Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11/01/2021

Monday, January 11, 2021 6:45:00 PM // ,

 Tin khắp nơi – 11/01/2021

Mỹ: Quyết tâm phế truất nhanh Trump, phe Dân Chủ nhắm tới đích nào? – Anh Vũ

Nhiệm kỳ của Donald Trump sẽ chính thức chấm dứt khi ngày 20 tháng Giêng, Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Chỉ còn 9 ngày nữa nhưng đảng Dân Chủ liên tiếp các nỗ lực truất quyền và luận tội tổng thống của Donald Trump vì trách nhiệm trong vụ bạo loạn ở nhà Quốc Hội đồi Capitol hôm 06/01 vừa qua nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống.

Hôm qua, 10/01, bà Nancy Pelosi chủ tịch Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số cho biết sẵn sàng trong những ngày tới tiến hành những hành động buộc tổng thống mãn nhiệm phải rời khỏi quyền lực trước khi kết thúc nhiệm kỳ, trong đó gồm cả thủ tục luận tội tổng thống sau vụ bạo loạn ở đồi Capitol.

Bà Nancy Pelosi, thông báo cụ thể, hôm nay 11/01 Hạ Viện sẽ bỏ phiếu thông qua một nghị quyết yêu cầu phó tổng thống Mike Pence vận dụng Tu chính án 25 của Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép cách chức tổng thống khi bị đa số thành viên chính phủ đánh giá không đủ năng lực đảm nhiệm chức vụ. Nếu ông Mike Pence không đáp ứng đòi hỏi trên, lãnh đạo Hạ Viện cho biết phe Dân Chủ đã sẵn sàng trình văn kiện luận tội Donald Trump theo thủ tục phế truất tổng thống. Theo văn bản luận tội đã được các dân biểu Dân Chủ soạn thảo, tổng thống Trump bị cáo buộc « có những tuyên bố cố ý khuyến khích những người ủng hộ tràn vào chiếm nhà Quốc Hội ». Dân biểu Ted Lieu của đảng Dân Chủ cho biết thêm, văn kiện đã được ít nhất 180 nghị sĩ ký, đồng thời ông khẳng định Donald Trump đã « gây nguy hiểm nghiêm trong cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các định chế chính quyền ».

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố : « Để bảo vệ Hiến Pháp và nền dân chủ, chúng ta phải hành động khẩn cấp, bởi vì vị tổng thống này là mối đe dọa tức khắc với cả Hiến Pháp và nền dân chủ » của nước Mỹ .

Như vậy quyết tâm của bên thắng cuộc rõ ràng là đối thủ phải bị hạ đo ván trước khi màn đấu khép lại. Tuy nhiên giới phân tích chính trị Mỹ đều nhận thấy các nỗ lực của đảng Dân Chủ không thể có kết quả tức thì như mong muốn. Nếu vận dụng Tu chính án 25 thì phó tổng thống Mike Pence phải có được sự ủng hộ của đa số thành phần nội các hiện nay. Trong khi đó, những người còn lại trong chính quyền Trump lúc này đều là những người được coi là trung thành nhất. Những người bất đồng với tổng thống từ sau vụ đồi Capitol thì đã từ chức. Cho đến giờ Mike Pence dù không còn gần gũi với tổng thống Trump nhưng chưa tỏ dấu hiệu nào mặn mà với đề xuất mà đúng hơn là sức ép từ phía Dân Chủ, vì lo ngại đến hệ hụy cho đảng Cộng Hòa.

Còn thủ tục luận tội phế truất tổng thống, thì đòi hỏi nhiều thời gian cho dù đã cắt ngắn, không qua khâu điều tra. Lãnh đạo đa số của phe Cộng Hòa hiện tại ở Thượng Viện Mitch McConnell đã cho biết các thủ tục này chỉ có thể được xem xét sau ngày Joe Biden tuyện thệ nhậm chức 20 tháng Giêng.

Những nỗ lực muốn phế truất ngay lập tức Donad Trump hầu như đều không có cơ hội đạt được. Vậy phải chăng những động thái của đảng Dân Chủ chỉ mang tính biểu tượng, để khẳng định thể chế dân chủ Mỹ vẫn còn vững mạnh ?

Cũng không hẳn là như vậy. Theo tính toán của phe Dân Chủ, sau ngày Joe Biden chính thức bước Nhà Trắng thì cũng là lúc đảng Dân Chủ nắm đa số tại lưỡng viện Quốc Hội, các thủ tục luận tội Doanld Trump có nhiều khả năng được thông qua, khác với lần luận tội đầu tiên bị Thượng Viện, khi đó phe Cộng Hòa chiếm đa số, bác bỏ hồi tháng 2/2020. Nếu phe Dân Chủ đi đến đích thì Donald Trump, dù không còn là tổng thống, cũng có « tiền án ». Điều này ngăn chặn Donald Trump quay trở lại chính trường, như ông đã không giấu ý đồ cách đây ít lâu.

Đó là về lâu dài, trước mắt động thái của phe Dân Chủ được nhiều nhà quan sát nhìn nhận như là đòn áp lực với các nghị sĩ Cộng Hòa, buộc họ phải tỏ lập trường. Vô hình chung phe Cộng Hòa sẽ bị phân hóa giữa ủng hộ và chống Trump làm rạn nứt thêm đảng. Donald Trump có thể sẽ bị cô lập hơn, không còn có thể làm thêm điều « khó lường » nào nữa, ít nhất từ nay đến ngày chuyển giao quyền lực.  

Tuy nhiên, nhiều người thuộc đảng Dân Chủ lo ngại những nỗ lực vô hiệu hóa Donald Trump sẽ càng khoét sâu thêm rạn nứt đoàn kết quốc gia, gây khó khăn cho Joe Biden lãnh đạo đất nước tới đây.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, đang dần khép lại, giống như khi bắt đầu, một cách không bình thường. Nước Mỹ lại một lần nữa đếm ngược từng ngày dài cho đến 20 tháng Giêng với hy vọng không có điều tồi tệ nào xảy ra thêm sau vụ bạo lực ở đồi Capitol. Nhưng những rạn vỡ chính trị, xã hội và nền dân chủ Mỹ vẫn còn tồn tại lâu dài như một thách thức cho nhiệm kỳ của Joe Biden.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210111-m%E1%BB%B9-quy%E1%BA%BFt-t%C3%A2m-ph%E1%BA%BF-tru%E1%BA%A5t-nhanh-trump-phe-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-nh%E1%BA%AFm-t%E1%BB%9Bi-%C4%91%C3%ADch-n%C3%A0o

Mỹ : Đảng Dân Chủ mở phiên luận tội hòng chặn đường chính trị của D. Trump ?

Minh Anh

Sau những ngày hỗn loạn tại Điện Capitol, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/01/2021 cam kết sẽ chuyển giao quyền lực « êm thắm và có trật tự », đồng thời tuyên bố không dự lễ tuyên thệ nhậm chức của người kế nhiệm Joe Biden. Cùng lúc, phe Dân Chủ muốn tổ chức một cuộc luận tội tổng thống Donald Trump, dự kiến diễn ra ngày thứ Hai 11/01/2021.

Thái độ này của ông Donald Trump được diễn giải như thế nào ? Đảng Dân Chủ muốn gì khi mở một cuộc luận tội trong khi chỉ còn có mươi ngày nữa là Donald Trump hết nhiệm kỳ ? Nhà báo Phạm Trần từ Washington giải thích.

RFI Tiếng Việt : Trình tự nghi thức của ngày chuyển giao quyền lực là gì ? Tuyên bố của ông Trump không đến dự lễ nhậm chức người kế nhiệm Joe Biden được diễn giải như thế nào ?  

Nhà báo Phạm Trần : Theo tiến trình lịch sử của Hoa Kỳ, mỗi một khi chuyển quyền, tổng thống đương nhiệm mời vị tổng thống đắc cử vào trong Nhà Trắng, để mạn đàm, uống nước trà buổi sáng. Sau đó hai người ngồi cùng chiếc xe đi đến điện Capitol để vị tổng thống đắc cử nhậm chức. Đây là tiến trình bình thường trong lịch sử.

Nhưng năm nay, do những biến cố chính trị xung quanh việc phủ nhận ông Joe Biden thắng cử nên gây ra những rắc rối. Cuối cùng, sau khi thấy Quốc Hội đồng ý với quyết định của cử tri đoàn, tổng thống Donald Trump buộc lòng phải lên đài truyền hình thông báo với toàn quốc là ông hứa chuyển quyền một cách ôn hòa, trật tự.

Nhưng ông Donald Trump lại thòng thêm một câu, « để trả lời cho tất cả những người đã hỏi tôi, thì hôm nay tôi nói cho mọi người biết là tôi sẽ không dự buổi lễ nhậm chức ngày 20/01 ». Câu nói này của Donald Trump đã bộc lộ bản tính của ông là không muốn có sự hòa giải có sự chuyển quyền một cách êm thắm.

Mặc dù là bề mặt là có sự chuyển quyền nhưng trong thâm tâm Donald Trump vẫn cho là ông thắng cử. Điều này sẽ tạo ra những trở ngại cho tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Bởi vì điều này sẽ tạo ra một làn sóng tiếp tục phản đối của những người ủng hộ ông Donald Trump.

Phe Dân Chủ muốn tổ chức luận tội tổng thống Donald Trump. Tại sao đảng Dân Chủ muốn thực hiện việc này trong khi chỉ còn vài ngày nữa là Donald Trump hết nhiệm kỳ ?

Điều đầu tiên là họ muốn truất phế ông Donald Trump ngay lập tức căn cứ vào điều 25 Tu chính án của Hiến Pháp Mỹ. Điều khoản này cho phép phó tổng thống Mỹ và thành viên nội các họp với nhau và quyết định rằng tổng thống không còn khả năng hay là không còn uy tín để lãnh đạo đất nước nữa.

Sau đó, nếu điều này không xảy ra thì phải đem ra Quốc Hội. Nhưng mà thủ tục đi lên Quốc Hội để truất phế một tổng thống đương nhiệm hết sức là dài dòng, phải thảo luận rồi phải biểu quyết,… trong khi đó ông Trump chỉ còn có mươi ngày nữa là hết nhiệm kỳ.

Vì vậy, bà chủ tịch Hạ Viện, tức lãnh đạo đa số của đảng Dân Chủ thấy rằng con đường hay nhất là giờ không buộc ông Donald Trump từ chức, trừ phi ông ấy tự nguyện nhượng quyền lại cho ông phó tổng thống, mà bà tiến hành thủ tục luận tội sẽ dễ dàng hơn bởi vì chỉ cần có một đa số ở Hạ Viện là có thể biểu quyết luận tội ông Donald Trump.

Cụ thể là phe Dân Chủ muốn luận ông Trump về những tội gì ?

Theo bản dự thảo nghị quyết, đảng Dân Chủ đưa ra một điều tuy ngắn nhưng bao gồm nhiều ý nghĩa chính tại sao họ lại luận tội ông Trump. Theo đó, ông Trump đã đưa ra những phát biểu kích động xúi bẩy những thành phần ủng hộ ông ấy để mà tiến vào tòa nhà Quốc Hội và đã gây ra thiệt hại cho quốc gia, tức là buộc tội ông Trump chống quốc gia chống đất nước. Đấy là một tội được coi như tội phản quốc.

Căn cứ vào việc làm đó họ sẽ tiến hành luận tội ông Donald Trump vào ngày thứ Hai 11/01, và một nghị quyết sẽ được thông qua, dự trù vào khoảng giữa tuần thứ Tư 13 hay là thứ Năm 14/01.

Nhưng mà chuyện nước Mỹ luận tội một tổng thống ở Hạ Viện với một đảng đang chiếm đa số thì rất dễ dàng. Nhưng phiên tòa xử vị tổng thống bị luận tội là ở Thượng Viện chứ không phải ở Hạ Viện, như cuộc luận tội đầu tiên năm 2019 liên quan đến cuộc bầu cử được cho là có sự can dự của Nga.

Vào thời điểm đó, ông Donald Trump và những người trong ban vận động tranh cử của ông đã bị cáo buộc có quan hệ với Nga, tức là nước ngoài, để tìm cách lũng đoạn cuộc bầu cử. Nhưng khi lên đến Thượng Viện, thì không có đủ số phiếu để có thể đưa ra các hình phạt đối với ông Donald Trump.

Kỳ này cũng sẽ diễn ra như thế. Do vậy, đối với đảng Dân Chủ, đây là một hành động chính trị, và nhằm chứng minh quyền lực của Quốc Hội đối với ông tổng thống đã có những hành động bị coi như là chống lại quốc gia.

Chuyện này rồi trước sau cũng qua đi vì thời gian ông Trump cầm quyền chỉ còn có 10 ngày, và nhất là số nghị sĩ của đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng Viện, thế nên, nghị quyết này cũng rơi vào tình trạng là sẽ không đi tới đâu.

Giả như bản nghị quyết này được thông qua, phải chăng là ông Trump sẽ không được ra tái tranh cử vào năm 2024 ?

Đúng vậy. Ông Trump sẽ bị ngăn cấm tuyệt đối giữ bất cứ một chức vụ dân cử hay một chức vụ nào trong chính quyền. Đặc biệt là ông sẽ không được ra ứng cử nữa. Điều này sẽ xảy ra nếu quyết nghị của Hạ Viện được bên Thượng Viện chấp thuận.

Tuy nhiên, như tôi đã nói, chuyện này rồi cũng sẽ qua đi, không có gì ngăn cấm ông Trump ra tranh cử năm 2024, vì ông đã chuẩn bị rồi. Ông ấy nói rõ ràng là ông rời Nhà Trắng nhưng tiến trình chính trị của ông là mới bắt đầu. Do vậy ai cũng biết rằng ông ấy sẽ ra tranh cử năm 2024.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần tại Washington.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210111-hoa-ky-dang-dan-chu-chinh-tri-donald-trump

Hạ Viện Mỹ sẵn sàng khởi động thủ tục luận tội truất phế Tổng thống Trump

Thanh Hà

Phải chăng Donald Trump sẽ là người đầu tiên hai lần đối mặt với thủ tục luận tội truất phế tổng thống trong lịch sử Hoa Kỳ ? Năm ngày sau vụ bạo loạn tại Quốc Hội, hôm 11/01/2020 Hạ Viện Mỹ bắt đầu « hành động » để cách chức tổng thống Trump. Ngày càng có nhiều chính khách ngay trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa kêu gọi Donald Trump ra đi trước khi mãn nhiệm.

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi bên đảng Dân Chủ hôm 10/01/2021 thông báo sẽ có một loạt « hành động » để buộc Donald Trump từ bỏ chức vụ tổng thống trước ngày chuyển giao quyền lực 20/01/2021. Bởi vì đương kim chủ nhân Nhà Trắng là một « mối đe dọa tiềm tàng » đối với nền dân chủ Mỹ và Hiến Pháp Hoa Kỳ. Trước tiên, phe Dân Chủ sẽ đề nghị phó tổng thống Mike Pence kích hoạt điều khoản 25 tu chính án trong bản Hiến Pháp để truất phế tổng thống với lý do ông này mất khả năng điều hành đất nước. Một số nghị sĩ của bên đảng Cộng Hòa thiên về giải pháp này và muốn tránh để Donald Trump thêm một lần nữa phải đối mặt với thủ tục luận tội truất phế tổng thống trong bối cảnh Hoa Kỳ đang trải qua khủng hoảng cả về mặt chính trị, y tế lẫn kinh tế.

Thông tín viên đài RFI Loubna Anaki từ New York nhấn mạnh đến một tuần lễ đầy căng thẳng đang mở ra với ông Donald Trump :

« Các điều khoản luận tội nhắm vào Donald Trump có thể phải được hoàn tất trong ngày hôm nay. Xúi giục nổi dậy sau vụ tấn công tòa nhà Quốc Hội đã đành nhưng có thể kèm theo đó là tội danh gây áp lực với các quan chức để làm thay đổi kết quả bầu cử. Bên đảng Dân Chủ đang tính đến khả năng đưa ra thêm tội danh thứ nhì này sau khi ông Trump gọi điện thoại cho tổng thư ký đặc tránh về bầu cử của bang Georgia. Trong cuộc điện đàm này, nhà tỷ phú Mỹ rõ ràng đã đòi kiểm lại phiếu để đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống.

Một khi các điều khoản luận tội được hoàn tất, các dân biểu ở Hạ Viện có thể bỏ phiếu vào thứ Ba hoặc thứ Tư. Tuy mục đích đề ra là truất phế tổng thống Trump sớm chừng nào tốt chừng nấy, nhưng đảng Dân Chủ có thể sẽ không chuyển ngay lên Thượng Viện bản luận tội. Theo lời ông James Clyburn, một trong những phụ tá của bà Nancy Pelosi ở Hạ Viện, đảng Dân Chủ không muốn để phiên xử phế truất Donald Trump làm lu mờ những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden. Bởi vì cần ưu tiên nhanh chóng phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên nội các của tân tổng thống, cũng như các biện pháp cần thiết nhằm đối phó với khủng hoảng y tế và kinh tế. Phiên xử vụ truất phế Donald Trump có thể diễn ra nhiều tuần lễ sau khi ông đã rời Nhà Trắng ».

Theo thăm dò của đài truyền hình ABC News/Ipsos được công bố ngày Chủ Nhật 10/01/2021 56 % những người được hỏi cho rằng tổng thống Donald Trump nên từ chức trước khi mãn nhiệm.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210111-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-th%E1%BB%A7-t%E1%BB%A5c-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump

Pompeo gây bất ngờ cho Trung Quốc khiến Biden rơi vào tình thế khó khăn

Phụng Minh

Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm thứ Bảy đã đưa ra quy tắc ứng xử với Đài Loan.

Ông Pompeo thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấm dứt các quy tắc nhằm ngăn cấm các cuộc tiếp xúc chính thức với các quan chức Đài Loan, theo một tuyên bố trên trang web của Bộ.

Trung Quốc tuyên bố rằng Đài Loan, hòn đảo mà chính phủ Trung Hoa dân quốc đã trú ẩn vào năm 1949 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền ở đại lục, là một phần chính đáng của đất nước Trung Quốc. Họ phản đối bất kỳ sự công nhận nào đối với chính phủ Đài Loan. Hoa Kỳ dù không duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng cung cấp vũ khí và hỗ trợ chính phủ này.

“Đài Loan là một nền dân chủ sôi nổi và là đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ, tuy nhiên trong vài thập kỷ, Bộ Ngoại giao đã tạo ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh các mối quan hệ ngoại giao, quân nhân và các quan chức khác của chúng tôi với các đối tác Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đã đơn phương thực hiện những hành động này, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu ĐCSTQ. Sẽ không như vậy nữa”, ông Pompeo nói.

“Hôm nay tôi thông báo rằng tôi đang dỡ bỏ tất cả những hạn chế tự áp đặt này. Các cơ quan hành pháp nên coi tất cả ‘hướng dẫn liên lạc’ liên quan đến quan hệ với Đài Loan do Bộ Ngoại giao ủy quyền cho Ngoại trưởng ban hành trước đây là vô hiệu”, ông nói.

“Chính phủ Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ với các đối tác không chính thức trên khắp thế giới, và Đài Loan không phải là ngoại lệ. Hai nền dân chủ của chúng ta chia sẻ các giá trị chung về tự do cá nhân, pháp quyền và tôn trọng nhân phẩm. Tuyên bố hôm nay thừa nhận rằng mối quan hệ Mỹ-Đài Loan không cần và không nên bị trói buộc bởi những hạn chế tự áp đặt của bộ máy quan liêu thường trực của chúng ta”, ông nói.

Bà Tiêu Mỹ Cầm, đại diện của Đài Loan tại Washington, viết trong một bài đăng trên Twitter: “Nhiều thập kỷ phân biệt đối xử, bị xóa bỏ. Một ngày quan trọng trong mối quan hệ song phương của chúng ta. Tôi sẽ trân trọng mọi cơ hội”.

Tất nhiên ĐCSTQ không hài lòng vì điều này. Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) viết trên Twitter: “Nếu đây là điểm khởi đầu mới của chính sách Đài Loan của Hoa Kỳ, thì nó cũng sẽ bắt đầu đếm ngược về sự tồn vong của chính quyền Đài Loan”, theo The Thời báo New York, hiện giờ bài đăng đã không còn nữa.

Ông nói thêm: “Lựa chọn sử dụng các phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề Đài Loan cũng sẽ được đưa ra bàn bạc, đồng thời lưu ý rằng các máy bay chiến đấu có thể bay qua hòn đảo này bất cứ lúc nào”.

Evan Medeiros, giáo sư tại Đại học Georgetown và là cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hóa Kỳ, nói với Times rằng vấn đề không phải là các quy tắc mới có thể có ý nghĩa gì, mà là những gì họ thực sự sẽ đạt được trong những ngày cuối cùng của chính quyền TT Trump.

Động thái này có thể khiến chính quyền Biden rơi vào tình thế không thoải mái khi từ bỏ chính sách của Pompeo, điều này sẽ khiến quan hệ với Bắc Kinh có một khởi đầu khó khăn. Hoặc nếu từ bỏ nó, có thể tạo ra vẻ ngoài rằng tổng thống mới đang thân thiết với Trung Quốc với cái giá là Đài Loan.

Ông Pompeo cũng đã cùng các đồng minh của Mỹ lên án vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo Hồng Kông vào tuần trước.

“Chúng tôi, các Bộ trưởng Ngoại giao của Úc, Canada và Vương quốc Anh, và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, nhấn mạnh mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi trước các vụ bắt giữ hàng loạt 55 chính trị gia và nhà hoạt động ở Hồng Kông vì tội lật đổ theo Luật An ninh Quốc gia,” tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

“Luật An ninh Quốc gia (phiên bản Hồng Kông) là sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố chung Trung-Anh và phá hoại khuôn khổ ‘Một quốc gia, hai hệ thống’. Nó đã hạn chế các quyền và tự do của người dân Hồng Kông. Rõ ràng là Luật An ninh Quốc gia đang được sử dụng để loại bỏ các quan điểm chính trị bất đồng và chống đối”, tuyên bố viết.

Hôm thứ Năm (7/1), ông Pompeo thông báo rằng Kelly Craft, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc sẽ tới thăm Đài Loan, theo Reuters.

Reuters đưa tin đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên đến hòn đảo này của một đại sứ Mỹ tại LHQ.

“Đài Loan cho thấy một Trung Quốc tự do có thể đạt được những gì”, Pompeo nói, theo Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết bình luận của ông Pompeo đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

“Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các bước cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích an ninh của mình”, bà Hoa nói với các phóng viên, theo Reuters. “Hoa Kỳ phải trả giá đắt cho những sai lầm của mình”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/pompeo-gay-bat-ngo-cho-trung-quoc-khien-biden-roi-vao-tinh-the-kho-khan.html

Ông Pompeo ví việc Twitter khóa tài khoản của TT Trump giống như ĐCS Trung Quốc

 Bình luậnDu Miên

Hôm 9/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, quyết định khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Donald Trump từ Twitter không phải tác phong của người Mỹ, mà lại có nhiều tương đồng hơn với sự kiểm duyệt của chế độ Cộng sản Trung Quốc.

Trong một bài đăng từ tài khoản cá nhân của ông trên Twitter, Ngoại trưởng Pompeo nhận định: “Dập tắt ngôn luận rất nguy hiểm. Nó không phải [tác phong của] người Mỹ. Đáng buồn thay, đây không phải là một chiến thuật mới của Cánh tả. Họ đã làm hết sức để bịt miệng những tiếng nói chống đối trong nhiều năm qua”.

Ông còn nói: “Chúng ta không thể để họ bịt miệng 75 triệu người dân Mỹ. Đây không phải là ĐCSTQ”. Lời này của Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vũ khí hóa công nghệ và mạng xã hội để theo dõi và trấn áp những tổ chức hay cá nhân bất đồng chính kiến.

Trước đó, Twitter đã ra tuyên bố xóa vĩnh viễn tài khoản riêng của Tổng thống Trump khỏi nền tảng của mình. Công ty này lập luận, họ đã xác định “nguy cơ kích động thêm bạo lực” khi xem xét cách thức người dùng “tiếp nhận và giải thích trên và ngoài Twitter” đối với các tweet gần đây của ông Trump.

Tương tự, Facebook đã tạm khóa tài khoản của ông Trump cho đến ít nhất là ngày 20/1.

Đáp lại quyết định của Twitter, Tổng thống Trump lên án gã trùm công nghệ này với nhận đinh, công ty này “đã ngày càng tiến xa hơn trong việc ngăn cấm tự do ngôn luận”.

Tổng thống Trump bày tỏ quyết tâm “sẽ không im lặng.” Ông cho biết, đội ngũ của ông đã đàm phán với các đối thủ của Twitter và cũng đang xem xét các lựa chọn để xây dựng một nền tảng riêng biệt.

Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa và các đồng minh của Tổng thống Trump đã chỉ trích hành động của Twitter. Họ coi đó là hành vi kiểm duyệt và lạm dụng quyền lực.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz thuộc đảng Cộng hòa đã viết trên Twitter rằng: “Việc thanh trừng, kiểm duyệt [và] lạm dụng quyền lực của Big Tech rất vô lý [và] vô cùng nguy hiểm”.

Ông đặt vấn đề: “Nếu bạn đồng ý [với] thành kiến ​​hiện tại của giới công nghệ (Iran, tốt; [ông] Trump, xấu), hãy tự hỏi bản thân, điều gì sẽ xảy ra khi bạn không đồng ý? Tại sao một số tỷ phú ở Thung lũng Silicon lại chiếm được độc quyền [thao túng] về tự do ngôn luận?”.

Một Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác là ông Marco Rubio cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.

Trong một bài đăng trên Twitter, ông viết: “Ngay cả những người phản đối ông Trump cũng nên nhận ra nguy cơ từ việc một nhóm nhỏ [và] không được bầu chọn mà lại có quyền bịt miệng [và] xóa sổ bất kỳ ai. Và hành động của họ sẽ chỉ gây ra những bất bình mới mà cuối cùng sẽ thúc đẩy chính điều mà họ tuyên bố đang cố gắng ngăn chặn”, ám chỉ đến tình trạng bức xúc và phẫn nộ dẫn đến bạo động trong tuần qua.

Bà Kate Ruane – hội đồng lập pháp cấp cao của nhóm vận động tiến bộ American Civil Liberties Union – cũng đưa ra một tuyên bố cho biết, quyết định của Twitter nên khiến mọi người dân Mỹ thấy lo ngại.

Bà lập luận: “Chúng tôi hiểu mong muốn khóa vĩnh viễn [hoạt động của] ông ấy ngay lúc này, nhưng điều này nên khiến mọi người thấy quan ngại, khi các công ty như Facebook và Twitter sử dụng quyền lực không thể kiểm soát để loại bỏ mọi người khỏi các nền tảng đã trở nên không thể thiếu trong [việc bày tỏ quan điểm] của hàng tỷ người — đặc biệt là khi thực tế chính trị khiến những quyết định đó dễ dàng hơn”.

Twitter cũng đã chặn đứng các tài khoản của luật sư Sidney Powell và cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump là Trung tướng Michael Flynn. Làn sóng “thanh trừng” của Twitter đã khiến một số người dùng, bao gồm cả người dẫn chương trình phát thanh Mark Levin và Rush Limbaugh, tự nguyện rời khỏi nền tảng này.

Thông điệp của ông Pompeo tương tự như của cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley. Bà Haley cũng viện dẫn đến chế độ kiểm duyệt hà khắc và chuyên chế mà chế độ Trung Quốc dùng với những người chế độ này coi là kẻ thù.

Bà đã viết trên Twitter rằng: “Bịt miệng mọi người, chưa kể đến Tổng thống Hoa Kỳ, là điều [chỉ nên] xảy ra ở Trung Quốc, chứ không phải ở đất nước của chúng tôi”.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ong-pompeo-vi-viec-twitter-khoa-tai-khoan-cua-tt-trump-giong-nhu-dcs-trung-quoc-128260.html

CEO Parler xem xét các hành động pháp lý sau khi bị Big Tech tấn công

Tiểu Mai

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Parler, John Matze cho biết công ty của ông đang chuẩn bị các hoạt động pháp lý sau khi mạng xã hội này bị BigTech đình chỉ hoạt động.

Trong một email viết cho The Epochtimes, ông John Matze nói, ông tin rằng Apple, Google và Amazon đã hành động thiếu thiện chí, và Parler đang xem xét các hành động pháp lý.

Đáp lại những cáo buộc của các công ty Big Tech rằng Parler đang tạo điều kiện cho “những mối đe dọa bạo lực và hoạt động bất hợp pháp”, ông Matze cho biết họ sử dụng các sự kiện gần đây để “truy đuổi Parler”, mặc dù không có bằng chứng để chứng minh những cáo buộc này.

Parler trở thành mục tiêu tấn công của Big Tech sau khi một nhóm bạo loạn xông vào Điện Capitol ngày 6/1 khi các nhà lập pháp đang kiểm phiếu đại cử tri trong phiên họp chung của Quốc hội. Sự bất ổn ngày hôm đó khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát và hàng chục sĩ quan bị thương.

Sau vụ tấn công Điện Capitol, một số công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đã tăng cường kiểm duyệt các tuyên bố và bình luận từ Tổng thống Donald Trump và những người bảo thủ cùng những tiếng nói khác mà họ cho rằng có thể gây hại. Vào ngày 8/1, Twitter đã khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump trên nền tảng của mình “do nguy cơ tăng cường kích động bạo lực”. Tài khoản Twitter của chiến dịch ông Trump cũng đã bị xóa.

Nối gót Google, hôm thứ Bảy (9/1), Apple đã xóa mạng xã hội Parler khỏi kho ứng dụng App Store và tuyên bố Parler đã không thực hiện đầy đủ các chính sách kiểm duyệt

Tương tự, ngày 10/1, Amazon tuyên bố đóng các máy chủ của Parler với lý do nền tảng này có cách tiếp cận lỏng lẻo đối với nội dung bạo lực do người dùng đăng tải.

Việc đình chỉ Parler của các công ty công nghệ lớn diễn ra sau khi mạng xã hội này vươn lên trở thành ứng dụng số một trong cửa hàng ứng dụng của Apple ngày 9/1, sau khi Twitter đình chỉ tài khoản cá

nhân của TT Trump. Ông Matze cho biết mạng xã hội này có khoảng 20 triệu tài khoản tại thời điểm bị đình chỉ bởi các ông lớn Big Tech.

Công ty phân tích ứng dụng di động Sensor Tower nói với The Wrap rằng số lượt tải xuống lần đầu tại Hoa Kỳ của Parler vào ngày 8/1 đã tăng 355% so với ngày 7/1.

Cuối ngày 9/1, ông Matze viết trên tài khoản Parler của mình, ông tin là Amazon, Google và Apple đã phối hợp để “cố gắng và đảm bảo rằng họ không [phải] cạnh tranh”.

“Họ sẽ KHÔNG thắng! Chúng tôi là hy vọng cuối cùng của thế giới về tự do ngôn luận và thông tin tự do… Đây là trận chiến chống lại tất cả chúng ta. Những người theo chủ nghĩa tự do, bảo thủ, vô thần, Cơ đốc giáo, da đen, da trắng … Họ muốn giữ độc quyền về ngôn luận. Họ muốn chúng ta chiến đấu [lẫn nhau]. Họ không muốn chúng ta làm việc cùng nhau. Họ không muốn chúng ta làm việc với nhau, họ muốn chúng ta ghét nhau”, ông nói.

Việc Twitter xóa tài khoản của TT Trump đã vấp phải phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng xã hội. Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ Ben Carson, Ngoại trưởng Mike Pompeo, và cựu Đại sứ Liên hợp quốc Nikki Haley đã ví động thái của Twitter giống hành vi của chế độ của Đảng cộng sản Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ceo-parler-xem-xet-cac-hanh-dong-phap-ly-sau-khi-bi-big-tech-tan-cong.html

Apple, Google và Amazon có thể bị điều tra sau lệnh cấm mạng xã hội Parler

 Bình luậnNguyễn Minh

“Đây rõ ràng là vi phạm [luật] chống độc quyền, quyền công dân, quy chế RICO. Cần có một cuộc điều tra đánh giá tất cả những người liên quan đến cuộc tấn công không chỉ vào một công ty mà đối với tất cả những người như chúng ta đây…”

Chủ nhật ngày 10/1, một thành viên hàng đầu đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã kêu gọi nhà chức trách tiến hành cuộc điều tra nhằm vào các công ty công nghệ lớn vì có hành động chống lại mạng xã hội Parler.

Trao đổi với người dẫn Maria Bartiromo trên chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News, Hạ nghị sĩ Devin Nunes thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện nói: “Maria, đây rõ ràng là vi phạm [luật] chống độc quyền, quyền công dân, quy chế RICO. Cần có một cuộc điều tra đánh giá tất cả những người liên quan đến cuộc tấn công không chỉ vào một công ty mà đối với tất cả những người như chúng ta này, như tôi, [và] như bạn”.

Sau khi Twitter khoá vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Donald Trump và một số người dùng khác trên nền tảng xã hội này, mạng Parler có ​​lượng truy cập tăng chóng mặt. Tuy nhiên, ngay sau đó, Google đã thông báo rằng, họ đã xóa Parler khỏi cửa hàng trực tuyến của mình, nối gót Apple. Tiếp theo, Amazon thông báo rằng, họ sẽ tạm ngưng Parler khỏi các dịch vụ lưu trữ web của mình.

Hạ nghị sĩ Nunes lập luận rằng, tuy Giám đốc điều hành Parler, ông John Matze nói rằng công ty của ông đã sẵn sàng để thực hiện các hành động pháp lý, nhưng trong thời gian chờ đợi, các nhà chức trách cần điều tra các hành động có thể phối hợp.

“Hậu quả của việc này là không còn một công ty hay nền tảng xã hội miễn phí và cởi mở nào cho bất kỳ người Mỹ nào tiếp cận được nữa” bởi vì Amazon, Google và Apple “vừa phá hủy” Parler, ông nói.

“Thật phi lý. Thật sự, tôi không biết Bộ Tư pháp hay FBI hiện đang ở đâu”, ông nói thêm.

Hạ nghị sĩ Nunes cũng cho biết, CEO của 3 công ty Amazon, Google và Apple cần bị truy tố hình sự. Ông cũng cho biết đã nói chuyện với các thành viên Quốc hội và được biết họ đang tìm hiểu những lựa chọn pháp lý của mình. Ông cũng kêu gọi Tối cao Pháp viện và các thẩm phán liên bang vào cuộc.

Bộ Tư pháp, Apple, Google và Amazon đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.

Nguyễn Minh

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/apple-google-va-amazon-co-the-bi-dieu-tra-sau-lenh-cam-mang-xa-hoi-parler-127918.html

9 nền tảng Big Tech đồng loạt đưa TT Trump vào ‘danh sách đen’

Lý Minh

9 nền tảng do Big Tech kiểm soát đã đưa Tổng thống Trump vào danh sách đen hoặc danh sách hạn chế của họ, theo tổng hợp từ Breitbart.

Twitter

Hôm thứ Sáu (8/1), Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump. Các lệnh cấm bổ sung bao gồm cấm tài khoản chính thức chiến dịch tranh cử của ông và tài khoản của Giám đốc kỹ thuật số chiến dịch tổng thống Trump, Gary Coby.

Facebook và Instagram

Hôm thứ Năm (7/1), Mark Zuckerberg thông báo các nền tảng Facebook và Instagram sẽ đưa Tổng thống Trump vào danh sách đen “vô thời hạn”.

Zuckerberg lập luận “Chúng tôi tin rằng mối nguy hiểm từ việc cho Tổng thống tiếp tục dùng dịch vụ của mình trong giai đoạn này là quá lớn. Vì vậy chúng tôi sẽ kéo dài vô thời hạn lệnh cấm tài khoản Facebook và Instagram của ông ấy, ít nhất trong hai tuần cho tới khi quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình được hoàn tất”.

Snapchat

Snapchat đã đình chỉ vô thời hạn tài khoản của Tổng thống Trump vào thứ Tư (6/1). Một phát ngôn viên của Snapchat nói với The Hill “Chúng tôi có thể xác nhận rằng trước đó vào thứ Tư, chúng tôi đã khóa tài khoản Snapchat của Tổng thống Trump”.

Pinterest

Mặc dù ông Trump không có tài khoản Pinterest, công ty này vẫn hạn chế các thẻ hashtag liên quan đến các chủ đề ủng hộ ông như #StopTheSteal (ngừng đánh cắp cuộc bầu cử).

Người phát ngôn của Pinterest nói với Axios: “Pinterest không phải là nơi dành cho các mối đe dọa, khuyến khích bạo lực hoặc nội dung thù địch… Nhóm của chúng tôi đang tiếp tục quản lý và xóa các nội dung độc hại, bao gồm cả thông tin sai lệch và thuyết âm mưu có thể kích động bạo lực”.

Shopify

Công ty thương mại điện tử Shopify đã cấm hai cửa hàng liên kết với Tổng thống Trump, một cửa hàng do chiến dịch ông Trump điều hành và một cửa hàng khác (TrumpStore.com) thuộc tổ chức của ông Trump hôm thứ Năm, vì cho rằng chúng vi phạm các chính sách của nền tảng này về kích động bạo lực.

Shopify nói trong một tuyên bố “Shopify không dung thứ cho các hành động kích động bạo lực… Dựa trên các sự kiện gần đây, chúng tôi xác định các hành động của Tổng thống Donald J. Trump vi phạm Chính sách sử dụng được chúng tôi thừa nhận, trong đó nghiêm cấm quảng bá hoặc hỗ trợ các tổ chức, nền tảng hoặc những người đe dọa hoặc dung túng bạo lực để tạo ra động cơ [bạo lực] sau đó. Do đó, chúng tôi đã chấm dứt các cửa hàng liên kết với Tổng thống Trump”.

Reddit

Reddit đã tham gia vào làn sóng kiểm duyệt cách cấm một diễn đàn không chính thức về ông Donald Trump.

TikTok

Mặc dù Tổng thống không có tài khoản TikTok, nền tảng do Trung Quốc sở hữu này vẫn xóa bỏ các video phát biểu của ông Trump với lý do những nội dung này vi phạm chính sách về sai lệch thông tin của công ty.

Twitch

Nền tảng Twitch thuộc sở hữu của Amazon cũng đã khóa tài khoản của Tổng thống Trump vô thời hạn.

Người phát ngôn của Twitch cho biết: “Sau cuộc tấn công gây sốc ngày hôm qua vào Điện Capitol, chúng tôi đã vô hiệu hóa kênh Twitch của Tổng thống Trump.

Trước đó, sau vụ một số người tấn công vào điện Capitol ngày 6/1, ông Trump đã  kêu gọi những người biểu tình đang tập trung gần tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hãy “trở về nhà trong hòa bình”.

Trong một bài đăng trên Twitter, TT Trump viết: “Tôi đang yêu cầu mọi người dân ở Điện Quốc hội Hoa Kỳ giữ hòa bình. Không bạo lực! Hãy nhớ rằng, CHÚNG TA là Đảng của Pháp luật & Trật tự – hãy tôn trọng Pháp luật và những [nam và nữ cảnh sát viên] vĩ đại của chúng ta. Cảm ơn các bạn!”.

Sau đó ông đã đăng tải một video clip với thông điệp: “Chúng ta phải duy trì hòa bình. Vì vậy, hãy về nhà”. Tuy nhiên, Twitter và các trang mạng xã hội khác đã xóa clip này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/9-nen-tang-big-tech-dong-loat-dua-tt-trump-vao-danh-sach-den.html

Google cấm 2 kênh YouTube của ông Steve Bannon sau cuộc phỏng vấn với LS Rudy Giuliani

An Liên

Google đã cấm các kênh YouTube của nhà bình luận bảo thủ, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon vào thứ Sáu (8/1) sau cuộc phỏng vấn của ông với luật sư Rudy Giuliani về cáo buộc gian lận bầu cử, theo The Post Millennial.

Phát ngôn viên của YouTube cho biết trong một tuyên bố, “Theo hệ thống cảnh báo của chúng tôi, chúng tôi đã xoá kênh ‘War room’ của ông Steve Bannon và một kênh liên quan vì liên tục vi phạm Nguyên tắc cộng đồng”,

Cuộc phỏng vấn giữa ông Steve Bannon và luật sư Rudy Giuliani diễn ra chỉ vài ngày sau khi nhóm người biểu tình tấn công dữ dội vào tòa nhà Capitol ở Washington DC. Kênh Youtube War Room của ông Steve Bannon cùng với kênh thứ hai liên quan đến nội dung của ông đã bị xóa, CNet đưa tin .

Một “cuộc đàn áp” trên mạng xã hội đối với những người ủng hộ TT Trump và tố cáo gian lận bầu cử đã diễn ra sau sự kiện ngày 6/1 ở Washington DC. Nhiều đảng viên bảo thủ và cánh hữu, bao gồm cả Tổng thống, đã bị cấm tham gia các nền tảng Google, Facebook cũng như Twitter.

YouTube lập luận rằng ông Bannon đã vi phạm các chính sách mới mà họ đã thiết lập hôm thứ Năm (7/1), chỉ một ngày sau cuộc tấn công vào Điện Capitol. Chính sách cho biết nền tảng này có thể cảnh cáo các tài khoản tuyên bố sai sự thật về gian lận bầu cử.

Hôm thứ Năm, kênh Youtube của ông Bannon đã nhận được 2 cảnh cáo vì hai video bị cáo buộc vi phạm chính sách mới này, thêm một cảnh cáo mà ông nhận được vào tháng 11 vì ám chỉ nên “chặt đầu” Tiến sĩ Anthony Fauci trong chương trình của mình. Theo điều khoản dịch vụ của YouTube, 3 cảnh cáo đủ để xóa ba kênh này khỏi nền tảng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/google-cm-hai-kenh-youtube-ca-steve-bannon-sau-cuc-phng-vn-vi-rudy-giuliani.html

Bà Pelosi kêu gọi các nghị sĩ Đảng Dân chủ quay về Thủ đô Washington để họp bàn về vấn đề luận tội Tổng thống

 Bình luậnNguyên Hương

Trong một bức thư gửi tới nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ ngày 8/1, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã hối thúc họ quay trở về Thủ đô Washington để tiếp tục họp bàn về kế hoạch của đảng Dân chủ luận tội Tổng thống Donald Trump lần thứ hai.

Bà Pelosi và một số thành viên Đảng Dân chủ nổi tiếng cáo buộc rằng, Tổng thống Trump đã kích động những người biểu tình đột nhập Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 6/1. Trong bài phát biểu trước một đám đông ủng hộ vào ngày hôm đó, Tổng thống yêu cầu họ tuần hành gần Điện Capitol một cách ôn hòa, thể hiện lòng yêu nước để phản đối và “để tiếng nói của bạn được lắng nghe”. Tổng thống không hề nói về việc đột nhập vào tòa nhà Capitol.

Như được viết trong lá thư gửi tới nhóm nghị sĩ Đảng Dân chủ, bà Pelosi đã dành nhiều giờ để gọi điện thoại cho các thành viên Đảng Dân chủ vào ngày 8/1 để thảo luận về các phương án để chỉ trích và luận tội Tổng thống Trump .

“Khi tuyên thệ nhậm chức, chúng ta đã hứa với người dân Mỹ về sự nghiêm túc của chúng ta trong việc bảo vệ nền dân chủ của Hoa Kỳ. Vì lý do này, một điều tuyệt đối cần thiết là những ai tấn công nền dân chủ của chúng ta đều sẽ phải chịu trách nhiệm. Phải thừa nhận rằng sự mạo phạm này là do Tổng thống xúi giục”, bà Pelosi viết.

“Chúng ta sẽ tiến hành các cuộc họp với các Thành viên Đảng dân chủ và các chuyên gia về Hiến pháp khác,” bà nói thêm. “Tôi mong các vị hãy chuẩn bị để trở về Washington trong tuần này”.

Nhà Trắng đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Với cùng lý do mà bà Pelosi đề xướng ở trên, một số mạng xã hội đã cấm Tổng thống Trump đăng các thông điệp mới. Tổng thống đã phản ứng với lệnh cấm và tuyên bố rằng Twitter đã phối hợp với Đảng Dân chủ để xóa tài khoản của ông và để bịt miệng “75 triệu người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi”.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump sẽ kết thúc vào trưa ngày 20/1. Nếu Đảng Dân vẫn chủ tiếp tục thực hiện ý đồ luận tội Tổng thống, thì đây sẽ là vụ luận tội tổng Thống nhanh nhất trong lịch sử.

Mọi cáo buộc chống lại Tổng thống Trump có thể sẽ tập trung vào bài phát biểu của ông ngày 6/1, khi ông giải thích tại sao cuộc bầu cử đã bị đánh cắp và nói rằng ông sẽ không bao giờ nhượng bộ.

“Tất cả chúng ta ở đây hôm nay đều không muốn thấy chiến thắng của chúng ta bị đánh cắp bởi những người ủng hộ đảng Dân chủ cực đoan cánh tả, và bị đánh cắp bởi các kênh truyền thông đưa tin giả mạo. Đó là những gì họ đã và đang làm. Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Chúng ta sẽ không bao giờ nhượng bộ”, Tổng thống Trump nói.

Tổng thống cũng kêu gọi các thành viên Đảng Cộng hòa chiến đấu mạnh mẽ hơn thay vì “đứng đó làm bù nhìn”. Đảng Dân chủ có thể suy diễn câu từ ở góc độ chính trị và cho rằng đó là lời kêu gọi bạo lực trực tiếp.

Điều cuối cùng mà Tổng thống Trump đã kêu gọi hành động trực tiếp là yêu cầu những người ủng hộ không cổ vũ cho các nhà lập pháp chống lại ông trong quá trình kiểm phiếu Đại cử tri Đoàn tại Quốc hội ngày hôm đó.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ đi bộ xuống Điện Capitol và chúng ta sẽ cổ vũ cho các thượng nghị sĩ, dân biểu dũng cảm của chúng ta, và có lẽ cũng sẽ không cổ vũ nhiều cho một số người trong số họ”, Tổng thống Trump nói.

“Bởi vì sự mềm yếu sẽ không bao giờ giúp chúng ta giành lại đất nước của chúng ta. Chúng ta cần thể hiện sức mạnh và chúng ta phải mạnh mẽ. Chúng ta đã đến để yêu cầu Quốc hội làm điều đúng đắn và chỉ tính phiếu Đại cử tri ​​hợp pháp. Tôi biết rằng mọi người ở đây sẽ sớm diễu hành đến tòa nhà Quốc hội để tiếng nói hòa bình và yêu nước của mình được lắng nghe”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ba-pelosi-keu-goi-cac-nghi-si-dang-dan-chu-quay-ve-thu-do-washington-de-hop-ban-ve-van-de-luan-toi-tong-thong-127897.html

Đảng Dân chủ không thể luận tội TT Trump, kể cả sau khi ông rời nhiệm sở

Tiểu Mai

Giáo sư Luật danh dự trường Harvard Alan Dershowitz cho biết đảng Dân chủ hầu như không có cơ hội luận tội thành công và truất phế Tổng thống Donald Trump trước Ngày nhậm chức 20/1.

“Vụ án không thể đưa ra xét xử tại Thượng viện. Bởi vì Thượng viện có các quy tắc, và các quy tắc sẽ không cho phép vụ án được đưa ra xét xử, theo lời của lãnh đạo phe đa số, cho đến 1 giờ chiều ngày 20/1, một giờ sau khi Tổng thống Trump rời nhiệm sở”, ông Dershowitz nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business vào 10/01.

Ông Dershowitz, người đã bảo vệ TT Trump trong phiên tòa luận tội tại Thượng viện khoảng một năm trước, cho rằng Hiến pháp không cho phép luận tội một cựu tổng thống.

“Và Hiến pháp đặc biệt nói: Tổng thống sẽ bị truất phế sau khi bị luận tội chứ không nói là cựu tổng thống. Quốc hội không có quyền luận tội hoặc xét xử một công dân với tư cách cá nhân, cho dù công dân đó tên là Donald Trump hoặc tên là Barack Obama hay bất kỳ ai khác”, ông nói.

Ông Dershowitz đưa ra những tuyên bố này khi các đảng viên Dân chủ Hạ viện đề xuất các cáo buộc luận tội sau khi TT Trump có bài phát biểu trước những người biểu tình gần Điện Capitol. Một số ý kiến cho rằng ông Trump đã kích động đám đông bạo lực trước khi một nhóm xông vào tòa nhà Capitol.

Ông Trump đã nói trước đám đông rằng cuộc biểu tình của họ cho thấy “sự tự hào và táo bạo mà họ cần để lấy lại đất nước của chúng ta”, và “chúng ta hãy đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania”. Tổng thống đã không bảo những người biểu tình vi phạm Điện Capitol hay có những hành động bạo lực và sau đó còn lên án các hành động bạo lực này.

Ông chủ tòa Bạch Ốc đã nói với những người biểu tình rằng “hãy làm cho tiếng nói của bạn được lắng nghe một cách hòa bình trên tinh thần yêu nước”.

Một người bảo vệ TT Trump khác trong cuộc điều tra luận tội tại Hạ viện, giáo sư luật Jonathan Turley, giải thích rằng việc luận tội Tổng thống Trump về bài phát biểu của ông sẽ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm.

Bộ trưởng Bộ Phát triển Đô thị và Nhà ở Ben Carson, một thành viên trong nội các của tổng thống Donald Trump, cũng đã bác bỏ những lời kêu gọi viện dẫn Tu chính án thứ 25.

“Là một quốc gia, chúng ta cần hàn gắn. Tôi chưa nói chuyện với bất kỳ ai về việc viện dẫn Tu chính án thứ 25, và tôi đang tập trung vào việc nâng cao tinh thần cho những người phụ nữ và đàn ông bị lãng quên ở Mỹ. Đã đến lúc tiến tới hòa bình. Chúng ta không phải là kẻ thù của nhau!” Ông Carson viết trên Twitter.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-dan-chu-khong-the-luan-toi-tt-trump-ke-ca-sau-khi-ong-roi-nhiem-so.html

Ý kiến học giả: Tiếp tục luận tội Tổng thống Trump sẽ nhanh chóng phá hoại Hiến pháp

 Bình luậnNguyên Hương

Học giả về hiến pháp Jonathan Turley cho rằng việc nhanh chóng luận tội Tổng thống Donald Trump về bài phát biểu của ông trước đám đông người biểu tình, trong đó có một số người tràn vào tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ giữa lúc hỗn loạn, là một hành động thiếu khôn ngoan và phá hoại tiền lệ.

“Với việc tìm cách phế truất Tổng thống vì tội kích động, đảng Dân chủ sẽ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tiêu chuẩn luận tội, mà còn cả quyền tự do ngôn luận. Tất cả điều này cho thấy sự điên cuồng muốn loại bỏ Tổng thống Trump chỉ vài ngày trước khi Tổng thống kết thúc nhiệm kỳ của mình”, Turley, người mà bản thân từng là nhân chứng điều tra luận tội vài tháng trước đây, viết trên đồi Capitol.

Trước khi xảy ra sự việc ở Điện Capitol, Tổng thống Trump đã phát biểu trước những người ủng hộ ông đối với các cáo buộc về những bất thường và gian lận bầu cử ngày 3/11.

Tổng thống Trump nói, cuộc biểu tình trong bối cảnh của Phiên họp toàn thể của Quốc hội ngày 6/1 cho thấy “niềm tự hào và sự táo bạo mà họ cần để lấy lại đất nước”. Tổng thống nói thêm với đám đông rằng, “Chúng ta hãy đi bộ xuống Đại lộ Pennsylvania”, chứ ông không hề bảo những người biểu tình vi phạm Điện Capitol hoặc có hành vi bạo lực.

Trong bài phát biểu, Tổng thống yêu cầu những người ủng hộ của mình “phản đối với tâm thái an hòa và thể hiện lòng yêu nước để tiếng nói của các bạn được lắng nghe”.

Ngày 6/1, nhà nghiên cứu Hiến pháp Turley nói, ông không ủng hộ sự phản đối  xác nhận phiếu Đại cử tri của Tổng thống Trump và nói rằng một số nhận xét của ông là “liều lĩnh và sai lầm”.

“Theo bộ luật hình sự, bản luận tội của Đảng Dân chủ không đáp ứng định nghĩa về kích động theo. Nó sẽ được xem như một bài phát biểu được bảo vệ bởi  Tối cao Pháp viện”, ông Turley viết trong một bài báo.

“Khi tôi làm chứng trong các phiên điều trần luận tội Tổng thống Trump và cựu tổng thống Bill Clinton, tôi nhận thấy rằng một bản luận tội không cần phải dựa trên bất kỳ tội danh rõ ràng nào nhưng Quốc hội phải xem xét bộ luật hình sự để cân nhắc các tội danh luận tội”, ông Turley cho biết. “Đối với cuộc tranh cãi này, bất kỳ sự so sánh nào như vậy sẽ đều có thể xóa tan những tuyên bố về kích động tội phạm. Bất chấp những lời lẽ lên án rộng rãi và chính đáng, thực sự Tổng thống Trump không hề kêu gọi bạo lực hoặc bạo loạn. Ông ấy chỉ kêu gọi những người ủng hộ ông tuần hành trên đồi Capitol để thể hiện sự phản đối của họ đối với việc chứng nhận phiếu Đại cử tri và ủng hộ những phản đối gần đây của một số thành viên của Quốc hội”.

Giáo sư Turley cũng luật lập luận thêm rằng, tương tự như nhiều cuộc biểu tình bạo lực trong nhiều năm qua, “hành vi phạm tội được thực hiện bởi một nhóm nhỏ những kẻ chủ mưu” và “Cảnh sát Capitol biết về cuộc mít tinh diễu hành nhưng đã từ chối đề nghị từ Vệ binh Quốc gia vì họ không coi bạo lực là có thể xảy ra”.

Giáo sư này tiếp tục cho biết rằng với sự thúc đẩy luận tội, các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện đang thiết lập một tiền lệ “cực đoan hơn”.

Ông nói, “Theo lý thuyết của Đảng Dân chủ, thì bất kỳ tổng thống nào cũng có thể bị phế truất vì những lời phát biểu được coi là có‘ ‘khuynh hướng’ khuyến khích người khác hành động theo kiểu bạo loạn. Ngay cả một lời kêu gọi những người ủng hộ biểu tình một cách an hòa cũng không thể là lời biện hộ. Một tiêu chuẩn như vậy sẽ cho phép một kiểu luận tội gián tiếp quy kết hành vi của bên thứ ba cho bất kỳ tổng thống nào mà họ muốn hạ bệ”.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/y-kien-hoc-gia-luan-toi-moi-va-nhanh-chong-se-pha-hoai-hien-phap-127929.html

Xếp hạng chấp thuận đối với TT Trump tăng lên sau bài phát biểu ngày 6/1

Phụng Minh

Tổng thống Trump có thể gặp bất lợi hơn kể từ bài phát biểu của ông vào thứ Tư tuần trước (6/1) theo mô tả của truyền thông dòng chính, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy sự chấp thuận của người dân Mỹ đối với Tổng thống Trump đã tăng lên sau sự kiện đó.

Thomas Lifson viết trên American Thinker như sau:

Nếu bạn tin rằng giới truyền thông và hầu hết các chính trị gia bên trong vành đai (Beltway politicians: nói chung về chính trị ở thủ đô Hoa Kỳ, đường vành đai Beltway I-495 bao quanh Washington DC) hay cả quốc gia sẽ bị làm cho thất kinh bởi Tổng thống Trump và muốn ông ấy bị loại bỏ khỏi lịch sử. Một sự hoảng loạn về đạo đức đang được truyền thông và các đảng viên Đảng Dân chủ đẩy lên sau cuộc xâm nhập vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Nó đã có sức thuyết phục đối với giới truyền thông, bao gồm nhiều người cánh hữu bảo thủ trên danh nghĩa. Và nó có thể đã thuyết phục nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa rằng Tổng thống Trump hiện là một nhân vật ngoài lề và nên bị xa lánh.

Nhưng trừ khi tổ chức thăm dò Rasmussen đột nhiên trở nên không chính xác sau khi đã có nhiều kết quả chính xác với hầu hết các cuộc thăm dò tổng thống, [báo cáo của họ cho thấy] chủ lưu của cánh hữu bảo thủ, gần một nửa đất nước, đã không bị đánh lừa, và sự chấp thuận đối với Trump đã thực sự đã tăng lên.

Chỉ sổ chấp thuận là một xếp hạng dựa trên tỷ lệ phần trăm số người (với tư cách là cử tri) nghĩ rằng ai đó (với tư cách là chính trị gia) đang làm tốt công việc của mình.

Chỉ số chấp thuận đối với Tổng thống Trump trong báo cáo của Rasmussen tuần trước như sau:

Theo đó, phần trăm chấp thuận đã tăng từ 47% lên 49% ngay sau ngày Tổng thống có bài phát biểu với những người ủng hộ trước Tòa Bạch Ốc ngày 6/1 theo giờ Mỹ.

Sau khi Gallup rời khỏi lĩnh vực này, Rasmussen Reports là công ty duy nhất được công nhận trên toàn quốc vẫn theo dõi xếp hạng phê duyệt công việc của Tổng thống Trump hàng ngày, theo công bố của công ty.

https://www.dkn.tv/the-gioi/xep-hang-chap-thuan-doi-voi-tt-trump-tang-len-sau-bai-phat-bieu-ngay-6-1.html

Ông Graham: Luận tội phế truất TT Trump rất ‘nguy hiểm’ và ‘không thể thành công’

 Bình luậnDu Miên

Thượng nghị sĩ Graham cho biết: “Nếu Chủ tịch Pelosi thúc đẩy việc luận tội trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Trump, điều đó sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Tôi hy vọng Tổng thống đắc cử Biden sẽ nhìn ra được thiệt hại bắt nguồn từ hành động này”.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố không ủng hộ kế hoạch luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, khi chỉ còn hơn một tuần nữa là ông Trump sẽ mãn nhiệm.

Nhắc đến kế hoạch của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ, ông Graham cho biết: “Nếu Chủ tịch Pelosi thúc đẩy việc luận tội trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Trump, điều đó sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Tôi hy vọng Tổng thống đắc cử Biden sẽ nhìn ra được thiệt hại bắt nguồn từ hành động này”.

Ông Graham nhận định, sự nghiệp chính trị của bà Pelosi đang “như mành chỉ treo chuông”. Ông cũng nhấn mạnh, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Chuck Schumer thuộc đảng Dân chủ đang “sống trong nỗi sợ hãi hàng đầu từ cánh tả cực đoan”. Lời này của ông Graham đề cập đến những tuyên bố của Hạ nghị sĩ theo xã hội chủ nghĩa Alexandria Ocasio-Cortez thuộc đảng Dân chủ về việc có khả năng cô sẽ phản đối vị trí lãnh đạo phe cánh tả của ông Schumer tại Thượng viện.

Là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Graham khẳng định: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm luận tội Tổng thống Trump sẽ không chỉ không thành công tại Thượng viện, mà còn là một tiền lệ nguy hiểm cho tương lai của nhiệm kỳ tổng thống”.

Ông cũng đưa ra những nhận xét về các nguồn tin ẩn danh suy đoán rằng Tổng thống Trump có thể bị phế truất thông qua Tu chính án thứ 25.

Trước đó, vị Thượng nghị sĩ kỳ cựu của đảng Cộng hòa đã chỉ trích ông Trump vì những cáo buộc của ông về gian lận bầu cử và những bất thường trong cuộc bầu cử ngày 3/11.

Tuy vậy, ông Graham cho biết: “Đối với Tu chính án thứ 25 đang được viện dẫn, tôi không tin rằng điều đó là phù hợp vào thời điểm này. Tôi đang tìm kiếm sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tôi mong chờ đến 14 ngày tiếp theo để tái thiết. Và chúng tôi sẽ chuyển giao quyền lực theo đúng nghĩa truyền thống, bởi đây là một cuộc chuyển giao hòa bình”.

“Nếu có điều gì khác xảy ra, tất cả các lựa chọn sẽ được bày trên bàn”, ông nói thêm.

Về phần mình, Tổng thống Trump đã lên án vụ đột nhập bất hợp pháp vào Điện Capitol của Hoa Kỳ hôm 6/1. Ông nhấn mạnh: “Giờ đây, cơn cuồng nộ phải được xoa dịu và khôi phục lại sự yên bình”. Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ cho biết, ông đang theo đuổi “mọi con đường hợp pháp” để “đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu… [và] để bảo vệ nền dân chủ Mỹ”.

Tuy nhiên, hiện tại tài khoản chính thức của Tổng thống Trump trên Twitter đã bị gã trùm mạng xã hội này khóa vĩnh viễn.

Trước khi xảy ra vụ xâm nhập Điện Capitol và các cuộc biểu tình, Tổng thống Trump đã kêu gọi những người ủng hộ tại cuộc biểu tình giữ hòa bình và không tấn công Cảnh sát Điện Capitol Hoa Kỳ. Sau đó, ông đã phát hành một video mang thông điệp kêu gọi những người biểu tình “hãy về nhà trong hòa bình”, nhưng Facebook và Twitter đã nhanh chóng xóa video này.

Trong một nỗ lực để củng cố tuyên bố ủng hộ việc luận tội, bà Pelosi đã gửi một lá thư cho các thành viên Quốc hội trong tuần trước về kế hoạch luận tội của mình.

Trong bức thư gửi tới các đồng nghiệp, bà lập luận: “Hôm nay, sau những hành động nguy hiểm và đầy tham vọng của Tổng thống [Trump], các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội cần noi theo tấm gương đó và kêu gọi ông Trump rời văn phòng của mình – ngay lập tức. Nếu Tổng thống không tự nguyện rời nhiệm sở sớm, Quốc hội sẽ tiến hành [theo kế hoạch] hành động của chúng tôi”.

Hạ nghị sĩ James Clyburn thuộc đảng Dân chủ tại Hạ viện xác nhận: “Chúng tôi đã có các cuộc thảo luận về điều đó và tôi hy vọng rằng Chủ tịch Hạ viện sẽ thúc đẩy tiếp, nếu phó tổng thống từ chối thực hiện nghĩa vụ bắt buộc của mình theo Hiến pháp”.

Việc luận tội tại Hạ viện yêu cầu đa số đồng thuận, còn việc kết tội yêu cầu đa số 2/3 viện này đồng ý.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ong-graham-luan-toi-phe-truat-tt-trump-rat-nguy-hiem-va-khong-the-thanh-cong-128027.html

Cựu tướng Mỹ tiết lộ: Lực lượng Đặc nhiệm đã lấy máy tính xách tay của Nancy Pelosi

Quý Khải

Một cựu sĩ quan quân đội hàng đầu nước Mỹ hôm 9/1 đã tiết lộ một thông tin gây chấn động. Ông cho biết một đội Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Mỹ đã chiếm được laptop của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, trong bối cảnh hỗn loạn trong cuộc bạo loạn tại Điện Capitol chiều ngày 6/1.

Phát biểu từ Nhà Trắng, Trung tướng Không quân đã nghỉ hưu Thomas McInerney cho biết, việc bà Nancy Pelosi cấp thiết yêu cầu viện dẫn Tu chính án thứ 25 để luận tội và phế truất Tổng thống Trump dù ông Trump chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa trước khi chính thức rời nhiệm sở có liên quan đến tiết lộ chấn động này.

Trong buổi trò chuyện được ghi hình với một vài người tại Tòa Bạch Ốc, Tướng McInerney cho biết:

“Bà Pelosi đã điện cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, và họ đang cố gắng loại ông ấy (Tổng thống Trump) ra khỏi (Tòa Bạch Ốc) thông qua Tu chính án thứ 25 hoặc luận tội rồi phế truất ông. Tại sao họ làm vậy?”

“Chà, vì hôm thứ Tư (6/1), họ đã lấy máy tính xách tay của Pelosi. Bà ấy đang điên cuồng”.

“Có một số người trong đó đến từ Lực lượng Đặc biệt, đã trà trộn với nhóm Antifa, họ đã lấy được máy tính xách tay của bà ấy và họ đã có dữ liệu đó”.

Đoạn clip trên cho thấy một số đặc nhiệm trong Lực lượng Đặc biệt đã bị chính những người biểu tình ủng hộ TT Trump phát hiện, và họ có thể đã lầm tưởng nhóm người này với Antifa. Trong một phần đoạn clip từ cuộc bạo động, có thể một vài người mặc đồ đen che mặt đang cố gắng rời khỏi Tòa nhà Quốc hội’; và một người trong đó khi bị giữ lại trong lúc cố gắng chạy thoát nhanh xuống phía cầu thang, đã trả lời: “Chúng tôi không phải ở đây làm Antifa”.

Tướng McInerney tuyên bố rằng, một người tố giác đã “ra mặt” và đang thú nhận tội ác liên quan đến gian lận bầu cử.

“Tôi tin rằng họ cũng có một nguồn cung cấp nhiều thông tin. Đây là tội phản quốc. Hãy nhớ rằng, đây là hành động phản quốc cao độ”.

Ông Mclnerney cũng đề cập đến một sắc lệnh hành pháp năm 2018 được TT Trump ký phát. Lệnh hành pháp này có thể được TT Trump kích hoạt trong trường hợp có sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, theo đó cho phép bắt giữ và phong tỏa tài sản của các cá nhân có liên quan đến gian lận. Ít nhất cho đến hôm nay, đã có bằng chứng về việc can thiệp vào cuộc bầu cử từ Trung Quốc và Ý.

Tướng Mclnerney cho rằng TT Trump đã biết được chuyện gian lận này đã xảy ra từ 2 năm trước.

Đảng Dân chủ dự kiến ​​sẽ trình các bản báo cáo thứ hai của họ về việc luận tội Tổng thống Trump vào thứ Hai (11/1 theo giờ Mỹ).

Video đầy đủ cuộc nói chuyện của cựu Trung tướng Không quân Thomas McInerney:

https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-tuong-my-tiet-lo-luc-luong-dac-nhiem-da-lay-may-tinh-xach-tay-cua-nancy-pelosi.html

Biden cho phép học sinh nam vào nhà vệ sinh nữ trong trường học, TNS Schumer ủng hộ

Hương Thảo

Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Chuck Schumer ủng hộ kế hoạch của Biden khi cho phép học sinh chuyển giới trong các trường công lập vào nhà vệ sinh tùy theo nhận thức về giới tính của họ.

Trước đây, theo Cơ quan quản lý Y tế và An toàn Lao động Mỹ (OSHA) việc người chuyển giới nên sử dụng nhà vệ sinh nào là vấn đề gây tranh cãi gay gắt tại các trường học và doanh nghiệp.

Một phóng viên gần đây đã đặt câu hỏi cho TNS Schumer, “Joe Biden nói rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức, ông ấy sẽ cho học sinh chuyển giới tiếp cận phòng thể thao, phòng tắm và phòng thay đồ phù hợp với nhận dạng giới (*) của họ trong các trường do liên bang tài trợ. Ngài có nghĩ rằng ông ấy có khả năng làm điều này và ngài có đồng ý với quyết định của ông ấy không?”, phóng viên hỏi.

“Tôi đồng ý với quyết định này và tôi biết ông ấy sẽ kiểm tra mọi thứ một cách kỹ lưỡng [và] hợp pháp”, TNS Schumer trả lời.

Tháng 10 năm ngoái, Biden tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng trẻ nhỏ muốn “chuyển giới” được phép thực hiện điều này nếu ông ấy làm tổng thống. Ông cũng có ý định “thay đổi luật” để tạo điều kiện cho việc này, tờ The Federalist đưa tin.

Ông Biden nói nếu một đứa trẻ 8 tuổi hay 10 tuổi quyết định giới tính của mình thì chúng không nên bị phân biệt đối xử. Ông cũng cam kết sẽ ký Đạo luật Bình đẳng để ngăn chặn “nạn bạo lực” chống lại những người chuyển giới và không phù hợp về giới tính”.

“Chính quyền của tôi sẽ ban hành Đạo luật Bình đẳng để chấm dứt sự phân biệt đối xử theo luật với người LGBTQ+, mở rộng cơ hội kinh tế cho người LGBTQ+, cải cách cách đối xử của chúng ta với những cá nhân chuyển giới và không phù hợp về giới tính trong hệ thống tư pháp hình sự, đảm bảo quyền truy cập vào các tài liệu nhận dạng chính xác và cải thiện việc thu thập dữ liệu của chính phủ để theo dõi tốt hơn [vấn đề] bạo lực với cộng đồng người chuyển giới,” Biden nói.

(*) Nhận dạng giới: Nhận thức chủ quan của một người về giới tính của bản thân họ

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/biden-cho-phep-hoc-sinh-nam-vao-nha-ve-sinh-nu-trong-truong-hoc-tns-schumer-ung-ho.html

Ủy ban nhậm chức của Biden nhận được tài trợ từ Google, Microsoft, Boeing

Lý Minh

Hôm thứ Bảy (9/1), Ủy ban nhậm chức của Biden công bố danh sách các nhà tài trợ của họ, trong đó bao gồm Google, Microsoft, Boeing và một số tập đoàn lớn khác, theo Politico.

Danh sách này bao gồm tất cả những người quyên góp hơn 200USD cho Buổi nhậm chức ngày 20/1 và các hoạt động liên quan. Trong vòng 90 ngày sau Buổi nhậm chức, Ủy ban sẽ phải tiết lộ các số tiền đóng góp, theo hướng dẫn của FEC.

Các nhà tài trợ đáng chú ý trong danh sách này bao gồm các công ty công nghệ Google; Microsoft và Qualcomm; nhà cung cấp dịch vụ internet Verizon và Comcast; hãng sản xuất máy bay Boeing; công đoàn IBEW; công ty bảo hiểm sức khỏe Anthem, Inc; và công ty công nghệ y tế Masimo Corporation.

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, Ủy ban nhậm chức vào tháng trước đã kêu gọi người Mỹ không đến tham dự Lễ nhậm chức của chính quyền mới.

https://www.dkn.tv/the-gioi/uy-ban-nham-chuc-cua-biden-nhan-duoc-tai-tro-tu-google-microsoft-boeing.html

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt mốc 90 triệu

Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt qua mốc 90 triệu hôm 11/1, giữa lúc các quốc gia trên toàn cầu tranh mua vaccine và tiếp tục gia hạn hoặc khôi phục các đợt phong tỏa để ngăn chặn biến thể COVID-19 mới, theo Reuters.

Ban đầu các biến thể COVID-19 mới được phát hiện ở Anh và Nam Phi, nay đang lan rộng nhanh chóng trên toàn cầu.

Theo số liệu thống kê của Reuters, virus COVID-19 mới đã tăng tốc trong vài tháng qua, với khoảng 1/3 tổng số ca được xác định trong 48 ngày vừa rồi.

Châu Âu, nơi trở thành khu vực đầu tiên báo cáo có 25 triệu ca nhiễm vào tuần trước, vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, tiếp theo là Bắc Mỹ và Nam Mỹ với lần lượt 22,4 triệu và 16,3 triệu ca.

Châu Âu có khoảng 31% trong số khoảng 1,93 triệu ca tử vong trên toàn cầu liên quan đến COVID-19.

Hoa Kỳ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, đã báo cáo số người chết cao nhất hôm 6/1, với hơn 4.000 người chết trong một ngày.

Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 22 triệu ca kể từ khi đại dịch bùng phát, báo cáo trung bình mỗi ngày có 245.000 ca nhiễm mới trong 7 ngày qua, theo thống kê của Reuters.

Ở châu Á, Ấn Độ đã vượt qua số 150.000 ca tử vong hôm 5/1, trở thành quốc gia thứ ba cán mốc này.

https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-19-toan-can-vuot-moc-90-trieu/5732785.html

Covid-19: Anh sẽ trải qua “thời gian nguy hiểm nhất”

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho hay cần phải “cảnh giác tuyệt đối” trong lúc 2,4 triệu liều vaccine đã tiêm xong tại Anh.

Giám đốc y tế xứ Anh cảnh báo Anh Quốc sẽ trải qua “thời gian nguy hiểm nhất” của đại dịch trong vài tuần trước khi việc triển khai vaccine có tác động.

Anh Quốc phê duyệt vaccine Pfizer cho sử dụng vào tuần tới

Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’

Giáo sư Chris Whitty kêu gọi mọi người giảm thiểu mọi tiếp xúc không cần thiết với người khác.

Ông nói vài tuần tới sẽ là “thời kỳ tồi tệ nhất” của đại dịch đối với NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia).

Sẽ có thêm hàng nghìn người được chủng ngừa trong tuần này sau khi bảy trung tâm chủng ngừa qui mô lớn được mở trên khắp nước Anh.

NHS tại xứ Anh cho biết hàng trăm dịch vụ bệnh viện và phòng khám đa khoa khác cũng sẽ mở cửa vào cuối tuần này.

Chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 15 triệu người ở Anh – dành cho những người trên 70 tuổi, nhân viên y tế và những người cần được bảo vệ gấp – vào giữa tháng Hai.

Giáo sư Whitty nói với BBC: “Đây là vấn đề của tất cả mọi người. Bất kỳ sự tiếp xúc không cần thiết nào mà bạn có với ai đó đều là một mắt xích tiềm ẩn trong một chuỗi lây truyền sẽ dẫn đến một người dễ bị tổn thương.”

Ông cho biết đã có hơn 30.000 người [chỉ riêng tại các bệnh viện ở xứ Anh] mắc Covid-19 – so với khoảng 18.000 [ở xứ Anh] vào đỉnh dịch vào tháng Tư năm ngoái.

Ông nói thêm rằng “bất kỳ ai không thấy sốc” bởi số lượng người nhập viện là “hoàn toàn không hiểu chút nào”.

“Đây là một tình huống kinh hoàng,” ông nói.

Ông nói rằng các đề xuất sẽ là “nền tảng giúp chúng ta thoát khỏi đại dịch”.

Chính phủ Anh cũng sẽ công bố số liệu hàng ngày đầu tiên về số người đã được chủng ngừa.

Cứ 50 người thì có một người bị nhiễm Covid-19 trên khắp Vương quốc Anh.

Giáo sư Whitty nói với BBC, tỷ lệ này cao tới 1/20 ở một số khu vực.

“Có khả năng rất cao là nếu bạn gặp ai đó không cần thiết, họ sẽ là người có Covid.”

Tại Surrey, một trong những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất cả nước, một nhà xác tạm thời đã được mở khi các nhà xác tại bệnh viện đã quá tải.

Gần 200 thi thể đang được lưu giữ tại nơi từng là một bệnh viện quân đội, và nhà chức trách địa phương tại những nơi khác nói với BBC rằng họ dự kiến sẽ sớm mở các nhà xác tạm thời tương tự.

Hôm thứ Bảy, các nhà khoa học cảnh báo có thể cần có các biện pháp phòng tỏa nghiêm ngặt hơn ở Anh và bộ trưởng y tế đã kêu gọi mọi người tuân thủ hướng dẫn.

Ông Hancock nói với BBC vào hôm Chủ nhật “mỗi khi bạn cố gắng không làm theo qui định thì đều có thể gây tử vong” và nói rằng ở nhà là “điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm với tinh thần tập thể của một xã hội”.

Theo lệnh phong tỏa toàn quốc, người dân ở xứ Anh phải ở nhà và chỉ có thể ra ngoài vì những lý do hạn chế như mua sắm thực phẩm, tập thể dục hoặc đi làm nếu họ không thể làm từ nhà.

Các qui định phong tỏa cho phép mọi người gặp gỡ một người khác từ một hộ gia đình khác trong tại nơi công cộng mở để tập thể dục, giới hạn ở một lần một ngày – nhưng Giáo sư Whitty nói rằng việc tập thể dục “nên được giảm thiểu với những người khác”.

Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng trên phần lớn Scotland, Wales và Bắc Ireland.

Các bộ trưởng đã tổ chức hai cuộc họp vào Chủ nhật để thảo luận về cách thực thi các biện pháp phong tỏa hiện tại nghiêm ngặt hơn và liệu có thể cần những hạn chế chặt chẽ hơn nữa hay không.

Phóng viên chính trị của BBC Iain Watson cho biết không có quyết định nào về các hạn chế tiếp theo được đưa ra vì chính phủ mong muốn đợi cho đến khi có dữ liệu đáng tin cậy về các biện pháp hiện có được đưa ra trong 10 ngày tới.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55619425

Rượu whisky Scotch ‘đả bại’ đại dịch Covid-19 ra sao

Chris Baraniuk

Khi đại dịch xảy ra, quán bar, tiệm rượu khắp thế giới phải đóng cửa – ngay lập tức gây ra cú sốc với ngành công nghiệp sản xuất rượu whisky ở Scotland. Ngành này đã thích nghi ra sao?

Nhiều tháng trong thời gian đại dịch, lò chưng cất rượu whisky Tamdhu ở miền đông bắc Scotland vẫn lạc quan – dù nơi này vẫn đang phải lo đối phó với những khó khăn.

Cách uống whisky Scotch chuẩn mùa lễ tết

Khủng hoảng gia vị ở Việt Nam và Ấn Độ thời Covid-19

Tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra đã gây tổn thất lớn cho các lò rượu. Giống như người lao động trên toàn Anh quốc, nhân viên của Tamdhu đã thích nghi với yêu cầu giãn cách xã hội và giờ đây thường xuyên khử trùng nơi làm việc, nhưng họ cũng phải lo đối phó với nguồn cung.

“Chúng tôi không có được số lượng thùng chứa với chất lượng như trước – là loại thùng rượu vang mà chúng tôi cần để tạo ra rượu whisky mang thương hiệu Tamdhu,” Sandy McIntyre, người quản lý lò chưng cất rượu này cho biết. “Hồi tháng Ba, tháng Tư, chúng tôi tính là sẽ nhận được với số lượng thùng khá lớn. Nhưng mà việc giao hàng đã bị chậm trễ.”

Thùng rượu gỗ cỡ lớn được sản xuất từ Tây Ban Nha và thường xuyên được chuyển tới từng đợt, mỗi đợt khoảng 80 thùng, sáu lần một năm.

Chúng khiến cho whisky đã chưng cất có được vị ngọt đặc trưng. Nhưng việc phong toả đã khiến việc vận chuyển thùng bị trì hoãn, cho nên Tamdhu rơi vào tình huống mà McIntyre gọi là “một chút thắt cổ chai”.

Điều đó có nghĩa là trong khoảng một thập niên sắp tới, sẽ có những khoảng thời gian xảy ra tình trạng không có đủ rượu whisky đạt đủ độ tuổi để đem đi đóng chai.

Lượng rượu cũ còn trong kho nhiều khả năng sẽ được đưa ra để bù cho chỗ thiếu hụt, mà như thế có nghĩa là một số chai whisky Tamdhu dán nhãn là 12 năm tuổi nhưng trên thực tế có thể đã đạt gần 13 năm tuổi.

Đó là một ví dụ cho thấy hậu quả không thể lường trước mà đại dịch gây ra cho các nhà chưng cất rượu trong vài tháng qua.

Doanh số ở Hoa Kỳ cũng giảm sút do bị đánh mức thuế mới, 25%, theo lệnh của Tổng thống Trump. Rồi đến lượt tình trạng đóng cửa các quán bar, nhà hàng ở khắp nơi và doanh số ở các cửa hàng miễn thuế sụt giảm. Kết quả là, xuất khẩu rượu Scotch giảm 30%, theo Fraser Grieve, người phát ngôn của Hiệp hội Rượu Whisky Scotch.

Đây là con số đáng kể. Rượu whisky của Scotland chiếm 1/5 tổng lượng xuất khẩu trong mảng thực phẩm và thức uống của Anh Quốc. Và theo Grieve giải thích, thị trường nước ngoài là nguồn thu nhập khổng lồ cho các nhà làm rượu.

Covid-19: Sai lầm chết người về cách ‘đọc’ những con số

Covid-19 làm thay đổi ngành hàng không thế nào

“Khi lượng hàng xuất khẩu giảm 30% mà xuất khẩu lại chiếm đến 90% lượng bán ra, thì đây là cú sốc lớn,” ông nói.

Trong những lúc sóng gió, các nhà chưng cất rượu phải nghĩ lại họ cần làm gì, và cần làm điều đó như thế nào.

Rất nhiều nơi đã sản xuất cồn rửa tay và hiến tặng cho bệnh viện tại địa phương hoặc nhà dưỡng lão trong khi vẫn tiếp tục sản xuất rượu whisky.

Một số khác thì đem bán được nhiều hơn các thùng rượu hiếm và các loại mạch nha, vốn có thể đạt mức hàng ngàn bảng khi đem bán đấu giá.

Dù vậy, nói chung, bức tranh kinh tế vẫn còn ảm đạm. Làm sao để rượu whisky Scotch quay trở lại vị thế dẫn đầu?

McIntyre cho biết ông và nhóm đồng sự tại Tamdhu đã làm “khá tốt” việc bán hàng – doanh số có sụt giảm, nhưng chỉ giảm khoảng 8-10%. Là thương hiệu whisky thượng hạng và chỉ sản xuất quy mô nhỏ, họ có vị thế tốt hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Giờ đây, họ đang lên kế hoạch trước nhiều tháng. Do phải hoạt động trong tình trạng thùng chứa rượu được nhập khẩu thất thường, họ phải có đủ thiết bị để ứng phó nếu xảy ra vấn đề về nguồn cung.

“Chúng tôi phải đảm bảo có đủ các thiết bị cần thiết như găng tay, khẩu trang,” McIntyre cho biết, khi nói đến phần thiết bị bảo vệ cá nhân, còn gọi là PPE, vốn đã trở nên thiết yếu cho nhân viên y tế trong thời đại dịch.

Tamdhu giờ đây có số lượng tồn trữ khoảng một tháng cho các thiết bị như vậy để công nhân có đủ dụng cụ bảo hộ nhằm giữ gìn vệ sinh nhà máy chưng cất – cao gấp đôi so với mức bình thường.

Trong khi đó, thói quen tiêu dùng thay đổi cũng có nghĩa là các nhà chưng cất phải suy nghĩ lại về một số dòng sản phẩm của họ. Chẳng hạn như Bacardi nhận thấy doanh số bán cho các quán bar, nhà hàng và khách sạn sụt mạnh, nhưng lại tăng ở mảng bán lẻ cho mọi người mua về uống ở nhà.

Điều này đặc biệt thấy rõ ở Hoa Kỳ, Niall Mitchell, theo giám đốc vận hành Anh Quốc của rượu Bacardi, công ty đang nắm một số thương hiệu rượu whisky Scotch như Aberfeldy, Dewar’s và Macduff.

Ở đó, sản phẩm rượu whisky chai 1,75 lít rất phổ biến. “Chúng tôi đã làm việc rất, rất sát sao với các đơn vị cung ứng vỏ chai để đảm bảo là họ đáp ứng kịp thời nhu cầu của chúng tôi,” ông nói.

Các nhà cung cấp vỏ chai rượu thủy tinh đã đồng ý sản xuất các đợt hàng với số lượng nhỏ để Bacardi có thể thích ứng với nhu cầu thay đổi thất thường trong vài tháng tới.

Mitchell cũng nhắc đến chuyện các lò chưng cất của Bacardi khi chuyển qua sản xuất cồn rửa tay đã tìm được nguồn cung cấp vỏ chai nhựa từ các bên cung ứng trong vòng hai tuần.

“Với chuỗi cung ứng từng quen với nhu cầu bền vững, thì sự biến động trong vòng vài tuần là khá nhanh,” ông giải thích.

Giữa những hỗn loạn và tình trạng bán ra sụt giảm, một số cơ hội thú vị cũng xuất hiện.

Trong năm 2019, Bacardi tung ra chương trình thử rượu whisky qua mạng, nhưng năm nay, công ty này đã tìm cách thúc đẩy mô hình này khi các chương trình thử rượu trực tiếp tại nhà hàng và các lò chưng cất không thể diễn ra thường xuyên. Phản ứng của người tiêu dùng khá tích cực, Mitchell chia sẻ.

“Nó mở ra một kênh mới mà chúng tôi có thể đã không thực sự tận dụng trước đây,” ông nói. “Điều này quay lại với khả năng thích nghi, vốn cực kỳ quan trọng trong thời điểm như hiện tại.”

Và đáng kể nhất có lẽ là sự bùng nổ bán ra các loại rượu whisky đặc biệt.

Blair Bowman, chuyên tư vấn về rượu whisky, là người môi giới cho những khách sẵn sàng vung tiền tìm mua những thùng rượu whisky phiên bản đặc biệt hoặc hiếm. Những thùng rượu này có thể có giá đắt đến không tưởng – thậm chí đến bảy con số, ông cho biết. Khách hàng của ông mua chúng để làm chiến lợi phẩm cho những bộ sưu tập rượu whisky của họ.

“Họ muốn một thứ gì đó mà bạn bè họ không có,” Bowman giải thích. Những thùng rượu mua về có thể được gửi giữ trong nhà kho của lò chưng cất trong nhiều năm, hoặc được đem đóng chai và chuyển đi. Người mua có thể chọn bất cứ cách nào họ thích và một số đơn giản là để đó chờ đến lúc gặp thời – vì rượu whisky có thể được coi như món hoàn toàn là đầu tư tài chính.

Tuy việc bán các thùng rượu hiếm chỉ phục vụ cho một thị trường thuộc phân khúc rất đặc biệt, nhưng Bowman đã nhận được rất nhiều yêu cầu mua chúng kể từ khi đại dịch xảy ra.

“Những khách hàng cao cấp thình lình bỗng muốn mua rất nhiều thùng rượu,” ông nói, và nhớ lại là có rất nhiều đơn hàng từ khắp thế giới ông nhận được trong mùa xuân. “Đúng là ngập trong các đơn hàng.”

Sandy McIntyre từ lò chưng cất rượu Tamdhu cũng để ý tới sự quan tâm ngày càng tăng của khách hàng từ Châu Á trong vài năm gần đây, và đồng tình rằng điều này sẽ giúp các lò chưng cất ứng phó với tình trạng sụt giảm doanh số bán rượu đóng chai do đại dịch.

Trong thực tế, doanh số bán buôn đã “tăng đến hai con số”, ông nói – dấu hiệu cho thấy thị trường các loại rượu whisky đắt tiền vẫn tăng, thậm chí ngay cả trong những thời gian khó khăn này.

Nói chung, các nhà chưng cất rượu whisky có vẻ như đã vươn lên từ thách thức thời đại dịch.

“Ban đầu tôi thực sự lo lắng là có thể sẽ xảy ra tình trạng phải đóng cửa 100% đối với lượng hàng sản xuất trong năm nay nhằm phục vụ cho tương lai,” Bowman nói. Điều này có nghĩa là trong khoảng một thập niên tới, sẽ có khoảng trống đáng kể đối với nguồn cung rượu Scotch đủ tuổi đóng chai.

Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, các lò chưng cất vẫn có thể tiếp tục sản xuất trong năm nay, chỉ là với một chút chậm trễ và thời gian đóng cửa không đáng kể. Tamdhu là trường hợp điển hình: McIntyre dự đoán sản lượng của họ chỉ giảm sút 2% trong năm 2020.

Dù nhiều người sẽ tìm cách quên đi năm sóng gió này, nhưng có lẽ những người hâm mộ rượu whisky trong 10, 20 hay thậm chí 50 năm nữa sẽ nâng một ly “chưng cất năm 2020” – nhân loại rốt cuộc đã vượt qua đại dịch.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-55609853

Anh Quốc chuẩn bị cấm nhập hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức

Thanh Hà

Quan hệ giữa Luân Đôn và Bắc Kinh thêm căng thẳng. Nhiều phương tiện truyền thông Anh ngày 11/01/2020 tiết lộ, ngoại trưởng Dominic Raab sắp công bố một loạt các biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức, bóc lột sức lao động của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Theo các báo The Sun và Guardian, trên nguyên tắc thông báo sẽ được đưa ra vào ngày Thứ Tư 13/01/2021. Chính phủ Anh yêu cầu các tập đoàn quốc gia tuân thủ quy định mới, kiểm tra sản phẩm nhập từ Trung Quốc không sử dụng lao động cưỡng bức. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại đây là bước kế tiếp sau nhiều mối căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Luân Đôn.

Chính phủ Anh lên án Trung Quốc đàn áp người đòi dân chủ ở Hồng Kông, vi phạm nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ ». Cũng Anh Quốc mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh đàn áp cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi ở Tân Cương.Tuy nhiên theo báo The Guardian, không chắc Luân Đôn hướng tới khả năng ban hành các biện pháp trừng phạt một số quan chức hay doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến các vụ cưỡng bức lao động ở Tân Cương.

Cựu lãnh đạo đảng bảo thủ Anh, Duncan Smith nổi tiếng là có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh nói với báo The Sun là ông tán đồng quyết định của chính phủ nhưng vẫn « chưa đủ  để giải quyết những vấn đề ngày càng lớn » giữa hai nước. Đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn sắp mãn nhiệm Lưu Hiểu Minh vào tuần trước, với những lời lẽ hăm dọa cho rằng « quan hệ Bắc Kinh –Luân Đôn tùy thuộc vào thái độ của chính phủ Anh muốn xem Trung Quốc là bạn hay là một đối thủ »  Tới nay Trung Quốc luôn bác bỏ những cáo buộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, triệt sản phụ nữ cộng đồng thiểu số này và bắt giam cả triệu người trong các trại « tập huấn » ở Tân Cương.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210111-anh-qu%E1%BB%91c-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-c%E1%BA%A5m-nh%E1%BA%ADp-h%C3%A0ng-trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-b%E1%BB%A9c

Covid-19: Pháp tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng

Anh Vũ

Trong khi tình hình dịch Covid 19 chưa kiểm soát được, trước những chỉ trích về việc triển khai chậm chạp chiến dịch tiêm chủng, bộ trưởng Y Tế Pháp cam đoan sẽ tăng gấp 10 lần số các địa điểm tiêm chủng so với các nước láng giềng để đạt mục tiêu đến cuối tháng Giêng sẽ có 1 triệu người Pháp được miễn dịch.

Trả lời phỏng vấn trên đài Europe 1, ngày 10/01/2021, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran khẳng định sẽ có nhiều gấp 10 lần các trung tâm tiêm chủng so với một số nước láng giềng, để tránh cho người cao tuổi không phải chờ đợi xếp hàng hay đi xa hàng trăm km để tiêm chủng.

Ông Olivier Véran khẳng định ngay từ 14 tháng này sẽ có một trang web đơn giản để tra cứu danh sách các điểm tiêm chủng trong vùng. Người dân trong diện tiêm chủng ưu tiên có thể lấy hẹn qua điện thoại. Lãnh đạo bộ Y Tế nhắc lại là Pháp đã chuẩn bị 78 triệu liều vac-xin cho từ nay đến mùa hè và con số này có thể tiếp tục tăng đến 100 triệu  trong thời gian tới. Cho đến giờ Pháp mới tiến hành tiêm chủng được cho 100 nghìn người nhưng bộ Y Tế cam kết từ nay đến cuối tháng sẽ đạt 1 triệu người được tiêm chủng.

Bộ Y tế Pháp cũng đã có thông báo, hơn 50 nghìn liều vac xin ngừa Covid-19 của hãng dược Moderna sau khi được cấp phép, hôm nay được giao cho Pháp. Đây là loại vac-xin thứ 2 sau sản phẩm của Pfizer/BioNTech được phép đưa vào sử dụng ở châu Âu.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20210111-covid-19-ph%C3%A1p-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-%C4%91%E1%BA%A9y-nhanh-ti%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%99-v%C3%A0-quy-m%C3%B4-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng

MyFrenchFilmFestival giới thiệu các tài năng điện ảnh Pháp ngữ

Tuấn Thảo

Năm 2021 mở ra trông một bối cảnh không mấy thuận lợi đối với các liên hoan phim nói riêng, ngành điện ảnh nói chung. Mặc dù tình hình dịch bệnh tại châu Âu chưa có dấu hiệu suy giảm và Pháp duy trì việc đóng cửa các rạp chiếu phim, nhưng năm 2001 bắt đầu với một tin vui : liên hoan MyFrenchFilmFestival duy trì phiên bản trực tuyến và sẽ miễn phí cho nhiều khán giả trên thế giới trong đó có các nước Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi…

Dự trù diễn ra kể từ ngày 15/01 cho đến ngày 15/02/2021, MyFrenchFilmFestival tập trung vào việc giới thiệu điện ảnh Pháp ngữ thông qua một chương trình chiếu phim trực tuyến. Đây là lần thứ 11 liên hoan được tổ chức và phiên bản năm nay bao gồm nhiều tài năng trẻ đến từ Bỉ, Thụy Sĩ, Luxembourg, Canada, Maroc, Tunisia hay là Pháp. 

Tính tổng cộng, 33 bộ phim được giới thiệu với công chúng trong đó có 10 phim truyện nằm trong chương trình tranh giải chính thức, 10 bộ phim ngắn và 13 bộ phim không tranh giải được quay cho màn ảnh lớn. Tất cả các tác phẩm này đều được phổ biến trên mạng và được phát hành trên khoảng 60 mạng phim trực tuyến trong vòng một tháng kể từ trung tuần tháng Giêng 2021 trở đi. 

Mang tên tiếng Anh, chiếu phim tiếng Pháp 

MyFrenchFilmFestival là một liên hoan phim quốc tế thường niên của Pháp. Do cơ quan UniFrance thành lập vào năm 2011 (cơ quan này chuyên quảng bá nghệ thuật thứ 7 của Pháp ở nước ngoài), chương trình này nhằm mục đích giới thiệu các tài năng mới đến từ khối Pháp ngữ. Cũng như liên hoan phim tiếng Pháp thành phố Angoulême, MyFrenchFilmFestival khá ngộ ngĩnh ở chỗ là mặc dù có tên gọi tiếng Anh, nhưng lại chỉ đưa vào chương trình tranh giải phim quay bằng tiếng Pháp, bất kể xuất xứ của đoàn làm phim hay quốc tịch của nhà đạo diễn. 

Một trong những đặc điểm của MyFrenchFilmFestival là ngay từ khi được thành lập, liên hoan kết hợp cả hai hình thức giới thiệu phim ở rạp và chiếu phim trên mạng. Từ khắp nơi, khán giả có thể đăng ký xem phim trực tuyến để rồi bình chọn phim mà họ yêu thích nhất. Bằng cách này, liên hoan tạo điều kiện cho các tác phẩm đầu tay của các đạo diễn khối Pháp ngữ có thêm cơ hội tiếp cận với khán giả năm châu. 

Người dùng Internet sau đó được mời đánh giá các bộ phim mà họ đã xem trực tuyến. Giải thưởng của công chúng được đúc kết từ các kết quả thu thập trên mạng. Ngoài ra còn có hai giải thưởng quan trọng khác : giải của ban giám khảo gồm các nhà đạo diễn, tác giả Pháp cũng như quốc tế và giải thưởng của giới phê bình (theo mô hình của Golden Globe) bao gồm 10 thành viên là giới phóng viên nước ngoài.

Trong những kỳ trước, liên hoan MyFrenchFilmFestival là bệ phóng giúp cho nhiều tên tuổi gặt hái nhiều thành công sau đó trong làng điện ảnh quốc tế. Đó là trường hợp vào năm 2015 của nữ đạo diễn kiêm diễn viên Pháp Mélanie Laurent với bộ phim “Respire”, hay là nhà làm phim Pháp Thomas Lilti trong loạt phim “Hippocrate” & “Médecin de Campagne” nói về những điều kiện làm việc khó khăn của giới bác sĩ ở vùng xâu vùng xa. 

Các giải quan trọng nhân những kỳ liên hoan trước

Trong chương trình chính thức, các tác phẩm nổi trội thường đoạt cùng lúc nhiều giải thưởng như trường hợp vào năm 2018 của bộ phim “Noces” (Hôn lễ) của đạo diễn người Bỉ Stephen Streker và phim hoạt hình  “La Mort, Père & Fils” của Denis Walgenwitz, phóng tác từ truyện của Winshluss, đã giành luôn hai Giải Báo chí Quốc tế và Giải thưởng của Công chúng. Còn nữ đạo diễn kiêm diễn viên Noémie Lvovsky nhờ đoạt thêm giải của ban giám khảo 2019 với tác phẩm “Ngày mai và tất cả những ngày còn lại ” mà trở thành một trong những tên tuổi sáng giá trong các kỳ liên hoan phim quốc tế như Locarno (Thụy Sĩ), liên hoan phim châu Âu tại Berlin (Đức) hay phim Nam Mỹ tại Buenos Aires (Argentina) …

Có lẽ cũng vì MyFrenchFilmFestival đã chọn ngay từ đầu hình thức giới thiệu phim trên mạng cho nên ít bị dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ như các liên hoan “truyền thống” khác. Hiện thời, theo nguồn tin của giới chuyên ngành, liên hoan phim quốc tế Berlin, dự trù vào tháng 02/2021, đã bị dời lại, trong khi đó ban giám đốc liên hoan Cannes cho biết nếu như hội chợ phim được duy trì, thì chương trình chiếu phim tranh giải Cành cọ vàng cũng chỉ được tổ chức vào đầu mùa hè, tức vào đầu tháng 07/2021 nếu điều kiện cho phép.

Nhìn vào nội dung chương trình 2021 của MyFrenchFilmFestival, 33 tác phẩm tham gia được chia thành 7 hạng mục khác nhau, nội dung phim khá phong phú đa dạng, cho thấy các đoàn làm phim đã phần nào thích nghi với hoàn cảnh khó khăn mới, kể cả việc viết lại kịch bản để hạn chế số diễn viên và nhân viên kỹ thuật có mặt cùng lúc trên phim trường. Toàn bộ 33 tác phẩm đều có phụ đề bằng 11 thứ tiếng và các giải thưởng năm nay sẽ được trao bởi công chúng, các nhà đạo diễn và giới nhà báo quốc tế. Ban giám khảo phim truyện năm nay, có sự tham gia đáng chú ý của nhà sản xuất người Pháp Rosalie Varda, nhà làm phim người Colombia Franco Lolli và nữ đạo diễn người Algeria Mounia Meddour.

Nội dung phong phú, hạng mục đa dạng

Tất cả các hạng mục chiếu phim đều mang tiếng Anh, nhưng một lần nữa chỉ giới thiệu phim tiếng Pháp, điển hình là hạng mục “Forever Young” (Trẻ mãi không già) được dành cho các bộ phim nói về con đường dẫn đến lứa tuổi trưởng thành. Chủ đề này nổi bật trong tác phẩm “Tu mérites un amour” (tạm dịch Tình yêu nào mới xứng đáng) của nữ đạo diễn gốc Tunisia Hafsia Herzi cũng từng đoạt giải César năm 2007 dành cho diễn viên đầy triển vọng. Ngoài ra, còn có bộ phim “Adolescentes” (Thiếu nữ) của Sébastien Lifshitz, vốn là giáo viên trường cao đẳng điện ảnh Pháp Femis. Sau một thời gian giảng dạy, ông bắt tay vào việc viết kịch bản và đạo diễn phim truyện.

Hạng mục “Crazy Loving Family” đem lại những góc nhìn trìu mến nhưng không kém phần dí dõm hài hước về những tình huống bi hài, phức tạp giữa các thành viên trong cùng một gia đình (hiểu theo nghĩa rộng). Trong hạng mục này, bộ phim “Sole Mio” (Chỉ là ta) của đạo diễn Maxime Roy nói về câu chuyện cảm động của một ông bố buộc phải tìm cách nói với vợ con mình lâu ngày xa nhau, về việc ông sắp chuyển đổi giới tính. 

Hạng mục “True Heroines” được thể hiện qua nhiều tác phẩm khác nhau, phác họa bức chân dung đầy cá tính của những phụ nữ trẻ thời nay, dù khó khăn nhưng vẫn có nghị lực vươn lên, dù hứng chịu nhiều áp lực gia đình và xã hội, họ vẫn muốn bằng mọi cách làm chủ số phận, sống theo ý mình. Hình tượng của “những nữ anh hùng đích thực” của đời thường được thể hiện qua bộ phim đầu tay “Kuessipan” của nữ đạo diễn gốc Canada Myriam Verreault nói về vị trí của người đàn bà trong cộng đồng thiểu số Inuit. Còn phim “Filles de joie”(Gái “giải sầu”) của đạo diễn Bỉ Frédéric Fonteyne thì lại nói lên các thành kiến xã hội về các cô gái điếm thời công nghệ số. 

Bên cạnh đó, còn có nhiều hạng mục khác như “On the Road” (Trên đường lánh nạn) chủ yếu là phim truyện hay phim tài liệu nói lên các đợt di cư thời bạo loạn, qua số phận gian nan của những gia đình đang chạy trốn các cuộc xung đột quốc tế. Hạng mục “Love is Love” thì nhẹ nhàng hơn với những bộ phim tình cảm tâm lý, tình yêu bất kể rào cản ngôn ngữ, tuổi tác, giới tính hay màu da. Còn “Kids Corner” là góc phim dành cho các em nhỏ, thông qua các tác phẩm hoạt hình của Pháp, Bỉ hay Canada…

Chương trình chiếu phim MyFrenchFilmFestival có đầy đủ các thể loại (ngoại trừ thể loại phim hành động blockbuster) dành cho thành phần khán giả thích xem phim “nghệ thuật” của nhiều hãng phim độc lập. Theo ban tổ chức, chương trình sẽ được phân phối trên 60 mạng phim trực tuyến trong đó có Apple TV, Amazon Prime hay là Google Play. Trong năm qua, liên hoan này đã thu hút hơn 12 triệu lượt người xem, tức cao gần gấp đôi so với mức bình thường. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, khán giả sẽ phải trả 8 euro để có thể xem trong một tháng toàn bộ các phim được giới thiệu trong chương trình. Ngược lại, phim hoàn toàn miễn phí cho các khán giả ở châu Á (ngoại trừ Trung quốc và Nhật Bản) cũng như miễn phí đối với người xem ở Nam Mỹ, Châu Phi và các nước như Nga, Ba Lan và Rumani.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210111-myfrenchfilmfestival-gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-c%C3%A1c-t%C3%A0i-n%C4%83ng-%C4%91i%E1%BB%87n-%E1%BA%A3nh-ph%C3%A1p-ng%E1%BB%AF

Teheran chỉ trích Hàn Quốc phong tỏa tài sản của Iran

Trọng Nghĩa

Thứ trưởng Ngoại Giao Hàn Quốc Choi Jong Kun đã đến Iran vào hôm qua, 10/01/2021 để đàm phán về việc yêu cầu Teheran thả tàu MT Hankuk Chemi chở hóa chất, bị lực lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran bắt giữ hôm 04/01 gần eo biển Ormuz.

Theo hãng tin Anh Reuters, thứ trưởng Ngoại Giao Iran Abbas Araghchi đã bác bỏ các cáo buộc nói rằng việc Tehran bắt giữ chiếc tàu của Hàn Quốc và thủy thủ đoàn 20 người, là hành động “bắt con tin”. Phía Iran tái khẳng định rằng tàu Hankuk Chemi bị bắt giữ vì đã gây ô nhiễm biển.

Taikun Shipping – công ty vận hành con tàu (trụ sở tại thành phố Busan, Hàn Quốc) – khẳng định không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Iran đang điều tra việc vi phạm quy định bảo vệ môi trường trước khi bắt giữ tàu Hankuk Chemi.

Teheran đã tố cáo ngược lại rằng chính Seoul đang giữ tiền của Iran để làm “con tin“, và đã yêu cầu Seoul giải tỏa số tiền 7 tỉ đô la đang bị các ngân hàng Hàn Quốc đóng băng vì lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiền của Tehran đã bị Hàn Quốc phong tỏa sau khi chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2018 và tăng cường trừng phạt Iran.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210111-iran-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-vi%E1%BB%87c-t%C3%A0i-s%E1%BA%A3n-b%E1%BB%8B-seoul-phong-t%E1%BB%8Fa

Giáo sư Nhật Bản tố cáo ‘truyền thông dòng chính’ đưa tin sai lệch về bầu cử Mỹ

Vũ Dương

Mục lục bài viết         

Truyền thông dòng chính Nhật Bản đưa tin sai lệch về tình hình bầu cử Mỹ

Chiến thắng kỳ lạ của ông Biden và tính thiên lệch của truyền thông

Tính công bằng và khách quan của các kênh truyền thông dòng chính đã biến mất

Ông Akira Kimura – giáo sư danh dự của Nhật Bản cho hay, không chỉ truyền thông thiên tả của Mỹ, mà các kênh truyền thông dòng chính của Nhật Bản cũng “đưa tin sai lệch” về bầu cử Tổng thống Mỹ lần này…

Giữa làn sóng các kênh truyền thông dòng chính Nhật Bản hạ bệ Tổng thống Trump và ca ngợi ông Biden một cách phiến diện, vẫn có các kênh truyền thông chính nghĩa luôn giữ vững nguyên tắc đưa tin trung thật, nhờ đó mọi người bắt đầu chú ý đến tình huống chân thật của lần bầu cử Mỹ này thông qua một vài kênh truyền thông cánh hữu hiếm hoi ở Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều nhân sĩ chính nghĩa bắt đầu có cái nhìn chính diện về tình huống chân thật của cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Gần đây, ông Akira Kimura – giáo sư danh dự của Đại học Kagoshima đã đăng tải bài viết trên trang web để nói rõ hơn về vấn đề này, theo Vision Times.

Truyền thông dòng chính Nhật Bản đưa tin sai lệch về tình hình bầu cử Mỹ

Về câu hỏi các kênh truyền thông dòng chính của Nhật Bản đã đưa tin sai lệch về bầu cử Mỹ, Giáo sư Kimura chỉ ra rằng sau khi bầu cử Mỹ kết thúc việc bỏ phiếu, thuận theo lượng lớn các kênh truyền thông cánh tả của Mỹ, điển hình là CNN đã phớt lờ sự thật gian lận mà tự ý tuyên bố ông Biden đã thắng cử, khiến các kênh truyền thông dòng chính Nhật Bản cũng vào hùa theo các kênh truyền thông thiên tả của Mỹ, và cũng ngang nhiên tuyên bố rằng ông Biden đã đắc cử. Điều này đã tạo nên một ấn tượng sai lầm cho mọi người rằng, dường như bầu cử Mỹ lần này cũng giống như các đợt bầu cử tổng thống trước đó, và việc ông Biden đắc cử không phải hoài nghi thêm nữa.

Các kênh truyền thông dòng chính Nhật Bản không ngừng đưa tin về cái gọi là “động thái thành lập chính phủ mới của ông Biden” và “tình hình chuyển giao quyền lực”. Trước sự thật gian lận bầu cử mà Tổng thống Trump chỉ ra, các kênh truyền thông đều chỉ trích Tổng thống Trump, nói rằng việc ông không công nhận kết quả bầu cử và ủng hộ các vụ kiện là vì ông không sẵn sàng thừa nhận thất bại, là “thiếu phong thái của người quân tử khi đứng trước thất bại”, “không dám thừa nhận thất bại một cách hào sảng”, v.v. . Giáo sư Kimura chỉ ra rằng những bài tin này chứa đầy lời lẽ ác ý và thái độ căm ghét, thù địch với Tổng thống Trump.

Về lượng lớn các sự thật gian lận được tiết lộ và các cáo buộc “ăn cắp phiếu bầu của Tổng thống Trump” do đội ngũ chiến dịch của Tổng thống đưa ra, các kênh truyền thống dòng chính Nhật Bản mô tả đây là một “thuyết âm mưu không có bằng chứng rõ ràng”, còn phản bác cho rằng các bằng chứng gian lận là tin giả. Kết quả là, dường như những người kiên quyết đòi công lý đã trở thành thiểu số trên bề mặt.  Sau khi bị ảnh hưởng bởi điều này, hầu hết các kênh truyền thông Nhật Bản dường như đã ngừng suy nghĩ, không ngừng đăng tải các bài tin phớt lờ sự thật.

Về vấn đề này, giáo sư Kimura chỉ ra rằng các kênh truyền thông này đã dựng nên một “hiện thực giả” trên cơ sở phớt lờ sự thật, sau đó đưa tin về những sự kiện thứ cấp có lợi cho cái giả này, dần dần “hiện thực hóa” cái “hiện thực giả” ấy trong tâm trí mọi người.

Chiến thắng kỳ lạ của ông Biden và tính thiên lệch của truyền thông

Về chiến thắng kỳ lạ của ông Biden, giáo sư Kimura cũng đặt ra nhiều nghi vấn. Bởi nếu xét theo kết quả bỏ phiếu của “lưỡng viện” và biểu hiện thực tế của ông Biden, số phiếu này gần như là điều không thể. Bản thân Biden hầu như không có bất kỳ hoạt động tạo đà nào, chỉ có một vài sự kiện chỉ thu hút được một lượng nhỏ quần chúng tham gia, điều này hoàn toàn trái ngược với khung cảnh hoành tráng với “biển người đông nghịt” trong các hoạt động tạo đà của Tổng thống Trump. Nếu Biden không được nhiều người ủng hộ đến vậy, lượng lớn phiếu bầu kia của ông ta rốt cuộc là đến từ đâu.

Ông Kimura cũng đưa ra rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như số lượng phiếu bầu qua bưu điện vượt xa những năm trước, “đường cong bỏ phiếu cho ông Biden” hết sức kỳ lạ, thậm chí trái với quy luật tự nhiên, biểu hiện khác thường của các kênh truyền thông, liên quan đến một loạt các vụ bê bối của con trai ông ta là Hunter Biden, tất cả các kênh truyền thông đã hoàn toàn giả câm giả điếc, nhưng chỉ cần là sự tình gì liên quan đến Tổng thống Trump, dù là các vấn đề nhỏ nhặt, thậm chí là vô căn cứ thì các kênh truyền thông lại phóng đại đến mức tối đa, nhất định phải truy cứu đến cùng. Trong lần bầu cử

này, các kênh truyền thông thiên tả đã đơn phương tuyên bố chiến thắng của ông Biden và buộc chính quyền TT Trump phải gấp rút chuyển giao quyền lực, v.v..

Tính công bằng và khách quan của các kênh truyền thông dòng chính đã biến mất

Tổng hợp mọi điều đã nêu ở trên, Giáo sư Kimura tin rằng bầu cử Mỹ lần này đã khiến mọi người cảm thấy rằng các hành động của các kênh truyền thông thiên tả của Mỹ từ lâu đã vượt khỏi cái gọi là ‘chống Trump, thật sự đã hết thuốc chữa, các kênh truyền thông này đã tự biến mình trở thành “kẻ thù của nền dân chủ”, “kẻ thù của đất nước”. Tính khách quan và trung lập vốn là điều cốt lõi cần có của một kênh truyền thông với tư cách là nền tảng xã hội đã biến mất từ ​​lâu. Họ đã bộc lộ bản chất rằng họ chỉ là cơ quan tuyên truyền của Đảng Dân chủ.

Về hoạt động của các kênh truyền thông dòng chính Nhật Bản, Giáo sư Kimura chỉ ra rằng hoạt động của họ giống như việc họ đưa tin về các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ trước đó, họ không thực hiện các cuộc phỏng vấn và điều tra độc lập, mà chỉ đưa tin dựa trên tin bài từ các kênh truyền thông thiên tả của Mỹ vốn đã ém nhẹm sự thật. Do đó, các báo cáo của các kênh truyền thông Nhật Bản không thể gọi là “đưa tin sai lệch” nữa, mà là “thao túng thông tin có chủ đích”, thậm chí là tung tin giả. Ông Kimura tin rằng những người giữ quan điểm này trong xã hội Nhật Bản không còn giới hạn ở một số ít.

Trên thực tế, người dân Nhật Bản đã nhận ra điều này, nên có nhiều tổ chức dân sự đã cùng nhau tổ chức hai cuộc biểu tình ở Tokyo và Osaka để ủng hộ TT Trump và phản đối các kênh truyền thông dòng chính Nhật Bản đưa tin phiến diện về bầu cử Mỹ.

Video: Vào chiều ngày 29/11/2020, một cuộc diễu hành ủng hộ Tổng thống Trump được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản.

https://www.dkn.tv/the-gioi/giao-su-nhat-ban-to-cao-truyen-thong-dong-chinh-dua-tin-sai-lech-ve-bau-cu-my.html

Thách thức Biden, Kim Jong Un tuyên bố Mỹ là ‘kẻ thù lớn nhất’

Triệu Hằng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố sẽ phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn và nói rằng Mỹ là “kẻ thù lớn nhất” của Triều Tiên, truyền thông Bình Nhưỡng cho biết hôm thứ Bảy. Động thái này được xem là nhằm đặt ra một thách thức đối với ông Joe Biden, theo Reuters.

“Các hoạt động chính trị đối ngoại của chúng ta nên được tập trung và chuyển hướng nhằm khuất phục Mỹ, kẻ thù lớn nhất và là trở ngại chính đối với sự phát triển đổi mới của chúng ta”, ông Kim Jong Un nói trong bài phát biểu kéo dài 9 giờ đồng hồ trong một đại hội đảng hiếm hoi ở Bình Nhưỡng.

Các chính sách thù địch của Washington sẽ không thay đổi bất kể ai chiếm giữ Nhà Trắng, nhưng việc loại bỏ các chính sách đó sẽ là chìa khóa cho quan hệ Triều Tiên – Hoa Kỳ, ông Kim cho biết, theo hãng thông tấn nhà nước KCNA.

Ông Kim nói rằng Triều Tiên sẽ không “lạm dụng” vũ khí hạt nhân nhưng nước này đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân của họ, bao gồm khả năng “phủ đầu” và “trả đũa” với các đầu đạn có kích cỡ khác nhau.

Ngoài ra, ông Kim tuyên bố Triều Tiên sẽ phát triển các thiết bị bao gồm vũ khí siêu thanh, tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn sử dụng nhiên liệu rắn (ICBMs), vệ tinh do thám và máy bay không người lái.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thach-thuc-biden-kim-jong-un-tuyen-bo-my-la-ke-thu-lon-nhat.html

Bắc Triều Tiên: Kim Jong Un nắm chức tổng bí thư Đảng để củng cố quyền lực

Thanh Hà

Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên « nhất trí » bầu lãnh tụ tối cao Kim Jong Un vào chức vụ « tổng bí thư », thay thế cho chức vụ « chủ tịch Đảng » mà ông nắm giữ từ năm 2016. Theo giới quan sát việc thay đổi chức danh nói trên nhằm « củng cố quyền lực » của ông Kim Jong Un.

Truyền thông chính thức tại Bình Nhưỡng ngày 11/01/2021 cho biết « trong tiếng hoan hô nhiệt liệt », ông Kim Jong Un đã được toàn thể các đại biểu tham dự Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên, ngày hôm qua, 10/01, bầu làm tổng bí thư Đảng. Đây là một chức vụ mà thân phụ và ông nội của đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên từng nắm giữ. Nhưng trong Đại Hội Đảng Lao Động Triều Tiên hồi 2016 ông Kim Jong Un đã được chỉ định vào chức vụ « chủ tịch » đảng và không một ai nhắc tới chức vụ tổng bí thư.

Đại Hội 8 của Đảng Lao Động Triều Tiên họp trong 6 ngày kể từ 05/01/2021 trong bối cảnh quốc gia đông bắc Á này vẫn bị quốc tế trừng phạt, và đang bị cô lập hơn bao giờ hết do tác động của đại dịch Covid-19.

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận «  những khó khăn kinh tế chồng chất » đang thách thức chế độ Bắc Triều Tiên. Trong diễn văn ngày 06/01/2021, Kim Jong Un cam kết tăng cường khả năng phòng thủ cho dù Bắc Triều Tiên đã là một cường quốc hạt nhân. Riêng về mặt kinh tế khác với thông lệ, ông Kim đã nhìn nhận rằng Bắc Triều Tiên không « hoàn thành mục đích trong hầu hết các lĩnh vực ». Về đối ngoại, vào lúc tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên bị đóng băng, lãnh đạo lãnh đạo Bình Nhưỡng đã khẳng định Mỹ là « kẻ thù chính » của chế độ.

Về việc Đảng Lao Động Triều Tiên tái lập chức vụ « tổng bí thư », theo một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quốc Tế về Bắc Triều Tiên, trụ sở tại Seoul, được AFP trích dẫn thì đây là « cách gián tiếp Bình Nhưỡng nhìn nhận những thay đổi đưa ra trong Đại Hội lần trước hồi năm 2016 đã không thực sự đem lại kết quả mong muốn ». Là người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc, nhà nghiên cứu Ahn Chan Il cho rằng « Kim Jong Un từng muốn đưa ra một hình ảnh khác với hình ảnh của thân phụ và ông nội khi từ bỏ chức tổng bí thư để trở thành chủ tịch Đảng ». Nhưng giờ đây trong hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo Bình Nhưỡng đang cần nhắc nhở công luận rằng ông là sự tiếp nối của hai thế hệ lãnh đạo đi trước. 

Một chi tiết được giới phân tích chú ý đó là trong thành phần Bộ Chính Trị Đảng Lao Động Triều Tiên, không có tên của bà Kim Yo Jong, em gái ông Kim Jong Un.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210111-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kim-jong-un-c%E1%BB%A7ng-c%E1%BB%91-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c

Trung Quốc ra luật mới để chống lại các lệnh trừng phạt của Trump

Justin Harper

Trung Quốc đang chống lại một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng các quy tắc mới nhằm bảo vệ các công ty Trung Quốc khỏi các luật nước ngoài “phi lý”.

Những thay đổi được công bố vào cuối tuần qua cho phép tòa án Trung Quốc trừng phạt các công ty tuân thủ theo những hạn chế như vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục nhắm vào các công ty Trung Quốc mà ông cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ.

Các biện pháp bao gồm trừng phạt các công ty cung cấp linh kiện cho các công ty nằm trong danh sách đen.

TT Trump ký lệnh cấm đầu tư vào công ty dính líu quân đội Trung Quốc

Phố Wall loại bỏ ba công ty viễn thông Trung Quốc

Phố Wall đảo ngược quyết định loại ba hãng viễn thông TQ

Hôm thứ Hai, ba công ty viễn thông lớn của Trung Quốc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) được cho là sẽ chứng kiến cổ phiếu của họ bị hủy niêm yết dựa trên những cáo buộc có quan hệ với quân đội nước họ.

NYSE sẽ loại bỏ China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong, dựa trên lệnh hành pháp được ông Trump ký vào tháng 11.

Vụ hủy niêm yết diễn ra sau một loạt các hành động chống lại các công ty Trung Quốc trong những tháng gần đây gồm TikTok, Huawei và nhà sản xuất chip Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC).

Tuần trước, ông Trump đã ký một sắc lệnh cấm việc giao dịch với 8 ứng dụng của Trung Quốc, gồm cả nền tảng thanh toán phổ biến Alipay, cũng như WeChat Pay.

Trump cấm Alipay và bảy ứng dụng khác của Trung Quốc

Mỹ gây áp lực lên công ty sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ tuyên bố các công ty công nghệ này chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc – những cáo buộc mà các công ty đã phủ nhận.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra các quy định mới về “chống lại việc áp dụng luật nước ngoài một cách phi lý”.

Bert Hofman, Giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, nói rằng:

“Các pháp nhân bị tổn thương do áp dụng luật pháp nước ngoài có thể đưa ra các thủ tục pháp lý trước tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. “Chính phủ cũng có thể thực hiện các biện pháp đối phó khác.”

Phản đòn

Các biện pháp có hiệu lực ngay lập tức này không đề cập trực tiếp đến Mỹ, cho dù Trung Quốc từ lâu đã than phiền về các lệnh trừng phạt và hạn chế thương mại của Mỹ.

Nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng vẫn chưa rõ luật mới sẽ được thực thi như thế nào.

“Một điểm vẫn cần được làm rõ là liệu lệnh này nhằm mục đích là nhắm đến các trừng phạt cụ thể đối với Trung Quốc hay các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước thứ ba, chẳng hạn như Iran hoặc Nga mà tác động bất lợi lên các công ty Trung Quốc”, Nicholas Turner, một luật sư tại Steptoe & Johnson ở Hong Kong, nói với BBC.

TT Trump có thể ‘chơi’ Trung Quốc một vố trước khi rời Nhà Trắng?

TQ ăn miếng trả miếng, leo thang thương chiến với Mỹ

“Các công ty có lợi ích kinh doanh đáng kể ở Trung Quốc có thể cần phải hoạt động thận trọng.”

Ông Turner tin rằng Trung Quốc cũng đang tự bảo vệ mình trước các lệnh trừng phạt trong tương lai mà ông Trump có thể đưa ra trước khi ông rời Nhà Trắng vào cuối tháng này.

“Tôi đang mong đợi nhiều hành động hơn sẽ được thực thi trước ngày 20 [tháng 1] dựa trên các tuyên bố của bộ ngoại giao Mỹ, dù rằng vẫn còn phải xem liệu họ có thể thúc đẩy bất kỳ hành động mới nào kịp lúc hay không,” ông nói thêm.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-55505199

Tiếp tục giấu dịch! Trung Quốc xóa 300 nghiên cứu then chốt về Covid-19

Hương Thảo

Chính phủ Trung Quốc đang phải đối mặt với những cáo buộc mới về việc giấu dịch sau khi các quan chức nước này xóa dữ liệu trực tuyến quan trọng về phòng thí nghiệm bị nghi ngờ là nguồn gốc phát tán Covid-19.

Tờ The Mail on Sunday đã tiết lộ việc hàng trăm trang thông tin liên quan đến các nghiên cứu của bởi Viện Virus học Vũ Hán đã bị xóa sạch. Thông tin chi tiết về hơn 300 nghiên cứu, bao gồm nhiều nghiên cứu điều tra về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) công bố trực tuyến đã không còn tồn tại.

Shi Zhengli, nhà khoa học ở Vũ Hán gây chú ý nhờ các chuyến đi thu thập mẫu phẩm trong hang dơi ở Vân Nam, Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Daily Mail dẫn từ AP).

Việc xóa các bằng chứng chính đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang cố che giấu sự thật về nguồn gốc virus. Nó diễn ra sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình hai tuần trước đã chặn các điều tra viên của Tổ chức Y tế Thế giới vào nước này trong một động thái khiến quốc tế lên án, và chỉ mới vừa cho phép họ đến điều tra vào hôm nay. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng hàng trăm câu chuyện cho rằng virus thậm chí không bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán.

Là một phần trong quá trình xóa dấu vết các nghiên cứu trực tuyến của NSFC, nó đã xóa tất cả các tham chiếu đến những nghiên cứu được thực hiện bởi Shi Zhengli, nhà virus học ở Vũ Hán, người đã có biệt danh người dơi Batwoman vì các chuyến đi thu thập mẫu trong hang dơi ở tỉnh Vân Nam của bà.

Các nghiên cứu then chốt đối với bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc virus, bao gồm một nghiên cứu về nguy cơ lây nhiễm chéo loài từ dơi với virus corona kiểu SARS, và một nghiên cứu khác về các mầm bệnh ở người do dơi mang đến, cũng đã biến mất.

Hôm 8/1, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Anh Iain Duncan Smith, một thành viên của Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc, cho biết những tiết lộ của The Mail on Sunday là một ví dụ khác về sự che đậy của Trung Quốc.

“Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng che giấu bằng chứng”, ông nói. “Điều quan trọng là phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng về những gì đã xảy ra, nhưng Trung Quốc dường như đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn điều đó. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra trong phòng thí nghiệm đó. Rất có thể đó là trường hợp họ đã ‘chơi đùa’ với các virus corona của dơi và mắc một số sai lầm. Trừ khi Trung Quốc tự nguyện mở cửa điều tra, [nếu không], thế giới sẽ cho rằng họ đang cố che giấu điều gì đó”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc bị cáo buộc che giấu bằng chứng quan trọng về nguồn gốc của virus. Vài ngày trước khi WHO được cảnh báo về sự bùng phát của các trường hợp viêm phổi giống SARS ở Vũ Hán vào tháng 12/2019, Viện Vi rút học Vũ Hán đã bắt đầu thay đổi cơ sở dữ liệu về các mầm bệnh do virus.

Cơ sở dữ liệu về mầm bệnh do virus truyền qua động vật hoang dã là độc nhất vì nó bao gồm thông tin về các biến thể virus ở các động vật hoang dã khác.

Trong số những thay đổi mà các chuyên gia tin rằng đã được thực hiện để khiến các nhà điều tra mất khả năng triển khai công việc, là việc các từ khóa như “sinh vật hoang dã” hoặc “động vật hoang dã” đã bị xóa. Tiêu đề nghiên cứu cũng đã bị thay đổi từ “Cơ sở dữ liệu về mầm bệnh do virus gây ra từ động vật hoang dã” thành “Cơ sở dữ liệu về tác nhân gây bệnh do virus do dơi và loài gặm nhấm”. Các thuật ngữ khác kết nối cơ sở dữ liệu với sự bùng phát dịch cũng đã bị xóa. Lấy ví dụ, các từ “Các bệnh truyền nhiễm mới nổi” và “nhiễm trùng chéo loài” chỉ được sử dụng trong phiên bản gốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tiep-tuc-giau-dich-trung-quoc-xoa-300-nghien-cuu-then-chot-ve-covid-19.html

Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm Covid hàng ngày tăng vọt trong 5 tháng

Triệu Hằng

Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng các ca nhiễm mới nCoV hàng ngày lớn nhất nước này trong vòng 5 tháng qua, khi các ca lây nhiễm mới ở tỉnh Hà Bắc gia tăng, Reuters trích dẫn từ cơ quan y tế quốc gia cho biết hôm thứ Hai.

Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc.

Một quận ở tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh ở phía đông bắc Trung Quốc hôm thứ Hai đã chuyển sang trạng thái phong tỏa sau khi số ca nhiễm Vũ Hán tăng vọt, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Tỉnh Hà Bắc chiếm 82 trong tổng số 85 ca nhiễm mới ở Trung Quốc được ghi nhận vào ngày 10/1. Trong số 3 ca nhiễm mới còn lại thì hai trường hợp được ghi nhận ở tỉnh Liêu Ninh và một trường hợp ở Bắc Kinh. Cả nước ghi nhận 18 ca nhiễm mới là các trường hợp từ nước ngoài về.

Tổng số các ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày là 103 trường hợp, cao nhất kể từ khi đạt mốc kỷ lục 127 ca/ngày vào ngày 30/7.

Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc và là tâm chấn của đợt bùng phát dịch bệnh mới trong tỉnh, đang bị phong tỏa. Người và phương tiện bị cấm rời khỏi thành phố khi các cơ quan chức năng tiến hành kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Giao thông công cộng trong thành phố cũng đã bị tạm dừng.

Trong khi đó, Wangkui, thuộc thành phố Suihua ở tỉnh Hắc Long Giang đã báo cáo 8 trường hợp nhiễm mới và hôm thứ Hai đã ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, cấm người dân rời khỏi thành phố và chặn tất cả các phương tiện giao thông không thiết yếu, theo truyền hình nhà nước. Mỗi gia đình trong quận chỉ có thể cho phép một người ra khỏi nhà của họ ba ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.

Ngoài ra, cơ quan quản lý đường cao tốc Hà Bắc cho biết hôm thứ Hai rằng nhiều đoạn đường cao tốc trong tỉnh đã bị đóng cửa để ngăn chặn sự lây nhiễm của Covid-19 ,và các phương tiện đã đăng ký để đến Thạch Gia Trang và thành phố Hình Đài sẽ được yêu cầu quay trở lại. Hình Đài cũng đã báo cáo các ca nhiễm Covid-19 trong những ngày gần đây, lên tới 76 ca nhiễm không triệu chứng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-ghi-nhan-so-ca-nhiem-covid-hang-ngay-tang-vot-trong-5-thang.html

Dịch bệnh nghiêm trọng, Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo các quan chức không giấu dịch

Vũ Dương

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, còn gọi là Covid-19, tái bùng phát ở nhiều tỉnh thành của Trung Quốc, số ca nhiễm ngày càng tăng. Trước tình hình này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc họp gần đây đã yêu cầu các quan chức nước này không che giấu hay báo cáo giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Tại một cuộc họp của Quốc vụ viện Trung Quốc hôm thứ Sáu (8/1), Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng sự minh bạch là yếu tố tối cần thiết giúp kiểm soát dịch bệnh bùng phát, theo SCMP.

“Trong quá trình kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, một trong những chìa khóa dẫn tới thành công là tìm kiếm sự thật từ con số thực tế, công bố công khai và minh bạch thông tin về đại dịch và không bao giờ được phép che giấu hay báo cáo thiếu”, ông nói.

Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán tái bùng phát ở nhiều tỉnh thành. Đầu năm nay, chỉ trong thời gian một tuần (ngày 2-9/1/2021), 7 tỉnh thành của Trung Quốc gồm: tỉnh Hà Bắc, khu tự trị Nội Mông Cổ, thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Liêu Ninh, tỉnh Hà Nam, tỉnh Tứ Xuyên, đã ban bố tình trạng thời chiến trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Chính quyền Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc ngày 10/1 xác nhận hoàn tất việc lấy mẫu xét nghiệm 13 triệu dân của thành phố. Hiện thủ phủ tỉnh Hà Bắc vẫn đang bị phong tỏa, người dân bị cấm ra khỏi nơi cư trú.

Nhà chức trách tại một số tỉnh khác của Trung Quốc ra khuyến cáo người dân “đang ở đâu thì nên ở yên đó” để tránh lây lan dịch bệnh. Chỉ còn một tháng nữa là bắt đầu cuộc “xuân vận” – thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc đổ về quê ăn Tết Nguyên đán.

Theo Reuters, việc các ổ dịch bùng phát làm dấy lên lo ngại chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp siết chặt đi lại ngay trong dịp tết để tránh “vỡ trận” như Vũ Hán năm ngoái.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-nghiem-trong-thu-tuong-trung-quoc-canh-bao-cac-quan-chuc-khong-giau-dich.html

Vũ Hán: Chuyên gia Trung Quốc thừa nhận số ca nhiễm COVID-19 tối thiểu cao gấp 3 lần công bố của chính phủ

 Bình luậnHà Thành

Ngày 7/1, các chuyên gia Trung Quốc, dựa trên phân tích mẫu máu để tìm kháng thể, đã kết luận rằng số ca nhiễm COVID-19 tối thiểu cao gấp 3 lần con số được thống kê chính thức là 50.340 ca…

Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm virus học trường Đại học Vũ Hán đã tiến hành nghiên cứu, sau đó công bố kết quả trên mục Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên của tạp chí danh tiếng PLoS.

Reuters đã ghi nhận kết quả mới này là phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Trung Quốc. Các nghiên cứu trước đây tại Trung Quốc cũng chỉ ra rằng những con số từ chính phủ là thấp hơn nhiều so với thực tế, nhưng xác nhận rất muộn và không cụ thể.

Trong nghiên cứu mới đây, các học giả đề xuất rằng, có ít nhất ⅔ tổng số trường hợp nhiễm là bệnh nhân không triệu chứng, bên cạnh hàng nghìn trường hợp khác nhiễm bệnh được xuất viện, dẫn đến việc gia tăng khả năng tồn tại của virus trong cộng đồng – trong một khoảng thời gian dài khi mà bệnh nhân không nhập viện.

Theo một nghiên cứu độc lập được thực hiện bởi CDC Trung Quốc, tỷ lệ tương đồng huyết thanh ở Vũ Hán (tỷ lệ dân số có kháng thể) vào cuối tháng trước thậm chí có thể còn cao hơn mức 4,43%. Điều này ngụ ý rằng khoảng ½ triệu người trong thành phố Vũ Hán (với 11 triệu dân) có thể đã bị nhiễm bệnh.

Theo tuyên bố chính thức từ chính phủ Trung Quốc, số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước chỉ là 87.331 người với 4.634 trường hợp tử vong.

Theo SCMP đưa tin, trưởng khoa Khoa học Sức khỏe của trường Đại học Vũ Hán là ông Yu Xuejie đã nhấn mạnh về sự khó khăn của việc phát hiện các ca nhiễm virus không triệu chứng và nói rằng “mọi người nên cảnh giác”.

Ông cũng nói thêm: “Nếu virus tiếp tục tồn tại dưới một dạng không gây ra bệnh thì đó không phải là một điều xấu. Thay vào đó, việc sống chung với virus không gây bệnh có thể tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta”.

Theo giả định của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Vũ Hán, một số chủng virus Corona vẫn đang hoạt động, có “ít độc lực hơn”, nhưng khó bị phát hiện. Tuy nhiên, chúng vẫn gây quan ngại bởi chúng có thể “trở lại thành một chủng có độc lực cao để bùng phát dịch bệnh”, bên cạnh việc gây ra triệu chứng ở những người cực kỳ nhạy cảm.

Chính quyền Trung Quốc vẫn luôn che giấu dịch bệnh?

Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Trung Cộng bùng phát tại Vũ Hán hồi cuối năm 2019, đầu năm 2020, Mỹ và nhiều nước phương Tây đã luôn hồ nghi về các con số báo cáo từ chính quyền Trung Quốc về tình hình dịch bệnh.

Các nước này không ít lần yêu cầu có một cuộc điều tra về tình hình dịch bệnh tại Đại lục và cáo buộc việc che giấu mức độ đại dịch của chính quyền Trung Quốc đã khiến thế giới mất đi “thời gian vàng” để đối phó với dịch bệnh.

Chính quyền TT Trump cũng nhiều lần yêu cầu Trung Quốc cho phép các chuyên gia vào Viện Virus học Vũ Hán để xác định chính xác nguồn gốc của virus, nhưng luôn bị chính phủ Trung Quốc từ chối. Bởi vậy, nguồn gốc của virus đến nay vẫn là câu hỏi bị bỏ ngỏ.

Đầu tháng 4/2020, tình báo Mỹ đã kết luận chính phủ Trung Quốc che giấu mức độ đại dịch COVID-19, công bố không đầy đủ số ca nhiễm và tử vong ở nước này. Hồi tháng 5/2020, 122 quốc gia đã ủng hộ việc điều tra nguồn gốc dịch COVID-19, bắt nguồn từ Vũ Hán.

Những nghi vấn của thế giới không phải là không có cơ sở, khi mà chế độ Trung Quốc vốn đã có “truyền thống” thiếu minh bạch về thông tin. Các con số mà chính quyền nước này công bố vốn từ lâu đã bị các nước phương Tây coi là “chỉ có giá trị tham khảo”, chứ không phản ánh thực tế – tốc độ tăng trưởng GDP là một ví dụ.

Đặc biệt, khi vào thời gian đầu khi bùng dịch, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã không ngừng che giấu tình hình với đủ mọi biện pháp: bắt bớ những nhà báo công dân đưa tin về Vũ Hán; đặc biệt là vụ bắt giữ bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố gắng cảnh báo sớm tới cộng đồng về dịch bệnh. Những hành động này đã dấy lên sự giận dữ trong chính cộng đồng người Trung Quốc.  

Hiện nay, dịch COVID-19 đã lại bùng phát tại một số địa phương ở Đại Lục, nhưng liệu có thể tin tưởng vào mức độ báo cáo của chính quyền nước này hay không, thì hẳn chúng ta đã tự có câu trả lời.

Hà Thành

– Theo Breitbart.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/chuyen-gia-trung-quoc-so-ca-nhiem-covid-19-tai-vu-han-toi-thieu-cao-gap-3-lan-cong-bo-chinh-thuc-128209.html

Bác sĩ Trung Quốc phải đăng bài xin lỗi sau khi nói rằng vaccine của Sinopharm là “thiếu an toàn nhất trên thế giới”?

 Bình luậnVăn Đức

Bài đăng mới của vị chuyên gia đã khiến nhiều cư dân mạng đặt nghi vấn, cáo buộc là giải thích cứng nhắc và thiếu tính thuyết phục. Cộng đồng mạng lo lắng cho vị bác sĩ và cho rằng đây chỉ là một bài viết “minh oan”…

Vài ngày trước (6/1/2021), chuyên gia vaccine Tao Lina (陶黎纳) ở Thượng Hải đã đăng tin trên Weibo, nói rằng vaccine Trung Quốc từ tập đoàn Sinopharm có 73 tác dụng phụ và là loại vaccine không an toàn nhất trên thế giới. Ngay lập tức, thông tin này đã bị xóa và làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội.

Vào thời điểm đó, nhiều cư dân mạng đặc biệt lo lắng cho sự an toàn vị chuyên gia vaccine.

Chiều ngày 7/1/2021, Tao Lina đã đăng lời xin lỗi trên Weibo, cho biết: “Ý định ban đầu (của tin trước đó) đã bị bóp méo, anh ấy sẽ tuân thủ quy tắc pháp luật và nhận vaccine của Sinopharm”.

Tuy nhiên, bài báo mới của chuyên gia Tao đã khiến nhiều cư dân mạng đặt nghi vấn, cáo buộc là giải thích cứng nhắc và thiếu thuyết phục. Họ cho rằng đây chỉ là một bài viết “minh oan”.

Một số netizen cho rằng ông buộc phải xin lỗi trước sức ép của chính quyền. Nếu vaccine Sinopharm thực sự tốt, thì tại sao lại phải xóa toàn bộ bài viết trước, và đăng bài xin lỗi để làm gì?

Trong bài viết vào ngày 6/1/2021, vị chuyên gia vaccine – từng là bác sĩ trưởng của Phòng Kế hoạch Tiêm chủng của CDC Thượng Hải – đã nêu tên vaccine của Sinopharm là “thiếu an toàn nhất trên thế giới”. Cụ thể hơn, bác sĩ Tao cho biết mình đã đếm được tổng cộng 73 tác dụng phụ, nhiều ở mức “tiền vô cố nhân, hậu vô lai giả, nhất kỵ tuyệt trần”.

Tao Lina còn nói rằng một số bác sĩ đồng nghiệp đã nói tài liệu hướng dẫn này là “trốn tránh trách nhiệm” và nhà sản xuất sẽ không bồi thường cho người tiêm vaccine, nếu gặp phải các phản ứng phụ được liệt kê tài liệu hướng dẫn.

Bài đăng nhanh chóng được lan truyền sau khi xuất hiện trên Weibo. Nhưng nó còn khiến dư luận xôn xao hơn khi ngay tức khắc bị xóa mất. Nhiều cư dân mạng tỏ ra lo lắng trước việc này:

“Bác sĩ này có bị làm sao không?”

“Cảm ơn bác sĩ Tao đã nói thật, nhưng nói vậy có sao không?”

“Có phải chúng ta đang cạnh tranh thị trường vaccine không vậy, ông nhất định sẽ không bị bắt đấy chứ?”

Sau một ngày hỗn loạn, vào ngày 7/1/2021, chuyên gia Tao đã đăng tin trên Weibo, nói rằng mục đích ban đầu của bài đăng ngày 6/1 (đã bị xóa) là nhằm: châm biếm việc hướng dẫn sử dụng vaccine Sinopharm thiếu minh bạch, và liệt kê 73 tác dụng phụ. Ông cho biết mình vô cùng lấy làm tiếc khi nội dung bài đăng về vaccine đã bị bóp méo bởi “thị trường đen” tại Trung Quốc.

Ông nêu thêm rằng, vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) có nhiều lợi ích rõ ràng so với vaccine mRNA của phương Tây – về độ an toàn và khả năng thích ứng dây chuyền lạnh, đồng thời tỷ lệ có tác dụng phụ là thấp.

Ông viết rằng mình đã tiêm thử vaccine liều đầu tiên vào ngày 26/12/2020 và “không có cảm giác khó chịu, thậm chí không bị đau nhức cục bộ đúng như mong đợi”, và liều thứ hai được tiêm vào ngày 9/1/2021.

Những biện luận thiếu minh bạch này hiển nhiên không có sức thuyết phục trước dư luận Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng bình luận trên Weibo rằng:

“Bạn thật là phiền. Một hồi nói an toàn, một hồi không an toàn. Bạn có chắc bạn còn bình tĩnh chứ? Đọc bài đăng của bạn thực sự khiến người ta sợ không dám đi tiêm, giờ lại nói là không sao cả???”

“Cả đêm tôi không ngủ, bây giờ có quá muộn để vãn hồi không?”.

“Tôi tin chắc bài mà ông Tao đã xóa, là muốn nói rằng vaccine này thật sự không an toàn”.

“Vaccine Trung Quốc có thể chịu được sự thử thách, tại sao bạn lại sợ? Văn hóa tự tin của chúng ta sợ gì thế lực ở bên ngoại?”

“Ban đầu, vaccine này đã có nhiều ý kiến ​​khác nhau. Bây giờ các chuyên gia nói rằng, vaccine Sinopharm này không an toàn, sau đó lại đăng bài xin lỗi về nó. Thoạt nhìn là có vấn đề rồi, không cần phải xin lỗi, mọi người tự biết đánh giá”.

Hãy để các nhà lãnh đạo tiêm trước

Trên thực tế, người dân Trung Quốc luôn nghi ngờ tính an toàn của vaccine trong nước. Vào tháng 12/2020, ĐCSTQ đã huy động toàn dân thử nghiệm vaccine Trung Quốc.

Trước tình huống đó, GS Trương Văn Hoành, một chuyên gia phòng dịch nổi tiếng của Trung Quốc và là Giám đốc Khoa nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn tại Thượng Hải, trong cuộc họp ngày 22/12 đã nói:

“10% các vị tiêm vaccine cũng được, 20% cũng được, kỳ thực chúng tôi không quá sốt ruột”. Ông còn nói thêm rằng: “Thế hôm nay ai nên tiêm (vaccine) trước? Cá nhân tôi cho rằng cán bộ lãnh đạo cần phải tiêm vaccine trước”.

Trước đó, vào tháng 11/2020, chính quyền thành phố Thượng Hải đã tiến hành một cuộc điều tra, theo đó cho thấy hơn 90% nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung Y của quận Dương Phổ đã từ chối tiêm vaccine COVID-19 của Trung Quốc.

Gần đây, một thông báo khẩn về việc tiêm chủng của thành phố Trấn Giang (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) cũng đã được đăng tải lên mạng; và không có một quan chức địa phương nào đăng ký tiêm chủng.

Kể từ khi phát ngôn của GS Hoành được công bố, trên Internet đã xuất hiện làn sóng kêu gọi “Hãy để các nhà lãnh đạo tiêm trước”.

Nhiều người vẫn nhiễm COVID-19 sau khi ra nước ngoài

Theo đài Á Châu Tự Do đưa tin, vào tháng 12 năm ngoái, có ít nhất 17 người Trung Quốc đã nhiễm bệnh ở Angola, 16 người trong số họ đến từ một công ty quốc doanh Trung Quốc. Được biết, những nhân viên này đã được tiêm vaccine do tập đoàn Sinopharm sản xuất – trước khi ra nước ngoài.

Ngoài ra còn có 47 nhân viên Trung Quốc ở Uganda nhiễm COVID-19 và 300 trong số hơn 400 nhân viên Trung Quốc thuộc Công ty Xây dựng Điện lực Thiên Tân ở Serbia đã được xét nghiệm và chẩn đoán dương tính với virus Vũ Hán. Hầu hết những nhân viên này đều đã được tiêm phòng trước khi ra nước ngoài.

Theo hãng tin AP cho biết, không có lý do rõ ràng để nghi ngờ vaccine của Trung Quốc, nhưng lịch sử của chính phủ Đại Lục có rất nhiều vụ bê bối vaccine. Hơn hết, các nhà máy dược phẩm của Trung Quốc không bao giờ công bố kết quả thử nghiệm cuối cùng ở trên người. Tuy nhiên, họ đã hiên ngang tiêm vaccine trong nước đến hơn 1 triệu lượt.

Japan Times đặt ra câu hỏi: làm sao Trung Quốc sao có thể phát triển vaccine nhanh như vậy được?

Văn Đức

– Theo SoH.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/bac-si-trung-quoc-dang-bai-xin-loi-sau-khi-noi-rang-vaccine-cua-sinopharm-la-thieu-an-toan-nhat-tren-the-gioi-128263.html

Covid-19: Một năm sau khi bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc, nguồn gốc virus vẫn chưa rõ ràng

Trọng Nghĩa

Hôm nay, 11/01/2021 là đúng một năm ngày ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 chính thức được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc). Từ ngày 11/01/2020 đến nay, con virus corona chủng mới, với tên khoa học là SARS CoV2, đã lây lan ra toàn thế giới, giết chết hơn 1,9 triệu người.

Theo thống kê của hãng tin Anh Reuters, trên toàn thế giới, số ca nhiễm đã vượt qua mốc 90 triệu người vào hôm nay. Theo khu vực, châu Âu là nơi bị nặng nhất với 25 triệu ca vượt qua hồi tuần trước, theo sau là Bắc Mỹ (22,4 triệu) và châu Mỹ Latinh (16,3 triệu).

Tính theo quốc gia, dựa trên số liệu của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, nước Mỹ đi đầu với hơn 22 triệu ca nhiễm, tiếp theo là Ấn Độ với hơn 10 triệu ca, và Brazil với hơn 8 triệu. Nga đứng thứ tự với gần 3,4 triệu, theo sau là Anh với hơn 3 triệu.

Bi thảm hơn là số người chết vì Covid-19, đã vượt mức 1,9 triệu nạn nhân, và đang chạm gần đến mốc biểu tượng 2 triệu người. Hoa Kỳ cũng là nước có số tử vong cao nhất (374.784), tiếp theo là Brazil (203.100), Ấn Độ (151.160), Mêhicô (133.706) và Vương quốc Anh (81.561).

Điều đáng nói là cho đến giờ, nguồn gốc chính xác của con virus corona chủng mới vẫn chưa được biết rõ.

Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã đến Vũ Hán và  thử tìm hiểu xem người dân thành phố này biết gì về nguồn gốc của con virus mà nhiều người gọi là virus Vũ Hán :

Chung quanh khu chợ là những bức tường xanh, dưới một chiếc lều bạt ở ngã tư có một viên cảnh sát canh gác: Một năm sau khi đại dịch bắt đầu, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán vẫn không được mở ra cho công chúng. Trong một chiếc áo khoác màu cam dạ quang, một nữ công nhân làm đường 56 tuổi khẳng định rằng: “đã gần một năm rồi, không còn virus ở chợ này nữa. Họ đã dọn dẹp mọi thứ. Không có cửa hàng nào được mở cửa. Mọi thứ đều đóng cửa, đều được xây tường bịt kín”.

Về mặt lý thuyết, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận và đã được tẩy trùng này có thể nằm trong số những nơi mà nhóm chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO sẽ đến thăm, cũng như là phòng thí nghiệm của Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh ở bên cạnh.

Để hỏi xem virus đến từ đâu, chúng tôi đã gặp ngay trước chợ một sinh viên 22 tuổi, vốn mong muốn được tiếp tục học tập tại Hoa Kỳ. Đối với anh khó mà có câu trả lời rõ ràng: “Ông hỏi virus từ đâu đến, và ông nghĩ rằng nó xuất phát từ đây à? Lúc đầu, quả đúng là mọi người đều nghĩ như vậy, nhưng bây giờ nhiều người tin rằng virus đến từ châu Âu. Tóm lại không ai biết rõ và để khẳng định, bạn cần bằng chứng và điều đó có thể mất 10, 20 năm.”

Bằng chứng cũng là điều mà một bà bán đồ chơi cho du khách trên các chiếc phà vượt song Dương Tử gần đấy đòi hỏi: “Chỉ có bằng chứng khoa học mới biết được nguồn gốc của virus corona. Và tôi đọc thấy trên internet là con virus thực ra đến từ nước ngoài. Từ ngày Vũ Hán không có trường hợp nhiễm Covid nào, phi cơ từ ngoại quốc đã quay trở lại Trung Quốc và các trường hợp nhiễm virus mới lại xuất hiện.”

Phải nói là từ nhiều tháng nay, một giả thuyết về việc virus corona không phải xuất xứ từ Trung Quốc mà là ở nước ngoài, đã được một số phương tiện truyền thông và chuyên gia Trung Quốc nhắc lại. Một phái bộ của WHO đang chờ được đến Vũ Hán để điều tra.

Trung Quốc đã bật đèn xanh cho phái đoàn WHO

Nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 sẽ đến Trung Quốc vào ngày 14/01/2021. Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc đã xác nhận tin trên vào hôm nay, 11/01, nhưng không cho biết chi tiết về hành trình của phái đoàn.

Phái đoàn chuyên gia của WHO lẽ ra đến Trung Quốc từ đầu tháng, nhưng chuyến đi đã bị trì hoãn do việc Bắc Kinh không cấp visa, điều mà Trung Quốc biện minh là do “hiểu lầm”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20210111-covid-19-m%E1%BB%99t-n%C4%83m-sau-khi-b%C3%B9ng-l%C3%AAn-%E1%BB%9F-v%C5%A9-h%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-virus-v%E1%BA%ABn-ch%C6%B0a-r%C3%B5-r%C3%A0ng

Mất điện giữa mùa đông rét lạnh, dư luận bất mãn, thủ tướng Lý Khắc Cường khẩn trương mở họp

Vũ Dương

Ngay trong mùa đông giá rét, nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc đã xuất hiện sự cố mất điện trên diện rộng. Ngay cả Thượng Hải và Bắc Kinh, 2 thành phố lớn nhất Trung Quốc cũng bị mất điện, tiếng nói bất

mãn của người vang lên khắp nơi. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vì điều này đã phải mở phiên họp cùng các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo Epoch Times.

Bắt đầu từ ngày 6/1, nhiều nơi ở Trung Quốc đã trải qua đợt rét ghê gớm nhất mùa đông, nhiều tỉnh thành bao gồm: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Tứ Xuyên, v.v. đã xuất hiện sự cố mất điện trên diện rộng. Chính quyền thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây thậm chí đưa ra chỉ thị cấm người dân đốt than sưởi ấm, cưỡng chế phá dỡ lò than trong nhà dân.

Đây là lần mất điện quy mô khác ở Trung Quốc kể từ đầu mùa đông đến nay. Tháng 12 năm ngoái (năm 2020) đã xảy ra sự cố mất điện tại các tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải.

Ngày 2/1, bảy tập đoàn than lớn của Trung Quốc bao gồm Tập đoàn đầu tư năng lượng Trung Quốc, Tập đoàn than Trung Quốc, Tập đoàn khai thác than Đại Đồng, Tập đoàn Năng lượng Sơn Đông và Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất và Than Thiểm Tây, đã cùng đưa ra đề xuất tăng cường lực độ bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo đảm cung cầu, bình ổn giá than, v.v., nhưng đề xuất này đến nay ​​vẫn chưa được phê duyệt.

Ngày 8/1, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã mở phiên họp đối với các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “yêu cầu tất cả các địa phương cần phải bảo đảm dân sinh, tạo điều kiện cho người dân sử dụng khí đốt, điện và than đá, quyết không cho phép gián đoạn nguồn cung”.

Tờ “Thời báo Tự do” của Đài Loan ngày 9/1 đưa tin, mặc dù bảy tập đoàn than lớn của Trung Quốc đã ra mặt kêu gọi bình ổn nhu cầu than, nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng thương lái đích thân đến địa điểm khai thác than xếp hàng tranh nhau mua than đá, hơn nữa liên tục có sự cố cắt điện không hề báo trước, điều này khiến ĐCSTQ “cảm thấy rất mất mặt”, vậy nên ông Lý Khắc Cường mới đứng ra lệnh cho các bộ phận liên quan nỗ lực hết mình làm tốt công tác cung ứng năng lượng.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngày 9/1 đưa tin, nhiều khu vực của Trung Quốc dựa vào nhiệt điện than để sản xuất điện, tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc hiện đang cấm vận than đá nhập từ Úc hòng trả đũa kinh tế, kết quả lại dẫn đến việc Trung Quốc không có đủ than để sản xuất điện. Tình huống này được cho là “hại người thành ra lại hại chính mình”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/mat-dien-giua-mua-dong-ret-lanh-du-luan-bat-man-thu-tuong-ly-khac-cuong-khan-truong-mo-hop.html

ĐCSTQ khống chế sinh viên và nghiên cứu sinh tại Mỹ tham gia các hoạt động gián điệp

Hương Thảo

CSSA (Hiệp hội Học giả Sinh viên Trung Quốc) luôn công khai tuyên bố rằng họ là đoàn thể được lãnh sự quán địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo và bảo trợ. Một số học giả Mỹ gần đây tiết lộ rằng CSSA, trên danh nghĩa là một kênh xã hội để giúp sinh viên Trung Quốc thích nghi với cuộc sống ở hải ngoại, nhưng thực chất lại một tổ chức mà ĐCSTQ mở ra ở Hoa Kỳ để thu thập thông tin tình báo lâu dài và điều hành các hoạt động gián điệp bằng cách khống chế lưu học sinh ở hải ngoại, theo Sound of Hope ngày 9/1.

Các cuộc điều tra cho thấy, CSSA kiểm soát sinh viên Trung Quốc và đàn áp quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên các trường đại học Mỹ. Hiện tại, hiệp hội này có chi nhánh tại hơn 100 trường đại học tại Mỹ. Theo điều lệ CSSA của Đại học St. Louis ở Missouri, tổ chức này được Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago “trực tiếp lãnh đạo và hỗ trợ”; Trong điều lệ CSSA của 26 trường đại học ở Tây Nam Mỹ cũng quy định rõ, lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đóng vai trò là đầu mối liên lạc. CSSA phải tiếp thu các chỉ thị của lãnh sự quán, thậm chí ứng cử viên cho vị trí chủ tịch cũng phải được lãnh sự quán chấp thuận; Điều lệ CSSA của Đại học Tennessee cũng xuất hiện trong “Thỏa thuận tiếp nhận tài trợ từ Đại sứ quán Trung Quốc” và các nội dung liên quan khác.

Ông Tạ Điền, ​​hiện là phó giáo sư tại Trường Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina tại Aiken, nói rằng sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với CSSA không phải mới chỉ bắt đầu gần đây. Khi ông đến Mỹ vào năm 1986 để làm nghiên cứu sinh về hóa học tại Đại học Purdue ở Indiana, ông đã sốc khi phát hiện ra rằng CSSA ở đó đã bị “kiểm soát chặt chẽ” bởi lãnh sự quán ĐCSTQ ở Chicago.

Giáo sư Tạ cho biết vào thời điểm đó, lãnh sự quán ĐCSTQ đã cử người theo dõi ông và các sinh viên có tư tưởng dân chủ khác trong khuôn viên trường. Họ cũng báo cáo danh tính và hoạt động của ông cho lãnh sự quán.

Vì không hài lòng với sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ, ông bắt đầu thúc đẩy cải cách trong CSSA, và cuối cùng trở thành phó chủ tịch. Hai năm sau, CSSA dưới sự lãnh đạo của ông đã cắt bỏ quyền kiểm soát của lãnh sự quán ĐCSTQ. Sau khi liên đoàn sinh viên trở nên độc lập, lãnh sự quán ĐCSTQ đã chấm dứt tài trợ và các hỗ trợ khác.

Giáo sư Tạ cũng nói rằng sau năm 1964, một số sinh viên Trung Quốc đã thoát khỏi sự khống chế của lãnh sự quán ĐCSTQ và trở nên độc lập. Tuy nhiên, khi nhóm sinh viên hải ngoại này tốt nghiệp, họ lại rơi vào tay ĐCSTQ. Ông nói rằng sau khi ĐCSTQ một lần nữa kiểm soát CSSA, nó đã xây dựng một “kế hoạch khống chế và gây ảnh hưởng toàn diện đối với sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ”. Các lưu sinh viên hải ngoại lại bị CSSA và lãnh sự quán giám sát và đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Ông cho biết, khoảng năm 2004, khi ông dạy tại Đại học Drexel ở Pennsylvania, ông đã sắp xếp giúp nhà kinh tế học nổi tiếng Hà Thanh Liên có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Sinh viên Trung Quốc của trường, nhưng chủ tịch câu lạc bộ đã hủy bài phát biểu này vì bị áp lực. “Mặc dù chủ tịch không thừa nhận rằng có ai đã gây sức ép với ông ấy, nhưng đây rõ ràng là việc can dự của CSSA hoặc lãnh sự quán Trung Quốc”.

Giáo sư Tạ cũng cho biết, vào năm 2017, sinh viên Trung Quốc Dương Thục Bình đã có bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Đại học Maryland, ca ngợi quyền tự do của người Mỹ và nói rằng tại Mỹ, cô có thể tìm thấy “không khí tự do ngôn luận trong lành” mà không thể có được ở Trung Quốc. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ một số sinh viên Trung Quốc đại diện cho CSSA của trường, lên án những nhận xét của cô là Hán gian, và buộc cô phải xin lỗi công khai.

Theo báo cáo năm 2018 của Epoch Times, một nữ sinh Trung Quốc 20 tuổi từ Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania, sau vụ xả súng tại Giáo đường Do Thái Pittsburgh, đã chỉ trích CSSA của trường quảng cáo trò chơi điện tử bạo lực trong một nhóm trò chuyện riêng trên WeChat. Do vậy, cô đã bị cảnh báo không được gây rắc rối, và bị buộc phải xin lỗi về những phát ngôn của mình.

Jacob Kovalio, phó giáo sư lịch sử châu Á tại Đại học Carleton ở Canada, tuyên bố rằng CSSA bị giám sát bởi lãnh sự quán địa phương của ĐCSTQ và là “công cụ” của ĐCSTQ nhằm tuyên truyền các ý tưởng của ĐCSTQ tại các cơ sở ở Mỹ. Nó cũng ngăn chặn những lời chỉ trích đối với chế độ của ĐCSTQ và tiến hành các hoạt động thu thập thông tin tình báo và gián điệp.

Vương Hâm, một nghiên cứu sinh tại Đại học California, San Francisco, đã che giấu danh tính của mình là một sĩ quan quân đội ĐCSTQ và thu thập thông tin trong phòng thí nghiệm của trường đại học; Quý Siêu Quần khi đang là nghiên cứu sinh kỹ thuật điện công trình tại Viện Công nghệ Illinois ở Chicago, anh ta đã cố gắng nhập ngũ vào quân đội Hoa Kỳ, nhưng che giấu sự thật rằng anh ta đang bí mật làm việc cho các quan chức tình báo của ĐCSTQ và tuyển dụng các kỹ sư và nhà khoa học ở Mỹ làm gián điệp cho ĐCSTQ.

Theo một báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, sinh viên Đại học Michigan Vương Vũ Hào và Trương Kiệt Luân đã lái ô tô cá nhân đến Trạm Không quân Hải quân ở Key West, Florida. Mặc dù nhân viên an ninh tuần tra địa phương yêu cầu họ quay đầu xe đi ra ngoài, nhưng cả hai vẫn lái xe vào căn cứ để chụp ảnh bất chấp sự ngăn cản.

Theo báo cáo, trong năm qua, để ngăn chặn ĐCSTQ đánh cắp nghiên cứu của Mỹ, Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp ngăn chặn, bao gồm truy tố các học giả cố tình che giấu mối liên hệ với ĐCSTQ, cấm nhập cảnh nghiên cứu sinh có liên quan đến quân đội ĐCSTQ và điều tra các nhà khoa học quân sự ĐCSTQ làm việc trong các trường đại học Mỹ. Mỹ cũng đã đóng cửa lãnh sự quán của ĐCSTQ tại Houston vào tháng 7 năm ngoái, đây được cho là cơ sở cho các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ tại Mỹ. Ngoài ra, chính phủ Mỹ đã đóng cửa nhiều Viện Khổng Tử với danh nghĩa truyền bá văn hóa Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dcstq-khong-che-sinh-vien-va-nghien-cuu-vien-tai-my-tham-gia-cac-hoat-dong-gian-diep.html

Chốn quan trường Trung Quốc rung chuyển, mới đầu năm đã có 10 ‘con hổ’ bị xử lý

 Bình luậnĐông Phương

Năm 2021 vừa mới bắt đầu, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xử lý 10 “con hổ” trong bộ máy chính quyền. Một số quan chức ngã ngựa thuộc các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng, chính trị và pháp luật, v.v.

Sáng 4/1, trang web chính thức của Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đưa tin về việc xử phạt 4 quan chức cấp tỉnh, cấp Bộ.

Có 3 người bị khai trừ khỏi đảng và bị cách chức là:

Ông Lạc Gia Mang (Luo Jiazhen) – thành viên của tổ chức đảng kiêm Kế toán trưởng của Tổng công ty Ngũ cốc, Dầu và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (COFCO);

Ông Văn Quốc Đông (Wen Guodong) – cựu Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hải, nguyên Bí thư châu tự trị Hải Tây và là cựu Bí thư Ban công tác Đảng của Khu thí điểm kinh tế tuần hoàn Qaidam;

Ông Đặng Khôi Lâm (Deng Huilin) – cựu Phó thị trưởng và cựu Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh.

Và 1 người bị khai trừ khỏi đảng là:

Ông Hồ Vấn Minh (Hu Wenming) – cựu Bí thư kiêm Chủ tịch Tổng công ty Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC).

Cả bốn người này đều đã được chuyển sang cơ quan kiểm sát để thẩm tra và truy tố.

Trong bốn quan chức ngã ngựa nói trên, ông Đặng Khôi Lâm xuất thân từ hệ thống chính trị và pháp luật, từng là đại thư ký của Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), thành viên phe Giang (Giang Trạch Dân). Ông Đặng cũng là “con hổ đầu đàn” ở Trùng Khánh sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã đưa ra những lời phê bình gay gắt trong báo cáo, cáo buộc ông Đặng “tham gia vào các băng nhóm trong đảng, vơ vét tư sản chính trị, nhiệt tình đầu cơ chính trị và tự ý nghị luận về các phương châm chính sách của trung ương đảng”.

Năm ngoái, ông Tập Cận Bình tiếp tục phát tín hiệu để “chấn chỉnh” hệ thống chính trị và luật pháp. Đã có rất nhiều quan chức cấp tỉnh và cấp Bộ ngã ngựa như Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ Tôn Lực Quân (Sun Lijun), Phó thị trưởng kiêm Giám đốc Sở Công an thành phố Thượng Hải Cung Đạo An (Gong Dao’an), và Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Giang Tô Vương Lập Khoa (Wang Like), v.v.

Việc trừng phạt ông Văn Quốc Đông được cho là đồng nghĩa với việc ông Tập Cận Bình đã siết chặt việc kiểm soát các nguồn tài nguyên như than và khoáng sản…

Có nhà quan sát cho rằng, hầu hết bốn người này đều có gốc gác phe Giang, đây mới là lý do thực sự khiến họ bị ngã ngựa và điều tra.

Đến chiều ngày 4/1, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ lại báo tin về 5 “con hổ” khác. Trong đó 1 người chủ động đầu thú và đang bị xem xét điều tra là:

Ông Lưu Hiểu Dương (Liu Xiaoyang), Ủy viên Đảng ủy Tập đoàn Đầu tư tỉnh Tứ Xuyên;

1 người bị khai trừ khỏi đảng là:

Ông Dương Đức Cao (Yang Degao), cựu Phó chủ tịch Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Hồ Bắc;

3  người còn lại bị khai trừ khỏi đảng và bị cách chức là:

Ông Mễ Kháng Dân (Mi Kangmin), Phó giám đốc Tài chính của Tập đoàn Cung ứng và Tiếp thị Trung Quốc;

Ông Đường Dũng (Tang Yong), cựu Phó trưởng ban Ban Công tác Mặt trận thống nhất của Tỉnh ủy Thiểm Tây;

Ông Trương Bân Thành (Zhang Bincheng), cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hạt nhân Thiểm Tây Trung Quốc.

Cùng ngày, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã đăng bài viết với tiêu đề “Tăng cường chất lượng trong công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật trong thời kỳ mới”, nêu rõ rằng Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ khóa 19 sẽ dồn lực để loại bỏ các mối nguy hiểm chính trị tiềm ẩn.

Ngoại giới cho rằng vì năm 2021 là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ, đồng thời do ảnh hưởng của đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán và tình hình kinh tế, chính trị của Trung Quốc ngày càng bất ổn, nên vừa bắt đầu năm mới ông Tập Cận Bình đã “đả hổ” để răn đe quan chức.

Ngoài ra, vào ngày 5/1, ông Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu Chủ tịch của Công ty Quản lý Tài sản Hoa Dung Trung Quốc (China Huarong Asset Management), bị kết án tử hình. Sự việc một lần nữa gây chấn động chốn quan trường Trung Quốc.

Đông Phương

Theo Sound Of Hope

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chon-quan-truong-trung-quoc-rung-chuyen-moi-dau-nam-da-co-10-con-ho-bi-xu-ly-128272.html

Bắc Kinh đe dọa Mỹ vì gỡ bỏ hạn chế với Đài Loan

Hôm thứ Hai (11/1), chính quyền Trung Quốc đã lên án chính quyền TT Trump vì dỡ bỏ hạn chế trong quan hệ Mỹ-Đài, nói rằng không ai có thể ngăn cản việc “tái thống nhất” của họ, và ám chỉ rằng Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt các “đòn phản công mạnh mẽ”, theo Reuters.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên: “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của người dân Trung Quốc là không thể lay chuyển và chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ người nào hoặc lực lượng nào ngăn chặn quá trình tái thống nhất của Trung Quốc”.

Ông Triệu nói thêm: “Bất kỳ hành động nào gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ không thành công và sẽ bị đáp trả bằng một đòn phản công mạnh mẽ”.

Trong khi đó ngoại trưởng Đài Loan ca ngợi động thái của chính quyền TT Trump là một dấu hiệu của “quan hệ đối tác toàn cầu”.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp, nói với các phóng viên rằng quyết định của Hoa Kỳ là một “điều quan trọng đối với sự nâng cao mối quan hệ Đài – Mỹ”.

Ông Ngô cho biết thêm: “Mối quan hệ Đài – Mỹ đã được nâng lên thành quan hệ đối tác toàn cầu. Bộ Ngoại giao [Đài Loan] không nghi ngờ gì nữa sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Đài”.

Hôm thứ Bảy (9/1), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố, Mỹ sẽ dỡ bỏ mọi “hạn chế tự áp đặt” trong việc tương tác với các quan chức Đài Loan, đặt cơ sở cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với quốc đảo dân chủ này.

Ông Pompeo nói rằng chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện những hành động tự hạn chế này trong nhiều thập kỷ nhằm xoa dịu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng điều đó “sẽ không xảy ra nữa”.

Trong một diễn biến liên quan, Phái bộ Hoa kỳ tại Liên Hợp Quốc thông báo hôm thứ Năm (7/1) rằng Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Kelly Craft, sẽ thăm Đài Loan từ ngày 13 đến ngày 15/1 để gặp các quan chức cấp cao Đài Loan. Thông báo này khiến Trung Quốc tức giận và đưa ra cảnh báo rằng “ai chơi với lửa sẽ bị thiêu”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-de-doa-my-vi-go-bo-han-che-voi-dai-loan.html

Nghệ thuật đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ

Hoàng Thu

Theo Vision Times – Các tài liệu bị rò rỉ của chính phủ Trung Quốc mà The Epoch Times có được, đã tiết lộ cách làm thế nào mà các dự án do Bắc Kinh tài trợ có thể tiến tới quan hệ đối tác với các tổ chức nghiên cứu ở nước ngoài. Mục đích của họ là đánh cắp công nghệ từ nước ngoài. Các dự án này do Bộ Khoa học và Công nghệ thiết kế và được thực hiện bởi Hiệp hội Trao đổi Nhân tài Quốc tế tỉnh Hà Bắc. Trong báo cáo vào tháng 11 năm ngoái, tổ chức này đã đề cập rằng, mục đích cốt lõi của họ là để bảo đảm sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài cho Trung Quốc.

“Để đạt được mục tiêu đó, văn kiện chỉ rõ, tổ chức sẽ mở rộng các kênh hợp tác với ít nhất 50 tổ chức quốc tế; thiết lập tối thiểu 4 hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; duy trì ít nhất 50 dự án công nghệ nước ngoài; đạt được ít nhất 5 thỏa thuận ý định hợp tác; có mục tiêu tuyển dụng từ 60 đến 80 chuyên gia kỹ thuật nước ngoài”, theo The Epoch Times.

Mục đích cuối cùng của “chuyển giao” công nghệ là tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của tỉnh ven biển Hà Bắc. Báo cáo tháng 11 nêu chi tiết ngân sách phân bổ 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 153.000 USD) được sử dụng để thuê chuyên gia giỏi từ nước ngoài và tài trợ cho bất kỳ dự án nào họ muốn thành lập ở Hà Bắc. Kết quả chuyển giao công nghệ ước tính sẽ thu về lợi nhuận 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,53 triệu USD).

Năm 2019, chính quyền tỉnh Hà Bắc đã vạch ra các chỉ dẫn cụ thể nhằm có được công nghệ nước ngoài thông qua chiến thuật chuyển giao công nghệ, bao gồm việc “giới thiệu mạnh mẽ” các tài năng quốc tế trong các lĩnh vực kỹ thuật, cải thiện quy trình chuyển giao và thành lập các nhóm quản lý cấp cao. Là một phần của chương trình này, Đại học Kỹ thuật Hà Bắc đã thiết lập quan hệ với bốn trường đại học nước ngoài – Đại học College London, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, Đại học Paris-Saclay

và Đại học Le Mans ở Pháp. Trong đó, Đại học College London được xếp hạng Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới.

Xung đột chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là yếu tố gây tranh cãi trong quan hệ song phương Mỹ – Trung. Đó là một trong những lý do chính dẫn đến xung đột thương mại giữa hai quốc gia. Một báo cáo năm 2018 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã phát hiện ra rằng, các liên doanh của Trung Quốc đã gây áp lực buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ của họ để có được giấy phép hoạt động tại nước này. Chính sách chuyển giao công nghệ là một trong những thành phần quan trọng trong kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành cường quốc công nghệ thống trị trên thế giới.

Công nghệ nước ngoài không chỉ bị đánh cắp thông qua chính sách chuyển giao của ĐCS Trung Quốc. Chính phủ nước này còn cử hàng nghìn điệp viên đến Mỹ với tư cách là các nhà nghiên cứu và sinh viên. Một báo cáo tháng 6 năm 2020 về việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cho quân đội PLA cho thấy, Bắc Kinh đã thiết lập một mạng lưới gián điệp có năng lực đặc biệt để phục vụ mục đích trên.

Báo cáo nêu rõ: “Bằng chứng là, Luật Tình báo Quốc gia 2017 của CHND Trung Hoa yêu cầu tất cả các công dân và tổ chức phải hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác với các cơ quan tình báo quốc gia… CHND Trung Hoa bắt buộc công dân của mình tham gia vào các chiến lược này và đã dành nguồn tài chính đáng kể của nhà nước để phát triển hệ sinh thái khoa học và công nghệ quốc phòng… Hiện nay, CHND Trung Hoa có khoảng 100 kế hoạch cụ thể do nhà nước chỉ đạo, chi phối thời gian và cách thức thực hiện việc tiếp thu công nghệ nước ngoài”.

Vào tháng 12, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tố cáo chiến thuật ‘đánh cắp công nghệ’ từ các quốc gia tiên tiến khác của Trung Quốc. Ông nói rằng phần lớn nền tảng công nghiệp cao được thiết lập ở Trung Quốc là dựa trên công nghệ được đánh cắp, chứ không phải ‘cây nhà lá vườn’. Cùng tháng đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cấm hàng chục công ty Trung Quốc, để giữ bảo mật cho công nghệ của Mỹ. Các công ty này bị phát hiện có quan hệ với quân đội Trung Quốc hoặc tham gia vào các hoạt động xung đột với lợi ích của Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nghe-thuat-danh-cap-cong-nghe-cua-dcstq.html

Ấn Độ trao trả lính Trung Quốc vượt biên

Henry Trần

Quân đội Ấn Độ hôm thứ Hai (11/1) thông báo, họ đã trao trả một binh sĩ Trung Quốc bị bắt gần biên giới tranh chấp giữa hai nước tại khu vực Ladakh, thuộc dãy Himalaya, theo Reuters.

“Binh sĩ của Trung Quốc bị bắt vào ngày 8/1/2021 đã được trả về phía Trung Quốc tại làng Chushul-Moldo [thuộc khu vực Ladakh, Ấn Độ] vào lúc 10h10 ngày hôm nay”, Quân đội Ấn Độ cho hay.

Hôm 9/1, phía Trung Quốc đã kêu gọi Ấn Độ sớm trao trả binh sĩ trên sau khi người này mất tích một ngày trước đó tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Trước đó, Ấn Độ cho biết binh sĩ này đã bị bắt giữ và thẩm vấn về lý do vượt biên. Một sĩ quan Ấn Độ nói rằng binh sĩ được đề cập đã bị bắt tại khu vực phía tây vùng Ladakh, gần biên giới với Tây Tạng.

Đây là lần thứ hai, trong những tháng gần đây, phía Ấn Độ bắt giữ lính Trung Quốc. Vào tháng 10/2020, một binh sĩ Trung Quốc cũng đã vượt biên sang vùng đất của Ấn Độ. Binh sĩ này đã bị quân đội Ấn Độ bắt giữ và trao trả sau đó.

Quân đội Trung-Ấn vẫn tiếp tục đối đầu tại khu vực tranh chấp ở Ladakh. Vào tháng 6/2020, 20 lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong một vụ đụng độ với lính Trung Quốc. Binh lính Trung Quốc được cho là có thương vong trong cuộc đụng độ này, tuy nhiên Bắc Kinh không công bố thông tin.

https://www.dkn.tv/the-gioi/an-do-trao-tra-linh-trung-quoc-vuot-bien.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.