Bản tin ngày 11-1-2021
BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
VnExpress dẫn lời ông Gregory Poling, GĐ AMTI thuộc Trung tâm CSIS ở Mỹ: Trung Quốc lộ tham vọng khi điều vận tải cơ đến Trường Sa. Ông Poling nhận định, chiếc Y-20 bị phát hiện hạ cánh tại đá Chữ Thập ngày 25/12/2020, cho thấy, năng lực của căn cứ hải quân và không quân TQ xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa: “Họ có thể triển khai lực lượng đủ mạnh đến đây vào bất cứ lúc nào nhằm tăng cường kiểm soát Biển Đông”.
Phó đô đốc Yoji Koda, cựu tư lệnh Hạm đội thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nói rằng: “Họ đang trong giai đoạn cuối của kế hoạch quân sự hóa những thực thể chiếm đóng trái phép trên Biển Đông, đặc biệt là ở Trường Sa. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc triển khai lực lượng thường trực đến đó, có thể là cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022”.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: 3 trụ cột của ông Biden trước Trung Quốc. Các trụ cột trong chính sách của ông Biden nhằm ứng phó với Bắc Kinh: 1. “So với các đời tổng thống Dân chủ trước, ông Biden có thể sẽ có quan điểm cứng rắn hơn với TQ”; 2. Ông Biden sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải, bác bỏ yêu sách phi pháp của TQ; 3. “Chính quyền ông Biden được dự đoán sẽ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia ASEAN để đứng cùng các bên có tranh chấp ở Biển Đông”.
Vụ ngư dân Indonesia vớt được 3 thiết bị không người lái dưới nước (UUV) của TQ: Trung Quốc bị lộ ý định khi thiết bị dưới nước rơi vào tay Indonesia, theo báo Tiền Phong. Ông Timothy Heath, chuyên gia an ninh của Rand Corp, hãng nghiên cứu và tư vấn Mỹ, phân tích: “Sự hiện diện của các UUV cho thấy Trung Quốc đang triển khai tàu ngầm đến những khu vực đó. Mục đích của họ là thực hiện mục đích thu thập thông tin tình báo và nâng cao khả năng chiến đầu của tàu ngầm ở đó, nếu cần thiết”.
Báo Pháp Luật TP HCM có bài: 3 trụ cột của ông Biden trước Trung Quốc. Các trụ cột trong chính sách của ông Biden nhằm ứng phó với Bắc Kinh: 1. “So với các đời tổng thống Dân chủ trước, ông Biden có thể sẽ có quan điểm cứng rắn hơn với TQ”; 2. Ông Biden sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải, bác bỏ yêu sách phi pháp của TQ; 3. “Chính quyền ông Biden được dự đoán sẽ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia ASEAN để đứng cùng các bên có tranh chấp ở Biển Đông”.
Vụ ngư dân Indonesia vớt được 3 thiết bị không người lái dưới nước (UUV) của TQ: Trung Quốc bị lộ ý định khi thiết bị dưới nước rơi vào tay Indonesia, theo báo Tiền Phong. Ông Timothy Heath, chuyên gia an ninh của Rand Corp, hãng nghiên cứu và tư vấn Mỹ, phân tích: “Sự hiện diện của các UUV cho thấy Trung Quốc đang triển khai tàu ngầm đến những khu vực đó. Mục đích của họ là thực hiện mục đích thu thập thông tin tình báo và nâng cao khả năng chiến đầu của tàu ngầm ở đó, nếu cần thiết”.
Gây thiệt hại 543 tỉ đồng, ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cùng hầu tòa, theo báo Người Lao Động. Con số 543 tỉ đồng này là nghĩa vụ phải trả cho các ngân hàng, tính từ lúc PVC bỏ ngang dự án cho đến ngày khởi tố. Còn phải tính tới 1.317 tỉ đồng đầu tư làm “dự án” nhưng bây giờ bị chôn chặt trong một đống sắt vụn, không cách gì hoàn vốn được nói chi tới sinh lời.
Không tính phiên tòa sắp diễn ra vào cuối tháng 1/2021, thì ông Thăng đã ra tòa 4 lần, 3 lần vì sai phạm liên quan đến PVN và PVC, lần thứ 4 do sai phạm ở dự án cao tốc TP HCM – Trung Lương, xảy ra khi ông Thăng còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Cả 4 lần ra tòa đều vì những sai phạm mà đằng sau đó có bóng dáng của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không lần nào phía tòa chịu để ý đến người cầm trịch thật sự sau ông Thăng, khiến ông này liên tục chịu trách nhiệm của “người đứng đầu”.
Riêng lần ra tòa thứ 5 này, Bộ Công an đã khởi tố vụ án từ ngày 20/1/2019, nhưng suốt gần một năm không có tiến triển gì. Phải đến cuối tháng 11/2019, đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở, yêu cầu xử vụ này ngay trong năm 2019, vụ án mới tiến thêm chút, nhưng cũng không tới đâu, hết năm 2019 vẫn chưa xử được như Tổng – Chủ yêu cầu.
Đến tháng 4/2020, VKSND tối cao trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ Ethanol Phú Thọ. Các bị cáo đều có sẵn trong “kho”, thế nhưng mãi tới ngày 19/11/2020, VKSND Tối cao mới chính thức ban hành cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm vụ Ethanol Phú Thọ. Gần 2 tháng sau khi có cáo trạng chính thức và gần 2 năm sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án, phiên tòa xử vụ sai phạm Ethanol Phú Thọ mới chốt được ngày cụ thể.
Phiên tòa xử cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, bị hoãn ngay khi vừa bắt đầu vào ngày 7/1, sắp mở lại: Ngày 18/1, mở lại phiên xử bị cáo Vũ Huy Hoàng và đồng phạm, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Phiên tòa xử sai phạm “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ CT và TP HCM, liên quan đến khu đất vàng ở số 2-4-6 Hai Bà Trưng, dự kiến diễn ra trong một tuần.
Trước đó, phiên tòa bị hoãn với lý do: Các bị cáo Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thanh Chương và Lê Văn Thanh đều vắng mặt. Đại diện Giám định viên Bộ TN&MT cùng nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cùng với một trong tổng số 21 LS của vụ án, cũng vắng mặt. HĐXX nhận định “sự vắng mặt này sẽ ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nên Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa”.
Dù phiên tòa mở lại, ông Nguyễn Hữu Tín sẽ vắng mặt trong phiên xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, theo báo Tiền Phong. LS Nguyễn Thị Huyền Trang, người bào chữa cho cựu Phó chủ tịch thành Hồ cho biết, thân chủ của bà vẫn tiếp tục xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe yếu: “Ông Tín bị suy tim cấp độ 3, không thể ra Hà Nội dự tòa. Các cán bộ tư pháp đã vào tận nơi và được bác sĩ xác nhận việc này”.
Liên quan đến sai phạm của cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài, bà Diệp Bạch Dương được di lý vào Sài Gòn, VnExpress đưa tin. TAND TP HCM dự kiến sẽ xử ông Tài, bà Diệp và các đồng phạm từ ngày 18/1, cùng ngày bắt đầu xử lại ông Hoàng. “Những người này bị cáo buộc sai phạm trong việc hoán đổi nhà đất 57 Cao Thắng (quận 3) lấy trụ sở Trung tâm ca nhạc nhẹ TP HCM – số 185 Hai Bà Trưng (quận 3), gây thiệt hại cho Nhà nước 186 tỷ đồng”.
Theo cáo trạng, do Trung tâm ca nhạc nhẹ xuống cấp, vào năm 2007, GĐ Vy Nhật Tảo đã đồng ý với bà Diệp hoán đổi trụ sở lấy khu đất 57 Cao Thắng rộng 1.040 m2. Ban đầu, UBND TP HCM từ chối vì không có cơ sở pháp lý hoán đổi, nhưng ông Tài đã chỉ đạo Văn phòng UBND TP HCM ký công văn chỉ đạo, giao Sở Tài chính cùng với Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở VHTT&DL xúc tiến vụ hoán đổi đất công.
Mời đọc thêm: Ngày 22.1, ông Đinh La Thăng hầu tòa ở Hà Nội (LĐ). – Ngày 22/1, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ra hầu tòa trong vụ án Ethanol Phú Thọ (Tin Tức). – Sắp xét xử đại án liên quan đến bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh (NĐT).
– Ông Vũ Huy Hoàng bị xét xử trước ông Đinh La Thăng 3 ngày (DV). – Nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại sắp hầu tòa (NLĐ). – Mở lại phiên tòa xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và đồng phạm (VNN). – Di lý ‘đại gia’ Bạch Diệp vào TP.HCM xét xử (TP). – Di lý nữ đại gia Bạch Diệp từ Hà Nội vào TP.HCM chờ xét xử (KT). – TP.HCM: Công bố kết luận thanh tra liên quan trách nhiệm Chủ tịch UBND Q.6 thời kỳ 2016 – 2017 (TN).
Tin nhân quyền
Nhân quyền dưới thời chính quyền Trump có thể nói là tệ hại nhất. Cho dù chỉ lên tiếng cho có lệ, nhưng cũng quá chậm chạp, có lẽ do nước Mỹ thời Trump quá tệ hại về nhân quyền, nên các đại sứ khó mở miệng. Gần một tuần sau vụ ba nhà báo của Hội Nhà báo Độc lập bị mang ra xử, lãnh án tổng cộng 37 năm tù giam và 9 năm quản chế, hôm nay, Đại sứ Mỹ ở Hà Nội mới lên tiếng chỉ sáu dòng vỏn vẹn.
Facebook Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, viết: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước việc Việt Nam đã kết tội và tuyên án ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn lần lượt 15, 11 và 11 năm tù. Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các tác giả, blogger và nhà báo thường làm việc với nhiều rủi ro và chúng tôi kêu gọi các chính phủ và công dân trên toàn thế giới đảm bảo rằng họ được bảo vệ“.
RFA đặt câu hỏi về Đạo luật Magnitsky: một áp lực mới lên chính phủ Việt Nam? Đạo luật Magnitsky có 2 hình thức răn đe chính đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền. Thứ nhất, những cá nhân đó sẽ bị đóng băng các tài sản, nếu có, ở Hoa Kỳ và ở các nước dân chủ. Những cá nhân bị trừng phạt và người thân của họ cũng sẽ không được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, dù với bất cứ lý do gì. Thứ hai, “những tài sản của những người đó mà thủ đắc bất hợp pháp cũng bị đóng băng”.
Con dâu của TNLT Lê Đình Lượng nói về trở ngại của việc áp dụng Đạo luật Magnitsky đối với quan chức, cán bộ an ninh VN: “Có một hạn chế khi áp dụng để trừng phạt các cán bộ vi phạm ở VN là: tất cả những nơi các cán bộ công an làm việc đều bị cấm quay phim chụp hình nên để ghi âm, hoặc quay video để làm bằng chứng vô cùng khó khăn và nếu bị phát hiện sẽ rất nguy hiểm”.
Trang Trần Huỳnh Duy Thức cho biết, Gia đình THDT nhận được thông tin chưa được kiểm chứng, vào ngày tuyệt thực thứ 48, ông Thức đã được đưa vào BV Ba Lan ở TP Vinh từ Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An. “Gia đình đang rất lo lắng và sẽ có những động thái gấp để xác minh thông tin này”. Đến tối nay, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức đã làm đơn yêu cầu lãnh đạo Trại giam số 6 cập nhật tình hình sức khỏe của ông Thức.
Mời đọc thêm: TNLT Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực đến ngày thứ 47, sức khỏe suy kiệt (RFA). – Nhân quyền: Liên Hiệp Quốc lo ngại Việt Nam bắt người tùy tiện (RFI). – Gia đình người Việt chết trong thùng xe ở Anh: ‘Trái tim chúng tôi tan nát’ (VOA). – Anh Quốc chuẩn bị cấm nhập hàng Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức (RFI).
Tin môi trường
Trước mắt là nước biển xâm lấn, sau lưng là “bạn vàng” giở trò: Trung Quốc giảm 50% lượng xả nước, Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ gia tăng hạn, mặn, trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin. Ủy hội sông Mê Kông thông báo, hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng ở TQ đang giảm xả nước xuống hạ du. Lưu lượng giảm từ ngày 5 đến 24/1/2021, dự kiến bằng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
Các cơ quan khoa học thuộc Bộ NN&PTNT đã tính toán và cho biết, vụ giảm lưu lượng xả nước từ hồ Cảnh Hồng sẽ làm gia tăng tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, thời gian tác động dự kiến từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2/2021. “Ảnh hưởng lớn nhất của hạn hán, xâm nhập mặn sẽ đến trong giai đoạn từ ngày 8/2 – 16/2/2021. Khi đó, ranh mặn 4g/lít vào sâu ở các cửa sông Cửu Long từ 50 – 70km, ở các sông Vàm Cỏ từ 85 – 95km”.
Báo Người Lao Động có bài: Người dân lo “mất Tết” vì sống cạnh hồ điều tiết quanh năm ô nhiễm ở Đà Nẵng. Ông Bùi Đức Nhiên, Bí thư Chi bộ KDC số 2, phường Thanh Khê Tây nói về ô nhiễm ở hồ Bàu Trảng: “Ô nhiễm khiến gần 300 hộ dân sống ở các tuyến đường xung quanh như Bàu Trảng 4, 3, 6… gần như không dám ra đường. Nếu tình trạng ô nhiễm vẫn kéo dài, nhiều khả năng người dân tại Bàu Trảng sẽ phải chịu cảnh đón Tết Tân Sửu trong mùi hôi thối, ô nhiễm trầm trọng”.
Vấn đề nan giải chưa có hồi kết: Hà Nội ứng phó với chất lượng không khí rất xấu, theo báo Ngày Nay. Sở TN&MT TP Hà Nội dự báo, từ nay đến tháng 3/2021 là thời gian xuất hiện nhiều hình thái thời tiết bất lợi gây suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Còn các “giải pháp” đưa ra đều chung chung, nói nhiều hơn làm, đặt ra các mục tiêu mơ hồ và không có thời hạn cụ thể, như “đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ người dân sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm hữu ích, thân thiện môi trường”.
Mời đọc thêm: Đón Tết vẫn lo hạn – mặn, sạt lở (NLĐ). – Cảnh báo nguy cơ gia tăng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (BNews). – Thuỷ điện Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm gần 50% lượng xả, ĐBSCL đối diện hạn mặn (TP). – Bao giờ Hà Nội hết ô nhiễm không khí? (GT). – Xử lý phương tiện giao thông gây ô nhiễm: Câu chuyện chưa hồi kết? (NĐT). – Núi rác 10.000 tấn ở Mỹ Đức, Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm? (Infonet). – Biến đổi khí hậu: 2020 và 2016 trở thành hai năm nóng nhất lịch sử (TTXVN).
***
Thêm một số tin: Toà án quân sự xét xử vụ lừa ngân hàng hàng trăm tỷ đồng (RFA). – Phái đoàn WHO sắp tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus corona (VNN). – Những kẻ bạo loạn ở Quốc Hội Hoa Kỳ có thể bị buộc tội gì? (RFI). – Lầu Năm Góc đề phòng nguy cơ bạo động trong ngày nhậm chức của ông Biden (TP). – Mỹ: Đảng Dân Chủ mở phiên luận tội hòng chặn đường chính trị của D. Trump? — Google, Apple và Amazon ngăn chặn mạng xã hội Parler bị cho là nguy hiểm (RFI).
0 comments