid. Xét nghiệm này phải được tiến hành ba ngày trước đó, các hãng hàng không có trách nhiệm kiểm tra trước khi cho lên máy bay.

Tại một đất nước mà quy định về hạn chế di chuyển, mang khẩu trang… thay đổi theo từng bang, chính quyền trông cậy vào chiến dịch tiêm chủng đã bắt đầu từ giữa tháng 12. Hiện đã có 9,3 triệu người nhận được mũi tiêm đầu tiên, tương đương chưa đầy 3% dân số. Theo các chuyên gia, phải chích ngừa đến

75% dân số mới có thể đạt được miễn dịch tập thể. Riêng New York báo động đến cuối tuần tới có thể không còn vaccin dự trữ.

Còn ở Pháp, chính quyền lo ngại sẽ phải tái phong tỏa lần thứ ba. Số người nhập viện vì Covid đang tăng từ một tuần qua, và tình hình khó thể đảo ngược. Với tốc độ này, đến giữa tháng Hai sẽ có khoảng 3.000 bệnh nhân nặng ở khoa hồi sức. Hiện có ba hướng được đề ra : hoặc giữ nguyên tình trạng hiện nay, hoặc giới nghiêm toàn quốc từ 18 giờ, hay tái phong tỏa. Hội đồng quốc phòng họp hôm nay và sẽ có quyết định vào ngày mai.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-covid-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-m%E1%BB%9Bi-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%9Bi-g%E1%BA%A7n-4-500-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-trong-24-gi%E1%BB%9D

Mạnh Vãn Châu yêu cầu tòa án Canada nới lỏng điều kiện tại ngoại

Triệu Hằng

Các luật sư của Giám đốc tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu đã yêu cầu tòa án vào hôm thứ Ba (12/1) rằng hãy để cho thân chủ của họ được rời khỏi nhà mà không có nhóm an ninh đi cùng, đây vốn là một điều kiện để Mạnh Vãn Châu được tại ngoại kể từ tháng 12/2018, theo Reuters.

Chồng bà Mạnh, ông Lưu Hiểu Tông (Liu Xiaozong) đã đưa ra một bản khai tuyên thệ mà trong đó trình bày rằng những điều kiện tại ngoại mà vợ ông đang phải chịu đã tác động tiêu cực cho chính bà và cho cả gia đình họ.

Bà Mạnh, 48 tuổi, đã bị các nhà chức trách Canada bắt giữ tại Sân bay quốc tế Vancouver hai năm trước theo một lệnh bắt giữ của Hoa Kỳ. Bà Mạnh phải đối mặt với cáo buộc lừa đảo Ngân hàng Hoa Kỳ do bà đã “gây hiểu lầm cho ngân hàng HSBC về các giao dịch kinh doanh của Huawei ở Iran”, khiến cho ngân hàng này vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Luật sư Bill Smart cho biết, đơn đề nghị của họ nhằm yêu cầu bà Mạnh được phép rời khỏi nhà mà không có phương tiện hoặc người của công ty an ninh Lionsgate Management đi theo sau.

Bà Mạnh đã bị quản thúc tại gia với số tiền bảo lãnh là 10 triệu đô-la Canada (7,9 triệu đô-la Mỹ). Bà được phép rời khỏi nhà từ 6 giờ sáng đến 11 giờ tối hàng ngày, và phải trả công cho một nhóm canh gác bà suốt ngày đêm đồng thời bà còn phải đeo vòng theo dõi định vị GPS ở cổ chân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/manh-van-chau-yeu-cau-toa-an-canada-noi-long-dieu-kien-tai-ngoai.html

Sinovac: Dữ liệu của Brazil cho thấy vaccine TQ hiệu quả 50,4%

Theo kết quả mới nhất được các nhà nghiên cứu công bố, loại vaccine virus corona do công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển có hiệu quả 50,4% trong các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil.

Dữ liệu của Brazil cho thấy vaccine này kém hiệu quả đáng kể so với dữ liệu trước đó được đề xuất – chỉ vượt quá 50% cần thiết để được phê duyệt theo quy định.

Vaccine Trung Quốc là một trong hai loại vaccine mà chính phủ dự định dùng.

Brazil là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19.

Sinovac, một công ty dược phẩm sinh học có trụ sở tại Bắc Kinh, là công ty chế tạo ra CoronaVac, một loại vaccine không hoạt động. Nó sử dụng các phần tử của virus đã bị giết để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với virus mà không gây ra phản ứng bệnh nghiêm trọng.

Một số quốc gia, gồm Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore, đã đặt mua vaccine này.

Làm sao để biết vaccine Covid an toàn?

Covid-19: Loại vaccine nào có vẻ hiệu quả nhất?

Virus corona: ‘Khả năng hai triệu người chết’ ngay cả khi có vaccine

Tuần trước, các nhà nghiên cứu tại Viện Butantan, nơi đang xúc tiến thử nghiệm ở Brazil, thông báo rằng vaccine này có hiệu quả 78% với các trường hợp mắc bệnh Covid-19 từ “nhẹ đến nặng”.

Nhưng hôm thứ Ba, họ tiết lộ rằng các tính toán cho con số này không bao gồm dữ liệu từ một nhóm “nhiễm trùng rất nhẹ” trong số những người được chủng ngừa mà không cần hỗ trợ lâm sàng.

Các nhà nghiên cứu nói, nếu bao gồm dữ liệu này, tỷ lệ hiệu quả hiện là 50,4%.

Nhưng Butantan nhấn mạnh rằng vaccine này có hiệu quả 78% trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhẹ cần điều trị và 100% hiệu quả trong việc ngăn chặn các trường hợp từ trung bình đến nghiêm trọng.

Các thử nghiệm Sinovac đã mang lại kết quả khác nhau ở những quốc gia khác nhau.

Tháng trước, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vaccine Sinovac có hiệu quả 91,25%, trong khi Indonesia, quốc gia triển khai chương trình tiêm chủng đại trà hôm thứ Tư, nói hiệu quả là 65,3%. Cả hai đều là kết quả tạm thời từ các thử nghiệm giai đoạn cuối.

Đã có nhiều quan ngại và chỉ trích rằng các cuộc thử nghiệm vaccine Trung Quốc không chịu sự giám sát và mức độ minh bạch như các đối tác phương Tây.

Cả vaccine Sinovac và vaccine do Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển đều yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp đang chờ các cơ quan quản lý ở Brazil.

Chụp lại video,

Covid-19: Làm sao để tiêm chủng cho 7,7 tỷ người?

Tin tức mới nhất được đưa ra khi Brazil đang đối phó với số người bị nhiễm trùng gia tăng đột biến. Nước này hiện có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba trên thế giới với hơn 8,1 triệu, chỉ sau Mỹ và Ấn Độ.

Biên tập viên Candace Piette tại châu Mỹ của BBC World Service nói đất nước này đang hứng chịu một trong những đợt bùng phát dịch gây tử vong nhất thế giới nhưng vẫn chưa thông báo khi nào chương trình tiêm chủng của họ sẽ bắt đầu.

Phóng viên của chúng tôi nói sự chậm trễ phần lớn là do phương pháp tiêm chủng lộn xộn và chia rẽ của chính phủ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55643652

Anh: Đảng Bảo thủ đòi ‘tái định hình’ chính sách với Trung Quốc

Các quan chức cao cấp trong đảng Bảo thủ cầm quyền kêu gọi cần phải “làm lại từ đầu” chính sách của Anh Quốc đối với Trung Quốc, trong đó bao gồm cả việc áp lệnh trừng phạt đối với các quan chức phải chịu trách nhiệm về tình trạng vi phạm nhân quyền.

Ủy ban Nhân quyền của đảng Bảo thủ đòi phải cân nhắc lại mối quan hệ với Bắc Kinh sau khi được nghe những bằng chứng về các vụ ngược đãi ở Trung Quốc, từ tình trạng tra tấn cho tới nạn nô lệ hiện đại.

Bông vải Tân Cương ‘nhuốm màu’ lao động cưỡng bức

Mỹ thúc đẩy quy định mới cho các công ty Trung Quốc

TQ bác bỏ chỉ trích của Giáo hoàng về người Uighur

Ủy ban thúc giục Anh Quốc phải hợp tác với các đồng minh để có thái độ phản ứng trước cách hành xử của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Dominic Raab nói rằng Anh Quốc giữ “vai trò đi đầu” trong việc làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới.

Ủy ban đưa ra những khuyến nghị trong một bản phúc trình mới, được hai cựu ngoại trưởng Bảo thủ là Lord Hague và Sir Malcolm Rifkind hậu thuẫn.

Ủy ban nói thêm rằng những áp lực nội bộ từ các thành viên cao cấp của đảng Bảo thủ đang ngày càng gia tăng lên chính phủ trong việc đòi phải cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Ủy ban nói rằng họ đã được nghe những bằng chứng trực tiếp về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, xảy ra với giới bất đồng chính kiến, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền.

Việc này bao gồm cả tình trạng vi phạm quyền tự do báo chí, trấn áp người Hồi giáo Uighur, sử dụng nô lệ thời hiện đại, và việc thành lập một “nhà nước theo dõi kiểu Orwell”, ủy ban nói thêm.

Ủy ban nói điều này cho thấy thực sự là cần phải tiến hành “rà soát toàn diện” chính sách đối với Trung Quốc ở toàn bộ các bộ ngành của Anh Quốc.

Ủy ban cũng kêu gọi Anh phải đa dạng hóa các nguồn cung ứng nhằm giảm bớt “sự phụ thuộc chiến lược” vào Trung Quốc, và có thêm các nỗ lực nhằm làm rõ các vấn đề nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Raab hôm thứ Ba tuyên bố sẽ áp các khoản phạt đối với các công ty của Anh có làm ăn với Trung Quốc, nếu các công ty này không chứng minh được rằng sản phẩm của họ không liên hệ gì tới tình trạng lao động cưỡng bức ở vùng Tân Cương, Trung Quốc.

Hồi tháng 12, BBC công bố những bằng chứng mới cho thấy Trung Quốc đang cưỡng bức hàng trăm ngàn người Uighur và các sắc tộc thiểu số khác phải làm các công việc chân tay nặng nhọc trên những cánh đồng bông ở Tân Cương.

Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ được thành lập năm 2005 với mục đích nhằm nêu những quan ngại về nhân quyền và bảo đảm chủ đề này được đề cao trong nghị trình hoạt động của đảng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55640631

Anh cấm xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnMai Hạ

Hôm 12/1, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã đả kích những hành vi “tàn bạo” của Bắc Kinh đối với những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đồng thời tuyên bố rằng, nếu các công ty Anh bắt tay với Trung Quốc vi phạm nhân quyền, họ sẽ phải đối mặt với một khoản tiền phạt cực lớn.

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, chiều ngày 12/1, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã thông báo với Hạ viện Anh rằng, các công ty Anh phải chứng minh được rằng chuỗi cung ứng của họ không liên quan đến tình trạng lao động cưỡng bức ở tỉnh Tân Cương.

Trong những năm gần đây, chính quyền Bắc Kinh liên tục bị cáo buộc vì đã thực thi nhiều hành vi ngược đãi đối với gia đình của 12 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, trong đó bao gồm các cáo buộc liên quan đến cưỡng bức triệt sản, lao động nô lệ và giam giữ trên quy mô lớn.

Theo bài báo, nhóm người Duy Ngô Nhĩ bị buộc phải hái bông ở tỉnh Tân Cương, điều này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng, người tiêu dùng Anh có thể sẽ vô tình mua phải các mặt hàng thiếu đạo đức.

Ông Raab nói rằng, các công ty Anh sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết về cách tiến hành thẩm định để đảm bảo rằng, họ sẽ không mua phải các mặt hàng có liên quan đến những hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Ông Raab nói với các nghị sĩ Quốc hội rằng, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương khiến nhiều người phải “đau khổ”, và nước Anh cần có “trách nhiệm về đạo đức”. Ông Raab nói: “Các trại giam giữ, việc giam giữ tùy tiện, cải tạo chính trị, lao động cưỡng bức, tra tấn và cưỡng bức triệt sản, tất cả đều được tiến hành trên quy mô công nghiệp hoá ở Tân Cương”.

Theo Đạo luật Nô lệ Hiện đại (Modern Slavery Act), các công ty có doanh thu vượt quá 36 triệu bảng Anh (khoảng 1.137 tỷ VNĐ) phải tuyên bố rõ họ sẽ có những hành động nào để đảm bảo rằng không có chế độ nô lệ trong chuỗi cung ứng của họ.

Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các đoàn thể nhân quyền cho thấy, có hơn 1 triệu đàn ông Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt vào các trại cải tạo, còn phụ nữ Duy Ngô Nhĩ thì bị cưỡng bức triệt sản trên quy mô lớn.

Hôm 29/12/2020, tờ BuzzFeed News của Mỹ đã đưa ra một báo cáo chỉ ra rằng, theo các bức ảnh vệ tinh, trong 3 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tục xây dựng thêm nhiều nhà máy trong các trại cải tạo ở Tân Cương với tổng diện tích là 21 triệu mét vuông. Trong đó, một số nhà máy nằm ở những nơi hẻo lánh, và chỉ cách các trại cải tạo một cánh cửa.

Theo bài viết, ước tính ít nhất đã có 135 khu trại được xây dựng nhà máy. Trong đó, có 92 nhà máy liên quan đến “xuất nhập khẩu”, và các địa điểm xuất khẩu bao gồm bang California (Mỹ), Sri Lanka, Kyrgyzstan, Panama và Pháp.

Mai Hạ

Theo Secretchina.com

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/anh-cam-xuat-nhap-khau-cac-mat-hang-lien-quan-den-hanh-vi-vi-pham-nhan-quyen-cua-dcs-trung-quoc-129302.html

Anh lên án « hành động tàn bạo » của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ

Thu Hằng

Anh chính thức cấm nhập hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Ngoài thông báo các biện pháp, ngày 12/01/2021, ngoại trưởng Dominic Raab còn lên án chính sách « tàn bạo » của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số theo Hồi Giáo ở Tân Cương, đồng thời yêu cầu Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải được vào kiểm chứng tình hình tại khu vực này.

Theo thông tín viên RFI Muriel Delcroix tại Luân Đôn, các biện pháp trên được công bố trong bối cảnh mối quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đã rất căng thẳng và chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư. 

« Trước các dân biểu, ngoại trưởng Anh lên án « sự tàn bạo mà người ta vẫn hy vọng thuộc về quá khứ, vậy mà vẫn tồn tại ngày nay». Chính sách tàn bạo này gồm « bắt giam tùy tiện, cải huấn chính trị, cưỡng bức lao động, tra tấn và chính sách triệt sản người Duy Ngô Nhĩ ở quy mô rộng lớn».

Khi nhắc đến « nghĩa vụ đạo đức phải hành động » của Luân Đôn, ông Dominic Raab đã thông báo loạt trừng phạt đối với những doanh nghiệp không thể chứng minh được rằng nguồn hàng của họ không liên quan đến các trại lao động cưỡng bức ở Tân Cương, khu vực rộng lớn nằm ở phía tây bắc Trung Quốc và là vùng cung cấp sợi bông lớn cho thế giới.

Nghĩa vụ phải minh bạch sẽ được mở rộng sang lĩnh vực công và các doanh nghiệp thu lợi từ lao động cưỡng bức sẽ bị loại khỏi các gói mời thầu. Hàng xuất khẩu cũng sẽ được đưa vào khuôn khổ để tránh các doanh nghiệp « gián tiếp hay trực tiếp » góp phần vào việc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương.

PUBLICITÉ

Tuy nhiên, phía Công Đảng đối lập, cũng như một số nghị sĩ bảo thủ, đã chỉ trích rằng những biện pháp này đã không đủ nghiêm khắc. Ngoài việc lên án Bắc Kinh một cách tượng trưng, họ yêu cầu phải có những biện pháp trừng phạt nhắm trực tiếp vào các quan chức lãnh đạo Trung Quốc ở Tân Cương ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210113-anh-l%C3%AAn-%C3%A1n-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-t%C3%A0n-b%E1%BA%A1o-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-duy-ng%C3%B4-nh%C4%A9

Biến thể virus Covid từ Anh: Pháp có tránh được làn sóng đại dịch thứ ba?

Trọng Thành

Sự xâm nhập của biến thể virus Covid-19 từ Anh trong những tuần qua vào Pháp làm dấy lên lo ngại nước Pháp sẽ khó tránh khỏi làn sóng dịch thứ ba. Nước Pháp hiện đang có khoảng trung bình 20.000 ca dương tính với virus Covid mỗi ngày. Biến thể virus từ Anh và nguy cơ một làn sóng dịch mới là chủ đề của Tạp chí Xã hội của RFI tuần này.

Việc vac-xin được chính thức đưa vào sử dụng kể từ cuối tháng 12/2020 tại châu Âu mang lại một tia hy vọng là đà lây lan sẽ chững lại, đại dịch Covid-19 sẽ dần dần được khống chế. Số lượng ca nhiễm mới trong những tuần qua có lúc đã tụt xuống dưới con số 5.000 người/ngày. Tuy nhiên, không khí lạc quan không kéo dài. Đúng vào lúc nước Anh khép cửa, hoàn tất cuộc ly dị với Liên Âu, thì lục địa châu Âu đón nhận những vị khách đáng sợ từ nước Anh, những vị khách không mời mà đến: virus Covid-19 biến thể, với tên gọi chính thức VOC 202012/01.  

Ám ảnh nước Ý « vỡ trận »

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Liên Âu (ECDC) ghi nhận biến thể Covid từ Anh có tốc độ lây lan nhanh hơn so với loài virus Covid thông thường hiện nay. Một số chuyên gia y tế Pháp so sánh tình thế hiện nay giống như giai đoạn cách nay một năm tại châu Âu. Vào thời điểm đó, tiếp sau nước Ý « vỡ trận », Pháp và nhiều quốc gia châu Âu khác lâm vào tình trạng nguy ngập, buộc phải ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, để giảm áp lực cho hệ thống bệnh viện, bên bờ vực quá tải.  

Mùa thu năm ngoái, cùng với nhiều nước châu Âu, Pháp đã phải phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, bắt đầu từ cuối tháng 10. Lệnh phong tỏa được dỡ bỏ kể từ giữa tháng 12, và thay thế bằng lệnh giới nghiêm vào buổi tối từ 20 giờ. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại, chính phủ đã cho thiết lập giới nghiêm ngay từ 18 giờ với hơn 20 tỉnh. Nhiều chuyên gia nói đến viễn cảnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba. Với châu Âu giờ đây, nước Anh có thể giống như nước Ý thời gian đầu đại dịch.  

Nếu như diễn biến của dịch bệnh Covid vốn đã là điều không dễ dự đoán, thì sự xâm nhập mới của biến thể virus từ Anh, với độ lây lan được cho là mạnh hơn nhiều, lại càng khiến tương lai dịch bệnh trở nên bất định hơn. Về mặt tiêm chủng, trong những tuần tới, nước Pháp mới chỉ có khả năng chích ngừa cho khoảng một triệu cư dân, hoàn toàn không đủ để tạo miễn dịch cộng đồng. Biến thể virus từ Anh rất có thể sẽ là tác nhân cho một « đỉnh dịch » mới, một « đợt dịch » mới trong đại dịch Covid đang diễn ra, như cảnh báo của giáo sư Arnaud Fontanet, nhà dịch tễ học Viện Pasteur, thành viên Hội đồng Khoa học quốc gia về Covid-19, hôm 11/01/2021.

Đợt khảo sát đầu tiên về biến thể virus Anh

Từ mươi hôm nay, báo chí Pháp nói đến « cuộc chạy đua với thời gian » để chống lại biến thể virus mới. Tuy nhiên, để đối phó hiệu quả, điều đầu tiên là phải nhận diện được « địch thủ ». Bộ Y Tế Pháp vừa có đợt khảo sát đầu tiên về thực trạng lây nhiễm của virus biến thể Anh quốc tại Pháp (trên tổng số 40.000 mẫu dương tính với Covid). Kết quả dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Năm 14/01/2021. Theo kết quả sơ bộ hôm 11/01, khoảng 1% số xét nghiệm dương tính là do biến thể virus Anh (thông báo của bộ trưởng Y Tế Olivier Veran trước Thượng Viện hôm qua, 12/01).

Trả lời đài RTL, bà Anne-Claude Crémieux, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm bệnh viện Saint-Louis, Paris, nhận xét : « nếu mới chỉ có từ 1% đến 2% người nhiễm mang virus biến thể này, thì chúng ta còn có nhiều thời gian hơn một chút. Ngược lại, nếu tỉ lệ này đã là 10 đến 20%, thì tình hình tương tự như nước Anh sẽ đến trong những ngày tới ». Nước Anh hiện đang phải đương đầu với khoảng từ 50 đến 60 nghìn ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong mỗi ngày.

Về virus biến thể Anh Quốc và nguy cơ làn sóng dịch thứ ba, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, chuyên gia về các bệnh đường hô hấp, bệnh viện Cochin (Paris).  Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn.

RFI : Virus biến thể Anh du nhập vào Pháp có đáng sợ ?

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn: Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói ngắn gọn là việc xuất hiện các biến thể với virus, như con virus SARS-CoV-2, là chuyện rất bình thường. Một con virus khi cần sinh sôi nẩy nở thì phải sao chép lại bộ gien, và khi sao chép lại bộ gien, thì rất nhiều khi sao chép không đúng, dẫn đến bộ gien tương đối khác. Quay lại trường hợp biến thể virus SARS-CoV-2 từ Anh, có hai điều lạ. Điều thứ nhất là, mỗi khi virus biến đổi thường chỉ thay đổi một phần thôi. Kỳ này, không những là một sự thay đổi mà có đến hơn mười sự thay đổi, khiến các nhà khoa học đang băn khoăn, không biết là các biến đổi nhiều như thế cùng một lúc thể hiện cho điều gì. Điều thứ hai, cho đến nay, chúng ta biết rằng biến thể này, với tất cả những sự thay đổi đó, nó dễ lây lan từ người này qua người khác hơn.

RFI : Biến đổi theo hướng như vậy thì phải chăng là đáng lo ngại, vì số lượng người chết, người bị ảnh hưởng nặng do virus tăng mạnh, cho dù virus này có thể được coi là không gây nguy hiểm nhiều hơn cho con người so với loài virus hiện nay ?

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Hoàn toàn chính xác là như vậy !.

RFI : Tại Pháp, tại châu Âu, việc theo dõi diễn biến của dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra với biến thể virus mới từ Anh ra sao ?

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Thực ra, nước Pháp và các nước châu Âu nói chung, trong thời gian vừa qua đã phải đương đầu với một loại virus vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ có một loại virus có mức độ lây lan nhanh, dễ dàng như virus này. Chưa bao giờ có một loại virus lại lây lan một cách âm thầm như vậy. Hiện tại, riêng về biến thể mới này hiện chưa có nghiên cứu cơ bản nào tại châu Âu lục dịa. Cái con số mức độ lây lan 50 đến 70% là dựa trên nghiên cứu dịch tễ học, chứ không phải dựa trên nghiên cứu về tế bào học và phân tử học. Con số nêu trên vẫn là giả thuyết. Mặc dù sự lây lan tăng là điều chắc chắn, nhưng tăng ở mức độ nào, thì hiện tại vẫn chưa có khả năng nói một cách chính xác. Chính vì thế, mà chính phủ ở bên Anh, cũng như tại các quốc gia châu Âu, cũng như nhiều nước khác, mới đưa ra các biện pháp như là giới nghiêm, như là yêu cầu không ra đường để tránh sự lây lan…, cho đến khi mà các nhà khoa học có được những câu trả lời chính xác, về khả năng lây lan, về khả năng gây ra các trạng thái bệnh nặng và về khả năng kháng các loại thuốc tiêm ngừa.

RFI : Vì sao việc thực hành nghiêm túc các quy định về giãn cách, cách ly, các biện pháp phòng dịch nói chung sẽ không chỉ giúp cho việc ngăn chặn đà lây nhiễm của dịch bệnh trước mắt, mà còn có thể giúp cho việc ngăn ngừa sự phát triển của các biến thể virus đáng sợ, như biến thể từ Anh quốc ?

Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn : Virus SARS-CoV-2 này có khả năng xâm nhập vào các tế bào của chúng ta, vì trong bộ gien của virus này có khả năng tổng hợp ra một chiếc « chìa khóa », mà hiện nay, nhiều người biết đến gọi là protein S, S tức viết tắt của Spike. Nó giống như một cái kim, có thể được sử dụng như một chiếc chìa để mở khóa. Rất không may là tất cả các tế bào của cơ thể chúng ta có cái ổ khóa đó, có tên gọi là ACE2 (thụ thể ACE2). Protein Spike này không những có khả năng đi vào ổ khóa ACE-2, mà cùng một lúc nó có thể huy động một số các « đồng lõa », tức các chất men khác có trong chính tế bào của chúng ta, khiến cho protein Spike tăng hiệu quả hoạt động.

Đầu năm 2021 này, và có thể suốt trong năm nay, các nghiên cứu về y khoa sẽ phải chú trọng vào sự biến hóa của các protein Spike. Bởi vì ức chế protein Spike thì rất dễ. Hai loại vac-xin mà chúng ta đã có ở bên Pháp, của Moderna và Pfizer, có khả năng ức chế đó rồi. Nhưng biến thể ở Anh và ở bên Nam Phi, đang làm biến đổi protein Spike ở virus SARS-CoV-2 và tăng khả năng thâm nhập của protein này vào tế bào.

Nghiên cứu hiện nay phải hướng đến chỗ tiên đoán trước được, nếu protein này biến dạng, và có khả năng siêu việt hơn nữa, thì chúng ta cần phải làm gì. Cái protein Spike chỉ có thể biến đổi, tăng khả năng tấn công vào tế bào chúng ta, một khi có những cơ thể con người, nơi protein Spike được dung dưỡng trong một thời gian đủ lâu, mà không được phát hiện ra. Bối cảnh này giúp protein Spike này có thể dùng chính các khả năng của tế bào con người, để tăng hiệu quả trong hoạt động.

Tóm lại là, chúng ta phải làm đủ mọi cách, để ngăn ngừa sự lây lan. Một khi, người đã bị lây nhiễm rồi, thì chúng ta phải làm đủ mọi cách để tiêu trừ virus càng sớm càng tốt. Bởi vì, nói một cách hình ảnh, nếu một virus ở trong cơ thể người bệnh một tuần, thì các khả năng của nó tương đối ít, nhưng nếu là ba tháng thì các khả năng hoạt động sẽ lên rất cao. Tức là phải rút ngắn thời gian virus có mặt trong cơ thể, thời gian giúp cho con virus sử dụng chính các phương tiện trong cơ thể chúng ta để phát triển các năng lực của chúng.

***

Vệ sinh, giãn cách phòng dịch: Nỗ lực thầm lặng đẩy lùi loài virus âm thầm

Biến thể virus từ Anh quốc làm tăng nguy cơ đại dịch Covid-19 bùng phát một lần thứ ba tại Pháp và châu Âu. Việc đẩy lùi nguy cơ dịch bùng lên một lần nữa lẽ dĩ nhiên phụ thuộc một phần vào các chính sách đúng từ phía chính quyền, vào khả năng nhận dạng chính xác thực trạng lan truyền của dịch bệnh, của các biến thể mới, cho phép khoanh vùng, xác định ổ dịch, vùng dịch, để có biện pháp ngăn chặn phù hợp, tức thời, có trọng điểm. Điều này hiển nhiên đòi hỏi nhiều phương tiện kỹ thuật y sinh học tân tiến, tốn kém, như công nghệ giải trình tự gien…

Tuy nhiên, để ngăn chặn đại dịch do loài virus – nổi tiếng là có khả năng lan tỏa âm thầm này gây ra -, phần quyết định có lẽ vẫn là nỗ lực thầm lặng của đông đảo người dân, có hiểu biết, có trách nhiệm, nghiêm túc tuân thủ các quy định giãn cách, vệ sinh phòng dịch, để không tạo môi trường cho virus sinh sôi nẩy nở, có điều kiện biến đổi, cải thiện khả năng hoạt động của chúng, để trở nên dễ lây lan hơn, tai ác hơn với con người. 

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/20210113-virus-bienthe-anh-lieu-phap-tranh-duoc-lan-song-thu-3

Ép người dùng chia sẻ dữ liệu cá nhân, Facebook bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra

Thai Học

Trong bản cập nhật IOS14, Apple đã điều chỉnh chính sách bảo mật mới khiến Facebook phải thông qua ứng dụng mà họ sử hữu là Whatsapp để yêu cầu khách hàng chia sẻ dữ liệu cá nhân. Nhưng hành động của Facebook đã bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ điều tra, theo GizmoChina.

WhatsApp đã cập nhật các điều khoản và chính sách về quyền riêng tư, nêu chi tiết việc chia sẻ dữ liệu với Facebook và các công ty đối tác khác, yêu cầu người dùng chấp nhận các điều khoản trước ngày 8/2, nếu không họ sẽ không thể truy cập ứng dụng này.

Động thái này đã khiến công ty mẹ là Facebook gặp phải rắc rối khi mới đây, cơ quan quản lý của Thổ Nhĩ Kỳ là Uỷ Ban Cạnh Tranh đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Facebook và WhatsApp.

Điều này diễn ra sau khi người dùng Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ quá nhiều, và họ đang xem xét các ứng dụng thay thế khác.

Các nhà chức trách cũng đã kêu gọi “đình chỉ” các điều khoản mới của WhatsApp trong khi chờ điều tra. Hiện tại chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đánh giá xem liệu thay đổi chính sách của WhastsApp có vi phạm luật cạnh tranh của Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế để ngăn các công ty lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay không.

Đồng thời, một số quan chức chính phủ đã yêu cầu công dân sử dụng các ứng dụng nhắn tin do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển thay vì WhatsApp.

Kết quả là ứng dụng BiP của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được hơn 2 triệu người dùng mới trong vòng 48 giờ kể từ lúc chính quyền kêu gọi.

Trước đó, đối thủ của Whatsapp như Signal và Telegram đã chứng kiến ​lượng người dùng tăng đột biến chỉ trong vài ngày.

Signal không thu thập dữ liệu người dùng, trong khi Telegram thì thu thật rất ít khi so sánh với Facebook. Ngoài ra, người dùng cũng còn nhiều lựa chọn khác đối với các mạng xã hội không kiểm duyệt đang nổi lên nhanh chóng như Parler hay SafeChat.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ep-nguoi-dung-chia-se-du-lieu-ca-nhan-facebook-bi-tho-nhi-ky-dieu-tra.html

Iran là ‘căn cứ địa mới’ của nhóm khủng bố Al-Qaeda

 Bình luậnDu Miên

Ngoại trưởng Pompeo nói: “Chúng ta phải tự chịu trách nhiệm vì đã bỏ qua giao giới Iran – Al Qaeda này. Chúng ta cần phải thừa nhận nó, chúng ta phải đương đầu với nó. Thật vậy, chúng ta phải đánh bại nó”.

Ngày 12/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, nhóm khủng bố Al-Qaeda đã có trụ sở mới ở Iran.

Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, ông Pompeo nói: “Al-Qaeda có một căn cứ địa mới, đó là Cộng hòa Hồi giáo Iran. Và như vậy, sự sáng tạo độc ác của bin Laden đã sẵn sàng để tiếp thêm sức mạnh và năng lực [mới]”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran vì liên kết với các thủ lĩnh Al-Qaeda. Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra phần thưởng lên tới 7 triệu USD cho thông tin có thể đưa thủ lĩnh hàng đầu của tổ chức khủng bố là ông Muhammad Abbatay ra trước công lý. Ông Pompeo kêu gọi các thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) và tất cả các nước trừng phạt Iran, viện dẫn Nghị quyết 1267 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Ngoại trưởng Pompeo tiếp tục: “Chúng ta phải tự chịu trách nhiệm vì đã bỏ qua giao giới Iran – Al Qaeda này. Chúng ta cần phải thừa nhận nó, chúng ta phải đương đầu với nó. Thật vậy, chúng ta phải đánh bại nó”. Ông nhận định, tin tức này có thể gây bất ngờ cho nhiều người dân Mỹ.

Ông Pompeo tuyên bố, thông qua các nỗ lực của Mỹ và NATO, số lượng thành viên của Al-Qaeda hiện đã ít hơn nhiều so với sau vụ tấn công ngày 11/9/2001. Ông cho biết thêm rằng, khi nhóm khủng bố bị tiêu diệt, chúng cần tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn và Iran là “sự lựa chọn hoàn hảo”.

Tiếp đó, ông đưa ra một số thông tin cơ bản về mối quan hệ giữa Iran và Al-Qaeda.

Ngoại trưởng Mỹ nói: “Vào đầu những năm 90, các đặc nhiệm Al-Qaeda đã tới Iran ở Thung lũng Bekaa của Lebanon, trung tâm của Hezbollah, để đào tạo đánh bom”.

“Trong giai đoạn trước vụ 11/9, chế độ Iran đã yêu cầu các thanh tra biên giới không đóng dấu vào hộ chiếu của thành viên Al-Qaeda khi họ nhập cảnh hoặc rời Iran trên đường đến hoặc rời Afghanistan. Điều này nhằm giúp họ tránh bị nghi ngờ khi trở về nước”.

Ông cho biết, vào năm 2011, một thẩm phán liên bang ở New York đã ra phán quyết rằng Iran đã “hỗ trợ cho các cuộc tấn công 11/9 dựa trên vai trò của nó trong việc thúc đẩy các kế hoạch của Al-Qaeda”.

Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố: “Đừng nói dối người dân Mỹ về sự nhún nhường của Iran và giả vờ như việc hòa giải sẽ có hiệu quả. Ba mươi năm hợp tác cho thấy sự khác biệt về tín ngưỡng giữa Iran và Al-Qaeda không thể sánh được với sự thù hận hội tụ giữa họ. Đó là thực tế”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/iran-la-can-cu-dia-moi-cua-nhom-khung-bo-al-qaeda-128957.html

Chủ tịch Bắc Hàn thúc giục gia tăng khả năng quân sự hơn khi đại hội đảng kết thúc

Tin từ SEOUL, Nam Hàn – Vào hôm thứ Tư (13/1), hãng thông tấn nhà nước KCNA cho biết chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng răn đe chiến tranh nguyên tử, khi một đại hội đảng cầm quyền hiếm hoi bế mạc sau tám ngày thảo luận chính sách.

Đại hội Đảng lần thứ tám diễn ra chưa đầy hai tuần trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden của Hoa Kỳ nhậm chức, và trong bối cảnh bế tắc kéo dài trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt các chương trình nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn để đổi lấy việc Hoa Kỳ giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt.

Kể từ khi tuyên bố tạm hoãn các vụ thử nghiệm nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào năm 2018, ông Kim kêu gọi tiếp tục sản xuất vũ khí nguyên tử cho kho vũ khí của ông, phóng một loạt các hỏa tiễn nhỏ hơn, và ICBM lớn nhất của Bắc Hàn tại một cuộc diễn hành vào tháng Mười. Bên cạnh đó, cô Kim Yo Jong, em gái của chủ tịch và là thành viên của Ủy ban Trung ương đảng, chỉ trích quân đội Nam Hàn vì theo dõi một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng.

Trong một tuyên bố riêng do KCNA đưa tin, cô cho biết hành động này là một biểu hiện của “cách tiếp cận thù địch” của Nam Hàn đối với Bắc Hàn. Vào hôm thứ Hai (11/1), Quân đội Nam Hàn cho biết họ phát hiện các dấu hiệu cho thấy Bắc Hàn tổ chức một cuộc duyệt binh vào ban đêm vào hôm Chủ nhật cho Đại hội. (BBT)

https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-thuc-giuc-gia-tang-kha-nang-quan-su-hon-khi-dai-hoi-dang-ket-thuc/

Kim Jong Un hứa hẹn tăng cường sức mạnh nguyên tử

Thụy My

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm nay 13/01/2021 trong bài diễn văn bế mạc Đại Hội Đảng Lao Động cầm quyền, đã hứa hẹn tăng cường kho vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên.

Hãng tin nhà nước KCNA dẫn tuyên bố của ông Kim Jong Un : « Khi tăng cường khả năng răn đe về nguyên tử, chúng ta cần làm mọi cách để xây dựng bộ máy quân sự hùng mạnh nhất ».

Trong Đại Hội kéo dài 8 ngày, dài gấp đôi so với Đại Hội Đảng năm 2016, Kim Jong Un kịch liệt đả kích Hoa Kỳ, vào lúc chỉ còn một tuần nữa là ông Joe Biden sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ. Kim Jong Un coi Mỹ là « kẻ thù chính », là « trở ngại căn bản cho sự phát triển của cách mạng » Bắc Triều Tiên, tuy nhiên không nhắc đến tên ông Biden.

Kim Jong Un loan báo Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch đóng một tàu ngầm nguyên tử, một sự kiện sẽ làm thay đổi ván cờ chiến lược. Ông nêu ra một danh sách dài về chương trình vũ trang gồm đầu đạn nguyên tử siêu thanh, vệ tinh dọ thám quân sự, hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa.

Từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền, chương trình vũ trang của Bắc Triều Tiên tiến rất nhanh với việc thử bom hạt nhân loại mạnh nhất và sở hữu các loại hỏa tiễn có thể bắn sang lãnh thổ Mỹ, dẫn đến việc bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt.

KCNA cho biết bên cạnh lời hứa về sức mạnh nguyên tử, ông Kim Jong Un còn nhìn nhận những sai lầm trong quản lý kinh tế đất nước : « hầu như tất cả các lãnh vực » đều không đạt được mục tiêu đề ra, trong bối cảnh bị cấm vận và đại dịch Covid.

Tuần trước Kim Jong Un đã được « nhất trí » bầu làm tổng bí thư đảng Lao Động trong khi lâu nay giữ vai trò chủ tịch, một động thái được cho là nhằm củng cố quyền lực.

Đại hội đảng cũng có thể là dịp để Bình Nhưỡng tổ chức diễn binh. Quân đội Hàn Quốc cho biết đã phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ vào tối Chủ nhật 10/01, nhưng không thể xác định là diễn binh hay chỉ diễn tập. Cô em gái Kim Yo Jong của nhà lãnh đạo đã chế giễu chính quyền Hàn Quốc là « xuẩn ngốc ».

AFP ghi nhận dường như vị trí của người phụ nữ quyền lực này đã bị sụt giảm, không còn là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, tuy vẫn là ủy viên trung ương đảng.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210113-kim-jong-un-h%E1%BB%A9a-h%E1%BA%B9n-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-nguy%C3%AAn-t%E1%BB%AD

ĐCSTQ đã đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào? (P3)

An Liên

Mục lục bài viết         

ĐCSTQ thâm nhập vào các mạng xã hội và Big Tech

Google

Twitter và Facebook

ĐCSTQ sử dụng vốn để thâm nhập vào giới học thuật Mỹ và Hollywood

ĐCSTQ mua Phố Wall

Quỹ đầu tư Blackstone

Goldman Sachs

JPMorgan Chase

Morgan Stanley

Các tranh chấp gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của Hoa Kỳ đã gây chấn động thế giới, đồng thời phơi bày triệt để những phương thức, thủ đoạn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng để thâm nhập và âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử Mỹ, theo Epoch Times.

Tiếp theo phần 1, phần 2

ĐCSTQ thâm nhập vào các mạng xã hội và Big Tech

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google và YouTube đã kiểm duyệt và phong tỏa nhiều thông tin về gian lận bầu cử, cũng như các chính trị gia cánh tả bị nghi ngờ tham nhũng, làm dấy lên nhiều quan ngại của công chúng về khả năng thâm nhập của ĐCSTQ vào các nền tảng mạng xã hội này.

Đặc biệt, Twitter đã liên tục gắn nhãn các cáo buộc gian lận bầu cử của Tổng Thống Trump cũng như đội ngũ của ông.

Gần đây, Twitter đã xóa vĩnh viễn tài khoản của TT Trump. Facebook cũng đã chặn chia sẻ thông tin của tài khoản của ông Trump.

Google

Tháng 11/2020, ba thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã cùng nhau gửi một lá thư gửi đến giám đốc điều hành Google, cáo buộc Google thao túng thông tin phát sóng trước cuộc bầu cử, đem lại lợi thế “hàng triệu phiếu bầu” cho Đảng Dân chủ.

Tháng 12/2020, nền tảng YouTube của Google thông báo rằng, họ sẽ xóa tất cả các video liên quan đến gian lận bầu cử ở Mỹ. YouTube cho biết kể từ tháng 9, họ đã đình chỉ hơn 8.000 kênh và hàng nghìn video được họ gắn nhãn là “có hại và gây hiểu nhầm” liên quan đến cuộc bầu cử. Các video “gây hiểu lầm” bị YouTube xóa bao gồm nhiều quảng cáo phơi bày gian lận bầu cử của đội ngũ Tổng thống Trump.

Điều thú vị là, thái độ của Google và YouTube trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 đã manh nha từ nhiều năm trước.

Năm 2018, tờ Intercept tiết lộ, Google đã thiết kế một công cụ tìm kiếm kiểm duyệt cho ĐCSTQ gọi là Dragonfly và sẽ liệt vào danh sách đen các thuật ngữ như “nhân quyền” hay “cuộc biểu tình sinh viên [Hồng Kông]”. Tin tức đã làm bùng lên làn sóng chỉ trích rộng rãi đối với Google. Google sau đó dường như đã từ bỏ dự án này.

Cuối năm 2017, tờ Wall Street Journal đưa tin, Google đã mở một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) tại Bắc Kinh. Công nghệ AI này được ĐCSTQ coi là một trong những mũi nhọn phát triển trong chiến lược công nghiệp và công nghệ quân sự “Made in China 2025”.

Năm 2018, Google đã rút khỏi dự án quân sự trí tuệ nhân tạo – “Dự án Maven” (Project Maven) và hợp đồng điện toán đám mây “JEDI” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong khi thị trường điện toán đám mây luôn được Google coi là một trong những hướng phát triển quan trọng nhất. Vào đầu tháng 8/2018, Bloomberg đưa tin rằng, Google đang tìm kiếm hợp tác với các công ty như Tencent để giới thiệu các dịch vụ đám mây vào thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo của Fox, vào tháng 7/2019, ông trùm đầu tư mạo hiểm người Mỹ – Peter Thiel đã kêu gọi Hoa Kỳ điều tra xem liệu ĐCSTQ có thâm nhập vào Google hay không. Theo đó, Tổng thống Trump đã đáp lại lời kêu gọi của Thiel trên Twitter.

Twitter và Facebook

Tháng 12/2020, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đã tweet lại báo cáo điều tra mới nhất của học giả người Mỹ – Corinne Weaver – vạch trần phương thức mà các gã khổng lồ công nghệ vũ khí hóa các nền tảng truyền thông xã hội để đánh cắp cuộc bầu cử Mỹ.

Báo cáo của Weaver tiết lộ rằng, trước cuộc bầu cử, Twitter và Facebook đã kiểm duyệt 65 lần đối với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden không bị ảnh hưởng. Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của ông đã bị kiểm duyệt ít nhất 486 lần trên Twitter, trong đó ghi nhận hơn 400 trường hợp sau ngày bầu cử 3/11.

Ngoài ra, theo báo cáo ngày 26/8/2019 của BBC, hãng truyền thông này đã kiểm tra các tài liệu mua sắm công của ĐCSTQ và nhận thấy rằng, các nền tảng truyền thông xã hội ở nước ngoài đã trở thành tiền tuyến trọng tâm trong các hoạt động tuyên truyền ở hải ngoại của ĐCSTQ.

Báo cáo của BBC cho hay, các cơ quan chính phủ của ĐCSTQ, bao gồm Bộ Ngoại giao và Văn phòng Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, đã trao cho truyền thông nhà nước các dự án thu thập ý kiến dư luận và tuyên truyền ở hải ngoại có mức phí cao. Những khoản tiền này cuối cùng sẽ chảy vào “túi” của các mạng xã hội như Twitter và Facebook.

Vào ngày 16/8/2019, ĐCSTQ đã đấu thầu để mua các dự án quảng bá trên Twitter (ảnh chụp màn hình Twitter).

Lấy ví dụ, vào ngày 16/8/2019, Thông tấn xã Trung Quốc đã mua các dự án quảng bá trên Twitter bằng quỹ tài chính nhà nước, nhằm mục đích tăng 580.000 số lượng người theo dõi.

Sau khi tin tức được công bố, Twitter đã tuyên bố rằng, họ sẽ không chấp nhận các quảng cáo do chính phủ tài trợ. Tuy nhiên, điều này không làm giảm bớt sự nghi ngờ của công chúng về việc Twitter đã bị ĐCSTQ xâm nhập.

Tháng 5/2020, Twitter thông báo rằng Lý Phi Phi, một chuyên gia trí tuệ nhân tạo người Mỹ gốc Hoa, sẽ đảm nhiệm vai trò giám đốc độc lập của Twitter. Nền tảng và kinh nghiệm của Lý Phi Phi đã làm sâu sắc thêm những lo ngại của ngoại giới về việc Twitter đang “nhuốm đỏ”.

Năm 2016, chuyên gia trí tuệ nhân tạo Lý Phi Phi đã gia nhập nhóm trí tuệ nhân tạo đám mây của Google.

Tháng 12/2017, Lý Phi Phi thay mặt cho Google, tuyên bố chính thức thành lập Trung tâm Google AI Trung Quốc. Sau đó, bà Phi tiếp tục thiết lập mối quan hệ hợp tác với Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo của Đại học Thanh Hoa (Tsinghua AI) do ĐCSTQ chống lưng.

Tsinghua AI là một phòng thí nghiệm cao cấp về tình báo quân sự do Quân ủy ĐCSTQ ủy thác cho Đại học Thanh Hoa. Theo nội dung bài phát biểu năm 2018 của Vưu Chính, phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa kiêm viện sĩ Học viện Kỹ thuật, các ứng dụng quân sự sẽ là mục tiêu cốt lõi của Tsinghua AI.

Việc Facebook kiểm duyệt và ngăn chặn các tin tức về gian lận bầu cử cũng đã bị đội ngũ của Tổng thống Trump chỉ trích nhiều lần. Các hành động của Facebook và người sáng lập cũng bị nghi ngờ là có liên quan đến ĐCSTQ.

Theo báo cáo điều tra về dự án Amistad của Thomas More Society – Tổ chức tố tụng Hiến pháp Quốc gia Hoa Kỳ, người sáng lập Facebook – Zuckerberg đã đầu tư hàng trăm triệu USD và bị nghi ngờ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 để mang đến một chiến thắng cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Mặc dù trong những năm gần đây, Zuckerberg dường như đã từ bỏ “việc lấy lòng” ĐCSTQ để thâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những nguồn thu lớn nhất của Facebook.

Dù không trực tiếp hoạt động tại đại lục, nhưng Facebook vẫn là nền tảng chủ chốt cho những công ty Trung Quốc muốn tiếp cận thị trường hải ngoại. Nhà phân tích Brian Weiser của Pivotal Research trước đây từng ước tính rằng Facebook đã tạo ra 5 tỷ đến 7 tỷ USD từ các nhà quảng cáo Trung Quốc trong suốt năm tài chính 2018, tương đương 10% doanh thu của tập đoàn mạng xã hội này, chỉ sau thị trường Mỹ.

Theo CNBC cho biết, vào tháng 1/2020, Facebook đã bổ sung một nhóm kỹ sư mới tới trụ sở chính của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore để thiết kế một hệ thống quảng cáo dành riêng cho các nhà quảng cáo Trung Quốc.

Những gã khổng lồ công nghệ tại Thung lũng Silicon như Google, Twitter và Facebook đã thu được lợi ích thương mại rất lớn tại thị trường Trung Quốc. Đối với ĐCSTQ mà nói, lập trường của Joe Biden rõ ràng phù hợp với họ hơn so với ông Trump, vốn đã phát động một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh trong nhiệm kỳ đầu.

ĐCSTQ sử dụng vốn để thâm nhập vào giới học thuật Mỹ và Hollywood

Giáo dục và giải trí là những phương thức quan trọng để định hình hệ tư tưởng của thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một bước đột phá cho nỗ lực đánh cắp nước Mỹ mà không cần một phát súng của ĐCSTQ.

Thực tế cho thấy ĐCSTQ đã làm như vậy.

Vào ngày 9/12/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã có bài phát biểu với tiêu đề “Những thách thức của ĐCSTQ đối với An ninh Quốc gia và Tự do học thuật Mỹ” tại Học viện Công nghệ Georgia. Trong bài phát biểu của mình, ông Pompeo đã chỉ ra rằng nhiều trường đại học của Mỹ đã bị Bắc Kinh thu mua, và các trường đại học thiên tả tràn ngập những tư tưởng chống Mỹ có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của ĐCSTQ.

Vào tháng 10/2020, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã ban hành một báo cáo cho biết hơn 6,5 tỷ USD tiền quỹ từ 12 trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã không được công khai báo cáo theo luật, bao gồm cả những khoản tiền lớn từ chính phủ ĐCSTQ và các công ty Trung Quốc như Huawei.

Ngoài ra, theo một báo cáo điều tra của “Washington Freedom Beacon” vào ngày 15/6/2020, hơn 70 trường đại học của Mỹ nhận tài trợ từ ĐCSTQ đã không tiết lộ các khoản đóng góp của họ cho Bộ Giáo dục Hoa Kỳ theo quy định của pháp luật.

Vào tháng 2/2019, Ủy ban Thượng viện về An ninh Nội địa và Các vấn đề của Chính phủ đã ban hành báo cáo “Tác động của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”, nêu rõ rằng ĐCSTQ đã gần như thâm nhập vào nền giáo dục Hoa Kỳ thông qua một loạt khóa học và chương trình tài trợ như “Viện Khổng Tử”. Mọi bộ phận của hệ thống đều nhằm mục đích truyền tải sự tuyên truyền của ĐCSTQ tới trẻ em Mỹ.

Vào tháng 9 năm 2019, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là “dự án Clarion” ở Washington DC đã đưa ra một báo cáo độc quyền, chỉ ra rằng dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho thấy các chính phủ nước ngoài đã đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ nhằm nỗ lực định hình dư luận và chính sách, bao gồm cả ĐCSTQ. Theo báo cáo, kể từ năm 2012, ĐCSTQ đã cung cấp cho 87 trường đại học của Hoa Kỳ 680 triệu USD dưới hình thức quà tặng và hợp đồng. Các trường nhận tài trợ của ĐCSTQ bao gồm Đại học Harvard, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.

Nhà bình luận thời sự Yokogawa từng phân tích rằng ĐCSTQ sử dụng vốn để thâm nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ, đặc biệt là giới học thuật. ÔNg Yokogawa nói rằng nhiều bộ phận của Ivy League Hoa Kỳ nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc bị kiểm soát bởi ĐCSTQ. Ivy League là tên gọi của nhóm 08 trường đại học, viện đại học có hệ thống triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ. Các học giả không đáp ứng ĐCSTQ sẽ không được cấp thị thực để vào Trung Quốc. Nếu làm theo các chủ đề nghiên cứu của ĐCSTQ ở Trung Quốc và Châu Á, nguồn tài trợ của ĐCSTQ sẽ bị hủy bỏ. Vì vậy nhiều trường đại học Mỹ đã tiến hành tự kỷ luật trong vấn đề này.

Ngoài việc truyền bá tinh vi các tuyên truyền vào Mỹ thông qua giáo dục, phim giải trí cũng là một mục tiêu thâm nhập quan trọng của ĐCSTQ.

Vào ngày 5/8/2020, tổ chức phi lợi nhuận “PEN America” công bố một báo cáo có tiêu đề “Hollywood Production Beijing Review”, trong đó đề cập đến những bộ phim định hình quan điểm người xem, thì Hollywood là “phương tiện văn hóa và nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới”. Các bộ phim được sản xuất tại đây có thể tác động đến hàng tỷ người dân trên thế giới. Do đó ĐCSTQ đã nhắm mục tiêu, lợi dụng Hollywood để xuất khẩu ảnh hưởng của mình ra thế giới thông qua các bộ phim.

Ví dụ, trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã từng nêu tên hai bộ phim của Hollywood đã tự điều chỉnh nội dung để phù hợp với tiêu chí xét duyệt của ĐCSTQ, từ đó có thể thâm nhập thị trường đại lục.

Theo một báo cáo khảo sát của tờ Federalist vào tháng 5/2020, các công ty điện ảnh Mỹ như Walt Disney đã tự kiểm duyệt nội dung các tác phẩm của mình trước hoặc sau khi sản xuất nhằm xoa dịu ĐCSTQ, từ đó tăng doanh thu phòng vé tại đại lục.

Tuy nhiên, ĐCSTQ chưa thỏa mãn với việc này, và đã cố gắng trực tiếp kiểm soát cách nhìn của Hoa Kỳ và thế giới trong các bộ phim. Năm 2012, ĐCSTQ đã ban hành các văn bản khuyến khích các công ty Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm việc mua lại các ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Hollywood và các ngành công nghiệp văn hóa của Mỹ.

Tập đoàn Dalian Wanda, có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, đã đầu tư gần 10 tỷ USD để mua lại hãng phim Hollywood “Legendary Pictures” và chuỗi rạp chiếu lớn nhất nước Mỹ AMC. Trung tâm nghiên cứu về an ninh của Hoa Kỳ đã xuất bản một bài báo có tựa đề “ĐCSTQ tung hứng với sức mạnh tiềm ẩn ở Mỹ” vào năm 2016, chỉ ra rằng quyền kiểm soát của Tập đoàn Wanda đối với các kênh sản xuất và phân phối phim của Mỹ khiến ĐCSTQ có nhiều khả năng kiểm duyệt nội dung hơn.

Năm 2018, Quỹ Đầu tư Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ đã mua lại toàn bộ cổ phần nước ngoài trong công ty sản xuất phim nổi tiếng Oriental DreamWorks, và biến nó thành công ty dưới sự kiểm soát 100% của ĐCSTQ. Oriental DreamWorks ban đầu được thành lập bởi Công ty DreamWorks Animation, một công ty con của NBC Universal, Shanghai Oriental Media Group và hai quỹ đầu tư khác của Trung Quốc.

ĐCSTQ mua Phố Wall

Vào ngày 28/11/2020, Trạch Đông Thăng, một học giả ĐCSTQ, phó hiệu trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã tiết lộ trong bài phát biểu của mình về cách thức ĐCSTQ sử dụng Phố Wall để thao túng Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua.

Liên minh tài chính Mỹ ở Phố Wall đã được khởi động bởi Trạch Đông Thăng, một trong những “người bạn cũ” của ĐCSTQ trong vòng tròn quyền lực Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc và Phố Wall đã tạo nên một mối quan hệ lợi ích gắn kết chặt chẽ.

Quỹ đầu tư Blackstone

Hoạt động kinh doanh của Blackstone bao gồm bốn lĩnh vực chính: bất động sản, vốn đầu tư tư nhân, quỹ đầu cơ và tín dụng. Tính đến cuối năm 2019, tài sản dưới sự quản lý của Blackstone đạt 571,1 USD, trở thành quỹ quản lý vốn đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới. Blackstone từng được tạp chí “Fox” gọi là “Vua của Phố Wall”. Lợi ích của Blackstone và ĐCSTQ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Vào năm 2007, Blackstone được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã kiểm soát quỹ tài sản của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) đầu tư 3 tỷ USD vào Blackstone để hỗ trợ niêm yết. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CIC một lần nữa đầu tư 250 triệu USD vào Blackstone. Trong mười năm qua, giá trị giao dịch giữa Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc và Blackstone đã lên đến hàng chục tỷ USD.

Khoản đầu tư lớn của ĐCSTQ vào Blackstone và những lợi ích to lớn do thị trường Trung Quốc mang lại đã dẫn đến sự ủng hộ của Blackstone đối với ĐCSTQ.

Vào năm 2020, dịch bệnh từ Trung Quốc đại lục đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng người sáng lập Blackstone, Stephen Schwarzman, đã nhiều lần nói với giới truyền thông Trung Quốc rằng ông lạc quan về thị trường Trung Quốc.

Goldman Sachs

Goldman Sachs mở văn phòng đại diện tại Bắc Kinh và Thượng Hải vào năm 1994 để chính thức thâm nhập thị trường Trung Quốc đại lục.

Trong khi mở cửa thị trường Trung Quốc, Goldman Sachs đã giúp các công ty Trung Quốc chiếm các vị trí hàng đầu trong các đợt chào bán cổ phiếu ra nước ngoài. Ngoài ra, Goldman Sachs đã nhiều lần đóng vai trò cố vấn và bảo lãnh phát hành chính trong các giao dịch mua bán nợ toàn cầu quy mô lớn của chính phủ ĐCSTQ, và đóng vai trò cố vấn tài chính ưu tiên trong quá trình đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.

Khi Goldman Sachs và các nhóm lợi ích của ĐCSTQ hình thành một mối quan hệ không thể tách rời, nó đã nhận được “sự đối xử siêu quốc gia”. Goldman Sachs không chỉ là tổ chức tài chính nước ngoài đầu tiên có được giấy phép QFII (Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện) mà còn sắp trở thành công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài đầu tiên được ĐCSTQ phê duyệt.

JPMorgan Chase

JPMorgan Chase là tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất tại Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, JPMorgan Chase đã đóng một vai trò quan trọng như một nhà bảo lãnh phát hành chính và giúp nhiều công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ hoặc Hồng Kông cho các đợt IPO (phát hành công khai lần đầu), và số lượng đô la Mỹ huy động được cho ĐCSTQ là rất lớn.

Từ năm 1987, JPMorgan Chase bắt đầu đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư tại Trung Quốc, đồng thời dẫn đầu nhiều dự án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc, JPMorgan Chase đã lựa chọn chiến lược kinh doanh đổi quyền lấy tiền và đã bị chính phủ Mỹ điều tra vì lý do này. Theo Wall Street Journal, JPMorgan Chase từng đưa ra một kế hoạch tuyển dụng được gọi là dự án “đứa trẻ”, theo đó cung cấp việc làm cho con cái của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ từ đó đổi lấy các thương vụ kinh doanh.

Morgan Stanley

Theo trang web của Morgan Stanley, Morgan Stanley đã “thâm canh” ở Trung Quốc trong 25 năm, tổng số tiền tài trợ cho các khách hàng Trung Quốc trên thị trường vốn chứng khoán toàn cầu đã vượt quá 320 tỷ USD.

Năm 1994, Morgan Stanley thành lập văn phòng đại diện tại Thượng Hải và Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 8/1995, Morgan Stanley trở thành cổ đông của China International Capital Corporation (CICC). CICC là ngân hàng đầu tư liên doanh Trung Quốc – nước ngoài đầu tiên được ĐCSTQ chấp thuận.

JPMorgan Chase đã tham gia vào các hoạt động gây quỹ IPO ở nước ngoài của nhiều công ty Trung Quốc bao gồm Tập đoàn Đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến, PetroChina, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, Viễn thông Trung Quốc, Alibaba, …

Nhiều tập đoàn tài chính Phố Wall như Blackstone, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley, Citigroup, … đã thu được lợi nhuận kếch xù khi giúp các công ty Trung Quốc kiếm tiền ở nước ngoài và họ đã phát triển kinh doanh rất tốt ở Trung Quốc. Ví dụ, theo một báo cáo năm 2011 của LuMedia Caixin, khoản đầu tư sáu năm của Bank of America vào CCB đã kiếm được hơn 20 tỷ USD lợi nhuận; Tencent Finance đã báo cáo vào năm 2013 rằng Goldman Sachs đã đầu tư 7,28 tỷ USD vào Ngân hàng Công thương Trung Quốc trong 7 năm.

Đồng thời, họ cũng nuôi sống và củng cố chế độ ĐCSTQ. Vào ngày 14/11/2019, Roger Robinson, người thiết kế chiến lược kinh tế và tài chính của cựu Tổng thống Mỹ Reagan, cho biết trong cuộc họp báo do “Ủy ban Đối phó với các mối nguy hiểm hiện tại của ĐCSTQ” rằng Phố Wall đã chuyển khoảng 2,9 nghìn tỷ USD cho ĐCSTQ.

Năm 2018, chính quyền TT Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại nhằm vào chế độ ĐCSTQ. Vào tháng 9 cùng năm, Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mời người đứng đầu các tổ chức tài chính lớn của Mỹ tới Bắc Kinh để tham gia “Hội nghị bàn tròn tài chính Trung – Mỹ” với nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính quyền TT Trump thông qua những người bạn cũ này. Các bên được mời bao gồm Blackstone, CitiGroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và các quan chức cấp cao khác.

Vào tháng 10/2020, trước thềm cuộc bầu cử Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải lần thứ hai tại Thượng Hải. Vương Kỳ Sơn xuất hiện và một lần nữa gặp lại “những người bạn cũ” của ĐCSTQ bao gồm Bloomberg và Goldman Sachs.

Bởi vì Phố Wall đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc niêm yết cổ phiếu Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nó đã ngầm chấp nhận sự không tuân thủ tài chính và thậm chí gian lận của các công ty cổ phần Trung Quốc trong nhiều năm. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Phố Wall đã khiến chính phủ Mỹ phải suy nghĩ và hành động.

Ngày 2/12/2020, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của công ty nước ngoài”, kế hoạch này yêu cầu các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ phải được Hoa Kỳ kiểm toán trong vòng ba năm. Theo thực tế, các cổ phiếu của Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ do ĐCSTQ nắm giữ và không thực sự chịu sự giám sát theo các tiêu chuẩn kiểm toán chặt chẽ của Hoa Kỳ, do đó đạo luật mới này trực tiếp khiến các công ty cổ phần của Trung Quốc có nguy cơ bị “hủy niêm yết tập thể”.

Vào ngày 31/12/2020, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thông báo rằng China Mobile, China Telecom, China Unicom và ba công ty viễn thông khác của Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết theo lệnh hành pháp của chính quyền TT Trump.

Mặc dù vậy, trong năm bầu cử 2020 của Hoa Kỳ, các công ty tài chính khổng lồ khác của Phố Wall như JP Morgan Chase và Goldman Sachs tiếp tục tăng cổ phần của họ ở Trung Quốc đại lục, điều này đi ngược lại với kế hoạch của chính quyền TT Trump nhằm tách chuỗi công nghiệp khỏi ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ho-so-tu-lieu/dcstq-da-danh-cp-cuc-bu-c-ca-hoa-k-nh-th-nao-phn-3.html

Liệu Vương nghị có “quyến rũ” thành công Indonesia?

Đinh Quỳnh Như

Dư luận Indonesia đánh giá về chuyến công du của Vương Nghị

Trong chuyến công du Đông Nam Á tuần này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ tới thăm Indonesia, đúng vào lúc Indonesia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng toàn quốc nhằm ngăn ngừa COVID-19 bằng một loại vaccine của Trung Quốc vừa được cấp phép. Theo tờ Jakarta Post, chuyến thăm này được kỳ vọng sẽ làm giảm căng thẳng giữa 2 nước.

Các quan chức Indonesia xác nhận rằng chuyến thăm này diễn ra ngày 13-14/1, trong đó, Ngoại trưởng Vương Nghị dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Retno Marsudi, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan, và Tổng thống Joko Widodo (Jokowi). Tổng thống Jokowi sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được tiêm vaccine CoronaVac do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất và được Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) cấp phép sử dụng khẩn cấp hôm 11/1. Với sự chấp thuận được chờ đợi từ lâu này, Indonesia cuối cùng cũng có thể tiến hành chương trình tiêm chủng hàng loạt theo kế hoạch, sau khi Hội đồng Hồi giáo Ulema Indonesia (MUI) công nhận rằng sản phẩm vaccine của Sinovac là “tinh khiết và đạt chuẩn halal” hồi tuần trước. Sự kiện Tổng thống Jokowi được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên sẽ chính thức khởi động giai đoạn 1 của chiến dịch tiêm chủng kéo dài nhiều tháng, bắt đầu với khoảng 1,3 triệu nhân viên y tế. Tính đến ngày 12/1, Indonesia đã tiếp nhận tổng cộng 18 triệu liều vaccine Sinovac, trong đó 3 triệu liều đã được phân phối đến các địa phương trên khắp cả nước. Quốc gia này cũng đặt hàng mua vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài khác.

Trung Quốc đã rất chủ động và hành động một cách hiệu quả với chính sách “ngoại giao vaccine” của mình nhằm xoa dịu làn sóng phẫn nộ về sự xuất hiện của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019. Với việc Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp  vaccine CoronaVac, đây là loại vaccine đầu tiên và duy nhất hiện có sẵn tại Indonesia – động thái thể hiện sự tin tưởng của Jakarta đối với Trung Quốc. Một chuyên gia ở Indonesia nói: “Không chỉ chính phủ mà cả BPOM và các cơ quan kỹ thuật khác ở Indonesia đều tin rằng vaccine của Trung Quốc là khả thi. Tôi cho rằng đây thực sự là một tài sản ngoại giao của Trung Quốc”.

Mặc dù “thua” các quốc gia phương Tây trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất vaccine ngừa COVID-19, song Trung Quốc đã đảm bảo rằng các sản phẩm của họ vẫn là một giải pháp thay thế khả thi để thế giới xem xét. Thế nhưng, sản phẩm vaccine này dù mang lại cho Indonesia một tia hy vọng, song quan hệ giữa Jakarta với Bắc Kinh vẫn phức tạp và đa chiều. Bà Dewi, đồng sáng lập Cộng đồng Chính sách Đối ngoại Indonesia (FPCI), nhấn mạnh: “Liệu vaccine này có làm thay đổi nhận thức về Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông hay nhận thức rằng các sản phẩm của ASEAN không thể cạnh tranh với các dòng sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc? Tất nhiên là không”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Teuku Faizasyah, đã nhanh chóng bác bỏ mối liên hệ giữa chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị và việc chính thức khởi động chương trình tiêm chủng của Indonesia. Ông Teuku Faizasyah cho biết Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Indonesia để thảo luận các vấn đề song phương. Trả lời phỏng vấn tờ Jakarta Post ngày 11/1, ông Teuku Faizasyah khẳng định: “Đây là những quy trình riêng biệt; việc tiêm chủng là chuyện nội bộ của Indonesia. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị đã được thảo luận từ trước, với lịch trình phù hợp với các nước Đông Nam Á khác”.

Mặc dù chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị – vốn bị trì hoãn nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Indonesia-Trung Quốc hồi năm ngoái – có thể được cho là ngẫu nhiên, song các nhà quan sát lưu ý rằng bối cảnh chuyến thăm chính thức Indonesia này rõ ràng là có lợi cho Bắc Kinh. Trưởng ban lễ tân nhà nước Andy Rachmianto cho biết một trong số các vấn đề dự kiến sẽ được Ngoại trưởng Retno đề cập là vấn đề an toàn của các thuyền viên Indonesia làm việc trên các tàu cá Trung Quốc – điều từng gây phẫn nộ sau khi có tin về việc các thuyền viên Indonesia bị lạm dụng và ngược đãi. “Đây có thể không phải là một vấn đề quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng đối với chúng tôi thì nó rất quan trọng”, ông Andy khẳng định trong cuộc họp báo ngắn hôm 11/1, đồng thời nhắc lại vị thế của Trung Quốc như một đối tác chiến lược của Indonesia. Ông Andy nhấn mạnh thực tế rằng Trung Quốc có lợi ích với Indonesia trong vấn đề đầu tư và Biển Đông. Do vậy, Bắc Kinh có trách nhiệm lắng nghe những quan ngại của Indonesia.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng diễn ra vào thời điểm đang nổi lên các vấn đề trong quan hệ Indonesia-Trung Quốc. Trong vài năm qua, Indonesia đã bị lôi kéo vào nhiều cuộc đối đầu trên biển khi tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền tài phán của Jakarta. Gần đây hơn, việc phát hiện ra một phương tiện không người lái dưới nước (UUV) tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Nam Sulawesi đã làm dấy lên các câu hỏi về hoạt động gián điệp và an ninh quốc gia. Giới chức Indonesia tránh “chỉ mặt đặt tên” do thiếu bằng chứng buộc tội về nguồn gốc chiếc UUV này, mặc dù có tin cho biết thiết bị này do Trung Quốc sản xuất. Bắc Kinh hiện vẫn giữ im lặng về vụ việc. Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Yudo Margono, trước đó, nói rằng chiếc UUV này có thể được triển khai cho mục đích nghiên cứu, song ông cũng cho rằng cần tiến hành điều tra thêm để xác định quốc gia xuất xứ của nó. Trong khi đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết chiếc UUV này mang dòng chữ “Viện tự động hóa Thẩm Dương – Học viện Khoa học Trung Quốc” – thông tin được người phát ngôn Hải quân Indonesia, Chuẩn đô đốc Julius Widjojono phủ nhận.

Giáo sư Curie Maharani thuộc trường Đại học BINUS nhận định rằng có khả năng thiết bị này được sản xuất tại Trung Quốc và được cho là thuộc nhóm 12 tàu tự lái trên biển do các tàu khảo sát của Trung Quốc triển khai tại khu vực phía Đông Ấn Độ Dương năm 2019. Bà Curie nhấn mạnh: “Thế nhưng, ngay cả khi đó là sản phẩm của Trung Quốc, chúng ta vẫn chưa thể xác định được mục đích triển khai của nó và liệu nó có được lệnh xâm nhập vùng biển của Indonesia hay không”.

Liệu Indonesia có “rời bỏ” lợi ích chung của ASEAN?

Indonesia là quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong ASEAN. Chính vì vậy, Indonesia là trung tâm trong chính sách “ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc. Chuyến thăm lần này của Vương Nghị cũng sẽ thúc đẩy xây dựng tuyến đường sắt Jakarta-Bandung, dự án hợp tác trọng điểm của “Vành đai và Con đường”.

Việt Nam đang thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc phòng với Indonesia, đặc biệt là trong việc tổ chức các hoạt động huấn luyện quân sự chung, chuyển giao công nghệ quân sự và tuần tra chung trên biển. Về vấn đề hàng hải, Việt Nam lạc quan về triển vọng đàm phán với Indonesia. Hà Nội hy vọng rằng thông qua các cuộc đàm phán liên tục về biên giới trên biển diễn ra tốt đẹp cho đến nay, hai nước sẽ đạt được thỏa thuận về phân định vùng đặc quyền kinh tế tại vùng chồng lấn trên biển Đông.

Jakarta và Hà Nội cũng nhấn mạnh lập trường về tầm quan trọng của việc duy trì tình hình có lợi ở Biển Đông trong bối cảnh các tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn” của Bắc Kinh không tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Do đó, liên quan đến vấn đề Biển Đông, Indonesia sẵn sàng đóng vai trò là nhà môi giới trung thực qua việc tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử (COC) do ASEAN khởi xướng.

Ngoài tầm quan trọng của việc tiếp tục các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc liên quan đến COC, trong đó dự kiến lần đọc thứ hai dự thảo COC sẽ diễn ra vào năm nay, cả Việt Nam và Indonesia đều nhất trí nhấn mạnh rằng COC cần đảm bảo thực chất, hiệu quả và khả thi nhằm tạo ra khu vực có lợi cho việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia cần được duy trì và phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn vì lợi ích quốc gia của hai nước, cũng như nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Đông Nam Á và Biển Đông.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay khối ASEAN đã bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là từ Trung Quốc, chính vì vậy, cách tiếp cận tốt nhất đối với Trung Quốc và vấn đề Biển Đông phải là một cách tiếp cận chung để bảo đảm lợi ích của toàn khối, chứ không phải của một quốc gia riêng lẻ nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines – Quốc gia đang có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc cũng phải nhận xét: “ASEAN sẽ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến các vấn đề và sự kiện ở Biển Đông chỉ khi hiệp hội hành động như một thể thống nhất”.

Chính vì vậy, vấn đề Biển Đông sẽ rất cần thái độ khách quan, đúng mực từ các quốc gia thành viên của ASEAN, trong đó Indonesia và Việt Nam đang giữ các vai trò quan trọng. Căng thẳng ở Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang do Trung Quốc sẽ tiếp tục cáo buộc Mỹ và các quốc gia khác có hành động khiêu khích và gây bất ổn, trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải hết sức cố gắng để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, chính vì vậy, sự tỉnh táo của các quốc gia ASEAN trước một Trung Quốc đầy tham vọng và hiếu chiến, là một điều tối quan trọng cho việc tìm kiếm một tương lai tốt đẹp cho ASEAN.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/can-wang-yi-placate-indonesia-01132021105530.html

Trung Cộng rút 10,000 quân khỏi biên giới với Ấn Độ

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Tờ Tin sáng Hoa Nam vào thứ Ba, 12 tháng 1, dẫn một số nguồn tin cho biết, Trung Cộng đã rút 10,000 quân khỏi biên giới tranh chấp với Ấn Độ trong những tuần gần đây. Nguồn tin của tờ Tin sáng Hoa Nam nói, việc rút quân bắt đầu từ hơn 2 tuần trước, các binh sĩ rời đi trên những đoàn xe vận tải quân sự, và phía Ấn Độ có thể nhìn thấy tiến trình này.

Khoảng 10,000 binh sĩ Trung Cộng được điều đi sau 1 năm đóng quân ở vùng núi cao, và việc này được cho là sự luân chuyển theo lịch trình. Nguồn tin cho biết, Ủy Ban Quân Vụ Trung Cộng tin rằng, việc phát sinh xung đột là bất khả thi, vì hai phía không thể giao tranh trong điều kiện thời tiết cực lạnh hiện nay trên vùng Himalayas.

Các binh sĩ được rút khỏi biên giới chủ yếu là lực lượng trước đó được điều động tạm thời từ các vùng Tân Cương và Tây Tạng. Những người này sẽ trở về căn cứ chính của họ để tạm nghỉ, nhưng toàn bộ 10,000 binh sĩ này có thể trở lại biên giới trong vòng 1 tuần nếu cần, bằng xe lửa, xe vận tải quân sự, hoặc thậm chí bằng vận tải cơ.

Một số hãng truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin rằng 10,000 lính Trung Cộng đã được rút khỏi một số địa điểm tại vùng Ladakh, cho thấy tình trạng biên giới có lẽ đã giảm căng thẳng. Theo một chuyên gia về quan hệ Ấn – Trung, việc Bắc Kinh rút quân có thể khiến nhiều người kỳ vọng New Delhi sẽ có hành động tương tự. Tuy nhiên, viên chức Ấn Độ cho rằng, Bắc Kinh có thể chỉ rút quân do thời tiết khắc nghiệt, vì quân đội nước này không có kinh nghiệm sinh sống trong thời tiết lạnh ở miền núi. Do đó, việc New Delhi có có rút quân hay không sẽ tùy vào tình hình thực tế. (Ngô Bảo) 

https://www.sbtn.tv/trung-cong-rut-10000-quan-khoi-bien-gioi-voi-an-do/

Trung Quốc: Nổ mỏ vàng, 22 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất

Triệu Hằng

Các đội cứu hộ Trung Quốc hôm thứ Ba (12/1) đã chạy đua để cứu hộ 22 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất trong hơn 2 ngày sau một vụ nổ tại mỏ khai thác vàng ở tỉnh Sơn Đông, trong bối cảnh truyền thông nhà nước chỉ trích vụ tai nạn được báo cáo chậm tới 30 giờ, theo Reuters.

Các nhân viên cứu hộ đã không thể liên lạc được với các công nhân bị vùi lấp bởi vụ nổ đã khiến hệ thống liên lạc của họ bị hư hại, Tân Hoa Xã đưa tin.

Vụ nổ xảy ra lúc 2 giờ chiều hôm Chủ nhật tại mỏ Hushan ở Quxia, thuộc sự quản lý của chính quyền thành phố Yên Đài tỉnh Sơn Đông. Nhưng phải đến 8 giờ tối ngày hôm sau – tức là 30 giờ sau – vụ nổ mới được báo cáo cho cơ quan cứu hộ khẩn cấp của Quxia, theo Tân Hoa Xã.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-no-mo-vang-22-cong-nhan-bi-mac-ket-duoi-long-dat.html

Hành lá nhuộm xanh’ xuất hiện ở nhiều chợ nông sản tỉnh Quý Châu, Trung Quốc

 Bình luậnĐông Phương

Các vấn đề an toàn thực phẩm như làm giả và nhuộm màu ở Trung Quốc nhiều vô kể. Gần đây, “hành lá nhuộm” lại xuất hiện tại các chợ nông sản ở tỉnh Quý Châu và Vân Nam. Cư dân mạng thở dài ngao ngán: Đành tự trồng hành lá vậy.

Gần đây xuất hiện thông tin hành lá “phai màu” tại nhiều chợ nông sản ở Quý Châu khiến người dân rất lo ngại. Đầu tiên, tin tức do một cư dân ở thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu phát hiện và đăng lên mạng. Ngay sau đó, người dân ở thành phố Tôn Nghị, tỉnh Quý Châu cũng phát hiện tình trạng tương tự đối với hành lá mua trong siêu thị.

Sau khi sự việc bị phanh phui, nhiều người dân ở thành phố Quý Dương cũng đã phản ánh với báo chí rằng hành lá mua ở Quý Dương cũng bất thường. “Nếu bạn dùng giấy để lau hành, tờ giấy sẽ có màu xanh lam, hoặc rửa rau trong nước thì nước cũng sẽ chuyển sang màu xanh lam”.

Hôm 6/1, một kênh truyền thông địa phương đã đến chợ nông sản trên đường Thanh Vân ở thành phố Quý Dương để tìm hiểu về tình hình. Sau khi ghé thăm ba quầy bán hành lá, phóng viên phát hiện rằng khi dùng khăn giấy để lau hành, họ có thể lau ra được thứ giống như sơn màu xanh lam.

Vào ngày 9/1, cư dân mạng Quý Dương cũng đăng tải một đoạn video cho biết, khi người này mua rau ở chợ nông sản đã phát hiện ra rằng hành lá mình mua bị phai màu. Khi lau bằng khăn giấy, giấy chuyển sang màu xanh nhạt, nhưng hành lá tự trồng mua từ người dân địa phương không có hiện tượng này.

Chủ quầy hàng nói rằng hành được nhập từ Vân Nam và ông không biết rằng chúng sẽ đổi màu. Có một số người bán hàng cho biết hành đã bị thêm chất bảo quản.

Đầu bếp địa phương cho biết, đây là một loại chất bảo quản và cũng là chất tạo màu, thông thường khi vị đầu bếp này mua hành lá đều sẽ dùng khăn giấy lau thử, nếu không có màu thì mới mua.

Cư dân mạng bình luận:

“Vài xu hành lá, tội gì mà phải làm thế này?”.

“Thảo nào mà đắt thế, hóa ra đã được hóa trang trước khi xuất xưởng”.

“Xem xong video này tôi cũng chuẩn bị tự đi trồng hành đây”.

Có cư dân mạng phàn nàn: “Dạ dày của chúng ta đã trở thành một nhà máy xử lý chất thải hóa học”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/hanh-la-nhuom-xanh-xuat-hien-o-nhieu-cho-nong-san-tinh-quy-chau-trung-quoc-129315.html

3 thành phố ở Hà Bắc bị phong tỏa để bảo toàn Bắc Kinh

 Bình luậnNgọc Trân

Bước sang năm mới 2021, dịch bệnh tiếp tục bùng phát tại nhiều nơi của Trung Quốc, trong đó, Hà Bắc – một tỉnh lân cận với Bắc Kinh, là nơi có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng nhất. Hiện tại, dịch bệnh ở Hà Bắc đã lây lan sang các tỉnh và thành phố khác.

Hôm 12/1, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã thực hiện quản lý khép kín trên toàn khu vực đối với các thành phố như Thạch Gia Trang, Hình Đài và Lang Phường. Các thôn và những khu dân cư có nguy cơ cao của 3 thành phố trên đã được áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt hơn, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển của người dân.

Chính quyền đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất về các phương diện như đường bộ, đường sắt, vận chuyển hành khách trong đô thị, hàng không dân dụng, đường thủy, v.v.

Thạch Gia Trang là thủ phủ của tỉnh Hà Bắc với dân số 11 triệu người. Quận Cảo Thành của thành phố này đã tiến hành cách ly tập trung đối với 3 thôn có nhiều ca nhiễm bệnh nhất và 12 thôn có xuất hiện ca nhiễm bệnh. Đồng thời còn tiến hành quản lý khép kín đối với 5 thôn lân cận chưa phát hiện ca nhiễm bệnh nào.

Hôm 11/1, hơn 20.000 người dân từ 12 ngôi làng ở thị trấn Tăng Thôn, quận Cảo Thành, đã tiến hành một cuộc di chuyển trên quy mô lớn và đến cách ly ở các nơi khác nhau.

Hiện thành phố Thạch Gia Trang và thành phố Hình Đài đang tiến hành đợt thử nghiệm axit nucleic thứ hai đối với toàn bộ người dân. Các thành phố như Lang Phường, Tam Hà, Bá Châu và huyện Khúc Dương thuộc thành phố Bảo Định cũng đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm axit nucleic đối với toàn bộ người dân và thực hiện quản lý khép kín.

Được biết đến với cái tên “Cửa ngõ phía Nam” của Bắc Kinh – thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, hiện đã nâng cấp việc kiểm soát dịch bệnh. Chính quyền địa phương đã yêu cầu các trường học đóng cửa trước kì nghỉ lễ, các hội chợ, hội đền chùa bị hủy bỏ, đám cưới bị hoãn, đám tang cũng bị đơn giản hoá, v.v.

Hôm 12/1, thành phố Lang Phường thông báo sẽ nâng cấp mức độ kiểm soát dịch bệnh, chính quyền đã cấm tụ tập đông người, đồng thời hạn chế người dân vào Bắc Kinh.

Ngoài ra, trước đó, thành phố Nam Cung thuộc thẩm quyền của thành phố Hình Đài đã tuyên bố “phong tỏa thành phố”. Một người dân ở Hình Đài nói với The Epoch Times rằng, dịch bệnh lần này ở Hà Bắc rất dữ dội và đột ngột.

Theo tin tức mới nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã điều 49 chuyên gia lần lượt đến Thạch Gia Trang, Hình Đài và Lang Phường. Đồng thời, 5 tỉnh gồm Giang Tô, Giang Tây, Quảng Đông, Hồ Nam và Chiết Giang đã điều tổng cộng 100 chuyên gia về điều tra dịch tễ học đến hỗ trợ Hà Bắc.

Dịch bệnh Hà Bắc lây lan sang các tỉnh khác

Hôm 12/1, Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Hà Bắc thông báo rằng, tỉnh này đã tăng thêm một lượng lớn ca nhiễm bệnh mới. Trong đó, một trường hợp được xác chẩn gần đây đã lái xe tải đến tỉnh An Huy, tỉnh Thiểm Tây và thành phố Tân Tập tỉnh Hà Bắc; và một trường hợp khác đã lái xe tải đến các thành phố Quý Dương, Tuân Nghĩa, Nhân Hoài thuộc tỉnh Quý Châu và quận Vũ Thanh của thành phố Thiên Tân.

Cũng trong ngày 12/1, Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Quý Châu đã thông báo về tuyến đường di chuyển tại Quý Châu của một trường hợp được xác chẩn tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Trường hợp này đã có tiếp xúc gần (F1) với 23 người, tổng số người tiếp xúc của tiếp xúc gần (F2) là 1.028 người.

Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Vũ Hán thông báo rằng, hai trường hợp được xác chẩn ở tỉnh Hà Bắc đã hoạt động tại nhiều khu chợ ở Vũ Hán. Trong đó, một trường hợp có tiếp xúc gần (F1) với 548 người, và F2 có 8.107 người.

Ngoài ra, sau khi Bắc Kinh tuyên bố quận Thuận Nghĩa bước vào “trạng thái thời chiến” hồi tháng 12/2020, thì hiện tại, toàn bộ thành phố Bắc Kinh cũng đã bước vào “trạng thái bán thời chiến”.

Thành phố Thiên Tân đã thông báo chuyển sang trạng thái thời chiến từ hai tháng trước.

Hôm 12/1, thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây thông báo toàn thành phố bước vào “trạng thái thời chiến”. Chính quyền đã thực hiện kiểm soát 24 giờ đối với tất cả các lối vào thành phố.

Tối ngày 11/1, Tấn Trung đã thông báo về các ca nhiễm bệnh không triệu chứng mới của thành phố này, và tất cả các ca nhiễm bệnh đều đến từ Hà Bắc.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/3-thanh-pho-o-ha-bac-bi-phong-toa-de-bao-toan-bac-kinh-129240.html

Dịch bệnh lây lan khắp 12 tỉnh thành ở Đông Bắc và miền Bắc Trung Quốc

 Bình luậnĐông Phương

Dịch bệnh ở Trung Quốc đang có xu hướng lây lan nhanh chóng, các ca nhiễm người bản địa xuất hiện liên tục và chủ yếu là ở các tỉnh thành xung quanh Bắc Kinh.

Hà Bắc là tỉnh sát sườn và bao trọn lấy thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, hôm 12/1, chính quyền Hà Bắc tuyên bố tiến hành phong tỏa quản lý 3 thành phố là Hình Đài, Thạch Gia Trang và Lang Phường để bảo toàn thủ đô. Ba thành phố này lần lượt cách Bắc Kinh khoảng 400, 300 và 60 km về phía Nam và Tây Nam.

Theo thông báo tình hình dịch bệnh do Ủy ban Y tế và Sức khỏe tình Hà Bắc công bố sáng ngày 13/1, hôm 12/1 toàn tỉnh có 90 ca mới được xác chẩn nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (84 ca ở Thạch Gia Trang và 6 ca ở Hình Đài) và 15 ca không triệu chứng (14 ca của Thạch Gia Trang và 1 ca ở Hình Đài).

Hôm 11/1, Hà Bắc có 40 ca được xác chẩn (39 ca ở Thạch Gia Trang và 1 ca ở Lang Phường); và 26 ca không triệu chứng đều ở Thạch Gia Trang.

Hôm 10/1, trong 82 ca được xác chẩn ở Hà Bắc thì 77 ca ở Thạch Gia Trang, 5 ca ở Hình Đài; và 49 ca không triệu chứng đều của Thạch Gia Trang.

Được biết, hai thành phố Thạch Gia Trang và Hình Đài sẽ bắt đầu đợt xét nghiệm axit nucleic thứ hai cho toàn bộ người dân từ ngày 12/1.

Tuy nhiên, theo người trong bộ phận phòng chống dịch bệnh Thạch Gia Trang, các số liệu chính thức bị giảm rất nhiều.

Bà Vương, người làm việc trong cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Thạch Gia Trang, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, thực tế có hơn 100 trường hợp mới ở Thạch Gia Trang mỗi ngày, nhưng con số mà chính quyền công bố chỉ là là hai chữ số.

Hình Đài khẩn trương xây dựng bệnh viện cabin 5.000 giường

Bà Vương cũng tiết lộ rằng, dịch bệnh ở thành phố Nam Cung thuộc Hình Đài, cách Thạch Gia Trang khoảng 100 km, cũng rất nghiêm trọng. Toàn bộ người dân của một số thôn ở đây đã bị đưa đi cách ly. Nhưng vì tin tức bị bưng bít kín nên ngay cả những người trong cuộc như họ cũng không nắm được thông tin chi tiết.

Một tài liệu chính thức từ Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của thành phố Hình Đài do Đài Á Châu Tự Do (RFA) thu được cho thấy, các nhà chức trách có kế hoạch thiết lập hơn 5.000 giường bệnh cho các trường hợp nhiễm virus Vũ Hán ở thành phố Nam Cung thuộc Hình Đài.

Thành phố Hình Đài đã huy động vật dụng từ các doanh nghiệp tư nhân địa phương. (Ảnh từ Internet)

Thành phố Hình Đài đã huy động vật dụng từ các doanh nghiệp tư nhân địa phương. (Ảnh từ Internet)

Người của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của thành phố Hình Đài đã xác nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh với Đài Á Châu Tự do, và nói rằng do bị phong tỏa, vật liệu từ bên ngoài khó để vận chuyển đến Nam Cung, nên họ đã huy động các vật dụng sinh hoạt đơn giản như giường đơn, chăn, gối, túi đồ vệ sinh và túi đựng rác y tế, v.v. từ các doanh nghiệp địa phương.

Dịch bệnh lan từ Hà Bắc sang Sơn Tây, thành phố Tấn Trung bước vào trạng thái thời chiến

Tỉnh Sơn Tây nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Bắc. Vào đêm muộn ngày 11/1, thành phố Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây đã phát đi nhiều thông báo khẩn cấp, cho biết quận Du Thứ đã xuất hiện 2 ca nhiễm không triệu chứng, cả hai người này đều đến từ tỉnh Hà Bắc.

Theo tin tức mới nhất, từ ngày 12/1, tất cả các phòng ban các cấp ở Tấn Trung phải nhanh chóng chuyển sang trạng thái thời chiến, tiến hành điều tra theo dõi toàn diện, truy tìm những người đến từ các khu vực có nguy cơ tầm trung và cao, đặc biệt là những người đi từ Hà Bắc đến Tấn Trung, và tiến hành cách ly.

Kể từ ngày 11/1, thành phố Tấn Trung yêu cầu kiểm soát 24 giờ đối với tất cả các lối vào thành phố, đặc biệt là các đường cao tốc, quốc lộ và tỉnh lộ giáp ranh với tỉnh Hà Bắc và 3 huyện Tịch Dương, Hòa Thuận và Tả Quyền của tỉnh Thiểm Tây (nơi cũng đã xuất hiện ca nhiễm bệnh). Tất cả đều phải tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt, đối với tất cả các phương tiện đến từ các khu vực có nguy cơ và nguy cơ cao của tỉnh Hà Bắc, tất cả đều được khuyến cáo quay trở lại.

Tấn Trung cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đông người từ ngày 11/1 trở đi, hủy bỏ tất cả các hoạt động đám cưới, đám tang, liên hoan giao thừa, tiệc cuối năm của công ty, v.v.

Huyện Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang phong tỏa

Hôm 11/1, chính quyền huyện Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang thông báo xuất hiện thêm 20 ca nhiễm bệnh không triệu chứng. Ngay sau đó huyện này tuyên bố phong tỏa khẩn cấp, tất cả khu dân cư, thôn làng phải tiến hành quản lý khép kín, cưỡng chế xét nghiệm axit nucleic toàn huyện. Thành phố Tuy Hóa cũng yêu cầu người dân không rời thành phố nếu không cần thiết.

Trước đó hôm 9/1, thành phố Tuy Hóa đã có 1 nữ bệnh nhân họ Vương 30 tuổi được xác nhận dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán. Sau khi xét nghiệm axit nucleic những người tiếp xúc gần với bệnh nhân này, phát hiện thêm một người dương tính là con của bệnh nhân họ Vương.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) thành phố Tuy Hóa xác nhận hai bệnh nhân này nhiễm bệnh không triệu chứng.

CDC Tuy Hóa cho biết sau khi rà soát toàn diện, đã lấy dịch phết  mũi họng của 8.791 người, hoàn thành xét nghiệm axit nucleic cho 2.848 người, trong đó có 20 người dương tính, tổ chuyên gia đã xác chẩn và nhận định 20 người này đều là các ca nhiễm bệnh không triệu chứng.

Dịch bệnh lan từ huyện Vọng Khuê đến thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Vào ngày 11/1, Trường Xuân thông báo rằng cơ sở y tế của thành phố này đã phát hiện 4 trường hợp có kết quả xét nghiệm axit nucleic dương tính, họ là hai cặp vợ chồng và đều trở về Trường Xuân từ huyện Vọng Khuê, thành phố Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang. Truyền thông Trung Quốc đưa tin, tất cả các bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Trường Xuân để cách ly và điều trị, 4 người đều không có triệu chứng sốt hoặc ho.

CDC thành phố Trường Xuân đang khẩn trương tìm kiếm những người tiếp xúc gần với 4 bệnh nhân này, và tiến hành xét nghiệm axit nucleic trong khi nhiệt độ ngoài trời là âm mười mấy độ. Dịch bệnh lan rộng khiến người dân hoảng sợ, họ bắt đầu đổ xô đi mua khẩu trang và thực phẩm.

Rò rỉ thông tin bệnh nhân nhiễm bệnh ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm

Vào tối ngày 12/1, trên mạng Internet lan truyền thông tin dịch bệnh tái xuất ở Thông Hóa, Cát Lâm. Thông tin về tên thật và số thẻ căn cước của những người được xác nhận nhiễm virus đều bị rò rỉ.

Theo một nguồn tin là người địa phương, hôm 12/1 thành phố Thông Hóa phát hiện 5 người địa phương được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán. Bến xe khách đã dừng hoạt động và thành phố có thể đã bị phong tỏa. Hiện chính quyền thành phố vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về dịch bệnh.

Theo bản báo cáo “Điều tra dịch tễ học về nữ bệnh nhân họ Lý” có phần đề chữ “Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Thông Hóa” do nguồn tin cung cấp, nữ bệnh nhân họ Lý sinh năm 1967, sống với chồng và con gái. Vào ngày 12/1, bà Lý đã có kết quả xét nghiệm axit nucleic dương tính tại bệnh viện thành phố Thông Hóa. Báo cáo cũng tiết lộ hoạt động và tuyến đường di chuyển chi tiết của bệnh nhân này.

Một “Thông báo khẩn cấp” khác được lan truyền trên mạng cho thấy vào tối ngày 12/1, thành phố Thông Hóa đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp về công tác phòng chống dịch bệnh. Thông báo cho biết “Thành phố Thông Hóa có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng” và 3 trường hợp đã được xác chẩn. Ngoài việc thực hiện các biện pháp khử trùng và đo nhiệt độ, sẽ “kiểm soát chặt chẽ những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/dich-benh-lay-lan-khap-12-tinh-thanh-o-dong-bac-va-mien-bac-trung-quoc-129151.html

Tập Cận Bình ‘khai đao’ với Jack Ma là muốn ‘giết gà dọa khỉ’?

Vũ Dương

Tin đồn Jack Ma “bị mất tích” đã hai tháng nay khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao. Cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro gần đây đã tuyên bố rằng, Jack Ma – nhà sáng lập Alibaba là “phần tử xã hội đen”, ông ta đã đánh cắp mô hình thương mại điện tử của Mỹ và mục đích Tập Cận Bình đối phó với Jack Ma chính là muốn “giết gà dọa khỉ”, NTDTV đưa tin.

Ngày 10/1 theo giờ Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với New York Post, ông Navarro nói rằng Jack Ma là phần tử xã hội đen, ông ta giống như những gì được miêu tả trong câu chuyện “Alibaba và bốn mươi tên cướp”. Sự nghiệp của ông ta được xây dựng trên các món “chiến lợi phẩm”, lấy từ việc đánh cắp mô hình thương mại điện tử eBay của Mỹ.

Ông Navarro cho rằng cách thức mà ông Tập Cận Bình đối phó với Jack Ma cũng giống như cái cách Tổng thống Nga Putin đối phó với các ông trùm tài chính. Jack Ma và một số tài phiệt Trung Quốc đã kiếm được rất nhiều tiền, họ yêu thích xã hội tự do của phương Tây nhưng lại quên mất rằng bản thân họ hiện đang sống trong một quốc gia độc tài, chuyên chế và rồi họ sẽ bị thanh trừng.

“Trung Quốc có một câu thành ngữ gọi là ‘giết gà dọa khỉ’, đây chính là cách chính quyền Trung Quốc đối phó với Jack Ma”. Ông  Navarro cho rằng ĐCSTQ muốn những người như Jack Ma từ nay phải câm miệng. Họ chỉ có thể ngoan ngoãn kiếm tiền.

Tại một Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính vào tháng 10 năm ngoái, Jack Ma đã chỉ trích các cơ quan quản lý tài chính của chính quyền Trung Quốc. Jack Ma sau đó đã bị bốn cơ quan quản lý giám sát “mời nói chuyện”. Cả Ant Group và Alibaba do Jack Ma thành lập đều bị chính quyền đàn áp thẳng tay, việc niêm yết của Ant Group bị đình chỉ, Alibaba cũng bị điều tra.

Jack Ma rơi xuống đáy vực chỉ trong một đêm, đến nay vẫn không rõ tung tích. Cách đây mấy hôm, trên mạng có lan truyền thông tin Jack Ma đã trốn khỏi Trung Quốc, tuy nhiên một số nhà phân tích cũng cho rằng nhiều khả năng Jack Ma đang bị nhốt trong một “căn phòng tối” và rất có thể phải đối mặt với một án tù trong tương lai.

Tờ New York Post dẫn lời người trong cuộc nói rằng Jack Ma khó có thể “biến mất vĩnh viễn” ở Trung Quốc, và tin đồn về việc ông đã trốn khỏi Trung Quốc không xác thực.

Theo báo cáo, Jack Ma có thể đang ngoan ngoãn ở trong nhà hoặc ở một nơi “thoải mái” nào đó, học tập “chủ nghĩa Mác” với các quan chức ĐCSTQ, quá trình này được gọi là “tiếp thụ thẩm tra”.

Ngoài ra, ông Navarro còn mô tả Jack Ma là một “phần tử xã hội đen”, điều này đã khơi gợi liên tưởng của mọi người. Jack Ma là một doanh nhân hàng đầu. Ông ta được coi là “găng tay trắng” của các gia tộc có thế lực nội bộ ĐCSTQ, quản lý tài sản cho Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân và các gia tộc quyền lực khác. Tổng Bí thư ĐCSTQ đương nhiệm Tập Cận Bình thì bị gán cho biệt danh là “trùm băng đảng xã hội đen”.

Bà Thái Hà, cựu giáo sư trường Đảng trung ương ĐCSTQ trước đó từng thẳng thắn nói rằng ĐCSTQ từ lâu đã không còn là một đảng chính trị nữa, nó đã là một “thây ma chính trị”, còn ông Tập Cận Bình thì

là “trùm băng đảng xã hội đen”, “ông ta muốn xử trí đám nô tài dưới trướng như thế nào thì sẽ xử trí như thế ấy”.

Theo báo cáo của “Financial Times”, cuối tháng 12 năm ngoái, ban tuyên truyền của ĐCSTQ đã đưa ra chỉ thị bí mật cho giới truyền thông, yêu cầu các kênh truyền thông khi đưa tin liên quan đến Tập đoàn Ant Group phải “trích dẫn chính xác” cách xử lý của nhà chức trách, “Không được phép tự ý thay đổi hoặc thêm các ý kiến ​​khác khi chưa được phép”,  “Nếu công ty này có bất kỳ tuyên bố nào phản đối lập trường của nhà chức trách, thì không được phép công bố hoặc đăng tải, cũng không được phép trích dẫn báo cáo của phương tiện truyền thông nước ngoài”.

Học giả nghiên cứu tại Viện Đại học California – Berkeley Tiêu Cường (Xiao Qiang) phân tích thêm trên Financial Times rằng, các bài viết về Jack Ma trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy tính “nghiêm trọng và bất bình thường” trong cách diễn đạt, rất giống cách diễn đạt khi báo cáo về “những sự kiện chính trị lớn”, chẳng hạn như các báo cáo liên quan đến vụ án Bạc Hy Lai năm xưa.

Bạc Hy Lai là thành viên quan trọng trong phe phái của Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Ông ta từng bị coi là kẻ thù chính trị của ông Tập Cận Bình. Bạc từng âm mưu soán quyền đoạt vị nhưng kế hoạch mưu phản của ông ta bị bại lộ. Ông ta bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng và các tội danh khác vào năm 2013.

Công ty do Jack Ma đứng tên có mối quan hệ thâm sâu với phe cánh ông Giang Trạch Dân. Quỹ tiền tệ Bác Dụ (Boyu Capital) do Giang Chí Thành – cháu trai ông Giang Trạch Dân kiểm soát đều có cổ phần tại Alibaba và Ant Group. Học giả Tiêu Cường cho rằng rắc rối mà Jack Ma gặp phải lần này rất có thể có liên quan đến bối cảnh chính trị sau lưng ông ta.

Đế chế kinh doanh của Jack Ma quá lớn, thế nên ông Tập Cận Bình cũng sẽ coi đó là mối đe dọa ở một mức độ nào đó. Ông Luyện Ất Tranh (Lian Yizheng), một nhà bình luận các vấn đề thời sự Hồng Kông, từng nói với Thời báo Epochtimes rằng việc ĐCSTQ “khai đao” với Alibaba và Ant Group trên thực tế là kết quả của các cuộc đấu tranh phe phái chính trị với nhau.

Ông Luyện Ất Tranh tin rằng ĐCSTQ khai đao nhằm vào Jack Ma chỉ là “phát súng đầu tiên”. Tất cả những người giàu có của Trung Quốc có liên quan đến các nhân vật chính trị cấp cao đều có thể gặp phải nguy hiểm tương tự.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-can-binh-khai-dao-voi-jack-ma-vi-muon-giet-ga-doa-khi.html

Covid-19 : Indonesia tiêm chủng với vac-xin Sinovac của Trung Quốc

Thu Hằng

Ngày 13/01/2021, Indonesia chính thức mở chiến dịch tiêm phòng Covid-19. Tổng thống Joko Widodo là một trong những người đầu tiên được tiêm vac-xin tại quốc gia có gần 270 triệu dân, và là nước bị virus corona tác động nghiêm trọng thứ hai ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ, với gần 25.500 người chết và hơn 850.000 ca nhiễm.

Theo AFP, đợt tiêm chủng tại phủ tổng thống được truyền hình trực tiếp. Ngoài tổng thống 59 tuổi, nhiều quan chức khác, trong đó có bộ trưởng Y Tế, cũng đã được tiêm phòng.

Vac-xin được sử dụng có thể là CoronaVac của tập đoàn Trung Quốc Sinovac và được Cơ quan Dược phẩm Indonesia cấp phép vào tuần này. Ngoài ra, cấp quản lý Hồi Giáo cao nhất Indonesia còn đánh giá vac-xin CoronaVac, có hiệu quả 65,3%, phù hợp với « nghi thức Hồi Giáo » và giúp phá vỡ đường truyền nhiễm của virus corona.

Trong khi đó, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Indonesia ngày 12/01 như để « chăm sóc khách hàng ». Jakarta đặt mua hơn 125 triệu liều vac-xin của Sinovac, chiếm gần một nửa trong tổng số 330 triệu liều đặt mua. Theo báo mạng South China Morning Post, ông Vương Nghị tiếp kiến tổng thống Widodo và làm việc với ngoại trưởng Retno Marsudi ngày 13/01 để bàn về « hợp tác chiến lược » trong bối cảnh Hoa Kỳ sắp có chính quyền mới.

Trang Hoàn Cầu Thời Báo ngày 12/01 không giấu chiến lược « quyền lực mềm » của Trung Quốc tại ASEAN, trong đó có ưu tiên cung cấp vac-xin cho những nước này, theo phát biểu ngày 27/11/2020 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 17. Ngoài Indonesia, Miến Điện cũng được Trung Quốc cung cấp vac-xin ngừa Covid-19. Việt Nam mới chỉ thông báo đặt mua vac-xin do Trung Quốc bào chế cùng với nhiều loại khác.

Còn tại Đông Á, trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày tại Hàn Quốc có chiều hướng giảm, khoảng 600 ca, Nhật Bản dự trù mở rộng thêm phạm vi tình trạng khẩn cấp tại bẩy tỉnh khác (Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Gifu, Fukuoka và Tochigi) và sẽ có hiệu lực đến ngày 07/02 như trường hợp của thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phụ cận.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210113-covid-19-indonesia-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-v%E1%BB%9Bi-vac-xin-sinovac-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.